Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế hóa đơn

Số hiệu: 125/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 19/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

05 trường hợp không ra quyết định xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Theo đó, không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:

- Thuộc các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 9 Nghị định 125/2020;

- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

- Đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 125/2020 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Cá nhân vi phạm đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 41 Nghị định 125/2020;

Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 125/2020;

- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2020.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ, HÓA ĐƠN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Nghị định này không áp dụng đối với vi phạm hành chính về phí, lệ phí; vi phạm hành chính về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan quản lý thu và vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã của các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.

2. Đối tượng áp dụng

a) Người nộp thuế;

b) Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp;

c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Số tiền thuế trốn là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản vi phạm hành chính, biên bản thanh tra (kiểm tra) thuế.

4. Văn bản hướng dẫn của cơ quan thuế liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế là văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành để hướng dẫn một hoặc nhiều người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế trong một tình huống cụ thể.

5. Quyết định xử lý của cơ quan thuế liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế là quyết định xử lý về hoàn thuế đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế; quyết định miễn, giảm thuế; quyết định về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; xử lý số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hoặc được hoàn hoặc số lỗ chuyển kỳ sau trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

6. Ngày bắt đầu tính quá thời hạn tại Điều 10, 11, 13, 14 và 19 Nghị định này là ngày đầu tiên sau ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp được gia hạn, ngày bắt đầu tính quá thời hạn là ngày đầu tiên sau ngày kết thúc thời hạn gia hạn.

7. Vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp là vụ việc được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; vụ việc cần tham vấn từ các cơ quan, tổ chức chuyên ngành; vụ việc có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn hoặc hành vi trốn thuế.

8. Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc hành vi trốn thuế liên tiếp từ ba kỳ tính thuế trở lên.

9. Ngày phát hiện hành vi vi phạm là ngày người có thẩm quyền đang thi hành công vụ lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm hành chính của đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.

Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.

b) Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

2. Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;

c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

d) Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

e) Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ

1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:

a) Hóa đơn, chứng từ giả;

b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

d) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

đ) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

e) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:

a) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;

b) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;

c) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;

d) Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.

4. Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17Điều 18 Nghị định này.

Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn

1. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Vi phạm hành chính với số tiền thuế (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn) từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 500.000.000 đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Hình thức xử phạt chính

a) Cảnh cáo

Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.

b) Phạt tiền

Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.

Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.

Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.

Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.

Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.

c) Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.

d) Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.

đ) Buộc lập hóa đơn theo quy định.

e) Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.

g) Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.

h) Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền

a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.

d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Điều 8. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 năm.

b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:

Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

c) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện là các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản 5 Điều 24; điểm b khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 và điểm b, c, d khoản 3 Điều 27; điểm b khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định này.

d) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó.

Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.

Đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo, báo cáo về hóa đơn quy định tại khoản 1, 3 Điều 21; điểm a, b khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 25; khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày người nộp thuế nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế

a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:

Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.

Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

b) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.

3. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Thời hiệu xử phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh cản trở việc xử phạt.

5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.

Ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.

6. Thời hạn truy thu thuế

a) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

b) Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.

Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản này.

Điều 9. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.

3. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.

4. Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

5. Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ

Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;

b) Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Điều 11. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ;

b) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, trừ trường hợp xử phạt theo điểm a khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;

b) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;

b) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;

b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.

6. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp sau đây:

a) Cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân;

b) Cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi người nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân được cấp thẻ căn cước công dân;

c) Thông báo thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế về địa chỉ người nộp thuế quá thời hạn quy định do thay đổi địa giới hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Nghị quyết của Quốc hội.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Điều 12. Xử phạt hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;

b) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

Điều 14. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; cung cấp không đầy đủ, không chính xác số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo quy định nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước;

c) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan khi được cơ quan thuế yêu cầu.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 15. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không nhận quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi được cơ quan thuế giao, gửi theo quy định của pháp luật;

b) Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế;

d) Cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

đ) Không ký biên bản kiểm tra, thanh tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng;

c) Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 16. Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

c) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;

d) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;

đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này;

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế

1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;

c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.

2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.

4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.

5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

7. Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Mục 2. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC CÓ LIÊN QUAN

Điều 18. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế

1. Phạt tiền tương ứng với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước (trừ số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ thanh toán cho người nộp thuế) đối với ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế tại ngân hàng thương mại đó không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền mà người nộp thuế phải nộp.

2. Người bảo lãnh phải nộp thay tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) cho người nộp thuế theo nội dung cam kết tại văn bản bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp vào ngân sách nhà nước.

Nếu quá thời hạn bảo lãnhngười nộp thuế chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người bảo lãnh chưa thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì người bảo lãnh bị tính tiền chậm nộp do chậm nộp tiền thuế, tiền phạt và bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Điều 19. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân liên quan

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày trở lên.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế, trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 18 Nghị định này;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản của người nộp thuế do mình nắm giữ; tài khoản của người nộp thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước.

3. Mức phạt tiền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân áp dụng theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Chương III

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÓA ĐƠN, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 20. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng in bằng văn bản hoặc tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 21. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 01 đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

b) Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo về việc in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.

5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định in hóa đơn;

b) Không khai báo việc làm mất hóa đơn trước khi giao cho khách hàng.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

8. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các sản phẩm in, hóa đơn đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 7 Điều này.

Điều 22. Xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành;

b) Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại Điều này.

Điều 23. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;

b) Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.

c) Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng;

b) Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;

c) Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;

d) Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định.

Trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định này hoặc Điều 16, Điều 17 Chương II Nghị định này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;

b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;

c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

d) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;

đ) Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;

e) Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;

g) Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều này khi người mua có yêu cầu.

Điều 25. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành hoặc hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định.

b) Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Điều 26. Xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;

b) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.

Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;

b) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.

5. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này do lỗi của bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.

Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Điều 27. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng;

b) Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng; không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng;

c) Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định;

b) Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật;

c) Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót;

d) Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định;

đ) Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;

e) Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm b, c, d khoản 3 Điều này.

Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Điều 29 Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo. báo cáo về hóa đơn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

b) Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.

6. Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định tại Điều 23, 25 Nghị định này thì không áp dụng Điều này khi xử phạt vi phạm hành chính.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều này.

Điều 30. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

b) Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

b) Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 31. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ hóa đơn

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Cung cấp phần mềm hóa đơn tự in không đảm bảo nguyên tắc hoặc khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định của pháp luật về hóa đơn.

2. Cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử không đảm bảo nguyên tắc theo quy định của pháp luật về hóa đơn.

Chương IV

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT; MỘT SỐ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ, HÓA ĐƠN

Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế

1. Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.

2. Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 10; khoản 2, 3, 4 Điều 11; khoản 1 Điều 14; điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 20; khoản 2, 3 Điều 21; khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 2, 3 Điều 24; khoản 2 Điều 25; khoản 2 Điều 26; điểm a, c khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 29; khoản 1 Điều 30 Nghị định này.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại các Điều 16, 17Điều 18 Nghị định này;

d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17Điều 18 Nghị định này;

d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17Điều 18 Nghị định này;

d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Chương III Nghị định này;

c) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II Nghị định này;

d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.

Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của thanh tra

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.

2. Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền không quá 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Chương III Nghị định này;

c) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II Nghị định này;

d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.

4.Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Chương III Nghị định này;

c) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II Nghị định này;

d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.

Điều 35. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thủ tục thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn của những người được quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định này áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế, vi phạm hành chính về hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này thì thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt tổ chức.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định này thực hiện theo khoản 2 Điều 139 Luật Quản lý thuế.

2. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Trường hợp vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì vụ xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

4. Trường hợp vụ việc đang xử lý phải áp dụng các mức tiền phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, hình phạt bổ sung vượt quá thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt đang xử lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt.

Điều 36. Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định này hoặc người đang thi hành công vụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

2. Lập biên bản vi phạm hành chính

a) Việc lập biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Quản lý thuế.

b) Lập biên bản vi phạm hành chính điện tử

Trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thay đổi thông tin đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế bằng phương thức điện tử thì chậm nhất một ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế điện tử hoặc thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử, cơ quan thuế lập và gửi 01 biên bản vi phạm hành chính điện tử cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, kể cả trường hợp người nộp thuế nộp nhiều hồ sơ thuế.

Biên bản vi phạm hành chính điện tử được lập và gửi đáp ứng yêu cầu về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là cơ sở để cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính điện tử phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; chữ ký số của người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, mã số thuế, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm thực hiện vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Biên bản vi phạm hành chính điện tử không bắt buộc phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm.

Cơ quan thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử. Khi hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện lập, gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế, hóa đơn khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử.

Điều 37. Giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

a) Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;

b) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định này.

2. Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 38. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

c) Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 41 Nghị định này.

Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này;

đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định (nếu có). Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Điều 39. Giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi hoặc giao quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.

2. Quyết định xử phạt được gửi bằng phương thức điện tử theo địa chỉ người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế đối với trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì quyết định xử phạt được giao trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính theo khoản 3 khoản 4 Điều này.

3. Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì công chức giao quyết định xử phạt phải lập biên bản về việc giao quyết định xử phạt. Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.

4. Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua đường bưu chính bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.

Trường hợp cơ quan thuế gửi quyết định xử phạt qua đường bưu chính thì giấy báo phát của bên bưu chính (xác nhận đã giao quyết định xử phạt cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt) được lưu vào hồ sơ xử phạt.

Điều 40. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quá thời hiệu thi hành nêu trên mà cơ quan thuế chưa thực hiện giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này thì không thi hành quyết định xử phạt.

Trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

3. Trường hợp cơ quan thuế đã giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 39 Nghị định này nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp thì cơ quan thuế phải theo dõi các khoản tiền chưa nộp trên hệ thống quản lý thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định để thu đủ số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 41. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản

1. Trường hợp người bị xử phạt đã chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản.

Trường hợp quyết định xử phạt không có nội dung áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

2. Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản:

a) Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích (bản chính hoặc bản sao theo quy định) đối với trường hợp cá nhân chết, mất tích;

b) Thông báo về việc doanh nghiệp, hợp tác xã giải thể của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị giải thể; thông báo chấm dứt mã số thuế của cơ quan thuế đối với trường hợp tổ chức bị giải thể không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã (bản chính hoặc bản sao theo quy định);

c) Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản (bản chính hoặc bản sao theo quy định).

3. Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt gồm nội dung sau: đình chỉ thi hành hình thức phạt tiền, lý do đình chỉ; nội dung quyết định xử phạt tiếp tục phải thi hành, tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp tục thi hành; thời hạn thi hành.

4. Việc kế thừa nghĩa vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của cá nhân đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản

a) Những người nhận thừa kế có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Trường hợp di sản thừa kế chưa được chia thì việc tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện.

Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức nhận di sản theo di chúc thì có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

b) Người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt (biện pháp khắc phục hậu quả) trong phạm vi tài sản được giao quản lý thay cho người mất tích.

c) Tổ chức bị giải thể là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giải thể do tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác hoặc giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam thì tổ chức bị giải thể không được miễn thi hành hình thức phạt tiền tại quyết định xử phạt.

Điều 42. Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Tính tiền chậm nộp tiền phạt

a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

2. Không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong các trường hợp sau:

a) Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;

b) Trong thời gian xem xét, quyết định miễn tiền phạt;

c) Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.

Điều 43. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1. Người nộp thuế bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bị thiệt hại về vật chất trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế được miễn tiền phạt.

2. Mức miễn tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có).

3. Hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

a) Đơn đề nghị miễn tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do đề nghị miễn tiền phạt; xác định giá trị tài sản, hàng hoá bị thiệt hại; số tiền phạt, số tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đề nghị được miễn;

b) Văn bản đề nghị miễn tiền phạt của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt hoặc cơ quan của người có có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt, trong đó nêu rõ lý do đề nghị miễn tiền phạt; số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định miễn tiền phạt;

c) Văn bản xác nhận người nộp thuế bị thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ và thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng của một trong các cơ quan, tổ chức sau: Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng; tổ chức cứu hộ, cứu nạn; cơ quan có thẩm quyền công bố dịch bệnh (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực);

d) Biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;

đ) Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực), trừ trường hợp có hồ sơ bồi thường quy định tại điểm g khoản này;

e) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc Thông báo của cơ quan thuế về số tiền phạt còn nợ tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng và tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt;

g) Hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có);

h) Hồ sơ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có).

4. Thẩm quyền miễn tiền phạt

a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có thẩm quyền miễn tiền phạt đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Đội trưởng Đội thuế ban hành;

b) Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có thẩm quyền miễn tiền phạt đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế ban hành;

c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền miễn tiền phạt đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục trưởng Cục thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế ban hành;

d) Bộ Trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền miễn tiền phạt đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính ban hành;

đ) Giám đốc Sở Tài chính có thẩm quyền miễn tiền phạt đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chánh Thanh tra Sở Tài chính ban hành;

e) Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền miễn tiền phạt đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính ban hành;

g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền miễn tiền phạt đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và do mình ban hành.

5. Trình tự, thủ tục miễn tiền phạt

Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt và hồ sơ kèm theo gửi người/cơ quan đã ra quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn tiền phạt, người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển đơn kèm theo hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền định miễn tiền phạt và thông báo cho người đề nghị miễn tiền phạt biết.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt, người có thẩm quyền miễn tiền phạt phải ban hành Quyết định miễn tiền phạt hoặc Thông báo không được miễn tiền phạt và gửi cho người có đơn đề nghị miễn tiền phạt, người đã ra quyết định xử phạt. Trường hợp người có thẩm quyền miễn tiền phạt không đồng ý với việc miễn tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.

6. Không miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt.

7. Trường hợp được miễn tiền phạt thì cũng được miễn tiền chậm nộp tiền phạt tương ứng.

8. Người nộp thuế đã được miễn tiền phạt nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế phát hiện việc miễn tiền phạt không đúng quy định tại Điều này thì người có thẩm quyền miễn tiền phạt ban hành quyết định hủy hoặc điều chỉnh quyết định miễn tiền phạt. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm thu vào ngân sách nhà nước khoản tiền phạt đã được miễn không đúng quy định và tính tiền chậm nộp trên số tiền phạt được miễn không đúng quy định theo quy định tại Điều 42 Nghị định này. Ngày bắt đầu tính tiền chậm nộp tiền phạt được miễn không đúng là ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.

2. Người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022 nếu vi phạm quy định về hóa đơn điện tử thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, quy định tại các Nghị định, Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Chương I và Chương III Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

b) Khoản 2 Điều 4 Chương 1, Chương 4, Điều 44 Chương 5 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;

c) Điều 3 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ;

d) Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013, Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2014 và Thông tư số 176/2016/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính.

4. Bỏ cụm từ “hóa đơn” tại phần Tên, Căn cứ ban hành, Chương 1, điểm b khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 45; cụm từ “trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm” tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

5. Bỏ cụm từ “hóa đơn” tại phần Tên, Căn cứ ban hành; khoản 2, 3 Điều 4; cụm từ “đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; đình chỉ in hóa đơn”, “hủy các hóa đơn; thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định” tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

6. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính chưa được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 45. Điều khoản chuyển tiếp

1. Áp dụng quy định tại Chương XV Luật số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019; Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn xảy ra từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.

