QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG
THUỐC METHADONE VÀ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy;
Căn cứ Nghị định số 141/2024/NĐ-CP ngày 28 tháng
10 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống
nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Căn cứ Nghị định số 109/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng
12 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng
nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng
11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 18/2021/TT-BYT ngày 16 tháng
11 năm 2021 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để
xác định tình trạng nghiện ma túy;
Căn cứ Thông tư số 26/2024/TT-BYT ngày 31 tháng
10 năm 2024 của Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật dịch vụ điều trị
nghiện chất dạng thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 40/2024/TT-BYT ngày 22 tháng
11 năm 2024 của Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế kỹ thuật dịch vụ y tế dự
phòng lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy trình kỹ thuật dịch vụ điều trị nghiện chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc methadone và xác định tình trạng nghiện ma túy, cụ thể
như sau:
1. Quy trình kỹ thuật dịch vụ điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại Phụ lục 1 kèm theo.
2. Quy trình kỹ thuật dịch vụ xác định tình trạng
nghiện ma túy tại Phụ lục 2 kèm theo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Lưu: VT, AIDS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương
|
PHỤ LỤC 1
QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG
THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3902/QĐ-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
Phần
I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng
1.1. Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc methadone, cơ sở cấp phát thuốc methadone.
1.2. Nhân viên y tế và người tham gia cung cấp dịch
vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.
1.3. Người sử dụng các dịch vụ điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.
2. Dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc methadone được hướng dẫn quy trình kỹ thuật bao gồm:
STT
|
Dịch vụ
|
1.
|
Khám ban đầu
|
2.
|
Khám khởi liều
|
3.
|
Khám trong quá trình điều trị
|
4.
|
Khám hoàn thành điều trị
|
5.
|
Tư vấn cá nhân trước điều trị
|
6.
|
Tư vấn cá nhân trong quá trình điều trị
|
7.
|
Tư vấn cá nhân sau khi hoàn thành điều trị
|
8.
|
Liệu pháp tâm lý nhóm (người bệnh hoặc gia đình)
|
9.
|
Cấp phát thuốc hằng ngày tại cơ sở điều trị
|
10.
|
Cấp phát thuốc hằng ngày tại cơ sở cấp phát thuốc
|
11.
|
Cấp phát thuốc nhiều ngày tại cơ sở điều trị
|
12.
|
Cấp phát thuốc nhiều ngày tại cơ sở cấp phát thuốc
|
3. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.
4. Trường hợp những nội dung chuyên môn được dẫn
chiếu trong quy trình này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản
thay thế.
Phần
II
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
I. Khám, điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone
Nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) là việc một người
sử dụng ma túy nhóm CDTP và bị lệ thuộc vào chất này. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới và tại Việt Nam đã chứng minh, điều trị nghiện CDTP bằng thuốc thay thế là
liệu pháp điều trị có hiệu quả đối với người nghiện ma túy nhóm CDTP.
Điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone là một
trong các hình thức điều trị nghiện CDTP bằng thuốc thay thế, là một loại hình điều
trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống dưới dạng
siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B,
C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái
hoà nhập cộng đồng.
Khám, điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone là
việc khám và điều trị cho người bệnh nghiện CDTP tại các giai đoạn khác nhau, cụ
thể bao gồm:
- Khám ban đầu (khám lần đầu tiên đối với người
đăng ký tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone);
- Khám khởi liều (khám và cho liều điều trị đầu
tiên);
- Khám trong quá trình điều trị: bao gồm khám định
kỳ bệnh nhân theo các giai đoạn điều trị (giai đoạn dò liều, giai đoạn điều chỉnh
liều, giai đoạn duy trì liều và giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng điều trị);
- Khám hoàn thành điều trị (lần khám và tổng kết bệnh
án đối với người bệnh hoàn thành quá trình điều trị).
1. Khám ban đầu
1.1. Đại cương:
a) Mục đích:
- Chẩn đoán xác định người đăng ký tham gia điều trị
là người nghiện CDTP và đủ tiêu chuẩn tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone;
- Xác định tình trạng và mức độ lệ thuộc CDTP của
người đăng ký tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone;
- Xác định các bệnh lý kèm theo, các yếu tố tâm lý
xã hội ảnh hưởng đến động cơ tham gia điều trị của người đăng ký tham gia điều
trị;
- Xác định các vấn đề cấp bách về sức khỏe và tâm
lý, xã hội của người đăng ký tham gia điều trị cần giải quyết;
- Xây dựng kế hoạch điều trị cụ thể đối với từng cá
nhân khi đáp ứng đủ điều kiện tham gia điều trị.
b) Định nghĩa:
Khám ban đầu là lần thăm khám đầu tiên đối với người
nghiện CDTP đăng ký tham gia điều trị bằng thuốc methadone.
c) Chỉ định:
Áp dụng đối với người bệnh mới đến đăng ký tham gia
điều trị thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người nghiện CDTP ngoài cộng đồng tự nguyện đăng
ký tham gia điều trị;
- Người nghiện CDTP có quyết định tham gia điều trị
nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp;
- Người nghiện CDTP trong các trại giam, trại tạm
giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (cơ sở quản lý) tự nguyện đăng ký tham
gia điều trị.
1.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 01 bác sỹ
- 01 nhân viên y tế.
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác… được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Thuốc, thiết bị y tế, dụng cụ
|
1
|
Ống nghe
|
5
|
Đèn soi tai
|
2
|
Cân đo sức khỏe
|
6
|
Đèn soi đồng tử
|
3
|
Huyết áp
|
7
|
Đè lưỡi gỗ
|
4
|
Nhiệt kế hồng ngoại
|
8
|
Máy đo nồng độ SpO2
|
9
|
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và thiết bị y tế (trong
đó có thuốc giải độc)
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Pin cho đèn soi tai, đèn soi đồng tử
|
2
|
Găng tay
|
11
|
Mực in
|
3
|
Thẻ bệnh nhân
|
12
|
Hộp mực
|
4
|
Thẻ nhân viên
|
13
|
Bệnh án
|
5
|
Dấu tên bác sỹ
|
14
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
6
|
Mực dấu tên
|
15
|
Hộp đựng đồ sắc nhọn
|
7
|
Cốc giấy
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Đệm, ga, gối (dùng cho giường bệnh)
|
17
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, giấy A5, sổ ghi chép,
bút bi, bấm ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán…)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa…
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
7
|
Máy in
|
2
|
Tủ thuốc cấp cứu
|
8
|
Tủ hồ sơ bệnh án
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
9
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
10
|
Giường bệnh
|
5
|
Quạt điện
|
11
|
Cây nước nóng lạnh
|
6
|
Điều hòa nhiệt độ
|
12
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
d) Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
- Nhân viên hành chính rà soát danh sách người nghiện
CDTP đăng ký tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone (bệnh nhân tự
nguyện đăng ký tham gia điều trị tại cơ sở hoặc bệnh nhân đăng ký và có quyết định
tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone do UBND xã cấp).
- Hướng dẫn bệnh nhân hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham
gia điều trị (đơn đăng ký, ảnh, giấy tờ theo quy định).
- Đặt lịch hẹn bệnh nhân theo lịch của bác sỹ điều
trị cho lần khám đầu tiên.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 30
phút/lượt khám ban đầu.
e) Địa điểm thực hiện: phòng khám điều trị nghiện
CDTP bằng thuốc methadone.
1.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho bác sỹ
và nhân viên y tế trực tiếp cung cấp dịch vụ khám ban đầu.
1.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp đón bệnh nhân
- Tiếp đón bệnh nhân theo lịch hẹn của bác sỹ điều
trị.
- Hoàn thiện thông tin hành chính của người đăng ký
tham gia điều trị theo mẫu quy định tại hồ sơ bệnh án.
Bước 2. Nội dung thăm khám (thực hiện thăm
khám theo các nội dung tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
methadone)
1. Lý do xin tham gia điều trị của người bệnh: tự
nguyện hay theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Tiền sử và bệnh sử liên quan đến nghiện chất dạng
thuốc phiện:
a) Tình trạng sử dụng ma túy: Khai thác tiền sử,
hành vi sử dụng ma túy trong quá khứ và hiện tại.
b) Các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV của người
bệnh.
3. Tiền sử bệnh lý khác
a) Tiền sử các bệnh nội, ngoại khoa: bệnh gan, hen,
tim mạch, nội tiết, phẫu thuật...
b) Nhiễm HIV, viêm gan B, c và các bệnh lây truyền
qua đường máu.
c) Các biến chứng do sử dụng ma túy: áp xe, tắc mạch,
viêm nội tâm mạc.
d) Tiền sử bệnh tâm thần:
đ) Tiền sử tâm lý-xã hội:
4. Nội dung thăm khám, đánh giá sức khỏe
a) Đánh giá sức khỏe toàn trạng
b) Đánh giá sức khỏe tâm thần
c) Đánh giá những dấu hiệu liên quan đến sử dụng ma
túy
Bước 3. Chẩn đoán
- Chẩn đoán hội chứng cai CDTP: thực hiện theo
Thông tư số 18/2021/TT-BYT .
- Đánh giá mức độ dung nạp CDTP: Theo Sơ đồ ước
tính mức độ dung nạp CDTP và nguy cơ quá liều để xác định liều khởi đầu
Bước 4. Cận lâm sàng: chỉ định cận lâm sàng
cụ thể tùy theo mức độ đánh giá của bác sỹ về tình trạng của người bệnh
a) Cận lâm sàng xét nghiệm:
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi;
- Hóa sinh máu: đo hoạt độ ALT (GPT), đo hoạt độ
AST (GOT), định lượng Glucose...
b) Cận lâm sàng bệnh lý nguy cơ:
- HIV Ag/Ab test nhanh.
- Test nhanh phát hiện chất opiate trong nước tiểu.
c) Cận lâm sàng hình ảnh, chức năng:
- Chụp X quang ngực thẳng;
- Điện tim thường;
- Siêu âm ổ bụng (gan, mật, tụy, lách, thận, bàng
quang).
d) Cận lâm sàng trắc nghiệm tâm lý
đ) Cận lâm sàng khác: Thực hiện theo chỉ định của
bác sĩ trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 5. Ra quyết định tham gia điều trị của người
đủ điều kiện và lập kế hoạch điều trị cụ thể theo tình trạng thực tế của từng bệnh
nhân.
* Lưu ý: trong quá trình bác sỹ hỏi và
thăm khám bệnh nhân, nhân viên y tế hỗ trợ bác sỹ trong công tác thăm khám người
bệnh, thực hiện việc ghi chép hồ sơ bệnh án, hỗ trợ in ấn các phiếu chỉ định cận
lâm sàng và hướng dẫn người bệnh thực hiện các chỉ định của bác sỹ theo đúng
quy định.
b) Nhận định kết quả
Căn cứ trên các kết quả thăm khám lâm sàng và cận
lâm sàng, bác sỹ điều trị xác định việc người bệnh có đủ hay không đủ điều kiện
tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Kết quả khám, đánh giá ban đầu của người bệnh sẽ
được nhân viên điều dưỡng ghi chép vào hồ sơ bệnh án.
- Nhân viên hành chính chịu trách nhiệm thông báo kết
quả khám, đánh giá cho từng người bệnh và nhắc lịch cho lần tư vấn và dự kiến
ngày khởi liều điều trị.
- Bác sỹ điều trị thông báo tiếp nhận hoặc không tiếp
nhận người bệnh tham gia điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone và gửi
cho UBND cấp xã để theo dõi và hỗ trợ giám sát người bệnh trong quá trình điều
trị.
