Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2582/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành: 25/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2582/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ ĐẺ NON, KHÁM SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 và Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non” ngày 03 tháng 3 năm 2011;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non” áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

 

HƯỚNG DẪN

CHĂM SÓC TRẺ ĐẺ NON, KHÁM SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON

Lời nói đầu

Những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của hồi sức sơ sinh, số lượng trẻ đẻ non và nhẹ cân được cứu sống ngày một tăng, tuy nhiên, bệnh Võng mạc trẻ đẻ non trở thành một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở trẻ em. Việc tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và theo dõi sau điều trị phục hồi chức năng cho trẻ là vấn đề hết sức cấp thiết.

Bệnh viện Mắt Trung ương đã xây dựng và phát triển mạng lưới kiểm soát Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non trên toàn quốc có sự hỗ trợ của tổ chức ORBIS Quốc tế từ năm 2001, đã có hàng chục bác sỹ Nhãn khoa và Nhi khoa được gửi đi đào tạo trong và ngoài nước về khám sàng lọc và điều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Chương trình khám sàng lọc bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã được triển khai tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái nguyên, Nghệ An, Đà Nng. Các cơ sở Nhãn khoa và Nhi khoa hàng đầu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức điều trị hiệu quả Bệnh võng mạc trẻ đẻ non, giúp hàng ngàn trẻ em Việt Nam tránh được mù lòa.

Tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về kiểm soát Bệnh võng mạc trẻ đẻ non” có thể được sử dụng như một tài liệu đào tạo và tham khảo cho các bác sỹ Nhãn khoa và Nhi khoa về chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng và kiểm soát Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non tại Việt Nam.

Mặc dù hết sức cố gắng hoàn thành cuốn sách nhưng cũng không thể tránh khỏi thiếu sót, Ban biên soạn mong nhận được ý kiến đóng góp của các độc giả để lần tái bản sau hoàn thiện hơn.

Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn các chuyên gia Nhãn khoa và Nhi khoa đầu ngành trong cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu để hoàn thiện bản hướng dẫn, tổ chức ORBIS Quốc tế đã hỗ trợ để xuất bản cuốn sách.

Phần 1.

CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ ĐẺ NON

I. ĐỊNH NGHĨA TRẺ ĐẺ NON

Theo định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO)

§ Trẻ đẻ non là trẻ đẻ ra có thể sống được, dưới 37 tuần tuổi.

§ Trẻ đẻ non cân nặng thấp (LBW) là trẻ có cân nặng lúc sinh < 2500gr

§ Trẻ đẻ non cân nặng rất thấp (VLBW) là trẻ có cân nặng lúc sinh < 1500gr

§ Trẻ đẻ non cân nặng cực thấp (ELBW) là trẻ có cân nặng lúc sinh <1000gr

II. CHĂM SÓC TRẺ ĐẺ NON

Vấn đề chăm sóc trẻ đẻ non cần có sự hợp tác chặt chẽ của các nhà sản khoa, các nhà nhi khoa đặc biệt là các bác sĩ và điều dưỡng sơ sinh trước, trong và sau khi đẻ

1. Chăm sóc trước đẻ:

§ Liệu pháp corticoide trước sinh cho các bà mẹ dọa đẻ non có tuổi thai dưới 34 tuần tuổi: bétaméthasone (12 mg/ ngày tiêm bắp trong 2 ngày), nếu được sử dụng 24-72 giờ trước khi sinh làm giảm 50% tần suất bệnh màng trong và xuất huyết não; nó còn giúp cho sự thích nghi của bộ máy tuần hoàn và hô hấp tốt hơn khi đứa trẻ ra đời, làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.

§ Chuyển viện khi chưa chuyển dạ: chuyển các bà mẹ dọa đẻ non và đặc biệt đẻ rất non tháng đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe lớn, nơi có đơn vị hồi sức sơ sinh.

§ Điều trị kháng sinh cho mẹ trong những trường hợp vỡ ối sớm, sốt trước và trong sinh tránh nhiễm khuẩn mẹ - con

§ Tư vấn dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cho các bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ có yếu tố nguy cơ đẻ non cao.

2. Chăm sóc trong và ngay sau đẻ

2.1. Những chăm sóc cần đặc biệt chú ý trong cuộc đẻ là:

§ Lau khô và làm ấm trẻ ngay sau khi ra đời, sử dụng phương pháp da-kề-da nếu mẹ và bé không cần phải hồi sức, hoặc ủ ấm trẻ bằng các phương tiện sẵn có (tấm sưởi, giường sưởi, lồng ấp...)

§ Hỗ trợ hô hấp cho trẻ trong trường hợp trẻ bị suy hô hấp (không dùng oxy nồng độ cao trong khi hồi sức nếu không cần thiết)

§ Theo dõi nhiệt độ , nhịp tim, màu sắc da và độ bão hòa oxy qua da (nếu có)

§ Đảm bảo đủ dinh dưỡng (cho trẻ bú mẹ sớm ngay trong giờ đầu sau sinh, hoặc truyền glucose khi cần thiết)

§ Chuyển trẻ đến phòng hồi sức sơ sinh nếu trẻ cần phải hồi sức hoặc theo dõi.

2.2. Chăm sóc sau khi sinh :

a- Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ:

§ Nhiệt độ trong phòng phải đảm bảo 28°-30°C thoáng và không có gió lùa

§ Mặc áo ấm đội mũ đi tất cho trẻ.

§ Ủ ấm trẻ bằng chăn ấm, túi chườm, cuốn, giường sưởi, lồng ấp hoặc phương pháp da- kề- da để duy trì thân nhiệt của trẻ 37°C.

b- Hô hấp hỗ trợ

§ Nguyên tắc thở oxy : cung cấp nồng độ oxy khí thở vào thấp nhất có thể mà da trẻ vẫn hồng hào hoặc đạt được độ bão hòa qua da 85 -92 %.

§ Trẻ đẻ non, đặc biệt là trẻ đẻ non có cân nặng rất thấp và cực thấp hay bị suy hô hấp do thiếu chất surfactant (bệnh màng trong).

§ Trong trường hợp trẻ suy hô hấp nhưng tự thở được, cho trẻ thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP: Nasal Continuous Positive Airway Pressure) với áp lực 5-8 cm H2O.

§ Trong trường hợp suy hô hấp nặng hoặc có cơn ngừng thở dài, cho trẻ thở máy với áp lực dương tính cuối thì thở ra (PEEP: possitive end-expiratory pressure) 5-6 cm H2O.