2. Các quy định về xử phạt tại Chương I, II, III Nghị định này, quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.

3. Đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã bị xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

Điều 46. Mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục mẫu biên bản và mẫu quyết định xử phạt sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có thể bổ sung thêm dòng, chỉ tiêu đảm bảo phản ánh đủ các nội dung hành vi vi phạm trong quá trình lập biên bản và ra quyết định xử phạt nhưng bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể ban hành mẫu biên bản, quyết định và các mẫu biểu cần thiết khác sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 47. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

MỘT SỐ BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ, HÓA ĐƠN
(Kèm theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

Mẫu số

Tên mẫu biểu

I. MẪU BIÊN BẢN

01/BB

Biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

01A/BB

Biên bản vi phạm hành chính về thuế (được sử dụng khi lập và gửi bằng phương thức điện tử)

02/BB

Biên bản phiên giải trình trực tiếp

03/BB

Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

04/BB

Biên bản về việc <cá nhân/tổ chức> vi phạm hành chính không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính

II. MẪU QUYẾT ĐỊNH

01/QĐ

Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về <thuế/hóa đơn>

02/QĐ

Quyết định về việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền

03/QĐ

Quyết định về việc thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

04/QĐ

Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần

05/QĐ

Quyết định về việc <miễn một phần/toàn bộ> tiền phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn

06/QĐ

Quyết định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (áp dụng trong trường hợp không ra quyết định xử phạt)

07/QĐ

Quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn

08/QĐ

Quyết định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

09/QĐ

Quyết định về việc hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn

10/QĐ

Quyết định về việc đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn

11/QĐ

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế/hóa đơn

12/QĐGQ

Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn

III. MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ MIỄN TIỀN PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

01/ĐNMTP

Đơn đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính

02/ĐNMTP

Văn bản đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính

Mẫu số: 01/BB

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN [2]
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-VPHC

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ[3]...

Hôm nay, hồi................... giờ.... phút, ngày.... tháng... năm....., tại[4]..................

Căn cứ[5]................................................................................................................

Chúng tôi gồm:[6]

1. Ông (bà):............................ Chức vụ:............... Đơn vị....................................

2. Ông (bà):............................ Chức vụ............... Đơn vị.....................................

Với sự chứng kiến (nếu có) của: [7].......................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:.......................... Giới tính:...............................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../............... Quốc tịch:..............................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:......................................................; ngày cấp:..../..../........; nơi cấp:....................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:..../....../.......................; nơi cấp:............................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật[8]:............................ Giới tính:..............................

Chức danh:............................................................................................................

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:[9].........................................................

3. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại: [10]...................................................

4. Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ:[11]...................................................

a) Các tình tiết giảm nhẹ:......................................................................................

b) Các tình tiết tăng nặng:.....................................................................................

5. Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức vi phạm hành chính (nếu có):........ .....................................................................................................................................

6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):.............................................

7. Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

8.[12] Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, <ông(bà)/tổ chức> gửi yêu cầu giải trình trực tiếp hoặc trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập được biên bản này <ông(bà)/tổ chức> gửi văn bản giải trình đến[13]....................... để thực hiện quyền giải trình.

Biên bản lập xong hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm... , gồm... trang, được lập thành... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; được giao cho[14]....................................................................... là người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có):[15]..........................................................................

<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>

Lý do người/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:[16]..............................

NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN[17]
(Nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Nếu có)
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;

[3] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;

[4] Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản;

[5] Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: biên bản làm việc, quyết định do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển sang.....;

[6] Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản;

[7] Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, CMND của người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ;

[8] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[9] Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm;

[10] Ghi điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

[11] Ghi “Không” nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

[12] Chỉ tiêu này được đưa vào biên bản đối với các trường hợp được quyền giải trình theo quy định;

[13] Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;

[14] Ghi họ và tên cá nhân vi phạm/người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;

[15] Người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên;

[16] Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản;

[17] Số lượng người chứng kiến theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Mẫu số: 01A/BB

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN [2]
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-VPHC

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

Hôm nay, hồi...... giờ.... phút, ngày.... tháng... năm....., tại[3]................................

Căn cứ Thông báo <tiếp nhận/chấp nhận> hồ sơ <đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử>[4] số....... ngày.... tháng.... năm.....

Tôi là:............................... Chức vụ................................ Đơn vị:.........................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:..........................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Địa chỉ thư điện tử:[5]............................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:.............................................................; ngày cấp:..../....../........; nơi cấp:..................................................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Địa chỉ thư điện tử:[5]............................................................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật[6]:..........................................................................

Chức danh:............................................................................................................

2. Mô tả hành vi vi phạm hành chính:[7]

Tên hồ sơ

Mã giao dịch điện tử

Số thông báo tiếp nhận/ chấp nhận hồ sơ...[4]

Thời gian tiếp nhận/ chấp nhận hồ sơ

Loại tờ khai

Thời gian chậm nộp (ngày)

Kỳ tính thuế

Số thuế phải nộp

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

3. Đã có hành vi vi phạm hành chính:................... quy định tại...........................

4. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:[8].................................................................

a) Các tình tiết giảm nhẹ:......................................................................................

b) Các tình tiết tăng nặng:.....................................................................................

5. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, <ông(bà)/tổ chức> gửi yêu cầu giải trình trực tiếp hoặc trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập được biên bản này <ông(bà)/tổ chức> gửi văn bản giải trình đến[9]......................................... để thực hiện quyền giải trình.

Biên bản được lập vào hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm.... và gửi cho <ông(bà)/tổ chức vi phạm> qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế./.

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên[
10])

___________________

* Mẫu này được sử dụng khi lập và gửi bằng phương thức điện tử.

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;

[3] Ghi tên, địa chỉ cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;

[4] Ghi theo tên Thông báo của Hệ thống giao dịch thuế điện tử, trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử chỉ có Thông báo tiếp nhận hồ sơ thì ghi theo tên Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử;

[5] Ghi địa chỉ thư điện tử người nộp thuế đã đăng ký để nhận thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế;

[6] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[7] Nhập đầy đủ thông tin từ cột (1) đến cột (6) đối với hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế. Nhập đầy đủ thông tin từ cột số (1) đến cột số (8) đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

[8] Ghi “Không” nếu không có tình tiết tăng năng, giảm nhẹ;

[9] Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;

[10] Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện ký bằng phương thức điện tử.

Mẫu số: 02/BB

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN [2]
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-GTTT

BIÊN BẢN

Phiên giải trình trực tiếp

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số.../BB-VPHC lập hồi..... giờ... phút, ngày..... tháng...... năm...... tại............;

Căn cứ văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp ngày.... tháng... năm.... của <ông (bà)/tổ chức>[3]...................................................................................................

Căn cứ văn bản ủy quyền cho người đại diện hợp pháp về việc tham gia phiên giải trình của <ông (bà)/tổ chức>[3]............................................................. (nếu có);

Căn cứ Thông báo số........ ngày.... tháng.... năm...... của............. về việc tổ chức phiên giải trình trực tiếp;

Hôm nay, hồi............ giờ..... phút, ngày......... tháng......... năm......... tại..............

Chúng tôi gồm:

A. Bên tổ chức phiên giải trình:

1. Ông (bà):....................... Chức vụ:..................... Đơn vị:..................................

2. Ông (bà):....................... Chức vụ:...................... Đơn vị:.................................

B. Bên giải trình:

<Họ và tên cá nhân vi phạm>:................................. Giới tính:............................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../...... Quốc tịch:.......................................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:.............................................................; ngày cấp:..../..../........; nơi cấp:....................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<Tên tổ chức vi phạm>:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../.......................; nơi cấp:.............................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[4]........................ Giới tính:..................................

Chức danh:............................................................................................................

Nội dung phiên họp giải trình như sau:

1. Ý kiến của người có thẩm quyền xử phạt:

- Về căn cứ pháp lý:..............................................................................................

- Về các tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm:................................

- Về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm:..........................................................................................................

2. Ý kiến của cá nhân/tổ chức vi phạm, người đại diện hợp pháp của cá nhân/tổ chức vi phạm:..............................................................................................................

Phiên giải trình kết thúc vào hồi......... giờ.... phút, ngày...... tháng....... năm.......

Biên bản gồm..... trang, được lập thành...... bản có nội dung và có giá trị như nhau; đã được đọc cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng, cùng ký tên dưới đây; lưu trong hồ sơ và đã giao cho bên giải trình 01 bản./.

ĐẠI DIỆN BÊN GIẢI TRÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ nếu có)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;

[3] Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm;

[4] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

Mẫu số: 03/BB

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN [2]
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: / BB-XM

BIÊN BẢN

Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Hôm nay, hồi...... giờ....... phút, ngày........ tháng......... năm.................................

tại.................................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

- Đại diện cơ quan thuế:

1. Ông (bà):......................... Chức vụ:.......................... Đơn vị............................

2. Ông (bà):......................... Chức vụ:.......................... Đơn vị............................

- Đại diện tổ chức/cá nhân cung cấp thông tin cần xác minh:

1. Họ và tên:........................................ Chức vụ...................................................

Tên tổ chức:..........................................................................................................

2. Họ và tên:........................................ Nghề nghiệp:...........................................

Nơi ở hiện nay:......................................................................................................

- Với sự chứng kiến của:[3]

1. Họ và tên:........................................ Nghề nghiệp:...........................................

Nơi ở hiện nay:......................................................................................................

2. Họ và tên:........................................ Chức vụ:..................................................

Cơ quan:................................................................................................................

Tiến hành lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính đối với <ông(bà/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:............................. Giới tính:............................

Ngày, tháng, năm sinh:...../....../.............. Quốc tịch:............................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:.........................; ngày cấp:..../..../........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:...................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../.......................; nơi cấp:..............................................................

Mã số thuế:...........................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật[4]:............................. Giới tính:.............................

Chức danh:...........................................................................................................

2. Nội dung xác minh:[5].......................................................................................

3. Ý kiến trình bày của cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm hành chính (nếu có):.......................................................................................................................

4. Ý kiến trình bày của đại diện tổ chức/cá nhân cung cấp thông tin cần xác minh:...........................................................................................................................

5. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):.............................................

Biên bản lập xong hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm..., gồm... trang, được lập thành... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; biên bản được giao cho[6]..................................................... là cá nhân/đại diện tổ chức cung cấp thông tin cần xác minh 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

<Trường hợp cá nhân/đại diện tổ chức cung cấp thông tin cần xác minh không ký biên bản>

Lý do cá nhân/đại diện tổ chức cung cấp thông tin cần xác minh không ký biên bản:[7]...........................................................................................................................

CÁ NHÂN HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC
CUNG CẤP THÔNG TIN
CẦN XÁC MINH
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;

[3] Trường hợp xác minh với cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm mà người này không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải mời người chứng kiến hoặc mời đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến;

[4] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[5] Ghi cụ thể nội dung cần xác minh (về hành vi vi phạm hành chính, về tình tiết tăng nặng giảm nhẹ...);

[6] Ghi họ và tên cá nhân/người đại diện tổ chức cung cấp thông tin cần xác minh;

[7] Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

Mẫu số: 04/BB

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN [2]
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-KNQĐ

BIÊN BẢN

Về việc <cá nhân/tổ chức> vi phạm hành chính

không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính

(Áp dụng đối với trường hợp giao quyết định xử phạt trực tiếp)

Hôm nay, ngày... tháng... năm......., tại.................................................................

Chúng tôi gồm:

1. Người giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Họ và tên:......................................... Chức vụ:.....................................................

Đơn vị:..................................................................................................................

2. Với sự chứng kiến của đại diện chính quyền:

Họ và tên:....................................... Chức vụ:.......................................................

Cơ quan:[3].............................................................................................................

Tiến hành lập biên bản về việc <ông (bà)/tổ chức> vi phạm có tên sau đây cố tình không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

<Họ và tên>:................................. Giới tính:.......................................................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../...... Quốc tịch:.......................................................

Nghề nghiệp:........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:...................; ngày cấp:...../...../........; nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<Tên tổ chức vi phạm>:........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../.......................; nơi cấp:..............................................................

Mã số thuế:...........................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[4]...................... Giới tính:....................................

Chức danh:............................................................................................................

là <cá nhân/tổ chức> vi phạm có tên trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số......../QĐ-...... ngày....... tháng...... năm........ do[5]....................... ký, nhưng <cá nhân/tổ chức> này cố tình không nhận Quyết định.

Biên bản gồm..... trang, được lập thành.... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)[6]............................ là đại diện của[3]...................................... nơi <cá nhân vi phạm cư trú/tổ chức vi phạm đóng trụ sở> 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ./.

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Xác nhận, ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;

[3] Ghi tên của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cá nhân vi phạm cư trú/tổ chức vi phạm đóng trụ sở;

[4] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[5] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[6] Ghi họ và tên của người đại diện chính quyền nơi cá nhân vi phạm cư trú/tổ chức vi phạm đóng trụ sở.

Mẫu số: 01/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

QUYẾT ĐỊNH

Về việc xử phạt vi phạm hành chính về[4].....

..................[5].................

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định số.../QĐ-... ngày... tháng... năm.... của..... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế/Cục Thuế/Chi cục Thuế;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính về thuế số............................./BB-VPHC lập ngày...... tháng..... năm.....;

Căn cứ Biên bản Phiên giải trình trực tiếp số.../BB-GTTT lập ngày... tháng... năm............ (nếu có) hoặc văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số.../QĐ-GQXP ngày..... tháng..... năm..... (nếu có);

Theo đề nghị của[6]................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với<ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:.................................... Giới tính:.....................

Ngày, tháng, năm sinh:...../............../............... Quốc tịch:....................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:....................; ngày cấp:....../......./........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../....................... ; nơi cấp:.............................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[7]....................................... Giới tính:...................

Chức danh:............................................................................................................

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:[8].........................................................

3. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại:[9].....................................................

4. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:[10]................................................................

a) Các tình tiết giảm nhẹ:......................................................................................

b) Các tình tiết tăng nặng:.....................................................................................

5. Các tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm (nếu có):...........................

6. Bị áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Hình thức xử phạt chính:..................................................................................

Mức phạt:[11]..........................................................................................................

(Bằng chữ)............................................................................................................

b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):................................................................

c) Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):............................................................

- Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước:[12]...................................................................

(Bằng chữ)............................................................................................................

- Tiền chậm nộp tiền thuế (nếu có):......................................................................

(Bằng chữ)............................................................................................................

Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến hết ngày..... Ông(bà)/Tổ chức[13]................... có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày........ đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định.

- Giảm lỗ số tiền (nếu có):....................................................................................

- Giảm khấu trừ (nếu có).......................................................................................

- Biện pháp khắc phục hậu quả khác (nếu có):.....................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...... tháng...... năm..........

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[14]...................................... là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Trong thời hạn... ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này, ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số:[15]..................................................... tại[16] .............................................................................................................................

Nếu quá thời hạn nêu trên mà ông (bà)/tổ chức vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho..............................................................................[16] để thu tiền phạt.

3. Gửi cho...........................................[17] để tổ chức thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[18]
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu(nếu có))

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “XPVPHC”;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;

[4] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;

[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt, trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt không phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì không ghi vào chỉ tiêu này;

[6] Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “Tôi:.............. Chức vụ:.............”;

[7] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[8] Mô tả hành vi vi phạm, nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm;

[9] Ghi rõ điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế;

[10] Ghi ”Không” nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

[11] Ghi chi tiết theo hành vi và số tiền phạt bằng số và bằng chữ đối với hình phạt tiền;

[12] Ghi chi tiết theo từng sắc thuế (Thuế GTGT:.........; thuế TTĐB:......; thuế TNDN:..............), nội dung kinh tế (tiểu mục), địa bàn hạch toán thu NSNN, cơ quan thuế quản lý khoản thu và số tiền thuế truy thu bằng số và bằng chữ của từng khoản truy thu;

[13] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm hoặc tên tổ chức vi phạm;

[14] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;

[15] Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản. Trường hợp nộp tiền vào tài khoản thu NSNN thì không cần ghi số tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng thương mại;

[16] Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước (hoặc ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt;

[17] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan;

[18] Trường hợp người ra quyết định là cấp trưởng thì ghi chức danh của cấp trưởng, trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền, các trường hợp khác giữ nguyên cụm từ “người ra quyết định”.

Mẫu số: 02/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền

..............[4].................

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số............../QĐ-... ngày.... tháng.... năm........ của[5].............................................................................................;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số........../QĐ-... ngày.... tháng.... năm........ (nếu có);

Xét Đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày...... tháng...... năm........ của ông (bà)[6].............................................................. được[7] ........................................................................................................ xác nhận.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số...../QĐ-... ngày... tháng... năm... của[5]..................

