UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3245/QĐ-UBND
|
Vinh, ngày 22
tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TDTT MIỀN NÚI,
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC MÔN THỂ THAO DÂN TỘC MIỀN TÂY - NGHỆ AN (GIAI ĐOẠN 2006
- 2020)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày
15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã
hội miền Tây tỉnh Nghệ An năm 2010”;
Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày
03/2/2006; Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 02/3/2006 của UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số
01/NQ-TU, Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 06/10/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
Nghệ An;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở TDTT tại Tờ trình
số 439/TTr-TDTT ngày 15/8/2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển phong trào TDTT miền núi, bảo tồn
và phát huy các môn thể thao Dân tộc miền Tây - Nghệ An (Giai đoạn 2006 - 2020)
(Có văn bản kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thể dục - Thể thao chủ trì, phối hợp với
UBND các huyện miền núi trong phạm vi đề án thực hiện và các Sở, ban ngành liên
quan tổ chức triển khai, thực hiện để đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở TDTT, Chủ
tịch UBND các huyện trong phạm vi đề án thực hiện và Thủ trưởng các Sở, ban ngành
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Ky
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TDTT MIỀN NÚI, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC
MÔN THỂ THAO DÂN TỘC MIỀN TÂY NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3245/QĐ-UBND ngày 22/8/2007 của UBND tỉnh
Nghệ An)
Đảng và Nhà nước ta trong các thời kỳ cách mạng
đất nước luôn quan tâm đến nội dung xây dựng nền tảng văn hoá cơ sở. Trong các
hoạt động văn hoá thì hoạt động luyện tập TDTT, các trò chơi dân gian và truyền
thống là những giá trị sáng tạo về mặt thể chất, tinh thần đối với con người,
được xuất phát từ nhu cầu, ý thích trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc.
Ngày nay trong xu hướng hội nhập toàn cầu nhiều môn thể thao, nhưng không phải
tất cả đều phù hợp với con người Việt Nam và đặc biệt con người ở các vùng dân
tộc miền núi. Sự lựa chọn những môn thể thao phù hợp để khai thác, bảo tồn,
phát triển các môn thể thao mang bản sắc dân tộc - một trong những di sản lớn của
bất cứ một dân tộc, quốc gia nào là một chủ trương hết sức đúng đắn và cần thiết.
Để các hoạt động TDTT miền núi và dân tộc thiểu
số ở tỉnh ta phát triển toàn diện, với tư cách là di sản văn hoá phi vật thể của
nền văn hoá nói chung cần được tiếp tục khôi phục phát triển. Thực hiện Quyết định
số 147/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt Đề án phát
triển kinh tế – XH miền Tây tỉnh Nghệ An năm 2010” và các Quyết định số
436/QĐ-UBND ngày 03/2/2006 của UBND tỉnh, Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 02/3/2006
của UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm
thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU, Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 06/10/2006 của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An.
Sở TDTT xây dựng Đề án phát triển phong trào
TDTT miền núi, phát huy và bảo tồn các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian
truyền thống miền Tây Nghệ An đến năm 2010 với các nội dung sau:
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC TDTT MIỀN NÚI NGHỆ AN.
1. Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua, gắn liền với những thành tựu
chung của công cuộc đổi mới, của phong trào TDTT quần chúng, các hoạt động TDTT
của các vùng đồng bào dân tộc ở các bản làng, vùng sâu, vùng xa, đồng bào thiểu
số và các môn thể thao đã có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện ở các mặt sau:
a) Nhu cầu tập luyện TDTT thường xuyên ở thôn bản
xã, thị trấn ngày càng tăng, theo số liệu thống kê và kế hoạch chỉ tiêu của tỉnh
giao cho ngành thì ở 10 huyện miền núi từ 1998 đã có hơn 244 xã thị trấn có khoảng
13% dân số tập luyện TDTT thường xuyên, đến năm 2006 con số đã là 17%; việc
khai thác phát huy, bảo tồn các môn thể thao dân tộc ở cơ sở đặc biệt là đối với
người dân ở các vùng núi cao vùng sâu vùng xa ngày càng được quan tâm.