§ Liệu pháp surfactant thay thế được chỉ định trong trường hợp suy hô hấp nặng, tốt nhất khi trẻ < 12 h tuổi

§ Cafein: dùng trong những trường hợp trẻ sơ sinh đẻ non đang thở CPAP mũi hoặc tự thở mà có cơn ngừng thở trung tâm. Liều Cafein 10 mg/kg/24 giờ (20mg/kg/ngày đối với cafein citrat) rồi chuyển sang liều duy trì là 2,5-5 mg/ kg/ 24 giờ (5-10 mg/kg/ngày đối với cafein citrat). Dùng đến khi trẻ gần 37 tuần, hoặc hết con ngừng thở trung tâm.

c- Cân bằng v nước - đin giải:

§ Do tăng mất nước vô hình (tỷ lệ diện tích bề mặt/trọng lượng cơ thể cao, da mỏng ), chức năng thận chưa hoàn chỉnh nên làm giảm khả năng dung nạp nước, tái hấp thu Bicacbonate, thải kali, khả năng cô đặc nước tiểu. Nhu cầu nước của trẻ là 60-80ml/kg/ngày đầu tiên, tăng lên tới 160ml/kg/ngày vào cuối tuần thứ nhất.

§ Ngày đầu không cho Na+ hoặc K+. Trẻ có cân nặng cực thấp cần lượng dịch nhiều hơn: 100-120ml/kg/ngày). Theo dõi sát lượng dịch vào - ra ít nhất 12 giờ một lần trong những ngày đầu.

§ Việc theo dõi tình trạng thăng bằng nước trong những ngày đầu sau đẻ rất quan trọng vì quá tải nước sẽ là yếu tố thuận lợi của còn ống động mạch và loạn sản phổi phế quản, mất nước là nguy cơ của xuất huyết não -màng não.

d- Chế đ nuôi dưỡng:

§Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ đẻ non, đặc biệt là sữa non. Nhu cầu năng lượng của trẻ đẻ non cao hơn trẻ đủ tháng trong khi bộ máy tiêu hóa của trẻ đẻ non chưa hoàn chỉnh.

§Chế độ ăn: Thời điểm bắt đầu cho ăn, lượng ăn, mức độ tăng phụ thuộc vào cân nặng lúc sinh, tuổi thai, khả năng tiêu sữa của trẻ .

§Bữa ăn đầu tiên không vượt quá 2ml/kg/ngày

§ Không tăng số lượng sữa quá nhanh (> 20ml/kg/ngày) để tránh nguy cơ viêm ruột hoại tử

§ Hút dịch dạ dày trước khi cho ăn bữa tiếp theo để đảm bảo không có sữa ứ đọng trong dạ dày. Nếu còn nhiều sữa ứ đọng không tăng lượng sữa trong bữa ăn tiếp theo, tạm dừng ăn một bữa để theo dõi tiếp.

§ Cho trẻ ăn một lượng sữa nhỏ, thậm chí không tăng thêm vẫn tốt hơn cho trẻ nhịn hoàn toàn. Một lượng sữa nhỏ cũng có tác dụng kích thích sự trưởng thành của nhu động ruột và sản xuất peptid ruột.

§ Cho trẻ ăn từng bữa tốt hơn là ăn nhỏ giọt liên tục

§ Mục tiêu “nuôi ăn hoàn toàn” là :

ü Lượng ăn: 150-160ml/kg/ngày

ü Lượng calo: 110-120 kcal/kg/ngày

ü Một số trẻ sơ sinh cân nặng nhỏ so với tuổi thai cần nhu cầu calo cao hơn

§ Tốt nhất là cho trẻ ăn sữa mẹ

§ Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch được sử dụng trong những ngày đầu đối với trẻ cân nặng rất thấp và cực thấp hoặc những trẻ có suy hô hấp. Duy trì đường máu ≥ 45mg/dl. Nên bắt đầu bằng dung dịch đường 10%

e- Chng nhiễm khuẩn:

§ Nguy cơ nhiễm khuẩn tăng do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và thường phải can thiệp xâm nhập nhiều trong quá trình điều trị (Đặt nội khí quản, catherther tĩnh mạch trung tâm, catherther động mạch ...)

§ Cần đảm bảo vô khuẩn khi chăm sóc trẻ: rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi khám bệnh hoặc chăm sóc trẻ, vô khuẩn khi làm thủ thuật....

§ Phải kiểm tra các xét nghiệm thường xuyên để phát hiện nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh thích hợp sớm, tránh lạm dụng kháng sinh khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn

g- Theo dõi tăng Bilirubil máu:

§ Vàng da do tăng Bilirubil gián tiếp thường gặp ở trẻ đẻ non cần phát hiện sớm và chiếu đèn kịp thời để tránh vàng nhân não.

h. Đề phòng thiếu máu:

§ Để đề phòng thiếu máu nên cho trẻ dinh dưỡng đủ và uống bổ sung thêm các thuốc tạo máu: Ferlin, Ceelin, hoặc felatum, hoặc Erythropoietin.

i- Theo dõi về thần kinh và giác quan:

§ Siêu âm qua thóp cho trẻ dưới 34 tuần tuổi một cách có hệ thống: làm hai lần trong 10 ngày đầu tiên sau đẻ, 1 lần khi trẻ đủ tháng để phát hiện biến chứng xuất huyết não -màng não và nhuyễn não chất trắng. Nếu nghi ngờ có tổn thương chất trắng, cần làm thêm MRI, điện não đồ. Lâu dài theo dõi bại não, chậm phát triển tinh thần …v…v…

§ Soi đáy mắt cho những trẻ đẻ non thuộc nhóm có nguy cơ bị bệnh võng mạc khi trẻ được 3 tuần tuổi, và cần được theo dõi đến khi võng mạc trưởng thành.

§ Trẻ sơ sinh rất non còn có nguy cơ bị điếc (1%). Những yếu tố nguy cơ là tiền sử thiếu oxy, vàng da nhân, có dùng thuốc độc với tai như aminoside, vancomycine.

k- Để trẻ thoải mái về thể chất và tinh thần:

§ Giảm tối thiểu ánh sáng và tiếng ồn

§ Hạn chế những động chạm không cần thiết đến trẻ

§ Cho trẻ nằm ở tư thế sinh lý, thoải mái

§ Phòng và điều trị bằng thuốc giảm đau nếu cần

§ Tăng cường mối quan hệ mẹ -con

l- V sinh cho trẻ:

§Tắm cho trẻ hàng ngày, có thể sử dụng xà phòng dùng cho trẻ sơ sinh (nếu có). Tránh kỳ mạnh, nên xoa nhẹ da trẻ bằng khăn mặt bông, khăn xô mềm.

§Rốn: chăm sóc hàng ngày. Vệ sinh rốn tốt nhất là bằng chlorhexidine, hoặc iode 0,5-1%. Chú ý phát hiện những dấu hiệu nhiễm khuẩn rốn để điều trị kịp thời.

§Nhỏ mắt khi có biểu hiện nhiễm khuẩn (theo đơn của bác sĩ)

m- Các chăm sóc khác:

§ Tiêm bắp vitamin K1 1mg cho trẻ mới sinh, (liều 0,5mg cho trẻ <1500g).

