Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 07/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Thành Công
Ngày ban hành: 15/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Sơn La, ngày 15 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH

XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA TỈNH SƠN LA NĂM 2024

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 252/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Quyết định số 2665/QĐ-UBND ngày 09/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 169/TTr-SCT ngày 22/12/2023 về việc đề nghị UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2024.

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2024, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển xuất khẩu hàng hóa bền vững, gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa của tỉnh Sơn La.

2. Phát triển xuất khẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Sơn La nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu; Chuyển dịch dần sang xuất khẩu trực tiếp, qua hợp đồng thương mại quốc tế.

3. Đẩy mạnh hàng hóa tham gia xuất khẩu góp phần phát triển sản xuất xanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, tác động tích cực đến hoạt động chế biến, tiêu thụ hàng hóa có lợi thế của tỉnh tại thị trường trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La nhanh và bền vững.

II. CHỈ TIÊU XUẤT KHẨU

1. Chỉ tiêu xuất khẩu chung

Phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh năm 2024 đạt 196,1 triệu USD, tăng 5,07% so với năm 2023 (Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 186,8 triệu USD, tăng 5,12% so với năm 2023) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.

2. Chỉ tiêu xuất khẩu chi tiết

2.1. Sản phẩm nông sản, thực phẩm

a, Sản phẩm trái cây

Giá trị sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 34,22 triệu USD (tăng 4,43% so với năm 2023). Một số sản phẩm trái cây chủ yếu:

- Sản phẩm Xoài tham gia xuất khẩu đạt 12.900 tấn (gồm 6.400 tấn quả tươi; 5.500 tấn xoài quả tươi đưa vào sơ chế, chế biến xuất khẩu tại các nhà máy trong và ngoài tỉnh; 1.000 tấn sản phẩm xoài IQF, nước ép xoài cô đặc tại Nhà máy chế biến hoa quả của công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao). Giá trị sản phẩm xoài tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 5,6 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ....

- Sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu đạt 5.500 tấn sản phẩm (gồm 1.000 tấn nhãn quả tươi, 4.500 tấn long nhãn). Giá trị sản phẩm nhãn tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 24,9 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

- Sản phẩm Chanh leo tham gia xuất khẩu đạt 1.700 tấn. Giá trị sản phẩm Chanh leo tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 0,9 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, các nước EU (Pháp, Thụy Sỹ...).

- Sản phẩm Chuối tham gia xuất khẩu đạt 6.000 tấn. Giá trị sản phẩm chuối tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 1,8 triệu USD; Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc;

b, Nông sản chế biến và nông sản khác

Giá trị nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 152,58 triệu USD (tăng 5,28% so với năm 2023). Một số mặt hàng chủ yếu:

- Sản phẩm Chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 10.500 tấn; giá trị sản phẩm chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 21,8 triệu USD; Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Afghanistan, Nhật Bản...

- Sản phẩm Cà phê tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 32.000 tấn; giá trị sản phẩm cà phê tham gia xuất khẩu đạt trên 89,3 triệu USD; Thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN.

- Sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt khoảng 100.000 tấn (gồm 60.000 tấn tinh bột sắn; 40.000 tấn các sản phẩm từ sắn như sắn lát khô…); giá trị sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt 38,2 triệu USD. Thị trường: Trung Quốc.

- Các sản phẩm nông sản chế biến khác (dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…) tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 2.600 tấn; giá trị các sản phẩm nông sản chế biến khác (dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…) tham gia xuất khẩu đạt 2,58 triệu USD. Đơn vị chế biến: Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại Ninh Bình và chi nhánh tại tỉnh Sơn La. Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ....

2.2. Sản phẩm khác

Tổng giá trị các sản phẩm khác của tỉnh tham gia xuất khẩu năm 2024 dự kiến đạt 9,3 triệu USD. Các mặt hàng tham gia xuất khẩu chủ yếu gồm xi măng, sản phẩm dệt may và các sản phẩm khác.

