ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2415/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
24 tháng 8 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN CUNG ỨNG, PHÂN PHỐI CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH COVID-19 THEO TỪNG CẤP ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật số sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg
ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách
phòng, chống dịch COVID-19;
Căn cứ Chỉ thị số 07/CT-BCT
ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối
cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm
pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến
phức tạp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Công Thương tại Tờ trình số 1363/TTr-SCT ngày 18/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án cung ứng,
phân phối các mặt hàng thiết yếu ứng phó dịch bệnh COVID-19 theo từng cấp độ
trên địa bàn tỉnh.
Điều 2.
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực
hiện Quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương;
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương (b/c);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KGVX, KTTH, KTN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quang Bửu
|
PHƯƠNG ÁN
PHƯƠNG ÁN CUNG ỨNG, PHÂN PHỐI CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU ỨNG PHÓ
DỊCH BỆNH COVID-19 THEO TỪNG CẤP ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 2415/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh Quảng
Nam)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đảm bảo an toàn phòng, chống
dịch bệnh COVID-19, cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh theo phương châm 4 tại chỗ “chỉ đạo tại
chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ”; duy trì
hoạt động của chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất kinh doanh và thực hiện mục tiêu
kép trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp; chủ động công tác dự báo tình hình thị
trường, tổ chức sản xuất, dự trữ, cung ứng hàng hóa phù hợp tình hình diễn biến
dịch bệnh.
- Ngăn chặn việc lợi dụng tình
hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá gây bức xúc trong dư luận xã hội để
người dân an tâm, chủ động trong công tác phòng, chống dịch, không để lây lan
trong cộng đồng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Xác định được nguồn cung hàng
hóa thiết yếu trong và ngoài tỉnh; đơn vị cung ứng, năng lực và phương thức vận
chuyển hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội.
- Các đơn vị sản xuất, kinh
doanh tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu, đảm bảo nguồn cung ứng kịp thời khi
dịch bệnh lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh; tránh đứt, gãy chuỗi cung ứng, sẵn
sàng nguồn hàng phục vụ nhân dân và các địa phương có khu vực phong tỏa, cách
ly.
- Tăng cường phối hợp giữa các
cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức cung ứng, phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh
nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội trước diễn biến phức tạp
của dịch bệnh COVID-19 theo từng cấp độ.
II. NỘI DUNG
PHƯƠNG ÁN
1. Xác định
nhu cầu
a) Dự kiến nhu cầu toàn tỉnh
TT
|
Mặt hàng
|
Định mức bình quân/1 người/1 ngày
|
Định mức trong 1 ngày/toàn tỉnh (1,5 triệu người)
|
Định mức trong 07 ngày
|
I
|
Hàng khô
|
1
|
Gạo thường
|
0,33 kg
|
495 tấn
|
3.465 tấn
|
2
|
Mỳ tôm
|
0,5 gói
|
750 ngàn gói
|
2.250 ngàn gói
|
3
|
Nước mắm
|
0,02 lít
|
30 ngàn lít
|
210 ngàn lít
|
4
|
Dầu ăn
|
0,0333 lít
|
499 lít
|
3.493 lít
|
5
|
Trứng gà
|
0,33 quả
|
495 ngàn quả
|
3.465 ngàn quả
|
II
|
Thịt, thuỷ hải sản
|
1
|
Thịt heo
|
0,066 kg
|
99 tấn
|
693 tấn
|
2
|
Thịt gà
|
0,066 kg
|
99 tấn
|
693 tấn
|
3
|
Thủy hải sản
|
0,0476 kg
|
71,4 tấn
|
499tấn
|
III
|
Rau củ quả các loại
|
0,3 kg
|
450 ngàn tấn
|
3.150 tấn
|
b) Dự kiến định mức chi phí
bình quân/hộ gia đình (04 người)
TT
|
Mặt hàng
|
Định mức bình quân/hộ/07 ngày
|
Đơn giá (Đồng)
|
Dự kiến tổng tiền (Đồng)
|
I
|
Hàng khô trong 07 ngày
(chia 01 lần)
|
377.000
|
1
|
Gạo thường
|
10 kg
|
14.000
|
140.000
|
2
|
Mỳ tôm (Hảo Hảo)
|
01 thùng
|
120.000
|
120.000
|
3
|
Nước mắm
|
01 lít
|
39.000
|
39.000
|
4
|
Dầu ăn
|
01 lít
|
47.000
|
46.000
|
5
|
Trứng gà
|
01 chục
|
33.000
|
32.000
|
II
|
Thịt, cá trong 07 ngày
(chia 2 lần)
|
855.000
|
1
|
Thịt heo, thịt bò
|
2,2 kg
|
160.000
|
320.000
|
2
|
Thủy hải sản
|
2,2 kg
|
200.000
|
400.000
|
III
|
Rau củ quả các loại
|
0,9 kg
|
150.000
|
135.000
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
1.232.000
|
Ghi chú: Số liệu ước
tính theo Niên giám thống kê và tính toán quy ước xây dựng kế hoạch diễn tập
KVPT của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam.
2. Các
đơn vị tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu:
- Siêu thị Coopmart Tam Kỳ;
Siêu thị Go! Tam Kỳ; Bưu điện tỉnh; Công ty Thực phẩm Năm mục tiêu; DNTN Gạo Lộc
Phượng;
- Chuỗi các cửa hàng tiện lợi;
- Các nhà phân phối hàng hóa
khác;
- 159 chợ truyền thống, trong
đó: 02 chợ hạng I (Tam Kỳ, Hội An); 13 chợ hạng II (trung tâm huyện, khu vực
đông dân cư); 144 chợ hạng III (khu vực nông thôn) cung ứng hàng hóa thiết yếu;
- Các đơn vị, doanh nghiệp sản
xuất, cửa hàng phân phối khác.
(Đính
kèm Phụ lục Danh sách CSSX, doanh nghiệp, nhà phân)
3. Phương
thức cung ứng hàng hóa thiết yếu
a) Đối với tình huống cung ứng
hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg:
- Thông qua mua bán tại các chợ
chỉ bán các mặt hàng thiết yếu đã được sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với
quy mô, diện tích, có vách ngăn, kẻ vạch, điều chỉnh giảm số lượng khách trong
cùng thời điểm, phát Thẻ đi chợ, bảo đảm thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp
xúc gần khi giao dịch; tổ chức xét nghiệm và lựa chọn các hộ kinh doanh, tiểu
thương bán hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm (thịt, cá, mắm, muối, gạo, mỳ,
rau, củ quả,….).
- Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi
triển khai phương án phân luồng vào, ra; tăng lượng hàng hóa cung ứng tại các
điểm phân phối; có phương án điều tiết hàng hóa giữa các khu vực để đáp ứng nhu
cầu của người dân; đẩy mạnh hoạt động mua bán trực tuyến.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cung ứng.
b) Đối với tình huống cung ứng
hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội cao hơn theo Chỉ thị 16/CT-TTg
- Trên cơ sở số lượng các hộ
gia đình trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố sẽ đặt
hàng các siêu thị, doanh nghiệp, nhà phân phối trên địa bàn, chia đơn hàng theo
combo trong 07 ngày với số tiền 1.232.000 đồng/combo (nêu tại điểm b, khoản 1,
Mục II Phương án này) hoặc đặt hàng riêng lẻ; đồng thời giao đến UBND các xã,
phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố (khu vực bị cách ly, phong tỏa).
- Trường hợp các siêu thị, các
cửa hàng tiện lợi nêu trên không có khả năng cung ứng thì nguồn cung hàng hóa
được cung ứng từ các chợ truyền thống được chính quyền địa phương cho phép mở cửa
(không bán trực tiếp đến người dân) (cung ứng khoảng 40-50%). Việc giao nhận
hàng hóa được thực hiện trên cơ sở Tổ hỗ trợ tổng hợp nhu cầu của người dân và
đi chợ hộ.
- Điều kiện để triển khai thực
hiện:
+ Mặt hàng thiết yếu được gói sẵn
dưới hình thức combo theo từng đơn giá: từ 200.000-300.000 đồng tùy loại (Chia
03 nhóm: hàng khô; thịt, cá; rau, củ quả) và đặt hàng 02 lần/tuần đối với hàng
tươi, 01 lần/tuần đối với hàng khô;
+ Đơn vị phân phối cung ứng
hàng hóa đến người dân phải kịp thời, đúng hạn;
+ Phải thành lập Tổ hỗ trợ cung
ứng hàng thiết yếu gồm các lực lượng: công an, quân đội, đoàn thanh niên, hội
phụ nữ, tình nguyện viên, tổ dân phố… (gọi là Tổ hỗ trợ);
+ Các phương tiện vận chuyển
hàng hóa thiết yếu của các đơn vị cung ứng được phép hoạt động và được cấp thẻ
ưu tiên;
+ Lựa chọn duy trì một số chợ
truyền thống chỉ bán hàng thiết yếu (chợ trung tâm, chợ có tính chất tổng hợp,
lan tỏa);
+ Có sự phối hợp giữa các cơ
quan, đơn vị trong việc tổ chức cung ứng, phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh
nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội trước diễn biến phức tạp
của dịch bệnh COVID-19.
III. CÁC
TÌNH HUỐNG CUNG ỨNG, PHÂN PHỐI HÀNG HÓA KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG
DỊCH CAO HƠN CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTg ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1. Tình
huống 1: Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn các phường thành phố Tam Kỳ
UBND thành phố Tam Kỳ triển
khai ngay Phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa của địa phương xây dựng và phê
duyệt, cụ thể một số nội dung:
a) Duy trì hoạt động của chợ:
- Tổ chức, rà soát cho phép một
số chợ tiếp tục duy trì hoạt động (chợ Trung tâm, chợ có tính chất tổng hợp,
lan tỏa), tổ chức xét nghiệm lựa chọn các hộ kinh doanh, tiểu thương chỉ bán
các mặt hàng thiết yếu, sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện
tích, có vách ngăn, kẻ vạch, điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm,
phát Thẻ đi chợ, bảo đảm thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần khi
giao dịch.
- Bố trí địa điểm tạm thời thay
thế các chợ (nếu bị đóng cửa), đưa chợ ra phố, phân tán điểm bán hàng, địa điểm
phải bảo đảm công tác phòng, chống dịch và chỉ kinh doanh hàng thiết yếu, kiểm
soát tốt mật độ, tần suất người mua bán tại điểm bố trí tạm thời.
- Chuyển phương thức mua bán,
cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu theo hình thức online, phân tán, lưu động
nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh, tổ chức các điểm bán hàng phù hợp
với tình hình và nhu cầu thực tế tại địa phương.
b) Đảm bảo nguồn cung hàng
hóa thiết yếu:
- Trên cơ sở xác định nhu cầu số
hộ gia đình, định mức chi theo khoản 1, Mục II của Phương án, xác định điểm bán
hàng, giao hàng (Khu dân cư, Tổ dân phố, Khu cách ly tập trung), khu cách ly,
khu lưu trú trong các Khu, Cụm công nghiệp.
- Thông tin danh sách các đơn vị
phân phối hàng hóa thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, chợ, đơn vị phân phối,..),
cách thức giao hàng, bán hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng
Thông tin điện tử thành phố, các Sở, ngành để người dân được biết, mua sắm.
- Làm việc với các đơn vị cung ứng,
phân phối (ưu tiên các đơn vị trên địa bàn): Siêu thị Co.opmart Tam Kỳ, Siêu thị
Go!Tam Kỳ, Bưu điện tỉnh, Công ty TNHH Lộc Phượng, Công ty Thực phẩm Năm mục
tiêu,… đề nghị bố trí tăng cường nhân sự, đội ngũ vận chuyển hỗ trợ giao hàng
nhanh, miễn phí tận nhà cho người dân; phối hợp để tổ chức thêm các điểm bán
hàng lưu động (ngoài các khu vực cách ly) trên địa bàn các phường nhưng phải đảm
bảo an toàn phòng, chống dịch.
- Tổ chức các điểm tập kết hàng
hóa để hỗ trợ các đơn vị phân phối trong việc tập kết và vận chuyển hàng.
- Tăng cường bố trí lực lượng,
tổ chức các đội tình nguyện, Tổ COVID-19 cộng đồng (danh sách cụ thể họ tên, số
điện thoại, email), phối hợp với đơn vị cung ứng hàng hóa để sẵn sàng hỗ trợ
người dân trong việc mua hàng; tổ chức đưa hàng đến người dân trong khu vực
cách ly, phong toả.
- Bố trí phương tiện vận chuyển
cụ thể về biển số xe, tên tài xế của doanh nghiệp phân phối hàng hóa, phải đăng
ký được vào “luồng xanh”, có phù hiệu riêng, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống
dịch bệnh.
c) Cách thức giao nhận:
- Đối với khu vực phong tỏa:
Người dân tự mua hàng tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi theo tần suất
trên Phiếu QR code hoặc Thẻ đi chợ; khuyến khích người dân mua hàng online.
- Đối với khu vực cách ly y tế:
+ Người dân mua hàng online, Tổ
COVID cộng đồng và các lực lượng chính trị, xã hội (huy động tình nguyện viên,
đoàn thanh niên, tổ công tác các phường…) tổ chức đưa hàng đến nhân dân;
+ Trường hợp hộ dân không thể tự
đặt hàng, tổ COVID cộng đồng và các lực lượng chính trị, xã hội làm đầu mối tiếp
nhận, tổng hợp danh sách nhu cầu của các hộ dân, phối hợp tổ chức mua hàng và
chuyển hàng đến cho người dân;
+ Trường hợp cấp phát hàng hóa
cho người dân, UBND phường tổ chức cấp phát thông qua Tổ COVID cộng đồng và các
lực lượng chính trị, xã hội.
