ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
---------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 138/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 7 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
Căn cứ: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Chương trình
hành động số 07/CTr-UBND ngày 09/01/2020 của UBND Thành phố về thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2020; UBND Thành phố ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị
trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020” (sau
đây gọi chung là Chương trình) như sau:
I. Mục đích, yêu cầu.
- Góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu
hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trong mùa mưa bão, những ngày lễ,
tháng cuối năm 2020, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và các thời điểm dịch bệnh bất
thường xảy ra; đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu.
- Đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng
hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình đến tay người
tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; đặc biệt là tại các quận,
huyện vùng ven, khu vực ngoại thành, khu công nghiệp (KCN), các chợ truyền thống
trên địa bàn Thành phố.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở/ đơn vị
sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở) tham gia Chương trình
tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Mở rộng thêm
các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá,
kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Tăng cường mối liên kết giữa các cơ
sở sản xuất và giữa sản xuất với phân phối, giúp cơ sở sản xuất chủ động được đầu
ra và nguồn hàng, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất - chăn nuôi - trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm,
an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố.
- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh,
thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết nối giao thương, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
II. Nội dung thực
hiện.
1. Xác định nhóm
hàng và lượng hàng cần cân đối cung cầu tham gia Chương trình.
1.1. Xác định nhóm hàng.
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày
11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giá; Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014, được sửa đổi, bổ sung tại
Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP , của Chính phủ, các
nhóm hàng tập trung bình ổn giá cần có những tính chất sau:
- Thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối
với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Thành phố.
- Nhạy cảm về cung cầu, giá cả, nhưng
Thành phố khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.
- Các mặt hàng lương thực thực phẩm
cân đối cung - cầu tại chỗ trên địa bàn Thành phố còn thiếu phải khai thác thu
mua ở thị trường ngoài Thành phố.
- Những mặt hàng có nhu cầu sử dụng
cao trong dịp lễ, Tết Nguyên đán và đặc biệt cần thiết trong các thời điểm có dịch
bệnh, thiên tai xảy ra....
Các nhóm hàng hóa trong Chương
trình bình ổn năm 2020, bao gồm:
- Các nhóm hàng thiết yếu: lương thực
(gạo, mỳ, phở khô…); thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực
phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị (nước mắm, nước chấm, muối,
mỳ chính...), sữa (sữa nước, sữa bột...).
- Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong
thời điểm mùa vụ như trong dịp Tết Nguyên đán: Mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước
giải khát…
1.2. Cân đối cung - cầu hàng
hóa trên địa bàn (tính cho khoảng 10,5 triệu
dân).
Căn cứ vào sự thay đổi của xu hướng,
thị hiếu của người dân và tháp dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành giai đoạn
2016-2020 của Viện dinh dưỡng- Bộ Y tế để xác định nhu cầu; căn cứ số liệu khả
năng cung ứng trên địa bàn Thành phố do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cung cấp tại văn bản số 1423/SNN-QLCL ngày 15/5/2020 và số liệu báo cáo của Cục
Thống kê thành phố Hà Nội để xác định nguồn cung. Cân đối cung - cầu hàng hóa
trên địa bàn Thành phố được xác định như sau:
………………..
- Dầu ăn:
Nhu cầu tiêu dùng khoảng 6,3 triệu lít/tháng, tương đương 75,6 triệu lít/năm. Mặt
hàng dầu ăn hầu hết được cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ
Nga, NewZealand, ...
- Rau, củ: Nhu cầu tiêu dùng rau, củ các loại khoảng 105.000 tấn/tháng, tương
đương 1.260.000 tấn/năm. Năm 2019, sản lượng rau, củ Thành phố sản xuất đạt
67.299 tấn/tháng, tương đương 807.588 tấn/năm, đáp ứng được khoảng 64% nhu cầu,
còn lại được cung ứng từ các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Hải
Dương, Vĩnh Phúc và một số tỉnh phía Nam (Lâm Đồng...)...
- Trứng gia cầm: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 126 triệu quả/tháng, tương đương với 1.512
triệu quả/năm. Năm 2019, sản lượng sản xuất của Hà Nội là 116,7 triệu quả/tháng,
tương đương với 1.400 triệu quả/năm, đáp ứng được khoảng 93% nhu cầu, còn lại
được cung ứng từ các tỉnh.
- Sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi: Nhu cầu sử dụng sữa của trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn Thành phố là
20,16 triệu lít/tháng, tương đương 241,9 triệu lít/năm (tính cho trẻ em từ 0-6
tuổi, chiếm tỷ lệ 12,8%/ tổng dân số). Các sản phẩm sữa được cung cấp bởi các
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sữa trên địa bàn Thành phố và được nhập khẩu
từ Newzealand, Úc, Nhật…
- Gia vị (mắm, nước chấm, muối ăn,
mỳ chính..): Nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn
Thành phố là 1.575 tấn/tháng tương đương với 18.900 tấn/năm, chủ yếu được sản
xuất và cung cấp từ các tỉnh.
- Đường:
Nhu cầu tiêu dùng đường phục vụ cho sản xuất, chế biến và đời sống nhân dân
Thành phố là khoảng 3.150 tấn/ tháng, tương đương với 37.800 tấn/năm; hầu hết
được cung cấp từ các tỉnh và nguồn nhập khẩu về Hà Nội tiêu thụ.
- Bánh mứt kẹo Tết: Nhu cầu tiêu dùng các loại bánh mứt kẹo khoảng 1.500 tấn trong tháng Tết
Nguyên đán, là các mặt hàng được nhân dân tại các huyện ngoại thành, công nhân,
người lao động tại các khu công nghiệp ưa chuộng.
- Rượu, bia, nước giải khát: Nhu cầu tiêu dùng rượu, bia, nước giải khát của Thành phố Hà Nội trong
dịp Tết khoảng 200 triệu lít. Trong đó, các nhà máy tại Hà Nội sản xuất khoảng
168 triệu lít; lượng còn thiếu được cung cấp từ các tỉnh và nhập khẩu từ Anh,
Pháp, Chile, Nhật, Nga.