(chi tiết có phụ lục kèm theo)

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

a, Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và mã vùng nguyên liệu theo yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu;

Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hoá, tự động hoá; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản. Hình thành hệ thống logistic nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.

b, Phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh:

- Tổ chức, khuyến khích doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tập trung vào các sản phẩm nông sản, thực phẩm.

- Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử của tỉnh đối với các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh tại thị trường trong nước và quốc tế.

2. Sở Công Thương

a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:

- Là cơ quan đầu mối chủ trì tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ Kế hoạch đề ra.

- Tham mưu phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh; chế biến công nghệ cao. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn đến đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu nông nghiệp…

- Thực hiện có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm trong triển khai Kế hoạch Xúc tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử tỉnh Sơn La năm 2024, tập trung vào các sản phẩm nông sản, thực phẩm; nghiên cứu việc triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia các hoạt động thương mại điện tử quốc tế.

- Nghiên cứu các mô hình, chương trình đấu giá vùng nguyên liệu xuất khẩu nông sản, chợ đấu giá nông sản… đã áp dụng thành công tại một số quốc gia trên thế giới hoặc tại các tỉnh/thành phố trong cả nước để tham mưu với UBND tỉnh áp dụng trên địa bàn tỉnh.

b. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Thu hút đầu tư, phát triển các dịch vụ logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến nông sản.

- Xây dựng Sổ tay hướng dẫn diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP…, diện tích được cấp mã vùng trồng. Trong đó, bổ sung, cập nhật thông tin về các quy định của một số nước nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, tập trung vào sản phẩm trái cây.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các dự án nhà máy chế biến nông sản tại tỉnh. Tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn đến đầu tư nhà máy chế biến nông sản, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, các cơ sở thu gom, chợ đầu mối, cơ sở chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản theo các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.

4. Sở Tài Chính

- Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, tham mưu cân đối, bố trí kinh phí năm 2024 giao cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện Kế hoạch này.

- Hướng dẫn các sở, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai các nhiệm vụ được giao đảm bảo chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật.

5. Sở Khoa học và công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan:

- Định hướng nghiên cứu hàng năm tập trung vào các nội dung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hữu cơ trong sản xuất, chế biến; lựa chọn nhân giống, sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh đối với cây trồng, vật nuôi…

- Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư, áp dụng chuyển giao đổi mới công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch thân thiện với môi trường.

- Tập trung cao cho việc xây dựng, quản lý nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký bảo hộ tại nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tổ chức các chương trình công bố văn bằng bảo hộ lồng ghép với các chương trình XTTM về nông sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ.

- Hỗ trợ cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; các quy định về hàng rào phi thuế; các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu.

6. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài đến khảo sát, đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh; quản lý, hướng dẫn đảm bảo các thủ tục liên quan để triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tại thị trường nước ngoài.

7. Sở Ngoại Vụ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh liên quan đến người nước ngoài vào khảo sát, đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh tuân thủ theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo các thủ tục cần thiết để triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông sản tại thị trường nước ngoài.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu với UBND tỉnh làm việc với các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, các Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế… nhằm tăng cường thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số theo Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông tuyên truyền, phản ánh kịp thời, chính xác về các hoạt động xúc tiến thương mại và tình hình tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

9. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm; tập huấn kỹ năng và hỗ trợ tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thương mại.

- Tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia, gửi hàng mẫu giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La tại các sự kiện xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài như hội chợ, triển lãm, các hội nghị trực tuyến….

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội nông dân tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh…

- Đẩy mạnh tập huấn, học tập mô hình để nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp tục thành lập mới các hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã trồng cây ăn quả theo hướng có sản phẩm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, các doanh nghiệp thu gom, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và kết nối giao thương các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tập trung vào sản phẩm nông sản.

