ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 132/KH-UBND
|
Thái
Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CUỐI NĂM 2018 VÀ
DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ HỢI 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày
30/10/2018 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối
cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019;
xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1426/TTr-SCT ngày 14/11/2018,
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường
cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa,
đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu, góp phần hạn chế
tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,
kích cầu tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước
về thương mại, bình ổn giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh
doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm ổn
định thị trường.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo đầy đủ, thường xuyên số lượng
hàng hóa thiết yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh,
không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống
diễn biến phức tạp của thị trường.
- Hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng,
nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, an toàn và tiết kiệm,
ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
II. NỘI DUNG TRIỂN
KHAI
1. Thực hiện bình
ổn giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
Trên cơ sở dự báo thị trường, nhu cầu
hàng hóa các tháng cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019; năng lực sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện các biện
pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh hàng thiết yếu phục vụ Tết với tổ chức tín dụng trên địa
bàn tỉnh để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp và các ưu đãi
khác... nhằm dự trữ hàng hóa, góp phần bình ổn giá cả thị trường các mặt hàng
thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên
đán Kỷ Hợi 2019 với những mặt hàng thiết yếu gồm: Gạo; bánh, kẹo; dầu ăn; đường
RE; thực phẩm chế biến (thịt lợn, thịt gà); muối i ốt
(Có
Phụ lục chi tiết kèm theo)
- Thời gian thực hiện: 15/12/2018 đến
31/3/2019.
- Đối tượng tham gia:
+ Các doanh nghiệp có chức năng sản
xuất, kinh doanh các loại hàng hóa phù hợp với các mặt hàng tham gia chương
trình; có uy tín, năng lực, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc
diện bình ổn, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định
của chương trình.
+ Tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật
các Tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chấp hành
các quy định của chương trình.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp bằng nguồn
vốn tự có chủ động tăng mức dự trữ lượng hàng đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ
đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.
2. Tổ chức xúc tiến
thương mại
- Tổ chức hội chợ Xuân Thái Nguyên
2019, thời gian dự kiến từ ngày 15/01/2019 đến 21/01/2019 tại Quảng trường Võ
Nguyên Giáp; quy mô Hội chợ trên 150 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh có sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng, hợp thị hiếu và
đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân địa phương.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam”; khuyến khích các địa phương phối hợp với các doanh
nghiệp sản xuất, dự trữ và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cùng thực hiện.
3. Công tác kiểm
tra, kiểm soát thị trường
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các
ngành thành viên, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nhiệm
vụ thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường, làm tốt công tác dự báo, xây
dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời ứng phó với những
hiện tượng bất thường có thể xảy ra vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Công
Thương
- Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu
cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng
giá cao trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án hoặc đề xuất với
các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường,
không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến
trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2019.
- Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh
phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết, thực hiện
các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ngân
hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản
xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa
bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn
thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2019.
- Chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp
phân phối thực phẩm trên địa bàn phối hợp với các doanh nghiệp đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo giảm giá cung cấp thịt lợn cho thị trường
để phân phối và thực hiện việc giảm giá thành sản phẩm tương ứng cho người tiêu
dùng.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành liên quan tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối
và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường phục
vụ Tết, phối hợp với các địa phương khác trên cả nước tổ chức hoặc tham gia các
chương trình kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc
sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng phục vụ Tết.
- Đẩy mạnh triển khai các hoạt động
thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ
sản xuất trong nước và thúc đẩy lưu thông hàng hóa kết hợp cung ứng hàng hóa
bình ổn thị trường dịp Tết cho các địa bàn dân cư nhất là vùng sâu, vùng xa.
- Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai
các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng;
có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chương
trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu
công nghiệp, vùng sâu, vùng xa... nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho
nhân dân vùng khó khăn, người có thu nhập trung bình và thấp.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc
cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt
của nhân dân. Chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các
nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường
tỉnh tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các vấn đề về
giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu
cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ và kịp thời
về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, quản lý an toàn thực
phẩm của nhà nước, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho
người dân địa phương; tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện Cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể
gây bất ổn thị trường.
2. Cục Quản lý
thị trường tỉnh
Thực hiện tốt chỉ đạo của Tổng cục Quản
lý thị trường; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường; thường xuyên
nắm bắt, theo dõi diễn biến của thị trường, diễn biến giá cả, cung cầu hàng
hóa, tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh để chỉ đạo
các Ngành chức năng, các đoàn thể chính trị - xã hội và chính quyền xã, phường,
thị trấn tổ chức triển khai các nhiệm vụ;
- Công tác tuyên truyền: Chỉ đạo các
cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương và các cơ quan chức năng tăng cường
công tác phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của
Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND tỉnh tới các tổ chức, cá nhân kinh
doanh, các trường học, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao sự
hiểu biết pháp luật, tạo ra sự đồng thuận trong công tác đấu tranh chống sản xuất,
buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ
nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo VSATTP...; đặc biệt, là tuyên truyền đến học
sinh, quần chúng nhân dân Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính
phủ về quản lý, sử dụng pháo nổ; Chỉ thị số 406/CT-TTg ngày 08/8/1994 của Thủ
tướng Chính phủ về cấm sản xuất, buôn bán pháo nổ và các văn bản của UBND tỉnh
về việc ngăn chặn, xử lý các hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng
pháo trái phép trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán và các Lễ hội ở địa
phương.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát thị
trường: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, vận
chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại theo tinh
thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Tổng cục Quản
lý thị trường, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo
các Ngành thành viên, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố, thị xã, UBND các
phường, xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thị trường chủ động xây dựng kế hoạch
và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên
đán năm 2019 thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, địa phương. Ngăn chặn có hiệu
quả các hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm (đặc biệt
chú ý đến mặt hàng pháo nổ, thuốc nổ) hàng kém chất lượng, hàng không rõ
nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo VSATTP; các hoạt động khoáng sản, lâm sản trái
phép; phòng chống dịch bệnh và kiềm chế tốc độ tăng giá, bình ổn giá thị trường.
