Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Dược do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 02/VBHN-BYT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 11/01/2024 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/VBHN-BYT

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT DƯỢC

Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

Nghị định số 88/2023/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược1.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về Chứng chỉ hành nghề dược; kinh doanh dược; xuất khẩu, nhập khẩu thuốc; đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang; đánh giá cơ sở sản xuất thuốc tại nước ngoài; thẩm quyền, hình thức, thủ tục thu hồi nguyên liệu làm thuốc, biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi; hồ sơ, trình tự thủ tục và thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc và biện pháp quản lý giá thuốc.

2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến dược tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ, ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thông tin thuốc là việc thu thập, cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc, bao gồm: chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc và các thông tin khác liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các cơ sở có trách nhiệm thông tin thuốc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về dược, tổ chức, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc.

2.2 Hội thảo giới thiệu thuốc là buổi giới thiệu thuốc hoặc thảo luận chuyên đề liên quan đến thuốc cho người hành nghề y, dược.

3. Bán thành phẩm thuốc là sản phẩm đã qua một, một số hoặc tất cả các công đoạn chế biến, sản xuất, trừ công đoạn đóng gói cuối cùng.

4. Giá nhập khẩu của thuốc là trị giá hải quan của thuốc nhập khẩu được ghi trên tờ khai trị giá hải quan tại cảng Việt Nam sau khi thông quan.

5. Giá thành toàn bộ của thuốc sản xuất trong nước là các chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ, năng lượng trực tiếp cộng (+) chi phí nhân công trực tiếp cộng (+) chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp cộng (+) chi phí sản xuất chung cộng (+) chi phí tài chính (nếu có) cộng (+) chi phí bán hàng cộng (+) chi phí quản lý trừ (-) chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có).

6. Giá bán buôn thuốc là giá bán giữa các cơ sở kinh doanh dược với nhau hoặc giá bán của cơ sở kinh doanh dược cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

7. Giá bán buôn thuốc dự kiến là giá do cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

8. Giá bán lẻ thuốc là giá bán trực tiếp cho người mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc.

9. Thặng số bán lẻ là trị giá tiền chênh lệch giữa giá thuốc bán ra và giá thuốc mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc.

10. Mức thặng số bán lẻ là tỉ lệ phần trăm (%) giữa thặng số bán lẻ và giá thuốc mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc.

Chương II

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC

Mục 1. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC

Điều 3. Quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược

1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:

a)3 Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải kèm theo bản sao có chứng thực giấy công nhận tương đương của cơ quan có thẩm quyền về công nhận tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này;

c)4 (được bãi bỏ)

d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;

đ) Trường hợp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược với phạm vi hoạt động khác nhau và yêu cầu thời gian thực hành, cơ sở thực hành chuyên môn khác nhau thì hồ sơ phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn và nội dung thực hành chuyên môn của một hoặc một số cơ sở đáp ứng yêu cầu của mỗi phạm vi, vị trí hành nghề. Trường hợp các phạm vi hoạt động chuyên môn có cùng yêu cầu về thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn thì không yêu cầu phải có Giấy xác nhận riêng đối với từng phạm vi hoạt động chuyên môn;

e) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận kết quả thi do cơ sở tổ chức thi quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này cấp đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức thi;

g)5 (được bãi bỏ)

2. Đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Các giấy tờ này phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 4. Quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược

1. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:

a)6 Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b)7 (được bãi bỏ)

2. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 5. Quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược

1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:

a)8 Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Đối với trường hợp thay đổi thông tin cá nhân của người hành nghề dược phải có giấy tờ chứng minh liên quan đến nội dung thay đổi, gồm một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ xác nhận liên quan đến nội dung thay đổi do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;

c) Đối với trường hợp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn, yêu cầu các giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi sau: Văn bằng chuyên môn tương ứng và giấy xác nhận thời gian thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

3. Đối với các giấy tờ quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Các giấy tờ này phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định.

4. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 6. Quy định chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược

1. Người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

a) Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi;

b) Sở Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ.

2. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trường hợp không yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược có trách nhiệm:

a)9 Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Dược; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

c)10 Cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 05 ngày làm việc , kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn sau:

a) 10 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược;

b) 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược.

5. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:

a) Họ, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;

b) Số Chứng chỉ hành nghề dược;

c) Phạm vi hoạt động chuyên môn.

8. Chứng chỉ hành nghề dược được lập thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản cấp cho cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.

9. Khi nhận Chứng chỉ hành nghề dược được cấp lại, được điều chỉnh nội dung thì người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp lại Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp.

Trường hợp bị mất Chứng chỉ hành nghề dược, người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

10. Mẫu Chứng chỉ hành nghề dược:

a) Chứng chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức xét hồ sơ được cấp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Chứng chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức thi được cấp theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

11. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.

12. Trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược được cấp lại theo quy định tại khoản 8 Điều 24 của Luật Dược, người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược không phải nộp phí.

Điều 7. Thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược

1. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 28 của Luật Dược:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra trong đó có kiến nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược hoặc khi phát hiện các trường hợp quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 28 của Luật Dược, cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược thuộc thẩm quyền quản lý; trường hợp không thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả lời cho cơ quan kiến nghị thu hồi và nêu rõ lý do.

2. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 của Luật Dược:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai hoặc nhận được đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kiến nghị về việc Chứng chỉ hành nghề dược ghi sai của người có Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược thuộc thẩm quyền quản lý; trường hợp không thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn trả lời cho tổ chức hoặc cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do.

3. Trách nhiệm của cơ quan cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược:

a) Ban hành quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược;

b) Đăng tải quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và gửi quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược đến Bộ Y tế và các Sở Y tế khác trên phạm vi toàn quốc;

c) Cập nhật thông tin thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị;

d) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược của cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược, Bộ Y tế và các Sở Y tế có trách nhiệm đăng tải quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Mục 2. ĐÀO TẠO CẬP NHẬT KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC

Điều 8. Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược11

1. Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược phải là một trong các tổ chức sau: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo chuyên ngành y, dược; cơ sở giáo dục có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; viện nghiên cứu có chức năng đào tạo chuyên ngành y, dược; cơ sở có chức năng đào tạo nhân lực y tế; các hội nghề nghiệp về dược;

2. Cơ sở đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn về dược phải xây dựng chương trình đào tạo bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Nội dung đào tạo bao gồm:

- Kiến thức chuyên ngành;

- Pháp luật và quản lý chuyên môn về dược;

b) Thời gian đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược: tối thiểu 08 giờ.

Điều 9.12 (được bãi bỏ)

Điều 10.13 (được bãi bỏ)

Điều 11.14 (được bãi bỏ)

 Điều 12.15 (được bãi bỏ)

Điều 13.16 (được bãi bỏ)

Điều 14. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược

1.17 (được bãi bỏ)

2. Đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3.18 (được bãi bỏ)

4.19 (được bãi bỏ)

Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan quản lý về dược

1. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a)20 Kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược quy định tại Điều 8 của Nghị định này;

b) Yêu cầu các Sở Y tế báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược.

2. Sở Y tế có trách nhiệm:

a)21 Kiểm tra, giám sát và phối hợp với các cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trên địa bàn quy định tại Điều 8 của Nghị định này trong việc tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

b) Cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị danh sách người đã hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn;

c) Công bố trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị về tình trạng hoạt động của cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trên địa bàn.

Điều 16. Chi phí đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược

Người tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược phải chi trả chi phí cho việc đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược theo quy định của pháp luật.

Mục 3. XÁC ĐỊNH VĂN BẰNG CHUYÊN MÔN, CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC

Điều 17. Các văn bằng chuyên môn và chức danh nghề nghiệp được cấp Chứng chỉ hành nghề dược

1. Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ”, “Dược sĩ đại học” hoặc “Dược sĩ cao cấp”.

2. Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y đa khoa do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Bác sĩ” hoặc “Bác sĩ đa khoa”.

3. Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.

4. Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành sinh học do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.

5. Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành hóa học do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.

6. Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.

7. Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ trung cấp” hoặc “Dược sĩ trung học”.

8. Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp ngành y do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.

9. Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.

10. Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược là chứng nhận hoặc chứng chỉ do các cơ sở giáo dục trong nước cấp ghi rõ chức danh “Dược tá” hoặc “Sơ cấp dược”.

Điều 18. Xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng và chức danh nghề nghiệp chưa được xác định

1. Đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp mà chức danh nghề nghiệp ghi trên văn bằng đó không thuộc các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 7 và 10 Điều 17 của Nghị định này thì việc xác định phạm vi hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược xem xét quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.

2. Đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 4. THỰC HÀNH CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC

Điều 19. Cơ sở thực hành chuyên môn

1. Cơ sở thực hành chuyên môn là các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Dược, gồm: Cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.

2. Cơ sở thực hành chuyên môn phù hợp là cơ sở thực hành chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này có hoạt động phù hợp với nội dung thực hành chuyên môn của người thực hành quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

3. Cơ sở thực hành chuyên môn xác nhận thời gian thực hành chuyên môn cho người thực hành chuyên môn tại cơ sở theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm về các nội dung xác nhận.

4.22 (được bãi bỏ)

Điều 20. Nội dung thực hành chuyên môn

1. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc, dược chất, tá dược, vỏ nang:

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc, trừ trường hợp quy định tại các điểm c và d khoản này, phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất thuốc, kiểm nghiệm thuốc, nghiên cứu phát triển sản phẩm thuốc, quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc; nghiên cứu phát triển sản phẩm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất hóa chất; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất vắc xin, sinh phẩm, kiểm định vắc xin, sinh phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

d) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất, chế biến thuốc cổ truyền, kiểm nghiệm thuốc cổ truyền, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu phát triển sản phẩm thuốc cổ truyền, quản lý về dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.

2. Đối với vị trí phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, dược chất, tá dược, vỏ nang:

a) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất, kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc;

b) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất, kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc;

c) Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất, kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại cơ sở sản xuất hoặc cơ sở kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế.

3. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất, bào chế, chế biến thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, kiểm nghiệm thuốc, bảo đảm chất lượng trong quá trình sản xuất, nguyên liệu làm thuốc, bào chế, chế biến thuốc cổ truyền; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất nguyên liệu làm thuốc, kiểm nghiệm thuốc; bảo đảm chất lượng trong quá trình sản xuất, nghiên cứu về dược liệu, y học cổ truyền; bào chế, chế biến thuốc cổ truyền; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.

4. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc trừ trường hợp quy định tại điểm c và d khoản này phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn nguyên liệu làm thuốc phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất hóa chất, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nghiên cứu về công nghệ hóa, công nghệ dược; bán buôn thuốc, xuất nhập khẩu thuốc; bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất, bán buôn, bảo quản, kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm; nghiên cứu về vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

d) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn thuốc, dược liệu; dịch vụ bảo quản thuốc, dược liệu sản xuất thuốc, sản xuất dược liệu, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, y học cổ truyền; nghiên cứu về dược liệu, y học cổ truyền; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.

5. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc trừ trường hợp quy định tại các điểm b và c khoản này phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thực hành tốt bảo quản thuốc; quản lý dược liên quan đến lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất; bán buôn; kinh doanh dịch vụ bảo quản; kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm; nghiên cứu về vắc xin, sinh phẩm; quản lý về vắc xin, sinh phẩm; sử dụng vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc cổ truyền; nghiên cứu về dược liệu, y học cổ truyền; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.

6. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn, bán lẻ thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật Dược phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn liên quan đến sản xuất, nghiên cứu, kinh doanh, khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc quản lý về dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.

7. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu liên quan đến sản xuất, kiểm nghiệm, phân tích thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm phải thực hành chuyên môn một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Kiểm nghiệm thuốc, kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc; kiểm định vắc xin, sinh phẩm; nghiên cứu liên quan đến sản xuất, kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm; bảo quản thuốc có phạm vi là vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.

8. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Thử tương đương sinh học của thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược lý, dược lâm sàng; quản lý dược hoặc y dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.

9. Đối với vị trí phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

a) Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Thử tương đương sinh học của thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; nghiên cứu dược lý, dược lâm sàng; cảnh giác dược tại trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc;

b) Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Thử thuốc trên lâm sàng; nghiên cứu dược lý, dược lâm sàng; cảnh giác dược tại trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cổ truyền.

10. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bảo quản thuốc; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bảo quản thuốc có phạm vi là vắc xin, sinh phẩm; sản xuất vắc xin, sinh phẩm; kiểm định vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.

Điều 21. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học

1. Người có trình độ chuyên khoa sau đại học là người có một trong các bằng sau:

a) Thạc sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là thạc sỹ);

b) Tiến sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là tiến sỹ);

c) Chuyên khoa I hoặc chuyên khoa II theo hệ đào tạo chuyên khoa sau đại học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.23 Thời gian thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 Luật Dược được giảm:

a) ¾ thời gian đối với người có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành;

b) ½ thời gian đối với người có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên môn thực hành.

Mục 5. THI ĐỂ XÉT CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC

Điều 22. Hình thức, nội dung, chương trình thi

1. Hình thức thi: Thi tập trung tại cơ sở tổ chức thi hoặc thi trực tuyến.

2. Nội dung thi gồm:

a) Kiến thức chung cho người hành nghề dược;

b) Kiến thức chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Điều 11 của Luật Dược.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết quy chế, nội dung thi, ngân hàng câu hỏi thi, thang điểm đạt để cấp Chứng chỉ hành nghề dược.

Điều 23. Yêu cầu đối với cơ sở tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược

1. Phải là một trong các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành dược, chuyên ngành y dược cổ truyền.

2.24 (được bãi bỏ)

Điều 24.25 (được bãi bỏ)

Điều 25.26 (được bãi bỏ)

Điều 26.27 (được bãi bỏ)

Điều 27.28 (được bãi bỏ)

Điều 28. Tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược

1.29 (được bãi bỏ)

2. Sau thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thi, cơ sở tổ chức thi trả Giấy xác nhận kết quả thi cho người dự thi theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo danh sách người thi đạt kết quả xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược về Bộ Y tế.

3.30 Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ định cơ sở đủ điều kiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong trường hợp không có cơ sở nào tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược.

Điều 29. Ưu tiên trong hành nghề dược đối với người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi

Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi được ưu tiên trong tuyển dụng và sử dụng trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, bao gồm:

1. Được ưu tiên trong xét tuyển nếu kết quả thi đạt loại giỏi và có bằng tốt nghiệp hệ đại học hoặc sau đại học loại giỏi.

2. Miễn thời gian tập sự sau khi tuyển dụng.

3. Ưu tiên trong việc xem xét cử đi học tập, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn trong nước, nước ngoài.

Điều 30. Chi phí thi

Người dự thi để xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải trả chi phí cho việc thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định của pháp luật.

Chương III

KINH DOANH DƯỢC

Mục 1. GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC

Điều 31. Điều kiện kinh doanh thuốc cổ truyền

1. Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc phải đáp ứng quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 69 của Luật Dược.

2. Cơ sở nhập khẩu thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Dược.

3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Dược.

4. Cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Dược.

5. Điều kiện của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền:

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật Dược;

b)31 Có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;

c)32 Phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn.

Dược liệu độc phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn.

Cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền;

d) Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu;

đ) Có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất nguồn gốc;

e) Người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng quy định tại các điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật Dược.

Đối với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ;

g) Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Điều 32. Quy định chi tiết hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:

1. Đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo Mẫu số 19, 2021 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

2. Tài liệu kỹ thuật quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 38 của Luật Dược bao gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật sau:

a)33 Đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Trường hợp cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bán, giao thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất cho cơ sở bán buôn, bán lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có thêm tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ trường hợp giao hàng tại kho của cơ sở sản xuất đó.

b) Đối với cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc34.

c) Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

d) Đối với cơ sở bán lẻ thuốc: Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 31 của Nghị định này theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

đ) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị kiểm nghiệm, hóa chất, thuốc thử, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với kiểm tra chất lượng thuốc;

e) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng: Tài liệu về địa điểm, phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng;

g) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc: Tài liệu về địa điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với giai đoạn phân tích dịch sinh học và Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc thì tài liệu kỹ thuật không yêu cầu phải có các tài liệu về tài liệu và địa điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.

3.35 (được bãi bỏ)

Điều 33. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

1. Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

a) Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 2 Điều 32 của Luật Dược;

b) Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh36 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều 32 của Luật Dược;

2. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3.37 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện:

a)38 Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;

b) Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

4.39 Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, trong thời hạn 07ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

5. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có trách nhiệm:

a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa;

b) Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa.

7. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trả lời lý do chưa cấp.

8. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

9. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:

a) Tên, địa chỉ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;

b) Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;

c) Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

10. Các trường hợp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật Dược, cơ sở phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp trước đó, trừ trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

11. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được lập thành 02 bản theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

12. Trường hợp cơ sở đã được đánh giá đáp ứng Thực hành tốt, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cấp Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt nếu cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt.

Điều 34. Trình tự cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

1. Cơ sở đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

a) Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 2 Điều 32 của Luật Dược;

b) Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh40 đối với trường hợp đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 32 của Luật Dược;

2. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có trách nhiệm:

a)41 Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật Dược;

b) Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luật Dược.

4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

5. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:

a) Tên, địa chỉ cơ sở được cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;

b) Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;

c) Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

8. Khi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mới, cơ sở phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp trước đó, trừ trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

9. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được lập thành 02 bản theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này: 01 (một) bản cấp cho cơ sở đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Điều 35. Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra trong đó có kiến nghị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc khi phát hiện các trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật Dược, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc thẩm quyền quản lý; trường hợp không thu hồi phải có văn bản trả lời cho cơ quan kiến nghị thu hồi và nêu rõ lý do;

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan ban hành quyết định thu hồi có trách nhiệm:

a) Đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và gửi quyết định này đến Bộ Y tế và các Sở Y tế khác trên phạm vi toàn quốc;

b) Cập nhật thông tin thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Bộ Y tế và các Sở Y tế có trách nhiệm đăng tải quyết định này trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Mục 2. ĐỊA BÀN, PHẠM VI KINH DOANH CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ LÀ QUẦY THUỐC, TỦ THUỐC

Điều 36. Địa bàn mở quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã

1. Địa bàn mở quầy thuốc:

a) Xã, thị trấn;

b) Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

c) Các quầy thuốc không thuộc địa bàn quy định tại điểm a khoản này đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

2. Địa bàn mở tủ thuốc:

a) Trạm y tế xã;

b) Trạm y tế của thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều 37. Phạm vi kinh doanh của quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã

1. Phạm vi kinh doanh của quầy thuốc thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 của Luật Dược.

2. Phạm vi kinh doanh của tủ thuốc trạm y tế xã thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Dược.

Mục 3. TỔ CHỨC BÁN LẺ THUỐC LƯU ĐỘNG

Điều 38. Điều kiện bán lẻ thuốc lưu động

1. Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bao gồm:

a) Cơ sở sản xuất thuốc;

b) Cơ sở bán buôn thuốc;

c) Cơ sở bán lẻ thuốc;

d) Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Người bán lẻ thuốc lưu động phải là nhân viên của cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này và có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 13 của Luật Dược.

3. Thuốc bán lẻ lưu động phải còn hạn dùng tối thiểu 06 tháng và được bảo quản bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với mưa, nắng.

4. Tại nơi bán lẻ thuốc lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động.

5.42 (được bãi bỏ)

Điều 39. Danh mục và địa bàn bán lẻ thuốc lưu động

1. Danh mục thuốc bán lẻ lưu động gồm các thuốc đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Thuộc danh mục thuốc không kê đơn;

b) Thuốc chỉ yêu cầu bảo quản ở điều kiện bình thường;

c) Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường của người dân địa phương.

2. Căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc Sở Y tế công bố danh mục, địa bàn được bán lẻ thuốc lưu động trên địa bàn.

Điều 40. Thủ tục thông báo hoạt động bán lẻ thuốc lưu động

1. Trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Y tế tại địa phương nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động.

2.43 (được bãi bỏ)

3.44 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, Sở Y tế có trách nhiệm công bố thông tin cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và thông báo cho Phòng Y tế huyện để giám sát, kiểm tra.

Mục 4. BIỆN PHÁP VỀ AN NINH, BẢO ĐẢM KHÔNG THẤT THOÁT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHO PHÉP KINH DOANH THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC HẠN CHẾ BÁN LẺ

Điều 41. Danh mục chất phóng xạ sử dụng trong ngành y tế và việc ban hành danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực

1. Ban hành danh mục chất phóng xạ sử dụng trong ngành y tế tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực45:

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm gửi đến Bộ Y tế danh mục các chất cấm sử dụng trong ngành, lĩnh vực được phân công quản lý khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục;

b)46 Sau khi nhận được danh mục chất bị cấm sử dụng của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ Y tế công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Điều 42. Điều kiện kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Dược phù hợp với điều kiện của từng cơ sở kinh doanh;

b) Đáp ứng các quy định cụ thể về các biện pháp an ninh quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46, 47 và 48 của Nghị định này.

c) Trường hợp kinh doanh thuốc phóng xạ, ngoài đáp ứng quy định tại các điểm a và b khoản này, còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2.47 Trường hợp trên địa bàn không có cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, Sở Y tế có trách nhiệm chỉ định cơ sở bán buôn hoặc cơ sở bán lẻ thực hiện việc kinh doanh hoặc khoa dược của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh nhượng lại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để bảo đảm đủ thuốc cho người bệnh.

3. Bộ Y tế, Sở Y tế định kỳ 03 năm 01 lần hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra, đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu về biện pháp an ninh quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định này của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 43. Quy định về cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Đối với cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:

a) Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. Kho hoặc khu vực này phải 48 có cửa, có khoá chắc chắn;

b) Có hệ thống camera theo dõi từng công đoạn trong quá trình sản xuất và bảo quản thuốc;

c) Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

d)49 (được bãi bỏ)

2. Đối với cơ sở sản xuất thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:

a) Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo quản nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. Kho hoặc khu vực này phải 50 có cửa, có khoá chắc chắn;

b) Có khu vực riêng để bảo quản thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất;

c) Có hệ thống camera theo dõi từng công đoạn trong quá trình sản xuất và bảo quản thuốc;

d) Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

đ)51 (được bãi bỏ)

3. Đối với cơ sở sản xuất thuốc phóng xạ:

a) Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo quản thuốc phóng xạ;

b)52 (được bãi bỏ)

c)53 (được bãi bỏ)

d) Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

đ) Có hệ thống camera trong khu vực sản xuất, bảo quản thuốc.

4. Đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:

a)54 Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. Kho hoặc khu vực này phải có cửa, có khóa chắc chắn;

b) Có hệ thống camera trong kho bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc;

c) Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

d)55 (được bãi bỏ)

5. Đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở bán buôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:

a) Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo quản thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất. Kho phải 56 có cửa, có khoá chắc chắn; Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

c)57 (được bãi bỏ)

6.58 Đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc phóng xạ phải có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

7. Đối với cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:

a) Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất. Kho phải 59 có cửa, có khoá chắc chắn;

b) Có hệ thống camera tại khu vực bảo quản thuốc;

c) Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

d)60 (được bãi bỏ)

8. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:

a)61 Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải bảo quản trong tủ riêng hoặc ngăn riêng có khóa chắc chắn;

b) Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

9. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải thực hiện việc theo dõi bằng hệ thống phần mềm hoặc hồ sơ, sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

10. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc phóng xạ:

a) Có khu vực riêng để bảo quản thuốc phóng xạ;

b)62 (được bãi bỏ)

c) Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

d)63 (được bãi bỏ)

11. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc phóng xạ:

a) Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo quản thuốc phóng xạ; Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Có hệ thống camera đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc phóng xạ

b)64 (được bãi bỏ)

c)65 (được bãi bỏ)

d) Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

đ) Có hệ thống camera đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc phóng xạ.

12.66 Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải kiểm soát đặc biệt trừ các trường hợp quy định tại khoản 11 Điều này phải bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất trong khu vực riêng có khóa chắc chắn hoặc tủ riêng, ngăn riêng có khóa chắc chắn.

13. Đối với cơ sở kinh doanh thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải thực hiện việc theo dõi bằng hệ thống phần mềm hoặc hồ sơ, sổ sách quản lý toàn bộ quá trình xuất, nhập, tồn kho theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 44. Quy định về nhân sự của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Đối với cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:

a) Thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng67 tại cơ sở kinh doanh dược;

b) Thủ kho bảo quản thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng68 tại cơ sở kinh doanh dược.

c)69 (được bãi bỏ)

2. Đối với cơ sở sản xuất thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:

a) Thủ kho bảo quản nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện phải là người có bằng tốt  ghiệp đại học ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng70 tại cơ sở kinh doanh dược;

b) Thủ kho bảo quản nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên, có ít nhất 12 tháng71 thực hành chuyên môn tại cơ sở kinh doanh dược.

c)72 (được bãi bỏ)

3. Đối với cơ sở sản xuất thuốc phóng xạ:

a) Thủ kho bảo quản thuốc phải có bằng tốt nghiệp trung cấp dược trở lên hoặc cử nhân hoá phóng xạ, cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân trở lên.

b)73 (được bãi bỏ)

c) Người chịu trách nhiệm giám sát quá trình nghiên cứu, sản xuất, phân tích, kiểm nghiệm phải là cử nhân hoá phóng xạ, cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên.

4. Đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:

a) Thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng74 tại cơ sở kinh doanh dược.

b)75 (được bãi bỏ)

5.76 (được bãi bỏ)

6. Đối với cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:

a) Thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng77 tại cơ sở kinh doanh dược;

b) Thủ kho bảo quản thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng78 tại cơ sở kinh doanh dược.

c)79 (được bãi bỏ)

7.80 (được bãi bỏ)

8. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:

a) Người chịu trách nhiệm bán lẻ thuốc gây nghiện phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên;

b) Người chịu trách nhiệm bán lẻ thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.

9.81 Đối với cơ sở bán lẻ thuốc phóng xạ: Người chịu trách nhiệm bán lẻ phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.

10. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc: Thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng82 tại cơ sở kinh doanh dược.

11. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc: Người theo dõi, quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.

12. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc phóng xạ:

a) Thủ kho bảo quản thuốc phải có bằng tốt nghiệp trung cấp dược trở lên hoặc cử nhân hoá phóng xạ, cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân trở lên; Người chịu trách nhiệm giám sát quá trình nghiên cứu, sản xuất, phân tích, kiểm nghiệm phải là cử nhân hoá phóng xạ, cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên;

b)83 (được bãi bỏ)

c) Người chịu trách nhiệm giám sát quá trình nghiên cứu, sản xuất, phân tích, kiểm nghiệm phải là cử nhân hóa phóng xạ, cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên.

Điều 45. Quy định về giao, nhận, vận chuyển của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Người giao, người nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên; trường hợp giao nhận thuốc phóng xạ, người giao, người nhận thuốc phóng xạ phải có thêm chứng chỉ an toàn bức xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Người vận chuyển thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc khi làm nhiệm vụ phải mang theo văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở, giấy tờ tuỳ thân hợp lệ, hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho. Trường hợp vận chuyển thuốc phóng xạ, người vận chuyển phải mang thêm chứng chỉ an toàn bức xạ.

3. Khi tiến hành giao, nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải có biên bản giao nhận theo quy định tại Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo an ninh, tránh thất thoát. Trường hợp vận chuyển thuốc phóng xạ, phải đảm bảo an toàn bức xạ theo đúng quy định hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

5. Cơ sở tham gia quá trình giao, nhận thuốc phóng xạ phải có giấy phép tiến hành công việc bức xạ phạm vi vận chuyển nguồn phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 46. Quy định về mua bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Đối với nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:

a) Cơ sở sản xuất thuốc chỉ được nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ hoạt động sản xuất thuốc của chính cơ sở;

b) Cơ sở nhập khẩu chỉ được bán nguyên liệu nhập khẩu cho cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược để nghiên cứu, kiểm nghiệm trên phạm vi cả nước; nhà thuốc để pha chế thuốc theo đơn;

c) Cơ sở sản xuất thuốc mua nguyên liệu để sản xuất mà không sử dụng hết các nguyên liệu này muốn nhượng lại cho cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc có đủ điều kiện kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được Bộ Y tế cho phép bằng văn bản.

2. Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:

a) Cơ sở sản xuất chỉ được bán thuốc do chính cơ sở sản xuất cho cơ sở đồng thời có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bán buôn thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược trên phạm vi cả nước, lựa chọn 01 cơ sở bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh để bán toàn bộ mặt hàng do cơ sở sản xuất;

b) Cơ sở nhập khẩu chỉ được bán thuốc do chính cơ sở nhập khẩu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược trên phạm vi cả nước, lựa chọn 01 cơ sở bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh để bán toàn bộ các mặt hàng do cơ sở nhập khẩu;

c)84 Cơ sở đồng thời có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bán buôn thuốc chỉ được bán thuốc cho cơ sở đồng thời có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bán buôn thuốc khác, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược, nhà thuốc trên phạm vi cả nước, lựa chọn 01 cơ sở bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh để bán toàn bộ các mặt hàng do cơ sở kinh doanh;

d)85 Cơ sở bán buôn chỉ được bán thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác và nhà thuốc trên địa bàn tỉnh mà cơ sở bán buôn đặt địa điểm kinh doanh;

đ)86 Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế được mua thuốc tại các cơ sở được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này theo kết quả trúng thầu của cơ sở hoặc kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được mua thuốc tại các cơ sở được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này theo đơn hàng mua thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc phóng xạ, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực của các cơ sở kinh doanh thuốc được mua bán theo quy định tại Chương IV của Luật Dược.

Điều 47. Quy định về chế độ báo cáo của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở phải lập báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc có chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 0203 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Bộ Y tế và Bộ Công an;

b) Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở phải lập báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu thuốc phóng xạ theo Mẫu số 0405 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Bộ Y tế;

c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 năm sau, cơ sở phải lập báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ theo Mẫu số 06, 0708 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này tới Bộ Y tế.

2. Trước ngày 15 tháng 7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu báo cáo 06 tháng và báo cáo năm tương ứng về việc xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 0910 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Bộ Y tế.

3. Trước ngày 15 tháng 7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu báo cáo 06 (sáu) tháng và báo cáo năm tương ứng về việc xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo Mẫu số 1112 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Bộ Y tế.

4. Trước ngày 15 tháng 7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ báo cáo 06 (sáu) tháng và báo cáo năm tương ứng về việc xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo Mẫu số 11, 12, 13 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.

5. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu lập báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực gửi Bộ Y tế. Cơ sở bán buôn lập báo cáo xuất, nhập, tồn kho thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực gửi Sở Y tế. Mẫu báo cáo theo Mẫu số 09 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm lập báo cáo bằng văn bản và gửi Bộ Y tế; cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ lập báo cáo gửi Sở Y tế. Mẫu báo cáo theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, Sở Y tế phải báo cáo về Bộ Y tế danh sách các cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất trên địa bàn tỉnh theo Mẫu số 15 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 48. Quy định về hủy thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Cơ sở đề nghị hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc có văn bản đề nghị hủy trong đó phải ghi rõ tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nồng độ hoặc hàm lượng, số lượng, lý do xin hủy, phương pháp hủy.

2. Thủ tục cho phép hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải thực hiện như sau:

a)87 Cơ sở đề nghị hủy nộp văn bản trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ Y tế đối với cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tại Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở đối với các cơ sở kinh doanh dược khác trừ các cơ sở trên; hoặc tại Cục Quân y - Bộ Quốc phòng đối với cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng;

b) Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị hủy Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c)88 Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hủy có công văn cho phép hủy trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

d)89 Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin hủy, cơ quan tiếp nhận có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin hủy trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

đ) Sau khi cơ sở nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có công văn cho phép hủy theo quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này.

3.90 Việc hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc chỉ được thực hiện sau khi có công văn cho phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi cơ sở đặt địa điểm kinh doanh hoặc Cục Quân y - Bộ Quốc phòng.

4. Việc hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được thực hiện như sau:

a) Người đứng đầu cơ sở thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất 03 người, trong đó phải có 01 đại diện là người phụ trách chuyên môn của cơ sở. Hội đồng hủy thuốc có nhiệm vụ tổ chức việc hủy thuốc, quyết định phương pháp hủy, giám sát việc hủy thuốc của cơ sở;

b)91 Việc hủy thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải có sự chứng kiến của đại diện Sở Y tế trên địa bàn hoặc Cục Quân y - Bộ Quốc phòng và được lập biên bản theo Mẫu số 16 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c)92 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc hủy thuốc và nguyên liệu làm thuốc, cơ sở phải gửi báo cáo việc hủy thuốc theo Mẫu số 17 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo biên bản hủy thuốc tới Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc Cục Quân y - Bộ Quốc phòng.

5. Thuốc phóng xạ, bao bì đã tiếp xúc trực tiếp với thuốc phóng xạ không còn được sử dụng phải được bảo quản và lưu trữ tạm thời trước khi hủy theo đúng quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

6. Chất thải có nguồn gốc từ thuốc phóng xạ phải được quản lý theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

7. Khi hủy các loại dư phẩm, phế phẩm có chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc trong quá trình sản xuất; thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, các loại bao bì đã tiếp xúc trực tiếp với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc tiền chất, dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc không sử dụng nữa, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực tại các cơ sở kinh doanh thuốc, cơ sở phải tập hợp và hủy theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và lưu hồ sơ hủy tại cơ sở.

Điều 49. Hồ sơ đề nghị cho phép kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Cơ sở đề nghị kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, ngoài việc phải nộp các tài liệu theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này phải nộp thêm các tài liệu sau:

1.93 Tài liệu thuyết minh cơ sở đáp ứng các biện pháp bảo đảm an ninh, không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo Mẫu số 18 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2.94 (được bãi bỏ)

3. Danh mục các thuốc và quy trình pha chế các thuốc đối với cơ sở bán lẻ là nhà thuốc nếu có tổ chức pha chế theo đơn thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

4. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 50.95 (được bãi bỏ)

Điều 51. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt96

1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt thực hiện theo Điều 33 Nghị định này.

2. Trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đã đáp ứng Thực hành tốt theo quy định tại Điều 33 Luật Dược và có đề nghị bổ sung phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, cơ quan tiếp nhận chỉ đánh giá hồ sơ nộp theo Điều 49 Nghị định 54/2017/NĐ-CP .

Điều 52.97 (được bãi bỏ)

Điều 53. Hồ sơ đề nghị mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc; hồ sơ đề nghị nhượng lại nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc

1. Hồ sơ đề nghị mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất gồm các tài liệu sau:

a) 03 bản đơn hàng mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo Mẫu số 19 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b)98 (được bãi bỏ)

c) Văn bản giải thích rõ lý do khi số lượng thuốc đề nghị mua vượt quá 150% so với số lượng sử dụng lần trước.

2. Hồ sơ đề nghị mua nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc gồm các tài liệu sau:

a)99 01 bản đơn hàng mua nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 19 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo sử dụng nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 10 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Báo cáo kết quả kinh doanh nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 20 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Kế hoạch sản xuất thuốc đối với nguyên liệu đề nghị mua;

đ) Văn bản giải thích rõ lý do khi số lượng nguyên liệu làm thuốc đề nghị mua vượt quá 150% so với số lượng sử dụng lần trước.

3. Hồ sơ đề nghị nhượng lại nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị nhượng lại nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc của cơ sở nhượng theo Mẫu số 21 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b)100 01 bản đơn hàng nhượng lại nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 19 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Báo cáo kết quả kinh doanh thuốc, báo cáo sử dụng nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 10, Mẫu số 20 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Số lượng hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này là 01 bộ.

Điều 54. Trình tự, thủ tục cho phép mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc; nhượng lại nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc

1. Cơ sở đề nghị mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc nhượng lại nguyên liệu làm thuốc nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:

a) Bộ Y tế đối với trường hợp cơ sở sản xuất; cơ sở đồng thời có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc và bán buôn thuốc; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược mua nguyên liệu làm thuốc để nghiên cứu, kiểm nghiệm;

b)101 Sở Y tế nơi cơ sở đặt địa điểm kinh doanh đối với cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác.

c)102 Cục Quân y - Bộ Quốc phòng đối với cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị mua, nhượng lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ký duyệt đơn hàng mua hoặc cho phép bằng văn bản cho cơ sở nhượng lại trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mua, nhượng lại thuốc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

5. Sau khi cơ sở nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này.

b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ký duyệt đơn hàng mua hoặc cho phép bằng văn bản cho cơ sở nhượng lại theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Điều 55. Hồ sơ, thủ tục cho phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ

1. Đối với cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi bán lẻ thuốc:

a) Hồ sơ gồm các tài liệu sau: Đơn đề nghị bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ theo Mẫu số 22 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và tài liệu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 32 của Nghị định này;

b) Thủ tục, thời gian cấp phép thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.

2. Đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi bán lẻ thuốc:

a) Hồ sơ gồm các tài liệu sau: Đơn đề nghị bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ theo Mẫu số 23 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Thủ tục, thời gian cấp phép:

- Cơ sở bán lẻ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh103;

- Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế có văn bản cho phép cơ sở bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có văn bản yêu cầu cơ sở sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

- Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Sở Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế có văn bản cho phép cơ sở bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cho phép, Sở Y tế có trách nhiệm đăng tải thông tin về cơ sở bán lẻ và danh mục thuốc được bán lẻ tại cơ sở trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Điều 56. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với việc thực hiện chế độ báo cáo của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Đối với các cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt không thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định tại Điều 47 của Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền có công văn tạm dừng tiếp nhận, xem xét toàn bộ hồ sơ đề nghị mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong nước, hồ sơ xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở.

2. Việc xem xét hồ sơ chỉ được thực hiện sau ngày cơ sở kinh doanh thuốc báo cáo đầy đủ theo quy định.

Chương IV

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Mục 1. XUẤT KHẨU THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, DƯỢC LIỆU THUỘC DANH MỤC LOÀI, CHỦNG LOẠI DƯỢC LIỆU QUÝ, HIẾM, ĐẶC HỮU PHẢI KIỂM SOÁT

Điều 57. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc

1. Thuốc chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Được sản xuất tại Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp;

b) Được sản xuất tại nước ngoài, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.

2. Nguyên liệu làm thuốc chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Được sản xuất tại Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp;

b) Được sản xuất tại nước ngoài, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.

3. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu:

a) 01 bản chính Đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 01 hoặc 02 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo số lượng, nguồn gốc thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 03 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản chính giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp. Trường hợp Giấy phép nhập khẩu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của giấy phép ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Giấy phép nhập khẩu phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.

4. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 58. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu thuốc phóng xạ, thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc

1. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Được sản xuất tại Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam;

b) Được sản xuất tại nước ngoài, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu:

a) 03 bản chính đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 04 hoặc 05 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b)104 (được bãi bỏ)

c)105 (được bãi bỏ)

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 59. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát

1. Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát chỉ được cấp phép xuất khẩu khi không phải là dược liệu khai thác tự nhiên và không thuộc Danh mục dược liệu cấm xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Y tế công bố. Trường hợp xuất khẩu không vì mục đích thương mại, thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu:

a) 03 bản chính đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 06 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có chứng thực hoặc đóng dấu của cơ sở xuất khẩu. Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

c) Bản sao giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nguồn gốc dược liệu nuôi trồng có chứng thực hoặc đóng dấu của cơ sở xuất khẩu. Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở xuất khẩu hợp đồng thu mua dược liệu. Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

đ) Trường hợp xuất khẩu không vì mục đích thương mại không phải nộp hồ sơ quy định tại điểm c và d khoản này.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 (một) bộ.

Điều 60. Quy định về cấp phép xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt không vì mục đích thương mại

1. Thuốc phải kiểm soát đặc biệt được xuất khẩu không vì mục đích thương mại phải là thuốc được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Thuộc hành lý cá nhân của tổ chức, cá nhân xuất cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của tổ chức, cá nhân xuất cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người xuất cảnh và không phải là nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt;

b) Xuất khẩu để viện trợ, viện trợ nhân đạo;

c) Đã được cấp phép nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nhưng không sử dụng hết.

2. Thuốc phải được cấp phép trước khi xuất khẩu, trừ trường hợp thuốc thuộc điểm a khoản 1 Điều này có số lượng thuốc không vượt quá:

a) 07 ngày sử dụng đối với thuốc gây nghiện theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo;

b) 10 ngày sử dụng đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo;

c) 30 ngày sử dụng đối với thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, thuốc trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo.

3. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu đối với thuốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:

a) Đơn đề nghị xuất khẩu thuốc theo Mẫu số 07 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú có chứng thực hoặc có chữ ký của người đề nghị hoặc có đóng dấu của tổ chức đề nghị. Các giấy tờ này phải có đầy đủ các nội dung sau: Tên, tuổi người bệnh; tên thuốc, hàm lượng hoặc nồng độ và dung tích; số lượng thuốc (hoặc số ngày dùng thuốc); liều dùng; họ tên, chữ ký của thầy thuốc; địa chỉ của bệnh viện, phòng khám nơi thầy thuốc hành nghề.

Trường hợp bản sao có chữ ký của người đề nghị hoặc đóng dấu của tổ chức đề nghị thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

c)106 (được bãi bỏ)

d) Các giấy tờ quy định tại điểm b107 khoản này nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

4. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu đối với thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:

a)108 (được bãi bỏ)

b) 03 bản Đơn hàng theo Mẫu số 01 hoặc 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản phê duyệt sử dụng thuốc cho mục đích viện trợ, viện trợ nhân đạo do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp;

d) Bản chính Giấy phép nhập khẩu thuốc còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước nhập khẩu cấp đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất;

đ) Giấy tờ quy định tại điểm c và d khoản này nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Giấy tờ phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.

5. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu đối với thuốc quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:

a)109 (được bãi bỏ)

b) 03 bản Đơn hàng theo Mẫu số 01 hoặc 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Báo cáo số lượng thuốc đã sử dụng phục vụ khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo Mẫu số 08 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Số lượng hồ sơ quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều này là 01 bộ.

Điều 61. Tiêu chí, hồ sơ xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ

1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Được sản xuất tại Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp;

b) Được sản xuất tại nước ngoài, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:

a) 01 bản chính Đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 01 hoặc 02 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp. Trường hợp Giấy phép nhập khẩu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của giấy phép ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. giấy phép nhập khẩu phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;

c) Số lượng hồ sơ quy định tại khoản này là 01 bộ.

3. Việc xuất khẩu thuốc phóng xạ, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ thực hiện theo các quy định của pháp luật về tạm xuất tái nhập hàng hóa.

Điều 62. Tiêu chí, hồ sơ xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt cho mục đích thử lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, làm mẫu đăng ký

1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Được sản xuất tại Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp;

b) Được sản xuất tại nước ngoài, đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:

a) 01 bản chính đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 01 hoặc 02 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp. Trường hợp giấy phép nhập khẩu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của giấy phép ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Giấy phép nhập khẩu phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;

c)110 (được bãi bỏ)

d) Số lượng hồ sơ quy định tại khoản này là 01 bộ.

3. Thuốc phóng xạ, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Được sản xuất tại Việt Nam: Có Giấy đăng ký lưu hành hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam;

b) Được sản xuất tại nước ngoài: Đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

4. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu thuốc phóng xạ, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực:

a) 01 bản chính đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 04 hoặc 05 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b)111 (được bãi bỏ)

Điều 63. Thủ tục và thời gian cấp phép xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt, dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát

1. Thủ tục và thời gian cấp phép xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt, dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát thuộc quy định tại các Điều 57, 58, 59, điểm b, c khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Nghị định này:

a) Cơ sở đề nghị cấp phép xuất khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép xuất khẩu trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép xuất khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;

e) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp phép xuất khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

2. Thủ tục và thời gian cấp phép xuất khẩu đối với thuốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 của Nghị định này:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép xuất khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi cửa khẩu làm thủ tục xuất cảnh hoặc nơi người bệnh đang sinh sống, tạm trú hợp pháp hoặc nơi tổ chức đặt trụ sở;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Y tế trả cho tổ chức, cá nhân đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế cấp phép xuất khẩu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế trả tổ chức, cá nhân Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Sở Y tế có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế cấp phép xuất khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;

e) Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép xuất khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 04 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày cấp phép, Bộ Y tế có trách nhiệm công bố thông tin liên quan đến dược liệu đã được cấp phép xuất khẩu thuộc Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

4. Giấy phép xuất khẩu, công văn cho phép xuất khẩu theo Mẫu số 09, 10, 11, 12 hoặc 13 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 64. Quản lý hoạt động xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Giấy phép xuất khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được cấp cho từng lần xuất khẩu; số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép xuất khẩu không vượt quá số lượng ghi trên Giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.