1. Lý do hoãn thi hành quyết định phạt tiền:

Hoàn cảnh của ông (bà)[6]................ thuộc diện được hoãn chấp hành quyết định xử phạt tiền thuế theo quy định tại điểm..... khoản..... Điều..... của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời gian hoãn từ ngày..... tháng...... năm...... đến ngày...... tháng..... năm.......

3. Ngay sau khi hết thời hạn được hoãn nêu trên, ông(bà)[6]........................... phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định phạt tiền, nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[6]................................................................... để chấp hành.

2. Gửi cho[8]...................................................................... để tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[9]
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[4] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt;

[5] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[6] Ghi họ và tên của cá nhân bị phạt tiền;

[7] Ghi tên của UBND cấp xã (phường) nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị phạt tiền học tập, làm việc đã thực hiện việc xác nhận;

[8] Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan;

[9] Ghi chức danh của người ra quyết định (trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền).

Mẫu số: 03/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thi hành một phần Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về[4]....

...............[5]...............

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số.............../QĐ-................ ngày.... tháng.... năm........ của[6]................................................................................;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số........../QĐ-... ngày.... tháng.... năm........ (nếu có);

Căn cứ[7]................................................................................................................

Theo đề nghị của[8]................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ thi hành hình thức phạt tiền quy định tại[9]....... Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số.../QĐ-..... ngày... tháng... năm... của[6]............................ đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:......................... Giới tính:................................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../............... Quốc tịch:...............................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:.........................; ngày cấp:..../..../........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:..../...../.......................; nơi cấp:.............................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[10]..................................... Giới tính:...................

Chức danh:............................................................................................................

2. Số tiền phạt đình chỉ thi hành là:[11]..................................................................

(Bằng chữ)............................................................................................................

3. Lý do đình chỉ thi hành hình thức phạt tiền:[12].................................................

theo quy định tại điểm..... khoản..... Điều..... của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại[13]...... Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số.../QĐ-..... ngày..... tháng..... năm..... của[6].................. đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân>:[14]........................................ Giới tính:...........................

Ngày, tháng, năm sinh:........./........../............... Quốc tịch:....................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:.................; ngày cấp:......../......../........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức>:[14]..............................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:........./........./........................ ; nơi cấp:..................................................

Mã số thuế:...........................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[10]....................................... Giới tính:..................

Chức danh:............................................................................................................

2. Thời hạn thi hành quyết định là.......... ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[15]......................................... là cá nhân/đại diện cho tổ chức có tên tại Điều 2 Quyết định này có trách nhiệm tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số......../QĐ-...... ngày.... tháng.... năm........ của[6]..................................

Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 2 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan[16]............................ để chấp hành.

3. Gửi cho[17]..................................................................... để tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[18]
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “THMPQĐXP”;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[4] Ghi rõ hành vi hành chính về thuế hay hóa đơn;

[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định, trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định không phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì không ghi vào chỉ tiêu này;

[6] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[7] Ghi rõ văn bản là căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại điểm... khoản.... Điều.... Nghị định.../2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

[8] Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “Tôi:..................................................... Chức vụ:...............................”;

[9] Ghi cụ thể điều, khoản, điểm quy định số tiền phạt trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[10] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[11] Ghi cụ thể mức tiền phạt đã được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[12] Ghi cụ thể theo từng trường hợp: cá nhân bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị giải thể, phá sản;

[13] Ghi cụ thể điều, khoản, điểm quy định biện pháp khắc phục hậu quả trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[14] Ghi họ và tên của cá nhân/tên tổ chức có trách nhiệm tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả đã được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[15] Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức có trách nhiệm tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả đã được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[16] Ghi cụ thể theo từng trường hợp các cá nhân, tổ chức có liên quan như: cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản;

[17] Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan;

[18] Trường hợp người ra quyết định là cấp trưởng thì ghi chức danh của cấp trưởng, trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền, các trường hợp khác giữ nguyên cụm từ “người ra quyết định”.

Mẫu số: 04/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc nộp tiền phạt nhiều lần

............[4]............

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số................./QĐ-.................. ngày.... tháng.... năm........ của[5]................................................................................;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số........../QĐ-.... ngày.... tháng...... năm........ (nếu có);

Xét đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần ngày.... tháng..... năm..... của <ông(bà)/tổ chức>.........................................[6] được............................ [7] xác nhận.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép nộp tiền phạt nhiều lần đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:................... Giới tính:......................................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../............... Quốc tịch:...............................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:...................; ngày cấp:......./......./........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../.......................; nơi cấp:.............................................................

Mã số thuế:...........................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[8]............................... Giới tính:...........................

Chức danh:............................................................................................................

2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số................/QĐ-...... ngày........ tháng........ năm.......... của[5]......................................................................................................... có hiệu lực.

Số tiền nộp phạt lần thứ nhất là:....................... (bằng chữ:................................);

Số tiền nộp phạt lần thứ hai là:........................ (bằng chữ:.................................);

Số tiền nộp phạt lần thứ ba là:.......................... (bằng chữ:................................);

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[9]................................. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Ông (bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này. Hết thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, mà ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho[10]...................................................................... để tổ chức thực hiện/.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[11]
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[4] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;

[5] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[6] Ghi rõ họ tên cá nhân, tên tổ chức vi phạm đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần;

[7] Ghi tên UBND cấp xã (phường) nơi cá nhân bị phạt tiền cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc đã thực hiện việc xác nhận; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp (nếu có) hoặc cơ quan quản lý thuế trực tiếp (đối với trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt không phải là thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp);

[8] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[9] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;

[10] Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành Quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan;

[11] Ghi chức danh của người ra quyết định (trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền).

Mẫu số: 05/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc <miễn phần còn lại/toàn bộ>[4] tiền phạt vi phạm hành chính về[5]....

...............[6]............

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số..................../QĐ-....... ngày....... tháng....... năm........ của[7]................................................;

Xét đơn đề nghị <miễn phần còn lại/toàn bộ>[4] tiền phạt vi phạm hành chính ngày.... tháng.... năm.... của ông(bà)/tổ chức[8]........................................................... được [9]........................................................................................................ xác nhận.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. <Miễn phần còn lại/toàn bộ>[4] tiền phạt vi phạm hành chính theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số......../QĐ-...... ngày.... tháng.... năm........ của[7]............................................................................................................................

1. Số tiền phạt mà ông (bà)/tổ chức:[8]......................................................... được <miễn phần còn lại/toàn bộ>[4] là...................................................................... đồng.

(Bằng chữ)...........................................................................................................

2. Lý do miễn tiền phạt: trường hợp của ông (bà)/tổ chức[8]....................... thuộc trường hợp[10]............... được miễn tiền phạt theo quy định tại điểm..... khoản.... Điều..... Nghị định số...../2020/NĐ-CP ngày..... tháng..... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[11]................................. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

2. Gửi cho[12].................................................... để tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- [9]................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[13]
(Ký tên và ghi rõ họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[4] Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu miễn phần còn lại tiền phạt, thì ghi «miễn phần còn lại»; nếu miễn toàn bộ tiền phạt, thì ghi «miễn toàn bộ»;

[5] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;

[6] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt;

[7] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[8] Ghi rõ họ tên cá nhân, tên tổ chức vi phạm đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính;

[9] Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức đã thực hiện việc xác nhận;

[10] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 và văn bản hướng dẫn thi hành;

[11] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;

[12] Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành Quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan;

[13] Ghi chức danh của người ra quyết định.

Mẫu số: 06/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả[4]

............[5]............

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số:.........................................../BB-VPHC lập ngày.... tháng..... năm........;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số........../QĐ-... ngày.... tháng..... năm........ (nếu có);

Theo đề nghị của[6]...............................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:........................ Giới tính:.................................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../............... Quốc tịch:...............................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:.......................; ngày cấp:..../..../..........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:...................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:...........................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../....................... ; nơi cấp:.............................................................

Mã số thuế:...........................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[7].................................. Giới tính:........................

Chức danh:............................................................................................................

2. Phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính:[8].........................quy định tại[9].........................................................................

3. Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:...............................

4. Lý do không xử phạt vi phạm hành chính:[10]...................................................

5. Biện pháp để khắc phục hậu quả gồm:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước:[11]...................................................................

(Bằng chữ)............................................................................................................

b) Tiền chậm nộp tiền thuế (nếu có):....................................................................

(Bằng chữ)............................................................................................................

Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến hết ngày................................

Ông(bà)/Tổ chức[12]................... có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày........ đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định.

c) Biện pháp khắc phục hậu quả khác (nếu có):...................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày....... tháng....... năm......

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[13]..................................... là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Trong thời hạn... ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này, ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Số tiền thuế bị truy thu, tiền chậm nộp tiền thuế quy định tại Điều 1 nộp vào tài khoản số:[14].......... tại[15].........................................................................................................

Nếu quá thời hạn nêu trên mà ông (bà)/tổ chức vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho[15]...................................................................................... để thu tiền.

3. Gửi cho[16]........................................... để tổ chức thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[17]
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trường hợp khác thì ghi: “KPHQ”;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[4] Quyết định này được áp dụng trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định, trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt không phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì không ghi vào chỉ tiêu này;

[6] Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “Tôi:..................................................... Chức vụ:...............................”;

[7] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[8] Mô tả hành vi vi phạm, nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm;

[9] Ghi rõ điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

[10] Ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt theo các trường hợp quy định tại các điểm... khoản... điều... của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

[11] Ghi chi tiết theo từng sắc thuế (Thuế GTGT:...........; thuế TTĐB:........; thuế TNDN:...........), nội dung kinh tế (tiểu mục), địa bàn hạch toán thu NSNN, cơ quan thuế quản lý khoản thu và số tiền thuế truy thu bằng số và bằng chữ của từng khoản truy thu;

[12] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm hoặc tên tổ chức vi phạm;

[13] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;

[14] Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản. Trường hợp nộp tiền vào tài khoản thu NSNN thì không cần ghi số tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng thương mại;

[15] Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước (hoặc ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt;

[16] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan;

[17] Trường hợp người ra quyết định là cấp trưởng thì ghi chức danh của cấp trưởng, trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền, các trường hợp khác giữ nguyên cụm từ “người ra quyết định”.

Mẫu số: 07/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về[4]....

............[5]..............

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số............................/QĐ-.... ngày.... tháng.... năm....... của[6].................................................................................;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số........../QĐ-... ngày.... tháng.... năm........ (nếu có);

Căn cứ kết quả xác minh có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều..... của Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Xét thấy cần thiết phải tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính xử phạt vi phạm hành chính về[4]...... tránh hậu quả xảy ra.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số......./QĐ-.... ngày.... tháng.... năm........ của[6]..........................................................

Lý do: [7]................................................................................................................

Thời hạn tạm đình chỉ thi hành Quyết định nêu trên kể từ ngày..... tháng...... năm....... đến ngày..... tháng...... năm.......

Trong thời hạn... ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ vụ vi phạm phải được chuyển cho [8]....................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Gửi cho[8]............................................................................................. để biết.

2. Gửi cho ông (bà)/tổ chức[9]................................................................ để biết./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[10]
(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;

[4] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;

[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;

[6] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[7] Ghi rõ lý do tạm đình chỉ theo điểm... khoản... điều... của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

[8] Ghi tên cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tang vật, phương tiện liên quan đến vụ việc;

[9] Ghi rõ họ tên cá nhân, tên tổ chức vi phạm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị tạm đình chỉ;

[10] Ghi chức danh của người ra quyết định (trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền).

Mẫu số: 08/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

...............[4]...............

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính về thuế số................./BB-VPHC lập ngày..... tháng.... năm.......;

Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số..../QĐ-.... ngày.... tháng.... năm........ (nếu có);

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số........../QĐ-... ngày.... tháng.... năm........ (nếu có);

Căn cứ kết quả xác minh có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều............. của Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm:[5]..............................

........................... đến:[6]............................................... để truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Hồ sơ vụ vi phạm được chuyển giao, gồm:[7]...................................................

2. Tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm được chuyển giao gồm:[8]................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Gửi cho ông (bà)/tổ chức[9]........................................................ để thông báo.

2. Gửi cho[10]..................................................................... để tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[11]
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[4] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;

[5] Ghi rõ tên hồ sơ vụ vi phạm hành chính và liệt kê các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ (Quyết định xử phạt...);

[6] Ghi tên cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tang vật, phương tiện liên quan đến vụ việc;

[7] Ghi rõ các loại tài liệu chuyển giao theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

[8] Ghi rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại tang vật, phương tiện cần chuyển giao;

[9] Ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm;

[10] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan;

[11] Ghi chức danh của người ra quyết định (trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền).

Mẫu số: 09/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về[4]...

............[5].............

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số............./QĐ-... ngày.... tháng.... năm........ (nếu có);

Theo đề nghị của...................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hủy bỏ <một phần/toàn bộ> Quyết định số................................./QĐ-... ngày..... tháng..... năm........ của[6]................................................................................ xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:........................... Giới tính:..............................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../............... Quốc tịch:...............................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:.........................; ngày cấp:..../..../........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:...................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:...........................................................................................................................

Ngày cấp:........./........../.........................; nơi cấp:.................................................

Mã số thuế:...........................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[7]............................... Giới tính:...........................

Chức danh:............................................................................................................

2. Lý do hủy bỏ:[8].................................................................................................

3. Nội dung hủy bỏ một phần tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số......./QĐ-.... ngày.... tháng.... năm........ của[6]......................................................:[9]

a) Hủy bỏ khoản... Điều... Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số..../QĐ-... ngày..... tháng.... năm.....

b) Hủy bỏ Điều... Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số........./QĐ-....... ngày.... tháng.... năm......

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[10].................................. là cá nhân bị xử phạt/đại diện cho tổ chức bị xử phạt có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 được hoàn trả tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định.[11]

2. Gửi cho[12]........................................... để tổ chức thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[13]
(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;

[4] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;

[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định;

[6] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[7] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[8] Ghi rõ lý do hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính;

[9] Chỉ tiêu này áp dụng trong trường hợp hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[10] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;

[11] Chỉ tiêu này áp dụng trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong;

[12] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan;

[13] Ghi chức danh của người ra quyết định (trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền).

Mẫu số: 10/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về[4]...

............[5]...........

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số........../QĐ-... ngày.... tháng..... năm........ (nếu có);

Theo đề nghị của[6]................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đính chính Quyết định số.........../QĐ-....... ngày..... tháng..... năm......... của[7]................................................. xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:........................................ Giới tính:.................

Ngày, tháng, năm sinh:.........../......../............... Quốc tịch:....................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:................; ngày cấp:......../........./........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):.............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:....................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:............................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../....................... ; nơi cấp:.............................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[8]............................ Giới tính:..............................

Chức danh:............................................................................................................

2. Lý do đính chính:[9]...........................................................................................

3. Nội dung đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số......./QĐ-.... ngày.... tháng.... năm........ của[7].............................................................................:[10]

a) Khoản.... Điều..... Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số......../QĐ-..... ngày... tháng.... năm..... đã viết là:...............................................................................

Nay sửa lại là:.......................................................................................................

b) Điều.......... Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số.........../QĐ-......... ngày.... tháng.... năm........ đã viết là:...........................................................................

Nay sửa lại là:.......................................................................................................

c)............................. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số....../QĐ-..... ngày...... tháng...... năm........ đã viết là:.......................................................................

Nay sửa lại là:.......................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[11]..................................... là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Trong thời hạn... ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này, ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định này.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà ông (bà)/tổ chức vi phạm không chấp hành quyết định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho..............................................................................[12] để thu tiền phạt.

