THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN KHÁM SỨC KHỎE
Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
7 năm 2013 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 09/2023/TT-BYT ngày 05 tháng 5 năm 2023
sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe, có hiệu lực kể từ ngày 20
tháng 6 năm 2023.
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng
11 năm 2009;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm
2012;
Căn cứ Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm
1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an
toàn lao động, vệ sinh lao động và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12
năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng
8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Căn cứ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng
8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa
bệnh và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướng dẫn
khám sức khỏe.1
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung
khám sức khỏe (KSK), phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh (KBCB) được phép thực hiện KSK.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau
đây:
a) Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm
việc tại Việt Nam KSK khi tuyển dụng, KSK định kỳ, KSK khi vào học tại các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng
khác;
b) KSK cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
3. Thông tư này không áp dụng với các trường hợp
sau đây:
a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở
KBCB;
b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y,
khám giám định pháp y tâm thần;
c) Khám để cấp giấy chứng thương;
d) Khám bệnh nghề nghiệp;
đ) KSK khi tuyển vào lực lượng vũ trang và KSK
trong lực lượng vũ trang.
4. Việc KSK chỉ được thực hiện tại cơ sở KBCB đã được
cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật KBCB và có đủ điều kiện theo quy
định tại Thông tư này.
5. Đối với người có giấy KSK do cơ sở y tế có thẩm
quyền của nước ngoài cấp thì giấy KSK được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy KSK có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận
lẫn nhau và thời hạn sử dụng của giấy KSK đó không quá 6 tháng kể từ ngày được
cấp. Giấy KSK phải được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực bản dịch.
Điều 2. Sử dụng tiêu chuẩn sức
khỏe để phân loại sức khỏe
1. Việc phân loại sức khỏe của người được KSK thực
hiện theo quy định tại Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển,
khám định kỳ cho người lao động (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1613/BYT-QĐ).
2. Đối với những trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn
sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của bộ
tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
3. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu
cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu Giấy KSK quy định tại
Thông tư này, thì cơ sở KBCB nơi thực hiện việc KSK (sau đây gọi tắt là cơ sở
KSK) chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của đối tượng KSK
và không phân loại sức khỏe.
Điều 3. Chi phí khám sức khỏe
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị KSK phải trả chi phí
KSK cho cơ sở KSK, theo mức giá dịch vụ KBCB đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được
miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp từ hai
Giấy KSK trở lên, thì phải nộp thêm phí cấp Giấy KSK theo quy định của pháp luật.
3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí
từ hoạt động KSK được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương II
THỦ TỤC, NỘI DUNG KHÁM SỨC
KHỎE
Điều 4. Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở
lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban
hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên
nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi
là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành
kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền
trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị
KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo
quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc
người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a)2 Sổ khám sức khỏe
định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành
kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người
đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh
sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực
hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.
Điều 5. Thủ tục khám sức khỏe
1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.
2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện
các công việc:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện
việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định
tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
c) Kiểm tra đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc
hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại
Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người
giám hộ của người được KSK (nếu có);
đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.
Điều 6. Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi
trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong
Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Thông tư này;
2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi
nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK
quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư
này;
3.3 Đối với trường hợp
khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ
quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư
này.
Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được
khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ
lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này
4. Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe
chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của
chuyên ngành đó;
5. Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu:
khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu.
Điều 7. Phân loại sức khỏe
1. Người thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng cho
đối tượng KSK phải ghi rõ kết quả khám, phân loại sức khỏe của chuyên khoa, ký
tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám và kết quả khám của mình.
2. Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa,
người được cơ sở KSK phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký
Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết
luận phân loại sức khỏe như sau:
a) Phân loại sức khỏe của người được KSK theo quy định
tại Quyết định số 1613/BYT-QĐ hoặc phân loại sức khỏe theo quy định của bộ tiêu
chuẩn sức khỏe chuyên ngành đối với trường hợp KSK chuyên ngành;
b) Ghi rõ các bệnh, tật của người được KSK (nếu
có). Trường hợp người được KSK có bệnh, tật thì người kết luận phải tư vấn
phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám
bệnh, chữa bệnh.
3. Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải
ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở KSK vào Giấy KSK hoặc Sổ KSK định kỳ (dấu
sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở KSK theo quy định của pháp luật về
quản lý và sử dụng con dấu). Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy
KSK thì việc đóng dấu được thực hiện sau khi tiến hành nhân bản Giấy KSK theo
quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 8. Cấp Giấy khám sức khỏe
1. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được
KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK, thì cơ sở KSK thực
hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã
có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản
theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc
dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định
tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả giấy
KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ
khi kết thúc việc KSK, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo
yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ
sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi
trong hợp đồng.
3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ
a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai)
tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy
định của pháp luật.
4. Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV
dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của
pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
Chương III
ĐIỀU KIỆN CỦA CƠ SỞ KHÁM
BỆNH, CHỮA BỆNH ĐƯỢC PHÉP THỰC HIỆN KHÁM SỨC KHỎE
Điều 9. (được bãi bỏ)4
Điều 10. Điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị
1. Có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên
khoa theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với nội dung KSK.
2. Có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo
quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư
này.
Điều 11. Điều kiện và phạm vi
hoạt động chuyên môn
1. Điều kiện đối với cơ sở KSK không có yếu tố nước
ngoài: Thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn phù hợp với nội dung ghi trong Giấy
KSK quy định tại các Phụ lục 1, 2, 3 ban hành kèm theo Thông
tư này.
2. (được bãi bỏ)5
3. (được bãi bỏ)6
Điều 12. (được bãi bỏ)7
Điều 13. (được bãi bỏ)8
Chương IV
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của người
được khám sức khỏe
1. Cung cấp thông tin trung thực về tiền sử bản
thân, bệnh tật và chịu trách nhiệm về thông tin đã cung cấp.
2. Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của người KSK
trong quá trình thực hiện KSK.
3. Xuất trình hồ sơ KSK theo quy định tại Điều 4 Thông tư này cho người KSK để kiểm tra trong mỗi lần thực
hiện một hoạt động khám lâm sàng hoặc khám cận lâm sàng.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở
sử dụng lao động, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy
nghề
1. Chịu trách nhiệm tổ chức KSK cho đối tượng thuộc
thẩm quyền quản lý theo theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý Sổ KSK định kỳ của đối tượng thuộc thẩm
quyền quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở
khám sức khỏe
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả KSK
do cơ sở mình thực hiện.
2. Tổng hợp kết quả thực hiện hoạt động KSK do cơ sở
mình thực hiện vào báo cáo hoạt động chung của cơ sở và báo cáo theo quy định về
thống kê, báo cáo.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Y
tế và cơ quan quản lý nhà nước về y tế của các Bộ, ngành
1. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động KSK tại các cơ sở
KBCB thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở KSK
theo quy định; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động KSK hoặc xử lý vi phạm
theo thẩm quyền đối với các cơ sở KSK không đủ điều kiện theo quy định tại
Thông tư này.
Điều 18. Trách nhiệm của Cục
Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
1. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động KSK tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nước.
2. Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ sở KSK
theo quy định; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động KSK hoặc xử lý vi phạm
theo thẩm quyền đối với các cơ sở KSK không đủ điều kiện theo quy định tại
Thông tư này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành9
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2013.
Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm
2007 của Bộ Y tế Hướng dẫn KSK và Thông tư liên tịch số
10/2004/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2004 của: Bộ Y tế - Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện khám và chứng nhận sức khỏe
cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hết hiệu lực kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 20. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này
được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa
đổi, bổ sung đó.
Điều 21. Quy định chuyển tiếp
Cơ sở KBCB đang thực hiện hoạt động KSK trước ngày
Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoạt động KSK đến hết ngày 31
tháng 12 năm 2013. Sau đó, nếu muốn tiếp tục thực hiện hoạt động KSK thì phải
đáp ứng các điều kiện và thực hiện quy trình, hồ sơ công bố đủ điều kiện KSK được
quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để
xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo,
Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB, PC, BMTE.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
|
PHỤ LỤC 1
MẪU GIẤY KHÁM SỨC KHỎE DÙNG CHO NGƯỜI
TỪ ĐỦ 18 TUỔI TRỞ LÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
.....................
