Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2157/QĐ-UBND 2021 áp dụng biện pháp phòng chống dịch COVID19 tỉnh Cà Mau

Số hiệu: 2157/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lâm Văn Bi
Ngày ban hành: 11/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2157/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 11 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đi, bổ sung năm 2017, năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;

Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị s 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chng dịch COVID-19 về việc ban hành Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ ý kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:

1. Nguyên tắc, nội dung thực hiện: Được nêu tại Quy định kèm theo.

2. Phạm vi thực hiện: Tất cả các huyện, thành phố Cà Mau (trừ khu phong tỏa, khu vực cách ly y tế được thực hiện theo quy định về phòng, chống dịch COVID-19).

3. Thời gian thực hiện: K từ 00 giờ ngày 12/10/2021 đến khi có thông báo mới.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc nội dung Quy định kèm theo Quyết định này. Trong đó, tiếp tục thực hiện nghiêm “3 mũi giáp công”: Bố trí trạm, chốt phù hợp tại các địa bàn giáp ranh, giáp biển, kiểm soát chặt các mối nguy từ bên ngoài vào; công tác truy vết, xét nghiệm sàng lọc để phân loại F0, F1 ra khỏi cộng đồng được thực hiện khẩn trương, quyết liệt với phương châm “không bỏ lọt, bỏ sót đối tượng”; thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, cách ly hộ gia đình theo quy định; tiếp tục củng cố và phát huy vai trò của các Tổ COVID cộng đồng, tích cực tham gia cùng các lực lượng thực hiện công tác phòng, chống dịch.

- Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện triển khai thực hiện hiệu quả các Trạm y tế lưu động để đáp ứng yêu cầu xét nghiệm, sàng lọc, chăm sóc, điều trị các F0 không triệu chứng và chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ COVID cộng đồng phát huy vai trò của người dân giám sát, quản lý những người cách ly tập trung, cách ly tại hộ gia đình đảm bảo chấp hành đúng quy định phòng, chống dịch bệnh, không để lây chéo trong khu cách ly và lây lan ra cộng đồng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, nhất là việc hỗ trợ kịp thời các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân ở các khu cách ly và cách ly tại hộ gia đình.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”, tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là tự test nhanh, kịp thời phát hiện F0 để điều trị, bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho gia đình mình và góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng vũ trang phải gương mẫu chấp hành quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trên lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.

2. Nội dung ban hành kèm theo Quyết định này thay thế các quy định trước đây.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ nội dung Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (báo cáo);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo, đài, CTTĐT (tuyên truyền);
- KG
VX (Th/80);
- Lưu VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

 

QUY ĐỊNH

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số: 2157/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

1. Quy định chung

- Không tập trung quá 10 người ở nơi công cộng ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp; giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét giữa người với người tại nơi công cộng.

- Mọi người phải tiếp tục thực hiện nghiêm quy định 5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khử khun - Khai báo y tế - Không tập trung đông người).

- Khuyến cáo người dân không ra đường nếu không thật sự cần thiết.

- Khuyến cáo người dân thực hiện việc xét nghiệm định kỳ nhằm phát hiện dương tính với COVID-19 để chữa trị kịp thời (trừ những người phải xét nghiệm bắt buộc theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo).

- Các giao dịch thanh toán: Nếu có hướng dẫn, quy định, đủ điều kiện thì thực hiện giao dịch qua môi trường mạng; nếu không đủ điều kiện thì thực hiện giao dịch trực tiếp nhưng phải đảm bảo quy định 5K.

- Người dân được đi lại trong nội tỉnh; khi có nhu cầu đi ra ngoài tỉnh do địa phương nơi đến quyết định. Tất cả các loại phương tiện vận chuyn hàng hóa, người điều khiển và người đi theo phương tiện vào địa bàn tỉnh bằng đường bộ, đường thủy, đường biển phải được kiểm soát chặt chẽ (Phụ lục 2 và Phụ lục 3 kèm theo).

2. Các hoạt động tạm dừng

- Quán bar, vũ trường, karaoke, rạp chiếu phim, phòng game, cơ sở massage, spa.

- Phòng tập gym, yoga, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ, bi da.

- Loại hình kinh doanh ăn, uống có sử dụng rượu, bia.

- Thăm nuôi, tiếp xúc với các phạm nhân, trại viên, bệnh nhân, học viên các Trại giam, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Cơ sở Cai nghiện ma túy, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần.

- Thăm hỏi, tiếp xúc với bệnh nhân tại các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh (mỗi bệnh nhân chỉ có 01 người nuôi bệnh).

- Hoạt động tập trung đông người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

- Hoạt động tiếp công dân, đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan, tổ chức nhà nước (chỉ nhận đơn qua đường bưu chính), trừ những vụ việc đã được thụ lý đang giải quyết hay những trường hợp cấp bách (được chấp thuận của Lãnh đạo địa phương, đơn vị), nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Hoạt động văn hóa, thể thao như: lễ hội, hội thi, hội diễn, hội thao, hội chợ,... trừ trường hợp cần thiết do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Các hoạt động được thực hiện nhưng có điều kiện hoặc hạn chế

- Đối với các cơ sở dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu không được tập trung quá 03 người khách cùng một thời điểm. Người quản lý, nhân viên, người lao động nhóm cơ sở này phải tự xét nghiệm sàng lọc theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo. Hàng ngày, chủ cơ sở hoặc đại diện chủ cơ sở phải ghi sổ nhật ký người quản lý, nhân viên, người lao động và khách hàng, để cơ quan chức năng kiểm tra khi cần thiết.

- Các dịch vụ kinh doanh ăn uống được hoạt động, mỗi bàn không quá 04 người, khoảng cách tối thiểu giữa người bàn này với người bàn khác 02 mét.

- Việc dạy và học: Giáo dục mầm non và tiểu học tiếp tục tạm dừng đến khi có thông báo mới. Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tổ chức dạy và học trực tuyến. Các loại hình hoạt động giáo dục và đào tạo khác khuyến khích học trực tuyến. Cấm mọi hình thức dạy thêm có thu tiền. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể.

- Các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời và trong nhà (không gian rộng) không tập trung quá 10 người.

- Dịch vụ du lịch, lữ hành nội tỉnh được phép hoạt động, nhưng mỗi nhóm hoạt động không quá 10 người, thực hiện nghiêm quy định 5K. Đối với người quản lý, nhân viên, hướng dẫn viên, người lao động nhóm dịch vụ này phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo.

- Đối với chuyên gia, kỹ sư, nhà đầu tư, người cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế, người đại diện doanh nghiệp, người làm nhiệm vụ công vụ,... được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho vào Cà Mau để làm việc: Đã tiêm vắc xin mũi 02 ít nhất sau 14 ngày và có kết quả xét nghiệm RT - PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong 72 giờ tính từ khi lấy mẫu xét nghiệm, thì thực hiện khai báo y tế theo quy định, tự theo dõi sức khỏe tại nơi ở hoặc nơi làm việc trong 07 ngày và thực hiện xét nghiệm RT - PCR hoặc test nhanh 02 lần (vào ngày thứ 3, ngày thứ 7). Đối với các trường hợp khác phải thực hiện cách ly y tế theo quy định.

- Hoạt động vận tải hành khách công cộng và vận tải khách du lịch chỉ được hoạt động trong nội tỉnh, không quá 50% số ghế; hành khách phải thực hiện quét mã QR hoặc khai báo y tế khi lên phương tiện.

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công trình xây dựng (bao gồm nhà ở riêng lẻ) quy mô từ 10 người trở xuống được phép hoạt động nhưng chủ cơ sở, chủ đầu tư hoặc chủ thầu nhà ở riêng lẻ phải đăng ký danh sách người lao động với Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình đang hoạt động) để theo dõi; định kỳ tự xét nghiệm sàng lọc theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo và tự chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động nêu trên tại địa bàn quản lý.

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô trên 10 người phải hoạt động theo kế hoạch phòng, chống dịch do doanh nghiệp tự xây dựng, phê duyệt, theo hướng dẫn của Sở Công Thương tại Phụ lục 4 kèm theo.

- Công trình xây dựng quy mô trên 10 người phải hoạt động theo kế hoạch phòng, chống dịch do chủ đầu tư tự xây dựng, phê duyệt, theo hướng dẫn của Sở Xây dựng tại Phụ lục 5 kèm theo.

- Đối với những nơi có hoạt động nhiều người: chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện ích, bệnh viện,... phải bố trí lực lượng kiểm soát, phân luồng người ra, vào, không để tập trung đông người tại một thời điểm, kiểm soát việc thực hiện nghiêm quy định 5K.

- Hoạt động bán hàng rong (buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định); thu lượm phế liệu; tiếp thị, giới thiệu sản phẩm; giao, nhận hàng hóa (shipper) chỉ được phép hoạt động trong nội huyện, nhưng phải báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để theo dõi; định kỳ phải tự xét nghiệm sàng lọc theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo (nhà nước hỗ trợ xét nghiệm đối với người bán hàng rong và thu lượm phế liệu), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động nêu trên tại địa bàn quản lý.

- Đối với ngân hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, điện, nước, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa được hoạt động nhưng phải định kỳ tự xét nghiệm sàng lọc theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo.

- Đối với các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền cân nhắc, bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người thi hành công vụ, người lao động làm việc đảm bảo giải quyết tốt công việc được giao và tự chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị.

- Chỉ tiếp nhận thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân qua dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính công ích (trừ các trường hợp lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, người dân nộp phạt, nhận lại tang vật tạm giữ do vi phạm). Những thủ tục hành chính chưa đủ điều kiện để thực hiện trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính công ích thì nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa nhưng phải đặt lịch, hẹn giờ thông qua Tổng đài Hành chính công và phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định.

- Từ 21 giờ hôm trước đến 04 giờ ngày hôm sau mọi người dân không được ra đường; trừ những trường hợp sau: Lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện công việc khẩn cấp (đưa người bệnh đi cấp cứu, lực lượng phòng, chống thiên tai, cứu hộ; phòng cháy, chữa cháy); công nhân làm công tác vệ sinh, quét dọn đường, làm ca đêm tại các nhà máy, xí nghiệp; sửa chữa, xây dựng công trình cấp bách; sửa chữa điện, nước, công trình viễn thông; phóng viên báo, đài đi làm nhiệm vụ và các trường hợp khi được cấp có thẩm quyền cho phép./.

 

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT COVID-19
(Kèm theo Quyết định số: 2157/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

TT

Nhóm dân số nguy cơ

Tần suất xét nghiệm

I

Xét nghiệm theo yêu cầu điều tra ổ dịch, xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh

Theo quy định của ngành y tế

II

Xét nghiệm 100% trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp cấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh và đã phát hiện tại cộng đồng.

Xét nghiệm ngay

III

Những người nguy cơ, nguy cao

Lần đầu khi hoạt đông trở lại phải xét nghiệm 100% số người làm việc. Sau đó, khi vào hoạt động, định kỳ xét nghiệm ngẫu nhiên 03 ngày/lần cho ít nhất 30% tổng số người làm việc tại 01 cơ sở hoặc 01 điểm

1

Dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu, trực tiếp phục vụ kinh doanh ăn, uống.

2

Nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, lái xe vận chuyển hành khách, hàng hóa.

3

Nhóm người thường xuyên tiếp xúc khách hàng, tiểu thương buôn bán ở các chợ.

4

Người bán hàng rong, thu lượm phế liệu (do nhà nước hỗ trợ xét nghiệm).

5

Nhân viên thu ngân, nhân viên siêu thị.

6

Nhân viên tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, giao nhận hàng hóa (shipper).

7

Thợ sửa điện, nước, điện thoại, cáp viễn thông, sửa chữa thiết bị văn phòng (nhân viên kỹ thuật).

8

Giao dịch viên bưu điện, viễn thông, ngân hàng, bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm...).

9

Người làm việc ở các khâu, các bộ phận có tiếp xúc nhiều người tại các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,...

10

Công nhân, nhân viên, người làm việc trong hệ thống chính trị, tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công trình xây dựng, thuyền viên trên các phương tiện khai thác, đánh bắt thủy, hải sản...

Ghi chú: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giao chủ cơ sở: Tự tổ chức test nhanh (mẫu gộp) phải lập danh sách người được xét nghim, lưu giữ khay test từng đợt để cơ quan chức năng kiểm tra khi có yêu cầu, ghi thông tin vào khay test (tên, (s), ngày, tháng).