3. Sở Tài chính
- Tiếp tục thực hiện nghiêm ý kiến chỉ
đạo của Bộ Tài chính tại Văn bản số 2421/BTC-NSNN ngày 26/02/2014 về việc không
sử dụng ngân sách cho doanh nghiệp vay, tạm vay; nghiên cứu, tham mưu báo cáo
UBND tỉnh theo quy định.
- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng
ký giá của doanh nghiệp tham gia dự trữ; thẩm định giá đăng ký, phê duyệt và
công bố giá bán hàng bình ổn thị trường của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm kiểm
tra, điều chỉnh giá bán hàng bình ổn thị trường của doanh nghiệp, đảm bảo giá
bán hàng bình ổn phải thấp hơn giá thị trường của hàng hóa cùng quy cách, chủng
loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất từ 5% đến 10%.
- Phối hợp các ngành chức năng, UBND
các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết
của doanh nghiệp tham gia dự trữ bình ổn thị trường; chịu trách nhiệm về việc
điều chỉnh giá khi thị trường biến động hoặc có văn bản đề nghị của doanh nghiệp.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến giá
cả thị trường các mặt hàng thiết yếu; tổ chức kiểm tra trong các trường hợp biến
động giá (nếu có); tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả kiểm tra xử lý.
4. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các
giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi của tỉnh;
nhằm chủ động tạo nguồn hàng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.
- Phối hợp với các ngành, địa phương,
phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm...
5. Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh Thái Nguyên
- Xây dựng chương trình cho doanh
nghiệp vay vốn với hạn mức tín dụng và lãi suất phù hợp nhằm đầu tư chăn nuôi,
sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống phân phối và dự trữ hàng hóa để
cung ứng phục vụ ổn định giá cả thị trường cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán
Kỷ Hợi 2019. Đồng thời, triển khai đến các tổ chức tín dụng, giới thiệu các tổ
chức tín dụng có nhu cầu và khả năng thực hiện đăng ký tham gia chương trình.
- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra các tổ
chức tín dụng tham gia chương trình thực hiện cho vay theo quy định của pháp luật,
theo nội dung ký kết khi tham gia chương trình và các quy định khác có liên
quan.
- Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ cho các
tổ chức tín dụng tham gia chương trình thực hiện việc giải ngân vốn vay cho
doanh nghiệp bình ổn thị trường nhằm đảm bảo việc giải ngân được thực hiện
nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định của pháp luật.
6. Các Sở, ban,
ngành liên quan: Các Sở, ban, ngành liên quan căn
cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện tốt công tác cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định
giá cả các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực ngành quản lý và có trách nhiệm phối
hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện Kế hoạch này.
7. Báo Thái
Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ
quan liên quan xây dựng chuyên mục bình ổn thị trường phát định kỳ trên báo,
sóng truyền hình và truyền thanh để thông tin đến người tiêu dùng trên địa bàn.
Đưa tin phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình
hình thực hiện giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
8. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Công
Thương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc, Ban quản lý Chợ và UBND các xã, phường, thị trấn... trên địa bàn tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cung ứng, kinh doanh, kịp thời phát hiện
xử lý các vi phạm theo quy định. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp thương mại
lớn đóng trên địa bàn cung cấp các thông tin có liên quan về mặt hàng, số lượng,
giá cả, các hình thức khuyến mại, địa điểm bán hàng thuận lợi cho việc mua bán
của nhân dân; có các hình thức hỗ trợ liên kết giữa các thành phần kinh tế trên
địa bàn với các doanh nghiệp trong việc mở rộng kênh phân phối, tuyên truyền giới
thiệu hàng hóa, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện bảo đảm
cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi
2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành đoàn
thể thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan
nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (để
b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
Toannk, 12/2018.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nhữ Văn Tâm
|
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP NHU CẦU DỰ TRỮ HÀNG HÓA THIẾT YẾU
(Kèm theo Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 11/12/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
TT
|
Loại
hàng hóa
|
Đơn
vị tính
|
Định
mức/người/tháng
|
Tổng
lượng hàng hóa tiêu thụ/tháng
|
Nhu
cầu dự trữ/tháng
|
Tỷ
lệ % cần dự trữ
|
Số
lượng
|
1
|
Gạo tẻ
|
kg
|
10
|
12.550.700
|
5
|
627.535
|
2
|
Muối i - ốt
|
kg
|
0,41
|
514.579
|
100
|
514.579
|
3
|
Bánh, kẹo
|
kg
|
0,35
|
439.275
|
30
|
131.782
|
4
|
Dầu ăn
|
lít
|
0,3
|
376.521
|
30
|
112.956
|
5
|
Đường RE
|
kg
|
0,3
|
376.521
|
30
|
112.956
|
6
|
Thực phẩm (thịt lợn, gà)
|
kg
|
6
|
7.530.420
|
5
|
376.521
|
Ghi chú: Định mức/người theo dự tính chung.
Hàng cần dự trữ: Tính cho dân số
trên địa bàn tỉnh theo Niên giám thống kê 2017 là: 1.255.070 người