.....................
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……/GKSK-.........
|
|
GIẤY KHÁM SỨC KHỎE
Ảnh
(4 x 6 cm)
|
1. Họ và tên (viết chữ in hoa):
………….………………………...…....………
2. Giới tính: Nam □ Nữ □ Tuổi:...............................
3. Số CMND hoặc Hộ chiếu: ..........................
Cấp ngày....../..../..............
Tại……………………………….
|
|
Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................……......
………………….................…...………………….....…………….……...…
Lý do khám sức khỏe:...............................................................................
|
TIỀN
SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE
1. Tiền sử gia đình:
Có ai trong gia đình ông (bà) mắc
một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản,
ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác:
a) Không □ b) Có □ ; Nếu “có”, đề
nghị ghi cụ thể tên bệnh:.....................................
2. Tiền sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không: Bệnh
truyền nhiễm, bệnh tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động
kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác: a) Không □ b) Có □
Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:
……………………………................…………
…………………………………………………..……………………………………………….
3. Câu hỏi khác (nếu có):
a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh
gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng:
……………………………………………………………..…………..………….………………
..........................................................................................................................................
b) Tiền sử thai sản (Đối với phụ nữ):
…………………………………………………….......
………………………………………………………………………………….……………….
Tôi xin cam đoan những điều khai
trên đây hoàn toàn đúng với sự thật theo sự hiểu biết của tôi.
|
................. ngày
.......... tháng.........năm............
Người đề nghị khám sức khỏe
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
I. KHÁM THỂ LỰC
- Chiều cao:
...............................cm; - Cân nặng: ........................
kg; - Chỉ số BMI: ............
- Mạch: ........................lần/phút;
- Huyết áp:..................../..................... mmHg
Phân loại thể lực:...................................................................................................................
II. KHÁM LÂM SÀNG
Nội dung khám
|
Họ tên và chữ
ký của Bác sỹ
|
1.
a)
|
Nội khoa
|
Tuần hoàn
|
|
|
Phân loại
|
|
b)
|
Hô hấp
|
|
|
Phân loại
|
|
c)
|
Tiêu hóa
|
|
|
Phân loại
|
|
d)
|
Thận-Tiết niệu
|
|
|
Phân loại
|
|
đ)
|
Nội tiết
|
|
|
Phân loại
|
|
e)
|
Cơ - xương - khớp
|
|
|
Phân loại
|
|
g)
|
Thần kinh
|
|
|
Phân loại
|
|
h)
|
Tâm thần
|
|
|
Phân loại
|
|
2.
|
Ngoại khoa: ……………………………………………………………….
Phân loại:
|
|
3.
|
Sản phụ khoa: …………………………………………………………….
Phân loại: ………………………………………………………………….
|
|
4.
|
Mắt:
|
Kết quả khám thị lực:
|
Không kính: Mắt phải……….. Mắt trái…………..
Có kính: Mắt phải……… Mắt trái……………..
|
|
Các bệnh về mắt (nếu có):
|
Phân loại:
|
5.
|
Tai - Mũi - Họng
|
Kết quả khám thính lực:
Tai trái: Nói thường…………………………… m; Nói thầm………………..
m
Tai phải: Nói thường………………………….. m; Nói thầm………………..
m
|
|
Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):
|
Phân loại:
|
6.
|
Răng - Hàm - Mặt
|
Kết quả khám:
|
Hàm trên: …………………………………………………..
Hàm dưới: ………………………………………………….
|
|
Các bệnh về răng hàm mặt (nếu có):
|
Phân loại
|
7.
|
Da liễu
|
|
Kết quả khám:
|
|
Phân loại:
|
|
|
|
|
|
|
III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
Nội dung khám
|
Họ tên, chữ ký
của Bác sỹ
|
1. Xét nghiệm máu:
a) Công thức máu:
Số lượng HC: ……………………………………………………………………..
