ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 96/BC-UBND
|
Phú
Nhuận, ngày 22 tháng 10 năm 2012
|
BÁO CÁO SƠ KẾT
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2012
Thực hiện Chương trình hành động số
11-CTrHĐ/TU ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Quyết
định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố
lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Công văn số 533/UBND ngày 08
tháng 10 năm 2012 của Bộ phận thường trực giúp việc điều hành, giám sát và điều
phối 6 chương trình đột phá của thành phố về việc báo cáo sơ kết năm 2012.
Ủy ban nhân dân quận báo cáo kết quả
bước đầu thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế năm 2012 như sau:
A/- Công tác triển
khai thực hiện năm 2012:
1/- Về tổ chức:
Ủy ban nhân dân quận phân công các
thành viên thuộc khối kinh tế xây dựng kế hoạch, phối hợp với các khối công tác
có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể, Hội Doanh
nghiệp quận cùng Ủy ban nhân dân 15 phường triển khai thực hiện.
2/- Công tác chỉ đạo
và triển khai thực hiện:
Căn cứ Kế hoạch số 36-KH/QU của Quận ủy
Phú Nhuận ban hành ngày 23 tháng 9 năm 2011 và thực hiện Chương trình hỗ trợ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn
quận giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dân quận đã ban hành kế hoạch số
515/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 về thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn quận Phú
Nhuận giai đoạn 2011-2015.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân quận
đã triển khai và chỉ đạo các phòng, ban tham mưu có liên quan và Ủy ban nhân
dân 15 phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể
từ quận đến cơ sở vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa
bàn tham gia thực hiện, bên cạnh việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản
lý hành chính Nhà nước và tác động hỗ trợ của Ủy ban nhân dân quận đối với các
đơn vị kinh tế.
Ủy ban nhân dân quận tiếp tục thực hiện
các nhiệm vụ, giải pháp trong phạm vi chức năng, quyền hạn của cấp quận góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn theo đúng định hướng cơ cấu kinh tế
là dịch vụ - công nghiệp và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế vừa theo chiều
rộng, vừa theo chiều sâu phù hợp với địa bàn của một quận cư trú là chủ yếu, hầu
hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch
vụ.
Để phát triển kinh tế đạt mục tiêu hiệu
quả và bền vững, quận quan tâm định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến
khích doanh nghiệp phát triển các ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao,
hàm lượng khoa học và công nghệ nhiều hơn. Cụ thể trong năm qua, quận đã triển
khai một số giải pháp như: công khai quy hoạch phát triển các ngành nghề kinh tế
của thành phố, định hướng quy hoạch phát triển các ngành nghề kinh tế, trong đó
định hướng phát triển các ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn quận đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020; khuyến khích và hỗ trợ thủ tục cho các tổ chức, cá
nhân tham gia đầu tư các lĩnh vực tài chính - tín dụng, y tế, giáo dục - đào tạo,
tin học, tư vấn đầu tư...; tăng cường công tác hỗ trợ thông tin, xúc tiến
thương mại và đầu tư; đẩy mạnh cải cách hành chính tiếp tục thực hiện mô hình một
cửa liên thông trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho
hộ kinh doanh; tổ chức họp mặt đối thoại với doanh nghiệp để hướng dẫn và giải
quyết các vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền; tăng cường hậu kiểm, thanh kiểm
tra doanh nghiệp để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, hỗ trợ
doanh nghiệp phát triển.
