BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC
Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng
chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2006
được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết
định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc,
có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2006;
2. Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số
38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu
lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007.
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành ngày
29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ - CP ngày
15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Thú y;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ - CP ngày 18/
7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,1
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về phòng
chống bệnh Lở mồm long móng gia súc”.
Điều 22. Quyết định này có hiệu
lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số
54/2001/QĐ/BNN- TY ngày 11 tháng 5 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về Ban hành quy định về phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc.
Điều 3. Cục trưởng Cục Thú y có nhiệm vụ hướng dẫn chi
tiết việc thi hành bản quy định này.
Điều 43. Chánh Văn phòng Bộ,
Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo
và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để đăng
tải);
- Lưu: VT, CTY.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
QUY ĐỊNH
VỀ
PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC
(Ban hành theo Quyết định số: 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt
Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lãnh thổ Việt Nam có hoạt động về chăn nuôi,
buôn bán, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật cảm nhiễm
đối với bệnh Lở mồm long móng (LMLM).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Ổ dịch LMLM là nơi có một hoặc nhiều gia
súc mắc bệnh LMLM.
2. Vùng dịch là một hoặc nhiều thôn, bản, ấp
(sau đây gọi là thôn), xã, huyện có dịch.
3. Vùng khống chế (còn gọi là vùng bị dịch
uy hiếp) là các xã tiếp giáp với xã có dịch và các thôn chưa có dịch trong xã
đó; các xã tiếp giáp với đường biên giới của Việt Nam.
4. Vùng đệm là vùng tiếp giáp bên ngoài vùng
khống chế trong phạm vi 5 km tính từ chu vi vùng khống chế.
5. Động vật cảm nhiễm đối với bệnh LMLM là
các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai...
6. Vùng nguy cơ cao là các thôn xung quanh
chợ buôn bán gia súc và nơi giết mổ gia súc; các xã có điểm trung chuyển, tập kết
gia súc; các thị trấn, thị tứ có đường quốc lộ đi qua.
Điều 3. Đặc điểm chung của
bệnh Lở mồm long móng gia súc
1. Bệnh Lở mồm long móng gia súc là bệnh
truyền nhiễm lây lan mạnh, gây ra bởi 7 tuýp vi rút: A, O, C, Asia1,
SAT1, SAT2, SAT3 với hơn 60 phân týp. Ở khu
vực Đông Nam Á thường thấy 3 type là O, A và Asia1. Ở Việt Nam
đã phát hiện tuýp O, tuýp A và Asia1. Bệnh LMLM lây lan qua tiếp
xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật và thức ăn, nước uống,
chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển … có mang mầm bệnh, lây lan qua đường
hô hấp; bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, lây từ nước này sang nước
khác qua biên giới theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da xương, sừng, móng, sữa..).
2. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài móng
guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai...
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 - 5 ngày, nhiều
nhất là 21 ngày. Khi bệnh có triệu chứng thì trong hai, ba ngày đầu
sốt cao trên 40oC, kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng gia súc chảy
nhiều nước bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành
móng, kẽ móng, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ
làm long móng, nhất là ở lợn.
Sau khi phát bệnh 10 - 15 ngày, con vật có thể khỏi
về triệu chứng lâm sàng nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật (3 - 4 tuần
đối với lợn, 2 - 3 năm đối với trâu bò, 9 tháng đối với cừu, 4 tháng đối
với dê) và thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch
bệnh.
Bệnh không có thuốc chữa đặc hiệu, chỉ có
vắc xin phòng bệnh. Bệnh LMLM được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp
đầu tiên ở bảng A (gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho chăn
nuôi và hạn chế thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật
cũng như nông sản nói chung).
3. Vi rút LMLM dễ bị diệt bởi ánh nắng mặt
trời, nhiệt độ cao (như đun sôi 100oC), các chất có độ toan
cao (pH £ 3) và các chất kiềm mạnh như xút (pH ³ 9). Vi rút sống nhiều
ngày trong các chất thải hữu cơ ở chuồng nuôi, các chất có độ kiềm
nhẹ (pH từ 7,2-7,8). Trong thịt ướp đông, vi rút tồn tại sau nhiều
tháng.
