BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2545/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT CHO
TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt cho
trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao năm 2020”.
Điều 2.
Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị xây dựng kế hoạch và
triển khai uống bổ sung vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ
cao năm 2020.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4.
Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Cục
Y tế dự phòng, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch - Tài chính, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND 25 tỉnh, thành phố;
- Các Viện VSDT, Viện Pasteur (để thực hiện);
- Sở Y tế 25 tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- TTYTDP/TTKSBT 25 tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, DP.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|
KẾ HOẠCH
UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT CHO TRẺ DƯỚI 5
TUỔI TẠI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày / /2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Sự cần thiết
xây dựng kế hoạch
Cùng với các nước
Khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000.
Tuy nhiên, bệnh bại liệt vẫn chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu. Thực hiện
chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ
thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số
1358/QĐ-BYT ngày 14/4/2016.
Để đảm bảo duy
trì tỷ lệ miễn dịch cao phòng bệnh bại liệt xâm nhập, ngoài việc duy trì tỷ lệ
uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt uống nhị liên 2 typ (bOPV: týp 1 và 3) và tiêm
1 mũi vắc xin IPV cho trẻ 5 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới
1 tuổi đạt tỷ lệ trên 95% trên toàn quốc, trong các năm 2016, 2018- 2019 Việt
Nam đã chủ động lựa chọn vùng nguy cơ cao và triển khai chiến dịch uống vắc xin
bại liệt bổ sung cho gần 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đạt tỷ lệ trên 95%.
Theo thông báo của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2019 trên toàn cầu có 3 quốc gia vẫn còn
lưu hành dịch bại liệt hoang dại (týp 1) là Pakistan, Afghanistan và Nigeria với
tổng số 17637 trường hợp xác định và tiếp tục ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bại
liệt týp 1 và týp 2 ở trẻ em do vi rút có nguồn gốc vắc xin biến đổi di truyền.
Khu vực Tây Thái Bình Dương có ba quốc gia là Papua New Guinea (PNG), Trung Quốc
và Philippines cũng đã ghi nhận dịch bại liệt do vi rút vắc xin biến đổi di
truyền, chủ yếu là týp 1, 2. Tại Philippines đã công bố dịch bại liệt sau 19
năm Thanh toán bệnh Bại liệt. WHO đánh giá đây là tình trạng y tế công cộng khẩn
cấp, nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng thấp và tình trạng vệ
sinh kém trong nhiều năm qua tại các vùng này. Trước tình hình trên, WHO cũng
khuyến cáo các quốc gia trong khu vực cần tăng cường tiêm chủng thường xuyên
cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm chủng bổ sung phòng bệnh bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi
Nhằm chủ động
phòng ngừa nguy cơ dịch bại liệt quay trở lại và đảm bảo giữ vững thành quả
Thanh toán bệnh bại liệt, song song với việc tăng cường công tác tiêm chủng thường
xuyên vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi, tổ chức tiêm bù vắc xin IPV cho các
đối tượng chưa được tiêm từ khi chuyển đổi vắc xin bOPV, việc triển khai uống bổ
sung vắc xin bại liệt bOPV cho trẻ dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao bao gồm các
vùng có tỷ lệ uống vắc xin bOPV3 trong tiêm chủng thường xuyên thấp dưới 90% là
hết sức cần thiết.
2. Căn cứ để
xây dựng kế hoạch
- Quyết định số
1358/QĐ-BYT ngày 14/4/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành
quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
- Quyêt đinh số
3191/QĐ-BYT ngay 12/07/2017 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh Quyết định số
1358/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở
Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
- Quyết định số
233/QĐ-BYT ngày 30/1/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng
nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 của dự án 2 - Tiêm chủng mở rộng thuộc Chương
trình mục tiêu Y tế - Dân số
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Trẻ dưới 5 tuổi tại
vùng nguy cơ cao được uống bổ sung vắc xin bại liệt góp phần bảo vệ thành quả
thanh toán bệnh bại liệt tại Việt Nam
2. Mục tiêu cụ
thể
- Trẻ em dưới 5
tuổi vùng nguy cơ cao được uống đủ 2 liều vắc xin bại liệt uống nhị liên trong
2 vòng, đạt tỷ lệ ≥ 95% trên quy mô huyện.
