BỘ TÀI CHÍNH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
|
Số:128/2003/TT-BTC
|
Hà Nội,ngày22
tháng12 năm2003
|
THÔNG TƯ
CỦA
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 128/2003/T-BTC NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
NGHỊ ĐỊNH SỐ 164/2003/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được
Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ vào Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
A-
PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
I.
ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) dưới đây có thu nhập chịu thuế phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ:
1.1- Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và
hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.
1.2- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp.
1.3- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
1.4- Công ty ở nước ngoài và tổ chức nước
ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
1.5- Tổ chức kinh tế
của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
1.6- Hợp tác xã, tổ hợp tác.
1.7- Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ.
2. Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
2.1- Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh.
2.2- Hộ kinh doanh cá thể.
2.3- Cá nhân hành nghề độc lập có hoặc không
có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định thuộc đối tượng kinh doanh (trừ người
làm công ăn lương) phải đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế
như: bác sỹ, luật sư, kế toán, kiểm toán, hoạ sỹ, kiến trúc sư, nhạc sỹ và những
người hành nghề độc lập khác.
2.4- Cá nhân cho thuê tài sản như nhà, đất, phương
tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.
3. Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt hoạt động kinh doanh được thực hiện tại
Việt Nam hay tại nước ngoài như: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao
công nghệ, hoạt động tư vấn, tiếp thị, quảng cáo...
4. Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh
thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông
qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động
kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công
ty ở nước ngoài chủ yếu bao gồm các hình thức sau:
4.1- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy,
xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu
hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các
thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên;
4.2- Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng,
lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp
đặt, lắp ráp;
4.3- Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả
dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác;
4.4- Đại lý cho công ty ở nước ngoài;
4.5- Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp:
- Có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên
công ty ở nước ngoài;
- Không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng
đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở
thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
II.
ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC DIỆN NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Các trường hợp sau đây không thuộc diện nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp
có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
2. Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất
nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,
trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
Tạm thời chưa thu thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao
từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho đến khi có quy định
của Chính phủ.
B-
CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu
nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.
I.
THU NHẬP CHỊU THUẾ
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm
thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu
thuế khác, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở
nước ngoài.
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ
tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia
tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của
pháp luật về kế toán.
Thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế
|
=
|
Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
|
-
|
Chi phí hợp lý
trong kỳ tính thuế
|
+
|
Thu nhập chịu thuế
khác trong kỳ tính thuế
|
Sau khi xác định thu nhập chịu thuế theo công
thức trên, cơ sở kinh doanh được trừ số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển
sang trước khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định.
Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương
pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú thì thực hiện theo
quy định của hiệp định đó.
II.
DOANH THU ĐỂ TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được
xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn
bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội
mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được
tiền.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác
định cụ thể đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo các phương
pháp khác nhau như sau:
1.1- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A là đối tượng nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hoá đơn giá trị gia tăng gồm các
chỉ tiêu như sau:
Giá bán: 100.000 đồng.
Thuế GTGT (10%): 10.000 đồng.
Giá thanh toán: 110.000 đồng.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là
100.000 đồng.
1.2- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm
cả thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh B là đối tượng nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hoá đơn bán hàng
chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế).
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là
110.000 đồng.
2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu
nhập chịu thuế được xác định như sau:
2.1- Đối với hàng hoá
là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc xuất hoá đơn bán hàng.
2.2- Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ
hoàn thành hoặc xuất hoá đơn bán hàng.
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong
một số trường hợp được xác định như sau:
3.1- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả
góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền
lãi trả chậm.
Trường hợp việc thanh toán theo hợp đồng mua
bán trả góp kéo dài nhiều kỳ tính thuế thì doanh thu là số tiền phải thu của
người mua trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả chậm theo thời hạn quy định
trong hợp đồng.
Việc xác định chi phí đối với hàng hoá mua
bán trả góp thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với doanh thu.
3.2- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh
doanh làm ra dùng để trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động
được xác định theo giá bán của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương
trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người
lao động.
3.3- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh
làm ra tự dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như: điện tự dùng,
sản phẩm sản xuất ra dùng làm tài sản cố định, sản phẩm xây dựng cơ bản tự làm
là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.
3.4- Đối với hoạt động gia công hàng hoá là
tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ
và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.
3.5- Đối với cơ sở kinh doanh nhận làm đại
lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cơ sở kinh doanh giao đại lý, ký gửi
là tiền hoa hồng được hưởng.
3.6- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số
tiền thu từng kỳ theo hợp đồng.
Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều
năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định phù hợp với việc xác
định chi phí của cơ sở kinh doanh.
Tuỳ theo điều kiện về việc xác định chi phí hợp
lý, cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanh
thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:
- Số tiền thuê xác định theo từng năm bằng
(=) doanh thu trả tiền trước chia (:) cho số năm trả tiền trước.
- Số tiền thuê trả trước cho nhiều năm.
Riêng cơ sở kinh doanh và cá nhân chưa thực
hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ theo chế độ quy định, có hoạt động cho
thuê tài sản mà bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê thu được.
Trường hợp cơ sở kinh doanh trong thời gian
ưu đãi thuế lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì thu nhập chịu thuế
được miễn thuế, giảm thuế bằng (=) tổng thu nhập chịu thuế chia (:) cho số năm
bên thuê trả tiền trước nhân (x) với số năm được miễn thuế, giảm thuế.
3.7- Đối với hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi,
thu nghiệp vụ cho thuê tài chính là số lãi phải thu trong kỳ được xác định như
sau:
- Số lãi phải thu của các khoản nợ quá hạn
không đưa vào doanh thu. Tổ chức tín dụng phải theo dõi số lãi này ngoài bảng
cân đối kế toán, khi thu được thì hạch toán vào thu nghiệp vụ.
- Số lãi phải thu của các khoản cho vay trong
hạn đã đưa vào doanh thu nhưng sau 90 ngày mà khách hàng chưa trả hoặc chưa đến
90 ngày nhưng đã xác định là không thu được số lãi thì được loại trừ khỏi doanh
thu để tính thu nhập chịu thuế. Khoản doanh thu được giảm này tổ chức tín dụng
theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán, khi thu được thì hạch toán vào thu nghiệp
vụ.
3.8- Đối với vận tải hàng không là toàn bộ số
tiền được hưởng từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, không phân biệt
đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Thời điểm xác định doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế là thời điểm hoàn thành dịch vụ vận chuyển.
3.9- Đối với hoạt động bán điện là số tiền
ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập
chịu thuế là ngày cuối cùng ghi chỉ số công tơ điện thể hiện trên hoá đơn tính
tiền điện.
Ví dụ: Hoá đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ
ngày 5/12 đến ngày 5/1. Doanh thu của hoá đơn này được tính vào tháng 1.
Đối với hoạt động khác như cước điện thoại,
kinh doanh nước sạch...doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định tương
tự như hoạt động bán điện.
3.10- Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm
và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí đại lý giám định,
phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác.
3.11- Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh
theo hình thức chia sản phẩm, doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp được
xác định như sau:
- Giá bán hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng
đối với hàng hoá bán tại thị trường Việt Nam.
- Giá F0B tại các cửa khẩu xuất khẩu hàng hoá
đối với hàng hoá xuất khẩu.
III.
CÁC KHOẢN CHI PHÍ HỢP LÝ ĐƯỢC TRỪ ĐỂ TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
Các khoản chi phí hợp
lý liên quan đến thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
1.
Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ.
1.1- Tài sản cố định được trích khấu hao vào
chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:
a- Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh
doanh.
b- Tài sản cố định phải có đầy đủ hóa đơn, chứng
từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu
của cơ sở kinh doanh.
c- Tài sản cố định phải được quản lý, theo
dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý
và hạch toán kế toán hiện hành.
1.2- Mức trích khấu hao tài sản cố định được
tính vào chi phí hợp lý theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao
theo đường thẳng có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không
quá 02 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới
công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu
hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ đo lường, thí nghiệm; thiết bị và
phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện
khấu hao nhanh cơ sở kinh doanh phải đảm bảo có lãi.
1.3- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị
nhưng vẫn tiếp tục được sản xuất kinh doanh thì không được trích khấu hao.
2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,
năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên
quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo định mức tiêu
hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho.
2.1- Mức tiêu hao vật tư hợp lý do giám đốc
hoặc chủ cơ sở kinh doanh xây dựng và quyết định. Đối với cơ sở kinh doanh có Hội
đồng quản trị thì Tổng giám đốc xây dựng định mức tiêu hao vật tư để trình Hội
đồng quản trị phê duyệt. Kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết
toán vật tư, phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư và phải báo
cáo khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
Mọi trường hợp tổn thất vật tư, hàng hoá đều
không được tính giá trị vật tư, hàng hoá tổn thất vào chi phí hợp lý.
2.2- Giá vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho.
Giá vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho đối với
cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là giá
không có thuế giá trị gia tăng của vật tư, hàng hoá mua ngoài và các dịch vụ
liên quan đến vật tư, hàng hoá mua ngoài; còn đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng,
giá vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của vật
tư, hàng hoá mua ngoài và các dịch vụ liên quan đến vật tư, hàng hoá mua ngoài.
Giá vật tư, hàng hoá thực tế xuất kho gồm:
a- Đối với vật tư, hàng hoá mua ngoài:
- Giá mua vật tư, hàng hoá trong nước gồm:
giá mua ghi trên hoá đơn của người bán hàng, cộng (+) chi phí thu mua, chi phí
vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phí bảo hiểm, tiền thuê kho bãi, phí chọn lọc,
tái chế.
- Giá mua vật tư, hàng hoá nhập khẩu là giá
thanh toán, cộng (+) thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản phụ thu
theo quy định của Nhà nước (nếu có), cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo
quản, thuê kho bãi. Giá thanh toán đối với vật tư, hàng hoá nhập khẩu được xác
định:
+ Theo giá thực thanh toán nếu cơ sở kinh
doanh kê khai giá tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thương cao hơn
giá thực thanh toán .
+ Theo giá kê khai tính thuế nhập khẩu nếu cơ
sở kinh doanh kê khai giá tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thương
thấp hơn giá thực thanh toán.
b- Đối với vật tư tự chế là giá vật tư thực tế
xuất kho cộng với chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế.
c- Đối với vật tư thuê ngoài gia công, chế biến
là giá vật tư thực tế xuất kho giao gia công cộng (+) với chi phí gia công, chi
phí vận chuyển, bốc dỡ.
Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, vật tư; thuê
ngoài gia công chế biến vật tư, hàng hoá; thuê vận chuyển, bốc xếp, bảo quản vật
tư, hàng hoá phải có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh mua sản phẩm làm
bằng mây, tre, cói, dừa, cọ… của người nông dân trực tiếp làm ra; mua sản phẩm
thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; mua đất, đá, cát, sỏi của
người dân tự khai thác; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt và một số dịch
vụ của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định
thì được lập bảng kê trên cơ sở chứng từ thanh toán của người bán hàng hoá,
cung cấp dịch vụ (mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này).
Giám đốc doanh nghiệp duyệt chi theo bảng kê và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về tính chính xác, trung thực của bảng kê.
3. Chi phí tiền
lương, tiền công và các khoản phụ cấp; tiền ăn giữa ca theo quy định của Bộ Luật
lao động.
3.1- Chi phí tiền lương của cơ sở kinh doanh
bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho người
lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Chi phí tiền lương được xác định
theo từng loại cơ sở kinh doanh như sau:
a- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Chi phí tiền
lương phải trả cho người lao động được xác định căn cứ vào các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ tiền lương, tiền công và các khoản phụ
cấp theo quy định của Bộ Luật lao động.
b- Đối với cơ sở kinh
doanh khác: Chi phí tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng
lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
Hàng năm, cơ sở kinh doanh phải đăng ký với
cơ quan thuế về tổng quỹ lương phải trả trong năm, căn cứ và phương pháp xây dựng
tổng quỹ lương cùng với việc nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 02A/TNDN
ban hành kèm theo Thông tư này)
3.2- Chi phí tiền ăn giữa ca do giám đốc hoặc
chủ cơ sở kinh doanh quyết định phù hợp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh,
nhưng phải đảm bảo mức chi hàng tháng cho mỗi người lao động không vượt quá mức
lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. Riêng chi phí
ăn định lượng cho người lao động đối với một số ngành nghề đặc biệt theo văn bản
hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động.
4. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ (trừ
phần kinh phí do Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ); chi thưởng
sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu quả kinh doanh; chi phí cho
đào tạo lao động theo chế độ quy định; chi cho y tế trong nội bộ cơ sở kinh
doanh; chi hỗ trợ cho các trường học được Nhà nước cho phép thành lập và khi
chi phải có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định.
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài:
5.1- Điện; nước; điện thoại; văn phòng phẩm;
tiền thuê kiểm toán; tiền thuê dịch vụ pháp lý; tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm tai nạn con người; tiền thuê thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng
hoá.
5.2- Chi phí thuê sửa chữa tài sản cố định.
Đối với những tài sản cố định đặc thù, việc sửa
chữa có tính chu kỳ thì cơ sở kinh doanh được trích trước chi phí sửa chữa theo
dự toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số
trích theo dự toán thì cơ sở kinh doanh được hạch toán thêm số chênh lệch vào
chi phí, nếu số thực chi nhỏ hơn số trích theo dự toán thì hạch toán giảm chi
phí trong năm.
5.3- Các khoản chi phí để có các tài sản
không thuộc tài sản cố định như chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng
sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại... được phân bổ
dần vào chi phí kinh doanh.
5.4- Tiền thuê tài sản cố định hoạt động theo
hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định một lần cho nhiều năm
thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số năm sử
dụng tài sản cố định.
5.5- Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà thầu
chính, bao gồm cả chi phí trả cho nhà thầu phụ (nếu có).
5.6- Công tác phí bao
gồm: chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú.
5.7- Phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định
của Bộ Luật lao động.
5.8- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài
khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có
chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định
6. Các khoản chi:
6.1- Các khoản chi cho lao động nữ, bao gồm:
a- Chi cho đào tạo lại nghề cho lao động nữ
trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo
quy hoạch phát triển của cơ sở kinh doanh.
Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) +
chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).
b- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho
giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do cơ sở kinh doanh tổ chức và quản lý. Số
lượng giáo viên được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục đào tạo quy
định.
c- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm 1 lần
trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân
viên.
d- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh
con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai: Mức chi không quá 300.000 đồng đối với cơ sở
kinh doanh đóng trên địa bàn thành phố, thị trấn, thị xã và không quá 500.000
đồng đối với cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó
khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ
lục kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ để giúp
đỡ lao động nữ khắc phục một phần khó khăn do sinh đẻ.
đ- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong
trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ cho con bú theo chế
độ quy định mà ở lại làm việc cho cơ sở kinh doanh được trả theo chế độ hiện
hành.
Đối với cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất,
xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ, nếu hạch toán theo dõi riêng được
các khoản thực chi cho lao động nữ nêu trên được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
theo hướng dẫn tại Điểm 7.3, Mục III, Phần E Thông tư này.
6.2- Chi bảo hộ lao động hoặc chi trang phục.
Chi bảo hộ lao động theo số thực chi. Chi mua
sắm trang phục thay cho quần áo bảo hộ lao động theo số thực chi nhưng không
quá 500.000 đồng/người/ năm.
6.3- Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh.
6.4- Trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể
tại cơ sở kinh doanh; chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp
trên và đóng góp vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định.
7. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế
theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay. Chi trả lãi tiền vay của các đối
tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá
1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời Điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ
giao dịch với cơ sở kinh doanh.
Các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn
pháp định, vốn điều lệ, cơ sở kinh doanh không được tính vào chi phí hợp lý để
xác định thu nhập chịu thuế.
8. Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, trích lập quỹ dự
phòng trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
9. Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo
chế độ hiện hành.
10. Chi về tiêu thụ
hàng hoá, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp,
thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá.
11. Chi phí quảng cáo,
tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi
hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác theo số thực chi
nhưng tối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý từ Khoản 1 đến Khoản
10 của Mục này. Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp chi phí hợp lý để
xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra.
12. Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp
có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (trừ thuế thu
nhập doanh nghiệp) bao gồm:
12.1- Thuế xuất khẩu.
12.2- Thuế giá trị
gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu không đủ điều kiện được khấu
trừ và hoàn thuế theo quy định. Thuế giá trị gia tăng đầu vào quá thời hạn được
kê khai, khấu trừ thuế theo quy định.
12.3- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng
hoá, dịch vụ trong nước thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
12.4- Thuế môn bài.
12.5- Thuế tài nguyên.
12.6- Thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà,
đất.
12.7- Tiền thuê đất.
12.8- Các khoản phí, lệ phí mà cơ sở kinh
doanh thực nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ
phí.
13. Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở
nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam theo tỷ lệ giữa doanh thu
của cơ sở thường trú tại Việt Nam và tổng doanh thu chung của công ty ở nước
ngoài bao gồm cả doanh thu của cơ sở thường trú ở các nước khác. Công thức phân
bổ như sau:
Chi phí quản lý kinh
doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế
|
=
|
Tổng doanh thu của
cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế
Tổng doanh thu của
công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước
khác trong kỳ tính thuế
|
x
|
Tổng số chi phí quản
lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.
|
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại
Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, nộp thuế theo phương
pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh
doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ.
14. Chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, kinh doanh xổ số kiến thiết, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động
kinh doanh đặc thù khác theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
IV.
CÁC KHOẢN KHÔNG ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ:
1. Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh
không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về
lao động, trừ trường hợp thuê mướn lao động theo vụ việc.
2. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp
tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh
doanh. Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng quản trị của
các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều
hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
3. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực
tế không chi hết như: chi phí sửa chữa tài sản cố định; phí bảo hành sản phẩm
hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác.
4. Các khoản chi
không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định hoặc chứng từ không hợp pháp.
5. Các khoản tiền phạt vi phạm luật giao
thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm
chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt
khác.
6. Các khoản chi không liên quan đến doanh
thu và thu nhập chịu thuế như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các
đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương; chi từ thiện và các khoản chi
khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế.
7. Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài
thọ:
7.1- Chi sự nghiệp.
7.2- Chi ốm đau, thai sản.
7.3- Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó
khăn đột xuất.
7.4- Các khoản chi khác do nguồn kinh phí
khác đài thọ.
8. Chi phí không hợp lý khác.
V.
CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ KHÁC:
Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ
tính thuế bao gồm:
1. Chênh lệch về mua, bán chứng khoán.
2. Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền
sở hữu công nghiệp, quyền tác giả.
3. Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản.
4. Thu nhập từ chuyển
nhượng tài sản, thanh lý tài sản. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=)
doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) đi giá trị
còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí liên quan đến
chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
5. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất.
Cách xác định thu nhập và thuế thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được hướng dẫn tại Phần C Thông
tư này.
6. Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi bán
hàng trả chậm.
7. Lãi do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ
giá hối đoái.
8. Kết dư cuối năm các khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán.
9. Thu các khoản nợ
khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi được.
10. Thu các khoản nợ
phải trả không xác định được chủ nợ.
11. Thu về tiền phạt
vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
12. Các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.
13. Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.
Việc xác định thu nhập nhận được từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài phải chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp căn cứ vào Hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.
Đối với khoản thu nhập nhận được từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam chưa ký Hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần thì thu nhập
chịu thuế là khoản thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài. Sau khi
đã xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài để nộp vào ngân
sách Nhà nước. Số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ không vượt quá số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Cơ sở kinh doanh A nhận được khoản
thu nhập 800 triệu đồng từ nước ngoài. Khoản thu nhập này là thu nhập còn lại
sau khi đã nộp thuế thu nhập theo luật nước ngoài: 200 triệu đồng.
Phần thu nhập cơ sở kinh doanh A nhận được từ
nước ngoài được tính thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam như sau:
[(800 triệu đồng +
200 triệu đồng) x 28%] = 280 triệu đồng.
Vì cơ sở kinh doanh A đã nộp thuế thu nhập ở
nước ngoài 200 triệu đồng nên chỉ phải nộp:
280 triệu đồng - 200
triệu đồng = 80 triệu đồng.
Ví dụ 2: Cơ sở kinh doanh B nhận được khoản
thu nhập 798 triệu đồng từ nước ngoài. Nhưng khoản thu nhập này là thu nhập còn
lại sau khi đã nộp thuế thu nhập theo luật nước ngoài là 342 triệu đồng.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu
nhập ở nước ngoài được tính thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
(798 triệu đồng + 342
triệu đồng) x 28% = 319,2 triệu đồng.
Khi xác định số thuế phải nộp cho khoản thu
nhập ở nước ngoài, cơ sở kinh doanh B chỉ được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài
tương đương với số thuế tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là 319,2 triệu
đồng. Nói một cách khác là cơ sở kinh doanh B không phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài nêu trên.
14. Các khoản thu nhập liên quan đến việc
tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải
phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã
trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó.
15. Các khoản thu nhập
từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước. Trường
hợp khoản thu nhập nhận được là thu nhập được chia từ thu nhập sau thuế của hoạt
động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế thì cơ sở kinh doanh nhận được
khoản thu nhập không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
16. Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm
sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ.
17. Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật, bằng tiền.
18. Các khoản thu nhập khác.
Cơ sở kinh doanh có doanh thu, chi phí và thu
nhập chịu thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ
giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí và thu nhập
chịu thuế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ
không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại
ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
VI.
THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp
dụng đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
Hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại phải nộp
vào ngân sách Nhà nước sau khi trừ đi số tiền được trích, lập vào các quỹ
theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Thuế suất áp dụng đối với từng cơ sở kinh doanh
tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ
28% đến 50% phù hợp với từng dự án đầu tư, từng cơ sở kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư tìm kiếm,
thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác phải gửi hồ sơ dự án đầu
tư đến Bộ Tài chính để Bộ Tài chính xem xét, tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành
liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự
án.
C.
XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP
TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT
Thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập từ chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được xác định như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT CỦA TỔ CHỨC KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH
VỤ (GỌI TẮT LÀ TỔ CHỨC KINH DOANH) TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP DƯỚI ĐÂY PHẢI CHỊU THUẾ
THU NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT:
1. Các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất:
1.1- Chuyển quyền sử dụng đất chưa có kết
cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.
1.2- Chuyển quyền sử dụng đất cùng với kết
cấu hạ tầng trên đất.
1.3- Chuyển quyền sử dụng đất cùng với công
trình kiến trúc trên đất.
1.4- Chuyển quyền sử dụng đất cùng với kết
cấu hạ tầng trên đất, công trình kiến trúc trên đất.
2. Các trường hợp chuyển quyền thuê đất:
2.1- Chuyển quyền thuê đất chưa có kết cấu
hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.
2.2- Chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu
hạ tầng trên đất.
2.3- Chuyển quyền thuê đất cùng với công
trình kiến trúc trên đất.
2.4- Chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu
hạ tầng trên đất, công trình kiến trúc trên đất.
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP
CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT KHÔNG THUỘC DIỆN CHỊU THUẾ THU
NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất đối với tổ chức kinh doanh theo quy định của Luật đất đai.
2. Tổ chức kinh doanh trả lại đất cho Nhà
nước hoặc do Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức kinh doanh bán nhà xưởng cùng với
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất để di chuyển địa điểm theo quy
hoạch.
4. Tổ chức kinh doanh góp vốn bằng quyền sử
dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất do chia, tách, sáp nhập, phá sản.
6. Chủ doanh nghiệp tư nhân chuyển quyền sử
dụng đất trong trường hợp thừa kế, ly hôn theo quy định của pháp luật; chuyển
quyền sử dụng đất giữa chồng với vợ, giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với
cháu nội, cháu ngoại, giữa anh chị em ruột với nhau.
7. Tổ chức kinh doanh hiến quyền sử dụng đất
cho Nhà nước hoặc cho các tổ chức để xây dựng các công trình văn hoá, y tế,
thể dục, thể thao; chuyển quyền sử dụng đất làm từ thiện cho đối tượng được
hưởng chính sách xã hội.
III.
ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
Đối tượng nộp thuế là tổ chức kinh doanh có
thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
Hộ gia đình, cá nhân
kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất không
nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo hướng
dẫn tại Thông tư này mà nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
IV.
THU NHẬP CHỊU THUẾ
Thu nhập chịu thuế được xác định bằng doanh
thu để tính thu nhập chịu thuế trừ chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất.
1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được xác định theo giá thực tế
chuyển nhượng giữa tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền
thuê đất với bên nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.
1.1- Giá thực tế chuyển nhượng được xác định
như sau:
a- Theo giá ghi trên hoá đơn.
Trường hợp giá ghi trên hoá đơn thấp hơn số tiền
thực tế mà bên chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất nhận được thì
giá thực tế chuyển nhượng là số tiền bên chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền
thuê đất nhận được.
Trường hợp giá ghi trên hóa đơn hoặc số tiền
thực tế nhận được thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo giá do ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
b- Theo giá trúng đấu giá trong trường hợp
đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất.
1.2- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
trong một số trường hợp được xác định như sau:
a- Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất là toàn bộ số tiền
thu được, kể cả số tiền chuyển quyền sở hữu kết cấu hạ tầng và cho thuê kết cấu
hạ tầng trên đất.
b- Đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên
đất là số tiền thu được không bao gồm số tiền nhượng bán công trình kiến trúc
trên đất. Nếu tổ chức kinh doanh không tách riêng được số tiền nhượng bán công
trình kiến trúc trên đất thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả số
tiền nhượng bán công trình kiến trúc trên đất.
2. Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất:
2.1- Chi phí để có
quyền sử dụng đất, quyền thuê đất bao gồm:
a- Giá vốn của đất chuyển quyền được xác định
như sau:
- Đối với đất Nhà nước giao có thu tiền sử
dụng đất, thu tiền cho thuê đất là số tiền trên chứng từ thu tiền sử dụng đất,
thu tiền cho thuê đất của Nhà nước.
- Đối với đất nhận quyền sử dụng của tổ chức,
cá nhân khác hoặc do tổ chức, cá nhân khác chuyển quyền thuê đất là giá ghi
trên hợp đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với tổ chức kinh doanh đổi công trình
lấy đất của Nhà nước là giá trị công trình đã đổi.
- Đối với tổ chức kinh doanh có quyền sử dụng
đất do trúng đấu giá là giá trúng đấu giá.
- Đối với trường hợp đất của các công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển
quyền cho thuê đất mà đất đó có nguồn gốc do góp vốn liên doanh là giá trị theo
biên bản góp vốn của Hội đồng quản trị.
- Đối với đất của tổ chức kinh doanh có nguồn
gốc do nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp; do được thừa kế theo
pháp luật dân sự; do được cho, biếu, tặng mà không xác định được giá vốn của
đất thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định căn cứ vào Bảng khung giá các loại
đất do Chính phủ quy định tại thời điểm nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp tổ chức kinh doanh chuyển quyền
sử dụng đất có nguồn gốc do nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp;
do được thừa kế theo pháp luật dân sự; do được cho, biếu, tặng trước năm 1994
thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quy định năm 1994 căn cứ vào Bảng khung giá các loại
đất do Chính phủ quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994.
b- Chi phí đền bù thiệt hại về đất đã được
trừ hoặc chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
c- Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu.
d- Chi phí hỗ trợ di dời mồ mả.
e- Chi phí hỗ trợ đến nơi ở mới.
g- Chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng khác.
h- Các loại phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
Các khoản chi phí đền bù, hỗ trợ nêu tại Tiết
2.1 này nếu không có hoá đơn chứng từ được lập Bảng kê ghi rõ: tên; địa chỉ của
người nhận; số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được Chính
quyền phường, xã nơi dân được đền bù, hỗ trợ xác nhận.
2.2- Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
2.3- Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông…
2.4- Các khoản chi phí khác liên quan đến
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
2.5 - Các khoản chi phí nêu tại Mục III, Phần
B Thông tư này (nếu có).
Trường hợp tổ chức kinh doanh nhiều ngành
nghề khác nhau thì các khoản chi phí chung nêu tại tiết 2.5 này được phân bổ
theo tỷ trọng giữa doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
với tổng doanh thu của tổ chức kinh doanh.
Đối với trường hợp doanh thu để tính thu nhập
chịu thuế bao gồm cả công trình kiến trúc trên đất thì chi phí được xác định
bao gồm cả giá trị công trình kiến trúc trên đất.
V.
THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT
1. Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là 28%.
2. Sau khi tính thuế thu nhập theo mức thuế
suất 28%, phần thu nhập còn lại phải tính thuế thu nhập bổ sung theo biểu luỹ
tiến từng phần dưới đây:
Biểu thuế luỹ tiến từng phần
Bậc
|
Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí
|
Thuế suất
|
1
|
Đến 15%
|
0%
|
2
|
Trên 15% đến 30%
|
10%
|
3
|
Trên 30% đến 45%
|
15%
|
4
|
Trên 45% đến 60%
|
20%
|
5
|
Trên 60%
|
25%
|
Ví dụ: Doanh thu tính thuế đối với đất chuyển
quyền: 170 triệu đồng; toàn bộ chi phí chuyển quyền sử dụng đất: 50 triệu đồng.
Thu nhập chịu thuế bằng (=) 120 triệu đồng (170 triệu đồng - 50 triệu đồng).
Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất được xác định như sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế
suất phổ thông: 120 triệu đồng x 28% = 33,6 triệu đồng.
- Thu nhập còn lại: 86,4 triệu đồng (120
triệu đồng - 33,6 triệu đồng) nộp thuế bổ sung theo biểu luỹ tiến từng phần như
sau:
Đơn vị: triệu đồng
Bậc
|
Số tiền chịu thuế
|
Thuế suất
|
Số thuế
|
1
|
50 x 15% = 7,5
|
0%
|
0
|
2
|
( 50 x 30%) - 7,5 = 7,5
|
10%
|
0,75
|
3
|
( 50 x 45%) - ( 50 x 30%) = 7,5
|
15%
|
1,125
|
4
|
( 50 x 60%) - ( 50 x 45%) = 7,5
|
20%
|
1,5
|
5
|
86,4 - ( 50 x 60%) = 56,4
|
25%
|
14,1
|
|
Cộng
|
|
17,475
|
Tổng số thuế thu nhập từ hoạt động chuyển
quyền sử dụng đất phải nộp là: 33,6 triệu đồng + 17,475 triệu đồng = 51,075
triệu đồng.
VI.
KHÔNG ÁP DỤNG MỨC THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI; MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THEO HƯỚNG DẪN TẠI
PHẦN E THÔNG TƯ NÀY ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT,
CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT
VII.
THỦ TỤC KÊ KHAI, NỘP THUẾ THU NHẬP TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN
THUÊ ĐẤT
1. Tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất; chuyển quyền sở hữu công trình kiến trúc trên đất,
kết cấu hạ tầng trên đất phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất cùng với công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng theo quy định của
pháp luật về đất đai.
2. Thủ tục kê khai, nộp thuế:
2.1- Đối với tổ chức kinh doanh không phát
sinh thường xuyên hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:
a- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được số liệu địa chính do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ
quan thuế trực tiếp quản lý thuế phải thông báo cho tổ chức kinh doanh có hoạt
động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất kê khai doanh thu, chi
phí, thu nhập chịu thuế và số thuế thu nhập phải nộp từ hoạt động chuyển quyền
sử dụng đất.
b- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được thông báo kê khai thuế của cơ quan thuế, tổ chức kinh doanh có
hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải kê khai và nộp tờ khai thuế theo mẫu số 02D/TNDN ban hành kèm theo Thông
tư này cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế.
c- Căn cứ vào số liệu trên tờ khai thuế, cơ
quan thuế kiểm tra, xem xét, xác định nghĩa vụ thuế; thông báo cho tổ chức kinh
doanh biết số thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
phải nộp hoặc không phải nộp đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất thuộc đối tượng không chịu thuế. Thời hạn nộp thuế được
ghi trong thông báo chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo thuế. Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi
có chứng từ nộp thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
của cơ sở kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận không phải nộp thuế của cơ quan
thuế.
d. Tổ chức kinh doanh phải quyết toán riêng
số thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Trường hợp
số thuế đã nộp khi làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất thấp hơn số thuế phải nộp
theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 02Đ/TNDN ban hành
kèm theo Thông tư này) thì tổ chức kinh doanh phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào
ngân sách Nhà nước trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp tờ khai quyết toán
thuế. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết
toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp
còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo. Trường hợp hoạt động chuyển quyền sử
dụng đất, chuyển quyền thuê đất bị lỗ thì tổ chức kinh doanh được chuyển lỗ vào
thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
của các năm sau theo quy định.
2.2- Đối với tổ chức
chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc trên đất:
Thực hiện kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế
theo hướng dẫn tại Phần D Thông tư này. Trường hợp hoạt động chuyển quyền sử
dụng đất, chuyển quyền thuê đất bị lỗ thì được chuyển lỗ vào thu nhập từ chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các năm sau.
Tổ chức kinh doanh thực hiện thủ tục chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi đã được cơ quan thuế kiểm tra
quyết toán thuế.
Khi nhận được số liệu địa chính do văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức
chuyên kinh doanh nhà, đất, kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc trên đất phải xác
nhận số diện tích đất chuyển quyền sử dụng, đất chuyển quyền thuê đã nộp thuế
để văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
D.
ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
I.
ĐĂNG KÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Cơ sở kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập
doanh nghiệp như sau:
1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký
thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng.
2. Các cơ sở kinh
doanh khi đăng ký thuế phải khai rõ cả các đơn vị trực thuộc hạch toán kinh doanh
độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ. Các đơn vị trực thuộc cơ sở
kinh doanh thực hiện hạch toán độc lập hay phụ thuộc báo sổ đều phải đăng ký
thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng.
3. Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc cơ sở
kinh doanh có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế riêng. Các đơn vị hạch
toán báo sổ phụ thuộc cơ sở kinh doanh chính chỉ đăng ký thuế tại địa phương,
không có nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế tại địa phương; Cơ sở kinh doanh chính
có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế phần kinh doanh của mình và của
các đơn vị hạch toán phụ thuộc báo sổ.
II.
KÊ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và
nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02A/TNDN kèm theo Thông tư
này cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 25 tháng 01 hàng năm
hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc kỳ tính thuế đối với cơ sở kinh
doanh có kỳ tính thuế là năm tài chính khác năm dương lịch.
Căn cứ để kê khai là dựa vào kết quả sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của năm trước và khả năng kinh doanh của năm
tiếp theo.
Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập thì cơ
sở kinh doanh tự xác định doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải
nộp cả năm, số thuế phải nộp từng quý và chủ động kê khai với cơ quan thuế
trong thời hạn chậm nhất không quá ngày 25 của tháng sau, kể từ tháng được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Sau khi nhận được tờ khai thuế, cơ quan
thuế phải kiểm tra, xem xét việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh. Nếu trong tờ
khai, cơ sở kinh doanh không kê khai hoặc kê khai không rõ các căn cứ để xác định
số thuế tạm nộp cả năm thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh giải
trình các căn cứ để xác định số thuế tạm nộp cả năm. Trường hợp cơ sở kinh
doanh không giải trình hoặc không chứng minh được các căn cứ ghi trong tờ khai
thì cơ quan thuế ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý và thông báo cho cơ sở
kinh doanh thực hiện.