1.5. Xử lý tình huống
- Đối với người đăng ký tham gia điều trị nghiện
nhiều loại ma túy, cần đánh giá mức độ lệ thuộc CDTP để có hướng điều chỉnh phù
hợp.
2. Khám khởi liều
2.1. Đại cương:
a) Mục đích:
- Đánh giá trạng thái cai chất dạng thuốc phiện và
nguy cơ quá liều của người bệnh trước khi cho liều điều trị đầu tiên;
- Đánh giá độ dung nạp của người bệnh;
- Chỉ định liều điều trị đầu tiên;
- Thực hiện cấp phát thuốc lần đầu đối với người bệnh;
- Theo dõi và hỗ trợ người bệnh trong 3-4 giờ đầu
tiên sau khi uống liều methadone đầu tiên;
- Thực hiện tư vấn cá nhân hoặc liệu pháp tâm lý
nhóm nếu cần;
- Khám, đánh giá lại người bệnh sau 3-4 giờ và chỉ
định liều bổ sung nếu cần.
b) Định nghĩa:
Khám khởi liều là một quy trình khám, đánh giá người
bệnh và cho liều điều trị methadone đầu tiên.
c) Chỉ định:
Áp dụng đối với người bệnh đủ điều kiện tham gia điều
trị sau khi được khám đánh giá ban đầu.
2.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 01 bác sỹ
- 05 nhân viên y tế (01 người hỗ trợ bác sỹ trong
quá trình thăm khám bệnh nhân, 02 người thực hiện liệu pháp tâm lý nhóm và 02
người thực hiện nhiệm vụ cấp phát thuốc methadone)
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Thuốc, thiết bị y tế, dụng cụ
|
1
|
Ống nghe
|
8
|
Đèn soi tai
|
2
|
Cân đo sức khỏe
|
9
|
Đèn soi đồng tử
|
3
|
Huyết áp
|
10
|
Đè lưỡi gỗ
|
4
|
Nhiệt kế hồng ngoại
|
11
|
Máy đo nồng độ SpO2
|
5
|
Ẩm kế (trong kho thuốc)
|
12
|
Bơm định liều methadone
|
6
|
Nhiệt kế (trong kho thuốc)
|
13
|
Cốc có mỏ
|
7
|
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và thiết bị y tế (trong
đó có thuốc giải độc)
|
14
|
Xi lanh
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
13
|
Pin cho đèn soi tai, đèn soi đồng tử
|
2
|
Găng tay
|
14
|
Mực in
|
3
|
Thẻ bệnh nhân
|
15
|
Hộp mực
|
4
|
Thẻ nhân viên
|
16
|
Bệnh án
|
5
|
Dấu tên nhân viên y tế
|
17
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
6
|
Mực dấu tên
|
18
|
Hộp đựng đồ sắc nhọn
|
7
|
Cốc giấy
|
19
|
Bình nước có vòi (cho bệnh nhân)
|
8
|
Giá để chai thuốc
|
20
|
Thùng đựng cốc sau khi sử dụng
|
9
|
Giá để cốc
|
21
|
Thùng rác các loại
|
10
|
Giá đựng phiếu cấp phát thuốc
|
22
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
11
|
Đệm, ga, gối (dùng cho giường bệnh)
|
23
|
Kệ đựng vỏ chai thuốc sau khi sử dụng (trong kho
thuốc)
|
12
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, giấy A5, sổ ghi chép,
bút bi, bấm ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
24
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa…
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính (03 bộ)
|
10
|
Tủ thuốc cấp cứu
|
2
|
Máy in (03 bộ)
|
11
|
Tủ hồ sơ bệnh án
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc (04 bộ)
|
12
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
13
|
Tủ đựng thuốc trong kho chính
|
5
|
Quạt điện
|
14
|
Tủ có khóa đựng thuốc cấp phát hàng ngày
|
6
|
Điều hòa nhiệt độ
|
15
|
Máy hút ẩm
|
7
|
Giường bệnh
|
16
|
Máy phát điện
|
8
|
Cây nước nóng lạnh
|
17
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
9
|
Camera giám sát (kho thuốc và khu vực cấp phát
thuốc)
|
d) Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
- Nhân viên hành chính đặt lịch hẹn bệnh nhân đủ điều
kiện tham gia điều trị theo lịch hẹn khám khởi liều của bác sỹ điều trị.
- Dặn bệnh nhân về việc không sử dụng heroin/CDTP
khác trước khi uống liều đầu tiên ít nhất 4 tiếng.
- Mời người nhà người bệnh đi cùng bệnh nhân trong
ngày khởi liều đầu tiên.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ:
- Khám đánh giá trước khi cho liều điều trị đầu
tiên: trung bình 20 phút/lượt khám.
- Cho liều thuốc methadone đầu tiên: trung bình 3
phút/lượt.
- Liệu pháp tâm lý nhóm cho người bệnh và gia đình
người bệnh: trung bình 1 tiếng/lượt thực hiện dịch vụ.
- Theo dõi người bệnh sau khi uống liều thuốc đầu
tiên: trung bình 3 tiếng.
- Khám đánh giá lại người bệnh sau 3-4 tiếng theo
dõi sau khi uống liều đầu tiên: trung bình 5 phút/lượt khám.
- Cho liều thuốc methadone bổ sung (nếu cần): trung
bình 3 phút/lượt.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: phòng khám, khu vực
cấp phát thuốc và khu vực chờ tại cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone.
2.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho các
nhân viên y tế trực tiếp cung cấp dịch vụ khám khởi liều.
Có các thiết bị đảm bảo an ninh cho kho chứa thuốc
theo đúng quy định.
2.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp đón bệnh nhân
Nhân viên hành chính đặt lịch hẹn và đón tiếp bệnh
nhân đến khám theo lịch hẹn.
Hướng dẫn bệnh nhân vào thăm khám theo lịch của bác
sỹ điều trị.
Bước 2. Nội dung khám đánh giá trước khi chỉ định
liều điều trị đầu tiên
1. Tình trạng sử dụng chất ma túy ngay trước khi đến
uống liều đầu tiên (loại ma túy sử dụng, tần suất, số lượng, số lần sử dụng và
đường dùng).
2. Ngoài CDTP bác sỹ cần hỏi về việc sử dụng các chất
gây nghiện khác: rượu, thuốc lá, các loại thuốc gây nghiện và các chất ma túy
khác, cần lưu ý việc đánh giá kỹ mức độ lệ thuộc các chất gây nghiện này là rất
quan trọng trong điều trị methadone.
3. Đánh giá sức khỏe toàn trạng: phải thăm khám
toàn diện, đặc biệt lưu ý tới các dấu hiệu thực thể của các bệnh lý liên quan.
4. Đánh giá hội chứng cai
5. Đánh giá nguy cơ quá liều và mức độ dung nạp.
6. Chỉ định liều thuốc methadone đầu tiên.
* Lưu ý: trong quá trình bác sỹ hỏi và
thăm khám bệnh nhân, nhân viên điều dưỡng hỗ trợ bác sỹ trong công tác thăm
khám người bệnh, thực hiện việc ghi chép hồ sơ bệnh án và hướng dẫn người bệnh
thực hiện các chỉ định của bác sỹ theo đúng quy định.
Bước 3. Cấp liều thuốc methadone đầu tiên
- Nhân viên phụ trách kho thuốc và nhân viên y tế
thực hiện nhiệm vụ cấp phát thuốc methadone thực hiện quy trình xuất thuốc
methadone đầu ngày căn cứ trên nhu cầu sử dụng thuốc trong ngày của cơ sở.
- Rà soát danh sách người bệnh nhận thuốc trong
ngày: danh sách bệnh nhân khởi liều trong ngày, danh sách bệnh nhân nhận thuốc
hằng ngày và danh sách bệnh nhân nhận thuốc nhiều ngày.
- Thực hiện việc cấp liều thuốc methadone đầu tiên
sau giống với quy trình cấp thuốc cho người bệnh uống liều tại chỗ:
+ Kiểm tra tên bệnh nhân và đơn thuốc.
+ Nhân viên cấp phát 1 ghi liều thuốc vào phơi vàng
và đưa bệnh nhân ký.
+ Nhân viên cấp phát 2 đong thuốc theo đúng liều
trên phơi vàng đưa bệnh nhân uống trước sự giám sát của nhân viên cấp phát thuốc.
Bước 4. Theo dõi người bệnh trong khoảng 3-4 tiếng
sau uống liều đầu tiên
Thực hiện theo dõi người bệnh trong khoảng thời
gian 3-4 giờ sau khi uống liều thuốc đầu tiên (cần sự phối hợp luân phiên giữa
các bộ phận chuyên môn tại cơ sở điều trị trong quá trình hỗ trợ chăm sóc và
theo dõi người bệnh).
Bước 5. Tư vấn cá nhân hoặc thực hiện liệu pháp
tâm lý nhóm đối với người bệnh hoặc gia đình người bệnh
Thực hiện tư vấn cá nhân hoặc tổ chức thực hiện liệu
pháp tâm lý nhóm dành cho bệnh nhân hoặc gia đình người bệnh về các yếu tố nguy
cơ gặp phải trong quá trình điều trị; các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị;
tác động, tác hại của việc sử dụng chất ma túy và sử dụng đá ma túy trong quá
trình điều trị.
Bước 6. Đánh giá lại người bệnh sau 3-4 giờ theo
dõi
- Đánh giá hội chứng cai (có ít nhất 3 trong 12 dấu
hiệu để xác định trạng thái cai các chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Phụ
lục số 01 Hướng dẫn xác định trạng thái cai đặc trưng các chất ma túy ban hành
kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BYT .
- Đánh giá Thang điểm đánh giá hội chứng cai lâm
sàng (COWS).
- Chỉ định tăng thêm liều methadone khi người bệnh
xuất hiện hội chứng cai trong khoảng 3 - 4 giờ đầu sau khi uống liều methadone
đầu tiên (nếu cần).
- Nếu có chỉ định tăng liều, thực hiện lại Bước 3.
b) Nhận định kết quả
- Sau khi khám đánh giá người bệnh, bác sỹ kê đơn
điều trị methadone lần đầu tiên vào hồ sơ bệnh án và đơn thuốc.
- Nhân viên y tế hỗ trợ bác sỹ thực hiện ghi chép bệnh
án theo quy định và hỗ trợ in đơn thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
- Người bệnh mang đơn thuốc đầu tiên sang nhận và uống
liều methadone đầu tiên tại khu vực cấp phát thuốc.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Kết quả khám, đánh giá của người bệnh sẽ được
nhân viên y tế hỗ trợ bác sỹ ghi chép vào hồ sơ bệnh án.
- Nhân viên y tế thực hiện tư vấn cá nhân hoặc liệu
pháp tâm lý nhóm cho người bệnh xong ghi chép vào phiếu tư vấn theo quy định và
kẹp vào hồ sơ bệnh án.
- Nhân viên hành chính dặn dò người bệnh về lịch
khám và uống thuốc ngày tiếp theo.
2.5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị;
- Tạm dừng việc cho uống thuốc nếu bác sỹ đánh giá
nguy cơ quá liều của người bệnh quá cao (mới sử dụng CDTP ngay trước khi đến uống
thuốc; đang trong tình trạng say rượu; mới sử dụng thuốc có tương tác làm tăng
nồng độ methadone trong máu);
- Thực hiện việc cấp lại liều methadone đầu tiên nếu
người bệnh làm đổ thuốc;
- Theo dõi người bệnh nếu bị nôn sau khi uống thuốc
và có thể cấp lại nếu nôn trong vòng 10 phút sau khi uống;
3. Khám trong quá trình điều
trị
3.1. Đại cương:
a) Mục đích
Thăm khám, đánh giá người bệnh trong quá trình điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone nhằm mục đích:
- Theo dõi lâm sàng các hành vi nguy cơ cao tiếp diễn
trong quá trình điều trị; Các dấu hiệu của hội chứng cai, dấu hiệu ngộ độc và
quá liều; Tiến triển của các bệnh cơ thể kèm theo: điều trị HIV/AIDS, lao, nấm,
viêm gan; Các rối loạn tâm thần; Các tình trạng bệnh lý khác; Mức độ phục hồi
các chức năng lao động, tâm lý, xã hội.
- Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định người bệnh có
sử dụng CDTP; phục vụ cho chẩn đoán, đánh giá và điều chỉnh liều methadone
thích hợp, góp phần đánh giá hiệu quả điều trị.
- Theo dõi tuân thủ điều trị nhằm đảm bảo người bệnh
phải uống thuốc methadone hàng ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế để đảm bảo
điều trị hiệu quả và an toàn.
- Đánh giá toàn diện về chẩn đoán, điều trị và phục
hồi chức năng từ đó đưa ra kế hoạch điều trị cho giai đoạn tiếp theo.
b) Định nghĩa
Khám trong quá trình điều trị là khám định kỳ đối với
người bệnh điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone trong giai đoạn điều trị:
dò liều, điều chỉnh liều, duy trì liều, giảm liều tiến tới ngừng điều trị.
c) Chỉ định:
Áp dụng đối với người bệnh đang tham gia điều trị
nghiện CDTP bằng thuốc methadone tại các giai đoạn điều trị.
3.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 01 bác sỹ
- 01 nhân viên y tế.
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Thuốc, thiết bị y tế, dụng cụ
|
1
|
Ống nghe
|
5
|
Đèn soi tai
|
2
|
Cân đo sức khỏe
|
6
|
Đèn soi đồng tử
|
3
|
Huyết áp
|
7
|
Đè lưỡi gỗ
|
4
|
Nhiệt kế hồng ngoại
|
8
|
Máy đo nồng độ SpO2
|
9
|
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và thiết bị y tế (trong
đó có thuốc giải độc)
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Pin cho đèn soi tai, đèn soi đồng tử
|
2
|
Găng tay
|
11
|
Mực in
|
3
|
Thẻ bệnh nhân
|
12
|
Hộp mực
|
4
|
Thẻ nhân viên
|
13
|
Bệnh án
|
5
|
Dấu tên bác sỹ
|
14
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
6
|
Mực dấu tên
|
15
|
Hộp đựng đồ sắc nhọn
|
7
|
Cốc giấy
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Đệm, ga, gối (dùng cho giường bệnh)
|
17
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, giấy A5, sổ ghi chép,
bút bi, bấm ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
7
|
Tủ thuốc cấp cứu
|
2
|
Máy in
|
8
|
Tủ hồ sơ bệnh án
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
9
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
10
|
Giường bệnh
|
5
|
Quạt điện
|
11
|
Cây nước nóng lạnh
|
6
|
Điều hòa nhiệt độ
|
12
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
d) Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
- Nhân viên hành chính rà soát danh sách bệnh nhân
đang tham gia điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone và liên hệ bệnh
nhân theo lịch khám của bác sỹ;
- Đặt lịch hẹn với bệnh nhân với tần suất tùy thuộc
vào giai đoạn điều trị của người bệnh, cụ thể như sau:
+ Giai đoạn dò liều (2 tuần đầu điều trị): khám,
đánh giá bệnh nhân hằng ngày;
+ Giai đoạn điều chỉnh liều: khám lại sau mỗi 3-5
ngày.
+ Giai đoạn duy trì liều: khám lại sau mỗi tháng.
+ Giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng điều trị:
trung bình khám lại sau mỗi 3-5 ngày hoặc tùy thuộc tình hình cụ thể của người
bệnh.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 15
phút/lượt khám định kỳ.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: phòng khám điều trị
nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
3.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho bác sỹ
và nhân viên điều dưỡng trực tiếp cung cấp dịch vụ khám định kỳ.
3.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp đón bệnh nhân
Nhân viên hành chính đặt lịch hẹn và tiếp đón bệnh
nhân theo lịch hẹn của bác sỹ.
Hướng dẫn bệnh nhân vào phòng khám theo quy định.
Bước 2. Thăm khám định kỳ
a) Theo dõi lâm sàng:
- Khám, đánh giá mức độ phù hợp liều đang điều trị;
- Khám, đánh giá hội chứng cai.
- Điều chỉnh liều methadone (nếu cần).
- Đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến việc
tuân thủ điều trị của người bệnh: gia đình, công việc, xã hội...
- Phối hợp với tư vấn cho người bệnh để đạt hiệu quả
điều trị cao nhất.
- Các hành vi nguy cơ cao tiếp diễn trong quá trình
điều trị: tiếp tục sử dụng CDTP và các chất gây nghiện khác.
- Người bệnh có thể bị nhiễm độc methadone ở giai
đoạn đầu điều trị (đặc biệt trong 10 ngày đầu) vì: Sử dụng đồng thời các chất
ma túy khác đặc biệt các chất gây yên dịu; Đánh giá sai về mức độ dung nạp do
đó khởi liều quá cao, tăng liều quá nhanh (do methadone có hiệu quả tích lũy);
Thiếu giám sát chặt chẽ khi cho người bệnh uống thuốc methadone.
- Các dấu hiệu của hội chứng cai, dấu hiệu ngộ độc
và quá liều.
- Nhân viên phát thuốc methadone phải quan sát người
bệnh trước khi cho uống thuốc hàng ngày.
- Bác sỹ quan sát và đánh giá người bệnh trước khi
thay đổi liều, đặc biệt lưu ý tình trạng ngộ độc.
- Liều điều trị sẽ được tiếp tục điều chỉnh đến khi
người bệnh đạt được liều có hiệu quả (là liều làm hết hội chứng cai, giảm thèm
nhớ, ngăn tác dụng của việc sử dụng heroin và không gây ngộ độc).
- Tiến triển của các bệnh cơ thể kèm theo: điều trị
HIV/AIDS bằng thuốc ARV, điều trị lao, điều trị nấm, điều trị viêm gan.
- Các rối loạn tâm thần: chú ý vấn đề trầm cảm và tự
sát.
- Các tình trạng bệnh lý khác.
- Mức độ phục hồi các chức năng lao động, tâm lý và
xã hội.
b) Cận lâm sàng:
* Cận lâm sàng xét nghiệm:
- Định kỳ xét nghiệm sinh hóa máu: trung bình 3-6
tháng/lần (trong trường hợp cần thiết bác sỹ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm
khác);
- Xét nghiệm tìm ma túy trong nước tiểu: thực hiện
theo chỉ định của bác sỹ (có thể chỉ định xét nghiệm phát hiện 1 chất ma túy
trong nước tiểu hoặc xét nghiệm phát hiện nhiều chất ma túy trong nước tiểu).
* Cận lâm sàng trắc nghiệm tâm lý: thực hiện theo
chỉ định của bác sỹ. Đối với thang đánh giá hội chứng cai lâm sàng (COWS) thực
hiện trong mỗi lần khám.
c) Thăm khám trong giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng
điều trị methadone:
- Cơ sở điều trị thảo luận với người bệnh để lập kế
hoạch giảm liều tiến tới ngừng điều trị methadone;
Lưu ý: Trong quá trình giảm liều, nếu người bệnh gặp
phải những khó khăn không thể thích ứng được, bác sĩ điều trị có thể xem xét lại
liều điều trị methadone cho bệnh nhân:
+ Tăng liều methadone điều trị cho bệnh nhân đến
khi đạt liều phù hợp (thực hiện theo đúng quy trình tăng liều).
+ Giữ nguyên liều methadone đang điều trị và theo
dõi đến khi bệnh nhân sẵn sàng tiếp tục giảm liều.
Bước 3. Theo dõi tuân thủ điều trị:
- Người bệnh phải uống thuốc methadone hàng ngày dưới
sự giám sát của cán bộ y tế để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn.
- Các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị bao gồm:
+ Tư vấn cho người bệnh và gia đình.
+ Hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách xử trí
các tác dụng không mong muốn và các diễn biến bất thường trong quá trình điều
trị.
+ Phối hợp với gia đình, cộng đồng và các tổ chức
xã hội động viên và giúp đỡ người bệnh tuân thủ điều trị.
Bước 4. Đánh giá kết quả điều trị:
- Nội dung: Đánh giá toàn diện về chẩn đoán, điều
trị và phục hồi chức năng từ đó đưa ra kế hoạch điều trị cho giai đoạn tiếp
theo.
+ Đánh giá về mặt lâm sàng: sử dụng CDTP, liều điều
trị, tư vấn, tuân thủ điều trị, diễn biến về sức khoẻ và phục hồi chức năng của
người bệnh.
+ Đánh giá về xét nghiệm: xét nghiệm tìm CDTP
(heroin, thuốc phiện) trong nước tiểu, xét nghiệm HIV, viêm gan B, C, chức năng
gan (nếu có), v.v.
- Phương pháp đánh giá:
+ Tóm tắt các giai đoạn điều trị dựa trên hồ sơ bệnh
án, hồ sơ tư vấn và số theo dõi bệnh nhân.
+ Đánh giá trực tiếp trên người bệnh và phỏng vấn
gia đình và người thân.
* Lưu ý: trong quá trình bác sỹ hỏi và
thăm khám bệnh nhân, nhân viên điều dưỡng hỗ trợ bác sỹ trong công tác thăm
khám người bệnh, thực hiện việc ghi chép hồ sơ bệnh án, hỗ trợ in ấn các phiếu
chỉ định cận lâm sàng và hướng dẫn người bệnh thực hiện các chỉ định của bác sỹ
theo đúng quy định.
b) Nhận định kết quả
- Sau khi thăm khám, đánh giá người bệnh, bác sỹ điều
chỉnh liều thuốc và kê đơn cho giai đoạn điều trị tiếp theo.
- Trao đổi với người bệnh để lập kế hoạch điều trị
cụ thể cho giai đoạn tiếp theo.
- Sơ kết, tổng kết bệnh án theo quy định.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Kết quả khám, đánh giá của người bệnh sẽ được
nhân viên y tế ghi chép vào hồ sơ bệnh án.
- Nhân viên hành chính dặn dò người bệnh về lịch
khám lần kế tiếp.
3.5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị;
- Tạm dừng việc cho uống thuốc nếu bác sỹ đánh giá
nguy cơ quá liều của người bệnh quá cao (mới sử dụng CDTP ngay trước khi đến uống
thuốc; đang trong tình trạng say rượu; mới sử dụng thuốc có tương tác làm tăng
nồng độ methadone trong máu);
- Xử trí khi xét nghiệm nước tiểu có chất gây nghiện:
+ Xem lại liều methadone đang điều trị và điều chỉnh
liều nếu cần thiết.
+ Tăng cường tư vấn và áp dụng các liệu pháp tâm lý
thích hợp.
+ Trong giai đoạn điều trị duy trì, khi đã được chỉ
định liều methadone thích hợp và áp dụng các biện pháp tư vấn mà người bệnh vẫn
tiếp tục sử dụng cdtp (kết quả xét nghiệm nước tiểu vẫn dương tính 3 lần liên
tiếp trở lên), cơ sở điều trị cần hội chẩn để xem xét việc có tiếp tục điều trị
nữa hay không.