3. Gửi cho..........................................[13] để tổ chức thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[14]
(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trường hợp khác thì ghi: “ĐCXPVPHC”;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;

[4] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;

[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định, trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định không phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì không ghi vào chỉ tiêu này;

[6] Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “Tôi:........................................................ Chức vụ:...............................”;

[7] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[8] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[9] Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Có sai sót về căn cứ pháp lý được viện dẫn; có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản; có sai sót mang tính kỹ thuật nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định;

[10] Ghi cụ thể nội dung, điều, khoản trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị đính chính và nội dung đính chính;

[11] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;

[12] Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước (hoặc ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt;

[13] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan;

[14] Trường hợp người ra quyết định là cấp trưởng thì ghi chức danh của cấp trưởng, trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền, các trường hợp khác giữ nguyên cụm từ “người ra quyết định”.

Mẫu số: 11/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về[4]...

............[5].........

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số........../QĐ-... ngày.... tháng..... năm........ (nếu có);

Theo đề nghị của[6]...............................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quyết định số............/QĐ-.......... ngày........ tháng...... năm........ của[7]....................................................... xử phạt vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:

<1. Họ và tên cá nhân vi phạm>:....................................... Giới tính:.................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../............... Quốc tịch:..............................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:................; ngày cấp:....../........./..........;

nơi cấp:........................................................................................................................

Mã số thuế (nếu có):............................................................................................

<1. Tên tổ chức vi phạm>:...................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..............................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:...........................................................................................................................

Ngày cấp:..../..../....................... ; nơi cấp:.............................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:[8]............................ Giới tính:..............................

Chức danh:............................................................................................................

2. Lý do sửa đổi, bổ sung:[9].................................................................................

3. Nội dung sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số......./QĐ-.... ngày...... tháng...... năm........ của[7]................................................:[10]

a) Sửa đổi khoản... Điều... như sau:......................................................................

..............................................................................................................................

...............................................................................................................................

b) Sửa đổi Điều.... như sau:...................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

c) Sửa đổi....... như sau:........................................................................................

..............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)[11]..................................... là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Trong thời hạn... ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này, ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định này.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà ông (bà)/tổ chức vi phạm không chấp hành quyết định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho..............................................................................[12] để thu tiền phạt.

3. Gửi cho...........................................[13] để tổ chức thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[14]
(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trường hợp khác thì ghi: “SĐXPVPHC”;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;

[4] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;

[5] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định, trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định không phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì không ghi vào chỉ tiêu này;

[6] Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các trường hợp khác thì ghi: “Tôi:.................................................. Chức vụ:.................................”;

[7] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

[8] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;

[9] Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: Có sai sót về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định, có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định;

[10] Ghi cụ thể nội dung, điều, khoản, điểm trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị sửa đổi, bổ sung và nội dung sửa đổi, bổ sung;

[11] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;

[12] Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc nhà nước (hoặc ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt;

[13] Ghi rõ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức có liên quan;

[14] Trường hợp người ra quyết định là cấp trưởng thì ghi chức danh của cấp trưởng, trường hợp người ra quyết định là cấp phó được cấp trưởng giao quyền thì ghi chữ viết tắt “Q.” trước chức danh của cấp trưởng và bổ sung thêm chức danh của cấp phó được cấp trưởng giao quyền, các trường hợp khác giữ nguyên cụm từ “người ra quyết định”.

Mẫu số: 12/QĐ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-[2]

[3], ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn

...............[4]............

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định số.../QĐ-... ngày... tháng... năm.... của..... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế/Cục Thuế/Chi cục Thuế;

Theo đề nghị của...................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho ông (bà) có tên sau đây:

Họ và tên:..............................................................................................................

Chức vụ:................................................................................................................

Đơn vị công tác:....................................................................................................

1. Phạm vi được giao quyền:[5].............................................................................

2. Nội dung giao quyền:[6].....................................................................................

3. Thời hạn được giao quyền:[7]............................................................................

4. Được thực hiện các thẩm quyền của[8]................................ quy định tại khoản... Điều... Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, kể từ ngày... tháng... năm....

Điều 2. Trong khi tiến hành các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, ông (bà) có tên tại Điều 1 Quyết định này phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật và trước người giao quyền xử phạt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. <Người đứng đầu bộ phận tổ chức, bộ phận văn phòng của đơn vị>, <người được giao quyền>, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 1;
-...................
- Lưu:..........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[9]
(Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;

[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;

[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ;

[4] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định giao quyền;

[5] Ghi rõ giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thường xuyên hay theo vụ việc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính;

[6] Ghi rõ nội dung giao quyền (thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế);

[7] Ghi cụ thể thời hạn được giao quyền (tính theo đơn vị thời gian tháng hoặc năm). Trường hợp giao quyền xử phạt vi phạm hành chính theo vụ việc thì không phải ghi thời hạn giao quyền;

[8] Ghi chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

[9] Ghi chức danh của người ra quyết định.

Mẫu số: 01/ĐNMTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN TIỀN PHẠT

Kính gửi:[1]............................................

Tên người nộp thuế:..............................................................................................

Mã số thuế:............................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Điện thoại:..................................... Fax:................................. E-mail:..................

1. Căn cứ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn: bị thiệt hại về vật chất trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế, cụ thể:

- [2]........... bị thiệt hại vật chất do[3].....................................................................;

- Địa điểm xảy ra:................................................................................................;

- Thời gian xảy ra:................................................................................................;

- Giá trị thiệt hại vật chất:....................................................................................;

- Giá trị thiệt hại được bồi thường (nếu có):.........................................................

2. Tổng số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) còn nợ tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng:............. đồng (bằng chữ............), trong đó:

- Tiền phạt:.................................. đồng (bằng chữ.............................................);

- Tiền chậm nộp tiền phạt:.......................... đồng (bằng chữ..............................).

3. Số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đề nghị được miễn:............. đồng (bằng chữ..................................), trong đó:

- Tiền phạt:.................................. đồng (bằng chữ.............................................);

- Tiền chậm nộp tiền phạt:.......................... đồng (bằng chữ..............................).

4. Hồ sơ gửi kèm:[4]

a)...........................................................................................................................

b)...........................................................................................................................

[2]............... cam đoan số liệu, tài liệu và thông tin nêu trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, số liệu đã khai./.

............, ngày.......... tháng........ năm......
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

___________________

[1] Ghi tên người ban hành quyết định xử phạt hoặc cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt;

[2] Ghi tên người nộp thuế;

[3] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng người nộp thuế gặp phải theo quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế;

[4] Ghi rõ tên từng loại tài liệu, bản chính hay bản sao.

Mẫu số: 02/ĐNMTP

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN
RA QUYẾT ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /
V/v đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính

............., ngày tháng năm

Kính gửi:[1]................................................................

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

[2].................. đề nghị miễn tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đối với:

Tên người nộp thuế:.............................................................................................

Mã số thuế:...........................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

còn nợ tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đến ngày.... tháng.... năm..... với số tiền là...................................... đồng (bằng chữ......................................) gồm:

- Tiền phạt:.................................. đồng (bằng chữ.............................................);

- Tiền chậm nộp tiền phạt:..................... đồng (bằng chữ...................................);

do thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế [3]..........................................................................................................................

[2]...................... gửi kèm công văn này hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn gồm:[4]

1............................................................................................................................

2............................................................................................................................

Đề nghị[1]........... xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật./.

Nơi nhận:
- Như trên;
-...;
- Lưu: VT,....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

___________________

[1] Ghi tên cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan của người có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử phạt (mẫu này áp dụng đối với trường hợp người đã ban hành quyết định xử phạt là thủ trưởng cơ quan);

[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử phạt;

[3] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng người nộp thuế gặp phải theo quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế;

[4] Ghi rõ tên từng loại tài liệu, bản chính hay bản sao.

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 125/2020/ND-CP

Hanoi, October 19, 2020

 

DECREE

REGULATING ADMINISTRATIVE PENALTIES FOR TAX OR INVOICE-RELATED VIOLATIONS

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Administrative Penalties dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Tax Administration dated June 13, 2019;

Upon the request of the Minister of Finance;

The Government hereby promulgates the Decree, prescribing administrative penalties for tax or invoice-related violations.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and subjects of application

1. Scope of application:

This Decree sets out regulations on administrative violations, penalty types, rates, remedies, authority to impose penalties and authority to issue administrative penalty notices and several procedures for imposition of penalties for administrative tax or invoice-related violations.

This Decree shall not apply to administrative violations related to fees and charges; administrative violations related to taxes on exported or imported goods of which collection is managed by customs authorities and violations against regulations on tax registration procedures, violations against regulations on notification of temporary business suspension, notification of premature business continuation of entities and persons applying for tax, business, cooperative and business registration with business registration agencies or cooperative registration agencies.

2. Subjects of application

a) Taxpayers;

b) All-level tax officers or authorities;

c) Other entities and persons involved in the implementation of tax or invoice-related legislation.

Article 2. Interpretation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Tax-related administrative violation means an act performed through an entity or person’s fault in breach of the provisions of the laws on tax administration, taxes and other collections (e.g. land levies; land rents, water surface rents; fees for grant of mineral rights; fees for grant of water abstraction rights; after-tax profits remaining after setting aside a part of them to set up funds of enterprises whose 100% charter capital is held by the State; distributable dividends and profits on the state investments in joint-stock companies or multiple-member limited liability companies), which is not a crime and is bound by laws to be subject to administrative penalties.

2. Invoice-related administrative violation means an act performed through an entity or person’s fault in breach of the provisions of legislation on invoices, which is not a crime and is bound by laws to be subject to administrative penalties.

3. Amount of evaded tax means a sum of tax payable to the state budget under laws on taxes by a taxpayer, which is detected and determined by a competent authority in a tax-related administrative violation or inspection (examination) report.

4. Tax authority’s instructional document regarding the results of a tax liability determination means an administrative document issued by a tax authority at any relevant level in order to instruct one or more taxpayers to fulfill their tax obligations in particular cases.

5. Tax authority’s decision on handling of the results of the determination of tax liability of a taxpayer means a tax refund decision issued in response to the results of a pre-refund examination; a tax exemption or reduction decision; a decision on extension of a deadline for submission of a tax return; a decision on handling of deducted or refunded value added taxes or losses carried forward which are specified in a decision on imposition of an administrative penalty or a decision for remedial actions.

6. Starting day following the time limit specified in Article 10, 11, 13, 14 or 19 herein means the first day after the expiry date of a time limit for discharge of responsibilities and obligations of a person or entity under laws on tax administration. In case where an extension is allowed, the starting day following the time limit shall be the first day after the expiry date of an extended time limit.

7. Complex matter or case means an issue detected after tax examination or inspection occurring at a taxpayer’s office; an issue on which specialized or professional entities need to be consulted; an issue arising from an act of making a false tax declaration leading to the underpaid tax amount or the increased tax exemption, reduction or refund, or an act of tax evasion.

8. Extremely serious matter or case means an issue arising from an act of making a false tax declaration leading to the underpaid tax amount or the increased tax refund, or an act of tax evasion, for at least three tax periods.

9. Violation discovery date means the date on which, while on duty, a competent person makes a record of an administrative violation committed by a person or entity subject to an administrative penalty for a violation arising from tax or invoice-related activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Persons or entities subject to administrative penalties for tax or invoice-related violations, including:

a) Individual taxpayers committing tax or invoice-related administrative violations.

In case where a taxpayer authorizes another entity or person to fulfill tax-related obligations subject to laws on taxes and tax administration under which a trusted party's obligations and duties to act on a taxpayer’s behalf are prescribed, and the trusted party commits any administrative violation prescribed herein, the trusted party (either person or entity) shall be sanctioned as per this Decree.

In case where, as provided by legislation on taxes and tax administration, an entity and person obliged to act on a taxpayer’s behalf to make tax registration, declaration or payment commits any violation prescribed in this Decree, that trusted entity or person shall be subject to the relevant tax-related administrative penalty stated herein.

b) Entities and persons involved in tax or invoice-related administrative violations.

2. Corporate taxpayers subject to tax or invoice-related administrative penalties, including:

a) Enterprises established and operated under the provisions of the Law on Enterprises, the Law on Investment, the Law on Credit Institutions, the Law on Insurance Business, the Law on Securities, the Law on Petroleum, the Law on Commerce and other legislative documents, dependent units of enterprises and places of business directly declaring, paying taxes and using invoices;

b) Public and non-public service units;

c) Entities established and operated under the Law on Cooperatives;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) State regulatory authorities performing any act violating taxation and invoice regulations though such act does not fall under their assigned duties;

e) Cooperative associations and other entities established under laws.

Article 4. Acts of using illegal invoices or evidencing documents; acts of illegally using invoices or evidencing documents

1. Using the invoices or evidencing documents mentioned hereunder constitutes the act of using illegal invoices or evidencing documents:

a) Counterfeit invoices and evidencing documents;

b) Invoices and evidencing documents not yet valid or expired;

c) Invoices suspended during the period of enforcement of the invoice suspension penalty, except those permitted for use according to a tax authority's notice;

d) E-invoices which are not registered with any tax authority;

dd) E-invoices of which tax authority's codes have not yet been granted if they are subject to the regulation under which e-invoices with tax authority’s codes are required;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Invoices or evidencing documents for purchase of goods or services with the invoicing date before the date on which it is determined that the invoicing party are not doing business at the address registered with a competent regulatory authorities or, though the invoicing party’s notification of the closing of their business at the address already registered with the competent regulatory authority has not been sent to the tax authority, the tax authority or the police authority or other regulatory agency establishes that they are illegal.

2. Using the invoices or evidencing documents in the following cases constitutes the act of illegally using invoices or evidencing documents:

a) Invoices or evidencing documents that do not contain all compulsory contents as prescribed; invoices on which information is erased or corrected in breach of regulations;

b) Fraudulent invoices or evidencing documents (i.e. invoices or evidencing documents containing details about goods and services which are not partially or entirely rendered); invoices incorrectly reflecting amounts due, or invoices issued as fraudulent, false or fake ones;

c) Invoices with discrepancies in amounts paid for goods or services rendered, or discrepancies in required data fields between an invoice’s copies;

d) Issued invoices reused with fictitious information for the purpose of transporting goods at the circulation stage or invoices for goods or services which are used for evidencing the rendering of the other goods or services;

dd) Invoices or evidencing documents of other entities or persons (except if invoices are received from tax authorities and issued under trust) used for certifying the purchased goods or services or the sold goods or services;

e) Invoices or evidencing documents in the case where the tax, police or other regulatory authority concludes that they are used illegally.

Article 5. Sanctioning principles

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Entities and persons shall be subject to administrative penalties for tax or invoice-related violations only if they commit tax or invoice-related violations under the provisions of this Decree.

3. If an entity or person commits multiple administrative violations, a penalty for each violation shall be imposed, except in the following cases:

a) If a taxpayer makes incorrect declarations in one or more required data fields contained in tax files for the same tax type at a time, the act of making such incorrect declarations falling into the case of imposition of penalties for violations arising from the implementation of tax procedures shall only be subject to the penalty for the act of making incorrect declarations in tax files of which the amount is highest amongst other penalties for those acts committed as provided herein, and shall be treated as the violation committed repeatedly under the aggravating circumstances;

b) If a taxpayer makes incorrect declarations in one or more required data fields contained in tax files for the same tax type at a time, the act of making such incorrect declarations falling into the case of imposition of penalties for violations arising from the implementation of tax procedures shall only be subject to the penalty for the act of making incorrect declarations in tax files of which the amount is highest amongst other penalties for those acts of the same class committed as provided herein, and shall be treated as the violation committed repeatedly under aggravating circumstances.

In case where there is any late tax return classified as an act of tax evasion, out of all late tax returns, this violation shall be separately sanctioned in the same manner as acts of tax evasion;

c) If, at the same time, a taxpayer delays submitting a number of invoice-related notices and reports of the same kind, the violating taxpayer shall be fined for their act of deferred submission of invoice-related notices or reports at the amount which is highest amongst other fines for those acts of the same class committed as provided herein, and shall be treated as the repeated violation committed under aggravating circumstances;

d) Any violation arising from use of illegal invoices or illegal use of invoices which is classified into those violations subject to penalties prescribed in Article 16 and 17 herein shall not be fined under Article 28 herein.