- Đảm bảo an toàn
tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định
về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Thời gian: Quý III-IV/2020.
Tổ chức 2 vòng uống
vắc xin bại liệt bổ sung cách nhau 1 tháng
2. Đối tượng
Tất cả trẻ dưới 5
tuổi (dưới 60 tháng tuổi) đang có mặt tại vùng nguy cơ đã được lựa chọn, bao gồm
cả những trẻ đã từng uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt trước đó (trừ trường hợp mới
uống vắc xin bại liệt trong vòng 1 tháng trước ngày triển khai tiêm chủng).
3. Phạm vi triển
khai
Tiêu chí chọn huyện
nguy cơ là huyện có tỷ lệ uống vắc xin bại liệt thấp dưới 90% trong ít nhất 1
năm từ 2016 đến 2018.
Vùng nguy cơ cao
được lựa chọn tổ chức uống vắc xin bổ sung 2020 bao gồm 112 huyện thuộc 25
tinh, thành phố. Danh sách các quận, huyện tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch.
Bảng 1: Đối tượng uống bổ sung vắc xin bại liệt nhị liên cho trẻ dưới 5
tuổi vùng nguy cơ cao
Khu vực
|
Số tỉnh
|
Số huyện
|
Số đối tượng trẻ dưới 5 tuổi
|
Miền Bắc
|
4
|
17
|
55.549
|
Miền Trung
|
1
|
4
|
8.025
|
Tây Nguyên
|
4
|
19
|
142.405
|
Miền Nam
|
16
|
72
|
831.015
|
Tổng cộng
|
25
|
112
|
1.036.994
|
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Điều tra, lập
danh sách đối tượng
- Trạm Y tế cấp xã
với sự hỗ trợ của Y tế thôn bản, khu phố, cộng tác viên dân số, rà soát danh
sách trẻ dưới 5 tuổi cần được uống vắc xin bOPV bổ sung trên địa bàn tại thời
điểm triển khai kể cả đối tượng vãng lai, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa,
vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư.
- Thời gian hoàn
thành: Trước khi thực hiện kế hoạch 1-2 tuần.
2. Cung ứng vắc
xin bOPV, bơm kim tiêm, hộp an toàn
- Vắc xin bOPV sử
dụng trong kế hoạch là vắc xin do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm
y tế (POLYVAC) sản xuất, đóng gói lọ 20 liều, dạng dung dịch.
- Đầu mối thực hiện:
Dự án TCMR quốc gia.
- Đơn vị phối hợp:
Các Viện VSDT/Viện Pasteur, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế,
Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTYTDP/TTKSBT) tỉnh,
thành phố.
- Nội dung triển
khai:
+ Dự án Tiêm chủng
mở rộng quốc gia thực hiện mua sắm và cung ứng cho các Viện khu vực phân bổ vắc
xin bOPV cho các tỉnh, thành phố dựa trên số đối tượng và dự trù nhu cầu vắc
xin.
+ Vắc xin bOPV sẽ
được vận chuyển tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Các Viện sẽ vận
chuyển vắc xin tới Trung tâm KSBT/YTDP tỉnh, thành phố. Trung tâm KSBT/YTDP tỉnh,
thành phố thực hiện cấp phát vắc xin cho Trung tâm Y tế các huyện ít nhất 3
ngày trước khi tiêm chủng.
+ Trung tâm Y tế
cấp huyện tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho cấp huyện để bảo quản và cấp
phát cho các xã ít nhất 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm
chủng.
+ Trạm Y tế cấp
xã nhận vắc xin từ tuyến huyện bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm
chung.
Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin bOPV cho chiến dịch
TT
|
Khu vực
|
Đối tượng dự kiến (trẻ)
|
Số vắc xin bOPV dự kiến (liều)
|
1
|
Miền Bắc
|
55.549
|
169.600
|
2
|
Miền Trung
|
8.025
|
21.600
|
3
|
Tây Nguyên
|
142.405
|
433.600
|
4
|
Miền Nam
|
831.015
|
2.042.200
|
|
Tổng cộng
|
1.036.994
|
2.667.000
|
3. Tổ chức
tiêm chủng
3.1. Hình thức
triển khai:
- Tổ chức uống bổ
sung vắc xin bOPV có thể cùng với buổi tiêm chủng thường xuyên hoặc bố trí vào ngày
khác tùy theo từng địa phương. Khuyến khích tổ chức uống vào ngày riêng cho kế
hoạch này.