4. Khám hoàn thành điều trị
4.1. Đại cương:
a) Mục đích
- Thăm khám, đánh giá hoàn thành điều trị là quá
trình đánh giá về khả năng ngừng điều trị methadone của người bệnh: liều điều
trị, tình hình sử dụng các CDTP khác, tính ổn định về tâm lý xã hội và sự hỗ trợ
của gia đình;
- Thảo luận với người bệnh để lập kế hoạch cho giai
đoạn sau khi hoàn thành điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
b) Định nghĩa:
Khám hoàn thành điều trị là quy trình khám đối với
người bệnh điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone nhằm giúp người bệnh dừng
hoàn toàn việc điều trị nghiện các CDTP.
c) Chỉ định:
Áp dụng đối với người bệnh đã thực hiện xong quá
trình giảm liều tiến tới ngừng điều trị và liều điều trị đã tiến tới 0 điều trị
nghiện CDTP bằng thuốc methadone tại các giai đoạn điều trị.
4.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 01 bác sỹ
- 01 nhân viên y tế.
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Thuốc, thiết bị y tế, dụng cụ
|
1
|
Ống nghe
|
5
|
Đèn soi tai
|
2
|
Cân đo sức khỏe
|
6
|
Đèn soi đồng tử
|
3
|
Huyết áp
|
7
|
Đè lưỡi gỗ
|
4
|
Nhiệt kế hồng ngoại
|
8
|
Máy đo nồng độ SpO2
|
9
|
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và thiết bị y tế (trong
đó có thuốc giải độc)
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Pin cho đèn soi tai, đèn soi đồng tử
|
2
|
Găng tay
|
11
|
Mực in
|
3
|
Thẻ bệnh nhân
|
12
|
Hộp mực
|
4
|
Thẻ nhân viên
|
13
|
Bệnh án
|
5
|
Dấu tên bác sỹ
|
14
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
6
|
Mực dấu tên
|
15
|
Hộp đựng đồ sắc nhọn
|
7
|
Cốc giấy
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Đệm, ga, gối (dùng cho giường bệnh)
|
17
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, giấy A5, sổ ghi chép,
bút bi, bấm ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
7
|
Tủ thuốc cấp cứu
|
2
|
Máy in
|
8
|
Tủ hồ sơ bệnh án
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
9
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
10
|
Giường bệnh
|
5
|
Quạt điện
|
11
|
Cây nước nóng lạnh
|
6
|
Điều hòa nhiệt độ
|
12
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
d) Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
- Nhân viên hành chính kiểm tra danh sách bệnh nhân
trong giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng điều trị đã ổn định;
- Phối hợp với nhân viên y tế thực hiện tư vấn đánh
giá tính sẵn sàng của người bệnh đối với việc dừng hoàn toàn điều trị.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 10
phút/lượt khám đối với bác sỹ và 15 phút/lượt đối với nhân viên y tế hỗ trợ bác
sỹ.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: phòng khám điều trị
nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
4.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho bác sỹ
và nhân viên y tế trực tiếp cung cấp dịch vụ khám hoàn thành điều trị.
4.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp đón bệnh nhân
Nhân viên hành chính tiếp đón bệnh nhân theo lịch hẹn
của bác sỹ.
Bước 2. Khám hoàn thành điều trị
a) Đánh giá khả năng hoàn thành điều trị methadone
của người bệnh:
- Liều điều trị;
- Tình hình sử dụng các CDTP khác;
- Tính ổn định về tâm lý xã hội và sự hỗ trợ của
gia đình.
b) Ngừng điều trị:
- Sau một thời gian giảm liều, có thể ngừng hoàn
toàn methadone.
- Cần thực hiện các chăm sóc y tế và hỗ trợ tâm lý
xã hội ít nhất trong 06 tháng sau khi ngừng điều trị methadone.
Bước 3. Thông báo hoàn thành điều trị
Sau khi đánh giá người bệnh hoàn thành điều trị
nghiện CDTP bằng thuốc methadone, cơ sở điều trị tiến hành thông báo về việc
hoàn thành điều trị nghiện các CDTP bằng methadone cho Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi người bệnh cư trú theo quy định. Người bệnh sau khi hoàn thành điều trị sẽ
được quản lý sau cai nghiện theo quy định của pháp luật.
* Lưu ý: trong quá trình bác sỹ hỏi và
thăm khám bệnh nhân, nhân viên y tế hỗ trợ bác sỹ trong công tác thăm khám người
bệnh, thực hiện việc ghi chép hồ sơ bệnh án, hỗ trợ in ấn các phiếu chỉ định cận
lâm sàng và hướng dẫn người bệnh thực hiện các chỉ định của bác sỹ theo đúng
quy định.
b) Nhận định kết quả
Bác sĩ điều trị tổng kết kết quả hoàn thành điều trị
của người bệnh vào hồ sơ bệnh án của người bệnh.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Kết quả khám, đánh giá của người bệnh sẽ được
nhân viên y tế ghi chép vào hồ sơ bệnh án.
- Thông báo về việc hoàn thành điều trị của người bệnh
tham gia điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone sẽ được gửi cho UBND cấp
xã để theo dõi và hỗ trợ giám sát người bệnh.
4.5. Xử lý tình huống
- Nhận quay lại điều trị ngay khi người bệnh có xu
hướng tái sử dụng ma túy.
- Tiếp tục tư vấn hỗ trợ và áp dụng các liệu pháp
tâm lý thích hợp đối với bệnh nhân sau khi đã hoàn thành điều trị.
II. Liệu pháp tâm lý trong điều
trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone
Liệu pháp tâm lý trong điều trị nghiện chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc methadone là loại hình trị liệu tâm lý dành cho cá nhân
hoặc trị liệu tâm lý dành cho nhóm người (nhóm bệnh nhân hoặc nhóm thành viên
gia đình bệnh nhân) nhằm làm thay đổi hành vi, nhận thức, cảm xúc của cá nhân
hoặc nhóm bệnh nhân hoặc nhóm gia đình người bệnh đối với việc điều trị nghiện
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone thông qua sự tác động tương hỗ và sự
thông cảm giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa các thành viên trong nhóm.
Liệu pháp tâm lý có thể giúp loại bỏ hoặc làm
thuyên giảm sự căng thẳng về cảm xúc, hướng dẫn các mẫu ứng xử phù hợp, huấn
luyện các kỹ năng xử lý mâu thuẫn, nâng cao lòng tự trọng, khuyến khích sự thể
hiện bản thân bằng lời nói và cảm xúc nhằm điều chỉnh những nét tính cách chưa
phù hợp để tạo ra thay đổi về nhận thức, cách ứng xử và cải thiện giao tiếp, giải
quyết xung đột giữa con người với con người và cung cấp kỹ năng để thành viên
trong gia đình có thể trợ giúp người bệnh đang gặp khó khăn về vấn đề tâm lý.
Liệu pháp tâm lý trong điều trị nghiện CDTP bằng
thuốc methadone là việc cung cấp tư vấn tâm lý cho người bệnh tại các giai đoạn
khác nhau, cụ thể bao gồm:
- Tư vấn cá nhân trước điều trị
- Tư vấn cá nhân trong quá trình điều trị bao gồm
tư vấn cá nhân trong các giai đoạn điều trị (giai đoạn dò liều, giai đoạn điều
chỉnh liều, giai đoạn duy trì liều và giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng điều
trị)
- Tư vấn cá nhân sau khi hoàn thành điều trị
- Liệu pháp tâm lý nhóm cho bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân theo từng giai đoạn điều trị.
1. Tư vấn cá nhân trước điều
trị
1.1. Đại cương:
a) Mục đích:
Liệu pháp tâm lý (tư vấn) đóng vai trò quan trọng
trong điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone nhằm mục đích giúp
nâng cao hiểu biết của người bệnh về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc
methadone; hỗ trợ tuân thủ điều trị, tăng cường ý thức trách nhiệm, dự phòng
tái nghiện, hướng tới lối sống lành mạnh và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
Hỗ trợ tâm lý xã hội cần dựa trên cơ sở tự nguyện.
Nhân viên y tế thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho người bệnh phải được
đào tạo về tư vấn điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone.
b) Định nghĩa:
Tư vấn trước điều trị là liệu pháp tâm lý áp dụng giữa
cá nhân với cá nhân nhằm mục đích hỗ trợ tâm lý cho người nghiện CDTP trước khi
tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
c) Chỉ định:
- Người nghiện CDTP ngoài cộng đồng tự nguyện đăng
ký tham gia điều trị;
- Người nghiện CDTP có quyết định tham gia điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone do Ủy ban nhân dân cấp xã
cấp;
- Người nghiện CDTP trong các trại giam, trại tạm
giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (cơ sở quản lý) tự nguyện đăng ký tham
gia điều trị.
1.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 01 nhân viên y tế
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Vật tư
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Tờ gấp truyền thông
|
2
|
Thẻ bệnh nhân
|
11
|
Tài liệu truyền thông
|
3
|
Thẻ nhân viên
|
12
|
Biểu mẫu tư vấn
|
4
|
Dấu tên nhân viên y tế
|
13
|
Kẹp file lưu kết quả tư vấn
|
5
|
Mực dấu tên
|
14
|
Mực in
|
6
|
Cốc giấy
|
15
|
Hộp mực
|
7
|
Bệnh án
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
17
|
Túi ni lon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, sổ ghi chép, bút bi, bấm
ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
6
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
2
|
Máy in
|
7
|
Kệ đựng tài liệu truyền thông
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
8
|
Ti vi
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
9
|
Cây nước nóng lạnh
|
5
|
Quạt điện
|
10
|
Điều hòa nhiệt độ
|
11
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
d) Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
- Nhân viên hành chính rà soát danh sách người nghiện
CDTP đăng ký tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone (bệnh nhân tự
nguyện đăng ký tham gia điều trị tại cơ sở hoặc bệnh nhân đăng ký và có quyết định
tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone do UBND xã cấp).
- Hướng dẫn bệnh nhân hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham
gia điều trị (đơn đăng ký, ảnh, giấy tờ theo quy định).
- Đặt lịch hẹn bệnh nhân theo lịch của nhân viên y
tế cho lần tư vấn trước điều trị. cho lần khám đầu tiên.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 30
phút/lượt tư vấn cá nhân trước điều trị.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: phòng tư vấn đặt tại
cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
1.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân
viên y tế khi thực hiện tư vấn.
1.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp đón bệnh nhân
- Tiếp đón bệnh nhân theo lịch hẹn của nhân viên y
tế thực hiện tư vấn cá nhân.
Bước 2. Nội dung tư vấn (thực hiện theo các nội
dung chuyên môn quy định tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT)
b) Nhận định kết quả
Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ tư vấn nắm được động
cơ, mục đích tham gia điều trị của người bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
thể chất, tâm thần cũng như các mối quan hệ xã hội có thể ảnh hưởng đến quá
trình điều trị.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Sau khi tư vấn cá nhân cho người bệnh, nhân viên
y tế đồng thời đặt lịch hẹn tư vấn giáo dục nhóm với người bệnh và người nhà
người bệnh.
- Tổng hợp kết quả tư vấn vào phiếu đánh giá ban đầu
người bệnh tham gia điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone.
- Phối hợp với người bệnh lập mục tiêu theo kế hoạch
điều trị.
1.5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị;
- Đối với người đăng ký tham gia điều trị nghiện
nhiều loại ma túy, cần đánh giá mức độ lệ thuộc CDTP để có hướng điều chỉnh phù
hợp;
- Đối với người đăng ký tham gia điều trị mắc các bệnh
lý khác cần điều trị/can thiệp kịp thời hoặc đang sử dụng thuốc điều trị có
nguy cơ tương tác với thuốc methadone cần chuyển tư vấn kỹ về nội dung này.
