BỘ
TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
522/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA TỔNG CỤC THUẾ, TỔNG CỤC
HẢI QUAN, VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ, CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN, VỤ PHÁP CHẾ VÀ CÁC ĐƠN VỊ
LIÊN QUAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XỬ LÝ VƯỚNG MẮC CHO NGƯỜI NỘP THUẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số
179/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính
phủ;
Căn cứ Nghị định số
118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2929/QĐ-BTC
ngày 5/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế làm việc của Bộ Tài
chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Tổng
cục thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách Thuế, Cục Quản lý công sản, Vụ pháp
chế và các đơn vị liên quan trong việc giải quyết xử lý vướng mắc cho người nộp
thuế.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Vụ trưởng
Vụ pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Lãnh
đạo Bộ;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT (2b), PC
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
QUY CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA TỔNG CỤC THUẾ, TỔNG CỤC HẢI QUAN, VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ, CỤC
QUẢN LÝ CÔNG SẢN, VỤ PHÁP CHẾ VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VƯỚNG
MẮC ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-BTC ngày 09 tháng 03 năm 2012 Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về việc phối
hợp giữa Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách thuế, Cục Quản lý công
sản, Vụ pháp chế và các đơn vị liên quan trong việc giải quyết vướng mắc của
người nộp thuế phát sinh trong quá trình thực thi quy định của pháp luật về quản
lý thuế, thủ tục hải quan; chính sách thuế và các khoản thu khác thuộc Ngân
sách nhà nước. Bao gồm các vướng mắc sau:
a) Vướng mắc liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị;
b) Vướng mắc có phạm vi, đối tượng
liên quan đến nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
c) Vướng mắc và việc xử lý giải quyết
ảnh hưởng đến thu, chi ngân sách nhà nước;
d) Vướng mắc đã được các cơ quan
tài chính địa phương (Cục thuế, Cục Hải quan, Sở Tài chính…) giải quyết nhưng
người nộp thuế vẫn tiếp tục kiến nghị.
đ) Các trường hợp khác do lãnh đạo
Bộ giao.
2. Quy chế này không áp dụng đối với
các trường hợp sau:
a) Vướng mắc thuộc thẩm quyền giải
đáp, hướng dẫn của các đơn vị thuộc Bộ theo phân cấp được thực hiện theo Quy chế
làm việc của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 2929/QĐ-BTC ngày 5/12/2011
của Bộ Tài chính và theo Quy chế làm việc và phân cấp của đơn vị (nếu có).
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thực
hiện theo pháp luật về khiếu nại tố cáo và quy định của Bộ Tài chính (Quyết định
số 43/2007/QĐ-BTC ngày 4/6/2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tiếp công
dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại các đơn vị trong
ngành tài chính và Thông tư số 49/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Quy chế tiếp
công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại các đơn vị
trong ngành tài chính).
Điều 2.
Nguyên tắc phối hợp và trách nhiệm của các đơn vị
1. Việc phối hợp xử lý vướng mắc
cho người nộp thuế bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và theo phân
công sau:
a) Vụ Chính sách thuế: tập trung vào
các nội dung đảm bảo sự nhất quán, tính hệ thống về mặt chính sách thuế và các
khoản thu khác thuộc Ngân sách nhà nước.
b) Cục Quản lý công sản: tập trung
vào các nội dung đảm bảo sự nhất quán, tính hệ thống về mặt chính sách thu đối
với đất đai; thực tiễn triển khai thực hiện, bao gồm bất cập của cơ chế chính
sách, mức độ phổ biến của vướng mắc đang giải quyết, tính chất, mức độ tác động,
ảnh hưởng và nguy cơ dẫn đến sự vi phạm.
c) Vụ Pháp chế: tập trung vào khía
cạnh pháp lý, tác động pháp luật và tính tuân thủ quy định của pháp luật.
d) Tổng cục thuế, Tổng cục Hải
quan: tập trung về mặt thực tiễn triển khai thực hiện, bao gồm bất cập của cơ
chế chính sách, thủ tục (nếu có), mức độ phổ biến của vướng mắc đang giải quyết,
tính chất, mức độ tác động, ảnh hưởng và nguy cơ dẫn đến sự vi phạm.
2. Mỗi vụ việc được giao một đơn vị
phụ trách, chịu trách nhiệm và chủ trì đề xuất hướng giải quyết. Việc xác định
đơn vị chủ trì phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị được giao chủ trì phải chịu trách nhiệm chính về công việc được
phân công.