2. Giấy phép xuất khẩu dược liệu thuộc Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát được cấp cho từng lần xuất khẩu.

3. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, dược liệu thuộc Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát chỉ được xuất khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, trừ thuốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 của Nghị định này.

4. Cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở sản xuất.

5. Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở kinh doanh.

6. Cá nhân, tổ chức đề nghị xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt không vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 của Nghị định này chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc xuất khẩu và đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu.

7. Cơ sở xuất khẩu có trách nhiệm tái nhập toàn bộ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất đã tạm xuất để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ.

8. Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép xuất khẩu không cần Giấy phép của Bộ Y tế theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật Dược mà cơ sở có nhu cầu cấp Giấy phép xuất khẩu:

a) Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu gồm 03 bản chính Đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 14 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở xuất khẩu có chứng thực hoặc đóng dấu của cơ sở;

b) Thủ tục cấp phép xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Nghị định này.

Mục 2. NHẬP KHẨU THUỐC CHƯA CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC TẠI VIỆT NAM

Điều 65. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc có chứa dược chất chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng tại Việt Nam

1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

a)112 Được cấp phép lưu hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước thành viên của hội nghị quốc tế và hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho người (The International Council for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use - ICH) hoặc Australia;

b)113 Thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có trong các hướng dẫn chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị do Bộ Y tế ban hành hoặc phê duyệt;

- Thuốc dùng cho mục đích cấp cứu, chống độc, chống thải ghép;

- Thuốc dùng trong chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với: bệnh truyền nhiễm nhóm A; bệnh ung thư; HIV/AIDS; bệnh viêm gan virus; bệnh lao; bệnh sốt rét; các bệnh khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định;

c)114 (được bãi bỏ)

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a) 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

c) Bản sao tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

d)115 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

đ) 02 bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

e)116 Dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả theo quy định về đăng ký thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng;

g) Báo cáo kết quả kinh doanh thuốc trong trường hợp thuốc nhập khẩu là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất117 theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

h) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi nhiều cơ sở.

Miễn nộp tài liệu tại điểm này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;118

i)119 (được bãi bỏ)

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 66. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc có chứa dược chất đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị và thuốc có chứa dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị

1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Thuộc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị do Bộ trưởng Bộ Y tế công bố;

b) Được cấp phép lưu hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước tham chiếu là nước thành viên ICH hoặc Australia.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a) 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

c)120 Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD) trong đăng ký thuốc hoặc tiêu chuẩn chất lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định tại khoản 7 Điều 76 Nghị định này;

d)121 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng hoặc tờ tóm tắt đặc tính sản phẩm được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

đ) 02 bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

e)122 Hồ sơ lâm sàng đối với các thuốc phải nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc.

Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng;

g) Đối với thuốc cổ truyền có sự kết hợp mới của các dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam phải có hồ sơ lâm sàng đầy đủ chứng minh đạt an toàn, hiệu quả theo quy định tại Điều 89 của Luật Dược và tài liệu chứng minh phương pháp chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận của y học cổ truyền;

h) Báo cáo kết quả kinh doanh thuốc trong trường hợp thuốc nhập khẩu là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất123 theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

i) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi nhiều cơ sở.

Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;124

k)125 (được bãi bỏ)

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 67. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa

1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi thuốc đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Thuốc được Bộ Quốc phòng đề nghị nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng;

b) Thuốc được Bộ Công an đề nghị nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho an ninh;

c) Thuốc được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a) 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược hoặc xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền nước xuất khẩu về việc lưu hành thuốc tại ít nhất 01 nước trên thế giới;

c)126 Bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền văn bản đề nghị hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều này, trong đó phải thể hiện các nội dung: Hoạt chất đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm hoặc tên dược liệu đối với thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền, dạng bào chế, nồng độ hoặc hàm lượng dược chất đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm hoặc khối lượng dược liệu đối với thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nước sản xuất của thuốc.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 68. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt

1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a)127 (được bãi bỏ)

b)128 Thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc; chống thải ghép;

- Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm;

- Thuốc có trong hướng dẫn phòng và xử trí sốc phản vệ do Bộ Y tế ban hành hoặc phê duyệt;

- Thuốc được sử dụng cho người bệnh cụ thể đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với: bệnh truyền nhiễm nhóm A; bệnh ung thư; HIV/AIDS; bệnh lao; bệnh sốt rét; các bệnh hiểm nghèo khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định;

c) Vắc xin dùng cho một số trường hợp đặc biệt với số lượng sử dụng hạn chế do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở có dữ liệu đạt yêu cầu về chất lượng, hiệu quả, độ an toàn.

2.129 (được bãi bỏ)

3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu đối với thuốc quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này:

a) 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu chứng minh chất lượng, an toàn, hiệu quả của vắc xin đề nghị nhập khẩu;

c)130 Bản chính văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu rõ lý do đề nghị nhập khẩu thuốc, số lượng bệnh nhân dự kiến cần sử dụng thuốc, nhu cầu thuốc tương ứng và cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng thuốc đề nghị nhập khẩu. Văn bản phải kèm theo bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh biên bản họp Hội đồng thuốc và điều trị đối với nhu cầu nhập khẩu thuốc. Trường hợp cơ sở tiêm chủng không có Hội đồng thuốc và điều trị hoặc trường hợp thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc mà trong văn bản của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh đã ghi rõ danh sách bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc thì không phải nộp kèm theo Biên bản.

d) Danh mục thuốc đề nghị nhập khẩu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 19, 20 hoặc 21 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Báo cáo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về thuốc đề nghị nhập khẩu gồm các thông tin sau: Số lượng thuốc đã sử dụng, hiệu quả điều trị (trừ vắc xin), độ an toàn của thuốc theo Mẫu số 22 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

e) Bản chính Bản cam kết của cơ sở sản xuất và cơ sở cung cấp thuốc nước ngoài về việc đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả vắc xin131 cung cấp cho Việt Nam theo Mẫu số 23 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

g)132 Không bắt buộc cơ sở cung cấp thuốc phải thực hiện quy định tại khoản 15 Điều 91 của Nghị định này nếu có bản sao Giấy phép kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

4. Số lượng hồ sơ quy định tại các khoản 2, 3 Điều này là 01 bộ.

Điều 69. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc hiếm

1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Thuộc Danh mục thuốc hiếm;

b) Đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a) 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

c) Bản sao tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

d)133 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

đ) 02 bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

e) Báo cáo kết quả kinh doanh thuốc trong trường hợp thuốc nhập khẩu là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất134 theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

g) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu đối với thuốc được sản xuất bởi nhiều cơ sở.

Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;135

h)136 (được bãi bỏ)

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 70. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam

1. Thuốc chỉ được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 60 của Luật Dược;

b) Có giá bán buôn dự kiến thấp hơn ít nhất 20% so với giá trúng thầu của thuốc biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

c) Được cấp phép lưu hành và xuất khẩu sang Việt Nam từ nước sản xuất hoặc nước tham chiếu là nước thành viên ICH hoặc Australia;

d) Không phải là thuốc phóng xạ, vắc xin hoặc sinh phẩm.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a) 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b)137 (được bãi bỏ)

c) Tài liệu chứng minh thuốc được lưu hành hợp pháp tại nước sản xuất hoặc nước tham chiếu;

d) 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc đang được lưu hành thực tế ở nước xuất khẩu có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu;

đ) 02 bộ nhãn phụ kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu. Nội dung tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt phải thống nhất với nội dung đã được Bộ Y tế phê duyệt đối với thuốc biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 71. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước

1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước;

b)138 Được cấp phép lưu hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước thành viên ICH hoặc Australia.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a) 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

c)139 Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ ACTD trong đăng ký thuốc hoặc tiêu chuẩn chất lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định tại Khoản 7 Điều 76 Nghị định này;

d)140 Hồ sơ lâm sàng đối với các thuốc phải nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc.

Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng;

đ)141 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

e) 02 bộ mẫu nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

g) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sử dụng thuốc phục vụ chương trình y tế của Nhà nước;

h) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi nhiều cơ sở.

Miễn nộp tại liệu tại điểm này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;142

i)143 (được bãi bỏ)

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 72. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo

1.144 Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi được cấp phép lưu hành tại nước sản xuất hoặc nước là thành viên ICH hoặc Australia và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Thuốc viện trợ được các đoàn công tác khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của nước ngoài mang theo để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

b) Thuốc được viện để sử dụng cho người bệnh cụ thể đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Thuốc được viện trợ để sử dụng cho các chương trình y tế nhà nước hoặc dự án y tế nhà nước;

d) Thuốc viện trợ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c Khoản này và không phải là thuốc gây nghiện, thuốc phóng xạ, vắc xin..

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a)145 Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 24, 25 hoặc 26 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính văn bản của cơ sở nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo, ghi rõ số lượng của từng loại thuốc nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo và cam kết sử dụng thuốc đúng mục đích, đúng đối tượng;

c)146 Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sử dụng thuốc phục vụ chương trình y tế của Nhà nước đối với thuốc viện trợ nước ngoài thông qua các chương trình, dự án hoặc bản chính văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này;

d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

đ)147 Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ ACTD trong đăng ký thuốc hoặc tiêu chuẩn chất lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định tại Khoản 7 Điều 76 Nghị định này;

e)148 Hồ sơ lâm sàng đối với các trường hợp có yêu cầu phải nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc;

Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng.

g)149 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

h)150 02 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

i) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi nhiều cơ sở.

Miễn nộp tại liệu tại điểm này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;151

k)152 Miễn các tài liệu quy định tại d, đ, e, g, h và i đối với trường hợp nhập khẩu thuốc quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều này nhưng phải có văn bản cam kết về việc thuốc được cấp phép lưu hành tại nước sản xuất hoặc nước là thành viên của ICH hoặc Australia và trong văn bản của cơ sở nhận viện trợ ghi rõ danh sách người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 73. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc dùng cho mục đích thử lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học

1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Sử dụng trong nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng với đề cương nghiên cứu đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật Dược;

b) Sử dụng làm thuốc thử trong thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng tại Việt Nam theo đề cương đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Dược;

c) Sử dụng làm thuốc đối chứng trong thử tương đương sinh học. Trường hợp thuốc đối chứng là thuốc mới thì chỉ sử dụng trong nghiên cứu theo đề cương đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Dược;

d) Sử dụng trong kiểm nghiệm, kiểm định tại các cơ sở sản xuất thuốc hoặc tại các cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định thuốc;

đ) Sử dụng trong các nghiên cứu khoa học không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a) 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản phê duyệt của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền tương ứng đối với trường hợp thuốc thuộc điểm a, b và đ khoản 1 Điều này;

c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản phê duyệt đề cương thử tương đương sinh học theo quy định tại Điều 100 của Luật Dược đối với trường hợp thuốc mới thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Tài liệu thuyết minh có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu về mục đích, số lượng nhập khẩu và cam kết sử dụng đúng mục đích;

đ)153 (được bãi bỏ)

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 74. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết bị y tế gồm các giấy tờ sau:

a) 01 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b)154 (được bãi bỏ)

2. Số lượng hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này là 01 bộ.

3. Thuốc không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

a) Sử dụng để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết bị y tế;

b) Không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ.

4. Việc nhập khẩu thuốc quy định tại khoản 3 Điều này phải theo quy định của pháp luật về tạm nhập tái xuất hàng hóa.

Điều 75. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc không vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 của Luật Dược

1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu không vì mục đích thương mại khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Thuộc hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh.

b) Không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuộc hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này hoặc các tổ chức được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu.

2. Các thuốc quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép nhập khẩu, trừ các trường hợp sau:

a) Số lượng nhập khẩu không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo;

b) Thuốc nhập khẩu không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong 01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân.

Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân.

3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu:

a) Đơn đề nghị nhập khẩu thuốc theo Mẫu số 27 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b)155 (được bãi bỏ)

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu đối với đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú. Các giấy tờ này phải có đầy đủ các nội dung sau: Tên, tuổi người bệnh; tên thuốc, hàm lượng hoặc nồng độ và dung tích; số lượng thuốc (hoặc số ngày dùng thuốc); liều dùng; họ tên, chữ ký của thầy thuốc; địa chỉ của bệnh viện, phòng khám nơi thầy thuốc hành nghề.

Trường hợp nộp bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ.

Trường hợp thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì không phải nộp tài liệu quy định tại điểm này.

d)156 (được bãi bỏ)

4. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 76. Quy định cụ thể đối với giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc

1. Đối với thuốc nhập khẩu theo quy định tại các Điều 65, 66, 69, 71157 điểm a khoản 1 Điều 68 của Nghị định này phải lập đơn hàng riêng đối với mỗi thuốc nhập khẩu, trừ trường hợp thuốc có chung tất cả các yếu tố sau:

a) Tên thuốc;

b) Dạng bào chế và đường dùng;

c) Nồng độ hoặc hàm lượng dược chất đối với thuốc dạng lỏng và bán rắn;

d) Tiêu chuẩn chất lượng thuốc;

đ) Hạn dùng của thuốc;

e) Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất thuốc.

2. Các giấy tờ trong hồ sơ nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì hồ sơ phải có thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

3. Các giấy tờ sau phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật:

a) Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

b)158 (được bãi bỏ)

c) Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc;

d)159 Tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 66, điểm d Khoản 2 Điều 69, điểm đ Khoản 2 Điều 71 và điểm g Khoản 2 Điều 72 Nghị định này.

4. Yêu cầu đối với Giấy chứng nhận sản phẩm dược, trừ đối với thuốc nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định tại Điều 67 của Nghị định này:

a) Đáp ứng quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều này;

b) Phải có chữ ký, tên, chức danh người ký, ngày cấp và dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược của nước sở tại;

c) Phải có xác nhận đầy đủ về các nội dung liên quan đến chữ ký, tên, chức danh người ký và dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược của nước sở tại bởi cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước sở tại;

d) Giấy chứng nhận sản phẩm dược để thực hiện quy trình hợp pháp hóa lãnh sự phải là bản chính;

đ) Phải có xác nhận thuốc được cấp phép160 ở nước cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược;

e) Trường hợp thuốc có sự tham gia sản xuất bởi nhiều cơ sở sản xuất khác nhau thì Giấy chứng nhận phải ghi rõ tên, địa chỉ, vai trò của từng cơ sở;

g) Phải theo mẫu của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) áp dụng đối với Hệ thống chứng nhận chất lượng của các sản phẩm dược lưu hành trong thương mại quốc tế.

5.161 Yêu cầu về xác nhận mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ đối với thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam nhập khẩu theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này:

a) Đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này;

b)162 Tờ hướng dẫn sử dụng có dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược của nước của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 66, điểm d Khoản 2 Điều 69, điểm đ Khoản 2 Điều 71 và điểm g Khoản 2 Điều 72;

c)163 Tờ hướng dẫn sử dụng để thực hiện quy trình hợp pháp hóa lãnh sự phải là bản chính;

d)164 Mẫu nhãn quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 65; mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 66, điểm d Khoản 2 Điều 69, điểm đ Khoản 2 Điều 71 và điểm g Khoản 2 Điều 72 phải có đóng dấu của cơ sở sản xuất hoặc của cơ sở sở hữu sản phẩm hoặc của cơ sở sở hữu giấy phép sản phẩm (ghi trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược) và của cơ sở nhập khẩu.

6. Các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm tiếp nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

7.165 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm và kết quả nghiên cứu tương tương sinh học:

a) Phải là bản sao có đóng dấu của cơ sở sản xuất hoặc của chủ sở hữu sản phẩm hoặc của chủ sở hữu giấy phép sản phẩm (ghi trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược) và của cơ sở nhập khẩu;

b) Kết quả nghiên cứu tương đương sinh học chỉ yêu cầu đối với các trường hợp có yêu cầu phải báo cáo số liệu nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc.

Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc được sản xuất và cấp phép lưu hành (thể hiện trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược) tại nước là thành viên thường trực hoặc sáng lập của ICH hoặc Australia.

Điều 77. Thủ tục và thời gian cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam

1. Đối với trường hợp cấp phép nhập khẩu thuốc theo quy định tại các Điều 65, 66, 69, 71, điểm c, d Khoản 1 72 của Nghị định này:166

a) Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 60 ngày đối với các hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu hoặc 90 ngày đối với các hồ sơ yêu cầu dữ liệu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu trên cơ sở thẩm định hồ sơ, tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 60 ngày đối với các hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu hoặc 90 ngày đối với các hồ sơ yêu cầu dữ liệu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;

e) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị;

g)167 Trường hợp thuốc nhập khẩu để phục vụ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không cung cấp được tài liệu quy định tại điểm d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 72 của Nghị định này nhưng cần thiết cho nhu cầu điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc.

2. Đối với trường hợp cấp phép nhập khẩu thuốc theo quy định tại Điều 67 của Nghị định này:

a) Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;

e) Trường hợp cơ sở nhập khẩu không cung cấp được tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 67 của Nghị định này nhưng cần thiết cho nhu cầu phòng và điều trị bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định trên cơ sở cam kết của các Bộ liên quan.

3. Đối với trường hợp nhập khẩu thuốc quy định tại các Điều 70, 73, khoản 1 Điều 74, điểm a, b Khoản 1 Điều 72 và các điểm b, c khoản 1 Điều 68 của Nghị định này:168

a) Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;

e) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

4. Đối với trường hợp nhập khẩu thuốc được quy định tại Điều 75 Nghị định này:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh hoặc nơi người bệnh đang sinh sống hoặc tạm trú hợp pháp hoặc nơi tổ chức đặt trụ sở;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Y tế trả cho tổ chức, cá nhân đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế cấp phép nhập khẩu;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế trả tổ chức, cá nhân Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Sở Y tế có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;

e)169 Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 04 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp phép nhập khẩu thuốc theo quy định tại các Điều 65, 66, 67, 68, 69 của Nghị định này, Bộ Y tế có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị theo quy định tại khoản 6 Điều 60 của Luật Dược.

6. Bộ Y tế có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị thông tin liên quan đến thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc và vắc xin dùng cho một số trường hợp đặc biệt với số lượng sử dụng hạn chế đã được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 68 của Nghị định này bao gồm cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất, số lượng thuốc được cấp phép, tên thuốc, dạng bào chế, đường dùng, nồng độ hoặc hàm lượng dược chất, số giấy phép nhập khẩu, ngày cấp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở tiêm phòng có nhu cầu.

7. Giấy phép nhập khẩu thuốc, công văn cho phép nhập khẩu theo Mẫu số 28, 29, 30, 31 hoặc 32 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 78. Quản lý hoạt động nhập khẩu thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam

1. Thuốc có chứa dược chất chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng tại Việt Nam, thuốc hiếm được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 65 và Điều 69 của Nghị định này chỉ được cung ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2.170 (được bãi bỏ)

3. Đối với thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc, vắc xin dùng cho một số trường hợp đặc biệt với số lượng sử dụng hạn chế và các thuốc khác được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 68 của Nghị định này:171

a) Chỉ được cung ứng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm phòng đề nghị nhập khẩu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm phòng có trách nhiệm thông báo với người sử dụng, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân các thông tin về việc thuốc được cấp phép nhập khẩu nhưng không cung cấp được đầy đủ hồ sơ pháp lý và kỹ thuật của thuốc. Thuốc chỉ được sử dụng sau khi có sự đồng ý của người sử dụng, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.

b) Cơ sở nhập khẩu, cơ sở sử dụng thuốc quy định tại điểm a khoản này được phép bán hoặc chuyển nhượng thuốc cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm phòng khác. Cơ sở nhận chuyển nhượng phải có đầy đủ tài liệu quy định tại các điểm c, d khoản 3 Điều 68 của Nghị định này và có trách nhiệm quy định tại điểm a khoản này.

c)172 Không phải thực hiện quy định tại Khoản 4 Điều 103 của Luật Dược. Đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản ở điều kiện lạnh hoặc âm sâu, cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm lưu giữ bảng dữ liệu theo dõi điều kiện bảo quản (dây chuyền lạnh) trong quá trình vận chuyển lô hàng nhập khẩu (có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu) từ các thiết bị tự ghi nhiệt độ, kết quả chỉ thị đông băng (nếu có).

4. Trước khi lưu hành trên thị trường, lô thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam nhập khẩu theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này phải được kiểm tra chất lượng bởi cơ quan kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nhà nước theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của thuốc biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

5. Thuốc được cấp phép nhập khẩu phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước, cho mục đích thử lâm sàng, phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.

6. Thuốc phải kiểm soát đặc biệt đã được cấp phép nhập khẩu để phục vụ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, nếu không sử dụng hết trong chương trình, cơ sở phải thực hiện việc xuất khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Nghị định này, không được sử dụng cho mục đích khác.

7. Thuốc được cấp phép nhập khẩu để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết bị y tế theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này phải tái xuất toàn bộ sau khi kết thúc triển lãm, hội chợ và không được sử dụng, lưu hành tại Việt Nam.

8. Cá nhân, tổ chức đề nghị nhập khẩu thuốc không vì mục đích thương mại theo quy định tại Điều 75 của Nghị định này phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc và chất lượng thuốc nhập khẩu.

Mục 3. NHẬP KHẨU THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC TẠI VIỆT NAM, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 79. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam

Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực gồm các tài liệu sau:

1. 01 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 33 hoặc 34 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh đối với thuốc nhập khẩu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, trừ thuốc độc.

3.173 Đối với thuốc thuộc danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực có tổng số lượng thuốc đề nghị nhập khẩu, số lượng thuốc còn tồn tại thời điểm lập đơn hàng và số lượng thuốc còn có thể tiếp tục nhập khẩu từ các Giấy phép nhập khẩu đã được cấp trước đó vượt quá 150% so với tổng nhu cầu kinh doanh thực tế trong 01 năm trước thời điểm lập đơn hàng thì phải có văn bản giải trình kèm tài liệu chứng minh.

4. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 80. Hồ sơ, quy định về cấp phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Hồ sơ đề nghị nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt:

a)174 01 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 35 hoặc 36 hoặc 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

c) Bản sao có chứng thực Giấy phép sản xuất của cơ sở sản xuất nguyên liệu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài cấp. Giấy phép sản xuất phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;

d)175 Báo cáo sử dụng nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 37 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp nhập khẩu nguyên liệu độc làm thuốc, Báo cáo kết quả kinh doanh thuốc thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 38 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp nhập khẩu nguyên liệu độc làm thuốc.

Miễn nộp báo cáo kết quả kinh doanh tại điểm này đối với trường hợp nguyên liệu, chất chuẩn nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

đ)176 Kế hoạch sản xuất, sử dụng, kinh doanh đối với nguyên liệu, chất chuẩn đề nghị nhập khẩu và kế hoạch kinh doanh dự kiến đối với thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đề nghị nhập khẩu, trừ trường hợp nhập khẩu nguyên liệu độc làm thuốc;

Miễn nộp kế hoạch kinh doanh dự kiến đối với thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đề nghị nhập khẩu tại điểm này đối với trường hợp nguyên liệu, chất chuẩn nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Đối với nguyên liệu đề nghị nhập khẩu thuộc danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực có tổng số lượng nguyên liệu đề nghị nhập khẩu, số lượng nguyên liệu còn tồn tại thời điểm lập đơn hàng và số lượng nguyên liệu còn có thể tiếp tục nhập khẩu từ các Giấy phép nhập khẩu đã được cấp trước đó vượt quá 150% so với tổng nhu cầu kinh doanh, sử dụng thực tế trong 01 năm trước thời điểm lập đơn hàng thì phải có tài liệu chứng minh;

e)177 Trường hợp nguyên liệu, chất chuẩn nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nguyên liệu độc làm thuốc, dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực nhập khẩu để sản xuất thuốc xuất khẩu;nguyên liệu làm thuốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc thuộc Danh mục dược chất, tá dược, bán thành phẩm thuốc để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam thì không phải nộp tài liệu quy định tại các điểm b và c khoản này;

g) Bản chính văn bản của cơ sở nhập khẩu giải trình mục đích, số lượng nguyên liệu nhập khẩu và cam kết sử dụng đúng mục đích trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc để kiểm nghiệm, nghiên cứu;

h) Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt không có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc không thuộc Danh mục dược chất, tá dược, bán thành phẩm thuốc để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam để pha chế theo đơn tại nhà thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng, chống dịch bệnh thì hồ sơ phải có thêm đơn đề nghị của cơ sở pha chế theo Mẫu số 39 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2 Điều này là 01 bộ.

4. Nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc không được cấp phép nhập khẩu để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ.

5. Nguyên liệu độc làm thuốc, dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực nhập khẩu để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ thực hiện theo quy định tại Điều 83 của Nghị định này.

Điều 81. Thủ tục, thời gian cấp phép nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

1. Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.

2. Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu.

4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

5. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

7. Giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 28, 29, 30, 40 hoặc 40 44 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Mục 4. NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC CHƯA CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM TRỪ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT; NHẬP KHẨU CHẤT CHUẨN, BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC

Điều 82. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược chất, dược liệu, bán thành phẩm thuốc, bán thành phẩm dược liệu để làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc

1. Dược chất, dược liệu, bán thành phẩm thuốc, bán thành phẩm để sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu dưới dạng cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch (sau đây gọi chung là bán thành phẩm dược liệu) chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Sử dụng trong kiểm nghiệm, nghiên cứu tại các cơ sở sản xuất hoặc cơ sở kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

b) Sử dụng trong các nghiên cứu khoa học đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

a) 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 36 hoặc 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b)178 (được bãi bỏ)

c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 83. Quy định về nhập khẩu dược chất, bán thành phẩm thuốc, dược liệu, bán thành phẩm dược liệu để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ

1. Nguyên liệu làm thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết bị y tế.

2. Việc nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ phải theo quy định của pháp luật về tạm nhập tái xuất.

3. Nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này không được lưu hành tại Việt Nam và phải tái xuất toàn bộ sau khi kết thúc triển lãm, hội chợ.

Điều 84. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược chất, bán thành phẩm thuốc, dược liệu, bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc xuất khẩu

1. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

a) 03 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 36 hoặc 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b)179 (được bãi bỏ)

c)180 (được bãi bỏ)

2. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 85. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược chất, bán thành phẩm thuốc, dược liệu, bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa

1. Nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu để sản xuất thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Thuốc để đáp ứng nhu cầu quốc phòng;

b) Thuốc để đáp ứng nhu cầu an ninh;

c) Thuốc để đáp ứng nhu cầu trong phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa bao gồm cả thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Dược liệu nhập khẩu để pha chế theo đơn tại nhà thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 87 của Nghị định này.

2. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

a) 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 36 hoặc 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Trường hợp nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu để sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, hồ sơ phải có bản chính văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Văn bản phải có các thông tin tối thiểu sau: Tên thuốc, tên cơ sở sản xuất thuốc, hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, đường dùng, chỉ định;

c) Trường hợp nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu để sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hồ sơ phải có văn bản phê duyệt Danh mục thuốc của Bộ Y tế. Văn bản phải có các thông tin tối thiểu sau: Tên thuốc, tên cơ sở sản xuất thuốc, hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, đường dùng, chỉ định;

d) Trường hợp nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu để sản xuất, pha chế thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc, thuốc sản xuất, pha chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hồ sơ phải có đơn đề nghị của cơ sở sản xuất, pha chế theo Mẫu số 42 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

đ)181 (được bãi bỏ)

e) Bản sao tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;

g) Bản sao có chứng thực Giấy phép sản xuất của cơ sở sản xuất nguyên liệu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài cấp. Giấy phép sản xuất phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;

h) Tài liệu quy định tại điểm e và g khoản này nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

3. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 86. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tá dược, vỏ nang, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, chất chuẩn

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu gồm các tài liệu sau:

a) 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 43 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b)182 (được bãi bỏ)

2. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 87. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược liệu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 82, 83, 84, 85 và Điều 86 của Nghị định này183

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu gồm các tài liệu sau:

a) 03 bản chính đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược liệu tương ứng trong Dược điển Việt Nam hoặc dược điển nước ngoài được Bộ Y tế công nhận.

Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược liệu tương ứng không có trong Dược điển Việt Nam hoặc dược điển nước ngoài được Bộ Y tế công nhận, cơ sở cung cấp tiêu chuẩn chất lượng bao gồm cả phương pháp thử do cơ sở xây dựng đã được cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Nhà nước thẩm định;

c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ sở nước ngoài cung cấp dược liệu vào Việt Nam hoặc Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có phạm vi kinh doanh dược liệu, dược liệu có sơ chế, chế biến;

d)184 Bản sao Giấy phép kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Trường hợp nước sở tại không cấp Giấy phép kinh doanh dược cho cơ sở cung cấp dược liệu, bán thành phẩm dược liệu thì cơ sở nộp bản sao có chứng thực Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ pháp lý tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp có phạm vi kinh doanh dược liệu. Không bắt buộc cơ sở cung cấp dược liệu, bán thành phẩm dược liệu nước ngoài phải thực hiện quy định tại khoản 15 Điều 91 Nghị định này nếu có đầy đủ các giấy tờ đã nêu tại khoản này;

đ)185 Bản sao Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Trường hợp nước sở tại không cấp Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thì cơ sở nộp bản sao có chứng thực Giấy phép sản xuất hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất có phạm vi sản xuất dược liệu, bán thành phẩm dược liệu;

e) Bản sao có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu, văn bản ủy quyền của cơ sở sản xuất dược liệu cho cơ sở cung cấp thuốc nước ngoài trừ trường hợp cơ sở sản xuất là cơ sở cung cấp. Văn bản ủy quyền thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều 91 của Nghị định này.

2. Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.

Điều 88. Thủ tục và thời gian cấp phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt; bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, chất chuẩn

1. Thủ tục và thời gian cấp phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, chất chuẩn quy định tại các Điều 82, 84, 86 và 87 của Nghị định này:

a) Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;

e) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

2. Đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc được quy định tại Điều 85 Nghị định này:

a) Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản này.

3. Giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 44 hoặc 45 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Mục 5. QUY ĐỊNH VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Điều 89. Quy định về thời hạn hiệu lực của Giấy phép, công văn cho phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Giấy phép, công văn cho phép xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thời hạn như sau:

a) Tối đa 01 năm đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép xuất khẩu theo quy định tại các Điều 57, 59, 60, 62khoản 1 Điều 61 Nghị định này;

b) Tối đa 02 năm đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép xuất khẩu theo quy định tại Điều 58 và khoản 8 Điều 64 của Nghị định này;

2. Giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thời hạn như sau:

a) Tối đa 01 năm đối với Giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu thuốc;

b) Tối đa 01 năm và có giá trị cho 01 lần nhập khẩu đối với Giấy phép nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc;

c) Tối đa 02 năm đối với Giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, trừ nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm b khoản này.

3. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép, công văn cho phép phải được ghi cụ thể trong Giấy phép, công văn cho phép.

Điều 90. Quy định về hạn dùng còn lại của thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu tại thời điểm thông quan

1. Thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu vào Việt Nam, trừ thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 3 Điều này phải có hạn dùng còn lại tối thiểu tại thời điểm thông quan như sau:

a) 18 tháng đối với trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng trên 24 tháng;

b) 1/2 hạn dùng đối với trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng bằng hoặc dưới 24 tháng.

2. Vắc xin, sinh phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có hạn dùng còn lại tối thiểu là 1/2 hạn dùng tại thời điểm thông quan.

3. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu theo quy định tại các Điều 67, 73, 74, 75, 82, 83, 84, 85, 86điểm b khoản 1 Điều 68 của Nghị định này phải còn hạn dùng tại thời điểm thông quan.

4. Các thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng còn lại tại thời điểm thông quan ngắn hơn hạn dùng còn lại quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng cần thiết cho nhu cầu sử dụng trong sản xuất, phòng và điều trị bệnh thì Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định cho phép nhập khẩu.

5. Hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 Điều này gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị của cơ sở nhập khẩu, bao gồm các thông tin sau: Tên thuốc/nguyên liệu làm thuốc, hạn dùng còn lại tại thời điểm thông quan, lý do thuốc/nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng còn lại tại thời điểm thông quan ngắn hơn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này;

b) Các giấy tờ chứng minh việc lô thuốc/nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng còn lại tại thời điểm thông quan ngắn hơn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.

6. Trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 Điều này:

a) Cơ sở đề nghị cho phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;

b) Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản cho phép nhập khẩu;

d) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

đ) Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế có văn bản cho phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;

e) Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cho phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 04 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Điều 91. Quy định về nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1.186 Nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc, bán thành phẩm dược liệu chưa có Giấy đăng ký lưu hành để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép theo Mẫu số 46 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. Nguyên liệu làm thuốc thuộc Danh mục đã được công bố được nhập khẩu không phải thực hiện cấp phép nhập khẩu, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

2. Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định này.

3. Nguyên liệu làm thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam gồm dược liệu, bán thành phẩm dược liệu, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc trừ bán thành phẩm thuốc phải kiểm soát đặc biệt được nhập khẩu mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu.

4. Cơ sở đào tạo y, dược, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm thuốc được phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và chất chuẩn phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, kiểm nghiệm do chính cơ sở thực hiện.

5.187 Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ sở sản xuất, cơ sở đứng tên đăng ký, cơ sở sở hữu giấy phép lưu hành của thuốc thử lâm sàng, thuốc đánh giá sinh khả dụng, thử tương đương sinh học; cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở nhận đánh giá sinh khả dụng, thử tương đương sinh học được nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và chất chuẩn để phục vụ việc thử lâm sàng, đánh giá sinh khả dụng, thử tương đương sinh học, đăng ký lưu hành, nghiên cứu, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

5a.188 Cơ quan, tổ chức dưới đây đáp ứng quy định tại Điều 35 Luật Dược được phép:

a) Nhập khẩu thuốc thuộc trường hợp quy định tại Điều 67 của Nghị định này khi được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ Y tế chỉ định trong văn bản đề nghị nhập khẩu.

b) Nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo.

6. Thương nhân được phép nhập khẩu bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

7. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, trừ thuốc được cấp phép nhập khẩu không vì mục đích thương mại theo quy định tại Điều 75 của Nghị định này.

8. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu theo các quy định dưới đây:

a)189 Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc có chứa dược chất chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điều 65 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của cơ sở nhập khẩu;

b) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc có chứa dược chất đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, thuốc có chứa dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt theo quy định tại Điều 66, 68 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu điều trị thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định tại Điều 67 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;

d) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc hiếm theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của cơ sở nhập khẩu;

đ) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này căn cứ khả năng đáp ứng mục tiêu bình ổn giá;

e) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước theo quy định tại Điều 71 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng thuốc của các Chương trình Y tế của Nhà nước;

g) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo theo quy định tại Điều 72 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị nhận viện trợ;

h) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc dùng cho mục đích thử lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học theo quy định tại Điều 73 của Nghị định này căn cứ vào đề cương nghiên cứu được phê duyệt hoặc nhu cầu sử dụng thuốc trong kiểm nghiệm, nghiên cứu của cơ sở;

i) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc không vì mục đích thương mại theo quy định tại Điều 75 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế để điều trị của tổ chức, cá nhân;

k) Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định tại các Điều 79, 80 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu kinh doanh thực tế của cơ sở;

l) Số lượng cấp phép nhập khẩu chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam quy định tại các Điều 82, 84, 85, 86 và 87 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong sản xuất, kinh doanh thực tế của cơ sở, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

9. Nguyên liệu làm thuốc, chất chuẩn nhập khẩu theo quy định tại Luật Dược và Nghị định này không phải thực hiện thủ tục khai báo hóa chất.

10. Các cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, trừ thuốc và nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở sản xuất tại Việt Nam, bao gồm:

a) Bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc, giao thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ, cá nhân, tổ chức không phải là cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

b) Nhận đơn đặt hàng, nhận thanh toán thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ, cá nhân, tổ chức không phải là cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

c) Vận chuyển, nhận bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

d) Xác định, áp đặt giá bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở kinh doanh dược khác phân phối;

đ) Quyết định chiến lược phân phối, chính sách kinh doanh của thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở kinh doanh dược khác phân phối;

e) Xây dựng kế hoạch cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam;

g) Hỗ trợ tài chính dưới mọi hình thức cho tổ chức, cá nhân trực tiếp mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở nhằm mục đích thao túng việc phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;

h) Thực hiện các hành vi khác liên quan đến phân phối thuốc theo quy định của pháp luật.

11. Cơ sở bán buôn mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu bởi các cơ sở nhập khẩu không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam phải có đủ năng lực thực hiện và khả năng trực tiếp thực hiện việc phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở kinh doanh dược mà không bị các cơ sở không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam áp đặt, chi phối hoặc điều tiết trong các hoạt động quy định tại khoản 10 Điều này.

12. Cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Bộ Y tế cơ sở bán buôn thực hiện việc phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu vào Việt Nam của mình trước khi bán thuốc hoặc dừng bán thuốc cho cơ sở đó.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở (thời điểm tiếp nhận tính theo dấu công văn đến), Bộ Y tế có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị thông tin về cơ sở bán buôn mua thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam để phân phối.

13. Việc nhập khẩu dược liệu là mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc phải thực hiện theo quy định pháp luật về đa dạng sinh học.

14. Quy định đối với Phiếu kiểm nghiệm của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu:

a) Phiếu kiểm nghiệm phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp Phiếu kiểm nghiệm chưa được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, phải có bản dịch công chứng ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh;

b) Trường hợp có từ 02 cơ sở trở lên tham gia sản xuất thuốc thì lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu phải có phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất hoặc của cơ sở đóng gói cuối cùng hoặc của cơ sở chịu trách nhiệm xuất xưởng;

c) Phiếu kiểm nghiệm phải bao gồm các thông tin sau: Thông tin hành chính (tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, số Phiếu kiểm nghiệm, tên và chữ ký của người được giao trách nhiệm, ngày phát hành phiếu kiểm nghiệm) và thông tin về mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc (tên sản phẩm, số lô, hạn dùng, tiêu chuẩn chất lượng áp dụng, chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu chất lượng, kết quả kiểm nghiệm, kết luận về chất lượng lô sản phẩm).

15.190 Cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc là cơ sở nước ngoài ký hợp đồng mua bán với cơ sở nhập khẩu. Cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải thuộc một trong các cơ sở sau:

a) Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;

b) Cơ sở sở hữu sản phẩm hoặc sở hữu giấy phép lưu hành của thuốc, dược chất nhập khẩu được ghi trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược đối với thuốc được cấp Giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Luật Dược và thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

c) Cơ sở nước ngoài đứng tên đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm thông quan nhưng không phải là cơ sở quy định tại điểm a, b khoản này;

d) Các cơ sở đã được cấp Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, giấy phép hoạt động của công ty nước ngoài về vắc xin, sinh phẩm y tế và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế tại Việt Nam;

đ) Trường hợp cơ sở cung cấp là cơ sở quy định tại điểm c hoặc d hoặc h khoản này thì phải được cơ sở quy định tại điểm a hoặc b khoản này ủy quyền bằng văn bản để cung cấp thuốc vào Việt Nam, trừ trường hợp cơ sở quy định tại điểm d và điểm h Khoản này chính là cơ sở quy định tại điểm a hoặc điểm b Khoản này.

Văn bản ủy quyền bao gồm giấy ủy quyền hoặc giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác. Văn bản ủy quyền phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh và tối thiểu có các thông tin sau: Tên, địa chỉ của cơ sở ủy quyền, cơ sở được ủy quyền; phạm vi ủy quyền trong đó có hoạt động cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam; thời hạn ủy quyền hoặc thời hạn cho phép bán hàng; trách nhiệm của các bên trong việc đảm bảo chất lượng, nguồn gốc của thuốc, nguyên liệu làm thuốc cung cấp vào Việt Nam; chữ ký xác nhận của các bên;

e) Cơ sở cung cấp thuốc nhập khẩu theo quy định tại các Điều 67, 73 và khoản 1 Điều 74 của Nghị định này không phải thực hiện quy định tại khoản này.

g) Cơ sở cung cấp thuốc nhập khẩu theo quy định tại Điều 68, Điều 70 của Nghị định này không phải thực hiện quy định tại điểm đ khoản này.

h) Các cơ sở được công bố theo quy định tại Khoản 22 Điều này;

16.191 Cơ sở cung cấp tá dược, vỏ nang, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, chất chuẩn, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt được nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc xuất khẩu theo quy định tại Điều 80 của Nghị định này; nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu theo quy định tại Điều 82, 83, 84, 85 của Nghị định này; thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo nhập khẩu không phải thực hiện quy định tại khoản 15 Điều này.

17. Thu hồi giấy phép nhập khẩu thuốc trong các trường hợp sau đây:

a) Thuốc nhập khẩu bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Dược;

b) Thuốc nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất, nước thành viên ICH hoặc Australia rút Giấy đăng ký lưu hành;

c) Cơ quan có thẩm quyền kết luận tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc đã được phê duyệt là tài liệu giả mạo;

d) Thuốc nhập khẩu được sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc đã được phê duyệt;

đ) Thuốc có chứa dược chất, dược liệu nhập khẩu được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước xuất xứ của thuốc khuyến cáo không an toàn, hiệu quả cho người sử dụng;

e) Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu đề nghị thu hồi giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

g) Có thông báo thu hồi của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài đối với lô thuốc nhập khẩu.

18. Giấy phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi theo quy định tại các điểm a, b, d, đ hoặc e khoản 2 Điều 62 của Luật Dược;

b) Dược chất, dược liệu nhập khẩu được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước xuất xứ của dược chất, dược liệu khuyến cáo không an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.

19. Ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ 01 năm đến 02 năm; ngừng cấp phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ 01 năm đến 02 năm của cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 17 Điều này;

b) Trong thời hạn 12 tháng có 02 lô thuốc nhập khẩu trở lên bị thu hồi bắt buộc do vi phạm ở mức độ 2 theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Dược hoặc 03 lô thuốc nhập khẩu trở lên vi phạm chất lượng;

c) Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất;

d) Không thực hiện việc cập nhật thông tin liên quan đến hiệu quả, an toàn của thuốc trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc nhập khẩu đang lưu hành tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Y tế.

20. Ngừng nhập khẩu đối với toàn bộ thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi cơ sở đó có một trong các hành vi sau:

a) Vi phạm nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thuốc ở mức độ nghiêm trọng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Trong thời hạn 12 tháng có từ 02 lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm ở mức độ 01 theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Dược liên quan đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

c) Trong thời hạn 12 tháng có từ 03 lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm ở mức độ 02 theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Dược hoặc có từ 04 lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm chất lượng;

d) Thời hạn ngừng nhập khẩu từ 01 năm đến 02 năm đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản này và từ 06 tháng đến 01 năm đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản này.

21. Quy định về báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhập khẩu vắc xin đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, cơ sở nhập khẩu gửi báo cáo đối với từng lô hàng nhập về Bộ Y tế và Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và sinh phẩm y tế đối với vắc xin theo Mẫu số 47 hoặc 48 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trước ngày 15 tháng 7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở nhập khẩu báo cáo 06 tháng và báo cáo năm tương ứng về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 49 hoặc 50 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và gửi về Bộ Y tế.

22.192 Trường hợp Bộ Y tế nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đề nghị công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam, Bộ Y tế thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, Bộ Y tế công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài đăng ký cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam.

b) Trường hợp Bộ Y tế nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đề nghị thay đổi, bổ sung thông tin liên quan đến các cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài đã được Bộ Y tế công bố, Bộ Y tế thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản này.

