ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
49/2008/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN NỘP PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;
Căn cứ Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ về việc quy định
về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 về việc hướng dẫn thi hành Nghị
định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ về việc quy định về biên
lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 05/1/2007 ban hành quy định tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu Ngân sách giữa các cấp ngân sách được hưởng
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 2181/STC-NSXP ngày 9/7/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý,
sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký
và thay thế Quyết định số 114/2003/QĐ-UB ngày 25/9/2003 của UBND thành phố về
việc ban hành quy định tạm thời về quản lý và sử dụng các khoản thu phạt vi phạm
hành chính trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc
các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn;
Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bí thư Thành ủy (để b/c);
- TTTU, TTHĐND TP (để b/c);
- Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c Phó Chủ tịch UBND TP;
- CPVP, XD, TH, PC, TD, KT;
- Lưu VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khôi
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN NỘP PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
Bản quy định này quy định việc
quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng
của cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng
thuộc trung ương, thành phố và quận, huyện, xã, phường thị trấn trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quản
lý tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng
1. Quản lý tiền nộp phạt vi phạm
hành chính trong quản lý trật tự xây dựng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị
định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ về việc quy định về biên
lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính, Thông
tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số
124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ về việc quy định về biên lại thu
tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính và Hướng dẫn
liên ngành số 1488/LN:KBHN-TC ngày 30/10/2006 của Liên ngành Kho bạc Nhà nước
Hà Nội và Sở Tài chính Hà Nội về việc nộp, quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm
hành chính và các quy định hiện hành.
2. Đối tượng bị xử phạt có trách
nhiệm nộp kịp thời, đầy đủ các khoản tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước được ghi
trong Quyết định xử phạt. Cụ thể:
- Quyết định xử phạt do người có
thẩm quyền xử phạt ở trung ương và thành phố ra quyết định: nộp tiền vào Tài
khoản tạm giữ của Sở Tài chính tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội.
- Quyết định xử phạt do người có
thẩm quyền xử phạt thuộc cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn ra quyết định: nộp
tiền vào Tài khoản tạm giữ của Phòng Tài chính tại Kho bạc Nhà nước quận, huyện.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước thành
phố có trách nhiệm tổ chức thu tiền trực tiếp từ các đối tượng bị xử phạt và từ
cơ quan xử phạt nộp.
3. Số tiền thu từ xử phạt vi phạm
hành chính trong quản lý trật tự xây dựng được điều tiết như sau:
- Quyết định xử phạt do người có
thẩm quyền xử phạt ở trung ương và thành phố ra quyết định: điều tiết 100% vào
ngân sách thành phố.
- Quyết định xử phạt do người có
thẩm quyền xử phạt cấp quận, huyện ra quyết định: điều tiết 100% vào ngân sách
quận, huyện.
- Quyết định xử phạt do người có
thẩm quyền xử phạt cấp xã, phường, thị trấn ra quyết định: điều tiết 100% vào
ngân sách xã, phường, thị trấn.
Điều 3. Sử
dụng nguồn tiền nộp phạt
1. Các cơ quan, tổ chức xử lý vi
phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng thuộc trung ương và thành phố:
- Các cơ quan, tổ chức xử lý vi
phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng thuộc trung ương và thành phố
căn cứ số tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng đã nộp
vào Kho bạc Nhà nước và thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện xử phạt vi
phạm hành chính có văn bản đề nghị Sở Tài chính xem xét trình UBND thành phố
quyết định hỗ trợ kinh phí.
- Căn cứ vào văn bản đề nghị hỗ
trợ kinh phí, tính chất hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí đề nghị hỗ trợ và
các chứng từ có liên quan, Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, xác định số
kinh phí hỗ trợ trình UBND thành phố xem xét, quyết định trong phạm vi nguồn tiền
nộp phạt vi phạm hành chính do các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính
trong quản lý trật tự xây dựng thuộc trung ương và thành phố đã thực nộp vào
ngân sách nhà nước.