- Tổ chức 2 vòng
uống bổ sung vắc xin bOPV cách nhau một tháng. Mỗi trẻ sẽ được uống 02 liều vắc
xin bOPV (mỗi liều hai giọt).Thực hiện cho uống vét cho những trẻ bị sót ngay
cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.
3.2. Tổ chức buổi
tiêm chủng
a) Tổ chức buổi
tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ- CP ngày 1/7/2016 của
Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế về việc hướng
dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân
Y, Bộ đội biên phòng.
b) Rà soát và uống
vét
Những trẻ thuộc
diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời
điểm triển khai cần được uống vét. Uống vét là hoạt động bắt buộc cần được dự
kiến trong kế hoạch.
Để hạn chế số trẻ
bị bỏ sót cần thực hiện các nội dung sau:
- Trong buổi tiêm
chủng: Phối hợp với các cộng tác viên cơ sở để thông báo và vận động cha mẹ đưa
trẻ đến uống vắc xin. Bổ sung thêm vào danh sách các trẻ vãng lai và thống kê
riêng theo mẫu ghi chép và báo cáo.
- Vào cuối mỗi buổi
tiêm chủng: đánh dấu và xác định các trẻ chưa uống trong danh sách đã đăng ký
ban đầu cũng như trẻ vãng lai mới phát hiện. Kịp thời thông báo trên loa truyền
thanh hoặc tìm cách thông báo cho gia đình những trẻ chưa được uống để đưa trẻ
đến.
- Cuối đợt: Tổng
hợp số lượng trẻ chưa uống cần được uống vét để bố trí đội tiêm chủng, xác định
thời gian và hậu cần vật tư cho uống vét. Phân công cán bộ liên hệ với các hộ
gia đình thông báo lại địa điểm và thời gian uống vét và huy động trẻ đối tượng
ra uống.
Có thể tiến hành
nhiều lần uống vét và chú trọng cho nhóm đối tượng khó tiếp cận để đạt tỷ lệ
tiêm chủng chiến dịch 95%.
Đối với các trường
hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch uống vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong
tháng.
4. Truyền
thông
- Cấp tỉnh, huyện:
thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài
truyền hình, đài phát thanh của địa phương để người dân biết và chủ động đưa trẻ
đi uống vắc xin bại liệt đủ hai vòng.
- Cấp xã: thông
báo trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức uống vắc xin bại liệt
bổ sung.
- Truyền thông trực
tiếp thực hiện trước và trong thời gian triển khai kết hợp với điều tra đối tượng.
5. Theo dõi,
giám sát và báo cáo
- Các tuyến quốc
gia, khu vực, tỉnh, huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động trước,
trong và sau khi triển khai Kế hoạch. Cán bộ giám sát có trách nhiệm theo dõi
giám sát và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm
bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.
- Thực hiện báo
cáo kết quả uống vắc xin ngay sau khi kết thúc hoạt động, TTYTDP/TTKSBT tỉnh,
thành phố tổng hợp và gửi báo cáo kết quả uống bổ sung vắc xin bOPV trên địa
bàn tỉnh cho Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực, Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Cục
Y tế dự phòng - Bộ Y tế.
Lưu ý không đưa
vào báo cáo chiến dịch đối với những trường hợp thuộc diện tiêm chủng thường
xuyên vào thời gian triển khai chiến dịch để tránh trùng lặp đối tượng, kết quả
tiêm chủng.
6. Kinh phí thực
hiện
6.1. Nguồn
kinh phí trung ương
Nguồn kinh phí
Trung ương: Sử dụng nguồn kinh phí NSNN dành cho Dự án TCMR để mua 2.667.000 liều
vắc xin
6.2. Nguồn
kinh phí địa phương
Kinh phí cho các
hoạt động điều tra và lập danh sách đối tượng, in sao biểu mẫu, truyền thông vận
động cộng đồng, công thực hiện cho uống vắc xin, giám sát trước và trong khi
triển khai... do địa phương hỗ trợ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố: có trách nhiệm phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Y tế phê duyệt
kế hoạch và chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai kế hoạch
tại địa phương. Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai kế hoạch.