23.193 Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu quy định tại Khoản 23 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về Bộ Y tế theo quy định sau:

a) Đối với trường hợp cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đang được Bộ Y tế công bố có thay đổi thông tin về tên, địa điểm kinh doanh hoặc phạm vi kinh doanh: thông báo trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu phê duyệt việc thay đổi thông tin.

b) Đối với trường hợp cơ sở có thông báo tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước xuất khẩu: thông báo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về việc cơ sở cung cấp bị ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.

24.194 Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu quy định tại khoản 23 và 24 Điều này phải đáp ứng các quy định sau:

a) Ghi rõ tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu; thông tin về quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đăng ký cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam; tên cơ sở cung cấp, địa điểm kinh doanh, phạm vi kinh doanh và thông tin liên hệ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam;

b) Là bản chính được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Trường hợp không thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải có thêm bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt và phải được công chứng theo quy định.

Điều 92. Quy định đối với giấy tờ chuyên ngành mà cơ sở kinh doanh dược, tổ chức, cá nhân cần xuất trình và nộp khi thông quan xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Ngoài các giấy tờ phải nộp, xuất trình theo quy định của pháp luật về hải quan, cơ sở kinh doanh dược, tổ chức, cá nhân phải xuất trình và nộp các giấy tờ sau khi thông quan xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

1. Thông quan xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

a) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở xuất khẩu đối với trường hợp cơ sở xuất khẩu là cơ sở kinh doanh dược;

b) Nộp bản sao giấy phép xuất khẩu có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu trong trường hợp xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát; thuốc phải kiểm soát đặc biệt trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

c) Nộp bản sao đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép xuất khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép xuất khẩu và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp thuốc phải kiểm soát đặc biệt thuộc hành lý cá nhân của tổ chức, cá nhân xuất cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của tổ chức, cá nhân xuất cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người xuất cảnh với số lượng xuất khẩu không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện; 10 ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất; 30 ngày đối với thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, thuốc trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo.

2.195 Thông quan nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc, bán thành phẩm dược liệu theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu thành thuốc tại Việt Nam, trừ dược liệu:

a) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở nhập khẩu đối với trường hợp cơ sở nhập khẩu là cơ sở kinh doanh dược;

b) Nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu giấy phép nhập khẩu và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu trong trường hợp nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt;

c) Nộp bản chính hoặc bản sao Phiếu kiểm nghiệm cho từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu; trường hợp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi thông quan;

d)196 Nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu giấy ủy quyền hoặc giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều 91 Nghị định này, trừ trường hợp nhập khẩu tá dược, vỏ nang, thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo;

đ)197 Trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 của Luật Dược và không thuộc trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực để được thông quan.

e)198 Trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 của Luật Dược và thuộc trường hợp phải có Giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành và Giấy phép nhập khẩu hết thời hạn hiệu lực để được thông quan;

g)199 Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc, bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và không thuộc trường hợp phải có Giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô nguyên liệu làm thuốc thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành của thuốc dùng để công bố nguyên liệu hết thời hạn hiệu lực để được thông quan (trong trường hợp Giấy đăng ký lưu hành của thuốc dùng để công bố nguyên liệu hết thời hạn hiệu lực tại thời điểm thông quan);

h)200 Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc, bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và thuộc trường hợp phải có Giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô nguyên liệu làm thuốc thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành của thuốc dùng để công bố nguyên liệu và Giấy phép nhập khẩu nguyên liệu hết thời hạn hiệu lực để được thông quan (trong trường hợp Giấy đăng ký lưu hành của thuốc dùng để công bố nguyên liệu hoặc Giấy phép nhập khẩu nguyên liệu hết hiệu lực tại thời điểm thông quan).

3.201 Thông quan nhập khẩu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu có Giấy đăng ký lưu hành hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam:

a) Nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để đối chiếu trong trường hợp cơ sở nhập khẩu là cơ sở kinh doanh dược;

b) Đối với dược liệu, bán thành phẩm dược liệu có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nộp bản sao Giấy đăng ký lưu hành có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu;

c) Đối với dược liệu, bán thành phẩm dược liệu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nộp bản sao có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu giấy phép nhập khẩu dược liệu và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu;

d) Bản sao có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu văn bản ủy quyền của cơ sở sản xuất dược liệu, bán thành phẩm dược liệu cho cơ sở cung cấp thuốc nước ngoài trừ trường hợp cơ sở sản xuất là cơ sở cung cấp. Văn bản ủy quyền thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều 91 của Nghị định này;

đ) Nộp bản chính hoặc bản sao Phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất cho từng lô dược liệu, bán thành phẩm dược liệu nhập khẩu có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu; trường hợp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi thông quan;

e)202 Trường hợp nhập khẩu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 của Luật Dược và không thuộc trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô dược liệu, bán thành phẩm dược liệu thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực;

g) Đối với dược liệu, bán thành phẩm dược liệu nhập khẩu theo quy định tại Điều 82 và Điều 83 của Nghị định này, không yêu cầu nộp các giấy tờ quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản này.

h)203 Trường hợp nhập khẩu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 của Luật Dược và thuộc trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô dược liệu, bán thành phẩm dược liệu thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành và giấy phép nhập khẩu hết thời hạn hiệu lực để được thông quan.

i)204 Trường hợp nhập khẩu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu theo hình thức giấy phép nhập khẩu chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và tại thời điểm thông quan giấy phép nhập khẩu hết hiệu lực, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô dược liệu, bán thành phẩm dược liệu thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày giấy phép nhập khẩu hết thời hạn hiệu lực để được thông quan.

4.205 Thông quan nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này:

a) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở nhập khẩu đối với trường hợp cơ sở nhập khẩu là cơ sở kinh doanh dược;

b) Nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu;

c)206 Nộp bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu Phiếu kiểm nghiệm cho từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại các Điều 65, 66, 69, 71, 79, 80, 84, 85, 86 và các điểm a, c khoản 1 Điều 68, điểm c, d khoản 1 Điều 72 của Nghị định này; trường hợp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi thông quan;

d) Nộp bản sao đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú có chứng thực hoặc có chữ ký của người nhập cảnh hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức nhập khẩu với số lượng thuốc nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau:

Không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo;

Thuốc nhập khẩu không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong 01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân.Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân.

Trường hợp nộp bản sao có chữ ký của người nhập cảnh hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức nhập khẩu, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú để đối chiếu khi thông quan.

đ)207 Nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu giấy ủy quyền hoặc giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều 91 của Nghị định này, trừ các trường hợp thuốc nhập khẩu theo quy định tại Điều 67, 68, 70, 72, 73, khoản 1 Điều 74 của Nghị định này, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, chất chuẩn, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt nhập khẩu để để sản xuất thuốc xuất khẩu quy định tại Điều 80 của Nghị định này, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại các Điều 82, 83, 84, 85, 86 của Nghị định này, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu.

e)208 Trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo hình thức giấy phép nhập khẩu chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và tại thời điểm thông quan giấy phép nhập khẩu hết hiệu lực, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày giấy phép nhập khẩu hết thời hạn hiệu lực để được thông quan.

Chương V

ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH DƯỢC LIỆU, TÁ DƯỢC, VỎ NANG VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC TẠI NƯỚC NGOÀI

Mục 1. ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH DƯỢC LIỆU, TÁ DƯỢC, VỎ NANG

Điều 93. Đối tượng và yêu cầu đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang

1. Dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây phải đăng ký trước khi lưu hành tại Việt Nam:

a)209 (được bãi bỏ)

b) Dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam;

c)210 (được bãi bỏ)

d)211 (được bãi bỏ)

đ)212 Dược liệu nhập khẩu thuộc Danh mục dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý;

e)213 Bán thành phẩm dược liệu, trừ trường hợp các sản phẩm này do chính cơ sở sản xuất để sản xuất thuốc thành phẩm hoặc bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bán thành phẩm để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc xuất khẩu.

2. Dược liệu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này phải công bố tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Dược. Trường hợp cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành thì thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V của Nghị định này.

3.214 Tá dược dùng làm thuốc có tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất tá dược xây dựng mà không áp dụng hoặc không có trong dược điển Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thuốc hoặc không áp dụng dược điển nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải đăng ký lưu hành, trừ trường hợp tá dược sử dụng để sản xuất thuốc đã được cấp Giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam và tá dược sử dụng để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc xuất khẩu. Trường hợp cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành thì thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V của Nghị định này.

4.215 Vỏ nang dùng làm thuốc phải đăng ký lưu hành, trừ trường hợp vỏ nang sử dụng để sản xuất thuốc đã được cấp Giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, vỏ nang sử dụng để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc xuất khẩu. Trường hợp cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành thì thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V của Nghị định này.

5. Cơ sở được đứng tên đăng ký dược liệu, tá dược, vỏ nang bao gồm:

a) Cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật Dược;

b) Cơ sở quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Dược được đứng tên đăng ký dược liệu.

6. Hình thức đăng ký, quyền và trách nhiệm của cơ sở đăng ký dược liệu, tá dược, vỏ nang thực hiện theo quy định tại các Điều 55, 57 của Luật Dược.

Điều 94. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục, thời hạn cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang

Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục, thời hạn cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang thực hiện theo quy định tại các Điều 56, 58 của Luật Dược, trừ thời hạn cấp và các quy định sau:

1. Đối với cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì phải nộp bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành dược liệu.

2. Thời hạn cấp Giấy đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang là không quá 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC TẠI NƯỚC NGOÀI KHI ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

Điều 95. Các trường hợp nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam

1. Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành, cơ sở đăng ký khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất trong các trường hợp sau:

a) Cơ sở sản xuất nước ngoài lần đầu có thuốc đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

b) Thuốc được sản xuất trên dây chuyền chưa được Bộ Y tế đánh giá;

c) Nguyên liệu làm thuốc là dược chất lần đầu được đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

d) Cơ sở sản xuất nước ngoài lần đầu có dược liệu đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

2. Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được Bộ Y tế đánh giá, cơ sở đăng ký nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất trong các trường hợp sau:

a) Khi nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Dược;

b) Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc do thay đổi địa điểm của cơ sở sản xuất theo quy định tại điểm b hoặc c khoản 2 Điều 55 của Luật Dược.

3. Trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc được sản xuất theo nhiều công đoạn sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, cơ sở đăng ký phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá đối với tất cả các cơ sở sản xuất tham gia vào sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đó.

Điều 96. Hình thức đánh giá

1. Thẩm định hồ sơ liên quan đến điều kiện sản xuất được áp dụng đối với cơ sở sản xuất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

2. Công nhận, thừa nhận kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về dược đối với yêu cầu đáp ứng thực hành tốt sản xuất được áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Cơ sở sản xuất thuộc các nước được Bộ Y tế công bố tại danh mục các nước mà Việt Nam có ký điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra thực hành tốt sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Cơ sở sản xuất thuộc các nước thành viên ICH, Australia và được một trong các cơ quan quản lý dược của Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration, USFDA), các nước thuộc Liên minh Châu Âu (European Union, European Medicines Agency (EMA)), Australia (Therapeutic Goods Administration, TGA), Nhật Bản (Pharmaceuticals and Medical Devices Agency, PMDA) hoặc Canada (Health Canada) kiểm tra, đánh giá đáp ứng thực hành tốt sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất được áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Cơ sở sản xuất có hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc có dấu hiệu sửa chữa hoặc có nghi ngờ về tính xác thực đối với thông tin, dữ liệu của hồ sơ;

b) Cơ sở sản xuất có thuốc vi phạm chất lượng mức độ 1 theo kết luận của Bộ Y tế;

c) Cơ sở sản xuất có hồ sơ đề nghị đánh giá điều kiện sản xuất được Bộ Y tế kết luận không đủ căn cứ chứng minh cơ sở sản xuất đó đáp ứng thực hành tốt sản xuất.

d)216 Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nước xuất khẩu không áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, công bố áp dụng hoặc công nhận theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 97 Nghị định này.

Điều 97. Nội dung đánh giá cơ sở sản xuất nước ngoài đáp ứng Thực hành tốt sản xuất

1. Tài liệu làm căn cứ đánh giá:

a) Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Quy định về đăng ký, quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện hành.

c)217 Trường hợp nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc một trong các nguyên tắc, tiêu chuẩn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đánh giá sự phù hợp của các nguyên tắc, tiêu chuẩn của nước xuất khẩu so với nguyên tắc, tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp dụng. Sau khi có kết quả đánh giá phù hợp, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định công nhận sự phù hợp của nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt của nước xuất khẩu để làm căn cứ đánh giá cơ sở sản xuất.

2. Nội dung đánh giá theo hình thức thẩm định hồ sơ liên quan đến điều kiện sản xuất:

a) Tính hợp pháp của Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy phép sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất;

b) Tính phù hợp về phạm vi chứng nhận được ghi trên Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất với dạng bào chế của thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký;

c) Tính phù hợp của điều kiện cơ sở nhà xưởng bao gồm sơ đồ bố trí nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, vật liệu xây dựng, điều kiện môi trường sản xuất, bố trí đường di chuyển của nhân viên, của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, của trang thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

d) Thiết lập và vận hành hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất;

đ) Đánh giá của cơ quan quản lý dược của nước sở tại hoặc cơ quan quản lý dược nước khác, những tồn tại được phát hiện và hoạt động khắc phục phòng ngừa của cơ sở sản xuất.

3. Nội dung đánh giá theo hình thức công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả thanh tra, kiểm tra thực hành tốt sản xuất của cơ quan quản lý dược nước ngoài:

a) Tính hợp pháp của Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy phép sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra Thực hành tốt sản xuất;

b) Tính phù hợp về phạm vi chứng nhận được ghi trên Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra Thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất với dạng bào chế của thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký.

4. Nội dung đánh giá theo hình thức kiểm tra tại cơ sở sản xuất:

a) Tính hợp pháp của Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy phép sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra Thực hành tốt sản xuất;

b) Hiện trạng cơ sở nhà xưởng bao gồm sơ đồ bố trí nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, vật liệu xây dựng, điều kiện môi trường sản xuất, bố trí đường di chuyển của nhân viên, của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, của trang thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

c) Quy trình sản xuất thực tế của dây chuyền sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký;

d) Thiết lập và vận hành hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất;

đ) Tình trạng thực tế của việc áp dụng, đáp ứng thực hành tốt sản xuất trong toàn bộ hoạt động sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại cơ sở sản xuất.

Điều 98. Hồ sơ đề nghị đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất

1. Đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 96 của Nghị định này, hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở bao gồm:

a) Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất có đầy đủ thông tin về dạng bào chế của thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp;

b) Hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc của Hệ thống thanh tra dược phẩm quốc tế (PIC/S) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới.

2. Đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 96 của Nghị định này, hồ sơ đề nghị đánh giá bao gồm:

a) Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất có đầy đủ thông tin về dạng bào chế của thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất do cơ quan quản lý dược của nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc Hệ thống thanh tra dược phẩm quốc tế (PIC/S) cấp (nếu có);

b) Hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc của Hệ thống thanh tra dược phẩm quốc tế (PIC/S) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới;

c) Danh mục các đợt kiểm tra thực hành tốt sản xuất do cơ quan quản lý dược nước sở tại hoặc cơ quan quản lý dược nước khác đã tiến hành trong vòng 03 năm kể từ ngày nộp hồ sơ và báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất của đợt kiểm tra gần nhất có phạm vi kiểm tra bao gồm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký hoặc dạng bào chế của thuốc đăng ký;

d)218 (được bãi bỏ)

đ)219 (được bãi bỏ)

e) Báo cáo rà soát chất lượng định kỳ đối với trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký lưu hành là thuốc, nguyên liệu làm thuốc dạng vô trùng.

3. Đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là tá dược, vỏ nang, hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở bao gồm:

a) Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra Thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất có đầy đủ thông tin về nguyên liệu sản xuất do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp đối với tá dược, vỏ nang;

b)220 (được bãi bỏ)

c)221 (được bãi bỏ)

4. Đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược liệu, hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở bao gồm:

a) Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất;

b) Sổ tay chất lượng của cơ sở theo hướng dẫn tại tiêu chuẩn ISO (ISO/TR 10013:2001 hoặc bản cập nhật) hoặc Hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc của Hệ thống thanh tra dược phẩm quốc tế (PIC/S) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới;

c)222 (được bãi bỏ)

d) Tài liệu, thông tin về vùng trồng, khai thác dược liệu đã cung cấp hoặc dự định cung cấp vào Việt Nam;

đ) Cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược liệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 96 của Nghị định này chỉ nộp tài liệu quy định tại điểm a, c và d khoản này.

5. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất:

a) Hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất làm thành 01 bộ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, trong đó các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, giữa các phần có phân cách, có trang bìa và danh mục tài liệu;

b)223 Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, giấy phép sản xuất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ. Trường hợp không ghi hiệu lực, các tài liệu này phải được cấp hoặc ban hành trong thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Miễn nộp Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc Giấy phép sản xuất thuốc trong trường hợp đã được công bố trên trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý dược có thẩm quyền.

Điều 99. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và đánh giá cơ sở sản xuất

1. Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ đề nghị đánh giá và tổ chức đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất nước ngoài; lập báo cáo đánh giá và thông báo kết quả đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất trong thời hạn như sau:

a)224 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp đánh giá theo hình thức công nhận, thừa nhận kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về dược đối với yêu cầu đáp ứng thực hành tốt sản xuất;

b)225 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp đánh giá theo hình thức thẩm định hồ sơ liên quan đến điều kiện sản xuất;

c) 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 96 của Nghị định này hoặc kể từ ngày thông báo kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc hoặc hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất và kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều 96 của Nghị định này.

2. Trường hợp cơ sở sản xuất đề nghị thay đổi kế hoạch đánh giá thực tế dự kiến, thời gian quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được tính từ thời gian nhận được văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất.

3. Trường hợp Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất hết hạn vào thời điểm thẩm định, báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất quá 03 năm kể từ ngày kiểm tra hoặc Hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất không đầy đủ nội dung theo quy định, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu cơ sở sản xuất bổ sung hồ sơ.

a) Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn tối đa 90 ngày đối với hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất; 06 tháng đối với Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Bộ Y tế thông báo kết quả đánh giá.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả đánh giá, Bộ Y tế công bố thông tin về các cơ sở sản xuất đã được công nhận, đánh giá trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Điều 100. Trách nhiệm của cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài trong việc kiểm tra, đánh giá thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài và các trường hợp ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Trách nhiệm cụ thể của cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong việc kiểm tra, đánh giá thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất nước ngoài:

a) Nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng thực hành tốt sản xuất theo quy định;

b) Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ đăng ký đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất; cung cấp bổ sung các tài liệu chứng minh theo yêu cầu của Bộ Y tế;

c) Phối hợp với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện các yêu cầu của Bộ Y tế về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất;

d) Báo cáo Bộ Y tế về cập nhật tình trạng đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trường hợp cơ sở sản xuất bị thu hồi giấy phép sản xuất hoặc không đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở nước sở tại, cơ sở phải thực hiện việc báo cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan quản lý có thẩm quyền nước sở tại;

đ) Chịu trách nhiệm về chi phí cho việc đánh giá cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật.

2. Ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có một trong các hành vi vi phạm sau:

a)226 Các trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại các điểm a, d, đ khoản 1 Điều 58 của Luật Dược.

b) Sản xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;

c) Có từ 02 lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 2 hoặc có từ 03 lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong vòng 01 năm theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ kỹ thuật mà không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất;

đ) Không báo cáo Bộ Y tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan quản lý có thẩm quyền nước sở tại về việc cơ sở sản xuất bị thu hồi giấy phép sản xuất hoặc không đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

e) Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 của Luật Dược;

g) Không báo cáo Bộ Y tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan quản lý có thẩm quyền trong trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở đăng ký bị thu hồi hoặc bị rút Giấy đăng ký lưu hành ở bất kỳ nước nào trên thế giới;

h)227 (được bãi bỏ)

3. Thời hạn tạm ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc kể từ ngày ban hành văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền:

a) Từ 03 năm đến 05 năm đối với các trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 58 của Luật Dược;

b) Từ 01 năm đến 02 năm đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, đ khoản 1 Điều 58 của Luật Dược và các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này;

c)228 Từ 06 tháng đến 01 năm đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật Dược và điểm g khoản 2 Điều này.

4.229 Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, d, đ, e khoản 2 Điều này nộp trước ngày bị xử lý vi phạm sẽ không còn giá trị. Khi hết thời hạn tạm ngừng nhận hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, cơ sở muốn đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải nộp hồ sơ theo quy định tại Luật Dược.

Chương VI

THẨM QUYỀN, HÌNH THỨC, THỦ TỤC THU HỒI NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC, BIỆN PHÁP XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC BỊ THU HỒI

Điều 101. Hình thức, phạm vi thu hồi nguyên liệu làm thuốc

1. Hình thức thu hồi:

a) Thu hồi bắt buộc là thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Thu hồi tự nguyện là thu hồi do cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc tự nguyện thực hiện.

2. Phạm vi thu hồi:

a) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi toàn bộ tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng nguyên liệu làm thuốc đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Trường hợp nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng do lỗi trong quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối hoặc nguyên liệu được sử dụng sai mục đích, việc thu hồi chỉ áp dụng đối với phần nguyên liệu bị ảnh hưởng tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng nguyên liệu làm thuốc đó;

c) Phạm vi thu hồi phải ghi rõ trong quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông báo thu hồi của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc tự nguyện thu hồi.

Điều 102. Thẩm quyền và thủ tục thu hồi nguyên liệu làm thuốc

1. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi:

a) Bộ Y tế kết luận nguyên liệu thuộc trường hợp phải thu hồi và ra quyết định thu hồi nguyên liệu làm thuốc vi phạm trong trường hợp thu hồi bắt buộc;

b) Cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc kết luận nguyên liệu thuộc trường hợp phải thu hồi và ra quyết định thu hồi nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp thu hồi tự nguyện.

2. Thủ tục thu hồi nguyên liệu làm thuốc:

a) Trong thời hạn không quá 48 giờ, kể từ khi có kết luận về việc thu hồi nguyên liệu, Bộ Y tế ra quyết định thu hồi nguyên liệu làm thuốc vi phạm, hoặc cơ sở quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải ra quyết định và báo cáo Bộ Y tế về việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc vi phạm. Quyết định thu hồi được gửi đến cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu, các Sở Y tế và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế đối với trường hợp thu hồi bắt buộc;

b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi, cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu phải thông báo thông tin về nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã mua nguyên liệu, đồng thời tổ chức thu hồi, tiếp nhận nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do các cơ sở sản xuất, kinh doanh trả lại;

c) Việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc phải được hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

d) Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thu hồi, cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi phải gửi báo cáo về Bộ Y tế về kết quả thu hồi, kèm theo bản sao có đóng dấu của cơ sở về hồ sơ thu hồi nguyên liệu. Hồ sơ thu hồi bao gồm các tài liệu thể hiện số lượng nguyên liệu sản xuất hoặc nhập khẩu, số lượng thu hồi, thời gian sản xuất, ngày nhập khẩu, danh sách các cơ sở đã mua nguyên liệu, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng;

đ) Bộ Y tế rà soát kết quả báo cáo thu hồi, tổ chức đánh giá hiệu quả thu hồi hoặc thực hiện cưỡng chế thu hồi trong trường hợp cơ sở sản xuất nguyên liệu trong nước, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu không thực hiện việc thu hồi theo quy định tại các điểm b hoặc c khoản này.

Điều 103. Trách nhiệm thu hồi nguyên liệu làm thuốc

1. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất trong nước, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi:

a) Kết luận nguyên liệu thuộc trường hợp phải thu hồi và ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp thu hồi tự nguyện;

b) Ngừng kinh doanh nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi;

c) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan công bố thông tin về nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi và tổ chức thu hồi, tiếp nhận nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi;

d) Xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi;

đ) Chi trả chi phí cho việc thu hồi, xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi (bao gồm cả trường hợp cưỡng chế thu hồi), bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

e) Báo cáo Bộ Y tế về việc thu hồi và kết quả thu hồi nguyên liệu làm thuốc.

2. Trách nhiệm của cơ sở phân phối nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi:

a) Ngừng kinh doanh, phân phối nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi;

b) Thông báo và tổ chức thu hồi, tiếp nhận nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do cơ sở sản xuất, sử dụng trả lại;

c) Trả nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi cho cơ sở đã cung cấp nguyên liệu làm thuốc đó;

d) Chi trả chi phí cho việc thu hồi, xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi (bao gồm cả trường hợp cưỡng chế thu hồi) và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp có lỗi.

3. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất thuốc sử dụng nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi:

a) Ngừng sử dụng nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi;

b) Trả nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi cho cơ sở đã cung cấp nguyên liệu làm thuốc.

4. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

a) Kết luận nguyên liệu thuộc trường hợp phải thu hồi và ra quyết định thu hồi nguyên liệu làm thuốc vi phạm trong trường hợp thu hồi bắt buộc;

b) Rà soát báo cáo thu hồi, kết quả thu hồi và cho ý kiến về đề xuất xử lý khắc phục, tái chế nguyên liệu bị thu hồi của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

c) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện thu hồi nguyên liệu làm thuốc, xử lý cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật;

d) Chỉ đạo Sở Y tế kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện thu hồi nguyên liệu làm thuốc, xử lý cơ sở vi phạm trên địa bàn;

đ) Quyết định việc cưỡng chế thu hồi trong trường hợp cơ sở sản xuất nguyên liệu trong nước, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu không thực hiện việc thu hồi theo yêu cầu;

e) Công bố thông tin về nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị đối với trường hợp nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi phải tiêu hủy.

5. Sở Y tế có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về thông tin thu hồi nguyên liệu làm thuốc;

b) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện thu hồi nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn, xử lý đơn vị vi phạm trên địa bàn;

c) Báo cáo về Bộ Y tế về các trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc.

Điều 104. Xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi

1. Nguyên liệu làm thuốc là dược liệu, dược chất bị thu hồi phải tiêu hủy trong trường hợp sau:

a) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi là nguyên liệu được sản xuất với mục đích không phải sử dụng cho người nhưng được dán nhãn là nguyên liệu làm thuốc sử dụng cho người;

b) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi là nguyên liệu mà Giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc của nguyên liệu đó được cấp dựa trên hồ sơ giả mạo;

c) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi là nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Dược chất được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất, nước xuất xứ;

đ) Dược liệu giả;

e) Dược liệu không có Giấy đăng ký lưu hành hoặc không công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;

g) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi là nguyên liệu mà thuốc được sản xuất từ nguyên liệu đó được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không an toàn, hiệu quả cho người sử dụng thuốc.

2. Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được phép khắc phục và tái sử dụng trong trường hợp:

a) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do không đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 61 của Luật Dược hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do nguyên liệu được sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ đăng ký thuốc nhưng do chính cơ sở đó sản xuất tại địa chỉ khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sản xuất.

3. Nguyên liệu làm thuốc, trừ nguyên liệu là dược chất hướng thần, chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc bị thu hồi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều này có thể được phép tái chế đối với nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc tái xuất đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này.

Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi quy định tại khoản này nếu không tái chế, tái xuất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng thì phải tiêu hủy.

4. Thủ tục khắc phục, tái chế230, chuyển đổi mục đích sử dụng nguyên liệu làm thuốc:

a) Cơ sở có nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng, khắc phục, tái chế231 phải có văn bản đề nghị kèm theo mục đích sử dụng chuyển đổi hoặc biện pháp khắc phục hoặc quy trình tái chế gửi Bộ Y tế;

b) Việc khắc phục, tái chế232 nguyên liệu làm thuốc chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế;

c) Trong thời hạn 03 tháng, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của cơ sở, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời.233

5. Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu làm thuốc:

a) Người đứng đầu cơ sở có nguyên liệu làm thuốc cần tiêu hủy ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy nguyên liệu làm thuốc. Hội đồng phải có ít nhất 03 (ba) người, trong đó phải có người đứng đầu và người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở;

b) Việc tiêu hủy nguyên liệu làm thuốc phải bảo đảm an toàn lâu dài cho người, súc vật và tránh ô nhiễm môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Cơ sở kinh doanh nguyên liệu làm thuốc vi phạm phải chịu trách nhiệm về kinh phí tiêu hủy nguyên liệu làm thuốc;

d) Việc tiêu hủy nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải tuân thủ quy định tại Điều 48 của Nghị định này.

Chương VII

HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN NỘI DUNG THÔNG TIN, QUẢNG CÁO THUỐC

Mục 1. XÁC NHẬN NỘI DUNG THÔNG TIN THUỐC

Điều 105. Các hình thức thông tin thuốc234

Thông tin thuốc cho người hành nghề y, dược được thực hiện theo các hình thức sau:

1. Thông tin thuốc thông qua “Người giới thiệu thuốc”.

2. Phát hành tài liệu thông tin thuốc.

3. Hội thảo giới thiệu thuốc.

Điều 106. Cơ sở đứng tên trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc

1. Cơ sở được đứng tên trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc bao gồm:

a) Cơ sở đăng ký thuốc tại Việt Nam;

b) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của chính cơ sở nước ngoài đăng ký thuốc tại Việt Nam và được cơ sở này ủy quyền;

c) Cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam được cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ủy quyền;

d) Cơ sở nhập khẩu thuốc của Việt Nam chỉ được thông tin thuốc theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều 105 của Nghị định này đối với thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành do chính cơ sở nhập khẩu.

2. Cơ sở đăng ký thuốc, kể cả trong trường hợp ủy quyền cho cơ sở quy định tại điểm b hoặc c khoản 1 Điều này đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc của Việt Nam đứng tên trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin thuốc.

Điều 107. Các trường hợp cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc235

1. Cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc trong các trường hợp sau:

a) Nội dung thông tin thuốc được đề nghị cấp giấy xác nhận lần đầu;

b) Nội dung thông tin thuốc đã được cấp Giấy xác nhận nhưng có thay đổi cơ sở đăng ký thuốc, tên thuốc, thành phần, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc.

2.236 (được bãi bỏ)

3.237 (được bãi bỏ)

Điều 108. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều 105 của Nghị định này gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Mẫu thiết kế nội dung thông tin thuốc;

c) Mẫu nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;

d) Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung thông tin thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);

đ)238 (được bãi bỏ)

e)239 Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc.

g) Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc trong trường hợp ủy quyền.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều 105 của Nghị định này gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Nội dung thông tin thuốc;

c) Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;

d) Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung thông tin thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);

đ)240 (được bãi bỏ)

e)241 Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc.

g) Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc trong trường hợp ủy quyền;

h) Chương trình hội thảo giới thiệu thuốc.

Điều 109.242 (được bãi bỏ)

Điều 110.243 (được bãi bỏ)

Điều 111. Yêu cầu đối với tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc244

1. Tài liệu quy định tại các điểm c và đ khoản 1, điểm c và đ khoản 2 Điều 108 của Nghị định này là bản sao.

2.245 Tài liệu quy định tại các điểm d và e khoản 1, điểm d và e khoản 2 Điều 108 là bản sao có đóng dấu của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc đối với tài liệu do Bộ Y tế cấp hoặc bản sao có chứng thực đối với tài liệu không do Bộ Y tế cấp.

3. Tài liệu quy định tại điểm g khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều 108 của Nghị định này là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

4.246 (được bãi bỏ)

5.247 Tài liệu quy định tại các điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 108 của Nghị định này là bản chính và được làm thành 02 bản.

6.248 Mỗi hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc thực hiện theo quy định sau:

a) 01 mẫu thiết kế đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Nghị định này hoặc 01 nội dung thông tin thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 108 của Nghị định này cho một thuốc;

b) 01 mẫu thiết kế đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Nghị định này hoặc 01 nội dung thông tin thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 108 của Nghị định này cho 02 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất và đường dùng của cùng nhà sản xuất nhưng khác hàm lượng hoặc dạng bào chế.

7. Các tài liệu được in trên khổ giấy A4. Toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ phải có dấu giáp lai của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc.

Điều 112. Quy định về cách ghi nội dung thông tin thuốc

1. Nội dung thông tin thuốc phải đáp ứng các quy định sau:

a) Có đầy đủ nội dung thông tin thuốc theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 76 của Luật Dược; không được có các thông tin, hình ảnh không liên quan trực tiếp đến thuốc hoặc sử dụng thuốc và các thông tin, hình ảnh tương tự quy định tại Điều 126 của Nghị định này;

b) Nội dung thông tin thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc thêm bớt thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc;

c) Nội dung thông tin thuốc phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp các thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa;

d) Cỡ chữ trong nội dung thông tin thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc nhưng không được nhỏ hơn cỡ chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4.

2. Nội dung thông tin thuốc phải có dòng chữ "Tài liệu thông tin thuốc" ở trên đầu tất cả các trang. Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ: Số Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc của Bộ Y tế…/XNTT/…, ngày ... tháng ... năm ...

3. Trường hợp thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc, nội dung thông tin thuốc còn phải ghi rõ tên, chức danh khoa học của báo cáo viên là những người có trình độ chuyên môn y hoặc dược phù hợp với loại thuốc được giới thiệu.

Điều 113. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc

1. Cơ sở đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 116 của Nghị định này.

2.249 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 05 hoặc 06 Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

3.250 Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị cơ sở sửa đổi, bổ sung và thực hiện như sau:

a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phải nêu cụ thể, chi tiết những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung;

b)251 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 05 hoặc 06 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc trả lời không cấp giấy xác nhận bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

4. Trong thời gian giải quyết hồ sơ đã nộp, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tạm ngừng xác nhận và có văn bản thông báo lý do khi phát hiện các thông tin an toàn, hiệu quả trong tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc chưa phù hợp, chưa cập nhật các thông tin đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoặc các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành, công nhận. Thời gian tạm ngừng xác nhận cho đến khi cơ sở nộp lại nội dung thông tin thuốc đã được cập nhật, sửa đổi để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc.

5. Trước khi tiến hành thông tin thuốc theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều 105 của Nghị định này ít nhất 03 ngày làm việc, cơ sở đã được cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc phải có văn bản thông báo cho Sở Y tế nơi tổ chức thông tin thuốc về thời gian và địa điểm kèm theo bản sao Giấy xác nhận nội dung thông tin đã được duyệt.

Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức thông tin thuốc đã được xác nhận, cơ sở phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành thông tin thuốc ít nhất 01 (một) ngày làm việc.

6. Tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ mới và ngừng giải quyết hồ sơ đã nộp của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc kể cả cơ sở được ủy quyền quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 106 của Nghị định này khi có một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sửa chữa, giả mạo giấy tờ pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc;

b) Thông tin thuốc, quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;

c) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để thông tin, quảng cáo thuốc;

d) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để thông tin, quảng cáo thuốc;

đ) Thông tin thuốc, quảng cáo thuốc sau khi đã có các thay đổi nội dung dẫn đến trường hợp phải cấp giấy xác nhận thông tin thuốc, quảng cáo thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 hoặc điểm b khoản 1 Điều 120 của Nghị định này.

7. Thời hạn tạm ngừng nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc, quảng cáo thuốc kể từ ngày ban hành văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện như sau:

a) Từ 01 năm đến 02 năm đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;

b) Từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c hoặc d khoản 6 Điều này;

c) Từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này.

Điều 114.252 (được bãi bỏ)

Điều 115.253 (được bãi bỏ)

Điều 116. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc254

1. Bộ Y tế cấp Giấy xác nhận đối với hình thức thông tin thuốc quy định tại khoản 2 Điều 105 của Nghị định này.

2. Sở Y tế cấp Giấy xác nhận đối với hình thức thông tin thuốc quy định tại khoản 3 Điều 105 của Nghị định này.

Điều 117. Hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc

1. Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc có giá trị trong phạm vi cả nước.

2. Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc không ghi thời hạn hiệu lực và sẽ hết hiệu lực trong các trường hợp sau:

a) Thuốc bị thu hồi Giấy đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu thuốc;

b) Thay đổi thông tin dẫn đến trường hợp phải cấp Giấy xác nhận thông tin thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 của Nghị định này.

Mục 2. XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC

Điều 118. Các phương tiện quảng cáo thuốc

Thuốc được quảng cáo cho công chúng trên các phương tiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Điều 119. Cơ sở đứng tên trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

1. Cơ sở được đứng tên trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bao gồm:

a) Cơ sở đăng ký thuốc tại Việt Nam;

b) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của chính cơ sở nước ngoài đăng ký thuốc tại Việt Nam và được cơ sở này ủy quyền;

c) Cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam được cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ủy quyền.

2. Cơ sở đăng ký thuốc, kể cả trong trường hợp ủy quyền cho các cơ sở quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo thuốc.

Điều 120. Các trường hợp cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc255

1. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong các trường hợp sau đây:

a) Nội dung quảng cáo thuốc đề nghị cấp Giấy xác nhận lần đầu;

b) Nội dung quảng cáo thuốc đã được cấp Giấy xác nhận nhưng có thay đổi cơ sở đăng ký thuốc, tên thuốc, thành phần, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc.

2.256 (được bãi bỏ)

3.257 (được bãi bỏ)

Điều 121. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc, gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Mẫu thiết kế nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận; bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo trên phương tiện báo nói, báo hình hoặc thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo có âm thanh, hình ảnh chuyển động;

c) Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;

d) Tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);

đ)258 (được bãi bỏ)

e)259 Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

g) Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện gồm các tài liệu sau:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Nội dung quảng cáo thuốc;

c) Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;

d) Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);

đ)260 (được bãi bỏ)

e)261 Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

g) Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền;

h) Chương trình dự kiến hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc.

Điều 122.262 (được bãi bỏ)

Điều 123.263 (được bãi bỏ)

Điều 124. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc264

1. Các tài liệu quy định tại điểm c và đ khoản 1, điểm c và đ khoản 2 Điều 121 của Nghị định này là bản sao.

2.265 Tài liệu quy định tại các điểm d và e khoản 1, điểm d và e khoản 2 Điều 121 của Nghị định này là bản sao có đóng dấu của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc đối với tài liệu do Bộ Y tế cấp hoặc bản sao có chứng thực đối với tài liệu không do Bộ Y tế cấp.

3. Tài liệu quy định tại điểm g khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều 121 của Nghị định này là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

4.266 (được bãi bỏ)

5.267 Tài liệu quy định tại các điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 121 của Nghị định này là bản chính và được làm thành 02 bản.

6.268 Mỗi hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện theo quy định sau:

a) 01 mẫu thiết kế hoặc bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 121 của Nghị định này hoặc 01 nội dung quảng cáo thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Nghị định này cho một thuốc;

b) 01 mẫu thiết kế hoặc bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 121 của Nghị định này hoặc 01 nội dung quảng cáo thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Nghị định này cho hai hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất và đường dùng của cùng nhà sản xuất nhưng khác hàm lượng hoặc dạng bào chế;

7. Tài liệu được in trên khổ A4. Đối với quảng cáo ngoài trời khổ lớn, nội dung quảng cáo thuốc có thể trình bày trên khổ giấy A3 và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thực tế. Toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ phải có dấu giáp lai của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Trường hợp thiết kế nội dung của vật thể quảng cáo có cấu trúc không gian, hồ sơ phải có bản mô tả trên khổ giấy A3 các nội dung bắt buộc sau:

a) Cấu trúc không gian;

b) Đánh số thứ tự các mặt, kích thước từng mặt;

c) Tỷ lệ kích thước của mẫu thiết kế so với mẫu thật.

Điều 125. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thuốc

1. Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:

a) Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành được Bộ Y tế phê duyệt;

b) Chuyên luận về thuốc ghi trong Dược thư Quốc gia Việt Nam;

c) Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

2. Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc sau:

a) Tên thuốc;

b) Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La - tin;

c) Chỉ định;

d) Cách dùng;

đ) Liều dùng;

e) Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);

g) Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;

h) Tác dụng phụ và phản ứng có hại;

i) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;

k) Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng";

l) Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: .../XNQC..., ngày ... tháng ... năm...;

m) Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;

n) Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.

3. Nội dung quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình phải có đầy đủ thông tin quy định tại điểm a, b, c, e, i và k khoản 2 Điều này, trong đó phải đọc to, rõ ràng các nội dung quy định tại điểm a, b, c, e và k khoản 2 Điều này. Trường hợp thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên phải đọc từng hoạt chất hoặc đọc tên chung các nhóm vitamin, khoáng chất, dược liệu.

4. Nội dung quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo:

a) Nội dung quảng cáo có âm thanh phải trình bày nội dung quảng cáo như đối với báo nói, báo hình quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Nội dung quảng cáo không có âm thanh phải có đầy đủ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp nội dung quảng cáo là bản ghi âm, ghi hình có nhiều trang hoặc phân cảnh quảng cáo, các trang hoặc phân cảnh quảng cáo phải xuất hiện liên tiếp, dừng đủ thời gian để người xem có thể đọc được hết các thông tin thể hiện; trang, phân cảnh có nội dung thông tin sản phẩm phải đứng yên, không chuyển động để người đọc tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm. Kịch bản phải mô tả cách thức xuất hiện các trang nội dung đối với quảng cáo có nhiều trang.

Việc quảng cáo thuốc dưới hình thức này phải riêng biệt, không được quảng cáo chồng chéo hoặc xen kẽ nhiều thuốc cùng một thời điểm để tránh hiểu lầm.

5. Nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện quảng cáo ngoài trời chỉ thể hiện trên cùng 01 mặt của phương tiện quảng cáo và phải có các thông tin quy định tại các điểm a, b, i, k và l khoản 2 Điều này. Trường hợp nội dung quảng cáo đưa các thông tin liên quan đến công dụng, tác dụng, chỉ định của thuốc thì bắt buộc phải đưa đầy đủ thông tin như quy định tại khoản 2 Điều này.

6. Tiếng nói, chữ viết trong nội dung quảng cáo thuốc phải đáp ứng quy định tại Luật quảng cáo.

7. Cỡ chữ trong nội dung quảng cáo thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc, dễ nhận nhưng không được nhỏ hơn cỡ chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4.

8. Kịch bản quảng cáo phải mô tả rõ phần hình ảnh, phần lời đọc, phần chữ, phần nhạc.

9. Nội dung quảng cáo thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin không liên quan đến thuốc.

Điều 126. Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc

1. Các thông tin, hình ảnh quy định tại Luật quảng cáo.

2. Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.

3. Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.

4. Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt.

5. Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc.

6. Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.

7. Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:

a) Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;

b) Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;

c) Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;

d) Chỉ định mang tính kích dục;

đ) Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;

e) Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy;

g) Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;

h) Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi.

8. Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

9. Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.

10. Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.

11. Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.

12. Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.

13. Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.

14. Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

15. Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.

16. Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Điều 127. Trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc269

1. Cơ sở đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc nộp hồ sơ tại Bộ Y tế.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện tương tự quy định tại Điều 113 của Nghị định này.

Điều 128. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc270

Bộ Y tế cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

Điều 129. Hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

1. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc không ghi thời hạn hiệu lực và hết hiệu lực trong các trường hợp sau:

a) Giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực;

b) Thuốc bị thu hồi Giấy đăng ký lưu hành;

c) Thay đổi thông tin dẫn đến trường hợp phải cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 120 của Nghị định này;

d) Có khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước về dược về việc hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Thuốc có chứa hoạt chất hoặc dược liệu bị đưa ra khỏi Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

2. Trường hợp Giấy đăng ký lưu hành thuốc được gia hạn hiệu lực, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc sẽ được tự động gia hạn hiệu lực đúng bằng thời gian gia hạn hiệu lực Giấy đăng ký lưu hành thuốc.

Điều 129a. Quy định về việc điều chỉnh đối với các nội dung đã được cấp giấy xác nhận271

1. Trường hợp nội dung thông tin ghi trên giấy xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy xác nhận, cơ sở đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy xác nhận và nêu rõ các nội dung ghi sai cần đính chính. Khi tiếp nhận văn bản thông báo, cơ quan cấp giấy xác nhận trả cho cơ sở Phiếu tiếp nhận văn bản thông báo nội dung thông tin thuốc, quảng cáo thuốc cần đính chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ sở được tiến hành hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc theo nội dung cơ sở đính chính và phải chịu trách nhiệm về nội dung đính chính.

2. Trường hợp nội dung thông tin thuốc, quảng cáo thuốc đã được cấp giấy xác nhận có thay đổi nội dung nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 hoặc điểm b khoản 1 Điều 120 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP , cơ sở đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy xác nhận về nội dung điều chỉnh. Cơ sở được tự động thực hiện điều chỉnh và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, quảng cáo thuốc điều chỉnh.