Việc ấn định số thuế tạm nộp được thực hiện
như sau:
- ấn định thu nhập chịu thuế cả năm căn cứ
vào doanh thu của năm dự toán và tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của
năm trước.
- ấn định thu nhập chịu thuế cả năm căn cứ vào thu nhập
chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương
đương.
Riêng đối với cơ sở thường trú tại Việt Nam của công ty ở nước ngoài thì ngoài các biện pháp ấn định thuế nêu trên, cơ quan thuế
có thể sử dụng biện pháp xác định thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế của
cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế.
|
=
|
Tổng doanh thu của
cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế.
Tổng doanh thu của
công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.
|
x
|
Tổng thu nhập của
công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế.
|
Công ty ở nước ngoài có trách nhiệm xuất
trình cho cơ quan thuế sổ sách, báo cáo kế toán của công ty đã được tổ chức kiểm
toán độc lập xác nhận để làm căn cứ tính thu nhập chịu thuế cho cơ sở thường
trú tại Việt Nam.
Trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với
mức ấn định thu nhập chịu thuế thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên
trực tiếp hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Trong khi chờ
giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo mức thuế ấn định.
3. Đối với cơ sở kinh doanh mà kết quả sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm có sự thay đổi lớn dẫn đến
có thể tăng hoặc giảm trên 20% số thuế tạm nộp đã kê khai với cơ quan thuế thì
cơ sở kinh doanh phải làm đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả
năm và số thuế tạm nộp của hai quý cuối năm gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý
chậm nhất không quá ngày 30 tháng 07 hàng năm.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả
năm và từng quý gồm có:
- Công văn đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp
cả năm trong đó nêu rõ lý do xin điều chỉnh, số thuế đã tạm nộp 6 tháng đầu năm
và số thuế còn phải nộp 6 tháng cuối năm.
- Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm gồm: bảng
cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo
tài chính theo mẫu quy định của pháp luật về kế toán.
Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị của cơ sở kinh
doanh, cơ quan thuế trực tiếp quản lý có thông báo cho cơ sở kinh doanh số thuế
tạm nộp cả năm đã điều chỉnh lại và số thuế còn phải nộp trong 2 quý cuối
năm hoặc lý do không chấp nhận đề nghị của doanh nghiệp chậm nhất là ngày 25
tháng 08 của năm.
4. Cơ sở kinh doanh không gửi tờ khai thuế
thu nhập doanh nghiệp thì cơ quan thuế có thông báo nhắc nhở cơ sở kinh doanh
nộp tờ khai thuế. Nếu hết ngày 25 tháng 03 mà cơ sở kinh doanh vẫn chưa nộp tờ
khai thuế thì cơ quan thuế ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý theo hướng
dẫn tại Điểm 2 Mục này và thông báo để cơ sở kinh doanh thực hiện.
5. Cơ sở kinh doanh
chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thực hiện kê khai thuế
hàng tháng, hàng quý hoặc năm cùng với kê khai thuế giá trị gia tăng. Căn cứ để
kê khai số thuế phải nộp dựa vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu và thuế
suất, cụ thể như sau:
5.1- Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ nhưng đã thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch
vụ có hoá đơn, chứng từ phải kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo
công thức sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng (=) Doanh
thu x Tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế trên doanh thu x Thuế suất.
5.2- Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh chưa
thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, thực hiện kê khai thuế theo doanh
thu do cơ quan thuế ấn định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định
theo công thức tại Tiết 5.1 Điểm này.
Việc ấn định doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế phải bảo đảm đúng quy trình, công khai, dân chủ.
Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế xác định
tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế trên doanh thu làm căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và đảm bảo sự hài hoà giữa các địa
phương trong cả nước.
6. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, nhưng có thu nhập tại Việt Nam thì tổ
chức, cá nhân tại Việt Nam khi chi trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
có trách nhiệm kê khai và khấu trừ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ %
tính trên tổng số tiền chi trả cho tổ chức, cá nhân nước ngoài do Bộ Tài chính
quy định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh.
7. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thực hiện
mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường
trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
III.
NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp như sau:
1. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý
theo Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định
đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá
ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
Việc xác định ngày nộp thuế của cơ sở kinh
doanh được thực hiện như sau:
- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển
khoản qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế là ngày Ngân hàng,
tổ chức tín dụng khác ký nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách;
- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền
mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế
cấp Biên lai thuế.
2. Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế
độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế cùng với
thuế giá trị gia tăng.
3. Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chi trả thu nhập
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt
Nam, có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp vào Ngân
sách nhà nước theo thời hạn do Bộ Tài chính quy định phù hợp với từng ngành nghề
kinh doanh, chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày chuyển trả tiền cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài. Tổ chức, cá nhân Việt Nam không khấu trừ tiền thuế của tổ
chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài việc nộp thay số tiền thuế, còn bị phạt vi
phạm hành chính về thuế theo chế độ hiện hành.
4. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai
và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi
mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp bằng Đồng
Việt Nam.
IV.
QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Việc quyết toán thuế hàng năm được thực hiện
như sau:
1. Khi kết thúc kỳ tính thuế, cơ sở kinh
doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu tờ khai quyết
toán thuế số 02Đ/TNDN (trừ trường hợp ấn định tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính
trên doanh thu).
1.1- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai
đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế.
1.2- Việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
được thực hiện theo kỳ tính thuế là năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1 tháng 1
và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm).
Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng
kỳ tính thuế là năm tài chính khác với năm dương lịch thì việc quyết toán thuế
thực hiện theo năm tài chính.
Cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh
nghiệp Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản phải thực hiện
quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia tách,
giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở kinh doanh là liên doanh của nhiều cơ sở
kinh doanh khác, khi có quyết định giải thể, phá sản mà bị lỗ thì số lỗ được
phân bổ cho từng cơ sở kinh doanh tham gia liên doanh. Cơ sở tham gia liên
doanh được tổng hợp số lỗ phân bổ từ cơ sở liên doanh vào kết quả kinh doanh của
mình khi quyết toán thuế.
2. Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực của tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện các số liệu trong tờ khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh không đúng qui định thì ngoài
việc phải nộp đủ số tiền thuế, cơ sở kinh doanh còn bị xử phạt vi phạm hành
chính về thuế.
Cơ sở kinh doanh được thụ hưởng tài sản của
cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu
(kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), chia, tách, sáp nhập,
hợp nhất chịu trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu và tiền phạt (nếu có) của cơ
sở kinh doanh cũ.
3. Cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn
90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán,
cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thì thời
gian nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định
của cơ quan có thẩm quyền.
4. Cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu
theo tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày phải nộp tờ
khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế. Nếu sau 10 ngày không nộp thuế thì ngoài
việc phải nộp đủ số thuế còn thiếu, cơ sở kinh doanh còn bị phạt về hành vi chậm
nộp tiền thuế.
5. Cơ sở kinh doanh sau khi đã nộp tờ khai
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế mới phát hiện ra sai sót
và cần điều chỉnh số liệu thì xử lý như sau:
5.1- Nếu trong thời hạn nộp tờ khai quyết
toán thuế, cơ sở kinh doanh được nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh để thay
thế tờ khai quyết toán thuế đã gửi cơ quan thuế.
5.2- Nếu quá thời hạn nộp tờ khai quyết toán
thuế nhưng vẫn trong thời hạn 10 ngày nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết
toán thuế thì cơ sở kinh doanh nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh thay thế
tờ khai quyết toán thuế đã nộp cho cơ quan thuế và nộp thuế theo tờ khai quyết
toán thuế điều chỉnh, đồng thời nộp phạt về hành vi chậm nộp tờ khai quyết toán
thuế.
5.3- Trường hợp nộp tờ khai quyết toán thuế điều
chỉnh đã
quá thời hạn 10 ngày nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế đã gửi
thì ngoài việc phải nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh
còn phải nộp phạt về hành vi chậm nộp tờ khai và chậm nộp thuế.
6. Việc kiểm tra quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp tại cơ sở kinh doanh do thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp
hoặc thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên quyết định.
Cơ quan thuế có quyền xác định lại giá mua,
giá bán theo giá thị trường trong nước và ngoài nước, chi phí, thu nhập chịu
thuế và các yếu tố khác đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu
phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế và các yếu tố
khác của cơ sở kinh doanh không đúng với giá cả thị trường và các chi phí thực
tế phát sinh.
Việc xác định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch
vụ theo giá thị trường trong nước và ngoài nước, chi phí, thu nhập chịu thuế để
đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo văn bản
hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thực hiện
theo biên bản kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.
7. Đối với cơ sở kinh doanh không nộp tờ khai
quyết toán thuế thì phải nộp thuế theo số thuế ấn định của cơ quan thuế.
Đ.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ
Cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm như sau:
1. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện
chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.
2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh trong các
trường hợp:
2.1- Chưa gửi tờ khai thuế, tờ khai quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp đúng thời hạn quy định.
2.2- Chưa nộp thuế đúng thời hạn hoặc nộp thiếu
tiền thuế.
Trong thông báo phải ghi rõ số tiền thuế cơ sở
kinh doanh chưa nộp và số tiền phạt chậm nộp.
2.3- Chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ, thực hiện nộp thuế theo thông báo. Thông báo nộp thuế phải gửi
tới cơ sở kinh doanh trước ngày phải nộp thuế tối thiểu là 3 ngày làm việc. Nếu
quá thời hạn ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì cơ quan thuế
tiếp tục ra thông báo lần thứ hai. Trong thông báo lần thứ hai cơ quan thuế phải
ghi rõ số tiền thuế cơ sở kinh doanh chưa nộp và số tiền phạt chậm nộp.
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế,
quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh bảo đảm thực hiện đúng pháp luật.
Cơ quan thuế phải xem xét, phân loại tờ khai
quyết toán thuế để tổ chức thanh tra, kiểm tra.
Tổng cục thuế ban hành các tiêu thức phân
loại tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để tiến hành thanh tra, kiểm
tra và ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh.
4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải
quyết khiếu nại về thuế.
5. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế
toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế,
nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân có liên
quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính, nộp thuế của cơ sở kinh
doanh.
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ
sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
7. ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp sau:
7.1- Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
7.2- Không kê khai hoặc kê khai không đúng
căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai
thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế.
7.3- Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá
đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế thu nhập
doanh nghiệp.
7.4- Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh.
E.
MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
I.
ĐIỀU KIỆN ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Dự án đầu tư có các điều kiện sau đây được
hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực quy định
tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22
tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp (gọi tắt là ngành nghề, lĩnh vực A).
2. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật
không cấm và có sử dụng số lao động bình quân trong năm ( gọi tắt là sử dụng
nhiều lao động ) ít nhất là:
- Ở đô thị loại 1 và
loại 2: 100 người;
- Ở địa bàn khuyến khích đầu tư quy định tại
Danh mục B hoặc Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày
22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp: 20 người;
- Ở địa bàn khác: 50 người.
3. Địa bàn khuyến khích
đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
3.1- Địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số
164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi tắt là địa bàn B).
3.2- Địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục C Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi tắt là địa bàn C).
II.
THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI VÀ THỜI HẠN ÁP DỤNG THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI:
1. Thuế suất ưu đãi:
1.1- Thuế suất 20% áp dụng đối với: hợp tác
xã được thành lập tại các địa bàn không thuộc địa bàn B và địa bàn C; cơ sở
kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A.
1.2- Thuế suất 20%
áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn B.
1.3- Thuế suất 15% áp dụng đối với: hợp tác
xã được thành lập tại địa bàn B; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư
thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại điạ bàn B.
1.4- Thuế suất 15%
áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn C.
1.5- Thuế suất 10% áp
dụng đối với: hợp tác xã được thành lập tại địa bàn C; cơ sở kinh doanh mới
thành lập thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C.
Cơ sở kinh doanh có
các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được áp dụng các mức
thuế suất ưu đãi khác nhau thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thu nhập
theo từng dự án đầu tư. Trường hợp không hạch toán riêng được thu nhập theo
từng dự án đầu tư thì phải nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất mà cơ sở kinh
doanh đang áp dụng.
2. Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi như
sau:
2.1- Thuế suất 10%
được áp dụng trong 15 năm, kể từ khi hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành
lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh;
2.2- Thuế suất 15% được áp dụng trong 12 năm,
kể từ khi hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu
hoạt động kinh doanh;
2.3- Thuế suất 20% được áp dụng trong 10 năm,
kể từ khi cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh
doanh;
Sau thời hạn được hưởng mức thuế suất ưu đãi
tại điểm này, hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 28%.
III-
MỨC VÀ THỜI GIAN MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Cơ sở kinh doanh mới
thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được miễn thuế,
giảm thuế như sau:
1.1- Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 02 năm tiếp theo đối với cơ
sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm
ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1.2- Được miễn thuế 02
năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 03 năm
tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành
nghề, lĩnh vực A hoặc sử dụng nhiều lao động.
1.3- Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và sử
dụng nhiều lao động.
1.4- Được miễn thuế 02
năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 06 năm
tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại
địa bàn B và cơ sở kinh doanh di chuyển đến điạ bàn B.
1.5- Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn C và cơ sở
kinh doanh di chuyển đến địa bàn C.
1.6- Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và
thực hiện tại địa bàn B.
1.7- Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và
thực hiện tại địa bàn B, đồng thời sử dụng nhiều lao động;
1.8- Được miễn thuế 03
năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm
tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành
nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn B, đồng thời sử dụng nhiều lao động
trong đó số lao động là người dân tộc thiểu số chiếm trên 30% trên tổng số lao
động bình quân sử dụng trong năm.
1.9- Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và
thực hiện tại địa bàn C.
1.10- Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và
thực hiện tại địa bàn C, đồng thời sử dụng nhiều lao động.
1.11- Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và
thực hiện tại địa bàn C, đồng thời sử dụng nhiều lao động trong đó số lao động
là người dân tộc thiểu số chiếm trên 30% trên tổng số lao động bình quân sử
dụng trong năm.
1.12- Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với cơ
sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
(BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Cơ sở kinh doanh mới
thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được miễn
thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại điểm này là cơ sở kinh doanh hạch toán kinh
tế độc lập, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo
kê khai.
Cơ sở kinh doanh được
miễn thuế, giảm thuế thực hiện đồng thời nhiều hoạt động kinh doanh thì phải
theo dõi hạch toán riêng thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm
thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thì thu nhập của
hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế được xác định bằng (=) tổng
thu nhập chịu thuế nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hoạt động kinh
doanh được miễn thuế, giảm thuế và tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh được
thành lập trong các trường hợp dưới đây thì không đủ điều kiện được miễn thuế,
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm này:
- Cơ sở kinh doanh
được thành lập do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất theo quy định của Luật doanh
nghiệp.
- Cơ sở kinh doanh được thành lập do chuyển đổi sở hữu
(trừ các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo Nghị dịnh số 64/2002/NĐ-CP
ngày 19/06/2002 của Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao, bán,
khoán, cho thuê theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/09/1999 của Chính
phủ);
- Cơ
sở kinh doanh được thành lập do đổi tên từ những cơ sở kinh doanh đang hoạt
động trước đây như: chủ hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân với
ngành nghề kinh doanh như cũ và trụ sở kinh doanh vẫn đóng tại địa điểm kinh
doanh cũ; chủ doanh nghiệp tư nhân giải thể doanh nghiệp để thành lập lại doanh
nghiệp tư nhân; công ty hợp danh hoặc tham gia thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tư cách
là chủ tịch hội đồng thành viên hay là người có số vốn góp cao nhất trong vốn
Điều lệ của công ty; chủ tịch hội đồng thành viên hay là người có số vốn góp
cao nhất trong công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động, nay thành lập doanh
nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc tham gia thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn khác mà họ vẫn là chủ tịch hội đồng thành viên hay là người có số vốn
góp cao nhất trong vốn Điều lệ của công ty mới thành lập.
2. Khu kinh tế, dự án
đặc biệt khuyến khích đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất
ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng tối đa
không quá 04 năm miễn thuế, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế
phải nộp cho 09 năm tiếp theo.
3. Cơ sở kinh doanh
đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải
thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại như
sau:
3.1- Được miễn thuế 01 năm và giảm 50% số
thuế phải nộp trong 02 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền
sản xuất mới không thuộc ngành nghề, lĩnh vực A; không thực hiện tại địa bàn B
hoặc điạ bàn C.
3.2- Được miễn thuế 01 năm và giảm 50% số
thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A.
3.3- Được miễn thuế 03 năm và giảm 50% số
thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực
hiện tại địa bàn B.
3.4- Được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số
thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo nếu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực
hiện tại địa bàn C.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế theo điểm này
được tính từ năm dự án đầu tư hoàn thành bắt đầu đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Đối với những dự án đầu tư có thời gian thực hiện dự án kéo dài và chia ra
thành nhiều hạng mục đầu tư thì cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn thời gian tính
miễn thuế, giảm thuế theo từng hạng mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất,
kinh doanh. Căn cứ thời gian dự kiến thực hiện dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh
đăng ký với cơ quan thuế thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với dự án đầu tư.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng phần
thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp
được miễn, giảm. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được phần
thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại thì phần thu nhập tăng thêm miễn thuế,
giảm thuế được xác định như sau:
Phần thu nhập tăng
thêm được miễn thuế, giảm thuế
|
=
|
Phần thu nhập chịu
thuế trong năm
|
x
|
Giá trị tài sản cố
định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
Tổng nguyên giá tài
sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh
|
Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng
cho sản xuất, kinh doanh gồm: giá trị tài sản cố định đầu tư mới đã hoàn thành
bàn giao đưa vào sử dụng và nguyên giá tài sản cố định hiện có đang dùng cho
sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ Bảng cân đối kế toán năm.
