Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 972/QĐ-TTg 2020 Kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Số hiệu: 972/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 07/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 972/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2020 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3440/TTr-BNN-TY ngày 21 tháng 5 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống DTLCP;
- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, NN (3). Loan.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

KẾ HOẠCH

QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP); bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Trên 90% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm đầu thực hiện Kế hoạch; trên 95% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm tiếp theo và trên 99% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTLCP trong 02 năm cuối thực hiện Kế hoạch.

b) Xây dựng thành công ít nhất 500 cơ sở chăn nuôi lợn và 50 chuỗi sản xuất lợn, sản phẩm thịt lợn an toàn bệnh DTLCP, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lợn, sản phẩm thịt lợn.

c) Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ (theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ) áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

d) Xây dựng thành công ít nhất 02 phòng thí nghiệm quốc gia đạt an toàn sinh học cấp độ III và 02 cơ sở nuôi động vật sạch bệnh để phục vụ nghiên cứu, sản xuất vắc xin DTLCP và chẩn đoán, xét nghiệm bệnh có nguy cơ lây sang người theo quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ.

đ) Nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ và đặc điểm vi rút gây bệnh DTLCP để có giải pháp phòng, chống phù hợp và hiệu quả; bước đầu nghiên cứu vắc xin phòng bệnh DTLCP, đáp ứng các yêu cầu về kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

1. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học

- Kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương; đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Chăn nuôi; Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể:

+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, vừa và chăn nuôi nông hộ: Thực hiện theo các nội dung tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP.

+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-14:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sử dụng thức ăn dùng cho chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt được mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi.

2. Tổ chức nuôi tái đàn lợn

a) Nguyên tắc nuôi tái đàn lợn

- Chỉ nuôi tái đàn lợn tại cơ sở chăn nuôi lợn chưa bị bệnh DTLCP hoặc tại cơ sở có bệnh nhưng đã qua 21 ngày và không tái phát bệnh DTLCP; bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

- Đối với địa phương chưa công bố hết bệnh DTLCP, chỉ được nuôi tại cơ sở tập trung chưa bị bệnh DTLCP, đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, được cấp chứng nhận VietGAHP, GlobalGAP hoặc được chính quyền cơ sở, cơ quan thú y địa phương xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu an toàn dịch bệnh để tái đàn, tăng đàn.

b) Yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn lợn

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn, tăng đàn theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp quản lý cơ sở chăn nuôi theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAHP, GlobalGAP.

- Định kỳ lấy mẫu môi trường, nước, chất thải,... xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn.

c) Các bước nuôi tái đàn lợn

- Nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý, phù hợp với công suất nuôi của cơ sở để bảo đảm không có dịch bệnh tái phát trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày.

- Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số lợn nuôi chỉ báo trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTLCP (chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi lợn bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

- Sau khi nuôi chỉ báo ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTLCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở.

d) Chính quyền cơ sở và các cơ quan thú y địa phương tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh.

3. Giám sát dịch bệnh

a) Giám sát chủ động

- Chủ cơ sở nuôi lợn, thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn lợn. Trường hợp phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương; cơ quan thú y thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh DTLCP trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút DTLCP tại cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, chợ buôn bán, cơ sở kinh doanh, thu gom, điểm trung chuyển, tắm rửa lợn, cơ sở giết mổ lợn, cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ lợn, trên lợn, sản phẩm lợn nhập lậu bị bắt giữ trên địa bàn quản lý, môi trường chăn nuôi tại các địa bàn có nguy cơ cao.

- Cục Thú y xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện giám sát lưu hành vi rút DTLCP ở phạm vi toàn quốc; bao gồm giám sát trên lợn và sản phẩm lợn nhập khẩu.

b) Giám sát bị động

- Cơ quan chuyên ngành thú y tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm vi rút DTLCP và chẩn đoán phân biệt đối với: đàn lợn nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh DTLCP; đàn lợn nghi có tiếp xúc với đàn lợn mắc bệnh DTLCP; lợn rừng, lợn cảnh, lợn hoang dã, lợn tại vườn thú, vườn quốc gia bị ốm, chết không rõ nguyên nhân; mẫu môi trường; điều tra xác định nguyên nhân nếu nghi đàn lợn bị bệnh DTLCP.

- Điều tra ổ dịch, truy tìm nguồn bệnh: Chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp cùng cơ quan chuyên môn thú y tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm DTLCP). Việc điều tra ổ dịch được triển khai tối thiểu 21 ngày trở về trước (trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng tại ca bệnh đầu tiên) và sẽ tiếp tục kéo dài đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.

4. Tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP

- Tiêu hủy toàn bộ lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP.

- Biện pháp tiêu hủy: Ủy ban nhân dân các cấp tham khảo, lựa chọn và áp dụng các biện pháp tiêu hủy lợn, sản phẩm từ lợn có mầm bệnh phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối với lợn khỏe mạnh tại cơ sở có lợn mắc bệnh DTLCP hoặc tại các cơ sở chưa có lợn mắc bệnh nhưng nằm trong vùng dịch khi có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP có thể được vận chuyển, giết mổ theo hướng dẫn tại điểm b khoản 5 và điểm d khoản 6 Mục này.

5. Kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn

a) Trong trường hợp không có bệnh DTLCP

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn tại nơi xuất phát: Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vệ sinh và phun thuốc sát trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển; vệ sinh, sát trùng người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi mắc bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý triệt bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh.

- Tập trung triển khai việc nâng cấp và thành lập 06 trạm kiểm dịch động vật quốc gia dọc quốc lộ Bắc Nam.

- Tại các tỉnh giáp với tỉnh đang có dịch, bố trí đầy đủ lực lượng liên ngành: Thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh, nhất là các tỉnh, thành phố có đường giao thông vận chuyển Bắc - Nam.

- Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, vật dụng chứa đựng đi qua trạm kiểm dịch động vật quốc gia, trạm kiểm dịch động vật, chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại đầu mối giao thông.

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn tại nơi đến: Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển.

- Tổ chức kiểm soát hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biên giới; tăng cường kiểm tra chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển, kịp thời phát hiện hoạt động vận chuyển, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn vào Việt Nam.

- Tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật đối với tất cả các lô hàng lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ.

- Những tỉnh, thành phố không có đường biên giới nếu phát hiện lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu hoặc nghi nhập lậu đi qua địa bàn cần kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến, gắn định vị địa lý, thiết bị nhận dạng động vật, phương tiện vận chuyển lợn giống để quản lý nhằm hạn chế việc dừng, đỗ phương tiện trong quá trình vận chuyển.

b) Trong trường hp có bệnh DTLCP

- Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được vận chuyển để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện.

- Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP được vận chuyển để nuôi hoặc tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh.

- Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh DTLCP), lợn không có triệu chứng của bệnh DTLCP trong vòng 21 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh. Trường hợp vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong tỉnh và phải được thực hiện kiểm dịch theo quy định pháp luật thú y.

- Việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn được thực hiện theo quy định pháp luật về thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Quản lý giết mổ lợn và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn

a) Yêu cầu đối với cơ sở giết mổ lợn

- Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN 01 -150:2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Thú y.

- Được cơ quan quản lý chuyên môn thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; trừ trường hợp cơ sở đã có Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

- Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

b) Yêu cầu đối với lợn được đưa vào giết mổ

- Bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Trường hợp lợn được vận chuyển từ tỉnh khác phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nơi xuất phát theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Quản lý tiêu thụ thịt lợn và sản phẩm từ lợn của các cơ sở giết mổ

Thịt lợn và sản phẩm từ lợn được buôn bán và tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc trong trường hợp đáp ứng yêu cầu sau:

- Được giết mổ, sơ chế tại các cơ sở giết mổ được thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm a khoản này.