Chương VIII

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁ THUỐC

Mục 1. KÊ KHAI, KÊ KHAI LẠI GIÁ THUỐC

Điều 130. Hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc

1. Hồ sơ kê khai giá thuốc:

a) Bảng kê khai giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bảng kê khai giá thuốc sản xuất trong nước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ kê khai lại giá thuốc:

a) Bảng kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bảng kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

3.272 Hồ sơ kê khai giá thuốc đối với trường hợp thay đổi Giấy đăng ký lưu hành thuốc thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược thực hiện theo quy định khoản 1 Điều này.

4. Hồ sơ đề nghị bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã được công bố nhưng giá thuốc không thay đổi (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) thì cơ sở lập hồ sơ như sau:

a) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung thông tin thuốc đã kê khai, kê khai lại giá theo Mẫu số 05 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

b)273 (được bãi bỏ)

5. Hồ sơ được lập thành 02 bộ: 01 bộ gửi Bộ Y tế hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp kê khai lại giá thuốc sản xuất tại Việt Nam, 01 bộ lưu tại cơ sở.

6. Giá thuốc kê khai, kê khai lại được tính theo đồng tiền Việt Nam đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và được tính trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhất.

Đối với giá nhập khẩu, việc kê khai, kê khai lại phải kèm theo thông tin về tỷ giá quy đổi từ đồng ngoại tệ sử dụng sang đồng tiền Việt Nam tại thời điểm kê khai giá. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ được tính theo tỷ giá thực tế các cơ sở kinh doanh thuốc đã thanh toán với ngân hàng nơi giao dịch khi vay hoặc khi mua ngoại tệ, trường hợp cơ sở kinh doanh thuốc chưa thanh toán với ngân hàng thì tính theo tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi đã vay hoặc mua ngoại tệ tại thời điểm tính giá.

Điều 131. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc, thay đổi, bổ sung thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá và rà soát, công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại

1. Đối với thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam:

a) Cơ sở nhập khẩu thuốc thực hiện kê khai: Giá bán buôn dự kiến, giá bán lẻ dự kiến (trong trường hợp có nhu cầu kê khai giá bán lẻ) trước khi đưa lô thuốc đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam của chính cơ sở nhập khẩu đó. Các chuyến hàng nhập khẩu tiếp theo, cơ sở nhập khẩu không phải thực hiện kê khai nếu không có điều chỉnh giá so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai;

b) Cơ sở nhập khẩu thuốc phải thực hiện việc kê khai lại giá bán buôn, bán lẻ thuốc dự kiến khi có nhu cầu điều chỉnh tăng giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai, kê khai lại liền kề trước đó được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế;

c)274 Khi có thay đổi Giấy đăng ký lưu hành thuốc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược hoặc khi có thay đổi Giấy phép nhập khẩu thuốc và trước khi đưa ra lưu hành lô thuốc đầu tiên trên thị trường Việt Nam, cơ sở phải nộp hồ sơ kê khai giá thuốc.

Trường hợp thay đổi Giấy đăng ký lưu hành thuốc không thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Luật Dược hoặc thay đổi Giấy phép nhập khẩu thuốc mà không có điều chỉnh giá so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của chính thuốc đó đã kê khai thì cơ sở đã kê khai không phải nộp hồ sơ kê khai giá thuốc mà chỉ phải nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 130 của Nghị định này;

d) Trong quá trình kinh doanh, cơ sở nhập khẩu có nhu cầu điều chỉnh giảm giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai, kê khai lại thì thực hiện kê khai lại giá bán buôn dự kiến, giá bán lẻ dự kiến điều chỉnh giảm.

2. Đối với thuốc sản xuất trong nước:

a) Cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) thực hiện kê khai: Giá bán buôn dự kiến, giá bán lẻ dự kiến (trong trường hợp có nhu cầu kê khai giá bán lẻ) trước khi đưa lô thuốc đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam. Các lô sản xuất tiếp theo không phải thực hiện kê khai giá nếu không có điều chỉnh giá so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai;

b) Cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) phải thực hiện việc kê khai lại giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến khi có nhu cầu điều chỉnh tăng giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai, kê khai lại liền kề trước đó được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế;

c)275 Khi có thay đổi Giấy đăng ký lưu hành thuốc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược và trước khi đưa ra lưu hành lô thuốc đầu tiên trên thị trường Việt Nam, cơ sở phải nộp hồ sơ kê khai giá thuốc.

Trường hợp thay đổi Giấy đăng ký lưu hành thuốc không thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Luật Dược mà không có điều chỉnh giá so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của chính thuốc đó đã kê khai thì cơ sở đã kê khai không phải nộp hồ sơ kê khai giá thuốc mà chỉ phải nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 130 của Nghị định này;

d) Trong quá trình kinh doanh, cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) có nhu cầu điều chỉnh giảm giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai, kê khai lại thì thực hiện việc kê khai lại giá bán buôn dự kiến, giá bán lẻ dự kiến điều chỉnh giảm.

3. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc:

a) Bộ Y tế tổ chức tiếp nhận và rà soát hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; hồ sơ kê khai giá thuốc sản xuất trong nước; hồ sơ đề nghị bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tiếp nhận và rà soát hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước của các cơ sở có trụ sở sản xuất thuốc tại địa bàn tỉnh, thành phố.

4.276 Tổ chức tiếp nhận, công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại:

a) Cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 130 của Nghị định này cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b)277 Cán bộ tiếp nhận kiểm tra về thành phần, số lượng hồ sơ, trường hợp hồ sơ có đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận thực hiện đóng dấu công văn đến có ghi ngày tháng năm tiếp nhận vào hồ sơ và trả ngay 01 bản hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp hoặc chuyển ngay theo đường bưu điện 01 bản hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đã gửi hồ sơ theo đường công văn kèm theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ và theo Mẫu số 07 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ đồng thời, chuyển ngay 01 bản hồ sơ đến lãnh đạo cơ quan, phòng, ban nghiệp vụ có thẩm quyền.

Trường hợp hồ sơ không đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận ghi rõ lý do trả lại, các nội dung cần bổ sung và trả lại ngay hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp; hoặc tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tiếp nhận gửi theo đường công văn;

c)278 Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá, Bộ Y tế công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại; thông tin bổ sung, thay đổi của thuốc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế;

d)279 Đối với hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định,Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải báo cáo Bộ Y tế các thuốc kê khai lại theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Y tế tổng hợp và công bố trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

- Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi rà soát có văn bản gửi doanh nghiệp thực hiện kê khai giá yêu cầu báo cáo về mức giá kê khai lại phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá phải gửi đồng thời 01 bản về Bộ Y tế.

đ) 280 (được bãi bỏ)

e) 281 (được bãi bỏ)

g) 282 (được bãi bỏ)

Điều 132. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc trong việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc 283

1. Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có các quyền sau đây:

a) Có văn bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược thực hiện kê khai giá báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị trường, phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dược về giá thuốc theo quy định của pháp luật;

c) Chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện cơ sở kinh doanh thuốc vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc trong các trường hợp: không thực hiện kê khai, kê khai lại; kê khai không đầy đủ giá thuốc theo quy định hoặc không điều chỉnh giá nhưng không báo cáo theo văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc đối với hồ sơ kê khai, kê khai lại của doanh nghiệp; báo cáo không trung thực các yếu tố hình thành giá hoặc bán thuốc cao hơn giá đã kê khai hoặc kê khai lại đang có hiệu lực;

d) Xem xét áp dụng các biện pháp trong trường hợp cơ sở kinh doanh dược đã vi phạm từ 02 lần trở lên trong thời gian 01 năm: tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Thời hạn tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm này từ 03 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có các trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện đúng quy định về tiếp nhận hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc quy định tại Điều 131 Nghị định này;

b) Rà soát hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc do các cơ sở kinh doanh dược kê khai theo đúng Biểu mẫu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 130 Nghị định này;

c) Bảo mật mức giá kê khai, kê khai lại của tổ chức, cá nhân trong thời gian mức giá kê khai, kê khai lại chưa có hiệu lực thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 133. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc284

1. Cơ sở kinh doanh dược có các quyền sau đây:

Có quyền mua, bán thuốc theo giá đã kê khai, kê khai lại kể từ ngày cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc nộp đủ hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận. Trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công thuốc có điều chỉnh giảm giá kê khai so với kê khai liền kề thì cơ sở được quyền mua, bán ngay theo mức giá điều chỉnh giảm đồng thời với việc thực hiện kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm của yếu tố hình thành giá.

2. Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc, thông báo mức giá theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc; chấp hành báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại theo yêu cầu của quản lý nhà nước về giá thuốc để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra; chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

b) Không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại;

c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh dược báo cáo về mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi báo cáo về mức giá kê khai phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị trường hoặc phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại phù hợp theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc. Sau thời hạn trên, nếu cơ sở kinh doanh dược không có văn bản phản hồi thì hồ sơ kê khai, kê khai lại đã nộp không còn giá trị;

d) Chấp hành các hình thức xử lý về kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Điều 134. Nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố 285

1. Nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố:

a) Thông tin về thuốc tại hồ sơ kê khai giá phù hợp với các thông tin của thuốc theo Quyết định cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc Giấy phép nhập khẩu thuốc;

b) Giá thuốc kê khai, kê khai lại phù hợp với mặt bằng giá thị trường của các mặt hàng thuốc tương tự (nếu có).

2. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ các nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc xin ý kiến cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về giá và các cơ quan liên quan để thực hiện rà soát hậu kiểm giá thuốc kê khai, kê khai lại.

Mục 2. NIÊM YẾT GIÁ THUỐC, QUY ĐỊNH VỀ THẶNG SỐ BÁN LẺ CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ TRONG KHUÔN VIÊN CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 135. Niêm yết giá thuốc

1. Trách nhiệm niêm yết giá thuốc:

a) Các cơ sở bán buôn thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc;

b) Các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc;

c) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.

2. Yêu cầu đối với việc niêm yết giá thuốc:

a) Việc niêm yết giá bán buôn được thực hiện bằng hình thức thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng các hình thức in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc;

c) Đồng tiền niêm yết giá là đồng Việt Nam;

d) Giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của thuốc.

Điều 136. Quy định về thặng số bán lẻ của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm giá mua vào ghi trên hóa đơn và thặng số bán lẻ tính bằng mức thặng số bán lẻ nhân với giá mua vào. Cụ thể:

Giá bán lẻ = Giá mua vào + Mức thặng số bán lẻ (%) × Giá mua vào.

2.286 Cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập chỉ được mua thuốc trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thuốc đã có quyết định trúng thầu tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong vòng 12 tháng; thuốc đã có quyết định trúng thầu mua sắm tập trung cấp địa phương, cấp quốc gia trong thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận khung mua sắm tập trung tính đến trước thời điểm mua thuốc với giá mua vào theo quy định như sau:

a) Đối với các thuốc có trong Danh mục trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giá mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc không được cao hơn giá thuốc trúng thầu cùng thời điểm;

b) Đối với thuốc không có trong Danh mục trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giá mua vào không được cao hơn giá trúng thầu của chính thuốc đó đã trúng thầu tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong vòng 12 tháng; trúng thầu mua sắm tập trung cấp địa phương, cấp quốc giatrong thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận khung mua sắm tập trung tính đến trước thời điểm mua thuốc.

Quy định này không áp dụng đối với các thuốc được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 67, Điều 68 của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ; các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc tiền chất và thuốc mới theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Luật Dược chưa trúng thầu tại các cơ sở y tế.

3. Mức thặng số bán lẻ của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau:

a) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 15%;

b) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 (một nghìn) đồng đến 5.000 (năm nghìn) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%;

c) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 (năm nghìn) đồng đến 100.000 (một trăm nghìn) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%;

d) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%;

đ) Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 (một triệu) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 2%.

4. Đơn vị đóng gói nhỏ nhất để tính thặng số bán lẻ được quy định như sau:

a) Đối với dạng bào chế là viên, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là viên;

b) Đối với dạng bào chế là dạng lỏng, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống tiêm, bơm tiêm đóng sẵn thuốc;

c) Đối với dạng bào chế là dạng bột pha tiêm, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống tiêm, bơm tiêm đóng sẵn thuốc;

d) Đối với dạng bào chế là dạng bột, cốm pha uống, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là gói, chai, lọ, túi;

đ) Đối với dạng bào chế là kem, mỡ, gel dùng ngoài, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là tuýp, lọ;

e) Đối với dạng bào chế là thuốc dán, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là miếng dán;

g) Đối với dạng bào chế là thuốc xịt hay thuốc khí dung, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bình xịt, chai xịt, lọ xịt hoặc lọ đựng thuốc dùng cho máy khí dung;

h) Đối với dạng bào chế là bộ kít phối hợp, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bộ kít.

Mục 3. ĐẤU THẦU MUA THUỐC, ĐÀM PHÁN GIÁ THUỐC VÀ CÁC BIỆN PHÁP BÌNH ỔN GIÁ THUỐC

Điều 137. Đấu thầu mua thuốc

1. Việc đấu thầu mua thuốc từ nguồn vốn nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở y tế công lập theo quy định của pháp luật về đấu thầu và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 7 và khoản 6 Điều 107 của Luật Dược.

2. Các tiêu chí xác định giá hợp lý làm căn cứ ban hành Danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, khả năng cung cấp, giá hợp lý:

a) Giá trúng thầu, giá bán thực tế trên thị trường của dược liệu trong nước và dược liệu nhập khẩu;

b) Ưu tiên dược liệu có tiêu chí kỹ thuật: Dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái; dược liệu trong nước sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất cho thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; dược liệu trong nước đã định danh rõ thành phần và nồng độ hoặc hàm lượng của các chất có hoạt tính.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu các thuốc quy định tại khoản 1 và 2 Điều này; công bố Danh mục các thuốc biệt dược gốc; quy định việc mua thuốc biệt dược gốc không thuộc Danh mục thuốc, dược liệu được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Điều 138 của Nghị định này theo hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 138. Danh mục thuốc, dược liệu được áp dụng hình thức đàm phán giá

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc, dược liệu được thực hiện hình thức đàm phán giá theo quy định tại khoản 6 Điều 107 của Luật Dược căn cứ ý kiến đề xuất của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc.

Điều 139. Bình ổn giá thuốc

Các trường hợp thực hiện bình ổn giá thuốc, các biện pháp bình ổn giá thuốc và thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc thực hiện theo quy định tại Luật giá và các văn bản hướng dẫn Luật giá.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 140. Lộ trình thực hiện yêu cầu về Chứng chỉ hành nghề dược

1. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2019, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược287 phải có Chứng chỉ hành nghề dược. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2021, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược288 của cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang; cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải có Chứng chỉ hành nghề dược.

2.289 Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 tháng 2021, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược.

3. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2021, người phụ trách công tác dược lâm sàng của các bệnh viện quy định tại khoản 3 Điều 116 của Luật Dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược.

4. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược290 của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

5. Người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược, chủ cơ sở bán lẻ thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cấp theo Luật Dược số 34/2005/QH11 tiếp tục là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.

Điều 141. Lộ trình thực hiện Thực hành tốt đối với cơ sở kinh doanh dược

1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở sản xuất thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin, sinh phẩm, cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu, cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ là nhà thuốc, quầy thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất vô trùng phải đáp ứng Thực hành tốt tương ứng với loại hình hoạt động dược, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 5 Điều này.

2. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2019, cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, trừ trường hợp nguyên liệu là dược chất vô trùng được quy định tại khoản 1 Điều này, phải đáp ứng thực hành tốt sản xuất.

3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở bán lẻ là tủ thuốc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phải đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc tương ứng loại hình hoạt động.

Chậm nhất từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, cơ sở bán lẻ thuốc là tủ thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc tương ứng loại hình hoạt động. Trước thời hạn này, cơ sở phải đảm bảo duy trì theo đúng điều kiện kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận.

4. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phải đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc cổ truyền, trừ cơ sở sản xuất vị thuốc cổ truyền.

Chậm nhất từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, cơ sở sản xuất thuốc đông y đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc cổ truyền. Trước thời hạn này, cơ sở phải đảm bảo duy trì theo đúng điều kiện kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận.

5. Chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang; cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tương ứng.

Điều 142. Lộ trình thực hiện thực hành tốt đối với cơ sở hoạt động dược không vì mục đích thương mại

1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở đang hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Dược chưa tuân thủ đầy đủ thực hành tốt chỉ được thực hiện đúng phạm vi hoạt động dược phù hợp với mức độ tuân thủ thực hành tốt tương ứng và phải tuân thủ đầy đủ thực hành tốt tương ứng với phạm vi hoạt động dược theo lộ trình được quy định như sau:

a) Chậm nhất đến ngày 01 tháng 7 năm 2019, cơ sở bảo quản, tồn trữ, cung ứng vắc xin phải tuân thủ đầy đủ thực hành tốt tương ứng với phạm vi hoạt động;

b) Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2021, cơ sở hoạt động dược không vì mục đích thương mại, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, phải tuân thủ đầy đủ thực hành tốt tương ứng với phạm vi hoạt động.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Dược lần đầu triển khai hoạt động dược hoặc bổ sung phạm vi hoạt động dược phải tuân thủ thực hành tốt tương ứng với loại hình hoạt động dược.

Điều 143. Điều, khoản chuyển tiếp291

1. Các hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Luật Dược số 34/2005/QH11, các văn bản hướng dẫn có liên quan và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật Dược số 105/2016/QH13 nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Luật Dược số 34/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn có liên quan, trừ trường hợp cơ sở đề nghị thực hiện theo quy định tại Luật Dược số 105/2016/QH13.

2. Chậm nhất từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, khi nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc nhập khẩu, cơ sở đứng tên đăng ký thuốc phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất.

3.292 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các thủ tục hành chính có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật Dược số 34/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn có liên quan được thực hiện đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép.

Thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản này được nhập khẩu vào Việt Nam hoặc xuất khẩu ra khỏi Việt Nam được thông quan nếu đáp ứng quy định của Luật Dược số 34/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn có liên quan hoặc theo quy định tại Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

4. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc công bố trước ngày Nghị định này có hiệu lực và nhập khẩu vào Việt Nam và thông quan trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì hồ sơ thông quan thực hiện theo quy định của Luật Dược số 34/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn có liên quan hoặc theo quy định tại Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

5. Đối với các cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt thực hiện các quy định sau:

a)293 Các cơ sở đang kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt là thuốc quy định tại các điểm a, b khoản 26 Điều 2 của Luật Dược được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2019. Sau thời hạn này, các cơ sở muốn tiếp tục hoạt động phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở theo quy định tại Mục 4 Chương III của Nghị định này;

b) Cơ sở đang kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt là thuốc quy định tại các điểm c, d khoản 26 Điều 2 của Luật Dược được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận thực hành tốt trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược không ghi thời hạn hiệu lực. Sau thời hạn này, các cơ sở muốn tiếp tục hoạt động phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở theo quy định tại Mục 4 Chương III của Nghị định này.

6. Chậm nhất từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, các cơ sở đang bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Nghị định này.

7.294 Chậm nhất từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2021, dược liệu trước khi lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy đăng ký lưu hành hoặc công bố tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 93 Nghị định này.

8. Chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, vỏ nang trước khi lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại khoản 4 Điều 93 của Nghị định này. Chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tá dược trước khi lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Nghị định này.

9. Chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện theo quy định tại Điều 136 của Nghị định này.

10. Giấy tiếp nhận nội dung thông tin thuốc, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực.

11.295 Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài về vắc xin, sinh phẩm y tế và nguyên liệu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế tại Việt Nam được cấp trước ngày Nghị định số 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực được sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép

12. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, nguyên liệu làm thuốc là tá dược để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được nhập khẩu theo Danh mục được công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu.

Điều 144. Hiệu lực thi hành296

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Bãi bỏ các văn bản:

a) Các quy định về quảng cáo thuốc tại Điều 3 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;

b) Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;

c) Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;

d) Nghị định số 102/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh thuốc.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định viện dẫn tại Nghị định này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 145. Trách nhiệm tổ chức thực hiện297

1. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức việc tiếp nhận, rà soát hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước của các cơ sở có trụ sở sản xuất thuốc tại địa bàn tỉnh, thành phố.

3. Việc công bố, đăng ký, đề nghị cấp phép trực tuyến thực hiện theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, QLD, QLYDCT, PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên



1 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.”

Nghị định số 88/2023/NĐ-CP ngày 11/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.”.

2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

3 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

4 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

5 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

6 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

7 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

8 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

9 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

10 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

11 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

12 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

13 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

14 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

15 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

16 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

17 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

18 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

19 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

20 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

21 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

22 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

23 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.;

24 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

25 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

26 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

27 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

28 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

29 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

30 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

31 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

32 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

33 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

34 Đoạn “Trường hợp cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu cho cơ sở bán lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có thêm tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 13 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

35 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 14 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

36 Cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở" được thay thế bởi cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh" theo quy định tại khoản 79 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

37 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

38 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

39 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

40 Cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở" được thay thế bởi cụm từ " Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh" theo quy định tại khoản 79 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

41 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

42 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 15 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

43 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

44 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

45 Đoạn “Ban hành danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực” được sửa đổi thành “Công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực” theo quy định tại điểm a khoản 15 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

46 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 15 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

47 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

48 Đoạn "có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

49 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

50 Đoạn "có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

51 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

52 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

53 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

54 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

55 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

56 Đoạn "có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

57 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

58 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

59 Đoạn "có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

60 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

61 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

62 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

63 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

64 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

65 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ- sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

66 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

67 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ “12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

68 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ “12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

69 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

70 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ “12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

71 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ “12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

72 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

73 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

74 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ “12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

75 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

76 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

77 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ “12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

78 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ “12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

79 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

80 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

81 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 5 Nghị định của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

82 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ “12 tháng” tại Khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

83 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

84 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

85 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

86 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 25 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

87 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 26 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

88 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

89 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

90 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

91 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

92 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 30 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

93 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 31 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

94 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 20 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

95 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 21 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

96 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 32 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

97 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 22 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

98 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 23 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

99 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 33 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

100 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 33 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

101 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 34 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

102 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 34 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

103 Cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở" được thay thế bởi cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh" theo quy định tại khoản 79 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

104 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 24 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

105 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 24 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

106 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 25 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

107 Cụm từ "c" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 25 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

108 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 25 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

109 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 25 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

110 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 26 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

111 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 26 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

112 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 35 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

113 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 35 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

114 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 27 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

115 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 35 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

116 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 35 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

117 Đoạn "thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 28 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

118 Đoạn "Miễn nộp tài liệu tại điểm này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

119 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 27 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

120 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

121 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

122 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

123 Đoạn "thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 28 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

124 Đoạn "Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

125 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 30 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

126 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 37 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

127 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 31 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

128 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 38 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

129 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 31 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

130 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 38 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

131 Cụm từ "sinh phẩm" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 32 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

132 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 38 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

133 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 39 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

134 Đoạn "thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 28 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

135 Đoạn "Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

136 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 33 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

137 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 34 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

138 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 40 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

139 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 40 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

140 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 40 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

141 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 40 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

142 Đoạn "Miễn nộp tại liệu tại điểm này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung theo khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

143 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 35 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

144 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

145 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

146 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

147 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

148 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

149 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

150 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

151 Đoạn "Miễn nộp tại liệu tại điểm này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

152 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

153 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 36 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

154 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 37 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

155 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 38 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

156 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 38 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

157 Cụm từ "72" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 39 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

158 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 40 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

159 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

160 Cụm từ "và lưu hành thực tế" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 42 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

161 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

162 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

163 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

164 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

165 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

166 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 43 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

167 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 43 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

168 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 43 Điều 5của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

169 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 43 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

170 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 43 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

171 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 44 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

172 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 44 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

173 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 45 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

174 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 46 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

175 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 46 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

176 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 46 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

177 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 46 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

178 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 44 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

179 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

180 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

181 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 46 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

182 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 47 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

183 Mũ điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 47 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

184 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

185 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

186 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

187 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

188 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

189 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

190 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm d khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

191 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm đ khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

192 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

193 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

194 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

195 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

196 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 50 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

197 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

198 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

199 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

200 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

201 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

202 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

203 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

204 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

205 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

206 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 49 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

207 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 51 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

208 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

209 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 52 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

210 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 52 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

211 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 52 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

212 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 50 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

213 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

214 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

215 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

216 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 88/20223/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

217 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 88/20223/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

218 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

219 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

220 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

221 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

222 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

223 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 51 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

224 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 52 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

225 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 52 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

226 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 53 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

227 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 54 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

228 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 53 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

229 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 53 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

230 Cụm từ "tái xuất" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 55 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

231 Cụm từ "hoặc tái xuất" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 55 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

232 Cụm từ "tái xuất" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 55 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

233 Đoạn "Đối với nguyên liệu nhập khẩu được tái xuất, Bộ Y tế thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước tiếp nhận để biết, phối hợp quản lý" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 55 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

234 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 54 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

235 Tên điều này được được sửa đổi theo quy định tại khoản 55 Điều 5 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế 155/2018/NĐ- CP, có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

236 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 56 Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế 155/2018/NĐ-CP , có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

237 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 56 Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế 155/2018/NĐ-CP , có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

238 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 57 Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế 155/2018/NĐ-CP , có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018

239 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 56 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

240 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 57 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

241 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 56 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

242 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 58 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

243 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 59 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

244 Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 57 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

245 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 57 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

246 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 60 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

247 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 57 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

248 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 57 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

249 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 58 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

250 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 59 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

251 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 59 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

252 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 61 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

253 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 62 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

254 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 60 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

255 Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 61 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

256 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 63 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

257 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 63 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

258 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 64 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

259 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 62 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

260 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 64 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

261 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 62 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

262 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 65 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

263 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 66 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

264 Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 63 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

265 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 63 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

266 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 67 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

267 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 63 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

268 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 63 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

269 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 64 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

270 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 65 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018..

271 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 66 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

272 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 67 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

273 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 68 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

274 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 68 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

275 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 69 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

276 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

277 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 70 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

278 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 70 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

279 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 70 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

280 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 69 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

281 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 69 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

282 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 69 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

283 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

284 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

285 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.

286 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 76 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

287 Cụm từ “người phụ trách về bảo đảm chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất dược chất trừ trường hợp dược chất vô trùng” được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

288 Cụm từ “người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuốc” được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

289 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

290 Cụm từ “người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuốc” được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

291 Khoản 4 Điều 21 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định như sau:

" Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

......

4. Điều khoản chuyển tiếp đối với Nghị định số 54/2017/NĐ-CP:

a) Các hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP đã nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ;

b) Các nguyên liệu làm thuốc để sản xuất thuốc theo hồ sơ đĕng ký thuốc đã có giấy đĕng ký lưu hành thuốc đã được công bố trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được phép nhập khẩu đến hết thời hạn hiệu lực của giấy đĕng ký lưu hành thuốc;

c) Các thuốc đã được các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mua vào trước ngày Nghị định này có hiệu lực được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ."

Điều 4 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023 quy định như sau:

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

Các hồ sơ đã nộp trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp cơ sở đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”.

292 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 78 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

293 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 78 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

294 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 78 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

295 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm d khoản 78 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.

296 Điều 20 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định như sau:

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.”

Điều 3 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023 quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.”.

297 Điều 22 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định như sau:

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

Điều 5 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023 quy định như sau:

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”.

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 02/VBHN-BYT

Hanoi, January 11, 2024

 

DECREE

GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF THE LAW ON PHARMACY

The Government’s Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy, which has been effective since July 01, 2017, is amended by:

The Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to certain regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

The Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to certain regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law dated November 22, 2019 on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Law on Pharmacy dated April 06, 2016;

At the request of the Minister of Health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Decree provides for pharmacy practice certificate; pharmacy business; export and import of drugs; marketing authorization of herbal materials, excipients, capsule shells; assessment of overseas drug manufacturers; power, method and procedures for recalling medicinal materials; handling of recalled medicinal materials; documents and procedures for issuance of certification of drug advertisement and measures for drug price management.

2. This Decree applies to organizations and individuals in Vietnam and overseas whose operation involves pharmacy in Vietnam.

Article 2. Definitions

For the purpose of this Decree, the terms below are construed as follows:

1. “drug information” means collection and provisions of information about a drug, including indications, contraindications, dose, uses, adverse effects and information relevant to quality, safety and efficacy of the drug provided by a responsible facility in order to provide information for pharmacy authorities, medical practitioners and drug users.

2. 2 “pharmaceutical conference” means a conference where a drug is introduced or drug-related issues are discussed among medical or pharmaceutical practitioners

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. “import price” is the customs value of imported drug on the customs value declaration at a Vietnam’s port after customs clearance is granted.

5. “prime cost” of a domestically manufactured drug equals (=) the costs of raw materials, fuel, instruments, energy plus (+) direct labour cost plus (+) depreciation of direct machinery and equipment plus (+) manufacturing overhead plus (+) financing cost plus (+) cost of sales plus (+) management cost minus (-) cost distributed to by products (if any).

6. “wholesale price” is the selling price among pharmacy business establishments or between a pharmacy business establishment and a medical facility.

7. “intended wholesale price” is the price declared by the drug importer, drug manufacturer or outsourcing entity (in case of manufacturing outsourcing) to a competent authority.

8. “retail price” of a drug is the price for selling the drug to buyers imposed by the drug retailer.

9. “retail margin” is the difference between the buying price and selling price at a drug retailer.

10. “retail margin percent” is the ratio (%) of retail margin to buying price at a drug retailer.

Chapter II

PHARMACY PRACTICE CERTIFICATE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Application for the pharmacy practice certificate

1. An application for the pharmacy practice certificate mentioned in Article 24 of the Law on Pharmacy consists of:

a)3 The application form for the Pharmacy Practice Certificate must be made by using form No.02 in Appendix I hereto;

b) Certified true copy of the applicant’s qualification. If the qualification is issued overseas, its certified true copy must be enclosed with an equivalence certification issued by a competent authority specified in Clause 2 Article 18 hereof;

c) 4 (repealed)

d) The original copy or certified true copy of the certificate of internship (Form 03 in Appendix I enclosed herewith). If the internship took place in more than one facility, the internship duration will be the total duration of internship at the facilities according to the certificates of internship issued by such facilities;

dd) If the scope of practice covered by the pharmacy practice certificate applied for requires different internship durations and facilities, the application shall be enclosed with a certificate of internship of one or several facilities that meet requirements of each position. If the scope of practice covered by the pharmacy practice certificate applied for requires the same internship durations and facilities, the certificate of internship is not required;

e) The original copy or certified true copy of the confirmation of examination result specified in Clause 2 Article 28 hereof if the pharmacy practice certificate has to be obtained after passing an examination;

g)5 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 4. Application for reissuance of the pharmacy practice certificate

1. An application for reissuance the pharmacy practice certificate mentioned in Article 25 of the Law on Pharmacy consists of:

a)6 The application form for re-issuance of the Pharmacy Practice Certificate must be made by using form No. 04 in Appendix I hereto;

b) 7 (repealed)

2. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 5. Application for adjustment to the pharmacy practice certificate

1. An application for adjustment to the pharmacy practice certificate mentioned in Article 26 of the Law on Pharmacy consists of:

a) 8 Application form for amendments to the Pharmacy Practice Certificate must be made by using form No. 05 in Appendix I hereto;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If the applicant’s scope of practice has to be adjusted, documents proving the adjustment: relevant qualifications, certificate of internship as an appropriate pharmaceutical facility.

2. The original copy or certified true copy of the documents specified in Clause 1b and 1c of this Article.

3. The documents mentioned in Clause 1b and 1c of this Article must be consularly legalized and enclosed with notarized Vietnamese translations if issued by overseas competent authorities.

4. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 6. Procedures for issuing, reissuing and adjusting the pharmacy practice certificate

1. The applicant for issuance, reissuance or adjustment of the pharmacy practice certificate shall submit an application directly or by post to:

a) The Ministry of Health if the pharmacy practice certificate has to be obtained after passing an examination;

b) Department of Health of the province if the pharmacy practice certificate may be granted without an examination.

2. After receiving the application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) 9 The Pharmacy Practice Certificate must be issued within 15 days from the date written on the application receipt form (hereinafter referred to as “the date of receipt”); if the application is rejected, provide explanations in writing;

b) Issue the pharmacy practice certificate within 05 working days from the date of receipt if certificate was revoked according to Clause 3 Article 28 of the Law on Pharmacy; If the application is rejected, provide written explanation;

c)10 Re-issue or amend the Pharmacy Practice Certificate within 05 working days from the date of receipt; if the application is rejected, provide explanations in writing.

4. If the application is not satisfactory, the receiving authority shall request the applicant to complete the application:

a) within 10 days from the date of receipt of the application for issuance of the pharmacy practice certificate; or

b) 05 working days from the date of receipt of the application for reissuance or adjustment of the pharmacy practice certificate.

5. After receiving the supplemented application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith.

a) If the supplemented application is still unsatisfactory, the receiving authority shall request the applicant to complete it in accordance with Clause 4 of this Article;

b) If the supplemented application is satisfactory, the receiving authority shall follow the instructions in Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Within 05 working days from the date of issuance, reissuance or adjustment of the pharmacy practice certificate, the receiving authority shall update the following information on its website:

a) Full name, date of birth of the holder of the pharmacy practice certificate;

b) Number of the pharmacy practice certificate;

c) The scope of practice.

8. The pharmacy practice certificate will be made into 02 copies. One of them will be given to the applicant, the other retained by the issuing authority.

9. When a pharmacy practice certificate is reissued or adjusted, the applicant shall return the old one.

In the cases where a pharmacy practice certificate is lost, the applicant shall submit the Form No. 04 in Appendix I enclosed herewith.

10. Specimen of the pharmacy practice certificate:

a) The specimen of the pharmacy practice certificate issued without an examination is Form No. 06 in Appendix I enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11. The Minister of Health shall specify the structure and operation of the advisory council responsible for giving counsel on issuance of the pharmacy practice certificate (hereinafter referred to as “certification advisory council”).

12. In the cases where a pharmacy practice certificate is reissued according to Clause 8 Article 24 of the Law on Pharmacy, the applicant is exempt from fees.

Article 7. Procedures for revocation of the pharmacy practice certificate

1. When a pharmacy practice certificate is revoked according to Clauses 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Article 28 of the Law on Pharmacy:

Within 05 working days from the day on which the proposal to revoke the pharmacy practice certificate is received or from the discovery of the cases mentioned in Clauses 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Article 28 of the Law on Pharmacy, the issuing authority shall revoke the pharmaceutical practice certificate it issued, or respond the proposing authority and provide explanation if such proposal is rejected.

2. When a pharmacy practice certificate is revoked according to Clause 2 and Clause 3 Article 28 of the Law on Pharmacy:

Within 05 working days from the day on which the pharmacy practice certificate is found erroneous or the request for revocation of the pharmacy practice certificate is received, the issuing authority shall revoke the pharmaceutical practice certificate it issued, or respond the requesting entity in writing and provide explanation if such request is rejected.

3. Responsibilities of the issuing and revoking authority:

a) Issue the decision to revoke the pharmacy practice certificate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Update information about revocation of the pharmacy practice certificate on its website;

d) The Ministry of Health and Departments of Health of provinces shall post the decision on revocation of the pharmacy practice certificate on their websites within 05 working days from the day on which it is received from its issuer.

Section 2. REFRESHER COURSES IN PHARMACY

Article 8. Institutions offering refresher training courses in pharmacy11

1. The institutions offering refresher training courses must be one of the following organizations: a vocational education institution licensed to provide training in medicine or pharmacy; an education institution licensed to provide training in health science; a research institute licensed to provide training in medicine or pharmacy; an institution licensed to provide training for health workers or a pharmacy association.

2. The institutions providing refresher training courses in pharmacy must develop their training programs with the following principal contents:

a) The training contents include:

- Professional knowledge;

- Pharmacy law and management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9.12 (repealed)

Article 10.13 (repealed)

Article 11.14 (repealed)

Article 12.15 (repealed)

Article 13.16 (repealed)

Article 14. Responsibilities of a refresher training institution

1.17 (repealed)

2. Make assessment and issue certificates of completion of the refresher course according to Form No. 12 in Appendix I enclosed herewith.

3.18 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Responsibilities of pharmacy authorities

1. The Ministry of Health shall:

a)20 Inspect and supervise the refresher training institutions specified in Article 8 hereof;

b) Request Departments of Health to submit periodic and unscheduled reports on management of refresher training institutions.

2. The Department of Health of each province shall:

a) 21 Inspect, supervise and cooperate with the pharmacy refresher training institutions in its provinces in providing refresher trainings in pharmacy;

b) Update the list of people who have completed the refresher course at refresher training institutions in the province on its website;

c) Publish the performance of refresher training institutions in the province on its website.

Article 16. Cost of refresher training in pharmacy

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 3. DETERMINATION OF QUALIFICATIONS AND POSITIONS TO ISSUE THE PHARMACY PRACTICE CERTIFICATE

Article 17. Qualifications eligible for issuance of the pharmacy practice certificate

1. Bachelor’s degree in pharmacy which is granted by a domestic educational institution and the position written in which is “Dược sĩ” (“Pharmacist”), “Dược sĩ đại học” (“Bachelor of Pharmacy”) or “Dược sĩ cao cấp” (“High-rank pharmacist”).

2. Bachelor’s degree in general medicine which is granted by a domestic educational institution and the position written in which is “Bác sĩ” (“Physician”) or “Bác sĩ đa khoa” (“General physician”).

3. Bachelor’s degree in traditional medicine or traditional pharmacy which is granted by a domestic educational institution.

4. Bachelor’s degree in biology which is granted by a domestic educational institution.

5. Bachelor’s degree in chemistry which is granted by a domestic educational institution.

6. College degree in pharmacy which is granted by a domestic educational institution.

7. Associate degree in pharmacy which is granted by a domestic educational institution and the position written in which is “Dược sĩ trung cấp” or “Dược sĩ trung học” (“pharmacy technician”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Associate degree in traditional medicine or traditional pharmacy which is granted by a domestic educational institution.

10. Basic diploma in pharmacy which is granted by a domestic educational institution and the position written in which is “Dược tá” (“pharmacist assistant”) or “Sơ cấp dược”.

Article 18. Determination of scope of practice of holders of undefined qualifications and positions

1. If a qualification issued by a domestic training institution does not specify any of the positions specified in Clause 1, 2, 7, 10 Article 17 hereof, the scope of practice shall be decided by the issuer of the pharmacy practice certificate on the basis of counsel provided by the certification advisory council.

2. Scope of practice of holders of qualifications issued by overseas training institutions which have to be certified according to regulations of the Minister of Transport shall be determined in accordance with Clause 1 of this Article.

Section 4. PHARMACY INTERNSHIP

Article 19. Internship-offering establishments

1. Internship-offering establishments are establishments specified in Clause 2 Article 13 of the Law on Pharmacy, including: pharmacy business establishments, pharmacies of health facilities, pharmacy training institutions, pharmacy research institutions, laboratories testing drugs and medicinal materials, pharmacy authorities, representative offices of foreign drug traders (hereinafter referred to as “pharmacy establishment”); health facilities suitable for the interns’ qualifications.

2. An internship-offering establishment is considered suitable is an establishment mentioned in Clause 1 of this Article and whose operation is suitable for the intern’s qualifications according to Article 20 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.22 (repealed)

Article 20. Internship contents

1. Pharmacists of manufacturers of drugs, active ingredients, excipients and capsule shells:

a) The chief pharmacist of a drug manufacturer, except for the cases in Point c and d of this Clause, shall complete one of the following internship contents: drug manufacture, drug testing, research and development of drug, pharmacy management at a pharmacy authority;

b) The chief pharmacist of a manufacturer of medicinal materials that are active ingredients, excipients and capsule shells shall complete one of the following internship contents: drug manufacture, drug testing, research and development of drug and medicinal materials, manufacture of chemicals, pharmacy management at a pharmacy authority;

c) The chief pharmacist of a manufacturer of vaccines, biologicals and ingredients thereof shall complete one of the following internship contents: manufacture of vaccines and biologicals, testing of vaccines and biologicals, research and development of vaccines and biologicals, pharmacy management at a pharmacy authority;

d) The chief pharmacist of a traditional drug manufacturer shall complete one of the following internship contents: manufacture and processing of traditional drugs, testing of traditional drugs, quality assurance, research and development of traditional drugs, traditional medicine or traditional pharmacy management at a pharmacy authority.

2. Persons in charge of quality assurance of manufacturers of drugs, active ingredients, excipients and capsule shells:

a) The person in charge of quality assurance of a drug manufacturer, except for the cases in Point c of this Clause, shall complete one of the following internship contents: manufacture, testing, quality assurance, research and development at a drug-manufacturing facility or drug-testing of facility;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The person in charge of quality assurance of a manufacturer of vaccines and biologicals and ingredients thereof shall complete one of the following internship contents: manufacture, testing, quality assurance, research and development at a facility manufacturing or testing vaccines and biologicals.

3. Pharmacists and persons in charge of quality assurance of manufacturers of herbal materials

a) The pharmacist and the person in charge of quality assurance of a manufacturer of herbal materials shall complete one of the following internship contents: manufacture and processing of herbal materials, traditional drugs and herbal drugs, testing of drugs, quality assurance during the production of medicinal materials and traditional drugs, traditional medicine or traditional pharmacy management at a pharmacy authority;

b) The chief pharmacist and the person in charge of quality assurance of a household business or cooperative manufacturing herbal materials shall complete one of the following internship contents: manufacture of medicinal materials, drug testing, quality assurance during the production of herbal materials and traditional drugs, concoction of traditional drugs, traditional medicine or traditional pharmacy management at a pharmacy authority.

4. Pharmacists of wholesalers of drugs and medicinal materials

a) The chief pharmacist of a drug manufacturer, except for the cases in Point c and d of this Clause, shall complete one of the following internship contents: drug manufacture, drug testing, research and development of drug, pharmacy management at a pharmacy authority;

b) The pharmacist of a wholesaler of medicinal materials shall complete one of the following internship contents: manufacture of medicinal materials and chemicals, testing of drugs and medicinal materials, research into chemical and pharmaceutical technology; wholesaling of drugs, export and import of drugs; storage of drugs and medicinal materials; traditional pharmacy or traditional medicine management at a pharmacy authority;

c) The chief pharmacist of a wholesaler of vaccines and biologicals shall complete one of the following internship contents: manufacture, wholesaling, storage, testing of vaccines and biologicals, research into vaccines and biologicals, pharmacy management at a pharmacy authority;

d) The chief pharmacist of a wholesaler of herbal materials, herbal drugs and traditional drugs shall complete one of the following internship contents: wholesaling of drugs and herbal materials; storage of drugs and herbal materials, testing of drugs and medicinal materials, traditional medicine; research into herbal materials and traditional medicine; traditional pharmacy or traditional medicine management at a pharmacy authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The chief pharmacist of an exporter of importer of drugs and medicinal materials, except for the cases in Points b and c of this Clause, shall complete one of the following internship contents: wholesaling of drugs, export and import of drugs; manufacture of drugs; testing of drugs and medicinal materials; Good Storage Practice (GSP); pharmacy management related to sale, export, import, wholesaling of drugs and medicinal materials; pharmacy management at a pharmacy authority;

b) The chief pharmacist of an exporter or importer of vaccines and biologicals shall complete one of the following internship contents: manufacture, wholesaling, storage, testing of vaccines and biologicals, research into vaccines and biologicals; use of vaccines and biologicals; pharmacy management at a pharmacy authority;

c) The chief pharmacist of an exporter or importer of herbal materials, herbal drugs and traditional drugs shall complete one of the following internship contents: wholesaling of drugs and medicinal materials; storage of drugs and medicinal materials; manufacture of drugs and medicinal materials; testing of drugs, medicinal materials and traditional medicine; research into herbal materials and traditional medicine; traditional pharmacy or traditional medicine management at a pharmacy authority.