2. Tình
huống 2: Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn các phường, thị trấn thuộc huyện
Núi Thành hoặc thị xã Điện Bàn.
UBND huyện Núi Thành và thị xã
Điện Bàn triển khai ngay phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa của địa phương xây
dựng và phê duyệt, cụ thể một số nội dung:
a) Duy trì hoạt động của chợ:
- Tổ chức, rà soát cho phép một
số chợ tiếp tục duy trì hoạt động (chợ Trung tâm, chợ có tính chất tổng hợp,
lan tỏa), tổ chức xét nghiệm và lựa chọn các hộ kinh doanh, tiểu thương chỉ bán
các mặt hàng thiết yếu, sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện
tích, có vách ngăn, kẻ vạch, điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm,
phát Thẻ đi chợ, bảo đảm thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần khi
giao dịch.
- Bố trí địa điểm tạm thời thay
thế các chợ (nếu bị đóng cửa), đưa chợ ra phố, phân tán điểm bán hàng, địa điểm
phải bảo đảm công tác phòng, chống dịch và chỉ kinh doanh hàng thiết yếu, kiểm
soát tốt mật độ, tần suất người mua bán tại điểm bố trí tạm thời.
- Chuyển phương thức mua bán,
cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu theo hình thức online, phân tán, lưu động
nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức các điểm bán hàng phù hợp
với tình hình và nhu cầu thực tế tại địa phương.
b) Rà soát Phương án đảm bảo về
lương thực, thực phẩm các khu cách ly, phong tỏa; các khu cách ly trong các
Khu, Cụm công nghiệp theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh để làm việc với
các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa, xác định cụ thể lượng hàng hóa tại
các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng tiện ích địa phương có khả năng cung ứng
và lượng hàng hóa còn thiếu để đề nghị Sở Công Thương và các đơn vị có kế hoạch
điều phối, luân chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác
tương ứng với khoản 1, Mục II nêu trên.
3. Tình
huống 3: Thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn tỉnh.
Triển khai các giải pháp sau:
- Đối với UBND các huyện, thị
xã, thành phố bị cách ly:
+ Thành lập thêm các địa điểm tập
kết hàng tại các khu vực dân cư để làm nơi trung chuyển phân phối hàng hóa đến
người dân;
+ Duy trì hoạt động và thành lập
thêm các Tổ COVID-19 cộng đồng và các lực lượng chính trị, xã hội (huy động
tình nguyện viên, đoàn thanh niên, tổ công tác các phường…) để phục vụ công tác
vận chuyển hàng hóa và phân phối hàng đến người dân;
+ Cân đối hàng hóa, thông báo số
lượng hàng hóa còn thiếu cho Sở Công Thương.
- Đối với Sở Công Thương:
+ Yêu cầu các đơn vị cung ứng,
phân phối có kế hoạch điều tiết, phân bổ lực lượng, nguồn hàng phù hợp với tình
hình thực tế của từng địa phương.
+ Trường hợp nhiều huyện, thị
xã, thành phố bị phong tỏa, cách ly, các đơn vị phân phối không đáp ứng được
nhu cầu của nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Sở Công Thương tham mưu, đề
xuất UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương (thông qua Tổ công tác miền Bắc và miền
Trung), các tỉnh, thành phố khác điều phối, hỗ trợ cung ứng và lưu thông hàng
hóa cho tỉnh Quảng Nam, tạo điều kiện duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi
cung ứng hàng hóa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến để Cục dự trữ Nhà nước
khu vực Đà Nẵng xuất kho lương thực để hỗ trợ cấp phát cho người dân.
Trường hợp cần thiết, tỉnh có
chính sách trưng mua hàng hóa của các doanh nghiệp, đơn vị để bổ sung hàng hóa
phục vụ nhu cầu nhân dân.
- Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở
Giao thông vận tải và các Sở ngành liên quan: Tổ chức các biện pháp để các
phương tiện đưa hàng hóa vào trong khu vực bị cách ly đảm bảo an toàn công tác
phòng, chống dịch bệnh.
4. Tình huống
thực hiện giãn cách xã hội tại các huyện, thành phố còn lại: Tùy theo mức độ của dịch bệnh trên địa bàn, triển khai
Phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu của địa phương đã xây dựng và xử lý theo
từng tình huống tương ứng nêu trên.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Công Thương
a) Theo dõi sát tình hình cung
cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu cao để triển khai các
giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thành lập Tổ công tác theo dõi, nắm bắt trong thời gian ứng phó với dịch bệnh
COVID-19. (Phòng Quản lý Thương mại: ĐT 0235.3852876; TP: Ông Nguyễn Quang Lâm,
ĐT: 0913.492888; PTP: Ông Nguyễn Đức Cường, ĐT: 0914.010849), kịp thời đề ra
các giải pháp hoặc tham mưu UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp.
b) Làm việc với các đơn vị,
doanh nghiệp cung ứng lương thực, thực phẩm để kết nối và điều tiết việc cung ứng
hàng hóa đến các địa điểm tập kết theo từng địa bàn; đảm bảo số lượng hàng hóa
thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các đơn vị cung ứng, phân
bổ, điều tiết nguồn hàng hóa một cách kịp thời đến vùng bị cách ly, phong toả.
Đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố điều phối, hỗ trợ cung ứng và lưu
thông hàng hóa cho tỉnh Quảng Nam.
c) Phối hợp với UBND các huyện,
thị xã, thành phố nắm tình hình dịch bệnh các địa phương, khu vực tập kết, địa
điểm bán hàng lưu động, các khu vực mà tỉnh bố trí cách ly để chủ động xác định
các đơn vị phân phối phục vụ nhu cầu nhân dân.
d) Chủ động phối hợp với các Sở,
Ban, ngành và Cục Quản lý thị trường thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra,
giám sát thường xuyên, định kỳ, đột xuất việc thực hiện các yêu cầu trong
phòng, chống dịch tại các chợ, siêu thị và cung ứng hàng hóa.
đ) Chủ trì, cập nhật tất cả các
cơ sở, đơn vị cung ứng hàng hoá thiết yếu trên bản đồ GIS.
2. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng Phương án phòng, chống
dịch bệnh Covid-19 tại các chợ, siêu thị và cung ứng hàng hóa theo từng cấp độ
trên địa bàn trên cơ sở tận dụng nguồn cung ứng tại chỗ; chịu trách nhiệm trong
việc tổ chức, điều tiết, cung ứng và phân phối hàng hóa đến địa bàn xã, phường,
thị trấn; sẵn sàng kích hoạt nhằm đảm bảo không bị động, bất ngờ khi dịch bệnh
COVID-19 xảy ra trên địa bàn.
b) Chủ động tổ chức xét nghiệm
sàng lọc và ưu tiên tiêm vắc xin cho các đối tượng phòng, chống dịch tại chợ,
siêu thị và cung ứng hàng hóa thiết yếu (BQL chợ, tiểu thương, nhân viên siêu
thị, Tổ COVID-19 cộng đồng, Tổ tình nguyện, tài xế vận chuyển hàng hóa của các
doanh nghiệp liên quan,…), xem đây là trường hợp ưu tiên hàng đầu.
c) Tổ chức ký kết với các doanh
nghiệp đảm bảo về lương thực, thực phẩm tham gia Phương án phòng chống dịch và
cung ứng hàng hóa, trong đó xác định cụ thể lượng hàng hóa địa phương có khả
năng cung ứng tại chỗ và lượng hàng hóa còn thiếu để đề nghị Sở Công Thương và
các đơn vị có kế hoạch điều phối, luân chuyển hàng hóa.
d) Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn
xây dựng, thẩm định các phương án của các đơn vị quản lý chợ, các đơn vị sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn về phòng, chống dịch và cung ứng hàng hóa. Nắm chắc nguồn
cung của các doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát các đơn vị thuộc phạm vi quản lý
về tình hình thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong công
tác phòng, chống dịch.
e) Có phương án bố trí về con
người, phương tiện, phương án tổ chức các đội tình nguyện, Tổ COVID-19 cộng đồng
cụ thể (họ tên, số điện thoại, email) để sẵn sàng điều phối vận chuyển hàng hóa
phục vụ nhân dân khi trên địa bàn có khu vực bị cách ly vì dịch bệnh.
g) Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế,
Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tham gia thực hiện việc cung ứng hàng
hóa phục vụ nhân dân khi có dịch bệnh xảy ra ở các tình huống trên.
h) Phối hợp Sở, ngành, đơn vị
liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm các
quy định về giá, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa. Báo cáo kết quả thực
hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về
phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
3. Sở Y tế
a) Phối hợp với UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các ngành liên quan hướng dẫn phương án xử lý khi có ca bệnh
F0 tại chợ, điều tra, truy vết, khử khuẩn theo đúng quy định; hỗ trợ các chợ,
siêu thị, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch và thực hiện
xét nghiệm sàng lọc COVID-19.
b) Đề xuất ưu tiên tiêm phòng vắc
xin cho cán bộ quản lý chợ, siêu thị, tiểu thương và người bán hàng, người vận
chuyển hàng hóa và những đối tượng liên quan tham gia Phương án cung ứng hàng
hóa thiết yếu.
c) Chủ trì, phối hợp Sở, Ban,
ngành, đơn vị liên quan giám sát các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm trên địa bàn tỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm không đảm bảo an toàn
thực phẩm và điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản sản xuất,
kinh doanh thực phẩm.
4. Sở Tài
chính
a) Thường xuyên theo dõi tình
hình giá cả thị trường để kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh quản lý, điều
hành; có giải pháp bình ổn giá cả thị trường phù hợp theo thẩm quyền; chủ trì đề
xuất và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ về dự trữ hàng hóa các mặt
hàng thiết lương thực, thực phẩm, hỗ trợ vốn đẩy mạnh sản xuất, trưng mua hàng
hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong giai đoạn diễn biến dịch bệnh phức tạp.
b) Phối hợp với các lực lượng
chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý kê khai giá. Kiểm tra
việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá. Xử lý hành vi vi phạm trong
lĩnh vực giá, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi theo quy định của pháp
luật và công bố rộng rãi, công khai các đơn vị, cá nhân vi phạm trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
5. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Rà soát và đề nghị các đơn vị
chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các CSSX, HTX, doanh nghiệp kinh
doanh hàng thiết yếu an toàn và có nguồn hàng ổn định tham gia phân phối hoặc
cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp để bình ổn thị trường; định hướng, giới thiệu,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết trong quá trình đầu tư, phát triển chăn
nuôi, tạo nguồn thực phẩm ổn định thị trường trên địa bàn tỉnh.
b) Tăng cường theo dõi sát tình
hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết để nắm chắc nguồn cung ứng các mặt
hàng nông sản thiết yếu và phối hợp thông tin về nguồn cung các mặt hàng nông sản
gửi Sở Công Thương.
c) Chỉ đạo các chuỗi kinh doanh
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý chuẩn bị đầy đủ nguồn cung, tổ chức bán ra, điều
tiết nguồn hàng liên tục tại các điểm bán hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu
hàng hóa tại các điểm bán.
6. Sở Giao
thông vận tải
a) Đề xuất phương án huy động
các đơn vị vận tải sẵn sàng tham gia vận chuyển hàng hóa thiết yếu nhanh chóng
đến khu vực bị cách ly, địa điểm bán hàng khi cần.
b) Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh,
Sở Y tế, Sở Công Thương tổ chức, điều phối, phân luồng giao thông, đảm bảo công
tác vận chuyển lưu thông hàng hóa được liên tục, kịp thời, an toàn phòng chống
dịch giữa tỉnh Quảng Nam và các tỉnh, đặc biệt là khu vực cách ly, phong tỏa để
cung ứng cho người dân. Hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng
hàng hóa đăng ký phương tiện vào “luồng xanh” theo quy định. Thống nhất các chốt
kiểm tra trên địa bàn tỉnh và thành phần giấy tờ kiểm tra đối với lái xe, phương
tiện và người lao động trên xe thuộc các đơn vị sản xuất, kinh doanh cung ứng
hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
7. Công an
tỉnh
a) Cấp thẻ nhận diện cho người
và phương tiện tham gia giao thông (ô tô) cho các lực lượng cung ứng lương thực,
thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu khác.
b) Cử lực lượng tham gia vào việc
cung ứng hàng hóa khi được huy động.
c) Nắm bắt thông tin, điều tra,
xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, tư lợi.
8. Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh
- Cử lực lượng tham gia vào việc
cung ứng hàng hóa khi được huy động.
- Chỉ đạo lực lượng quân đội ở
các cấp tham gia công tác giám sát việc cung ứng hàng hóa hỗ trợ đến từng hộ
dân vùng bị phong tỏa, cách ly y tế.
9. Sở Thông
tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương triển khai tuyên truyền, thông tin kịp thời, nội dung phù hợp
cho người dân về công tác phòng chống dịch tại chợ, siêu thị và cung cầu hàng
hóa, ổn định giá cả, thị trường, tình hình diễn biến dịch bệnh, tạo sự đồng thuận
và hưởng ứng của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
b) Xử lý đối với việc đưa tin
không chính xác, sai lệch gây hoang mang; thường xuyên cập nhật, thông tin các
địa điểm cung ứng lương thực, thực phẩm các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác
phòng, chống dịch; hỗ trợ các đơn vị xây dựng phần mềm khai báo Y tế qua quét
mã QR…
c) Kết nối GIS của các Sở, đơn
vị cung ứng hàng hoá; GIS Tổ Covid cộng đồng; SOS MAP lên Smart Quang Nam.