2. Các cơ quan, tổ chức xử lý vi
phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng thuộc quận, huyện, xã, phường thị
trấn:
Để lại 100% số tiền nộp phạt vi
phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng cho Ngân sách quận, huyện, xã,
phường, thị trấn để chi cho hoạt động của Thanh tra xây dựng quận, huyện, xã,
phường, thị trấn với các nội dung sau:
- Chi phục vụ công tác chuyên
môn.
- Chi bồi dưỡng làm thêm giờ, ngày
lễ, tết và ngày nghỉ.
- Chi mua bổ sung phương tiện,
thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác chuyên môn.
- Chi khen thưởng.
- Các khoản chi khác liên quan
trực tiếp đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng.
* Việc sử dụng kinh phí phải thực
hiện theo đúng định mức, tiêu chuẩn chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Điều 4. Quản
lý và quyết toán sử dụng tiền nộp phạt
1. Lập dự toán:
- Thanh tra xây dựng quận, huyện,
xã phường, thị trấn căn cứ vào khả năng thu tiền nộp phạt, nội dung chi quy định
tại Điều 4, mức chi và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để lập dự toán thu
tiền phạt và dự toán chi từ nguồn này cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng
năm của đơn vị theo quy định gửi về cơ quan tài chính đồng cấp tổng hợp trình
UBND các cấp quyết định giao trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước.
- Căn cứ vào số thu tiền nộp phạt
hàng quý (hoặc hàng tháng) đã được Kho bạc Nhà nước xác nhận, Thanh tra xây dựng
quận, huyện, xã, phường, thị trấn lập dự toán rút kinh phí (nhưng không vượt
quá số thực nộp vào Kho bạc Nhà nước).
2. Cấp phát:
- Các cơ quan, tổ chức xử lý vi
phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng thuộc trung ương và thành phố:
Căn cứ Quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tài chính cấp phát
cho các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính trong quản lý trật tự xây dựng
thuộc trung ương và thành phố theo đúng quy định.
- Thanh tra xây dựng quận, huyện,
xã, phường, thị trấn: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và số thực
thu nộp vào Kho bạc Nhà nước, hàng quý cơ quan tài chính cấp phát cho các đơn vị
theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
3. Quyết toán:
- Đơn vị thuộc ngân sách cấp nào
thì quyết toán vào ngân sách cấp đó theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
và theo chế độ quản lý tài chính hiện hành (Các đơn vị thuộc thành phố quyết
toán với Sở Tài chính, các đơn vị thuộc quận, huyện quyết toán với Phòng Tài
chính quận, huyện, các đơn vị thuộc phường, xã, thị trấn quyết toán vào Ngân
sách phường, xã, thị trấn và Phòng Tài chính quận, huyện tổng hợp quyết toán quận,
huyện, phường, xã, thị trấn gửi Sở Tài chính).
- Sở Tài chính tổng hợp báo cáo
quyết toán chung trên địa bàn thành phố để báo cáo UBND thành phố theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 5. Các
cơ quan tham gia phối hợp
- Cơ quan Tài chính có trách nhiệm
tổng hợp số tiền nộp phạt đã nộp vào ngân sách các cấp; tổng hợp dự toán chi của
các đơn vị được phép sử dụng nguồn tiền nộp phạt trình UBND các cấp phê duyệt
hàng năm, làm căn cứ cấp phát và quyết toán theo đúng chế độ và nguyên tắc quản
lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
- Hệ thống Kho bạc Nhà nước
thành phố có trách nhiệm tổ chức thu, hướng dẫn tổ chức thu và quản lý tiền nộp
phạt; đối chiếu xác nhận các khoản thu và sử dụng tiền nộp phạt theo định kỳ.
Điều 6. Tổ
chức thực hiện
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các
Ban, Ngành, Đoàn thể thuộc thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường,
xã, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan về vi phạm hành
chính trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu trách
nhiệm thi hành quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, các đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp
báo cáo UBND thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.