6. Pharmacists of drug retailers

a) The chief pharmacist of a drugstore or dispensary of a commune shall complete one of the following internship contents: wholesaling and retailing of drugs; export and import of drugs; clinical pharmacology; supply of drugs for health facilities; manufacture of drugs; testing of drugs and medicinal materials; pharmaceutical research; drug storage; drug distribution; pharmacy management at a pharmacy authority;

b) The chief pharmacist of a retailer of herbal materials, herbal drugs and traditional drugs, except for the cases in Point c Clause 2 Article 13 of the Law on Pharmacy, shall complete one of the following internship contents: manufacture, research, sale, traditional medicine; traditional pharmacy or traditional medicine management at a pharmacy authority.

7. Pharmacists of providers of drug/medicinal materials testing services

a) The chief pharmacist of a provider of drug/medicinal materials testing services, except for the cases in Point b of this Clause, shall complete one of the following internship contents: testing of drugs and medicinal materials; research related to manufacture, testing, analysis of drugs and medicinal materials; pharmacy management at a pharmacy authority;

b) The chief pharmacist of a provider of vaccine and biological testing services shall complete one of the following internship contents: testing of drugs and medicinal materials; testing of vaccines and biologicals; research related to manufacture and testing of vaccines and biologicals; storage of vaccines and biologicals; pharmacy management at a pharmacy authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Persons in charge of clinical pharmacology of medical facilities

a) The person in charge of clinical pharmacology of a medical facility shall complete one of the following internship contents: bioequivalence study; clinical trial; pharmacology and clinical pharmacology research; pharmacovigilance at the drug information and advert reaction monitoring center;

b) The person in charge of clinical pharmacology of a traditional medicine facility shall complete one of the following internship contents: clinical trial; pharmacology and clinical pharmacology research; pharmacovigilance at the drug information and advert reaction monitoring center.

10. Pharmacists of providers of drug/medicinal materials storage services

a) The chief pharmacist shall complete one of the following internship contents: Drug storage; pharmacy, traditional pharmacy or traditional medicine management at a pharmacy authority;

b) The chief pharmacist of a provider of vaccine and biological storage services shall complete one of the following internship contents: storage of vaccines and biologicals; manufacture of vaccines and biologicals, testing of vaccines and biologicals; pharmacy management at a pharmacy authority.

Article 21. Internship durations of postgraduate degree holders

1. A postgraduate degree is either:

a) a Master’s degree in pharmacy, medicine, traditional medicine, chemistry or biology;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Specialized Level 1 (SL1) or Specialized Level 2 (SL2) degree according to regulations of the Minister of Health.

2.23 The specific internship durations at the pharmacy which comply with the regulations in Articles 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 and 22 shall be reduced for:

a. ¾ of the duration for holders of PhDs or SL2 degrees in the field related to the specific internship;

b) ½ of the duration for holders of Master Degrees or SL1 degrees in the field related to the specific internship.

Section 5. EXAMINATIONS FOR THE PHARMACY PRACTICE CERTIFICATE

Article 22. Examination methods and contents

1. The examination may be held at an examination center or online.

2. Examination contents:

a) General pharmaceutical knowledge;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Minister of Health shall specify regulations, examination contents, question banks and grading scale.

Article 23. Requirements to be satisfied by examination centers

1. The organization that administers the examination for the pharmacy practice certificate (hereinafter referred to as “examination center”) shall be an institution that provides higher education training in pharmacy or traditional pharmacy.

2.24 (repealed)

Article 24.25 (repealed)

Article 25.26 (repealed)

Article 26.27 (repealed)

Article 27.28 (repealed)

Article 28. Administering examination for the pharmacy practice certificate

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. After 05 working days from the day on which the examination results are available, the examination center shall send notifications (Form No. 18 in Appendix I enclosed herewith) to the candidates and send a list of passing candidates to the Ministry of Health.

3.30 The Ministry of Health shall assign the eligible examination centers specified in Article 23 hereof to administer tests and issue the Pharmacy Practice Certificate if there are no centers carrying out such tasks.

Article 29. Incentives for holders of pharmacy practice certificates after passing an examination

A person who obtains the pharmacy practice certificate after passing an examination will be eligible to certain incentives when he/she applies to a public health organization. To be specific:

1. Priority during the employment process if the examination result is excellent and the undergraduate or postgraduate degree is an honours degree.

2. Exemption from internship after being hired.

3. Priority in provision of refresher training in Vietnam and overseas.

Article 30. Examination fee

The candidates shall pay the examination fees as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PHARMACY BUSINESS

Section 1. CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR PHARMACY BUSINESS

Article 31. Eligibility for traditional drug business

1. A manufacturer of traditional drugs that are sold nationwide shall meet the requirements in Clause 2a, 2c and 2d Article 69 of the Law on Pharmacy

2. The location, storage area, storage equipment, vehicles, quality control system, documents about technologies and personnel of an importer of traditional drugs shall meet GSP requirements applied to traditional drugs. The chief pharmacist of the exporter or importer of traditional drugs shall satisfy the requirements in Clause 3 Article 17 of the Law on Pharmacy.

3. The location, storage area, storage equipment, vehicles, quality control system, specialized documents and personnel of a provider of traditional drug storage services shall meet GSP requirements applied to traditional drugs. The chief pharmacist of the exporter or importer of traditional drugs shall satisfy the requirements in Clause 1 Article 22 of the Law on Pharmacy.

4. The location, storage area, storage equipment, vehicles, quality control system, specialized documents and personnel of a wholesaler of traditional drugs shall meet Good Distribution Practice (GDP) requirements applied to traditional drugs. The chief pharmacist of the wholesaler of traditional drugs shall satisfy the requirements in Clause 3 Article 16 of the Law on Pharmacy.

5. Requirements to be satisfied by retailers of herbal materials, herbal drugs and traditional drugs:

a) The chief pharmacist of the retailer of herbal materials, herbal drugs or traditional drugs shall satisfy the requirements in Clause 4 Article 18 of the Law on Pharmacy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c)32 The storage area and equipment must satisfy the storage requirements written on the labels.

Toxic herbal materials (if any) shall be displayed and stored in a separate area. Otherwise, they must be separated from other herbal materials and labeled as “dược liệu độc” (“toxic herbal materials”) to avoid confusion.

The retailer of herbal drugs, traditional drugs or herbal materials shall have suitable storage areas to store such drugs and materials or to store herbal materials and prepared traditional medicinal materials.

d) Instruments and packages in physical contact with herbal drugs, herbal materials or traditional drugs must not affect their quality;

dd) Information about purchases, sales and origins of drugs must be properly recorded;

e) The person who retails herbal materials, herbal drugs or traditional drugs (the shopkeeper) shall have one of the documents specified in Points a, c, e, g, i or l Clause 1 Article 13 of the Law on Pharmacy.

Regarding toxic herbal materials and prescription herbal drugs, the shopkeeper, who directly sells and counsel buyers, must be a pharmacist;

g) Other goods (if any) must be displayed and stored in a separate area and must not affect the herbal materials, herbal drugs or traditional drugs.

Article 32. Applications for issuance, reissuance and adjustment of the Certificate of eligibility for pharmacy business

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Form No. 19, 20 or 21 in Appendix I enclosed herewith for issuance, reissuance or adjustment of the Certificate of eligibility for pharmacy business respectively;

2. Technical documents specified in Clause 1b and Clause 2b Article 38 of the Law on Pharmacy, including the Certificate of eligibility for pharmacy business or Certificate of Good Practice at the business location (if any) and the following documents:

a)33 If the applicant is a manufacturer of drugs or medicinal materials: documents about the location, factory, testing laboratory, storage area, auxiliary systems, machinery for manufacturing and storing drugs, quality control system, documents about technologies and personnel according to Good Manufacturing Practice (GMP) requirements for drugs and medicinal materials.

If the applicant applies for a Certificate of Eligibility for Pharmacy Business that allows sale and delivery of drugs or medicinal materials manufactured by the applicant to wholesalers, retailers and health facilities, documents on technologies and personnel according to GDP for drugs and medicinal materials are required, unless such products are delivered at the storage facility of the applicant.

b) If the applicant is an importer or exporter of drugs or medicinal materials or a provider of drug or medicinal material storage services, documents about the location, storage area, storage equipment, vehicles, quality control system, documents about technologies and personnel according to GSP for drugs and medicinal materials34.

c) If the applicant is a wholesaler of drugs or medicinal materials, documents about the location, storage area, storage equipment, vehicles, quality control system, documents about technologies and personnel according to GDP for drugs and medicinal materials;

d) If the applicant is a drug retailer, documents about the location, storage area, storage equipment, vehicles, quality control system, documents about technologies and personnel according to Good Pharmacy Practice (GPP) requirements.

If the applicant is a retailer of herbal materials, herbal drugs or traditional drugs, documents proving fulfillment of the requirements in Clause 5 Article 31 hereof according to regulations of the Minister of Health;

dd) If the applicant is a provider of drug or medicinal material testing services, documents about the location, testing laboratory, auxiliary system, testing equipment, chemicals, reagents, quality control system, documents about technology and personnel according to Good Laboratory Practice (GLP) requirements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) If the applicant is a provider of bioequivalence study services, documents about the location, the laboratory for biological fluid analysis, equipment for biological fluid analysis, the area for monitoring drug users serving bioequivalence study, the quality control system, documents about technology and personnel according to GLP requirements for the biological fluid analysis and GCP requirements for the clinical study.

In the cases where the provider of bioequivalence study services signs a contract or cooperate with a clinical trial service provider that meets GCP requirements in carrying out the clinical trial, the technical file may not include documents on the location, laboratory for biofluid analysis, testing equipment for biofluid analysis, accommodations and monitoring of drug users to serve the assessment of bioequivalence, quality management system, professional and technical documents and personnel according to GCP requirements.

3.35 (repealed)

Article 33. Procedures for issuance of the Certificate of eligibility for pharmacy business

1. The applicant shall submit an application, directly or by post, to:

a) the Ministry of Health in any of the cases mentioned in Point a, b, c, e, g, h Clause 2 Article 32 of the Law on Pharmacy;

b) the Department of Health of the province where the applicant's business location36 exists in any of the cases mentioned in Point d and dd Clause 2 Article 32 of the Law on Pharmacy;

2. After receiving the application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith.

3.37 The receiving authority shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) carry out a site inspection at the applicant’s premises within 20 days from the day on which the application is received.

4.39  If the application is deemed unsatisfactory according to Clause 3a of this Article, within 07 working days from the date of receipt, the receiving authority shall request the applicant in writing to complete the application and specify necessary additional documents.

If the application is not satisfactory, within 10 working days from the date of receipt, the receiving authority shall request the applicant in writing to complete the application and specify necessary additional documents.

5. After receiving the supplemented application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith.

a) If the supplemented application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Clause 4 of this Article;

b) If the supplemented application is satisfactory, the receiving authority shall follow the instructions in Clause 3 of this Article.

6. After the site inspection is done, the receiving authority shall:

a) issue the Certificate of eligibility for pharmacy business within 10 working days from the day on which the site inspection is done and no remedial actions are requested;

b) issue a notification of necessary remedial actions (if any) within 05 working days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Within 06 months from the day on which additional documents are requested in writing by the receiving authority, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 12 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

9. Within 05 working days from the date of issuance of the Certificate of eligibility for pharmacy business, the receiving authority shall update the following information on its website:

a) The name and address of the holder of the Certificate of eligibility for pharmacy business;

b) Full name of the chief pharmacist and his/her pharmacy practice certificate number;

c) Number of the Certificate of eligibility for pharmacy business.

10. In the case specified in Clause 1b Article 36 of the Law on Pharmacy, the applicant shall return the old certificate, unless it is lost.

11. The Certificate of eligibility for pharmacy business shall be made into 02 copies according to Form No. 22 in Appendix I enclosed herewith. 01 copy will be given to the applicant while the other retained by the issuing authority.

12. If the applicant has met Good Practice requirements, the authority that issues the Certificate of eligibility for pharmacy business shall issue the Certificate of Good Practice.

Article 34. Procedures for reissuing and adjusting the Certificate of eligibility for pharmacy business

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) the Ministry of Health in any of the cases mentioned in Point a, b, c, e, g, h Clause 2 Article 32 of the Law on Pharmacy;

b) the Department of Health of the province where the applicant's business location40 exists in any of the cases mentioned in Point d and dd Clause 2 Article 32 of the Law on Pharmacy;

2. After receiving the application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith.

3. If the application is satisfactory, the receiving authority shall:

a)41 re-issue or adjust the Certificate of Eligibility for Pharmacy Business within 15 days from the date of receipt, in the case mentioned in Clause 2a and Clause 3, Article 36 of the Law on Pharmacy;

b) reissue or adjust the Certificate of eligibility for pharmacy business within 07 working days from the date of receipt in the case mentioned in Clause 2b Article 36 of the Law on Pharmacy.

4. If the application is not satisfactory, within 05 working days from the date of receipt, the receiving authority shall request the applicant in writing to complete the application and specify necessary additional documents.

5. After receiving the supplemented application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith.

a) If the supplemented application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Clause 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Within 06 months from the day on which additional documents are requested in writing by the receiving authority, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 12 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

7. Within 05 working days from the day on which the Certificate of eligibility for pharmacy business is reissued or adjusted, the receiving authority shall update the following information on its website:

a) The name and address of the holder of the Certificate of eligibility for pharmacy business that is reissued or adjusted;

b) Full name of the chief pharmacist and his/her pharmacy practice certificate number;

c) Number of the Certificate of eligibility for pharmacy business.

8. After receiving the new Certificate of eligibility for pharmacy business, the applicant shall return the old one unless it has been lost.

9. The Certificate of eligibility for pharmacy business shall be made into 02 copies according to Form No. 22 in Appendix I enclosed herewith. 01 copy will be given to the applicant while the other retained by the issuing authority.

Article 35. Procedures for revocation of the Certificate of eligibility for pharmacy business

1. Within 05 working days from the day on which the proposal to revoke the Certificate of eligibility for pharmacy business is received or from the discovery of the cases mentioned in Article 40 of the Law on Pharmacy, the issuing authority shall revoke the Certificate of eligibility for pharmacy business it issued, or respond the proposing authority and provide explanation in writing if such proposal is rejected;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Post such decision on its website and send it to the Ministry of Health and Departments of Health nationwide;

b) Update information about revocation on its website.

3. Within 05 working days from the day on which the decision to revoke the Certificate of eligibility for pharmacy business is received, the Ministry of Health and the Departments of Health mentioned shall post it on their websites.

Article 2. SCOPE OF OPERATION OF RETAILING DISPENSARIES AND DRUG COUNTERS

Article 36. Locations of retailing dispensaries and drug counters

1. Locations of retailing dispensaries

a) Retailing dispensaries may be opened in communes and small towns;

b) If the ratio of dispensary to 2,000 people in ward that has just been converted from a commune or small town is smaller than 1, new retailing dispensaries may be opened for up to 03 years from the conversion date.

c) A retailing dispensary which is opened in an area other than those mentioned in Clause 1a of this Article and already granted a certificate of eligibility for drug business before the effective date of this Decree may operate until the expiration date of the certificate. If the certificate of eligibility for drug business does not have an expiration date, it may operate for up to 03 more years from the effective date of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In medical stations of communes;

b) In medical stations of communes in ethnic areas, mountainous areas, islands, extremely disadvantaged areas.

Article 37. Scope of operation of retailing dispensaries and drug counters

1. The scope of operation of a retailing dispensary is specified in Clause 1b Article 48 of the Law on Pharmacy.

2. The scope of operation of a drug counter is specified in Clause 1b Article 49 of the Law on Pharmacy.

Section 3. MOBILE DRUGSTORES

Article 38. Requirements for operating a mobile drugstore

1. The following entities may operate a mobile drugstore:

a) Drug manufacturers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Drug retailers;

d) Medical facilities of the military that supply drugs in ethnic areas, mountainous areas, islands, extremely disadvantaged areas.

2. The keeper of the mobile drugstore must be an employee of the mobile drugstore owner mentioned in Clause 1 of this Article and has one of the qualifications mentioned in Points a, b, c, e, g, h, i and k Clause 1 Article 13 of the Law on Pharmacy.

3. Drugs sold by a mobile drugstore must not expire for the next 06 months, be stored with hygienic equipment and protected from the weather.

4. Each mobile drugstore must have a signboard which specifies its owner, full name of the keeper and the operating area.

5. 42 (repealed)

Article 39. List of drugs and area for mobile drugstore operation

1. A drug sold by a mobile drugstore shall satisfy the following criteria:

a) It is on the list of OTC drugs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) It is meant to serve common purposes of local people.

2. Pursuant to Clause 1 of this Article, the Director of the Department of Health shall publish a list of drugs and areas permissible for mobile drugstores.

Article 40. Procedures for registration of a mobile drugstore

1. The applicant for registration of a mobile drugstore shall submit Form No. 23 in Appendix I enclosed herewith to the Department of Health of the province where the mobile drugstore operates.

2.43 (repealed)

3.44 Within 05 working days from the date on which the notification from the applicant is received, the Department of Health shall publish information about the mobile drugstore on its website and inform the district health offices for supervision and inspection.

Section 4. MEASURES AGAINST LOSS OF CONTROLLED DRUGS AND MEDICINAL MATERIALS; PROCEDURES FOR GRANTING PERMISSION FOR TRADING IN CONTROLLED DRUGS AND DRUGS RESTRICTED FROM RETAILING

Article 41. List of radioactive substances permissible for health facilities and issuance of list of drugs and active ingredients banned from certain fields

1. The list of radioactive substances permissible for health facilities is promulgated in Appendix IV enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Ministries and ministerial agencies shall send the Ministry of Health their lists of banned substances in their fields or amendments thereto;

b)46 After receiving the list of banned substances from the ministries and ministerial agencies, the Ministry of Health shall promulgate the list of banned drugs and active ingredients in certain fields on its website.

Article 42. Eligibility for trading in controlled drugs

1. To be allowed to trade in controlled drugs, an establishment shall:

a) satisfy the requirements in Article 33 of the Law on Pharmacy applicable to its type of business;

b) comply with regulations on security measures in Articles 43, 44, 45, 46, 47 and 48 hereof.

c) comply with the Law on Atomic Energy and relevant legislative documents in addition to the conditions specified in Clause 1a and 1b of this Article if trading in radiopharmaceuticals.

2.47 If there are no establishments trading controlled drugs in the province, the Department of Health shall appoint a wholesaler or a retailer to conduct such trading or the pharmacy department of the health facility to sell the controlled drugs in order to ensure adequate supply of drugs for patients.

3. The Ministry of Health and Departments of Health shall carry out an inspection every 03 years or on an ad hoc basis to ensure implementation of security measures in Section 4 Chapter III at establishments trading in controlled drugs in accordance with regulations of the Minister of Health or international treaties to which Vietnam is a signatory.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A manufacturer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors shall:

a) Have a separate storage facility or area that meets GSP requirements. Such separate storage facility or area must have robust doors with locks48 to store narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors.

b) have a camera system to monitor each and every stage of the manufacture and storage process;

c) have a documentary management system according to regulations of the Minister of Health.

d)49 (repealed)

2. A manufacturer of combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors shall:

a) Have a separate storage facility or area that meets GSP requirements. Such separate storage facility or area must have robust doors with locks50 to store the narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors.

b) Have a separate area to store combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors;

c) Have a camera system to monitor each and every stage of the manufacture and storage process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd)51 (repealed)

3. A manufacturer of radiopharmaceuticals shall:

a) Have a separate storage area that meets GSP requirements to store the radiopharmaceuticals;

b)52 (repealed)

c)53 (repealed)

d) Have a documentary management system according to regulations of the Minister of Health;

dd) Have a camera system in the manufacture and storage area.

4. An exporter, importer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors or provider of storage services for these drugs shall:

a)54 Have a separate storage facility or area that meets GSP requirements. Such separate storage facility or area must have robust doors with locks to store narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Have a documentary management system according to regulations of the Minister of Health.

d)55 (repealed)

5. An exporter, importer or wholesaler of combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients or combined drugs that contain precursors or a provider of storage services for these drugs shall:

b) Have a separate storage facility or area that meets GSP requirements. Such separate storage facility or area must have robust doors with locks56 to store combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors; have a documentary management system according to regulations of the Minister of Health.

c) 57 (repealed)

6.58 An exporter, importer or wholesaler of radiopharmaceuticals shall have a documentary management system according to the regulations of the Minister of Health.

7. A wholesaler of narcotic drugs, psychotropic drugs or precursors shall:

a) Have a separate storage facility or area that meets GSP requirements. Such separate storage facility or area must have robust doors with locks59 to store narcotic drugs, psychotropic drugs or precursors;

b) Have a camera system in the storage area;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) 60 (repealed)

8. A retailer of narcotic drugs, psychotropic drugs or precursors shall:

a)61 The narcotic drugs, psychotropic drugs or precursors must be stored in a separate and locked cabinet or drawer;

b) Have a documentary management system according to regulations of the Minister of Health.

9. A retailer of combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients or combined drugs that contain precursors shall have a software system and documentary management system for monitoring and managing the inventory of these drugs according to regulations of the Minister of Health

10. A retailer of radiopharmaceuticals shall:

a) Have a separate area to store radiopharmaceuticals;

b)62 (repealed)

c) Have a documentary management system according to regulations of the Minister of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11. A provider of clinical study services, bioequivalence study services, testing services or storage services for radiopharmaceuticals:

a) have a separate storage area that meets GSP requirements to store the radiopharmaceuticals; have a documentary management system according to regulations of the Minister of Health; A provider of radiopharmaceutical storage services shall have a camera system;

b)64 (repealed)

c)65 (repealed)

d) Have a documentary management system according to regulations of the Minister of Health;

dd) A provider of radiopharmaceutical storage services shall have a camera system.

12.66 A provider of clinical trial services, bioequivalence study services, controlled drug testing services, except for those mentioned in Clause 11 of this Article, shall store the narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors, combination drugs that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors in a separate and locked area or separate and locked cabinets or drawers.

13. A trader of toxic drugs, toxic medicinal materials, drugs or active ingredients on the list of banned substances in certain fields shall have a software system or documentary management system to manage its inventory according to regulations of the Minister of Health.

Article 44. Personnel of traders of controlled drugs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The warehouse-keeper responsible for narcotic drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients shall have at least a bachelor’s degree in pharmacy and had an internship at a pharmacy business establishment that lasted at least 12 months67;

b) The warehouse-keeper responsible for psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are psychotropic active ingredients or drug precursors shall have at least an associate degree in pharmacy and had an internship at a pharmacy business establishment that lasted at least 12 months68;

c)69 (repealed)

2. Personnel of a manufacturer of combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients or combined drugs that contain precursors:

a) The warehouse-keeper responsible for medicinal materials that are narcotic active ingredients shall have at least a bachelor’s degree in pharmacy and had an internship at a pharmacy business establishment that lasted at least 12 months70;

b) The warehouse-keeper responsible for medicinal materials that are psychotropic active ingredients or drug precursors shall have at least an associate degree in pharmacy and had an internship at a pharmacy business establishment that lasted at least 12 months71;

c)72 (repealed)

3. Personnel of a manufacturer of radiopharmaceuticals:

a) The warehouse-keeper shall have at least an associate degree in pharmacy or a bachelor’s degree in radiochemistry, radiology or nuclear medicine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The supervisor of research, manufacture, analysis, testing processes shall have at least a bachelor’s degree in radiochemistry, radiology, nuclear medicine or pharmacy.

4. Personnel of an exporter or importer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors:

a) The warehouse-keeper responsible for narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors shall have at least a bachelor’s degree in pharmacy and had an internship at a pharmacy business establishment that lasted at least 12 months74.

b)75 (repealed)

5. 76 (repealed)

6. Personnel of a wholesaler of narcotic drugs, psychotropic drugs or precursors:

a) The warehouse-keeper responsible for narcotic drugs shall have at least a bachelor’s degree in pharmacy and had an internship at a pharmacy business establishment that lasted at least 12 months77;

b) The warehouse-keeper responsible for psychotropic drugs or precursors shall have at least an associate degree in pharmacy and had an internship at a pharmacy business establishment that lasted at least 12 months78.

c)79 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Personnel of a retailer of narcotic drugs, psychotropic drugs or precursors:

a) The shopkeeper that sells narcotic drugs shall have at least a bachelor’s degree in pharmacy;

b) The shopkeeper that sells psychotropic drugs or precursors shall have at least an associate degree in pharmacy.

9.81 As for the retailer of radiopharmaceuticals: the person responsible for retailing such drugs must have at least an associate degree in pharmacy.

10. The warehouse-keeper responsible for narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors of a drug storage service provider shall have at least a bachelor’s degree in pharmacy and had an internship at a pharmacy business establishment that lasted at least 12 months82

11. Personnel of a provider of clinical trial services, bioequivalence study services, testing services that involve narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors: the manager of drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients shall have at least an associate degree in pharmacy.

12. Personnel of a provider of clinical trial services, bioequivalence study services, testing services that involve radiopharmaceuticals:

a) The warehouse-keeper shall have at least an associate degree in pharmacy or a bachelor’s degree in radiochemistry, radiology or nuclear medicine; The supervisor of research, manufacture, analysis, testing processes shall have at least a bachelor’s degree in radiochemistry, radiology, nuclear medicine or pharmacy;

b)83 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 45. Delivery of controlled drugs

1. The deliverer and recipient of controlled drugs or medicinal materials shall have at least an associate degree in pharmacy; the deliverer and recipient of radiopharmaceuticals shall have a certificate of training in radiation safety according to regulations of the Ministry of Science and Technology in addition to the associate degree in pharmacy.

2. The deliverer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors shall bring the head’s assignment letter, identification paper, and the sale invoice or receipt. In case of delivery of radiopharmaceuticals, the deliverer shall bring the certificate of training in radiation safety in addition to the aforementioned documents.

3. Upon delivery of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors, a delivery note shall be made according to Form No. 01 in Appendix II enclosed herewith.

4. The transport of medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors, narcotic drugs, active ingredients and precursors must ensure security and prevent leakage. The transport of radiopharmaceuticals shall ensure radiation safety in accordance with regulations on safe transport of radioactive materials promulgated by the Minister of Science and Technology.

5. Each establishment participating in the delivery of the radiopharmaceuticals shall have the license to perform radiological works that allows transport of radiation sources as prescribed by the Ministry of Science and Technology.

Article 46. Trading in controlled drugs

1. Regarding medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors:

a) A manufacture may only import ingredients serving the manufacture of its drugs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) When a drug manufacturer wishes to sell its redundant materials to another manufacturer or importer eligible to trade in controlled drugs, it must obtain a written permission from the Ministry of Health.

2. Regarding narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and combined drugs that contain precursors:

a) A manufacturer may only sell drugs it manufactures to establishments that have the Certificate of eligibility for pharmacy business that allows export, import and wholesaling of drugs, health facilities, research and testing establishments, rehabilitation centers, establishments providing opioid substitution treatment, establishments providing training in medicine or pharmacy nationwide; and may select 01 wholesaler in a province to sell all of its products;

b) An importer may only sell drugs it imports to establishments that have the Certificate of eligibility for pharmacy business that allows export, import and wholesaling of drugs, health facilities, research and testing establishments, rehabilitation centers, establishments providing opioid substitution treatment, establishments providing training in medicine or pharmacy nationwide; and may select 01 wholesaler in a province to sell all of the products it imports;

c)84 An establishment that has the Certificate of Eligibility for Pharmacy Business that allows export, import and wholesaling of drugs may only sell drugs to other establishments that have such Certificates, health facilities, research and testing establishments, rehabilitation centers, establishments providing opioid substitution treatment, establishments providing training in medicine or pharmacy, drugstores nationwide; and may select 01 wholesaler in a province to sell all of its products;

d)85 A wholesaler may only sell drugs to health facilities, research and testing establishments, rehabilitation centers, establishments providing opioid substitution treatment, institutions providing training in medicine or pharmacy, other non-commercial pharmacy establishments and drugstores in the same province.;

dd)86 Health facilities, rehabilitation centers and establishments providing opioid substitution treatment may purchase drugs from the establishments specified in Points a, b, c, d of this Clause based on their bidding results or according to the bidding plan approved by the competent person. Private health facilities may purchase drugs from the establishments specified in Points a, b, c, d of this Clause based on the prescriptions approved by the competent authority.

3. Combined drugs that contain narcotic active ingredients or combined drugs that contain psychotropic active ingredients, radiopharmaceuticals, toxic drugs, toxic medicinal materials, drugs and active ingredients on the list of banned substances in certain fields may be traded in accordance with Chapter IV of the Law on Pharmacy.

Article 47. Reporting by traders of controlled drugs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Each exporter and importer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors shall prepare a report on the export or import within 10 days from the date of export or import according to Form No. 02 and Form No. 03 in Appendix II enclosed herewith and send it to the Ministry of Health and the Ministry of Public Security;

b) Each exporter and importer of radiopharmaceuticals shall prepare a report on the export or import according to Form No. 04 and Form No. 05 in Appendix II enclosed herewith and send it to the Ministry of Health within 10 days from the date of export or import;

c) By the 15th of January of the succeeding year, each exporter and importer of combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients, combined drugs that contain precursors or radiopharmaceuticals shall prepare the annual report on export or import of these drugs according to Forms No. 06, 07, 08 in Appendix II enclosed herewith and send it to the Ministry of Health.

2. By the 15th of July and 15th of January, each manufacturer, exporter and importer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors shall prepare a biannual report and an annual report according to Form No. 09 and 10 in Appendix II enclosed herewith and send them to the Ministry of Health.

3. By the 15th of July and 15th of January, each manufacturer, exporter and importer of radiopharmaceuticals, combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors shall prepare a biannual report and an annual report according to Form No. 11 and 12 in Appendix II enclosed herewith and send them to the Ministry of Health.

4. By the 15th of July and 15th of January, each wholesaler and retailer of radiopharmaceuticals, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors shall prepare a biannual report and an annual report according to Form No. 11, 12, 13 in Appendix II enclosed herewith and send them to the Department of Health of the province where their headquarters are situated.

5.. By the 15th of January, each manufacturer and exporter of drugs or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields shall prepare and send a report according to Form No. 09 in Appendix II to the Ministry of Health. Each wholesaler of drugs or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields shall prepare a report according to Form No. 09 in Appendix II and send it to the Department of Health of the same province.

6. Within 48 hours from discovery of a mistake, loss of radiopharmaceuticals, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs or medicinal materials that are active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors, the manufacturer, exporter, importer, drug storage service provider, clinical trial service provider, bioequivalence study service provider or drug testing service provider shall prepare a written report and send it to the Ministry of Health; the wholesaler or retailer shall submit a report to Department of Health according to Form No. 14 in Appendix II enclosed herewith.

7. By the 15th January, the Department of Health of each province shall submit a list of wholesalers of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and combined drugs that contain precursors in their provinces according to Form No. 15 in Appendix II enclosed herewith to the Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The applicant for permission to destroy narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors shall submit an application form which specifies the name of the drug or medicinal material, concentration, quantity, reason for destruction and destruction method.

2. Procedures for granting permission for destruction of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors:

a)87 The application shall be sent in person or by post to the Ministry of Health if the applicant is a manufacturer, exporter or importer, or to the Department of Health of the same province if the applicant is a pharmacy business establishment other than the aforesaid entities; or at the Military Medicine Department (Ministry of National Defense) if the applicant is under the management of such Ministry;

b) After receiving the application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c)88 If the application is satisfactory, the receiving authority shall issue a written permission for destruction within 20 days from the date on which the application is received;

d)89 If the application is not satisfactory, the receiving authority shall request the applicant in writing to complete the application within 20 days from the date on which the application is received;

dd) After receiving the supplemented application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the supplemented application is satisfactory, the receiving authority shall issue a written permission in accordance with Point c of this Clause. If the supplemented application is still unsatisfactory, the receiving authority shall request the applicant to complete it in accordance with Point d of this Clause.

3.90 The destruction of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs or medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors may only be carried out after receiving the written permission from the Ministry of Health or the Department of Health in the same province, or from the Military Medicine Department (Ministry of National Defense).

4. Procedures for destruction of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b)91 The destruction must be witnessed by representatives of the Department of Health of the same province or the Military Medicine Department (Ministry of National Defense) and be recorded using form No. 16 in Appendix II hereto;

c) 92 Within 10 days from the date on which the destruction is done, a destruction report (using form No. 17 in Appendix II) enclosed with a destruction record shall be submitted to the Ministry of Health or Department of Health or Military Medicine Department (Ministry of National Defense).

5. Unused radiopharmaceuticals and primary packages of radiopharmaceuticals shall be stored properly before destruction in accordance with regulations of law on atomic energy.

6. Unused radiopharmaceuticals and primary packages of radiopharmaceuticals shall be stored properly before destruction in accordance with regulations of law on atomic energy.

7. When destroying redundant products or wastes that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors; combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors, primary packages of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients, drug precursors, toxic drugs, toxic medicinal materials, drugs and active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned in certain fields, the owner shall gather and destroy them in accordance with Clause 4a of this Article and retain documents about the destruction.

Article 49. Composition of the application for permission to trade in controlled drugs

An establishment that wishes to trade in controlled drugs shall submit the following documents in addition to the documents specified in Article 32 hereof:

1.93 Documents proving that the establishment has taken measures to ensure security and prevent loss of controlled drugs according to Form No. 18 in Appendix II hereto

2.94 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 50.95 (repealed)

Article 51. Procedures for issuance of the Certificate of Eligibility for Pharmacy Business to traders of controlled drugs96

1. The procedures for issuance of the Certificate of Eligibility for Pharmacy Business to the traders of controlled drugs shall be completed in accordance with Article 33 hereof.

2. If the trader already has such Certificate or satisfies the Good Practice requirements according to Article 33 of the Law on Pharmacy and requests for the permission for trading controlled drugs, the receiving authority shall only evaluate the application mentioned in Article 49 of the Decree No. 54/2017/ND-CP.

Article 52.97 (repealed)

Article 53. Composition of the application for permission to purchase narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs or medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors; composition of the application for permission to sell medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors

1. An application for permission to purchase narcotic drugs, psychotropic drugs or precursors consists of:

a) 03 copies of the order for narcotic drugs, psychotropic drugs or precursors according to Form No. 19 in Appendix II enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A written explanation for purchasing a quantity of drugs that exceeds the previous purchase by over 150%.

2. An application for permission to purchase medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors consists of:

a)99 01 copy of the order for medicinal materials that contain narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors using form No. 19 in Appendix II hereto;

b) A report on use of medicinal materials according to Form No. 10 in Appendix II enclosed herewith;

c) The report on sales of medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors according to Form No. 20 in Appendix II enclosed herewith;

d) A plan for manufacture of drugs from the materials to be purchased;

dd) A written explanation for purchasing a quantity of medicinal materials that exceed the previous purchase by over 150%.

3. An application for permission to sell medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors consists of:

a) Form No. 21 in Appendix II enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A report on sale of drugs and use of medicinal materials according to Form No. 10 and Form No. 20 in Appendix II enclosed herewith.

4. Only 01 set of documents specified in Clause 1, 2, 3 of this Article is required.

Article 54. Procedures for granting permission to purchase narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs or medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors; procedures for granting permission to sell medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors

1. The applicant shall submit an application directly or by post to:

a) the Ministry of Health if the applicant is a manufacturer, the applicant already has a certificate of eligibility for drug export, import and wholesaling, or the applicant is a health facility, a testing laboratory, a rehabilitation center, an establishment providing opioid substitution treatment or an establishment providing training in medicine or pharmacy that needs to purchase drugs for research or testing purposes;

b)101 The Department of Health of the same province if the applicant is a drug wholesaler, a retailer, a private health facility, a research and testing institution, an institution providing training in medicine or pharmacy, a rehabilitation center, an establishment providing opioid substitution treatment and a non-commercial pharmacy establishment.

c) 102 Military Medicine Department (Ministry of National Defense) if the applicant is under the management of the Ministry of National Defense.

2. When receiving the application, the receiving authority shall give the applicant Form No. 01 in Appendix II enclosed herewith.

3. If the application is satisfactory, the receiving authority shall approve the purchase order or issue a written permission within 30 days from the day on which the application is received.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. After receiving the supplemented application, the receiving authority shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith.

a) If the supplemented application is still unsatisfactory, the receiving authority shall request the applicant to complete it in accordance with Clause 4 of this Article.

b) If the supplemented application is satisfactory, the receiving authority shall follow the instructions in Clause 3 of this Article.

6. Within 06 months from the day on which additional documents are requested in writing by the receiving authority, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 12 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

Article 55. Documents and procedures for obtaining permission to retail drugs on the list of drugs restricted from retailing

1. If the applicant has not obtained the Certificate of eligibility for pharmacy business that allows drug retailing:

a) The application shall consist of Form No. 22 in Appendix II enclosed herewith and the documents specified in Clause 2d Article 32 hereof;

b) Procedures and time limit for licensing are the same as those specified in Article 33 hereof.

2. If the applicant has obtained a Certificate of eligibility for pharmacy business that allows drug retailing:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Procedures and time limit:

- The applicant shall submit the application directly or by post to the Department of Health of the same province as the applicant’s business location 103;

- After receiving the application, the Department of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

- If the application is satisfactory, the Department of Health shall issue a written permission for retailing drugs on the list of drugs restricted from retailing within 07 working days from the date of receipt;

- If the application is not satisfactory, the Department of Health shall request the applicant to complete the application within 05 working days from the date of receipt;

- After receiving the supplemented application, the Department of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the supplemented application is still unsatisfactory, the Department of Health shall inform the applicant in writing within 05 working days from the date of receipt. If the supplemented application is satisfactory, the Department of Health shall issue a written permission for retailing drugs on the list of drugs restricted from retailing within 07 working days from the day on which the application is received;

- Within 06 months from the day on which additional documents are requested in writing by the Department of Health, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 12 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

3. Within 05 working days from the day on which permissions granted, the Department of Health shall publish information about the retailer and the list of drugs permitted for retailing on its website.

Article 56. Responsibility of competent authorities for reporting by traders of controlled drugs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. An application shall only be considered after adequate reports are submitted.

Chapter IV

EXPORT AND IMPORT OF DRUGS AND MEDICINAL MATERIALS

Section 1. EXPORT OF CONTROLLED DRUGS, HERBAL MATERIALS ON THE LIST OF CONTROLLED PRECIOUS, RARE AND ENDEMIC MEDICINAL MATERIAL SPECIES AND VARIETIES

Article 57. Procedures for issuance of the license to export narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors or combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors

1. The export of a drug shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

a) The drug is manufactured in Vietnam, granted a marketing authorization in Vietnam and granted an import license by a competent authority of the importing country; or

b) The drug is manufactured overseas, granted a marketing authorization in Vietnam and granted an import license by a competent authority of the importing country.

2. The export of a medicinal material shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The material is manufactured overseas, granted a marketing authorization in Vietnam and granted an import license by a competent authority of the importing country.

3. Application for the export license:

a) 01 original copy of the purchase order according to Form No. 01 or Form No. 02 in Appendix III enclosed herewith;

b) A report on quantity and origins of drugs/medicinal materials according to Form No. 03 in Appendix III enclosed herewith;

c) An original copy of the unexpired license to import drugs/medicinal materials issued by a competent authority of the importing country. If the import license is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included. The import license shall be consularly legalized in accordance with regulations of law on consular legalization, except for the cases in which consular legalization is exempted by law.

4. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 58. Requirements and application for the license to export radiopharmaceuticals, drugs or active ingredients on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields, toxic drugs or toxic medicinal materials

1. The export of a drug or medicinal material shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

a) The drug or material is manufactured in Vietnam, whether or not granted the marketing authorization in Vietnam; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Application for the export license:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 04 or Form No. 05 in Appendix III enclosed herewith;

b)104 (repealed)

c)105 (repealed)

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 59. Requirements and application for the license to export herbal materials on the list of controlled precious, rare and endemic medicinal material species and varieties

1. The export of an herbal material on the List of controlled precious, rare and endemic medicinal material species and varieties shall only be licensed if it is naturally obtained and is not on the list of herbs banned from export published by the Minister of Health. In case of export for non-commercial purposes, regulations of law on biodiversity shall apply.

2. Application for the export license:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 06 in Appendix III enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A copy of the confirmation of herb origin issued by the People’s Committee of the commune which is authenticated or bears the exporter’s seal. If a copy bearing the exporter’s seal is submitted, the original copy shall be produced for comparison when the application is submitted;

d) A copy of the herbal material purchase order which is authenticated or bears the exporter’s seal. If a copy bearing the exporter’s seal is submitted, the original copy shall be produced for comparison when the application is submitted;

dd) In case of export for non-commercial purposes, the documents specified in Points c and d of this Clause are not required.

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 60. Licensing non-commercial export of controlled drugs

1. The non-commercial export of a controlled drug shall be granted when the drug is licensed for sale in Vietnam and satisfy one of the following requirements:

a) The drug is personal property shipped under a lading bill or the outbound passenger’s belongings for treatment of his/her own disease and is not a controlled medicinal material;

b) The drug is exported as emergency aid or humanitarian aid;

c) The drug has been granted an import license to serve humanitarian medical services and is not completely used.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) 07 days’ dose for narcotic drugs according to the prescription;

b) 10 days’ dose for psychotropic drugs and precursors according to the prescription;

c) 30 days’ dose for combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients, toxic drugs, drugs on the list of banned substances in certain fields according to the prescription.

3. An application for export of the drug mentioned in Clause 1a of this Article consists of:

a) Form No. 07 in Appendix III enclosed herewith;

b) Copies of the prescription and outpatient's medical record which is authenticated or bears the applicant’s signature (if the applicant is an individual) or seal (if the applicant is an organization). These documents shall specify the patient’s name and age; name, concentration and quantity (or doses) of the drug; dosage; the physician’s name and signature, address of the hospital or clinic where the physician practices.

If a copy bearing the applicant’s signature of seal is submitted, the original copy shall be produced for comparison when the application is submitted;

c)106 (repealed)

d) If any of the documents mentioned in Point b107 of this Clause is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a)108 (repealed)

b) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 01 or Form No. 04 in Appendix III enclosed herewith;

c) The original copy or certified true copy of the written approval for use of drugs for emergency aid or humanitarian aid issued by a competent authority of the importing country;

d) The unexpired license issued by a competent authority of the importing country for import of narcotic drugs, psychotropic drugs, drug precursors or combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors;

dd) If any of the documents mentioned in Points c and d of this Clause is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included. The documents shall be consularly legalized in accordance with regulations of law on consular legalization, except for the cases in which consular legalization is exempted by law.

5. An application for export of the drug mentioned in Clause 1c of this Article consists of:

a)109 (repealed)

b) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 01 or Form No. 04 in Appendix III enclosed herewith;

c) A report on quantity of drugs used for humanitarian medical services according to Form No. 08 in Appendix III enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 61. Requirements and application for export of controlled drugs for exhibition

1. The export of a narcotic drug, psychotropic drug, precursor, narcotic active ingredient, psychotropic active ingredient, drug precursor, combined drug that contains narcotic active ingredients, combined drug that contains psychotropic active ingredients or combined drug that contains precursors shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

a) It is manufactured in Vietnam and granted an import license by a competent authority of the importing country regardless of availability of the marketing authorization in Vietnam;

b) It is manufactured overseas, granted a marketing authorization in Vietnam and granted an import license by a competent authority of the importing country.

2. An application for export of a narcotic drug, psychotropic drug, precursor, narcotic active ingredient, psychotropic active ingredient, drug precursor or combined drug that contains narcotic active ingredients, combined drug that contains psychotropic active ingredients or combined drug that contains precursors:

a) 01 original copy of the purchase order according to Form No. 01 or Form No. 02 in Appendix III enclosed herewith;

b) An original copy of the unexpired license to import drugs/medicinal materials issued by a competent authority of the importing country. If the import license is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included. The import license shall be consularly legalized in accordance with regulations of law on consular legalization, except for the cases in which consular legalization is exempted by law;

c) Only 01 set of documents specified in this Clause is required.

3. The licensing of export of radiopharmaceuticals, toxic drugs, toxic medicinal materials, drugs and active ingredients on the list of substances banned from certain fields for exhibition shall comply with regulations of law on temporary import of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The export of a narcotic drug, psychotropic drug, precursor, narcotic active ingredient, psychotropic active ingredient, drug precursor or combined drug that contains narcotic active ingredients, combined drug that contains psychotropic active ingredients or combined drug that contains precursors shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

a) It is manufactured in Vietnam and granted an import license by a competent authority of the importing country regardless of availability of the marketing authorization in Vietnam;

b) It is manufactured overseas, granted a marketing authorization in Vietnam and granted an import license by a competent authority of the importing country.