- Thịt lợn và sản phẩm từ lợn sau khi giết mổ phải vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển lạnh chuyên dụng đáp ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khi đi tiêu thụ.

- Đảm bảo theo các quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm.

d) Trong trường hp có bệnh DTLCP

Lợn được vận chuyển để giết mổ phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 5 Mục này.

7. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

a) Khi chưa có dịch xảy ra

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa, lớn: Hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ: Hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút DTLCP.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ lợn bằng vôi bột (có độ pH ≥ 12) hoặc hóa chất khử trùng tiêu chuẩn dùng trong thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

- Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động. Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, các địa phương chủ động triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.

b) Khi xảy ra dịch

- Tại ổ dịch (xã, phường có dịch) và vùng bị dịch uy hiếp (các xã, phường tiếp giáp với ổ dịch): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo.

- Vùng đệm (các xã, phường tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch.

8. Xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất các sản phẩm chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Các doanh nghiệp chăn nuôi có tiềm năng xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Đối với các địa phương có doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi lợn, chế biến sản phẩm nguồn gốc từ lợn có định hướng xuất khẩu sản phẩm cần phải thúc đẩy, xây dựng kế hoạch cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

- Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở chế biến, chăn nuôi xây dựng phát triển vùng an toàn dịch bệnh; đàm phán song phương với các đối tác quốc tế bao gồm OIE để chứng nhận các chuỗi sản xuất, cơ sở, vùng chăn nuôi, chế biến trong nước đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE.

- Quản lý, duy trì vùng, cơ sở chăn nuôi, chế biến an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của địa phương và cơ quan chuyên môn thú y.

9. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm

- Thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm và phân cấp trong công tác xét nghiệm, chẩn đoán bệnh DTLCP theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Xây dựng, nâng cấp các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp III và 02 cơ sở nuôi động vật sạch bệnh để đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, xét nghiệm, nghiên cứu vắc xin và các dịch bệnh động vật nguy hiểm, nhất các bệnh lây sang người, bệnh gây tổn thất lớn về kinh tế.

- Tiếp tục tăng cường, nâng cấp các trang thiết bị cho cơ sở nuôi động vật sạch đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm, khảo nghiệm các loại vắc xin; tăng cường trang thiết bị, máy móc cần thiết để duy trì các phòng thí nghiệm an toàn sinh học thuộc Cục Thú y.

- Xây dựng, nâng cấp các phòng thí nghiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp I, II để đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, xét nghiệm các loại dịch bệnh động vật thông thường.

- Hội thảo, đào tạo tập huấn nâng cao kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh nguy hiểm cho cán bộ kỹ thuật của các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y và các đơn vị xét nghiệm được chỉ định.

10. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh DTLCP, vắc xin DTLCP

- Tổ chức nghiên cứu xác định đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ và quy luật phát sinh, lây lan dịch bệnh; bao gồm cả nghiên cứu kinh tế dịch tễ nhằm đánh giá những tổn thất về kinh tế, chi phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh và lợi ích kinh tế đạt được; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu bệnh DTLCP ở một số nguy cơ cao, đồng thời xây dựng các giải pháp chiến lược áp dụng cho toàn quốc.

- Giám sát, thu thập mẫu vi rút, nghiên cứu nhằm xác định các đặc tính sinh học phân tử, đặc tính di truyền, đặc tính kháng nguyên, khả năng gây bệnh và khả năng truyền lây của vi rút DTLCP giữa các loài mang bệnh.

- Nghiên cứu tạo giống vi rút vắc xin, dòng tế bào phù hợp dùng để sản xuất vắc xin thương mại.

- Nghiên cứu các kít chẩn đoán, chế phẩm sinh học để xét nghiệm, phòng và trị bệnh DTLCP.

- Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nước có đủ năng lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin DTLCP.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 để phục vụ cho việc phân lập vi rút DTLCP trong nghiên cứu sản xuất vắc xin; tập trung đầu tư, hoàn thiện việc nâng cấp phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc thú y Trung ương I để phục vụ việc nghiên cứu, kiểm nghiệm vắc xin.

- Xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu chọn giống vi rút và kiểm nghiệm vắc xin.

- Tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống thu thập, phân tích thông tin và cảnh báo tình hình dịch bệnh DTLCP (hệ thống cũng có thể áp dụng cho các loại dịch bệnh khác ở động vật).

11. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

- Triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể (vận chuyển, buôn bán lợn, người chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y).

- Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi,... do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu lợn, sản phẩm lợn gây ra.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc viết thông điệp ngắn; xây dựng, in ấn tờ gấp, biển quảng cáo phân phát cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng (chợ, nơi hội họp ở cấp thôn, xã).

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại địa phương.

12. Hợp tác quốc tế

- Kịp thời cập nhật thông tin về tình hình DTLCP xảy ra ở các nước; chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác để có giải pháp quản lý, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.

- Thông qua các hoạt động trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác thú y và các cuộc họp song phương hằng năm giữa Việt Nam và các nước để tổ chức kiểm soát dịch bệnh, nhất là bệnh DTLCP và vận chuyển, buôn bán, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn qua biên giới.

- Tham gia và tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh DTLCP. Đề nghị các tổ chức quốc tế, các nước hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trong việc phòng, chống bệnh DTLCP, bao gồm cả nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ, vắc xin phòng bệnh và kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua biên giới; ký kết các chương trình hợp tác, thỏa thuận song phương với các nước về phòng, chống dịch bệnh động vật.

Các địa phương, doanh nghiệp chăn nuôi có tiềm năng xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất các chăn nuôi, sản xuất sản phẩm lợn đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở chế biến, chăn nuôi xây dựng phát triển vùng an toàn dịch bệnh; đàm phán song phương với các nước nhập khẩu bao gồm cả OIE để được công nhận/chứng nhận các chuỗi sản xuất, cơ sở, vùng chăn nuôi, chế biến sản phẩm lợn trong nước đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và OIE.

13. Chính sách hỗ trợ

Rà soát, sửa đổi bổ sung, cập nhật các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chăn nuôi như cơ sở chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân và lực lượng vũ trang bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra; các đối tượng tham gia công tác phòng, chống DTLCP.

Triển khai các chính sách hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch DTLCP.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ các nội dung của bản Kế hoạch này, các cơ quan của Trung ương và địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025. Một số yêu cầu cụ thể đối với các cơ quan như sau:

1. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP

Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trong toàn quốc theo bản Kế hoạch này. Căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của dịch bệnh DTLCP, Ban chỉ đạo quốc gia tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp bổ sung cho phù hợp.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Cục Thú y

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Xây dựng kế hoạch giám sát cấp quốc gia hàng năm phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tổ chức thực hiện giám sát chủ động, giám sát lợn, sản phẩm lợn nhập lậu.

- Cập nhật thường xuyên về tình hình bệnh DTLCP và thông báo đến các địa phương, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự), Bộ Quốc phòng (Cục Quân nhu/Tổng cục Hậu cần) để có kế hoạch ứng phó phù hợp.

- Tổ chức hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng các chuỗi, vùng sản xuất các sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu; hỗ trợ tìm kiếm, đàm phán với các nước để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm lợn sang các nước; hướng dẫn thực hiện việc duy trì trạng thái an toàn bệnh DTLCP đối với các cơ sở đã được công nhận.

- Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi.

- Tổ chức giám sát, theo dõi biến đổi của vi rút DTLCP thường xuyên.

- Phối hợp với địa phương thực hiện điều tra ổ dịch.

- Tổ chức tập huấn về xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Thực hiện các nghiên cứu đối với DTLCP phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch và phục vụ sản xuất; nghiên cứu, sản xuất các chủng loại vắc xin phù hợp và có hiệu quả phòng bệnh tốt với các chủng vi rút DTLCP lưu hành tại Việt Nam.

- Là cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế về phòng, chống DTLCP theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch DTLCP; tổ chức các hội nghị cấp quốc gia, quốc tế về DTLCP tại Việt Nam.

- Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về nghiên cứu, sản xuất vắc xin để chủ động hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, sản xuất các vắc xin phòng bệnh ở lợn.

- Chủ trì xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với các phòng chẩn đoán, xét nghiệm thú y nhằm bảo đảm phù hợp với từng cấp độ an toàn sinh học; quy định về phân cấp trong chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

- Thực hiện chặt chẽ nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực thử nghiệm đối với bệnh DTLCP, đảm bảo các thông tin về chẩn đoán xét nghiệm bệnh DTLCP được báo cáo kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Báo cáo đề xuất nếu cần phải chỉ định việc thực hiện xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển lợn để kiểm soát DTLCP.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành triển khai thực hiện Kế hoạch.

b) Cục Chăn nuôi

- Tổ chức thực hiện các quy định của Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi để giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh DTLCP.

- Tổ chức chỉ đạo các địa phương triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” ban hành theo Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn; hướng dẫn áp dụng, tổ chức chỉ định tổ chức chứng nhận, quản lý hoạt động đánh giá chứng nhận trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền và áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP).

- Tăng cường phổ biến kiến thức về an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi; tổ chức hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh con giống, kế hoạch chăn nuôi, kế hoạch tái đàn tại các địa phương. Xây dựng mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi chăn nuôi lợn.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện kê khai chăn nuôi theo theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trang trại chăn nuôi toàn quốc.

c) Các đơn vị khác thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Tham gia công tác truyền thông, xây dựng các chuỗi cơ sở, các vùng sản xuất sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh.

- Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Pháp chế, Thanh tra Bộ: Phối hợp với Cục Thú y thực hiện Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

- Viện Thú y, Phân viện Thú y miền Trung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác có các phòng thí nghiệm có đủ năng lực tham gia triển khai: Giám sát dịch bệnh DTLCP trên cả nước; nghiên cứu chuyên sâu về vi rút DTLCP; nghiên cứu phát triển sản xuất vắc xin phù hợp để sử dụng trong việc phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu các quy trình, nguyên liệu và kít chẩn đoán, xét nghiệm; nghiên cứu đánh giá và lựa chọn biện pháp xử lý môi trường chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, nghiên cứu xử lý xác lợn mắc bệnh,...; báo cáo các kết quả nghiên cứu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) để làm cơ sở xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh DTLCP.

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc điều chỉnh, bổ sung và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo đảm không để lây lan dịch bệnh.

3. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên phục vụ hoạt động phòng, chống dịch theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch DTLCP.

- Chỉ đạo lực lượng hải quan chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu lợn, sản phẩm lợn qua các cửa khẩu biên giới.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn cho việc khôi phục sản xuất sau dịch bệnh.

- Chỉ đạo các ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nắm sát diễn biến dịch bệnh trên địa bàn và chủ động có biện pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn về vốn cho người chăn nuôi lợn.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo Tổng cục Thống kê phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổng hợp, thống nhất và chia sẻ số liệu tổng đàn lợn trên toàn quốc.

6. Bộ Y tế

Phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

7. Bộ Quốc phòng

- Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu lợn, sản phẩm lợn trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở và tuyến biển; đồng thời làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm của lợn nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

- Chỉ đạo lực lượng vũ trang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP để tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP trong các đơn vị quân đội; hỗ trợ việc tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

8. Bộ Công Thương

- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong nước.

9. Bộ Giao thông vận tải

- Ban hành chỉ thị nghiêm cấm các phương tiện vận tải vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các chủ phương tiện vi phạm.

- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thú y, công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc tại các ga tầu, bến xe, đầu mối giao thông.

10. Bộ Công an

- Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc; tổ chức dừng phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh, sát trùng tiêu độc.

- Chỉ đạo lực lượng công an lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm lợn nhập lậu qua biên giới.

11. Bộ Ngoại giao

Chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài chủ động nắm bắt và báo cáo kịp thời diễn biến bệnh DTLCP cũng như biện pháp ứng phó của các nước và vùng lãnh thổ để tham mưu cho Chính phủ có biện pháp tương ứng; thông báo và hướng dẫn cho các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam những thông tin liên quan về dịch bệnh (trên cơ sở thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cần thiết); vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí, phương tiện vật chất, kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh.

12. Bộ Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống bệnh DTLCP.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch DTLCP.

14. Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020 - 2025.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tổ chức công tác truyền thông nguy cơ dịch DTLCP, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

15. Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia)

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Thành lập đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan là thành viên) trực tiếp đến các địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng biển trọng điểm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.

16. Ủy ban nhân dân các cấp

a) y ban nhân dân cấp tỉnh

- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch DTLCP của tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong Kế hoạch cần có sự phân công trách nhiệm rõ cho từng cơ quan, đơn vị và người chăn nuôi để có cơ sở thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh DTLCP.

- Kiện toàn lại hệ thống thú y theo đúng Luật Thú y; chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch.

- Tổ chức việc khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức hướng dẫn xây dựng các vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Rà soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; kiên quyết không cho giết mổ nếu cơ sở hoạt động không phép hoặc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; tăng cường nhân lực cán bộ thú y cho việc kiểm soát giết mổ; xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung và chủ động quỹ đất và có cơ chế đặc thù cho chủ đầu tư trong việc tìm và giao đất, vốn đầu tư để xây dựng cơ sở giết mổ động vật có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, bảo quản mát đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch phù hợp, bảo đảm không để lây lan dịch bệnh.

- Chủ động bố trí nguồn kinh phí nêu trong phần cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của tỉnh, bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP.

- Quản lý, bố trí địa điểm cho việc chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và theo nguyên tắc chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cân bằng cung cầu và an sinh xã hội.

- Có giải pháp, chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn xây dựng chuồng trại đảm bảo theo yêu cầu chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh DTLCP phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình cơ sở chăn nuôi, chuỗi sản xuất, vùng chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi.

- Chỉ đạo, hướng dẫn hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chợ, nơi giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch; định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các khu vực nguy cơ cao về bệnh DTLCP.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Theo dõi việc khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch DTLCP của huyện, chủ động ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện; bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch. Bố trí nguồn kinh phí nêu trong phần cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch.

- Quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.

- Tổ chức hướng dẫn xây dựng các chuỗi cơ sở, các vùng, chuỗi sản xuất các sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học.

c) Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tiếp nhận khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

17. Các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị để tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan Trung ương và địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện.

- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh; thực hiện theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan Trung ương và địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp tốt với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện tình trạng dấu dịch của địa phương, của hộ khác, tình trạng vứt xác lợn ốm chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy lợn bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch của người chăn nuôi.

