BỘ
THỦY SẢN
CỤC QLCL, ATVS&TYTS
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
2597/CLTY-TY
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2005
|
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI
CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỦY SẢN
1.Các căn cứ
pháp lý hiện hành để thực hiện công tác kiểm dịch:
-Pháp lệnh thú y 2004
-Nghị định số 33/2005/NĐ-CP
ngày 15/3/2005 của Chính phủ, hướng dẫn chi tiết một số điều của Pháp lệnh thú
y
-Thông tư Liên tịch số
01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 3/2/2005 của Bộ thủy sản - Bộ Nội vụ v/v Hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản
lý nhà nước về thủy sản ở địa phương
-Thông tư Liên tịch số
17/2003/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTS ngày 14/3/2003 hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát
hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm
dịch thủy sản.
-Quyết định số 07/2003/QĐ-BTS
ngày 5/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản
-Tiêu chuẩn ngành thủy sản số
28 TCN 202:2004.
-Mục 3 tiêu chuẩn ngành thủy
sản số 28 TCN 101: 1997.
2.Đối tượng
thuộc diện phải kiểm dịch:
2.1.Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản
vận chuyển lưu thông trong nước phải được kiểm dịch 1 lần tại nơi xuất phát
(nơi nuôi, lưu giữ thủy sản, sản phẩm thủy sản trước khi vận chuyển) đối với
các trường hợp sau:
a.Nguyên liệu thuỷ sản khi đưa
ra khỏi vùng nuôi trong trường hợp có thông báo của Sở Thủy sản, Sở NN&PTNT
có quản lý thủy sản về bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch xảy ra tại vùng nuôi
đó.
b.Thuỷ sản để làm giống trước
khi ra khỏi cơ sở sản xuất, kinh doanh giống
2.2.Thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ
sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, chuyển cửa khẩu,
quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch trong các trường hợp sau:
a.Thuỷ sản sống,
b.Các loại sản phẩm thuỷ sản
tươi, sản phẩm bảo quản lạnh (ướp đá, giữ lạnh), cấp đông, khô tái
2.3.Thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ
sản xuất khẩu phải được kiểm dịch trong các trường hợp sau:
a.Thị trường nhập khẩu hoặc các
điều ước quốc tế qui định phải kiểm dịch;
b.Chủ hàng có yêu cầu phải kiểm
dịch
2.4.Cơ quan thực hiện công tác
kiểm dịch thủy sản:
a.Đối với kiểm dịch thủy sản lưu
thông trong nước: lô hàng xuất phát từ địa phương thuộc tỉnh nào thì công tác
kiểm dịch do đơn vị được giao quản lý thú y thủy sản tại tỉnh đó thực hiện. Ở
những địa phương chưa có đơn vị quản lý thú y thủy sản, chủ hàng đăng ký kiểm dịch
với các Trung tâm chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản vùng quản lý địa
bàn có địa phương đó.
b.Đối với kiểm dịch thủy sản xuất
nhập khẩu: Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản, các Trung
tâm chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản vùng và các cơ quan quản lý
chất lượng và thú y thủy sản địa phương có cửa khẩu được Cục uỷ quyền - Phụ lục
1 kèm theo
3.Danh mục bệnh
phải kiểm dịch: phụ lục 2 kèm theo
4.Phương
pháp lấy mẫu, xét nghiệm:
Việc thu mẫu, kiểm tra xét nghiệm
bệnh thực hiện theo mục 3 tiêu chuẩn ngành thủy sản 28 TCN 101: 1997. Riêng việc
xét nghiệm bệnh do virus ở tôm (bệnh đốm trắng) thực hiện theo tiêu chuẩn ngành
thủy sản 28 TCN 202:2004.
5.Giải thích
từ ngữ: trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5.1.Thủy sản nghi mắc bệnh:
là thủy sản có triệu chứng, bệnh tích của bệnh nhưng chưa rõ, chưa xác định được
mầm bệnh hoặc thủy sản ở trong vùng dịch và có biểu hiện không bình thường hoặc
bỏ ăn, bơi lờ đờ .