1.3. Lượng hàng.
- Lượng hàng hóa thiết yếu thường
xuyên đáp ứng 35% nhu cầu thị trường trong 1 tháng, cụ thể:
1. Lương thực:
|
33.075 tấn.
|
7. Gia vị (muối, nước mắm...):
|
551 tấn.
|
2. Thịt lợn:
|
6.615 tấn.
|
8. Rau củ:
|
36.750 tấn.
|
3. Thịt gà:
|
2.205 tấn.
|
9. Thủy hải sản tươi, đông lạnh:
|
1.838 tấn
|
4. Trứng gia cầm:
|
44 triệu quả.
|
10. Thực phẩm chế biến:
|
1.838 tấn.
|
5. Dầu ăn:
|
2.205 nghìn
|
11. Sữa trẻ em dưới 06 tuổi:
|
7.05 triệu lít.
|
………………….
- Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thuộc
các chuỗi, điểm kinh doanh... của các doanh nghiệp tham gia Chương trình cân đối
cung cầu hàng hóa năm 2020.
4.2. Phát triển mạng lưới.
- Phát triển mạng lưới điểm bán hàng cố định tại
các chợ dân sinh, khu dân cư, trường học, bệnh viện.... theo nhiều mô hình như
hợp tác liên kết, bán đại lý, cửa hàng tiện lợi, các điểm bán hàng an toàn thực
phẩm tại các quận, huyện...; đồng thời tăng cường đẩy mạnh công tác đưa các mặt
hàng thuộc Chương trình tới các bếp ăn tập thể của các trường học, cơ quan, khu
công nghiệp với giá bán và nhận diện thống nhất trong hệ thống của doanh nghiệp,
trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới cơ sở thương mại khu vực nông thôn.
- Các cơ sở chủ động xây dựng các chương trình khuyến
mại nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng thuộc Chương trình để phục vụ người
dân có thu nhập trung bình và thấp.
- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại
(siêu thị, cửa hàng) tại địa bàn nông thôn.
- Khuyến khích các cơ sở cùng tham gia Chương hợp
tác, liên kết với nhau nhằm tạo chuỗi cung ứng hàng hóa, ổn định giá bán và mở
rộng danh mục hàng hóa bình ổn tại các điểm bán hàng đã đăng ký.
5. Chất lượng hàng hóa.
Hàng hóa tham gia Chương trình phải đảm bảo về chất
lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ (có đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn
gốc, bao gói, nhãn mác và các thông tin liên quan theo đúng quy định), bảo
đảm quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến
động giá.
6. Đối tượng tham gia.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật trên
toàn lãnh thổ Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia, chấp hành các
quy định của Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Tổ chức tín
dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định của
Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Điều kiện tham gia.
7.1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Cơ sở đăng ký tham gia phải có ngành nghề sản xuất
- kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong Chương trình; có thương hiệu, uy
tín, năng lực sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng trong Chương trình;
có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng ổn định và xuyên suốt thời
gian thực hiện Chương trình.
- Có trụ sở chính, văn phòng, chi nhánh đang sản xuất,
kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam; có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết
bị phục vụ sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển phục
vụ việc phân phối hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.
- Tuân thủ các quy định về yêu cầu đảm bảo chất lượng,
an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thông tin nhãn mác theo quy định của
pháp luật.
- Cam kết sản xuất, cung ứng hàng hóa tham gia
Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng; thực hiện việc niêm yết giá theo quy
định, bán đúng theo giá thông báo của doanh nghiệp.
- Các cơ sở phân phối phải có điểm bán cố định, các
cơ sở sản xuất phải đưa hàng vào ít nhất 3 điểm bán lẻ hoạt động ổn định trên địa
bàn.
7.2. Đối với các tổ chức tín dụng.
- Tất cả các tổ chức tín dụng có trụ sở chính, văn
phòng hoặc chi nhánh đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có xây dựng gói lãi suất ưu đãi thực hiện Chương
trình.
8. Quyền lợi và nghĩa vụ của
các đơn vị tham gia Chương trình.
8.1 Quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh.
- Được xem xét tham gia các Chương trình hỗ trợ cơ
sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quản lý như các chương trình khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất tiêu thụ, kết nối xúc tiến thương mại nông sản theo các chính
sách hiện hành của Thành phố; các chương trình hỗ trợ áp dụng chương trình quản
lý chất lượng tiên tiến theo GMP, SSOP, HACCP...góp phần nâng cao công tác đảm
bảo an toàn thực phẩm; hỗ trợ tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy
sản thực phẩm thành phố Hà Nội (hn.check.net.vn; check.gov.vn); các
chương trình xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ trên chợ thương mại điện tử (chonhaminh.gov.vn)...
- Được hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá
Thương hiệu thông qua các chương trình tuyên truyền của Thành phố.
- Được kết nối để vay vốn từ gói lãi suất ưu đãi thực
hiện Chương trình do các tổ chức tín dụng đăng ký với mức lãi suất ưu đãi nhằm
thực hiện đầu tư chăn nuôi, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển điểm bán và
tạo nguồn hàng, dự trữ hàng hóa, đảm bảo cung ứng ra thị trường đầy đủ, xuyên
suốt thời gian thực hiện Chương trình.
- Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động hỗ trợ
tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố (Hội nghị giao thương, hội
chợ...) và tiến tới xuất khẩu (đưa sản phẩm vào chế biến, tham gia các Tuần
hàng Việt của Hà Nội tổ chức tại nước ngoài...). Được hỗ trợ cung cấp thông tin
về các điều kiện đưa sản phẩm của cơ sở sản xuất vào các kênh phân phối; tư vấn
về thiết kế mẫu mã, bao gói sản phẩm để phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm,...
Thường xuyên thông tin tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, các doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu có uy tín danh sách chi tiết sản phẩm nông sản của Hà Nội để
các bên nghiên cứu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài.
- Được tạo điều kiện tham gia Chương trình đưa hàng
về nông thôn, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Được ưu tiên giới thiệu đưa hàng hóa thực hiện
Chương trình vào bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, các điểm bán hàng
thực phẩm an toàn của các quận, huyện, thị xã.
- Được Thành phố tạo điều kiện cấp phép cho xe chở
hàng hóa phục vụ công tác cân đối cung cầu vận chuyển hàng hóa đến mạng lưới
phân phối đi vào nội thành và các tuyến đường hạn chế phương tiện trong giờ cao
điểm đối với các doanh nghiệp trong thời gian tham gia Chương trình.
- Đăng ký và nộp hồ sơ tham gia Chương trình theo
quy định tại Điểm 9 Mục II của Kế hoạch này.
- Tổ chức sản xuất - kinh doanh đảm bảo lượng hàng
hóa theo đăng ký tham gia Chương trình đạt chất lượng, an toàn thực phẩm và bán
theo giá thông báo của doanh nghiệp.