Chương II
PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG
MÓNG
Điều 4. Tuyên truyền bệnh
LMLM và cách phòng chống
1. Cục Thú y xây dựng nội dung chương trình tuyên
truyền phòng chống bệnh LMLM và hướng dẫn các Chi cục Thú y triển khai chương
trình tuyên truyền ở địa phương.
2. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc thực hiện
thông tin tuyên truyền tại địa phương mình theo nội dung của các cơ quan thú y.
3. Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, đơn vị
tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về tính chất nguy hiểm và biện pháp
phòng chống bệnh LMLM tới từng hộ gia đình và cộng đồng.
4. Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi trong từng
thôn ký cam kết thực hiện "5 không":
a) Không giấu dịch;
b) Không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc
bệnh đưa về thôn;
c) Không bán chạy gia súc mắc bệnh;
d) Không thả rông, không tự vận chuyển gia súc bị mắc
bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch;
đ) Không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa
bãi.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ
quan trong việc giám sát phát hiện bệnh
1. Cục Thú y có trách nhiệm
a) Hướng dẫn các địa phương nội dung giám sát dịch
bệnh;
b) Tập hợp số liệu dịch tễ từ các địa phương;
c) Phối hợp với Viện Thú y tổ chức chẩn đoán bệnh,
giám sát sự lưu hành của vi rút; xây dựng bản đồ dịch tễ về bệnh LMLM hàng năm;
d) Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát dịch bệnh
trong cả nước.
2. Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm
a) Thành lập tổ chuyên trách giám sát bệnh LMLM có
ít nhất 2 cán bộ;
b) Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) triển khai các hoạt động điều tra, giám
sát phát hiện dịch bệnh;
c) Tổ chức lấy mẫu để chẩn đoán theo hướng dẫn của
Cục Thú y.
3. Thú y cấp huyện (Trạm Thú y) có trách nhiệm
a) Phân công cán bộ thường xuyên theo dõi giám sát
phát hiện dịch bệnh;
b) Khi nhận được báo cáo gia súc nghi mắc bệnh LMLM,
tiến hành xác minh ngay và báo cáo kịp thời lên cấp trên.
4. Ở cấp xã
a) Ủy ban nhân dân xã phân công nhân viên thú y
theo dõi giám sát dịch bệnh tới tận thôn;
b) Có sổ, sách theo dõi đàn gia súc, diễn biến tình
hình dịch bệnh, kết quả tiêm phòng ở các thôn;
c) Khi có chủ vật nuôi hoặc thú y tư nhân báo cáo
có gia súc nghi mắc bệnh LMLM, nhân viên thú y kiểm tra ngay và báo cáo cho Trạm
thú y cấp huyện.
5. Ở thôn
a) Trưởng thôn, thú y viên chịu trách nhiệm giám
sát dịch bệnh LMLM đến tận hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi trong thôn;
b) Thông báo tình hình dịch, báo cáo dịch bệnh lên
xã.
6. Chủ vật nuôi
Khi nghi ngờ gia súc mắc bệnh, chủ vật nuôi phải
báo ngay cho trưởng thôn hoặc nhân viên thú y.
Điều 6. Vệ sinh phòng bệnh
Các cơ sở chăn nuôi, các hộ chăn nuôi phải thực hiện
các biện pháp để đảm bảo an toàn dịch bệnh, phòng dịch
1. Khu chăn nuôi
a) Phải có hàng rào, ranh giới để cách ly với bên
ngoài, lối ra vào phải có hố sát trùng;
b) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi
chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển; diệt loài gặm nhấm như chuột
...
2. Con giống
Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn
gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng bệnh LMLM, trước khi nhập đàn phải được nuôi
cách ly 21 ngày.
3. Thức ăn, nước uống
a) Thức ăn chăn nuôi phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú
y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật. Thức ăn tự chế,
tận dụng phải được xử lý nhiệt (1000C) trước khi cho động vật ăn;
b) Nước sử dụng trong chăn nuôi, chế biến thức ăn
chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh thú y.