Số lượng Bạch cầu: ………………………………………………………………
Số lượng tiểu cầu: ………………………………………………………………..
b) Sinh hóa máu: Đường máu: …………………………………………………..
Urê:………………………………….. Creatinin: …………………………………
ASAT(GOT):……………………….. ALAT (GPT): ……………………………..
|
|
2. Xét nghiệm nước tiểu:
a) Đường: …………………………………………………………………………
b) Protein: …………………………………………………………………………
c) Khác (nếu có): …………………………………………………………………
|
|
3. Chẩn đoán hình ảnh: ………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
|
|
IV. KẾT LUẬN
1. Phân loại sức khỏe:......................................................................................................
2. Các bệnh, tật (nếu có):
................................................................................................
............................................................................................................................................
|
.......……ngày…… tháng………
năm...........
NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY KHÁM SỨC KHỎE DÙNG CHO NGƯỜI DƯỚI
18 TUỔI
(Kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
…………………
………………….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./GKSK-.........
|
|
GIẤY KHÁM SỨC KHỎE
Ảnh
(4 x 6 cm)
|
Họ và tên (viết chữ in hoa):
………….………………………...…....………
Giới tính: Nam □ Nữ □ Tuổi:................................................................
Số CMND hoặc Hộ chiếu (nếu có):
....................................................
Cấp ngày ....../..../.............. Tại……………………………………………
|
|
Họ và tên bố, mẹ hoặc người giám hộ:...........................................
……………………...….................…………………………………...…
Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................……......
………………….................…...………………….....…………….……...…
Lý do khám sức khỏe:...............................................................................
...................................................................................................................
|
TIỀN SỬ BỆNH TẬT
1. Tiền sử gia đình
Có ai trong gia đình mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh
truyền nhiễm không:
a) Không □ b) Có □ ; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể
tên bệnh: ……………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Tiền sử bản thân:
a) Sản khoa:
- Bình thường.
- Không bình thường: Đẻ thiếu tháng; Đẻ thừa cân; Đẻ
có can thiệp; Đẻ ngạt; Mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai (Nếu có cần ghi rõ
tên bệnh: ……………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
b) Tiêm chủng:
STT
|
Loại vắc xin
|
Tình trạng
tiêm/uống vắc xin
|
Có
|
Không
|
Không nhớ rõ
|
1
|
BCG
|
|
|
|
2
|
Bạch hầu, ho gà, uốn ván
|
|
|
|
3
|
Sởi
|
|
|
|
4
|
Bại liệt
|
|
|
|
5
|
Viêm não Nhật Bản B
|
|
|
|
6
|
Viêm gan B
|
|
|
|
7
|
Các loại khác
|
|
|
|
c) Tiền sử bệnh/tật: (Các bệnh bẩm sinh và mãn
tính)
- Không
- Có
Nếu “có”: ghi cụ thể tên bệnh
……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
d) Hiện tại có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có,
ghi rõ tên bệnh và liệt kê các thuốc đang dùng:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn
đúng với sự thật theo sự hiểu biết của tôi.
|
………. ngày….. tháng…. năm ……
Người đề nghị khám sức khỏe
(Hoặc cha/mẹ hoặc người giám hộ)
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
I. KHÁM THỂ LỰC
- Chiều cao:………………. cm; - Cân nặng:………………… Kg; - Chỉ
số BMI: ………………….
- Mạch: ……………………… lần/phút; - Huyết áp:………../…………….
mmHg
Phân loại thể lực:
………………………………………………………………………………………..
II. KHÁM LÂM SÀNG
Nội dung khám
|
Họ tên và chữ
ký của Bác sỹ
|
1.
a)
|
Nhi khoa
|
Tuần hoàn
|
|
|
|
|
b)
|
Hô hấp
|
|
|
|
|
c)
|
Tiêu hóa
|
|
|
|
|
d)
|
Thận-Tiết niệu
|
|
|
|
|
đ)
|
Thần kinh-Tâm thần
|
|
|
|
|
e)
|
Khám lâm sàng khác
|
|
|
|
|
2.
|
Mắt:
|
Kết quả khám thị lực:
|
Không kính: Mắt phải……….. Mắt trái…………….
