Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2015/TT-BNNPTNT kiểm tra vệ sinh thú y an toàn thực phẩm đối với mật ong xuất khẩu

Số hiệu: 08/2015/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 02/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  08/2015/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y, AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH MẬT ONG XUẤT KHẨU

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

1. Thông tư này quy định về giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu; hệ thống giám sát, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện giám sát và các cơ sở tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh mật ong phục vụ xuất khẩu.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở trong chuỗi sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu, bao gồm: Cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong phục vụ xuất khẩu.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mật ong bao gồm cả mật ong và sữa ong chúa.

2. Sản xuất mật ong là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động nuôi ong, khai thác mật ong; thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong.

3. Cơ sở nuôi ong là nơi thực hiện quá trình nuôi ong và khai thác mật ong nguyên liệu.

4. Chế biến mật ong là quá trình xử lý mật ong nguyên liệu theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

5. Kinh doanh mật ong là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động thu gom, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán mật ong.

6. Cơ quan giám sát là các cơ quan chuyên ngành thú y được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong nuôi ong; thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong.

Chương II

KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y, AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch giám sát.

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch giám sát mật ong hàng năm:

a) Sản lượng mật ong xuất khẩu trong năm; thời vụ khai thác mật ong, chế biến mật ong và dự kiến sản lượng mật ong của năm tiếp theo;

b) Kết quả giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản xuất, kinh doanh mật ong của năm trước, thông tin cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng, ATTP đối với mật ong xuất khẩu để xác định các chỉ tiêu có nguy cơ cao về ATTP.

c) Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong và kết quả kiểm tra, đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP tương ứng với các đối tượng nêu tại Điều 2 Thông tư này.

2. Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí và triển khai thực hiện kế hoạch giám sát mật ong hàng năm.

3. Việc xây dựng kế hoạch hàng năm gửi cho các nước nhập khẩu, việc thực hiện giám sát, số lượng mẫu và xử lý mẫu phân tích, báo cáo kết quả hàng năm cho các nước nhập khẩu được thực hiện ở các cơ quan, đơn vị có liên quan.

4. Nội dung kế hoạch giám sát:

a) Kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y và lấy mẫu mật ong tại các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong;

b) Lấy mẫu mật ong tại các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong;

c) Phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư trong mật ong được lấy tại các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong;

d) Tổng hợp báo cáo kế hoạch giám sát theo yêu cầu quản lý và yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Điều 4. Các cơ quan giám sát.

1. Hệ thống kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong nuôi ong; thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong bao gồm:

a) Cục Thú y;

b) Các Cơ quan Thú y vùng;

c) Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I, II;

d) Chi cục Thú y các tỉnh có nuôi ong.

2. Các cơ quan giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện những công việc được phân công đảm bảo hệ thống giám sát khép kín từ khâu sản xuất tới vận chuyển, sơ chế, chế biến, kinh doanh xuất khẩu.

Điều 5. Đối tượng được kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất và chế biến mật ong.

Các cơ sở cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong chịu sự kiểm tra, giám sát và thực hiện các yêu cầu của cơ quan giám sát.

Điều 6. Thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích.

1. Trong các tháng 2 - 4 và tháng 8 - 10 hàng năm, Cục Thú y tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và lấy mẫu mật ong giám sát các chất tồn dư độc hại tại các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong.

Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra các cơ sở và lấy mẫu mật ong có thể được thực hiện đột xuất.

2. Việc kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

3. Lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc có chủ định nhằm giám sát, đánh giá sự phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định về ATTP của mật ong và yêu cầu của nước nhập khẩu (theo hướng dẫn tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này); cơ cấu mẫu, số lượng mẫu lấy để phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư theo kế hoạch hàng năm.

4. Lựa chọn vùng lấy mẫu mật ong.

a) Vùng lấy mẫu mật ong tại cơ sở nuôi ong căn cứ theo mùa vụ khai thác và vùng khai thác mật ong;

b) Vùng lấy mẫu mật ong tại các cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong căn cứ vào thời điểm kiểm tra, giám sát và tập trung tại các tỉnh nơi có các cơ sở thu gom, chế biến mật ong.

5. Yêu cầu đối với người lấy mẫu.

a) Người lấy mẫu phải được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật lấy mẫu và được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ.

b) Được trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ lấy mẫu, bảo quản mẫu.