4. Hóa chất khử trùng
Có thể sử dụng một trong các loại hóa chất sau: xút
2%, formol 2%, crezin 5%, nước vôi 20% hoặc vôi bột và một số hóa chất khử
trùng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5. Đối với con người
Người chăn nuôi, khách thăm quan, nhân viên thú y
trước khi ra vào khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng và sử dụng
trang bị bảo hộ.
Điều 7. Tiêm vắc xin phòng bệnh
1. Vùng tiêm phòng
Vùng được tiêm vắc xin phòng bệnh bao gồm: vùng khống
chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong thời gian 2 năm gần đây, vùng có nguy
cơ cao.
2. Đối tượng tiêm phòng
Đối tượng tiêm phòng bao gồm:
a) Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, lợn nái, lợn đực
giống trên địa bàn vùng tiêm phòng;
b)4 Tất cả động vật cảm
nhiễm phải được tiêm phòng trước khi vận chuyển ra khỏi tỉnh, trừ động vật được
vận chuyển đến cơ sở để giết mổ và động vật được lấy từ vùng hoặc cơ sở an toàn
dịch bệnh LMLM đã được công nhận. Động vật đã được tiêm phòng chỉ được vận chuyển
ra khỏi tỉnh sau khi tiêm 14 ngày hoặc vẫn trong thời gian còn miễn dịch bảo hộ.
3. Thời gian tiêm phòng
a) Tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất
cách lần thứ hai sáu tháng; lần thứ nhất tiêm vào tháng 3-4, lần thứ hai tiêm
vào tháng 9-10;
b) Liều lượng, đường tiêm, quy trình sử dụng vắc
xin theo hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.
4. Kinh phí tiêm phòng
Kinh phí tiêm phòng vắc xin phòng bệnh theo quy định
của Chính phủ.
Điều 8. Kiểm dịch vận chuyển
1. Vận chuyển trong nước
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập
trạm, chốt kiểm dịch tạm thời tại đầu mối giao thông theo đề nghị của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn khi các tỉnh liền kề có dịch;
b) Tổ chức thu giữ, tiêu hủy gia súc mắc bệnh hoặc
gia súc vận chuyển vào tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ; chủ gia
súc không được bồi thường và phải chịu xử phạt hành chính, chịu chi phí tiêu huỷ;
c) Cơ quan Thú y chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm
dịch tại gốc và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định, nếu vi phạm sẽ bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Vận chuyển qua biên giới
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chỉ
đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử
lý động vật cảm nhiễm và sản phẩm của chúng nhập lậu vào trong nước.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các chốt
kiểm dịch tại các xã ở biên giới;
c) Khử trùng mọi phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu.
Chương III
CHỐNG DỊCH LỞ MỒM LONG
MÓNG
Điều 9. Công bố dịch5
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định
công bố xã có dịch khi dịch xuất hiện ở 1 thôn trở lên và có đủ điều kiện công
bố dịch theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh Thú y.
2. Cơ quan thú y có thẩm quyền thông báo kết quả
xét nghiệm bệnh tại xã có dịch.
Điều 10. Xử lý ổ dịch6
1. Cách ly và nuôi nhốt gia súc mắc bệnh
Chủ nuôi gia súc khi phát hiện gia súc nhiễm bệnh
phải nuôi cách ly và báo ngay cho trưởng thôn hoặc nhân viên thú y.
2. Xác minh và chẩn đoán
Khi nhận được thông báo, trong phạm vi một ngày cán
bộ thú y huyện phải tiến hành xác minh và lấy mẫu chẩn đoán bệnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
a) Chỉ đạo trưởng thôn và nhân viên thú y kiểm tra,
giám sát chủ nuôi gia súc thực hiện cách ly gia súc mắc bệnh với gia súc khỏe,
nhốt trâu, bò, lợn, dê, cừu tại chuồng hoặc nơi cố định; giúp cán bộ thú y huyện
lấy mẫu bệnh phẩm; thống kê số lượng, loài gia súc mắc bệnh, số hộ gia đình có
gia súc mắc bệnh, tổng đàn gia súc cảm nhiễm trong thôn.
b) Lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên các trục
đường giao thông chính ra vào xã có dịch và vùng khống chế với sự tham gia của
lực lượng thú y, công an, dân quân tự vệ… trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không
đưa gia súc, sản phẩm gia súc ra ngoài xã có dịch. Đặt biển báo khu vực có dịch,
hướng dẫn tránh đi qua xã có dịch. Tổ chức phun khử trùng các phương tiện vận
chuyển từ xã có dịch đi ra ngoài.
