BỘ
Y TẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2023/TT-BYT
|
Hà
Nội, ngày tháng năm 2023
|
DỰ THẢO (1)
Gửi Cổng TTĐT
|
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ MÃ HÓA
BỆNH, TẬT, NGUYÊN NHÂN TỬ VONG ICD-10 VÀ HƯỚNG DẪN MÃ HÓA BỆNH, TẬT THEO ICD-10
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO
HIỂM Y TẾ
Căn
cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số
Điều theo Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm
2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số
điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số
95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị
của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế,
Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành Thông tư ban hành Bảng phân loại
quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong ICD-10 và hướng dẫn mã hóa
bệnh, tật theo ICD-10 phục vụ xây dựng các phương thức thanh toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều
chỉnh:
Thông tư này:
a) Quy định về mã hóa
bệnh, tật, nguyên nhân tử vong áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ
việc quản lý khám bệnh, chữa bệnh và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế; xây dựng các phương thức thanh toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
b) Hướng dẫn mã
hóa bệnh, tật theo Bảng phân loại quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên
nhân tử vong ICD-10
theo quy định, hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới tại phiên bản năm 2019 (có cập nhật năm 2020 đối với các mã bệnh áp dụng cho
COVID-19).
2. Đối tượng
áp dụng:
a) Các cơ sở y tế có
thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc;
b) Cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp;
c)
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Điều
2: Một số khái niệm, thuật ngữ
1. Mã hoá bệnh, tật: là sự chuyển đổi các thuật
ngữ y khoa, chẩn đoán bệnh, tật, nguyên nhân tử vong, các vấn đề sức khoẻ, chấn
thương và các can thiệp y tế từ dạng văn bản hay dữ liệu phi cấu trúc sang định
dạng dữ liệu có cấu trúc dưới dạng ký tự chữ hoặc ký tự số.
2. Lượt khám bệnh, chữa bệnh: là
quá trình người bệnh tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế nhằm giải quyết một hoặc
một số vấn đề hoặc tình trạng sức khoẻ cụ thể, bao gồm một hoặc nhiều lần khám
bệnh, chữa bệnh trong một giai đoạn cụ thể của cán bộ y tế liên quan tới cùng
một bệnh hoặc hậu quả trực tiếp của bệnh. Một lượt khám bệnh, chữa bệnh được
xác định là:
a)
Một lần khám ngoại trú;
b)
Một đợt điều trị ngoại trú;
c)
Một đợt điều trị nội trú ban ngày;
d)
Một đợt điều trị nội trú.
3.
Bệnh chính: là bệnh được chẩn đoán xác định vào cuối đợt khám bệnh,
chữa bệnh; là bệnh hoặc tình trạng mà vì nó người bệnh phải vào cơ sở y tế để
khám bệnh, chữa bệnh. Nếu có nhiều bệnh cùng nguyên nhân khiến người bệnh vào
cơ sở y tế thì bệnh nào phải sử dụng nhiều nguồn lực nhất sẽ được chọn là bệnh
chính.
Trường
hợp không đưa ra được chẩn đoán xác định bệnh thì những triệu chứng chính,
những dấu hiệu hay rối loạn bất thường sẽ được chọn là bệnh chính.
4.
Bệnh kèm theo: là
những bệnh cùng tồn tại với bệnh chính tại thời điểm người bệnh nhập viện hoặc
bệnh tiến triển hoặc phát hiện trong quá trình điều trị bệnh chính, có ảnh
hưởng đến việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh, dẫn đến việc kéo dài thời
gian nằm viện hoặc phải sử dụng các nguồn lực bổ sung khác.
5.
Biến chứng: là
bệnh, hoặc hội chứng, hoặc tình trạng bệnh lý xuất hiện trong quá trình điều
trị, là hậu quả do một bệnh trước đó hoặc do tiến triển xấu đi của bệnh trong
quá trình điều trị.
6.
Di chứng: là
một tình trạng bệnh lý còn lại sau khi đã được điều trị của bệnh tật, chấn
thương, can thiệp y khoa, v.v… hoặc là ảnh hưởng lâu dài của một bệnh hoặc chấn
thương xảy ra ngay sau tình trạng này. Cần phân biệt di chứng khác với tác động
muộn của bệnh, có thể xuất hiện rất lâu sau, thậm chí vài thập kỷ sau khi tình
trạng ban đầu đã khỏi.
7.
