BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
831/BC-BYT
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2009
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 144/2006/QĐ-TTg
Kính
gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Trả lời công văn số
2025/BKHCN-TĐC ngày 17 tháng 8 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệvề việc báo
cáo tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tại các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày
20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế xin báo cáo kết quả thực hiện Quyết
định này tại Bộ Y tế như sau:
I. TÌNH HÌNH
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO
9001:2000 TRONG CƠ QUAN BỘ BỘ Y TẾ
1.Kế hoạch triển khai đến năm
2010:
Thực hiện Quyết định số
144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ
quan hành chính nhà nước được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 332/KH-BYT ngày
19/4/2006 triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Cơ
quan Bộ Y tế giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch số 840/KH-BYT ngày 10/10/2007 về
việc xây dựng văn bản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 của 11 đơn vị thuộc cơ quan Bộ Y tế bổ sung vào kế hoạch tổng thể của
Cơ quan Bộ Y tế ban hành tại kế hoạch số 331/KH-BYT ngày 19 tháng 4 năm 2006.
2.Kết quả thực hiện cho đến nay:
Triển khai Kế hoạch này, ngay
trong năm 2007, Cơ quan Bộ Y tế đã áp dụng thí điểm hệ thống quản lý chất lượng
vào hoạt động của 5 đơn vị là Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Cục Phòng chống
HIV/AIDS Việt Nam, Cục Quản lý Dược Việt Nam, Văn phũng và Vụ Tổ chức Cán bộ.
Có 77 quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:200 đã được ban
hành và thực hiện tại 5 đơn vị này; 25 cán bộ đã được cấp chứng nhận là đánh
giá viên nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Quý
II/2008, 5 đơn vị trên đã được chứng nhận đáp ứng hệ thống quản lý chấp lượng
phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 .
Đối với 11 đơn vị còn lại của Cơ
quan Bộ Y tế (gồm Vụ Bảo hiểm Y tế, Hợp tác Quốc tế, Khoa học Đào tạo, Kế hoạch
Tài chính, Y học Cổ truyền, Pháp chế, Sức khỏe Sinh sản, Điều trị, Trang thiết
bị và Công trình Y tế, Cục Y tế Dự phòng Việt Nam và Thanh tra Bộ), đến năm
2008 đã có 28 quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được
ban hành; hiện đang tiếp tục xây dựng 30 quy trình đã đăng ký theo kế hoạch; dự
kiến cuối năm 2009 sẽ ban hành.
II. ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO
9001:2000
Qua thực tế triển khai áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 , hoạt động của các
đơn vị trong cơ quan Bộ Y tế đó được tiến hành theo quy trình xử lý công việc trong
các cơ quan hành chính nhà nước một cách khoa học, hợp lý, tạo điều kiện để người
đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công
việc trong nội bộ của cơ quan, đồng thời cũng đó minh bạch hoá các quá trình và
từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý, cung cấp các dịch
vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng (ISO 9001:2000), hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đã được nâng cao,
dần dần loại bỏ được những thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời
gian xử lý công việc, giảm chi phí; đồng thời nâng cao năng lực, trách nhiệm, ý
thức phục vụ của công chức nhà nước.
III. NHẬN XÉT
VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC TƯ VẤN, CHỨNG NHẬN
Thực hiện đúng quy định của việc
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 ,
ngay sau khi tổ chức buổi Lễ đón nhận chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 của 5 đơn vị thuộc Bộ Y tế (gồm Văn
phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản lý dược, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và
Cục Phòng chống HIV/AIDS), Bộ Y tế đã tiến hành các thủ tục để lựa chọn và ký hợp
đồng với Công ty TNHH GIC Việt Nam để tiến hành các hoạt động đánh giá, giám sát
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Nhìn chung, qua 02 lần đánh giá
giám sát tại 5 đơn vị đã được cấp chứng nhận cho thấy các chuyên gia của Công
ty TNHH GIC Việt Nam được cử đến Bộ Y tế đã làm việc nghiêm túc, khoa học, đánh
giá khách quan việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:9001. Sau mỗi
lần đánh giá, đơn vị tư vấn đều có bản nhận xét chung và bản kiến nghị đề nghị
khắc phục lỗi cho từng đơn vị. Các đơn vị đã nghiêm túc triển khai khắc phục lỗi
sau đánh giá, giám sát của cơ quan tư vấn.