 

PHỤ LỤC 2

QUẢN LÝ NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN
(Kèm theo Quyết định số: 2157/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

I. Kiểm soát, quản lý người về/đến tỉnh Cà Mau

1. Quản lý người về/đến tỉnh Cà Mau

1.1. Tất cả người về/đến tỉnh Cà Mau phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép (trừ trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi cùng phương tiện vận chuyển hàng hóa).

1.2. Thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại khách sạn (theo yêu cầu) 14 ngày đối với người đến/về từ các địa phương có dịch ở mức nguy cơ cao, nguy cơ rất cao (vùng cam - cấp 3, vùng đỏ - cấp 4 theo bản phân tích của CDC), sau khi hoàn thành cách ly tập trung trở về, phải cách ly tại nhà thêm 07 ngày sau đó theo dõi sức khỏe thêm 07 ngày sau khi cách ly tại nhà. Cách ly tại nhà 21 ngày và theo dõi sức khỏe thêm 07 ngày sau khi cách ly tại nhà đối với tất cả những người về từ các vùng còn lại.

1.3. Cách ly y tế tại nhà đối với người dân từ các tỉnh, thành phố về địa bàn tỉnh Cà Mau nếu đảm bảo các yêu cầu, điều kiện như sau:

a) Điều kiện:

- Người đã tiêm đủ 02 liều vắc xin phòng COVID-19; khi về đến Cà Mau xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 (test nhanh).

- Người đã tiêm 01 liều vắc xin phòng COVID-19 đủ 14 ngày; khi về đến Cà Mau xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 (test nhanh).

- Người đã khỏi bệnh COVID-19 thời hạn 06 tháng; khi về đến Cà Mau xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 (test nhanh).

- Đối với những người còn lại: khi về đến Cà Mau xét nghiệm có kết quả âm tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR lần 1.

b) Yêu cầu về cơ sở vật chất: Phải có nhà ở riêng biệt dành cho người được cách ly (không sống chung với người ở tại địa phương). Nhà ở có vệ sinh riêng (có thể nhà vệ sinh tạm hợp vệ sinh), nấu ăn riêng (nếu không tự nấu ăn riêng thì phải có đồ dùng để ăn riêng); việc tiếp tế đồ dùng, ăn uống phải giữ khoảng cách theo quy định đối với người cách ly, tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp; chỗ ở phải thuận lợi về giao thông (đường bộ, đường thủy) để kiểm tra, giám sát và cung cấp y tế.

c) Thời gian cách ly y tế tại nhà 21 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 07 ngày sau khi cách ly.

1.4. Đối với chuyên gia, kỹ sư, nhà đầu tư, người cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế, người đại diện doanh nghiệp, người làm nhiệm vụ công vụ,... đến công tác tại tỉnh hoặc làm nhiệm vụ tại các công trình, nhà máy, xí nghiệp, tùy từng trường hợp cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh xem xét, quyết định.

2. Bố trí lực lượng kiểm soát, ngăn chặn người từ ngoài tỉnh vào theo 3 vòng khép kín:

- Vòng 1: Bố trí 101 chốt giáp ranh tỉnh bạn và cửa biển, 45 Tổ tuần tra kiểm soát, 38 Tổ phong trào, với 1.560 lực lượng; toàn tỉnh có 108 chốt kiểm soát người từ ngoài tỉnh vào (07 chốt tỉnh và 101 chốt huyện), trong đó có 56 chốt đường bộ, 14 chốt đường thủy và 38 chốt cửa bin.

- Vòng 2: Công an tỉnh (lực lượng T21,T56, Tổ truy bắt, Tổ trinh sát), Tổ tuần tra Công an cấp huyện, cấp xã được trang bị đủ các phương tiện, công cụ cùng với 45 T tuần tra kiểm soát thực hiện việc tuần tra xuyên suốt trong nội địa; đặc biệt vào ban đêm và tại các khu vực có nhiều phương tiện ngoài tỉnh vào, khu vực giáp ranh với các tỉnh bạn, nơi có nhiều tuyến đường giao thông, đường mòn, lối tắt.

- Vòng 3: Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp xã, công an xã cùng với 38 Tổ phát động phong trào phòng, chống COVID-19 thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” và phát động phong trào quần chúng chủ động, kịp thời phát hiện những người lạ mặt hoặc những người sinh sống, làm việc ngoài tỉnh quay trở về địa phương; phản ánh đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

II. Hoạt động vận chuyển người

1. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ, đường thủy liên tỉnh: Tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

2. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ, đường thủy nội tỉnh được phép hoạt động, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chỉ được phép chở tối đa 50% sức chứa của phương tiện so với giấy chứng nhận đăng ký; hành khách phải thực hiện quét mã QR hoặc khai báo y tế trước khi lên phương tiện.

- Phương tiện đưa vào hoạt động phải đảm bảo đủ các điều kiện khi tham gia giao thông và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19; trên phương tiện phải có dán mã QR, bố trí dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế; thùng rác có nắp đậy và thực hiện vệ sinh sau mỗi chuyến vận chuyển.

- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K và được xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục 1.

- Đơn vị vận tải phải cập nhật danh sách hành khách trên mỗi chuyến vận chuyển, lưu trữ tại đơn vị trong thời hạn 30 ngày và cung cấp ngay khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

- Bến xe, bến tàu khách: Xây dựng phương án đón, trả hành khách ra, vào bến theo đúng các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trước khi đưa vào hoạt động; bố trí khu vực bán vé, phòng chờ và nơi dừng, đỗ phương tiện để hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19; bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; yêu cầu hành khách thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

3. Hoạt động vận chuyển công nhân, chuyên gia trong nội tỉnh

- Được vận chuyển không quá 50% sức chứa của phương tiện theo Giấy chứng nhận đăng ký; trang bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn; bố trí ngồi giãn cách, xen kẽ giữa các hàng ghế và thực hiện nghiêm túc quy định 5K trong phòng, chống COVID-19.

- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm xe, lái xe hoạt động theo đúng mục đích, chở đúng người, tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và được xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục 1.

4. Đối với bến phà, bến khách ngang sông

- Bến phà, bến khách ngang sông hoạt động liên tỉnh tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Trừ một số trường hợp đặc biệt như: Phục vụ công vụ, đưa bệnh nhân đi cấp cứu, nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

- Bến phà, bến khách ngang sông hoạt động trong nội tỉnh được phép hoạt động, nhưng chỉ được chở tối đa 50% sức chứa của phương tiện so với giấy chứng nhận đăng ký; bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện phải được xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục 1. Hành khách phải thực hiện quét mã QR hoặc khai báo y tế trước khi lên phương tiện.

III. Hoạt động vận chuyển hàng hóa

1. Hoạt động vận chuyển hàng hóa nội tỉnh

- Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô và phương tiện thủy nội địa trong nội tỉnh được phép hoạt động bình thường.

- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K và được xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục 1; khi hoạt động vận chuyển hàng hóa (ngoài các giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông) phải mang theo “Snhật ký phương tiện hoạt động nội tỉnh” được điền đầy đủ thông tin theo Mẫu số 1.

Doanh nghiệp vận tải, đơn vị sản xuất kinh doanh, chủ phương tiện không được bố trí người điều khiển phương tiện và người đi cùng đã hoạt động vận chuyển hàng hóa ngoài tỉnh (trong thời gian cách ly y tế tạm thời) để điều khiển phương tiện hoạt động vận chuyển hàng hóa nội tỉnh.

2. Hoạt động vận chuyển hàng hóa vào/ra tỉnh

2.1. Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô

Xe vận chuyển hàng hóa phải có Giấy nhận diện (logo) mã QR do cơ quan có thẩm quyền cấp; lái xe, người đi cùng khi qua chốt kiểm soát để vào tỉnh Cà Mau phải được test nhanh SARS-CoV-2; thực hiện khai báo y tế và phải có các loại giấy tờ sau:

(1) Hóa đơn (hoặc phiếu xuất kho);

(2) Giấy vận chuyển do đơn vị tự lập có các nội dung chính như: Biển số xe; tên lái xe và người đi cùng; ngày giờ xuất phát tại điểm đi; dự kiến ngày giờ xuống hàng tại điểm đến, ngày rời khỏi tỉnh Cà Mau, hành trình vận chuyển, loại hàng hóa, khối lượng...;

(3) Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn thời hạn theo quy định của Bộ Y tế;

(4) Bản cam kết và Nhật ký hành trình theo Mẫu số 2a (nộp lại khi ra chốt);

(5) Giấy kiểm soát phương tiện theo Mẫu số 3 (nộp lại khi ra chốt);

Chỉ thực hiện giao/nhận hàng hóa tại điểm lên/xuống hàng hóa tập trung do chính quyền địa phương bố trí hoặc điểm lên/xuống hàng hóa do doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh bố trí đã được UBND các huyện, thành phố cho phép.

Trong quá trình hoạt động, lái xe phải thực hiện việc ghi chép lại hành trình vận chuyển, các điểm dừng nghỉ dọc đường, hạn chế tiếp xúc với người khác; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Trong thời gian chờ xếp/dỡ hàng hóa, lái xe, người đi cùng phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế tạm thời; thực hiện nghiêm túc quy định 5K, không được tiếp xúc trực tiếp với người khác.

Người điều khiển phương tiện và người đi cùng phải thực hiện cách ly y tế tạm thời theo đúng quy định đến khi tiếp nhận phương tiện hoạt động vận chuyển chuyến tiếp theo; đối với trường hợp không tiếp tục tham gia vận chuyển, phải thông báo đến chính quyền địa phương để thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định.

2.2. Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện đường thủy nội địa

Người điều khiển phương tiện, người đi cùng khi qua chốt kiểm soát để vào tỉnh Cà Mau phải được test nhanh SARS-CoV-2; thực hiện khai báo y tế và phải có các loại giấy tờ sau:

(1) Hóa đơn (hoặc phiếu xuất kho);

(2) Giấy vận chuyển hoặc Phương án vận chuyển do đơn vị tự lập có các nội dung chính như: Bin s phương tiện; tên thuyền trưởng và người đi cùng; ngày giờ xuất phát tại điểm đi, địa chỉ điểm đi; dự kiến ngày giờ xuống hàng tại điểm đến, địa chỉ điểm đến, ngày rời khỏi tỉnh Cà Mau, hành trình vận chuyển, loại hàng hóa, khối lượng...;

(3) Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn thời hạn theo quy định của Bộ Y tế; trong trường hợp thời gian hành trình di chuyển từ điểm đi đến điểm đến dài hơn thời hạn hiệu lực của Giấy xét nghiệm thì được kéo dài thời gian hiệu lực của Giấy xét nghiệm cho đến khi phương tiện đến chốt kiểm soát dịch (có tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2) gần nhất để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định trước khi tiếp tục hành trình.

(4) Bản cam kết và Nhật ký hành trình theo Mẫu số 2b (nộp lại khi ra chốt).

Phải thực hiện việc giao/nhận hàng hóa tại các cảng, bến thủy nội địa và điểm tập kết hàng hóa, vật liệu phục vụ xây dựng công trình đã được cơ quan chức năng cấp phép.

Thông qua người tại địa phương để ủy quyền thực hiện thủ tục vào/ra cảng, bến. Trường hợp không có người ủy quyền làm thủ tục cảng vụ, chỉ cử 01 người đại diện lên bờ làm thủ tục phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K; người điều khiển phương tiện và người đi cùng phải thực hiện cách ly y tế tạm thời trên phương tiện, trường hợp không tiếp tục tham gia vận chuyển, phải thông báo đến chính quyền địa phương để thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định.

Trường hợp phương tiện vào tỉnh Cà Mau để thu mua các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản tại các khu vực không có điểm lên/xuống hàng hóa được các cơ quan chức năng cấp phép phải thực hiện đăng ký trước với chính quyền địa phương cấp xã (bằng điện thoại hoặc Zalo) nơi đến để giám sát công tác phòng, chống dịch theo quy định.

3. Kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng hóa vào/ra địa bàn tỉnh

3.1. Kiểm soát phương tiện tại Chốt kiểm soát ra/vào tỉnh

- Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các Chốt kiểm soát: phối hợp kiểm soát đúng, đủ các giấy tờ cần thiết (Hóa đơn hoặc phiếu xuất kho; Giấy vận chuyển hoặc Phương án vận chuyển do đơn vị tự lập, Lệnh điều động phương tiện, ...), số lượng người trên phương tiện, xác định rõ lịch trình của phương tiện khi vào tỉnh, ngày rời khỏi tỉnh; dán Giấy kiểm soát phương tiện (Mẫu số 3) lên phía trong bên phải của kính chắn gió và phía sau xe.