Có kính: Mắt phải…………… Mắt trái……………..
|
|
Các bệnh về mắt (nếu có):
|
|
3.
|
Tai - Mũi - Họng
|
Kết quả khám thính lực:
Tai trái: Nói thường…………………….. m; Nói thầm……………………..
m
Tai phải: Nói thường…………………… m; Nói thầm……………………...
m
|
|
Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):
|
|
4.
|
Răng - Hàm - Mặt
|
Kết quả khám:
Hàm trên:………………………………………………………………………….
Hàm dưới:…………………………………………………………………………
|
|
Các bệnh về răng hàm mặt (nếu có):
|
|
|
|
|
|
|
III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
Nội dung khám
|
Họ tên, chữ ký của
Bác sỹ
|
Xét nghiệm huyết học/sinh hóa/X.quang và các xét nghiệm
khác khi có chỉ định của bác sỹ:
Kết quả: ……………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
|
|
IV. KẾT LUẬN CHUNG:
Sức khỏe bình thường:
…………………………………………………………………………
Hoặc các vấn đề sức khỏe cần lưu ý: ………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
|
…….. ngày….. tháng…. năm……
NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 3a10
MẪU SỔ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BYT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
SỔ KHÁM SỨC KHỎE
ĐỊNH KỲ
Ảnh
(4 x 6 cm)
|
1. Họ và tên (viết chữ in hoa):
………….………………………...…....………
2. Giới tính: Nam □ Nữ □ Tuổi:...............................
3. Số CMND/Số CCCD/Hộ chiếu/Định danh CD:
..........................
Cấp ngày....../..../..............Tại……………………………….
…………….…………….…………….…………….…………….…………….
|
4. Số thẻ BHYT:…………….……………. 5. Số điện thoại liên hệ:
…………….…………….
6. Nơi ở hiện tại:
…………….…………….…………….…………….…………….…………….
…………….…………….…………….…………….…………….…………….…………………..
7. Nghề nghiệp:
…………….…………….…………….…………….…………….…………….
8. Nơi công tác, học tập:
…………….…………….…………….…………….………………..
9. Ngày bắt đầu vào làm việc tại đơn vị hiện
nay:….. /……. / …………….…………….
10. Nghề, công việc trước đây (liệt kê công việc đã
làm trong 10 năm gần đây, tính từ thời điểm gần nhất):
a) …………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….
thời gian làm việc…. năm…… tháng từ ngày ………/…..
/…… đến…. /…… / …………
b) …………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….
thời gian làm việc… năm……. tháng từ ngày ……./…..
/……... đến…. /……. / …………
11. Tiền sử bệnh, tật của gia đình: …………….…………….…………….…………….…….
…………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……
…………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……
…………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……
12. Tiền sử bệnh, tật của bản thân:
Tên bệnh
|
Phát hiện năm
|
Tên bệnh nghề
nghiệp
|
Phát hiện năm
|
a)
|
|
a)
|
|
b)
|
|
b)
|
|
c)
|
|
c)
|
|
d)
|
|
d)
|
|
Người lao động xác nhận
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
…….. ngày….. tháng…. năm……
Người lập sổ KSK định kỳ
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH
KỲ
I. TIỀN SỬ BỆNH,
TẬT
(Bác sỹ khám sức
khỏe hỏi và ghi chép)
………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….………
………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….………
………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….………
………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….………
………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….………
Tiền sử sản phụ khoa (Đối với nữ):
- Bắt đầu thấy kinh nguyệt năm bao nhiêu tuổi:
|
|
|
- Tính chất kinh nguyệt: Đều □ Không đều □
Chu kỳ kinh:
|
|
|
ngày
|
Lượng kinh:
|
|
|
ngày
|
Đau bụng kinh: Có □ Không □
- Đã lập gia đình: Có □ Chưa □
- PARA:
|
|
|
|
|
|
- Số lần mổ sản, phụ khoa:
|
Có
|
|
|
Ghi rõ:………………………….. Chưa □
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Có đang áp dụng BPTT không? Có □ Ghi rõ:………………………………….