10. Ban Quản
lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh
a) Chủ động xây dựng phương án
cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các khu cách ly, khu lưu trú thực hiện 03 tại
chỗ trong cơ sở sản xuất, nhà máy thuộc các Khu công nghiệp thuộc phạm vi quản
lý trên địa bàn tỉnh theo từng cấp độ của dịch bệnh COVID-19.
b) Có trách nhiệm phối hợp với
Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Phương án phòng, chống
dịch tại các nhà máy, Khu công nghiệp và phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu
trên địa bàn tỉnh.
11. Cục Quản
lý thị trường Quảng Nam
a) Chủ động nắm bắt thông tin,
theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu;
kịp thời phối hợp, trao đổi, báo cáo tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải
pháp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát thị trường trước diễn
biến của dịch bệnh COVID-19.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở
Công Thương và các Sở, Ban, ngành, các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi đầu cơ, găm giữ hàng, vi
phạm về giá bán, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng,
an toàn thực phẩm…. đối với các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu cao
khi dịch bệnh diễn ra.
12. Đề nghị
các hội, đoàn thể tỉnh
Chỉ đạo các Chi hội, hội viên
trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các khu vực bị phong tỏa, lấy lực lượng tuổi trẻ của
đoàn thanh niên làm nòng cốt hỗ trợ các lực lượng chức năng nhằm tổ chức cung ứng,
phân phối hàng hóa thiết yếu cho người dân trong khu vực bị phong tỏa.
13. Công
ty Điện lực Quảng Nam chủ động xây dựng
phương án bảo đảm cung cấp điện liên tục 24/24 cho các cơ sở sử dụng điện quan
trọng, đặc biệt là các bệnh viện, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố
và bệnh viện dã chiến và các khu vực cách ly, cơ quan chỉ đạo điều hành phòng,
chống dịch.
14. Các
đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, nhà phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh
a) Xây dựng phương án để đảm bảo
hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện xuyên suốt, liên tục trong tình huống bị
phong tỏa, có kế hoạch dự trữ hàng hóa, phương án điều phối vận chuyển hàng hóa
và phương án đảm bảo an toàn cho người lao động, phương án tổ chức các điểm bán
hàng lưu động, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá tại các điểm
bán. Việc xây dựng các phương án, kế hoạch phải đảm bảo các nội dung sau:
- Ký kết thỏa thuận với Sở Công
Thương đảm bảo nguồn cung và phương án phòng chống dịch bệnh; chủ động ký kết hợp
đồng mua bán với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất.
- Đẩy mạnh công tác bán hàng
qua kênh thương mại điện tử để hạn chế việc mua sắm tập trung nơi đông người,
tránh lây lan dịch bệnh bệnh.
- Hàng hóa phải đảm bảo chất lượng
và an toàn thực phẩm.
- Xây dựng phương án và chịu
trách nhiệm quản lý chặt chẽ nhân viên, phương tiện tham gia cung ứng hàng hóa.
- Tăng cường lực lượng nhân
viên phục vụ tại các điểm bán hàng lưu động để cung ứng hàng hóa kịp thời và có
giải pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.
b) Thường xuyên cập nhật thông
tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp về Sở Công Thương để
phối hợp triển khai thực hiện.
c) Phối hợp với Sở Công Thương
điều tiết nguồn hàng, tổ chức cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân trên
địa bàn tỉnh khi dịch bệnh xảy ra theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương. Cử
01 đại diện lãnh đạo của đơn vị (họ tên, chức vụ, số điện thoại, email liên hệ)
để làm đầu mối liên hệ và gửi thông tin về Sở Công Thương.
Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, địa
phương và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai, căn cứ vào tình hình thực tế sẽ có sự điều chỉnh
cho phù hợp để đáp ứng kịp thời với công tác phòng, chống dịch và cung ứng hàng
hóa thiết yếu của địa phương./.
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC CSSX, DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG HÀNG HÓA THIẾT
YẾU CỦA TỈNH QUẢNG NAM
TT
|
Tên sản phẩm
|
Đơn vị tính
|
Sản lượng
|
Địa bàn/đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm thiết yếu
|
Thông tin và đơn vị cung cấp
sản phẩm
|
I
|
THÀNH
PHỐ TAM KỲ
|
1
|
Mì, phở gói
|
Thùng
|
40000
|
Siêu thị Co.omart Tam Kỳ
|
07 Phan Chu Trinh, Tam Kỳ, QN
0905178870 /0911859656 (Trần Thị Như Lai)