- Khi đến Chốt kiểm soát để ra khỏi tỉnh, người điều khiển phương tiện nộp lại Bản cam kết, Nhật ký hành trình và Giấy kiểm soát phương tiện (đối với xe vận chuyển hàng hóa), phải đảm bảo đúng bin kiểm soát, đúng, đủ số lượng người đi theo phương tiện; đúng ngày đã khai báo khi vào (trường hợp có lý do chính đáng không ra đúng ngày thì phải báo chính quyền địa nơi phương tiện đậu, đỗ xác nhận).

- Không giải quyết cho phương tiện ra khỏi tỉnh nếu không đúng thông tin đã khai báo khi vào tỉnh (trừ trường hợp đã được làm rõ lý do). Lực lượng tại Chốt kiểm soát phối hợp với cơ quan chức năng xử lý người điều khiển phương tiện, doanh nghiệp nếu để phương tiện hoạt động, người đi theo phương tiện vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

3.2. Kiểm soát lịch trình di chuyển

- Chủ doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện, người đi theo phương tiện chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện theo đúng lịch trình đã khai báo, cam kết (không dừng, đỗ, cho người lên/xuống ngoài mục đích hoạt động vận chuyển hàng hóa và nội dung khai báo; hạn chế tiếp xúc với người khác...).

- Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau giám sát chặt chẽ lịch trình di chuyển của các phương tiện vận tải đến các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa trên địa bàn thành phố; hoặc đến địa bàn giáp ranh khi các phương tiện vận chuyển hàng hóa về các huyện, Ủy ban nhân dân các huyện giám sát lịch trình di chuyển của các phương tiện vận tải khi vào địa bàn phụ trách; đảm bảo sau khi vào địa bàn, phương tiện vận tải đi đúng lịch trình, đảm bảo đúng, đủ số người trên phương tiện, đến đúng địa điểm tập kết, bốc xếp hàng hóa do địa phương bố trí. Tổ chức kết nối, thông tin kịp thời (24/24 giờ) đến các lực lượng và Tổ COVID cộng đồng tại các địa bàn, để quản lý chặt người và phương tiện khi vào địa bàn do địa phương quản lý.

- Khi phương tiện bắt đầu rời khỏi địa bàn quản lý thì lực lượng giám sát, Tổ COVID cộng đồng (tại điểm bốc xếp hàng hóa) thông tin đày đủ, kịp thời về người trên phương tiện, biển kiểm soát đến Chốt của huyện, thành phố để giám sát, quản lý lịch trình tương tự như khi vào địa bàn.

- Phát tờ rơi (có số điện thoại tiếp nhận thông tin đường dây nóng) tuyên truyền mạnh mẽ hơn cho người dân, các hộ sinh sống trên các tuyến giao thông (thủy, bộ) có nhiều phương tiện vào tỉnh; phát động để người dân cùng chính quyền cơ sở giám sát, phản ánh kịp thời các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch (ghi lại hình ảnh xe/người vi phạm gửi về phần mềm “giám sát phương tiện giao thông”, để các cơ quan chức năng kịp thời xử lý).

3.3. Kiểm soát tại các điểm xếp, dỡ hàng hóa

- Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau phối hợp với các lực lượng chức năng phân luồng các loại xe vận chuyển hàng hóa rau, củ, quả, hàng nông sản... xuống hàng hóa tập trung tại Chợ đầu mối Phường 7; vận chuyển hàng tiêu dùng xuống hàng hóa tập trung tại Bến xếp dỡ Phường 1; các hàng hóa còn lại xuống hàng hóa tại các bến bãi của các doanh nghiệp, của Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau đã bố trí.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau thẩm định thật kỹ các điều kiện và chịu trách nhiệm về việc công nhận bến bãi lên/xuống hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn; duy trì ít nhất 01 địa điểm lên/xuống hàng hóa tập trung trên địa bàn huyện, thành phố đảm bảo đủ diện tích, đáp ứng điều kiện xếp/dỡ hàng hóa của phương tiện và đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch.

Bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điểm lên/xuống hàng hóa trên địa bàn; trang bị camera an ninh, đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ người điều khiển, người đi trên phương tiện; tuyệt đối không để người điều khiển, người đi trên phương tiện tiếp xúc với người khác. Đảm bảo nơi nghỉ ngơi tạm thời, sinh hoạt cá nhân trong thời gian chờ lên/xuống hàng hóa.

Phải bố trí điểm cách ly y tế tạm thời đối với người điều khiển và người đi trên phương tiện có nhu cầu lưu trú lại địa phương; bố trí đủ lực lượng, phối hợp với Tổ COVID cộng đồng giám sát chặt chẽ như đối với nơi cách ly tập trung.

- Hạn chế tối đa các trường hợp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa vào tỉnh bốc xếp hàng hóa tại bến bãi, điểm cố định riêng; chỉ cho phép những phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, vật liệu nặng, cung cấp cho các đại lý lớn của tỉnh và hệ thống các chuỗi cửa hàng, siêu thị của các đơn vị phân phối lớn (sử dụng phương tiện có Logo riêng của doanh nghiệp để vận chuyển, mỗi doanh nghiệp được phép sử dụng tối đa không quá 02 điểm lên/xuống hàng hóa).

- Các doanh nghiệp có điểm lên/xuống hàng hóa phải bố trí khu cách ly tạm thời đảm bảo đủ các điều kiện về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để người điều khiển phương tiện, người theo phương tiện rời khỏi khu vực quản lý, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch (có văn bản cam kết cụ thể).

Đối với các doanh nghiệp không có nơi nghỉ, lưu trú tạm thời đảm bảo các điều kiện cách ly phòng, chống dịch thì người điều khiển phương tiện, người đi theo phương tiện phải chấp hành nghiêm túc việc cách ly tạm thời tại nơi ở tạm, tập trung do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bố trí.

- Tổ COVID cộng đồng tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ người, phương tiện đến/về địa bàn, kịp thời phát hiện để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; phối hợp với các chốt, trạm kiểm soát để nhận thông tin và quản lý chặt chẽ lái xe, lái tàu và người theo xe, tàu vận chuyển hàng hóa được phép lưu thông vào địa bàn tỉnh khi đến địa phương và trong thời gian chờ bốc xếp hàng hóa.

IV. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát

- Sở Thông tin và Truyền thông triển khai phần mềm kiểm soát người và phương tiện đến/về tỉnh tại 04 chốt đường bộ cửa ngõ vào tỉnh Cà Mau (chốt Quản lộ Phụng hiệp, Quốc lộ 1A, đường Xuyên Á và Quốc lộ 63): Có khai báo y tế, nhận diện AI, phân thành nhiều nhóm, loại phương tiện, nhắn tin SMS tức thì đến cấp xã để quản lý, chỉ định quản lý khi người, phương tiện đến địa phương; địa phương thực hiện quản lý, kịp thời xác nhận và thông báo phản hồi việc quản lý trực tiếp trên phần mềm; đảm bảo xác nhận 100% phương tiện vào địa bàn. Mở rộng các phần mềm này đến các chốt đường thủy vào tỉnh Cà Mau.

- Sử dụng phần mềm “giám sát phương tiện giao thông” và hệ thống camera an ninh của địa phương hiện có trên địa bàn tỉnh, ứng dụng công nghệ mới AI để có thêm chức năng quản lý người/phương tiện lưu thông trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên quản lý, giám sát trên các tuyến Quốc lộ, các bến, bãi có tập trung nhiều người/phương tiện đậu, đỗ lên/xuống hàng hóa; quản lý, giám sát chặt chẽ tất cả phương tiện/người trên phương tiện vào địa bàn tỉnh, như: Cảnh báo tụ tập đông người, vượt rào khỏi khu cách ly tạm thời, truy vết thông báo tức thời vị trí xe cần tìm, xem lại hành trình xe di chuyển qua các cung đường có camera giám sát.

V. Xử lý vi phạm

- Nghiêm cấm các phương tiện chở hàng hóa lợi dụng việc chở người đi theo để chở người từ ngoài tỉnh vào tỉnh Cà Mau; di chuyển không đúng lịch trình đã cam kết; xuống hàng hóa không đúng bến bãi; dừng, đỗ không đúng nơi quy định; vi phạm quy định 5K.

- Đối với những trường hợp vi phạm sẽ bị cách ly tập trung và xử lý nghiêm theo quy định hiện hành; trường hợp người điều khiển phương tiện ngoài tỉnh vào, sau khi xử phạt theo quy định, thực hiện xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 có thể xử lý cho rời khỏi tỉnh và thông báo đến địa phương, doanh nghiệp chủ phương tiện đó; nếu tái phạm sẽ cấm mọi hoạt động vận chuyển liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp có phương tiện vi phạm trên địa bàn tỉnh./.

 

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SỔ NHẬT KÝ

PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG NỘI TỈNH
(ÁP DỤNG CHO VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐƯỜNG THỦY, ĐƯỜNG BỘ)

Biển kiểm soát: ............................................................................................................

Tên đơn vị (1): .............................................................................................................

Địa chỉ đơn vị: .............................................................................................................

Điện thoại (2): ..............................................................................................................

 

 

Đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu (nếu có))

 

Ghi chú:

(1): Ghi tên đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng hóa.

(2): Số điện thoại của người ký tên.

Sổ nhật ký này do đơn vị tự phát hành, được đóng thành quyển tối thiểu 20 trang, đóng dấu giáp lai (nếu có); đơn vị có trách nhiệm kiểm tra sau mỗi chuyến vận chuyển để kịp thời nhắc nhở, yêu cầu người điều khiển phương tiện ghi đầy đủ các nội dung; có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện người điều khiển phương tiện không ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.

Ngày: ............. tháng ................... năm 2021. Chuyến vận chuyển thứ: ......................

1. Họ và tên (người điều khiển phương tiện): ........................................................................

Số điện thoại: ............................................................................................................

2. Họ và tên (người đi cùng thứ 1): .......................................................................................;

Số điện thoại: ............................................................................................................

- Họ và tên (người đi cùng thứ 2): ..........................................................................................;

Số điện thoại: ............................................................................................................

- Họ và tên (người đi cùng thứ 3): ...........................................................................................;

Số điện thoại: ............................................................................................................

- Họ và tên (người đi cùng thứ 4): ............................................................................................;

Số điện thoại: ............................................................................................................

3. Loại hàng hóa vận chuyển: .....................................................;Khối lượng: ................. (tấn).

4. Thời gian, địa điểm lên hàng hóa: Lúc ......... giờ, ngày ...../...../2021. Tại số .................;

đường ....................................; khóm (ấp) ............................................................................

phường (xã) .....................................; huyện: ........................................................................

- Có tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại của từng người):

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

5. Thời gian, địa điểm xuống hàng hóa: Lúc ...... giờ ngày .../..../2021. Tại số ................;

đường ........................................................................; khóm (ấp) ....................................

phường (xã) ........................................................................; huyện: ....................................

- Có tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại của từng người):

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

6. Hành trình di chuyển (các tuyến đường từ địa điểm lên đến địa điểm xuống hàng hóa):

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

7. Các điểm dừng dọc đường (chỉ được dừng khi thật sự cần thiết):

(1) Tại số .................; đường .......................................... ; khóm (ấp) ....................................

phường (xã) ........................................................................ ; huyện: ....................................

- Có tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại của từng người):

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

(2) Tại số .................; đường ............................................; khóm (ấp) ....................................

phường (xã) ........................................................................; huyện: ....................................

- Có tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại của từng người):

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

 

Người điều khiển phương tiện
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

Mẫu số 2a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CAM KẾT

Giấy này nộp lại tại chốt kiểm dịch trước khi ra khỏi địa bàn tỉnh

I. Biển số xe: .................................... Nơi xuất phát ........................................................................

1. Họ và tên lái xe: .................................... SĐT: ............... Số CCCD: ....................................

2. Họ và tên phụ xe: .................................... SĐT: ............... Số CCCD: ....................................

3. Họ và tên người đi cùng: ......................... SĐT: ............... Số CCCD: ....................................

II. Địa điểm lên/xuống hàng và thời gian vào, ra địa bàn tỉnh Cà Mau:

1. Điểm lên hàng: .................................... Điểm xuống hàng ......................................................

2. Hành trình di chuyển từ nơi xuất phát đến nơi xuống hàng: ...................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

3. Thời gian vào địa bàn tỉnh Cà Mau: .................................... ra khỏi địa bàn tỉnh Cà Mau: ....................................