5.2.Thủy sản mắc bệnh: là
thủy sản nhiễm bệnh và có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh đó hoặc đã
xác định được mầm bệnh.
5.3.Tác nhân gây bệnh: là
các yếu tố gây bệnh, gây hại cho sức khoẻ con người, động vật, bao gồm các vi
sinh vật, ký sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng; các loài động vật
gây hại cho người, động vật, môi trường, hệ sinh thái
5.4.Nguyên liệu thủy sản:
là thủy sản được thu hoạch giữ sống hoặc được bảo quản để dùng làm nguyên liệu
chế biến thực phẩm hoặc cho mục đích khác.
6.Trình tự
thủ tục kiểm dịch
6.1.Kiểm dịch lưu thông trong nước:
6.1.1.Hồ sơ khai báo kiểm dịch:
theo mẫu nêu tại phụ lục 3
6.1.2.Thời gian khai báo kiểm dịch:
theo qui định tại khoản 1 Điều 31
6.1.3.Trình tự, thủ tục kiểm dịch:
qui định tại khoản 2 Điều 32, Điều 33 Nghị định số 33/2005/NĐ/CP.
6.1.4.Để triển khai các qui định
nêu trên, Cục hướng dẫn chi tiết 1 số điểm sau:
6.1.4.1.Đối với thủy sản để làm
giống:
a.Theo qui định tại khoản 3 Điều
29 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, thủy sản làm giống
khi đưa ra khỏi cơ sở sản xuất giống phải kiểm dịch nhằm phòng ngừa mầm bệnh
lây lan từ trại giống vào vùng nuôi. Do vậy giống sản xuất tại trại với bất kể
qui mô nào khi đưa ra khỏi trại (kể cả trong phạm vi huyện, xã) đều phải khai
báo kiểm dịch
b.Kiểm dịch tại nơi xuất phát
(nơi nuôi, lưu giữ thủy sản trước khi vận chuyển). Nếu tại thời điểm kiểm tra,
thủy sản khoẻ mạnh, hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất đạt yêu cầu, cơ quan kiểm
dịch xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng.
Trong trường hợp nghi thuỷ sản mắc
bệnh, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm (tập trung lấy mẫu trên đối tượng thủy
sản nghi mắc bệnh và xét nghiệm tác nhân gây bệnh nghi vấn). Nếu không phát hiện
tác nhân gây bệnh, cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng.
Nếu phát hiện tác nhân gây bệnh, cơ quan kiểm dịch không cấp giấy chứng nhận
cho lô hàng, yêu cầu và giám sát chủ hàng áp dụng biện pháp xử lý thích hợp cho
từng loại bệnh nhằm ngăn chặn bệnh lây lan.
c.Cơ quan kiểm dịch tại địa
phương nơi tiếp nhận lô hàng tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch (cấp
từ nơi xuất phát) đồng thời kiểm tra tình trạng sức khoẻ của thủy sản, điều kiện
vệ sinh thú y của phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan trong quá
trình vận chuyển thủy sản. Nếu các yếu tố trên đều đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch
xác nhận vào giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép vận chuyển lô hàng đến nơi
tiếp nhận.
Trong trường hợp lô hàng không
có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không phù hợp với
chi tiết lô hàng (về số lượng, chủng loại, kích cỡ); phát hiện thủy sản mắc bệnh,
phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan trong quá trình vận chuyển
thủy sản không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì kiểm dịch viên phải đình chỉ
ngay việc vận chuyển và tuỳ theo mức độ có thể yêu cầu cách ly kiểm dịch để
giám sát hoặc tiêu huỷ lô hàng
6.1.4.2.Đối với nguyên liệu thủy
sản:
a.Kiểm dịch tại nơi xuất phát
(nơi tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu thủy sản thu hoạch từ vùng có thông báo của
Sở Thủy sản, Sở NN&PTNT có quản lý thủy sản về bệnh có nguy cơ lây lan
thành dịch xảy ra tại vùng nuôi đó, trước khi vận chuyển). Nếu tại thời điểm kiểm
tra, nguyên liệu thủy sản không có dấu hiệu biến chất do thuỷ sản mắc bệnh, cơ
quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng.