c) Thực hiện tiêu hủy gia súc mắc bệnh trong xã có
dịch
- Đối tượng tiêu hủy
+ Tiêu hủy bắt buộc toàn bộ số lợn, dê, cừu, hươu,
nai trong cùng một ô chuồng nếu trong ô chuồng đó có con mắc bệnh với triệu chứng
lâm sàng điển hình mà không phải chờ kết quả xét nghiệm. Trường hợp còn nghi ngờ
phải nuôi cách ly chờ kết quả xét nghiệm, nếu kết quả dương tính thì tiêu hủy.
Việc tiêu hủy gia súc bệnh phải thực hiện theo hướng dẫn và giám sát của cơ
quan thú y;
+ Tiêu hủy bắt buộc trâu bò mắc bệnh trong các trường
hợp sau:
* Trâu, bò mắc bệnh trong ổ dịch xuất hiện lần đầu
tiên tại thôn;
* Trâu, bò mắc bệnh với tuýp vi rút LMLM mới hoặc
tuýp vi rút đã lâu không xuất hiện trên địa bàn tỉnh.
+ Đối với trâu, bò không thuộc diện nêu trên thì
khuyến khích tiêu hủy hoặc có thể nuôi giữ nhưng phải quản lý chặt chẽ như sau:
* Đánh dấu và có sổ sách theo dõi theo hướng dẫn của
Cục Thú y;
* Nuôi cách ly với đàn gia súc chưa mắc bệnh và
theo dõi sức khỏe thường xuyên, tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng;
* Được giết mổ tiêu thụ tại xã theo hướng dẫn của
thú y;
* Được phép vận chuyển ra khỏi xã để tiêu thụ sau
hai năm tính từ ngày con vật khỏi triệu chứng lâm sàng.
- Cách tiêu hủy
+ Đốt: đào hố, cho gia súc vào hồ và đốt bằng củi,
than, xăng, dầu. Sau đó lấp đất và nện chặt;
+ Chôn: đào hố có kích thước tùy theo số lượng gia
súc cần tiêu hủy, cho gia súc mắc bệnh xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc đổ
vôi bột lên bề mặt gia súc và lấp đất. Khoảng cách từ bề mặt gia súc chôn đến mặt
hố chôn tối thiểu là 1 mét, nện đất trên bề mặt thật chặt;
+ Địa điểm đốt, chôn được ghi vào sổ và trên bản đồ
của xã để lưu giữ.
đ) Vệ sinh, tiêu độc khử trùng
- Tại ổ dịch
+ Vệ sinh cơ giới: Thu gom chất thải, phân rác ở
nơi nuôi nhốt gia súc bị bệnh để đốt hoặc chôn; rửa nền chuồng, dụng cụ chăn
nuôi bằng nước xà phòng. Công việc này do chủ gia súc thực hiện;
+ Vệ sinh hóa chất: Sau khi vệ sinh cơ giới, để khô
và tiến hành phun hóa chất khử trùng thích hợp với từng đối tượng. Công việc
này do đội chống dịch của xã thực hiện.
- Vùng xung quanh ổ dịch
+ Chủ chăn nuôi gia súc phải tổ chức vệ sinh cơ giới
chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, tránh tiếp xúc với vùng có dịch;
+ Đội chống dịch của xã tổ chức phun thuốc khử
trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, rắc vôi bột ở đường làng, ngõ xóm.
e) Tiêm phòng vắc xin bao vây
- Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho trâu, bò, dê, cừu,
lợn nái, lợn đực giống ở vùng khống chế, tiêm từ ngoài vào trong. Sau khi tiêm
được 14 ngày, tiến hành tiêm cho động vật cảm nhiễm ở vùng dịch nhưng không mắc
bệnh; không tiêm cho gia súc đã khỏi triệu chứng lâm sàng (trong trường hợp
không tiêu hủy).
- Huy động lực lượng tiêm phòng và hỗ trợ tiêm
phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người
đã qua tập huấn.
