Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 89/1998/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 07/11/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 89/1998/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 1998 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TẠM GIỮ, TẠM GIAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về tạm giữ, tạm giam".

Điều 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 149/HĐBT ngày 05 tháng 5 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Y tế và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

QUY CHẾ
VỀ TẠM GIỮ, TẠM GIAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Toà án áp dụng nhằm buộc những người có Lệnh tạm giữ hoặc Lệnh tạm giao cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc đảm bảo thi hành án phạt tù hoặc án tử hình.

Điều 2.

1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có Lệnh tạm giữ.

2. Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có Lệnh tạm giam.

Điều 3.

1. Nhà tạm giữ là nơi tạm giữ những người quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này và những người bị bắt theo Lệnh truy nã (gọi chung là người bị tạm giữ, tạm giam). Trong Nhà tạm giữ còn có một số buồng để tạm giam bị can, bị cáo thuộc quyền điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp huyện.

Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là công an cấp huyện) là nơi giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân cấp huyện. Nhà tạm giữ ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương là nơi giam, giữ đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án trong Quân đội nhân dân.

2. Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng là nơi tạm giữ những người trong diện quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này do chỉ huy Đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới ra Lệnh tạm giữ và những người bị bắt theo Lệnh truy nã.

Điều 4. Trại tạm giam là nơi giam, giữ những người thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này, những người bị kết án tù hoặc tử hình đang chờ thi hành án. Trong Trại tạm giam có một số buồng để tạm giữ người được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này và những người bị bắt theo Lệnh truy nã.

Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Toàn án nhân dân. Trại tạm giam quân sự giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án trong Quân đội nhân dân.

Điều 5. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam chỉ tiếp nhận giam, giữ những người đã có Lệnh tạm giữ, Lệnh tạm giam hoặc Lệnh truy nã. Người bị tạm giữ và người bị tạm giam không được giam, giữ chung trong cùng một buồng. Việc tạm giữ, tạm giam phải theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người bị tạm giữ, tạm giam.

Chương 2:

TỔ CHỨC NHÀ TẠM GIỮ, TRẠI TẠM GIAM

MỤC A: TỔ CHỨC NHÀ TẠM GIỮ

Điều 6.

1. Mỗi Công an cấp huyện; mỗi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương được tổ chức một Nhà tạm giữ. Nhà tạm giữ có một số buồng tạm giam và phải treo biển "Buồng tạm giam". Đồn biên phòng ở biên giới, hải đảo xa trung tâm hành chính cấp huyện thì được lập Buồng tạm giữ. Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng phải treo biển "Buồng tạm giữ".

Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thành lập, giải thể, quy định quy mô tạm giam, tạm giữ, nội quy của Nhà tạm giữ ở Công an cấp huyện. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc thành lập, giải thể, quy định quy mô tạm giam, tạm giữ, nội quy của Nhà tạm giữ ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương và Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng.

2. Nhà tạm giữ có Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà tạm giữ, cán bộ làm công tác quản lý, y tế và chiến sĩ vũ trang canh gác bảo vệ. Đối với Nhà tạm giữ thường xuyên có từ 50 người bị tạm giữ, tạm giam trở lên được bố trí thêm cán bộ làm công tác hồ sơ, trinh sát, tổng hợp, hậu cần...

Việc bổ nhiệm, phân công, bố trí công tác, biên chế cụ thể ở Nhà tạm giữ do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ điều kiện từng địa phương quy định.

3. Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng do Đồn trưởng Đồn biên phòng trực tiếp quản lý. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đồn trưởng Đồn biên phòng trong việc quản lý tạm giữ được thực hiện như quy định đối với Trưởng Nhà tạm giữ. Chế độ đối với người bị tạm giữ và chế độ quản lý tạm giữ của Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng được thực hiện theo các quy định tại Quy chế này.

Những Đồn biên phòng không có Buồng tạm giữ khi cần tạm giữ người có dấu hiệu phạm tội theo thẩm quyền được pháp luật quy định thì Chỉ huy Đồn biên phòng phải cử người dẫn giải họ đến Nhà tạm giữ, Trại tạm giam gần nhất để tạm giữ theo quy định. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng phối hợp hướng dẫn thực hiện quy định này.

Điều 7.

1. Trưởng Nhà tạm giữ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Nhà tạm giữ do mình quản lý theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện việc giam, giữ, trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam, khi có Lệnh hoặc Quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

c) Tổ chức, tạo điều kiện cho người đang bị tạm giữ, tạm giam thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án có người bị tạm giữ, tạm giam biết việc hết thời hạn tạm giữ trước 1 ngày, việc hết thời hạn tạm giam lần thứ nhất trước 5 ngày, việc hết thời hạn tạm giam lần thứ hai trước 10 ngày và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án đến nhận hoặc giải quyết các trường hợp hết thời hạn tạm giữ, tạm giam. Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết các trường hợp hết hạn tạm giữ, tạm giam thì kiến nghị ngay lên cấp trên có thẩm quyền của cơ quan đó giải quyết.

đ) Giao người bị tạm giữ, tạm giam theo Lệnh trích xuất của người có thẩm quyền;

e) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù;

g) Báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền đối với các trường hợp xét thấy quyết định giam, giữ, trả tự do là trái pháp luật;

h) Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2. Phó trưởng Nhà tạm giữ có trách nhiệm giúp Trưởng Nhà tạm giữ theo sự phân công của Trưởng Nhà tạm giữ.

Điều 8. Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà tạm giữ, cán bộ làm công tác quản giáo, y tế, hồ sơ, tổng hợp, trinh sát, hậu cần và chiến sĩ vũ trang canh gác bảo vệ phải có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đã được đào tạo về chuyên môn và hiểu biết pháp luật.

Điều 9. Nhà tạm giữ, Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng được thiết kế, xây dựng kiên cố, có khoá cửa, đủ ánh sáng, bảo đảm sức khoẻ của người bị tạm giam, giữ, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu an toàn của công tác quản lý giam, giữ. Tiêu chuẩn cụ thể của Nhà tạm giữ, Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định.

MỤC B: TỔ CHỨC TRẠI TẠM GIAM

Điều 10.

1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mỗi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Công an cấp tỉnh), Quân khu, Quân đoàn và cấp tương đương trong Quân đội nhân dân được tổ chức một hoặc hai Trại tạm giam. Trại tạm giam có buồng riêng để giam người có án tử hình và có một số buồng để tạm giữ những người có Lệnh tạm giữ, người đã có quyết định thi hành án phạt tù đang chờ chuyển đi Trại giam. Những buồng giam, giữ này phải được treo biển "Buồng tạm giữ", "Buồng giam người có án tử hình", "Buồng giam người chờ chuyển đi Trại giam".

Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, giải thể, quy định quy mô giam giữ, nội quy của Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể, quy định quy mô giam giữ, nội quy của Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng và Trại tạm giam ở Quân khu, Quân đoàn và cấp tương đương trong Quân đội nhân dân.

2. Trại tạm giam có Giám thị, Phó giám thị, Quản giáo, nhân viên, kỹ thuật viên, Sĩ quan, Hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang canh gác bảo vệ. Việc bổ nhiệm, phân công công tác, biên chế cụ thể do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 11.

1. Giám thị Trại tạm giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Trại tạm giam theo đúng quy định của pháp luật;

b) Thực hiện việc giam, giữ, trả tự do cho người bị tạm giam, tạm giữ khi có Lệnh hoặc Quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

c) Tổ chức cho người đang bị giam, giữ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật; chuyển kiến nghị, kháng cáo đối với bản án xét xử sơ thẩm, phúc thẩm của người bị tạm giam tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn luật định;

d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án có người bị tạm giữ, tạm giam, biết việc hết thời hạn tạm giữ trước 1 ngày, việc hết thời hạn tạm giam lần thứ nhất trước 5 ngày, việc hết thời hạn tạm giam lần thứ hai trước 10 ngày và yêu cầu cơ quan thụ lý vụ án đến nhận hoặc giải quyết các trường hợp hết thời hạn tạm giam, tạm giữ. Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết các trường hợp hết hạn tạm giam, tạm giữ thì kiến nghị ngay lên cấp trên có thẩm quyền của cơ quan đó giải quyết;

đ) Giao người bị tạm giữ, tạm giam theo Lệnh trích xuất của người có thẩm quyền;

e) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan phục vụ tốt yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình;

g) Báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền đối với các trường hợp xét thấy quyết định giam, giữ, trả tự do là trái pháp luật;

h) Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2. Phó Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm giúp Giám thị Trại tạm giam theo sự phân công của Giám thị Trại tạm giam.

Điều 12. Giám thị, Phó giám thị, Quản giáo, nhân viên, kỹ thuật viên, Sĩ quan, Hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang canh gác bảo vệ Trại tạm giam phải có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết pháp luật và có nghiệp vụ chuyên ngành.

Giám thị, Phó giám thị Trại tạm giam phải là người đã tốt nghiệp Đại học Cảnh sát, Đại học An ninh, Đại học Luật hoặc tương đương trở lên và có kinh nghiệm về công tác quản lý tạm giam, tạm giữ.

Quản giáo và chỉ huy lực lượng bảo vệ Trại tạm giam phải là người đã tốt nghiệp Trung học Cảnh sát, Trung học An ninh hoặc tương đương trở lên và được đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành.

Sĩ quan, Hạ sĩ quan, chiến sĩ làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ Trại tạm giam phải được đào tạo về nghiệp vụ bảo vệ chuyên ngành.

Điều 13. Trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có đủ ánh sáng bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khoẻ cho người bị tạm giam, tạm giữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu an toàn của công tác quản lý giam, giữ. Tiêu chuẩn cụ thể của Trại tạm giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 14. Trại tạm giam được tổ chức bệnh xá để khám và chữa bệnh cho người đang bị giam, giữ. Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Hà Nội và Công an thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức bệnh viện để khám, chữa bệnh cho người đang bị giam, giữ ở các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ theo quy định của Bộ Công an và Bộ Y tế.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TẠM GIỮ, TẠM GIAM

Điều 15.

1. Việc giam, giữ bố trí theo khu vực và phân loại như sau:

Phụ nữ;

Người chưa thành niên;

Người nước ngoài;

Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

Loại côn đồ hung hãn, giết người, cướp tài sản, tái phạm nguy hiểm;

Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;

Người bị Toà án tuyên phạt tử hình;

Người có án phạt tù chờ chuyển đi Trại giam.

2. Không được giam, giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử. Việc giam, giữ riêng từng người do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam có thể được giam, giữ ở buồng riêng trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

3. Mỗi Trại tạm giam có một cơ sở chấp hành hình phạt tù (gọi là Phân trại quản lý phạm nhân) để thường xuyên phục vụ việc nấu ăn, đưa cơm, vận chuyển đồ tiếp tế, làm vệ sinh, sửa chữa, xây dựng Trại tạm giam và phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ giam, giữ. Việc thi hành án phạt tù ở Phân trại quản lý phạm nhân phải thực hiện theo Pháp lệnh thi hành án phạt tù và Quy chế Trại giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể, quy định quy mô, tiêu chuẩn phạm nhân của Phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam.

Điều 16. Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải thực hiện các việc sau:

Xem xét Lệnh tạm giữ, Lệnh tạm giam, Lệnh truy nã và các tài liệu, thủ tục cần thiết khác để bảo đảm giam giữ đúng người, đúng pháp luật;

Lập biên bản giao nhận hồ sơ và giao nhận người bị tạm giữ, tạm giam, đồng thời xác định tình trạng sức khoẻ của họ;

Lập danh chỉ bản, chụp ảnh và vào sổ theo dõi danh sách người bị tạm giữ, tạm giam;

- Phổ biến nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam cho người bị tạm giữ, tạm giam, kiểm tra thân thể và đồ vật mang theo của họ trước khi đưa họ vào buồng giam, giữ. Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, tạm giam là nam giới do cán bộ nam thực hiện, là nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở phòng kín.

Điều 17. Người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được đưa vào buồng giam, giữ những đồ dùng cần thiết cho cá nhân theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Tiền và các tài sản khác của họ mang theo phải gửi lưu ký tại nơi quy định của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam hoặc uỷ quyền cho thân nhân họ quản lý. Những vật không thể bảo quản được trong thời hạn giam, giữ và những vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng giam, giữ nếu phải huỷ bỏ thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải ra quyết định huỷ bỏ bằng văn bản. Khi huỷ bỏ phải có sự chứng kiến của người bị tạm giữ, tạm giam và phải lập biên bản về việc huỷ bỏ. Nếu họ được trả tự do hoặc chuyển nơi giam, giữ khác thì phải trả lại tiền hoặc các tài sản khác đã gửi lưu ký. Trường hợp Nhà tạm giữ, Trại tạm giam làm hư hỏng hoặc mất mát tiền hoặc tài sản gửi lưu ký của người bị tạm giữ, tạm giam thì phải bồi thường cho họ.

Điều 18.

1. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam bố trí cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ 24/24 giờ trong ngày để quản lý, tuần tra, canh gác, kiểm tra từng buồng giam, giữ và toàn bộ khu vực giam, giữ, giải quyết kịp thời các việc đột xuất xảy ra.

2. Người bị tạm giữ, tạm giam đều phải ở trong buồng giam, giữ. Chỉ khi có lệnh của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam mới được cho họ ra khỏi buồng giam, giữ để thực hiện Lệnh trích xuất hay để thay đổi không khí, tắm giặt, khám, chữa bệnh, làm vệ sinh buồng giam, giữ. Không được sử dụng người bị tạm giữ, tạm giam làm các việc trái quy định của pháp luật.