- Thường xuyên nắm bắt, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX, Đoàn viên, Hội viên… và nhân dân trong sản xuất, thu hoạch và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, nhất là các sản phẩm nông sản.

11. Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh

- Xây dựng chuyên mục, các phóng sự, tin bài để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La tham gia xuất khẩu.

- Xây dựng các phóng sự, tin bài để phổ biến về khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nông sản an toàn VietGAP, GlobalGAP theo quy định của các nước có nhu cầu nhập khẩu.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy duy trì hoạt động của Tổ công tác sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của huyện, thành phố trực thuộc Ban chỉ đạo 598 do Đồng chí Bí thư Huyện ủy làm tổ trưởng; ban hành Kế hoạch, Kết luận lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2024 (phấn đấu tốc độ tăng trưởng sản phẩm hàng hóa của huyện, thành phố tham gia xuất khẩu đạt 5-6%/năm).

- Tiếp tục rà soát các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế phát triển của huyện; hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; từng bước nâng cao chuỗi giá trị cho các loại cây ăn quả chủ lực, phù hợp với nhu cầu thị trường, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao tập trung tại các địa bàn có điều kiện phát triển thuận lợi.

- Ban hành Kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2024 (chi tiết theo từng tháng, từng sản phẩm; rõ đơn vị sản xuất, đơn vị thu gom, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu; cụ thể hóa công tác phối hợp triển khai hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản với từng nhà máy, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn).

- Xây dựng mỗi loại sản phẩm nông sản đều có doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò đơn vị thu gom chuyên nghiệp (có đủ năng lực về tài chính, phương tiên, quản trị kinh doanh, thông tin thị trường, có đối tác tiêu thụ, xuất khẩu) thực hiện kế hoạch xuất khẩu nông sản của tỉnh.

b. Phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan trong công tác cấp, quản lý đánh giá, giám sát mã số vùng trồng theo quy định; phối hợp huy động nguồn lực, tham gia xây dựng hệ thống logistic nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm đã và đang xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, giữ vững và khẳng định danh tiếng trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về phát triển vùng sản xuất nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu của Tổ công tác vận động sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh (Tổ công tác 837).

- Chủ động phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản trong nước và quốc tế, phát triển thương mại điện tử.

14. Đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng hóa

- Xây dựng Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh năm 2024, nhất là các sản phẩm nông sản và thông báo với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong hoạt động thu gom, ký kết hợp đồng tiêu thụ, quản lý chất lượng sản phẩm…; cung cấp thông tin về kết quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm, các khó khăn, vướng mắc (nếu có);

- Chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ, xuất khẩu; đề xuất cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hữu cơ trong sản xuất, chế biến; lựa chọn nhân giống, sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh đối với cây trồng, vật nuôi…

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn ngân sách: Căn cứ vào nội dung kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể của các sở ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán kinh phí và lồng ghép với các hoạt động khác gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, HTX và các nguồn huy động hợp pháp khác.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các Sở, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu, đạt hiệu quả cao. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 16 hàng tháng), 6 tháng (trước ngày 16/6), tổng kết năm (trước ngày 20/11 hàng năm) hoặc khi có yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Công thương tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch này định kỳ hàng tháng (trước ngày 18 hàng tháng), 6 tháng (trước ngày 18/5), tổng kết năm (trước ngày 30/11 hàng năm) hoặc khi có yêu cầu báo cáo đột xuất.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết, điều chỉnh kế hoạch này (qua Sở Công Thương)./.