3. Trách nhiệm trong việc tham gia
ý kiến: Các đơn vị được xin ý kiến phải tham gia ý kiến đảm bảo đúng thời hạn
và chịu trách nhiệm trước Bộ về ý kiến tham gia của mình. Trường hợp không có ý
kiến tham gia vẫn phải chịu trách nhiệm về vấn đề được hỏi ý kiến.
Chương 2.
QUY TRÌNH PHỐI HỢP
Điều 3. Tiếp
nhận, thụ lý vướng mắc của người nộp thuế
1. Đối với những vướng mắc do cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân gửi đến (bao gồm vướng mắc gửi đến Bộ và
vướng mắc gửi đến đơn vị thuộc Bộ), việc xác định đơn vị chủ trì được thực hiện
theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ và Quy chế làm việc
của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 2929/QĐ-BTC ngày 5/12/2011 của
Bộ Tài chính.
Trường hợp vướng mắc được Lãnh đạo
Bộ giao trực tiếp thì đơn vị được giao chủ trì giải quyết theo phân công của
Lãnh đạo Bộ
2. Đối với những vướng mắc do đơn vị
phát hiện trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ hoặc qua phản ánh của
các phương tiện truyền thông đại chúng, vướng mắc nhận được qua các cuộc đối
thoại với doanh nghiệp đơn vị có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ và đề xuất đơn
vị chủ trì giải quyết để lãnh đạo Bộ quyết định.
Điều 4. Đề xuất
phương án giải quyết và lấy ý kiến
1. Đơn vị chủ trì phải tổ chức
nghiên cứu hồ sơ và đề xuất hướng giải quyết. Trường hợp nội dung vướng mắc
chưa rõ ràng, thông tin chưa đầy đủ thì yêu cầu người nộp thuế và/hoặc các đơn
vị liên quan bổ sung thông tin theo quy định.
2. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tùy
thuộc vào mức độ phức tạp của kiến nghị hoặc yêu cầu xử lý gấp về thời gian,
đơn vị chủ trì có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức họp với các đơn vị
có liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị hoặc
kể từ ngày nhận đủ thông tin cần thiết trong trường hợp yêu cầu bổ sung thông
tin.
3. Đối với các vướng mắc về thủ tục,
tổ chức thực hiện pháp luật thuế do Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan chủ trì xử
lý thì Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan gửi lấy ý kiến Vụ Chính sách Thuế, Vụ
Pháp chế, Tổng cục Hải quan (về nội dung liên quan đến hải quan, chính sách thuế
xuất nhập khẩu), Tổng cục Thuế (về nội dung liên quan đến thuế nội địa và các
khoản thu khác thuộc NSNN), Cục Quản lý Công sản (liên quan đến chính sách tài
chính đối với đất đai); Vụ Tài chính ngân hàng (liên quan đến chính sách tín dụng),
Vụ Chế độ kế toán (liên quan đến hạch toán, kế toán, khấu hao TSCĐ…) và các đơn
vị liên quan khác.
Đối với vướng mắc về chính sách thuế
(nội địa và xuất nhập khẩu) do Vụ Chính sách thuế chủ trì xử lý thì Vụ Chính
sách thuế gửi lấy ý kiến Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Pháp chế, Cục Quản
lý Công sản, Vụ Chế độ kế toán, Vụ Tài chính ngân hàng… và các đơn vị liên quan
khác.
Đối với vướng mắc về chính sách tài
chính đối với đất đai do Cục Quản lý công sản chủ trì xử lý thì Cục Quản lý
công sản gửi lấy ý kiến Tổng cục thuế, Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế và các
đơn vị liên quan khác.
4. Hồ sơ gửi lấy ý kiến, tài liệu họp
gửi các đơn vị phải có đủ các nội dung:
a) Tình tiết vụ việc;
b) Cơ sở pháp lý;
c) Thực tiễn xử lý các vụ việc
tương tự (nếu có);
d) Ý kiến của các bộ phận liên quan
và có ý kiến của bộ phận pháp chế thuộc đơn vị chủ trì (nếu có);
đ) Đề xuất phương án xử lý;
e) Đánh giá tác động ảnh hưởng của
phương án xử lý;
g) Quan điểm của đơn vị chủ trì
trong trường hợp đề xuất từ 02 phương án xử lý trở lên;
h) Vấn đề cần xin ý kiến các đơn vị;
i) Công văn, hồ sơ vướng mắc của
doanh nghiệp.