b.Trong trường hợp nguyên liệu
thủy sản có dấu hiệu biến chất do thủy sản mắc bệnh, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu
xét nghiệm tác nhân gây bệnh (tập trung lấy mẫu trên đối tượng thủy sản nghi mắc
bệnh và xét nghiệm tác nhân gây bệnh đã có nghi vấn). Nếu không phát hiện tác
nhân gây bệnh, cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng. Nếu
phát hiện tác nhân gây bệnh, cơ quan kiểm dịch không cấp giấy chứng nhận cho lô
hàng, yêu cầu và giám sát chủ hàng áp dụng biện pháp xử lý thích hợp cho từng
loại bệnh nhằm ngăn chặn bệnh lây lan.
c.Cơ quan kiểm dịch tại địa
phương nơi tiếp nhận lô hàng tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch (cấp
từ nơi xuất phát), đồng thời kiểm tra nguyên liệu thủy sản. Nếu giấy chứng nhận
kiểm dịch phù hợp so với lô hàng và hiện trạng lô hàng đạt tiêu chuẩn vệ sinh
thú y thì xác nhận vào giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép vận chuyển lô hàng
đến nơi tiếp nhận.
Trong trường hợp phát hiện không
có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không phù hợp với
chi tiết lô hàng (về số lượng, chủng loại, kích cỡ, bao gói); hoặc phát hiện
nguyên liệu thủy sản có dấu hiệu biến chất do thuỷ sản mắc bệnh, phương tiện vận
chuyển, các vật dụng khác có liên quan trong quá trình vận chuyển nguyên liệu thủy
sản không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì kiểm dịch viên yêu cầu và giám sát
chủ hàng áp dụng biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại bệnh nhằm ngăn chặn bệnh
lây lan.
6.2.Kiểm dịch nhập khẩu:
6.2.1.Hồ sơ khai báo kiểm dịch:
a.Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu
tại phụ lục 1 Thông tư 17/2003/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTS ngày 14/3/2003.
b.Bản copy Giấy chứng nhận kiểm
dịch lô hàng do cơ quan thẩm quyền nước xuất cấp với nội dung phù hợp với qui định
của Việt Nam và tổ chức thú y Quốc tế - Phụ lục 4
6.2.2.Thời gian khai báo: theo
khoản 3 Điều 31 Nghị định số 33/2006/NĐ-CP
6.2.3.Trình tự, thủ tục kiểm dịch:
theo Điều 33, 35 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP
6.2.4. Để triển khai các qui định
nêu trên, Cục hướng dẫn chi tiết 1 số điểm sau:
6.2.4.1.Trong khi chờ ban hành Qui
chế Kiểm dịch thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản, chưa áp dụng Khoản 2 Điều 31qui định
về đăng ký kiểm dịch với Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ
sản
6.2.4.2.Về thời gian khai báo kiểm
dịch cần thực hiện đúng qui định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 33/2005/NĐ-CP. Để
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn tất thủ tục nhập khẩu, các đơn vị được
Cục uỷ quyền có thể chấp thuận cho các doanh nghiệp ghi số lượng hàng dự kiến sẽ
nhập. Trong từng trường hợp cụ thể có thể xem xét cho phép Doanh nghiệp khai
báo muộn hơn nhưng phải đảm bảo thời gian để cơ quan kiểm dịch bố trí và triển
khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng qui định.
Trước khi xác nhận vào Giấy khai
báo kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch phải kiểm tra đối tượng xin nhập khẩu. Nếu đối
tượng xin nhập khẩu là loài thủy sản đã có trong danh mục được phép nhập khẩu
thông thường hoặc đã được Cục cấp phép nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch xác nhận
vào giấy khai báo kiểm dịch. Nếu thủy sản chưa có trong danh mục hoặc chưa được
Cục cấp phép nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch không xác nhận vào giấy khai báo kiểm
dịch và thông báo cho chủ hàng biết lý do.