Bổ sung các loại vitamin tổng hợp trong đó có vitamin K hàng ngày trong vòng 6-8 tuần đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Phần 2.

HƯỚNG DẪN KHÁM SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON

I. ĐỊNH NGHĨA

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non là một tình trạng bệnh lý của quá trình phát triển mạch máu ở võng mạc, xẩy ra ở một số trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân và thường có tiền sử thở oxy cao áp kéo dài. Nếu bệnh không được khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, một tỷ lệ đáng kể có nguy cơ bị mù vĩnh viễn cả 2 mắt do tổ chức xơ mạch tăng sinh, co kéo và gây bong võng mạc.

II. HƯỚNG DẪN KHÁM SÀNG LỌC

1. Tiêu chuẩn khám sàng lọc:

- Tất cả những trẻ có tuổi thai khi sinh ≤ 33 tuần và cân nặng khi sinh ≤ 1800g.

- Với những trẻ có tuổi thai khi sinh > 33 tuần, cân nặng khi sinh > 1800g, nhưng có thêm các yếu tố nguy cơ như suy hô hấp, viêm phổi, thở oxy kéo dài, thiếu máu, nhiễm trùng ... cũng cần phải được khám mắt nếu có yêu cầu của bác sĩ sơ sinh

(tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi hồi sức sơ sinh được cải thiện tốt hơn)

Lần khám mắt đầu tiên cần được tiến hành khi trẻ được 3-4 tuần sau khi sinh hoặc khi trẻ được ≥ 31 tuần tuổi (tính cả tuổi thai và tuổi sau khi sinh), tùy thuộc vào mốc thời gian nào đến sau.

2. Các bước tiến hành khám sàng lọc

2.1. Tổ chức khám

Ÿ Tốt nhất khám tại khoa sơ sinh

Ÿ Cần có phòng khám mắt riêng với các điều kiện: kín gió, đủ ấm, phòng không sáng quá, có hệ thống cung cấp oxy, có ambu và mask sơ sinh, có bàn để khám mắt, có ch để rửa tay, đủ xà phòng, nước sát trùng tay sau khi khám, khăn lau tay...

Ÿ Lịch khám mắt cho trẻ cố định vào một ngày, giờ trong tuần để khoa sơ sinh chủ động trong việc chuẩn bị và hẹn khám.

Ÿ Cần có ít nhất một điều dưỡng phụ trách việc khám mắt, công việc của điều dưỡng bao gồm:

o Chọn trẻ đủ tiêu chuẩn để khám mắt

o Tra thuốc giãn đồng tử cho trẻ trước khi khám

o Chuẩn bị dụng cụ

o Ghi chép sổ sách, phiếu khám bệnh (phần hành chính), cấp giấy hẹn khám lại cho gia đình o Phụ giúp bác sĩ trong khi khám bệnh: giữ trẻ, quan sát và theo dõi trẻ trước, trong và sau khi khám

2.2- Chuẩn bị bệnh nhân

Ÿ Không cho trẻ bú 1 giờ trước khi khám mắt để tránh nôn trớ và hít phải thức ăn trong khi khám

Ÿ Trước khi khám mắt 45- 60 phút, điều dưỡng cần tra thuốc giãn đồng tử vào cả 2 mắt ít nhất 3 lần, cách nhau 5-10 phút bằng thuốc giãn đồng tử Mydrin- P (phenylephrin 0,5% phối hợp tropicamide 0,5%) và phải chấm khô thuốc trên mắt ngay sau khi tra để tránh các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Tuyệt đối không dùng các thuốc tra giãn đồng tử nồng độ cao dễ gây giãn mạch, rối loạn nhịp tim, thậm chí tím tái, ngừng thở, ngừng tim.

Ÿ Sau khi tra thuốc vào mắt trẻ, cần theo dõi các tác dụng phụ trên để phát hiện và xử lý kịp thời.

2.3. Chuẩn bị dụng cụ.

- Máy soi đáy mắt gián tiếp

- Vành mi và ấn củng mạc trẻ sơ sinh đã được vô khuẩn

- Thuốc gây tê bề mặt: Dicain 1% hoặc các thuốc tương tự

- Kính lúp 20D, 28D

- Thuốc tra giãn đồng tử Mydrin- P

- Nước muối sinh lý 0,9%

- Săng, tã quấn trẻ

- Phiếu khám bệnh, sổ ghi chép

2.4. Kỹ thuật khám mắt

- Bác sĩ đeo máy soi đáy mắt ở đu, điều chỉnh khoảng cách đồng tử, điều chỉnh cường độ ánh sáng vừa phải, tránh để đèn khám sáng quá gây chói lóa cho bệnh nhân, thậm chí gây khô giác mạc, tổn thương hoàng điểm do nhiệt độ cao khi ánh sáng hội tụ qua kính lúp và dễ bị cháy bóng đèn khám.

Bác sĩ thuận tay nào cầm kính lúp bằng tay đó, tay kia cầm ấn củng mạc.

Kỹ thuật khám mắt

- Khám mắt khi đồng tử đã giãn tốt, nếu đồng tử chưa giãn cần phải tra thuốc giãn nhiều lần và đợi tới khi đồng tử giãn tối thiểu 4mm mới khám.

- Yêu cầu khám phải hết sức nhẹ nhàng, tránh đau tới mức tối đa cho trẻ.

- Cần sử dụng vành mi và ấn củng mạc vô khuẩn và rửa tay sau mỗi lần khám để tránh nhiễm khuẩn chéo cho trẻ.

- Trước hết soi võng mạc vùng hậu cực để đánh giá tình trạng mạch máu, gai thị, hoàng điểm. Tiếp theo khám võng mạc phía thái dương, nếu võng mạc phía thái dương đã trưởng thành thì không cần khám võng mạc các vùng khác. Nếu võng mạc phía thái dương chưa trưởng thành thì khám lần lượt võng mạc phía trên, phía dưới và cuối cùng là võng mạc phía mũi.

- Sử dụng phân loại quốc tế Bệnh võng mạc trẻ đẻ non để chẩn đoán giai đoạn, phạm vi và vị trí của tổn thương ( phụ lục II)

- Trẻ cần được khám lại 2 tuần một lần nếu lần khám đầu cho thấy mạch máu võng mạc đã phát triển sang vùng II, hoặc vùng III, không có bệnh hoặc bệnh chỉ ở giai đoạn I và không có dấu hiệu bệnh cộng (plus disease).

- Khám lại sau 1 tuần, thậm chí sau 3-4 ngày nếu:

o Mạch máu võng mạc chưa trưởng thành ở vùng I

o Có bệnh ở vùng I nhưng chưa có bệnh cộng (P1+)

o Bệnh ở vùng II, giai đoạn II, chưa có bệnh cộng (P1+)

- Ngừng khám nếu:

o Võng mạc hoàn toàn trưởng thành, mạch máu võng mạc phía thái dương đã phát triển ra tới tận bờ trước của võng mạc (ora serrata)

o Có bệnh nhưng bệnh đã thoái triển hoàn toàn, võng mạc đã trưởng thành

o Có chỉ định điều trị.

III- HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ.

1. Chỉ đnh điều tr

Chỉ định điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng laser hoặc lạnh đông:

- Mọi tổn thương của Bệnh võng mạc trẻ đẻ non ở vùng I kèm theo bệnh cộng (P1+), hoặc không kèm theo bệnh cộng, nhưng bệnh ở giai đoạn 3.

- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non vùng II, giai đoạn 2, 3 kèm theo bệnh cộng (p1+)

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non khi có chỉ định điều trị cần được tiến hành sớm trong vòng 48-72 giờ nếu không bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

2. Kỹ thuật điều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng laser.

2.1. Chuẩn bị bệnh nhân:

-Trẻ cần được nằm viện nội trú tại khoa sơ sinh

-Trẻ cần được điều trị ổn định các bệnh đang mắc như viêm phổi, thiếu máu, suy hô hấp.

- Cho trẻ nhịn ăn trước khi điều trị ít nhất 3-4 giờ

- Đồng tử được tra giãn tốt bằng Mydrin - P trước khi điều trị

- Cần giải thích kỹ tiên lượng cũng như kế hoạch điều trị cho trẻ để gia đình biết và ký cam đoạn trước khi điều trị.

Máy laser diode 810nm

2.2. Chuẩn bị dụng cụ

- Vành mi và ấn củng mạc vô khuẩn

- Kính lúp 20D, 28D

- Máy laser diode có bước sóng 810nm hoặc 532nm

- Phương tiện gây mê nội khí quản hoặc tiền mê gây ngủ.

- Phương tiện hồi sức sơ sinh

2.3. Kỹ thuật điều trị

- Trẻ được gây mê nội khí quản hoặc tiền mê gây ngủ.

- Các thông số của máy laser

Quang đông võng mạc bằng laser

+ Cường độ laser: Đặt ban đầu 180 - 200 mw (với laser 810) hoặc 80mw (với laser 532). Sau đó tùy thuộc vào màu sắc của vết đốt để điều chỉnh cường độ laser tăng hay giảm.

+ Thời gian: 100 - 300 ms

+ Khoảng cách giữa 2 vết đốt 100 -200ms (nếu đốt liên tục)

+ Số lượng vết đốt phụ thuộc vào phạm vi tổn thương rộng hay hẹp

- Tất cả vùng võng mạc vô mạch trước gờ xơ đều cần được laser, mật độ vết đốt cách nhau 1-1/2 chiều rộng của mỗi vết đốt. Với những trường hợp nặng có thể điều trị laser cả vùng võng mạc sau gờ xơ 2-3 hàng laser.

- Thuốc điều trị sau laser bao gồm nhỏ mắt kháng sinh, kháng viêm steroid, có thể kèm theo liệt điều tiết trong 7 ngày.

IV- THEO DÕI TRẺ SAU ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON

- Sau điều trị trẻ cần được khám lại sau 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng. Nếu bệnh không thoái triển, vẫn còn bệnh võng mạc (+), có vùng võng mạc chưa laser và môi trường quang học còn trong có thể cần phải chỉ định điều trị laser bổ sung.

- Trẻ cần được theo dõi lâu dài sau điều trị (3 tháng, 6 tháng và hàng năm) để kịp thời phát hiện các biến chứng như tật khúc xạ (đặc biệt là cận thị), nhược thị, lác, bong võng mạc ...

- Những trẻ có tật khúc xạ, cần được chỉnh kính sớm, đeo kính và điều trị phòng chống nhược thị.

- Với những trẻ khiếm thị hoặc mù cần được giáo dục hòa nhập, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ trợ thị, đào tạo hướng nghiệp để thích nghi với cuộc sống cộng đồng.

- Với những trẻ đẻ non không bị bệnh hoặc bị bệnh nhưng không cần phải điều trị, cần được kiểm tra khúc xạ sớm và chỉnh kính nếu cần thiết.

 

PHỤ LỤC I

TỔ CHỨC QUẢN LÝ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON

1. Nhân Iực

§Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ Sản hay Bệnh viện Đa khoa, nơi có đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU) cần tổ chức khám sàng lọc bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

§Các đơn vị này cần có một nhóm làm việc bao gồm bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa Mắt và chuyên khoa Sơ sinh được đào tạo về Bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

§Nếu các Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản hay Bệnh viện Đa khoa không có bác sĩ chuyên khoa Mắt thì các Bệnh viện này cần phối hợp vi cơ sở chuyên khoa Mắt tuyến tỉnh / thành phố để triển khai hoạt động này.

§ Bác sĩ khám sàng lọc BVMTĐN: là bác sĩ chuyên khoa Mắt đã được đào tạo chuyên sâu ít nhất 3 tháng tại các trung tâm nhãn khoa lớn để có thể sử dụng thành thạo máy soi đáy mắt gián tiếp, để khám sàng lọc và chẩn đoán được bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non. Các bác sĩ này cần được đào tạo thêm 3 tháng nữa để có thể tiến hành điều trị cho bệnh nhân nếu bệnh viện có đủ thiết bị và các điều kiện cần thiết.

§ Các bác sĩ chuyên khoa Mắt đảm nhận việc theo dõi bệnh nhân lâu dài sau điều trị, phục hồi thị lực cho trẻ khiếm thị do bệnh võng mạc trẻ đẻ non.

2- Trang thiết bị, vật tư cần thiết

2.1- Dụng cụ khám mắt cho trẻ đẻ non

§ Bàn khám sơ sinh

§ Máy soi đáy mắt gián tiếp

§ Kính lúp 20D và 28D

§ Các bộ dụng cụ vành mi và ấn củng mạc sơ sinh

§ Thuốc tra giãn đồng tử, thuốc gây tê tại ch,

§ Trang thiết bị và thuốc hồi sức cấp cứu

2.2- Trang thiết bị dụng cụ dùng điều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non

§ Vành mi và ấn củng mạc

§ Kính lúp 20D, 28D

§ Máy laser (thường là laser diode có bước sóng 810nm hoặc 532nm)

§ Phương tiện gây mê, tiền mê gây ngủ.

§  Phương tiện hồi sức sơ sinh

2.3- Dụng cụ theo dõi trẻ sau điều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non

§ Trang thiết bị khám khúc xạ, lác và bảng thử thị lực cho trẻ nhỏ: TELLER CARD

§ Thiết bị khám và dụng cụ hỗ trợ cho trẻ khiếm thị

3- Đa điểm tổ chức khám và điều trị

§ Tốt nhất là tổ chức khám tại khoa sơ sinh của BV Nhi, BV Phụ Sản hay BV đa khoa, nơi trẻ sơ sinh thiếu tháng đang được theo dõi, điều trị.