4. In case where an administrative procedure includes a number of documents of which more than one violation is prescribed herein, the violating entity or person shall be fined for each of the violations that they have committed.

5. For a tax or invoice-related administrative violation, if an entity commits such violation, they must be fined two times as much as the amount of penalty imposed on persons, except the amounts of penalty for the acts prescribed in Article 16, 17 and 18 herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Aggravating factors or mitigating factors shall be subject to legislative regulations on handling of administrative violations.

2. Any administrative violation with the underpaid tax amount, the evaded tax amount, the higher-than-prescribed amount of tax exemption, reduction or refund which is at least VND 100,000,000, or the value of goods or services rendered which is at least VND 500,000,000, shall be determined as a large-scale tax-related administrative violation as prescribed at Point l, Clause 1, Article 10 of the Law on Handling of Administrative Violations. Any administrative violation involving at least 10 invoice numbers shall be determined as a large-scale invoice-related administrative violation under point 1, clause 1, Article 10 in the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 7. Sanctioning forms, remedies and principles of imposition of fines for tax or invoice-related administrative violations

1. Main sanctioning forms

b) Cautions

Cautions shall be applicable to violations arising from implementation of tax or invoice-related procedures which are not serious, are committed under mitigating circumstances and are classified as those subject to cautions under this Decree.

b) Fines

Fines not greater than VND 100,000,000 shall be imposed on entities committing invoice-related violations. Fines not greater than VND 50.000.000 shall be imposed on entities committing invoice-related violations.

Fines not greater than VND 200,000,000 shall be imposed on taxpayers that are entities committing tax-related violations. Fines not greater than VND 100,000,000 shall be imposed on taxpayers that are persons committing tax-related violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A fine which is 1 or 3 times as much as the evaded tax amount shall be imposed for any tax evasion act.

A fine corresponding to the amount which has not yet paid into the state budget account shall be imposed for any act of violation stipulated in point 1 of Article 18 herein.

2. Other supplementary penalties: The temporary suspension of the invoice printing business shall be enforced.

3. Remedies

a) Compelling the full payment into the state budget in case of the underpayment of tax amounts, the higher-than-prescribed enjoyment of tax exemption, reduction or refund.

b) Compelling the re-adjustment of losses, the carried-forward amounts of input VAT deductions.

c) Compelling the submission of the application for changes in tax registration information; the re-submission and supplementary submission of documents included in tax returns; the submission of tax returns and appendices; the provision of information.

d) Compelling the implementation of regulatory procedures for the release of invoices.

dd) Compelling the issuance of invoices as required by laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Compelling the issuance and submission of invoice-related notices or reports.

h) Compelling the transfer of electronic invoice data.

i) Compelling the disgorgement of illegal gains from commission of administrative violations.

4. Principles of determination of fine amounts

a) The fine amounts specified in Article 10, 11, 12, 13, 14 and 15; clause 1 and 2 of Article 19; and Chapter III herein, shall be those applied to violating entities.

Taxpayers that are family households or sole proprietorship households shall be fined the same as violating persons.

b) When determining the fine amounts imposed on the taxpayers that commit violations under both aggravating and mitigating circumstances, the aggravating circumstance shall be reduced or relieved according to the one-for-one rule under which a mitigating circumstance is offset against a aggravating circumstance.

c) Any mitigating or aggravating circumstance which is already used as a basis for determining the fine range for a violation shall not be used for determination of the specific fine amount under the provisions of point d of this clause.

d) With respect to fines, the specific amount of fine for a violation arising from the implementation of tax or invoice-related procedures as prescribed in Article 19 herein must be the average of specific fines in the range for such violation. For a mitigating circumstance that exists, the average fine for a violation in the fine range shall be reduced by 10% provided that the fine amount imposed for such violation is not lower than the minimum fine in that range. Meanwhile, for an aggravating circumstance that exists, the average fine for a violation in the fine range shall be increased by 10% provided that the fine amount imposed for such violation is not greater than the maximum fine in that range.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Time limits for imposition of invoice-related administrative penalties

a) Time limit for imposition of an invoice-related administrative penalty shall be 01 year.

b) Start dates of time limits for imposition of invoice-related administrative penalties shall be regulated as follows:

As for in-progress administrative violations which are stipulated in point c of this clause, the time limits for imposition of administrative penalties for these violations shall start from the dates on which competent law enforcement officers detect such violations.

As for completed administrative violations which are stipulated in point d of this clause, the time limits for imposition of administrative penalties for these violations shall start from the dates on which these violations terminate.

c) In-progress invoice-related administrative violations constitute those prescribed in clause 4 of Article 21; point b of clause 2 and clause 3 of Article 23; clause 2 and 5 of Article 24; point b of clause 3 of Article 25; point b of clause 2 and point b, c and d of clause 3 of Article 27; point b of clause 5 of Article 29; point b of clause 3 of Article 30 herein.

d) Invoice-related administrative violations which are not classified as those prescribed in point c of this clause constitute completed administrative violations. The time of termination of an act of violation is the date of commission of that act.

As for acts that cause the loss, burning of or damage to invoices, if the occurrence date cannot be defined, the time of termination of such act shall be the date of discovery of these events.

As for acts of violation against regulations on invoice-related notification or reporting time limits referred to in clause 1 and 3 of Article 21; point a and b of clause 1, point c and d of clause 2 of Article 23; clause 1 and 2 and point a of clause 3 of Article 25; clause 1, point a of clause 2, 3 and 4 and point a of clause 5 of Article 29 herein, the time of termination of these acts shall be the date on which taxpayers submit invoice-related notifications or reports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Time limit for imposition of penalties for administrative violations against regulations on tax-related procedures shall be 02 years from the date of commission of these violations.

The date of commission of an administrative violation against regulations on tax procedures shall be the date succeeding the statutory deadline for completion of regulatory tax-related procedures under laws on tax administration, except the following cases:

As for acts prescribed in clause 1, point a and b of clause 2, clause 3 and point a of clause 4 of Article 10; clause 1, 2, 3, 4 and point a of clause 5 of Article 11; clause 1, 2, 3 and point a, b of clause 4, clause 5 of Article 13 herein, the date of commission of any of these acts which is accepted as the start date of that time limit shall be the date on which taxpayers apply for tax registrations or notify tax authorities or file tax returns.

As for acts prescribed in point c of clause 2, point b of clause 4 of Article 10; point b of clause 5 of Article 11; point c and d of clause 4 of Article 13 herein, the date of commission of these acts which is accepted as the start date of that time limit shall be the date on which competent law enforcement officers detect these acts.

b) Time limit for imposition of administrative penalties for the act of tax evasion committed not to the extent that a criminal action is brought, or the act of making false declarations leading to the underpaid tax amount or the increased amount of tax exemption, reduction or refund, shall be 05 years from the date of commission of any of such acts.

The date of commission of the act of making false declaration resulting in the underpaid tax amount or the increased amount of tax exemption, reduction or refund or the act of tax evasion (except the act prescribed in point a of clause 1 of Article 17 herein) is the date following the deadline for submission of tax returns within the tax term for which violating taxpayers make declarations causing tax shortfall, tax evasion, or the date succeeding the date of a competent authority's issuance of the tax refund, exemption or reduction decision.

As for acts of failure to submit tax registration applications or failure to submit tax returns as prescribed in point a of clause 1 of Article 17 herein, the date of commission of these acts which is accepted as the start date of that time limit shall be the date on which competent law enforcement officers detect these acts. As for the act of submitting tax returns after the prescribed 90-day duration prescribed in point a of clause 1 of Article 17 herein, the date of commission of this act which is accepted as the start date of that time limit shall be the date on which taxpayers submit their tax returns.

3. For legal matters or cases that are accepted and settled by criminal procedure-conducting agencies, if they then issue the decision not to institute criminal proceedings, the decision to cancel the decision to institute criminal proceedings, the decision to terminate the investigation or dismiss the case, against the act showing any sign of a tax or invoice-related administrative violation, within 03 days from the date of issuance of any of such decisions, they must transfer any of the stated decisions, enclosing relevant documents, exhibits and means of commission of the violation, and the request for imposition of administrative penalties to the persons having jurisdiction to sanction tax and invoice-related administrative violations. Time limits for imposition of administrative penalties shall be subject to regulations laid down in clause 1 and 2 of this Article. The period of acceptance and consideration of these legal matters or cases shall be included in the time limit for imposition of administrative penalties.

4. Within time limits specified in clause 1 and 2 of this Article, if a violating entity or person evades or militates against penalties, time limits for imposition of administrative penalties shall be reset, starting from the time of abandonment of acts of evading or militating against penalties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If sanctioned entities or persons do not commit repeat violations within 06 months from the date of the completed execution of the decision to impose a penalty in form of a caution or within 01 year from the completed execution of other administrative penalty decisions, or after the expiry date of the time limit for execution of penalty decisions, it shall be considered that they have not been subject to any administrative penalty for such violations.

The date of the completed execution of the decision to impose a penalty in form of a caution is the date on which an administrative penalty decision is given or sent to sanctioned entities or persons under the provisions of Article 39 herein.

6. Reversal period of unpaid back taxes

a) After the time limit for imposition of tax-related administrative penalties expires, taxpayers shall not be sanctioned, but remain obligated to fully pay the state budget all back taxes (underpaid tax amounts, evaded tax amounts, higher-than-prescribed amounts of tax exemption, reduction or refund, or deferred tax amounts) that have accrued over a period of 10 years before the date of discovery of violations. Taxpayers that do not make tax registration shall have to fully pay underpaid tax amounts, evaded tax amounts or deferred tax amounts that accrue over the entire period before the date of discovery of violations.

b) Regulations on the reversal period of unpaid back taxes laid down in point a of this clause shall only be applied to taxes subject to tax legislation and other collections which entities or persons must, on their own, declare and pay the state budget.

As for land-derived or other collection, if financial obligations of entities or persons arising from these collections are determined under competent regulatory authorities’ jurisdiction, these authorities shall determine the reversal period of back taxes under land and other relevant legislation which is not less than the reversal period prescribed in point a of this clause.

Article 9. Exceptions to tax or invoice-related administrative penalties

1. Exceptions to administrative penalties prescribed in laws on handling of administrative violations shall be treated as the exceptions to tax or invoice-related administrative penalties.

Taxpayers’ delay in carrying out electronic tax or invoice-related procedures due to technical problems of information technology systems that are informed on tax authorities’ web portals shall constitute the act of violation caused by force majeure events under the provisions of clause 4 of Article 11 in the Law on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. If, after making the false declaration, the taxpayer has supplemented tax returns and, of their own accord, has paid taxes before the time of the tax authority’s announcement of their decisions to conduct tax inspections or examinations at the taxpayer’s offices, or before the time of the tax authority’s discovery thereof without needing to carry out these inspections or examinations, or before the time of other competent authorities’ discovery thereof, the act of false declaration committed in this situation shall be exempted from any tax-related administrative penalties.

4. None of administrative penalties for tax-related violations shall be imposed upon persons directly carrying out personal income tax finalization procedures if they delay filing personal income tax finalization applications to claim their tax refunds; upon sole proprietorship households and sole proprietors subject to taxation or fixing of the constant tax rates as provided in Article 51 of the Law on Tax Administration.

5. During the extension of the time limit for tax return submission, taxpayers shall be exempted from any administrative penalties for violations related to the time limit for submission of tax returns.

Chapter II

TAX-RELATED ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, FORMS OF PENALTY AND REMEDIES

Section 1. TAX-RELATED ADMINISTRATIVE PENALTIES IMPOSED ON VIOLATING TAXPAYERS

Article 10. Penalties for violations against regulations on tax registration time limits; notification of temporary business suspension; notification of premature business continuation

1. Penalties imposed in form of cautions shall be imposed for violations arising from making tax registration; notifying the temporary business suspension; notifying the premature business continuation from 1 to 10 days after expiration of the prescribed time limits under mitigating circumstances.

2. Fines ranging from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Notifying the temporary business suspension after expiration of the time limits, except the cases prescribed in clause 1 of this Article;

c) Failing to notify the temporary business suspension.

3. Fines ranging from VND 3,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed for violations arising from making tax registration; notifying the premature business continuation from 31 to 90 days after expiration of the prescribed time limits.

4. Fines ranging from VND 6,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Making tax registration; notifying the premature business continuation from at least 91 days after expiration of the prescribed time limits;

b) Failing to notify the premature business continuation without any more taxes incurred.

Article 11. Penalties for violations against regulations on time limits for notification of changes in tax registration information

1. Cautions shall be given as a form of penalty imposed for the following violations:

a) Notifying changes in tax registration information from 01 to 30 days after expiration of the prescribed time limits without entailing any change in tax registration certificates or tax identification number notifications under mitigating circumstances;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Fines ranging from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for the act of notifying changes in tax registration information from 01 to 30 days after expiration of the prescribed time limits without entailing any change in tax registration certificates or tax identification number notifications, except the cases specified in point a of clause 1 of this Article.

3. Fines ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Notifying changes in tax registration information from 31 to 90 days after expiration of the prescribed time limits without entailing any change in tax registration certificates or tax identification number notifications;

b) Notifying changes in tax registration information from 01 to 30 days after expiration of the prescribed time limits if such changes entail any change in tax registration certificates or tax identification number notifications, except as specified in point b of clause 1 of this Article.

4. Fines ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Notifying changes in tax registration information at least 91 days after expiration of the prescribed time limits without entailing any change in tax registration certificates or tax identification number notifications;

b) Notifying changes in tax registration information from 31 to 90 days after expiration of the prescribed time limits if these changes entail any change in tax registration certificates or tax identification number notifications.

5. Fines ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Notifying changes in tax registration information at least 91 days after expiration of the prescribed time limits if these changes entail any change in tax registration certificates or tax identification number notifications;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Regulations laid down in this Article shall be applied to the following cases:

a) Non-business persons who have been granted personal income tax identification codes delay in registering changes in their ID information after receipt of 12-digit ID cards;

b) Income payers delay in registering changes from ID cards to 12-digit ID cards of PIT payers that are persons granting authorization to complete PIT finalization procedures;

c) Notifying changes in information about taxpayer’s address contained in tax registration applications after expiration of the prescribed time limits due to any change in administrative jurisdictions under the Resolutions of the National Assembly’s Standing Committee or National Assembly.

7. Remedies: Compelling the submission of application for changes in tax registration information in case of committing the act specified in point b of clause 5 of this Article.

Article 12. Penalties for acts of making false or incomplete declaration of information contained in tax dossiers that do not lead to any deficiency in taxes payable or any increase in amounts of tax exemption, reduction or refund

1. Fines ranging from VND 500,000 to VND 1,500,000 shall be imposed for acts of making false or incomplete declaration of information required in data fields of tax dossiers which are not related to the determination of tax obligations, except the acts prescribed in clause 2 of this Article.

2. Fines ranging from VND 1,500,000 to VND 2,500,000 shall be imposed for acts of making false or incomplete declaration of information required in data fields of tax declaration forms and enclosed annexes which are not related to the determination of tax obligations.

3. Fines ranging from VND 5,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Performing the acts prescribed in clause 3 of Article 16; clause 7 of Article 17 herein.

4. Remedies:

a) Compelling the provision of corrected information and the submission of supplementary documents or records in tax dossiers in case of commission of the acts prescribed in clause 1 and 2 and point a of clause 3 of this Article;

b) Compelling the re-adjustment of losses, the carried-forward amounts of input VAT deductions (if any) in case of commission of the acts prescribed in clause 3 of this Article.

Article 13. Penalties for violations against regulations on time limits for submission of tax returns

1. Penalties imposed in form of cautions shall be imposed for violations arising from filing tax returns from 01 to 05 days after expiration of the prescribed time limits under mitigating circumstances.

2. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of submitting tax returns from 01 to 30 days after expiration of the prescribed time limits, except the cases specified in clause 1 of this Article.

3. Fines ranging from VND 5,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for the act of submitting tax returns from 31 to 60 days after expiration of the prescribed time limits.