6.2.4.3.Đối với thủy sản sống
a.Tại cửa khẩu, cán bộ kiểm dịch
kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, tình trạng sức khoẻ thủy sản, điều kiện vệ sinh thú y
của phương tiện vận chuyển thủy sản và các vật dụng liên quan trong quá trình vận
chuyển.
Nếu giấy chứng nhận kiểm dịch của
cơ quan có thẩm quyền nước xuất (bản gốc) hợp lệ, phù hợp với chi tiết lô hàng
(về số lượng, chủng loại, kích cỡ, bao gói); kết quả kiểm dịch xác nhận đã kiểm
tra và không phát hiện các tác nhân gây bệnh trong danh mục bệnh phải kiểm dịch
đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu; quan sát thực tế cho thấy thủy sản
khoẻ mạnh; phương tiện, các vật dụng khác liên quan đến quá trình vận chuyển đảm
bảo vệ sinh thú y đạt yêu cầu, cán bộ kiểm tra ký xác nhận vào Phiếu kiểm tra
ngoại quan thủy sản/sản phẩm thủy sản (theo mẫu nêu tại phụ lục 5). Mỗi Phiếu
kiểm tra được lập thành 3 bản (1 bản lưu hồ sơ, 1 bản gửi cho cơ quan giám sát
cách ly kiểm dịch - gửi kèm lô hàng và 1 bản giao cho khách hàng). Lưu ý, phiếu
này chỉ nhằm mục đích xác nhận thủy sản qua kiểm tra ngoại quan chưa phát hiện
dấu hiệu bệnh lý; đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y để đưa về nơi cách ly kiểm dịch,
phiếu này không thay thế Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trường hợp không có giấy chứng
nhận kiểm dịch; giấy chứng nhận kiểm dịch không đáp ứng được các qui định của
OIE và Việt Nam hoặc không phù hợp với chi tiết lô hàng, cơ quan kiểm dịch cửa
khẩu có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu và chủ
hàng biết để kiểm tra lại và sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan kiểm dịch cho
phép chủ hàng lưu giữ lô hàng tại cơ sở cách ly trong một thời gian hợp lý để
hoàn thành thủ tục. Sau thời gian cách ly, nếu chủ hàng không hoàn thành thủ tục,
lô hàng sẽ bị tiêu huỷ.
Trường hợp xác định thủy sản mắc
bệnh thì tiêu huỷ hoặc trả về nước xuất khẩu nếu trên đường về nước xuất khẩu
không phải quá cảnh một nước thứ Ba.
b.Ngay sau khi đưa thủy sản đến
nơi cách ly kiểm dịch, chủ hàng có trách nhiệm chuyển cho cơ quan giám sát cách
ly kiểm dịch Phiếu kiểm tra ngoại quan thủy sản/sản phẩm thủy sản .
Sau thời gian cách ly kiểm dịch,
nếu thủy sản khoẻ mạnh, Cơ quan giám sát cách ly kiểm dịch gửi Biên bản giám
sát cách ly kiểm dịch (theo mẫu nêu tại phụ lục 6) của lô hàng để Cơ quan kiểm
dịch làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng. Nếu nghi thuỷ sản mắc
bệnh, cơ quan giám sát cách ly kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm tập trung vào những
cá thể nghi mắc bệnh. Nếu phát hiện tác nhân gây bệnh, cơ quan giám sát cách ly
kiểm dịch áp dụng các biện pháp xử lý hoặc bắt buộc chủ hàng tiêu huỷ lô hàng,
thông báo cho cơ quan kiểm dịch và báo cáo về Cục QLCL, ATVS&TYTS
c.Về thời gian cách ly kiểm dịch:
hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về thời gian ủ bệnh của từng loại bệnh trên
từng đối tượng kiểm dịch. Trước mắt, áp dụng thời gian cách ly kiểm dịch trong
14 ngày đối với tôm và 7 ngày đối với cá tại địa điểm đảm bảo điều kiện nuôi
cách ly kiểm dịch.