IV. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Ngân sách trung ương

Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động của cơ quan trung ương, bao gồm: Điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; chủ động giám sát lưu hành vi rút DTLCP, giải trình tự gien, xây dựng bản đồ dịch tễ; lựa chọn chủng vi rút giống phục vụ nghiên cứu, đánh giá phát triển sản xuất vắc xin trong nước; xây dựng 02 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ III; xây dựng các chuỗi chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh DTLCP.

Ngân sách nhà nước cấp để tổ chức thực hiện Kế hoạch thông qua ngân sách hằng năm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự toán thực hiện Kế hoạch, tổng hợp chung trong dự toán của Bộ gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của tuyến địa phương, bao gồm: mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh; dự phòng kinh phí mua vắc xin phòng, chống các bệnh nguy hiểm, kế phát trên lợn hoặc khi có khuyến cáo sử dụng loại vắc xin phòng, chống DTLCP từ trung ương; chủ động giám sát lưu hành vi rút DTLCP; xây dựng các chuỗi chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch, bảo hộ cá nhân, tiêu hủy lợn, tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống DTLCP của địa phương ở cấp tỉnh, cấp huyện; thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng do Trung ương phát động; kinh phí mua hóa chất dự phòng, chống dịch.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí kinh phí cho các hoạt động của Kế hoạch tại địa phương; chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch DTLCP ở địa phương vận dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng các biện pháp tái đàn lợn hiệu quả; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chăn nuôi lợn phát triển bền vững phù hợp với tình hình thực tiễn của các đại phương.

Hỗ trợ kinh phí cho người dân có lợn buộc tiêu hủy, hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và công chống dịch cho các lực lượng tham gia chống dịch.

3. Kinh phí do người dân tự bảo đảm

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải đảm bảo chi trả cho tiêm phòng vắc xin các bệnh nguy hiểm, kế phát cho đàn lợn; lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển hoặc khi có nhu cầu giết mổ tiêu thụ; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ngoại tỉnh; vôi bột, hóa chất khử trùng.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn bị bệnh, nghi bị bệnh chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm và tiêu hủy (nếu bị bệnh).

4. Nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực khác

Ngoài các nguồn kinh phí nhà nước, tăng cường kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP tại Việt Nam./.

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 972/QD-TTg

Hanoi, July 07, 2020

 

DECISION

APPROVAL FOR “NATIONAL PLAN FOR PREVENTION AND CONTROL OF AFRICAN SWINE FEVER FOR THE PERIOD OF 2020 – 2025”

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Veterinary Medicine dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Animal Husbandry dated November 19, 2018;

Pursuant to Resolution No. 11/NQ-CP dated February 14, 2020 on regular meeting of the Government – January 2020;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development in Report No. 3440/TTr-BNN-TY dated May, 21 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. The national plan for prevention and control of African swine fever for the period of 2020 – 2025 is promulgated together with this Decision (hereinafter referred to as “the Plan”)

Article 2. Funding for implementation of the Plan shall be derived from state budget and other legal funding sources according to regulations of applicable laws.

Article 3. This Decision comes into effect from the date on which it is signed.

Article 4. Ministers of Ministries that are members of the National Steering Committee on prevention and control of African swine fever, Standing Office of the National Steering Committee on combating against smuggling, commercial fraud and counterfeit goods, Presidents of People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP. THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Dinh Dung

 

NATIONAL PLAN

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. OBJECTIVES

1. General objectives

Proactively carrying out surveillance for early detection, warning and prompt and effective implementation of measures for preventing and controlling African swine fever (hereinafter referred to as “ASF”); implementing biosafety and ASF-free husbandry measures with a view to minimizing economic losses and adverse impact of pork prices on the consumer price index (CPI), the environment and other trade activities related to animals and animal products of Vietnam.

2. Specific objectives

a) Vietnam is targeting more than 90% of communes and wards being free from AFS in 2020-2021; more than 95% of communes and wards being free from AFS in 2022-2023 and more than 99% of communes and wards being free from AFS in 2024-2025.

b) The plan also targets to have 500 pig farming facilities and 50 pork production chains that are free from ASF, thereby meeting demands for domestic sale and export.

c) It is envisaged that 100% of large- scale pig farms, 90% of medium- scale pig farms and 80% of small- scale pig farms (according to regulations in Government's Decree No. 13/2020/ND-CP dated January 21, 2020) will have biosafety measures.

d) There will be at least 02 Biosafety Level-3 (BSL-3) laboratories of Vietnam and 02 disease-free livestock production facilities in order to serve research and production of vaccines against ASF, diagnosis and testing of diseases potentially spreading to humans according to regulations of Government's Decree No. 103/2016/ND-CP dated July 01, 2016.

dd) The Plan aims to study epidemiological characteristics and characteristics of ASF virus to have appropriate and effective solutions for ASF prevention and control; and initially research vaccines against ASF, thereby meeting requirements for experimentation, testing and registration of circulation according to regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Bio-safety pig farming

- Updating and declaring pig farming with local authorities; ensuring the safe distance in pig farms as prescribed in Articles 55 and 56 of the Law on Animal Husbandry; Circular No. 20/2019/TT-BNNPTNT dated November 22, 2019 and Circular No. 23/2019/TT-BNNPTNT dated November 23, 2019 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Strictly implementing biosafety measures and good animal husbandry practices, including isolation, sanitation and disinfection with chemical or lime; investing in and upgrading pig farming facilities and equipment to ensure the effective implementation of biosafety measures. To be specific:

+ Medium- scale and small- scale pig farms and pig farming households shall comply with Official Dispatch No. 5329/BNN-CN dated July 25, 2019 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on strengthening some general technical measures for biosafety pig farming for ASF prevention and control.

+ Large- scale pig farms shall comply with National Technical Regulation QCVN 01-14:2010/BNNPTNT on biosafety pig farm conditions promulgated together with Circular No. 04/2010/TT- MARD dated January 15, 2010 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Using animal feeds that have clear origins and meet standards as prescribed; minimal using leftovers and recycled products from restaurants, hotels and industrial parks. Leftovers shall be heat treated to kill pathogens in food; at the same time, it is required to sanitize and disinfect food containers before and after these containers are put into the pig farming areas.

2. Herd repopulation

a) Rules for herd repopulation

- Herb repopulation shall only be conducted at facilities without ASF or at facilities without relapse of ASF for at least 21 days; Biosafety and ASF-free husbandry measures shall be ensured. - With regard to areas that have not been declared as ASF-free areas, the herb repopulation shall only be conducted at centralized facilities without African swine fever, bio-safety and ASF-free facilities, facilities that have been granted VietGAHP or GlobalGAP certificates or facilities certified that they meet fully requirements for disease resistance for herb repopulation by local authorities or local veterinary agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Before repopulating pig herbs, pig farming entities shall make declaration with local authorities according to regulations of the Law on Animal Husbandry and Circular No. 23/TT-BNNPTNT dated November 30, 2019 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- It is required to have pig stables, farming equipment, breeding stocks, animal feed and water; nurture pigs, ensure veterinary hygiene and implement measures for managing pig farming facilities according to regulations of the law on animal husbandry and veterinary medicine; or pig farming facilities shall be certified as biosafety and ASF-free facilities, or granted VietGAHP, GlobalGAP certificates.

- It is required to periodically take samples of environment, water, waste, etc. for testing in order to confirm that large- scale pig farming facilities have not been infected with ASF virus.

c) Herd repopulation steps

- Carrying out experiment on a reasonable quantity in conformity with the production capacity of the facility in order to ensure that there is no relapse of ASF for at least 21 days.