|
Mắm
|
Lít
|
37.700
|
Gạo các loại
|
Tấn
|
50
|
Muối
|
Tấn
|
40
|
Nước uống đóng chai
|
Thùng
|
4.000
|
Thịt, cá các loại
|
Tấn
|
88.000
|
Trứng gia cầm
|
Quả
|
44.000
|
Dầu ăn
|
Lít
|
49.000
|
Rau, củ
|
Tấn
|
500.000
|
Thực phẩm khác
|
Tấn
|
100
|
2
|
Mì, phở gói
|
Thùng
|
30.000
|
Siêu thị Go! Tam Kỳ
|
01 Phan Chu Trinh, Tam Kỳ, Q.
Nam 0938.940642.Bùi Viết Thuận
|
Mắm
|
Lít
|
30.000
|
Gạo các loại
|
Tấn
|
30
|
Muối
|
Tấn
|
30
|
Nước uống đóng chai
|
Thùng
|
4.000
|
Thịt, cá các loại
|
Tấn
|
4.000
|
Trứng gia cầm
|
Quả
|
40.000
|
Dầu ăn
|
Lít
|
30.000
|
Rau, củ
|
Tấn
|
30.000
|
Thực phẩm khác
|
Tấn
|
150
|
3
|
Các mặt hàng lương thực, thực
phẩm thiết yếu (209 điểm bán; 40 xe chuyên dụng - bố trí mỗi huyện, thị 01
xe)
|
Tấn
|
10.000
|
Bưu điện tỉnh Quảng Nam
|
01 Trần Phú, Tp Tam Kỳ; ĐT: A
Bình - PGĐ 0949.210999; C Nguyệt - PTKD 0917.962789
|
4
|
Gạo
|
Tấn
|
1.000
|
Nhà phân phối gạo Tấn Phục
|
Đường Nguyễn Hoàng, TP Tam Kỳ,
Quảng Nam
0982851329 (Chị Trĩ)
|
5
|
Gạo
|
Tấn
|
1.000
|
Nhà phân phối gạo Thịnh
|
Đường Nguyễn Hoàng, TP Tam Kỳ,
Quảng Nam
0235.3811279 (Anh Thịnh)
|
6
|
Gạo
|
Tấn
|
1.500
|
Nhà phân phối gạo Vũ
|
Kỳ Lý, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam
0916.041.357 (anh Vũ)
|
7
|
Gạo
|
Tấn
|
10.000
|
Doanh nghiệp tư nhân gạo Lộc Phượng
|
212 Phan Chu Trinh, Tam Kỳ
0905.660632 (anh Cường)
|
8
|
Mì gói các loại
|
Thùng
|
4.000
|
Công ty Tân Nghĩa Lợi Tam Kỳ
|
459 - 461 Hùng Vương, TP Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam 02353.834.515 (Anh Kỳ)
|
9
|
Mì gói các loại
|
Thùng
|
2.000
|
Công ty Thiên Thạch
|
Khối phố 5, phường An Sơn,
thành phố Tam Kỳ 02353.835649 (Anh Thành)
|
10
|
Mì gói các loại
|
Thùng
|
2.000
|
Công ty Ngọc Nghĩa
|
KCN Trường Xuân, TP Tam Kỳ
0913.746.155 (Chị Nghĩa)
|
Nước mắm
|
Thùng
|
500
|
Nước tương
|
Thùng
|
500
|
11
|
Mì gói các loại
|
Thùng
|
2.000
|
Công ty TNHH Lâm Đào
|
408 Phan Chu Trinh, TP. Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam 0235.3851323
|
Bột ngọt
|
Tấn
|
60
|
Hạt nêm
|
Tấn
|
10
|
Dầu ăn
|
Lít
|
30.000
|
12
|
Mì gói các loại
|
Thùng
|
2.000
|
Công ty Hiền Kính
|
27-29 Hà Huy Tập, TP Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam 0913.488.969 (Anh Hiền)
|
13
|
Dầu ăn
|
Lít
|
40.000
|
Công ty Hoàng Nguyên
|
373/6 Phan Chu Trinh, TP Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam 0913.480.603 (Anh Hoàng)
|
14
|
Mì gói các loại
|
Thùng
|
5.000
|
Công ty Nguyên Thủy
|
786 Phan Chu Trinh, TP Tam Kỳ
0905.195.945 (Chị Thủy)
|
15
|
Dầu ăn
|
Lít
|
20.000
|
HTX SX dầu Bảo Tâm
|
33 Nguyễn Huy Chương, Tp Tam
Kỳ. 0933.101168 Phạm Văn Huệ
|
16
|
Nước mắm
|
Lít
|
2.000
|
HTX nước mắm Tam Thanh
|
Xã Tam Thanh, Tp Tam Kỳ
0399370608 (C.Vân)
|
17
|
Nước mắm
|
Lít
|
1.500
|
HTX Ngọc Lan Quảng Nam
|
xã Tam Thanh, Tp Tam Kỳ
0984241548 (C. Ánh)
|
18
|
Các sản phẩm thịt gia súc,
gia cầm, hải sản đông lạnh
|
Tấn
|
2.000
|
Công ty TNHH Thực phẩm Năm mục tiêu - CN Tam Kỳ
|
Lô A6 KDC Đường Phan Bội
Châu, p Tân Thạnh, TP Tam Kỳ 02353.812.939/0905.538.985
|
19
|
Các sản phẩm gà, lợn, thủy sản
đông lạnh
|
Tấn
|
500
|
Công ty TNHH TM và DV Việt Green
|
Lô A17 Lý Thường Kiệt, p Hoà
Thuận, Tp Tam Kỳ 0905.430.111/ 0901.122.717
|
20
|
Gà
|
Tấn
|
5
|
Hợp tác xã gà Mười Tín
|
Tổ 1, thôn Mỹ Cang, xã Tam
Thăng; ĐT: 0964.903468
|
21
|
Cá thịt, gia súc, gia cầm
đông lạnh
|
Tấn
|
210
|
Các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ
|
C My: 0969.867507; C Xuân:
0905.709187; HKD Phương Đông: 0938.249438; HKD Diệp Á: 0917.875777
|
22
|
Rau, củ quả
|
Tấn
|
3
|
HTX NN Xanh Trường Xuân
|
Tổ 5, Kp 2, P Trường Xuân;
ĐT: 033.6030584
|
II
|
THÀNH
PHỐ HỘI AN
|
1
|
Các sản phẩm thịt gia súc,
gia cầm, hải sản đông lạnh
|
Tấn
|
2.000
|
Công ty TNHH Thực phẩm Năm mục tiêu - CN Hội An
|
08 Huỳnh Lý, phường Tân An,
TP Hội An 02353.911.939/0935.628.099
|
2
|
Gạo
|
Tấn
|
1.000
|
Đại lý gạo Phước Lộc
|
32 Phan Chu Trinh, Tp Hội An
|
3
|
Gạo
|
Tấn
|
100
|
Đại lý gạo Loan
|
04 Phan Chu Trinh, Tp Hội An
|
4
|
Gạo
|
Tấn
|
100
|
Cửa hàng gạo Mai
|
73 Hùng Vương, Tp Hội An
|
5
|
Gạo
|
Tấn
|
200
|
Cửa hàng gạo Thái Thịnh
|
49 A Lý Thái Tổ, Tp Hội An
|
6
|
Nước mắn
|
Lít
|
1.000
|
Cơ sở nước mắm Tư Tài
|
xã Cẩm Thanh, Tp Hội An
0902742449 (A.Tài)
|
III
|
THỊ
XÃ ĐIỆN BÀN
|
1
|
Các sản phẩm thịt, cá, hải sản
đông lạnh
|
Tấn
|
1.000
|
Xưởng sản xuất-Công ty TNHH SX-TM-DV Lê Minh Quang
|
Lô B10/1, KDC 2A, P Điện Ngọc,