4. Fines ranging from VND 8,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Filing tax returns at least 91 days after expiration of the prescribed time limits if none of additional taxes is incurred;

c) Failing to submit tax returns if none of additional taxes is incurred;

d) Failing to submit annexes under regulations regarding tax administration by enterprises having related-party transactions, enclosing CIT finalization dossiers.

5. Fines ranging from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for the act of filing tax returns more than 90 days after the prescribed deadline if such act results in additional taxes to be paid, and the taxpayer has fully paid taxes, deferred amounts into the state budget before the time of the tax authority’s announcement of the decision on tax inspection and examination, or before the time of the tax authority’s issuance of the report on the deferred submission of tax returns under the provisions of clause 11 of Article 143 in the Law on Tax Administration.

In case where the fine amount prescribed in this clause is greater than the tax amount additionally incurred in the tax return, the maximum amount of fine for this act shall be equal to the tax amount payable specified in the tax return and shall not be less than the average of fine amounts in the range prescribed in clause 4 of this Article.

6. Remedies:

a) Compelling the full payment of deferred tax amounts into the state budget with respect to the commission of the acts prescribed in clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article if the taxpayer delays filing their tax return, leading to the late payment of taxes;

b) Compelling the submission of tax returns, enclosing annexes, in case of committing the acts specified in point c and d of clause 4 of this Article.

Article 14. Penalties for violations against regulations on the provision of information about the determination of tax obligations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Providing statutory information, documents and records related to tax registration according to notifications issued by tax authorities at least 05 working days after expiration of the prescribed time limits;

b) Providing statutory accounting information, documents and records related to the determination of tax obligations according to notifications issued by tax authorities at least 05 working days after expiration of the prescribed time limits.

2. Fines ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to provide, or incompletely or inaccurately providing, information, documents, records, invoices or accounting books related to the determination of tax obligations; incompletely or inaccurately providing account numbers, balances of deposit accounts, checking accounts for competent authorities upon their request;

b) Failing to provide, or incompletely or wrongly providing, information or data related to tax obligations of which registration must be made under regulations on condition that this act does not result in any reduction in tax obligations to the state budget;

c) Failing to provide, or incompletely or inaccurately providing, information, documents related to deposit accounts, checking accounts opened at credit institutions, state treasuries, or debts of related third parties, for competent tax authorities upon their request.

3. Remedies: Compelling the provision of information with respect to the acts specified in clause 2 of this Article.

Article 15. Administrative penalties for violations against regulations on compliance with decisions on tax inspection and examination, enforcement of tax-related administrative decisions

1. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Failing to execute tax inspection and examination decisions at least 03 days after the deadline for compulsory execution of decisions of competent authorities after the prescribed time limit;

c) Providing documents, records, invoices, accounting vouchers and books related to tax obligations 6 working hours after the prescribed time limit, upon receipt of requests from competent authorities during tax examination or inspection visits at taxpayers' offices or premises;

d) Incompletely or inaccurately providing information, documents, accounting records and books related to the determination of tax obligations upon competent authorities’ request during tax examination or inspection visits at taxpayers' offices or premises;

dd) Failing to sign a record of the tax examination or inspection within 05 working days from the date of issuance or public announcement of the record.

2. Fines ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to provide data, documents, accounting records and books related to the determination of tax obligations upon competent authorities’ request during tax examination or inspection visits at taxpayers' offices or premises;

b) Failing to carry out, or unduly carrying out, decisions on security sealing of documents, records, reconciliation of funds, stocktaking of goods, input materials, supplies, machinery, equipment, workshops and facilities;

c) Deliberately removing or changing security seal signs lawfully created by competent agencies.

3. Remedies: Compelling the provision of accounting information, documents and records related to the determination of tax obligations with respect to acts of violation prescribed in point d of clause 1 and point a of clause 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A fine which equals 20% of the underpaid tax amount or the higher-than-prescribed amount of tax exemption, reduction or refund shall be imposed for any of the following violations:

a) Making false declaration of tax bases or deductible tax amounts or incorrectly determining cases of tax exemption, reduction or refund, resulting in any deficiency in tax amounts payable or any increase in amounts of tax exemption, reduction or refund though economic activities have already been fully recorded in legitimate accounting books, invoices and evidencing documents;

b) Making false declaration causing any reduction in payable tax amounts or any increase in amounts of tax exemption, reduction or refund, which does not fall into the case specified at point a of this clause though the violating taxpayer has voluntarily made a supplementary declaration and fully paid unpaid back taxes or tax arrears to the state budget prior to the deadline for the tax authority’s tax inspection and examination at taxpayers' offices or premises;

c) Making false declarations leading to any reduction in payable tax amounts or any increase in amounts of tax exemption, reduction or refund which have been determined by competent agencies’ tax inspection and examination or administrative violation records as an act of tax evasion if the violating taxpayer commits the first administrative violation regarding tax evasion, has made additional declarations and fully paid tax amounts owed to the state budget before the time of the competent agency’s issuance of the sanctioning decision, and the tax authority has made a written record stating that this act is an act of false declaration leading to any deficiency or underpayment of taxes payable;

d) Making false declarations leading to any deficiency or underpayment of taxes payable or any increase in amounts of tax exemption reduction or refund in case of related-party transactions though the taxpayer has made market price determination dossiers, or has made and sent annexes to tax authorities as per regulations on tax administration applicable to enterprises with related-party transactions;

dd) Using illegal invoices or evidencing documents for keeping accounting records of values of purchased goods or services to reduce taxes payable or increase amounts of tax refund, reduction or refund but, after the tax authority’s discovering this act through their tax inspection and examination, the buyer succeeds in proving that this act is performed through the seller’s fault and fully keeping accounts of these values in accordance with regulations.

2. Remedies:

a) Compelling the full payment of underpaid or deficient taxes or higher-than-prescribed amounts of tax refund, exemption or reduction, or deferred taxes, into the state budget with respect to the acts prescribed in clause 1 of this Article.

If the sanctioning time limit expires, the taxpayer that is not sanctioned under the provisions of clause 1 of this Article must fully pay underpaid or deficient taxes or higher-than-prescribed amounts of tax refund, exemption or reduction, or deferred taxes, into the state budget within the time limits prescribed in clause 6 of Article 8 herein;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case where the taxpayer makes false declarations as provided in point a, b and d of clause 1 of this Article which do not lead to any deficiency or underpayment of taxes payable or any increase in amounts of tax exemption, reduction or refund, they shall not be sanctioned according to this Article, but shall be sanctioned according to clause 3 of Article 12 herein.

Article 17. Penalties for the act of tax evasion

1. The fine which equals the amount of evaded tax shall be imposed on the taxpayer committing any of the following violations under at least a mitigating circumstance:

a) Failing to submit tax registration applications; failing to file tax returns or filing tax returns 90 days after the deadline or the extended deadline for submission of tax returns, except the cases prescribed in point b and c of clause 4 and 5 of Article 13 herein;

b) Failing to keep accounting entries of amounts collected from the determination of taxes payable, any deficiency in taxes amounts due to non-declaration or false declaration or any increase in amounts of tax refund, exemption or reduction, except the acts prescribed in Article 16 herein;

c) Failing to issue invoices for sale of goods or provision of services, except the cases where the taxpayer has recorded taxes on sold goods or supplied services in the corresponding tax term; issuing invoices for sale of goods or provision of services in which the invoiced items and amounts based on which tax declaration is made are less than those that actually exist if this act is discovered after the deadline for submission of tax returns;

d) Using illegal invoices; illegally using invoices for declaring taxes with the intention of reducing taxes payable or increasing amounts of tax refund, exemption or reduction;

dd) Using illegal evidencing documents; illegally using evidencing documents; using evidencing documents or records that do not correctly reflect the nature of transactions or actual values of these transactions for the purpose of falsely determining taxes payable, amounts of tax exemption, reduction or refund; preparing documents or records on destruction of supplies or goods which are not real, resulting in any reduction in taxes payable or any increase in amounts of tax refund, exemption or reduction;

e) Using goods not subject to taxes, or those qualified for tax exemption or consideration of tax exemption, to frustrate the prescribed purposes without informing tax authorities about the conversion of these purposes or registering tax declarations with tax authorities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The fine which is 1.5 times as much as the amount of evaded tax shall be imposed on any taxpayer committing one of the violations prescribed in clause 1 of this Article under neither aggravating nor mitigating circumstances.

3. The fine which is 2 times as much as the amount of evaded tax shall be imposed on any taxpayer committing one of the violations prescribed in clause 1 of this Article under an aggravating circumstance.

4. The fine which is 2.5 times as much as the amount of evaded tax shall be imposed on any taxpayer committing one of the violations prescribed in clause 1 of this Article under two aggravating circumstances.

5. The fine which is 3 times as much as the amount of evaded tax shall be imposed on any taxpayer committing one of the violations prescribed in clause 1 of this Article under at least three aggravating circumstances.

6. Remedies:

a) Compelling the full payment of evaded taxes into the state budget with respect to the acts prescribed in clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

If the sanctioning time limits for the acts of tax evasion prescribed in clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article expire, taxpayers that are not sanctioned must fully pay the amounts of evaded tax, deferred tax calculated based on the amounts of evaded tax into the state budget according to the time limits prescribed in clause 6 of Article 8 herein.

b) Compelling the re-adjustment of losses, the amounts of input VAT deductions specified in tax dossiers (if any) in case of commission of the acts prescribed in clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

7. If any of the acts prescribed in point b, dd and e of clause 1 of this Article is discovered after expiration of the time limit for submission of tax returns, which causes neither any reduction in taxes payable or tax refunds, nor any increase in amounts of tax exemption or reduction, such act shall be subject to administrative penalties stipulated in clause 3 of Article 12 herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Tax-related administrative penalties on violating commercial banks, tax payment guarantor

1. Fines equaling the amounts of tax, the deferred amounts of tax or the fines not paid into the state budget (minus minimum balances of demand accounts subject to regulations of commercial banks providing fiduciary payment services for taxpayers) shall be imposed upon commercial banks defaulting on liabilities to withdraw money from taxpayer's accounts to pay into the state budget’s accounts upon tax authority’s request, except when taxpayer’s accounts opened at these commercial banks have zero balance, or all balance has been left zero due to the remittance of all money left in taxpayer’s accounts to the state budget's accounts if such remittance is not sufficient to pay off all taxes owed by the taxpayer.

2. Guarantors must act on taxpayers’ behalf to pay taxes, deferred taxes, fines and amounts of interest on late payment of fines (if any) according to terms and conditions of deeds of guarantee if these taxpayers fail to pay into the state budget.

Upon expiration of the term of guarantee, if guarantors have not yet discharged guarantee obligations to taxpayers that fail to pay or have not yet paid outstanding taxes, deferred taxes, fines or amounts of interest on late payment of fine, guarantors shall be charged interest on late payment of taxes, fines and shall be subject to law enforcement measures prescribed in the Law on Tax Administration.

Article 19. TAX-RELATED ADMINISTRATIVE PENALTIES ON RELATED ENTITIES OR PERSONS

1. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed for the act of providing information, documents or records related to the determination of tax obligations or taxpayers' accounts upon tax authorities' request at least 05 days after expiration of the prescribed time limits.

2. Fines ranging from VND 6,000,000 to VND 16,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Colluding with and shielding taxpayers evading taxes, failing to execute decisions on enforcement of tax-related administrative actions, except the act of failing to withdrawing and remitting money from taxpayers’ accounts as provided in Article 18 herein;

b) Failing to provide or inaccurately providing information related to property, rights and obligations to property of taxpayers under their custody; accounts of taxpayers opened at credit institutions or state treasuries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Remedies: Compelling the provision of information with respect to the acts specified in point b of clause 2 of this Article.

Chapter III

INVOICE-RELATED ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, FORMS OF PENALTY AND REMEDIES

Article 20. Penalties for violations against regulations on externally printed invoices

1. Fines ranging from VND 500,000 to VND 1,500,000 shall be imposed for acts of failing to sign invoice printing service contracts or printing externally ordered invoices for use without obtaining any invoice printing decision from representatives as provided in laws

2. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for acts of ordering the service of printing of invoices after receipt of the supervisory tax authority’s written notice of ineligibility to order the invoice printing service, except when the supervisory tax authority does not give any written opinion upon receiving the request for use of externally printed invoices.

3. Fines ranging from VND 20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of ordering the service of printing invoices by using sample invoices already released by other entities or persons, or the act of ordering of the service of printing invoices if printed invoices share the same numbers as those having the same invoice symbol.

4. Remedies: Compelling the cancellation of invoices with respect to the acts specified in clause 2 and 3 of this Article.

Article 21. Penalties for violations against regulations on printing of externally ordered invoices

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Reporting on the acceptance of the supply of invoice printing service from 1 to 5 days after expiry of the regulated time limit;

b) Reporting on the acceptance of the supply of invoice printing service from 6 to 10 days after expiry of the regulated time limit under any mitigating circumstances.

2. Fines ranging from VND 500,000 to VND 1,500,000 shall be imposed for the act of printing externally ordered invoices without signing any written printing service contract.

3. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for the act of reporting on the printing of invoices for at least 6 days after the regulated reporting deadline, except the case prescribed in point b of clause 1 of this Article.

4. Fines ranging from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for the act of failing to cancel damaged or redundant printouts upon termination of printing contracts.

5. Fines ranging from VND 6,000,000 to VND 18,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Rendering the service of the printing of externally ordered invoices despite failing to meet the prescribed eligibility requirements for printing of invoices;

b) Failing to report on the loss of invoices occurring before delivery to clients.

6. Fines ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of transferring the entire printing process or any stage in the printing process to other printing establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Other supplementary penalties: Suspending the printing service for the period from 01 month to 03 months from the effective date of penalty decisions with respect to the acts prescribed in clause 7 of this Article.

9. Remedies: Compelling the cancellation of printouts or invoices with respect to the acts specified in clause 4 and 7 of this Article.

Article 22. Penalties for the act of giving and selling invoices

1. Fines ranging from VND 15,000,000 to VND 45,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Giving or selling externally ordered invoices which have not yet been released;

b) Giving or selling invoices ordered by clients to other entities or persons.

2. Fines ranging from VND fines VND 20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of giving or selling invoices bought from tax authorities, but not yet been issued.

3. Remedies:

a) Compelling the cancellation of invoices with respect to the acts prescribed in this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Penalties for violations against regulations on release of invoices

1. Fines ranging from VND 500,000 to VND 1,500,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Submitting notices of modification of information contained in notices of invoice release to directly supervisory tax authorities in case of any change of business address entailing any change to other directly supervisory tax authorities, or in case of the name change, from 10 to 20 days after the date on which invoices start being used at new addresses, or newly-named invoices start being used;

b) Submitting statements of unused invoices to receiving tax authorities in case of any change of business address entailing any change to such tax authorities for a period from 10 to 20 days after the prescribed submission deadline which starts from the date on which invoices are used at their new addresses;

c) Using invoices mentioned in notices of invoice release sent to tax authorities though they are not due for use.

2. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Issuing notices of invoice release whose contents have been found as incomplete as those prescribed in regulations by tax authorities, and informing entities or persons in writing of this to request necessary modifications to be made if these entities or persons issue invoices to their clients even when failing to comply with the written notices requesting such modifications;

b) Failing in the posting of invoice release as required by laws;

c) Submitting the notices of revision of information contained in the notices of invoice release to directly supervisory tax authorities in case of any change of business address entailing any change to other directly supervisory tax authorities, or in case of the name change, for the period of at least 21 days after the prescribed submission deadline which begins on the date on which invoices start being used at new addresses, or newly-named invoices start being used;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Fines ranging from VND 6,000,000 to VND 18,000,000 shall be imposed for any act of failing to make notices of release of invoices before use if these invoices are connected with economic transactions that arise, and on which taxes have been declared or paid, or to which tax declaration or payment obligations have not yet been due as per laws.

In cases where notices of release of invoices have not yet been issued before these invoices start being used, and these invoices are not connected with economic transactions arising or on which taxes have not yet been declared after the prescribed tax declaration or payment due dates, violators shall be subject to penalties prescribed in Article 28 herein or Article 16 and 17 of Chapter II herein.