Điều 19.

1. Việc quay phim, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, phỏng vấn tại khu vực Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải tuân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Cán bộ, chiến sĩ công tác ở Nhà tạm giữ, Trại tạm giam không có nhiệm vụ và mọi người khác, nếu không được phép của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam thì không được vào khu vực buồng giam, giữ, không được tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam. Trường hợp được phép vào khu vực buồng giam, giữ và tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam thì phải có cán bộ hướng dẫn và phải tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ đó. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải lập sổ theo dõi về những trường hợp vào khu vực buồng giam, giữ và tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam.

3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện những quy định đối với công tác kiểm sát giam, giữ.

Điều 20.

1. Việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật Tố tụng hình sự. Trường hợp cần cấp cứu, khám và chữa bệnh ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam, tại cơ sở y tế ở ngoài Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có quyền ra lệnh trích xuất, sau đó phải thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

2. Lệnh trích xuất phải ghi rõ:

Cơ quan, họ và tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;

Họ và tên, tuổi, địa chỉ, hành vi vi phạm pháp luật, ngày bị tạm giữ, tạm giam của người được trích xuất;

Mục đích và thời hạn trích xuất;

Cán bộ nhận người được trích xuất.

Người ra lệnh trích xuất phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên, đóng dấu vào Lệnh trích xuất.

3. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải lập sổ theo dõi việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam.\

Điều 21. Việc trích xuất được thực hiện một trong những trường hợp sau:

a) Cho người bị tạm giữ, tạm giam đi khám, chữa bệnh, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần ở Bệnh viện ngoài Nhà tạm giữ, Trại tạm giam;

b) Chuyển người bị tạm giữ, tạm giam đến nơi giam, giữ khác;

c) Để thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;

d) Đưa người bị kết án tù đi thi hành án phạt tù hoặc đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án;

đ) Cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác;

e) Cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp của Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo về từng trường hợp cụ thể.

Điều 22.

1. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam yêu cầu cán bộ thực hiện Lệnh trích xuất giao đầy đủ các văn bản hợp pháp theo các trường hợp nêu tại Điều 21 để xem xét, kiểm tra nhằm bảo đảm trích xuất đúng người và lập thủ tục giao nhận người được trích xuất, có ghi rõ tình trạng sức khoẻ của người đó.

2. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác thực hiện theo quy định này.

Việc người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với tổ chức nhân đạo được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Trong các trường hợp tiếp xúc này cần có cán bộ, chiến sĩ Nhà tạm giữ, Trại tạm giam giám sát và có thể có đại diện của cơ quan Ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.

Điều 23. Trại tạm giam phải tổ chức khu vực để giam những người có án tử hình. Trong trường hợp cần thiết, người có án tử hình có thể bị cùm chân 24h/24h. Giám thị Trại tạm giam được áp dụng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ cần thiết để ngăn ngừa người có án tử hình bỏ trốn, tự sát hoặc có các hành vi nguy hiểm khác.

Điều 24.

1. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ công tác quản lý giam, giữ, vị trí, đặc điểm địa bàn để tổ chức các phương án bảo vệ an toàn Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và tổ chức phòng bệnh, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định. Khi có dịch bệnh xảy ra phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để phối hợp dập tắt dịch bệnh.

2. Bộ Y tế và Bộ Công an tổ chức, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc khám, chữa bệnh trong trường hợp dịch bệnh, ngộ độc hàng loạt... tại các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ và tổ chức các phòng điều trị riêng để tiếp nhận bệnh nhân là người bị tạm giam, tạm giữ tại các bệnh việc hoặc cơ sở y tế khác. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam bố trí cán bộ, chiến sĩ quản lý chặt chẽ người bị tạm giữ, tạm giam trong thời gian điều trị ở cơ sở y tế ở ngoài Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

Điều 25.

1. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam chết tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát biết để tiến hành xác định nguyên nhân chết. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thông báo cho thân nhân người chết biết. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.

Khi Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát thống nhất cho phép chôn cất thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam làm thủ tục khai tử với chính quyền cơ sở và tổ chức chôn cất. Trường hợp thân nhân người chết làm đơn đề nghị và có xác nhận của chính quyền địa phương thì có thể bàn giao thi hài đó cho họ. Việc chôn cất phải đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương. Đối với người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết nhưng hiện chưa có Điều ước quốc tế tương ứng, hoặc giữa Nhà nước Việt Nam và nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết từng trường hợp cụ thể, hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết thủ tục như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.

2. Kinh phí chi cho việc chôn cất do ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm: một quan tài bằng gỗ thường, một bộ quần áo mới và 4m vải liệm, rượu hoặc cồn để làm vệ sinh khi liệm xác, hương, nến và một khoản tiền bằng 100 kg gạo tẻ loại trung bình (theo thời giá thị trường tại địa phương) để chi phí cho việc tổ chức chôn cất.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM

Điều 26.

1. Tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo định lượng là 15 kg gạo, 0,3 kg thịt và 0,5 kg cá, 0,8 kg muối, 1/2 lít nước chấm, 15 kg rau xanh và 15 kg chất đốt. Trong các ngày lễ, Tết dương lịch (theo quy định của Nhà nước) được ăn thêm gấp 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường; trong các ngày Tết nguyên đán được ăn thêm gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Các tiêu chuẩn nêu trên được tính theo thời giá thị trường ở từng địa phương. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ, tạm giam để bảo đảm họ ăn hết tiêu chuẩn.

Một tháng không quá hai lần người bị tạm giữ, tạm giam được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của thân nhân gửi đến theo quy định; lượng quà không được vượt quá 2 lần tiêu chuẩn ăn hàng ngày. Nghiêm cấm người bị tạm giữ, tạm giam dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích độc hại khác. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức tiếp nhận; kiểm tra chặt chẽ đồ tiếp tế, loại bỏ các vật bị cấm và giao lại đầy đủ cho người bị tạm giữ, tạm giam, kiểm tra phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt đồ tiếp tế đó. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể những thứ mà thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam được phép tiếp tế và quy định việc tổ chức bán các thứ cần thiết trong các Trại tạm giam. Việc sử dụng đồ tiếp tế được quy định cụ thể trong nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

2. Bình quân diện tích tối thiểu nơi giam, giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2/1 người, có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải để nằm.