4. Địa điểm, thời gian lưu trú tại Cà Mau (trên xe hoặc nơi doanh nghiệp bố trí hoặc điểm lên/xuống hàng tập trung,...): ............................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

III. Cam kết

1. Trong suốt hành trình từ điểm xuất phát đến điểm lên/xuống hàng không dừng, đỗ xe dọc đường (trừ các điểm dừng do cơ quan có chức năng bố trí hoặc trường hợp cấp thiết);

2. Trong suốt thời gian từ điểm xuất phát đến điểm lên/xuống hàng và đến khi rời khỏi địa bàn tỉnh Cà Mau, lái xe, người trên xe phải thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác.

3. Giữ đúng số lượng người đi trên xe khi vào/ra khỏi chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau và không được thay đổi người.

4. Lái xe có trách nhiệm xuất trình Bản cam kết này khi vào/ra chốt kiểm dịch Cà Mau.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nội dung trên và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm./.

 

Xác nhận của chốt kiểm dịch

...................................................

...................................................

Cà Mau, ngày ... tháng ... năm 2021
LÁI XE

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

Nếu có thay đổi người đi trên xe, phải thông báo ngay cho chết kiểm dịch khi vào đến chốt và người ở lại phải khai báo y tế để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

 

NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH

Theo hành trình di chuyển từ nơi xuất phát đến nơi xuống hàng và đến khi rời khỏi tỉnh Cà Mau

Không dừng dọc đường:

Có dừng dọc đường:

1. Dừng lần 1 (nêu lý do dừng): ........................................................................

Thời gian dừng: Lúc ....... giờ ngày ...../....../2021 đến giờ ngày ..../...../2021

tại: ................................................................................................................................................

Địa chỉ: số ...........;đường ....................................;phường (xã) ...............;huyện: .......................

Tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại):

(1) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(2) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(3) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

2. Dừng lần 2 (nêu lý do dừng): ........................................................................

Thời gian dừng: Lúc ..... giờ ngày ..../..../2021 đến giờ ngày ..../..../2021

tại: ................................................................................................................................................

Địa chỉ: số ...........;đường ....................................;phường (xã) ...............;huyện: .......................

Tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại):

(1) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(2) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(3) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

3. Dừng lần 3 (nêu lý do dừng): ........................................................................

Thời gian dừng: Lúc ..... giờ ngày ..../..../2021 đến giờ ngày ..../..../2021

tại: ................................................................................................................................................

Địa chỉ: số ...........;đường ....................................;phường (xã) ...............;huyện: .......................

Tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại):

(1) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(2) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(3) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

Tôi xin cam đoan nội dung ghi nhật ký hành trình nêu trên đảm bảo trung thực, đầy đủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

LÁI XE
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

Trường hợp không có dừng dọc đường trong suốt hành trình thì không phải điền các thông tin theo mẫu, lái xe chỉ đánh “x” vào ô không dừng dọc đường và ký tên xác nhận.

 

Mẫu số 2b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CAM KẾT

Giấy này nộp lại tại chốt kiểm dịch trước khi ra khỏi địa bàn tỉnh

I. Biển phương tiện: .................................... Nơi xuất phát ........................................................

1. Họ và tên thuyền trưởng: .................................... SĐT: ............... Số CCCD: .........................

2. Họ và tên thuyền viên: .................................... SĐT: ............... Số CCCD: .............................

II. Địa điểm lên/xuống hàng và thời gian vào, ra địa bàn tỉnh Cà Mau:

1. Điểm lên hàng: .................................... Điểm xuống hàng ......................................................

2. Hành trình di chuyển từ nơi xuất phát đến nơi xuống hàng: ...................................................

3. Thời gian vào địa bàn tỉnh Cà Mau: .................................... ra khỏi địa bàn tỉnh Cà Mau: ........

4. Địa điểm, thời gian lưu trú tại Cà Mau:

III. Cam kết

1. Trong suốt hành trình từ điểm xuất phát đến điểm lên/xuống hàng không dừng, nghỉ dọc đường; tất cả người trên phương tiện phải thực hiện khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định;

2. Tại điểm lên/xuống hàng hóa tất cả người không được tiếp xúc với người khác, không di chuyển qua phương tiện khác và không được lên bờ; chỉ cử người đại diện (có Giấy chứng nhận kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ) lên bờ làm thủ tục cho phương tiện ra, vào cảng, bến thủy nội địa.

3. Giữ đúng số lượng người đi trên phương tiện khi vào/ra khỏi chốt kiểm dịch Cà Mau và không được thay đổi người.

4. Thuyền trưởng có trách nhiệm xuất trình Bản cam kết này khi vào/ra các chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nội dung trên và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm./.

 

Xác nhận của chốt kiểm dịch

...................................................

...................................................

Cà Mau, ngày ... tháng ... năm 2021
THUYỀN TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

Nếu có thay đổi người đi trên phương tiện, phải thông báo ngay cho chốt kiểm dịch khí vào đến chốt và người ở lại phải khai báo y tế để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định

 

NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH

Theo hành trình di chuyển từ nơi xuất phát đến nơi xuống hàng và đến khi rời khỏi tỉnh Cà Mau

Không dừng dọc đường: □

Có dừng dọc đường:

1. Dừng lần 1 (nêu lý do dừng): ....................................................................................

Thời gian dừng: Lúc ..... giờ ngày ..../..../2021 đến giờ ngày ..../..../2021

tại: ................................................................................................................................................

Địa chỉ: số ...........;đường ....................................;phường (xã) ...............;huyện: .......................

Tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại):

(1) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(2) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(3) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

2. Dừng lần 2 (nêu lý do dừng): ..........................................................................................

Thời gian dừng: Lúc ..... giờ ngày ..../..../2021 đến giờ ngày ..../..../2021

tại: ................................................................................................................................................

Địa chỉ: số ...........;đường ....................................;phường (xã) ...............;huyện: .......................

Tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại):

(1) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(2) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(3) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

3. Dừng lần 3 (nêu lý do dừng): ......................................................................................

Thời gian dừng: Lúc ..... giờ ngày ..../..../2021 đến giờ ngày ..../..../2021

tại: ................................................................................................................................................

Địa chỉ: số ...........;đường ....................................;phường (xã) ...............;huyện: .......................

Tiếp xúc với ai (ghi rõ họ và tên, số điện thoại):

(1) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(2) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

(3) ........................................................................ điện thoại: ....................................;

Tôi xin cam đoan nội dung ghi nhật ký hành trình nêu trên đảm bảo trung thực, đầy đủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

THUYỀN TRƯỞNG
(ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

Ghi chú:

Trường hợp không có dừng dọc đường trong suốt hành trình thì không phải điền các thông tin theo mẫu, thuyền trưởng chỉ đánh “x” vào ô không dừng dọc đường và ký tên xác nhận.

 

Mẫu số 3

MẪU GIẤY KIỂM SOÁT PHƯƠNG TIỆN

(Áp dụng cho phương tiện đường bộ hoạt động vào/ra địa bàn tỉnh)

 

PHỤ LỤC 3

QUẢN LÝ NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN
(Kèm theo Quyết định số:
2157/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

1. Quản lý phương tiện hoạt động trên biển và ra, vào cửa biển

1.1. Phân nhóm phương tiện để quản lý.

- Nhóm phương tiện có thời gian hoạt động trên bin dưới 03 ngày.

- Nhóm phương tiện có thời gian hoạt động trên biển từ 03 ngày trở lên.

- Nhóm phương tiện có tiếp xúc không phức tạp (các phương tiện hoạt động trên biển có tiếp xúc với phương tiện khác trong tỉnh) hoặc không tiếp xúc.

- Nhóm phương tiện có tiếp xúc phức tạp: Các phương tiện hoạt động trên biển có tiếp xúc với phương tiện ngoài tỉnh; có ra, vào các cửa bin tỉnh ngoài; có tiếp xúc với phương tiện nước ngoài; vi phạm vùng biển nước ngoài.

1.2. Tất cả phương tiện khi hoạt động trên biển phải kê khai lịch trình hoạt động trên biển, khi vào cửa biển trình báo tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng (theo mẫu cam kết của Bộ đội Biên phòng).

1.3. Chủ phương tiện thông báo thời gian phương tiện của mình vào bờ, số lượng người, hoạt động tiếp xúc trên biển trước khi vào bờ, để lực lượng Biên phòng, chính quyền địa phương phân nhóm và chủ động trong xử lý.

1.4. Khuyến khích chủ phương tiện tổ chức cho phương tiện của mình hoạt động dài ngày trên biển, chỉ vào đất liền khi thật sự cần thiết. Chủ phương tiện, thuyền trưởng thông báo Đồn, Trạm Kiểm soát Biên phòng, chính quyền địa phương nắm số lượng phương tiện có nhu cầu chuyển tải sản phẩm thủy sản và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, để bố trí lực lượng, phương tiện dịch vụ hậu cần phục vụ ngay trên bin.

2. Quản lý hoạt động bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa tại cảng cá, bến cá

2.1. Tổ chức hoạt động các cảng cá, bến cá

- Đối với cảng cá, bến cá do nhà nước quản lý: Ban Quản lý các Cảng cá tỉnh Cà Mau rà soát, sắp xếp, bố trí đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để phục vụ hoạt động, đáp ứng được yêu cầu. Xây dựng phương án, tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ, đảm bảo các quy định trong phòng, chống dịch bệnh.

- Đối với các bến cá của tư nhân: Chỉ cho phép hoạt động đối với các bến cá đảm bảo các điều kiện, tiêu chí về vị trí, trang thiết bị, diện tích vùng nước, vùng đất, an toàn thực phẩm, lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo các điều kiện trong phòng, chống dịch bệnh, được Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thẩm định thống nhất; xây dựng, ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng hoặc thực hiện theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”.

- Khuyến khích các cơ sở thu mua, dịch vụ hậu cần tổ chức thực hiện chuỗi liên kết, cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa, ngư cụ, trang thiết bị và thu mua, chuyển tải sản phẩm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của phương tiện dài ngày.

2.2. Kiểm soát bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa:

- Tại cảng cá nhà nước quản lý do Nghiệp đoàn bốc xếp được Ban Quản lý các Cảng cá tỉnh Cà Mau sắp xếp, quản lý chặt chẽ và thực hiện theo phương án của cảng về phòng, chống dịch.

- Tại các bến cá tư nhân do chủ bến cá bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động đúng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch đã ban hành.

- Khi phương tiện cập cảng cá, bến cá, người đi trên phương tiện tuyệt đối không được lên cảng cá, bến cá; chỉ tham gia bốc xếp ở dưới phương tiện và thực hiện đảm bảo quy định 5K trong quá trình bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa.

3. Quản lý người, phương tiện trong thời gian vào bờ

3.1. Nhóm phương tiện có thời gian hoạt động trên biển dưới 03 ngày (kể cả phương tiện ngoài tỉnh, gia đình chủ phương tiện có nơi cư trú tại Cà Mau trên 30 ngày) khi vào bờ, nếu thuộc nhóm có tiếp xúc không phức tạp hoặc không tiếp xúc, người đi trên phương tiện không thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng ở cửa biển; phương tiện được phép về bến nhà neo đậu; người đi trên phương tiện được về nhà, nhưng phải hạn chế tiếp xúc, giao tiếp và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh như những người ở đất liền. Trường hợp thuộc nhóm có tiếp xúc phức tạp, phải test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng ở cửa biển đối với 30% người đi trên phương tiện; người và phương tiện phải thực hiện biện pháp quản lý quy định tại mục 3.3.

3.2. Nhóm phương tiện có thời gian hoạt động trên biển từ 03 ngày trở lên (kể cả phương tiện ngoài tỉnh, gia đình chủ phương tiện có nơi cư trú tại Cà Mau trên 30 ngày) khi vào bờ phải test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng ở cửa biển đối với 30% người đi trên phương tiện và thực hiện khai báo để phân nhóm. Trường hợp thuộc nhóm có tiếp xúc không phức tạp hoặc không có tiếp xúc, phương tiện được phép về bến nhà neo đậu; người đi trên phương tiện được về nhà, nhưng phải hạn chế tiếp xúc, giao tiếp và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh như nhng người ở đất liền. Trường hợp thuộc nhóm có tiếp xúc phức tạp, người và phương tiện phải thực hiện biện pháp quản lý quy định tại mục 3.3.