6.2.4.4.Đối với sản phẩm thủy sản:
a.Tại cửa khẩu, cán bộ kiểm dịch
kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, điều kiện vệ sinh thú y của sản phẩm thủy sản, phương
tiện vận chuyển thủy sản và các vật dụng liên quan trong quá trình vận chuyển
Nếu giấy chứng nhận kiểm dịch của
cơ quan có thẩm quyền nước xuất (bản gốc) hợp lệ phù hợp với chi tiết lô hàng
(về số lượng, chủng loại, kích cỡ, bao gói); sản phẩm không có dấu hiệu biến chất
do thủy sản mắc bệnh; phương tiện, các vật dụng khác liên quan đến quá trình vận
chuyển đảm bảo vệ sinh thú y, cán bộ kiểm tra xác nhận vào Phiếu kiểm tra ngoại
quan thủy sản/sản phẩm thủy sản (theo mẫu nêu tại phụ lục 5); mỗi Phiếu kiểm
tra được lập thành 2 bản (1 bản lưu hồ sơ, và 1 bản giao cho khách hàng). Căn cứ
vào phiếu kiểm tra ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
cho lô hàng.
Trường hợp không có giấy chứng
nhận kiểm dịch; giấy chứng nhận kiểm dịch không đáp ứng các qui định của OIE và
Việt Nam hoặc không phù hợp với chi tiết lô hàng, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu có
trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu và chủ hàng biết
để kiểm tra lại và sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan kiểm dịch cho phép chủ
hàng lưu giữ lô hàng tại cơ sở cách ly trong một thời gian hợp lý để hoàn thành
thủ tục. Sau thời gian cách ly, nếu chủ hàng không hoàn thành thủ tục, lô hàng
sẽ bị tiêu huỷ.
Trường hợp phát hiện sản phẩm thủy
sản có dấu hiệu biến chất do thủy sản mắc bệnh, cán bộ kiểm dịch yêu cầu chủ
hàng đưa về nơi cách ly để thu mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh (tập trung lấy
mẫu biến chất và xét nghiệm tác nhân gây bệnh nghi vấn). Thời gian cách ly
không quá 10 ngày. Nếu không phát hiện tác nhân gây bệnh, cơ quan kiểm dịch cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng. Nếu phát hiện tác nhân gây bệnh, cơ quan
kiểm dịch không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng, yêu cầu và giám sát
chủ hàng áp dụng biện pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn chặn bệnh lây lan.
6.2.4.5.Yêu cầu các đơn vị được
Cục uỷ quyền kiểm dịch thuỷ sản nhập khẩu và các cơ quan quản lý chất lượng và
thú y thuỷ sản địa phương nơi thực hiện giám sát cách ly kiểm dịch phối hợp chấp
hành tốt các qui định nêu trên
6.3.Kiểm dịch hàng thủy sản mang
theo người:
6.3.1.Khai báo kiểm dịch: Chủ
hàng phải khai báo vào tờ khai xuất nhập cảnh.
6.3.2.Đối với kiểm dịch khi nhập
khẩu: trình tự thủ tục kiểm dịch theo khoản 2 Điều 35 Nghị định số
33/2005/NĐ-CP. Để triển khai các qui định nêu trên, Cục hướng dẫn chi tiết 1 số
điểm sau
a. Nếu giấy chứng nhận kiểm dịch
của cơ quan có thẩm quyền nước xuất (bản gốc) phù hợp với khai báo trong tờ
khai xuất nhập cảnh và có nội dung phù hợp với các qui định của OIE và Việt
Nam; thủy sản khoẻ mạnh, sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan
kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
b.Nếu không có giấy chứng nhận
kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp; giấy chứng nhận kiểm dịch
không phù hợp với các qui định của OIE và Việt Nam hoặc không phù hợp với chi
tiết lô hàng, cơ quan kiểm dịch cho phép chủ hàng lưu giữ lô hàng tại cơ sở
cách ly trong một thời gian hợp lý để hoàn thành thủ tục. Trong thời gian cách
ly không được phát tán lô hàng. Sau thời gian cách ly, nếu chủ hàng không hoàn
thành thủ tục, lô hàng sẽ bị tiêu huỷ.