Điều 7. Kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với các cơ sở nuôi ong, chế biến mật ong xuất khẩu.

1. Việc kiểm tra đánh giá, phân loại các cơ sở nuôi ong; cơ sở sơ chế, chế biến mật ong xuất khẩu thực hiện theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP.

2. Biên bản kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với cơ sở nuôi ong, theo mẫu tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

3. Biên bản kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với cơ sở sơ chế, chế biến mật ong, theo mẫu tại phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Căn cứ kết quả kiểm tra đánh giá, phân loại điều kiện vệ sinh thú y, ATTP, Cục Thú y xem xét cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh mật ong xuất khẩu.

Điều 8. Quy định về việc kiểm tra, lấy mẫu phân tích và phân tích mẫu.

1. Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I chủ trì phối hợp với các Cơ quan Thú y vùng, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu và phân tích mẫu đối với các cơ sở nuôi ong; cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong.

2. Mật ong phải được phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư độc hại như các chất kháng sinh, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất tồn dư khác theo kế hoạch hàng năm được phê duyệt.

Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được mẫu, phòng thử nghiệm phải thông báo kết quả tới cơ quan giám sát để tổng hợp kết quả phân tích.

3. Kết quả phân tích mẫu được lưu giữ tại cơ quan phân tích và được gửi tới các cơ quan có liên quan.

Điều 9. Quy định về việc kiểm dịch lô hàng mật ong xuất khẩu.

1. Chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong tham gia chương trình giám sát vệ sinh thú y, ATTP và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y mới được phép xuất khẩu mật ong.

2. Việc kiểm dịch lô hàng mật ong để xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

3. Trường hợp phát hiện lô hàng có chứa chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép, cơ quan kiểm dịch động vật xuất khẩu thông báo ngay cho cơ sở sản xuất, kinh doanh biết và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

Chương III

SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN TRONG NUÔI ONG

Điều 10. Sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong.

1. Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, trị bệnh cho ong theo quy định.

2. Khi sử dụng thuốc để phòng, trị bệnh cho ong phải tuân theo đúng chỉ định ghi trên nhãn thuốc và hướng dẫn của cơ sở sản xuất hoặc cán bộ thú y. Cơ sở nuôi ong phải có sổ sách theo dõi, ghi chép tình hình dịch bệnh ong, điều trị và sử dụng thuốc điều trị bệnh cho ong.

3. Đối với những tổ chức, cá nhân nuôi ong để xuất khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong nuôi ong mà còn phải thực hiện theo các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 11. Sử dụng thức ăn dùng cho nuôi ong.

Chỉ sử dụng thức ăn dùng cho nuôi ong được phép lưu hành tại Việt Nam và có thông tin nhãn mác đầy đủ theo quy định. Nghiêm cấm việc pha trộn kháng sinh, hoóc môn và các hóa chất độc hại khác vào thức ăn nuôi ong.

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 12. Xử lý mật ong không đạt yêu cầu trong quá trình kiểm tra, giám sát.

Trong quá trình phân tích mẫu mật ong, nếu phát hiện thấy những chỉ tiêu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm bắt buộc phải kiểm tra, vượt quá giới hạn cho phép, cơ quan giám sát được phân công xử lý vi phạm thực hiện:

1. Thông báo ngay cho cơ sở có mật ong bị phát hiện vi phạm về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; việc thông báo phải đảm bảo các thông tin sau:

a) Tên cơ sở có sản phẩm bị phát hiện vi phạm;

b) Lý do vi phạm;

c) Lô hàng, số lượng sản phẩm bị vi phạm;

d) Ngày lấy mẫu và kết quả kiểm tra.

c) Yêu cầu cơ sở không sử dụng mật ong nguyên liệu để đưa vào chế biến hoặc tạm dừng việc xuất khẩu đối với lô hàng mật ong vi phạm.

2. Tổ chức lấy mẫu tái kiểm tra đối với các chỉ tiêu vi phạm.

3. Yêu cầu cơ sở thực hiện ngay việc truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân vi phạm, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp và báo cáo kết quả thực hiện cho Cơ quan giám sát.