Thuật ngữ “Không phân loại nơi khác”: là các bệnh
có tên chuyên môn, nguyên nhân hoặc bệnh học xác định nhưng chưa được phân loại
trong Bảng
phân loại quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong ICD-10.
8.
Thuật ngữ “Không đặc hiệu khác”: là các bệnh đã xác
định được loại bệnh, nhưng không có đủ dữ kiện để chẩn đoán và phân loại chi
tiết hơn.
9.
Mã bệnh dấu Găm (ký hiệu là †), mã bệnh dấu Sao (ký hiệu là *):
là một hệ thống mã kép, gồm các mã bệnh có kèm thêm ký tự dấu sao (*) và ký
tự dấu găm (†) để mô tả một tình trạng bệnh, gồm nguyên nhân hoặc bệnh sinh (†)
và biểu hiện hiện tại của bệnh (*).
Chương II
BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ MÃ HÓA BỆNH,
TẬT, NGUYÊN NHÂN TỬ VONG ICD-10 VÀ NGUYÊN TẮC MÃ HÓA BỆNH, TẬT THEO ICD-10
Điều
3: Bảng phân loại quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong theo ICD-10
1. Bảng phân
loại quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong ICD-10 quy định tại Phụ
lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này là chuẩn dữ liệu đầu vào thuộc bộ mã
danh mục dùng chung, đáp ứng được việc kết nối, liên thông dữ liệu điện tử để
phục vụ quản lý khám bệnh, chữa bệnh và giám định, thanh toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; làm cơ sở để xây dựng các phương thức thanh toán
chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Bảng phân
loại quốc tế về bệnh, tật và nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organisation, viết tắt là WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản
sửa đổi lần thứ 10, ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào 2019, sau đó, năm 2020 có cập nhật đối với các mã bệnh áp dụng cho
COVID-19. Sau đây, gọi chung là Bảng phân loại quốc tế về bệnh, tật và
nguyên nhân tử vong ICD-10, phiên bản 2019.
Trang thông
tin điện tử (website) tra cứu chính thức Bảng phân loại quốc tế về bệnh, tật và
nguyên nhân tử vong ICD-10, phiên bản 2019 của:
a) Bộ Y
tế Việt Nam tại địa chỉ: http://moh.gov.vn;
b) Tổ
chức Y tế Thế giới, tại địa chỉ: https://icd.who.int/browsel0/2019/en.
Điều
4: Cấu trúc Bảng phân loại quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong
ICD-10
Bảng phân
loại quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong ICD-10 được cấu trúc như
sau:
1. Chương
bệnh: Gồm 22 (hai mươi hai) chương bệnh, trong đó 21 (hai mươi mốt)
chương bệnh chính, được đánh số thứ tự bằng các chữ cái. Các chương được quy
định bởi một hoặc nhiều chữ cái, sắp xếp từ A đến Z, được phân loại theo tác
nhân gây bệnh, nguyên nhân ngoại sinh, bệnh theo hệ cơ quan, ung bướu, triệu
chứng hay rối loạn bất thường và 01 chương dành cho các mục đích đặc biệt (mã
bệnh bắt đầu bằng chữ cái U).
2. Nhóm bệnh:
Mỗi chương bệnh được chia thành nhiều nhóm bệnh (nhóm mã có 02 chữ số). Một số
chương bệnh thì các nhóm bệnh tiếp tục được phân loại thành các Nhóm phụ, ví
dụ: u tân sinh (Chương II).
Các mã bệnh
trong các nhóm bệnh phải phù hợp với chẩn đoán bệnh.
Nhóm bệnh từ B95 đến B98 là tác
nhân gây bệnh, do đó không được sử dụng làm mã bệnh chính.
3. Loại bệnh:
Mỗi nhóm bệnh được chia thành nhiều loại bệnh (nhóm mã có 03 chữ số).
4. Tên bệnh:
Mỗi loại bệnh tuỳ theo đặc thù có thể phân loại thành các tên bệnh cụ thể.
5. Mã bệnh:
Là tên bệnh được thể hiện bằng các ký tự chữ và số. Phần lớn mã bệnh chứa
04 ký tự; một số mã bệnh chỉ bao gồm 03 ký tự, hoặc một số mã bệnh có mã thứ 05
theo vị trí giải phẫu.
Một mã bệnh
có thể chứa nhiều tên bệnh, hoặc một bệnh có thể chứa nhiều mã bệnh.