4. Remedies: Compelling the implementation of the statutory procedures for release of invoices with respect to the acts specified in clause 2 and 3 of this Article.

Article 24. Penalties for violations against regulations on issuance of invoices upon sale of goods or provision of services

1. Cautions shall be given as a form of penalty imposed for the following violations:

a) Issuing invoices at the wrong time, but not to the extent of causing any deferred fulfillment of tax obligations, under any mitigating circumstance;

b) Issuing a continuous series of invoices in ascending numerical order by exercising disagreeing invoicing authorizations (i.e. exercising authorizations to issue greater numbered invoices and not exercising authorizations to issue less numbered invoices) although entities or individuals have managed to cancel invoice books containing less numbered invoices after discovery of such situation;

c) Issuing wrong types of invoice that have already handed to buyers or been used for completion of tax declaration procedures although sellers and buyers have discovered the issuance of the wrong types of invoice and replaced them with the correct ones before competent authority’s issuance of their decisions to conduct tax inspection and examination at the defaulting taxpayer’s offices or premises, and this situation does not affect the determination of tax obligations.

2. Fines ranging from VND 500,000 to VND 1,500,000 shall be imposed for one of the following violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Failing to invoice promotional, advertising or sample goods or services; goods and services used as gifts, donations, presents, swaps or employee’s payment-in-kind wages, except for internally circulated or consumed goods for further production purposes.

3. Fines ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any act of issuing invoices at the wrong time, but not to the extent of causing any deferred payment of tax obligations, except as prescribed in point a of clause 1 of this Article.

4. Fines ranging from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Issuing invoices at the wrong time in breach of laws on invoices for sale of goods or provision of services, except as provided in point a of clause 1 and 3 of this Article;

b) Issuing invoices without conforming to the statutory ascending numerical sequence, except when the penalty in the form of caution prescribed in point b of clause 1 of this Article is imposed;

c) Issuing invoices with the invoicing dates coming ahead of the dates of purchase of invoices from tax authorities;

d) Issuing invoices not conforming to classifications prescribed in laws on invoices for sale of goods and provision of services if these invoices have already been handed to buyers or used for the completion of tax declaration procedures, except in the case of imposition of the penalty in the form of caution as provided in point c of clause 1 of this Article;

dd) Issuing e-invoices when having not yet receiving notices of consent from tax authorities or before the dates of consent to using e-invoices with/without tax authority’s codes from supervisory tax authorities;

e) Issuing invoices for sale of goods and provision of services during the period of temporary business closure, except when issuing invoices to clients for the purpose of implementing contracts signed before the date of notification of such temporary business closure;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Fines ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any act of failing to issue invoices upon sale of goods or provision of services to buyers as required by laws, except the acts prescribed in point b of clause 2 of this Article.

6. Remedies: Compelling the issuance of invoices according to regulations with respect to the acts specified in point d of clause 4 and 5 of this Article upon buyer's request.

Article 25. Penalties for violations against regulations on reporting the loss, burning or damage of invoices before notifying the release, or invoices purchased from tax authorities but not yet issued

1. The penalty shall be imposed in the form of caution for the act of reporting the loss, burning or damage of invoices from 1 to 5 days after expiry of the regulated time limit under any mitigating circumstance.

2. Fines ranging from VND 1,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for the act of reporting the loss, burning or damage of invoices from 01 to 05 days after expiry of the regulated reporting time limit, except the case prescribed in clause 1 of this Article.

3. Fines ranging from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Reporting the loss, burning or damage of invoices for a period of at least 6 days after expiry of the regulated reporting time limit;

b) Failing to report the loss, burning or damage of invoices.

Article 26. Penalties for the act of causing the loss, burning or damage of invoices

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Causing the loss, burning or damage of issued invoices (except the replicas intended for clients) during use, or of invoices already used for tax declaration or payment purposes, even though documents or records evidencing the sale of goods or the provision of services exist and such violation is committed under mitigating circumstances;

b) Causing the loss, burning or damage of invoices with incorrect or deleted information though sellers issue other replacement invoices.

2. Fines ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of causing the loss, burning or damage of issued invoices (the replicas intended for clients) during use although sellers have already declared or paid taxes based on these invoices, or have had documents or records evidencing the sale of goods or the provision of services, and such violation is committed under mitigating circumstances.

If such loss, burning or damage takes place through the buyer's fault, both the seller and the buyer must keep a record of such incident.

3. Fines ranging from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Causing the loss, burning or damage of invoices already released or purchased from tax authorities even though they have not been issued yet;

b) Causing the loss, burning or damage of issued invoices (the replicas intended for clients) during use although sellers have already declared or paid taxes, or have had documents or records evidencing the sale of goods or the provision of services.

If such loss, burning or damage takes place through the buyer's fault, both the seller and the buyer must keep a record of such incident.

4. Fines ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of causing the loss, burning and damage of issued invoices, or invoices already submitted for completion of tax declaration or payment procedures, or those are in use or storage, except the cases specified in clause 1, 2 and 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The seller or the buyer and the third party must make a report on the loss, burning or damage of invoices.

Article 27. Penalties for violations against regulations on cancellation, destruction or elimination of invoices

1. Penalties in the form of cautions shall be imposed for the act of cancelling or destroying invoices from 1 to 5 days after expiry of the regulated time limit under mitigating circumstances.

2. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Cancelling invoices released but not issued, or invalidated invoices, in breach of regulations.

b) Failing to cancel invoices released but not issued yet, or invalidated invoices, or failing to cancel invoices purchased from tax authorities but expired;

c) Cancelling or destroying invoices from 1 to 10 working days after expiry of the regulated time limit, except the case prescribed in clause 1 of this Article.

3. Fines ranging from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Cancelling or destroying invoices at least 11 working days after expiry of the regulated time limit;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Failing to cancel e-invoices containing defects after being issued after expiry of the time limit for tax authorities’ issuing notification of these defects to sellers;

d) Failing to cancel externally ordered invoices not released yet but no longer used according to regulations;

dd) Cancelling or destroying invoices in breach of procedures or processes prescribed by laws;

e) Destroying invoices though these invoices are not classified as those subject to destruction under laws.

4. Remedies: Compelling the cancellation or destruction of invoices with respect to the acts specified in point b of clause 2, point b, c and d of clause 3 of this Article.

Article 28. Penalties for the act of using invoices illegally or using illegal invoices

1. Fines ranging from VND 20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the act of using illegal invoices or using invoices illegally as provided in Article 4 herein, except the case prescribed in point dd of clause 1 of Article 16 and point d of clause 1 of Article 17 herein.

2. Remedies: Compelling the cancellation of used invoices.

Article 29. Penalties for violations against regulations on the act of preparing and delivering invoices

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Fines ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Submitting notices or reports regarding invoices from 1 to 10 days after expiry of the regulated submission time limit, except the case prescribed in clause 1 of this Article;

b) Issuing invoices wrongly or those whose contents are not fully consistent with those stated in lawful notices and reports regarding invoices submitted to tax authorities.

If entities or persons, by themselves, detect errors and re-issue substitute notices or reports in accordance with regulations to their supervisory tax authorities before issuance of decisions to carry out tax inspections or reviews at the violating taxpayer’s offices by tax authorities or competent authorities, they shall not be sanctioned.

3. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed for the act of submitting notices or reports regarding invoices to tax authorities from 11 to 20 days after expiry of the regulated submission time limit.

4. Fines ranging from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for the act of submitting notices or reports regarding invoices to tax authorities from 21 to 90 days after expiry of the regulated submission time limit.

5. Fines ranging from VND 5,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Submitting notices or reports regarding invoices to tax authorities at least 91 days after expiry of the regulated submission time limit;

b) Failing to submit notices and reports regarding invoices to tax authorities as legally required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Remedies: Compelling the preparation and delivery of invoice-related notices or reports with respect to the acts specified in point b of clause 2 and point b of clause 5 of this Article.

Article 30. Penalties for violations against regulations on the transfer of e-invoice data

1. Fines ranging from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of transferring e-invoice data to tax authorities from 01 to 05 working days after expiry of the regulated time limit.

2. Fines ranging from VND 5,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Transferring electronic invoice data to tax authorities from 06 to 10 working days after expiry of the regulated time limit;

b) Transferring general charts of electronic invoice data containing the inadequate number of invoices issued within invoicing periods.

3. Fines ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Transferring electronic invoice data to tax authorities at least 11 working days after expiry of the regulated time limit;

b) Failing to transfer electronic invoice data to tax authorities within the regulated time limit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. Penalties for violations against regulations on the provision of invoice services

Fines ranging from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

1. Providing internally printed invoice software that does not conform to principles or prints out invoices of which contents are not fully consistent with those prescribed in laws on invoices.

2. Providing e-invoicing software in contravention of the principles set forth in laws on invoices.

Chapter IV

SANCTIONING AUTHORITY; SEVERAL REGULATORY PROCEDURES FOR IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE PENALTIES FOR TAX OR INVOICE-RELATED VIOLATIONS

Article 32. Authority to impose tax or invoice-related administrative penalties of tax authorities

1. Customs officers on duty shall be vested with the authority to impose penalties in the form of cautions.

2. Tax team leaders shall, within their assigned duties and responsibilities, have the following authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Imposing the fine of up to VND 5,000,000 for acts prescribed in clause 2 of Article 10; clause 2, 3 and 4 of Article 11; clause 1 of Article 14; point a, b, c and dd of clause 1 of Article 15; clause 1 of Article 20; clause 2 and 3 of Article 21; clause 1 and point c and d of clause 2 of Article 23; clause 2 and 3 of Article 24; clause 2 of Article 25; clause 2 of Article 26; point a and c of clause 2 of Article 27; point a of clause 2 and clause 3 of Article 29; clause 1 of Article 30 herein.

3. Directors of Taxation Sub-departments shall, within their remit, have the following authority:

a) Imposing penalties in the form of cautions;

b) Imposing the fine of up to VND 50,000,000 for the acts prescribed in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II and Chapter III herein;

c) Imposing fines for the acts prescribed in Article 16, 17 and 18 herein;

d) Enforcing the temporary suspension of the invoice printing business as a penalty for the acts prescribed in Article 21 herein;

dd) Applying remedies stipulated herein.

4. Directors of Taxation Departments shall, within their remit, have the following authority:

a) Imposing penalties in the form of cautions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Imposing fines for the acts prescribed in Article 16, 17 and 18 herein;

d) Enforcing the temporary suspension of the invoice printing business as a penalty for the acts prescribed in Article 21 herein;

dd) Applying remedies stipulated herein.

5. General Director of the General Department of Taxation shall be accorded the following authority:

a) Imposing penalties in the form of cautions;

b) Imposing the fine of up to VND 200,000,000 for the acts prescribed in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II and Chapter III herein;

c) Imposing fines for the acts prescribed in Article 16, 17 and 18 herein;

d) Enforcing the temporary suspension of the invoice printing business as a penalty for the acts prescribed in Article 21 herein;

dd) Applying remedies stipulated herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee shall be accorded the following authority:

a) Imposing penalties in the form of cautions;

b) Imposing the fine of up to VND 50,000,000 for the acts prescribed in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II and Chapter III herein;

c) Enforcing the temporary suspension of the invoice printing business as a penalty for the acts prescribed in Article 21 herein;

d) Applying remedies stipulated in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II and III herein.

2. The Chairman/Chairwoman of the provincial-level People’s Committee shall be accorded the following authority:

a) Imposing penalties in the form of cautions;

b) Imposing the fine of up to VND 100,000,000 for the acts prescribed in Chapter III herein;

c) Imposing the fine of up to VND 200,000,000 for the acts prescribed in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II herein;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Applying remedies stipulated in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II and III herein.

Article 34. Authority to impose tax and invoice-related administrative penalties of inspectors

1. Inspectors or persons assigned to carry out specialized inspections on duty shall be accorded authority to issue cautions.

2. Chief Inspectors of Departments of Finance, Chiefs of Inspectorates of Taxation Departments, or Chief of Inspectorate of General Department of Taxation, performing specialized inspections shall have the following authority:

a) Imposing penalties in the form of cautions;

b) Imposing the fine of up to VND 50,000,000 for the acts prescribed in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II and Chapter III herein;

c) Enforcing the temporary suspension of the invoice printing business as a penalty for the acts prescribed in Article 21 herein;

d) Applying remedies stipulated in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II and III herein.

3. Chief of the Inspectorate of Ministry of Finance performing duties to carry out specialized inspections shall have the following authority:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Imposing the fine of up to VND 70.000.000 for the acts prescribed in Chapter III herein;

c) Imposing the fine of up to VND 140,000,000 for the acts prescribed in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II herein;

d) Enforcing the temporary suspension of the invoice printing business as a penalty for the acts prescribed in Article 21 herein;

dd) Applying remedies stipulated in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II and III herein.

4. Chief of the Inspectorate of the Ministry of Finance shall have the following authority:

a) Imposing penalties in the form of cautions;

b) Imposing the fine of up to VND 100,000,000 for the acts prescribed in Chapter III herein;

c) Imposing the fine of up to VND 200,000,000 for the acts prescribed in Article 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 19 of Chapter II herein;

d) Enforcing the temporary suspension of the invoice printing business as a penalty for the acts prescribed in Article 21 herein;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 35. Rules for determining and distributing authority to impose administrative penalties for tax or invoice-related violations

1. Regulations on the authority to impose administrative penalties for violations related to tax procedures or invoice-related violations of office holders specified in Article 32, 33 and 34 herein shall be applied to a single violation committed by an entity. Authority to fine individuals committing any violation against regulatory tax procedures or any invoice-related administrative violation and any act prescribed in Article 19 herein shall be equal to half of the authority to fine entities.

Authority to impose administrative penalties for the acts prescribed in Article 16, 17 and 18 herein shall be subject to clause 2 of Article 139 in the Law on Tax Administration.

2. Chiefs of specialized inspectorates shall have the authority to sanction administrative violations determined as part of the scope and objectives of inspections within the inspection time limits prescribed in laws on inspections.

3. In case where there is any tax or invoice-related administrative violation put under the sanctioning authority of multiple office holders, the office holder accepting the case of such violation first shall be responsible for dealing with this case.

4. If the case under discussion needs to be subject to fines, remedies and supplementary penalties that go beyond the authority prescribed herein, the person accorded the sanctioning authority who is currently handling the case must transfer the case file to the entity or person accorded the sanctioning authority.

Article 36. Issuance of tax or invoice-related administrative violation reports

1. Authority to issue tax or invoice-related administrative violation reports

If the persons accorded the sanctioning authority that are prescribed in Article 32, 33 and 34 herein or persons performing official duties of state administrative agencies detect any tax or invoice-related administrative violations, they shall have the authority to issue tax or invoice-related administrative violation reports.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The issuance of tax or invoice-related administrative violation reports must conform to regulations laid down in laws on handling of administrative violations.

In case where a tax inspection or examination report clearly points out administrative violations, this report shall serve as the tax or invoice-related administrative violation report as provided in clause 1 of Article 108 in the Law on Tax Administration.

b) Issuance of electronic reports

If any taxpayer defers filing their tax registration application package, changing tax registration information, submitting their tax return or tax finalization documentation by electronic means, within not more than a working day after the date of the tax authority's electronically sending the acknowledgement of receipt of the tax registration application package or application documentation for change in tax registration information or the notice of acceptance of the tax return or the tax finalization documentation, the tax authority shall issue 01 copy of the electronic tax or invoice-related administrative violation report to the violating taxpayer through the portal of the General Department of Taxation, even including the case in which a taxpayer submits multiple sets of tax documentation.

Electronic tax or invoice-related administrative violation reports issued in conformity with the requirements concerning electronic transactions performed in the tax sector shall serve as a basis for the tax authority's issuance of administrative penalty charge decisions.

An electronic violation report must specify the reporting date (day, month, year), location; full name, title of the report maker; digital signature of the report maker; full name, address, TIN, 9-digit or 12-digit ID card number of the violating person or name, address, TIN of the violating entity; hour, date (day, month, year) of commission of the violation; description of act of administrative violation; rights and time limit for giving explanation about the violator’s act; receiving and handling authority. Signature of the violating entity or person affixed to an electronic violation report shall be optional.