4. Các cơ quan giám sát tổ chức thẩm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và kết quả khắc phục của cơ sở; trong trường hợp cần thiết, tổ chức truy xuất từ cơ sở nuôi ong đến các cơ sở thu gom, chế biến và kinh doanh mật ong phát hiện vi phạm (nếu có) để thu hồi, xử lý sản phẩm mất an toàn.

5. Thực hiện các biện pháp giám sát tăng cường và lấy mẫu có chủ định đối với cơ sở có mẫu vi phạm cho đến khi các kết quả giám sát cho thấy cơ sở tuân thủ và đáp ứng các quy định.

a) Đưa vào danh sách cảnh báo và áp dụng các biện pháp tăng cường giám sát, kiểm soát ít nhất 30% lô hàng của 5 lô hàng liên tiếp;

b) Trường hợp vi phạm tiếp tục bị phát hiện đưa vào danh sách kiểm soát đặc biệt, kiểm soát 100% các lô hàng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ hoặc xuất khẩu.

c) Nếu kết quả giám sát tăng cường cho thấy cơ sở tiếp tục có mẫu không bảo đảm ATTP, cơ quan giám sát lập hồ sơ thông báo cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để xem xét, tổ chức thanh tra (nếu cần thiết) và xử lý theo quy định hiện hành; đồng gửi Cục Thú y để xem xét, có biện pháp tăng cường kiểm tra điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP hoặc tạm dừng xuất khẩu mật ong của cơ sở.

d) Trường hợp không tái phạm được đưa ra khỏi danh sách cảnh báo.

6. Xử lý mật ong không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

a) Đối với mật ong bị biến đổi về tính chất lý hóa: Chuyển đổi mục đích sử dụng, sử dụng làm nguyên liệu chưng cất cồn công nghiệp hoặc chế biến các sản phẩm không dùng cho người.

b) Đối với mật ong vi phạm các chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép: Tùy theo mức độ, áp dụng chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy.

Điều 13. Xử lý mật ong xuất khẩu không đạt yêu cầu của nước nhập khẩu.

1. Trường hợp các lô hàng đã xuất khẩu, nếu nước nhập khẩu phát hiện có các chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép hoặc không đúng nguồn gốc thì chủ hàng hoặc cơ sở sản xuất lô hàng phải thông báo cho Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan và nước nhập khẩu xử lý lô hàng.

2. Cục Thú y để phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong thực hiện truy xuất nguồn gốc và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều 12 của Thông tư này.

3. Chủ hàng phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý lô hàng.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Cục Thú y.

1. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát theo kế hoạch được phê duyệt.

2. Hướng dẫn Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố có liên quan đến nuôi ong thực hiện việc theo dõi, giám sát việc sản xuất và sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong.

3. Phổ biến, tuyên truyền các quy định về sản xuất thức ăn nuôi ong; sử dụng thuốc thú y trong phòng trị bệnh cho ong; điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong và tổ chức xử lý vi phạm.

4. Theo dõi các hoạt động của các cơ quan khác trong hệ thống kiểm tra, giám sát; các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu.

5. Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát hàng năm; cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh mật ong đủ điều kiện vệ sinh thú y để xuất khẩu.

6. Tổng hợp các thông tin, phân tích đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phù hợp với yêu cầu đã được đặt ra.

7. Tổng hợp kế hoạch hàng năm; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu đã thực hiện, các điều chỉnh, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mật ong và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu mật ong khi có yêu cầu.

8. Tổ chức lập danh mục và cập nhật hồ sơ, mã số các cơ sở nuôi ong, các cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu.

Điều 15. Trách nhiệm của các Cơ quan Thú y vùng.

1. Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mật ong từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong trên địa bàn quản lý.

2. Thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu mật ong theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

3. Thực hiện thẩm tra việc truy xuất nguồn gốc và kết quả khắc phục của cơ sở vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu mật ong.

4. Báo cáo kết quả hoạt động về Cục Thú y và thông báo cho các đối tượng có liên quan khác.

Điều 16. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y nơi sản xuất mật ong.

1. Thực hiện việc theo dõi, giám sát việc kinh doanh và sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong trên địa bàn quản lý.

2. Phối hợp với các cơ quan giám sát thuộc Cục Thú y trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong trên địa bàn.

Điều 17. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I, II.

1. Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I: Lập kế hoạch giám sát, thực hiện việc giám sát, lấy mẫu và phân tích mẫu hàng năm theo kế hoạch đã thông báo cho các nước nhập khẩu; tổng hợp và báo cáo số liệu về Cục Thú y sau các đợt lấy mẫu. Lập hồ sơ các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu và hệ thống lưu trữ các thông tin, dữ liệu liên quan.

2. Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II: Tham gia các đợt kiểm tra các cơ sở nuôi ong; sản xuất, kinh doanh mật ong theo phân công của Cục Thú y.

Điều 18. Trách nhiệm của các cơ sở thu gom, chế biến, kinh doanh mật ong xuất khẩu.

1. Tổ chức thực hiện chương trình thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc theo tiêu chuẩn ISO 22.000:2005 trong chế biến mật ong; hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở nuôi ong thực hiện quy trình nuôi ong đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP hoặc quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (VietGAHP) đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y, đảm bảo ATTP đối với mật ong xuất khẩu và cho người tiêu dùng.

2. Tuân thủ quy định kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của các cơ quan giám sát trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mật ong.

3. Tổ chức lấy mẫu, phân tích mẫu, lưu mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu chất tồn dư theo kế hoạch của cơ sở.

4. Lập sổ sách theo dõi, giám sát nguồn gốc của từng lô hàng, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo khả năng nhận diện, truy xuất sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình nuôi ong, chế biến và phân phối mật ong.

5. Tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức cho người nuôi ong, chế biến mật ong.

6. Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý vi phạm của Cơ quan thẩm quyền khi phát hiện mật ong không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

7. Thông báo kết quả hoạt động của cơ sở, những vi phạm, xử lý vi phạm, các thông tin có liên quan cho các cơ quan giám sát.

8. Lập danh sách các chủ nuôi ong cung cấp mật ong nguyên liệu cho cơ sở chế biến mật ong theo phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách các chủ nuôi ong, gửi về Cục Thú y, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I chậm nhất vào ngày 15/01 hàng năm.

9. Phối hợp với các cơ quan giám sát thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với các trường hợp vi phạm.

Điều 19. Trách nhiệm của các cơ sở nuôi ong.

1. Thực hiện quy trình nuôi ong đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP. Khuyến khích áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (VietGAHP).

2. Chỉ được sử dụng những loại thuốc thú y có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. Mật ong chỉ được khai thác sử dụng để làm thực phẩm khi tuân thủ đúng thời gian ngưng thuốc theo chỉ định của nhà sản xuất.

3. Thường xuyên thông báo diễn biến tình hình dịch bệnh của ong, tình hình sản xuất mật ong cho các cơ quan có liên quan để xử lý.

4. Lập sổ theo dõi từng đàn ong để phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2015 và thay thế Thông tư số 23/2009/TT-BNN ngày 29/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh mật ong.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành.

Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ
, Website Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;

- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư Pháp;
- Văn phòng EU tại Hà Nội, Brussel-Bỉ;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng thuộc Bộ;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Sở NN và PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No: 08/2015/TT-BNNPTNT

Hanoi, March 02, 2015

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR THE INSPECTION AND SUPERVISION OF VETERINARY HYGIENE, FOOD SAFETY FOR PRODUCTION, TRADING OF EXPORTED HONEY

Pursuant to Ordinance on Veterinary medicine dated April 29, 2004;

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/NĐ-CP dated November 26, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development;

Pursuant to the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-CP dated March 15, 2005 on guidelines for the Ordinance on Veterinary Medicine; the Government's Decree No. 119/2008/NĐ-CP dated November 28th 2008, amending and supplementing the Government's Decree No. 33/2005/NĐ-GOVERNMENT;

At the request of the Director of Department of Animal Health,

The Minister of Agriculture and Rural development promulgates the Circular providing for the inspection and supervision of veterinary hygiene, food safety for production, trading of exported honey

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Governing scope and regulated entities.

1. This Circular provides for inspection of veterinary hygiene, food safety for production, trading exported honey; supervision system, responsibilities of supervisory authorities and establishments engaged in production and trading of exported honey.

2. This Circular applies to the establishments of the production, trading chain of exported honey including: beekeeping establishments; establishments of collecting, processing, and trading of exported honey.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms are construed as follows:

1. Honey includes honey and royal jelly.

2. Production of honey includes one, several or all of the activities of beekeeping, honey extraction; collecting, processing, and trading honey.

