Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 100/2003/TTLT-BQP-BTC-BYT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Văn Được, Phạm Mạnh Hùng, Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 22/08/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 100/2003/TTLT-BQP-BTC-BYT

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2003

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ, TƯ VẤN NGƯỜI BỊ TẠM GIAM, PHẠM NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TRONG NHÀ TẠM GIỮ, TRẠI TẠM GIAM, TRẠI GIAM DO BỘ QUỐC PHÒNG QUẢN LÝ

BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07-11-1998 của Chính phủ về việc ban hành qui chế tạm giữ, tạm giam.
Căn cứ Nghị định số 60/CP ngày 16-9-1993 của Chính phủ về việc ban hành quy chế trại giam.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn người bị tạm giam, phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý, Liên bộ Quốc phòng, Tài chính, Y tế thống nhất hướng dẫn một số nội dung sau:

I. VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI BỊ TẠM GIAM, PHẠM NHÂN NHIỄM HIV/AIDS.

1. Khi kiểm tra sức khoẻ để tiếp nhận vào nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam thì người bị tạm giam, phạm nhân phải khai báo rõ tiền sử sử dụng ma tuý, mại dâm và HIV/AIDS. Riêng trường hợp trong diện có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao (nghiện hút, tiêm chính ma tuý, mại dâm…) đều phải xét nghiệm máu, tư vấn trước và sau xét nghiệm để phát hiện HIV. Những trường hợp phát hiện có kết quả HIV dương tính thì Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam lập hồ sơ bệnh án riêng để theo dõi, quản lý và thực hiện các biện pháp cần thiết khác nhằm ngăn chặn, chống lây nhiễm HIV/AIDS.

2. Đối với người bị tạm giam nhiễm HIV/AIDS thì bố trí giam giữ phải tuân theo các qui định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 qui chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ. Đối với người bị nhiễm HIV/AIDS là phạm nhân không nhất thiết phải bố trí thành đội quản lý, cải tạo, học tập, chữa bệnh riêng.

3. Nghiêm cấm việc tung tin thất thiệt về tình trạng nhiễm HIV/AIDS trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam và đưa tin bàn luận vô căn cứ về tình trạng bệnh HIV/AIDS ở người khác. Nghiêm cấm người bị tạm giam, phạm nhân xăm trổ, sử dụng các chất gây nghiện, bơm kim tiêm. Nghiêm cấm người bị tạm giam, phậm nhân bị nhiễm HIV/AIDS có hành vi gây lây nhiễm cho người khác hoặc đe dọa gây lây nhiễm cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.

4. Khi điều chuyển người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV/AIDS đến nơi giam giữ mới, nơi giam giữ cũ phải có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, bệnh án, tài liệu có liên quan cho đơn vị tiếp nhận để tiếp tục theo dõi quản lý.

Cán bộ y tế Nhà tạm giữ, trại tạm giam, Trại giam khi đưa người bị tạm giam, phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS đến bệnh viện, cơ sở y tế để khám và điều trị phải trao đổi, cung cấp thông tin về tình trạng bệnh tật với bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện, cơ sở y tế nơi tiếp nhận biết để có kế hoạch quản lý điều trị.

5. Phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS được giải quyết cho gặp vợ hoặc chồng trong thời gian 24 giờ theo qui định của pháp luật thì Trại giam, Trại giam có trách nhiệm tư vấn để họ có biện pháp đề phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.

6. Đối với phạm nhân nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn qui định của pháp luật thì Giám thị Trại giam, trại tạm giam lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành án, đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người mắc bệnh hiểm nghèo.

Đối với người bị tạm giam nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS mà phạm các tội không thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng phạm tội mới, không gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam lập hồ sơ báo cáo cơ quan thụ lý (điều tra, truy tốt xét xử) xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn, giao cho gia đình bảo lãnh theo qui định của pháp luật.

7. Khi người bị tạm giam nhiễm HIV/AIDS được thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác, được trả tự do theo qui định của pháp luật hoặc 2 tháng trước khi phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS hết hạn chấp hành quyết định thi hành án phạt tù trở về nơi cư trú thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người phụ trách trung tâm y tế nơi người bị tạm giam, phạm nhân về cư trú cũng như gia đình họ biết để chủ động quản lý và tư vấn cho họ.

8. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam, Trại giam có trách nhiệm thông báo cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp quản lý như: Trực trại, Quản giáo, Quân y .. biết người bị nhiễm HIV/AIDS thuộc phạm vi mình quản lý.

Cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng công tác ở Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam được phân công theo dõi, quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV/AIDS không được phân biệt đối xử và phải tuyệt đối giữ bí mật cho họ, không trao đổi với người không có trách nhiệm.

II. VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ, TƯ VẤN CHO NGƯỜI BỊ TẠM GIAM, PHẠM NHÂN NHIỄM HIV/AIDS.

1. Người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV nhưng chưa có biểu hiện AIDS thì không áp dụng chế độ chữa bệnh, nhưng Nhà tạm giam, Trại tạm giam, Trại giam phải thường xuyên theo dõi diễn biến tâm lý và phối hợp với trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh nơi gần nhất để theo dõi sức khoẻ, làm tốt công tác tư vấn, giúp người đó hiểu và phòng chống lây truyền sang người khác. Các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam quân sự đóng trên địa bàn theo dõi sức khoẻ, tư vấn cho người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV/AIDS và xét nghiệm máu, tư vấn trước và sau xét nghiệm để phát hiện nhiễm HIV/AIDS khi được đề nghị.

2. Trường hợp người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV đã ở giai đoạn biểu hiện lâm sàng bệnh AIDS thì được khám và chữa bệnh tại Trại tạm giam, Trại giam, bệnh xá của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (nơi có Nhà tạm giữ. Chế độ ăn uống cấp phát thuốc, bồi dưỡng do quân y chỉ định theo bệnh lý. Các khoản chi thực hiện theo Thông tư số 12/TTLB của Bộ Nội vụ - Quốc phòng - Y tế - Lao động thương binh và xã hội ngày 20/12/1993 về hướng dẫn thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, tổ chức phòng, chữa bệnh, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho phạm nhân và Thông tư số 01/NV- QP - TC - YT ngày 02/3/1994 liên Bộ Nội vụ - Quốc phòng - Tài chính - Y tế về việc hướng dẫn chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam (Riêng chế độ ăn thực hiện theo Quyết định số 3089/2000/QĐ-BQP ngày 21/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). Ngoài ra còn được chi theo qui định tại Thông tư liên tịch số 51/2002/TTLT-BTC-BYT ngày 03/6/2002 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc hướng dẫn nội dung và mức chi của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.

Cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam, Trại giam phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định chuyên môn về chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS theo Quyết định số 1451/2000/QĐ-BYT ngày 8-5-2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam và Quyết định số 2557/QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành qui định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS; thực hiện tốt công tác dự phòng phổ cập để tránh lây chéo và tránh lây nhiễm HIV khi chăm sóc, điều trị người bệnh HIV/AIDS.

3. Trường hợp người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV/AIDS mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội ở thể nặng nếu ngoài khả năng điều trị của bệnh xá Trại tạm giam, Trại giam thì được đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị. Mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội thuộc chuyên khoa nào thì chuyên khoa đó phải tiếp nhận điều trị. Nghiêm cấm việc từ chối khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS. Kinh phí khám, chữa bệnh do Nhà tạm giữ, Trại giam, Trại tam giam thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh. Kinh phí này do ngân sách Nhà nước cấp, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam có trách nhiệm bảo vệ, canh giữ người bị nhiễm HIV/AIDS do đơn vị mình quản lý trong thời gian điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.

4. Khi có người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV/AIDS tử vong thì việc khám xét tử thi, xử lý mẫu vật và mai táng thì hài phải tuân theo qui định tại Quyết định số 2557/QĐ-BYT ngày 26-12-1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành qui định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS và qui định tại các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành đối với từng loại đối tượng. Trường hợp người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV/AIDS tử vong mà nguyên nhân được xác định trên lâm sàng và xét nghiệm làm do AIDS thì không phải trưng cầu giám định pháp y. Kinh phí cho việc chôn cất do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm: một quan tài bằng gỗ thường, một bộ quần áo mới, 4m vải liệm, rượu hoặc cồn để làm vệ sinh khi liệm xác, hướng, nến và một khoản tiền bằng 100kg gạo tẻ trung bình (theo thời giá tại địa phương) để chi phí cho việc tổ chức chôn cất. Ngoài ra còn được chi hương, hoa, nến thăm viếng, chi hỗ trợ làm công tác vệ sinh phòng dịch theo mức chi tại Thông tư Liên tịch số 51/20002/TTLT-BTC-BYT ngày 03/6/2002.

5. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam phải thường xuyên tổ chức các biện pháp thông tin: giáo dục, truyền thông để người bị tạm giam, phạm nhân hiểu và thực hiện các biện pháp phòng, tránh lây nhiễm HIV/AIDS đưa việc giáo dục phòng, chống nhiễm HIV/AIDS vào nội dung giáo dục thường xuyên của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế để giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Văn Được

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Trần Văn Tá

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG





Phạm Mạnh Hùng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 100/2003/TTLT-BQP-BTC-BYT ngày 22/08/2003 hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV/AIDS trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý do Bộ Tài Chính- Bộ Quốc Phòng- Bộ Y Tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.030

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.197.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!