2. Tư vấn cá nhân trong quá
trình điều trị
2.1. Đại cương:
a) Mục đích:
Liệu pháp tâm lý (tư vấn) đóng vai trò quan trọng
trong điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone nhằm mục đích giúp
nâng cao hiểu biết của người bệnh về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc
methadone; hỗ trợ tuân thủ điều trị, tăng cường ý thức trách nhiệm, dự phòng
tái nghiện, hướng tới lối sống lành mạnh và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
b) Định nghĩa:
Tư vấn trong quá trình điều trị là liệu pháp tâm lý
áp dụng giữa cá nhân với cá nhân nhằm mục đích hỗ trợ tâm lý cho người nghiện
CDTP trong quá trình tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
c) Chỉ định:
Người bệnh đang tham gia điều trị nghiện CDTP bằng
thuốc methadone.
2.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 01 nhân viên y tế
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Vật tư
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Tờ gấp truyền thông
|
2
|
Thẻ bệnh nhân
|
11
|
Tài liệu truyền thông
|
3
|
Thẻ nhân viên
|
12
|
Biểu mẫu tư vấn
|
4
|
Dấu tên nhân viên y tế
|
13
|
Kẹp file lưu kết quả tư vấn
|
5
|
Mực dấu tên
|
14
|
Mực in
|
6
|
Cốc giấy
|
15
|
Hộp mực
|
7
|
Bệnh án
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
17
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, sổ ghi chép, bút bi, bấm
ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
6
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
2
|
Máy in
|
7
|
Kệ đựng tài liệu truyền thông
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
8
|
Ti vi
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
9
|
Cây nước nóng lạnh
|
5
|
Quạt điện
|
10
|
Điều hòa nhiệt độ
|
11
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
d) Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
Nhân viên hành chính rà soát danh sách người bệnh và
đặt lịch hẹn bệnh nhân theo lịch của nhân viên y tế cho các lần tư vấn với tần
suất cụ thể sau:
- Trước điều trị: Bên cạnh việc thực hiện đánh giá
toàn diện tâm lý xã hội ban đầu. Mỗi bệnh nhân được thực hiện tư vấn cá nhân một
lần và có thể giáo dục nhóm 1 lần.
- Trong quá trình điều trị:
+ Tuần đầu tiên điều trị: tư vấn cá nhân về tuân thủ
điều trị 2 lần.
+ Tuần thứ 2 đến tuần thứ 4: mỗi tuần 1 lần.
+ Từ tháng thứ hai đến tháng thứ 6: 1 tháng 1 lần.
+ Từ tháng thứ 7 trở đi: tùy thuộc tình hình thực tế
của bệnh nhân để tiến hành tư vấn nhưng ít nhất là 3 tháng 1 lần.
- Giai đoạn giảm liều tiến tới ngừng điều trị
+ Đánh giá toàn diện về tuân thủ điều trị, tâm lý
xã hội và động cơ giảm liều tiến tới ngừng điều trị trước khi thực hiện giảm liều
cho bệnh nhân.
+ Tư vấn cá nhân: 1 lần/tuần trong tháng đầu tiên mới
giảm.
+ Tư vấn cá nhân: 2 lần/tháng từ tháng thứ 2 trở đi
đến khi kết thúc.
- Sau khi hoàn thành điều trị: Hàng tháng trong ít
nhất 6 tháng sau khi kết thúc điều trị hoặc khi người bệnh có nhu cầu.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 20
phút/lượt tư vấn.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: phòng tư vấn đặt tại
cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
2.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân
viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone.
2.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp đón bệnh nhân
- Tiếp đón bệnh nhân theo lịch hẹn của nhân viên y
tế thực hiện tư vấn cá nhân.
Bước 2. Nội dung tư vấn (thực hiện theo các nội
dung chuyên môn quy định tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT)
Riêng đối với người bệnh thuộc giai đoạn giảm
liều tiến tới ngừng điều trị, cần đánh giá các nội dung sau:
a) Đánh giá mức độ phục hồi chức năng tâm lý, xã hội
và điều kiện để giảm liều và tiến tới kết thúc điều trị.
b) Hỗ trợ trong lập kế hoạch và thực hiện việc giảm
liều tiến tới ngừng điều trị.
c) Giúp phát hiện sớm các biểu hiện thiếu thuốc,
nguy cơ tái sử dụng các chất ma túy khác và dự phòng tái nghiện.
d) Hỗ trợ về mặt y tế, tâm lý và xã hội.
đ) Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để quay lại điều
trị ổn định bằng methadone với những trường hợp gặp khó khăn trong việc giảm liều
và kết thúc điều trị.
b) Nhận định kết quả
Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ tư vấn nắm được
các vấn đề cần tư vấn tâm lý của người bệnh tham gia điều trị nghiện CDTP bằng
thuốc methadone.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Sau khi tư vấn cá nhân cho người bệnh, nhân viên
y tế đồng thời đặt lịch hẹn tư vấn giáo dục nhóm với người bệnh và người nhà
người bệnh.
- Tổng hợp kết quả tư vấn vào phiếu đánh giá định kỳ
người bệnh tham gia điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone.
- Phối hợp với người bệnh lập mục tiêu theo kế hoạch
điều trị.
2.5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có hành
vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị;
3. Tư vấn cá nhân sau khi
hoàn thành điều trị
3.1. Đại cương:
a) Mục đích:
Liệu pháp tâm lý (tư vấn) đóng vai trò quan trọng
trong điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone nhằm mục đích giúp
nâng cao hiểu biết của người bệnh về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc
methadone; hỗ trợ tuân thủ điều trị, tăng cường ý thức trách nhiệm, dự phòng
tái nghiện, hướng tới lối sống lành mạnh và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
b) Định nghĩa:
Tư vấn sau khi hoàn thành điều trị là liệu pháp tâm
lý áp dụng giữa cá nhân với cá nhân nhằm mục đích hỗ trợ tâm lý cho người nghiện
CDTP sau khi người bệnh đã hoàn thành điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone.
c) Chỉ định:
Người bệnh đã hoàn thành điều trị nghiện CDTP bằng
thuốc methadone.
3.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 01 nhân viên y tế
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Vật tư
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Tờ gấp truyền thông
|
2
|
Thẻ bệnh nhân
|
11
|
Tài liệu truyền thông
|
3
|
Thẻ nhân viên
|
12
|
Biểu mẫu tư vấn
|
4
|
Dấu tên nhân viên y tế
|
13
|
Kẹp file lưu kết quả tư vấn
|
5
|
Mực dấu tên
|
14
|
Mực in
|
6
|
Cốc giấy
|
15
|
Hộp mực
|
7
|
Bệnh án
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
17
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, sổ ghi chép, bút bi, bấm
ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
6
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
2
|
Máy in
|
7
|
Kệ đựng tài liệu truyền thông
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
8
|
Ti vi
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
9
|
Cây nước nóng lạnh
|
5
|
Quạt điện
|
10
|
Điều hòa nhiệt độ
|
11
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
d) Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
Nhân viên hành chính rà soát danh sách người bệnh
và đặt lịch hẹn bệnh nhân theo lịch của nhân viên y tế cho các lần tư vấn theo
lịch của nhân viên y tế.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 15
phút/lượt tư vấn.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: phòng tư vấn đặt tại
cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
3.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân
viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone.
3.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp đón bệnh nhân
- Tiếp đón bệnh nhân theo lịch hẹn của nhân viên y
tế thực hiện tư vấn cá nhân.
Bước 2. Nội dung tư vấn
a) Khuyến khích người bệnh tiếp tục đến tư vấn và
được hỗ trợ ít nhất 06 tháng sau khi ngừng uống thuốc methadone.
b) Bệnh nhân có thể quay lại điều trị bất cứ thời
điểm nào nếu họ tái nghiện hoặc có nguy cơ tái nghiện.
c) Nên giữ mối liên hệ giữa cơ sở điều trị với người
bệnh và gia đình trong thời gian tối đa có thể.
b) Nhận định kết quả
Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ tư vấn nắm được
các vấn đề cần tư vấn tâm lý của người bệnh sau khi đã hoàn thành điều trị CDTP
bằng thuốc methadone.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
Lưu hồ sơ tư vấn của người bệnh.
3.5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị;
4. Liệu pháp tâm lý nhóm
4.1. Đại cương:
a) Mục đích:
Liệu pháp tâm lý (tư vấn) đóng vai trò quan trọng
trong điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone nhằm mục đích giúp
nâng cao hiểu biết của người bệnh về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc
methadone; hỗ trợ tuân thủ điều trị, tăng cường ý thức trách nhiệm, dự phòng
tái nghiện, hướng tới lối sống lành mạnh và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
b) Định nghĩa:
Liệu pháp tâm lý nhóm dành cho người bệnh và người
nhà của bệnh nhân là một quá trình can thiệp tâm lý dành cho một nhóm người về
lợi ích của điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone nhằm giúp người bệnh tuân
thủ điều trị tốt hơn. Từ đó hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
c) Chỉ định:
Áp dụng cho nhóm người bệnh hoặc nhóm người nhà người
bệnh.
4.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 02 nhân viên y tế
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật tư
khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Vật tư
|
|
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Tờ gấp truyền thông
|
2
|
Thẻ bệnh nhân
|
11
|
Tài liệu truyền thông
|
3
|
Thẻ nhân viên
|
12
|
Bảng mica
|
4
|
Dấu tên nhân viên y tế
|
13
|
Kẹp file lưu kết quả tư vấn
|
5
|
Mực dấu tên
|
14
|
Mực in
|
6
|
Cốc giấy
|
15
|
Hộp mực
|
7
|
Bệnh án
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
17
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, sổ ghi chép, bút bi, bấm
ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán, bút viết bảng...)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
7
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
2
|
Máy in
|
8
|
Kệ đựng tài liệu truyền thông
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
9
|
Ti vi
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
10
|
Cây nước nóng lạnh
|
5
|
Quạt điện
|
11
|
Điều hòa nhiệt độ
|
6
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
12
|
Bộ bàn ghế phòng họp (cho 20 người)
|
d) Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
Nhân viên hành chính rà soát danh sách người bệnh
và đặt lịch hẹn bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân theo lịch của nhân viên y tế
cho các lần tư vấn.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 60 phút/lượt
thực hiện liệu pháp tâm lý nhóm cho người bệnh hoặc gia đình.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: phòng họp chung đặt
tại cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
4.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân
viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone.
4.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp đón bệnh nhân
- Tiếp đón bệnh nhân theo lịch hẹn của nhân viên y
tế thực hiện tư vấn cá nhân.
Bước 2. Nội dung tư vấn
Tùy thuộc giai đoạn điều trị, đối tượng tham gia liệu
pháp tâm lý mà nội dung tư vấn, thảo luận nhóm có thể thực hiện theo các chủ đề
khác nhau:
- Hiểu biết về điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone
- Tác động, tác hại của nghiện ma túy
- Sử dụng ma túy trong quá trình điều trị nghiện
CDTP bằng thuốc methadone
- Tầm quan trọng của tư vấn tuân thủ điều trị
- Các yếu tố nguy cơ nếu bỏ trị
- Các vấn đề sức khỏe cần lưu ý trong quá trình điều
trị
b) Nhận định kết quả
Nhân viên y tế thực hiện ghi chép kết quả các buổi
thảo luận nhóm vào hồ sơ tư vấn của người bệnh và kẹp cùng hồ sơ bệnh án theo từng
người bệnh cụ thể.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
Lưu hồ sơ tư vấn của người bệnh.
4.5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị;
III. Cấp phát thuốc methadone
1. Cấp phát thuốc hàng ngày tại
cơ sở điều trị/tại cơ sở cấp phát thuốc
1.1. Đại cương:
a) Mục đích:
Thực hiện việc cấp thuốc methadone hằng ngày cho
người bệnh điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone tại cơ sở điều trị hoặc tại
cơ sở cấp phát thuốc.
b) Định nghĩa:
Cấp phát thuốc điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone là quy trình thực hiện việc cấp thuốc methadone cho người bệnh tham
gia điều trị nghiện các CDTP.
c) Chỉ định:
Người bệnh tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
metahadone.