b) Về thành tích các môn thể thao dân tộc Nghệ
An:
- Tổ chức có nề nếp, quy mô chất lượng ngày càng
cao, từ năm 1992 đến nay Nghệ An đã 10 lần tổ chức hội thi VH - TT các dân tộc
miền núi với các môn bơi, bóng chuyền, đẩy gậy tung còn, bắn nỏ, kéo co. Tham
gia hội thi toàn quốc lần thứ I tại Nghệ An (Năm 1996) và 4 lần tham gia hội thi
toàn quốc các tỉnh miền núi phía Bắc, xếp hạng từ thứ 3 đến thứ 7 trên tổng số
các đoàn tham dự.
- Thành tích thể thao 10 huyện miền núi qua 2 kỳ
ĐH TDTT tỉnh đã có nhiều tiến bộ (phụ lục). Đặc biệt tại TDTT toàn quốc lần thứ
V đã có VĐV tham gia và đạt 01 huy chương vàng môn bắn nỏ, 02 huy chương bạc đẩy
gậy.
c) Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT
của đồng bào ở thôn, bản, xã thị trấn ngày càng đa dạng và đi vào nề nếp, trong
đó các sinh hoạt dưới hình thức CLB có tổ chức, có người hướng dẫn như CLB dưỡng
sinh, CLB sức khoẻ ngoài trời - mô hình gia đình thể thao, cụm VH- TT liên
thôn, liên xã, hội thi VH- TT các dân tộc đã trở thành lễ hội truyền thống hàng
năm được nhiều địa phương quan tâm tổ chức.
d) Các hoạt động thi đấu thể thao ở cơ sở, và các
trò chơi dân gian truyền thống trong hội làng, trong các dịp lễ hội đã hình
thành các giải thể thao truyền thống hàng năm của mỗi xã, thị trấn, làng, bản.
Gắn với Đại hội TDTT cơ sở và đã có hàng chục giải thể thao được tổ chức theo
chủ trương xã hội hoá, như hội thi bắn nỏ của đồng bào H'mông, tung còn của đồng
bào Thái, đẩy gậy của đồng bào Thổ, đẩy gậy của đồng bào Khơ Mú...
e) Thể thao thành tích cao của các huyện miền
núi ngày càng có sự tiến bộ và tăng trưởng, đã đóng góp tích cực vào thành tích
chung của Đoàn thể thao Nghệ An, ngày càng có nhiều VĐV là người dân tộc miền
núi tham gia trong thành phần đội tuyển tỉnh thi đấu các giải quốc gia như bóng
chuyền, vật, võ, quyền anh, đẩy gậy, bắn nỏ đóng góp nhiều huy chương cho tỉnh
và một số VĐV được gọi vào đội tuyển quốc gia. Đặc biệt tại Đại hội TDTT toàn
quốc lần thứ 5, các VĐV là người dân tộc đã đóng góp 01 HCV bắn nỏ (Lô Văn Kiện,
xã Tam Thái, huyện Tương Dương, 1 trong 8 huy chương vàng của toàn tỉnh), 02
huy chương bạc môn đẩy gậy.
g) Cơ sở vật chất sân chơi, bãi tập các công
trình TDTT, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao ở mỗi xã, thị trấn bước đầu đã
được quy hoạch và đầu tư xây dựng; các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm
dành quỹ đất cho hoạt động TDTT, đến nay đã có 30%- 40% xã thị trấn dành quỹ đất,
30% xã có khu trung tâm thể thao xã như sân bóng chuyền, cầu lông, sân bóng đá
mi ni, một số xã, thị trấn đã xây được sân tập đơn giản. Quỹ đất dành cho hoạt
động TDTT mới chỉ đạt 1,5m2/ 1 người dân.
h) Đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên chuyên
trách, bán chuyên trách ở xã, thị trấn bước đầu đã được hình thành. Hiện có 244
xã, thị trấn có cán bộ bán chuyên trách VH- TDTT. Lực lượng HDV, CTV hàng năm
đã được các huyện tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ TDTT, việc tăng cường lực lượng
giáo viên TDTT ở các trường làm HDV cho cơ sở là điều phù hợp với tình hình thực
tế bởi các huyện miền núi thiếu rất nhiều HDV, CTV; 100% xã, thị trấn chưa có
cán bộ chuyên trách TDTT mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm.