- Tích cực phát triển hệ thống phân phối và tăng số
điểm bán hàng bình ổn thị trường.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn vay
và lãi vay đúng quy định theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng
cho vay.
- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của
Chương trình theo Kế hoạch này. Chấp hành sự chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở
Công Thương,... khi có biến động hàng hóa lớn xảy ra.
8.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức
tín dụng
- Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá thương hiệu; mở
rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua các hoạt động: Cung cấp
thông tin về nhu cầu vay vốn các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình thông
qua Sở Công Thương và Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội;
qua đó lựa chọn khách hàng có uy tín, có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả.
- Xây dựng nguồn vốn và mức lãi suất phù hợp đăng
ký thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2020 gửi Sở Công Thương để kết
nối với doanh nghiệp thực hiện Chương trình.
- Rà soát danh sách khách hàng của đơn vị những
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc nhóm hàng trong Chương
trình, có đề nghị đăng ký tham gia Chương trình, tổng hợp gửi Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội và Sở Công Thương.
- Xây dựng phương án cho vay và quy trình thẩm định
cụ thể theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng thủ tục
vay vốn và đảm bảo giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp
theo đúng nội dung đăng ký với Sở Công Thương và các quy định của Chương trình.
- Báo cáo tình hình thực hiện giải ngân của doanh
nghiệp tham gia Chương trình gửi Sở Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Chi nhánh thành phố Hà Nội.
- Thông báo công khai các điều kiện cho vay và xây
dựng chương trình, cơ chế, lãi suất cho vay ưu đãi cho các khách hàng tham gia
chương trình đảm bảo phù hợp quy định và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm về việc xét duyệt, quyết định
cho vay theo quy định pháp luật, theo nội dung ký kết khi tham gia Chương trình
và các quy định khác có liên quan của Chương trình.
- Được Thành phố khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
9. Quy trình thực hiện.
Bước 1:
* Các cơ sở thực hiện từ các năm trước, đã đăng ký
tiếp tục thực hiện Chương trình năm 2020 và các cơ sở mới đăng ký tham gia
Chương trình nộp hồ sơ tham gia Chương trình tại Sở Công Thương, gồm:
1. Đăng ký tham gia Chương trình (theo mẫu tại Phụ lục 02).
2. Thông báo giá bán các mặt hàng tham gia Chương
trình (theo mẫu tại Phụ lục 03).
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp
tác xã/hộ kinh doanh, mã số thuế.
* Đối với Tổ chức tín dụng: nộp hồ sơ Đăng ký tham
gia Chương trình (theo mẫu tại Phụ lục 04) tại Sở
Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội.
* Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các cơ
sở, tổ chức tín dụng đăng ký tham gia Chương trình trong suốt thời gian thực hiện
Chương trình.
Bước 2:
- Các Tổ chức tín dụng (TCTD) đăng ký tham gia Chương
trình, được Sở Công Thương tổng hợp, quyết định công bố danh sách các Tổ chức
tín dụng thực hiện Chương trình năm 2020.
- Đối với các cơ sở do Sở Công Thương giới thiệu
cho các tổ chức tín dụng: Sau khi cơ sở nộp hồ sơ tham gia, Sở Công Thương thẩm
định hồ sơ và quyết định công bố danh sách doanh nghiệp tham gia thực hiện
Chương trình năm 2020. Các cơ sở thuộc danh sách công bố của Sở Công Thương là
đối tượng được vay vốn ưu đãi từ các TCTD đăng ký tham gia Chương trình và thực
hiện nộp hồ sơ vay vốn tại các tổ chức tín dụng này khi có nhu cầu.
- Đối với các cơ sở do TCTD khai thác tìm hiểu: Khi
có khách hàng thuộc đối tượng cho vay theo gói tín dụng ưu đãi thực hiện Chương
trình, các TCTD hướng dẫn các thủ tục vay vốn cho đơn vị, đồng thời đề nghị cơ
sở gửi hồ sơ đăng ký theo quy định tới Sở Công Thương để được quyết định công
nhận cơ sở thực hiện Chương trình bình ổn năm 2020.
Bước 3: Cơ sở sau khi được Sở Công
Thương quyết định công nhận là đơn vị thực hiện Chương trình bình ổn thị trường
năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội được hưởng những quyền lợi và thực hiện
nghĩa vụ theo quy định của Chương trình, đồng thời thực hiện treo biển nhận diện
và tổ chức bán tại điểm bán hàng bình ổn thị trường.
Bước 4: Các cơ sở báo cáo về tình
hình bán ra đối với các nhóm hàng bình ổn đơn vị thực hiện; TCTD báo cáo về
tình hình giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình.
Bước 5: Căn cứ trên kết quả giải ngân
vốn vay và thực hiện Chương trình do các TCTD và doanh nghiệp báo cáo, Sở Công
Thương chủ trì, phối hợp các Sở, ngành tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả
thực hiện Chương trình.
10. Kiểm tra, kiểm soát.
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành Thành phố giám sát việc thực hiện Chương trình của các đơn vị tham gia; Cục
Quản lý thị trường Hà Nội xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường theo
chức năng, nhiệm vụ được giao.
11. Chế độ báo cáo.
11.1. Báo cáo định kỳ hàng tháng.
Các cơ sở tham gia Chương trình thực hiện thông báo
tình hình giá cả hàng tháng các mặt hàng tham gia Chương trình theo mẫu tại Phụ lục 3 của Kế hoạch này.
11.2. Báo cáo định kỳ theo quý, năm.
- Các cơ sở tham gia Chương trình báo cáo tình hình
thực hiện tổ chức bán và dự trữ hàng hóa theo kế hoạch đăng ký được phê duyệt.
- Các tổ chức tín dụng báo cáo về việc giải ngân
nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay thực hiện Chương trình bình ổn thị trường.
11.3. Báo cáo đột xuất.
- UBND các quận, huyện, thị xã; Cục Quản lý thị trường
thành phố Hà Nội báo cáo, đánh giá tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết
yếu khi biến động theo địa bàn quản lý.
- Các cơ sở tham gia và tổ chức tín dụng báo cáo đột
xuất tình hình giá cả, cung - cầu hàng hóa khi có biến động đột xuất trên thị
trường và khi có yêu cầu của UBND Thành phố, Sở Công Thương.
- Bộ phận Thường trực, đường dây nóng của Chương
trình: Sở Công Thương Hà Nội; Điện thoại: 02422155572; Fax: 0243.62691288.