Không □
II. KHÁM THỂ LỰC
Chiều cao: ………………..cm; Cân nặng:………………….. Kg; Chỉ số
BMI: ………………
Mạch:…………………………………….. lần/phút; Huyết áp:………..
/…………..…. mmHg
Phân loại thể lực:
………….…………….…………….…………….……………..………….…
III. KHÁM LÂM
SÀNG
Nội dung khám
|
Họ tên, chữ ký
của Bác sỹ
|
1.
a)
|
Nội khoa
|
Tuần hoàn:
|
|
Phân loại:
|
|
b)
|
Hô hấp:
|
|
Phân loại:
|
|
c)
|
Tiêu hóa:
|
|
Phân loại:
|
|
d)
|
Thận-Tiết niệu:
|
|
Phân loại:
|
đ)
|
Nội tiết:
|
|
Phân loại:
|
e)
|
Cơ - xương - khớp:
|
|
Phân loại:
|
g)
|
Thần kinh:
|
|
Phân loại:
|
h)
|
Tâm thần:
|
|
Phân loại:
|
2.
|
Mắt
|
Kết quả khám thị lực:
|
Không kính: Mắt phải……….… Mắt trái………….
Có kính: Mắt phải……….… Mắt trái………….…
|
|
Các bệnh về mắt (nếu có):
|
Phân loại:
|
3.
|
Tai - Mũi - Họng
|
Kết quả khám thính lực:
Tai trái: Nói thường………….…………….… m; Nói thầm………….…
m
Tai phải: Nói thường………….…………….… m; Nói thầm………….…
m
|
|
Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):
|
Phân loại:
|
4.
|
Răng - Hàm - Mặt
|
Kết quả khám:
Hàm trên:………….…………….…………….…………….…………….…
Hàm dưới:………….…………….…………….…………….…………….…
|
|
Các bệnh về răng hàm mặt (nếu có):
|
Phân loại:
|
5.
|
Da liễu
|
|
Kết quả khám:
|
|
Phân loại:
|
6.
|
Phụ sản (Chi tiết nội dung khám theo
Danh mục tại Phụ lục 3b)
|
Kết quả khám ………….…………….…………….…………….…………….…
|
|
Phân loại: ………….…………….…………….…………….…………….…
|
7.
|
Ngoại khoa
|
|
Kết quả khám:
|
|
Phân loại:
|
|
|
|
|
|
II. KHÁM CẬN LÂM
SÀNG
Xét nghiệm huyết học/sinh hóa/X.quang và các xét
nghiệm khác khi có chỉ định của bác sỹ:
a) Kết quả: ………….…………….…………….…………….…………….…
………….…………….…………….…………….…………….…………….…
………….…………….…………….…………….…………….…………….…
………….…………….…………….…………….…………….…………….…
b) Đánh giá: ………….…………….…………….…………….…………….…
………….…………….…………….…………….…………….…………….…
………….…………….…………….…………….…………….…………….…
|
|
V. KẾT LUẬN
1. Phân lợi sức khỏe:1
………….…………….…………….…………….…………….……
2. Các bệnh, tật (nếu có):2 ………….…………….…………….…………….……………..
………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….…….
………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….…….
|
NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
__________________________
1 Phân loại sức khỏe theo quy định tại
Quyết định số 1613/BYT-QĐ hoặc phân loại sức khỏe theo quy định của bộ tiêu chuẩn
sức khỏe chuyên ngành đối với trường hợp khám sức khỏe chuyên ngành.
2 Ghi rõ các bệnh, tật, phương án điều
trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh.