- Daily monitoring and carrying out close surveillance of the quantity of pigs that undergo experiment for at least 21 days; When necessary, it is required to take samples for testing in order to detect ASF pathogens (Owners of pig farming facilities can take samples themselves under the supervision by the veterinary staff or veterinary staff of sampling facilities). If pigs are suspected of being infected, it is required to immediately notify local authorities, veterinary agencies and implement measures for preventing and controlling ASF as prescribed.

- After experiment for at least 21 days, if pigs show no signs of ASF or the test result is negative for ASF (applicable to the case of sampling for testing), the herd repopulation shall be carefully conducted and the facility may repopulate 100% of its pigs.

d) Grassroots authorities and local veterinary agencies shall inspect and confirm conditions for herd repopulation; strengthen guidance, inspection and surveillance of pig farming and ASF prevention and control.

3. ASF surveillance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Owners of pig farming facilities and local animal health facilities shall proactively monitor and supervise pig herds. In case of detection of infected pigs, pigs suspected of being infected, pigs died of unknown cause, or pigs and their products smuggled, suspected of being smuggled, or of unknown origin, the owners shall notify local veterinary agencies; Veterinary agencies shall take samples to test for ASF prior to handling and destruction according to regulations of law.

- The provincial veterinary authority shall be responsible for formulation and submission to the local competent authority for approval and allocation of funding and organization of proactive sampling for surveillance of the spread of ASF virus at pig farming facilities, farming households, trade markets, trade and collection establishments, transshipment points, pig bathing facilities, pig slaughterhouses, establishments processing and selling products from pigs, pigs and their products smuggled and seized in areas under its management, farming environment in high-risk zones.

- The Department of Animal Health shall be responsible for formulation and submission for approval and organization of surveillance of the spread of ASF virus on imported pigs and their products nationwide.

b) Passive surveillance

- The veterinary authority shall organize sampling to test for ASF virus and differential diagnosis for pigs suspected of being infected with ASF; pigs suspected of having contact with infected pigs; wild boars, ornamental pigs, wild pigs, pigs at zoos and national parks that are illness or died of unknown causes; environmental samples; investigate and identify causes if pigs are suspected of being infected with ASF.

- Investigating outbreaks and tracing disease source: Local authorities shall direct and cooperate with veterinary authorities in investigating outbreaks (households, ASF-infected facilities). The outbreak investigation shall be conducted at least 21 days ago (before the onset of clinical signs in the first case), and last until the time of implementation of measures for controlling outbreaks.

4. Destruction of infected pigs, pigs suspected of being infected with ASF

- Destroying all infected pigs, dead pigs and pigs that have tested positive for the ASF virus.

- Destruction method: People's Committees at all levels shall consult, select and implement measures for destroying pigs and their products with pathogens in conformity with actual conditions and situations according to the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Control of transportation and trade of pigs and their products

a) With regard to pigs and their products that have not been infected with ASF 

- Strictly controlling the transportation of pigs and their products at the place of departure: Strictly following procedures for transport inspection, and complying with regulations and guidelines of the Ministry of Agriculture and Rural Development; sanitizing and disinfecting vehicles and equipment for transportation; implementing sanitization and disinfection measures for persons engaged in transportation; sampling for cases of pigs and their products suspected of being infected in order to promptly detect and handle them, thereby avoid the spread of ASF.

- Focusing on upgradation and establishment of 06 national animal quarantine stations along the North-South highway.

- In provinces that border ASF-infected provinces, allocating sufficient interdisciplinary forces, including veterinary staff, marketing managers, polices and relevant forces to strictly control pigs and their products transported through provinces, especially provinces and cities with North-South transport routes.

- Spraying disinfectants and decontaminating vehicles that transport animals, animal products and containers via national animal quarantine stations, animal quarantine stations, temporary quarantine points at transport hubs.

- Strictly controlling the transportation of pigs and their products at the place of arrival: Strictly following procedures for transport inspection, and complying with regulations and guidelines of the Ministry of Agriculture and Rural Development; sanitizing and disinfecting vehicles and equipment for transportation; implementing sanitization and disinfection measures for persons engaged in transportation.

- Controlling cross-border transportation of goods; strengthening strict inspection of border areas, border gates and seaports in order to promptly detect illegal transportation and smuggling of pigs and their products into Vietnam.

- Handling all smuggled and seized pigs and their products of unknown origins in accordance with the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Applying information technology and advanced technology, and attaching geo-location, animal identification equipment to vehicles that transport breeding stocks for management in order to limit the stopping and parking of such vehicles during transportation.

b) With regard to pigs and their products that have been infected with ASF 

- Taking samples of healthy pigs that live with infected pigs in the same cell or row of the pig stable for testing for ASF. Pigs that have tested negative for ASF shall be transported for sale in districts.

- Taking samples of healthy pigs that live with pigs that have not been infected with ASF in the same cell or row of the pig stable for testing for ASF. Pigs that have tested negative for ASF shall be transported for nurturing or sale in provinces.

- If pig farming facilities have been recognized as biosafety and AFS-free facilities, or have participated in programs for surveillance and sampling with negative test results for diseases (including ASF), and pigs does not show signs of ASF within 21 days before they are transported, pigs may be transported out of infected zones under guidelines of the provincial veterinary authority.

The transportation of pigs and their products out of the province shall meet requirements for transportation within the province and pigs and their products shall undergo quarantine in accordance with the law on veterinary medicine.

- The transportation of pigs and their products shall comply with the law on veterinary medicine in prevention and control of animal diseases and under the direction and guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

6. Management of slaughter of pigs and sale of pork products

a) Requirements for pig slaughterhouses

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Small- scale slaughterhouses shall meet requirements for veterinary hygiene as prescribed in Clause 2, Article 69 of the Law on Veterinary Medicine.

- Pig slaughterhouses shall be appraised and certified that they meet requirements for food safety by professional management agencies according to regulations, except for cases where such slaughterhouse have obtained certificates including Good Manufacturing Practice, Hazard Analysis Critical Control Point, ISO 22000 Food Safety Management System, International Food Standard, British Retailer Consortium, FSSC 22000 Food Safety System Certification or equivalent certificates that are valid.

- It is required to have veterinary staff controlling pig slaughter according to regulations of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on control of slaughter and inspection of veterinary hygiene.

b) Requirements for pigs to be slaughtered

- Complying with regulations in Article 4 of Circular No. 09/2016/TT-BNNPTNT dated June 01, 2016 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on control of slaughter and inspection of veterinary hygiene

- Having negative test results for ASF from pig farming facilities located in ASF-infected zones within and outside provinces according to applicable guidelines of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- With regard to pigs that are transported from another province, obtaining a certificate of quarantine of animals transported out of the province from the veterinary authority of such province as prescribed in Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Being transported by specialized vehicles as prescribed in Clause 1, Article 70 of the Law on Veterinary Medicine and QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (issued together with Circular No. 30/2012/TT-BNNPTNT dated July 03, 2012 of Ministry of Agriculture and Rural Development.

c) Management of sale of pork and pig products of pig slaughterhouses

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Pigs and their products shall be slaughtered and processed respectively at slaughterhouses that have undergone food safety appraisal and certification according to regulations in Point a in this Clause.

- After slaughter, pork and pig products shall be transported by refrigerated vehicles according to regulations of Clause 2, Article 70 of the Law on Veterinary Medicine and QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (issued together with Circular No. 30/2012/TT-BNNPTNT dated July 03, 2012 of the Ministry of Agriculture and Rural Development) when pork and pig products are put into sale.