Trường hợp dự án đầu tư có thời gian thực
hiện trên một năm và chia ra làm nhiều hạng mục đầu tư, cơ sở kinh doanh đã
đăng ký với cơ quan thuế thời gian miễn thuế, giảm thuế theo từng hạng mục đầu
tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh thì giá trị tài sản cố định đầu tư
mới được xác định theo giá trị luỹ kế của các hạng mục đầu tư đã hoàn thành đưa
vào sử dụng tính đến thời điểm quyết toán thuế của năm miễn thuế, giảm thuế.
Ví dụ: Cuối năm 2004 công ty A có tổng nguyên giá
tài sản cố định thực tế tham gia sản xuất, kinh doanh là 30 tỷ đồng. Công ty có
dự án đầu tư dài. Năm 2005 đưa một hạng mục vào sử dụng trị giá 10 tỷ đồng; năm
2006 đưa tiếp một hạng mục khác vào sử dụng trị giá 15 tỷ đồng. Công ty không
hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do thực hiện từng hạng mục đầu tư.
Kết quả kinh doanh của Công ty: năm 2005 thu nhập chịu thuế là 12 tỷ đồng; năm
2006 thu nhập chịu thuế là là 20 tỷ đồng.
Phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại
được miễn thuế, giảm thuế xác định như sau:
+ Năm 2005:
Phần thu nhập tăng thêm
được miễn thuế, giảm thuế
|
=
|
12 tỷ đồng
|
x
|
10 tỷ đồng
30 tỷ đồng + 10 tỷ
đồng
|
+ Năm
2006:
Phần thu nhập tăng thêm
được miễn thuế, giảm thuế
|
=
|
20 tỷ đồng
|
x
|
10 tỷ đồng + 15 tỷ
đồng
40 tỷ đồng + 15 tỷ
đồng
|
Đối với các dự án đầu tư đã hoàn thành từng
hạng Mục đầu tư, nhưng chưa đưa vào sản xuất, kinh doanh để tăng năng lực, hiệu
quả kinh doanh trong năm thì giá trị hạng Mục đầu tư không được đưa vào giá trị
tài sản cố định đầu tư mới để tính số thu nhập tăng thêm được miễn thuế, giảm
thuế.
4. Cơ sở sản xuất,
kinh doanh hàng xuất khẩu thuộc ngành nghề, lĩnh vực A, ngoài việc được miễn
thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm 1, Điểm 2, Điểm 3
Mục này còn được ưu đãi thêm về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
4.1- Được giảm 50% số
thuế phải nộp cho phần thu nhập có được trong các trường hợp:
a- Xuất khẩu của năm đầu
tiên được thực hiện bằng cách xuất khẩu trực tiếp.
b- Xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh
tế - kỹ thuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây doanh nghiệp đã
xuất khẩu.
c- Xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới,
hoặc lãnh thổ mới khác với thị trường trước đây.
4.2- Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần
thu nhập tăng thêm do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh
thu xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
4.3- Được giảm 20% số thuế phải nộp cho phần
thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với các trường hợp:
a- Có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ trọng trên
50% tổng doanh thu. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo từng năm.
b- Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số
lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu trong ba năm liên tục trước đó.
4.4- Được giảm thêm 25% số thuế phải nộp
cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư
nêu tại Tiết 4.1, 4.2, 4.3 Điểm này thực hiện tại địa bàn B.
4.5- Được miễn toàn bộ số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối
với nhà đầu tư nêu tại Tiết 4.1, 4.2 hoặc 4.3 Điểm này thực hiện tại địa bàn C.
5. Cơ sở kinh doanh được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp cho phần thu nhập có được trong các trường hợp sau đây:
5.1- Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp
đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ thông tin khoa học và
công nghệ.
5.2- Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm
trong thời kỳ sản suất thử nghiệm theo đúng quy trình sản xuất, nhưng tối đa
không quá 6 tháng kể từ ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm.
5.3- Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm
làm ra từ công nghệ mới, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, nhưng tối đa không
qua 01 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để sản xuất ra sản
phẩm.
5.4- Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp
đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
5.5- Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành
riêng cho người dân tộc thiểu số.
5.6- Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là
người tàn tật.
Cơ sở kinh doanh được xác định là dành riêng
cho lao động là người tàn tật ( bao gồm cả thương binh, bệnh binh) phải có đủ
các điều kiện sau:
- Được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xác nhận.
- Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn,
chứng từ.
- Có giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp.
- Sử dụng từ 10 lao động trở lên, trong đó có
51% số lao động là người tàn tật có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. Số
lao động còn lại chủ yếu là thân nhân của người tàn tật, người góp vốn cổ phần
và người có trình độ quản lý, chuyên môn, khoa học - kỹ thuật.
- Có quy chế hoặc điều lệ hoạt động phù hợp
với đối tượng lao động là người tàn tật.
5.7- Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành
riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ
nạn xã hội.
Các hoạt động dạy nghề được miễn thuế theo
hướng dẫn tại điểm này phải có đủ các điều kiện sau:
- Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động
theo quy định của Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động, Luật giáo dục về dạy nghề và các văn
bản hướng dẫn.
- Hoạt động đúng ngành nghề ghi trong giấy
phép hành nghề hoặc ngành nghề đã đăng ký với cơ quan lao động - thương binh và
xã hội có thẩm quyền.
- Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn,
chứng từ và đã đăng ký nộp thuế.
6. Hợp tác xã; cá nhân, hộ cá thể kinh doanh
có mức thu nhập thấp được xét miễn thuế, giảm thuế:
6.1- Hợp tác xã có mức thu nhập bình quân
tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy
định đối với công chức Nhà nước được miễn thuế.
6.2- Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có thu
nhập bình quân tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu
do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước được miễn thuế.
6.3- Cá nhân, hộ cá thể kinh doanh chưa thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, tính và nộp thuế trên mức doanh
thu ấn định, nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được
xét giảm 50% số thuế phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn thuế của
tháng đó.
7. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho
các trường hợp sau:
7.1- Miễn thuế cho phần thu nhập của các nhà
đầu tư nhận được do góp vốn bằng: Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công
nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
7.2- Giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu
nhập từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho các
doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7.3- Cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao
động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên; hoặc sử dụng thường
xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có
mặt thường xuyên của cơ sở kinh doanh được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ hướng dẫn tại Điểm 6.1,
Mục III, Phần B Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc
các Tổng công ty Nhà nước có đủ điều kiện về lao ộng nữ nhưng không trực tiếp
kinh doanh thì không được giảm thuế theo tiết này.
8. Cơ sở kinh doanh
sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế
của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm
phát sinh lỗ.
Cơ sở kinh doanh khi phát sinh lỗ phải có kế
hoạch chuyển lỗ và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ với cơ quan thuế. Cơ sở kinh
doanh không được chuyển lỗ nếu không đăng ký với cơ quan thuế hoặc chuyển lỗ
ngoài kế hoạch chuyển lỗ đã đăng ký với cơ quan thuế.
IV.
NGUYÊN TẮC, THỦ TỤC MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. Nguyên tắc thực
hiện miễn, giảm thuế.
1.1- Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
nêu tại Mục II, Mục III, Phần này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có đủ điều
kiện được ưu đãi thuế; thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; đã
đăng ký thuế và nộp thuế theo kê khai.
1.2- Trong cùng một
thời gian, nếu có một khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế theo nhiều
trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn một trong những trường
hợp miễn thuế, giảm thuế có lợi nhất và thông báo cho cơ quan thuế biết.
1.3- Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính
liên tục kể từ năm đầu tiên cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế chưa trừ số
lỗ được chuyển. Trường hợp năm đầu tiên được miễn thuế, giảm thuế có thời gian
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới sáu tháng, cơ sở kinh
doanh có quyền được hưởng miễn thuế, giảm thuế ngay năm đó hoặc đăng ký với cơ
quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ năm tiếp theo.
2. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế.
2.1- Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều
kiện được ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế, số lỗ
được trừ (-) vào thu nhập chịu thuế và quyết toán thuế theo đúng hướng dẫn tại
Mục IV, Phần D Thông tư này.
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với
cơ sở kinh doanh phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế cơ
sở kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ cơ sở kinh doanh được trừ vào
thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà cơ sở kinh doanh đáp ứng
được.
2.2- Đối với các trường hợp miễn thuế, giảm
thuế theo hướng
dẫn tại Điểm 6, Mục III, Phần này thì hợp tác xã, cá nhân kinh doanh, chủ hộ
cá thể kinh doanh phải có đơn đề nghị miễn thuế, giảm thuế có xác nhận của
chính quyền phường, xã gửi cơ quan thuế. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý sau khi
thông qua hội đồng tư vấn thuế cùng cấp ra thông báo miễn thuế, giảm thuế hoặc
lý do từ chối đề nghị miễn thuế, giảm thuế.
G.
XỬ LÝ VI PHẠM
I.
XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ
Cơ sở kinh doanh vi phạm quy định về Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp bị xử lý như sau:
1. Không thực hiện đúng những quy định về chế
độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thì tuỳ theo
tính chất, mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi
trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt, thì ngoài việc phải
nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt
bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải
nộp đủ số thuế đã khai man, trốn thuế, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị
phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm
nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc
quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:
4.1- Trích tiền gửi của cơ sở kinh doanh tại
Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt.
Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng có trách
nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ sở kinh doanh để nộp thuế, nộp phạt
vào Ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ
quan có thẩm quyền trước khi thu nợ.
4.2- Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm
thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
4.3- Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật
để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.
Thủ tục, trình tự xử lý theo Điểm 4 này theo
qui định của pháp luật hiện hành.
II.
THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ
Cơ quan thuế các cấp khi phát hiện các cơ sở
kinh doanh vi phạm quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp phải kiểm tra xác định
rõ hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào mức độ vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan thuế có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc
kiến nghị lên cơ quan thuế cấp trên và cơ quan pháp luật xử lý theo thẩm quyền.
Thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế được hướng dẫn như sau:
1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý
thu thuế có thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế:
1.1- Xử lý đối với các vi phạm của cơ sở kinh
doanh quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 23 của Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp và hướng dẫn tại Điểm 1, Điểm 2, Mục I Phần G của Thông
tư này .
1.2- Phạt tiền từ một đến năm lần số thuế
gian lận theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp và hướng dẫn tại Điểm 3, Mục I Phần G của Thông tư này.
2. Cục trưởng cục thuế, Chi cục trưởng chi cục
thuế trực tiếp quản lý thu thuế có thẩm quyền xử lý vi phạm về thuế:
2.1- áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại
Khoản 4 Điều 23 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng
dẫn tại Điểm 4, Mục I, Phần G Thông tư này.
2.2- Chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền
để xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp và hướng dẫn tại Điểm 3, Mục I, Phần G của Thông tư này.
H.
KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU
1. Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh
trong việc khiếu nại về thuế:
Theo quy định Điều 26 của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quyền khiếu nại về việc cán
bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đơn
khiếu nại phải gửi cho cơ quan thuế nơi phát hành thông báo thuế, lệnh thu hoặc
quyết định xử lý, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết
định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp đủ và đúng
thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã thông báo.
Nếu cơ sở kinh doanh không đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi
đơn mà chưa nhận được ý kiến giải quyết thì đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại
lên cơ quan thuế cấp trên hoặc khởi kiện ra toà án theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đúng các thủ
tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế
trong việc giải quyết khiếu nại về thuế:
Theo quy định tại Điều 27 của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan thuế các cấp khi nhận được đơn khiếu nại
về thuế của đối tượng nộp thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được đơn. Đối với vụ việc phức tạp, phải điều tra xác minh mất nhiều
thời gian, thì cần thông báo cho người khiếu nại biết, nhưng thời gian giải quyết
chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn; nếu vụ việc không thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm
quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày nhận được khiếu nại.
Cơ quan thuế kiểm tra phát hiện và kết luận
có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, xử lý phạt vi phạm về thuế
thì cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt
tính không đúng trong thời hạn năm năm về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện
có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh
không đăng ký kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt được
tính kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.
I.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày kể từ ngày đăng công báo và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2004.
2. Bãi bỏ các văn bản hướng dẫn về thuế thu
nhập doanh nghiệp:
- Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08/03/2001
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu
tư theo Luật đầu tư nước ngoài.
- Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/02/2002
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/06/2001
của Chính phủ và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đều hết hiệu lực thi
hành, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
- Bãi bỏ nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập
doanh nghiệp của các thông tư do Bộ Tài chính và các ngành ban hành trái với
hướng dẫn của Thông tư này.
- Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế
chuyển quyền sử dụng đất áp dụng đối với tổ chức kinh doanh tại các văn bản do
Bộ Tài chính và các ngành ban hành trái với hướng dẫn của Thông tư này.
3. Các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
đã được cấp Giấy phép đầu tư; các cơ sở kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy
chứng nhận ưu đãi đầu tư tiếp tục được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp
mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng
nhận ưu đãi đầu tư thấp hơn mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn
tại Thông tư này thì cơ sở kinh doanh được hưởng các mức ưu đãi về thuế thu
nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này cho khoảng thời gian ưu đãi
còn lại (thời gian ưu đãi về thuế theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi
đầu tư trừ (-) thời gian ưu đãi về thuế đã được hưởng đến ngày 01/01/2004).
Các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
hết thời hạn được ưu đãi về thuế suất theo Giấy phép đầu tư thì chuyển sang áp
dụng thuế suất 25%; trường hợp đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế
suất 25% thì tiếp tục được áp dụng thuế suất 25% đến hết thời hạn của Giấy phép
đầu tư. Các cơ sở kinh doanh trong nước hết thời hạn ưu đãi về thuế suất chuyển
sang áp dụng thuế suất 28%; các cơ sở kinh doanh trong nước đang áp dụng thuế
suất 32% chuyển sang áp dụng thuế suất 28%, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành.
4. Việc giải quyết
những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn thuế, giảm thuế và xử phạt vi phạm
hành chính về thuế thu nhập doanh nghiệp trước ngày 01/01/2004 được thực hiện
theo các quy định tương ứng hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành
trước ngày 01/01/2004.
MẪU
SỐ 01/TNDN
BẢNG
KÊ MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÔNG KINH DOANH KHÔNG CÓ HOÁ
ĐƠN, CHỨNG TỪ
THEO CHẾ ĐỘ QUY ĐỊNH
(Tháng..... năm....)
- Tên cơ sở kinh doanh:……………………………………………….
- Mã số thuế:…………………………………………………………..
- Địa chỉ:………………………………………………………………
- Điện thoại:……………… Fax:……………… E-mail:…………….
- Địa chỉ nơi tổ chức thu
mua:…………………………………………
- Người phụ trách thu mua:……………………………………………
Ngày tháng
năm
|
Người bán
|
Hàng hóa, dịch vụ
mua vào
|
Ghi chú
|
Tên người bán
|
Địa chỉ
|
Tên hàng hoá, dịch
vụ
|
Số lượng
|
Đơn giá
|
Tổng Giá thanh toán
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua
vào:……………………………
Ngày... tháng...
năm 200...
Người lập bảng kê
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày... tháng...
năm 200…
Giám đốc cơ sở
(Ký
tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- Bảng kê này được lập căn cứ vào chứng từ
thanh toán giữa người bán và người mua, trong đó ghi rõ số lượng, giá trị hàng
hoá, dịch vụ, thời gian mua, tên và địa chỉ người bán, ký nhận của bên bán.
- Căn cứ vào giá trị thực tế của hàng hoá,
dịch vụ mua vào, cơ sở kinh doanh lập bảng kê theo thứ tự thời gian mua hàng
hoá, dịch vụ và ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê.
MẪU
SỐ 02A/TNDN
CỤC THUẾ:
CHI CỤC THUẾ:
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ
KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
(Kỳ tính thuế….)
Mã số thuế: ……………………………………………………….
Tên cơ sở kinh doanh:…………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………..
Quận/ huyện:
Tỉnh, thành phố:
Điện
thoại: Fax:
E- mail:
Ngành nghề kinh doanh chính:
Đơn vị tính: đồng
Việt Nam
Chỉ tiêu
|
Mã số (MS)
|
Thực hiện năm trước
|
Dự kiến năm nay
|
Thực hiện 9 tháng
|
Ước cả năm
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1. Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch
vụ
|
01
|
|
|
|
Trong đó: Doanh thu chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất
|
02
|
|
|
|
2. Các Khoản giảm trừ
|
03
|
|
|
|
3. Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá
dịch vụ.
|
04
|
|
|
|
Trong đó: Chi phí chuyển quyền sử dụng
đất
|
05
|
|
|
|
4. Chi phí tài chính
|
06
|
|
|
|
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(MS 01 - MS 03- MS 04- MS 06)
|
07
|
|
|
|
Trong đó: Lợi nhuận từ chuyền quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất
|
08
|
|
|
|
6. Thu nhập khác
|
09
|
|
|
|
7. Chi phí khác
|
10
|
|
|
|
8. Lợi nhuận khác (MS 09- MS 10)
|
11
|
|
|
|
9. Lỗ năm trước chuyển sang
|
12
|
|
|
|
10. Tổng thu nhập chịu thuế (MS 07 + MS 11–
MS 12)
|
13
|
|
|
|
11. Thuế suất
|
14
|
|
|
|
12. Thuế phải nộp, chưa bao gồm thuế thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất [( MS 13 - MS 08)
nhân (x) MS 14]
|
15
|
|
|
|
13. Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất *
|
16
|
|
|
|
13. Thuế được miễn, giảm (nếu có)
|
17
|
|
|
|
14 Tổng số thuế tạm nộp cả năm (MS 15 + MS
16- MS 17)
|
18
|
|
|
|
15. Số thuế tạm nộp từng quý
( MS 18 chia (: ) 4 )
|
19
|
|
|
|
Thuyết minh của cơ sở kinh doanh về các chỉ
tiêu nêu trên, trong đó ghi rõ nguyên nhân tăng, giảm so với năm trước:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ
tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ
tên)
|
Ngày... tháng….
năm...