2. Sở Y tế tỉnh,
thành phố: Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về kế hoạch uống bổ sung vắc
xin bOPV và đề xuất hỗ trợ kinh phí triển khai tại các vùng nguy cơ cao, bố trí
đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu
lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng
sau tiêm chủng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát công tác tổ chức
kế hoạch.
3. Bệnh viện đa
khoa tỉnh, thành phố, bệnh viện cấp huyện chịu trách nhiệm bố trí cán bộ phối hợp
với cơ sở tiêm chủng thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và
xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.
4. Các Vụ, Cục
thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ:
- Cục Y tế dự
phòng chỉ đạo triển khai Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực
hiện việc giám sát, theo dõi và báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện.
- Cục Quản lý
khám, chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp tổ chức
thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí kịp thời các
phản ứng sau tiêm chủng.
- Vụ Kế hoạch Tài
chính có nhiệm vụ phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và các đơn vị
liên quan bố trí đủ kinh phí cung ứng vắc xin, vật tư tiêm chủng để thực hiện Kế
hoạch.
5. Viện Kiểm định
Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế có trách nhiệm kiểm định, đảm bảo đúng tiến
độ và giám sát chất lượng vắc xin tại các tuyến.
6. Các Viện Vệ
sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực theo lĩnh vực được phân công hướng dẫn xây dựng
kế hoạch triển khai. Chỉ đạo, giám sát chiến dịch tiêm chủng bổ sung để đạt tỷ
lệ cao ở vùng khó tiếp cận, điều tra, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.
7. Dự án Tiêm chủng
mở rộng quốc gia và khu vực có trách nhiệm hướng dẫn triển khai việc thực hiện
kế hoạch tại các địa phương. Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin bOPV và vật tư tiêm chủng
cho các tỉnh triển khai. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động
theo Kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.
8. Trung tâm Y tế
dự phòng/Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế cấp xã chịu
trách nhiệm thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp
tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.
9. Trung tâm
Nghiên cứu sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế đảm bảo cung ứng đủ vắc xin bOPV
theo kế hoạch.
PHỤ LỤC:
DANH SÁCH HUYỆN TRIỂN KHAI UỐNG BỔ SUNG VẮC
XIN BẠI LIỆT (bOPV) NĂM 2020
TT
|
Tỉnh
|