III. Các giải pháp thực hiện và
nâng cao hiệu quả Chương trình.
1. Tăng cường công tác phối hợp với các cục, vụ của
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ cung cấp, dự
báo thông tin tình hình thị trường, giá cả nông sản hàng tháng hoặc theo mùa vụ
trên các phương tiện thông tin, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa
nông sản để làm cơ sở giúp các nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp linh hoạt
điều chỉnh nghiên cứu, sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường và chủ động
tìm nguồn đầu ra cho nông sản, ổn định giá cả, thị trường. Các doanh nghiệp căn
cứ theo nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể,
chi tiết để chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trong quá trình
sản xuất;
2. Mở rộng đối tượng tham gia Chương trình là các
doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trên cả nước để đảm bảo được nguồn cung ứng
từ bên ngoài Thành phố;
3. Đề xuất các cơ chế chính sách huy động mọi nguồn
lực thực hiện Chương trình, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình, thu hút
nhiều doanh nghiệp có uy tín, có năng lực quy mô sản xuất lớn, có chất lượng sản
phạm tốt...tham gia nhằm đảm bảo nguồn hàng dự trữ ổn định, phục vụ tốt, giá cả
bình ổn;
4. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại để
tăng các điểm phục vụ cố định trên địa bàn các quận, huyện, thị xã nhất là các
vùng ngoại thành (siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng trong các chợ dân sinh,
tuyến phố...); Đẩy mạnh phát triển hệ thống chuỗi, các cửa hàng kinh doanh thực
phẩm sạch, thực phẩm an toàn...đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của
nhân đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm, văn minh thương mại; Hỗ trợ các
doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho bãi, logictic khoa học, đáp ứng được nhu cầu
dự trữ hàng hóa, đảm bảo công tác bảo quản hàng hóa theo quy định, lưu thông
hàng hóa thông suốt, hạ giá thành sản phẩm...;
5. Rà soát, nắm bắt các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực
chăn nuôi, trồng trọt để hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nhiều sản lượng, sản phẩm
(gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, trứng các loại, rau, củ, quả....), phát
triển mở rộng thêm các vùng chăn nuôi, sản xuất đảm bảo nguồn cung ổn định cho
thị trường Hà Nội đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm;
6. Tăng cường công tác liên kết vùng giữa thành phố
Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước để đẩy mạnh khai thác hàng hóa, chủ
động nguồn cung phục vụ nhu cầu nhân dân;
Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ
nông sản tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố (Hội nghị giao thương, hội chợ...)
và tiến tới xuất khẩu (đưa sản phẩm vào chế biến, tham gia các tuần hàng Việt của
Hà Nội tổ chức tại Pháp, Nhật, Ý, Thái Lan...) nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp,
tăng thu nhập cho người nông dân, phát triển sản xuất ổn định, bền vững. Hỗ trợ
cung cấp thông tin các điều kiện của sản phẩm, của cơ sở sản xuất để đưa hàng
hóa vào kênh phân phối; tư vấn thiết kế mẫu mã, bao gói, bảo quản sản phẩm,...
Thường xuyên thông tin tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu có uy tín danh sách chi tiết sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội,
từ đó nghiên cứu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lâu dài cho
nhân dân để chủ động kế hoạch sản xuất.
Tổ chức thực hiện tốt Chương trình “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Thành phố nhằm kết hợp tốt Chương trình Hàng Việt
gắn với Chương trình Bình ổn thị trường để đẩy mạnh công tác đưa hàng bình ổn về
các vùng ngoại thành, các khu công nghiệp giúp người dân được tiếp cận, mua sắm
nhiều mặt hàng bình ổn của Chương trình, nhất là trong các dịp Lễ, Tết; Tổ chức
tốt 10 tuần hàng trái cây nông sản của các tỉnh, thành phố tại Hà Nội.
7. Tăng cường xây dựng và phát triển các chuỗi liên
kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn. Đặc biệt xây dựng và phát triển các
chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, Global GAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng
hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
8. Tăng cường kết nối các doanh nghiệp với các tổ chức
tín dụng tham gia Chương trình bình ổn thị trường để được tiếp cận vay vốn ưu
đãi từ các tổ chức tín dụng phục vụ sản xuất - kinh doanh;
9. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để
Chương trình đạt hiệu quả cao. Hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp tham
gia Chương trình để thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, phục vụ tốt nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân;
10. Hỗ trợ cấp phép cho xe các doanh nghiệp tham
gia Chương trình chở hàng hóa thiết yếu hoạt động 24/24h trên địa bàn Thành phố
để đảm bảo hàng hóa được luân chuyển liên tục, kịp thời phục vụ nhu cầu nhân
dân trên địa bàn Thành phố;
11. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,
chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, đầu cơ tích trữ và
các hành vi kinh doanh trái phép khác, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá cả
hàng hóa...để người tiêu dùng thật sự tin tưởng các sản phẩm của chương trình,
đảm bảo thị trường lành mạnh, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh bình đẳng cho
các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm;
12. Xây dựng đường dây nóng, tiếp nhận phản hồi các
thông tin phản ánh từ doanh nghiệp, người tiêu dùng, thông tin biến động về
hàng hóa, giá cả thị trường; Theo dõi sát tình hình, xây dựng kịch bản ứng phó
để xử lý và triển khai kịp thời các biện pháp trong trường hợp thị trường hàng
hóa có xảy ra biến động.
IV. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Công Thương.
- Chủ trì công tác nắm bắt thông tin thị trường, tổ
chức, điều phối hàng hóa của các doanh nghiệp khi thị trường có biến động theo
chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND Thành phố.
- Chủ trì quyết định công nhận danh sách các doanh
nghiệp, tổ chức tín dụng thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành trong tổ chức thực
hiện Chương trình; theo dõi, nắm chắc diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa;
xác định các mặt hàng thiết yếu, chọn danh mục hàng hóa đưa vào Chương trình,
tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp; công khai thông tin đăng ký tham gia Chương
trình đến mọi đối tượng doanh nghiệp; phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -
Chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục
và Đào tạo vận động doanh nghiệp tham gia Chương trình; Tiếp nhận, hướng dẫn thủ
tục và xét chọn các đơn vị đủ điều kiện để tham gia Chương trình; Thông báo
danh sách các doanh nghiệp tham gia Chương trình trên Website của Sở Công
Thương.
- Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan phối hợp
theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nguồn hàng hóa dự trữ bán
ra theo kế hoạch doanh nghiệp đăng ký được duyệt.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, Trung tâm Xúc tiến
Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố tăng cường hoạt động liên kết vùng giữa
thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố để chủ động nguồn cung đối với các mặt
hàng thiết yếu và hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, tết, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân; giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng cung cấp cho
thị trường Hà Nội và mở rộng thị trường tới các tỉnh, thành phố trong cả nước;
Tiếp tục tổ chức các chương trình hàng Việt phục vụ nhân dân vùng ngoại thành,
các khu công nghiệp trong các dịp Lễ, Tết.
- Chủ trì, phối hợp Ban Thi đua Khen thưởng Thành
phố đề xuất UBND Thành phố khen thưởng các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, đơn
vị các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng,... đã tích cực tham gia thực hiện Chương
trình.
- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND
các quận, huyện, thị xã, Ban quản lý các chợ bố trí điểm, quầy hàng tạo điều kiện
cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng phục vụ nhân dân; đưa hàng hóa thuộc
Chương trình tới các bếp ăn tập thể của các trường học, bệnh viện để người dân
được hưởng lợi từ Chương trình.
- Tham mưu UBND Thành phố các giải pháp thực hiện kết
nối giữa doanh nghiệp và các TCTD tham gia Chương trình, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh và
thị trường.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các Đài
truyền hình và các cơ quan báo chí, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về
Chương trình và tình hình cung cầu hàng hóa thiết yếu đến các tầng lớp nhân dân
trên địa bàn.
- Tiếp nhận thông tin và xử lý những trường hợp
phát sinh (thông qua bộ phận Thường trực - đường dây nóng) theo thẩm quyền hoặc
chuyển giao cơ quan thẩm quyền giải quyết.
- Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của
các đơn vị tham gia Chương trình, đề xuất UBND Thành phố các biện pháp giải quyết
và xử lý những trường hợp vi phạm quy định theo Kế hoạch này; Tổng hợp kết quả
thực hiện Chương trình của các đơn vị báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Tài chính.
- Chủ trì, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong
lĩnh vực giá đối với các mặt hàng bình ổn giá thuộc Hoạt động điều tiết giá của
cả nước theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu
trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày
28/11/2018 của Bộ Tài chính.
- Chủ trì kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý
nhà nước về giá đối với các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Chi nhánh thành phố Hà Nội.
- Thông báo cụ thể nội dung Chương trình và vận động
các TCTD trên địa bàn Thành phố tham gia Chương trình đồng thời đề nghị các
TCTD rà soát, giới thiệu khách hàng của TCTD đăng ký tham gia chương trình nếu
đáp ứng các điều kiện đề ra.
- Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn xây dựng chương
trình, cơ chế, lãi suất cho vay ưu đãi cho các khách hàng tham gia Chương
trình, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN Việt
Nam.
- Chủ trì tổ chức Chương trình kết nối giữa Ngân
hàng - Doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn vốn vay.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các TCTD tham gia
Chương trình thực hiện việc cho vay vốn theo đúng cam kết với Sở Công Thương, tạo
điều kiện thuận lợi trong thủ tục vay vốn và giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp.
4. Sở Thông tin và Truyền
thông.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương ký
Chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố; định hướng các cơ quan báo
chí Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin tuyên truyền,
quảng bá Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn
Thành phố năm 2020.
- Phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan
thực hiện rà soát, kiểm tra và đề xuất những phương án xử lý phù hợp đối với
các thông tin không chính xác, sai lệch, gây ảnh hưởng đến Chương trình bình ổn
thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2020.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị
liên quan xây dựng nội dung tuyên truyền về Chương trình bình ổn thị trường các
mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2020; kịp thời cung cấp thông tin
cho các cơ quan báo chí về những nội dung liên quan đến Chương trình và các
thông tin đột xuất khi thị trường có biến động.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí Hà Nội tích cực tăng
cường thông tin tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Chương trình, những
biến động bất thường về giá cả thị trường; hỗ trợ truyền thông cho các doanh
nghiệp tham gia Chương trình
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Phối hợp Sở Công Thương tuyên truyền, thông tin rộng
rãi tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các
mặt hàng nông lâm thủy sản thiết yếu trên địa bàn Thành phố về nhu cầu tiêu
dùng và tình hình cung cầu, thị trường các mặt hàng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp phát
triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững nhằm chủ động tạo nguồn hàng, phục
vụ nhu cầu tiêu dùng của Thành phố. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm,
bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn, đồng thời rà soát đề xuất những chính
sách khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp mới phù hợp với tình hình thực
tế.
- Phối hợp các ngành, địa phương phòng chống, khắc
phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm,...Tăng
cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm nông nghiệp
thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường Hà Nội
kiểm tra, kiểm soát nguồn hàng nông sản tham gia Chương trình trên địa bàn
Thành phố.
- Phối hợp Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư, Thương mại, Du lịch Thành phố kết nối các ngân hàng - doanh nghiệp - cơ sở
trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn Thành phố tham gia Chương trình; Vận động tối
thiểu 20 cơ sở thuộc chuỗi cung cấp rau thịt an toàn tham gia Chương trình để
hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa ổn định phục vụ công tác cân đối cung - cầu,
đồng thời thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn Thành phố.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, hỗ trợ, kết nối
Doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường với các chương trình Hợp
tác phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Hướng dẫn Doanh nghiệp tham gia Chương trình bình
ổn thị trường thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tuyên truyền,
phổ biến, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn
thị trường tiếp cận với chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định
7. Sở Giáo dục và Đào tạo.
Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã có văn bản chỉ
đạo, thông báo các Trường học tạo điều kiện cho các cơ sở tham gia Chương trình
đưa hàng thực phẩm bình ổn vào bếp ăn tại các trường học trên địa bàn trong
vòng 15 ngày kể từ ngày Kế hoạch này được ban hành. Phối hợp với Sở Y tế và các
ngành liên quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của
các trường học trên địa bàn Thành phố.
8. Sở Y tế.
- Chỉ đạo, thông báo đến các Bệnh viện trên địa bàn
Thành phố tạo điều kiện cho các cơ sở tham gia Chương trình đưa hàng thực phẩm
bình ổn vào các bếp ăn tập thể tại Bệnh viện trong vòng 30 ngày kể từ ngày Kế
hoạch này ban hành. Chủ động kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể
của các trường học, bệnh viện trên địa bàn Thành phố.