§ Với những trẻ đã được xuất viện, thể trạng khá hơn, tình trạng toàn thân ổn định có thể tổ chức khám tại khoa mắt nhưng cần sự trợ giúp của đơn vị hồi sức để đề phòng các biến chứng như ngừng tim hay ngừng thở của trẻ sơ sinh quá non tháng.

HƯỚNG DẪN KHÁM ROP TẠI PHÒNG CHĂM SÓC SƠ SINH ĐẶC BIỆT (NICU)

HOẠT ĐỘNG

NGƯỜI THỰC HIN

l .TIẾP NHẬN:

 

Xác định trẻ sơ sinh đủ tiêu chun khám BVMTĐN: thuộc 1 trong 2 nhóm đối tượng sau:

1) Trẻ sơ sinh có tuổi thai khi sinh ≤ 33 tuần và cân nặng khi sinh ≤ 1800 gram.

2) Với những trẻ có tuổi thai khi sinh > 33 tuần và cân nặng khi sinh > 1800 gram nhưng có thêm các yếu tố nguy cơ như suy hô hấp, viên phổi, thở oxy kéo dài, thiếu máu, nhiễm trùng, …

Ghi vào bệnh án/sổ khám

Bác sĩ NICU/sơ sinh

 

 

Thông báo với điều dưỡng về những trẻ cần được khám

Bác sĩ NICU/sơ sinh

 

 

Phát tờ tin về BVMTĐN cho cha/mẹ trẻ

Điều dưỡng sơ sinh

Viết vào hồ sơ: trẻ cần được khám mắt

Điều dưỡng

 

 

Đánh dấu vào phiếu theo dõi trẻ (dùng giấy dính màu)

Điều dưỡng

 

 

Ghi tên trẻ và số điện thoại của cha/mẹ trẻ vào lịch khám lần đầu 3-4 tuần sau sinh hoặc khi trẻ được 31 tuần tuổi (cả tuổi thai và tuổi sau khi sinh) tùy thuộc mốc thời gian nào đến sau.

Điều dưỡng

 

 

2. MỘT NGÀY TRƯỚC KHI BÁC SĨ MẮT KHÁM ROP

 

Xác định những trẻ sơ sinh tại NICU có tuổi thai khi sinh > 33 tuần cân nặng khi sinh > 1800g, nhưng vẫn cần khám mắt

Bác sĩ NICU/sơ sinh

Bổ sung thông tin về các trẻ này vào lịch khám

Điều dưỡng

 

 

3. NGÀY KHÁM MẮT:

 

- 2 giờ trước khi khám mắt: Xác định những trẻ sẽ được khám

- Điền thông tin hành chính vào phiếu khám mắt/ sổ theo dõi/ máy tính

Điều dưỡng

 

 

Trước khi khám 30 - 45 phút, tra giãn đồng tử cả hai mắt bằng thuốc Mydrin - P, 3 lần, cách nhau 5 phút.

Điều dưỡng

 

 

Hỗ trợ bác sĩ mắt trong khi khám, theo dõi trẻ

Điều dưỡng, bác sĩ NICU/sơ sinh

 

 

Ghi kết quả khám vào phiếu khám/hồ sơ bệnh án, bao gồm lịch hẹn tái khám/điều trị cần thiết.

Bác sĩ CK Mắt

 

 

Nhập dữ liệu về trẻ vào file/sổ theo dõi

Bác sĩ CK Mắt

 

 

Thông báo kết quả khám cho cha/mẹ trẻ

Bác sĩ CK Mắt/Bác sĩ NICU/sơ sinh

Đánh dấu tên của những trẻ đã được khám vào lịch khám (dùng bút màu đánh dấu để người khác có thể dễ dàng nhận biết

Điều dưỡng

Ghi tên trẻ vào ngày hẹn tái khám

Điều dưỡng - theo yêu cầu của bác sĩ CK Mắt

 

 

4. TRƯỚC KHI XUẤT VIỆN:

 

Đưa cho cha/mẹ trẻ phiếu hẹn tái khám có số điện thoại và người chịu trách nhiệm về khám mắt của phòng NICU

Điều dưỡng

 

 

5. TRẺ XUẤT VIỆN TRƯỚC KHI KHÁM LẦN ĐẦU:

 

 

 

Trước ngày khám: Liên hệ với cha/mẹ những trẻ đã xuất viện trước lần khám đầu mang trẻ đến khám

Điều dưỡng/cán bộ xã hội/thư ký dự án

 

 

6. NHỮNG TRẺ KHÔNG ĐẾN KHÁM:

 

 

 

Kiểm tra kết quả khám lần trước và quyết định ngày trẻ cần khám

Bác sĩ CK Mắt thông báo cho điều dưỡng

Bổ sung tên trẻ vào lịch khám tuần tiếp theo (hoặc sớm hơn nếu trẻ có dấu hiệu bệnh đang tiến triển trong kết quả khám lần trước)

Điều dưỡng

Liên hệ với cha/mẹ trẻ mang trẻ đến khám

Điều dưỡng/cán bộ xã hội/thư ký

 

 

7. TRẺ CẦN ĐIỀU TRỊ:

 

Thông báo cho cha/mẹ trẻ về phương pháp điều trị và kết quả điều trị có thể đạt được

Bác sĩ CK Mắt

 

 

Thông báo cho Bác sĩ NICU/sơ sinh biết về kế hoạch điều trị

Bác sĩ CK Mắt

Thông báo cho bác sĩ gây mê về kế hoạch điều trị

Bác sĩ NICU/sơ sinh

Bố trí địa điểm, thời gian, điều trị và phương pháp gây mê

Bác sĩ NICU/sơ sinh, Bác sĩ mắt, bác sĩ gây mê

8. TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ

 

 

 

Có sự đồng ý bằng văn bản của cha/mẹ trẻ

Bác sĩ NICU/sơ sinh

Tra giãn đồng tử 30 phút trước khi điều trị

Điều dưỡng

 

 

9. SAU KHI ĐIỀU TRỊ

 

Ghi ngày khám/theo dõi sau điều trị vào lịch khám

Bác sĩ CK mắt

Ghi ngày khám/theo dõi vào phiếu hẹn

Đưa phiếu hẹn cho cha/mẹ trẻ

Điều dưỡng

Cấp hoặc kê đơn/mua thuốc tra mắt sau phẫu thuật cho cha/mẹ trẻ

Hướng dẫn cha/mẹ cách tra mắt cho trẻ

Bác sĩ CK mắt

 

 

10. GIỚI THIỆU CHUYỂN TUYẾN:

 

Ở những đơn vị chưa tổ chức điều trị cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn tiền ngưỡng

Bác sĩ CK mắt

Giới thiệu trẻ đến Bác sĩ nhãn nhi và/hoặc đến cơ sở tập nhược thị theo chỉ định

Bác sĩ CK mắt

Ghi chú

Mầu tím: Chỉ nhiệm vụ của Bác sỹ sơ sinh

Mầu vàng: Chỉ nhiệm vụ của điu dưỡng sơ sinh

Mầu xanh: Chỉ nhiệm vụ của Bác sỹ chuyên khoa (CK) Mắt

4- Quản lý Hồ sơ

§ Trẻ sinh non thuộc nhóm nguy cơ bị bệnh cần có sổ nhật ký khám mắt, điều dưỡng sơ sinh ghi tên vào sổ và lên lịch khám ngay từ khi nhập viện để không bị bỏ sót.