2. Một số hạn chế và nguyên nhân:
Tuy đạt dược một số kết quả nêu trên, song nhìn
chung TDTT ở xã, thị trấn miền tây Nghệ An còn nhiều hạn chế:
a) Một số cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa thực sự
nhận thức đầy đủ được vai trò, vị trí ý nghĩa, tác dụng tầm quan trọng của công
tác TDTT quần chúng ở xã, thị trấn nhất là các bản làng trong sự nghiệp phát
triển TDTT nước nhà .
b) Công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản
lý nhà nước về TDTT các cấp nhất là cấp xã, thị trấn đối với hoạt động TDTT ở
cơ sở - chức năng tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ phát triển sự nghiệp - đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, chỉ đạo còn thiếu
về số lượng và hạn chế về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
c) Tổ chức bộ máy TDTT ở xã, thị trấn, thôn bản
chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, hoạt động hiệu quả thấp. Nhiều xã ở vùng sâu
vùng xa còn thiếu cơ sở vật chất, kinh phí để hoạt động, đội ngũ HDV, CTV chưa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
d) Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển
TDTT ở cơ sở chưa được ban hành và không đồng bộ, các chính sách quy định cho
người làm công tác TDTT. Trong đó đặc biệt là các quy định chính sách về quy hoạch
quản lý đất đai dành cho hoạt động TDTT ở cơ sở, và tổ chức bộ máy, nhân lực
(cán bộ quản lý) còn rất ít và bất cập về trình độ nghiệp vụ.
e) Việc tuyên truyền vận động quần chúng nhân
dân tham gia các hoạt động TDTT triển khai còn chậm và hiệu quả chưa cao, tính
tự giác, thói quen luyện do ràng buộc trong thanh niên, người dân ở địa bàn
vùng sâu vùng xa, và vùng biên giới còn nhiều hạn chế.
g) Nguồn lực tài chính của nhà nước đầu tư cho
TDTT miền núi còn quá thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT và bảo tồn các
môn thể thao dân tộc.
II. CHỦ TRƯƠNG - MỤC TIÊU -
NHIỆM VỤ - NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN.
1. Chủ trương và các căn cứ để lập Đề án.
- Kết luận số 20/KL-TW ngày 02/6/2003 của Bộ
Chính trị về kết quả sau hai năm thực hiện NQ IX của Đảng và NQ đại hội Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lần thứ XV về một số chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Nghệ An đến năm 2005 – 2010.
- Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của
Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt Đề án phát triển kinh tế – XH miền Tây tỉnh
Nghệ An năm 2010”.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ
16 “Về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2010”.
2. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu chung:
a.1. Phát triển toàn diện, cân đối phong trào
TDTT các huyện - xã - thị trấn, làng, bản vùng miền Tây Nghệ An, cải thiện một
bước căn bản đời sống, vật chất tinh thần, xã hội, TDTT của đồng bào các dân tộc
miền núi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo
vệ vững chắc quốc phòng, an ninh biên giới.
a.2. Khai thác, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá
các dân tộc trước hết là các môn thể thao dân tộc miền Tây Nghệ An, góp phần đa
dạng các nội dung, hình thức hoạt động và mục tiêu phát triển sự nghiệp thể dục
thể thao tỉnh nhà đến năm 2020.
b) Mục tiêu cụ thể.
b.1. Phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu cơ bản
sau:
- 100% số xã có cán bộ chuyên trách thể dục thể
thao
- Đạt tỷ lệ 20 - 25% số dân tập luyện thể dục thể
thao thường xuyên.
- Số hộ gia đình thể thao: 10 - 24%.
- Câu lạc bộ: mỗi xã có từ 2 - 3 CLB.
- Số cán bộ, HDV, CTV đạt trên 90%.