Điều 5. Tham
gia ý kiến
1. Đơn vị được gửi lấy ý kiến có trách
nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản theo yêu cầu về thời hạn, nội dung xin ý kiến
của đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời.
Trường hợp hồ sơ gửi lấy ý kiến
chưa đầy đủ, rõ ràng thì tối đa không quá 01 ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến,
đơn vị được gửi lấy ý kiến có trách nhiệm yêu cầu đơn vị chủ trì cung cấp thêm
tài liệu cần thiết. Thời hạn tham gia tối đa không quá 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tham gia hoặc theo thời hạn ghi trong phiếu
lấy ý kiến của đơn vị chủ trì (đối với các trường hợp cần xử lý gấp theo chỉ đạo
của Bộ).
2. Hết thời hạn đề nghị tham gia ý
kiến mà đơn vị được hỏi ý kiến không có ý kiến tham gia thì thủ trưởng đơn vị
được hỏi ý kiến phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ về sự chậm trễ này.
3. Đối với những vụ việc mà đơn vị
chủ trì tổ chức họp hoặc trao đổi trực tiếp nhằm trao đổi, thống nhất ý kiến
thì thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm cử người dự họp có đủ thẩm
quyền hoặc có trách nhiệm cử người tham gia trực tiếp (đối với trường hợp trao
đổi trực tiếp) và chịu trách nhiệm về quyết định cử người dự họp của mình.
Điều 6. Tổng hợp
ý kiến và trình Bộ
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị hoặc thời hạn ghi trong Phiếu trình Bộ
do Văn phòng Bộ chuyển đến hoặc thời hạn theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, đơn vị
chủ trì phải trình Bộ phương án xử lý trên cơ sở tổng hợp ý kiến các đơn vị.
Trường hợp cần bổ sung thông tin, thời hạn giải quyết công việc được tính từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo yêu cầu.
2. Hồ sơ trình Bộ phải có ý kiến
tham gia chính thức bằng văn bản hoặc biên bản họp với đại diện có thẩm quyền của
các đơn vị liên quan, ý kiến về mặt pháp lý của Vụ Pháp chế và giải trình của
đơn vị chủ trì về việc tiếp thu, không tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị.
Trường hợp đơn vị chủ trì đã có văn
bản lấy ý kiến của các đơn vị liên quan nhưng đến thời hạn yêu cầu, đơn vị được
lấy ý kiến vẫn chưa có văn bản tham gia thì đơn vị chủ trì trình Bộ và báo cáo
rõ trong Tờ trình. Trường hợp xảy ra chậm trễ là do đơn vị chủ trì không cung cấp
kịp thời hồ sơ bổ sung theo yêu cầu của đơn vị được lấy ý kiến thì thủ trưởng
đơn vị chủ trì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều 7. Lấy ý
kiến Bộ, ngành liên quan và/hoặc trình Thủ tướng Chính phủ
1. Đối với những đề xuất xử lý vướng
mắc cho người nộp thuế cần phải có ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan,
đơn vị chủ trì có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ và dự thảo công văn lấy ý kiến.
2. Đối với những đề xuất xử lý vướng
mắc cho người nộp thuế vượt quá thẩm quyền của Bộ Tài chính, phải xin ý kiến Thủ
tướng Chính phủ thì đơn vị chủ trì có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ và dự thảo
công văn trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm
theo dõi, đôn đốc việc xử lý hồ sơ lấy ý kiến Bộ, ngành liên quan, theo dõi,
bám sát việc xử lý hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ và giải trình thông tin bổ
sung theo yêu cầu.
4. Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ,
ngành, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nếu cần thiết phải có văn bản hướng
dẫn hoặc trả lời thì đơn vị được giao chủ trì soạn thảo phải tổ chức lấy ý kiến
lại các đơn vị có liên quan và ý kiến về mặt pháp lý của Vụ Pháp chế bảo đảm thực
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị có trách
nhiệm triển khai, cụ thể hóa Quy chế này tới các bộ phận và cán bộ, công chức
trong đơn vị để bảo đảm thực hiện nghiêm Quy chế.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của mình các đơn vị tổng kết, đánh giá việc thực hiện giải quyết vướng mắc theo
Quy chế này để phục vụ việc giải quyết các công việc, trường hợp tương tự và để
phục vụ việc sửa đổi chính sách cho phù hợp.
3. Giao Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp
với Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan theo dõi
đôn đốc thực hiện nghiêm túc Quy chế này.