3. Trong thời gian bị giam, giữ, người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn của cá nhân, nếu thiếu thì Nhà tạm giữ, Trại tạm giam cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 1 chiếu, 1 màn (loại cá nhân), 1 chăn (đối với các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam từ thành phố Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ Huế trở ra dùng chăn trần bông loại 2 kg), 1 đôi dép và 2 bộ quần áo dài theo mẫu thống nhất do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Hàng tháng người bị tạm giữ, tạm giam được cấp 0,2 kg xà phòng giặt, 2 tháng được cấp 1 khăn rửa mặt. Người bị tạm giữ, tạm giam là nữ được cấp thêm một số tiền (tương đương 2 kg gạo tính theo thời giá thị trường ở từng địa phương) để mua những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ.

Cán bộ trực tiếp quản lý giam, giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người bị tạm giữ, tạm giam giữ gìn và bảo đảm vệ sinh những thứ cho mượn, tổ chức thu hồi và bảo quản chu đáo khi người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

Điều 27. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam được tổ chức một bếp ăn, có đủ dụng cụ cần thiết. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải quản lý chặt chẽ các tài sản đó nhằm đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Việc tổ chức phục vụ ăn, uống đủ tiêu chuẩn định lượng và đảm bảo vệ sinh theo quy định thống nhất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Điều 28. Người bị tạm giữ, tạm giam bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được cán bộ y tế của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam khám và điều trị.

Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị ốm đau, bệnh tật, thương tích nặng vượt quá khả năng khám và điều trị của cán bộ y tế Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam thông báo với cơ quan đang thụ lý vụ án, đồng thời làm các thủ tục chuyển họ đến cơ sở y tế ở ngoài để điều trị và tổ chức canh giữ họ. Chi phí khám và chữa bệnh do Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thanh toán với cơ sở y tế đó.

Đối với người bị tạm giữ, tạm giam nghi bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cần giám định pháp y tâm thần. Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với Nhà tạm giữ, Trại tạm giam đưa người bị tạm giữ, tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong Quyết định.

Điều 29. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình 20 người bị tạm giữ, tạm giam được cấp một số báo Nhân dân hoặc báo địa phương. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh hoặc truyền thanh địa phương, đọc báo Nhân dân hoặc báo địa phương. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem một số chương trình truyền hình Trung ương và địa phương.

Người nước ngoài bị giam, giữ tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam được nhận sách, báo bằng tiếng nước họ mang quốc tịch khi được cơ quan thụ lý vụ án cho phép.

Điều 30. Người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được gửi và nhận thư khi được cơ quan đạng thụ lý vụ án cho phép. Thư phải để mở và qua sự kiểm tra của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam.

Điều 31.

1. Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền khiếu nại, tố cáo việc tạm giữ, tạm giam trái pháp luật hoặc các hành vi trái với Quy chế về tạm giữ, tạm giam.

2. Việc khiếu nại, tố cáo có thể bằng đơn, thư hoặc bằng miệng với cán bộ Quản giáo, Trưởng hay Phó trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị hay Phó giám thị Trại tạm giam hoặc với người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đó hoặc với cấp trên của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam. Cán bộ tiếp nhận lời khiếu nại, tố cáo miệng phải lập thành văn bản. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam muốn khiếu nại, tố cáo bằng đơn, thư thì Trưởng hay Phó trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị hay Phó giám thị Trại tạm giam hoặc người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đó phải bố trí địa điểm, giấy bút để người bị tạm giữ, tạm giam viết. Người bị tạm giữ, tạm giam còn có quyền khiếu nại, tố cáo với Viện Kiểm sát. Đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam hoặc người tiến hành tố tụng hoặc Viện Kiểm sát phải được chuyển giao trong vòng 24 giờ. Người bị tạm giữ, tạm giam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo; nếu lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Khi nhận được đơn, thư hoặc lời khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam thì cá nhân hoặc cơ quan có trách nhiệm giải quyết phải tiến hành xác minh làm rõ sự việc và trả lời cho người khiếu nại, tố cáo chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn, thư hoặc lời khiếu nại, tố cáo đó.

Điều 32.

1. Người bị tạm giữ, tạm giam đã hoàn cung chờ xét xử, chấp hành tốt nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam có thể được xét tăng gấp đôi số lần gặp gỡ thân nhân và tăng gấp đôi số lần được gửi và nhận thư, nhận quà.

2. Người bị tạm giữ có hành vi vi phạm nội quy của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý bằng một trong các hình thức sau:

Cảnh cáo;

Phạt cùm chân. Thời gian phạt cùm chân do Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định nhưng không quá một tuần.

3. Người bị tạm giam có hành vi vi phạm nội quy của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau:

Cảnh cáo;

Phạt giam riêng ở buồng kỷ luật từ 3 đến 12 ngày. Người bị phạt giam ở buồng kỷ luật có thể bị cùm chân. Thời gian bị cùm chân do Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định, nhưng không quá 10 ngày.

4. Người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy nhiều lần thì có thể bị hạn chế gặp thân nhân, gửi và nhận thư, nhận quà; đang trong thời gian bị kỷ luật không được gửi và nhận thư, nhận quà, không được gặp thân nhân cho đến khi họ chấp hành tốt nội quy Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

5. Việc thi hành kỷ luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy do Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định bằng văn bản. Quyết định phải ghi rõ lý do và hình thức kỷ luật. Biên bản về việc vi phạm và quyết định hình thức kỷ luật được đưa vào hồ sơ của người đó.

Điều 33.

1. Người bị kết án tử hình được hưởng các tiêu chuẩn về ăn, uống, khám, chữa bệnh, gửi, nhận thư, thăm gặp, nhận quà, khiếu nại, tố cáo như những người bị tạm giữ, tạm giam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trại tạm giam có trách nhiệm trả lại ngay tiền, tài sản gửi lưu ký, đồ dùng cá nhân (nếu có) của người đã bị thi hành án tử hình cho thân nhân hoặc cho người được uỷ thác của người đó.

Điều 34. Chế độ tạm giữ, tạm giam đối với người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam được áp dụng theo Quy chế này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Kinh phí phục vụ cho việc quản lý, cải tạo, sửa chữa, xây dựng Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, mua sắm các phương tiện phục vụ giam giữ và chi phí ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam, chi phí cho việc tổ chức chôn cất người bị tạm giữ, tạm giam chết do ngân sách Nhà nước cấp theo dự trù hàng năm của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp hướng dẫn thực hiện quy định này.

Điều 36.

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp đất, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và quản lý Nhà tạm giữ, Trại tạm giam tại địa phương mình và chỉ đạo chính quyền sở tại tổ chức phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn cho Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cơ quan chuyên ngành quản lý hệ thống Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 89/1998/ND-CP

Hanoi, November 07, 1998

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATIONS ON TEMPORARY CUSTODY AND DETENTION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Criminal Procedures Code of the Socialist Republic of Vietnam;
At the proposal of the Minister of Public Security and the Minister of Defense,

DECREES:

Article 1.- Now to promulgate, together with this Decree, "The Regulations on Temporary Custody and Detention".