- Phổ biến cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,
nhà hàng, bếp ăn tập thể trên địa bàn thông tin về các doanh nghiệp, cơ sở tham
gia Chương trình để kết nối tiêu thụ sản phẩm.
9. Công an Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Công
Thương hướng dẫn, cấp giấy phép lưu thông vào nội thành và đường hạn chế phương
tiện 24/24h để xe của doanh nghiệp tham gia Chương trình được lưu thông vận
chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ kịp thời
(khi có văn bản chỉ đạo cụ thể của UBND Thành phố).
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc Công an
Thành phố và Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường phối hợp với chính quyền
các cấp giải tỏa các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; đảm
bảo an toàn trật tự tại khu vực các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn;
phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, triệt
phá các ổ nhóm buôn lậu; buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng,...;
đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi bất chính, ...; các hoạt động sản xuất -
kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia Chương
trình vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm; khi có biến động hàng hóa, xảy ra
bão, lụt úng... triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự để các doanh
nghiệp lưu thông vận chuyển, phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân.
10. Sở Giao thông vận tải.
Phối hợp Công an Thành phố, Sở Công Thương tạo điều
kiện, hướng dẫn các cơ sở đã được UBND Thành phố tạo điều kiện cho phép có xe
lưu thông vào nội thành và đường hạn chế phương tiện 24/24h để vận chuyển, phân
phối hàng hóa thiết yếu đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ kịp thời.
11. Cục Quản lý thị trường
Hà Nội.
Chủ động phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và
các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời
các trường hợp: đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt
về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ và các hành vi vi phạm hàng giả, buôn lậu
và gian lận thương mại theo thẩm quyền.
12. Ban Quản lý các Khu công
nghiệp và Khu chế xuất Thành phố.
- Có văn bản thông báo đến chủ đầu tư các Khu công
nghiệp, doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, đơn vị quản lý nhà ở công nhân
tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia Chương trình được đưa hàng thực phẩm
thuộc Chương trình vào phục vụ tại các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp; được hỗ
trợ cho thuê địa điểm bán sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng
ngày của công nhân trong Khu công nghiệp.
- Cử cán bộ (cụ thể tên, chức vụ, số điện thoại liên
hệ) phối hợp Sở Công Thương và các sở, ban, ngành liên quan theo dõi công tác tổ
chức bán hàng của các doanh nghiệp tham gia Chương trình thực hiện nhiệm vụ tại
các khu công nghiệp.
13. Trung tâm Xúc tiến, Đầu
tư, Thương mại, Du lịch Thành phố.
Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thực hiện các
chương trình liên kết vùng, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và
các tỉnh, thành phố; các chương trình bán hàng phục vụ nhân dân ngoại thành,
khu công nghiệp; các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh;
tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp... đã được
phê duyệt để góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu, ổn định thị trường.
14. Sở Nội Vụ (Ban Thi đua -
Khen thưởng).
Phối hợp Sở Công Thương đề xuất UBND Thành phố khen
thưởng các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, đơn vị các doanh nghiệp, tổ chức tín
dụng,... đã tích cực tham gia thực hiện Chương trình.
15. Các Sở, ban, ngành Thành
phố và UBND các quận, huyện, thị xã.
15.1. Các Sở, ban, ngành Thành phố: căn
cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm, cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả các mặt hàng, dịch vụ
thuộc lĩnh vực ngành quản lý và có trách nhiệm phối hợp Sở Công Thương thực hiện
Kế hoạch này.
15.2. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Có Kế hoạch tuyên truyền qua hệ thống thông tin
cơ sở, thông báo cụ thể nội dung của Chương trình đến người dân và các cơ sở sản
xuất, kinh doanh các mặt hàng trong Chương trình trên địa bàn; vận động và xem
xét, giới thiệu các cơ sở đủ tiêu chí tham gia Chương trình, gửi về Sở Công
Thương trong thời gian 30 ngày kể từ ngày UBND Thành phố ban hành Kế hoạch.
- Rà soát các chợ bán lẻ, các địa điểm gần khu dân
cư sử dụng chưa hết công năng, các mặt bằng còn bỏ trống trên địa bàn, gửi Sở
Công Thương tổng hợp để giới thiệu các doanh nghiệp tổ chức các cửa hàng chuyên
bán hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
- Rà soát, giới thiệu các địa điểm phù hợp; hỗ trợ,
tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia Chương trình tổ chức bán
hàng lưu động trên địa bàn. Đăng ký danh sách (các địa điểm, thời gian dự kiến,
quy mô tổ chức và các yêu cầu khác) gửi Sở Công Thương trong vòng 60 ngày kể từ
khi Kế hoạch được ban hành để Sở Công Thương tổng hợp, xây dựng Kế hoạch đưa
hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp; Hội chợ hàng Việt trên địa bàn.
- Tiếp tục triển khai mở thêm các điểm bán hàng an
toàn, thực phẩm, thông báo danh sách gửi Sở Công Thương để thông tin tới các
doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đưa các hàng hóa trong Chương
trình vào các điểm bán hàng an toàn thực phẩm để phát triển mạng lưới bán hàng
cố định cho Chương trình.
- Giới thiệu các cơ sở sản xuất trên địa bàn đảm bảo
các tiêu chuẩn về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm gửi Sở
Công Thương để tăng cường kết nối hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt
hàng nông sản của địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền quản lý
kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định nhà nước về kinh doanh hàng hóa thiết
yếu, cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả trên địa bàn quận, huyện, thị
xã.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tăng
cường công tác giải tỏa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình thị trường giá cả
hàng hóa thiết yếu trên địa bàn gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND
Thành phố theo quy định.
- Rà soát, đề xuất bố trí quỹ đất phát triển hạ tầng
thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở phân phối
bán buôn, bán lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt; đặc biệt tại các khu
dân cư mới, khu đô thị, khu công nghiệp.
16. Các cơ sở sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn Thành phố.
- Các cơ sở tham gia Chương trình có trách nhiệm tổ
chức thực hiện các nội dung nêu tại Tiết 8.1, Điểm 8 - Mục II Kế hoạch này.
- Các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt
là các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục hàng
hóa theo Kế hoạch này xem xét đăng ký tham gia thực hiện Chương trình.
Trong trường hợp các doanh nghiệp đăng ký thực hiện
Chương trình không đủ đáp ứng nhu cầu hàng hóa dự trữ phục vụ công tác cân đối
cung - cầu, ổn định thị trường, Thành phố sẽ chỉ định, giao nhiệm vụ cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có ngành nghề liên quan đến mặt hàng thực hiện
việc sản xuất, kinh doanh và dự trữ theo yêu cầu của Thành phố. Khi thị trường
xảy ra biến động, các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm ổn
định thị trường theo chỉ đạo UBND Thành phố và các Sở, ngành liên quan.