3. Beekeeping establishment is the place where the beekeeping and honey extraction is conducted.

4. Processing of honey means the process in which raw honey is processed by industrial method or manually in order to produce food ingredients or food products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Supervisory authorities are specialized ones assigned to implement the plan for supervising the veterinary hygiene, food safety in beekeeping; collecting, processing, and trading honey.

Chapter II

INSEPCTION AND SUPERVISION OF VETERINARY HYGIENE, FOOD SAFETY

Article 3. Formulation and approval of supervision plan.

1. The basis of formulation of annual supervision plan:

a) Production of exported honey in the year; Season of honey extraction and processing, and expected production for the following year;

b) Last year’s result of veterinary hygiene, food safety supervision with regard to honey production and trading, warning about quality and food safety of exported honey to determine items of high risk on food safety of competent State agencies.

c) Number of establishments producing and/or trading honey and result of inspection, assessment, and classification of conditions of veterinary hygiene, food safety corresponding to entities mentioned in Article 2 of this Circular.

2. The Department of Animal Health shall take charge to formulate the annual plan for supervision and request the Ministry of Agriculture and Rural development for approval, funding, and implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Contents of the supervision plan:

a) Inspection and assessment of conditions on veterinary hygiene and sampling of honey at beekeeping establishments; establishments of collecting, processing, and trading honey;

b) Sampling of honey at beekeeping establishments; establishments of collecting, processing, and trading honey;

c) Analysis of residues in honey taken at beekeeping establishments; establishments collecting, processing, and trading honey;

d) Consolidation of reports on the supervision plan at the request of management and of importing countries.

Article 4. Supervisory authorities.

1. The system of inspection and supervision of veterinary hygiene, food safety in beekeeping; collecting, processing, and trading honey includes:

a) Department of Animal Health ;

b) Regional Veterinary Authorities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Sub- Department of Animal Health of provinces having beekeeping establishments.

2. The supervisory authorities , within the ambit of their tasks and powers, shall perform assigned tasks in order to ensure a closed supervision system of production, transportation, processing, and export.

Article 5. Entities subject to inspection, supervision of production and processing of honey

Beekeeping establishments; establishments collecting, processing, and trading honey shall inspected, supervised by, and must comply with requests of supervisory authorities.

Article 6. Time of inspection, supervision, and sampling.

1. From February to April and from August to October every year, the Department of Animal Health shall inspect, assess, and classify veterinary hygiene, food safety and take samples in order to supervise toxic residues in beekeeping establishments; establishments of collecting, processing, and trading honey.

In case of necessity, establishments shall be inspected and samples of honey shall be taken without prior notice.

2. Inspection, assessment, and classification of veterinary sanitation, safe food for beekeeping establishments; establishments of collecting, processing, and trading honey shall comply with the provisions of Article 7 of this Circular.

3. Samples shall be taken randomly or intentionally in order to supervise and assess the conformity with National technical regulation, regulations on food safety of honey, and requirements of the importing countries (under the guidance in Appendix 1 enclosed with this Circular); sample structure, number of samples taken to analyze residues under the annual plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The area where samples of honey in beekeeping establishments are taken shall base on the season and the extraction area of honey;

b) The area where samples of honey in establishments of collection, processing, and trading are taken shall base on the time of inspection, supervision and centralize in the provinces where the establishments collecting and/or processing honey are located.

5. Requirements for samplers.

a) Samplers must be trained in sampling techniques and assigned to take samples by competent agencies.

b) Samplers must be provided adequately with necessary devices and equipment serving the sampling, sample preservation.

Article 7. Inspection, assessment, and classification of conditions on veterinary hygiene, food safety for beekeeping establishments, processing establishments of exported honey.

1. The assessment and classification of beekeeping establishments; establishments of pre-processing, processing exported honey shall comply with the Ministry of Agriculture and Rural development’s Circular No. 45/2014 / TT-BNN dated March 12, 2014.

2. Record on inspection, assessment, and classification of veterinary hygiene, food safety for beekeeping establishments shall use the form in Appendix 2 enclosed with this Circular;

3. Record on inspection, assessment, and classification of veterinary hygiene, food safety for establishments of pre-processing, processing of honey shall use the form in Appendix 3 enclosed with this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Regulations on the inspection, sampling, and analysis of samples.