Article 2.- This Decree shall replace Decree No. 149/HDBT of May 5, 1992 of the Council of Ministers and shall take effect for implementation 15 days after its signing.

Article 3.- The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall co-ordinate with the bodies concerned in guiding, monitoring and inspecting the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

REGULATIONS

ON TEMPORARY CUSTODY AND DETENTION

(Promulgated together with Government Decree No.89/1998/ND-CP of November 7, 1998)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.-

1. Persons temporarily kept into custody are those arrested in emergency cases or caught in the act and on whom the order for temporary custody has been issued.

2. Persons detained are the defendant, the accused, indictees and those who are condemned to imprisonment or death sentences arrested for detention and on whom the order for detention has been issued.

Article 3.-

1. A house for temporary custody is a place where persons defined in Item 1, Article 2 hereof and persons arrested by Hunting Orders (hereinafter collectively called detainee) are temporarily held. In the temporary custody house there are a number of rooms for detaining the defendant and the accused that come under the investigation, prosecution and trial power of the criminal procedure bodies of district level.

Temporary custody houses of the police of districts, provincial capitals and towns (hereinafter called the district police) are places where subjects that come under the investigation, prosecution and trial competence of the district investigation bodies, the People’s Procuraries and the People’s Courts are kept or detained. The temporary custody houses at the Military Commands of the provinces and centrally-run cities or of equivalent levels are places where subjects that come under the investigation, prosecution and trial competence of the investigation bodies, the procuraries and the courts in the People’s Army are kept or detained.

2. A room for temporary custody at Borderguard Station is a place where persons defined in Item 1, Article 2 hereof and subject to temporary custody orders issued by commanders of Borderguard Stations at islands or border regions and persons arrested by Hunting Orders are kept or detained.

Article 4.- A detention house is a place where persons defined in Item 2, Article 2 hereof and persons condemned to imprisonment or death sentence or persons awaiting judgement execution are detained. In a detention house there is a number of rooms for temporarily keeping persons defined in Item 1, Article 2 hereof and persons arrested by Hunting Orders.

Detention houses of the Ministry of Public Security and detention houses of provincial Police Departments shall be used to temporarily keep or detain subjects that come under the investigation, prosecution and trial competence of the investigation bodies, the people’s procuraries and the people’s courts. The military detention houses are used to temporarily keep or detain subjects under the investigation, prosecution and trial jurisdiction of the investigation bodies, procuracies and courts in the People’s Army.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

ORGANIZATION OF TEMPORARY CUSTODY HOUSES AND DETENTION HOUSES

Section A.- ORGANIZATION OF TEMPORARY CUSTODY HOUSES

Article 6.-

1. The Police agency of each district and the Military Command of each province and each centrally-run city and equivalent levels shall organize a temporary custody house. Such a house shall have a number of detention rooms with the signboard "Room of Detention" posted up. Those borderguard stations in border regions or islands far from district administrative centers shall be entitled to set up temporary custody rooms. Such a room at the borderguard station shall be put up with the "Room for Temporary Custody" signboard.

The Minister of Public Security shall decide on the setting up, dissolution and size of detention and temporary custody houses as well as the internal rules of the temporary custody houses of district police agencies. The Minister of Defense shall decide on the setting up, dissolution and size of detention and temporary custody houses as well as the internal rules of temporary custody houses at the Military Commands of provinces and centrally-run cities and equivalent levels and temporary custody rooms at borderguard stations.

2. A temporary custody house is managed by a Head and a Deputy-Head of the House, managerial cadres, medical workers and armed guards. Temporary custody houses with permanent number of 50 or more inmates shall be staffed with extra officials doing the dossier, scouting, general affairs and logistic ... work.

The appointment, distribution and arrangement of work and the specific number of staff members at temporary custody houses shall be stipulated by the Minister of Public Security and Minister of Defense basing on the conditions of each locality.

3. Temporary custody rooms at Borderguard Stations shall be directly controlled by the Station Chiefs. The functions, tasks and powers of the Station Chiefs in the management of the temporary custody shall be the same as those stipulated for chiefs of the temporary custody houses. The regime towards those temporarily kept in custody and the regime for management of temporary custody by temporary custody rooms at Border Stations shall comply with the stipulations hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.-

The Head of a temporary custody house shall have the following tasks and powers:

a) To direct and be responsible for the whole activities of the house under his/her charge as prescribed by law;

b) To effect the detention, temporary custody or release of persons temporarily kept and detainees upon orders or decisions of competent persons as prescribed by the criminal procedures legislation;

c) To organize and create conditions for those temporarily kept and detainees to exercise their rights and obligations in accordance with law;

d) To notify in writing the agency(ies) in charge of the cases involving persons temporarily kept in custody or the detainees of the expiration of temporary custody time-limit 1 day in advance, the expiration of the detention 5 days for the first notification, 10 days in advance for the second notification and to request such agencies to come to receive or settle cases of expiration of temporary custody or detention. Where such agencies fail to do so, petitions shall be made immediately to the competent superior bodies of such agencies for resolution;

e) To hand over the persons temporarily kept in custody or detainees according to exit orders by competent persons;

f) To make close co-ordination with the bodies concerned in order to serve the investigation, prosecution, trial and enforcement of imprisonment sentences;

g) To report to competent bodies cases where decisions of detention, temporary custody or release are deemed contrary to law; and

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Deputy-heads of temporary custody houses shall have to assist the heads of the houses according to assignments.

Article 8.- Heads and deputy-heads of temporary custody houses, managerial and educational officials, medical, dossier, general, scouting and logistic personnel and armed guards must have good political quality, high sense of organization and disciplines, be professionally trained and have knowledge of law.

Article 9.- Temporary custody houses and temporary custody rooms at border stations shall be solidly designed and built, equipped with locks and have sufficient light to ensure the health of those temporarily kept in custody or detainees, meet the environmental and hygienic standards as well as norms for fire prevention and fighting and suit the climatic conditions of each locality and the safety requirements concerning control of detention. The specific standards of temporary custody houses and temporary custody rooms at border stations shall be stipulated by the Ministry of Public Security and Ministry of Defense.

SECTION B.- ORGANIZATION OF DETENTION CAMPS

Article 10.-

1. The Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the Police Department of each province and centrally-run city (hereinafter called provincial Police Department), each military zone, each army corp and equivalent levels in the People’s Army may organize one or two temporary detention houses. Such houses shall have separate rooms for detaining persons under death sentence and rooms for temporarily keeping in custody persons on whom the temporary custody order has been issued and persons under decisions to serve imprisonment sentences and in waiting for their transfer to detention camps. These detention or temporary custody rooms shall be posted up with the signboards "room for temporary custody", "Room of detention of persons under death sentence" and "Room for detention of persons awaiting transfer to detention camps".