Trên đây là nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình
cân đối cung cầu, ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành
phố Hà Nội năm 2020. Đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã,
doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tập trung tổ chức triển khai nhiệm vụ được
giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiến độ công việc, báo cáo UBND Thành phố
kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các Hiệp hội DN, DN SXKD TM trên địa bàn;
- Báo: HN mới, KT&ĐT; Đài PT&TH Hà Nội, Cổng TT ĐTTP;
- VPUB: CVP, các PCVP, TKBT, KT;
- Lưu VT, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
PHỤ LỤC 01:
LƯỢNG HÀNG HÓA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 138 ngày 06/7/2020 của UBND thành phố Hà Nội)
STT
|
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Lượng hàng hóa
của toàn Thành phố trong 1 tháng
|
Lượng hàng hóa
thực hiện Chương trình đáp ứng khoảng 35% nhu cầu
|
Ghi chú
|
Lượng hàng
hóa
|
ĐVT (Triệu đồng)
|
Tổng tiền
(triệu đồng)
|
|
1
|
Lương thực
|
tấn
|
94.500
|
33.075
|
17
|
562.275
|
|
2
|
Thịt lợn
|
tấn
|
18.900
|
6.615
|
95
|
628.425
|
|
3
|
Thịt gà, vịt
|
tấn
|
6.300
|
2.205
|
90
|
198.450
|
|
4
|
Trứng gia cầm
|
triệu quả
|
126
|
44
|
2.5
|
110.250
|
|
5
|
Dầu ăn
|
nghìn lít
|
6.300
|
2.205
|
40
|
88.200
|
|
6
|
Đường
|
tấn
|
3.150
|
1.103
|
22
|
24.255
|
|
7
|
Gia vị (muối, nước
mắm...)
|
tấn
|
1.575
|
551
|
21
|
11.576
|
|
8
|
Rau củ
|
tấn
|
105.000
|
36.750
|
14
|
514.500
|
|
9
|
Thủy hải sản tươi,
đông lạnh
|
tấn
|
5.250
|
1.838
|
75
|
137.813
|
|
10
|
Thực phẩm chế biến
|
tấn
|
5.250
|
1.838
|
74
|
135.975
|
|
11
|
Sữa trẻ em dưới 06
tuổi
|
nghìn lít
|
20.160
|
7.056
|
30
|
211.680
|
tính cho 12,8% dân
số là trẻ em từ 0-6 tuổi
|
12
|
Bánh mứt kẹo phục
vụ Tết (giá tham khảo của CT Bánh mứt kẹo Hà Nội
|
Tấn
|
1.500
|
525
|
180
|
94.500
|
Tính cho tháng phục
vụ Tết
|
13
|
Rượu, bia, nước giải
khát
|
1000 lít
|
200.000
|
70.000
|
25
|
1.750.000
|
|
|
|
|
|
|
4.467.000
|
|
(**) Giá tạm tính tại thời điểm tháng
5/2020
Đơn vị: …………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2020
|
PHỤ LỤC 02: ĐĂNG KÝ
V/V THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
(kèm theo Kế hoạch số 138 ngày 06/7/2020 của UBND thành phố Hà Nội)
Kính gửi:
Sở Công thương Hà Nội.
A. THÔNG TIN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Tên doanh nghiệp:
……………………………………………………………………………………
2. Tên người đại diện pháp luật:
……………………………………………………………………….
Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………..
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
................................................................................
Ngày cấp:
......................................................................................................................................
4. Ngành nghề kinh doanh:
……………………………………………………………………………..
5. Vốn điều lệ:
...............................................................................................................................
6. Địa chỉ văn phòng:
....................................................................................................................
7. Điện thoại: ………………………………… Fax:
..........................................................................
8. Tên người chịu trách nhiệm:
......................................................................................................
Chức vụ:
.........................................................................................................................................
Điện thoại: ......................................................................................................................................
Email:
..............................................................................................................................................
9. Tên người liên hệ:
.......................................................................................................................
Chức vụ:
..........................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………..
Email: ………………………………………………………………………………………………………..
Doanh nghiệp tự nguyện đăng ký tham gia Chương
trình bình ổn thị trường với các nội dung cụ thể sau:
B. NỘI DUNG ĐĂNG KÝ.
1. Mặt hàng và số lượng đăng ký tham gia.
STT
|
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Nhà cung cấp
(tên, địa chỉ- SĐT)
|
Lượng hàng đăng
ký (một tháng)
|
Lượng hàng
trung bình tiêu thụ trong 3 tháng của năm trước
|
Năng lực tạo
nguồn hàng
|
Tự sản xuất, chăn
nuôi (%)
|
Liên kết sản xuất
chăn nuôi (%)
|
Thu mua dự trữ (%)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Mạng lưới phân phối phục vụ
Chương trình Bình ổn thị trường.
STT
|
Loại hình
|
Số lượng
|
Kế hoạch Phát triển
điểm bán đến hết tháng 5/2021
|
Ghi chú
|
1
|
Siêu thị
|
|
|
|
2
|
Cửa hàng tiện lợi
|
|
|
|
3
|
Cửa hàng tạp phẩm
|
|
|
|
4
|
Sạp chợ truyền thống
|
|
|
|
5
|
Bếp ăn tập thể
|
|
|
|
6
|
Điểm bán tại khu vực ngoại thành
|
|
|
|
7
|
Khác
|
|
|
|
3. Danh sách cụ thể điểm bán hàng
bình ổn năm 2020.
STT
|
Điểm bán (Tên,
địa chỉ)
|
Mặt hàng đăng
ký bình ổn bày bán tại điểm bán
|
Người phụ trách
|
Số điện thoại
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
4. Cơ sở vật chất, nhà xưởng, kho
bãi, trang trại.
STT
|
Cơ sở vật chất,
nhà xưởng, kho bãi, trang trại
|
Diện tích (m2)
|
Hoạt động chính
|
Công suất
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
5. Đăng ký xe chở hàng hóa thiết yếu
phục vụ chương trình bình ổn thị trường năm 2020.
STT
|
Loại xe
|
Biển số xe
|
Trọng tải xe (tấn,m3)
|
Mặt hàng vận
chuyển
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Xe đăng ký là xe thuộc sở hữu của
doanh nghiệp.