§ Phòng khám mắt cho trẻ sinh non cần có 1 sổ theo dõi khám Bệnh võng mạc trẻ đẻ non và phiếu khám (phụ lục III)

§ Tất cả các trẻ sinh non được khám sàng lọc lần đầu cần được ghi danh sách và có mã số bệnh nhân (có thể quản lý qua phần mềm thống kê của Bệnh viện). Bằng cách này sẽ tính được số trẻ sinh non được khám sàng lọc Bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Kết quả của các lần khám được ghi rõ để theo dõi được cả quá trình. Điều dưỡng chuyên khoa mắt có thể phụ giúp bác sĩ vào số liệu của bệnh nhân.

§ Mỗi bệnh nhân sẽ có 1 phiếu theo dõi và hẹn khám lại. Phiếu này được thiết kế ngắn gọn, cho nhiều lần khám. Bác sĩ sẽ ghi kết quả của lần khám trước và hẹn thời gian khám lại để theo dõi tiến triển của bệnh (phụ lục V)

5- Theo dõi và đánh giá

§ Tỷ lệ trẻ sinh non được sàng lọc trên tổng số trẻ sinh non có tại đơn vị

§ Tỷ lệ trẻ sinh non có dấu hiệu tổn thương võng mạc trên tổng số trẻ sinh non được khám

§ Tỷ lệ trẻ sinh non được điều trị trên tổng số trẻ sinh non có dấu hiệu Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non và trên tổng số trẻ sinh non được khám sàng lọc

§ Tỷ lệ trẻ sinh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non được điều trị laser có kết quả tốt trên tổng số trẻ sinh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non được điều trị.

§ Tỷ lệ trẻ sinh non điều trị muộn ở giai đoạn 4, 5 trên tổng số trẻ được điều trị

§ Tỷ lệ cha mẹ đưa trẻ đến khám bệnh võng mạc trẻ đẻ non được tư vấn về phòng bệnh và điều trị

§ Tỷ lệ trẻ sinh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã điều trị được khám lại sau 3 tháng, 6 tháng, hàng năm

 

PHỤ LỤC II

PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON

Phân loại quốc tế Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non căn cứ vào các yếu tố như vị trí, phạm vi tổn thương, giai đoạn tiến triển của bệnh và mức độ giãn của mạch máu võng mạc ở hậu cực.

A. Vị trí

Đ khu trú vị trí của tổn thương võng mạc được chia làm 3 vùng ( hình 1).

- Vùng I, là vùng võng mạc xung quanh gai thị có bán kính bằng 2 lần khoảng cách từ gai thị đến trung tâm hoàng điểm.

- Vùng II là vùng võng mạc kế tiếp vùng I, có hình vành khăn đồng tâm với vùng I tới tận bờ trước của võng mạc (ora serrata) phía mũi và vào khoảng võng mạc xích đạo của nhãn cầu phái thái dương.

Vùng III là vùng võng mạc hình lưỡi liềm còn lại phía thái dương.

Hình 1: Sơ đồ phân chia võng mạc theo 3 vùng và theo số múi giờ

B. Phạm vi tổn thương

Phạm vi tổn thương của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non được mô tả bằng số múi giờ đồng hồ võng mạc bị tổn thương (hình 1). Ví dụ, tổn thương Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non từ kinh tuyến 1 giờ đến kinh tuyến 5 giờ, phạm vi của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non là 4 múi giờ đồng hồ.

C. Giai đoạn bệnh.

Dựa vào mức độ tiến triển của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non người ta phân chia bệnh ra làm 5 giai đoạn với những đặc điểm tổn thương khác nhau.

- Giai đon 1: Tổn thương Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non đặc trưng bằng một đường ranh giới mỏng tương đối dẹt và có màu trắng, phân cách vùng võng mạc vô mạch (màu xám) ở phía trước với vùng võng mạc có mạch máu (màu vàng cam) ở phía sau (hình 2). Các mạch máu đi đến đường ranh giới bị phân chia một cách bất thường và dừng lại ở phía sau đường ranh giới.

Hình 2: B VMTĐN giai đoạn 1

- Giai đoạn 2: Đường ranh giới đã nhìn thấy rõ và phát triển khỏi bề mặt võng mạc, trở nên rộng và cao, tạo thành một đường gờ màu trắng hoặc hồng. Mạch máu võng mạc có thể vượt khỏi bề mặt võng mạc tới tận đỉnh của đường gờ. Có thể thấy các búi mạch máu bất thường, rải rác sau đường gờ nhưng không dính vào đường gờ tạo ra hình ảnh giống như ngô rang (popcorn) (hình 3).

Hình 3a và 3b: Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 2

- Giai đon 3: Từ bề mặt của đường gờ, tổ chức xơ mạch tăng sinh phát triển lan rộng ra phía sau theo bề mặt võng mạc hoặc phát triển ra trước, vuông góc với bình diện võng mạc vào trong buồng dịch kính. Đồng thời các mạch máu võng mạc ngay sau gờ xơ có sự tăng lên về kích thước và trở nên cương tụ hơn.

Hình 4: Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 3, hình thái nhẹ, vừa và nặng

- Giai đon 4: Bong võng mạc chưa hoàn toàn (hình 5).

Khi tổ chức xơ phát triển mạnh vào trong buồng dịch kính sẽ gây co kéo vào võng mạc, làm cho một phần võng mạc bị bong ra khỏi thành nhãn cầu.

Dựa vào vị trí võng mạc bị bong người ta phân ra giai đoạn 4A và 4B:

+ Giai đoạn 4A là bong võng mạc còn khu trú, chưa lan tới vùng hoàng điểm, chức năng mắt có thể chưa bị tn hại nhiu.

+ Giai đoạn 4B là bong võng mạc rộng hơn lan tới cả võng mạc vùng hoàng điểm, khi đó chức năng thị giác bị giảm đi một cách rõ rệt.

Hình 5. Bệnh VMTĐN giai đoạn 4

- Giai đon 5: Bong võng mạc toàn bộ do tổ chức xơ co kéo, võng mạc bị bong và cuộn lại có dạng hình phễu (hình 6).

Hình 6: Bệnh VMTĐN giai đoạn 5

D. Bệnh cộng (plus disease): là hiện tượng giãn và ngoằn nghoèo của mạch máu võng mạc xung quanh gai thị ít nhất trên hai góc phần tư võng mạc ( hình 7a, 7b và 7c).