1.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 02 nhân viên y tế (02 người thực hiện nhiệm vụ cấp
phát thuốc methadone)
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Thiết bị y tế, dụng cụ
|
1
|
Ẩm kế (trong kho thuốc)
|
4
|
Cốc có mỏ
|
2
|
Nhiệt kế (trong kho thuốc)
|
5
|
Xi lanh
|
3
|
Bơm định liều methadone
|
|
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
11
|
Mực in
|
2
|
Găng tay
|
12
|
Hộp mực
|
3
|
Thẻ bệnh nhân
|
13
|
Giá để chai thuốc
|
4
|
Thẻ nhân viên
|
14
|
Giá để cốc
|
5
|
Dấu tên nhân viên y tế
|
15
|
Giá đựng phiếu cấp phát thuốc
|
6
|
Mực dấu tên
|
16
|
Thùng đựng cốc sau khi sử dụng
|
7
|
Cốc giấy
|
17
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Bình nước có vòi (cho bệnh nhân)
|
18
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (sổ ghi chép, bút bi, bấm ghim nhỏ,
ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
19
|
Kệ đựng vỏ chai thuốc sau khi sử dụng (trong kho
thuốc)
|
10
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
|
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
7
|
Tủ bảo quản thuốc có khóa
|
2
|
Máy in
|
8
|
Tủ có khóa đựng thuốc cấp phát hằng ngày
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
9
|
Máy hút ẩm
|
4
|
Quạt điện
|
10
|
Máy phát điện
|
5
|
Điều hòa nhiệt độ
|
11
|
Cây nước nóng lạnh
|
6
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
12
|
Camera giám sát (kho thuốc và khu vực cấp phát
thuốc)
|
d) Chuẩn bị công cụ, dụng cụ:
- Hiệu chuẩn bơm định liều;
- Rửa, vệ sinh bơm hằng ngày;
- Kiểm tra ẩm kế, nhiệt kế.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 3
phút/lượt.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: khu vực cấp phát
thuốc tại cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
1.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho các
nhân viên y tế trực tiếp cung cấp dịch vụ.
Có các thiết bị đảm bảo an ninh cho kho chứa thuốc
theo đúng quy định.
1.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị thuốc cấp phát trong ngày
- Xuất thuốc methadone đầu ngày (xuất thuốc từ kho
chính ra kho lẻ): Nhân viên phụ trách kho thuốc và nhân viên y tế thực hiện nhiệm
vụ cấp phát thuốc methadone thực hiện quy trình xuất thuốc methadone đầu ngày
căn cứ trên nhu cầu sử dụng thuốc trong ngày của cơ sở.
- Rà soát danh sách người bệnh nhận thuốc trong
ngày: danh sách bệnh nhân khởi liều trong ngày, danh sách bệnh nhân nhận thuốc
hằng ngày và danh sách bệnh nhân nhận thuốc nhiều ngày.
- Chuẩn bị khu vực cấp phát thuốc nhiều ngày
- Chuẩn bị cơ số thuốc dự kiến cấp phát trong ngày
(bao gồm cả cấp phát tại cơ sở và cấp phát nhiều ngày mang về)
Bước 2. Tiếp đón bệnh nhân
- Người bệnh trình diện thẻ bệnh nhân cho nhân viên
hành chính;
- Kiểm tra tên bệnh nhân và chuyển bệnh nhân sang
khu vực cấp phát thuốc.
Bước 3. Cấp phát thuốc hằng ngày
- Cấp thuốc cho người bệnh uống liều tại chỗ:
+ Kiểm tra tên bệnh nhân và đơn thuốc
+ Nhân viên cấp phát 1 ghi liều thuốc vào phơi vàng
và đưa bệnh nhân ký
+ Nhân viên cấp phát 2 đong thuốc theo đúng liều
trên phơi vàng đưa bệnh nhân uống trước sự giám sát của nhân viên cấp phát thuốc.
- Nhân viên cấp phát thuốc ghi chép: Sổ theo dõi cấp
phát thuốc; Sổ theo dõi kho thuốc; Sổ cấp thuốc hàng ngày; Phơi vàng.
b) Nhận định kết quả
Thực hiện cấp thuốc methadone hằng ngày cho người bệnh
theo đúng liều trong đơn thuốc của bác sỹ chỉ định.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Theo dõi tuân thủ điều trị của người bệnh;
- Báo cáo danh sách người bệnh bỏ uống thuốc để phối
hợp với tư vấn tuân thủ điều trị và bác sỹ điều trị.
2.5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị;
- Người bệnh làm đổ thuốc;
- Người bệnh bị nôn sau khi uống thuốc.
2. Cấp phát thuốc nhiều ngày
tại cơ sở điều trị hoặc cơ sở cấp phát thuốc
2.1. Đại cương:
a) Mục đích:
Thực hiện việc cấp thuốc methadone nhiều ngày cho
người bệnh điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone tại cơ sở điều trị hoặc tại
cơ sở cấp phát thuốc.
b) Định nghĩa:
Cấp phát thuốc điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone là quy trình thực hiện việc cấp thuốc methadone cho người bệnh tham
gia điều trị nghiện các CDTP hoặc cấp thuốc cho người bệnh ra khỏi cơ sở điều
trị.
c) Chỉ định:
Người bệnh tham gia điều trị nghiện CDTP bằng thuốc
methadone thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang điều trị nghiện CDTP bằng thuốc thay thế ở
giai đoạn ổn định liều và tuân thủ điều trị tốt;
- Điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Điều trị ngoại trú các bệnh lý khác mà không thể
đến cơ sở điều trị để uống thuốc hằng ngày.
2.2. Chuẩn bị
a) Người thực hiện:
- 02 nhân viên y tế (02 người thực hiện nhiệm vụ cấp
phát thuốc methadone)
b) Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm, hóa chất và vật
tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Thiết bị y tế, dụng cụ
|
1
|
Ẩm kế (trong kho thuốc)
|
4
|
Cốc có mỏ
|
2
|
Nhiệt kế (trong kho thuốc)
|
5
|
Xi lanh
|
3
|
Bơm định liều methadone
|
6
|
Lọ đựng thuốc mang về
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
12
|
Giấy in nhiệt
|
2
|
Găng tay
|
13
|
Mực đổ máy in nhiệt
|
3
|
Thẻ bệnh nhân
|
14
|
Giá để chai thuốc
|
4
|
Thẻ nhân viên
|
15
|
Giá để cốc
|
5
|
Dấu tên nhân viên y tế
|
16
|
Giá đựng phiếu cấp phát thuốc
|
6
|
Mực dấu tên
|
17
|
Thùng đựng cốc sau khi sử dụng
|
7
|
Cốc giấy
|
18
|
Bình nước có vòi (cho bệnh nhân)
|
8
|
Mực in
|
19
|
Thùng rác các loại
|
9
|
Hộp mực
|
20
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
10
|
Văn phòng phẩm (sổ ghi chép, bút bi, bấm ghim nhỏ,
ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
21
|
Kệ đựng vỏ chai thuốc sau khi sử dụng (trong kho
thuốc)
|
11
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
|
|
c) Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
8
|
Tủ bảo quản thuốc có khóa
|
2
|
Máy in
|
9
|
Tủ có khóa đựng thuốc cấp phát hằng ngày
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
10
|
Máy hút ẩm
|
4
|
Quạt điện
|
11
|
Máy phát điện
|
5
|
Điều hòa nhiệt độ
|
12
|
Máy in nhiệt
|
6
|
Cây nước nóng lạnh
|
13
|
Camera giám sát (kho thuốc và khu vực cấp phát
thuốc)
|
7
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
d) Chuẩn bị công cụ, dụng cụ:
- Hiệu chuẩn bơm định liều;
- Rửa, vệ sinh bơm hằng ngày;
- Kiểm tra ẩm kế, nhiệt kế.
đ) Thời gian thực hiện dịch vụ: trung bình 10
phút/lượt.
e) Địa điểm thực hiện kỹ thuật: khu vực cấp phát
thuốc tại cơ sở điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone.
2.3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho các
nhân viên y tế trực tiếp cung cấp dịch vụ.
Có các thiết bị đảm bảo an ninh cho kho chứa thuốc
theo đúng quy định.
2.4. Các bước tiến hành
a) Các bước thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị thuốc cấp phát trong ngày
- Xuất thuốc methadone đầu ngày (xuất thuốc từ kho
chính ra kho lẻ): Nhân viên phụ trách kho thuốc và nhân viên y tế thực hiện nhiệm
vụ cấp phát thuốc methadone thực hiện quy trình xuất thuốc methadone đầu ngày
căn cứ trên nhu cầu sử dụng thuốc trong ngày của cơ sở.
- Rà soát danh sách người bệnh nhận thuốc trong
ngày: danh sách bệnh nhân khởi liều trong ngày, danh sách bệnh nhân nhận thuốc
hằng ngày và danh sách bệnh nhân nhận thuốc nhiều ngày.
- Chuẩn bị khu vực cấp phát thuốc nhiều ngày
- Chuẩn bị cơ số thuốc dự kiến cấp phát trong ngày
(bao gồm cả cấp phát tại cơ sở và cấp phát nhiều ngày mang về)
Bước 2. Tiếp đón bệnh nhân
- Người bệnh trình diện thẻ bệnh nhân cho nhân viên
hành chính;
- Kiểm tra tên bệnh nhân và chuyển bệnh nhân sang
khu vực cấp phát thuốc.
Bước 3. Cấp phát thuốc hằng ngày
1. Cấp thuốc cho người bệnh uống liều tại chỗ:
- Kiểm tra tên bệnh nhân và đơn thuốc
- Nhân viên cấp phát 1 ghi liều thuốc vào phơi vàng
và đưa bệnh nhân ký
- Nhân viên cấp phát 2 đong thuốc theo đúng liều
trên phơi vàng đưa bệnh nhân uống trước sự giám sát của nhân viên cấp phát thuốc.
- Nhân viên cấp phát thuốc ghi chép: Sổ theo dõi cấp
phát thuốc; Sổ theo dõi kho thuốc; Sổ cấp thuốc hàng ngày; Phơi vàng.
2. Chuẩn bị thuốc cho người bệnh mang liều về nhà:
+ Kiểm tra tên bệnh nhân và đối chiếu với đơn thuốc
của bác sỹ
+ Chuẩn bị số lọ và dán nhãn lọ đựng thuốc nhiều
ngày
+ Đong thuốc vào lọ đựng thuốc nhiều ngày
+ Cho số thuốc được cấp nhiều ngày theo đúng tên bệnh
nhân, đúng số liều vào túi cấp phát thuốc nhiều ngày
3. Cấp thuốc nhiều ngày cho người bệnh đảm bảo có sổ
theo dõi cấp thuốc nhiều ngày trong túi đựng thuốc.
4. Dặn dò người bệnh về:
+ Giấy tờ bắt buộc phải mang theo để đảm bảo tính hợp
pháp khi mang thuốc ra khỏi cơ sở y tế
+ Bảo quản và sử dụng thuốc đúng cách
+ Sự nguy hiểm và nguy cơ tử vong nếu người bệnh sử
dụng không đúng liều theo chỉ định, ngộ độc thuốc hoặc người khác uống nhầm thuốc
+ Cách trả lại cho cơ sở y tế đầy đủ số vỏ chai thuốc
đã qua sử dụng
+ Cách liên hệ với cơ sở điều trị khi cần thiết
5. Nhân viên cấp phát thuốc ghi chép: Sổ theo dõi cấp
phát thuốc; Sổ theo dõi kho thuốc; Sổ cấp thuốc hàng ngày; Phơi vàng.