IV.NHỮNG THUẬN
LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG VIỆC XÂY DỰNG, ÁP DỤNG VÀ DUY TRÌ,
CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2000
1.Thuận lợi:
Giai đoạn đầu 2006-2007, việc
triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại
cơ quan Bộ Y tế luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo từ
lãnh đạo Bộ đến Lãnh đạo từng đơn vị và nhận được sự hỗ trợ về tài chính của
chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thuỵ Điển. Đặc biệt, trong thời gian đó Bộ
Y tế đã phối hợp chặt chẽ cùng các chuyên gia của Trung Tâm Năng suất – Tổng Cục
đo lường chất lượng tiến hành các lớp tập huấn về kỹ năng viết văn bản áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và đánh giá viên nội bộ với sự tham
gia đầy đủ của các cán bộ, chuyên viên của các đơn vị trong cơ quan Bộ Y tế.
2.Khó khăn:
- Do khối lượng công việc chuyên
môn của các đơn vị khá nhiều dẫn đến sự qúa tải công việc, không gian làm việc
chật hẹp ảnh hưởng đến việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu. Việc phổ biến các
quy trình của hệ thống quản lý chất lượng của các đơn vị trong cơ quan Bộ chưa
thường xuyên dẫn đến việc các quy trình sau khi xây dựng xong không được áp dụng
nhiều vào thực tế.
- Ở một số đơn vị, vẫn còn tình
trạng Lãnh đạo và chuyên viên chưa thực sự hiểu hết các nội dung công việc khi
triển khai duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000. Do đó, Lãnh đạo các đơn vị chưa tích cực để chỉ đạo, đôn đốc việc
xây dựng các quy trình, phổ biến và triển khai thực hiện theo quy trình.
- Song song với việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng, Bộ Y tế đã triển khai phong trào thực hiện 5S và văn
minh công sở và triển khai phần mềm E- office để hỗ trợ việc áp dụng triển khai
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Tuy nhiên, kết quả của hoạt động này
còn hạn chế.
- Kinh phí triển khai việc áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng áp dụng ISO cho Cơ quan Bộ rất hạn hẹp. Năm 2008 được
cấp 50 triệu đồng chỉ đủ kinh phí thuê đánh giá, giám sát hệ thống. Năm 2009,
kinh phí được cấp 100 triệu đồng. Số kinh phí này là quá ít để triển khai các
hoạt động duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000
V. ĐỀ XUẤT,
KIẾN NGHỊ ĐỂ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TỐT HƠN:
1. Kiến nghị đối với Chính phủ để
sửa đổi Quyết định 144/2006/QĐ-TTg:
- Việc áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2000 là một quyết định đúng đắn, tuy nhiên, trên thực tế
không triển khai được tại các Bộ Ngành do Lãnh đạo các bộ ngành chưa chỉ đạo
quyết liệt việc triển khai áp dụng một cách đồng bộ và chưa có một chế tài cho
các đơn vị không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Sau 3 năm có Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về việc bắt buộc phải triển khai hệ thống quản lý chất lượng
tại các bộ, ngành, nhưng đến nay chỉ có một số bộ áp dụng, Văn phòng Chính phủ
và các bộ ngành quan trọng như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp
..v.v.v vẫn chưa triển khai áp dụng. Đề nghị Chính phủ bổ sung vào Quyết định
144/2006/QĐ-TTg quy định về chế tài đối với đơn vị không triển khai áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
- Kinh phí để triển khai việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 là hết sức cần thiết để thuê tư
vấn đánh giá, áp dụng và đánh giá giám sát sau khi được cấp chứng nhận, kinh
phí để đào tạo tập huấn nhận thức, đào tạo đánh giá viên nội bộ, nhưng không được
quy định theo định mức hoặc trong khoản mục nào để cấp ngân sách thường xuyên.
Việc tùy điều kiện ngân sách cấp cho các đơn vị sẽ không đảm bảo được việc xây
dựng và duy trì hệ thống. Đề nghị Chính phủ bổ sung vào Quyết định
144/2006/QĐ-TTg về việc quy định cấp kinh phí thường xuyên cho hoạt động này.
2. Kiến nghị đối với bộ Khoa học
Công nghệ:
- Đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ
có hướng dẫn đầy đủ việc hoạt động của các đơn vị tư vấn áp dụng hệ thống và tư
vấn đánh giá, giám sát hệ thống khi đã được cấp chứng nhận. Công bố công khai
và giới thiệu rộng rãi các đơn vị tư vấn và đánh giá, giám sát đạt tiêu chuẩn,
có uy tín, chất lượng để các đơn vị triển khai biết để thuận tiện cho việc hợp
tác.
Trên đây là báo cáo tổng hợp về
tình hình thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng
Chính phủ. Bộ Y tế xin gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và báo cáo phục
vụ Đoàn kiểm tra thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khoá X)./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến
|