c.Trong trường hợp phát hiện thủy
sản mắc bệnh, sản phẩm thủy sản có dấu hiệu biến chất do thủy sản mắc bệnh thì
xử lý tiêu huỷ hoặc trả về nước xuất khẩu.
6.3.3.Đối với kiểm dịch khi xuất
khẩu:
a.Khai báo kiểm dịch: Chủ hàng
phải khai báo vào tờ khai xuất nhập cảnh.
b.Trình tự, thủ tục kiểm dịch:
Thực hiện theo yêu cầu nước nhập khẩu. Căn cứ kết quả kiểm tra, xử lý như sau:
-Nếu thủy sản khoẻ mạnh, sản phẩm
thủy sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch cấp chứng nhận kiểm dịch
cho lô hàng.
-Nếu thủy sản mắc bệnh, sản phẩm
thủy sản có dấu hiệu biến chất do thủy sản mắc bệnh: cơ quan kiểm dịch không cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng.
-Đối với thủy sản sống: nếu nghi
thủy sản mắc bệnh, cơ quan kiểm dịch yêu cầu chủ hàng đưa về nơi cách ly và
giám sát cách ly kiểm dịch. Sau thời gian cách ly, nếu thủy sản khoẻ mạnh, cơ
quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng. Nếu thủy sản mắc bệnh,
cơ quan kiểm dịch yêu cầu chủ hàng có biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại bệnh
hoặc tiêu huỷ nhằm ngăn chặn bệnh lây lan
6.4.Kiểm dịch xuất khẩu:
6.4.1 Hồ sơ khai báo kiểm dịch:
a.Giấy đăng ký kiểm dịch theo phụ
lục 1 Thông tư 17/2003/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTS ngày 14/3/2003
b.Hợp đồng mua bán hoặc yêu cầu
của khách hàng (ghi rõ yêu cầu, chỉ tiêu phải kiểm dịch, mẫu chứng thư kiểm dịch
-nếu có )
6.4.2.Thời gian khai báo: theo
khoản 3 Điều 31 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP
6.4.3.Trình tự, thủ tục kiểm dịch
thực hiện theo qui định tại Điều 34 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP .
6.4.4.Để triển khai các qui định
nêu trên, Cục hướng dẫn chi tiết 1 số điểm sau:
a.Khoản 1 điều 34 Nghị định
33/2005/NĐ-CP quy định theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu, cơ quan
kiểm dịch thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát (nơi nuôi, lưu giữ thủy sản, sản
phẩm thủy sản trước khi vận chuyển). Nếu tại thời điểm kiểm tra, lô hàng đạt
yêu cầu của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch cấp chứng nhận kiểm dịch cho lô
hàng.
-Trong trường hợp nghi thuỷ sản
mắc bệnh, sản phẩm thủy sản có dấu hiệu biến chất do mắc bệnh, cơ quan kiểm dịch
căn cứ vào yêu cầu của nước nhập khẩu, lấy mẫu xét nghiệm (tập trung lấy mẫu
trên đối tượng thủy sản nghi mắc bệnh và xét nghiệm tác nhân gây bệnh nghi vấn),
nếu không phát hiện tác nhân gây bệnh, cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch cho lô hàng. Nếu phát hiện tác nhân gây bệnh, cơ quan kiểm dịch không cấp
giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng và yêu cầu chủ hàng có biện pháp xử lý
thích hợp theo mức độ nguy hiểm đối với từng loại bệnh, đảm bảo ngăn chặn tác
nhân gây bệnh lây lan.
b.Trong trường hợp nước nhập khẩu
hoặc khách hàng yêu cầu chứng nhận các chỉ tiêu kiểm dịch và giấy chứng nhận kiểm
dịch theo mẫu của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch yêu cầu chủ hàng thông báo
ngay khi đăng ký kiểm dịch và thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc
khách hàng.