- Số xã xây dựng được cơ sở vật chất, điểm tập
luyện thể dục thể thao trên 90% (1 SVĐ và 1 phòng tập đơn giản).
b.2. Mỗi huyện có 1 sân vận động đa chức năng, 1
nhà tập luyện và thi đấu đa chức năng. Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010.
- SVĐ huyện: Quế Phong, Tương Dương, Anh Sơn, Quỳ
Hợp, Quỳ Châu.
- Nhà thi đấu: Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh
Chương, Con Cuông.
3. Phạm vi tác động:
Các đơn vị hành chính trên địa bàn các huyện,
xã, thị trấn, làng bản, thôn xóm miền Tây Nghệ An (10 huyện - 244 xã). Chưa
tính các xã thị trấn sẽ tách theo quy hoạch đơn vị hành chính của tỉnh đến năm
2020.
4. Nhiệm vụ:
4.1. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân
rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" gắn với quy hoạch phát triển
toàn diện, cân đối phong trào thể dục thể thao các huyện miền Tây Nghệ An.
4.2. Đổi mới đa dạng các hình thức tổ chức thi đấu,
nâng cao thành tích thể thao các môn thi đấu trong tỉnh, khu vực và toàn quốc,
nhất là các môn thể thao dân tộc.
4.3. Nâng cấp và làm mới các thiết chế thể thao
đồng bộ cần thiết, tối thiểu ở cấp xã và cấp huyện, đảm bảo phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu tập luyện và thi đấu của đông đảo quần chúng nhân dân.
4.4. Tích cực đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ
làm công tác thể dục thể thao từ cấp huyện đến cấp xã, thôn, bản, đủ sức chỉ đạo
và hướng dẫn phát triển phong trào thể dục thể thao cơ sở.
5. Nội dung Đề án.
Thực hiện các tiêu chí sau:
* Đối với cấp xã:
5.1. Tỷ lệ số người tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên so với dân số.
5.2. Tỷ lệ số gia đình thể thao so với tổng số hộ
gia đình.
5.3. Sự phát triển CLB thể dục thể thao cơ sở một
môn, nhiều môn.
5.4. Số trường đảm bảo giáo dục thể chất 100% số
trường nội khoá, 35 – 40% số trường ngoại khoá.
5.5. Tổ chức tốt nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng đảm
bảo 100% cán bộ chuyên trách thể dục thể thao được hưởng phụ cấp có trình độ từ
trung cấp (bao gồm cả trung cấp văn hoá, trong đó có 80 tiết học thuộc chuyên
ngành thể dục thể thao trở lên, 1/3 cán bộ thể dục thể thao cấp huyện, có trình
độ cao đẳng, ĐH thể dục thể thao, 100% HDV thôn, bản được bồi dưỡng nghiệp vụ
thể dục thể thao hàng năm.
5.6. Có 100% xã, phường, thị trấn hình thành thiết
chế thể dục thể thao cấp xã gắn với chương trình 100 của Chính phủ về phát triển
thể dục thể thao xã, phường, thị trấn giai đoạn 2010.
5.7. Thực hiện thiết chế thể dục thể thao ở xã,
thị trấn, Trung tâm Văn hoá - thể thao ở cơ sở xã.
5.8. Tổ chức tốt các giải thi đấu phong trào TDTT
cơ sở theo các tiêu chí phát triển ngành (trong năm tổ chức được từ 1 - 3 giải,
mỗi giải từ 2 - 3 môn).
5.9. Mỗi xã có 1 SVĐ và 1 phòng tập đơn giản.
5.10. Đảm bảo định kỳ tổ chức mỗi năm 1 lần tổ
chức hội thi thể thao trong đó có từ 3 - 5 môn thể thao dân tộc.
* Đối với cấp huyện:
5.11. Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất (các
loại sân bãi, nhà tập, hồ bơi) đưa vào sử dụng hàng năm bao gồm cả các cơ sở
TDTT ngoài công lập, đảm bảo nâng cấp và làm mới các thiết chế thể thao cấp huyện,
mỗi huyện có 1 công trình mới (SVĐ hoặc nhà thi đấu).