Bước 4. Cấp thuốc nhiều ngày cho người bệnh (lần
quay lại)
- Thu hồi vỏ lọ đựng thuốc đã qua sử dụng
- Thực hiện các bước theo quy định tại Bước 3 phía
trên
b) Nhận định kết quả
Thực hiện cấp thuốc methadone nhiều ngày cho người
bệnh theo đúng chỉ định của bác sỹ điều trị.
c) Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Theo dõi tuân thủ điều trị của người bệnh;
- Báo cáo danh sách người bệnh bỏ uống thuốc để phối
hợp với tư vấn tuân thủ điều trị và bác sỹ điều trị.
2.5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị;
- Người bệnh làm đổ thuốc;
- Người bệnh bị nôn sau khi uống thuốc.
1. Người bệnh bị nôn sau khi uống thuốc
2. Người bệnh làm đổ thuốc
3. Người bệnh thiếu vỏ lọ hoặc thừa thuốc khi mang
về
4. Các tình huống phát sinh trong quá trình mang
thuốc về nhà (người khác uống nhầm thuốc, đổ vỡ, bị mất...)
PHỤ LỤC 2
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÁC DỊCH VỤ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGHIỆN
MA TÚY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3902/QĐ-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
Phần
I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng
1.1. Cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng
nghiện ma túy.
1.2. Nhân viên y tế và người tham gia cung cấp dịch
vụ xác định tình trạng nghiện ma túy.
1.3. Người có nhu cầu xác định tình trạng nghiện ma
túy.
1.4. Người được yêu cầu xác định tình trạng nghiện
ma túy.
2. Các dịch vụ xác định tình trạng nghiện ma túy
được hướng dẫn quy trình bao gồm:
STT
|
Dịch vụ
|
1.
|
Khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện chất dạng
thuốc phiện tại cơ sở y tế
|
2.
|
Khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện chất dạng
thuốc phiện ngoài cơ sở y tế
|
3.
|
Khám xác định trạng thái cai chất dạng thuốc phiện
tại cơ sở y tế
|
4.
|
Khám xác định trạng thái cai chất dạng thuốc phiện
ngoài cơ sở y tế
|
5.
|
Khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện chất
kích thần tại cơ sở y tế
|
6.
|
Khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện chất
kích thần ngoài cơ sở y tế
|
7.
|
Khám xác định trạng thái cai chất kích thần tại
cơ sở y tế
|
8.
|
Khám xác định trạng thái cai chất kích thần ngoài
cơ sở y tế
|
9.
|
Khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện cần sa tại
cơ sở y tế
|
10.
|
Khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện cần sa
ngoài cơ sở y tế
|
11.
|
Khám xác định trạng thái cai cần sa tại cơ sở y tế
|
12.
|
Khám xác định trạng thái cai cần sa ngoài cơ sở y
tế
|
3. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động xác định tình trạng nghiện ma túy.
Phần
II
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
I. Quy trình kỹ thuật dịch vụ
khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện chất dạng thuốc phiện/chất kích thần/cần
sa tại cơ sở y tế
1. Đại cương
1.1. Mục đích
Xác định một người sử dụng trái phép chất ma túy có
phải là người nghiện ma túy hay không?
1.2. Định nghĩa
Xác định tình trạng nghiện ma túy là việc thực hiện
quy trình chuyên môn để chẩn đoán xác định tình trạng nghiện ma túy của một cá
nhân.
1.3. Chỉ định
Xác định tình trạng nghiện ma túy cho các
nhóm đối tượng sau (Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy):
a) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong
thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi
cư trú ổn định;
c) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái
phép chất ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp
xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái
phép chất ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
d) Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện
ma túy bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
đ) Người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma
túy.
2. Chuẩn bị
2.1. Người thực hiện:
- 01 bác sỹ
- 01 nhân viên y tế.
2.2. Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm,
hóa chất và vật tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Thiết bị y tế, dụng cụ
|
1
|
Ống nghe
|
5
|
Đèn soi tai
|
2
|
Cân đo sức khỏe
|
6
|
Đèn soi đồng tử
|
3
|
Huyết áp
|
7
|
Đè lưỡi gỗ
|
4
|
Nhiệt kế hồng ngoại
|
8
|
Máy đo nồng độ SpO2
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Pin cho đèn soi tai, đèn soi đồng tử
|
2
|
Găng tay
|
11
|
Mực in
|
3
|
Thẻ bệnh nhân
|
12
|
Hộp mực
|
4
|
Thẻ nhân viên
|
13
|
Bệnh án
|
5
|
Dấu tên bác sỹ
|
14
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
6
|
Mực dấu tên
|
15
|
Hộp đựng đồ sắc nhọn
|
7
|
Cốc giấy
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Đệm, ga, gối (dùng cho giường bệnh)
|
17
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, giấy A5, sổ ghi chép,
bút bi, bấm ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
2.3. Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
7
|
Tủ thuốc cấp cứu
|
2
|
Máy in
|
8
|
Tủ hồ sơ bệnh án
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
9
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
10
|
Giường bệnh
|
5
|
Quạt điện
|
11
|
Cây nước nóng lạnh
|
6
|
Điều hòa nhiệt độ
|
12
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
2.4. Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
- Tiếp nhận người tự nguyện đề nghị xác định tình
trạng nghiện ma túy (vào sổ đăng ký khám, lập hồ sơ bệnh án).
- Tiếp nhận người được đề nghị xác định tình trạng
nghiện ma túy do cơ quan công an gửi đến (kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo
quy định tại Nghị định số 109/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ
điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định
tình trạng nghiện ma túy).
2.5. Thời gian thực hiện dịch vụ:
trung bình 30 phút/lượt khám.
2.6. Địa điểm thực hiện kỹ thuật: cơ
sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy.
3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho bác sỹ
và nhân viên y tế trực tiếp cung cấp dịch vụ khám lâm sàng xác định tình trạng
nghiện ma túy.
4. Các bước tiến hành
4.1. Các bước thực hiện
Bước 1. Tiếp nhận và thu thập thông tin liên
quan của người cần xác định tình trạng nghiện ma túy
- Bệnh nhân tự nguyện:
- Bệnh nhân do cơ quan công an chuyển đến.
Bước 2. Khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện
(thực hiện theo ICD10)
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng nghiện ma túy
bao gồm 06 tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn 1: Ham muốn mạnh mẽ hoặc cảm giác bắt
buộc phải sử dụng chất ma túy;
b) Tiêu chuẩn 2: Khó khăn trong việc kiểm soát các
hành vi sử dụng ma túy về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc hoặc mức sử dụng;
c) Tiêu chuẩn 3: Có hiện tượng dung nạp với chất ma
túy;
d) Tiêu chuẩn 4: Ngày càng trở nên thờ ơ với các
thú vui hoặc sở thích khác do sử dụng chất ma túy;
đ) Tiêu chuẩn 5: Tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù đã
biết về các hậu quả có hại của chất ma túy;
e) Tiêu chuẩn 6: Có trạng thái cai ma túy (hội chứng
cai ma túy) khi ngừng hoặc giảm sử dụng chất ma túy.
Khám bệnh, theo dõi lâm sàng, ghi thông tin vào
hồ sơ bệnh án và Phiếu tổng hợp theo dõi để xác định tình trạng nghiện ma túy
2. Việc xác định trạng thái cai đặc trưng các chất
ma túy được thực hiện theo Hướng dẫn xác định trạng thái cai đặc trưng các chất
ma túy quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BYT ngày
16/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình
chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy.
3. Việc xác định các tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng
nghiện ma túy được dựa trên kết quả theo dõi lâm sàng, khai thác thông tin từ
người cần được xác định tình trạng nghiện ma túy hoặc người đi cùng (nếu có) và
hồ sơ do cơ quan công an cung cấp theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư số 18/2021/TT-BYT .
4. Người được chẩn đoán xác định là nghiện ma túy
khi có ít nhất 03 trong 06 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Bước này, các tiêu
chuẩn xảy ra đồng thời trong vòng ít nhất 01 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng
thời gian ngắn hơn 01 tháng thì cần lặp đi lặp lại đồng thời trong vòng 12
tháng.
Bước 3. Ghi kết luận
a) Trường hợp chỉ có 01 tiêu chuẩn của tình trạng
nghiện ma túy hoặc có 02 tiêu chuẩn của tình trạng nghiện chất ma túy trong đó có
tiêu chuẩn 6 thì ghi kết luận “không nghiện ma túy” vào Phiếu tổng hợp theo dõi
xác định tình trạng nghiện ma túy.
b) Trường hợp có ít nhất 03 tiêu chuẩn của tình trạng
nghiện ma túy thì ghi kết luận “có nghiện ma túy” vào Phiếu tổng hợp theo dối để
xác định tình trạng nghiện ma túy.
c) Trường hợp có 02 tiêu chuẩn của tình trạng nghiện
ma túy, trong đó không có tiêu chuẩn 6 hoặc các dấu hiệu theo các Tiêu chuẩn của
tình trạng nghiện ma túy chưa rõ ràng thì thực việc khám bệnh, theo dõi lâm
sàng tại Bước 4 quy trình này.
Bước 4: Khám bệnh, theo dõi lâm sàng, ghi thông
tin và kết luận vào hồ sơ bệnh án và các Phiếu theo dõi
a) Chỉ định và tiến hành ngay việc khám bệnh, theo
dõi lâm sàng để xác định tình trạng nghiện ma túy;
b) Thực hiện khám bệnh và ghi hồ sơ bệnh án;
c) Theo dõi và ghi Phiếu tổng hợp theo dõi để xác định
tình trạng nghiện ma túy và các Phiếu theo dõi để xác định trạng thái cai các
chất ma túy tương ứng với từng chất ma túy;
d) Ghi kết luận là “có trạng thái cai các chất ma
túy” hoặc “không có trạng thái cai các chất ma túy” vào các Phiếu theo dõi để
xác định trạng thái cai các chất ma túy tương ứng với từng chất ma túy. Kết luận
về trạng thái cai các chất ma túy được tổng hợp vào Phiếu tổng hợp theo dõi để
xác định tình trạng nghiện ma túy;
đ) Ghi kết luận về tình trạng nghiện ma túy vào Phiếu
tổng hợp theo dõi để xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ bệnh án.
Trường hợp có ít nhất 03 Tiêu chuẩn của tình trạng
nghiện ma túy thì kết luận là “có nghiện ma túy”.
Trường hợp không đủ 03 tiêu chuẩn của tình trạng
nghiện ma túy hoặc chưa biểu hiện rõ các Tiêu chuẩn chẩn đoán do chưa đáp ứng đủ
về mặt thời gian thì kết luận là “không nghiện ma túy”.
5. Trong quá trình xác định tình trạng nghiện ma
túy, người cần xác định tình trạng nghiện ma túy có hội chứng cai, các rối loạn
tâm thần và các bệnh kèm theo thì được khám và điều trị theo quy định hiện hành
về khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 5. Trả kết quả xác định tình trạng nghiện
ma túy
1. Ghi kết quả vào Phiếu kết quả xác định tình trạng
nghiện ma túy theo đúng kết luận tình trạng nghiện ma túy trên Phiếu tổng hợp
theo dõi để xác định tình trạng nghiện ma túy.
2. Kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy được
trả cho người tự nguyện đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy hoặc cho cơ
quan Công an đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy trong vòng 05 ngày kể từ
ngày tiếp nhận người cần xác định tình trạng nghiện ma túy.
4.2. Nhận định kết quả
Căn cứ trên các kết quả thăm khám lâm sàng và cận
lâm sàng, bác sỹ điều trị xác định người tự nguyện hoặc được đề nghị xác định
tình trạng nghiện ma túy hay không nghiện ma túy và loại chất (nếu có).