2. An application for export of a narcotic drug, psychotropic drug, precursor, narcotic active ingredient, psychotropic active ingredient, drug precursor or combined drug that contains narcotic active ingredients, combined drug that contains psychotropic active ingredients or combined drug that contains precursors:

a) 01 original copy of the purchase order according to Form No. 01 or Form No. 02 in Appendix III enclosed herewith;

b) An original copy of the unexpired license to import drugs/medicinal materials issued by a competent authority of the importing country. If the import license is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included. The import license shall be consularly legalized in accordance with regulations of law on consular legalization, except for the cases in which consular legalization is exempted by law;

c)110 (repealed)

d) Only 01 set of documents specified in this Clause is required.

3. The export of a radiopharmaceutical, toxic drug, toxic medicinal material, drug or active ingredient on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) It is manufactured overseas and has been granted a marketing authorization in Vietnam.

4. An application for export of a radiopharmaceutical, toxic drug, toxic medicinal material, drug or active ingredient on the list of drugs and active ingredients banned from certain fields:

a) 01 original copies of the purchase order according to Form No. 04 or Form No. 05 in Appendix III enclosed herewith;

b)111 (repealed)

Article 63. Procedures and time limit for licensing export of controlled drugs, herbal materials on the list of controlled precious, rare and endemic medicinal material species and varieties

1. Procedures and time limit for licensing export of controlled drugs, herbal materials on the list of controlled precious, rare and endemic medicinal material species and varieties in the cases specified in Articles 57, 58, 59, Clause 1b and Clause 1c Article 60, Clause 1 Article 61 and Article 62 hereof:

a) The applicant shall submit an application to the Ministry of Health directly or by post;

b) After receiving the application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c) If the application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the export license within 10 working days from the day on which the application is received;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) After receiving the supplemented application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d this Article. If the supplemented application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the export license in accordance with Point c of this Clause;

e) Within 06 months from the day on which additional documents are requested in writing by the Ministry of Health, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 12 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

2. Procedures and time limit for issuing the export license in the case specified in Clause 1a Article 60 hereof:

a) The applicant shall submit an application, directly or by post, to Department of Health of the province where the exit checkpoint is located or where the patient is residing or where the applicant’s headquarters are located;

b) After receiving the application, the Department of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c) If the application is satisfactory, the Department of Health shall issue the export license within 07 working days from the day on which the application is received;

d) If the application is not satisfactory, the Department of Health shall request the applicant in writing to complete the application within 05 working days from the day on which the application is received;

dd) After receiving the supplemented application, the Department of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Department of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d of this Clause. If the supplemented application is satisfactory, the Department of Health shall issue the export license in accordance with Point c of this Clause;

e) Within 03 months from the day on which additional documents are requested in writing by the Department of Health, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 04 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The specimens of the export license and permission for export are provided in Form No. 09, 10, 11, 12, 13 in Appendix III enclosed herewith.

Article 64. Management of export and import of drugs and medicinal materials

1. Each shipment of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients, combined drugs that contain precursors or medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors is subject to the issuance of an export license; the quantity of exported drugs/medicinal materials must not exceed the quantity written on the import license issued by the competent authority of the importing country.

2. Each export of herbal materials the list of controlled precious, rare and endemic medicinal material species and varieties is subject to issuance of an export license.

3. Narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, radiopharmaceuticals, combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients, combined drugs that contain precursors or medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors, herbal materials on the list of controlled precious, rare and endemic medicinal material species and varieties other than those specified in Clause 1a Article 60 hereof may only be exported through international checkpoint.

4. A manufacturer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors may export the drugs or medicinal materials it manufactures.

5. An exporter or importer of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors may export the drugs or medicinal materials it registered.

6. The applicant for permission for non-commercial export of controlled drugs specified in Clause 1a Article 60 hereof is responsible for their origin, quality, safety, efficacy and conformity with the importing country’ regulations.

7. The exporter shall re-import all the narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors or combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients and combined drugs that contain precursors that were temporarily exported for exhibition.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The application shall contain 03 copies of the purchase order according to Form No. 14 in Appendix III and a copy of the exporter’s Certificate of eligibility for pharmacy business which is authenticated or bear the exporter’s seal;

b) Procedures for granting the export license are specified in Clause 1 Article 63 hereof.

Section 2. IMPORT OF DRUGS WITHOUT THE marketing authorization IN VIETNAM

Article 65. Requirements and application for licensing import of drugs containing active ingredients without the marketing authorization of drugs or drugs containing herbal materials that are used in Vietnam for the first time

1. The import of such a drug shall only be licensed when the following requirements are satisfied:

a)112 The drug is licensed in one of the following country: manufacturing country, reference country that is a member state of the International Council for Harmonization of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use (ICH) or Australia;

b)113 The drug falls into one of the following cases:

- The drug is specified in the guidelines for disease diagnosis, prevention and treatment which are promulgated and approved by the Ministry of Health

- The drug is used for emergency of poison control and as an anti-rejection medication;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c)114 (repealed)

2. Application for the import license:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 15, 16 or 17 in Appendix III enclosed herewith;

b) The original copy or a certified true copy of the certificate of pharmaceutical product;

c) A copy of the document about the quality standards and drug testing method of the manufacturer which bears the importer’s seal;

d)115 The original copy of 01 set of specimens of the label and package insert from the drug production country or the exporting country, unless such package insert or the summary of product characteristics is attached to the Certificate of Pharmaceutical Product;

dd) 02 sets of specimens of the label intended to be used in Vietnam and the package insert in Vietnamese language which bear the importer’s seal;

e)116 Clinical data about the safety and efficacy of the drug according to the regulations on drug registration of the Minister of Health.

Documents specified in this point are not required to be submitted in cases where the drug are licensed for import according the regulations in this Article and no changes are made to the information related to the indication, dosage and user.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) The original copy or certified true copy of the certificate of GMP of all facilities participating in the manufacture of the imported drug if the drug is manufactured by more than one facility.

Documents specified in this point are not required to be submitted if the manufacturer has been certified conformable with GMP principles on the certificate of pharmaceutical product;118

i)119 (repealed)

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 66. Requirements and application for licensing import of drugs containing active ingredients that already have the marketing authorization in Vietnam but are not available in sufficient quantity and drugs containing herbal materials that have already been used in Vietnam but are not available in sufficient quantity

1. The import of such a drug shall only be licensed when the following requirements are satisfied:

a) The drug is on the list of drugs not available in sufficient quantity published by the Minister of Health;

b) The drug is licensed in one of the following country: the manufacturing country, a reference country that is a member state of the ICH or Australia.

2. Application for the import license:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The original copy or a certified true copy of the certificate of pharmaceutical product;

c)120 Quality documents according to the regulations of the Minister of Health on the use of ASEAN Common Technical Dossier (ACTD) in drug registration or quality standards and results of bioequivalence study according to clause 7, Article 76 hereof;

d)121 The original of 01 set of specimens of the label and package insert from the drug production country or the exporting country, unless both of them or the summary of product characteristics are attached to the Certificate of Pharmaceutical Product;

dd) 02 sets of specimens of the labels intended to be used in Vietnam and the package insert in Vietnamese language which bear the importer’s seal;

e)122 Clinical document if required by regulations of the Minister of Health on use of ACTD for drug registration.

Documents specified in this point are not required to be submitted in cases where the drug has been licensed for import according the regulations in this Article and no changes have been made to the information about the indication, dosage and user;

g) Regarding a traditional drug that contain a herbal material that has been used in Vietnam as a medicinal material, it is required to have a clinical document proving its safety and efficacy according to Article 89 of the Law on Pharmacy and documents proving the traditional concoction or combination method;

h) A sale report (Form No. 18 in Appendix III enclosed herewith) if the imported drug is a narcotic drug, psychotropic drug, precursor, combined drug that contains narcotic active ingredients, combined drug that contains psychotropic active ingredients, combined drug that contains precursors123;

i) The original copy or certified true copy of the certificate of GMP of all facilities participating in the manufacture of the imported drug if the drug is manufactured by more than one facility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k)125 (repealed)

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 67. Requirements and application for licensing import of drugs to meet urgent need of national defense and security, epidemic control or disaster relief

1. The import of a drug shall only be licensed if it has been licensed in at least one other country and:

a) its import is requested by the Ministry of National Defense to meet urgent need of national defense;

b) its import is requested by the Ministry of Public Security to meet urgent need of security;

c) The drug is approved by the Ministry of Health as suitable for urgent epidemic control or disaster relief.

2. Application for the import license:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 15, 16 or 17 in Appendix III enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c)126 An original copy or a copy bearing the issuer’s seal of the written request or approval issued by any of the competent authorities specified in Clause 1a, 1b or 1c of this Article which specifies: the active ingredients of the modern drug or biologicals or herbal materials of the herbal drug or traditional drug, dosage form, concentration of active ingredients of the modern drug or biologicals or quantity of herbal materials of the herbal drug or traditional drug, package contents, manufacturer and manufacturing country.

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 68. Requirements and application for licensing import of drugs for special treatment

1. The import of such a drug shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

a)127 (repealed)

b)128 The drug does not satisfy the treatment requirements and is:

- Used for emergency of poison control and as anti-rejection medication; or

- Included in the List of Rare Drugs; or

- Specified in the guidelines on prevention and treatment for anaphylactic shock promulgated and approved by the Ministry of Health; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The Minister of Health shall decide licensing of vaccines in special cases with limited quantity according to data about its satisfactory quality, efficacy and safety.

2.129 (repealed)

3. An application for import of a drug mentioned in Clause 1b or 1c of this Article consists of:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 15, 16 or 17 in Appendix III enclosed herewith;

b) Documents proving the quality, safety and efficacy of the vaccine;

c)130 An original copy of the document of the health facility which contains the reason for importing the drug, the quantity of patients who need to use it and quantity of drug needed, as well as the commitment to assume responsibility for the use of the imported drug. The document shall be enclosed with the original copy or the copy bearing the seal of the health facility, as well as the minutes of meeting of the Drug and Treatment Council about the import demand of such drug. If such Council does not exist or the drug used for the emergency of poison control is needed for patients who are clearly listed by the health facility, then the minutes of meeting are not required.

d) The list of drugs to be imported according to Form No. 10, 20 or 21 in Appendix III enclosed herewith;

dd) A report on the quantity, efficacy (except vaccines) and safety of drugs used according to Form No. 22 in Appendix III enclosed herewith;

e) The original copy of the foreign exporter and manufacturer’s commitment to quality, safety and efficacy of the vaccine131 supplied to the Vietnamese importer according to Form No. 23 in Appendix III enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Only 01 set of documents specified in Clauses 2 and 3 of this Article is required.

Article 69. Requirements and application for licensing import of rare drugs

1. The import of such a drug shall only be licensed when the following requirements are satisfied:

a) It is on the list of rare drugs;

b) It is licensed in at least one other country.

2. Application for the import license:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 15, 16 or 17 in Appendix III enclosed herewith;

b) The original copy or a certified true copy of the certificate of pharmaceutical product;

c) A copy of the document about the quality standards and drug testing method of the manufacturer which bears the importer’s seal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) 02 sets of specimens of the labels intended to be used in Vietnam and the package insert in Vietnamese language which bear the importer’s seal;

e) A sale report (Form No. 18 in Appendix III enclosed herewith) if the imported drug is a narcotic drug, psychotropic drug, precursor, combined drug that contains narcotic active ingredients, combined drug that contains psychotropic active ingredients, combined drug that contains precursors134;

g) The original copy or certified true copy of the certificate of GMP of all facilities participating in the manufacture of the imported drug if the drug is manufactured by more than one facility.

Documents specified in this point are not required to be submitted if the manufacturer has been certified conformable with GMP principles on the certificate of pharmaceutical product;135

h)136 (repealed)

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 70. Requirements and application for licensing drugs that have the same trade name, active ingredients, concentration and dosage form as those of a original brand-name drug having the marketing authorization in Vietnam, are manufactured by the same manufacturer of the original brand-name drug or by an authorized manufacturer and are sold at a lower price than that of the original brand-name drug sold in Vietnam

1. The import of such a drug shall only be licensed when the following requirements are satisfied:

a) Requirements in Clause 2dd Article 60 of the Law on Pharmacy are satisfied;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The drug is licensed and exported to Vietnam from the manufacturing country, a reference country that is a member state of the ICH or Australia;

d) The drug is not a radiopharmaceutical, vaccine or biological.

2. Application for the import license:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 15, 16 or 17 in Appendix III enclosed herewith;

b)137 (repealed)

c) Documents proving that the drug is licensed for free sale in the manufacturing country or a reference country;

d) 01 set of specimens of the label and package insert of the drug licensed for free sale in manufacturing country which bear the importer’s seal;

dd) 02 sets of specimens of the secondary label and package insert in Vietnamese language which bear the importer’s seal. The content of the package insert in Vietnamese language must be consistent with the content of the label of the original brand-name drug approved by the Ministry of Health regarding the original brand-name drug having the marketing authorization in Vietnam.

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The import of such a drug shall only be licensed when the following requirements are satisfied:

a) The use of the drug for a health program of the State is approved by a competent authority;

b)138 The drug is licensed in one of the following countries: the manufacturing country, the member state of the ICH or Australia.

2. Application for the import license:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 15, 16 or 17 in Appendix III enclosed herewith;

b) The original copy or a certified true copy of the certificate of pharmaceutical product;

c)139 Quality documents according to the regulations of the Minister of Health on the use of ACTD in drug registration or quality standards and results of bioequivalence study according to Clause 7, Article 76 hereof;

d)140 Clinical document if required in some cases by the regulations of the Minister of Health on drug registration.

Documents specified in this point are not required to be submitted in cases where the drug has been licensed for import according the regulations in this Article and no changes have been made to the information about the indication, dosage and user;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) 02 sets of specimens of the labels intended to be used in Vietnam and the package insert in Vietnamese language which bear the importer’s seal;

g) The original copy or certified true copy of the written approval issued by a competent authority for use of the drug for the health program of the State;

h) The original copy or certified true copy of the certificate of GMP of all facilities participating in the manufacture of the imported drug if the drug is manufactured by more than one facility.

Documents specified in this point are not required to be submitted if the manufacturer has been certified conformable with GMP principles on the certificate of pharmaceutical product;142

i)143 (repealed)

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 72. Requirements and application for licensing import of drugs as emergency aid or humanitarian aid

1.144 The import of such drug shall only be licensed in the manufacturing country or the country which is the member state of ICH or Australia, when:

a) The drug as an emergency aid is carried by the foreign humanitarian medical team to use for their humanitarian medical services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The drug as an emergency aid is used for the state medical programs or projects.

d) The drug as an emergency aid is not specified in points a, b and c of this clause and is not narcotic drug, radiopharmaceutical or vaccine.

2. Application for the import license:

a) 145 The import order using form No. 24, 25 or 26 in Appendix III hereto;

b) The original copy of the aid recipient’s document specifying the quantity of each type of drugs received as emergency aid or humanitarian aid and the commitment to use the drugs for intended purposes;

c)146 The original copy or the certified true copy of the written approval issued by a regulatory agency for the use of foreign drugs as an emergency aid in state medical programs or projects; if the drugs are imported, the original copy of the written approval issued by the regulatory agency for humanitarian medical services is required, according to Clause 1a of this Article;

d) The original copy or a certified true copy of the certificate of pharmaceutical product;

dd)147 Quality documents according to the regulations of the Minister of Health on the use of ACTD in drug registration or quality standards and results of bioequivalence study according to clause 7, Article 76 hereof;

e)148 Clinical document if required in some cases by the regulations of the Minister of Health on drug registration;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g)149 The original of 01 set of specimens of the label and package insert from the drug production country or the exporting country, unless both of them are attached to the Certificate of Pharmaceutical Product;

h)150 02 sets of specimens of the label and package insert in Vietnamese which bear the importer's seal;

i) The original copy or certified true copy of the certificate of good practice of all facilities participating in the manufacture of the imported drug if the drug is manufactured by more than one facility;

Documents specified in this point are not required to be submitted if the manufacturer has been certified conformable with GMP principles on the certificate of pharmaceutical product;151

k)152 The documents specified in points d, dd, e, g, h and i are not required in cases where the drug is imported in accordance with Clause 1a and 1b of this Article. However, there must be a written commitment about the drug licensed in the manufacturing country or the member state of ICH or Australia. Also, the written commitment of the facility receiving humanitarian aids must clearly specify the list of patients in need of the drug according to Clause 1b of this Article.

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 73. Requirements and application for licensing import of drugs for the purpose of clinical trial, bioequivalence study, bioavailability assessment, testing or scientific research

1. The import of such a drug shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

a) The drug is used for clinical trial under a research outline approved by the Minister of Health according to Clause 1 Article 94 of the Law on Pharmacy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The drug is used as a reference drug in bioequivalence study. If the reference drug is a new drug, it may only be used under an approved research outline according to Clause 1 Article 100 of the Law on Pharmacy;

d) The drug is used for testing by drug manufacturers or drug-testing laboratories;

dd) The drug is used for scientific research other than those mentioned in Points a, b and c of this Clause.

2. Application for the import license:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 15, 16 or 17 in Appendix III enclosed herewith;

b) The original copy or certified true copy of the written approval issued by a competent authority or organization in the cases mentioned in Clause 1a, 1b and 1dd of this Article;

c) The original copy or certified true copy of the written approval for the bioequivalence study outline according to Article 100 of the Law on Pharmacy in case of a new drug mentioned in Clause 1c of this Article.

d) The importer’s document bearing the importer’s seal specifying the purposes and quantity of imported drugs and commitment to use the drugs for intended purposes;

dd)153 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 74. Requirements and application for import of drugs for exhibition

1. An application for licensing import of combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic substances or combined drugs that contain precursors for display a medical, pharmaceutical or medical equipment fair or exhibition consists of:

a) 01 original copy of the purchase order according to Form No. 16 in Appendix III enclosed herewith;

b)154 (repealed)

2. Only 01 set of documents specified in Clause 1 of this Article is required.

3. The import of drugs other than those mentioned in Clause 1 of this Article shall only be licensed when all of the following requirements are satisfied:

a) The drug is used for display a medical, pharmaceutical or medical equipment fair or exhibition;

b) The drug is not a narcotic drug, psychotropic drug, precursor or radiopharmaceutical.

4. The import of the drugs mentioned in Clause 3 of this Article shall comply with regulations of law on temporary import and re-export of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The non-commercial import of a drug shall only be licensed when one of the following requirements is satisfied:

a) The drug is personal belonging of an inbound person which is shipped under a lading bill, personal belonging of an inbound person for treatment of his/her own disease.

b) The drug is not a narcotic drug, psychotropic drug, precursor and is property of a diplomatic mission, consular office or representative office of an international organization in Vietnam or overseas diplomatic mission of Vietnam, its employees, organizations introduced by a diplomatic mission or overseas diplomatic mission of Vietnam.

2. The import of drugs mentioned in Clause 1 of this Article is subject to issuance of an import license, unless:

a) The quantity of drugs to be imported does not exceed 07 days’ dose for narcotic drugs or 10 days’ dose for psychotropic drugs and precursors according to the prescription;

b) The drug is not a narcotic drug, psychotropic drug or precursor, the total customs value of a shipment does not exceed USD 200 according to the inter-bank exchange rate on the customs clearance date and not more than 03 shipments are received by an organization or individual in a year.

If the drug is used for treatment of a disease on the list of fatal diseases in the Government's Decree No. 134/2016/ND-CP, the customs value of a shipment must not exceed VND 10,000,000 and not more than 04 shipments are received by an individual in a year.

3. Application for the import license:

a) Form No. 27 in Appendix III enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A certified true copy of a copy bearing the applicant’s signature or seal of the prescription or outpatient medical record. These documents shall specify the patient’s name and age; name, concentration and quantity (or doses) of the drug; dosage; the physician’s name and signature, address of the hospital or clinic where the physician practices.

If a copy bearing the applicant’s signature of seal is submitted, the original copy shall be produced for comparison when the application is submitted.

The documents specified in Clause 3c of this Article are not required in the case specified in Clause 1b hereof.

d)156 (repealed)

4. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 76. Documents in the application drug import

1. In the cases of drug import specified in Article 65, 66, 69, 71157 and Clause 1a Article 68 hereof, a separate purchase order shall be made separately for each drug, unless all of the following elements of the drugs are the same:

a) Drug name;

b) Dosage form and route of administration;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Quality standards;

dd) Expiration date;

e) Name and address of the manufacturer.

2. If any of the documents in the application is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included.

3. The following documents shall be consularly legalized in accordance with regulations of law on consular legalization, except for the cases in which consular legalization is exempted by law:

a) The certificate of pharmaceutical product;

b)158 (repealed)

c) The Certificate of GMP;

d)159 The package insert of the drug licensed in the manufacturing country or the exporting country, except for the cases specified in Clause 2d, Article 66, Clause 2d, Article 69, Clause 2dd, Article 71 and Clause 2g, Article 72 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Requirements specified in Clauses 2, 3 and 6 of this Article are satisfied;

b) The certificate bears the signer’s signature, name and position and the issuer’s seal;

c) The signer’s signature, name and position and the issuer’s seal are certified by a diplomatic missions, consular office or another organization authorized to perform consular tasks in the home country;

d) The certificate of pharmaceutical product undergoing consular legalization is the original copy;

dd) It is certified that the drug is licensed160 in country in which the certificate of pharmaceutical product is issued;

e) In the cases where the drug is manufactured by more than one facilities, the certificate must specify the name, address and roles of each facility;

g) The certificate complies with the specimen provided by World Health Organization (WHO) which is applied to the quality certification system or products licensed to be sold internationally.

5.161 The specimens of the label and package insert of a drug licensed in the manufacturing country or the exporting country must satisfy the following requirements, except the drugs that have the same trade name, active ingredients, concentration and dosage form as those of a proprietary drug having the marketing authorization in Vietnam, are manufactured by the same manufacturer of the proprietary drug or by an authorized manufacturer and are sold at a lower price than that of the proprietary drug sold in Vietnam according Article 70 hereof:

a) Requirements specified in Clause 3 of this Article are satisfied;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c)163 The original of the specimen of package insert undergoing consular legalization;

d)164 The specimen of the label specified in Clause 2d, Article 65; samples of the label and the package insert which are specified in Clause 2d, Article 66, Clause 2d, Article 69, Clause 2dd, Article 71 and Clause 2g, Article 72 must bear the seal of the manufacturer or the owner of the product or product license (stamped on the Certificate of Pharmaceutical Product) and the importer.

6. Legal documents in the application must be unexpired when the application is submitted.

7.165 Quality standards and results of the bioequivalence study:

a) Copies which bear the seal of the manufacturer or the owner of the product or product license (stamped on the Certificate of Pharmaceutical Product) and of the importer must be provided;

b) Results of bioequivalence study shall only be submitted if required by the regulations of the Minister of Health on drug registration.

The documents specified in this point are not required in cases where drugs are produced and licensed (specified on the Certificate of Pharmaceutical Product) in the country that is the permanent member or founder of ICH or Australia.

Article 77. Procedures and deadline for licensing import of drugs without the marketing authorization in Vietnam

1. In cases of drug import specified in Articles 65, 66, 69, 71, Clause 1c and 1d, Article 72 hereof:166

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) After receiving the application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c) If the application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license within 60 days if clinical documents and documents proving equivalence to reference biologicals are not required, or within 90 days if clinical documents and documents proving equivalence to reference biological are required. The import license shall be issued on the basis of counsel given by the certification advisory council;

d) If the application is not satisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant in writing to complete it within 60 days if clinical documents and documents proving equivalence to reference biological are not required, or within 90 days if clinical documents and documents proving equivalence to reference biologicals are required;

dd) After receiving the supplemented application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d this Article. If the supplemented application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license in accordance with Point c of this Clause;

e) Within 06 months from the day on which additional documents are requested in writing by the Ministry of Health, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 12 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

g)167 In cases where drugs imported for provision of humanitarian medical services are approved by the competent authority and the documents specified in Points d, dd, e, g, h, i, clause 2, Article 72 hereof are not mentioned but the drugs are essential for the disease treatment, the Minister of Health shall consider approving the application on the basis of counsel given by the certification advisory council.

2. In the cases of drug import specified in Article 67 hereof:

a) The applicant shall submit an application to the Ministry of Health directly or by post;

b) After receiving the application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) If the application is not satisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant in writing to complete it within 03 working days from the day on which the application is received;

dd) After receiving the supplemented application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d this Article. If the supplemented application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license in accordance with Point c of this Clause;

e) If the applicant fails to provide the documents mentioned in Clause 2b Article 67 hereof but the drugs are essential for disease prevention and treatment, the Minister of Health shall consider the application on the basis of commitments made by relevant Ministries.

3. In the cases of drug import specified in Article 70, 73, Clause 1 Article 74, Clause 1b and Clause 1c Article 68 hereof:168

a) The applicant shall submit an application to the Ministry of Health directly or by post;

b) After receiving the application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c) If the application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license within 15 working days from the day on which the application is received;

d) If the application is not satisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant in writing to complete it within 15 working days from the day on which it is received;

dd) After receiving the supplemented application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d this Article. If the supplemented application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license in accordance with Point c of this Clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. In the cases of drug import specified in Article 75 hereof:

a) The applicant shall submit an application, directly or by post, to Department of Health of the province where the entry checkpoint is located or where the patient is residing or where the applicant’s headquarters are located;

b) After receiving the application, the Department of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c) If the application is satisfactory, the Department of Health shall issue the import license within 07 working days from the day on which the application is received;

d) If the application is not satisfactory, the Department of Health shall request the applicant in writing to complete it within 07 working days from the day on which it is received;

dd) After receiving the supplemented application, the Department of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Department of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d of this Clause. If the supplemented application is satisfactory, the Department of Health shall issue the import license in accordance with Point c of this Clause;

e)169 Within 03 months, from the date on which the additional documents are requested in writing by the Ministry of Health, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 04 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

5. Within 10 working days from the day on which the license for drug import is issued according to Articles 65 through 69 hereof, the Ministry of Health shall publish information on its website in accordance with Clause 6 Article 60 of the Law on Pharmacy.

6. The Ministry of Health shall publish on its website information about drugs used for emergency treatment, poison control and vaccines used in certain cases with limited amounts that are licensed for import according to Clause 1b and Clause 1c Article 68 hereof, including information about the importer, manufacturer, quantity of the drug licensed for import, the drug name, dosage form, route of administration, concentration/content of active ingredients, import license number and date of issuance, and health facilities and vaccination centers in need of the drug.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 78. Management of import of drugs without the marketing authorization in Vietnam

1. The drug that contains an active ingredient that is not granted the marketing authorization or an herbal material that is used in Vietnam for the first time or a drug licensed for import according to Article 65 and Article 69 hereof may only be supplied for health facilities.

2.170 (repealed)

3. As for drugs used for emergency treatment and poison control, and vaccines used in some special cases with limited amounts and other drugs licensed for import according to Clause 1b and 1c, Article 68 hereof:171

a) These drugs may only be supplied for health facilities and vaccination centers that wish to import them. The health facility or vaccination center shall inform the users, patients or their relatives of information about the drugs licensed for import without adequate legal and technical documents. The drug may only be used with the consent of the user, patient or patient’s relative.

b) The importer, health facility or vaccination center mentioned in Point a of this Clause may sell these drugs to other health facilities and vaccination centers. The buyer shall have adequate documents specified in Clause 3c and Clause 3d Article 68 hereof and take the responsibility specified in Point a of this Clause.

c)172 The regulations in clause 4, Article 103 of the Law on Pharmacy are not required to be implemented. The importer of drugs requiring cold or deep freezing storage shall retain the data sheets which record the storage conditions (cold chain) during the transport process of imported batch of drugs (bearing the seal of the importer). Such storage conditions are recorded by using the temperature data logger and from the freeze indicator (if any).

4. Before being launch, a batch of drug that has the same trade name, active ingredients, concentration/content and dosage form as those of a original brand-name drug having the marketing authorization in Vietnam, is manufactured by the same manufacturer of the original brand-name drug or by an authorized manufacturer and is sold at a lower price than that of the original brand-name drug sold in Vietnam specified in Article 70 hereof shall undergo quality inspection by an authority specialized in testing drugs and medicinal materials according to quality standards applied to original brand-name drugs having the marketing authorization in Vietnam.

5. Drugs licensed for import to serve health programs of the State, clinical trial, research or testing shall be used for intended purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Drugs licensed for import to be displayed at a medical, pharmaceutical or medical device fair according to Article 74 hereof shall be completely re-exported after the fair is ended and must not be used or sold in Vietnam.

8. The applicant for permission for non-commercial import of drugs according to Article 75 hereof is responsible for their origin and quality.

Section 3. IMPORT OF CONTROLLED DRUGS HAVING THE marketing authorization IN VIETNAM AND CONTROLLED MEDICINAL MATERIALS

Article 79. Composition of the application for licensing import of controlled drugs having the marketing authorization in Vietnam

An application for the license to import narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, combined drugs that contain narcotic active ingredients, combined drugs that contain psychotropic active ingredients, combined drugs that contain precursors or drugs on the list of banned substances in certain fields having an unexpired marketing authorization in Vietnam consists of:

1. 01 original copy of the purchase order according to Form No. 33 or 34 in Appendix III enclosed herewith.

2. A report on sale of the drug according to Form No. 18 in Appendix III enclosed herewith, except for toxic drugs.

3.173 For the drugs specified in the list of drugs and active ingredients banned from certain fields, a written explanation enclosed with documentary evidence are required if the total quantity of imported drugs and remaining drugs specified in the order form and the quantity of drugs to be imported according to the issued Import License exceeds 150% of the total actual business demand in 01 year before the time of making the order.

4. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An application for the license to import controlled medicinal materials consists of:

a)174 01 original of the purchase order using form No. 35, 36 or 41 in Appendix III hereto;

b) A copy of the document about the quality standards and medicinal material testing method of the manufacturer which bears the importer’s seal;

c) A certified true copy of the manufacturing license issued by a competent authority of the exporting country. The manufacturing license shall be consularly legalized in accordance with regulations of law on consular legalization, except for the cases in which consular legalization is exempted by law;

d)175 A report on the use of medicinal materials other than toxic medicinal materials using form No. 37 in Appendix II hereto, and a report on the sale of semi-finished drugs produced from medicinal materials other than toxic medicinal materials, using form No. 38 in Appendix III hereto.

The sale report specified in this point is not required in cases where medicinal materials and reference materials are imported for testing or research;

dd)176 The plan for production, use or sale of imported medicinal materials and the plan for sale of semi-finished drugs produced from imported medicinal materials other than toxic medicinal materials;

The plan for production, use or sale of imported medicinal materials and the plan for sale of semi-finished drugs produced from imported medicinal materials other than toxic medicinal materials.

For the imported drugs specified in the list of drugs and active ingredients banned from certain fields, documentary evidence is required if the total quantity of imported drugs and remaining drugs specified in the order form and the quantity of imported materials which have been granted the Import License exceeds 150% of the total actual business demand in 01 year before the time of making the order;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) If the medicinal materials have to be imported for testing or research, the original copy of the importer’s document specifying the purposes and quantity of materials to be imported and the commitment to use them for intended purposes;

h) In the cases where a controlled medicinal material that does not have the marketing authorization in Vietnam or not on the list of active ingredients, excipients or semi-finished drugs used for production of drugs that are already granted the marketing authorization in Vietnam is imported to concoct prescription drugs by pharmacies or health facilities serving epidemic control, the concocting facility’s written request according to Form No. 39 in Appendix III enclosed herewith.

2. If any of the documents mentioned in Clause 1b and 1c of this Article is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included.

3. Only 01 set of documents specified in Clauses 1 and 2 of this Article is required

4. Import of medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors for exhibition shall not be licensed.

5. Procedures for import of toxic medicinal materials and active ingredients on the list of substances banned from certain fields for exhibition are specified in Article 83 hereof.

Article 81. Procedures and deadlines for licensing import of controlled drugs having an unexpired marketing authorization in Vietnam and controlled medicinal materials

1. The applicant shall submit an application to the Ministry of Health directly or by post.

2. After receiving the application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. If the application is not satisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant in writing to complete it within 15 working days from the day on which it is received.

5. After receiving the supplemented application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the supplemented application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Clause 4 of this Article. If the supplemented application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license in accordance with Clause 3 of this Article.

6. Within 06 months from the day on which additional documents are requested in writing by the Ministry of Health, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 12 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

7. The specimens of the import license and permission for import are provided in Form No. 28, 29, 30, 40 or 44 in Appendix III enclosed herewith.

Section 4. IMPORT OF MEDICINAL MATERIALS WITHOUT THE MARKETING AUTHORIZATION IN VIETNAM OTHER THAN CONTROLLED MEDICINAL MATERIALS; IMPORT OF REFERENCE MATERIALS AND PRIMARY PACKAGES OF DRUGS

Article 82. Requirements and application for licensing import of active ingredients, herbal materials, semi-finished drugs and semi-finished herbal materials as samples for testing or research

1. Import of an active ingredient, herbal material, semi-finished drug or semi-finished product used for production of herbal drugs in the form of glue, powder, extract, essential oil, resin, gum, gel or agar (hereinafter referred to as “semi-finished herbal material”) without a marketing authorization in Vietnam shall be licensed if:

a) it is used for testing or research by a drug manufacturer or a facility specialized in testing or researching drugs or medicinal materials; or

b) it is used for a scientific research approved by a competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 36 or 41 in Appendix III enclosed herewith;

b)178 (repealed)

c) The original copy or certified true copy of the written approval issued by a competent authority in the cases mentioned in Clause 1b of this Article.

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 83. Import of active ingredients, semi-finished drug, herbal materials and semi-finished herbal materials for exhibition

1. Medicinal materials may only be imported for display a medical, pharmaceutical or medical equipment fair or exhibition.

2. The import of medicinal materials for exhibition shall comply with regulations of law on temporary import of goods.

3. The medicinal materials that are licensed for import in accordance with this Article must be completely re-exported after the exhibition or fair is ended and must not be sold in Vietnam.

Article 84. Composition of the application for licensing import of active ingredients, herbal materials, semi-finished drugs and semi-finished herbal materials for manufacture of drugs for export

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 36 or 41 in Appendix III enclosed herewith;

b)179 (repealed)

c)180 (repealed)

2. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 85. Requirements and application for licensing import of active ingredients, semi-finished drug, herbal materials and semi-finished herbal materials to produce drugs serving national defense and security, epidemic control or disaster relief

1. The import of a medicinal material drug shall only be licensed if it is imported to manufacture:

a) drugs serving national defense;

b) drugs serving security protection; or

c) drugs serving epidemic control or disaster relief, including drugs concocted according to prescriptions by pharmacies or health facilities. The import of herbal materials for concoction of drugs according to prescriptions by pharmacies and health facilities shall comply with Article 87 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 36 or 41 in Appendix III enclosed herewith;

b) If the material is imported for production of drugs serving national defense and security, the original copy of the written request of the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security which specifies the drug name, the manufacturer’s name, active ingredients and concentration/content thereof, dosage form, package contents, route of administration and indications;

c) If the material is imported for production of drugs serving epidemic control or disaster relief, a written approval for the list of drugs issued by the Ministry of Health which specifies the drug name, the manufacturer’s name, active ingredients and concentration/content thereof, dosage form, package contents, route of administration and indications;

d) If the material is importer for production or concoction of drugs according to prescriptions at pharmacies or health facilities, the written request of the manufacturing facility or concocting facility according to Form No. 42 in Appendix III enclosed herewith;

dd)181 (repealed)

e) A copy of the document about the quality standards and medicinal material testing method of the manufacturer which bears the importer’s seal;

g) A certified true copy of the manufacturing license issued by a competent authority of the exporting country. The manufacturing license shall be consularly legalized in accordance with regulations of law on consular legalization, except for the cases in which consular legalization is exempted by law;

h) If any of the documents mentioned in Points e and g of this Clause is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included.

3. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An application for the import license consists of:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 43 in Appendix III enclosed herewith;

b)182 (repealed)

2. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 87. Composition of the application for licensing import of herbal materials in the cases other than those specified in Articles 82 through 86 hereof183

1. An application for the import license consists of:

a) 03 original copies of the purchase order according to Form No. 41 in Appendix III enclosed herewith;

b) Documents proving that quality standards of the herbal material are conformable with the National Technical Regulation on herbal materials according to Vietnam’s pharmacopoeia or a foreign pharmacopoeia recognized by the Ministry of Health.

If the National Technical Regulation on the herbal material is not available in Vietnam’s pharmacopoeia or a foreign pharmacopoeia recognized by the Ministry of Health, the applicant shall provide quality standards including the testing method which has been evaluated by a state-owned testing laboratory;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d)184 Certified and consularly legalized copies of the license to practice pharmacy issued by competent authority of the home country. If the home country’s competent authority does not issue license to practice pharmacy to suppliers of herbal materials and/or semi-finished herbal materials, the suppliers shall submit certified copies of business license or documents of equivalent legitimacy issued by competent authority of home countries covering pharmacy business. Foreign suppliers of herbal materials and/or semi-finished herbal materials are not required to comply with Clause 15 Article 91 hereof if they possess adequate documents stated under this Clause;

dd)185 Certified and consularly legalized copies of the certificate of GMP of manufacturing facilities issued by the home country’s competent authority. If the home country’s competent authority does not issue the certificate of GMP, facilities shall then submit a certified copy of the license to manufacture or documents of equivalent legitimacy as certificate of GMP covering production of herbal materials and/or semi-finished herbal materials;

e) A copy bearing the importer’s seal of the manufacturer’s document authorizing the foreign exporter to export herbal materials, unless the manufacturer is also the exporter. The content of such document is specified in Clause 15dd Article 91 hereof.

2. Only 01 set of documents specified in this Article is required.

Article 88. Procedures and deadlines for licensing import of medicinal materials without the marketing authorization in Vietnam other than controlled medicinal materials; import of reference materials and primary packages of drugs

1. Procedures and deadlines for licensing import of medicinal materials, primary packages of drugs and reference materials specified in Articles 82, 84, 86 and 87 hereof:

a) The applicant shall submit an application to the Ministry of Health directly or by post;

b) After receiving the application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c) If the application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license within 15 working days from the day on which the application is received;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) After receiving the supplemented application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d this Article. If the supplemented application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license in accordance with Point c of this Clause;

e) Within 06 months from the day on which additional documents are requested in writing by the Ministry of Health, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 12 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

2. In the cases of import of medicinal materials specified in Article 85 hereof:

a) The applicant shall submit an application to the Ministry of Health directly or by post;

b) After receiving the application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c) If the application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license within 03 working days from the day on which the application is received;

d) If the application is not satisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant in writing to complete it within 03 working days from the day on which it is received;

dd) After receiving the supplemented application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d this Article. If the supplemented application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the import license in accordance with Point c of this Clause.

3. The specimens of the import license and permission to import medicinal materials are provided in Form No. 44 or Form No. 45 in Appendix III enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 89. Effective periods of the license to export drugs/medicinal materials and the license to import drugs/medicinal materials

1. Effective periods of licenses to export drugs/medicinal materials:

a) A license to export drugs/medicinal materials issued according to Articles 57, 59, 60, 62 and Clause 1 Article 61 hereof is effective for up to 01 year;

b) A license to export drugs/medicinal materials issued according to Articles 58 and Clause 8 Article 64 hereof is effective for up to 02 years;

2. Effective periods of licenses and written permissions to import drugs/medicinal materials:

a) A license or written permission to import drugs is effective for up to 01 year;

b) A license to import narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, medicinal materials that are narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or drug precursors is effective for up to 01 year and expires after the import is completed;

c) A license or written permission to import medicinal materials other than those mentioned in Point b of this Clause is effective for up to 02 years.

3. The effective period of a license or permission must be specified therein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Minimum remaining shelf life of imported modern drugs, herbal drugs, traditional drugs, medicinal materials other than those specified in Clause 3 of this Article when customs clearance is granted:

a) 18 months if the official shelf life is longer than 24 months;

b) 1/2 of the official shelf life if it does not exceed 24 months;

2. The minimum remaining shelf life of imported vaccines and biologicals other than those specified in Clause 3 of this Article when customs clearance is granted is 1/2 of the official shelf life.

3. Imported drugs/medicinal materials specified in Articles 67, 73, 74, 75, 82, 83, 84, 85, 86 and Clause 1b Article 68 hereof must be unexpired when customs clearance is granted.

4. The Minister of Health shall consider permitting import of drugs/medicinal materials whose remaining shelf life is shorter than those specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article but they are essential for prevention and treatment of diseases.

5. An application for the permission to import a drug/medicinal material mentioned in Clause 4 of this Article consists of:

a) The importer’s written request which specifies: name of the drug/medicinal material, remaining shelf life when customs clearance is granted and explanation as to why its remaining shelf life is shorter than those specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article;

b) Documents proving that the remaining shelf life of the batch of drug/medicinal material when customs clearance is granted is shorter than those specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The applicant shall submit an application to the Ministry of Health directly or by post;

b) After receiving the application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith;

c) If the application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the written permission to import within 15 working days from the day on which the application is received;

d) If the application is not satisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant in writing to complete it within 15 working days from the day on which it is received;

dd) After receiving the supplemented application, the Ministry of Health shall give the applicant form No. 01 in Appendix I enclosed herewith. If the application is still unsatisfactory, the Ministry of Health shall request the applicant to complete it in accordance with Point d this Article. If the supplemented application is satisfactory, the Ministry of Health shall issue the written permission to import in accordance with Point c of this Clause;

e) Within 03 months from the day on which additional documents are requested in writing by the Ministry of Health, the applicant shall submit additional documents as requested. If the applicant fails to satisfy such request by the aforementioned deadline or the application is not satisfactory within 04 months from the first time it is submitted, the application will be rejected.

Article 91. Import of drugs and medicinal materials

1.186 Medicinal materials that are active ingredients, excipients, capsule shells, semi-finished drugs, semi-finished herbal materials that have not been registered for marketing authorization and are used for production of drugs that have been registered for drug marketing authorization in Vietnam shall be declared on website of registration authority using Form No. 46 under Appendix III attached to this Decree within 15 days from the date on which drug marketing authorization is issued or extended in Vietnam. Medicinal materials on the List of medicinal materials permitted for import shall not be required to be register for import permit other than medicinal materials under special control.

2. The list of drugs and medicinal materials banned from import and production is provided in Appendix V hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Institutions providing medical or pharmaceutical training, drug testing laboratories and drug research institutions may import drugs, medicinal materials and reference materials to serve their operation.

5.187 Representative offices in Vietnam of manufacturers, holders of the certificates of free sale of drugs undergoing clinical trial, bioavailability study or bioequivalence study; providers of clinical trial, bioavailability study or bioequivalence study services may import medicinal materials, primary packages of drugs and reference materials for provision of the aforesaid services and register for the license to perform testing and research on drugs and medicinal materials.

5a.188 The following agencies and organizations, which satisfy the requirements in Article 35 of the Law on Pharmacy, may:

a. Import drugs which are specified in Article 67 hereof, if assigned by the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security or Ministry of Health in a written request.

b) Import drugs as emergency aid or humanitarian aid, if approved by the regulatory agency.

6. Traders may import primary packages of drugs.

7. Drugs and medicinal materials may only be imported through international checkpoints, except for non-commercial import of drugs specified in Article 75 hereof.