- Chi cục Thú y tỉnh hướng dẫn, quản lý và giám sát
việc tiêm phòng.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân
dân tỉnh ủy quyền ra quyết định tiêu hủy gia súc mắc bệnh dựa trên chính sách hỗ
trợ của Chính phủ sau khi có đề nghị bằng văn bản của Chi cục Thú y.
5. Không được buôn bán gia súc, sản phẩm gia súc cảm
nhiễm với bệnh; không tổ chức triển lãm, tham quan, vui chơi trong xã có dịch.
6. Chế độ báo cáo: trong thời gian có dịch, Ủy ban
nhân dân cấp dưới có trách nhiệm báo cáo hàng ngày lên Ủy ban nhân dân cấp
trên, cơ quan thú y cấp dưới có trách nhiệm báo cáo hàng ngày lên cơ quan thú y
cấp trên cho đến khi có quyết định công bố hết dịch;
Ngay khi xảy ra dịch, Chi cục Thú y phải thông báo
ngay cho Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố lân cận biết để chủ động phòng, chống
bệnh.
Điều 11. Kiểm soát vận chuyển7
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo chính quyền
địa phương các cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Xác định thôn, xã, huyện có dịch để khoanh vùng ổ
dịch và lập các chốt kiểm dịch tạm thời có người trực 24/24 giờ, có biển báo,
hướng dẫn giao thông; ngăn cấm việc đưa gia súc và sản phẩm của chúng ra ngoài
xã có dịch. Tại các chốt này phải có phương tiện và chất sát trùng để xử lý mọi
đối tượng ra khỏi xã có dịch;
2. Không được vận chuyển gia súc cảm nhiễm với bệnh
LMLM và sản phẩm của chúng ra khỏi xã có dịch.
3. Gia súc không mắc bệnh, sản phẩm gia súc được lấy
từ gia súc không mắc bệnh LMLM được phép vận chuyển trong các trường hợp sau:
a) Gia súc, sản phẩm gia súc tại các xã thuộc vùng
khống chế được phép vận chuyển để tiêu thụ trong phạm vi huyện.
b) Vận chuyển để tiêu thụ trong phạm vi tỉnh:
- Gia súc, sản phẩm gia súc tại vùng đệm;
- Gia súc, sản phẩm gia súc của cơ sở chăn nuôi được
công nhận an toàn dịch bệnh LMLM tại vùng khống chế.
c) Vận chuyển ra khỏi tỉnh để tiêu thụ:
- Gia súc, sản phẩm gia súc ngoài vùng đệm;
- Gia súc, sản phẩm gia súc của cơ sở chăn nuôi được
công nhận an toàn dịch bệnh LMLM tại vùng đệm.
Điều 12. Công bố hết dịch
Khi có đủ điều kiện công bố hết dịch theo
quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh Thú y thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ra quyết định công bố hết dịch.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong phòng chống bệnh LMLM
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM qua các giai đoạn và chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra thực hiện Chương trình trong phạm vi cả nước;
b) Chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến công tác phòng
chống bệnh LMLM;
c) Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh LMLM của
Bộ.
2. Các Bộ, Ngành có liên quan
Thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng
Chính phủ phân công và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nhằm tập trung nguồn lực phục vụ phòng chống bệnh LMLM.
3. Cục Thú y
a) Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong việc xây dựng chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh
LMLM và các chính sách liên quan;
b) Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh LMLM hàng năm
và triển khai tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh
LMLM.
Điều 14. Trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước ở địa phương trong phòng, chống bệnh LMLM
1. Cấp tỉnh
a) Ủy ban nhân dân tỉnh
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch LMLM của tỉnh
do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban, lãnh đạo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban.
- Phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương
trình khống chế và thanh toán bệnh LMLM của tỉnh, kế hoạch hàng năm và kiểm tra
việc thực hiện của các cấp, ngành thuộc tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch, công
bố hết dịch LMLM trên địa bàn của tỉnh;
- Cấp kinh phí cho công tác phòng chống dịch từ quỹ
phòng chống thiên tai và ngân sách địa phương.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây
dựng chương trình khống chế và thanh toán bệnh LMLM của tỉnh và kế hoạch hàng
năm trên cơ sở Chương trình quốc gia;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác phòng chống
bệnh của tỉnh.
c) Chi cục Thú y
- Trực tiếp chỉ đạo tổ chức triển khai và kiểm tra
công tác phòng chống bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng chống
bệnh LMLM.
