ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
909/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 17 tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC, NƠI
CƯ TRÚ, TẠM TRÚ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019
Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền
nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Quyết định số 2194/QD-BCĐQG ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Ban
Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc
“Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá
cho người lao động”;
Căn cứ Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình
thường mới”;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về
phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, nơi cư trú, tạm trú của công nhân
và người lao động trên địa bàn tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; các
đoàn thể chính trị - xã hội: các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Báo, Đài PTTH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT.KTN(02).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ô Pích
|
QUY ĐỊNH
VỀ
PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC, NƠI CƯ TRÚ, TẠM TRÚ ĐỐI VỚI CÔNG
NHÂN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi
Nơi làm việc, nơi cư trú, tạm trú của
công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng
Công nhân, người lao động làm việc tại
các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Yêu cầu
đối với doanh nghiệp
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh COVID-19 chi tiết cho từng phân xưởng phù hợp với điều
kiện thực tế của doanh nghiệp; nêu cụ thể những tình huống có thể xảy ra; tổ chức
diễn tập một số tình huống phòng, chống dịch như: “diễn tập hoạt động của Tổ An
toàn COVID”; “diễn tập xử lý khi có một trường hợp nghi ngờ mắc bệnh xảy ra
trong lúc đang sản xuất”; “diễn tập trong tình huống một dây chuyền sản xuất, một
phân xưởng hoặc cả doanh nghiệp bị đóng cửa, tổ chức cách ly tạm thời tại chỗ
toàn bộ công nhân (trong một vài ngày) cho đến khi các cơ quan chức năng bố trí
được địa điểm cách ly”; kế hoạch này phải được phổ biến, triển khai tới từng
phân xưởng, từng công nhân.
- Ký cam kết với chính quyền địa
phương về thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19.
- Thường xuyên đánh giá nguy cơ lây
nhiễm theo hướng dẫn được ban hành tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27
tháng 5 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo
an toàn phòng chống dịch COVID-19 mới được hoạt động sản xuất.
- Thành lập và duy trì hoạt động có
hiệu quả của Tổ An toàn Covid; tuyên truyền, giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc
bệnh trong doanh nghiệp (sốt, ho, đau họng, cảm cúm, viêm đường hô hấp) hướng dẫn
cách ly và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay; khi phát hiện người lao động nước
ngoài nhập cảnh trái phép phải khai báo ngay cho người phụ trách doanh nghiệp
và chính quyền địa phương.
- Xây dựng chế tài, xử phạt, kỷ luật
nghiêm khắc công nhân, người lao động vi phạm quy định phòng chống dịch.
Điều 3. Yêu cầu
đối với công nhân, người lao động
- Phải ký cam kết thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch COVTD-19 với doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương
nơi cư trú, tạm trú.
- Thực hiện đầy đủ các quy định phòng
chống dịch chung (thông điệp 5K của Bộ Y tế) cũng như thực
hiện quy định, hướng dẫn phòng chống dịch bắt buộc riêng theo yêu cầu của doanh
nghiệp và của chính quyền địa phương nơi cư trú, tạm trú.
1. Trước khi đến nơi làm việc
- Tự theo dõi sức khỏe tại nhà trước khi
đi làm nếu có một trong các biểu hiện: sốt, ho, đau họng, mất khả năng ngửi,
đau người, mệt mỏi, dấu hiệu cảm cúm, đau ngực, khó thở ... thì phải ở tại nhà
và thông báo ngay cho công ty, tổ Covid cộng đồng và khai báo y tế tại nơi cư
trú để được hướng dẫn.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ
sinh cá nhân phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thường xuyên súc miệng,
họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh
dưỡng.
- Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần
thiết cho thời gian làm việc như khẩu trang; khăn giấy, nước súc họng ...
- Không đến thăm người ốm tại các bệnh
viện trừ trường hợp phải vào chăm nuôi người bệnh.
- Không đi đến vùng có dịch; không đến
những nơi có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh (chốt kiểm soát, khu cách ly ...), nếu
trường hợp bất khả kháng thì sau khi quay về phải khai báo ngay cho y tế cơ sở
nơi cư trú, tạm trú.
- Không được đi làm nếu đang trong thời
gian cách ly y tế theo quy định.
- Chủ động, tự giác khai báo y tế khi
có tiếp xúc với người bệnh hoặc khi có liên quan dịch tễ đến ca bệnh, ổ dịch.