3.3. Đối với phương tiện ngoài tỉnh vào các cửa biển tỉnh Cà Mau (trừ trường hợp gia đình chủ phương tiện có nơi cư trú tại Cà Mau trên 30 ngày) phải test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng ở cửa biển đối với 30% người đi trên phương tiện. Người và phương tiện được quản lý như sau: Khi vào bờ người phải ở trên phương tiện và đưa phương tiện đi cách ly tập trung trên đoạn sông được chỉ định (nơi có điều kiện thuận lợi cho việc neo đậu, đảm bảo cho việc quản lý, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo dõi, giám sát) hoặc tại nơi được chủ phương tiện, đối tác chủ phương tiện bố trí (có nơi cách ly riêng trên bờ); người đi trên phương tiện không được ra khỏi nơi cách ly, không tiếp xúc với người khác (kể cả người của phương tiện khác tại nơi cách ly); trong quá trình cách ly, thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 03 ngày/lần (mỗi lần ít nhất 30%/tổng người đi trên phương tiện) cho đến khi ra biển. Những phương tiện không có nhu cầu tiếp tục ra biển sản xuất thì đưa người đến khu cách ly tập trung trên đất liền theo quy định, phương tiện được phép đưa về bến nhà neo đậu.

Chi phí liên quan đến test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, chi phí ăn uống, ... trong thời gian cách ly, cho đến khi ra biển trở lại do chủ phương tiện, chủ cơ sở thu mua thống nhất chi trả, hỗ trợ cho người đi trên phương tiện.

4. Trách nhiệm của Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan

4.1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan, chính quyền địa phương thực hiện kiểm soát, quản lý phương tiện ra, vào cửa biển; xác định phân loại, nhóm phương tiện tiếp xúc phức tạp, không phức tạp để quyết định biện pháp quản lý, xử lý theo các nội dung có liên quan nêu trên; yêu cầu chủ phương tiện, thuyền trưởng ký cam kết, chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai báo về lịch trình, lịch sử tiếp xúc của phương tiện trong quá trình hoạt động trên biển.

4.2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan thiết lập các chốt kiểm soát (nếu cần thiết), cử lực lượng tham gia quản lý, giám sát nơi cách ly tập trung trên đoạn sông được chỉ định, tại nơi được chủ phương tiện bố trí; kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định, cố ý vi phạm công tác phòng, chống dịch bệnh.

4.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan thực hiện công tác quản lý, kiểm soát hoạt động bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa tại cảng cá, bến cá đảm bảo thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh. Trước mắt, chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn chính quyền địa phương kiểm tra, khảo sát các điều kiện, tiêu chí cơ bản của bến cá tư nhân để bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa; về lâu dài, phối hợp với các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn các bến cá tư nhân lập hồ sơ, thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng đúng theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Ban hành mẫu kế hoạch phòng, chống dịch tại các bến cá tư nhân.

4.4. Sở Y tế theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tăng cường lực lượng hỗ trợ chuyên môn trong việc test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm RT - PCR SARS-CoV-2, có phương án đảm bảo các trang thiết bị y tế, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan khi có yêu cầu.

4.5. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định, cố ý vi phạm công tác phòng, chống dịch bệnh.

4.6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo, Đài, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền các nội dung liên quan đến quản lý người, phương tiện hoạt động trên biên phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới để doanh nghiệp, người dân biết, thực hiện.

4.7. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, khảo sát, chỉ định đoạn sông, các bến neo đậu, nơi cách ly được chủ phương tiện bố trí (nơi cách ly riêng trên bờ) đảm bảo yêu cầu, điều kiện thuận lợi cho việc neo đậu, quản lý, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo dõi, giám sát trong thời gian cách ly; xác định số lượng phương tiện neo đậu cách ly đối với từng khu vực, bến cụ thể; qua đó thống nhất với chủ phương tiện, chủ các cơ sở thu mua thực hiện cách ly phương tiện của mình hoặc của đối tác mình khi vào bờ.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ người đi trên phương tiện khi về gia đình hoặc đang thực hiện các biện pháp cách ly, qua đó có giải pháp quản lý phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

4.8. Chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở thu mua (đối tác của chủ phương tiện) chủ động có kế hoạch, phương án đề xuất với lực lượng Biên phòng, với chính quyền địa phương (trước khi phương tiện vào bờ) việc thực hiện cách ly người và phương tiện tại nơi được bố trí. Cam kết bằng văn bản việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh trong thời gian vào bờ./.

 

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Kèm theo Quyết định số:
2157/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

Việc xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 chỉ áp dụng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại có trên 10 lao động. Các đơn vị trước đây đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, được cấp thẩm quyền phê duyệt, nếu còn phù hợp thì tiếp tục thực hiện (không phải phê duyệt lại), nếu kế hoạch được phê duyệt không còn phù hợp hoặc chưa xây dựng thì khẩn trương điều chỉnh lại hoặc xây dựng mới và tự phê duyệt để tổ chức thực hiện; gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có trụ sở của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại) để theo dõi, giám sát việc thực hiện.

I. Lĩnh vực sản xuất

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, sơ chế nông, lâm, thủy sản xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu Kế hoạch-SX đính kèm.

II. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại

1. Đối với các chợ truyền thống

Xây dựng và tự phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu Kế hoạch-TMDV đính kèm, trong đó lưu ý:

1.1. Đối với Ban quản lý/Tổ quản lý chợ

- Tổ chức sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích; có biện pháp điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm.

- Tại khu vực lối vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng vào chợ phải sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định.

- Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn khu vực chợ.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế địa phương nếu phát hiện người trong chợ có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, khó thở.

1.2. Đối với các điểm, quầy trong chợ

- Thực hiện giãn cách giữa các hộ kinh doanh, quầy bán hàng phù hợp tình hình thực tế tại chợ để bảo đảm khoảng cách an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

- Bố trí vách ngăn/kéo dây/kẻ vạch giãn cách giữa khách hàng với người bán hàng đảm bảo an toàn.

- Hàng hóa phải niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết.

- Giao/nhận hàng, thu/trả tiền: qua dụng cụ khay, rổ... phun khử khuẩn, giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Xây dựng và tự phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu Kế hoạch-TMDV đính kèm, trong đó lưu ý:

- Bố trí vách ngăn/kéo dây/kẻ vạch bảo đảm khoảng cách an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong khu vực trưng bày hàng hóa.

- Bố trí nhân viên hướng dẫn người dân đến mua sắm hàng hóa, đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch theo quy định ngay từ khu vực để xe, lối ra, vào và trong khu vực trưng bày hàng hóa.

- Tổ chức đo thân nhiệt cho khách hàng, người làm việc.

- Giao/nhận hàng, thu/trả tiền: qua dụng cụ khay, rổ...phun khử khuẩn, khuyến khích các hình thức thanh toán điện tử (quẹt thẻ ngân hàng, quét mã QR hoặc chuyển khoản...), giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

- Khuyến khích các mô hình đặt hàng và giao, nhận trực tuyến, nhằm hạn chế tối đa việc di chuyển và tiếp xúc gần khi giao dịch.

- Vệ sinh, khử khuẩn bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, khu vệ sinh... tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cần thiết.

- Phải bố trí khu vực cách ly y tế tạm thời tại siêu thị, trung tâm thương mại.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế địa phương nếu phát hiện người tại cơ sở có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, khó thở.

3. Đối với hộ kinh doanh (cửa hàng tạp hóa)

- Bố trí vách ngăn/kéo dây/kẻ vạch giãn cách giữa khách hàng với người bán hàng đảm bảo an toàn; sắp xếp, bày bán hàng đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Giao/nhận hàng, thu/trả tiền: qua dụng cụ khay, rổ... phun khử khuẩn, giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế địa phương nếu phát hiện người tại cửa hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, khó thở.

4. Đối với các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

4.1. Đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu

- Người làm việc, khách hàng khi mua xăng dầu tại cửa hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đối với người bán hàng trực tiếp phải mang kính chống giọt bắn, phun khử khuẩn các dụng cụ, vật dụng tiếp xúc trước và sau khi hoàn thành công việc.

- Thu/trả tiền: qua dụng cụ khay, rổ... phun khử khuẩn.

4.2. Quy định về giao nhận chai LPG (bình gas loại 12kg trở lên)

- Khi giao, nhận chai LPG ngoài việc tuân thủ các quy định về an toàn trong vận chuyển, lắp đặt chai LPG theo quy định, người vận chuyển, lắp đặt chai LGP phải mang kính chống giọt bắn, mang theo dụng cụ sát khuẩn, ghi lại nhật ký giao hàng, thông tin khách hàng để phục vụ truy vết (khi cần); không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; phải phun khử khuẩn các dụng cụ, vật dụng tiếp xúc trước và sau khi hoàn thành công việc.

- Thu/trả tiền: qua dụng cụ, khay, rổ... phun khử khuẩn, khuyến khích các hình thức thanh toán trực tuyến, giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

5. Đối với hoạt động giao nhận hàng hóa tại nhà

- Người giao hàng (Shipper) phải ghi lại nhật ký giao hàng để thuận tiện trong quá trình truy vết (khi cần); phải phun khử khuẩn gói hàng trước khi giao cho người mua (đặt hàng).

- Giao/nhận hàng, thu/trả tiền: qua dụng cụ, khay, rổ... phun khử khuẩn, khuyến khích các hình thức thanh toán trực tuyến, giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

III. Theo dõi, báo cáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện; Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau theo dõi, tổng hợp báo cáo việc phê duyệt và kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, tổng hợp báo cáo kết quả hàng ngày về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Công Thương./.

 

Mẫu Kế hoạch-SX

CÔNG TY ..........

------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........../KH-.....

………., ngày ... tháng ... năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
KHI CÓ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC/NGHI MẮC COVID-19

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”
và các văn bản chỉ đạo liên quan;

Căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày .../10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị, cụ thể như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên doanh nghiệp: ........................................................................

2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: ....................................

3. Mã số thuế: ........................................................................

4. Tổng số lao động: …… người; tổng diện tích theo từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc: ..........m2. Trong đó:

- Phân xưởng 1: ....................................diện tích ....................................

- Phân xưởng 2: ....................................diện tích ....................................

(đính kèm sơ đồ mặt bằng các khu vực sản xuất).

5. Các thông tin khác:

- Thời gian làm việc (ca): ............................................................................................................

- Tổng diện tích nhà ăn: .................................... Số người lao động/ca ăn: ..................................

6. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại đơn vị:

- Họ và tên: ...................................................................; Số điện thoại: ....................................

- Chức vụ và vị trí công tác: ......................................................................................................

7. Bộ phận y tế/tên đơn vị dịch vụ y tế (trường hợp thuê dịch vụ):

- Tên đơn vị ký hợp đồng: ....................................; Địa chỉ: ....................................

- Cán bộ phụ trách công tác y tế:

Họ và tên: ....................................; Số điện thoại: ....................................

Trình độ chuyên môn: ....................................

II. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi mắc, mắc COVID-19 tại đơn vị.

- Đảm bảo sản xuất an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

2. Yêu cầu

Lãnh đạo, toàn thể người lao động trong đơn vị hiểu rõ mục đích và nghiêm túc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử lý khi có các trường hợp mắc COVID-19 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID -19 tại đơn vị.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

1. Xác định nguy cơ lây nhiễm COVID-19

a. Các vị trí có tập trung đông người: cổng ra vào, phòng ăn, khu vực làm việc theo dây chuyền, khu vực khép kín có sử dụng điều hòa, khu vực để xe chung;...):

- Vị trí 1: ....................................

- Vị trí 2: ....................................

b. Các đơn vị cung cấp dịch vụ (thức ăn, nguyên vật liệu, thu gom rác thải,...).

- Đơn vị thứ 1: .................................... Số lượng người: ....................................

- Đơn vị thứ 2: .................................... Số lượng người: ....................................

c. Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực lưu trú của người lao động và trên địa bàn của đơn vị.

2. Công tác tổ chức

- Đối với các cơ sở có quy mô lớn, thành lập tổ công tác/Ban Chỉ đạo, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể từng người đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch (trong đó có các thành phần chủ cơ sở, bộ phận y tế/đại diện đơn vị dịch vụ y tế; đại diện các phòng ban, nhân sự, vật tư, công đoàn/diện người lao động,...) theo mẫu số 1-SX.

- Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động và khách đến làm việc đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

- Yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ (nguồn nguyên liệu, ăn uống và các dịch vụ khác) ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 với đơn vị theo mẫu số 2-SX.

- Phân công người kiểm tra, đánh giá chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch và đề xuất các biện pháp khắc phục theo mẫu số 3-SX.

- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu tầm soát định kỳ theo Phụ lục 1 hoặc đột xuất khi có nghi ngờ cho người lao động có yếu tố nguy cơ cao.

3. Tổ chức tuyên truyền công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị

- Tổ chức tuyên truyền các yếu tố nguy cơ, các biện pháp, nội quy quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị cho người lao động của đơn vị và khách hàng (nếu có).

- Nội dung tuyên truyền bao gồm: Quy định 5K, các thời điểm cần rửa tay, hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách; nội quy phòng, chống dịch của đơn vị;...

- Hình thức tuyên truyền bằng phát thanh, góc truyền thông, xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ, thư điện tử... về phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực làm việc, sản xuất; nhà ăn; khu vực công cộng; tại các vị trí dễ nhìn, nhiều người qua lại.

4. Quản lý người lao động và khách đến làm việc

4.1. Khách đến làm việc

- Thực hiện khai báo y tế theo quy định.

- Kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và yêu cầu sát khuẩn tay.

- Mở số hồ sơ theo dõi (người tiếp xúc, bộ phận, thời gian, vị trí tiếp xúc).

4.2. Người lao động

- Lập danh sách người lao động gồm đầy đủ thông tin về nhà trọ, nơi lưu trú.

- Yêu cầu người lao động: Tuân thủ nghiêm quy định 5K, cài đặt ứng dụng mã QR, Bluezone, khai báo y tế bắt buộc theo quy định; Ký cam kết của người lao động với người sử dụng lao động theo mẫu số 4-SX; nếu có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... không được đến nơi làm việc, thông báo ngay đến cơ quan y tế địa phương hoặc qua đường dây nóng của Ban phòng chống dịch để được hỗ trợ kịp thời.

- Rà soát, sắp xếp và tổ chức công việc tại nơi làm việc đảm bảo khoảng cách, giãn cách; sắp xếp người lao động cố định theo phân xưởng, ca làm việc theo quy định.

- Bố trí, sắp xếp người lao động phù hợp với điều kiện sản xuất khi cơ quan chức năng tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động tránh ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.

- Người lao động ký cam kết với chủ nhà trọ theo mẫu số 5-SX; chủ nhà trọ ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 theo mẫu số 6-SX.

5. Phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong khu vực làm việc, sản xuất

- Phòng cách ly y tế tạm thời theo quy định và có luồng lối đi riêng.

- Điểm kiểm soát thân nhiệt tại cổng ra vào, điểm quét mã QR, Bluezone tại cổng ra vào, khu vực nhà ăn. Lắp đặt camera giám sát thực hiện và hỗ trợ truy vết tại các vị trí làm việc, nhà ăn, khu vực công cộng (nếu có).

- Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện ở các khu vực ra/vào các xưởng và cửa ra vào của các phòng làm việc.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch khi tổ chức ăn ca

- Đảm bảo việc rửa tay trước và sau khi ăn: Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn tại nhà ăn (đảm bảo bồn rửa tay luôn có đủ nước và xà phòng); có biện pháp giám sát, nhắc nhở người lao động rửa tay trước và sau khi ăn.

- Vệ sinh khử khuẩn: Người lao động di chuyển vào/ra nhà ăn trật tự, giữ khoảng cách, hạn chế việc tiếp xúc giữa người lao động, lối vào và lối ra riêng biệt; vệ sinh khử khuẩn bàn ăn, vách ngăn bàn ăn sau mỗi ca ăn.

- Mật độ nhà ăn: Bố trí bàn ăn không quá 04 người có vách ngăn, giãn cách bàn, thoáng khí, ...

7. Yêu cầu phòng, chống dịch đối với đơn vị cung cấp dịch vụ

- Đối với bến bãi lên xuống hàng hóa: có lối đi riêng với nơi sản xuất; có khu vực dừng, đổ xe riêng cho xe trong tỉnh và xe ngoài tỉnh; có phòng cách ly tạm thời, khu vệ sinh riêng cho tài xế, người đi cùng; khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày/khu vực.

- Kiểm tra giám sát thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ đúng theo cam kết đã ký.

- Đối với phương tiện: đăng ký lịch trình vận chuyển; khử khuẩn khi đến; đậu, đỗ đúng chỗ.

- Đối với lái xe, người đi cùng: đã xét nghiệm theo quy định; ngồi trên xe, khóa kín cửa xe trong quá trình lên xuống hàng hóa; trường hợp chờ lâu phải vào phòng cách ly tạm thời (đối với xe vận chuyển ngoài tỉnh) theo hướng dẫn của bảo vệ.

8. Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn, tăng cường thông khí nơi làm việc tại đơn vị

- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt 24/24 giờ và đủ nhà vệ sinh theo quy định; tăng thông gió hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào, sử dụng quạt.

- Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định, bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện.

IV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI MẮC, MẮC COVID-19

1. Khi có trường hợp ho, sốt, khó thở

- Thông báo cho cán bộ quản lý/cán bộ đầu mối phòng, chống dịch/cán bộ y tế.

- Hướng dẫn hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.

- Đưa đến phòng cách ly y tế tạm thời đã được bố trí tại đơn vị theo lối đi riêng.

- Gọi điện đến cơ quan y tế địa phương hoặc đường dây nóng của Ban phòng chống dịch để được hỗ trợ kịp thời.

- Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động đó.

2. Khi có trường hợp mắc/nghi mắc COVID-19 tại đơn vị

- Báo cáo ngay cho Giám đốc đơn vị để ra quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở khi có trường hợp mắc/nghi mắc trên cơ sở tình hình thực tế để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu.

- Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương và chính quyền cơ sở để xử lý theo quy định, trong thời gian chờ cơ quan chuyên môn đến phải hướng dẫn cho người mắc/nghi mắc di chuyển đến phòng cách ly y tế tạm thời.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tốt các công việc theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan y tế và chính quyền cơ sở

3. Khi nhận thông tin có trường hợp mắc COVID-19 ngoài giờ làm việc của đơn vị

- Báo cáo ngay cho Giám đốc đơn vị để biết và tạm dừng hoạt động của đơn vị để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, truy vết F1, F2 và chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế địa phương.

- Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khử khuẩn toàn bộ đơn vị đặc biệt khu vực làm việc của ca mắc.

- Chờ cơ quan y tế địa phương thông báo kết quả xét nghiệm của F1, F2 trước khi quyết định cho đơn vị hoạt động trở lại.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Toàn thể người lao động, lãnh đạo đơn vị nghiêm túc thực hiện kế hoạch này. Những cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 có trách nhiệm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị nếu không hoàn thành nhiệm vụ./.

 

 

Giám đốc đơn vị
(Ký tên đóng dấu)

 

 

Mẫu số 1-SX

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(NẾU CÓ)
TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........./QĐ-....

………., ngày ... tháng ... năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19

GIÁM ĐỐC ĐƠN VỊ ................................

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” và các văn bản chỉ đạo liên quan;

Căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp;

Căn cứ Quyết định ..../QĐ-UBND ngày .../10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Căn cứ Quy chế hoạt động của đơn vị, xét theo tình hình thực tế tại đơn vị, Ban Giám đốc đơn vị:

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:

1. Ông (Bà) .................................... - Giám đốc Công ty - Trưởng ban

2. Ông (Bà) ................................... - Chủ tịch Công Đoàn - Phó ban

3. Ông (Bà) ................................... - Đại diện bộ phận y tế công ty/dịch vụ y tế - Thành viên

4. Ông (Bà) ................................... - Cán bộ an toàn vệ sinh lao động -Thành viên

5. Ông (Bà) ................................... - Đại diện bộ phận vật tư, nhân sự, hành chính - Thành viên

6. Ông (Bà) ................................... - Trưởng Phòng/Ban/Xưởng/Bộ phận 1 - Thành viên

7. Ông (Bà) ................................... - Trưởng Phòng/Ban/Xưởng/Bộ phận 2 - Thành viên

Điều 2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị có nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai các công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020; Quyết định số 2787/QĐ- BYT ngày 05/6/2021 và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ theo tình hình dịch;

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc;

- Ban hành quy chế họp định kỳ hoặc khẩn cấp theo tình hình dịch.

- Thường xuyên được cập nhật thông tin về tình hình dịch trên trang Website của Bộ Y tế (https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/trang-chu) và trang thông tin điện tử địa phương.

- Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động và khách đến làm việc đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

- Ký cam kết về thực hiện các quy định về phòng, chống dịch với Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Yêu cầu người lao động và các đơn vị cung cấp dịch vụ (ăn uống, cung cấp nguyên liệu và các dịch vụ khác) ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 với đơn vị.

- Thực hiện tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm để đề xuất các biện pháp khắc phục.

- Tổ chức tự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng, chống dịch của đơn vị.

- Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

Điều 3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/Bà có tên ở Điều 1 và các phòng, ban liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các bộ phận liên quan;
- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC ĐƠN VỊ

 


Nguyễn Văn A

 

Mẫu số 2-SX

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
CỦA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ VỚI CHỦ DOANH NGHIỆP

BÊN A: ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ

Họ và tên người đại diện theo pháp luật: ........................................................................

Đơn vị cung cấp dịch vụ: ..................................................................................................

Địa chỉ ...............................................................................................................................

Số điện thoại: ........................................................................ Email: ....................................

Mã số doanh nghiệp: ............................................................................................................

Được đại diện theo pháp luật bởi (ông/bà): ........................................................................

BÊN B: CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

Tên CSSXKD: ........................................................................................................................

Địa chỉ ....................................................................................................................................

Số điện thoại: ........................................................................ Email: ....................................

Mã số doanh nghiệp: ............................................................................................................

Được đại diện theo pháp luật bởi (ông/bà): ........................................................................

Bên A cam kết tổ chức dịch vụ đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID -19 cho Bên B như sau:

1. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

2. Yêu cầu người lao động ký cam kết, tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của Bên B.

3. Quản lý chặt chẽ danh sách người lao động của đơn vị, lịch trình, thời gian làm việc của người lao động và cung cấp cho dịch vụ Bên B khi được yêu cầu.

4. Bên A định kỳ xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người lao động theo quy định ......... và cung cấp kết quả xét nghiệm cho Bên B theo thỏa thuận của hai bên.

5. Khi phát hiện có người lao động của Bên A nghi ngờ/mắc COVID-19 thì báo ngay với Bên B để cùng xử lý kịp thời.

Đơn vị chúng tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm trước bên B và pháp luật./.

 

BÊN B
CHỦ CƠ SỞ

 

BÊN A
ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ

 

 

Mẫu số 3-SX

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ

Các mối nguy cơ trong phòng, chống dịch COVID-19

STT

Nội dung kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Giải pháp khắc phục

Ghi chú

Đạt

Chưa đạt

Nội dung

Thời gian

I

Về công tác tổ chức, truyền thông

 

 

 

 

 

1

Có thành lập tổ công tác/Ban chỉ đạo từng thành viên

 

 

 

 

 

2

Niêm yết số điện thoại cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch tại công ty và số điện thoại đường dây nóng của y tế tại nơi làm việc

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch (hóa chất khử khuẩn, khẩu trang, máy/thiết bị đo thân nhiệt..); sơ đồ các vị trí nguy cơ rủi ro

 

 

 

 

 

4

Có phương án xử lý và bố trí phòng riêng để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở trong quá trình làm việc

 

 

 

 

 

5

Có điểm khai báo y tế, quét mã QR, Bluezone, hệ thống camera giám sát tại cổng/lối ra vào và khu vực hành lang nơi công cộng

 

 

 

 

 

6

Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống phát thanh nội bộ; treo, dán các áp phích, phân phát các tờ rơi, chạy thông tin trên bảng điện tử, màn hình về phòng, chống dịch

 

 

 

 

 

II

Công tác quản lý người lao động

 

 

 

 

 

1

Có quản lý chặt chẽ thông tin người lao động; khai báo y tế; đo thân nhiệt; xét nghiệm sàng lọc; thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, quá trình di chuyển, nơi ở theo cam kết

 

 

 

 

 

2

Đối với khách ra vào doanh nghiệp: Khai báo y tế, thực hiện quy định 5K; mở số theo dõi khách ra vào

 

 

 

 

 

3

Thực hiện giãn cách tại khu vực nhà ăn: sắp xếp giờ nghỉ giải lao/ăn trưa lệch giờ; lắp vách ngăn giữa các vị trí ngồi ăn, đảm bảo khoảng cách khi ăn, bố trí so le

 

 

 

 

 

4

Bố trí khu vực rửa tay trước và sau khi ăn.