1. Center for Veterinary Hygiene Inspection I shall take charge and cooperate with Regional Veterinary Authorities and Center for Veterinary Hygiene Inspection II to inspect, take samples and analyze samples for beekeeping establishments, establishments of collecting, processing, and trading honey.

2. Honey must be tested for residues such as antibiotics, heavy metals, plant protection chemicals and other residues according to the approved annual plan.

Within 20 working days from receipt of the sample, the laboratory must notify the results to the supervisory authority to aggregate the analysis results.

3. Sample analysis results shall be retained by the analyzing agency and sent to the relevant authorities.

Article 9. Regulations on quarantine of shipments of exported honey.

1. Only the establishments producing and/or tranding honey that participate in veterinary hygiene, food safety supervision program and are issued with the certificate of eligible for veterinary hygiene shall be allowed to export honey.

2. Quanrantine of exported honey shall be carried out at the request of the importing countries.

3. When detecting the shipments that contain residues exceeding the permitted limits, the agency in charge of quarantine of exported animals shall immediately notify the honey producer or trader and implement necessary measures as prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

USE OF VETERINARY MEDICINES AND FEED IN BEEKEEPING

Article 10. Use of veterinary medicines in beekeeping

1. Only veterinary medicines permitted for sale in Vietnam may be used to prevent and treat diseases in bees as prescribed.

2. When medicines are used to prevent and treat diseases in bees, indications on the labels and instructions of the manufacturers or veterinary officers must be complied with. Beekeeping establishments must have logbooks to monitor the diseases, treatment and use of medicines for bees.

3. In addition to implementing the provisions of the law on the use of veterinary medicines and food in beekeeping, beekeeping organizations and individuals must comply with the requirements of importing countries.

Article 11. Use of food in beekeeping.

Only food used for beekeeping and permitted for sale in Vietnam which has adequate information labels as prescribed is used. It is strictly prohibited to mix antibiotics, hormones and other harmful chemicals in bee food.

Chapter IV

ACTIONS AGAINST VIOLATIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the process of analyzing samples of honey, if detecting that the veterinary hygiene, food safety required to inspect exceeds the allowed limit, supervisory authorities assigned to handle violations shall:

1. Immediately notify the establishment of which honey was found violations of sanitary veterinary and food safety; the following information must be included in the notification:

a) Name of establishment of which product is detected violation;

b) Reasons of violation;

c) Shipment, the number of products detected violation;

d) Date of sampling and inspection results.

c) Request the establishment for not using raw material for honey in processing or suspension of the export of shipments of honey detected violation.

2. Take samples for reinspection of items detected violation.

3. Request the establishment to trace the origins, determine the cause of violation, implement appropriate remedial measures, and report the results to the supervisory authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Implement tightened supervision measures and take samples intentionally at establishments of which samples are found unsatisfactory until the results of the monitoring show that the establishments meet regulations.

a) Put them in the warning list and apply tightened supervision to at least 30% of a shipment of 5 consecutive shipments;

b) If the violation continues to be detected, the establishment shall be put on list of establishments under special supervision, 100% of the shipments shall be inspected before they are sold on the market or exported.

c) If the result of improved supervision shows that the establishment still has samples that do not ensure food safety, the supervisory authorities shall send a written notification to the agency assigned to conduct specialized inspection to consider and inspect (if necessary) and handle according to current regulations; and notify the Department of Animal Health for consideration and taking measures to strengthen the inspection of conditions on veterinary hygiene, food safety or imposing suspension on exporting of the establishment.

d) If there is no violation detected, the establishment’s name shall be deleted from the warning list.

6. Handling unsafe honey:

a) Honey whose physical and chemical properties are altered shall be repurposed and used as raw material for industrial alcohol distillation or processing of products not used for human.

b) Honeys that contain prohibited antibiotics or contain heavy metals exceeding the allowed limit shall be repurposed or destroyed depending on the severity.

Article 13. Actions against honey not meeting requirements of importing countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Department of Animal Health shall cooperate with establishments of production and trading honey to trace the origins and take necessary measures as prescribed in paragraphs 3, 4, 5, and 6 of Article 12 of this Circular.

3. Goods owners must bear all the costs for the shipment handling.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 14. Responsibilities of Department of Animal Health

1. Inspect and supervise in accordance with the approved plan.

2. Guide the Sub-Department of Animal Health in provinces, cities relating to beekeeping to supervise the production and use of veterinary medicines in beekeeping.