6. Mã bệnh
“Bao gồm” (Include): Là các mã bệnh chi tiết hơn được phân loại vào
trong cùng một mã bệnh nhằm diễn giải hoặc phân loại cụ thể hơn.
Nguyên tắc
tra cứu mã bệnh bao gồm: khi tra cứu được mã
bệnh này, phải kiểm tra trong Quyển 1 tại địa
chỉ website quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
7. Mã bệnh
“Loại trừ” (Exclude): Là các bệnh có cùng đặc điểm phân loại với mã bệnh
nhưng không được phân loại trong mã bệnh đó.
Nguyên tắc
tra cứu mã
bệnh loại trừ: khi tra cứu được mã
bệnh này, phải kiểm tra trong Quyển 1 tại địa chỉ website quy định tại khoản 2
Điều 3 Thông tư này xem bệnh cần tìm có nằm trong danh sách các bệnh loại trừ
khỏi mã đó. Nếu tên bệnh cần tìm không nằm trong danh sách mã loại trừ thì được
phép sử dụng mã bệnh đã tìm được. Trường hợp tên bệnh nằm trong danh sách loại
trừ, thì không sử dụng mã tìm được mà sử dụng mã tương ứng tên bệnh trong danh
sách mã loại trừ.
Điều
5: Nguyên tắc lựa chọn lại bệnh chính
1. Nguyên tắc
1: Bệnh nặng hơn, quan trọng hơn là bệnh chính. Trong trường hợp có nhiều bệnh
có thể lựa chọn là bệnh chính, chọn bệnh quan trọng hơn, phù hợp với các biện
pháp điều trị, hoặc phù hợp với chuyên khoa điều trị và chăm sóc người bệnh là
bệnh chính hoặc bệnh sử dụng nhiều nguồn lực nhất là bệnh chính.
2. Nguyên tắc
2: Bệnh là nguyên nhân phải điều trị, chăm sóc là bệnh chính. Trường hợp có
nhiều bệnh được chẩn đoán như là bệnh chính nhưng không thể mã hoá kết hợp với
nhau được, thì dựa vào hồ sơ bệnh án để tìm xem bệnh nào là nguyên nhân khiến
người bệnh cần phải điều trị và chăm sóc y tế nhất. Nếu không xác định được thì
chọn bệnh ghi đầu tiên là bệnh chính.
3. Nguyên tắc
3: Bệnh chính là bệnh có triệu chứng được điều trị và chăm sóc. Nếu triệu chứng
cơ năng, thực thể (Chương XVIII) hoặc một vấn đề sức khoẻ (Chương XXI) thuộc
bệnh đã được chẩn đoán mà phải điều trị và chăm sóc thì chọn bệnh đã được chẩn
đoán này là bệnh chính.
Ví dụ: Đau
bụng, Viêm ruột thừa cấp, phẫu thuật cắt ruột thừa viêm, chọn “Viêm ruột thừa
cấp” là bệnh chính.
4. Nguyên tắc
4: Bệnh đặc hiệu hơn là bệnh chính. Trong trường hợp nhiều chẩn đoán đưa
ra cho cùng một tình trạng bệnh, chọn bệnh được chẩn đoán đặc hiệu hơn, cụ thể
hơn, chi tiết hơn, gần với bản chất của bệnh hơn là bệnh chính.
Ví dụ: Bệnh
tim bẩm sinh và thông liên thất, chọn “Thông liên thất” là bệnh chính.
5. Nguyên tắc
5: Bệnh được ghi nhận trước là bệnh chính. Trong đó:
a) Khi một
triệu chứng hoặc một dấu hiệu được ghi nhận như một bệnh chính và cho biết rằng
triệu chứng hoặc dấu hiệu đó có thể do một bệnh hoặc nhiều bệnh khác nhau gây
nên, chọn triệu chứng như là bệnh chính.
Ví dụ: Buồn
nôn và nôn do ngộ độc thực phẩm hoặc viêm ruột thừa, “chọn buồn nôn và nôn” là
bệnh chính.
b) Khi có hai
bệnh trở lên được ghi nhận như là chẩn đoán của bệnh chính, chọn bệnh đầu tiên
được ghi nhận.
Ví dụ: Viêm
ruột thừa do Salmonella hoặc viêm ruột do Yersinia, chọn “Viêm ruột thừa do
Salmonella” là bệnh chính.