2. Cấp huyện
a) Ủy ban nhân dân huyện
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh LMLM huyện
do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm trưởng ban, Lãnh đạo Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế (hoặc Trạm Thú y huyện) làm
Phó Trưởng ban;
- Phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo Trạm Thú
y huyện, các Ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương thực hiện
các biện pháp phòng chống bệnh LMLM trên địa bàn huyện.
- Huy động lực lượng phục vụ công tác phòng chống bệnh
đặc biệt công tác tiêm phòng, tiêu hủy gia súc mắc bệnh và vận chuyển gia súc
ra vào địa bàn.
- Cấp ngân sách địa phương cho công tác phòng chống
dịch của huyện.
b) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng
Kinh tế, Trạm Thú y
- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng chống
dịch tại huyện;
- Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp phòng chống đến
tận xã, thôn;
- Báo cáo kịp thời nhu cầu về kinh phí, vật tư hóa
chất, vắc xin, lao động, v.v. cho Ủy ban nhân dân huyện và Chi cục Thú y tỉnh.
3. Cấp xã
a) Ủy ban nhân dân xã
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh LMLM xã do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban với sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính
quyền, đoàn thể và cán bộ thú y, nông nghiệp;
- Bố trí tổ chuyên môn để hướng dẫn kỹ thuật, thường
trực và tổng hợp tình hình dịch dịch bệnh;
- Chỉ đạo trưởng thôn trực tiếp kiểm tra, giám sát
tình hình dịch bệnh; phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng vận động nhân
dân giám sát và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Mỗi thôn tổ chức ký
cam kết thực hiện “5 không”;
- Thành lập đội xung kích chống dịch, gồm dân quân
tự vệ, thanh niên, cán bộ thú y, công an, để tiêu hủy gia súc bị bệnh, vệ sinh
tiêu độc khử trùng, giám sát người ra vào ổ dịch, trực gác tại các chốt kiểm dịch
động vật.
b) Nhân viên thú y xã
- Giám sát phát hiện bệnh LMLM đến tận hộ chăn
nuôi, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân
xã và Trạm Thú y huyện;
- Trực tiếp tham gia công tác phòng chống bệnh, trực
tiếp tiêm phòng vắc xin;
- Trực tiếp tham gia trong giám sát kinh phí hỗ trợ
phòng chống bệnh LMLM đến chủ chăn nuôi.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ vật
nuôi
1. Đảm bảo điều kiện chăn nuôi về địa
điểm, chuồng trại, con giống, thức ăn, nước uống, vệ sinh, xử lý chất thải theo
quy định của pháp luật về thú y;
2. Khi nghi ngờ gia súc mắc bệnh phải
báo ngay cho nhân viên thú y hoặc Trưởng thôn;
3. Chấp hành nghiêm chỉnh các biện
pháp phòng chống bệnh LMLM theo Quy định này.
1 Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc,
có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Pháp lệnh
Thú y ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Luật ban hành
văn bản quy định pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng
12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số
86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Thú y, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,"
Quyết định số
05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh
Lở mồm long móng gia súc, có căn cứ ban hành như sau:
" Căn cứ Pháp lệnh Thú y
ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số
86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,"
2 Điều 2 của Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có
hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2006, quy định như sau:
"Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo."
Điều 2
của Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày
16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành
quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16
tháng 02 năm 2007, quy định như sau:
"Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo."
3 Điều 3 của Quyết
định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định
phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10
năm 2006, quy định như sau:
“ Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.”.
Điều 3 của của Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày
22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi
Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long
móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007, quy định như sau:
“Điều 3. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.”.
4 Điểm này được sửa
đổi theo quy định tại Điều 1 Quyết định số
67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về
việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh
Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10
năm 2006.
5 Điều này được sửa
đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số
05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh
Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007.
6 Điều này được sửa
đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số
38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu
lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007.
7 Điều này được sửa
đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số
05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh
Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007.