Giám đốc
(Ký; ghi rõ họ tên;
đóng dấu)
|
Nơi gửi tờ khai:
- Cơ quan thuế:
- Địa chỉ:
Cơ quan thuế nhận tờ khai:
- Ngày nhận:
- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)
MẪU
SỐ 02B/TNDN
CỤC THUẾ:
CHI CỤC
THUẾ:
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ
KHAI ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
(Kỳ tính thuế:....)
Mã số thuế: ……………………………………………………..
Tên cơ sở kinh doanh……………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………
Quận/ huyện:
Tỉnh, thành phố:
Điện
thoại: Fax:
E- mail:
Ngành nghề kinh doanh chính:
Đơn vị tính: đồng Việt
Nam
Chỉ tiêu
|
Mã số (MS)
|
Thực hiện năm trước
|
Thực hiện quý I
|
Thực hiện 6 tháng
đầu năm
|
Ước thực hiện cả
năm
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
1. Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch
vụ
|
01
|
|
|
|
|
Trong đó: Doanh thu chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất
|
02
|
|
|
|
|
2. Các Khoản giảm trừ
|
03
|
|
|
|
|
3. Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá
dịch vụ.
|
04
|
|
|
|
|
Trong đó: Chi phí chuyển quyền sử dung
đất
|
05
|
|
|
|
|
4. Chi phí tài chính
|
06
|
|
|
|
|
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(MS 01 - MS 03- MS 04- MS 06)
|
07
|
|
|
|
|
Trong đó: Lợi nhuận từ chuyền quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất
|
08
|
|
|
|
|
6. Thu nhập khác
|
09
|
|
|
|
|
7. Chi phí khác
|
10
|
|
|
|
|
8. Lợi nhuận khác (MS 09-MS 10)
|
11
|
|
|
|
|
9. Lỗ năm trước chuyển sang
|
12
|
|
|
|
|
10. Tổng thu nhập chịu thuế (MS 07 + MS 11
- MS 12)
|
13
|
|
|
|
|
11. Thuế suất
|
14
|
|
|
|
|
12. Thuế phải nộp, chưa bao gồm thuế thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất [( MS 13 - MS 08)
nhân (x) MS 14]
|
15
|
|
|
|
|
13. Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất *
|
16
|
|
|
|
|
13. Thuế được miễn, giảm (nếu có)
|
17
|
|
|
|
|
14 Tổng số thuế tạm nộp cả năm (MS 15 + MS
16- MS 17)
|
18
|
|
|
|
|
15. Số thuế tạm nộp từng quý
( MS 18 chia (: ) 4 )
|
19
|
|
|
|
|
Thuyết minh của cơ sở kinh doanh về các chỉ
tiêu nêu trên, trong đó ghi rõ nguyên nhân tăng, giảm so với năm trước:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Người lập biểu
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Ngày... tháng….
năm...
Giám
đốc
(Ký;
ghi rõ họ tên; đóng dấu)
|
Nơi gửi tờ khai:
- Cơ quan thuế:
- Địa chỉ:
Cơ quan thuế nhận tờ khai:
- Ngày nhận:
- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)
MẪU
SỐ 02C/TNDN
CỤC THUẾ:
CHI CỤC
THUẾ:
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
TỜ
KHAI THUẾ THU NHẬP
TỪ CHUYỂN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT
(Dùng cho tổ chức
kinh doanh không phát sinh thường xuyên thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất.)
A. PHẦN TỔ CHỨC KINH
DOANH TỰ KÊ KHAI:
1. Bên chuyển quyền:.
1.1- Mã số thuế:
1.2- Tên tổ chức kinh doanh:
1.3- Địa chỉ trụ sở:
1.4- Ngành nghề kinh doanh chính:
2. Bên nhận quyền:
2.1- Cơ sở kinh doanh:
a- Mã số thuế:
b-Tên cơ sở kinh doanh:
c- Địa chỉ trụ sở:
d- Ngành nghề kinh doanh chính:
2.2- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh:
a- Tên:
b- Địa chỉ:
c- Quyết định thành lập (đối với tổ chức)
hoặc số chứng minh nhân dân (đối với cá nhân):
3. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, quyền
thuê đất: Số.... ngày.... tháng.... năm có công chứng hoặc chứng thực tại UBND phường
(xã) xác nhận ngày... tháng... năm....
4. Đất được chuyển quyền:
4.1- Diện tích:.................... m2
4.2- Vị trí:
4.3- Trường hợp chuyển quyền:
- Thuộc diện chịu thuế:
- Không thuộc diện chịu thuế:
4.4- Giá thực tế chuyển quyền (đ/m2 ):
5. Xác định thu nhập chịu thuế và thuế thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất:
5.1- Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất,
quyền thuê đất [Điểm 4.1 nhân (x) Điểm 4.4]:
5.2- Chi phí chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất:
a- Chi phí để có quyền sử dụng đất, quyền
thuê đất
Trong đó:
- Giá vốn của đất chuyển quyền:
- Chi phí đền bù thiệt hại về đất:
b- Chi phí cải tạo, san lấp mặt bằng:
c- Chi phí đầu tư xây dựng kết quả hạ tầng:
d- Chi phí khác:
5.3- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất [Điểm 5.1 trừ (-) Điểm 5.2]:
5.4- Số thuế phải nộp theo thuế suất 28% [Điểm
5.3 nhân (x) 28%]:
5.5- Phần thu nhập còn lại sau khi nộp thuế
theo thuế suất 28%:
5.6- Tỷ lệ thu nhập còn lại trên tổng chi phí
[Điểm 5.5 chia (:) Điểm 5.2]:
5.7- Số thuế phải nộp theo biểu thuế luỹ tiến
từng phần:
6- Tổng số thuế phải nộp [Điểm 5.4 cộng (+) Điểm
5.7]:
Chúng tôi cam đoan việc kê khai trên đây là
đúng sự thật, hợp pháp và thực hiện nộp thuế đầy đủ đúng thời hạn quy định.
Ngày......
tháng..... năm......
Giám đốc của tổ chức
chuyển quyền
(ký tên, đóng dấu)
Nơi gửi tờ khai:
- Cơ quan thuế:
- Địa chỉ:
Cơ quan thuế nhận tờ khai:
- Ngày nhận:
- Người nhận (ký và ghi rõ họ tên)
B. PHẦN KIỂM TRA XÁC
ĐỊNH CỦA CƠ QUAN THUẾ
1. Diện tích đất thực tế chuyển quyền sử
dụng:....... m2
2. Vị trí đất chuyển quyền:
3. Giá thực tế chuyển quyền (đ/m2 ):
4. Doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất [Điểm 1 nhân (x) Điểm 3]:
5. Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất:
5.1- Chi phí để có quyền sử dụng đất, quyền
thuê đất
Trong đó:
- Giá vốn của đất chuyển quyền:
- Chi phí đền bù thiệt hại về đất:
- Chi phí hỗ trợ:
5.2- Chi phí cải tạo, san lấp mặt bằng:
5.3- Chi phí đầu tư xây dựng kết quả hạ tầng:
5.4- Chi phí khác:
6- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất [Điểm 4 trừ (-) Điểm 5]:
7- Số thuế phải nộp theo thuế suất 28%:
8- Phần thu nhập còn lại sau khi nộp thuế
theo thuế suất 28%:
9- Tỷ lệ thu nhập còn lại trên tổng chi phí [Điểm
8 chia (:) Điểm 5]:
10- Số thuế phải nộp theo biểu thuế luỹ tiến
từng phần
11- Tổng số thuế phải nộp [Điểm 7 cộng (+) Điểm
10]:
Cán bộ kiểm tra
tính thuế
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ngày.....
tháng..... năm........
Thủ trưởng cơ quan thuế
(Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU
SỐ 02D/TNDN
CỤC THUẾ:
CHI CỤC
THUẾ:
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
THÔNG
BÁO NỘP THUẾ
(Dùng cho tổ chức
kinh doanh không phát sinh thường xuyên
thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất)
Mã số
thuế:..................…………………………………………………….
Tên tổ chức kinh doanh:……………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………….
Quận/ huyện:………………… Tỉnh, thành
phố:………………………….
Điện
thoại: Fax:
E-mail:
Ngành nghề kinh doanh chính:……………………………………………
Đơn vị tính: đồng
Việt Nam
ST
|
Chỉ tiêu
|
Mã số
|
Số tiền
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
1
|
Số thuế phải nộp theo thuế suất 28%
|
01
|
|
2
|
Số thuế phải nộp theo biểu thuế luỹ tiến
từng phần
|
02
|
|
3
|
Tổng số thuế phải nộp kỳ này [Mã số 01 cộng
(+) Mã số 02]
|
03
|
|
4
|
Số tiền phạt chậm nộp
|
04
|
|
5
|
Tổng số tiền thuế, tiền phạt phải nộp
|
05
|
|
Yêu cầu cơ sở nộp số tiền theo thông báo này
vào Kho bạc Nhà nước.... tài Khoản số.........
Hạn nộp trước ngày....... tháng......
năm......
.......,
ngày..... tháng.... năm....
Thủ trưởng cơ quan
thuế
(Ký
và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
TỜ
KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
[01] Kỳ tính
thuế:………………..
|
|
[02] Mã số thuế:
|
[03] Tên cơ sở kinh
doanh:
[04] Địa chỉ trụ sở:
[05] Quận/Huyện:
[06] Tỉnh/Thành phố:
[07] Điện thoại
[08] Fax:
[09] E-mail:
[10] Ngành nghề kinh
doanh chính:
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
|
ST
|
Chỉ tiêu
|
Mã số
|
Số tiền
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
A
|
Kết quả kinh
doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính
|
|
1
|
Doanh thu bán hàng
hoá và cung cấp dịch vụ
|
A1
|
|
|
Trong đó:
- Doanh thu bán hàng
hoá không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
|
A2
|
|
|
- Doanh thu bán hàng
hoá, dịch vụ xuất khẩu
|
A3
|
|
|
- Doanh thu chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
A4
|
|
2
|
Các Khoản giảm trừ
doanh thu
|
A5
|
|
a
|
Chiết khấu thương mại
|
A6
|
|
b
|
Giảm giá hàng bán
|
A7
|
|
c
|
Giá trị hàng bán bị
trả lại
|
A8
|
|
d
|
Thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải
nộp
|
A9
|
|
3
|
Doanh thu hoạt động
tài chính
|
A10
|
|
|
Trong đó:
- Lãi tiền gửi, lãi
cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm
|
A11
|
|
|
- Chênh lệch do bán
ngoại tệ và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái
|
A12
|
|
|
- Lãi chênh lệch tỷ
giá hối đoái chưa thực hiện
|
A13
|
|
4
|
Chi phí sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
|
A14
|
|
a
|
Giá vốn hàng bán
|
A15
|
|
|
Trong đó:
- Chi phí nguyên
liệu, vật liệu, nhiên liệu và hàng hoá mua của tổ chức, cá nhân không kinh
doanh được lập bảng kê theo quy định.
|
A16
|
|
|
- Giá vốn của đất
chuyển quyền
|
A17
|
|
b
|
Chi phí bán hàng
|
A18
|
|
|
Trong đó:
- Chi phí quảng cáo,
tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới
|
A19
|
|
|
- Chi phí cho chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
A20
|
|
c
|
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
|
A21
|
|
|
Trong đó:
- Chi phí tiếp tân,
khánh Tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại
|
A22
|
|
|
- Chi cho lao động nữ
|
A23
|
|
|
- Chi phí quản lý
kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ
|
A24
|
|
|
- Chi phí cho chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
A25
|
|
5
|
Chi phí tài chính
|
A26
|
|
|
Trong đó:
- Chi phí lãi tiền
vay dùng cho sản xuất, kinh doanh
|
A27
|
|
|
- Chi phí cho chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
A28
|
|
|
- Lỗ chênh lệch tỷ
giá hối đoái chưa thực hiện
|
A29
|
|
6
|
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
|
A30
|
|
|
Trong đó: Lợi nhuận
từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
A31
|
|
7
|
Thu nhập khác
|
A32
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
a
|
Thu từ nhượng bán,
thanh lý tài sản
|
A33
|
|
b
|
Thu nhập từ các Khoản
nợ phải trả không xác định được chủ nợ
|
A34
|
|
c
|
Thu các Khoản phải
thu khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được
|
A35
|
|
d
|
Các Khoản thuế được
hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp vào ngân sách nhà nước nay được ngân sách
nhà nước hoàn lại
|
A36
|
|
đ
|
Thu nhập từ kinh
doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra
|
A37
|
|
e
|
Thu nhập nhận được từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài
|
A38
|
|
g
|
Kết dư cuối năm các Khoản
trích trước chi không hết
|
A39
|
|
8
|
Chi phí khác
|
A40
|
|
|
Trong đó: Chi phí
chuyển nhượng, thanh lý tài sản
|
A41
|
|
9
|
Lợi nhuận khác
|
A42
|
|
10
|
Tổng lợi nhuận trước
thuế thu nhập doanh nghiệp
|
A43
|
|
|
Trong đó: Lợi nhuận
từ hoạt động không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
|
A44
|
|
B
|
Xác định thu
nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
|
1
|
Điều chỉnh tăng tổng
lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
|
B1
|
|
a
|
Chênh lệnh Điều chỉnh
tăng doanh thu
|
B2
|
|
b
|
Thu nhập liên quan
đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu
|
B3
|
|
c
|
Chi phí khấu hao TSCĐ
vượt mức khấu hao theo quy định hoặc không được trích khấu hao theo Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp
|
B4
|
|
d
|
Chi phí nguyên liệu
vượt mức tiêu hao hợp lý
|
B5
|
|
đ
|
Chi phí lãi tiền vay
vượt mức khống chế theo quy định
|
B6
|
|
e
|
Chi quảng cáo, tiếp
thị, khuyến mại… vượt mức khống chế theo quy định
|
B7
|
|
g
|
Các Khoản trích trước
vào chi phí nhưng thực tế không chi hết
|
B8
|
|
h
|
Chi phí không có hoá
đơn, chứng từ theo chế độ quy định
|
B9
|
|
|
Trong đó: Chi phí
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
B10
|
|
i
|
Các Khoản phạt vi
phạm chế độ quản lý Nhà nước
|
B11
|
|
k
|
Chi phí không liên
quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
|
B12
|
|
l
|
Chi tiền lương, tiền
công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh chủ hộ cá thể, cá nhân
kinh doanh và tiền thu lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản
trị của công ty cổ phần, công ty TNH
|
B13
|
|
m
|
Tiền lương, tiền công
không được tính vào chi phí hợp lý do tốc độ tăng tiền lương, tiền công vượt
tốc độ tăng thu nhập chịu thuế
|
B14
|
|
n
|
Chi phí tiền ăn giữa
ca vượt mức quy định
|
B15
|
|
0
|
Các Khoản chi do
nguồn kinh phí khác tài trợ
|
B16
|
|
p
|
Chi trang phục vượt
mức quy định
|
B17
|
|
q
|
Chi cho lao động nữ
vượt mức quy định
|
B18
|
|
r
|
Chi quản lý kinh
doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định
|
B19
|
|
s
|
Số chưa hoàn nhập các
Khoản dự phòng theo chế độ quy định
|
B20
|
|
t
|
Lỗ chênh lệch tỷ giá
hối đoái chưa thực hiện
|
B21
|
|
v
|
Các Khoản Điều chỉnh
làm tăng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp khác
|
B22
|
|
2
|
Điều chỉnh giảm tổng
lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
|
B23
|
|
a
|
Các Khoản nợ phải trả
đã xoá sổ tính vào thu nhập chịu thuế, nay phải trả do đã xác định được chủ
nợ
|
B24
|
|
b
|
Chi phí của phần
doanh thu Điều chỉnh tăng
|
B25
|
|
c
|
Thu nhập của các hoạt
động không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
|
B26
|
|
d
|
Lãi chênh lệch tỷ giá
hối đoái chưa thực hiện
|
B27
|
|
đ
|
Các Khoản Điều chỉnh
làm giảm lợi nhuận trước thuế khác
|
B28
|
|
3
|
Lỗ từ các năm trước
chuyển sang
|
B29
|
|
|
Trong đó: Lỗ từ
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
B30
|
|
4
|
Tổng thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp
|
B31
|
|
|
Trong đó: Thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
B32
|
|
C
|
Tỷ lệ thu nhập
chịu thuế trên doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
|
C1
|
|
D
|
Xác định số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế
|
|
|
1
|
Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế
|
D1
|
|
2
|
Thuế thu nhập doanh
nghiệp đã tạm nộp các quý trong kỳ tính thuế
|
D2
|
|
|
Trong đó: thuế thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
|
D3
|
|
3
|
Thuế thu nhập doanh
nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế
|
D4
|
|
4
|
Số thuế đã nộp tại
nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế
|
D5
|
|
5
|
Thuế thu nhập doanh
nghiệp còn phải nộp trong kỳ tính thuế
|
D6
|
|
6
|
Thuế thu nhập doanh
nghiệp đã nộp thừa trong kỳ tính thuế
|
D7
|
|
Đ
|
Ngoài các Phụ
lục số 01 đến Phụ lục số 13 ban hành kèm theo tờ khai này, chúng tôi gửi kèm
theo các tài liệu sau:
|
1
|
Hệ thống báo cáo
tài chính theo quy định của pháp luật kế toán
|
2
|
Giấy nộp tiền hoặc
Biên lai nộp thuế TNDN của các quý trong kỳ tính thuế
|
3
|
Biên lai hoặc chứng
từ chứng minh đã nộp thuế thu nhập tại nước ngoài
|
4
|
Bảng kê hàng hoá,
dịch vụ mua vào hàng tháng theo mẫu số 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này
|
5
|
Bản đăng ký thời
gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Điểm 3.4, Mục II, phần E Thông tư này
|
6
|
Văn bản phân bổ chi
phí quản lý kinh doanh của Công ty ở nước ngoài cho cơ sở thường trú tại VN
|
7
|
Văn bản thoả thuận
của Bộ Tài chính về Khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hợp lý.
|
8
|
Văn bản của Chính
phủ cho tính vào chi phí hợp lý các Khoản chi từ thiện, tài trợ cho các đoàn
thể, tổ chức xã hội và ủng hộ các địa phương.
|
9
|
Danh Mục các công
trình, máy móc, thiết bị đầu tư trong kỳ tính thuế
|
10
|
Danh sách (tên, mã
số thuế, địa chỉ) các đơn vị, chi nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh hạch toán
phụ thuộc báo sổ
|
11
|
Các văn bản khác
liên quan đến việc xác định doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế trong kỳ
tính thuế.
|
Chúng tôi xin
cam đoan là các số liệu điền vào tờ khai thuế này là chính xác, đầy đủ và rõ
ràng và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê
khai.