Điều
6: Một số quy tắc mã kết hợp
1. Mã
bệnh dấu Sao (*) và mã bệnh dấu Găm (†):
Là hai mã
luôn đi kèm với nhau, trong đó, mã bệnh dấu găm (†) là mã bệnh chính, ngoại trừ
một số trường hợp có quy định riêng.
Các
mã bệnh dấu sao (*) và mã bệnh dấu găm (†) là các mã bệnh luôn đi kèm với nhau.
Trường hợp tìm thấy mã bệnh dấu sao (*) thì phải tìm bằng được mã bệnh găm (†)
tương ứng và ngược lại.
2.
Bệnh do nguyên nhân ngoại sinh (chấn thương, ngộ độc, bỏng):
Đối
với các tình trạng như chấn thương, ngộ độc, bỏng hoặc hậu quả do nguyên nhân
bên ngoài phải chẩn đoán đầy đủ cả biểu hiện bệnh và nguyên nhân, hoàn cảnh gây
bệnh.
Ví
dụ “chấn thương sọ não do tai nạn giao thông xe máy đâm vào ô tô”.
Chẩn
đoán bằng mã bệnh chính là mã “biểu hiện bệnh” (Chương XIX) và mã kết hợp là
“nguyên nhân gây bệnh” (Chương XX).
3.
Đa chấn thương:
Chần
đoán bằng mã bệnh chính là mã “tình trạng đa chấn thương” (các mã từ T00 đến T07) và
các mã kết hợp là các “tổn thương” chi tiết theo từng vị trí, trong đó tổn
thương nặng nhất ưu tiên mã trước.
4.
Đa bệnh lý:
Một
số tình trạng đa bệnh lý thường đi kèm với nhau là hậu quả của một bệnh xác
định, được mã hoá theo quy tắc chẩn đoán bằng bệnh chính là mã “bệnh gây nên
nhiều bệnh” và các mã kết hợp là từng “bệnh cụ thể”.
Ví
dụ: các mã thuộc nhóm từ B20 đến B24 - Bệnh do vi
rút gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV].
5.
Di chứng:
Một
số bệnh do di chứng của bệnh gây ra, được mã hoá theo quy tắc chẩn đoán bằng
bệnh chính là mã “biểu hiện bệnh”, và mã kết hợp là “di chứng của bệnh”.
Ví
dụ: Từ T90 đến T98 - Di chứng của tổn thương, ngộ độc và hậu quả của một số
nguyên nhân từ bên ngoài.
6.
Các trường hợp chỉ có một mã thể hiện tình trạng đa bệnh lý:
Một
mã quy định nhiều bệnh đi kèm với nhau.
Ví
dụ:
-
I22._ : Nhồi máu cơ tim tiến triển: Cơn nhồi máu cơ tim cấp tỉnh trên bệnh nhân
nhồi máu cơ tim mạn tỉnh;
-
I13.1: Bệnh tim và thận do tăng huyết áp, có suy thận: Suy tim, tăng huyết áp,
suy thận.
7.
Các trường hợp bệnh chỉ có ở giới Nữ:
Chi
tiết tại Phụ lục A4.1 ban hành kèm theo thông tư này.
8.
Các trường hợp bệnh chỉ có ở giới Nam:
Chi
tiết tại Phụ lục A4.2 ban hành kèm theo thông tư này.
Điều 7: Hướng dẫn mã hoá trong một số trường hợp cụ thể
1.
Mã hoá triệu chứng, dấu hiện bất thường:
Trường
hợp không đưa ra được chẩn đoán bệnh xác định, thì sử dụng triệu chứng, dấu
hiệu bất thường nếu có trong Chương XVIII, hoặc các mã khám, theo dõi các
trường hợp nghi ngờ của người bệnh như là bệnh chính.
2.
Trường hợp có hai hoặc nhiều tình trạng bệnh cùng đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán
bệnh chính:
Trường
hợp người bệnh có hai hoặc nhiều bệnh cùng sử dụng nguồn lực như nhau, chọn
bệnh có lý do khiến người bệnh phải vào viện là bệnh chính, những bệnh còn lại
là bệnh kèm theo.
Nếu
người bệnh có hai hoặc nhiều bệnh cùng là lý do khiến người bệnh vào viện, chọn
bệnh sử dụng nhiều nguồn lực nhất là bệnh chính, các bệnh còn lại là bệnh kèm
theo.
3.