The Minister of Public Security shall decide on the establishment, dissolution, size as well as the internal rules of detention houses of the Ministry of Public Security and provincial Police Department. The Minister of Defense shall decide the establishment, dissolution, sizes and internal rules of detention houses of the Ministry of Defense, military zones, army corps and equivalent levels in the People’s Army.

2. A detention house shall be staffed with a supervisor, a deputy supervisor, personnel, technicians, officers, non-commissioned officers and armed combatants performing guarding and defense tasks. The appointment and posting of staff members as well as the specific number thereof shall be stipulated by the Minister of Public Security and the Minister of Defense.

Article 11.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To run and take responsibility for the whole activities of the house under his/her charge as prescribed by law;

b) To effect the detention, keeping in custody and release of persons temporarily kept and detainees upon the orders or decisions of competent persons as prescribed by the criminal procedures legislation;

c) To help persons temporarily kept in custody and detainees exercise their rights and obligations in accordance with law and to forward detainees’ petitions and appeals against sentences passed by first-instance or appellate courts to competent authorities for resolution within the time-limit prescribed by law;

d) To notify in writing the body(ies) taking the cases which involved the persons temporarily kept in custody or the detainees of the expiration of the time-limit for temporary custody 1 day in advance, the expiration of the detention 5 days for the second notification and 10 days in advance for the first notification, and to request the body(ies) taking the cases to come to receive or settle cases of expiration of temporary custody or detention time-limit. Where such body(ies) fails to do so, petitions shall be made to the competent superior body of that body(ies) for resolution;

e) To hand over the persons temporarily kept in custody or detainees upon exit orders of competent persons;

f) To make close co-ordination with the bodies concerned in order to well serve the investigation, prosecution, trial and enforcement of imprisonment or death sentences;

g) To report to competent bodies cases where decisions of detention, temporary custody or release are deemed contrary to law; and

h) To carry out other activities in accordance with the provisions of law.

2. The detention house deputy supervisor shall be responsible for assisting the supervisor of the house according to his/her assignments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Detention house supervisors and deputy supervisors must be the graduates from the College of Police, College of Public Security, College of Law or have the equivalent or higher level and have experience in detention and temporary custody management.

Managerial and educational officials and commanders of forces defending houses of detention must be graduates from the intermediate police schools, the intermediate public security schools or have equivalent or higher levels and must be professionally trained.

Article 13.- Houses of detention shall be solidly designed and built, equipped with locks and have sufficient lights to ensure the health of those temporarily kept in custody and detainees, meet the environmental and hygienic standards as well as norms for fire prevention and combat and conform to the climatic conditions of each locality and the safety requirements of detention and custody management. The specific standards of detention houses shall be stipulated by the Minister of Public Security and the Minister of Defense.

Article 14.- Houses of detention shall set up infirmaries to provide medical examination and treatment for those being temporarily kept in custody and detained. Houses of detention under the Hanoi Police Department and the Ho Chi Minh City Police Department shall establish hospitals to provide medical examination and treatment for inmates of temporary custody and detention houses in accordance with the stipulations of the Ministry of Public Security and Ministry of Health.

Chapter III

REGIME OF MANAGEMENT OF TEMPORARY CUSTODY AND DETENTION

Article 15.-

1. Detention and keeping in custody shall be sectored and classified as follows:

- Women;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Foreigners;

- Persons contracted dangerous contagious diseases;

- Ferocious thugs, murderers, robbers of properties and dangerous recidivists;

- Persons having committed the offence of encroachment on national security;

- Persons condemned to death by courts; and

- Persons condemned to imprisonment sentences awaiting their transfers to detention camps.

2. Those persons involved in the same case that is being under investigation, prosecution and trial shall not be detained or kept in the same room. Separate detention and custody of each person shall be decided by the agencies that are hearing the cases. Foreigners who are detained or temporarily kept in custody may be detained or kept in separate rooms in temporary custody or detention houses.

3. Each detention house shall have an imprisonment penalty execution unit (called prisoners managing sub-house) which shall render such services as preparing and bringing meals, transport of supplies, do the cleaning-up, repair or construction of detention houses and serve detention and temporary custody requirements. The enforcement of imprisonment sentences at prisoners managing sub-houses shall comply with the Ordinance on Execution of Imprisonment Sentences and the Regulations of Detention Houses. The Minister of Public Security and the Minister of Defense shall decide on the establishment, resolution and size of the prisoners managing sub-houses as well as criteria of inmates thereof.

Article 16.- When receiving persons temporarily kept in custody and detainees, heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses shall effect the following procedures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To make records on the receipt of dossiers as well as persons subject to temporary custody and detention, at the same time to ascertain the state of their health;

- To make identification and name slips, photographing and to make entry in the registry to follow up lists of persons temporarily kept in custody and detainees;

- To make known the internal rules of temporary custody houses or detention houses to persons temporarily kept in custody and detainees, to check their body and their belongings before taking them to rooms for temporary custody or rooms of detention. Body check of male detainees shall be made by male officials and of female detainees by female officials and shall be effected in private rooms.

Article 17.- Persons temporarily kept in custody and detainees shall be allowed to take into the temporary custody rooms or detention rooms the essential things for personal use according to the stipulations of the Ministry of Public Security and Ministry of Defense. Money and other properties carried along shall be deposited at the stipulated place in the temporary custody houses or detention houses or left to the care of their relatives. For those things that cannot be preserved during detention time and those things prohibited to take into temporary custody or detention rooms, and that must be destroyed, heads of temporary custody houses and/or supervisors of detention houses shall issue a written decision for destruction. The destruction must be witnessed by persons temporarily kept in custody or detainees and a report thereon must be made. When these persons are released or moved to other places for temporary custody or places of detention, their money and other properties deposited shall be returned to them. Where their money or properties are lost and/or damaged by the temporary custody or detention houses, compensation must be made to them.

Article 18.-

1. Temporary custody houses and detention houses shall be placed under strict protection. Heads of the temporary custody houses and supervisors of detention houses shall detail their officials and combatants on duty round the clock for the purpose of control, patrol, guarding and inspection of each temporary custody or detention room as well as the entire temporary custody and detention areas and the heads of the temporary custody houses and supervisors of detention houses shall deal in time with any unexpected incidents that may happen.

2. Persons in temporary custody or detention shall have to stay in the custody or detention rooms. Only by orders of the heads of temporary custody houses or the supervisors of detention houses can they be let out to execute the exit orders or to change air, take a bath, have medical examination and/or treatment, to clean the rooms. Persons in question shall not be used to perform work contrary to law.

Article 19.-

1. Shooting of film, photographing, videoing, sound recording and interviews at the temporary custody and detention areas shall comply with the stipulations of the Minister of Public Security and Minister of Defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall co-ordinate with the Supreme People’s Procurary in guiding the implementation of the stipulations on inspection of temporary custody and detention.