8. The Minister of Health shall decide the quantity of drugs/medicinal materials licensed for import as follows:

a)189 The licensed import quantity of drugs that contains an active ingredient that is not granted the marketing authorization or a herbal material that is used in Vietnam for the first time specified in Article 65 hereof depends on the developments of the fatal disease, sexually transmitted disease or dangerous and new epidemic;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The licensed import quantity of drugs serving urgent need for national defense and security, epidemic control or disaster relief specified in Article 67 hereof depends on their purposes;

d) The licensed import quantity of rare drugs specified in Article 69 hereof depends on the importer’s business plan;

dd) The licensed import quantity of drugs that have the same trade name, active ingredients, concentration and dosage form as those of a original brand-name drug having the marketing authorization in Vietnam, are manufactured by the same manufacturer of the original brand-name drug or by an authorized manufacturer and are sold at a lower price than that of the original brand-name drug sold in Vietnam as specified in Article 70 hereof depends on the possibility of achieving the price stabilization target;

e) The licensed import quantity of drugs serving a health program of the State specified in Article 71 hereof depends on the need for drugs of such program;

g) The licensed import quantity of drugs as emergency aid or humanitarian aid specified in Article 72 hereof depends on the recipient’s need;

h) The licensed import quantity of drugs imported for the purpose of clinical trial, bioequivalence study, bioavailability assessment, testing or scientific research specified in Article 73 hereof depends on the approved research outline of the laboratory’s need;

i) The licensed quantity of drugs imported for non-commercial purposes specified in Article 75 hereof depends on the owner’s need for disease treatment;

k) The licensed import quantity of controlled drugs specified in Articles 79 and 80 hereof depends on the importer’s business plan;

l) The licensed import quantity of reference materials, primary packages of drugs, medicinal materials without the marketing authorization in Vietnam specified in Articles 82, 84, 85, 86 and 87 hereof depends on the importer’s need, except controlled drugs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. The entities that are entitled to import but not entitled to distribute drugs and medicinal materials in Vietnam must do activities related to distribution of drugs and medicinal materials in Vietnam except for drugs and medicinal materials they manufacture in Vietnam, including:

a) Selling drugs and medicinal materials, delivery drugs and medicinal materials to health facilities, retailers, individuals and organizations other than wholesalers of drugs and medicinal materials;

b) Receiving orders or payments for drugs and medicinal materials from health facilities, retailers, individuals and organizations other than wholesalers of drugs and medicinal materials;

c) Providing drug/medicinal material transport or storage services;

d) Impose prices for drugs or medicinal materials distributed by other pharmaceutical-trading establishment;

dd) Deciding the strategy or policy on selling drugs/medicinal materials distributed by other pharmaceutical-trading establishment;

e) Developing the plan for supply of drugs and medicinal materials of health facilities in Vietnam;

g) Provide financial assistance for buyers of drugs/medicinal materials to control the distribution of imported drugs and medicinal materials;

h) Other activities related to drug distribution defined by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. The importer that is not entitled to distribute drugs and medicinal materials in Vietnam shall notify the Ministry of Health in writing before it starts to sell or stops selling drugs to a wholesaler that distributes the drugs or medicinal materials it imported.

Within 03 days from the day on which the importer’s notification is received, the Ministry of Health shall publish information about the wholesaler on its website.

13. The import of herbal materials that are specimens of a species on the list of endangered species for testing or pharmaceutical research shall comply with regulations of law on biodiversity.

14. Testing certificate of the batch of imported drugs/medicinal materials:

a) The testing certificate shall be written in Vietnamese or English language. If it is written in a language other than Vietnamese or English language, a notarized Vietnamese or English translation shall be included;

b) If a batch is manufactured by more than one facilities, it is required to have the testing certificate of the final manufacturing or releasing facility;

c) The testing certificate shall contain: name and address of the manufacturing facility, testing certificate number, name and signature of the responsible for person, date of issue of the testing certificate, product name, batch number, shelf life, applied quality standards and requirements, testing results, conclusion.

15.190 To be allowed to sign a contract with an importer, the foreign supplier of drugs/medicinal materials must be:

a) A manufacturer of imported drugs/medicinal materials;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The applicant for registration of the drug or medicinal material has the marketing authorization in Vietnam which does not expire at the time customs clearance is granted. This applicant must be other than those mentioned in Points a and b of this Clause.

d) An establishment granted the License to trade drugs, medicinal materials, vaccines, biologicals or ingredients thereof in Vietnam;

dd) In cases specified in Points c, d or h of this clause, they are required to be authorized in writing by the entity mentioned in Point a or b of this Clause to supply drugs in Vietnam. Except for those specified in points d and h of this clause, they are specified in point a or b of this clause.

The authorization document may be an authorization letter, seller's license or certificate of partnership. The authorization document must be written in Vietnamese or English and contain: name and address of the authorizing party and authorized party; scope of supply of drugs/medicinal materials in Vietnam; authorization period or sale period; responsibilities of the parties for the quality and origins of drugs/medicinal materials supplied in Vietnam; signatures of the parties;

e) Regulations of this Clause do not apply to suppliers of imported drugs specified in Articles 67, 73 and Clause 1, Article 74 hereof.

g) Regulations of Point dd of this Clause do not apply to suppliers of imported drugs specified in Articles 68 and 70 hereof.

h) Establishments specified in Clause 22 hereof;

16.191 Regulations of Clause 15 of this Article do not apply to suppliers of imported excipients, capsule shells, primary packages of drugs, reference materials and medicinal materials used for producing controlled drugs which are imported for testing, research or production of exported drugs according to Article 80 hereof; medicinal materials used for producing imported drugs according to Articles 82, 83, 84, 85 hereof; drugs as emergency aid or humanitarian aid.

17. The license to import drugs shall be revoked in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The marketing authorization of the imported drug is revoked by the competent authority of the manufacturing country, member state of the ICH or Australia;

c) A competent authority concludes that fraudulent documents are used in the application for licensing drug import;

d) The location where the imported drug is manufactured is not consistent with the address on the application for licensing drug import;

dd) The drug contains an imported active ingredient or herbal material that is not recommended by WHO, a competent authority of Vietnam or the country of origin;

e) The manufacturer or importer requests revocation of the license;

g) A pharmacy authority of the exporting country issues a request for recall of the imported batch.

18. The license to import medicinal materials shall be revoked in the following cases:

a) The medicinal material is recalled according to Clause 2a, 2b, 2d, 2dd or 2e Article 62 of the Law on Pharmacy;

b) The imported active ingredient or herbal material is not recommended by WHO, a competent authority of Vietnam or the country of origin of the active ingredient or herbal material.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Any of the violations mentioned in Clause 17a, 17c and 17d of this Article is committed;

b) Within 12 months, 02 or more batches of the imported drug are recalled because of second-degree violations specified in Clause 2b Article 63 of the Law on Pharmacy or 03 or more batches of the imported drug fails to meet quality standards;

c) Information in the application for the import license is not based on research findings or the manufacturer’s capacity;

d) Information about the efficacy and safety of the imported drug is not updated on its label or package insert as requested by the Ministry of Health.

20. The entire batch of drug or medicinal material shall be suspended from import if its manufacturer:

a) commits a serious violations against GMP requirements as prescribed by the Minister of Health;

b) produces 02 or more batches that constitute first-degree violations specified in Clause 2a Article 63 of the Law on Pharmacy within 12 months;

c) produces 03 or more batches that constitute second-degree violations specified in Clause 2b Article 63 of the Law on Pharmacy within 12 months or produces 04 or more batches that fail to meet quality standards;

d) The duration of suspension shall be 01 – 02 years for the violations mentioned in Points a and b of this Clause; 06 – 12 months for the violations mentioned in Point c of this Clause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Within 10 days from the date of import of a vaccine that is already granted the marketing authorization in Vietnam or a drug that is not granted a marketing authorization in Vietnam, the importer shall submit a report on each shipment to the Ministry of Health and National Institute for Control of Vaccines and Biologicals (for vaccines) according to Form No. 47 or Form No. 48 in Appendix III enclosed herewith.

b) By the 15th of July and 15th of January, the importer shall prepare biannual and annual reports on import of drugs and medicinal materials according to Form No. 49 or Form No. 50 in Appendix II enclosed herewith and send them to the Ministry of Health.

22.192 If the Ministry of Health receives a written document from the competent authority of the exporting country requesting the announcement of the list of manufacturers and sellers which register for supplying drugs and medicinal materials in Vietnam, the Ministry of Health shall:

a) Within 30 days from the date on which the written request of the aforesaid competent authority is received, the Ministry of Health shall post the list of foreign manufacturers and sellers which register for supplying drugs and medicinal materials in Vietnam on its website.

b) If the Ministry of Health receives the written document from the aforesaid authority requesting it to change the announced information about the foreign suppliers, the Ministry of Health shall implement point a of this clause.

23.193 The competent authority of the exporting country specified in clause 23 of this Article shall send a written notification to the Ministry of Health as follows:

a) The written notification must be sent within 01 month, from the date on which the written request for changes to the name, address and business scope of the supplier is received.

b) The written notification must be sent within 15 days from the date on which the document about the termination or suspension imposing to the foreign suppliers in its home country is received.

24.194 The written documents of the competent authority specified in clauses 23 and 24 hereof must:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Be the original copies which are written in English or Vietnamese. If the copies cannot be written in English or Vietnamese, provide the certified translated documents in one of these languages.

Article 92. Documents to be produced and submitted upon customs clearance of drugs and medicinal materials

Apart from the documents to be submitted according to regulations of law on customs, the following documents shall be produced and submitted upon customs clearance of drugs and medicinal materials:

1. Regarding export of drugs and medicinal materials:

a) A copy of the Certificate of eligibility for pharmacy business which bears the exporter’s seal if the exporter is a pharmacy business establishment (the original copy or certified true copy shall be produced for comparison);

b) A copy of the export license which bears the exporter’s seal and the original copy or certified true copy thereof for comparison in case of export of herbal materials on the list of controlled precious, rare and endemic medicinal material species and varieties; controlled drugs except for those in Point c of this Clause;

c) Copies of the prescription and outpatient's medical record which is authenticated or bears the applicant’s signature (if the applicant is an individual) or seal (if the applicant is an organization) if the drug is personal property shipped under a lading bill or an outbound passenger’s belongings for his/her treatment and the quantity does not exceed 07 days' dose if the drug is a narcotic drug; 10 days if the drug is a psychotropic drug or precursor drug; 30 days if the drug is a combined drug that contains a narcotic active ingredient, a combined drug that contains a psychotropic active ingredient or a combined drug that contains a precursor, toxic drug or a drug on the list of drugs, an active ingredient on the list of substances banned from certain fields according to the dose written on the accompanying prescription.

2.195 Regarding import of drugs and medicinal materials having marketing authorization in Vietnam, medicinal materials on the list of active ingredients, excipients, capsule shells, semi-finished products, semi-finished medicinal materials used for drug production having marketing authorization in Vietnam, except for herbal materials:

a) A copy of the Certificate of eligibility for pharmacy business which bears the importer’s seal if the importer is a pharmacy business establishment (the original copy or certified true copy shall be produced for comparison;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The original copy or a copy bearing the importer’s seal of the testing certificate of each batch of imported drug or medicinal material (the original copy must be produced for comparison if a copy is submitted);

d)196 A copy bearing the importer’s seal of the authorization letter or the seller’s license or certificate of partnership according to Clause 15dd Article 91 hereof, except for import of excipients, capsule shells, drugs as emergency aid or humanitarian aid;

dd)197 In case of import of a drug or medicinal material specified in Clause 1dd, Article 59 of the Law on Pharmacy and such case does not require the import license, the importer shall provide the bill of lading in order to prove that the shipment is sent from the exporting country's port before the expiration date of the marketing authorization to be granted customs clearance.

e)198 In case of import of a drug or medicinal material specified in Clause 1dd, Article 59 of the Law on Pharmacy and if such case does not require the import license, the importer shall provide the bill of lading to prove that the shipment is sent from the exporting country’s port before the expiration date of the marketing authorization to be granted customs clearance;

g)199 In case of import of medicinal materials specified in the list of active ingredients, excipients, semi-finished drugs used for production of drugs that are granted the marketing authorization in Vietnam and if such case does not require the import license, the importer shall provide the bill of lading to prove that the shipment is sent from the exporting country’s port before the expiration date of the marketing authorization which is used to declare the expired materials (if such certificate is used to declare the expired materials during customs clearance);

h)200 In case of import of medicinal materials specified in the list of active ingredients, excipients, semi-finished drugs used for production of drugs that are granted the marketing authorization in Vietnam and if such case does not require the import license, the importer shall provide the bill of lading to prove that the shipment is sent from the exporting country’s port before the expiration date of the marketing authorization used to declare the expired materials and the import license (if such certificate and license expire by the time of customs clearance).

3.201 Regarding import of herbal materials and semi-finished herbal materials with or without marketing authorization in Vietnam, other than semi-finished herbal materials for manufacturing drugs with marketing authorization in Vietnam:

a) A copy bearing the importer’s seal of the Certificate of eligibility for pharmacy business if the importer is a pharmacy business establishment (the original copy or certified true copy shall be produced for comparison);

b) Regarding herbal materials and semi-finished herbal materials having the marketing authorization in Vietnam, a copy of the marketing authorization bearing the importer’s seal (the original copy or certified true copy shall be produced for comparison);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) A copy bearing the importer’s seal of the manufacturer’s document authorizing the foreign exporter to export herbal materials or semi-finished herbal materials, unless the manufacturer is also the exporter. The content of such document is specified in Clause 15dd Article 91 hereof;

dd) The original copy or a copy bearing the manufacturer’s seal of the testing certificate of each batch of the imported herbal material or semi-finished herbal materials (the original copy must be produced for comparison if a copy is submitted);

e)202 In case of import of medicinal materials and semi-finished medicinal materials specified in Clause 1dd, Article 59 hereof and if such case does not require the import license, the importer shall provide the bill of lading in order to prove that the shipment is sent from the exporting country's port before the expiration date of the marketing authorization;

g) In case of import of herbal materials and semi-finished herbal materials specified in Article 82 and Article 83 hereof, the documents specified in Points b, d, dd and e of this Clause are not required.

h)203 In case of import of medicinal materials and semi-finished medicinal materials specified in Clause 1dd, Article 59 of the Law on Pharmacy and if such case does not require the import license, the importer shall provide the bill of lading in order to prove that the shipment is sent from the exporting country's port before the expiration date of the marketing authorization and the Import License to be granted customs clearance;

i)204 In case of import of medicinal materials and semi-finished products in the form of import license but without a marketing authorization in Vietnam and such import license expires by the time of customs clearance, the importer shall provide the bill of lading in order to prove that the shipment is sent from the exporting country's port before the expiration date of the Import License to be granted customs clearance.

4.205 Regarding import of drugs or medicinal materials without marketing authorization in Vietnam, other than cases specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article:

a) A copy of the Certificate of eligibility for pharmacy business which bears the importer’s seal if the importer is a pharmacy business establishment (the original copy or certified true copy shall be produced for comparison;

b) A copy of the import license bearing the importer’s seal (the original copy or a certified true copy shall be produced for comparison);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Copies of the prescription and outpatient's medical record which is authenticated or bears the applicant’s signature (if the applicant is an individual) or seal (if the applicant is an organization) in any of the following cases:

The quantity of drugs to be imported does not exceed 07 days’ dose for narcotic drugs or 10 days’ dose for psychotropic drugs and precursors according to the prescription;

The drug is not a narcotic drug, psychotropic drug or precursor, the total customs value of a shipment does not exceed USD 200 according to the inter-bank exchange rate on the customs clearance date and not more than 03 shipments are received by an organization or individual in a year. If the drug is used for treatment of a disease on the list of fatal diseases in the Government's Decree No. 134/2016/ND-CP, the customs value of a shipment must not exceed VND 10,000,000 and not more than 04 shipments are received by an individual in a year.

The original copies the prescription and outpatient's medical record shall be produced upon customs clearance for comparison with the copies submitted.

dd)207 A copy bearing the importer’s seal of the authorization letter or the seller’s license or certificate of partnership according to Clause 15dd Article 91 hereof, except for import of drugs specified in Articles 67, 68, 70, 72 and 73 and Clause 1 Article 74 hereof, primary packages of drugs, reference materials, controlled medicinal materials imported for drug production according to Article 80 hereof, medicinal materials granted the import license according to Articles 82, 83, 84, 85 and 86 hereof, controlled medicinal materials that are imported for testing or research.

e)208 In case of import of drugs, medicinal materials in the form of import license but without a marketing authorization in Vietnam and such import license expires by the time of customs clearance, the importer shall provide the bill of lading in order to prove that the shipment is sent from the exporting country’s port before the expiration date of the Import License to be granted customs clearance.

Chapter V

MARKETING AUTHORIZATION OF HERBAL MATERIALS, EXCIPIENTS, CAPSULE SHELLS AND ASSESSMENT OF OVERSEAS DRUG MANUFACTURERS

Section 1. MARKETING AUTHORIZATION OF HERBAL MATERIALS, EXCIPIENTS, CAPSULE SHELLS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Marketing authorization must be obtained for an herbal material in any of the following cases before it is marketed in Vietnam:

a)209 (repealed)

b) it is used as a medicinal material in Vietnam for the first time;

c)210 (repealed)

d)211 (repealed)

dd)212 It is on the list of herbal materials that can be domestically obtained with adequate quantity for the treatment demand and at reasonable prices;

e)213 Semi-finished herbal materials, unless these semi-finished herbal materials are produced by the same facilities in order to produce finished drugs or semi-finished herbal materials for producing drugs with marketing authorization in Vietnam, semi-finished products for testing, research, or production of export drugs.

2. Applied standards of herbal materials other than those specified in Clause 1 of this Article shall be declared in accordance with Clause 2 Article 68 of the Law on Pharmacy. Procedures for marketing authorization are specified in Section 1 of Chapter V hereof

3.214 In the cases where quality standards applied to an excipient that are established by the manufacturer are not included in Vietnam’s pharmacopoeia or any Vietnam’s pharmaceutical standards or any foreign pharmacopoeia specified by the Minister of Health, marketing authorization must be obtained for such excipient, unless the excipient is used for manufacturing of drugs with effective marketing authorization in Vietnam and the excipient is used for testing, research, or manufacturing of drugs for export. Procedures for marketing authorization shall conform to Section 1 Chapter V of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The following entities may apply for marketing authorization of herbal materials, excipients or capsule shells:

a) The establishments specified in Clause 3 Article 54 of the Law on Pharmacy;

b) The establishments specified in Clause 1c Article 35 of the Law on Pharmacy that are permitted to apply for marketing authorization of herbal materials.

6. Marketing authorization method, rights and obligations of applicants for marketing authorization of herbal materials, excipients and capsule shells are specified in Article 55 and Article 57 of the Law on Pharmacy

Article 94. Power, documents, procedures and deadline for issuing, renewing, adjusting and revoking the marketing authorization of herbal materials, excipients and capsule shells

The power, documents, procedures and deadline for issuing, renewing, adjusting and revoking the marketing authorization of herbal materials, excipients and capsule shells are specified in Article 56 and Article 58 of the Law on Pharmacy, with the following exceptions:

1. If the applicant is an herbal material collection facility without the Certificate of eligibility for pharmacy business, a certified true copy of the certificate of enterprise registration shall be included in the application.

2. The marketing authorization of herbal materials, excipients and capsule shells shall be issued within 06 months from the day on which the satisfactory application is received.

Section 2. INSPECTION OF FULFILLMENT OF GMP REQUIREMENTS BY OVERSEAS MANUFACTURERS OF DRUGS/MEDICINAL MATERIALS WHEN THEY APPLY FOR REGISTRATION IN VIETNAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. If a drug or medicinal material has not been granted a marketing authorization, the applicant shall submit an application for GMP inspection in addition to the application for the marketing authorization of the drug or medicinal material in the following cases:

a) The foreign manufacturer applies for drug granted marketing authorization in Vietnam for the first time;

b) The production line of the drug has not undergone inspection by the Ministry of Health;

c) The medicinal material is an active ingredient that is granted marketing authorization in Vietnam for the first time;

d) The foreign manufacturer applies for herbal material marketing authorization in Vietnam for the first time.

2. If the marketing authorization of a drug or medicinal material is issued before the effective date of this Decree and its manufacturer has not undergone inspection by the Ministry of Health, an application GMP inspection shall be submitted when:

a) applying for renewal of the marketing authorization of the drug or medicinal material according to Clause 4 Article 55 of the Law on Pharmacy;

b) applying for issuance of the marketing authorization of the drug or medicinal material because of relocation of the factory according to Clause 2b or Clause 2c Article 55 of the Law on Pharmacy.

3. If the drug or medicinal material is manufactured by multiple factories, the applicant shall apply for inspection of all of the factories that participate in the production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Inspection of documents about the manufacturing conditions shall be carried out in the cases specified in Clause 2 and Clause 3b of this Article.

2. The inspection result given by a pharmacy authority shall be recognized in the following cases:

a) The manufacturer is of a country that has agreement with Vietnam on mutual recognition of GMP inspections according to the list compiled by the Ministry of Health, except for the cases specified in Clause 3 of this Article;

b) The manufacturer is of a member state of ICH or Australia, undergoes GMP inspection and granted the certificate of GMP by either US Food and Drug Administration (USFDA), European Union, European Medicines Agency (EMA), Australia’s Therapeutic Goods Administration (TGA), Japan’s Pharmaceuticals and Medical Devices Agency (PMDA) or Health Canada, except for the cases specified in Clause 3 of this Article.

3. A site inspection shall be carried out when:

a) The application for registration of drug or medicinal material is suspected of falsification or inaccuracy;

b) The manufacturer commits a first-degree violation according to conclusion of the Ministry of Health;

c) The Ministry of Health concludes that documents submitted by the manufacturer are not sufficient for proving its fulfillment of GMP requirements.

d)216 The manufacturer of drugs and medicinal materials of the exporting country fails to apply Good Manufacturing Practice principles, standards promulgated, applied, or recognized by the Minister of Health in accordance with Point c Clause 1 Article 97 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Documents that are basis for inspection:

a) The GMP requirements applied to drugs and medicinal materials prescribed by the Minister of Health;

b) Effective regulations on registration of drugs and medicinal materials and quality control.

c)217 If GMP principles and standards do not fall under any of the principles and standards promulgated or declared by the Minister of Health in accordance with Point a Clause 1 of this Article, authorization advisory council shall evaluate conformity of principles, standards of exporting countries relative to principles, standards of the Minister of Health. Once conformity assessment results are produced, the Minister of Health shall issue decision recognizing conformity of GMP principles, standards of exporting countries in order to assess manufacturing facilities.

2. Document inspection contents:

a) Legitimacy of the certificate of GMP, the manufacturing license or the report on GMP inspection;

b) Suitability of the certificate of GMP, the manufacturing license or the report on GMP inspection for the dosage form of the registered drug or medicinal material;

c) Suitability of the factory, including the floor plan, production line, building materials, environmental conditions, movement of employees, materials, semi-finished products and finished products, movement of equipment for manufacturing, testing, storing drugs/medicinal materials;

d) Establishment and operation of the manufacturer’s quality control system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Contents of inspection in the form of mutual recognition of GMP inspection by foreign pharmacy authorities:

a) Legitimacy of the certificate of GMP, the manufacturing license or the report on GMP inspection;

b) Suitability of the certificate of GMP, the manufacturing license or the report on GMP inspection for the dosage form of the registered drug or medicinal material.

4. Contents of site inspection:

a) Legitimacy of the certificate of GMP, the manufacturing license or the report on GMP inspection;

b) Conditions of the factory, including the floor plan, production line, building materials, environmental conditions, movement of employees, materials, semi-finished products and finished products, movement of equipment for manufacturing, testing, storing drugs/medicinal materials;

c) Operation of the production line for the drug or medicinal material registered;

d) Establishment and operation of the manufacturer’s quality control system;

dd) Application of GMP requirements to the production, testing, storage of drugs/medicinal materials by the manufacturer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The application for GMP inspection submitted by a manufacturer of drugs/medicinal materials that are active ingredients in any of the cases specified in Clause 2 Article 96 hereof consists of:

a) The certificate of GMP, the manufacturing license or the report on GMP inspection which contains sufficient information about the dosage form of the drug or medicinal material issued by a competent authority of the manufacturer’s home country;

b) The site master file (SMF) prepared by the manufacturer according to instructions of EU, Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme (PIC/S) or WHO.

2. The application for GMP inspection submitted by a manufacturer of drugs/medicinal materials that are active ingredients in any of the cases specified in Clause 1 and Clause 3 Article 96 hereof consists of:

a) The certificate of GMP, the manufacturing license or the report on GMP inspection which contains sufficient information about the dosage form of the drug or medicinal material issued by a competent authority of the manufacturer’s home country; the certificate of GMP or report on GMP inspection issued by the pharmacy authority of a member state of EU or PIC/S (if any);

b) The SMF prepared by the manufacturer according to instructions of EU, Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme (PIC/S) or WHO;

c) A list of GMP inspections carried out by pharmacy authorities of the manufacturer’s home country over the last 03 years before the application is submitted and the report on the latest GMP inspection that involves the registered drug or medicinal material or the dosage form thereof;

d)218 (repealed)

dd)219 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The application for GMP inspection submitted by a manufacturer of excipients or capsule shells consists of:

a) The certificate of GMP, the manufacturing license or the report on GMP inspection which contains sufficient information about the excipient of capsule shells issued by a competent authority of the manufacturer’s home country;

b)220 (repealed)

c)221 (repealed)

4. The application for GMP inspection submitted by a manufacturer of herbal materials consists of:

a) The certificate of GMP or the report on GMP inspection;

b) The quality handbook according to ISO/TR 10013:2001 of updates thereof or the SMF prepared by the manufacturer according to instructions of EU, PIC/S or WHO;

c)222 (repealed)

d) Documents about the area(s) where herbal materials have been exported or intended for export to Vietnam are obtained;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. An application for GMP inspection shall satisfy the following requirements:

a) The application is written in English or Vietnam language; documents in the application are clearly printed and arranged in the order specified in Clause 1 through 4 of this Article, the parts are clearly separated; the application has covers and a list of documents;

b)223 The certificate of GMP and report on GMP inspection mentioned in Clause 1 through 4 of this Article and the manufacturing license mentioned in Clause 1 through 3 of this Article must be original copies or certified true copies and must be unexpired when the application is submitted. If the expiration date is not specified, they must be issued within the last 03 years, from the date on which the application is submitted

The Certificate of GMP or the Manufacturing License are not required if they are posted on the website of the pharmacy authority.

Article 99. Receipt of applications and time of inspection

1. The Ministry of Health shall receive applications for GMP inspection, carry out the inspections, prepare GMP inspection reports and notify the results:

a)224 Within 20 days from the date on which the satisfactory application is received in case of mutual recognition of GMP inspection;

b)225 Within 40 days from the date on which the satisfactory application is received in case of document inspection;

c) within 90 days from the day on which the satisfactory application is received in the case specified in Clause 3b Article 96 of this Decree or the date of notification of the result of verification of the application for drug registration or application for GMP inspection and the plan for site inspection in the cases specified in Clause 3a and Clause 3c Article 96 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. If the certificate of GMP or the manufacturing license is expired on the inspection date or the report on GMP inspection was issued more than 03 years before the inspection date or the SMF does not contain sufficient information, the Ministry of Health shall request the applicant to complete the application.

a) The supplementary SMF shall be submitted within 90 days, the certificate of GMP, manufacturing license or GMP inspection report within 06 months;

b) The Ministry of Health shall notify the applicant of the result within 30 days from the day on which supplementary documents are received.

4. Within 10 working days from the day on which the result is available, the Ministry of Health shall publish information about the inspected and recognized manufacturers on its website.

Article 100. Responsibilities of applicants for registration of drugs/medicinal materials of foreign manufacturers in GMP inspection; cases in which applications for marketing authorization of drugs/medicinal materials are rejected

1. During the GMP inspection, the applicant for registration of a drug or medicinal material of a foreign manufacturer shall:

a) Submit the application for GMP inspection as prescribed;

b) Take responsibility for the adequacy and accuracy of documents in the application for GMP inspection; provide supporting documents requested by the Ministry of Health;

c) Cooperate with the manufacturer in complying with requests of the Ministry of Health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Pay the cost of GMP inspection as prescribed by law.

2. The application for issuance or renewal of the certificate of drug/medicinal material registration shall be rejected if the applicant or the manufacturer commits any of the following violations:

a)226 Any of the violations that result in revocation of the marketing authorization of drug/medicinal material specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 58 of the Law on Pharmacy;

b) Materials of unknown origins or expired materials are used for drug production;

c) At least 02 batches of drug or medicinal material fail to meet Level 2 quality standards or at least 03 batches of drug or medicinal material fail to meet quality standards within 01 years according to conclusion given by a competent authority;

d) Information about technical documents is provided without research or production in reality;

dd) No report is submitted to the Ministry of Health within 15 days from the day on which a competent authority of the manufacturer’s home country issues a notification of revocation of the manufacturing license or the manufacturer’s failure to meet GMP requirements;

e) Shelf life of drug is falsified, except for the case specified in Clause 3 Article 61 of the Law on Pharmacy;

g) No report is submitted to the Ministry of Health within 15 days from the day on which a competent authority issues a notification that the registered drug or medicinal material is recalled or has the marketing authorization revoked in any country in the world;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. From the day on which the violation is notified by a competent authority, the applicant shall be suspended from submitting the application for issuance or renewal of the marketing authorization of drug/medicinal material;

a) 03 – 05 years in the cases specified in Clause 1d Article 58 of the Law on Pharmacy;

b) 01 – 02 years in the cases specified in Clause 1a and 1 dd Article 58 of the Law on Pharmacy and Points b, c, d, dd and e of Clause 2 of this Article;

c)228 06 months – 01 year in the cases specified in Clause 1b Article 58 of the Law on Pharmacy and Clause 2g of this Article.

4.229 Applications submitted by applicants that commit any of the violations specified in Points a, b, d, dd, e, Clause 2 of this Article before the violations are dealt with will be invalidated. At the end of the periods specified in Clause 3 of this Article, the application may be submitted in accordance with the Law on Pharmacy.

Chapter VI

RECALL OF MEDICINAL MATERIALS AND HANDLING OF RECALLED MEDICINAL MATERIALS

Article 101. Types and scale of recall

1. Types of recall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Voluntary recall: by the applicant for registration, manufacturer or importer of medicinal materials.

2. Scale of recall:

a) Medicinal materials shall be recalled from establishments that sell or use them, except for the case in Point b of this Clause;

b) If the material fails to meet quality standards because of an error during the process of storage, transport or distribution, or used for unintended purposes, only the affected materials at establishments that sell or use it shall be recalled;

c) The scale of recall must be specified in the decision on recall issued by the competent authority (in case of mandatory recall) or by the applicant for registration, the manufacturer or the importer (in case of voluntary recall).

Article 102. The power to recall and procedures for recalling medicinal materials

1. Power to issue the decision on recall:

a) The Ministry of Health shall decide the recall of medicinal materials and issue the decision on recall in case of mandatory recall;

b) Domestic manufacturers and importers of medicinal materials shall decide the recall of medicinal materials and issue the decision on recall in case of voluntary recall.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Within 48 hours from the time a recall is decided, the Ministry of Health or the establishment mentioned in Clause 1b of this Article shall issue the decision on recall and inform the Ministry of Health of the recall. Decision on mandatory recall shall be sent to domestic manufacturers of medicinal materials, importers of medicinal materials, Departments of Health of provinces and posted on the website of the Ministry of Health;

b) Within 05 working days from the day on which the decision on recall is issued, the domestic manufacturer or importer of medicinal materials inform buyers of the materials of the recall and organize receipt of the materials returned;

c) The recall of medicinal materials must be finished within 30 days from the day on which the decision on recall is issued;

d) Within 10 days from the day on which the recall is finished, the establishment responsible for the recall shall submit a report to the Ministry of Health which is enclosed with copies of the documents about the recall bearing the establishment’s seal. Documents about the recall are documents that specify quantity of materials manufactured or imported, quantity of materials recalled, time of manufacture, date of import, list of buyers and evidence that materials have been returned by the buyers and users;

dd) The Ministry of Health shall verify the report, assess the effectiveness of the recall or enforce the recall if the domestic manufacturer or importer fails to carry out the recall in accordance with Point b or Point c of this Clause.

Article 103. Responsibility to recall medicinal materials

1. The domestic manufacturer or importer of the recalled medicinal material shall:

a) Give a conclusion that the material has to be recalled and issue a decision on recall in case of voluntary recall;

b) Stop selling the recalled material;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Handle the recalled material;

dd) Pay for the recall and handling of recalled material (even if the recall is enforced) and pay damages as prescribed by law;

e) Submit a report on the recall to the Ministry of Health.

2. Each distributor of the recalled material shall:

a) Stop buying and selling the recalled material;

b) Return the material to its supplier.

c) Return the material to its supplier;

d) Pay for the recall and handling of recalled material (even if the recall is enforced) and pay damages if the distributor is at fault.

3. The manufacturer that uses the recalled material shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Return the material to its supplier.

4. The Ministry of Health shall:

a) Draw a conclusion that the medicinal material has to be recall and issue the decision on recall in case of mandatory recall;

b) Verify the report on recall and comment on the handling and recycling of the recalled material;

c) Inspect and supervise the recall; take actions against violators as prescribed by law;

d) Instruct the Department of Health of the province to inspect and supervise recall of medicinal materials and take actions against violators in its province;

dd) Decide enforcement of recall if the domestic manufacturer or importer fails to carry out the recall as requested;

e) Publish information about the recalled medicinal materials on its website if they have to be destroyed.

5. The Department of Health of the province shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Inspect and supervise recall of medicinal materials and take actions against violators in the province;

c) Inform the Ministry of Health of the establishments that fail to properly recall medicinal materials.

Article 104. Handling recalled materials

1. Recalled medicinal materials that are herbal materials or active ingredients shall be destroyed in the following cases:

a) The medicinal materials are not meant for human use but labeled for human use;

b) The marketing authorization was obtained by submission of fraudulent documents;

c) The origin of the materials is unknown;

d) The active ingredient is displayed or labeled under another manufacturer or manufacturing country or country of origin;

dd) The herbal material is counterfeit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) The medicinal materials are used to produce drugs that are not recommended by WHO.

2. Medicinal materials may be recycled in the following cases:

a) The medicinal materials are recalled because they fail to comply with regulations on labels or medicinal materials specified in Article 61 of the Law on Pharmacy or relevant regulations of law;

b) The medicinal materials are recalled because they are produced at factory other than the registered factory but the former is granted a manufacturing license by a competent authority.

3. Recalled medicinal materials that are not psychotropic active ingredients, narcotic substances, drug precursors and are not those mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article may be recycled if they are domestically produced or re-exported if they are imported or repurposed under the procedures in Clause 4 of this Article.

Recalled medicinal materials that are not recycled, re-exported or repurposed shall be destroyed.

4. Procedures for remedying, recycling230 and repurposing medicinal materials:

a) A written request for permission to repurpose, remedy or recycle231 the medicinal materials which specifies the new purposes, the remedies or the recycling process shall be sent to the Ministry of Health;

b) The remedy or recycling232 of medicinal materials must not be carried without the consent of the Ministry of Health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Procedures for destroying medicinal materials:

a) The head of the establishment whose medicinal materials have to be destroyed shall establish a medicinal material destruction council. The council consists of at least 03 persons, including the head and the chief pharmacist of the establishment;

b) The destruction of medicinal materials must ensure long-term health of human and animals and avoid causing environmental pollution in accordance with regulations of law on environmental protection;

c) The establishment having the recalled medicinal materials shall pay for their destruction;

d) Destruction of controlled medicinal materials shall comply with regulations of Article 48 of this Decree.

Chapter VII

CERTIFICATION OF DRUG INFORMATION AND DRUG ADVERTISEMENTS

Section 1. CERTIFICATION OF DRUG INFORMATION

Article 105. Methods of provision of drug information234

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Provision of drug information via “Sale representatives”.

2. Publishing of documents containing drug information.

3. Holding pharmaceutical conferences.

Article 106. Applicants for certification of drug information

1. The following entities may apply for certification of drug information:

a) Establishments applying for drug registration in Vietnam;

b) Representative offices in Vietnam authorized by the overseas establishments that apply for drug registration in Vietnam;

c) Vietnamese pharmacy business establishments authorized by the establishments mentioned in Clause 1a of this Article;

d) Vietnamese drug importers, which may only provide information about the drugs they import using the method specified in Clause 3 Article 105 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 107. Cases in which the Certification of Drug Information is required235

1. The certification of drug information shall be issued in the following cases:

a) The certification of drug information is applied for the first time;

b) The certification of drug information was issued but the applicant for drug registration, drug name, ingredients, concentration, dosage form, indications, contraindications, dosage, uses for special cases, warnings or drug safety information is changed.

2.236 (repealed)

3.237 (repealed)

Article 108. Application for the certification of drug information

1. An application for the certification of drug information which is provided using the method mentioned in Clause 2 Article 105 of this Decree consists of:

a) Form No. 01 in Appendix VI enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Specimens of the label and package insert approved by the Ministry of Health;

d) Reference documents about the drug information to be certified (if any);

dd)238 (repealed)

e)239 The license for establishment of a representative office in Vietnam if the applicant is a foreign establishment; or the Certificate of Eligibility for Drug Business if the applicant is a Vietnamese pharmacy business establishment. The Certificate of Eligibility for Drug Business is not required if the applicant is a Vietnamese pharmacy business establishment.

g) In case the applicant for certification of drug information is authorized by the applicant for drug registration, the authorization document.

2. An application for the certification of drug information which is provided using the method mentioned in Clause 3 Article 105 of this Decree consists of:

a) Form No. 02 in Appendix VI enclosed herewith;

b) Drug information;

c) Specimens of the label and package insert approved by the Ministry of Health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd)240 (repealed)

e)241 The license for establishment of a representative office in Vietnam if the applicant is a foreign establishment; or the Certificate of Eligibility for Drug Business if the applicant is a Vietnamese pharmacy business establishment. The Certificate of Eligibility for Drug Business is not required if the applicant is a Vietnamese pharmacy business establishment.

g) In case the applicant for certification of drug information is authorized by the applicant for drug registration, the authorization document;

h) The agenda of the pharmaceutical conference.

Article 109.242 (repealed)

Article 110.243 (repealed)

Article 111. Documents included in the application for issuance of the Certification of Drug Information244

1. Documents mentioned in Clause 1c, Clause 1dd, Clause 2c and Clause 2dd of Article 108 shall be copies.

2.245 Documents mentioned in Clause 1d, Clause 1e, Clause 2d, Clause 2e of Article 108 shall be copies bearing the seal of the applicant if they are issued by the Minister of Health or certified true copies if they are not issued by the Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.246 (repealed)

5.247 Documents mentioned in Clause 1b and Clause 2b of Article 108 hereof are original copies and made into 02 copies.

6.248 Each application for issuance of the Certification of Drug Information shall contain:

a) 01 specimen of the design mentioned in Clause 1 Article 108 of this Decree or 01 sheet of drug information mentioned in Clause 2 Article 108 of this Decree for a drug;

b) 01 specimen of the design mentioned in Clause 1 Article 108 of this Decree or 01 sheet of drug information mentioned in Clause 2 Article 108 of this Decree for more than one drug that have the same active ingredients and route of administration, the same manufacturer but different concentrations or dosage forms.

7. Documents shall be printed on A4 paper sheets and bear fan stamping of the applicant for the certification of drug information.

Article 112. Presentation of drug information

1. Drug information shall satisfy the following requirements:

a) Information is sufficient according to Clause 5a Article 76 of the Law on Pharmacy; information and images not related to the drug or use of the drug and similar information and images specified in Article 126 of this Decree are not permitted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The drug information is written in Vietnamese language, except for untranslatable information;

d) Minimum font size: 12; Font: VnTime or Times New Roman; Page: A4.

2. The text “Tài liệu thông tin thuốc” (“Drug information”) must be displayed on the top of all pages. Pages of a multi-page document must be numbered. The first page must contain the table of content and the text “Số Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc của Bộ Y tế…/XNTT/…, ngày ... tháng ... năm ...” (“Number and date of the certification of drug information issued by the Ministry of Health: …”).

3. In case of a pharmaceutical conference, the drug information must include the names and academic ranks of the speakers, whose medical or pharmaceutical qualifications are suitable for the drug introduced.

Article 113. Procedures for issuance of the certification of drug information

1. The applicant shall submit the application for the certification of drug information to the competent authority specified in Article 116 of this Decree.

2.249 Within 10 days from the date on which the satisfactory application is received, the receiving authority shall issue the Certificate to the applicant by using Form No. 05 or Form No.06 in Appendix hereto. If the application is rejected, the receiving authority must respond and provide explanation in writing.

3.250 If the application is not satisfactory, within 10 days from the date on which the application is received, the receiving authority shall request the applicant in writing to complete the application. To be specific:

a) The written request shall specify necessary adjustments and/or additions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Within 90 days from the date on which the additional documents are requested in writing by the receiving authority, the applicant shall submit additional documents as requested. Otherwise, the application will be rejected.

4. While the application is being processed, the receiving authority shall suspend granting the confirmation and issue a notification of the suspension if the information about drug safety and efficacy in the package insert is found unsatisfactory or not updated as requested by competent authority or according to instructions given or recognized by the Ministry of Health. The suspension will be lifted when the applicant submits adjusted or updated information that ensures safety of drug users.

5. At least 03 working days before providing drug information using the method mentioned in Clause 3 Article 105 of this Decree, the holder of the certification of drug information shall send a notification of the time and location and a copy of the certification of drug information to the Department of Health of the province where drug information is provided.

If the time or location is changed, the Department of Health shall be informed at least 01 (one) working day before drug information is provided.

6. The application will be rejected if the applicant, including authorized applicants mentioned in Clause 1b and Clause 1c Article 106 of this Decree, commits any of the following violations:

a) Legal documents issued by regulatory authorities in the application for certification of drug information are falsified or forged;

b) The drug information is provided or the drug advertisement is run before its contents are certified by a competent authority or against the contents certified by a competent authority;

c) A certificate not recognized by the Ministry of Health, another organization’s or individual’s name, symbol, images, letters or reputation is included in the drug information or advertisement.

d) A clinical trial result, pre-clinical trial result, test result or bioequivalence study result not recognized by the Ministry of Health is included in the drug information or advertisement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. From the day on which the violation is notified by a competent authority, the applicant shall be suspended from submitting the application for the certification of drug information or drug advertisement for:

a) 01 – 02 years in the cases specified in Clause 6a of this Article;

b) 06 – 12 months in the cases specified in Clause 6b, Clause 6c or Clause 6d of this Article;

c) 03 – 06 months in the cases specified in Clause 6dd of this Article.

Article 114.252 (repealed)

Article 115.253 (repealed)

Article 116. Power to issue the Certification of Drug Information254

1. The Ministry of Health has the power to issue the Certification of Drug Information in cases specified in clause 2, Article 105 hereof.

2. Departments of Health of provinces have the power to issue the Certification of Drug Information in cases specified in Clause 3, Article 105 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The certification of drug information is effective nationwide.

2. The certification of drug information does not have a specific expiration date and shall be invalidated in the following cases:

a) The marketing authorization or the license for drug import is revoked;

b) A change to drug information is made that requires issuance of another certification of drug information according to Clause 1b Article 107 of this Decree.

Section 2. CONFIRMATION OF DRUG ADVERTISEMENT CONTENTS

Article 118. Means of advertising drugs

Drugs may be advertised through the means of advertising defined by advertising laws.

Article 119. Applicants for confirmation of drug advertisement contents

1. The following entities may apply for confirmation of drug advertisement contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Representative offices in Vietnam authorized by the overseas establishments that apply for drug registration in Vietnam;

c) Vietnamese pharmacy business establishments authorized by the establishments mentioned in Clause 1a of this Article.

2. Applicants for drug registration, including those authorizing the entities mentioned in Clause 1b or 1c of this Article to apply for confirmation of drug advertisement contents, shall take responsibility for the drug advertisement contents.

Article 120. Issuance of the certification of drug advertisement contents255

1. The certification of drug advertisement contents shall be issued in the following cases:

a) The certification of drug advertisement contents is applied for the first time;

b) The certification of drug advertisement contents was issued but the applicant for drug registration, drug name, ingredients, concentration, dosage form, indications, contraindications, dosage, uses for special cases, warnings or drug safety information is changed.

2.256 (repealed)

3.257 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An application for the certification of drug advertisement contents, except for advertisements in the form of conferences, conventions or events, consists of:

a) Form No. 01 in Appendix VI enclosed herewith;

b) The graphic design of the drug advertisement; the audio or video track of the advertisement on audio or video news and other means of audio and video advertisements defined by advertising laws;

c) Specimens of the label and package insert approved by the Ministry of Health;

d) Reference documents about the drug advertisement contents to be certified (if any);

dd)258 (repealed)

e)259 The license for establishment of a representative office in Vietnam if the applicant is a foreign establishment; or the Certificate of Eligibility for Pharmacy Business if the applicant is a Vietnamese pharmacy business establishment. The Certificate of Eligibility for Pharmacy Business is not required if the applicant is a Vietnamese pharmacy business establishment.

g) In case the applicant for the confirmation of drug advertisement contents is authorized by the applicant for drug registration, the authorization document.