Ngoài ra, có thể còn có thêm các dấu hiệu khác như giãn các mạch máu trên bề mặt mống mắt, bờ đồng tử có màu đỏ, đồng tử giãn kém hoặc mất phản xạ và đục môi trường trong suốt( hình 8a và 8b).

Hình 8a: Tân mạch bờ đồng tử.

Hình 8b: Giãn mạch máu mống mắt

Năm 2005, phân loại quc tế Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non sửa đổi còn đưa thêm khái niệm:

- Tiền bnh cộng (pre-plus disease). Là hiện tượng các mạch máu võng mạc hậu cực hơi giãn và ngoằn ngoèo nhưng chưa tới mức gọi là bệnh cộng.

- Bnh võng mc trẻ đẻ non hung hãn cc sau (Aggressive posterior retinopathy of prematurity), đặc trưng bởi vị trí tổn thương ở vùng I, có thể sang cả nửa sau vùng II, kèm theo dấu hiệu bệnh cộng nặng, mạch máu võng mạc giãn rất mạnh, khó phân biệt giữa động mạch và tĩnh mạch, có thể kèm theo xuất huyết ở vùng ranh giới giữa vùng võng mạc có mạch với vùng võng mạc vô mạch. Bệnh tiến triển từng ngày và nhanh chóng gây bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

- Bnh võng mc trẻ đẻ non giai đoạn tiền ngưng (prethreshold)

Hình thái 1: Có chỉ định điều trị trong vòng 48 giờ, bao gồm:

- Mọi tổn thương của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non ở vùng I kèm theo bệnh cộng (P1+), hoặc không kèm theo bệnh cộng (P1+) nhưng bệnh ở giai đoạn 3.

- Bệnh ở vùng II, giai đoạn 2, 3 kèm theo bệnh cộng (P1+)

Hình thái 2: Theo dõi, khi bệnh nặng lên chuyển sang hình thái 1 thì có chỉ định điều trị, bao gồm:

- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 1 hoặc 2, tổn thương ở vùng I, chưa có bệnh cộng

- Bệnh vùng II, giai đoạn 2, 3 chưa có bệnh cộng.

 

PHỤ LỤC III

PHIẾU KHÁM BVMTĐN

Số BN €€€€

Số con khi sinh €€€€

Khoa / Bệnh viện ______________

Tên BN _________ Ngày- tháng- năm sinh __________

Tên mẹ ______________Điện thoại NR/DĐ ____________________

Địa chỉ _________________________________________________

Cân nặng khi sinh _______g       Tuổi khi sinh ___tuần     Sinh 1 €

Sinh đôi €

Sinh 3 €

Giới      Nam €€ Nữ

Số ngày thở oxy €€ ngày          ngày thở máy €€

(mọi phương pháp)

Các bệnh đã mắc          €suy hô hấp      €Viêm phổi       €Màng trong     €Thiếu máu       €Vàng da          €Viêm ruột            €Suy dinh dưỡng          €Tim bẩm sinh  €Bệnh khác

Khám lần 1

Ngày khám _______Tuổi khi khám €tuần

Kết quả khám

MP Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

MT Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

 

Hình thái 1

Hình thái 2

Hung hãn cực sau

MP MT

€ €

€ €

€ €

 

Hướng xử lý

€Điều trị

€Không cần theo dõi

€Theo dõi sau €tuần

Ngày khám tiếp theo ___________

Bs. Khám _________________

Khám lần 2

Ngày khám _______Tuổi khi khám €tuần

Kết quả khám

MP Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

MT Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

 

Hình thái 1

Hình thái 2

Hung hãn cực sau

MP MT

€ €

€ €

€ €

 

Hướng xử lý

€Điều trị

€Không cần theo dõi

€Theo dõi sau €tuần

Ngày khám tiếp theo ___________

Bs. Khám _________________

Tên BN

Khám lần 3

Ngày khám _______Tuổi khi khám €tuần

Kết quả khám

MP Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

MT Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

 

Hình thái 1

Hình thái 2

Hung hãn cực sau

MP MT

€ €

€ €

€ €

 

Hướng xử lý

€Điều trị

€Không cần theo dõi

€Theo dõi sau €tuần

Ngày khám tiếp theo ___________

Bs. Khám _________________

Khám lần 4

Ngày khám _______Tuổi khi khám €tuần

Kết quả khám

MP Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

MT Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

 

Hình thái 1

Hình thái 2

Hung hãn cực sau

MP MT

€ €

€ €

€ €

 

Hướng xử lý

€Điều trị

€Không cần theo dõi

€Theo dõi sau €tuần

Ngày khám tiếp theo ___________

Bs. Khám _________________

Khám lần 5

Ngày khám _______Tuổi khi khám €tuần

Kết quả khám

MP Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

MT Giai đoạn___vùng___Phạm vi____Plus______

Tổn thương khác:……………………………………..

 

Hình thái 1

Hình thái 2

Hung hãn cực sau

MP MT

€ €

€ €

€ €

 

Hướng xử lý

€Điều trị

€Không cần theo dõi

€Theo dõi sau €tuần

Ngày khám tiếp theo ___________

Bs. Khám _________________

 

PHỤ LỤC IV

PHIỀU ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI BVMTĐN

Số điều trị €€€€

Số BN khi khám €€€€

Số con khi sinH €€€€

Tên Bn _____________________            Ngày- tháng- năm sinh ______________

Tên mẹ ________________ Điện thoại NR/ DĐ __________________________

Địa chỉ _________________________________________________

Cân nặng khi sinh _______g       Tuổi khi sinh ___tuần     Sinh 1 €

Sinh đôi €

Sinh 3 €

Giới      Nam €€ Nữ

Mắt điều trị

MP MT 2M

€     €     €

 

Chuyển viện

€Đúng Từ __________

€Sai

 

Chẩn đoán

MP

S   Z       h   P

 

MP

S   Z       h   P

 

€hình thái 1

€hình thái 2

€hung hãn cực sau

 

€hình thái 1

€hình thái 2

€hung hãn cực sau

Ngày điều trị lần 1 ______________

Kỹ thuật laser    Chỉ laser võng mạc vô mạch €   Laser cả võng mạc sau gờ xơ €

Thông số laser

Cường độ

 

 

Cường độ

 

 

Thời gian

 

 

Thời gian

 

 

Số vết đốt

 

 

Số vết đốt

 

Bs. Điều trị ________________

Khám lại sau mổ lần 1 Ngày ____________

Số tuần sau điều trị       €€tuần              €€tuần

Dấu hiệu khi khám                     MP       Đúng    Sai       MT       Đúng    Sai       Bs. Khám

Mạch máu còn giãn (plus)                      €          €                      €          €

Sẹo laser tốt                                         €          €                      €          €

Gờ xơ thoái triển                                   €          €                      €          €

Tăng sinh xơ sau điều trị                        €          €                      €          €

Đục môi trường trong suốt                    €          €                      €          €

Tổn thương khác: …………………………………….