…., ngày…. tháng…. năm 200…
Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức vụ)
(Ghi chú: Đề nghị cơ sở kinh doanh đọc kỹ bản hướng dẫn lập tờ khai
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định đủ và chính xác các số
liệu ghi vào tờ khai này)
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ
LỤC
Ban
hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
PHỤ
LỤC SỐ 1
Về
việc chuyển lỗ theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
ngày 22.tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành
Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp
Tên cơ sở kinh doanh: …………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………………
Năm:…………………………………………………………………..
I. KẾ HOẠCH CHUYỂN LỖ
PHÁT SINH
CÁC KỲ TÍNH THUẾ TRƯỚC:
Năm
|
Số lỗ phát sinh
|
Số lỗ chuyển sang
năm 20…
|
Số lỗ chuyển sang
năm 20…
|
Số lỗ chuyển sang
năm 20…
|
Số lỗ chuyển sang
năm 20…
|
Số lỗ chuyển sang
năm 20…
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
20..
|
|
|
|
|
|
|
20..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. XÁC ĐỊNH SỐ LỖ
ĐƯỢC CHUYỂN TRONG KỲ TÍNH THUẾ:
Năm
phát sinh lỗ
|
Số lỗ
phát sinh
|
Sỗ lỗ đã chuyển
trong các kỳ
tính thuế trước
|
Số lỗ chuyển trong
kỳ tính thuế này
|
Số lỗ còn được
chuyển sang các kỳ
tính thuế sau
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
200..
|
|
|
|
|
200...
|
|
|
|
|
200...
|
|
|
|
|
200...
|
|
|
|
|
20....
|
|
|
|
|
Tổng cộng*:
|
|
|
|
|
Chú ý:
- Cơ sở kinh doanh chuyên kinh doanh nhà ở,
kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc có số lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử
dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải lập bảng kế hoạch chuyển lỗ và chỉ được
chuyển vào thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê
đất của các kỳ tính thuế sau.
- *Dòng tổng cộng của cột (4) số lỗ chuyển
trong kỳ tính thuế (Mục II - Phụ lục này) là số liệu để ghi vào chỉ tiêu mã số
B29 hoặc mã số B30 (nếu là bảng xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế
của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất).
PHỤ
LỤC SỐ 2
Số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế
Tên cơ sở kinh doanh: ……………………………………………………
Mã số thuế: ………………………………………………………………
Năm:……………………………………………………………………..
ST
|
Loại thu nhập
|
Thu nhập chịu thuế
|
Thuế suất
(%)
|
Thuế phải nộp
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
1
|
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
và các Khoản thu nhập khác phát sinh tại Việt Nam, trừ thu nhập nêu tại Điểm 2
dưới đây
|
|
28%
|
|
|
25%
|
|
|
20%
|
|
|
15%
|
|
|
10%
|
|
2
|
Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất
|
Tổng thu nhập chịu thuế:
|
28%
|
|
- Thu nhập còn lại trên 15% -30%:
|
10%
|
|
- Thu nhập còn lại trên 30% - 45%:
|
15%
|
|
- Thu nhập còn lại trên 45% - 60%:
|
20%
|
|
- Thu nhập còn lại trên 60%:
|
25%
|
|
3
|
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở
nước ngoài
|
|
28%
|
|
|
25%
|
|
|
20%
|
|
|
15%
|
|
|
10%
|
|
|
Tổng cộng*:
|
|
Chú ý:
- Những cột chỉ tiêu nào không có số liệu thì
bỏ trống không ghi.
- * Dòng tổng cộng cột (5) được ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế" (Mã số D1) tại Tờ
khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 3
Thuế
thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh
mới thành lập từ dự
án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa Điểm theo
quy định tại Điều 36 Nghị định số 164./2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003
của Chính phủ quy
định chi Tiết thi hành Luật thuế TNDN.
Tên cơ sở kinh doanh: ……………………………………………………
Mã số thuế: ………………………………………………………………
Năm: ……………………………………………………………………..
1. Điều kiện ưu đãi:
q
Mới thành lập:
q
Dự án đầu tư theo hình thức BOT, hình thức BTO, hình thức BT
q
Ngành nghề danh Mục A
q
Địa bàn danh Mục B
q
Địa bàn danh Mục C
q
Địa bàn đô thị loại 1 và loại 2
q
Địa bàn khác
q
Số LĐ sử dụng bình quân trong năm:...........người/năm
q
Số lao động là người dân tộc thiểu số:..........người, chiếm:.....% tổng số lao
động của cơ sở kinh doanh
q
Di chuyển địa Điểm theo quy hoạch
q
Đến địa bàn thuộc Danh Mục B
q
Đến địa bàn thuộc Danh Mục C
q
Đến địa bàn khác
2. Mức độ ưu đãi thuế:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu
đãi:.......%
- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi...... năm
- Thời gian miễn thuế ........ năm
- Thời gian giảm 50% số thuế phải
nộp......... năm.
3. Xác định số thuế được miễn, giảm trong kỳ
tính thuế:
- Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh
doanh:….. ...;
- Năm áp dụng thuế suất ưu đãi thứ.........
tính từ năm.......
- Năm bắt đầu có thu nhập chịu thuế:.........
- Năm được miễn thuế thứ......... tính từ
năm..... bắt đầu có thu nhập chịu thuế;
- Năm được giảm 50% số thuế phải nộp
thứ...... tính từ năm....
- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế hoặc
giảm thuế:........................ đồng
- Thuế suất thuế TNDN ưu đãi được áp
dụng:..............%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp:................................................ đồng
- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc
giảm:........................……………. %
Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm:...........……………….
đồng *
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu
cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những Điều kiện không đáp ứng thì bỏ trống
không ghi.
- * Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 4
Thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các khu kinh tế, dự án đặc biệt khuyến khích đầu
tư theo
quy định tại Điều 37 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tên cơ sở kinh doanh: …………………………………………………
Mã số thuế:……………………………………………………………..
Năm: …………………………………………………………………..
1) Điều kiện ưu đãi:
- Quyết định số..... ngày..... tháng.... năm
của Thủ tưởng Chính phủ về việc thành lập và quy định mức ưu đãi về thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với:
q
Khu kinh tế:
.........................................................................
q
Dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư:....................................
2) Mức miễn, giảm thuế
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu
đãi:.......%
- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi:......
năm
- Thời gian miễn thuế:........ năm
- Thời gian giảm 50% số thuế phải
nộp:........ năm
3) Xác định số thuế được miễn, giảm:
- Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh:
.............;
- Năm áp dụng thuế suất ưu đãi thứ........
tính từ năm.............;
- Năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản
xuất, kinh doanh:...........................;
- Năm hạng Mục đầu tư ...... hoàn thành đưa
vào sản xuất, kinh doanh:..............;
- Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất,
kinh doanh trong kỳ tính thuế:.....;
- Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản
xuất kinh doanh:..............đồng
- Năm bắt đầu có thu nhập chịu
thuế:.............;
- Năm được miễn thuế thứ..... tính từ
năm........;
- Năm được giảm 50% số thuế phải nộp
thứ...... tính từ năm........;
- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế,
hoặc giảm thuế:........................ đồng
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải
nộp:..................................................... đồng
- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn, hoặc giảm:
..........................%
Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn,
giảm:….............. đồng *
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu
cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những Điều kiện không có thì bỏ
trống không ghi.
- *Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 5
Thuế
thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng
dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi
trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất theo quy định tại Điều
38 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi Tiết thi hành Luật thuế TNDN.
Tên cơ sở kinh doanh: ……………………………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………….
Năm: …………………………………………………………………
1) Điều kiện ưu đãi:
- Ngành nghề, địa bàn đầu tư:
q
Ngành nghề danh Mục A.
q
Địa bàn danh Mục B
q
Địa bàn danh Mục C
q
Địa bàn khác
- Dự án đầu tư:
q
Lắp đặt dây chuyền sản xuất mới
q
Đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng
cao năng lực sản xuất
Trong đó, dự án đầu tư bao gồm các hạng Mục
đầu tư:
- Hạng Mục đầu tư:
..........................................
- Hạng Mục đầu
tư:............................................
- Hạng Mục đầu tư:............................................
- Thời gian đăng ký bắt đầu thực hiện miễn,
giảm thuế:....................
2) Mức miễn thuế, giảm thuế:
- Thời gian được miễn thuế..........năm.
- Thời gian được giảm 50% số thuế phải
nộp..........năm.
3) Xác định số thuế được miễn, giảm:
- Năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản
xuất, kinh doanh:.................. .....
- Năm hạng Mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản
xuất, kinh doanh:.................
- Năm thứ ----- được miễn thuế tính từ
năm.........;
- Năm thứ ----- được giảm 50% số thuế phải
nộp tính từ năm.........;
- Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất,
kinh doanh trong kỳ tính thuế:
- Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản
xuất kinh doanh:..............đồng
- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế,
hoặc giảm thuế:......................đồng
- Thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại được
miễn hoặc giảm:.................đồng
- Thuế suất thuế TNDN:.................%
- Thuế TNDN phải
nộp:.........................đồng
- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm:
.......%
Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn,
giảm:........................ đồng*
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu
cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những Điều kiện không có thì bỏ
trống không ghi.
- * Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế” (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 6
Thuế
thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều
39 Nghị định số164 ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi
hành Luật thuế TNDN.
Tên cơ sở kinh
doanh:.........................................................................
Mã số thuế:......................................…………………………………
Năm: ………………………………………………………………..
1. Điều kiện ưu đãi:
q
Năm đầu thực hiện xuất khẩu trực tiếp
q
Xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế-kỹ thuật, tính năng sử dụng khác
với mặt hàng trước đây.
q
Xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới có doanh thu xuất khẩu đạt trên 50%
tổng doanh thu.
q
Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất
khẩu trong 3 năm liên tục.
q
Đầu tư vào địa bàn Danh Mục B
q
Đầu tư vào địa bàn Danh Mục C
2. Mức miễn, giảm thuế:
q
Miễn thuế đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu
q
Giảm 50% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu
q
Giảm 25% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu
q
Giảm 20% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu
3) Xác định số thuế được miễn, giảm:
- Thu nhập chịu thuế có được do xuất
khẩu:…………………… đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp:………………………..%
- Thuế TNDN của phần thu nhập có được do xuất
khẩu:....................đồng
- Thuế TNDN được miễn hoặc giảm cho phần thu
nhập có được do xuất khẩu: ………................... đồng*
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và
"mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì
đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp
không có thì bỏ trống không ghi.
- * Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 7
Miễn
thuế thu nhập đối với phần thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ theo quy định
tại Khoản 1, Điều 40 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003
của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tên cơ sở kinh
doanh:...............................................................................
Mã số
thuế:......................................……………………………………..
Năm: …………………………………………………………………….
1) Điều kiện ưu đãi:
- Chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu
khoa học số…… ngày…..
- Giấy phép kinh doanh số…..
ngày…………………………………….
- Cơ quan quan quản lý Nhà nước về khoa học
có thẩm quyền xác nhận: số .... ngày….. Người ký:…….. Chức
vụ:…………………………………………..
2) Nội dung miễn thuế:
q
Miễn thuế đối với phần thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học
q
Miễn thuế đối với phần thu nhập từ hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ
3) Xác định số thuế thu nhập được
miễn:
q
Phần Thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học: ...........................
đồng
(Có bản liệt kê các Hợp đồng nghiên cứu khoa
học)
q
Phần thu nhập từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ: .............
đồng
(Có bản liệt kê các Hợp đồng dịch vụ thông
tin khoa học và công nghệ)
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
.........……………………….%
Thuế thu nhập doanh nghiệp được
miễn:............................................ đồng*
Chú ý:
- Tại phần "mức miễn, giảm thuế"
nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ
trống không ghi.
*Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 8
Miễn
thuế thu nhập đối với phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm
sản xuất thử, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt
nam theo
quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tên cơ sở kinh
doanh:........................................................................
Mã số
thuế:......................................………………………………..
Năm: ……………………………………………………………….
1) Điều kiện ưu đãi:
q
Sản phẩm sản xuất thử.
- Quyết định đầu tư lắp đặt dây chuyền sản
xuất số:….. ngày…….
- Thời gian sản xuất theo quy trình sản
xuất:….. tháng………….
- Ngày bắt đầu sản xuất thử ngày... tháng...
năm...
q
Sản phẩm làm ra từ công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
- Quyết định đầu tư lắp đặt dây chuyền sản
xuất theo công nghệ mới số:… ngày
- Thời gian sản xuất theo quy trình công
nghệ mới:….. tháng………..
- Ngày bắt đầu sản xuất theo quy trình công
nghệ mới: ngày... tháng... năm…
2) Nội dung miễn thuế:
q
Miễn thuế cho phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử theo quy
trình sản xuất, nhưng thời gian miễn thuế tối đa không quá 6 tháng, kể từ ngày
bắt đầu sản xuất thử.
q
Miễn thuế cho phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới
lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam theo quy trình sản xuất, nhưng thời gian miễn
thuế tối đa không quá 1 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy trình công
nghệ mới.
3) Xác định phần thu nhập được miễn thuế
- Doanh thu bán sản phẩm:
..................................…đồng
- Tổng chi phí sản xuất sản
phẩm:....................…… đồng
- Thu nhập từ doanh thu bán sản
phẩm:............…… đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp:.............…..%
Thuế thu nhập doanh nghiệp được
miễn*:................ đồng
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và
"nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì
đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp
không có thì bỏ trống không ghi.
- *Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 9
Miễn
thuế thu nhập đối với phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng
dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp theo quy định tại Khoản
4, Điều 40 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ
quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tên cơ sở kinh doanh:
…………………………………......................
Mã số thuế:......................................…………………………………..
Năm: ………………………………………………………………….
1) Điều kiện ưu đãi
Thực hiện hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp
phục vụ nông nghiệp
2) Nội dung miễn thuế:
Miễn thuế đối với phần thu nhập từ hợp đồng
dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
3) Xác định phần thu nhập được miễn thuế
- Doanh thu từ các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật
trực tiếp phục vụ nông nghiệp:......... đồng
(Có bản liệt kê các hợp đồng đã thực hiện
trong kỳ tính thuế kèm theo)
- Tổng chi phí thực hiện các hợp đồng dịch vụ
kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp:................đồng
- Thu nhập từ các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật
trực tiếp phục vụ nông nghiệp:........ đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp:......…………..%
Thuế thu nhập doanh nghiệp được
miễn*:......................đồng
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và
"nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì
đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp
không có thì bỏ trống không ghi.
* Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 10
Miễn
thuế thu nhập đối với phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật và phần
thu từ hoạt động dạy nghề cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội theo quy định tại Khoản
5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 40 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm
2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tên cơ sở kinh
doanh:..........................................................................
Mã số
thuế:......................................………………………………….
Năm: …………………………………………………………………
1) Điều kiện ưu đãi:
q
Cơ sở kinh doanh dành riêng cho người tàn tật
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền số:
----------ngày:------------------
+ Tổng số lao động sử dụng thường xuyên trong
năm:................người
+ Tổng số lao động là người tàn tật:.........
người, chiếm: ....%/tổng số lao động
q
Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, cho người tàn tật, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt đặc biệt, khó khăn và đối tượng tệ nạn xã hội.
+Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền số
số--------ngày-------------------
(Cơ sở kinh doanh phải lập danh sách các học
viên là người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, đối tượng tệ nạn xã hội và phải xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan
thuế)
2) Nội dung miễn thuế:
q
Miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh
doanh dành riêng cho người tàn tật
q
Miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật,
người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt kho khăn, đối tượng tệ nạn
xã hội
3) Xác định số thuế được miễn:
- Thu nhập được miễn
thuế:..................................đồng
-Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp:...............%
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn:............đồng*
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và
"mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì
đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp
không có thì bỏ trống không ghi.
* Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 11
Miễn
thuế TNDN cho Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng sáng chế, bí quyết kỹ
thuật quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật theo quy định Điều 43
và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng
phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp thành lập theo pháp
luật Việt Nam theo quy định tại Điều 44 của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22
tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp
Tên cơ sở kinh
doanh:...........................................................................
Mã số
thuế:......................................…………………………………..
Năm: ………………………………………………………………….
1) Điều kiện ưu đãi:
q
Nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn góp cho các doanh nghiệp nhà nuớc hoặc
các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.
q
Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật quy
trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật
2) Mức miễn, giảm thuế:
q
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng
sáng chế, bí quyết kỹ thuật quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
q
Giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập từ hoạt động
chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
3) Xác định số thuế thu nhập được miễn, giảm:
- Thu nhập được miễn thuế hoặc giảm
thuế:.............................đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp:....................………..%
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn hoặc
giảm*: .............đồng
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và
"Mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì
đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp
không có thì bỏ trống không ghi.
* Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
PHỤ
LỤC SỐ 12
Thuế
thu nhập doanh nghiệp được miễn , giảm đối với cơ sở kinh doanh hoạt động sản
xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định tại Điều
45 của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tên cơ sở kinh
doanh:............................................................................
Mã số
thuế:......................................……………………………………
Năm: …………………………………………………………………..
1) Điều kiện ưu đãi:
- Tổng số lao động sử dụng thường xuyên trong
kỳ tính thuế:.............. người
- Tổng số lao động nữ:......... người,
chiếm..... %/tổng số lao động
(Có Bản liệt kê các Khoản chi cho lao động nữ
để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế)
- Xác nhận của cơ quan quản lý lao động có
thẩm quyền số... ngày……
2) Nội dung giảm thuế:
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng mức
chi cho lao động nữ
3) Xác định số thuế được giảm
- Tổng các Khoản chi cho lao động
nữ:...................... đồng
(Có Bản liệt kê các Khoản chi cho lao động nữ
để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế)
- Tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ tinh
thuế:............. đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp:..........……... %
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp:...................... đồng
Số tiền thuế được giảm ương ứng mức chi cho
lao động nữ*:........ đồng
Chú ý:
- * Chỉ tiêu này được tập hợp để ghi vào chỉ
tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã
số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
PHỤ
LỤC SỐ 13
Số thuế thu nhập
doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế
Tên cơ sở kinh
doanh:............................................................................
Mã số thuế:......................................………………………………….
Năm: ………………………………………………………………….
ST
|
Tên và địa chỉ của
CSKD khấu trừ thuế ở nước ngoài
|
Loại thu nhập
|
Số tiền
(ngoại tệ)
|
Thuế thu nhập đã
nộp ở nước ngoài
|
Xác định thuế thu
nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ
|
Ngoại tệ
|
VND (đồng)
|
Thuế suất theo Luật
thuế TNDN
|
Số thuế phải nộp
theo Luật thuế TNDN
|
Số thuế đã nộp ở
nước ngoài được khấu trừ*
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số:
|
|
|
|
|
|
Chú ý:
- Các chỉ tiêu được xác định chi Tiết theo
từng Biên lai hoặc chứng từ nộp thuế tại nước ngoài
- Chuyển đổi số ngoại tệ tại cột (5) sang VND
tại cột (7) theo tỷ giá hối đoái do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời Điểm nộp thuế ở nước ngoài.
- Số thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp được xác định theo mức thuế suất cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang
áp dụng
- Những chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ
trống không ghi.
- * Dòng tổng cộng cột (9) được ghi vào chỉ
tiêu "Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính
thuế" (Mã số D5) tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường
hợp thu nhập chịu thuế phát sinh tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có quy định khác về cách tính
số thuế đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ thì thực hiện theo quy định tại Hiệp
định đó.
HƯỚNG
DẪN LẬP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
I) Nguyên tắc cần
tuân thủ khi lập Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
1- Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ mã số
thuế và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các Mục có mã số từ
mã số 01 đến mã số 10 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
2- Đối với các chỉ tiêu có mã số từ A1 đến D7
thì số liệu ghi vào các dòng chỉ tiêu tương ứng tại cột (4) của Tờ khai quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy xoá và
không ghi số âm. Nếu số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số âm thì khi ghi số liệu
ghi vào cột số (4) để trong ngoặc đơn (…). Đối với các chỉ tiêu không có số
liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì các dòng tương ứng tại cột (4) bỏ trống
không ghi.
3- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp gửi đến cơ quan thuế chỉ được xác định là hợp lệ khi các chỉ tiêu được
ghi đúng và đầy đủ các yêu cầu tại Điểm 1, Điểm 2 nêu trên và có đầy đủ chữ ký
có đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh vào cuối tờ
khai.
II- Nội dung và
phương pháp ghi các số liệu vào các chỉ tiêu của Tờ khai quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp như sau:
A- Kết quả kinh doanh
theo báo cáo tài chính:
1- Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
(Mã số A1):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế
phát sinh bên Có của tài Khoản 511 "Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp
dịch vụ" và bên Có tài Khoản 512 "Doanh thu nội bộ" trong kỳ
tính thuế.
- Doanh thu bán hàng hoá không thuộc diện nộp
thuế thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số A2):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu phát
sinh của các hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuộc diện nộp thuế thu nhập
theo quy định tại Điều 2 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ
sổ kế toán chi Tiết của tài Khoản 511 “Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch
vụ” hoặc tài Khoản 512: “Doanh thu nội bộ” phần chi Tiết hoạt động sản xuất,
kinh doanh không thuộc diện nộp thuế thu nhập trong kỳ tính thuế.
- Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
(Mã số A3):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ
sổ kế toán chi Tiết của tài Khoản 511 “Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch
vụ”, phần chi Tiết doanh thu bán hàng xuất khẩu trong kỳ tính thuế.
- Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất (Mã số A4):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ
sổ kế toán chi Tiết doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, phần doanh thu
từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong kỳ tính
thuế.
2- Các Khoản giảm trừ doanh thu (Mã số A5):
Mã số A5 =Mã số A6 + Mã số A7 + Mã số A8 + Mã
số A9.
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản giảm trừ vào
doanh thu bán hàng trong kỳ tính thuế, bao gồm các Khoản chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp
tương ứng với số doanh thu trong kỳ tính thuế.
a) Chiết khấu thương mại (Mã số A6):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số
phát sinh Có của tài Khoản 521 “ Chiết khấu thương mại” đối ứng với bên Nợ tài Khoản
511 trong kỳ tính thuế.
b) Giảm giá hàng bán (Mã số A7):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số
phát sinh bên Có của tài Khoản 532 "Giảm giá hàng bán" đối ứng với
bên Nợ tài Khoản 511 hoặc bên Nợ tài Khoản 512 trong kỳ tính thuế.
c) Hàng bán bị trả lại (Mã số A8):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số
phát sinh bên Có của tài Khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" đối ứng với
bên Nợ tài Khoản 511 hoặc bên Nợ tài Khoản 512 trong kỳ tính thuế.
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp (Mã số A9):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số
phát sinh bên Có của các tiểu Khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”, Tài Khoản
3333 “thuế xuất, nhập khẩu” (chi Tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ
các tài Khoản 511, tài Khoản 512 và số phát sinh bên Có tài Khoản 3331 “Thuế
giá trị gia tăng phải nộp” đối ứng bên Nợ tài Khoản 511 trong kỳ tính thuế.
3- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số A10):
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập thuần từ
hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào luỹ
kế phát sinh Nợ của tài Khoản 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" đối
ứng với bên Có tài Khoản 911 trong kỳ tính thuế.
- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng
trả chậm (Mã số A11):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên
chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi Tiết doanh thu hoạt động tài
chính, phần thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm,
trả góp.
- Chênh lệch do bán ngoại tệ và lãi chênh
lệch tỷ giá hối đoái ( Mã số A12):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên
chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi Tiết doanh thu hoạt động tài chính,
phần chênh lệch do bán ngoại tệ và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện
trong kỳ tính thuế.
- Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực
hiện (Mã số A13):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên
chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi Tiết doanh thu hoạt động tài
chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.
4- Chi phí sản xuất kinh doanh (Mã số A14):
Mã số A14 = Mã số A15 + Mã số A18 + Mã số A21
+ Mã số A26
Chỉ tiêu này là toàn bộ các Khoản chi phí sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế được xác định
để tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
a) Giá vốn hàng bán (Mã số A15):
Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của hàng hoá,
giá thành của thành phẩm tiêu thụ, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã tiêu
thụ trong kỳ tính thuế, chi phí khác được tính vào hoặc làm giảm giá vốn hàng
bán trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số
phát sinh bên Có của tài Khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên
Nợ tài Khoản 911 "xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu
và một số dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá
đơn, chứng từ theo quy định được lập bảng kê theo mẫu quy định của Bộ Tài chính
(Mã số A16):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số
phát sinh của các Bảng kê mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh
doanh không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định mà cơ sở kinh doanh đã
hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ tính thuế.
- Giá vốn của đất chuyển quyền (Mã số A17):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ
sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, phần chi phí giá
vốn của đất chuyển quyền.
b) Chi phí bán hàng (Mã số A18):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí bán
hàng đã phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính
thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào phần
phát sinh bên Có tài Khoản 641 "Chi phí bán hàng" và bên Có tài Khoản1422
"Chi phí trả trước" (chi Tiết phần kết chuyển chi phí bán hàng) đối
ứng bên Nợ tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính
thuế.
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,
hoa hồng môi giới (Mã số A19):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào
hoá đơn, chứng từ thực chi cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi
giới phát sinh bên Có tiểu Khoản 6417 "Chi phí dịch vụ" và bên Có
tiểu Khoản 6418 "Chi phí bằng tiền khác" (phần chi Tiết chi phí quảng
cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới) đối ứng bên Nợ tài Khoản 911
"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất (Mã số A20):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ
sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 641 "Chi phí bán hàng", phần
chi phí bán hàng được phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất.
c) Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số A21):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí quản lý
doanh nghiệp đã phân bổ cho hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
tính thuế .
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào
luỹ kế số phát sinh bên Có tài Khoản 642 "Chi phí quản lý doanh
nghiệp" và bên Có tài Khoản 1422 "Chi phí trả trước" (chi Tiết phần
kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp) đối ứng bên Nợ tài Khoản 911 "Xác
định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, giao
dịch đối ngoại (Mã số A22):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
theo hoá đơn, chứng từ thực chi cho tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, giao dich
đối ngoại được phản ánh bên Có tài Khoản 6428 "Chi phí bằng tiền
khác" (chi Tiết chi phí tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, giao dich đối
ngoại) đối ứng bên Nợ tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
trong kỳ tính thuế.
- Chi phí cho lao động nữ (Mã số A23):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
theo hoá đơn, chứng từ thực chi cho lao động nữ được phản ánh bên Có tài Khoản
6428 "Chi phí bằng tiền khác" (chi Tiết chi cho lao động nữ) đối ứng
bên Nợ tài Khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở
nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt nam (Mã số A24):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 6428 "Chi phí khác", phần chi Tiết
chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú
tại Việt nam.
- Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất (Mã số A25):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ
sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 642 "Chi phí quản lý doanh
nghiệp", phần chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho hoạt động
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
5- Chi phí tài chính (Mã số A26):
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản chi phí hoạt
động tài chính trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này xác định theo
luỹ kế số phát sinh Có của tài Khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng
với bên Nợ tài Khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính
thuế.
- Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh
doanh (Mã số A27):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào chứng
từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần
chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
- Chi phí từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất (Mã số A28):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ
sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần chi phí
phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
- Lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực
hiện (Mã số A29):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ
sổ kế toán theo dõi chi Tiết tài Khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần chi Tiết
lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.
6- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(Mã số A30):
Mã số A30 = Mã số A1 - Mã số A5 + Mã số A10 -
Mã số A14 - Mã số A26
- Lợi nhuận từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất (Mã số A31):
Mã số A31 = Mã số A4 - Mã số A17 - Mã số A20
- Mã số A25 - Mã số A28
7- Thu nhập khác (Mã số A32):
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập khác phát
sinh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào luỹ
kế số phát sinh bên Nợ tài Khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên
Có tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
- Thu từ nhượng bán,
thanh lý tài sản (Mã số A33):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết
thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản.
- Thu nhập từ các Khoản
nợ phải trả không xác định được chủ nợ (Mã số A34):
Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập
khác", phần chi Tiết thu nhập từ các Khoản
nợ phải trả không xác định được chủ nợ .
- Thu các Khoản nợ phải
thu khó đòi đã xử lý xóa sổ kế toán nay đòi được (Mã số A35):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết
thu các Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý
xóa sổ kế toán nay đòi được .
- Thu
các Khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp Ngân sách nhà nước, nay
được Ngân sách nhà nước hoàn lại (Mã số A36):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết
thu các Khoản thuế được hạch toán vào chi
phí hợp lý đã nộp Ngân sách nhà nước, nay được Ngân sách nhà nước hoàn lại.
- Thu nhập
từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra (Mã số
A37):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết
thu nhập từ hoạt động kinh doanh của những
năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.
- Thu
nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài (Mã số A38):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết
thu nhập nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh ở nước ngoài.
- Kết dư cuối năm các Khoản trích trước chi
không hết (Mã số A39):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi Tiết
kết dư cuối năm các Khoản trích trước chi không hết theo quy định của pháp luật
kế toán.
8- Chi phí khác (Mã số A40):
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản chi phí khác
phát sinh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào tổng số phát sinh bên Có tài Khoản 811"Chi phí khác" đối ứng với
bên nợ của tài Khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính
thuế.
- Chi phí
nhượng bán, thanh lý tài sản (Mã số A41):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ
vào sổ kế toán chi Tiết tài Khoản 811 "Chi phí khác ”, phần chi Tiết chi
phí nhượng bán, thanh lý tài sản.
9- Lợi nhuận khác (Mã số A42);
Mã số A42 = Mã số A32 – Mã số A40
10- Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số A43):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực
hiện từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính
thuế.
Mãc số A43 = Mã số A30 + Mã số A42.
- Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số A44):
Trong kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh vừa
có doanh thu từ hoạt động thuộc diện chịu thuế, vừa có doanh thu từ các hoạt
động không thuộc diện nộp thuế thì phải theo dõi, hạch toán riêng về doanh thu,
chi phí và lợi nhuận của các hoạt động này.
Trường hợp không theo dõi riêng được chi phí
để xác định lợi nhuận của hoạt động không thuộc diện chịu thuế thì cơ sở kinh
doanh xác định lợi nhuận của hoạt động kinh doanh không chịu thuế trên cơ sở
lấy tổng lợi nhuận trước thuế nhân (x) với tỷ lệ doanh thu của hoạt động không
thuộc diện chịu thuế so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính
thuế.
B- Xác định thu nhập
chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
1- Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế
(Mã số B1)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ Khoản được ghi
nhận theo pháp luật kế toán, nhưng chưa phù hợp với quy định của Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp, nên phải Điều chỉnh lại theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
và làm tăng Điều chỉnh do tăng tổng lợi nhuận trước thuế so với báo cáo tài
chính.
Mã số B1= Mã số B2 + Mã số B3 + Mã số B4 + Mã
số B5 + Mã số B6 + Mã số B7 + Mã số B8 + Mã số B9 +Mã số B11 + Mã số B12+ Mã số
B13 + Mã số B14 + Mã số B15 + Mã số B16 + Mã số B17 + Mã số B18 + Mã số B19 +
Mã số B20 + Mã số B21 + B22.
a) Chênh lệch Điều chỉnh tăng doanh thu (Mã
số B2):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định
là các Khoản tăng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp:
- Tổng số các Khoản doanh thu bán hàng hoá và
cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính phát sinh phải xác định là
doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, nhưng chưa đủ Điều kiện để được ghi nhận doanh thu theo quy định của
pháp luật kế toán (ví dụ doanh thu trả tiền trước cho nhiều năm theo quy định
của Luật thuế thu nhập phải xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo
doanh thu trả tiền một lần, nhưng theo chuẩn mực kế toán phần doanh thu trả
trước cho các kỳ tính thuế sau phải hạch toán vào doanh thu chưa thực hiện);
- Các Khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng
hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế
toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví
dụ: các Khoản chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế
toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy
định của Luật thuế thu nhập).
b) Thu nhập liên quan đến tiêu thụ hàng hoá,
dịch vụ không tính trong doanh thu (Mã số B3)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là các Khoản
thu nhập cơ sở kinh doanh được hưởng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
không tính trong doanh thu như: Khoản thưởng cho dịch vụ bốc xếp giải phóng tàu
nhanh; thưởng do giao hàng hoá, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn...
c) Chi phí khấu hao TSCĐ vượt mức khấu hao
được tính vào chi phí theo chế độ quy định hoặc không được tính vào chi phí hợp
lý theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số B4):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số khấu
hao cơ sở kinh doanh đã trích và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế
trong các trường hợp sau:
- Số khấu hao trích vượt mức khấu hao được
tính vào chi phí hợp lý quy định của chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định:
Theo Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12
tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các quy định trong Bản chế độ
này chỉ bắt buộc đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 51% cổ phần
trở lên, còn các cơ sở kinh doanh khác chỉ bắt buộc phải áp dụng xác định mức
khấu hao tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Do
đó, khi xảy ra trường hợp các cơ sở kinh doanh xác định mức trích khấu hao tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn mức khấu hao quy định thì số khấu hao
đã trích vượt mức khấu hao theo chế độ quy định không được xác định vào chi phí
hợp lý để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Số khấu hao của các tài sản cố định dùng
trong sản xuất, kinh doanh, nhưng không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và các
giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.