Huyện
|
Số xã
|
Số trẻ <5 tuổi cần uống vắc xin bOPV
|
Dự kiến số lượng vắc xin
|
1
|
Lai Châu
|
1
|
Sìn Hồ
|
17
|
2.201
|
6.700
|
2
|
Tam Đường
|
14
|
2.950
|
9.000
|
3
|
Tân Uyên
|
6
|
1.706
|
5.200
|
2
|
Lạng Sơn
|
4
|
TP. Lạng Sơn
|
6
|
964
|
3.000
|
3
|
Yên Bái
|
5
|
TP. Yên Bái
|
7
|
140
|
500
|
6
|
Lục Yên
|
17
|
600
|
1.900
|
7
|
Mù Căng Chải
|
12
|
580
|
1.800
|
8
|
Trấn Yên
|
9
|
140
|
500
|
9
|
Trạm Tấu
|
12
|
320
|
1.000
|
10
|
Văn Chấn
|
24
|
260
|
800
|
11
|
Yên Bình
|
22
|
740
|
2.300
|
4
|
Điện Biên
|
12
|
Tủa Chùa
|
12
|
6.348
|
19.300
|
13
|
Tuần Giáo
|
19
|
8.003
|
24.400
|
14
|
Mường Nhé
|
11
|
6.293
|
19.200
|
15
|
Mường Chà
|
12
|
6.375
|
19.400
|
16
|
Nậm Pồ
|
15
|
7.633
|
23.300
|
17
|
Điện Biên
|
25
|
10.296
|
31.300
|
5
|
Quảng Nam
|
18
|
Đông Giang
|
4
|
1.815
|
4.900
|
19
|
Tây Giang
|
5
|
1.554
|
4.200
|
20
|
Nam Giang
|
6
|
1.821
|
4.900
|
21
|
Bắc Trà My
|
5
|
2.835
|
7.600
|
6
|
Kon Tum
|
22
|
Đăk Tô
|
9
|
6.850
|
20.900
|
23
|
Tu Mơ Rông
|
11
|
3.645
|
11.100
|
24
|
Sa Thầy
|
11
|
6.040
|
18.400
|
25
|
Kon Rẫy
|
7
|
3.585
|
10.900
|
7
|
Gia Lai
|
26
|
Đăk Đoa
|
17
|
11.600
|
35.300
|
27
|
Krông Pa
|
14
|
9.800
|
29.800
|
28
|
Tp.Pleiku
|
23
|
15.000
|
45.600
|
29
|
Ia Pa
|
9
|
4.427
|
13.500
|
30
|
Ayun Pa
|
8
|
3.000
|
9.200
|
8
|
Đắc Lắc
|
31
|
Lăk
|
8
|
6.475
|
19.700
|
32
|
M'Drak
|
8
|
4.330
|
13.200
|
33
|
EaKar
|
11
|
9.510
|
29.000
|
34
|
Buôn Hồ
|
6
|
6.265
|
19.100
|
9
|
Đắc Nông
|
35
|
Đăk G'Long
|
7
|
7.872
|
24.000
|
36
|
Cư Jut
|
8
|
8.941
|
27.200
|
37
|
Đăk Mil
|
10
|
10.878
|
33.100
|
38
|
Tuy Đức
|
6
|
6.956
|
21.200
|
39
|
Đăk R'Lấp
|
11
|
10.326
|
31.400
|
40
|
TX Gia Nghĩa
|
8
|
6.905
|
21.000
|
10
|
TP Hồ Chí Minh
|
41
|
Quận 8
|
16
|
27.400
|
62.500
|
42
|
Quận 10
|
15
|
10.680
|
24.400
|
43
|
Quận 12
|
11
|
45.295
|
103.300
|
44
|
Bình Thạnh
|
20
|
29.940
|
68.300
|
45
|
Phú Nhuận
|
15
|
10.390
|
23.700
|
11
|
Bà Rịa
Vũng Tàu
|
46
|
Vũng Tàu
|
17
|
30.810
|
82.000
|
47
|
Châu Đức
|
16
|
12.695
|
33.800
|
48
|
Bà Rịa
|
11
|
8.335
|
22.200
|
49
|
Đất Đỏ
|
8
|
6.025
|
16.100
|
12
|
Đồng Nai
|
50
|
TP. Biên Hòa
|
28
|
81.955
|
218.100
|
51
|
Xuân Lộc
|
6
|
19.635
|
52.300
|
52
|
Long Thành
|
9
|
17.530
|
46.700
|
53
|
Cẩm Mỹ
|
9
|
10.455
|
27.900
|
54
|
Thống Nhất
|
7
|
14.100
|
37.600
|
55
|
Định Quán
|
12
|
16.845
|
44.900
|
56
|
Vĩnh Cửu
|
5
|
11.425
|
30.400
|
57
|
Tân Phú
|
8
|
11.840
|
31.500
|
58
|
TP. Long Khánh
|
6
|
8.930
|
23.800
|
59
|
Nhơn Trạch
|
5
|
19.585
|
52.100
|
13
|
Tiền Giang
|
60
|
Cái Bè
|
25