Điều trị bổ sung             Đúng €€ Sai      Ngày ______     Đúng €€ Sai      Ngày ______

K thuật laser    Bổ sung laser võng mạc vô mạch €       Laser cả võng mạc sau gờ xơ €

Thông số laser

Bs. Điều trị _____________________      ____________________

Khám lại sau mổ lần 2 Ngày ______________

Số tuần sau điều trị       €€tuần              €€tuần

Dấu hiệu khi khám                     MP       Đúng    Sai       MT       Đúng    Sai       Bs. Khám

Mạch máu còn giãn (plus)                      €          €                      €          €

Sẹo laser tốt                                         €          €                      €          €

Gờ xơ thoái triển                                   €          €                      €          €

Tăng sinh xơ sau điều trị                        €          €                      €          €

Tổn thương khác: …………………………………….

Số tuần sau điều trị

Khám lại sau mổ lần 3 Ngày ________________

Số tuần sau điều trị       €€tuần              €€tuần

Dấu hiệu khi khám                     MP       Đúng    Sai       MT       Đúng    Sai       Bs. Khám

Mạch máu còn giãn (plus)                      €          €                      €          €

Sẹo laser tốt                                         €          €                      €          €

Gờ xơ thoái triển                                   €          €                      €          €

Tăng sinh xơ sau điều trị                        €          €                      €          €

Tổn thương khác: …………………………………….

Số tuần sau điều trị

Dấu hiệu khi khám Mạch máu còn giãn (plus)

Sẹo laser tốt Gờ xơ thoái triển Tăng sinh xơ sau điều trị

Tổn thương khác:

Khám lại sau mổ lần 4 Ngày __________________

Số tuần sau điều trị       €€tuần              €€tuần

Dấu hiệu khi khám                     MP       Đúng    Sai       MT       Đúng    Sai       Bs. Khám

Mạch máu còn giãn (plus)                      €          €                      €          €

Sẹo laser tốt                                         €          €                      €          €

Gờ xơ tiêu sau điều trị                           €          €                      €          €

Xơ sản sau TTT                         €          €                      €          €

Tổn thương khác: …………………………………….

(MS, BVM, lác, teo NC, glôcôm)

Khám lại sau mổ lần 5 Ngày _______________

Tuổi BN khi khám          €€tháng            €€tháng

Dấu hiệu khi khám                     MP       Đúng    Sai       MT       Đúng    Sai       Bs. Khám

Mạch máu còn giãn (plus)                      €          €                      €          €

Sẹo laser tốt                                         €          €                      €          €

Gờ xơ tiêu sau điều trị                           €          €                      €          €

Xơ sản sau TTT                         €          €                      €          €

Tổn thương khác: …………………………………….

(MS, BVM, lác, teo NC, glôcôm)

Khám lại sau mổ lần 6 Ngày ______________

Tuổi BN khi khám          €€tháng            €€tháng

Dấu hiệu khi khám                     MP       Đúng    Sai       MT       Đúng    Sai       Bs. Khám

Mạch máu còn giãn (plus)                      €          €                      €          €

Sẹo laser tốt                                         €          €                      €          €

Gờ xơ tiêu sau điều trị                           €          €                      €          €

Xơ sản sau TTT                         €          €                      €          €

Tổn thương khác: …………………………………….

(MS, BVM, lác, teo NC, glôcôm)

Khám lại sau mổ lần 7 Ngày _______________

Tuổi BN khi khám          €€tháng            €€tháng

Thị lực (TellerTest)

Khúc xạ sau giãn Cyclogyl 1%

Tổn thương khác:                                                                                  Bs. Khám

(MS, BVM, lác, teo NC, glôcôm)


Lần khám……..Ngày khám………………..Bs………………

Mt khám

Vùng

Giai đoạn

Plus disease

MP

 

 

 

MT

 

 

 

Hẹn khám lại sau………tuần ngày……………..

 

Những điều cần biết:

- Trẻ đẻ non có cân nặng khi sinh dưới hoặc bằng 1800g và thời gian mang thai ≤ 33 tuần có nguy cơ cao bị bệnh.

- Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể bị mù vĩnh viễn cả 2 mắt.

- Ln khám mắt đầu tiên khi trẻ được 3-4 tuần sau sinh. Những lần khám sau theo hẹn của bác sĩ.

- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non không biểu hiện ra bên ngoài, chỉ khi bác sĩ chuyên khoa mắt khám bằng máy soi đáy mắt chuyên dụng mới có thể phát hiện được bệnh.

- Cần phải đưa con đi khám đúng theo lịch đã hẹn. Đi khám muộn có nguy cơ mù lòa cao.

PHỤ LỤC V

PHIẾU KHÁM VÀ THEO DÕI
BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON

(Lưu ý: Phiếu này gia đình bệnh nhân giữ, mang theo phiếu này khi đến khám lại)

Họ tên BN:…………………………….

Ngày sinh:……………………………..

Họ tên mẹ:………………………………

Địa chỉ…………………………………….

…………………………………………….

Điện thoại:……………………………….

Cân nặng khi sinh………….Tuổi thai khi sinh……………………

Ln khám ………..Ngày khám…………….Bs………………….

Mt khám

Vùng

Giai đoạn

Plus disease

MP

 

 

 

MT

 

 

 

Hẹn khám lại sau………tuần ngày……………..

 

Ln khám ………..Ngày khám…………….Bs………………….

Mt khám

Vùng

Giai đoạn

Plus disease

MP

 

 

 

MT

 

 

 

Hẹn khám lại sau………tuần ngày……………..

 

Ln khám ………..Ngày khám…………….Bs………………….

Mt khám

Vùng

Giai đoạn

Plus disease

MP

 

 

 

MT

 

 

 

Hẹn khám lại sau………tuần ngày……………..

 

Ln khám ………..Ngày khám…………….Bs………………….

Mt khám

Vùng

Giai đoạn

Plus disease

MP

 

 

 

MT

 

 

 

Hẹn khám lại sau………tuần ngày……………..

Ln khám ………..Ngày khám…………….Bs………………….

Mt khám

Vùng

Giai đoạn

Plus disease

MP

 

 

 

MT

 

 

 

Hẹn khám lại sau………tuần ngày……………..

 

Ln khám ………..Ngày khám…………….Bs………………….

Mt khám

Vùng

Giai đoạn

Plus disease

MP

 

 

 

MT

 

 

 

Hẹn khám lại sau………tuần ngày……………..

 

Ln khám ………..Ngày khám…………….Bs………………….

Mt khám

Vùng

Giai đoạn

Plus disease

MP

 

 

 

MT

 

 

 

Hẹn khám lại sau………tuần ngày……………..

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2582/QĐ-BYT ngày 25/07/2012 hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.966

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.176.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!