PHỤ LỤC 3b11
DANH MỤC KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤ SẢN TRONG KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH
KỲ CHO LAO ĐỘNG NỮ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BYT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
TT
|
NỘI DUNG KHÁM
|
GHI CHÚ
|
I.
|
Khám phụ khoa
|
1.
|
Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn.
|
|
2.
|
Khám bộ phận sinh dục ngoài.
|
|
3.
|
Khám âm đạo bằng mỏ vịt kết hợp quan sát cổ tử
cung bằng mắt thường.
|
- Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường
âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.
|
4.
|
Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai
tay).
|
5.
|
Khám trực tràng phối hợp nắn bụng (khám bằng hai
tay).
|
- Chỉ thực hiện nếu không tiếp cận được
bằng đường âm đạo hoặc bệnh cảnh cụ thể đòi hỏi phải đánh giá thêm bằng khám
trực tràng.
- Chỉ thực hiện nếu có sự đồng ý của lao động
nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.
|
II.
|
Sàng lọc ung thư cổ tử cung
Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ
tử cung bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:
|
- Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường
âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.
- Thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y
tế.
|
1.
|
Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch
Acid Acetic (VIA test)
|
2.
|
Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch
Lugol (VILI test)
|
3.
|
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
|
4.
|
Xét nghiệm HPV
|
III
|
Sàng lọc ung thư vú
Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương
vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:
|
|
1.
|
Khám lâm sàng vú
|
2.
|
Siêu âm tuyến vú hai bên
|
3.
|
Chụp Xquang tuyến vú
|
IV.
|
Siêu âm tử cung-phần phụ (khi có chỉ định
của bác sỹ khám)
|
|
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CƠ SỞ KHÁM
SỨC KHỎE
(Kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
TT
|
Nội dung
|
Số lượng
|
I. CƠ SỞ VẬT CHẤT
|
1
|
Phòng tiếp đón
|
01
|
2
|
Phòng khám chuyên khoa: Nội, nhi, ngoại, sản phụ
khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu.
|
08
|
3
|
Phòng chụp X.quang
|
01
|
4
|
Phòng xét nghiệm
|
01
|
II. THIẾT BỊ Y
TẾ
|
1
|
Tủ hồ sơ bệnh án/phương tiện lưu trữ hồ sơ khám sức
khỏe
|
01
|
2
|
Tủ thuốc cấp cứu/túi thuốc cấp cứu
|
01
|
3
|
Bộ bàn ghế khám bệnh
|
02
|
4
|
Giường khám bệnh
|
02
|
5
|
Ghế chờ khám
|
10
|
6
|
Tủ sấy dụng cụ
|
01
|
7
|
Nồi luộc, khử trùng dụng cụ y tế
|
01
|
8
|
Cân có thước đo chiều cao/Thước dây
|
01
|
9
|
Ống nghe tim phổi
|
02
|
10
|
Huyết áp kế
|
02
|
11
|
Đèn đọc phim X.quang
|
01
|
12
|
Búa thử phản xạ
|
01
|
13
|
Bộ khám da (kính lúp)
|
01
|
14
|
Đèn soi đáy mắt
|
01
|
15
|
Hộp kính thử thị lực
|
01
|
16
|
Bảng kiểm tra thị lực
|
01
|
17
|
Bảng thị lực màu
|
01
|
18
|
Bộ khám tai mũi họng: đèn soi, 20 bộ dụng cụ,
khay đựng
|
01
|
19
|
Bộ khám răng hàm mặt
|
01
|
20
|
Bàn khám và bộ dụng cụ khám phụ khoa
|
01
|
21
|
Thiết bị phân tích huyết học
|
01
|
22
|
Thiết bị phân tích sinh hóa
|
01
|
23
|
Thiết bị phân tích nước tiểu/Bộ dụng cụ thử nước
tiểu
|
01
|
24
|
Thiết bị chụp X.quang
|
01
|
III. NGOÀI CÓ ĐỦ CÁC THIẾT BỊ TẠI MỤC II PHỤ LỤC
NÀY, CƠ SỞ KSK CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI PHẢI CÓ THÊM CÁC THIẾT BỊ Y TẾ SAU
|
25
|
Thiết bị đo điện não
|
01
|
26
|
Thiết bị siêu âm
|
01
|
27
|
Thiết bị điện tâm đồ
|
01
|