5.12. 4 năm 1 lần tổ chức Đại hội TDTT cấp huyện
và tham gia Đại hội TDTT cấp tỉnh. Hai năm 1 lần tổ chức hội thi văn hoá - thể
thao các dân tộc cấp huyện để chuẩn bị tham gia hội thi cấp tỉnh, toàn quốc.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH:
1. Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền
các cấp đối với công tác TDTT ở cấp xã, thị trấn thôn, bản với các nội dung cụ
thể:
- Đưa nhiệm vụ phát triển TDTT vào kế hoạch phát
triển KT- XH hàng năm của chính quyền cơ sở.
- Tổ chức quán triệt học tập và thực hiện các
nghị quyết chủ trương của Đảng và chính sách nhà nước về công tác TDTT quần
chúng. Thực hiện có hiệu quả luật TDTT và các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước.
2. Xây dựng các hình thức hoạt độngTDTT quần
chúng ở cấp xã, phường, thị trấn, thôn, bản phù hợp với các dân tộc, đối tượng
và điều kiện cụ thể:
- Khai thác bảo tồn, phát triển các môn thể thao
dân tộc và truyền thống, các trò chơi dân gian, cần đưa một số môn thể thao
mang bản sắc vùng vào các lễ hội, hội thi VH – TT các dân tộc từ làng, bản,
thôn xóm cum dân cư đến huyện, tỉnh.
Đối tượng hoạt động thanh thiếu niên học sinh tập
trung phát triển các nội dung thể thao học đường các môn võ thuật, đá cầu, bóng
đá, bóng chuyền, điền kinh, phổ cập bơi lội theo độ tuổi để phòng chống thiên
tai bão lụt. Đối với người cao tuổi; đi bộ, cầu lông, bóng bàn, đi xe đạp chậm,
tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền, xoa bóp, khí công, yoga, và các đối tượng
khác chọn cho mình một môn thể thao thích hợp.
Đối với các dân tộc người Thái: chú trọng phát
triển các môn đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, đi cà kheo, tò lẻ.
Đối với các dân tộc người H'mông: bắn nỏ, leo
núi, chọi gụ.
Đối với dân tộc Thổ, Khơ mú và các dân tộc khác:
đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, đi cà kheo, leo núi...
3. Xây dựng và phân vùng chỉ đạo:
Căn cứ vào tình hình đặc điểm chung và riêng của
TDTT cấp xã miền núi về địa lý tự nhiên dân cư, thế mạnh tiềm năng phát triển
TDTT, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền ở các địa phương có khác
nhau, đội ngũ cán bộ làm công tác TDTT HDV, CTV ở cấp xã, phường, thị trấn,
thôn, bản không đồng đều, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT cho quần chúng
cũng không đồng đều nên phân vùng chỉ đạo như sau:
a) Phân vùng chỉ đạo: (Vùng núi cao, biên giới,
vùng sâu, vùng xa).
Các huyện vùng núi cao: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế
Phong: bắn nỏ, bóng chuyền, tung còn, đẩy gậy, võ, vật.
Các huyện vùng núi thấp: Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ
Hợp, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn Tân kỳ: đẩy gậy, bóng bàn, bắn nỏ, bóng chuyền, bóng
đá, bơi lội, vật.
Các huyện khác có đồng bào dân tộc: Tân Kỳ,
Thanh Chương, Quỳnh Lưu: bóng chuyền, điền kinh, bóng đá, bắn nỏ, đẩy gậy, bơi
lội.
b) Các giai đoạn triển khai:
b.1. Giai đoạn I năm 2007 làm thí điểm 26 xã gồm:
- Mỗi huyện chọn làm thí điểm 2 xã : (10 huyện x
2 xã = 20 xã)
- Có 6 huyện có xã miền núi : 6 huyện x 1 xã = 6
xã
b.2. Giai đoạn II: Triển khai đại trà 180 xã còn
lại :
- Năm 2008: 90 xã.
- Năm 2009: 60 xã.
- Năm 2010: 30 xã.
b.3. Giai đoạn III: Sau năm 2010: 34 xã còn lại
và các xã mới tách do hình thành đơn vị hành chính mới.