Article 20.-

1. The exit of persons temporarily kept in custody or of detainees shall be made only when there is a written exit order by a competent authority stipulated in the criminal procedures legislation. Where first aid, immediate medical examinations or treatments are needed for persons temporarily kept in custody or for detainees at health establishments outside the temporary custody or detention houses, the heads of temporary custody houses and/or supervisors of detention houses shall have the right to issue exit orders but after that have to immediately notify the body hearing the case thereof.

2. An exit order must clearly state:

- The body, full name, position and title of the issuer of the order;

- The full name, age, address, acts of law violation, date of being temporarily kept in custody or detained, of the person allowed to make exit;

- Purposes and time limit of exit; and

- The official that receives the person allowed to make exit.

The issuer of exit order shall indicate the date and apply his/her signature and seal to the order.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- An exit shall be made in the following cases:

a) To allow persons temporarily kept in custody or detainees to have medical examinations and/or treatments, medical jurisprudence appraisal or psychiatric medical jurisprudence appraisal in hospitals outside the temporary custody or detention houses;

b) To move persons temporarily kept in custody or detainees to other places of temporary custody or detention;

c) To carry out investigation, prosecution or trial;

d) To bring persons condemned to imprisonment sentences to places where they shall serve their sentences or to take persons condemned to death sentences to places of execution;

e) To allow persons temporarily kept in custody or detained to meet their relatives, lawyers or other defenders;

f) To allow foreigners temporarily kept in custody or detained to contact consular officials or humanitarian organizations in accordance with the stipulations of the international treaties which Vietnam has signed or acceded to or with the direct agreement reached between the State of Vietnam and the country of persons temporarily kept in custody or detained or humanitarian organizations as the case may be.

Article 22.-

1. Heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses shall request officials executing exit orders to hand over all valid documents according to cases mentioned in Article 21 for examination and inspection in order to ensure exit of the right persons and shall make records on hand over of the persons whom the exit orders are issued, clearly stating their health conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Persons temporarily kept in custody and detainees and their relatives, lawyers or other defenders shall have to observe the internal rules on seeing. Heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses shall make known the internal rules on seeing and shall appoint officials or combatants to supervise and prevent cases where persons in temporary custody and detainees try to escape or hand over and/or receive things prohibited to be taken out of or brought into the houses. Foreigners detained or temporarily kept in custody, who see their relatives, lawyers or other defenders, shall comply with these stipulations.

Contacts made by foreigners temporarily kept or detained with consular officials or humanitarian organizations shall comply with the stipulations of the international treaties which Vietnam has signed or acceded to or with the direct agreement reached on each specific case between the State of Vietnam and the country of persons temporarily kept or detained or humanitarian organizations. These contacts shall be supervised by officials or combatants of temporary custody and/or detention houses and may be attended by representatives of Vietnam Diplomatic Missions or of Vietnam Red Cross Society.

Article 23.- Houses of detention shall arrange areas to detain persons condemned to death sentences. Where necessary, persons under death sentences may be fettered round the clock. Supervisors of detention houses may apply necessary technical and professional measures to prevent any escapes, suicides or other dangerous acts by persons under death sentences.

Article 24.-

1. Heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses shall base themselves on the characters and tasks of the detention, temporary custody management as well as characteristics of the locations and areas to work out plans for safe protection of temporary custody and detention houses and organize disease prevention and combat against epidemics and diseases and ensure environmental hygiene in accordance with the stipulations. When an epidemic breaks out, notification must be given to the nearest health establishment for co-ordination to stamp out the scourge.

2. The Ministry of Health and the Ministry of Public Security shall arrange and guide health establishments to make medical examination and treatments where epidemics and poisoning, etc. occur en masse in temporary custody and/or detention houses and shall arrange separate treatment wards to receive patients who are in temporary custody or detention in other hospitals or health establishments. Heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses shall arrange officials and combatants to make strict control of persons in temporary custody or detainees during the time of their treatment in health establishments outside the temporary custody and/or detention houses.

Article 25.-

1. Where persons in temporary custody or detainees die in temporary custody or and detention houses, the heads of temporary custody houses and/or supervisors of detention houses shall keep the site of the death intact and notify immediately investigation bodies and procuracies thereof for determination of the causes of death. Heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses shall witness examination of the site and autopsy and shall inform the dead persons relatives thereof. Where the dead person is a foreigner, the notification to consular offices and his/her relatives shall be done by the body taking his/her case.

When investigation bodies and procuracies unanimously permit the burial, heads of temporary custody houses and/or supervisors of detention houses shall effect procedures for death declaration with local administration and organize the burial. Where requested by relatives of the dead person and certified by local administration, the remains of the dead may be handed over to them. The burial shall have to comply with the stipulations of the Ministry of Health and local administration. Where a foreigner in temporary custody or detention dies, procedures shall comply with the stipulations of the international treaties which Vietnam has signed or acceded to or with the direct agreement reached on each specific case between the State of Vietnam and the country of the person temporarily kept in custody or detained who dies. Where a foreigner being temporarily kept in custody or detained dies and no corresponding international treaties are available at present or the State of Vietnam and the country of the person temporarily kept in custody or detained who dies fail to reach an agreement on resolution of each specific case or where the nationality of the dead person cannot be identified, procedures shall be effected as the case where a Vietnamese temporarily kept in custody or detained dies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

REGIMES FOR PERSONS IN TEMPORARY CUSTODY AND DETAINEES

Article 26.-

1. The monthly food ration for persons temporarily kept in custody and detainees shall be 15 kg of rice, 0.3 kg of meat, 0.5 kg of fish, 0.8 kg of salt, 0.5 liter of sauce, 15 kg of green vegetables and 15 kg of fuel. The ration shall be tripled on holidays and solar New Year days and quintupled on Tet (lunar New Year festival). This ration shall be calculated according to current market prices in each locality. Heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses may make interchange in the quantity of this ration in conformity with the practical situation and the taste of persons temporarily kept in custody or detained so that they may eat up their ration.

Not more than twice a month, persons temporarily kept in custody and detainees shall be entitled to receive food supply and essentials for life sent from their relatives in accordance with the stipulations; the quantity of supply shall not more than double the daily ration. These persons and detainees shall be prohibited from using alcohol, beer cigarettes and other stimulants and poisonous stuffs. Heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses shall arrange the receipt and strict inspection of supply, reject prohibited stuffs and hand the supply in full to persons temporarily kept in custody and detainees and make inspection of this handing to prevent appropriation of the supply. The Minister of Public Security and the Minister of Defense shall specify things which relatives of persons temporarily kept in custody and detainees are allowed to provide and stipulate the arrangement of sales of essential things in detention houses. The use of supply shall be specified in the internal rules of temporary custody houses and/or detention houses.

2. The minimum average custody or detention space for a person temporarily kept or detained is 2 square meters with platforms made of cement or enamel tiles covered with mats for lying on.