Các triệu chứng không liên quan đến chẩn đoán:
Mã
hoá như các bệnh kèm theo đối với các triệu chứng, hội chứng phải theo dõi, xử
trí nhưng không liên quan đến chẩn đoán đã được mã hoá.
4.
Các trường hợp kết hợp nhiều mã cho một trường hợp bệnh:
a)
Mã đa chẩn thương: mã mô tả tình trạng đa chấn thương trước, mã các tổn thương
chi tiết kèm theo.
b)
Các trường hợp ung thư nguyên phát đa ổ: mã thể hiện ung thư nguyên phát đa ổ
(C97) như là mã bệnh chính, mã các vị trí ung thư là các mã bệnh kèm theo.
5.
Các trường hợp có mã thể hiện tình trạng đa bệnh lý:
Mã
thể hiện tình trạng đa bệnh lý là mã bệnh chính, các bệnh lý cụ thể như là mã
kèm theo.
6.
Mã các trường hợp cấp tính, mạn tính:
Trường
hợp bệnh mạn tính có cả hai mã riêng biệt cho hai trường hợp đợt cấp của bệnh,
và bệnh mạn tính thì mã bệnh cấp tính, hoặc đợt cấp, đợt tiến triển như là mã
bệnh chính, mã bệnh mạn tính như là mã bệnh kèm theo.
Trường
hợp một bệnh có thuật ngữ “tiến triển” có nghĩa là kết hợp mã “đợt cấp của bệnh
mạn tính”.
7.
Mã các bệnh nghi ngờ, theo dõi nhưng không loại trừ được:
Đối
với các bệnh nghi ngờ, theo dõi nếu đến theo dõi, điều trị và khi ra viện không
loại trừ được thì sử dụng các mã triệu chứng và bất thường về lâm sàng, cận lâm
sàng không phân loại nơi khác ở Chương XVIII và phải mã hoá như tình trạng bệnh
xác định.
8.
Mã biến chứng, di chứng:
Mã
bệnh chính là biểu hiện bệnh gây ra do biến chứng, di chứng trước, mã kèm theo
là mã di chứng.
Ví
dụ: các mã thuộc nhóm từ T90 đến T98 - Di chứng của tổn thương, của nhiễm độc
và của hậu quả khác của các nguyên nhân từ bên ngoài.
9.
Mã bệnh một số bệnh nhiễm trùng:
Đối
với một số bệnh nhiễm trùng, mã biểu hiện bệnh là chẩn đoán chính, mã kèm theo
là mã tác nhân gây bệnh (nếu có), ví dụ: mã từ B95 đến
B98: Các tác nhân vi khuẩn, vi rút và tác nhân gây nhiễm khuẩn khác;
hoặc mã di chứng của bệnh, ví dụ: mã từ B90 đến B94 - Di chứng của bệnh nhiễm
trùng và ký sinh trùng.
10. Mã
sự cố y khoa:
Mã tổn
thương (nếu có) như là mã bệnh chính.
Mã loại
sự cố như mã kèm theo. Ví dụ: các mã nhóm từ T80 đến T88 - Biến chứng phẫu
thuật và chăm sóc y tế, không phân loại mục khác.
11. Mã
Hội chứng hô hấp do SARS-CoV-2 (COVID-19):
a) Có
hai mã mới, gồm:
-
U07.1: COVID-19 chẩn đoán xác định, có kết quả xét nghiệm SARS- CoV-2 khẳng
định;
-
U07.2: COVID-19 chẩn đoán nghi ngờ hoặc có thể không có kết quả xét nghiệm
SARS-CoV-2 khẳng định.
b) Bệnh
nhân nhiễm COVID-19 dương tính mắc các bệnh cụ thể sẽ có các mã bệnh tương ứng.
12. Mã
các trường hợp đến khám và kê đơn đối với các bệnh mạn tính:
Các
trường hợp bệnh mạn tính đến khám và kê đơn bệnh mạn tính bổ sung mã Z phù hợp
ở Chương XXI (Ví dụ: mã Z76.0 - Chỉ định y lệnh tiếp: y lệnh nhắc lại, kê đơn
lĩnh thuốc theo hẹn).