- It is required to comply with regulations of law on veterinary medicine and food safety.

d) With regard to pigs and their products that have been infected with ASF 

Pigs to be transported for slaughter shall meet requirements specified in Point b Clause 5 of this Section.

7. Sanitation, decontamination and disinfection

a) Before ASF occurrence 

- Giving guidelines for effective implementation of biosafety husbandry measures and good animal husbandry practices (with regard to large-scale and medium-scale pig farms)

- Regularly giving guidelines for effective implementation of sanitation, decontamination and disinfection measures in order to kill pathogens, including ASF virus (with regard to small-scale pig farms and pig farming households)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Conducting environmental decontamination and disinfection campaigns launched by the Ministry of Agriculture and Rural Development. In addition, according to actual situation, local authorities shall proactively carry out sanitation, decontamination and disinfection to destroy pathogens in pig farming environment.

b) During the period of ASF occurrence

- Carrying out sanitation, decontamination and disinfection once a day in a continuous manner for the first week, and 3 times/week for the next 02 weeks at outbreaks (ASF-infected communes and wards) and high-risk zones (communes and wards that border outbreaks).

- Carrying out sanitation, decontamination and disinfection once a week in a continuous manner until the end of the ASF outbreak at buffer zones (communes and wards that border high-risk zones).

8. Construction of zones, facilities and pig farming facility chains that are free from ASF

- People's Committees at all levels shall be responsible for directing, providing guidance and organizing construction of zones, facilities and pig product production facility chains that are free from ASF; formulate mechanisms and policies to encourage and support the development of ASF-free zones and facilities.

- Potential husbandry enterprises shall construct pig product production chains that are free from ASF in order to meet demands for domestic sale and export.

- With regard to local areas with enterprises and facilities raising pigs and processing pig products with orientation to export, it is required to promote and develop plans for ASF-free facilities and zones according to regulations of Vietnam and standards recommended by the World Organization for Animal Health (OIE).

- Department of Animal Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and provide guidance for local authorities, enterprises, processing and husbandry facilities on construction and development of ASF-free zones; conduct bilateral negotiations with international partners including OIE in order to certify that domestic production chains, facilities, and husbandry and processing zones are free from ASF according to OIE standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Increase in capacity for diagnosis and testing

- Making diagnosis and testing, and establishing hierarchy in diagnosis and testing of ASF in accordance with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Building and upgrading laboratories of the Department of Animal Health to meet standards of biosafety level-3 laboratories of and 02 disease-free livestock production facilities, thereby meeting requirements for diagnosis, testing and research on vaccines and dangerous animal diseases, especially diseases that spread to humans and cause great economic losses.

- Continuing to strengthen and upgrade equipment for disease-free livestock production facilities to meet requirements of experimentation and testing of vaccines; provide necessary equipment and machinery to maintain biosafety laboratories under the Department of Animal Health.

- Building and upgrading laboratories of the provincial veterinary authority to meet standards of biosafety level-1 and level-2 laboratories, thereby meeting requirements for diagnosis and testing of common animal diseases.

- Organizing seminars and training courses to improve diagnosis and testing techniques for dangerous diseases for technicians of laboratories under the Department of Animal Health and designated testing units.

10. Research on epidemiological characteristics of ASF and vaccines against ASF

- Conducting research for identification of epidemiological characteristics, risk factors and rules for arising and spreading ASF; including economic epidemiology research for assessment of economic losses, costs for ASF prevention and control and economic benefits obtained; on that basis, proposing specific solutions to mitigate ASF spread at some high-risk zones and producing strategic solutions to be adopted nationwide.

- Conducting surveillance, collecting virus samples and doing research in order to identify molecular and biological characteristics, genetic characteristics, antigenic properties, pathogenicity and transmissibility of ASF virus between disease-carrying animals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Researching diagnostic kits and biological products for testing, prevention and treatment of ASF.

- Strengthening cooperation between domestic and foreign units that are capable of researching and producing vaccines against ASF.

- Continuing to invest in upgrading and building Biosafety Level-3 (BSL-3) laboratories in order to serve the isolation of ASF virus in research and production of vaccines; focusing on investment in and completion of the upgradation of laboratories of the National Center for Veterinary Drugs and Bio-Products Control No 1 in order to serve research and testing of vaccines.

- Developing technical standards and procedures applicable to research on virus strains and vaccine testing.

- Continuing to build and strengthen the system for collection and analysis of information and warning about ASF situation (it is also applicable to other diseases in animals).

11. Dissemination of information for increase in awareness and change of people's behaviors

- Carrying out dissemination of information about ASF prevention and control, risks of relapse of ASF, biosafety and ASF-free pig farming on a large scale to each specific person (persons engaged in transportation, pig trade, pig farming and veterinary staff).

- Organizing communication activities related to risks to public health, disease safety and harm to the economy, livestock industry, etc. due to illegal trade and transportation of pigs and pig products.

- Diversifying forms of dissemination on mass media and grassroots information systems, organizing seminars or writing short messages; making and printing leaflets and billboards in order to distribute them to person engaged in pig farming and paste them in public places (markets, meeting places at villages and communes).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. International cooperation

- Promptly updating information on ASF situation in other countries; sharing experiences and making cooperation in order to have solutions for prompt and effective management and prevention of ASF.

- Controlling animal diseases, especially ASF, transportation, trade and smuggling of pigs and pig products across borders through activities within the framework of veterinary cooperation agreements and annual bilateral meetings between Vietnam and other countries.  

- Participating in and organizing the implementation of international cooperation programs on ASF prevention and control. Requesting international organizations and countries to support and cooperate with Vietnam in ASF prevention and control, including in-depth research on epidemiology, vaccines and inspection of transportation of animals and animal products across borders; signing cooperation programs and bilateral agreements with other countries on prevention and control of animal diseases.

Local authorities and potential husbandry enterprises shall construct zones, facilities and pig product production facility chains that are free from ASF in order to meet demands for domestic sale and export. Department of Animal Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and provide guidance for local authorities, enterprises, processing and husbandry facilities on construction and development of ASF-free zones; conduct bilateral negotiations with importing countries including OIE in order to be certified that domestic production chains, facilities, pig farming zones and zones processing pig products are free from ASF according to standards of importing countries and OIE.

13. Support policies

Reviewing, amending and updating support policies for husbandry entities including pig farming facilities of entities and armed forces damaged by ASF; persons participating in ASF prevention and control.

Implementing support policies for ASF prevention and control.

III. IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. National Steering Committee on prevention and control of African swine fever

The National Steering Committee on prevention and control of African swine fever is the focal point for regulation and direction of emergency response activities nationwide according to this Plan. According to actual situation and developments of ASF, the National Steering Committee shall advise and request the Prime Minister to direct ministries, central and local authorities to implement appropriate additional measures.

2. Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

a) Department of Animal Health

- Organize the implementation of measures for preventing and controlling ASF according to regulations of the Law on Veterinary Medicine and its guiding documents.

- Develop annual national surveillance plans in conformity with ASF situation. Carry out proactive and passive surveillance of smuggled pigs and their products.

- Regularly update the ASF situation and notify local authorities, the Ministry of Foreign Affairs (Consular Department), and the Ministry of National Defense (Department of Military Supplies/General Department of Logistics) in order to have an appropriate response plan.

- Provide guidance for local authorities on construction of pig product production chains and zones that are free from ASF for export; assist in finding and negotiating with other countries to promote the export of pig products to other countries; provide guidelines for maintenance of certification that facilities are free from ASF.

- Disseminate information in order to increase in awareness and change people's behaviors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Cooperate with local authorities in investing outbreaks.