TX Điện Bàn 0935.266.269
|
2
|
Thịt (bò, heo); hải sản; rau,
củ, quả; trứng
|
Tấn
|
500
|
Công ty TNHH Thực phẩm Mai
Thịnh Phát
|
Thôn Phong Lục Đông, xã Điện
Thắng Nam, TX Điện Bàn 0708.061.552
|
3
|
Rau, củ quả, thịt gia súc,
gia cầm, thủy sản
|
Tấn
|
1.000
|
Xưởng sản xuất Điện Dương - Công ty TNHH Phước Tiến Đà Thành
|
Đường số 30, thôn 2, TX Điện
Bàn 0913.401.784/0905.012.052
|
4
|
Gạo
|
Tấn
|
500
|
DNTN Hòa Thắng
|
Điện Thắng Trung, thị xã Điện
Bàn 0903.501704 (Lê Tự Kiện)
|
Lúa xay xát
|
Tấn
|
1.000
|
5
|
Dầu ăn
|
Lít
|
100
|
HTX Nông nghiệp Điện Bàn
|
Điện Quang , thị xã Điện Bàn
0903544575 (A. Thành)
|
6
|
Gạo
|
Tấn
|
1.000
|
Cty CP Giống NN Điện Bàn
|
Xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn
0913484512 (A. Thiện)
|
7
|
Nước mắm
|
Lít
|
500
|
CSSX mắm Trần Thị Thuận
|
Điện Dương, thị xã Điện Bàn
0388077177 (C. Thuận)
|
8
|
Bột mỳ, mỳ gói
|
Tấn
|
1.000
|
Công ty TNHH Uni - President Việt Nam tại Quảng Nam
|
KCN Điện Nam - Điện Ngọc, thị
xã Điện Bàn
|
9
|
Mì tôm
|
Thùng
|
500
|
Nhà phân phối Nhân Long
|
Khối phố Phong Nhị, Phường Điện
An, thị xã Điện Bàn 0905.091199 (A Phú)
|
Nước mắn
|
Lít
|
500
|
10
|
Lúa, gạo
|
Tấn
|
1.000
|
Cục dự trữ nhà nước KV Đà Nẵng
|
CCN Trảng Nhật, Điện Thắng
Nam, thị xã Điện Bàn
|
11
|
Mì tôm
|
Thùng
|
1.000
|
Nhà phân phối Phước Tài
|
Lô A28,29 KDC Bến xe Bắc Quảng
Nam, P. Điện An, TX Điện Bàn 02353.767789
|
IV
|
HUYỆN
THĂNG BÌNH
|
1
|
Nước nắm
|
Lít
|
20.000
|
Cơ sở nước mắm Cửa khe Bà Lợi
|
Xã Bình Dương, huyện Thăng
Bình; ĐT: 0905712355 (C.Lợi)
|
2
|
Nước nắm
|
Lít
|
40.000
|
Cơ sở nước mắm Cửa khe Hai Hiền
|
Xã Bình Dương, huyện Thăng
Bình; ĐT: 0935939960 (C.Hiền)
|
3
|
Nước nắm
|
Lít
|
15.000
|
Cty TNHH TMSXDV Cửa khe Quảng Nam)
|
xã Bình Dương, huyện Thăng
Bình 0905.020625 (a.Tùng)
|
4
|
Nước nắm
|
Lít
|
12.000
|
Nhà phân phối Bình
|
Kp5, TT Hà Lam, huyện Thăng
Bình (ĐT: 0913.557507)
|
5
|
Dầu ăn
|
Lít
|
5.000
|
HTX NN Bình Đào
|
Xã Bình Đào, huyện Thăng Bình
Võ Tấn Sanh:0905.968757
|
Gạo
|
Tấn
|
200
|
6
|
Gạo
|
Tấn
|
70
|
HTXNN Thanh Niên Thăng Bình
|
TT Hà Lam, huyện Thăng Bình
0915.121171 (A. Tịnh)
|
7
|
Dầu ăn
|
Lít
|
6.000
|
HTXDVNN Bình Nam
|
xã Bình Nam, huyện Thăng Bình
0903.541881 (A. Ninh)
|
Gạo
|
Tấn
|
500
|
8
|
Bún khô
|
Tấn
|
5
|
Hộ KD Huỳnh Văn Mỹ
|
xã Bình Trị, huyện Thăng Bình
0906.419404 (A. Mỹ)
|
9
|
Bún khô
|
Tấn
|
5
|
Hộ KD Đặng Thị Hương
|
xã Bình Trị, huyện Thăng Bình
0976.103083 (C. Hương)
|
10
|
Gạo
|
Tấn
|
5.000
|
Nhà phân phối gạo trên địa bàn huyện
|
NPP gạo Lựu: 0836.988543; NPP
gạo Thu Thư: 0935.095865
|
V
|
HUYỆN
ĐẠI LỘC
|
1
|
Thịt (bò, heo);hải sản; rau,
củ, quả; trứng
|
Tấn
|
100
|
Công ty TNHH TM DV Thực phẩm Hoa Hướng Dương
|
Thôn Phú Hải, xã Đại Hiệp,
huyện Đại Lộc; 0905.604.973
|
2
|
Thịt (bò, heo);hải sản; rau,
củ, quả; trứng
|
Tấn
|
200
|
Công ty TNHH DV Lá Xanh
|
Thôn Phú Hải, xã Đại Hiệp,
huyện Đại Lộc; 0971.999.401
|
3
|
Gạo
|
Tấn
|
1.000
|
Cty TNHH LT và Thương mại Lộc Quang
|
TT Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc
ĐT: 0903.504951
|
4
|
Gạo
|
Tấn
|
1.000
|
HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa
|
TT Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc
ĐT:0905.169860 (Trương Cảm)
|
5
|
Dầu ăn
|
Lít
|
700
|
HTXNN Đại Hồng
|
xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc
0867.765456 (A. Hoàng)
|
6
|
Gạo
|
Tấn
|
500
|
HTX NN Đại Thắng
|
Xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc
0935.070771 (A. Hùng)
|
Dầu ăn
|
Lít
|
300
|
VI
|
HUYỆN
PHÚ NINH
|
1
|
Gạo
|
Tấn
|
1.000
|
Kho lương thực Vũ
|
Kỳ Lý, huyện Phú Ninh ĐT:
0916041357 (Anh Vũ)
|
2
|
Trứng gia cầm
|
Quả/ngày
|
8.000
|
CSSX KD Nguyễn Văn Học
|
Xã Tam An, huyện Phú Ninh
0905227476 (A. Học)
|
3
|
Rau
|
Tấn
|
100
|
HTX NN Trường Thành
|
Xã Tam Thành, huyện Phú Ninh
0965318547 (A. Vương)
|
4
|
Dầu ăn
|
Lít
|
300
|
Hộ KD Lương Thị Thính
|
xã Tam Dân, huyện Phú Ninh
0396183798 (C. Thính)
|
5
|
Dầu ăn
|
Lít
|
500
|
CSSX dầu thực vật An Khang
|
xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh
0911378901 (Võ Tàu)
|
6
|
Mỳ khô
|
Tấn
|
5
|
Hộ KD Ngô Văn Lai
|
xã Tam Thành, huyện Phú Ninh
03647721929 (A. Lai)
|
7
|
Rau
|
Tấn
|
100
|
CSSX KD AT HAPPYFARM
|
xã Tam Thái, huyện Phú Ninh
0795793579 9 (A. Thi)
|
8
|
Rau, thịt tươi sống
|
Tấn
|
10
|
Hợp tác xã thực phẩm sạch Phú Ninh
|
Thôn Hòa Bình, xã Tam Thái,
huyện Phú Ninh; 0914.344025 (A Tường)
|
9
|
Rau, thịt tươi sống
|