13. Mã
các trường hợp đến khám và theo dõi sau phẫu thuật, thủ thuật:
Các
trường hợp đến khám và theo dõi sau phẫu thuật bổ sung mã Z phù hợp ở Chýõng
XXI, trong đó:
a) Mã Z08: Khám theo dõi sau điều trị u ác tính;
b) Mã
từ Z00 đến Z13: Những người đến cơ sở y tế để
khám và kiểm tra sức khỏe;
c) Mã
từ Z30 đến Z39: Những người đến cơ quan y tế về các vấn đề liên quan đến sinh
sản;
d) Mã
từ Z40 đến Z54: Những người đến cơ sở y tế để được chăm sóc và tiến hành các
thủ thuật đặc biệt.
14.
Trường hợp người bệnh đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ thuật đặc biệt:
Đối với
trường hợp người bệnh tiến hành các thủ thuật đặc biệt như hóa trị liệu, xạ trị
liệu, lọc máu ngoài cơ thể, chạy thận nhân tạo, v.v… phải bổ sung mã kèm theo
(Mã Z) ở Chương XXI cho phù hợp.
15.
Trường hợp gãy xương kín, gãy xương hở, vỡ xương kín, vỡ xương hở; tổn thương
tạng đặc có hay không có vết thương mở vào ổ bụng, lồng ngực:
a) Các
trường hợp gãy xương (gồm các mã S02, S12, S22, S32, S42, S52, S62, S72, S82,
S92, S91.7, T08, T10, T12, T12.2) cần mã ký tự
bổ sung, trong đó, số “0” là gãy kín; số “1” là gãy hở. Trường hợp không đề cập
gãy kín, hay gãy hở thì mã như gãy kín (số “0”).
b) Các
trường hợp tổn thương tạng trong lồng ngực, trong ổ bụng, trong khung chậu (gồm
các mã S26, S27, S36, S37) cần mã ký tự bổ sung, trong đó số “0” là không có
vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng; số “1” là có vết thương mở vào ổ ngực, ổ
bụng. Trường hợp không đề cập có hay không vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng thì
mã như không có vết thương mở vào ổ ngực, ổ bụng (số “0”).
16.
Trường hợp các tổn thương nông:
Các
trường hợp tổn thương nông không cần thiết phải mã nếu có tổn thương sâu hơn
được mô tả.
Chương
III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm 2023.
2. Các quy
định, hướng dẫn về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong không đúng với quy định
trong Bảng
phân
loại quốc tế về mã hóa bệnh, tật, nguyên nhân tử vong ICD-10 ban hành kèm theo
thông tư này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi
hành.
Điều
6. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp
các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì
áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều
7. Trách nhiệm thi hành
1. Trách
nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan quản lý
về y tế của các bộ, ngành.
a) Tổ chức
đào tạo, hướng dẫn mã hoá bệnh, tật cho cán bộ chủ chốt tại các cơ sở,
đơn vị khám bệnh, chữa bệnh thuộc quyền quản lý;
b) Kiểm tra,
giám sát hoạt động mã hóa bệnh, tật của cơ sở, đơn vị khám bệnh, chữa bệnh
thuộc quyền quản lý.
2. Trách
nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
a) Hướng dẫn
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị thuộc
quyền quản lý tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Tiếp nhận,
quản lý và phản hồi dữ liệu điện tử về mã bệnh, tật kịp thời, đầy đủ cho
các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh
theo quy định hiện hành.
d) Chia sẻ
các thông tin liên quan về mã bệnh, tật.
3. Trách
nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Bố trí
nhân lực để thực hiện việc mã hóa, bảo đảm cứ 100 (một trăm) giường bệnh có từ
01 (một) đến 02 (hai) cán bộ;
b) Nghiên
cứu, triển khai tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại thông tư này;
c) Thực hiện
theo đúng các tài liệu hướng dẫn tại Thông tư này trên các trang thông tin điện
tử quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
d) Tổ chức
đào tạo, đào tạo liên tục mã hoá bệnh tật cho tất cả nhân viên y tế thuộc quyền
quản lý, đặc biệt là nhân viên y tế là việc tại các khoa lâm sàng;
đ) Đào tạo
nhân viên chuyên trách về mã hoá bệnh, tật để hướng dẫn và kiểm tra, giám sát
việc tuân thủ quy tắc mã hoá của nhân viên y tế thuộc quyền quản lý.
Trong quá
trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ
chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Bảo hiểm y tế) để xem xét, giải
quyết./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo - Văn xã,
Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp);
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ Y tế;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, BH (05 bản).
|
BỘ
TRƯỞNG
Đào Hồng Lan
|