- Số khấu hao của các tài sản cố định đã khấu
hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất, kinh doanh.
- Số khấu hao TSCĐ không được tính vào chi
phí hợp lý hoặc trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý.
d) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu
vượt định mức tiêu hao hợp lý (Mã số B5):
Theo quy định của chế độ kế toán thì các Khoản
hao hụt nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu trong định mức được tính vào chi phí
sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2001 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì giám đốc cơ sở kinh doanh phải tự xây dựng định
mức tiêu hao vật tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức tiêu hao
vật tư đã xây dựng.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giá
trị vật tư hao hụt vượt định mức do cơ sở kinh doanh tự xây dựng và đã tính vào
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh
không xây dựng định mức tiêu hao vật tư thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là
toàn bộ số vật tư đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
đ) Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống
chế (Mã số B6);
Theo quy định của pháp luật kế toán thì toàn
bộ chi phí trả lãi tiền vay thực tế phát sinh được được hạch toán vào bên Có
tài Khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ tài Khoản 911
"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 5 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì chi phí trả lãi tiền vay vốn của các đối tượng
khác không phải vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, tổ chức kinh tế được
khống chế ở mức tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng
thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời Điểm vay nhận
tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và các Khoản chi phí trả lãi tiền vay để
góp vốn pháp định, vốn Điều lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi
phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần
trả lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng, tổ
chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế vượt trên mức khống chế 1,2 lần mức lãi
suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh
doanh tại thời Điểm vay nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và phần chi
phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn Điều lệ mà cơ sở kinh doanh đã
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
e) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,
tiếp tân, khánh Tiết, giao dịch đối ngoại… (Mã số B7):
Theo quy định của chế độ tài chính thì các Khoản
chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh Tiết, chi phí giao
dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí
khác có hoá đơn chứng từ hợp lệ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo
số thực chi.
Theo quy định tại Khoản 11, Điều 5 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến
mại, tiếp tân, khánh Tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới,
chi phí hội nghị và các loại chi phí khác có hoá đơn, chứng từ hợp pháp gắn với
kết quả kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý, nhưng không vượt quá 10% tổng
các Khoản chi phí hợp lý từ Khoản 1 đến Khoản 10 của Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp, tổng chi phí
hợp lý xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn mua vào của hàng bán ra.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần
chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh Tiết, hội họp, chi phí
giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi
phí khác vượt mức khống chế 10% theo quy định trên mà cơ sở đã hạch toán vào
bên Có tài Khoản 6418 (chi Tiết chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa
hồng môi giới) hoặc bên Có tài Khoản 6428 (chi Tiết tính chi phí tiếp tân,
khánh Tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại) đối ứng với bên Nợ tài Khoản
911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
Ví dụ:
Cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh thương
nghiệp có:
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến
mại...thực tế phát sinh là 450 triệu
- Tổng chi phí (không gồm giá vốn hàng bán)
là 4.000 triệu
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến
mại...được khống chế tính vào chi phí hợp lý là:
4.000 triệu x 10% = 400 triệu
- Phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến
mại...vượt là 450 triệu - 400 triệu = 50 triệu.
Số liệu ghi vào dòng tương ứng tại cột (4)
chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… vượt mức quy định
50 triệu.
g) Các Khoản chi phí trích trước vào chi phí
nhưng thực tế không chi hết (Mã số B8):
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản chi phí trích trước được tính vào chi
phí hợp lý như sửa chữa lớn tài sản cố định; Phí bảo hành sản phẩm hàng hoá,
công trình xây dựng và các Khoản trích trước, nếu chi không hết thì phần chênh
lệch giữa số đã trích và số thực tế chi không hết không được tính vào chi phí
hợp lý.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số
dư Có của tài Khoản 142 "Chi phí trích trước" cuối kỳ tính thuế.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A hoạt động trong
ngành vận tải trong năm có tiến hành trích trước Khoản chi phí sửa chữa lớn tài
sản cố định. Số liệu kế toán phản ánh:
- Số thực trích là 325 triệu
- Số thực chi về sửa chữa lớn tài sản cố định
là 235 triệu
- Số còn dư cuối kỳ là 90 triệu.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phần còn lại
không chi hết 90 triệu đồng.
h) Các Khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo
chế độ quy định (Mã số B9):
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh
trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không
đảm tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý
để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này toàn
bộ các Khoản chi phí có chứng từ chi, được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế
toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo
quy định trong kỳ tính thuế.
- Chi phí chuyển quyển sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất (Mã số B10):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng các Khoản
chi liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất có chứng từ
chi đã hạch toán vào bên Có của các tài Khoản tài Khoản 632 "Giá vốn hàng
bán", tài Khoản 635 "chi phí tài chính", tài Khoản
"641"Chi phí bán hàng", tài Khoản 642 "Chi phí quản lý
doanh nghiệp" đã kết chuyển đối ứng với bên Nợ tài Khoản 911 "Xác
định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế, nhưng chứng từ chi không đảm
bảo tính hợp pháp theo quy định.
i) Các Khoản tiền phạt vi phạm chế độ quản lý
nhà nước (Mã số B11):
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 5 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản phạt do vi phạm chế độ quản lý nhà
nước quy định không được tính vào chi phí hợp lý như: Tiền phạt vi phạm luật
giao thông; Phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh; Phạt vay nợ quá hạn; Phạt
vi phạm chế độ kế toán thống kê; Phạt vi phạm hành chính về thuế; Các Khoản
phạt vi phạm hành chính khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số
các Khoản chi tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước cơ sở kinh doanh đã
hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các các biên lai, chứng từ nộp
tiền phạt cho các cơ quan quản lý nhà nước.
k) Các Khoản chi không liên quan đến doanh
thu và thu nhập chịu thuế (B12):
Theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 6
Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi
hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các Khoản chi không liên quan đến
doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế không được tính vào chi phí
như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và
ủng hộ địa phương “trừ trường hợp đã có quy định của Chính phủ cho tính vào chi
phí kinh doanh); chi từ thiện và các Khoản chi khác không liên quan đến doanh
thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào các
chứng từ chi các Khoản chi phí nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải loại trừ khi xác định
chi phí hợp lý theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
l) Chi phí tiền lương, tiền công của chủ
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và
tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn (Mã số B13):
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định
số164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý các Khoản:
chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp
danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên,
thành viên hội đồng quản trị, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn
bộ các Khoản chi phí tiền lương, tiền công cho các đối tượng nêu trên mà cơ sở
kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế,
nhưng không được tính vào chi phí hợp lý.
m) Tiền lương, tiền công không được tính vào
chi phí hợp lý do tốc độ tăng của tiền lương cao hơn tốc độ tăng của thu nhập
chịu thuế (Mã số B14):
Theo quy định Khoản 1.c, Điều 9 của Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thì các cơ sở kinh doanh (trừ doanh
nghiệp nhà nước), nếu chưa xây dựng được tổng quỹ tiền lương, tiền công và các Khoản
phụ cấp theo hướng dẫn của nhà nước thì được trả lương theo hợp đồng lao động,
nhưng phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương, tiền công không vượt quá tốc độ tăng
thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần
tiền lương, tiền công cơ sở kinh doanh đã trả theo hợp đồng lao động và tính
vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng phải loại trừ khi
tính chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế do tốc độ tăng tiền lương, tiền
công vượt quá tốc độ tăng thu nhập chịu thuế.
n) Chi tiền ăn giữa ca vượt mức quy định (Mã
số B15):
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý Khoản
chi phí tiền ăn giữa ca cho mỗi người lao động, nhưng mức chi cho mỗi người
không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được
xác định là tổng mức chi tiền giữa ca cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế vượt mức lương tối thiểu do Nhà nước quy
định đối với công chức.
0) Các Khoản chi do nguồn kinh phí khác tài
trợ (Mã số B16)
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 6 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý các Khoản chi do
nguồn kinh phí khác tài trợ như: chi sự nghiệp; chi ốốm đau, thai sản…
Do dó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được
dựa vào các chứng từ chi các Khoản chi này mà doanh nghiệp đã hạch toán vào chi
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
p) Chi trang phục vượt mức quy định (Mã số
B17):
Theo quy định tại Khoản 5.b, Điều 5 Nghị định
số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có quy định mặc trang phục
thống nhất tại nơi làm việc được tính vào chi phí hợp lý tiền mua sắm, may đo
trang phục, nhưng mức chi tối đa cho mỗi người lao động không quá 500.000 đồng/năm.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là
tổng số tiền chi trang phục cho mỗi người lao động vượt mức 500.000 đồng/năm.
q) Chi cho lao động nữ vượt mức quy định (Mã
số B18):
Khoản 6.a, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp đã quy định cụ thể định mức chi cho lao động nữ được tính vào chi
phí hợp lý.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được
xác định là tổng số chi cho lao động nữ vượt mức quy định trên mà cơ sở kinh
doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
r) Chi phí do công ty ở nước ngoài phân bổ
vượt mức quy định (Mã số B19)
Khoản 13, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp đã quy định cụ thể định mức chi phí quản lý kinh doanh do công ty
ở nước ngoài được phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số
chi phí quản lý kinh doanh công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức theo quy định
trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
tính thuế.
s) Số chưa hoàn nhập các Khoản dự phòng theo
chế độ quy định (Mã số B20).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là các Khoản
chênh lệch về: dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tính vào chi phí kinh doanh
cao hơn mức giảm giá thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ
"giá vốn hàng bán"; dự phòng phải thu khó đòi đã tính vào chi phí
kinh doanh cao hơn số nợ phải thu khó đòi thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn
nhập để giảm trừ "Chi phí quản lý doanh nghiệp"; dự phòng tợ cấp mất
việc làm đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn số thực tế chi, nhưng chưa hoàn
nhập để giảm trừ "Chi phí quản lý doanh nghiệp"; dự phòng giảm giá
đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn mức giảm
giá thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ chi phí kinh doanh
"Chi phí tài chính".
t) Lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực
hiện (Mã số B21):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên
chứng từ kế toán liên quan và sổ kể toán chi Tiết chi phí tài chính, phần lỗ
chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.
v) Các Khoản Điều chỉnh tăng lợi nhuận trước
thuế khác (Mã số B22):
Các Khoản khác ngoài các Khoản đã liệt kê
trên được thể hiện trên hệ thống sổ kế toán của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính
thuế, nay phải Điều chỉnh lại theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và làm tăng
tổng lợi nhuận trước thuế.
2. Điều chỉnh làm giảm tổng lợi nhuận trước
thuế (Mã số B23):
Mã số B23 = Mã số B24 + Mã số B25 + Mã số
B26 + Mã số B27 + B28
Chỉ tiêu này là tổng các Khoản làm tổng giảm
lợi nhuận truớc thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh
nghiệp so với các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
a) Các Khoản nợ phải trả đã xoá sổ tính vào
thu nhập chịu thuế khác, nay phải trả do xác định được chủ (Mã số B24):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chứng từ
chi trả các Khoản nợ phải trả đã hạch toán vào thu nhập được ghi vào chỉ tiêu
mã số A34 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các kỳ tính
thuế trước và tại kỳ tính thuế này xác định được chủ nợ.
b) Các Khoản chi phí của doanh thu đã Điều
chỉnh tăng (Mã số B25):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ chi
phí có hoá đơn, chứng từ hợp pháp đã tạo ra Khoản doanh thu Điều chỉnh tăng đã
ghi vào chỉ tiêu “chênh lệch Điều chỉnh tăng doanh thu” (Mã số B2 của Tờ khai
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp).
c) Thu nhập của các hoạt động không thuộc
diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số B26):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ
số liệu đã được ghi vào chỉ tiêu Mã số A44 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp.
d) Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực
hiện (Mã số B27):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên
chứng từ kế toán liên quan và sổ kể toán chi Tiết doanh thu hoạt động tài
chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.
đ) Các Khoản Điều chỉnh làm giảm lợi nhuận
trước thuế khác (Mã số B28):
Chỉ tiêu này phản ánh các Khoản phải Điều
chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trên sổ sách kế toán của cơ sở
kinh doanh so với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài các Khoản phải Điều
chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu có mã số từ B24 đến B27 của Tờ khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Lỗ các năm trước chuyển sang (Mã số B29):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ
của các năm trước chuyển sang được xác định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất của các năm trước chuyển sang (Mã số B30):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ
của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các năm trước
chuyển sang được xác định trong bản kế hoạch chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh
đăng ký với cơ quan thuế theo Phụ lụcsố 01ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp.
4-Tổng thu nhập chịu thuế (Mã số B31):
Mã số B31 = Mã số A43 - Mã số A44 + Mã số B1-
Mã số B23 - Mã số B29
- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất (Mã số B32):
Mã số B32 = Mã số A31 + Mã số B10 - Mã số B30
C- Tỷ lệ thu nhập
chịu thuế trên doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (Mã số C1):
Mã số C1 = Mã số B31: (Mã số A1- Mã số A2 +
Mã số A10 + Mã số A32)
D. Xác định số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế:
Căn cứ vào Tổng thu nhập chịu thuế đã xác
định, cơ sở kinh doanh tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo
quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1- Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong
kỳ tính thuế (Mã số D1):
Cơ sở kinh doanh phải theo dõi hạch toán
riêng các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động chuyển quyền sử
dụng đất và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính thuế
theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào tờ khai này là tổng số
thuế phát sinh trong kỳ tính thuế đã được xác định tại Phụ lục số 02 nêu trên.
2- Thuế thu nhập đã tạm nộp các quý trong kỳ
tính thuế (Mã số D2):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số
thuế đã nộp theo các Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
mà cơ sở kinh doanh phải gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp (Điểm 2, Mục Đ).
- Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất (Mã số D3):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số
thuế đã nộp của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo
các Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở kinh
doanh phải gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Điểm 2, Mục
Đ).
3- Thuế thu nhập được miễn, giảm trong kỳ
tính thuế (Mã số D4):
Cơ sở kinh doanh tự xác định các Điều kiện
được miễn thuế, giảm thuế, thuế suất ưu đãi, thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi,
mức miễn giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế theo các nội dung cụ thể tại các
Phụ lục (từ Phụ lục số 01 đến Phụ lục số 13) ban hành kèm theo Tờ khai quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số
các Khoản thuế thu nhập được miễn, giảm đã được xác định theo các Phụ lục số
ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên.
4- Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở
nước ngoài được trừ (Mã số D5):
Cơ sở kinh doanh có các Khoản thu nhập nhận
được ở nước ngoài chuyển về Việt Nam thì phải xác định lại Khoản thu nhập thu
được trước khi nộp thuế tại nước ngoài và xác định số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với mức thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng và
được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài. Nếu số thuế thu nhập đã nộp ở
nước ngoài lớn hơn số thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì số
thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ tối đa bằng mức thuế phải nộp theo Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp thu nhập nhận được từ nước ngoài đã ký Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác về cách xác định số thuế được trừ thì thực hiện theo quy định của Hiệp
định đó.
Cơ sở kinh doanh xác định số thuế thu nhập đã
nộp ở nước ngoài được trừ theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục số 13 ban hành
kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này là tổng số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đã được xác định tại cột
số (9) Phụ lục số 13 nêu trên hoặc theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết có quy định khác về
cách xác định số thuế được trừ.
5- Thuế thu nhập còn phải nộp trong kỳ tính
thuế (Mã số D6):
Mã số D6 = Mã số D1- Mã số D2- Mã số D4 - Mã
số D5 (nếu kết quả là số dương).
6- Thuế thu nhập đã nộp thừa trong kỳ tính
thuế (Mã số D7):
Mã số D7 = Mã số D1- Mã số D2- Mã số D4 - Mã
số D5 (nếu kết quả là số ââm).
Đ- Phụ lục và các tài
liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế gửi kèm tờ khai:
- Các Phụ lục (từ Phụ lục số 01 đến Phụ lục
số 13) ban hành kèm theo Tờ khai này là bộ phận không tách rời của Tờ khai
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định các chỉ tiêu số lỗ từ các năm
trước chuyển sang (Mã số B29), số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh
trong kỳ tính thuế (Mã số D1), số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm
trong kỳ tính thuế (Mã số D4), số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ
tính thuế (Mã số D5).
- Cơ sơ kinh doanh gửi cho cơ quan thuế có
các tài liệu được liệt kê tại Mục Đ của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp thì phải gửi tích dấu (x) vào ô q
ở đằng trước.
Các tài liệu nêu tại Điểm 1, Điểm 5, Điểm 9
và Điểm 10 Mục Đ của Tờ khai này, cơ sở kinh doanh phải gửi cho cơ quan thuế
kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bản chính có người đại
diện theo pháp luật của cơ sở ký tên và đóng dấu.
Các tài liệu tại các Điểm ngoài các Điểm nêu
trên (nếu có), cơ sở kinh doanh khi gửi cho cơ quan thuế kèm theo Tờ khai quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp Bản pho tô cóp pi có đóng dấu sao y bản chính
của cơ sở kinh doanh. Riêng các tài liệu nêu tại Điểm 11, Mục Đ (nếu có) thì
phải liệt kê chi Tiết kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và
đánh số thứ tự theo từng văn bản tài liệu gửi kèm theo (từ 11 đến số....).