Tấn
|
10
|
Công ty TNHH Trang trại Toàn Cầu
|
Thôn Hòa Bình, xã Tam Thái,
huyện Phú Ninh; 0914.344025 (A Tường)
|
VII
|
HUYỆN
TIÊN PHƯỚC
|
1
|
Gạo
|
Tấn
|
1.000
|
HTXNN Tiên An
|
Xã Tiên An, huyện Tiên Phước
0357.267771 (A. Doan)
|
2
|
Dầu ăn
|
Lít
|
200
|
CSSX Nguyễn Thanh Toàn
|
Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước
0976.666121 (C. Nga)
|
3
|
Mỳ khô
|
Tấn
|
10
|
CSSX Bánh tráng Địch Yên
|
xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước
0944.682510 (C.Loan)
|
VIII
|
HUYỆN
NÚI THÀNH
|
1
|
Các sản phẩm thịt gia súc,
gia cầm, hải sản đông lạnh
|
Tấn
|
2.000
|
Công ty TNHH Thực phẩm Năm mục tiêu - CN Núi Thành
|
15 Phạm Văn Đồng, TT Núi
Thành, huyện Núi Thành 02353.813.939/0905.148.660
|
2
|
Các sản phẩm thịt gia súc,
gia cầm đông lạnh
|
Tấn
|
5
|
Công ty TNHH MTV Thực phẩm Phương Nam Tiến
|
Thôn Đông Thạnh Đông, xã Tam
Hòa, huyện Núi Thành 0901.999.844/0937.033.799
|
3
|
Gạo
|
Tấn
|
10.000
|
Các Nhà phân phối trên địa bàn huyện
|
NPP Tiến Linh: 0913.474051;
NPP Phương Uyên: 0979.687171; NPP Hải Vân: 0969.871669
|
4
|
Dầu ăn
|
Lít
|
250
|
HTX NN Tam Anh Bắc
|
xã Tam Anh, Núi Thành
0386.373755 (Trần Bá Châu)
|
5
|
Dầu ăn
|
Lít
|
200
|
HTX Tổng hợp Thuận An
|
xã Tam Giang, huyện Núi Thành
0901162111 (Phạm Văn Mậu)
|
6
|
Rau, củ, quả
|
Kg
|
500
|
HTX SX rau AT Dream Garden
|
Xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành
0905725200 (C.Sang)
|
7
|
Nước mắm
|
LÍt
|
3.000
|
Làng nghề nước mắm Tam Tiến
|
Xã Tam Tiến, huyện Núi Thành
|
8
|
Mì tôm, mắm, dầu ăn, gạo, muối…
|
Tấn
|
10.000
|
Các tạp hóa, siêu thị mini trên địa bàn huyện
|
TT Núi Thành, huyện Núi Thành
|
IX
|
HUYỆN
DUY XUYÊN
|
1
|
Các sản phẩm thịt gia súc,
gia cầm, hải sản đông lạnh
|
Tấn
|
2.000
|
Công ty TNHH Thực phẩm Năm mục tiêu - CN Nam Phước
|
Đường Lê Lợi, KP Long Xuyên
II, TT Nam Phước, huyện Duy Xuyên
|
2
|
Thịt heo đông lạnh
|
Tấn
|
500
|
Công ty TNHH TM DV Việt Quang
|
Khối phố Bình An, thị trấn
Nam Phước, huyện Duy Xuyên 0945.521.515/02353.887.467
|
3
|
Nước mắm
|
Lít
|
30.000
|
Cơ sở SX nước mắm Duy Trinh, An Lương, Duy Hải
|
An Lương, xã Duy Hải, huyện
Duy Xuyên 0765.107467 (Anh Trinh)
|
4
|
Dầu ăn
|
Lít
|
100
|
CSSX dầu thực vật Trương Thị Tài
|
xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên
0982.303117 (C. Tài)
|
X
|
HUYỆN
QUẾ SƠN
|
1
|
Rau
|
Tấn
|
100
|
HTX công nghệ Phước Thành
|
xã Phước Thuận, huyện Quế Sơn
0919110269 (C. Hiệp)
|
2
|
Phở, gạo
|
Tấn
|
50
|
CSSX Ánh Dương (phở, gạo)
|
xã Quế Phú, huyện Quế Sơn
0780081854 (C. Ánh)
|
XI
|
HUYỆN
NÔNG SƠN
|
1
|
Thịt heo
|
Tấn
|
100
|
HTX NN và DV Phước Ninh
|
Xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn
0905.546677 (A. Trai)
|
2
|
Dầu ăn các loại
|
Lít
|
500
|
HTXNN - DL-DV Đại Bình
|
Xã Quế Trung, huyện Nông Sơn
0979.947547 (Nguyễn Thanh Tuyền)
|
XII
|
HUYỆN
BẮC TRÀ MY
|
1
|
Dầu ăn
|
Lít
|
100
|
CSSX KD Nguyễn Hữu Kỳ
|
Trà Đông, Bắc Trà My
0358352911 (A. Trường)
|
XIII
|
HUYỆN
NAM TRÀ MY
|
01
|
Mì tôm: 50 thùng, mắm: 100 lít, gạo: 1,5 tấn, muối: 1 tấn, trứng: 500
quả, dầu ăn: 200 lít
|
Hộ kinh doanh Thúy Tài
|
Thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam
Trà My; A Thái: 0356.540569
|
02
|
Mì tôm: 100 thùng, mắm: 300
lít, gạo: 2 tấn, muối: 01 tấn, thịt cá các loại: 01 tấn, trứng: 500 quả, dầu
ăn: 300 lít, rau củ quả: 01 tấn
|
Hộ Kinh doanh Thiện Tài
|
Thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam
Trà My; A Tài: 0969.844177
|
03
|
Mì tôm: 100 thùng, mắm: 150
lít, gạo: 01 tấn, muối: 01 tấn, thịt cá các loại: 01 tấn, trứng: 500 quả, dầu
ăn: 200 lít
|
Cửa hàng tạp hóa Phương Anh
|
Thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam
Trà My; Phương Anh: 0913.073255
|
04
|
Nước uống
|
Thùng
|
1.000
|
Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Hồng Anh
|
Thôn 2, xã Trà Mai, huyện Nam
Trà My; ĐT: 0988.002187
|
XIV
|
HUYỆN
HIỆP ĐỨC
|
01
|
Gạo
|
Tấn
|
03
|
Đại lý gạo Hòa Nhứt
|
Thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ,
huyện Hiệp Đức; ĐT: 0987.545377
|
02
|
Mì tôm: 689 thùng, mắm: 695
lít, gạo: 10 tấn, muối: 03 tấn, thịt cá các loại: 01 tấn, trứng: 800 quả, dầu
ăn: 960 lít, rau củ quả: 9,4 tấn
|
09 Tạp hóa trên địa bàn huyện Hiệp Đức
|
TT Tân Bình, xã Bình Lâm, xã
Sông Trà, Phước Trà, Quế Thọ huyện Hiệp Đức
|
Ghi chú: Danh sách thường
xuyên được cập nhật (Sở Công Thương tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp để cập
nhật, bổ sung)