4.3. Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy
được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.
- Kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy được trả
cho người tự nguyện đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy hoặc cho cơ quan
Công an đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy.
- Bác sỹ điều trị thông báo kết quả xác định tình
trạng nghiện ma túy cho người được xác định tình trạng nghiện ma túy.
5. Xử lý tình huống
- Ngừng cung cấp dịch vụ với những người bệnh có
hành vi bạo lực hoặc vi phạm quy định của cơ sở y tế nơi cung cấp dịch vụ;
- Đối với người cần xác định tình trạng nghiện nhiều
loại ma túy, bác sỹ được bổ sung thêm các xét nghiệm cận lâm sàng làm cơ sở
đánh giá loại ma túy người đó sử dụng cũng như có cơ sở theo dõi người bệnh
trong trường hợp khó chẩn đoán xác định.
II. Quy trình kỹ thuật dịch
vụ khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện chất dạng thuốc phiện/chất kích thần/cần
sa ngoài cơ sở y tế
Quy trình kỹ thuật dịch vụ khám lâm sàng xác định
tình trạng nghiện chất dạng thuốc phiện/chất kích thần/cần sa ngoài cơ sở y tế
thực hiện giống với quy trình khám tại cơ sở y tế.
1. Chuẩn bị
1.1. Người thực hiện:
- 01 bác sỹ
1.2. Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm,
hóa chất và vật tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Dụng cụ, thiết bị y tế
|
1
|
Ống nghe
|
4
|
Đèn soi đồng tử
|
2
|
Huyết áp
|
5
|
Đè lưỡi gỗ
|
3
|
Đèn soi tai
|
6
|
Máy đo nồng độ SpO2
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
5
|
Pin cho đèn soi tai, đèn soi đồng tử
|
2
|
Găng tay sạch
|
6
|
Dấu tên bác sỹ
|
3
|
Thẻ nhân viên
|
7
|
Mực dấu tên
|
4
|
Bệnh án
|
8
|
Văn phòng phẩm (sổ ghi chép, bút bi...)
|
1.3. Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
Cơ quan công an nơi đề nghị xác định tình trạng
nghiện ma túy cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy của
người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy.
1.4. Thời gian thực hiện dịch vụ:
trung bình 45 phút/lượt khám.
1.5. Địa điểm thực hiện kỹ thuật: do
cơ quan công an và cơ sở y tế thống nhất.
2. Các bước tiến hành: thực hiện theo quy
trình kỹ thuật dịch vụ khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện chất dạng thuốc
phiện/chất kích thần/cần sa tại cơ sở y tế.
III. Quy trình kỹ thuật dịch
vụ khám xác định trạng thái cai chất dạng thuốc phiện/chất kích thần/cần sa tại
cơ sở y tế
1. Đại cương
1.1. Mục đích
Khám xác định trạng thái cai với chất ma túy.
1.2. Định nghĩa
Khám xác định trạng thái cai là việc thực hiện quy
trình chuyên môn để nhận định một người có xuất hiện trạng thái cai đối với một
chất ma túy khi người đó dừng sử dụng chất ma túy hay không.
1.3. Chỉ định
Áp dụng cho các trường hợp cần lưu người bệnh lại
cơ sở y tế để xác định trạng thái cai nhằm mục đích xác định tình trạng nghiện
ma túy.
2. Chuẩn bị
2.1. Người thực hiện:
- 01 bác sỹ
- 01 nhân viên y tế.
2.2. Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm,
hóa chất và vật tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Thiết bị y tế, dụng cụ
|
1
|
Ống nghe
|
5
|
Đèn soi tai
|
2
|
Cân đo sức khỏe
|
6
|
Đèn soi đồng tử
|
3
|
Huyết áp
|
7
|
Đè lưỡi gỗ
|
4
|
Nhiệt kế hồng ngoại
|
8
|
Máy đo nồng độ SpO2
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
10
|
Pin cho đèn soi tai, đèn soi đồng tử
|
2
|
Găng tay
|
11
|
Mực in
|
3
|
Thẻ bệnh nhân
|
12
|
Hộp mực
|
4
|
Thẻ nhân viên
|
13
|
Bệnh án
|
5
|
Dấu tên bác sỹ
|
14
|
Kẹp file lưu hồ sơ bệnh án
|
6
|
Mực dấu tên
|
15
|
Hộp đựng đồ sắc nhọn
|
7
|
Cốc giấy
|
16
|
Thùng rác các loại
|
8
|
Đệm, ga, gối (dùng cho giường bệnh)
|
17
|
Túi nilon cho thùng đựng rác thải
|
9
|
Văn phòng phẩm (giấy A4, giấy A5, sổ ghi chép,
bút bi, bấm ghim nhỏ, ghim dập, ghim cài, mực dấu, kéo văn phòng, hồ dán...)
|
18
|
Dung môi, hóa chất: dung dịch sát khuẩn tay, xà
phòng rửa tay, nước tẩy rửa...
|
2.3. Thiết bị
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
1
|
Máy tính
|
7
|
Tủ thuốc cấp cứu
|
2
|
Máy in
|
8
|
Tủ hồ sơ bệnh án
|
3
|
Bộ bàn ghế làm việc
|
9
|
Tủ hồ sơ hành chính
|
4
|
Ghế bệnh nhân
|
10
|
Giường bệnh
|
5
|
Quạt điện
|
11
|
Cây nước nóng lạnh
|
6
|
Điều hòa nhiệt độ
|
12
|
Dãy ghế chờ bên ngoài phòng khám (4 ghế)
|
2.4. Thời gian thực hiện dịch vụ:
trung bình 10 phút/lượt khám.
2.5. Địa điểm thực hiện kỹ thuật: cơ
sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy.
3. An toàn
Có các thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn cho bác sỹ
và nhân viên y tế trực tiếp cung cấp dịch vụ khám xác định trạng thái cai ma
túy.
4. Các bước tiến hành
4.1. Các bước thực hiện
Bước 1. Xác định các dấu hiệu để xác định trạng
thái cai chất ma túy
Có bằng chứng về việc mới ngừng hoặc giảm sử dụng
chất ma túy sau khi đã sử dụng chất này lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Bước 2. Xác định trạng thái cai CDTP:
Có ít nhất 03 trong số 12 triệu chứng cai dưới đây
xuất hiện sau dấu hiệu (a) trên đây vài phút đến vài ngày:
- Cảm giác thèm chất ma túy;
- Ngạt mũi hoặc hắt hơi;
- Chảy nước mắt;
- Đau cơ hoặc chuột rút;
- Co cứng bụng;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Tiêu chảy;
- Giãn đồng tử;
- Nổi da gà hoặc ớn lạnh;
- Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp;
- Ngáp;
- Ngủ không yên.
Các triệu chứng cai này không thể quy cho một bệnh
nội khoa không liên quan đến việc sử dụng chất dạng thuốc phiện và không thể
quy cho một rối loạn tâm thần hoặc một rối loạn hành vi khác.
Bước 3. Xác định trạng thái cai chất kích thần (các
chất dạng amphetamine, cocain hoặc các chất kích thần khác)
Người bệnh có rối loạn khí sắc (buồn hoặc mất khoái
cảm);
Có ít nhất 02 trong số 06 triệu chứng cai dưới đây
xuất hiện sau dấu hiệu (a) trên đây vài giờ đến vài ngày:
- Ngủ lịm hoặc mệt mỏi;
- Chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động;
- Cảm giác thèm khát chất kích thần;
- Tăng khẩu vị;
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều;
- Có các giấc mơ kỳ quặc khó hiểu.
Các triệu chứng cai này không thể quy cho một bệnh
nội khoa không liên quan đến việc sử dụng chất kích thần và không thể quy cho một
rối loạn tâm thần hoặc một rối loạn hành vi khác.
Bước 4. Xác định trạng thái cai cần sa
Có ít nhất 03 trong số 07 triệu chứng cai dưới đây
xuất hiện sau dấu hiệu (a) trên đây trong vòng tối đa 05 ngày:
- Kích thích, giận dữ hoặc gây hấn;
- Căng thẳng hoặc lo âu;
- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ác mộng);
- Chán ăn hoặc giảm cân;
- Đứng ngồi không yên;
- Giảm khí sắc;
- Ít nhất có 1 trong các triệu chứng sau: đau bụng,
run ray, vã mồ hôi, sốt, ớn lạnh, đau đầu.
Các triệu chứng cai này không thể quy cho một bệnh
nội khoa không liên quan đến việc sử dụng cần sa và không thể quy cho một rối
loạn tâm thần hoặc một rối loạn hành vi khác.
Bước 5. Ghi chép kết quả
Kết quả theo dõi trạng thái cai ghi vào Phiếu theo
dõi để xác định trạng thái cai chất dạng thuốc phiện/chất kích thần/cần sa.
4.2. Nhận định kết quả
Căn cứ trên các kết quả thăm khám, bác sỹ điều trị
xác định người tự nguyện hoặc được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy
đang được theo dõi trạng thái cai có trạng thái cai hay không.
4.3. Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ
- Phiếu theo dõi để xác định trạng thái cai các chất
ma túy tương ứng với từng chất ma túy được tổng hợp và lưu trữ trong hồ sơ bệnh
án.
- Ghi kết luận là “có trạng thái cai các chất ma
túy” hoặc “không có trạng thái cai các chất ma túy” vào các Phiếu theo dõi để
xác định trạng thái cai các chất ma túy tương ứng với từng chất ma túy. Kết luận
về trạng thái cai các chất ma túy được tổng hợp vào Phiếu tổng hợp theo dõi để
xác định tình trạng nghiện ma túy.
IV. Quy trình kỹ thuật dịch vụ
khám xác định trạng thái cai chất dạng thuốc phiện/chất kích thần/cần sa ngoài
cơ sở y tế
Quy trình kỹ thuật dịch vụ khám xác định trạng thái
cai chất dạng thuốc phiện/chất kích thần/cần sa ngoài cơ sở y tế thực hiện giống
với quy trình khám xác định trạng thái cai tại cơ sở y tế.
1. Chuẩn bị
1.1. Người thực hiện:
- 01 bác sỹ
1.2. Vật tư (dụng cụ, sinh phẩm,
hóa chất và vật tư khác... được sử dụng trực tiếp để thực hiện kỹ thuật)
TT
|
Danh mục
|
TT
|
Danh mục
|
I
|
Dụng cụ, thiết bị y tế
|
1
|
Ống nghe
|
4
|
Đèn soi đồng tử
|
2
|
Huyết áp
|
5
|
Đè lưỡi gỗ
|
3
|
Đèn soi tai
|
6
|
Máy đo nồng độ SpO2
|
II
|
Vật tư khác
|
1
|
Khẩu trang
|
5
|
Pin cho đèn soi tai, đèn soi đồng tử
|
2
|
Găng tay sạch
|
6
|
Dấu tên bác sỹ
|
3
|
Thẻ nhân viên
|
7
|
Mực dấu tên
|
4
|
Bệnh án
|
8
|
Văn phòng phẩm (sổ ghi chép, bút bi...)
|
1.3. Chuẩn bị đối tượng thực hiện dịch vụ:
Cơ quan công an nơi đề nghị xác định tình trạng
nghiện ma túy cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy của
người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy.
1.4. Thời gian thực hiện dịch vụ:
trung bình 15 phút/lượt khám.
1.5. Địa điểm thực hiện kỹ thuật: do
cơ quan công an và cơ sở y tế thống nhất.
2. Các bước tiến hành: thực hiện theo quy
trình kỹ thuật dịch vụ khám lâm sàng xác định tình trạng nghiện chất dạng thuốc
phiện/chất kích thần/cần sa tại cơ sở y tế.