Đối với dịch vụ thương mại, quận tiếp
tục thực hiện các đề án của thành phố về hệ thống phân phối hàng hóa giai đoạn
2010-2015; đề án quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2007- 2010 và các năm tiếp theo; đề án quy hoạch phát triển
mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (gas) đến năm 2010 và các năm tiếp; từng
bước gắn kết các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp trong đầu tư và các đơn
vị hành chính sự nghiệp trong việc phát triển sử dụng thẻ ATM; thực hiện việc
chuyển đổi mô hình quản lý chợ để tháo gỡ cơ chế hoạt động của chợ theo hướng
chủ động gắn với công tác củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của
các hợp tác xã. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi mô hình 01 chợ sang hợp tác
xã (Phú Hưng) kinh doanh, khai thác và quản lý chợ (Trần Hữu Trang), quận tiếp
tục hoàn tất chuyển đổi mô hình kinh doanh cho chợ còn lại (chợ Phú Nhuận) để
hoàn thành 100% việc giao cho hợp tác xã quản lý các chợ trên địa bàn. Đồng thời,
quận cũng đã vận động sáp nhập 03 hợp tác xã thương mại dịch vụ vào 01 hợp tác
xã (Phú Thịnh) để tăng quy mô hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, quận còn khuyến khích các
doanh nghiệp vay vốn đầu tư trang thiết bị, sử dụng các thiết bị công nghệ tiên
tiến cho các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ để tăng năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh
vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Công tác quản lý, bảo vệ và xử lý ô nhiễm
môi trường được quan tâm triển khai; tổ chức di dời, sắp xếp việc sử dụng mặt bằng
hợp lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra các khu công nghiệp và vùng
phụ cận; thực hiện công tác quản lý chất thải nguy hại theo kế hoạch của thành
phố tại địa bàn.
Quận cũng tập trung thực hiện các giải
pháp phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy
và nhân lực tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập và một số doanh nghiệp,
hợp tác xã để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả
hoạt động tại đơn vị, địa phương.
B/- Kết quả thực
hiện các chỉ tiêu:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp
ước tăng 7,4% so với năm trước (chỉ tiêu là 7,5%) và doanh thu dịch vụ - thương
mại ước tăng trên 30% so với năm trước (chỉ tiêu 27%).
Tổng thu ngân sách tại quận, năm 2012
ước tăng 10% so với năm 2011, khả năng không đạt chỉ tiêu do thực hiện Nghị quyết
13 của Chính phủ về một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ thị trường; tuy nhiên quá trình thu thuế vẫn đảm bảo đúng chính sách nhà
nước, vừa thu đúng thu đủ, vừa thực hiện giảm, giãn thuế theo quy định góp phần
hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục phần nào khó khăn trong thời gian qua.
Trong năm qua, trên địa bàn quận tiếp
tục thu hút nhiều nhà đầu tư, trong đó lĩnh vực dịch vụ là chủ yếu và tăng
nhanh so với các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, tín dụng (ngân hàng), dịch
vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, thiết kế tạo mẫu, dịch vụ giáo dục - đào tạo (các
trường tư thục, các cơ sở đào tạo nghề), dịch vụ vận tải hàng hóa và vận chuyển
hành khách, dịch vụ y tế (bệnh viện tư và các phòng khám tư nhân), dịch vụ du lịch
(khách sạn, lữ hành nội địa và quốc tế), dịch vụ bảo vệ, dịch vụ cho thuê văn
phòng...
Lĩnh vực công nghiệp tuy có phát triển
nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với lĩnh vực thương mại và các loại hình dịch vụ;
riêng lĩnh vực xây dựng các năm trước đó có phát triển trong giai đoạn mở rộng
khu công nghiệp, mở rộng đô thị và cải tạo chỉnh trang đô thị, nhưng trong những
năm gần đây do thị trường bất động sản gặp khó khăn nên doanh thu đã giảm nhiều
so với các năm trước.
Về cơ cấu các ngành kinh tế tại quận
(ước năm 2012 so với năm 2011) như sau:
Lĩnh
vực
|
ĐVT
|
2011
|
tỷ
trọng %
|
Ước
2012
|
Tỷ
trọng %
|
Tỷ
lệ % 2012/2011
|
Thương mại - dịch vụ
|
Tỷ đồng
|
72453,7
|
97,5
|
93400
|
97,9
|
128,91
|
Công nghiệp
|
Tỷ đồng
|
962,5
|
1,3
|
1050
|
1,1
|
109,09
|
Xây dựng
|
Tỷ đồng
|
895,1
|
1.2
|
950
|
1
|
106,13
|
Tổng số
|
|
74311,3
|
100
|
95400
|
100
|
128,38
|
C/- Những mặt làm
được và khó khăn, tồn tại - Kiến nghị:
1- Mặt làm được:
- Tuy tình hình kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng quận vẫn nỗ lực thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh
tế tương đối khá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng Dịch vụ - Công
nghiệp. Việc định hướng quy hoạch, tạo môi trường đầu tư thuận lợi về cơ sở hạ
tầng, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu kiểm... tạo cho các cơ sở kinh tế
có điều kiện phát triển.
- Cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế (Dịch
vụ, Công nghiệp, Xây dựng) tuy chưa có nhiều ngành có giá trị gia tăng cao, sử
dụng thiết bị công nghệ mới, hiện đại nhưng đang trong xu hướng hình thành,
sàng lọc và có một số doanh nghiệp các loại hình sản xuất sản phẩm có hàm lượng
khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao và các dịch vụ cao cấp xuất hiện
ngày càng nhiều trong điều kiện nước ta đã hội nhập đầy đủ và ngày càng sâu vào
nên kinh tế thế giới.
- Các cấp chính quyền từ quận đến cơ
sở luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ dưới nhiều hình thức giúp các đơn vị
kinh tế vượt qua thử thách, khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh,
hạn chế thấp nhất tình trạng tạm ngưng hoặc giải thể doanh nghiệp.
2- Những khó khăn,
tồn tại:
- Tình hình suy thoái kinh tế đã ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, cộng với
áp lực tăng giá hàng hóa trong nước làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân,
làm giảm sức mua hàng hóa, gây tồn kho và trì trệ sản xuất. Riêng lĩnh vực sản
xuất công nghiệp tăng chậm do giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng, thiếu vốn,
lãi vay ngân hàng cao. Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp sụt giảm, nhiêu đơn vị thu
hẹp quy mô sản xuất - kinh doanh, cắt giảm lao động hoặc tạm ngưng hoạt động.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội
bộ các ngành kinh tế theo hướng tăng hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị
gia tăng còn rất nhiều khó khăn do hệ thống các cơ chế chính sách của nhà nước
để hỗ trợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động sản xuất - kinh doanh còn rất hạn
chế; nhất là việc hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi có liên quan đến vốn, lao động,
đất đai, khoa học - công nghệ,... chưa cụ thể, rõ ràng nên các đơn vị kinh tế
còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện. Trong khi đó quận chỉ có chức năng quản
lý hành chính nên việc tác động và hỗ trợ cho doanh nghiệp còn hạn chế.
- Nhu cầu về lĩnh vực dịch vụ cao cấp
chưa đa dạng, nhiều chủ thể kinh doanh chưa thường xuyên sử dụng các biện pháp
cải tiến hoạt động về nhân lực, công nghệ, quản lý để nâng cao năng lực cạnh
tranh, tạo lợi thế riêng biệt cho đơn vị mình nên nguồn lực còn nhiều hạn chế,
năng lực cạnh tranh thấp, tự cung cấp các dịch vụ cho mình là chính, ít quan
tâm đến các dịch vụ như: quản trị, tư vấn, đào tạo, xây dựng và nâng cao thương
hiệu,...
3- Kiến nghị:
- Việc thực hiện chương trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế là một chủ trương rất
lớn và mới, đòi hỏi Trung ương sớm ban hành một hệ thống các cơ chế, chính
sách, quy định cụ thể và đồng bộ có tính ưu đãi về vốn, thuế, công nghệ,... để
hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu bao gồm thành lập mới, hợp nhất,
sáp nhập để giúp đơn vị có bước phát triển ổn định.
- Thành phố cần sớm xác định mô hình
tăng trưởng kinh tế hiện nay và ban hành các nội dung cụ thể để giúp cho cấp quận
vận dụng thực hiện, nhất là đề án “Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2011-2020”
để cụ thể hóa nội dung và tạo sự đồng bộ chung, có căn cứ vào điều kiện cụ thể
tại các địa phương. Đồng thời tăng mức vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang đô thị, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính tại
quận để đáp ứng tốt hơn việc phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.
Nơi nhận:
- Viện Nghiên cứu phát
triển TP.HCM;
- TT/QU (BT,PBT/TT);
- Phòng, ban chuyên môn thuộc quận;
- UBND 15 phường;
- Lưu: VT, PKT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Công Nghĩa
|