- Organize training in construction of ASF-free zones and facilities.

- Conduct researches on ASF in order to serve direction and administration of ASF prevention and control and production; research and produce suitable and effective vaccines against ASF virus in Vietnam.

- Act as the focal point for international cooperation in ASF prevention and control under the direction of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Direct, provide guidance, inspect and urge local authorities to carry out ASF prevention and control; organize national and international conferences on ASF in Vietnam.

- Carry out tasks of the Standing Body of the National Steering Committee in research and production of vaccines in order to proactively support research and production of vaccines against pig diseases.

- Take charge of formulation and report to the Ministry of Agriculture and Rural Development for promulgation of regulations on technical requirements for veterinary diagnosis and testing laboratories in order to ensure the conformity with each biosafety level; apply regulations on establishment of hierarchy in diagnosis and testing of animal diseases.

- Strictly perform the task of issuance of a certificate of registration of testing for ASF, ensure that information on diagnosis and testing of ASF is reported in a prompt manner to serve ASF prevention and control. If necessary, the proposed report shall specify the implementation of testing for ASF prevention and control, and control of the transportation of pigs for ASF control.

- Cooperate with relevant units under the Ministry of Agriculture and Rural Development and other ministries and central authorities in implementing the Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Comply with regulations of the Law on Animal Husbandry and its guiding documents in order to reduce the risk of ASF outbreaks.

- Direct local authorities to implement the Project "Restructuring the livestock industry towards increase in added value and sustainable development" issued together with Decision No. 984/QD-BNN-CN dated May 09, 2014 of the Minister of Agriculture and Rural Development.

- Organize formulation and promulgation of regulations and standards; provide guidance on application and organize appointment for organization to certificate and manage assessment and certification of biosafety pig farms.

- Direct local authorities to strengthen dissemination and implementation of safe husbandry measures according to good animal husbandry practices (VietGAHP).

- Enhance dissemination of knowledge about biosafety to pig farming establishments; provide guidance on application of national technical regulations on biosafety pig farming facilities.

- Strengthen inspection and supervision of production and trade in breeding stocks, and plans for pig farming and herb repopulation in local areas. Build product traceability model in pig farming chain.

- Cooperate with People's Committees of provinces and cities in declaring pig farming according to regulations of Circular No. 20/2019/TT-BNNPTNT dated November 22, 2019 and Circular No. 23/2019/TT -BNNPTNT dated November 23, 2019 of the Ministry of Agriculture and Rural Development, thereby gradually completing nationwide pig farm database system.

c) Other units under the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

- National Center for Agricultural Research and Extension shall participate in communicating and constructing pig product production facility chains and zones that are free from ASF.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The Institute of Veterinary Medicine, the Central Sub-Institute of Veterinary Medicine, the Vietnam National University of Agriculture and other research and training institutions that have laboratories capable for participating in the implementation shall carry out ASF surveillance throughout the country; in-depth research on ASF virus; research, develop and produce vaccines for ASF prevention and control; study procedures, materials and diagnostic and test kits; study, assess and select measures for handling pig farming environment, study ASF situation and study the treatment of infected pig carcasses,...; Report research results to the Ministry of Agriculture and Rural Development (Department of Animal Health) to serve as a basis for production of solutions for ASF prevention and control.

According to ASF situation, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide to adjust, amend and provide guidance on technical measures in ASF prevention and control in order to avoid the spread of ASF.

3. Ministry of Finance

- Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development in balancing and allocating recurrent expenditures for ASF prevention and control as prescribed; report to the Prime Minister on funding sources for ASF prevention and control.

- Direct customs force to take charge and closely cooperate with functional units of ministries, central and local authorities in preventing the smuggling of pigs and pig products through border gates.

4. State Bank of Vietnam

- Direct branches and transaction offices to proactively implement measures for supporting and removing capital difficulties for restoration of production after ASF.

- Direct State Bank's branches in provinces and cities to closely monitor ASF situation in such province and cities and take initiative in implementation of measures for handling and removing capital difficulties for person engaged in pig farming.

5. Ministry of Planning and Investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct General Statistics Office of Vietnam to cooperate with agencies of the Ministry of Agriculture and Rural Development in synthesizing, unifying and sharing data on the total number of pig herds nationwide.

6. Ministry of Health

Cooperate with relevant ministries, central authorities and units in conducting inspection in order to ensure food hygiene and safety, thereby protecting consumers' health.

7. Ministry of National Defense

- Direct Border Guard force and Coast Guard force to closely cooperate with functional units of ministries, central and local authorities in preventing the smuggling of pigs and pig products on borders, border gates, trails, openings and sea routes; at the same time, effectively provide political and ideological education for people who live border areas about the harmful effects of transportation and trade in illegally imported pigs and pig products so that people understand and do not participate in smuggling

- Direct armed forces to closely cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the National Steering Committee for prevention and control of African swine fever in organizing effective implementation of measures for preventing and controlling ASF in military units; support the destruction of infected and dead pigs to prevent the spread of ASF.

8. Ministry of Industry and Trade

- Direct marketing managers and relevant units to cooperate with veterinary forces, police forces, and traffic inspectors in combating and handling trade and transportation of pigs and their products of unknown origins and without quarantine on the market in order to prevent ASF.

- Strengthen inspection and control of the market and prevent speculation, hoarding, commercial fraud and price increase that cause damage to consumers and affect development of domestic husbandry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Issue directives to prohibit vehicles from transporting pigs and their products of unknown origins, and strictly handle vehicle owners who commit violations.

- Direct traffic inspectors and relevant units to cooperate with marketing managers, veterinary forces and police forces in combating and handling trade and transportation of pigs and their products of unknown origins at train stations, bus stations and traffic hubs.

10. Ministry of Public Security

- Direct police forces to cooperate with functional forces of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Transport, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance in combating, preventing and handling trade and transportation of pigs and their products of unknown origins; requesting owners of vehicles entering and leaving ASF-infected zones, high-risk zones and surveillance zones to stop their vehicles in order to control transportation and carry out sanitation, decontamination and disinfection.

- Direct police forces to set up special projects against people who transport and trade in smuggled pigs and their products across borders.

11. Ministry of Foreign Affairs

Direct overseas Vietnamese representative missions to proactively grasp and promptly report the developments of ASF and response measures of countries and territories in order to advise the Government to take corresponding measures; notify and provide guidance for foreign representative missions in Vietnam on relevant information about ASF (according to information provided by the Ministry of Agriculture and Rural Development, if necessary); mobilize and encourage domestic and foreign organizations and individuals to support funding, material and technical means and share experiences in ASF prevention and control.

12. Ministry of Science and Technology

Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Natural Resources and Environment in developing the plan to research scientific and technical solutions to serve ASF prevention and control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in providing guidance on measures for environmental treatment to serve ASF prevention and control.

14. Ministry of Information and Communications

- Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, central and local authorities in formulating and implementing plans to disseminate prevention and control of ASF for the 2020-2025 period.

- Direct news agencies, newspaper agencies and grassroots radio station systems to organize communication of the risk of ASF and measures for preventing and controlling ASF so that people are not confused and proactively adopt such measures.

15. National Steering Committee on combating against smuggling, commercial fraud and counterfeit goods (National Steering Committee 389)

- Direct, provide guidance and urge Steering Committees 389 of ministries, central authorities and local authorities of provinces and central-affiliated cities to appoint forces to patrol, control, promptly detect, prevent and strictly handle smuggling and illegal transportation of animals and animal products from foreign countries into Vietnam.