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- TT Huyện ủy, Thành ủy (phối hợp chỉ đạo);
- UB MTTQVN tỉnh (phối hợp thực hiện);
- Tỉnh Đoàn Sơn La (phối hợp thực hiện);
- Liên đoàn Lao động tỉnh (phối hợp thực hiện);
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA TỈNH SƠN LA NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 15/01/2024 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Sản phẩm

Thực hiện năm 2022

Kế hoạch năm 2023

ƯTH năm 2023

ƯTH năm 2023 so với TH năm 2022 (%)

ƯTH năm 2023 so với KH năm 2023 (%)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

1

2

3

4

5

6

7

8=7/3

9=7/5

Tổng cộng

174.839,31

184.000

186.636,83

106,75

101,43

A

MẶT HÀNG NÔNG SẢN

163.172,72

171.880

177.693,77

108,90

103,43

I

Sản phẩm trái cây

18.524

20.019,17

18.705

25.255

24.793

32.768,07

163,68

129,75

1

Sản phẩm Xoài

9.080

2.951,25

8.000

4.880

12.584

5.187,76

175,78

106,31

1.1

Sản phẩm xoài tươi

2.903,5

1.742,80

3.000

700

6.406

2.910,82

167,02

161,71

1.2

Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy ngoài tỉnh

6.176,5

1.208,45

3.500

700

5.500

1.266,09

104,77

180,87

1.3

Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy trong tỉnh

1.500

2.380

678

1.010,85

42,47

-

Xoài IQF

1.000

1.730

322

551,94

31,90

-

Nước ép xoài cô đặc

500

650

356

458,91

70,60

2

Sản phẩm Nhãn

3.734

14.428,99

4.500

17.540

5.250

24.594,72

170,45

140,22

2.1

Nhãn quả tươi

1.268

880,09

1.300

900

950

663,09

75,34

73,68

2.2

Long nhãn

2.466

13.548,90

3.000

16.300

4.300

23.931,63

176,63

146,82

2.3

Nước ép nhãn

200

340

3

Sản phẩm Chanh leo

1.009

1.121,59

1.000

1.130

1.436

788,03

70,26

69,74

3.1

Chanh leo tươi

1.009

1.121,59

1.000

1.130

343

188,46

16,80

16,68

3.2

Dịch chanh leo

1.093

599,57

4

Sản phẩm Chuối

4.500

1.364,06

5.000

1.500

4.700

1.202,32

88,14

80,15

5

Sản phẩm Mận hậu

50

60,09

6

Sản phẩm Thanh long

138

134,25

140

135

747

926,22

689,92

686,09

7

Sản phẩm Sơn tra

63

19,03

65

70

26

8,93

46,93

12,76

II

Nông sản chế biến và nông sản khác

143.153,55

146.545

144.925,70

101,24

98,90

8

Sản phẩm Chè

10.700

21.541,61

11.100

23.265

9.300,00

20.562,29

95,45

88,38

8.1

Chè viên

2.300

8.412,64

2.500

9.100

2.000

8.923,02

106,07

98,06

8.2

Chè xanh

8.400

13.128,97

8.600

14.165

7.300

11.639,27

88,65

82,17

9

Sản phẩm Cà phê

28.858

82.377,7

31.500

83.115

31.500

81.014,48

98,35

97,47

10

Sản phẩm sắn

91.254

4.919,40

94.000

35.650

94.200

36.580,24

104,76

102,61

10.1

Tinh bột sắn

60.000

26.860

60.000

27.000

60.000

26.850,10

99,96

99,44

10.2

Sản phẩm khác

31.254

8.059

34.000

8.650

34.200

9.730,14

120,73

112,49

11

Đường mía

8.000

3.818

8.200

3.900

7.850

3.943,14

103,28

101,11

12

Rau các loại

100

110

13

Hạt giống Takii

50

50

400

800

800

14

Ngô giống

80

80

80

100

100

15

Sản phẩm chế biến khác (Dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…)

1.958

366,91

2.000

375

4.620

2.345,54

639,27

625,48

15.1

Sản phẩm dứa (Doveco)

1.459

556,70

15.2

Sản phẩm ngô ngọt (Doveco)

1.808

786,61

15.3

Sản phẩm đậu tương rau (Doveco)