2. Trong thời gian làm việc
- Đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi làm
việc.
- Trong khi làm việc có bất kỳ một
trong các triệu chứng sốt, ho, đau rát họng, dấu hiệu cảm cúm, mất khả năng ngửi,
đau ngực, khó thở,... cần báo cáo ngay cho tổ trưởng Tổ An toàn COVID, y tế cơ quan để được hướng dẫn xử lý kịp thời; tuyệt đối không được
dấu bệnh.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng
hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện
rửa tay với xà phòng. Nên rửa tay tại các thời điểm: trước khi vào làm việc,
sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để
tránh lây nhiễm bệnh.
- Nghiêm cấm hành vi khạc, nhổ bừa
bãi tại nơi làm việc.
- Không tụ tập đông người.
- Đối với công nhân, người lao động
có tiếp xúc với chuyên gia nước ngoài (trong thời gian chuyên gia nước ngoài được
giám sát y tế) phải khai báo ngay cho y tế của công ty và tại nơi cư trú, lưu
trú.
- Khi phát hiện người lao động nước
ngoài nhập cảnh trái phép phải khai báo ngay cho người phụ trách doanh nghiệp
và chính quyền địa phương.
3. Sau thời gian làm việc và tại
nơi cư trú
- Bản thân và gia đình thực hiện đầy
đủ hướng dẫn 5K của Bộ Y tế; khi bản thân hoặc người trong gia đình có dấu hiệu
nghi ngờ mắc bệnh phải chủ động khai báo y tế ngay; tuyệt đối không được dấu bệnh.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp, hướng
dẫn phòng chống dịch COVID- 19 tại nơi cư trú theo quy định chung và yêu cầu của
chính quyền địa phương.
- Không đến thăm người ốm tại các bệnh
viện trừ trường hợp phải vào chăm nuôi người bệnh.
- Không đi đến vùng có dịch; không đến
những nơi có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh (chốt kiểm soát, khu cách ly ...), nếu
trường hợp bất khả kháng thì sau khi quay về phải khai báo ngay cho y tế cơ sở
nơi cư trú, tạm trú.
Điều 4. Yêu cầu đối
với chính quyền địa phương nơi công nhân cư trú, tạm trú:
- Phải nắm được từng công nhân cư
trú, tạm trú (đặc biệt là công nhân tạm trú) và gia đình họ trên địa bàn.
- Yêu cầu công nhân và gia đình ký
cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn dân cư.
- Tổ COVID cộng đồng giám sát và theo
dõi hàng ngày công nhân và gia đình họ trong địa bàn phụ trách.
Điều 5. Đối với
Cơ quan y tế và Cơ quan quản lý nhà nước của các doanh nghiệp (Ban Quản lý các
khu công nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện)
- Phối hợp với các doanh nghiệp trên
địa bàn quản lý, theo dõi, giám sát y tế đối với các chuyên gia kể từ ngày có
quyết định hoàn thành cách ly y tế tập trung về lưu trú tại địa phương theo
đúng các quy định hiện hành.
- Phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước
của các doanh nghiệp, định kỳ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 (mẫu gộp) một số
nhóm công nhân, người lao động có nguy cơ cao tại doanh nghiệp để đánh giá nguy
cơ lây nhiễm và theo dõi tình hình dịch tại doanh nghiệp trên địa bàn: bảo vệ;
trông xe; lái xe, chuyên gia nước ngoài, phòng hành chính, kế toán, nhân viên
nhà ăn, lấy ngẫu nhiên một số công nhân tại các phân xưởng ...
Điều 6. Khen thưởng,
kỷ luật
1. Các cấp chính quyền, Ban quản lý
Khu công nghiệp, các sở ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát công
tác phòng chống dịch của doanh nghiệp: Kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống
dịch COVID-19 tại nơi làm việc của công nhân,người lao động là cơ sở xem xét đề
xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen
thưởng.
2. Các doanh nghiệp, công nhân và người
lao động nếu vi phạm quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét xử
lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Điều khoản
thi hành
1. Quy định này được thông báo tới
các công ty, doanh nghiệp và toàn thể công nhân, người lao động trong toàn tỉnh
và có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
2. Yêu cầu Ban Quản lý các Khu công nghiệp,
các sở ngành có liên quan, chính quyền địa phương và các công ty, doanh nghiệp
nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về UBND
tỉnh (qua Sở Y tế) để xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế./.