6.5.Kiểm dịch tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thực hiện
theo qui định tại Điều 31, 36 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP
Nơi nhận
- Cơ quan Quản lý thú y thủy sản các tỉnh/thành
phố
- Trung tâm Chất lượng, ATVS&TYTS vùng 1 –6
- TT Nguyễn Việt Thắng (b/c)
- Vụ KHCN, Vụ NTTS, TT KNQG
- Lưu VT, TY
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tử Cương
|
PHỤ LỤC 1.
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM DỊCH XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN
(có giá trị đến hết ngày 31/12/2005)
TT
|
Cơ
quan
|
Cửa
khẩu
|
1
|
Cục Quản lý chất lượng, an
toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu qua
cửa khẩu Nội bài
|
2
|
Chi cục BVNLTS Quảng Ninh
|
Kiểm dịch nhập khẩu tại Các cửa
khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh
(Riêng đối với những loài thủy
sản chưa có tên trong danh mục NK thông thường hoặc những loài phải kiểm soát
chặt theo qui định của Bộ Thủy sản, phải thông báo cho Trung tâm vùng 1 phối
hợp thực hiện)
|
3
|
Trung tâm Cl, ATVS&TYTS
vùng 1
|
Kiểm dịch xuất khẩu qua các cửa
khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh và kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại các tỉnh khác thuộc
địa bàn Trung tâm vùng phụ trách
|
4
|
Chi cục BVNLTS Đà Nẵng
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
Các cửa khẩu thuộc thành phố Đà Nẵng
(Riêng đối với những loài thủy
sản chưa có tên trong danh mục NK thông thường hoặc những loài phải kiểm soát
chặt theo qui định của Bộ Thủy sản, phải thông báo cho Trung tâm vùng 2 phối
hợp thực hiện)
|
5
|
Trung tâm Cl, ATVS&TYTS
vùng 2
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
các tỉnh khác thuộc địa bàn Trung tâm vùng phụ trách (trừ thành phố Đà Nẵng)
|
6
|
Chi cục BVNLTS Khánh Hoà
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
Các cửa khẩu thuộc tỉnh Khánh Hoà
(Riêng đối với những loài thủy
sản chưa có tên trong danh mục NK thông thường hoặc những loài phải kiểm soát
chặt theo qui định của Bộ Thủy sản, phải thông báo cho Trung tâm vùng 3 phối
hợp thực hiện)
|
7
|
Trung tâm Cl, ATVS&TYTS
vùng 3
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
các tỉnh khác thuộc địa bàn Trung tâm vùng phụ trách (trừ tỉnh Khánh Hoà)
|
8
|
Chi cục QLCL& BVNLTS Tp. Hồ
Chí Minh
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
Các cửa khẩu thuộc thành phố Hồ Chí Minh
(Riêng đối với những loài thủy
sản chưa có tên trong danh mục NK thông thường hoặc những loài phải kiểm soát
chặt theo qui định của Bộ Thủy sản, phải thông báo cho Trung tâm vùng 4 phối
hợp thực hiện)
|
9
|
Trung tâm Cl, ATVS&TYTS
vùng 4
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
các tỉnh khác thuộc địa bàn Trung tâm vùng phụ trách (trừ thành phố Hồ Chí
Minh)
|
10
|
Trung tâm Cl, ATVS&TYTS
vùng 5
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
các tỉnh khác thuộc địa bàn Trung tâm vùng phụ trách
|
11
|
Chi cục BVNLTS Kiên Giang
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
các cửa khẩu thuộc tỉnh Kiên Giang
(Riêng đối với những loài thủy