4. Điều kiện nguồn lực huy động để thực hiện đề
án: Trên cơ sở tiếp nhận nguồn vốn đầu tư của Trung ương để triển khai thực hiện
Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. ưu tiên tăng thêm nguồn ngân
sách địa phương cho các huyện miền núi.
Vốn ngân sách Nhà nước là chủ yếu để thực hiện
các nhiệm vụ
- Phụ cấp cho cán bộ chuyên trách TDTT xã.
- Đào tạo cán bộ TDTT cơ sở và hướng dẫn viên
TDTT thôn bản.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
- Trang bị cơ sở vật chất hàng năm.
Nguồn lực của các nội dung trên được sở TDTT và
các cơ quan chức năng dự toán và cân đội hàng năm trình HĐND phê duyệt.
b) Các nguồn vốn khác:
- Vốn từ các nguồn tài trợ.
- Vốn từ xã hội hóa để tăng thêm nguồn xây dựng
cơ sở vật chất và hoạt động TDTT.
Cân đối bổ sung nguồn lực đối với nhiệm vụ đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ xây dựng cở vật chất, và trang thiết bị TDTT.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ PHÂN
CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Tiến độ thực hiện:
Giai đoạn I:
- Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án.
- Hướng dẫn thành lập và xây dựng quy chế Ban chỉ
đạo Đề án.
- Triển khai các xã điểm.
Giai đoạn II (2010):
Triển khai và hoàn thành 50% nội dung đề án sơ kết
giai đoạn 2.
Giai đoạn III: (năm 2010 - 2020)
Tiếp tục triển khai các nội dung Đề án.
- Tổng kết Đề án.
2. Về phân công trách nhiệm các ngành:
2.1. UBND các huyện miền núi, huyện có xã miền
núi chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn, địa phương quản lý.
Phổ biến, quán triệt nội dung Đề án và tổ chức
các ngành và nhân dân thực hiện đề án.
2.2. Sở TDTT chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể
triển khai đề án đảm bảo tiến độ.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính tham mưu cho UBND tỉnh về thống nhất lộ trình đầu tư, cân đối bố trí nguồn
vốn theo kế hoạch trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt các công trình thể thao.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Sở TDTT
tham mưu UBND tỉnh về lộ trình đầu tư, thẩm định dự án theo nhiệm vụ được phân
công.
2.4. Sở Tài chính: chịu trách nhiệm tham mưu cho
UBND tỉnh về nguồn vốn thực hiện đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
2.5. Sở Nội vụ: chịu trách nhiệm phối hợp với Sở
TDTT tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, bồi
dưỡng cán bộ và chế độ cán bộ làm công tác TDTT xã, phường thôn bản.
2.6. Sở Xây dựng: quy hoạch địa điểm tổ chức thẩm
định xây dựng các công trình dự án hiện hành.
2.7. Sở Tài nguyên - Môi trường: hướng dẫn các
phòng TN-MT các huyện và chỉ đạo các phòng chuyên môn của sở thực hiện cấp quyền
sử dụng đất kịp thời cho các cơ quan quản lý các công trình dự án được phê duyệt.
2.8. Sở Văn hoá - Thông Tin: phối hợp xây dựng
quy hoạch, ban hành các quy chế tổ chức hoạt dộng các Trung tâm VH-TT cấp xã,
huyện theo các quy định của Bộ văn hoá - Thể thao - Du lịch.
2.9. Ban Dân tộc tỉnh: phối hợp với sở TDTT quán
triệt Đề án đến tất cả các đối tượng trên địa bàn miền núi.
Phối hợp xây dựng điển hình thể thao dân tộc cả
về phong trào và mùi nhọn, các môn thể thao dân tộc để đóng góp cho sự tăng trưởng
thành tich thể thao tỉnh nhà.
V. KẾT LUẬN:
Trên đây là nội dung cơ bản chủ yếu của Đề án nhằm
xây dựng phát triển phong trào thể dục thể thao miền núi. Khai thác, bảo tồn
phát huy các môn thể thao dân tộc và truyền thống dân gian các dân tộc miền Tây
Nghệ An đến năm 2010. Căn cứ vào chức năng, nội dung Đề án được phân công tổ chức
thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước./.