3. Propagate regulations on production food used for beekeeping; use of veterinary medicines in prevention and treatment of diseases in bees; veterinary hygiene, food safety in collecting, processing, trading of honey and handling violation.

4. Monitor the activities of other agencies in the system of inspection and supervision; establishments of production, trading exported honey.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Summarize information, analyze, assess, and adjust operations in accordance with set requirements.

7. Aggregate annual plans; report to the Ministry of Agriculture and Rural Development on the result of inspection, supervision, sample analysis, the adjustment and handling violations in production, trading, and exporting honey and notify the competent authorities of the importing country as required.

8. Make a list and update documents, codes of beekeeping establishments, establishments of production of exported honey.

Article 15. Responsibility of Regional Veterinary Authorities.

1. Inspect and supervise the production, trading, and export of honey from establishments of production, trading honey in the management areas.

2. Implement the quarantine and issue honey export quarantine certificate at the request of importing countries.

3. Verify the traced origins and the remedy result of violating establishments in the production, trading, and export of honey

4. Report on the result of operations to the Department of Animal Health and notify other relevant entities.

Article 16. Responsibilities of the Sub-Department of Animal Health or provinces where honey is produced.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Cooperate with supervisory authorities under the Department of Animal Health in inspection and supervision of establishments of production and trading honey in their provinces

Article 17. Responsibilities of Centers for Veterinary Hygiene Inspection I, II ;

1. Center for Veterinary Hygiene Inspection I : Formulate a plan for inspection, conduct inspection, take samples and analyze samples annually according to the plan notified importing countries; aggregate and report figures to Department of Animal Health after sampling. Prepare documents of establishments of production, trading, and export of honey and the retaining system of relevant information and data.

2. Center for Veterinary Hygiene Inspection II : Participate in inspections of beekeeping establishments; establishments of producing, trading honey as assigned by the Department of Animal Health.

Article 18. Responsibilities of establishments collecting, processing, and/or trading exported honey.

1. Implement the program of Good Manufacturing Practice (GMP) or hazard analysis and critical control point system (HACCP) or ISO 22000: 2005 in the processing of honey; guide, inspect beekeeping establishments in following procedures for beekeeping satisfying conditions on veterinary hygiene, food safety or procedure for Vietnamese Good Animal Husbandry Practices in beekeeping (VietGAHP) satisfying the requirements on veterinary hygiene, food safety for exported honey and consumers.

2. Comply with regulations on inspection, supervision and guidance of the supervisory authorities in ensuring food safety for honey.

3. Take samples, analyze samples, retain samples for inspection of residues under their plans.

4. Establish books to monitor the origin of each shipment, establish origin-tracing systems to ensure the ability to identify, trace the product at the determination stages of beekeeping, processing and distribution of honey.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Abide by decisions on handling violations of competent Authority when honey that does not guarantee food safety is detected.

7. Notify the result of operation of establishments, violations, actions against violations, relevant information to supervisory authorities.

8. Make a list of all beekeepers providing raw material honey for processing establishments of honey according to appendix 4 enclosed with this Circular. Such list must be sent to the Department of Animal Health, Center for Veterinary Hygiene Inspection I at the latest on January 15 every year.

9. Cooperate with supervisory authorities to trace origins in case of violations.

Article 19. Responsibilities of beekeeping establishments.

1. Follow procedures for beekeeping ensuring veterinary hygiene, food safety. Be encouraged to adopt the procedure for Vietnamese Good Animal Husbandry Pratices for beekeeping (VietGAHP).

2. Only use veterinary medicines in the list of veterinary medicines permitted for sale in Vietnam. Honey shall only be used as food if it complies with the withdrawal period as directed by the manufacturers.

3. Regularly notify epidemic diseases of bees, honey production to the relevant authorities.

4. Keep a log of each swarm of bees to serve the traceability.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 20. Effect.

This Circular takes effect from April 15, 2015 and replaces the Ministry of Agriculture and Rural development’s Circular No. 23/2009 / TT-BNN dated April 29, 2009 provides for inspection and supervision of veterinary hygiene for production and trading honey.

Article 21. Responsibility for implementation.

Director of the Department of Animal Health, Heads of units affiliated to Ministries and related organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vu Van Tam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2015/TT-BNNPTNT ngày 02/03/2015 quy định về kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.903

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.135.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!