* Doanh nghiệp gửi kèm bản phô tô
đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp (bản phô tô có dấu của công ty).
6. Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp
(nếu có).
Nội dung
|
Tổng số vốn
đang vay từ các tổ chức tín dụng tính đến ngày 30/3/2019 (Ghi cụ thể bằng
số và bằng chữ) đvt: đồng
|
Tổ chức tín dụng
đã cho doanh nghiệp vay vốn.
|
Nhu cầu vốn vay
trong thời gian tới (Ghi cụ thể bằng số và bằng chữ) đvt: đồng
|
Tổ chức tín dụng
doanh nghiệp mong muốn làm việc
|
Lãi suất và các
điều kiện mong muốn khác
|
Nhu cầu vốn vay
ngắn hạn của doanh nghiệp để sản xuất, dự trữ hàng hóa
|
|
|
|
|
|
Nhu cầu vốn vay
trung và dài hạn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang trại,
điểm bán...
|
|
|
|
|
|
7. Các dự án đầu tư, phát triển,
liên kết sản xuất năm 2019, định hướng năm 2020 và các năm tiếp theo (nếu có).
STT
|
Tên dự án (sản
xuất, trồng trọt, chăn nuôi, phân phối...)
|
Số lượng
|
Diện tích
|
Địa chỉ
|
Hoạt động chính
|
Công suất
|
Ghi chú
|
Các dự án năm 2020
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
Các dự án dự kiến phát triển năm 2021 và các năm
tiếp theo
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Các chương trình hỗ trợ của
UBND Thành phố Hà Nội mà công ty đang thụ hưởng.
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
Công ty ……………………. chịu trách nhiệm về
tính trung thực của các thông tin nêu trên.
|
Đại diện đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
|
* Gửi kèm bản đăng ký này:
1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
2. Thông báo giá bán các mặt hàng
tham gia bình ổn
Đơn vị: …………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội, ngày
tháng năm 2020.
|
PHỤ LỤC 3:
THÔNG BÁO GIÁ BÁN CÁC MẶT HÀNG THAM GIA
CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
NĂM 2020
(Gửi ngày 05 hàng tháng)
(kèm theo Kế hoạch số
ngày /7/2020 của UBND thành phố Hà Nội)
STT
|
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá bán (đồng)
|
Tăng so với
tháng trước (đồng)
|
Giảm so với
tháng trước (đồng)
|
Nguyên nhân
tăng/giảm giá
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ghi chú: Thông báo gửi về Sở Công
Thương qua địa chỉ email:
cungcau.hanoi@gmail.com)
|
Lãnh đạo doanh
nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
|
Đơn vị: …………….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2020
|
PHỤ LỤC 04: GIẤY ĐĂNG KÝ
V/V THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
(kèm theo Kế hoạch số ngày
/7/2020 của UBND thành phố Hà Nội)
Kính gửi:
|
- Sở Công Thương thành phố Hà Nội;
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam- Chi nhánh TP Hà Nội.
|
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên tổ chức tín dụng: ..............................................................................................................
2. Tên người đại diện pháp luật:
........................................................... Chức vụ:
.....................
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số: ......................................... Ngày cấp: …………….
4. Ngành, nghề kinh doanh:
........................................................................................................
5. Vốn điều lệ: ..............................................................................................................................
6. Địa chỉ văn phòng trụ sở:
.........................................................................................................
7. Điện thoại: …………………………………. Fax:
……………………………………………………
8. Tên người chịu trách nhiệm:
................................................... Chức vụ: ……………………….
Điện thoại:
…………………………………………………………………………………………………
Email:
.............................................................................................................................................
9. Tên chuyên viên liên hệ trực tiếp:
........................................................ Chức vụ: ………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………
Email:
.............................................................................................................................................
II. NỘI DUNG ĐĂNG KÝ
Sau khi xem xét các nội dung chính về
việc thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
năm 2020; Đơn vị chúng tôi xét thấy khả năng đáp ứng các yêu cầu và xin đăng ký
tham gia hỗ trợ vốn vay, các sản phẩm dịch vụ khác cho các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường. Cụ thể như sau:
- Tổng nguồn vốn đăng ký hỗ trợ
cho doanh nghiệp vay để thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường:
............................................................................................................................
(Bằng chữ: .....................................................................................................................),
gồm:
1. Nguồn vốn cho doanh nghiệp vay
ngắn hạn để sản xuất, dự trữ hàng hóa phục vụ Chương trình Bình ổn thị trường
(12 tháng):
- Hạn mức tín dụng:
...................................................................................................................
(Bằng chữ:
................................................................................................................................)
- Mức lãi suất:
............................................................................................................................
- Cách thức đóng lãi (tháng, quý):
..............................................................................................
- Thời hạn cho vay:
.....................................................................................................................
2. Nguồn vốn cho doanh nghiệp vay
trung và dài hạn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang trại, điểm
bán... phục vụ Chương trình Bình ổn thị trường:
- Hạn mức tín dụng:
...................................................................................................................
(Bằng chữ:
................................................................................................................................)
- Mức lãi suất:
............................................................................................................................
- Cách thức đóng lãi (tháng, quý):
..............................................................................................
- Thời hạn cho vay:
.....................................................................................................................
3. Nguồn vốn cho doanh nghiệp
ngoài chương trình tham gia chuỗi cung ứng hàng bình ổn thị trường
- Hạn mức tín dụng:
...................................................................................................................
(Bằng chữ:
................................................................................................................................)
- Mức lãi suất:
............................................................................................................................
- Cách thức đóng lãi (tháng, quý):
..............................................................................................
- Thời hạn cho vay:
.....................................................................................................................
4. Các sản phẩm dịch vụ khác:
……………………………………………………………………………………………………………….
Ngân hàng …………………………………. chịu trách
nhiệm về tính trung thực của các thông tin nêu trên, hồ sơ đính kèm và cam kết:
- Tuân thủ các quy định, điều kiện và
nghĩa vụ của Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa
bàn thành phố Hà Nội năm 2020.
- Tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn
doanh nghiệp trong Chương trình Bình ổn thị trường vay vốn đúng quy định của
Chương trình.
- Thực hiện nghiêm các nội dung đăng
ký được nêu trên và nêu trong hồ sơ đính kèm.
- Chịu trách nhiệm cho vay, thu hồi nợ
vay theo quy định Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa
bàn thành phố Hà Nội và quy định pháp luật.
|
Đại diện đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
|