1.353

1002,23

B

MẶT HÀNG KHÁC

11.666,59

12.200

98.200,00

8.943,06

76,66

73,30

1

Xi măng và clanke

134.000

10.574,24

134.500

10.800

98.200

7.673,06

72,56

71,05

2

Điện thương phẩm

150

150

3

Sản phẩm Dệt may

300

450

450

150

100

4

Sản phẩm từ thép

234,08

300

220

93,98

73,33

5

Sản phẩm khác

408,27

500

600

146,96

120,00

PHỤC LỤC 02

KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA TỈNH SƠN LA NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 15/01/2024 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Sản phẩm

Thực hiện năm 2023

Kế hoạch năm 2024

KH năm 2024 so với TH năm 2023 (%)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

1

2

3

4

5

6=5/3

Tổng cộng

186.636,83

196.100

105,07

A

MẶT HÀNG NÔNG SẢN

177.693,77

186.800

105,12

I

Sản phẩm trái cây

24.793

32.768,07

26.950

34.220

104,43

1

Sản phẩm Xoài

12.584

5.187,76

12.900

5.600

107,95

1.1

Sản phẩm xoài tươi

6.406

2.910,82

6.400

2.900

99,63

1.2

Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy ngoài tỉnh

5.500

1.266,09

5.500

1.270

100,31

1.3

Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy trong tỉnh

678

1.010,85

1.000

1.430

141,47

-

Xoài IQF

322

551,94

400

670

121,39

-

Nước ép xoài cô đặc

356

458,91

600

760

165,61

2

Sản phẩm Nhãn

5.250

24.594,72

5.500

24.900

101,24

2.1

Nhãn quả tươi

950

663,09

1.000

700

105,57

2.2

Long nhãn

4.300

23.931,63

4.500

24.200

101,12

3

Sản phẩm Chanh leo

1.436

788,03

1.700

900

114,21

3.1

Chanh leo tươi

343

188,46

600

300

159,18

3.2

Dịch chanh leo

1.093

599,57

1.100

600

100,07

4

Sản phẩm Chuối

4.700

1.202,32

6.000

1.800

149,71

5

Sản phẩm Mận hậu

50

60,09

50

60

99,85

6

Sản phẩm Thanh long

747

926,22

750

940

101,49

7

Sản phẩm Sơn tra

26

8,93

50

20

223,96

II

Nông sản chế biến và nông sản khác

144.925,70

152.580

105,28

8

Sản phẩm Chè

9.300

20.562,29

10.500

21.800

106,02

8.1

Chè viên

2.000

8.923,02

2.150

9.200

103,10

8.2

Chè xanh

7.300

11.639,27

8.350

12.600

108,25

9

Sản phẩm Cà phê

31.500

81.014,48

32.000

89.300

110,23

10

Sản phẩm sắn

94.200

36.580,24

100.000

38.200

104,43

10.1

Tinh bột sắn

60.000

26.850

60.000

27.000

100,56

10.2

Sản phẩm khác

34.200

9.730,14

40.000

11.200

115,11

11

Đường mía

7.850

3.943,14

440

220

5,58

12

Hạt giống Takii

400

400

100

13

Ngô giống

80

80

100

14

Sản phẩm chế biến khác

4.620

2.345,54

2.600

2.580

110,00

14.1

Sản phẩm dứa (Doveco)

1.459

556,70

1.000

580

104,19

14.2

Sản phẩm ngô ngọt (Doveco)

1.808

786,61

800

900

114,42

14.3

Sản phẩm đậu tương rau (Doveco)

1.353

1.002,23

800

1.100

109,75

B

MẶT HÀNG KHÁC

98.200

8.943,06

9.300

103,99

1

Xi măng và clanke

98.200

7.673,06

106.000

7.800

101,65

2

Sản phẩm Dệt may

450

500

111,11

3

Sản phẩm từ thép

220

250

113,64

4

Sản phẩm khác

600

750

125,00

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 07/KH-UBND ngày 15/01/2024 xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


314

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!