|
21.000
|
47.900
|
61
|
Mỹ Tho
|
17
|
14.000
|
32.000
|
14
|
Long An
|
62
|
Thủ Thừa
|
13
|
6.940
|
15.900
|
63
|
Cần Đước
|
17
|
14.075
|
32.100
|
64
|
Đức Huệ
|
11
|
5.609
|
12.800
|
65
|
Thạnh Hóa
|
11
|
4.690
|
10.700
|
66
|
Tân Thạnh
|
13
|
6.202
|
14.200
|
67
|
Mộc Hóa
|
7
|
2.465
|
5.700
|
68
|
Kiến Tường
|
8
|
3.340
|
7.700
|
69
|
Vĩnh Hưng
|
10
|
4.239
|
9.700
|
70
|
Tân Hưng
|
11
|
4.609
|
10.600
|
15
|
Tây Ninh
|
71
|
Bến Cầu
|
9
|
5.945
|
15.900
|
72
|
Châu Thành
|
15
|
11.345
|
30.200
|
73
|
Tân Biên
|
10
|
6.635
|
17.700
|
16
|
An Giang
|
74
|
Long Xuyên
|
10
|
17.278
|
39.400
|
75
|
Tịnh Biên
|
10
|
7.373
|
16.900
|
76
|
Thoại Sơn
|
16
|
12.471
|
28.500
|
77
|
Phú Tân
|
17
|
12.682
|
29.000
|
78
|
Tân Châu
|
13
|
10.830
|
24.700
|
79
|
An Phú
|
13
|
13.928
|
31.800
|
80
|
Tri Tôn
|
15
|
10.324
|
23.600
|
17
|
Trà Vinh
|
81
|
Càng Long
|
2
|
1.410
|
3.300
|
82
|
Cầu Kè
|
3
|
2.193
|
5.100
|
83
|
Châu Thành
|
3
|
2.024
|
4.700
|
84
|
Trà Cú
|
3
|
2.164
|
5.000
|
85
|
Cầu Ngang
|
2
|
1.077
|
2.500
|
18
|
Vĩnh Long
|
86
|
Trà ôn
|
14
|
9.900
|
22.600
|
19
|
Bình Dương
|
87
|
Thủ Dầu Một
|
14
|
27.000
|
71.900
|
88
|
Bắc Tân Uyên
|
10
|
6.000
|
16.000
|
89
|
Dầu Tiếng
|
12
|
9.000
|
24.000
|
20
|
Kiên Giang
|
90
|
Phú Quốc
|
10
|
10.370
|
23.700
|
91
|
Giang Thành
|
6
|
2.539
|
5.800
|
92
|
Hà Tiên
|
7
|
3.852
|
8.800
|
93
|
An Biên
|
11
|
9.186
|
21.000
|
21
|
Cà Mau
|
94
|
Thới Bình
|
12
|
10.855
|
24.800
|
95
|
Trần Văn Thời
|
13
|
16.880
|
38.500
|
96
|
Đầm Dơi
|
16
|
12.995
|
29.700
|
97
|
Ngọc Hiền
|
7
|
5.745
|
13.100
|
22
|
Sóc Trăng
|
98
|
Tp. Sóc Trăng
|
10
|
5.540
|
12.700
|
99
|
Kế Sách
|
13
|
7.176
|
16.400
|
100
|
Châu Thành
|
8
|
5.035
|
11.500
|
101
|
Trần Đề
|
11
|
5.967
|
13.700
|
102
|
Vĩnh Châu
|
10
|
7.571
|
17.300
|
103
|
Thạnh Trị
|
10
|
4.250
|
9.700
|
23
|
Lâm Đồng
|
104
|
Đam Rông
|
8
|
7.750
|
23.600
|
24
|
Bình Phước
|
105
|
Phú Riềng
|
10
|
5.600
|
14.900
|
106
|
Chơn Thành
|
9
|
8.013
|
21.400
|
107
|
Đồng Xoài
|
8
|
9.010
|
24.000
|
108
|
Phước Long
|
7
|
4.700
|
12.600
|
25
|
Đồng Tháp
|
109
|
Tam Nông
|
12
|
8.743
|
20.000
|
110
|
Hồng Ngự
|
11
|
9.634
|
22.000
|
111
|
Lai Vung
|
12
|
11.226
|
25.600
|
112
|
Tân Hồng
|
9
|
7.760
|
17.700
|
Miền Bắc (4
tỉnh, 17 huyện)
|
240
|
55.549
|
169.600
|
Miền Trung
(1 tỉnh, 4 huyện)
|
20
|
8.025
|
21.600
|
Tây Nguyên
(4 tỉnh, 19 huyện)
|
192
|
142.405
|
433.600
|
Miền Nam (16
tỉnh, 72 huyện)
|
640
|
831.015
|
2.042.200
|
TOÀN QUỐC
(25 tỉnh, 112 huyện)
|
1.092
|
1.036.994
|
2.667.000
|