sản chưa có tên trong danh mục NK thông thường hoặc những loài phải kiểm soát
chặt theo qui định của Bộ Thủy sản, phải thông báo cho Trung tâm vùng 6 phối
hợp thực hiện)
|
12
|
Trung tâm Cl, ATVS&TYTS
vùng 6
|
Kiểm dịch xuất, nhập khẩu tại
các tỉnh khác thuộc địa bàn Trung tâm vùng phụ trách (trừ tỉnh Kiên Giang)
|
PHỤ LỤC 3
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(sử dụng đối với hàng thủy sản lưu thông trong nước)
Kính
gửi: (cơ quan kiểm dịch)
1.Tên tổ chức/cá nhân:
2.Địa chỉ :
3.Điện thoại:
Đề nghị Quí cơ quan kiểm dịch lô
hàng động vật (sản phẩm động vật) thủy sản sau đây:
3.Tên hàng:
-Tên thương mại/tên khoa học
4.Số lượng:
5.Kích cỡ cá thể
-Trọng lượng
6.Tên và địa chỉ người nhận
7.Địa điểm kiểm dịch
8.Thời gian kiểm dịch
Ý kiến của cơ quan kiểm dịch Người
đăng ký kiểm dịch
PHỤ LỤC 5:
CHI
CỤC BVNL THỦY SẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số
/PKT-KD ……….,
|
ngày
tháng năm
|
(dấu
của cơ quan
kiểm tra tại cửa khẩu)
PHIẾU KIỂM TRA NGOẠI QUAN THỦY SẢN/SẢN PHẨM THUỶ SẢN
1. Tên chủ
hàng:……………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ liên hệ: ………………………………
…………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
3. Đối tượng kiểm tra:
………………………………………………………………………
4. Số lượng/ khối lượng:
...……………………………………………………………………
5. Phương tiện vận chuyển:
…………………………………………………………………..
6. Địa điểm kiểm tra:
............………………………………………………………………..
7. Thời điểm kiểm tra:
….……………………………………………………………………
8. Kết quả kiểm tra:
..…………………………………………………………………………
8.1. Hồ sơ kiểm tra:
..…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
8.2. Thực trạng sức khoẻ động vật,
thực vật/ điều kiện vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, thực vật:
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
8.3. Thực trạng vệ sinh thú y
phương tiện vận chuyển, bao gói: ………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
9.Yêu cầu chủ hàng (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
(Phiếu này lập thành 03 bản, 01
bản gửi cơ quan giám sát cách ly kiểm dịch, 01 bản gửi chủ hàng và 01 bản lưu tại
cơ quan kiểm dịch)
ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG
|
CÁN BỘ KIỂM TRA
|
PHỤ LỤC 6:
SỞ
THỦY SẢN
CHI CỤC BVNL THỦY SẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số
/BBGSKD ……….
|
ngày
tháng năm 2006
|
BIÊN BẢN GIÁM SÁT CÁCH LY KIỂM DỊCH
Hôm nay, ngày tháng năm 2005, tại
(địa điểm nuôi cách li kiểm dịch) thuộc Doanh nghiệp:
Đại diện cơ quan giám sát kiểm dịch:
……………………………………………………………………………………...
Đại diện Doanh nghiệp:
…………………………………………………………………………………..…..
Thống nhất kết quả giám sát, theo
dõi dịch bệnh trong quá trình cách ly kiểm dịch của lô hàng………. .nhập khẩu ngày
tháng năm , như sau
Điều kiện cách ly:
-Ao (bể) lưu giữ: diện tích (thể
tích)
……………….
-Ý kiến
khác:……………………….......................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Tình trạng sức khoẻ động vật tại
thời điểm kiểm tra
Lấy mẫu kiểm tra (khi cần thiết)
-Số lượng mẫu:
-Nơi gửi mẫu:
Biên bản được lập thành 3 bản, mỗi
bên giữ 01 bản và gửi về cơ quan kiểm dịch cửa khẩu 01 bản.
TM.CƠ QUAN GIÁM
SÁT KIỂM DỊCH
|
TM.DOANH NGHIỆP
NHẬP HÀNG
|