ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
86/2008/QĐ-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 15 tháng 9 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ
tục hòa giải ở cơ sở.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày và đăng trên Báo Cần
Thơ chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở,
Thủ trưởng cơ quan ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- TT. Thành ủy; TT. HĐND thành phố;
- Đoàn ĐBQH và HĐND;
- TV. UBND thành phố;
- Sở, ban ngành thành phố;
- UBMTTQ và các đoàn thể;
- TT. HĐND và UBND quận, huyện;
- UBND xã, phường, thị trấn;
- Website Chính phủ;
- Báo Cần Thơ;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT.D140
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Mẫn
|
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2008 của
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục
các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc
vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân
dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia
đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về
trình tự, thủ tục hòa giải của Tổ hòa giải và Hội đồng tư vấn giải quyết tranh
chấp đất đai.
2. Tổ hòa giải được tiến hành
hòa giải đối với việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân
cư, bao gồm:
a) Mâu thuẫn, xích mích giữa các
thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình
không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như
sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc
sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung ...;
b) Tranh chấp về quyền, lợi ích
phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản,
quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp về quyền, lợi ích
phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình như: thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ,
chồng; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu
cấp dưỡng;
d) Tranh chấp phát sinh từ những
việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những việc vi phạm đó
chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như trộm
cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ,
va quẹt xe gây thương tích nhẹ.
3. Hội đồng tư vấn giải quyết
tranh chấp đất đai hòa giải tranh chấp đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất
theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003.
4. Đối với các khiếu nại quyết định
hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai thì không thuộc phạm vi
hòa giải.
Điều 3.
Nguyên tắc hòa giải
Việc hòa giải được tiến hành
theo các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt
đẹp của nhân dân.
2. Tôn trọng sự tự nguyện của
các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải.
3. Khách quan, công minh, có lý,
có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng.
4. Kịp thời, chủ động, kiên trì
nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra
và đạt được kết quả hòa giải.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÒA GIẢI
Ở CƠ SỞ
Điều 4.
Trình tự, thủ tục, thời hạn hòa giải của Tổ hòa giải
1. Trình tự:
Tất cả những loại việc tranh chấp
phát sinh giữa công dân với công dân, giữa công dân với tổ chức mà vụ việc
tranh chấp hoặc mâu thuẫn đó xảy ra thuộc thẩm quyền hòa giải của Tổ hòa giải
thì đều khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc thông qua Tổ hòa giải
để hòa giải (kể cả trường hợp không có đơn yêu cầu).
- Khi tranh chấp phát sinh, Tổ
hòa giải có thể tiến hành hòa giải tại chỗ bằng lời nói (hình thức hòa giải
không đơn) hoặc hòa giải theo đơn yêu cầu. Nếu Tổ hòa giải hòa giải không thành
mà một trong các bên có yêu cầu thì hướng dẫn họ làm đơn khởi kiện tại Tòa án
nhân dân cấp có thẩm quyền. Tòa án thụ lý vụ kiện và có yêu cầu thì Tổ hòa giải
chuyển ngay hồ sơ để giải quyết.
- Đối với tranh chấp đất đai hoặc
tài sản gắn liền với đất, nếu Tổ hòa giải hòa giải không thành thì phải chuyển
đến Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã hòa giải tiếp theo.
2. Thủ tục:
Một trong các bên tranh chấp nộp
đơn yêu cầu hòa giải và các giấy tờ có liên quan đến tranh chấp (trong trường hợp
hòa giải theo đơn).
3. Thời hạn hòa giải:
Thời hạn giải quyết yêu cầu hòa
giải là 7 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hoặc kể từ ngày có yêu cầu bằng
lời nói (không đơn). Nếu vụ việc phức tạp thì thời hạn hòa giải không quá 10
ngày làm việc.
Đối với những vụ việc không kịp
thời hòa giải và xảy ra những vấn đề hình sự hoặc mâu thuẫn nghiêm trọng thì Tổ
hòa giải phải tiến hành hòa giải ngay sau khi nắm rõ vụ việc.
Điều 5.
Trình tự, thủ tục, thời hạn hòa giải của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp
đất đai xã, phường, thị trấn
1. Trình tự:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết
tranh chấp đất đai tiến hành hòa giải các vụ việc được Tổ hòa giải chuyển đến
khi hòa giải không thành;
b) Trường hợp Hội đồng tư vấn giải
quyết tranh chấp đất đai hòa giải không thành và nếu một trong các bên có yêu cầu
thì Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai hướng dẫn họ làm đơn khởi kiện
tại Tòa án nhân dân hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Sau
khi Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc và có yêu cầu thì Hội đồng
tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai chuyển hồ sơ lên để giải quyết.
c) Trường hợp hòa giải mà một
trong các bên vắng mặt (nhất là bên bị khiếu nại) và nếu vắng mặt đến lần thứ
ba thì Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai lập biên bản hòa giải
không thành; đồng thời hướng dẫn họ khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc khiếu nại
đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Trường hợp đương sự gửi đơn
trực tiếp đến Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã thì phải tổ
chức hòa giải tại cấp xã, không chuyển ngược đơn về Tổ hòa giải.
đ) Nếu vụ việc hòa giải tại cấp
xã không thành thì được giải quyết như sau:
- Đối với các tranh chấp về quyền
sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các
bên có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai năm
2003 thì chuyển đến Tòa án nhân dân để giải quyết;
- Đối với tranh chấp về quyền sử
dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một
trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm
2003 thì được chuyển đến Ủy ban nhân dân quận, huyện để giải quyết.
2. Thủ tục:
- Đơn yêu cầu hòa giải;
- Các loại giấy tờ chứng minh
quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất;
- Biên bản hòa giải không thành ở
Tổ hòa giải (nếu có).
3. Thời hạn hòa giải:
Thời hạn hòa giải tranh chấp đất
đai là 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nhận được đơn yêu cầu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Khen
thưởng
1. Tổ hòa giải và tổ viên Tổ hòa
giải có thành tích trong công tác hòa giải thì được khen thưởng.
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích
trong việc xây dựng, củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ
chức hòa giải ở cơ sở, tích cực tham gia hòa giải thì được khen thưởng.
Điều 7. Xử
lý vi phạm
Người nào có hành vi vi phạm
Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở thì tùy theo tính chất mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 8.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,
sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực
hiện Quy định này.
Quy định này được phổ biến công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng./.