2. An application for the certification of contents of drug advertisement in the form of a conference, convention or event consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The drug advertisement contents;

c) Specimens of the label and package insert approved by the Ministry of Health;

d) Reference documents about the drug advertisement contents to be certified (if any);

dd)260 (repealed)

e)261 The license for establishment of a representative office in Vietnam if the applicant is a foreign establishment; the certificate of eligibility for drug business if the applicant is a Vietnamese pharmacy business establishment. The Certificate of Eligibility for Pharmacy Business is not required if the applicant is a Vietnamese pharmacy business establishment.

g) In case the applicant for the confirmation of drug advertisement contents is authorized by the applicant for drug registration, the authorization document;

h) The expected agenda of the conference, convention or event.

Article 122.262 (repealed)

Article 123.263 (repealed)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Documents mentioned in Clause 1c, Clause 1dd, Clause 2c and Clause 2dd of Article 121 shall be copies.

2.265 Documents mentioned in Clause 1d, Clause 1e, Clause 2d, Clause 2e of Article 121 must be copies which bear the seal of the applicant if they are issued by the Ministry of Health or certified true copies if they are not issued by such Ministry.

3. Documents mentioned in Clause 1g and Clause 2g of Article 121 of this Decree shall be original copies or certified true copies.

4.266 (repealed)

5.267 Documents mentioned in Clause 1b and Clause 2b of Article 121 and Clause 2 of Article 122 of this Decree are 02 original copies.

6.268 Each application for issuance of the certification of drug advertisement contents shall contain:

a) 01 specimen of the graphic design or audio track or video track of the advertisement mentioned in Clause 1 Article 121 of this Decree or 01 specimen of the drug advertisement mentioned in Clause 2 Article 121 of this Decree for a drug;

b) 01 specimen of the graphic design or audio track or video track of the advertisement mentioned in Clause 1 Article 121 of this Decree or 01 specimen of the drug advertisement mentioned in Clause 2 Article 121 of this Decree for more than one drug that have the same active ingredients and route of administration, the same manufacturer but different concentrations or dosage forms;

7. The documents shall be printed on A4 papers. In case of advertisements on billboards, the drug advertisement contents may be printed on an A3 paper with specific ratio. All documents in the application must bear the applicant’s seal across the margins of consecutive pages. If the advertisement object is three-dimensional, a description on A3 paper with the following information shall be included:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Numbers and dimensions of the sides;

c) The ratio of the specimen to the real object.

Article 125. Requirements applied to drug advertisement contents

1. The drug advertisement contents shall comply with the following documents:

a) The label and package insert approved by the Ministry of Health;

b) The treatise on the drug in the National Pharmacopoeia of Vietnam;

c) Related instructions provided or recognized by the Ministry of Health.

2. The drug advertisement contents have the following compulsory information:

a) Drug name;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Indications;

d) Uses;

dd) Dosage;

e) Contraindications and warnings for special users (pregnant women, breast-feeding women, children, old people, people having chronic diseases);

g) Cautions and what to avoid when using the drug;

h) Side effects and adverse effects;

i) Name and address of the manufacturer;

k) The text “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" (“Read the instructions carefully before use”);

l) The text “Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: .../XNQC..., ngày ... tháng ... năm...;” (“Number and date of the certification of drug advertisement contents issued by the Ministry of Health: …”) at the end of the first page;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



n) Reference documents and extracts therefrom are specified. The extracts must be accurate without addition or removal of information which leads to misunderstanding of the safety and efficacy of the drug.

3. The contents of an audio or video advertisement must contains sufficient information specified in Points a, b, c, e, i, k Clause 2 of this Article. Information mentioned in Points a, b, c, e, k Clause 2 of this Article must be read aloud. If the drug consists of 03 or more active ingredients, each of them or the groups of vitamins, minerals and herbal materials must be read aloud.

4. Contents of advertisements on online newspapers, websites, electronic devices, advertising screens and other means of advertising defined by advertising laws:

a) The contents of an advertisement that has sounds shall comply with regulations of Clause 3 of this Article;

b) The contents of an advertisement without sounds shall comply with regulations of Clause 2 of this Article.

If the advertisement is an audio or video track that has multiple pages or footages, the pages or footages must be continuous and stay still for viewers to read all information; the page or footage that contains product information must be still for viewers to read such information. The script must specify how the pages of a multi-page advertisement are shown.

Such an advertisement must not advertise more than one drugs to avoid confusion.

5. The contents of an outdoor advertisement shall be shown on one side of the board and contains the information specified in Points a, b, i, k, l Clause 2 of this Article If the advertisement contains information about the effects and indications of the drug, sufficient information specified in Clause 2 of this Article must be provided.

6. Voice and text in a drug advertisement shall comply with the Law on Advertising.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. The script must clearly describe the graphics, dialogues, text and music.

9. A drug advertisement may only provide information about the drug and may not provide information not related to the drug.

Article 126. Information and images banned from drug advertisements

1. Information and images prescribed in the Law on Advertising.

2. Information that causes misunderstanding about the ingredients, effects, indications or origin of the drug.

3. Information causing the viewers to believe that the drug is the best, the drug can be used without physician’s counsel, the drug is completely harmful, the drug has no contraindications or adverse effects.

4. Sentences, words and images which are excessively deductive resulting in a misunderstanding about or an overestimation of the approved effects, indications and efficacy of a drug.

5. Information that equates effects of some ingredient of the drug with effects of the drug.

6. The following words and phrases: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị” (“complete treatment"), “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay” (“best”, “top”), “lựa chọn”, “chất lượng cao” (“high-quality”), “đảm bảo 100%” (“100% guarantee”), “an toàn” (“safe”), “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng” (“stop”, “end”), “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì” (“relieve instantly”), “khỏi ngay”, “khỏi hẳn” (“treat instantly”), “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo” (”no worries”), “khuyên dùng” (“recommended”), “hotline”, “điện thoại tư vấn” (“hotline”) and those with similar meanings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Treatment of tuberculosis or leprosy;

b) Treatment of sexually transmitted diseases;

c) Treatment of insomnia;

d) Aphrodisiac indications;

dd) Treatment of cancers or tumors;

e) Drug detoxification;

g) Treatment of diabetes mellitus or similar metabolic disorders;

h) Treatment of viral hepatitis or new dangerous diseases.

8. Drug or medicinal material quality test results

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Clinical study results or bioequivalence study results that have not been recognized by the Ministry of Health.

11. Names, positions, letters of other organizations or individuals used for advertising purposes.

12. Origin of the drug or medicinal material used for advertising purposes.

13. Image, name or symbol of a health worker.

14. Images of an animal or plant on the list of priority protected endangered, precious and rare species.

15. Sentences and words that are expressed as advice or tips that recommend the drug.

16. Images of patients used for description of symptoms or effects of the drug that are not conformable with relevant documents and instructions provided or recognized by the Ministry of Health.

Article 121. Procedures for issuance of the certification of drug advertisement contents269

1. The applicant for the certification of drug advertisement contents shall submit an application to the Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 116. Power to issue the certification of drug advertisement contents270

The Ministry of Health has the power to issue the certification of drug advertisement contents.

Article 129. Effect of certification of drug advertisement contents

1. The certification of drug advertisement contents does not have a specific expiration date and shall be invalidated in the following cases:

a) The marketing authorization expires;

b) The marketing authorization is revoked;

c) A change to drug information is made that requires issuance of another certification of drug advertisement contents according to Clause 1b Article 120 of this Decree;

d) A regulatory body recommends that the use of the drug should be restricted or supervised by medical practitioners;

dd) The drug contains an active ingredient or herbal material that has been removed from the list of OTC drugs promulgated by the Minister of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 129a. Adjustment to the contents which are granted the certification271

1. If the information specified on the Certification of Drug Information and Drug Advertisement is incorrect due to the mistakes made by the issuer, the applicant must send a written notification to the issuer and clearly specify the incorrect information that requires to be modified. After receiving the written notification, the issuer must send a written confirmation which specifies the contents to be adjusted to the applicant. Such confirmation must be made by using form No. 07 in Appendix VI hereto. The applicant may operate according to the adjusted contents and shall be responsible for such contents.

2. If the amended contents are granted the certification but this case is not specified in clause 1b, Article 107 or clause 1b, Article 120 of the Decree No. 54/2017/ND-CP, the applicant shall notify the issuer of the adjusted contents in writing. The applicant may change the contents themselves and shall be responsible for such changes.

Chapter VIII

MEASURES FOR DRUG PRICE MANAGEMENT

Section 1. DECLARATION AND RE-DECLARATION OF DRUG PRICES

Article 130. Declaration and re-declaration of drug prices

1. Declarations of drug prices include:

a) The declaration of imported drug prices according to Form No. 01 in Appendix VII enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Re-declarations of drug prices include:

a) The re-declaration of imported drug prices according to Form No. 03 in Appendix VII enclosed herewith;

b) The re-declaration of domestic drug prices according to Form No. 04 in Appendix VII enclosed herewith.

3.272 The declaration of drug prices in case of change to the marketing authorization specified in Clause 2b, Article 55 of the Law on Pharmacy shall be made in accordance with clause 1 of this Article.

4. Documents to be submitted in case of adjustment to information about a drug whose price has been declared or re-declared while the drug price is not adjusted (except for the case in Clause 3 of this Article):

a) The information adjustment form according to Form No. 05 in Appendix VII enclosed herewith;

b) 273 (repealed)

5. The documents shall be made into 02 sets, one of them shall be sent to the Ministry of Health or the People’s Committee of the province in case of declaration of domestic drug prices, and the other is retained by the declaring establishment.

6. Drug prices shall be expressed in VND, inclusive of VAT. The unit price shall be the price for the smallest pack.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 131. Receipt of declarations and re-declarations of drug prices, adjustment to declared drug prices and verification of declared drug prices

1. Regarding imported drugs:

a) The importer shall declare the intended wholesale price and retail price for the imported drug (in case of retailing) before launching the first shipment in Vietnam. Price declaration is not required for the next shipments if the price declared is not adjusted;

b) The importer shall re-declare the intended wholesale price and retail price if the price that was declared/re-declared and posted on the website of the Ministry of Health is increased.

c)274 A drug price declaration shall be submitted when the marketing authorization specified in Clause 2b, Article 55 of the Law on Pharmacy is adjusted, or the Drug Import License is also adjusted and before the first shipment of imported drug is launched in Vietnam.

If adjustment is made to the marketing authorization unspecified in Clause 2b, Article 55 of the Law on Pharmacy or to the Drug Import License without adjusting the expected sale and retail prices of the drug according to the declaration, the declarant is not required to submit the declaration of drug prices but shall submit the application specified in clause 4, Article 130 hereof.

d) During business operation, if the importer decreases the wholesale price and retail price that was declared/re-declared, the decreased price shall be re-declared.

2. Regarding domestic drugs:

a) The manufacturer or outsourcing entity (in case of outsourcing manufacturing) shall declare the intended wholesale price and retail price (in case of retailing) before launching the first batch in Vietnam. Price declaration is not required for the next batches if the price declared is not adjusted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c)275 A drug price declaration shall be submitted when the marketing authorization specified in Clause 2b, Article 55 of the Law on Pharmacy is adjusted and before the first batch of drugs is launched in Vietnam.

If adjustment is made to the marketing authorization unspecified in Clause 2b, Article 55 of the Law on Pharmacy without adjusting the expected sale and retail prices of the drug according to the declaration, the applicant is not required to submit the declaration of drug prices but shall submit the application specified in clause 4, Article 130 hereof.

d) During business operation, if the manufacturer or outsourcing entity (in case of outsourcing manufacturing) decreases the wholesale price and retail price that was declared/re-declared, the decreased price shall be re-declared.

3. Power to receive declarations and re-declarations of drug prices:

a) The Ministry of Health shall receive and verify declarations and re-declarations of imported drug prices, declarations of domestic drug prices and declarations of adjustment to information of drugs whose prices have been declared/re-declared;

b) The People’s Committees of provinces shall receive and verify re-declarations of domestic drug prices from establishments in their provinces.

4.276 Organization of receipt, verification and publishing of declarations and re-declarations of drug prices:

a) The importer or outsourcing entity (in case of outsourcing manufacturing) shall submit an application in accordance with Clause 1 through 4 Article 130 of this Decree to the competent authority specified in Clause 3 of this Article;

b)277 The receiving official shall examine the application documents and their quantity if such application is completed. He/she shall append a seal on the received documents, specify the date of receipt and return 01 dossier in person or by post to the applicant. If the Ministry of Health is the receiving authority, such dossier must be enclosed with a receipt note, using form No.06 in Appendix VII hereto. If the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are the receiving authorities, the receipt note must be made by using form No. 07 in Appendix VII hereto. Also, the receiving official shall send 01 dossier to the heads of competent agencies and technical service sections.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c)278 Within 07 days from the date on which the complete declarations which specify the declared/re-declared drug prices are received, the Ministry of Health shall announce such declared/re-declared drug prices; and additional drug information on its website;

d)279 As for the re-declarations of domestic drug prices:

- Within 03 working days from the date on which the complete application is received, the People's Committees of provinces and central-affiliated cities must send reports on the re-declared drug prices to the Ministry of Health, using form No.08 in Appendix hereto

- Within 04 working days from the date on which the reports from the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are received, the Ministry of Health shall publish the summarization of these reports on its website.

- After reviewing the prices, if the People’s Committees of provinces and central affiliated cities request the declaring establishment in writing to report about the declared prices which are conformable with the changes of pricing elements, such establishment must also send 01 report to the Ministry of Health.

dd) 280 (repealed)

e) 281 (repealed)

g) 282 (repealed)

Article 132. Rights and responsibilities of drug pricing authorities in implementing regulations on declaration and redeclaration of drug prices 283

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) request pharmacy business establishments making declarations in writing to produce reports on declaration and redeclarations in conformity to declarations of similar commodities on the market, fluctuations of price factors to serve price stabilization, price management, examination, and inspection as per the law;

b) examine and inspect drug pricing in pharmacy business establishments as per the law;

c) request competent authority to take actions if pharmacy business establishments are found to: fail to declare or redeclare; fail to adequately declare price prices or fail to adjust prices and report at written request of competent drug pricing authority in respect of declarations and redeclarations of enterprises; fail to adequately declare price factors or sell drugs at a higher price than applicable declarations or redeclarations;

d) consider measures taken if pharmacy business establishments have committed at least 2 violations in a year: temporarily suspend reception of request for verification of drug information and advertising; temporarily suspend reception of request for import of drugs without marketing authorization in Vietnam; temporarily suspend reception of request for issuance, extension of drug, medicinal material marketing authorization.

Temporary suspension under this Point shall last for 03 months to 12 months from the date on which violate notice is issued by competent authority.

2. Drug pricing authorities have the responsibility to:

a) adhere to regulations on receiving declarations and redeclarations in accordance with Article 131 hereof;

b) review declarations and redeclarations of drug prices made by pharmacy business establishments in accordance with Clause 1, Clause 2, Clause 4 Article 130 hereof;

c) maintain confidentiality of declarations and redeclarations of organizations and individuals during the period in which declarations and redeclarations of organizations and individuals have not entered into effect as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Pharmacy business establishments have the right to:

Purchase, sell drugs at declared, redeclared price from the date on which manufacturing facilities, processing service buyers, importing facilities submit adequate declarations or redeclarations to competent authority as per the law. Purchase, sell drugs at a lower price while declaring price reduction if importing facilities, manufacturing facilities, or processing service buyers lower declared price relative to previous declarations.

2. Pharmacy business establishments have the responsibility to:

a) adequately comply with regulations on declaration and redeclaration of drug price, notify price in accordance with regulations and this Decree; assume total legal responsibility for accuracy and veracity of drug price declarations, redeclarations; produce reports on declared, redeclared price at request of drug pricing authorities; comply with examination and inspection of competent authority (if any);

b) not sell drugs in bulk or retail drugs at a price higher than declared or redeclared price which has been declared, redeclared by manufacturing facilities, processing service buyers, importing facilities;

c) if competent authority request pharmacy business establishments to produce reports on drug prices declared and redeclared by the pharmacy business establishments, the pharmacy business establishments shall respond in form of reports on declared prices conforming to price level of similar products on the market or fluctuations of price factors within 30 days from the date on which request of competent authority is issued or adjust declared, redeclared prices in accordance with feedback of drug pricing authority. If pharmacy business establishments fail to respond in writing within the time limit above, submitted declarations and redeclarations shall be voided;

d) comply with actions taken against drug price declaration in accordance with regulations on administrative penalties in prices, fees, charges, and invoices.

Article 134. Review of published drug price declarations and redeclarations 285

1. Review of published drug price declarations and redeclarations shall cover:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Declared, redeclared drug prices conforming to market price of similar drugs (if any).

2. If necessary, depending on review contents under Clause 1 of this Article, drug pricing authorities shall request Vietnam Social Security, pricing authorities, and relevant authorities to permit post-inspection review of declared, redeclared drug prices.

Section 2. LISTING OF DRUG PRICES, RETAIL SURPLUS APPLIED TO RETAILERS IN HEALTH FACILITIES

Article 135. Listing of drug prices

1. Responsibility to list drug price:

a) Drug wholesalers shall list the wholesale price of each drug at the wholesale stores;

b) Drug retailers shall list the retail price of each drug at the retail stores;

c) Drug wholesalers and retailers must not sell drugs at prices higher than listed prices.

2. Price listing:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The retail price must be printed, written or stuck on the primary package or secondary package of the drug, written on a board or paper or in other forms as long as it does not block the drug label, is suitable and noticeable by buyers and the authorities;

c) The listed currency shall be VND;

d) The listed price shall be inclusive of taxes and charges (if any).

Article 136. Retail margins applied to retailers in health facilities

1. The retail price equals (=) buying price according to the invoice plus (+) the retail margin percent rate multiplied by (x) buying price. Formula:

Retail price equals = buying price + retail margin percent (%) x buying price.

2 286 The drug retailer within the premises of a health facility may only buy drugs from suppliers that are awarded contracts for supplying drugs to such health facility and drugs selected at the health facilities in provinces and central-affiliated cities within 12 months; drugs selected and procured in localities and nationwide within the term of the contract or the centralized procurement framework before the procurement. The buying prices are specified below:

a) The buying price for a drug on the list of drugs supplied by successful bidders of the health facility must not exceed the successful bid at the same time;

b) The buying price of a drug that is not included in the list of drugs supplied by successful bidders of the health facility must not exceed the successful bids at the health facilities in provinces and central-affiliated cities within 12 months; the successful bids of centralized procurements in localities and nationwide within the term of the contract or according to the centralized procurement framework before the procurement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Maximum retail margin percent applied to drug retailers in health facilities:

a) If the buying price is not exceeding 1,000 VND per smallest pack: 15%;

b) If the buying price is exceeding VND 1,000 but not exceeding VND 5,000 per smallest pack: 10%;

c) If the buying price is exceeding VND 5,000 but not exceeding VND 100,000 per smallest pack: 7%;

d) If the buying price is exceeding VND 100,000 but not exceeding VND 1,000,000 per smallest pack: 5%;

dd) If the buying price is exceeding VND 1,000,000 per smallest pack: 2%.

4. Definitions of smallest pack:

a) If the dosage form is tablets, pills or capsules, the smallest pack is a tablet, pill or capsule;

b) If the dosage form is liquid, the smallest pack is an ampoule, bottle, sachet or pre-filled syringe;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) If the dosage form is orally administered powder or granules, the smallest pack is a pack, bottle or sachet;

dd) If the dosage form is cream, salve or gel for topical administration, the smallest pack is a tube or bottle;

e) If the dosage form is transdermal patch, the smallest pack is a patch;

g) If the dosage form is a drug in the form of spray or aerosol, the smallest package unit shall be spray bottle, metered dose inhaler or drug jar of aerosol nebulizer;

h) If the dosage form is a kit, the smallest pack is a kit.

Section 3. BIDDING FOR DRUG PURCHASE, DRUG PRICE NEGOTIATION AND MEASURES FOR DRUG PRICE STABILIZATION

Article 137. Bidding for drug purchase

1. Bidding for drug purchase from state capital, health insurance fund, revenue from provision of medical services and other lawful sources of revenue of public health facilities shall comply with regulations of law on bidding, the principles in Clause 4 Article 7 and Clause 6 Article 107 of the Law on Pharmacy.

2. Criteria for determination or ration prices as the basis for promulgation of the list of domestic herbal materials that can be domestically obtained with adequate quantity and at rational prices:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Fulfillment of Good Agricultural and Collection Practices (GACP) by domestic manufacturer of traditional drugs or herbal drugs; active ingredients of herbs and concentrations thereof.

3. The Minister of Health shall provide guidelines for bidding for the drugs specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article; publish the list of original brand-name drugs; promulgate regulations on purchase of original brand-name drugs that are not on the list of drugs and herbal materials eligible for price negotiation specified in Article 138 of this Decree by selecting suitable contractors according to bidding laws.

Article 138. List of drugs and herbal materials eligible for price negotiation

The Minister of Health shall promulgate the list of drugs and herbal materials eligible for price negotiation according to Clause 6 Article 107 of herbal materials on the basis of counsel of the National Advisory Council for Drug Bidding.

Article 139. Drug price negotiation

Regulations of the Law on Pricing and its instructional documents shall apply to implementation of measures for drug price stabilization, power responsibility to implement of measures for drug price stabilization.

Chapter IX

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 140. Deadlines for obtaining the pharmacy practice certificate

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.289 From January 01, 2021, every person in charge of quality assurance of manufacturers of drugs and medicinal materials shall have the pharmacy practice certificate.

3. From January 01, 2021, every person in charge of clinical pharmacology of the hospitals specified in Clause 3 Article 116 of the Law on Pharmacy shall have the pharmacy practice certificate.

4. From the effective date of this Decree, every chief pharmacist of pharmacy business establishments290 of manufacturers of drugs or medicinal materials shall have the practising certificate, except for the cases specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

5. Chief pharmacists of pharmacy business establishments and owners of drug retailing stores who have been granted the Certificate of eligibility for pharmacy business according to the Law on Pharmacy No. 34/2005/QH11 shall keep holding the position of chief pharmacist.

Article 141. Deadlines for fulfillment of Good Practice requirements by pharmacy business establishments

1. From the effective date of this Decree, manufacturers of modern drugs, herbal drugs, vaccines or biologicals, importers, exporters, wholesalers, retailers that are drugstores or dispensaries, providers of testing services, storage services, bioequivalence study services or clinical trial services, manufacturers of medicinal materials that are sterile active ingredients shall fulfill corresponding Good Practice requirements, except for the cases specified in Clause 2 and Clause 5 of this Article.

2. From January 01, 2019, manufacturers of medicinal materials that are active ingredients other than sterile active ingredients mentioned in Clause 1 of this Article shall fulfill GMP standards.

3. From the effective date of this Decree, drug counters shall fulfill corresponding GPP requirements to be granted the Certificate of eligibility for pharmacy business.

From July 01, 2019, drug counters that have obtained the Certificate of eligibility for pharmacy business before the effective date of this Decree shall fulfill corresponding GPP requirements. By this deadline, the business conditions specified in the Certificate must be maintained.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



From July 01, 2019, manufacturers of orient drugs that have obtained the Certificate of eligibility for pharmacy business before the effective date of this Decree shall fulfill GMP requirements applied to traditional drugs. By this deadline, the business conditions specified in the Certificate must be maintained.

5. From January 01, 2021, manufacturers of excipients or capsule shells, manufacturers and processors of herbal materials or prepared traditional medicinal materials shall meet corresponding GMP requirements.

Article 142. Deadlines for fulfillment of Good Practice requirements by non-commercial pharmacy business establishments

1. From the effective date of this Decree, non-commercial establishments specified in Clause 1a Article 35 of the Law on Pharmacy that have not fulfilled Good Practice requirements may operate within a scope corresponding to their fulfillment of Good Practice requirements and have to fulfill all corresponding Good Practice requirements by the following deadlines:

a) Establishments that store and supply vaccines shall fulfill corresponding Good Practice requirements from July 01, 2019;

b) Non-commercial pharmacy establishments other than those mentioned in Point a of this Clause shall fulfill corresponding Good Practice requirements from January 01, 2021.

2. From the effective date of this Decree, non-commercial establishments specified in Clause 1a Article 35 of the Law on Pharmacy that have just been inaugurated or changed its scope of operation shall fulfill corresponding Good Practice requirements.

Article 143. Transition clauses291

1. Applications submitted according to regulations of the Law on Pharmacy No. 34/2005/QH11 and its instructional documents shall apply regulations thereof, except for applications that are submitted according to Clause 2 Article 115 of the Law on Pharmacy No. 105/2016/QH13 before the effective date of this Decree, unless the applicant wishes to apply regulations of the Law on Pharmacy No. 105/2016/QH13.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.292 Licenses to export or import drugs/medicinal materials, orders for exported or imported drugs/ medicinal materials and relevant administration procedures shall be issued and carried out according to the Law on Pharmacy No. 34/2005/QH11 and its instructional documents shall remain effective until their expiration dates.

Drugs and medicinal materials mentioned in this Clause are imported or exported and granted customs clearance documents if they satisfy the requirements of the Law on Pharmacy No. 34/2005/QH11 and related instructional documents or according to this Decree, from the date on which this Decree takes effect.

4. Drugs and medicinal materials mentioned in this Clause are imported or exported and granted customs clearance documents if they satisfy the requirements of the Law on Pharmacy No. 34/2005/QH11 and related instructional documents or according to this Decree, from the date on which this Decree takes effect.

5. Establishments trading in controlled drugs shall apply the following regulations:

a)293 An establishment trading in controlled drugs specified in Clause 26a and Clause 26b Article 2 of the Law on Pharmacy may keep operating until the end of June 30, 2018. After this day, it shall obtain the Certificate of eligibility for pharmacy business that permits trading in controlled drugs in accordance with Section 4 Chapter III of this Decree if it wishes to keep operating;

b) An establishment trading in controlled drugs specified in Clause 26c and Clause 26d Article 2 of the Law on Pharmacy may keep operating until the expiration date written on its Certificate of eligibility for pharmacy business or the Certificate of Good Practice if the Certificate of eligibility for pharmacy business does not specifies an expiration date. After this day, it shall obtain the Certificate of eligibility for pharmacy business that permits trading in controlled drugs in accordance with Section 4 Chapter III of this Decree if it wishes to keep operating.

6. From July 01, 2018, retailers of drugs on the list of drugs restricted from retailing shall comply with regulations of Clause 2 Article 55 of this Decree.

7.294 From January 01, 2021, the marketing authorization or declaration of applied standards shall be obtained in accordance with Clause 1 and Clause 2 Article 93 of this Decree before herbal materials are sold in Vietnam.

8. From January 01, 2019, the marketing authorization shall be obtained in accordance with Clause 4 Article 93 of this Decree before capsule shells are sold in Vietnam. From January 01, 2021, the marketing authorization shall be obtained in accordance with Clause 3 Article 93 of this Decree before excipients are sold in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Certifications of drug information and certifications of drug advertisement contents issued before the effective date of this Decree shall remain effective until their expiration dates.

11.295 A foreign enterprise whose license to trade in drugs and medicinal materials in Vietnam or license to trade in vaccines, biologicals and ingredients thereof in Vietnam is granted before the Decree No. 54/2017/ND-CP takes effect and is used until its expiry date.

12. From January 01, 2021, medicinal materials that are excipients for production of drugs under an application for registration of drugs having the marketing authorization in Vietnam may be imported under a published list in accordance with regulations of the Minister of Health without the import license.

Article 144. Effect296

1. This Decree comes into force as of July 01, 2017.

2. The following regulations and documents are annulled:

a) Regulations on drug advertising in Article 3 of the Government's Decree No. 181/2013/ND-CP;

b) The Government's Decree No. 79/2006/ND-CP;

c) The Government's Decree No. 89/2012/ND-CP;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In the cases where a legislative document or regulation referred to in this Decree is changed or replaced, the newer one shall apply.

Article 145. Responsibility for organization of implementation of this Decree297

1. The Minister of Health is responsible for providing guidance and organizing the implementation of this Decree.

2. Presidents of the People’s Committees of provinces shall request Departments of Health to organize the receipt and verification of re-declarations of prices of domestic drugs submitted by establishments in their provinces.

3. Electronic declaration, registration and application for licensing shall apply the roadmap established by the Minister of Health.

4. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

CERTIFIED BY

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

1 Preludes to the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to certain regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018:

“The Law on Government Organization dated June 19, 2015;

At the request of the Minister of Health;

The Government hereby promulgates a Decree on amendments to certain regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health”.

Preludes to the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health:

“The Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

The Law on Pharmacy dated April 06, 2016;

At the request of the Minister of Health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2 This clause is amended by clause 1 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

3 This point is amended by clause 2 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

4 This point is repealed by clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

5 This point is repealed by clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

6 This point is amended by clause 3 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

7 This point is repealed by clause 2 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

8 This point is amended by clause 4 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

9 This point is amended by point a clause 5 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

10 This point is amended by point b clause 5 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12 This Article is repealed by clause 3 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

13 This Article is repealed by clause 3 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

14 This Article is repealed by clause 3 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

15 This Article is repealed by clause 3 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

16 This Article is repealed by clause 3 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

17 This Article is repealed by clause 4 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

18 This Article is repealed by clause 4 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

19 This Article is repealed by clause 4 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

20 This point is amended by point a clause 7 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



22 This clause is repealed by clause 5 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

23 This clause is amended by clause 8 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

24 This clause is repealed by clause 7 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

25 This Article is repealed by clause 8 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

26 This Article is repealed by clause 9 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

27 This Article is repealed by clause 10 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

28 This Article is repealed by clause 11 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

29 This clause is repealed by clause 12 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

30 This clause is amended by clause 9 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



32 This point is amended by point b clause 10 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

33 This point is amended by clause 11 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

34 The paragraph “Trường hợp cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu cho cơ sở bán lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có thêm tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc” (“If the applicant applies for a Certificate of eligibility for pharmacy business that allows sale of drugs or medicinal materials imported to retailers and health facilities, documents about technologies and personnel according to GDP requirements applied to drugs and medicinal materials are required”) is repealed as prescribed in clause 13 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

35 This clause is repealed by clause 14 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

36 The phrase "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở" ("the Department of Health of the province where the applicant’s headquarters is located") is replaced with the phrase "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh" ("the Department of Health of the province where the applicant's business location exists") according to clause 79 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

37 Title of this clause is amended by clause 12 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

38 This point is amended by clause 12 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

39 This clause is amended by clause 12 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

40 The phrase "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở" ("the Department of Health of the province where the applicant’s headquarters is located") is replaced with the phrase "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh" ("the Department of Health of the province where the applicant's business location exists") according to clause 79 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



42 This clause is repealed by clause 15 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

43 This clause is repealed by clause 16 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

44 This clause is amended by clause 14 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

45 The paragraph “Ban hành danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực” (“Promulgation of the List of drugs and active ingredients banned from certain fields”) is changed into “Công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực” (“Publication of the list of drugs and active ingredients on the list of substances banned from certain fields”) according to point a clause 15 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

46 This point is amended by point b clause 15 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

47 This clause is amended by clause 16 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

48 The paragraph "có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn" ("sturdy walls and ceiling") is repealed by clause 18 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

49 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

50 The paragraph "có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn" ("sturdy walls and ceiling") is repealed by clause 18 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



52 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

53 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

54 This point is amended by clause 17 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

55 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

56 The paragraph "có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn" ("sturdy walls and ceiling") is repealed by clause 18 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

57 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

58 This clause is amended by clause 18 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

59 The paragraph "có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn" ("sturdy walls and ceiling") is repealed by clause 18 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

60 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



62 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

63 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

64 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

65 This point is repealed by clause 17 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

66 This clause is amended by clause 20 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

67 The phrase “02 năm” (“02 years”) is changed into the phrase “12 tháng” (“12 months”) according to clause 21 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

68 The phrase “02 năm” (“02 years”) is changed into the phrase “12 tháng” (“12 months”) according to clause 21 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

69 This point is repealed by clause 19 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

70 The phrase “02 năm” (“02 years”) is changed into the phrase “12 tháng” (“12 months”) according to clause 21 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



72 This point is repealed by clause 19 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

73 This point is repealed by clause 19 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

74 The phrase “02 năm” (“02 years”) is changed into the phrase “12 tháng” (“12 months”) according to clause 21 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

75 This point is repealed by clause 19 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

76 This clause is repealed by clause 19 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

77 The phrase “02 năm” (“02 years”) is changed into the phrase “12 tháng” (“12 months”) according to clause 21 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

78 The phrase “02 năm” (“02 years”) is changed into the phrase “12 tháng” (“12 months”) according to clause 21 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

79 This point is repealed by clause 19 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

80 This clause is repealed by clause 19 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



82 The phrase “02 năm” (“02 years”) is changed into the phrase “12 tháng” (“12 months”) according to clause 21 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

83 This point is repealed by clause 19 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

84 This point is amended by clause 23 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

85 This point is amended by clause 24 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

86 This point is amended by clause 25 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

87 This point is amended by clause 26 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

88 This point is amended by clause 27 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

89 This point is amended by clause 27 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

90 This clause is amended by clause 28 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



92 This point is amended by clause 30 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

93 This clause is amended by clause 31 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

94 This clause is repealed by clause 20 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

95 This Article is repealed by clause 21 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

96 This Article is amended by clause 32 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

97 This Article is repealed by clause 22 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

98 This point is repealed by clause 23 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

99 This point is amended by point a clause 33 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

100 This point is amended by point b clause 33 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



102 This point is amended by point b clause 34 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

103 The phrase "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở" ("the Department of Health of the province where the applicant’s headquarters is located") is replaced with the phrase "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh" ("the Department of Health of the province where the applicant's business location exists") according to clause 79 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

104 This point is repealed by clause 24 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

105 This point is repealed by clause 24 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

106 This point is repealed by clause 25 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

107 The phrase “c” is repealed by clause 25 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

108 This point is repealed by clause 25 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

109 This point is repealed by clause 25 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

110 This point is repealed by clause 26 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



112 This point is amended by point a clause 35 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

113 This point is amended by point a clause 35 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

114 This point is repealed by clause 27 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

115 This point is amended by point b clause 35 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

116 This point is amended by point b clause 35 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

117 The paragraph “thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực” (“a drug on the list of drugs and active ingredients on the list of banned substances in certain fields”) is repealed according to clause 28 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

118 The paragraph "Miễn nộp tài liệu tại điểm này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" ("Documents specified in this point are not required to be submitted if the manufacturer has been certified conformable with GMP principles on the certificate of pharmaceutical product;") is added by clause 29 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

119 This point is repealed by clause 27 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

120 This point is amended by clause 36 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



122 This point is amended by clause 36 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

123 The paragraph “thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực” (“a drug on the list of drugs and active ingredients on the list of banned substances in certain fields”) is repealed according to clause 28 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

124 The paragraph "Miễn nộp tài liệu tại điểm này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" ("Documents specified in this point are not required to be submitted if the manufacturer has been certified conformable with GMP principles on the certificate of pharmaceutical product;") is added by clause 29 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

126 This point is repealed by clause 30 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

126 This point is amended by clause 37 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

127 This point is repealed by clause 31 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

128 This point is amended by point a clause 35 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

129 This clause is repealed by clause 31 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

130 This clause is amended by point b clause 38 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



132 This point is amended by point c clause 38 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

133 This point is amended by clause 39 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

134 The paragraph “thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực” (“a drug on the list of drugs and active ingredients on the list of banned substances in certain fields”) is repealed according to clause 28 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

135 The paragraph "Miễn nộp tài liệu tại điểm này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" ("Documents specified in this point are not required to be submitted if the manufacturer has been certified conformable with GMP principles on the certificate of pharmaceutical product;") is added by clause 29 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

136 This point is repealed by clause 33 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

137 This point is repealed by clause 34 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

138 This point is amended by point a clause 40 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

139 This point is amended by point b clause 40 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

140 This point is amended by point b clause 40 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



142 The paragraph "Miễn nộp tài liệu tại điểm này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" ("Documents specified in this point are not required to be submitted if the manufacturer has been certified conformable with GMP principles on the certificate of pharmaceutical product;") is added by clause 29 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

143 This point is repealed by clause 35 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

144 This clause is amended by point a clause 41 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

145 This point is amended by point b clause 41 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

146 This point is amended by point b clause 41 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

147 This point is amended by point b clause 41 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

148 This point is amended by point b clause 41 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

149 This point is amended by point b clause 41 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

150 This point is amended by point b clause 41 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



152 This point is amended by point b clause 41 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

153 This point is repealed by clause 36 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

154 This point is repealed by clause 37 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

155 This point is repealed by clause 38 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

156 This point is repealed by clause 38 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

157 The phrase “72” is repealed by clause 39 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

158 This point is repealed by clause 40 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

159 This point is amended by point a clause 42 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

160 The phrase "và lưu hành thực tế" ("for free sale") is repealed by clause 42 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



162 This point is amended by point b clause 42 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

163 This point is amended by point b clause 42 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

164 This point is added by point c clause 42 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

165 This clause is added by point d clause 42 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

166 Title of this clause is amended by point a clause 43 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

167 This point is amended by point a clause 43 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

168 Title of this clause is amended by point b clause 43 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

169 This point is amended by point c clause 43 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

170 This clause is repealed by clause 43 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



172 This point is amended by point b clause 44 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

173 This clause is amended by clause 45 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

174 This point is amended by clause 46 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

175 This point is amended by clause 46 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

176 This point is amended by clause 46 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

177 This point is amended by clause 46 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

178 This point is repealed by clause 44 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

179 This point is repealed by clause 45 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

180 This point is repealed by clause 45 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



182 This point is repealed by clause 47 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

183 Title of this Article is amended by point a clause 47 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

184 This point is amended by clause 1 Article 2 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

185 This point is amended by clause 1 Article 2 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

186 This clause is amended by clause 1 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

187 This clause is amended by point a clause 48 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

188 This point is amended by point b clause 48 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

189 This point is amended by point c clause 48 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

190 This clause is amended by point d clause 48 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



192 This clause is amended by point e clause 48 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

193 This clause is amended by point e clause 48 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

194 This clause is amended by point e clause 48 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

195 Title of this clause is amended by point a clause 2 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

196 This clause is amended by clause 50 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

197 This point is amended by point a clause 49 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

198 This point is amended by clause 2 Article 2 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

199 This point is amended by clause 2 Article 2 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

200 This point is amended by clause 2 Article 2 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



202 This point is amended by point c clause 49 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

203 This point is amended by point d clause 49 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

204 This point is amended by point d clause 49 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

205 Title of this clause is amended by point c clause 2 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

206 This clause is amended by clause 49 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

207 This clause is amended by clause 51 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

208 This point is amended by point dd clause 49 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

209 This point is repealed by clause 52 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

210 This point is repealed by clause 52 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



212 This point is amended by clause 50 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

213 This point is amended by point a clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

214 This clause is amended by point b clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

215 This clause is amended by point c clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

216 This point is amended by clause 4 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

217 This point is amended by clause 5 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

218 This point is repealed by clause 53 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

219 This point is repealed by clause 53 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

220 This point is repealed by clause 53 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



222 This point is repealed by clause 53 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

223 This point is amended by clause 51 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

224 This point is amended by clause 51 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

225 This point is amended by clause 52 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

226 This point is amended by point a clause 53 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

227 This point is repealed by clause 54 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

228 This point is amended by point b clause 53 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

229 This clause is amended by point c clause 53 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

230 The phrase "tái xuất" ("re-exporting") is repealed by clause 55 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



232 The phrase "tái xuất" ("re-exporting") is repealed by clause 55 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

233 The paragraph "Đối với nguyên liệu nhập khẩu được tái xuất, Bộ Y tế thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước tiếp nhận để biết, phối hợp quản lý" ("In the cases where re-export of medicinal ingredients is permitted, the Ministry of Health shall inform a competent authority of the importing country.") is repealed by clause 55 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

234 This Article is amended by clause 54 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

235 Title of this Article is amended by clause 55 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

236 This clause is repealed by clause 56 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

237 This clause is repealed by clause 56 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

238 This point is repealed by clause 57 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

239 This point is amended by clause 56 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

240 This point is repealed by clause 57 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



242 This Article is repealed by clause 58 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

243 This Article is repealed by clause 59 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

244 This Article is amended by point a clause 57 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

245 This clause is amended by point b clause 57 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

246 This clause is repealed by clause 60 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

247 This clause is amended by point b clause 57 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

248 This clause is amended by point b clause 57 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

249 This clause is amended by clause 58 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

250 This clause is amended by clause 59 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



252 This Article is repealed by clause 61 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

253 This Article is repealed by clause 62 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

254 This Article is amended by clause 60 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

255 Title of this Article is amended by clause 61 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

256 This clause is repealed by clause 63 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

257 This clause is repealed by clause 63 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

258 This point is repealed by clause 64 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

259 This point is amended by clause 62 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

260 This point is repealed by clause 64 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



262 This Article is repealed by clause 65 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

263 This Article is repealed by clause 66 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

264 Title of this Article is amended by point a clause 63 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

265 This clause is amended by point b clause 63 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

266 This clause is repealed by clause 67 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

267 This clause is amended by point b clause 63 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

268 This clause is amended by point b clause 63 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

269 This Article is amended by clause 64 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

270 This Article is amended by clause 65 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



272 This clause is amended by clause 67 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

273 This point is repealed by clause 68 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

274 This point is amended by clause 68 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

275 This point is amended by clause 69 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

276 Title of this clause is amended by clause 6 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

277 This point is amended by clause 70 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

278 This point is amended by clause 70 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

279 This point is amended by clause 70 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

280 This point is repealed by clause 69 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



282 This point is repealed by clause 69 Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

283 This Article is amended by clause 7 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

284 This Article is amended by clause 8 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

285 This Article is amended by clause 9 Article 1 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP dated December 11, 2023 amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023.

286 This clause is amended by clause 76 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

287 The phrase “người phụ trách về bảo đảm chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất dược chất trừ trường hợp dược chất vô trùng” (“person in charge of drug quality assurance of manufacturers of active ingredients other than sterile active ingredients”) is repealed by Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

288 The phrase “người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuốc” (“person in charge of drug quality assurance”) is repealed by Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

289 This clause is amended by Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

290 The phrase “người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuốc” (“person in charge of drug quality assurance”) is repealed by Article 4 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 21. Transition clauses

......

4. Transitional clauses for Decree No. 54/2017/ND-CP:

a) If the applications for the practice certificates or the Certificates of Eligibility for Pharmacy Business or the import and export licenses which are specified in the Decree No. 54/2017/ND-CP are submitted before this Decree takes effect, they shall be processed according to the regulations in the aforesaid Decree;

b) The medicinal materials, which are used for producing drugs and are licensed before this Decree takes effect, shall continue to be imported until the expiration date of the license;

c) The drugs which are procured by the retailers in the health facilities before this Decree takes effect shall comply with the regulations in the Decree No. 54/2017/ND-CP.”

Article 4 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP on amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023, stipulates that:

“Article 4. Transition clauses

Applications submitted before the effective date hereof shall conform to regulations applicable at the time of application unless applicants request conformity to this Decree.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



293 This point is amended by point b clause 78 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

294 This clause is amended by point c clause 78 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

295 This clause is amended by point d clause 78 Article 5 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018.

296 Article 20 of the Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since November 12, 2018, stipulates that:

“Article 20. Entry into force

This Decree comes into force from the date of signing.”

Article 3 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP on amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023, stipulates that:

“Article 3. Entry into force

This Decree comes into force from the date of signing.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 22. Responsibility for implementation

Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree./.”

Article 5 of the Government’s Decree No. 88/2023/ND-CP on amendments to Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on guidelines for implementation of the Law on Pharmacy and Government’s Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 on amendments to regulations relating to business conditions under state management of the Ministry of Health, which has been effective since December 11, 2023, stipulates that:

“Article 5. Responsibility for implementation

Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree./.”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT ngày 11/01/2024 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Dược do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.494

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.56.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!