Tax authorities shall be responsible for setting up information technology systems to match the demands for preparation and delivery of electronic administrative violation reports. Once information technology systems meet requirements for preparation and delivery of electronic administrative violation reports for acts of violation against regulations on other tax or invoicing procedures, the Minister of Finance shall determine the issuance and delivery of electronic administrative violation reports.

Article 37. Explanations about tax or invoice-related administrative violations

1. Cases requiring explanations about tax or invoice-related administrative violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Administrative violations prescribed in Article 16, 17 and 18; clause 3 of Article 20; clause 7 of Article 21; Article 22 and 28 herein.

2. Explanation about tax or invoice-related administrative violations must conform to regulations laid down in laws on handling of administrative violations.

Article 38. Exceptions to tax or invoice-related administrative penalty charge decisions

1. The following cases shall be exempted from penalty charge decisions:

a) Cases are stipulated in Article 9 herein;

b) Subject matters of tax or invoice-related administrative violations are not identified;

c) The time limit for the imposition of an administrative penalty prescribed in Article 8 herein, or the time limit for the issuance of a penalty charge decision provided in the law on handling of administrative violations, has expired;

d) The violating person has died or gone missing; the violating entity has dissolved or been bankrupt during the period of consideration of a penalty charge decision, except the case prescribed in point c of clause 4 of Article 41 herein.

Bases for determining whether a person has died, gone missing; an entity has dissolved or been bankrupt, are subject to clause 2 of Article 41 herein;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. With respect to exceptions to penalty charge decisions prescribed in point a, b, c and d of clause 1 of this Article, the person accorded the sanctioning authority shall not issue the penalty charge decision, but shall apply the prescribed remedy (if any). The decision on enforcement of the remedy must clearly state reasons for exception to the administrative penalty charge decision; the applicable remedy, responsibilities and time limit for execution thereof.

Article 39. Transmission and delivery of tax or invoice-related administrative penalty charge decisions

1. Within the duration of 02 working days from the date of grant of an administrative penalty charge decision, the person having the authority to issue such decision must send or transmit the decision to the violating person or entity, the authority in charge of collecting fines and other relevant authorities (if any) for the purpose of execution of the decision.

2. The administrative penalty charge decision must be electronically sent to the taxpayer’s mailing address registered with the supervisory tax authority if the sanctioned entity or person meets eligibility requirements for electronic tax transactions. Unless they meet such requirements, the penalty charge decision must be transmitted directly or sent in the form of registered mails by post as per clause 3 and 4 of this Article.

3. In case where the administrative penalty charge decision is transmitted directly, the officer transmitting such decision must make a report on transmission of that administrative penalty charge decision. In case where the penalty charge decision is transmitted directly but the violating entity or person deliberately ignore it, the competent person shall make a report on refusal to receive the decision attested by the local authority and, to such extent, the decision shall be deemed as sent and received.

4. With respect to the decision which is sent by post in the form of the registered mail, if the violating entity or person deliberately ignore it after 10 days from the date on which the administrative penalty charge decision is sent by post till the third time and returned; if the administrative penalty charge decision has been posted at the residence of the violating person, the office of the violating entity, or it is established that the violating person evades receiving the administrative penalty charge decision, the decision shall be deemed sent and received.

In case where the tax authority sends the administrative penalty charge by post, the delivery note of the postal agency (confirming the successful delivery of the administrative penalty charge decision to the violating entity or person) must be filed in the archives of sanctioning documents and records.

Article 40. Time limit for execution of tax or invoice-related administrative penalty charge decisions

1. Time limit for execution of tax or invoice-related administrative penalty charge decisions shall be 01 year from the decision-issuing date. Upon expiry of the aforesaid execution time limit, if the tax authority has not yet transmitted or sent the administrative penalty charge decision to the violating entity or person under the provisions of Article 39 herein, that decision shall become inactive.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the sanctioned entity or person deliberately evades or defers execution of the decision, the time limit for execution of the penalty charge decision shall start from the date of termination of the act of evasion or deferment.

3. If the tax authority has transmitted or sent the administrative penalty charge decision to the violating entity or person as provided in Article 39 herein, but the sanctioned entity or person has not yet paid or has not fully paid fines, back taxes or deferred amounts, tax authorities must track amounts not yet paid on tax administration systems and apply measures to enforce recovery of outstanding taxes under regulations in order to fully collect amounts payable into the state budget.

Article 41. Execution of tax or invoice-related administrative penalty charge decisions in cases where sanctioned persons are dead or missing; sanctioned entities are dissolved or bankrupt

1. In case where the sanctioned person is dead or missing; the sanctioned entity is dissolved or bankrupt, fine amounts specified in penalty charge decisions shall be invalidated while remedies specified in penalty charge decisions remain in force.

The person issuing the penalty charge decision must issue the decision on execution of part of that decision within 60 days after receipt of the notice stating that the sanctioned person is dead or missing; the sanctioned entity is dissolved or bankrupt.

If the penalty charge decision does not include any remedy, the person accorded the sanctioning authority shall issue the decision on suspension of execution of the penalty charge decision.

2. Bases for determining whether a person has died, gone missing; an entity has been dissolved or bankrupt:

a) The death certificate or the notice of death or other substitutes of notice of death under laws on civil status, or the court’s decision stating a person is dead or missing (original or duplicate copy required by laws) with respect to the case of a dead or missing person;

b) The notice of dissolution of an enterprise or cooperative issued by the business registration authority or the cooperative registration authority with respect to the case of dissolution of an enterprise or cooperative; the notice of termination of TIN of the tax agency with respect to the case in which the dissolved entity is not an enterprise or cooperative (original or duplicate copy required by laws);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The decision on execution of a part of the penalty charge decision must include the followings: Revocation of the fine and reasons for such revocation; contents of the penalty charge decision that continue to be executed, name of the entity or person responsible for the continued execution of the penalty charge decision; execution time limit.

4. The succession of obligations to execute the remedy from the dead, missing person or the dissolved or bankrupt entity

a) The successor shall be responsible for executing the remaining part of the penalty charge decision regarding the remedy within the scope of the decedent's estate.

If the estate has not yet been divided, the remaining part of the penalty charge decision regarding the remedy that is bequeathed by the decedent shall be executed by the custodian of such estate.

If the estate has already been divided, each successor shall execute the remaining part of the penalty charge decision regarding the remedy that is bequeathed by the decedent, respectively, provided that such part does not exceed the value of estate that he/she inherits, unless otherwise agreed.

In case where the State or any entity receives the estate under will, they shall be responsible for executing the remaining part of the penalty charge decision regarding the remedy that is bequeathed by the decedent in the same way as in the case of the successor who is a person.

If there is none of the testate successor or the successor by operation of law, or there is the successor who disclaim the estate, regulations laid down in civil legislation shall be implemented.

b) The court-appointed guardian or custodian of the property owned by the person declared missing shall be responsible for executing the remaining part of the penalty charge decision (the remedy) within the scope of the property that he/she manages on behalf of the missing person.

c) If the dissolved entity is a subordinate entity or a business location of an enterprise; the entity is dissolved due to the reorganization of an enterprise, cooperative or other entity; the branch or representative office of a foreign trader or the management office of a foreign contractor in Vietnam is dissolved, the dissolved entity shall not be exempted from executing any fine prescribed in a penalty charge decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Calculation of the interest amounts on late payment of fines

a) Any person or entity paying fines for tax or invoice-related administrative violations late shall be charged an interest amount on the deferred fine at the rate of 0.05%/day.

b) The number of days past due shall include statutory public holidays or days-off, and shall start from the date succeeding the deadline for payment of the fine and end on the date preceding the date of the entity or person’s payment of the fine into the state budget.

2. Late payment interest amounts shall not be charged in the following cases:

a) They shall not be charged during the pending period of the fine charge decision;

b) They shall not be charged during the interval before the fine charge decision is issued;

c) They shall not be charged if the fine amount is not due yet with respect to cases of permission for the installment payment of the fine.

3. In case where the violating entity or person unwillingly pays the fine or the late payment interest amount into the state budget, the tax authority directly supervising that entity or person shall be responsible for notifying and pushing them to make the statutory payment.

Article 43. Exemption from fines for tax or invoice-related administrative violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. After getting away the deduction of the insured value or indemnity value (if any), the maximum amount of exemption shall be equal to the remaining amount of fine determined in the fine charge decision and does not exceed the value of damaged goods or services.

3. Documents submitted to apply for the exemption from fines for tax or invoice-related administrative violations, including:

a) Application form for the exemption from the fine, clearly stating reasons for such application; determining the value of the damaged property or goods; the amount of fine or interest on late payment of the fine (if any) in question;

b) Written request for fine exemption from the competent person or his/her host entity issuing the penalty charge decision, clearly stating reasons for application for the fine exemption; the amount of fine or the amount of interest on late payment of the fine (if any) in question;

c) Written document stating that the taxpayer is affected by any natural disaster, calamity, disease, fire or sudden accident or other force majeure events under the Government’s regulations, time and location of occurrence of the force majeure event under discussion, from one of the following entities or authorities: Police of communes, wards and townships; People's Committees of communes, wards and towns; Management boards of industrial parks, export processing zones and economic zones where the force majeure event took place; rescue or emergency response services; entities having competence in declaring the disease (an original copy or notarized or authenticated copy);

d) The written inventory determining the damaged value issued by the taxpayer or the taxpayer’s legal representative;

dd) The written document or record stating the damaged value which is issued by the competent appraising body in accordance with regulations of laws (an original copy, notarized or certified copy), unless otherwise stated in point g of this clause;

e) The penalty charge decision or the notice of the tax authority regarding the outstanding amount of fine determined at the time of occurrence of the force majeure event under discussion and at the time of submission of the application for fine exemption;

g) The set of documents and records stating the indemnity against the material loss accepted by the insurance agency as required by laws (original copies or notarized or certified copies) (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Authority to grant the fine exemption

a) Heads of Taxation Sub-departments shall, within their remit, have authority to grant fine exemptions for administrative penalty charge decisions issued by Leaders of Tax Teams;

b) Directors of Taxation Departments shall, within their remit, have authority to grant fine exemptions for administrative penalty charge decisions issued by Heads of Taxation Sub-departments or Leaders of Inspectorates of Taxation Departments;

c) Directors of General Department of Taxation shall have authority to grant fine exemptions for administrative penalty charge decisions issued by Directors of Taxation Departments or Leaders of Inspectorate of General Department of Taxation;

d) Minister of Finance shall have authority to grant fine exemptions for administrative penalty charge decisions issued by Directors of General Department of Taxation or Chief Inspector of the Ministry of Finance;

dd) Directors of Departments of Finance shall have authority to grant fine exemptions for administrative penalty charge decisions issued by Chief Inspectors of Departments of Finance;

e) Chief Inspector of Ministry of Finance shall have authority to grant fine exemptions for administrative penalty charge decisions issued by Leader of the Inspectorate of Ministry of Finance;

g) Presidents of provincial-level People’s Committees shall have the authority to grant fine exemptions for administrative penalty charge decisions issued by Presidents of district-level People’s Committees and by themselves.

5. Application and documentation requirements for fine exemption

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within the duration of 03 working days of receipt of the submitted application for fine exemption, the person issuing the administrative penalty charge decision must transfer the application, enclosing documents and records on the case to the person having authority to issue the decision on fine exemption, and inform the applicant of this.

Within the duration of 30 working days of receipt of the submitted application and documents for fine exemption, the person having authority to grant fine exemption must issue the decision on fine exemption or the notice of refusal of grant of fine exemption to the applicant, the person issuing the penalty charge decision. In case where the person having authority to grant fine exemption does not disapprove of the fine exemption, clear reasons for such disapproval must be stated.

6. Exemption from fines for tax or invoice-related administrative violations shall not be applied to the cases in which penalty charge decisions have been completely executed.

7. If the fine exemption is granted, the exemption from the amount of interest on late payment of the fine shall be applied as well.

8. If any taxpayer has already been exempted from the fine, and the competent authority or tax authority finds that such fine exemption is in breach of regulations laid down in this Article, the person having authority to grant fine exemption may issue the decision to revoke or adjust the fine exemption decision. The tax authority directly supervising the taxpayer shall be responsible for recouping the amount of fine exemption in breach of regulations and charging the amount of interest on the late payment of such amount into the state budget as provided in Article 42 herein. The date on which the amount of interest on the late payment of the amount of fine exemption in breach of regulations shall be the date on which the sanctioned entity or person submits all required documents to apply for fine exemption.

Chapter V

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 44. Entry into force

1. This Decree shall take effect from December 5, 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. From the effective date of this Decree, regulations laid down in the following Decrees and Circulars shall be abolished:

a) Chapter I and III of the Government’s Decree No. 129/2013/ND-CP dated October 16, 2013, prescribing administrative penalties for tax-related violations and enforcement of tax-related administrative decisions;

b) Clause 2 of Article 4 in Chapter 1, 4 and Article 44 of Chapter 5 in the Government's Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013, prescribing penalties for administrative violations in the management of prices, fees, charges and invoices;

c) Article 3 in the Government’s Decree No. 49/2016/ND-CP dated May 27, 2016, amending and supplementing certain articles of the Decree No. 109/2013/ND-CP;

d) Circular No. 166/2013/TT-BTC dated November 15, 2013, Circular No. 10/2014/TT-BTC dated January 17, 2014, and Circular No.176/2016/TT-BTC dated October 31, 2016, of the Ministry of Finance.

4. The term “invoice” existing in such fields as Name, Bases for Promulgation, Chapter 1, point b of clause 2 of Article 41, clause 2 of Article 45; the phrase "in the invoice sector is 01 year" in point 1 of Article 4 in the Government's Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013, prescribing penalties for administrative violations in the management of prices, fees, charges and invoices, shall be removed.

5. The term “invoice” existing in such fields as Name, Bases for Promulgation; clause 2 and 3 of Article 4; the phrase “suspension of the right to internally print out invoices, the right to create e-invoices; suspension of printing of invoices”, “cancellation of invoices; implementation of the statutory procedures for issuance of invoices” in clause 1 of Article 1 in the Government’s Decree No. 49/2016/ND-CP dated May 27, 2016, amending and supplementing certain articles of the Government's Decree No. 109/2013/ND-CP dated September 24, 2013, prescribing penalties for administrative violations in the management of prices, fees, charges and invoices, shall be removed.

6. Regulations regarding imposition of administrative penalties that have not yet been set forth herein shall be enforced under laws on handling of administrative violations.

Article 45. Transitional provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If any tax or invoice-related administrative violation is committed before the effective date of this Decree, but completed from the effective date of this Decree, regulations laid down the legislative document regarding administrative penalties for tax or invoice-related violations that take effect at the time of commission of such violation must be applied.

2. Regulations on penalties laid down in Chapter I, II and III herein, and regulations on postponement or exemption of enforcement of penalty charge decisions for the benefits of persons or entities committing tax or invoice-related administrative violations, shall be applied to any act happening before the effective date of this Decree and then discovered or currently taken into consideration.

3. If the person or entity committing any tax or invoice-related administrative violation already sanctioned before the effective date of this Decree continues to file their complaint or claim against the settlement of such violation, their complaint or claim shall be handled under the provisions of laws on handling of tax or invoice-related administrative violations and other relevant legislative regulations in force as of the date of commission of such violation.

Article 46. Samples of penalty charge reports and decisions

Samples of penalty charge reports and decisions are annexed hereto. More lines or fields may be added to meet specific demands to ensure the full inclusion of acts of violation during the process of making reports and issuing penalty charge decisions on condition that legislative regulations need to be observed.

In necessary cases, in order to meet state management requirements, Minister of Finance may issue other samples of reports and decisions as well as other necessary ones after agreeing with the Minister of Justice.

Article 47. Implementation responsibilities

Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, other organizations and individuals involved shall be responsible for implementing this Decree./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.059.964

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.87.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!