- Establish working groups of National Steering Committee 389 (with the participation of relevant ministries and central authorities) to directly visit key border areas, border gates and seaports to inspect, urge and provide guidance on organization and synchronous implementation of measures for preventing smuggling and illegal transportation of animals and animal products from foreign countries into Vietnam.

- Direct Steering Committees 389 of ministries, central authorities and local authorities of provinces and central-affiliated cities to closely cooperate and proactively share information and data with veterinary agencies at all levels; make cooperation and direct the implementation of measures for preventing and controlling animal diseases in accordance with applicable laws.

16. People’s Committees at all levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct Departments of Agriculture and Rural Development and provincial veterinary authorities to develop plans for ASF prevention and control and submit them to competent authorities for approval; In the Plan, it is required to have clear assignment of the responsibility of each agency, unit and person engaged in pig farming to have the basis for effective implementation of ASF prevention and control.

- Strengthen the veterinary system in accordance with the Law on Veterinary Medicine; direct relevant departments and agencies, People's Committees of districts and communes to implement and cooperate in ASF prevention and control.

- Organize declaration of herb repopulation and pig farming facilities according to regulations of Circular No. 20/2019/TT-BNNPTNT dated November 22, 2019 and Circular No. 23/2019/TT-BNNPTNT dated November 23, 2019 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Provide guidance on construction of zones, facilities and pig product production facility chains that are free from ASF to serve demands for domestic sale and export.

- Inspect slaughterhouses in provinces, especially small-scale slaughterhouses; strictly prohibit slaughter animals if these slaughterhouses operate without permission or do not meet requirements for veterinary hygiene and food safety; mobilize veterinary staff for slaughter control; build network of concentrated slaughterhouses, take initiative in land fund and have specific mechanisms for investors in finding and allocating land and investment capital to build slaughterhouses with freezing systems, cold and cool storage systems in order to ensure veterinary hygiene, food safety and environmental protection.

- According to actual situation in provinces, request the Ministry of Agriculture and Rural Development to adjust and add appropriate technical measures for ASF prevention and control in order to avoid the spread of ASF.

- Proactively allocate funding sources mentioned in mechanisms and policies of provincial agencies, thereby ensuring ASF prevention and control.

- Manage and arrange locations for pig farming in accordance with actual conditions of provinces and according to rules for pig farming with biosafety and without ASF, and balance of supply and demand and social security.

- Adopt solutions and policies to assist pig farming facilities in constructing pig stables and farms according to requirements for pig farming with biosafety and without ASF, and in conformity with actual conditions of provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct and provide guidance on daily sanitation, decontamination and disinfection at markets and areas where pigs are slaughtered; sanitize, disinfect and decontaminate vehicles, and implement sanitization, disinfection and decontamination measures for persons entering and leaving pig farming areas in accordance with technical procedures for pig farming, hygiene and prevention of ASF; periodically organize sanitation, decontamination and disinfection of environment in high-risk areas.

b) People’s Committees of districts

- Monitor the declaration of repopulation and pig farming facilities according to regulations of Circular No. 20/2019/TT-BNNPTNT dated November 22, 2019 and Circular No. 23/2019/TT-BNNPTNT dated November 23, 2019 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Develop plans for prevention and control of ASF in districts, proactively allocate funding for implementation; arrange resources, supplies, vehicles and land fund to combat ASF and destroy infected pigs when ASF occurs. Allocate funding sources mentioned in mechanisms and policies of district agencies.

- Direct commune-level People's Committees to carry out ASF prevention and control, especially surveillance, detection and handling of outbreaks.

- Manage operations conducted by centralized slaughterhouses; manage preliminary processing, processing, transportation and trade in animals and animal products, and veterinary hygiene in districts.

- Provide guidance on construction of pig product production chains, zones and facility chains that are bio-safe and free from ASF.

c) People’s Committees of communes

- Receive the declaration of repopulation and pig farming facilities according to regulations of Circular No. 20/2019/TT-BNNPTNT dated November 22, 2019 and Circular No. 23/2019/TT-BNNPTNT dated November 23, 2019 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Carry out ASF prevention and control, especially surveillance, detection, report and handling of outbreaks in accordance with regulations of the Law on Veterinary Medicine and its guiding documents.

17. Associations, enterprises, persons engaged in pig farming, transportation or sale of pig products

- According to functions and tasks of each organization and unit, participate in ASF prevention and control according to directions and proposals of central and local agencies assigned to take charge and organize the implementation.

- Comply with applicable regulations of law on animal husbandry and veterinary medicine on ASF prevention and control; organize implementation according to directions and proposals of central and local agencies assigned to take charge and organize the implementation.

- Closely cooperate with authorities in promptly giving notification in case where local authorities or households fail to declare ASF situation, in case of disposal of illness or dead pig carcasses into environment, illegal sale of illness pigs, or in case where persons engaged in pig farming do not implement measures for ASF prevention and control.

IV. FINANCIAL MECHANISM

1. State budget

The state budget shall cover funding for operations conducted by central agencies, including: outbreak investigation, sampling and sample testing; proactive surveillance of the spread of ASF virus, genome sequencing and epidemiological map construction; selection of virus strains for research, evaluation, development and production of vaccines in Vietnam; construction of 02 biosafety level III laboratories; construction of pig production chains and pig farming zones that are free from ASF; provision of information and communication; training, fresher training; international cooperation in ASF prevention and control.

The funding from state budget is allocated to organize the implementation of the Plan via the annual budget; the Ministry of Agriculture and Rural Development shall make an estimate for the implementation of the Plan, summarize it into its estimate and send it to the Ministry of Finance for submission to competent authorities for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The local budget shall cover funding for operations conducted by local authorities, including: procurement of protective equipment and tools used in ASF prevention and control; creation of backup funding for purchase of vaccines against dangerous diseases and secondary infections in pigs or according to recommendations on use of vaccines against ASF of central authorities; proactive surveillance of the spread of ASF virus; construction of pig farming chains and zones that are free from ASF; outbreak investigation, sampling and sample testing; ASF prevention, personal protection, pig destruction, sanitation, disinfection and decontamination; provision of information and communication; training, refresher training; inspection, supervision and organization of conferences on ASF prevention and control in provinces and districts; implementation of monthly programs for sanitation, disinfection and decontamination launched by central authorities; purchase of chemicals for ASF prevention and control.

Annually, People's Committees of provinces and central- affiliated cities shall decide to allocate funding for operations of the Plan in their provinces; support policies on ASF prevention and control in provinces shall be implemented in accordance with applicable regulations of law.

The local budget shall cover funding for construction of models that effectively implement herb repopulation measures; policies on encouragement and support for pig farming towards sustainable development in conformity with actual situation of provinces.

The local budget shall provide funding for people whose pigs must be destroyed and restoration of pig farming and production, and cover wages of forces that participate in ASF prevention and control.

3. Funding covered by entities

Entities engaged in pig farming shall pay for vaccination against dangerous diseases and secondary infections in pigs; sampling and sample testing when the transportation is inspected or pigs are slaughtered for sale; fees and charges for inspection of transportation of pigs and their products out of provinces; lime powder and chemical disinfectant.

Entities engaged in trade and transportation of pigs and their products that are inspected or suspected of being infected with ASF shall pay expenses for sampling, testing and destruction (for infected pigs and their products).

4. Other funding sources

Appeal to countries, international organizations and donors that provide funding and technical support for ASF prevention and control in Vietnam in addition to the funding from the state budget./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 972/QĐ-TTg ngày 07/07/2020 về phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.167

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.232.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!