3. During their custody or detention, persons temporarily kept in custody and detainees may use their own clothes, blankets, mats and mosquito nets or may borrow from temporary custody and detention houses. Each person shall be entitled to borrow 1 mat, 1 (single) mosquito net, 1 blanket (for temporary custody and detention houses situated in Da Nang City southward, it will be thin fiber blanket and those situated in Hue northward, it will be cotton blanket of 2 kg in weight), a pair of sandals and two suits of pyjamas after an uniform pattern stipulated by the Minister of Public Security or the Minister of Defense. Persons temporarily kept in custody and detainees shall be granted 0.2 kg of detergents every month and 1 face towel every two months. Women temporarily kept and female detainees shall be granted additionally a sum worth 2 kg of rice (by market current prices in each locality) to buy sanitary napkins.

Officials directly managing the detention and temporary custody shall have to guide and request persons temporarily kept in custody and detainees to keep and ensure hygiene of things borrowed and shall take back and maintain them well when those persons and detainees leave the temporary custody and/or detention houses.

Article 27.- Temporary custody or detention houses may organize their own kitchens equipped with necessary utensils. They shall have to manage such properties for the purpose if safety and economy. Organization of service of meals and drinking water with sufficient quantitative rations and hygienic assurance shall comply with the uniform stipulations of the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where persons in temporary custody or detainees are sick, affected with diseases or injured beyond the medical examination and treatment capability of health officials of temporary custody and/or detention houses, the heads of temporary custody houses or supervisors of detention houses shall inform the body hearing the case thereof, and at the same time go through procedures to move them to outside health establishments for treatment and arrange guarding and keeping of these persons. Expenses for medical examination and treatment shall be born by temporary custody or detention houses.

For persons in temporary custody or detainees suspected of contracting psychiatric disease or another disease that causes loss of capacity of cognition or capacity to control their acts, heads of temporary custody houses or supervisors of detention houses shall request the body hearing the case to make psychiatric medical jurisprudence appraisal. When a decision for application of compulsory treatment of the disease is issued by the competent authority, the body hearing the case shall co-ordinate with the temporary custody or detention houses to take persons in question to the establishment for treatment of the disease as mentioned in the decision.

Article 29.- Temporary custody and/or detention houses shall be equipped with public address system. On an average, 20 persons temporarily kept in custody or detained shall be granted one copy of Nhan Dan daily or a local newspaper. Heads of temporary custody houses and supervisors of detention houses shall arrange for persons temporarily kept in custody or detainees to listen to Radio Voice of Vietnam, local radio or wire broadcasting stations. Where conditions permit, arrangement may be made for them to watch a number of central and local TV programs.

Foreigners being temporarily kept in custody or detained at temporary custody or detention houses may receive publication in the languages of the countries which they bear nationality if so permitted by the body hearing the case.

Article 30.-

Persons temporarily kept in custody or detainees shall be allowed to send and receive letters only when permitted by the body hearing the case. Letters shall be left open and checked by heads of temporary custody houses or supervisors of detention houses.

Article 31.-

1. Persons temporarily kept in custody or detainees shall have the right to lodge their complaints or denunciations against illegal temporary custody or detention or against acts contrary to the Regulations on temporary custody and detention.

2. Such complaints and denunciations may be made in writing or orally to managerial and educational officials, heads or deputy heads of temporary custody houses or supervisors or deputy supervisors of detention houses or the persons who carry out the proceedings for settlement of the case or to the superior level of heads of the temporary custody houses and supervisors of the detention houses. Officials that receive oral complaints or denunciations shall put them in writing. Where persons temporarily kept or detainees want to lodge complaints or make denunciations by letters, heads or deputy heads of temporary custody houses or supervisors or deputy supervisors of detention houses or the persons who carry out the proceedings for settlement of the case shall arrange a place, writing papers and pens for persons temporarily detained or kept in custody to write. Persons temporarily kept in custody and detainees shall still have the right to lodge complaints and make denunciations to the procurary. Letters of complaints and denunciations addressing the immediate levels of temporary custody or detention houses or the persons who carry out the proceedings for settlement of the case shall be forwarded within 24 hours. Persons temporarily kept in custody and detainees shall be responsible before law for the contents of their complaints and denunciations; if they take advantage of the right to lodge complaints and denunciations to make slander, they will be dealt with according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.-

1. Persons temporarily kept in custody and detainees who have completed their deposition, await trial, observe strictly the internal rules of temporary custody or detention houses may be considered to double the number of times to see their relatives and to double the number of times to send and receive letters and to receive supply.

2. Where persons temporarily kept commit acts of breaching the internal rules of the temporary custody or detention houses, they shall be dealt with by one of the following actions, depending on the nature and seriousness of the breaches:

- Warning;

- Fettering. The duration of fettering shall be decided by the heads of temporary custody houses or the supervisors of detention houses but shall not exceed one week.

3. Where detainees commit acts of breaching the internal rules of temporary custody or detention houses, they shall be dealt with by one of the following actions, depending on the nature and seriousness of the breach:

- Warning;

- Punishment by being placed in a disciplinary confinement for 3 to 12 days. Detainees put in such a confinement may be shackled. The shackling duration shall be decided by the heads of temporary houses or supervisors or the detention houses, but shall not exceed 10 days.

4. Persons temporarily kept in custody and detainees who violate the internal rules for a number of times may be restricted in the number of times to see their relatives, send and receive letters and receive supply. During the time of disciplinary action, they shall not be entitled to send and receive letters, receive supply and to see their relatives till they strictly abide by the internal rules of the temporary custody or detention houses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.-

1. Persons condemned to death shall be entitled to enjoy meals, medical examination and treatment, sending and receiving letters, seeing relatives, receiving supply, making complaints and denunciations like persons temporarily kept in custody and detainees except otherwise stipulated by law.

2. Houses of detention shall have to return immediately the money and properties deposited and personal belongings (if any) of the persons executed by death sentences to their relatives or to their trusted people.

Article 34.- The of temporary custody and detention regime for foreigners temporarily kept in custody or detained shall comply with these Regulations except otherwise stipulated by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35.- Funds for the management, renovation, repair and construction of temporary custody and detention houses, the procurement of means in service of temporary custody and detention and expenses for meals, clothings, lodging, livelihood and medical treatment for persons temporarily kept in custody and detainees as well as expenses for arrangement of burial of persons temporarily kept in custody and detainees who die shall be granted by the State budget in accordance with the annual estimates by the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and co-ordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense in guiding the implementation of this Regulation.

Article 36.-

1. The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall be responsible for allocating of land, supporting the above-said spending from local budgets and creating favorable conditions for the construction and management of temporary custody and/or detention houses in their localities and direct local administration to make co-ordination to ensure security and safety for such houses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.720

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!