 

 

 

 

 

 

Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn ngay sau mỗi lượt ăn

 

 

 

 

 

5

Bố trí luồng/lối đi ra vào riêng

 

 

 

 

 

III

Về quản lý người, phương tiện trong cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu

 

 

 

 

 

1

Đối với bến bãi lên/xuống hàng hóa

 

 

 

 

 

 

- Có lối đi riêng với nơi sản xuất

 

 

 

 

 

 

- Có khu vực dừng, đỗ xe riêng cho xe trong tỉnh và xe ngoài tỉnh

 

 

 

 

 

 

- Có phòng cách ly tạm thời, khu vệ sinh riêng cho tài xế, người đi cùng

 

 

 

 

 

 

- Khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày khu vực

 

 

 

 

 

2

Đối với phương tiện

 

 

 

 

 

 

- Đăng ký lịch trình vận chuyển

- Khử khuẩn khi đến

- Đỗ đúng chỗ theo quy định

 

 

 

 

 

3

Đối với lái xe, người đi cùng

 

 

 

 

 

 

- Đã xét nghiệm COVID-19 theo quy định

- Ngồi trên xe, khóa kín cửa xe trong quá trình lên xuống hàng hóa; trường hợp chờ lâu phải vào phòng cách ly tạm thời (đối với xe vận chuyển ngoài tỉnh) theo hướng dẫn của Bảo vệ

 

 

 

 

 

IV

Về quản lý các điều kiện khác

 

 

 

 

 

1

Có giải pháp kiểm soát, quản lý các hoạt động xung quanh hàng rào nhà máy

 

 

 

 

 

2

Có giải pháp phối hợp chủ nhà trọ, chính quyền địa phương kiểm soát tốt các mối nguy trên cơ sở các bản cam kết

 

 

 

 

 

3

Liên hệ cơ quan y tế để tổ chức xét nghiệm định kỳ người lao động theo quy định (RT - PCR hoặc test nhanh - kinh phí do đơn vị đảm nhiệm)

 

 

 

 

 

4

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện để kịp thời chấn chỉnh, không để mối nguy làm lây lan dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng... năm...
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 4-SX

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TY ............

Họ và tên: ........................................................................ Mã NV: ....................................

Ngày tháng năm sinh: …/…/…… Giới tính: ........................ Quốc tịch: ....................................

Hộ khẩu thường trú: Ghi rõ ấp, xã, huyện, tỉnh.

Nơi ở hiện tại: Ghi rõ số nhà, đường, khóm, xã, huyện, tỉnh (nếu ở trọ thì ghi rõ tên nhà trọ)

................................................................................................................................................

Điện thoại: ...............................................................................................................................

Vị trí công tác: ...........................................................................................................................

Phòng/Ban/Phân xưởng ............................................................................................................

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, tôi xin cam kết với Công ty thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. Tại nơi ở, đi đến nhà máy và ngược lại

- Cài đặt ứng dụng Bluezone, mã QR, Viet Nam Health, NCOVI để khai báo y tế điện tử theo quy định khi đến nơi công cộng.

- Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch theo quy định 5K (khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế) và theo các quy định khác của địa phương nơi cư trú, doanh nghiệp.

- Tuyệt đối không được tiếp xúc với người lạ, người về từ vùng dịch/khu vực phong tỏa, người đang cách ly, người đang theo dõi y tế tại nhà...

- Cán bộ, công nhân viên phải có ý thức cùng gia đình tự cách ly y tế đối với những người xung quanh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh vào gia đình, công ty.

- Chuẩn bị các vật dụng cá nhân như: khăn, khẩu trang, găng tay, quần áo sử dụng riêng khi làm việc, ...

- Thông báo cho người sử dụng lao động và không đi làm việc nếu có một trong các biểu hiện như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở...; và đang trong thời gian cách ly, theo dõi y tế tại nhà; hoặc có tiếp xúc với người nhiễm bệnh (F0), người tiếp xúc (F1), (F2). Đồng thời, thông báo với chính quyền địa phương, đường dây nóng của Ban phòng chống, dịch để được hỗ trợ kịp thời.

2. Tại nơi làm việc

- Khai báo y tế quét mã QR, Bluezone, Viet Nam Health và NCOVI.

- Luôn đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách

- Rửa tay thường xuyên tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với các bề mặt tay nắm cửa, nút bấm thang máy, ...

- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay.

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Nghiêm cấm hành vi khạc, nhổ tại nơi làm việc.

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay, ...

- Hạn chế dùng chung các dụng cụ, phương tiện lao động,...

- Không tụ tập đông người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa,... theo quy định tại nơi làm việc.

- Báo cho người quản lý/bộ phận y tế tại nơi làm việc khi có trường hợp sốt, ho, đau rát họng, khó thở, hoặc là ca bệnh, hoặc người tiếp xúc vòng 1 (F1), vòng 2 (F2).

- Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nghi ngờ hay mắc COVID-19.

3. Sau khi kết thúc công việc

- Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay.

- Thay quần áo, giầy, ủng... sử dụng khi làm việc trước khi về nhà/nơi trọ.

4. Tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19: Không phát tán các thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng.

5. Thực hiện đầy đủ nội dung, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19: Thực hiện các quy định phòng, chống dịch và hướng dẫn xử trí khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc theo yêu cầu của Công ty...

Tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm tôi xin chịu xử phạt theo quy định của Công ty và trách nhiệm trước pháp luật.

Bản cam kết làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản./.

 

ĐẠI DIỆN CÔNG TY...
(ký, đóng dấu)

 

NGƯỜI CAM KẾT
(ký ghi rõ họ và tên)

 

 

Mẫu số 5-SX

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
CỦA NGƯỜI Ở TRỌ VỚI CHỦ NHÀ TRỌ

Họ và tên: ...............................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh: .................................... Giới tính .......... Quốc tịch ....................................

Hộ khẩu thường trú: ............................................................................................................

Điện thoại: ............................................................................................................................

Địa chỉ nhà trọ: .......................................................................................................................

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, tôi xin cam kết với chủ nhà trọ và chính quyền địa phương thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, cài đặt Bluezone, thực hiện quy định 5K và các quy định, nội quy trong công tác phòng, chống dịch.

2. Không tập trung đông người trong khu nhà trọ.

3. Thông báo tình hình sức khỏe khi có một trong các triệu chứng như: sốt, ho, đau họng, khó thở và các vấn đề sức khỏe cho trạm y tế xã, đường dây nóng của ngành y tế và đơn vị đang làm việc.

4. Phối hợp với Tổ COVID cộng đồng, chính quyền cấp xã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bản cam kết làm thành 02 bản, người thuê trọ giữ 01 bản, chủ nhà trọ giữ 01 bản./.

 

CHỦ NHÀ TRỌ
(ký ghi rõ họ và tên)

 

NGƯỜI CAM KẾT
(ký ghi rõ họ và tên)

 

 

Mẫu số 6-SX

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
CỦA CHỦ NHÀ TRỌ VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Kính gửi: UBND xã/phường/thị trấn ....................................

Tôi tên là (ghi rõ họ và tên): ........................................................................

Ngày tháng năm sinh: .................................... Giới tính .............  Quốc tịch ................................

Hộ khẩu thường trú: ............................................................................................................

Điện thoại: ..............................................................................................................................

Hiện đang là chủ/ quản lý nhà trọ/khu nhà trọ tại địa chỉ: ....................................

CAM KẾT THỰC HIỆN NGHIÊM CÁC QUY ĐỊNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NHÀ TRỌ/ KHU NHÀ TRỌ, CỤ THỂ NHƯ SAU:

1. Yêu cầu về điều kiện của nhà trọ

- Đảm bảo thông thoáng, diện tích phòng trọ không nhỏ hơn 05m2/người.

- Có điểm rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí sử dụng chung trong nhà trọ/khu trọ.

- Có tờ rơi, áp phích tuyên truyền về thực hiện quy định 5K; niêm yết số điện thoại của Tổ COVID cộng đồng, đường dây nóng ngành y tế, người quản lý nhà trọ/khu nhà trọ.

- Có công trình vệ sinh khép kín ở mỗi phòng, nếu sử dụng nhà vệ sinh chung thì không quá 12 người/01 nhà vệ sinh.

- Có đủ nước sạch để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt.

- Có dung dịch tẩy rửa thông thường, thùng/chậu đựng nước, cây lau nhà để người thuê trọ tự vệ sinh khử khuẩn nơi ở.

- Có thùng rác có nắp đậy để thu gom rác thải hàng ngày.

- Đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ.

2. Yêu cầu về trách nhiệm của người ở trọ

- Thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, cài đặt Bluezone, thực hiện quy định 5K và các quy định trong công tác phòng, chống dịch tại nơi ở.

- Không tập trung đông người trong khu nhà trọ.

- Thông báo tình hình sức khỏe khi có một trong các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, khó thở và các vấn đề sức khỏe cho trạm y tế xã, đường dây nóng của ngành y tế và cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp.

- Phối hợp với Tổ COVID cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

3. Yêu cầu về trách nhiệm của chủ nhà trọ/khu nhà trọ

- Đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 đối với nhà trọ/khu nhà trọ theo quy định.

- Yêu cầu người thuê trọ ký cam kết thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

- Cung cấp danh sách người ở trọ cho Ủy ban nhân dân cấp xã khi có thay đổi số lượng.

- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người thuê trọ trong khu nhà trọ thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

- Thông báo cho Ủy ban nhân dân, Trạm y tế xã khi có người ở trọ có một trong các triệu chứng như: sốt, ho, đau họng, khó thở và các vấn đề sức khỏe khác.

- Phối hợp với Tổ COVID cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

 

XÁC NHẬN CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

(ký và đóng dấu)

 

........., ngày... tháng... năm 2021
NGƯỜI CAM KẾT
(ký ghi rõ họ và tên)

 

 

Mẫu Kế hoạch - TMDV

CÔNG TY/DOANH NGHIỆP/
BAN QUẢN LÝ CHỢ/
CỬA HÀNG...

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………., ngày ... tháng ... năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
TẠI CÔNG TY/CỬA HÀNG/BAN QUẢN LÝ CHỢ....

Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày .../10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Công ty/Doanh nghiệp/Cửa hàng/Ban quản lý chợ ................. xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 với các nội dung như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên doanh nghiệp/cửa hàng...: ........................................................................................

2. Địa chỉ: .............................................................................................................................

3. Ngành nghề kinh doanh, mua bán: ...................................................................................

4. Mã số thuế: ........................................................................................................................

5. Tổng số người lao động: ..........người.

- Số người lao động tại địa phương: .........người.

- Số người lao động ngoại tỉnh: ............người.

6. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại đơn vị:

- Họ và tên: ............................................................................................................

- Số điện thoại: ............................................................................................................

- Chức vụ và vị trí công tác: ..........................................................................................

7. Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, nhân viên phụ trách tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị...

II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi mắc, mắc COVID- 19 tại đơn vị. Đảm bảo an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Chủ cơ sở, quản lý, toàn thể người lao động trong đơn vị hiểu rõ mục đích và nghiêm túc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại đơn vị

III. NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

1. Chuẩn bị cơ sở vật chất để đảm bảo phòng, chống dịch

- Bố trí phòng cách ly (khu vực cách ly) y tế tạm thời tại vị trí riêng biệt với khu vực kinh doanh, làm việc tại cơ sở.

- Phải trang bị: nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang, hóa chất khử khuẩn, dụng cụ vệ sinh, thùng đựng chất thải có nắp đậy.

- Bố trí tăng cường quạt thông gió tại nơi làm việc.

- Có camera giám sát thực hiện và hỗ trợ truy vết tại các vị trí làm việc, khu vực toàn đơn vị (nếu có trang bị).

2. Quản lý người lao động/làm việc và khách hàng

- Thực hiện khai báo y tế theo quy định hiện hành, quét mã QR trang bị tại lối ra, vào.

- Kiểm tra việc đeo khẩu trang và yêu cầu sát khuẩn tay.

- Yêu cầu người lao động: Tuân thủ quy định 5K, cài đặt ứng dụng PC- Covid, khai báo y tế bắt buộc theo quy định.

- Báo cáo cho người sử dụng lao động/cán bộ đầu mối công tác phòng, chống dịch của Công ty khi đi/đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ.

- Sắp xếp, tổ chức công việc tại nơi làm việc đảm bảo giãn cách theo quy định.

3. Thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở

Theo hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể quy định ở phần II, Phụ lục 4.

4. Phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong khu vực công cộng

- Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện.

- Vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày đối với các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện, bàn phím máy tính, điện thoại dùng chung...

- Thu gom rác thải hàng ngày, đổ đúng nơi quy định, đặt ở vị trí thuận tiện.

- Dán hình ảnh, áp phích truyền thông như quy định 5K, các thời điểm cần rửa sạch tay, hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách... tại các khu vực dễ nhìn.

5. Yêu cầu phòng, chống dịch đối với đơn vị cung cấp dịch vụ khác

- Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong suốt quá trình giao dịch.

- Đối với phương tiện: đăng ký lịch trình vận chuyển; khử khuẩn khi đến; đỗ đúng chỗ quy định.

- Đối với lái xe, người đi cùng: đã xét nghiệm theo quy định; ngồi trên xe, khóa kín cửa xe trong quá trình lên xuống hàng hóa; trường hợp chờ lâu, vào phòng cách ly tạm thời (đối với xe vận chuyển ngoài tỉnh) theo hướng dẫn của bảo vệ.

IV. XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP CÓ CA MẮC COVID-19

- Thông báo cho cán bộ quản lý/cán bộ đầu mối phòng, chống dịch/cán bộ y tế tại địa phương. Đưa đến phòng cách ly y tế tạm thời đã được bố trí tại đơn vị.

- Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.

- Khi người lao động đến làm việc tại đơn vị nếu có các biểu hiện ho, sốt, khó thở... yêu cầu người lao động tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thông báo cho người sử dụng lao động và cơ quan y tế địa phương.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Toàn thể người lao động, quản lý, lãnh đạo đơn vị nghiêm túc thực hiện nội dung Kế hoạch này. Những cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo đơn vị nếu để xảy ra sai phạm./.

 

Chủ cơ sở/Doanh nghiệp/
Ban quản lý chợ....

 

Người lập kế hoạch

 

PHỤ LỤC 5

HƯỚNG DẪN LẬP, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số:
2157/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

1. Một số hướng dẫn chung

- Trường hợp lập Kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 tại công trường xây dựng (sau đây gọi tắt là “Kế hoạch”) là công trình, dự án có sử dụng trên 10 người lao động, số lượng người lao động được xác định để làm căn cứ lập Kế hoạch là tổng số lượng người lao động cao nhất được dự kiến tham gia tại cùng một thời điểm trên toàn bộ công trường của công trình (là tổng của các gói thầu của dự án).

- Chủ đầu tư (chủ công trình) tổ chức lập, phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch đối với công trình/dự án thuộc trường hợp bắt buộc phải lập Kế hoạch cho đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Công trình chỉ được triển khai thi công khi Kế hoạch đã phê duyệt.

- Đối với các Kế hoạch đã phê duyệt/chấp thuận trước đây thì Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức rà soát, nếu còn phù hợp thì có văn bản cho tiếp tục thực hiện, nếu không còn phù hợp thì điều chỉnh lại theo hướng dẫn này.

- Chủ đầu tư/chủ công trình có tránh nhiệm gửi Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 đã được duyệt đến UBND cấp xã và Sở Xây dựng để theo dõi, kiểm tra.

2. Nội dung của Kế hoạch

Chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn nêu tại mẫu Kế hoạch dưới đây.

 

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ......
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........./KH-....

………., ngày ... tháng ... năm 2021

 

KẾ HOẠCH

Phòng, chống dịch COVID-19 tại công trường xây dựng
thuộc dự án
…… (ghi tên dự án)....

Căn cứ Quyết định số     /QĐ-UBND ngày    /10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

Căn cứ Văn bản số 3373/BXD-GĐ ngày 23/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng;

Căn cứ các Hợp đồng thi công xây dựng: số .... ngày ......... giữa (ghi tên bên A) và (ghi tên bên B), các phụ lục đã ký ngày .......... (nếu có); ....

Căn cứ các bảng tiến độ thi công được (ghi tên Chủ đầu tư) duyệt ngày ... tháng ... năm .....;......

(Ghi tên Chủ đầu tư) xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại công trường xây dựng như sau:

A. CÁC THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên dự án/công trình: ....................................

2. Tên các gói thầu: ....................................,

a) Gói thầu ……………… Gồm các hạng mục công trình:

- Hạng mục 1: ....................................

- Hạng mục 2: ....................................

b) Gói thầu ………… Gồm các hạng mục công trình:

- Hạng mục 1: ....................................

- Hạng mục 2: ....................................

3. Địa điểm xây dựng: ....................................

4. Thời gian thực hiện thi công: (ghi theo thời gian trong hợp đồng hoặc thời gian được cấp thẩm quyền cho phép điều chỉnh):

- Tổng cộng của toàn công trình/dự án: Từ .... đến ........

- Gói thầu .....: Bắt đầu từ .... đến .....

- Gói thầu ......: Bắt đầu từ .... đến ....

5. Chủ đầu tư: ......., Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ....................................

6. Các nhà thầu thi công:

- Gói thầu ......... : Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ..................

- Gói thầu ......... : Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ..................

7. Các Nhà thầu giám sát thi công:

- Gói thầu ......... : Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ..................

- Gói thầu ......... : Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ..................

8. Nhà thầu thiết kế:

- Gói thầu ......... : Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ..................

- Gói thầu ......... : Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ..................

9. Nhà thầu thí nghiệm, kiểm định chất lượng (nếu có):

- Gói thầu ......... : Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ..................

- Gói thầu ......... : Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ..................

10. Số người lao động dự kiến của nhà thầu thi công: Tổng số từ (ghi số người ở thời điểm ít nhất) đến (ghi số người ở thời điểm nhiều nhất).

- Số người lao động quản lý, giám sát, phục vụ thi công: Từ (ghi số người ở thời điểm ít nhất) đến (ghi số người ở thời điểm nhiều nhất).

- Số người lao động trực tiếp (cán bộ kỹ thuật và công nhân): Từ (ghi số người ở thời điểm ít nhất) đến (ghi số người ở thời điểm nhiều nhất).

11. Không gian thi công của công trường (đính kèm sơ đồ mặt bằng thi công):

- Tổng diện tích công trường thi công: Ghi tổng diện tích mặt bằng sử dụng thi công công trình (đơn vị tính m2).

- Diện tích lán trại, nhà điều hành, nhà ở người lao động do nhà thầu/chủ đầu tư bố trí (nếu có): ............m2.

- Các lối giao thông kết nối công trường với bên ngoài công trường: .....................

- Ăn, ở, làm việc xuyên suốt trên phương tiện thi công (nếu có): Ghi tên và quy mô phương tiện.

12. Ban chỉ đạo phòng chống dịch của công trình/dự án (nếu có):

- Ban chỉ đạo theo Quyết định số .... ngày .. của.... đính kèm.

- Họ tên và số điện thoại: Trưởng Ban, người phụ trách y tế.

B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH:

1. Mục đích, yêu cầu:

- Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch COVID-19, đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên công trường xây dựng.

- Đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; hạn chế tác động của dịch bệnh trong quá trình thi công xây dựng.

- Toàn thể người lao động tham gia công trường hiểu rõ mục đích, biện pháp phòng chống dịch và nghiêm túc thực hiện nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID -19 để đảm bảo mục tiêu kế hoạch thi công.

- Các mục đích và yêu cầu khác(nếu có): .............

2. Danh mục các công việc cần triển khai:

Căn cứ theo khối lượng công việc theo hợp đồng đã ký và bảng tiến độ thi công được Chủ đầu duyệt thì các công việc, thời gian và nhân sự thực hiện được xác định như sau: (có thể làm phụ lục riêng để đính kèm cùng Kế hoạch)

a) Gói thầu thi công thứ nhất:

Số thứ tự

Tên nhóm công việc

Thời gian thực hiện

Số lượng người tham gia thi công (người)

Người kiểm tra, giám sát (người)

Ghi chú

1

Nhóm công việc 1: ...

Từ .... đến ...

Ghi số công nhân, cán bộ kỹ thuật tham gia (có thể ghi người cụ thể)

Ghi số người quản lý, giám sát,... có mặt tại công trường (có thể ghi người cụ thể)

 

2

Nhóm công việc 2: ...

Ghi tương tự trên

Ghi tương tự trên

Ghi tương tự trên

 

3

...

...

...

.........

 

 

Tổng cộng:

Ghi tổng thời gian (ngày); ghi thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc các nhóm công việc

Ghi tổng số lao động tại thời điểm ít nhất và tại thời điểm nhiều nhất

Ghi tổng số lao động tại thời điểm ít nhất và tại thời điểm nhiều nhất

 

* Ghi chú:

- Phần nhóm công việc trong bảng trên được xác định cho phần khối lượng thi công được thực hiện trong Kế hoạch phòng chống dịch được lập (các phần công việc ở thời điểm tổng công trình/dự án sử dụng trên 10 lao động).

- Nhóm công việc nên chia theo giai đoạn thi công/bộ phận công trình như móng, thân, hoàn thiện; nền đường, móng đường, mặt đường;... hoặc theo nhóm công việc của từng nhóm/tổ thợ phụ trách)

b) Gói thầu thi công thứ 2: Thực hiện tương tự như trên.

c) Danh mục các công việc khác (nếu có): Ghi các công việc chủ yếu cần phải thực hiện phòng chống dịch COVID-19 tại công trường theo điều kiện thực tế của từng công trình/dự án.

3. Xác định vị trí, khu vực có nguy cơ lây nhiễm trên công trường và biện pháp tương ứng:

- Đánh giá nguy cơ phạm vi khu vực lân cận công trường (tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã, huyện trong thời gian qua; dự báo thời gian tới).

- Đánh giá nguy cơ tại vị trí, khu vực trong công trường và kèm theo sơ đồ vị trí (phần này lưu ý trình bày phải thống nhất với danh mục công việc thi công nêu tại mục 2 ở trên).

- Các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ nói trên (trình bày giải pháp để giảm nguy cơ và giải pháp để chống lây nhiễm tương ứng trong khu vực lân cận và nội bộ công trường)

4. Biện pháp kiểm soát đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật tư, vật liệu xây dựng và dịch vụ khác phục vụ thi công trên công trường:

a) Các tổ chức/cá nhân cung ứng:

- Nhóm cung cấp vật tư, thiết bị xây dựng: (Số lượng người tham gia, thời gian thực hiện, thiết bị thực hiện, cách thức thực hiện...)

- Nhóm cung cấp nhiên liệu: (Số lượng người tham gia, thời gian thực hiện, thiết bị thực hiện, cách thức thực hiện...)

- Nhóm cung cấp dịch vụ: (Số lượng người tham gia, thời gian thực hiện, thiết bị thực hiện, cách thức thực hiện...)

(Lưu ý phần này trình bày phải thống nhất với danh mục công việc thi công nêu tại mục 2, 3 ở trên và tiến độ thi công của từng gói thầu).

b) Biện pháp kiểm soát từng trường hợp:

- Phần áp dụng chung cho các trường hợp:

+ Kiểm duyệt, sàng lọc: (đúng người, đủ số lượng...).

+ Thực hiện nghiêm quy định 5K (trừ các công việc đặc thù nếu có, nhưng phải ghi rõ là công việc nào).

+ Các biện pháp khác (nếu có): ...........

- Phần áp dụng riêng cho từng trường hợp:

+ Giới hạn không gian, thời gian di chuyển, người tiếp xúc,... tại công trường của người làm việc (trình bày nội dung giới hạn và kèm bản vẽ sơ đồ, vị trí).

+ Các biện pháp khác (nếu có): ..........

5. Phương án vận chuyển người, tổ chức thi công, sản xuất tại công trường:

Trong nội dung này không bắt buộc phải thực hiện tất các phương án. Nếu không có thì ghi không thực hiện theo phương án này.

a) Phương án 03 tại chỗ (thi công tại ch - ăn tại ch - nghỉ tại ch):

Đối với người ăn ở tại láng trại, trên phương tiện phục vụ thi công (nếu có): Trình bày cụ thể số người, việc thực hiện theo phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung theo quy định tại Mục VII của Hướng dẫn kèm theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021. Đối với trường hợp ăn ở, làm việc trên phương tiện thi công, lán trại (như phương tiện thủy) cả trong đất liền và ngoài biển được sử dụng và quản lý theo như Phương án “03 tại chỗ”. Nội dung kế hoạch phải thể hiện rõ phạm vi di chuyển phương tiện; số người và thời gian tham gia; tên phương tiện thực hiện; việc kiểm soát bệnh dịch, xét nghiệm y tế; cung cấp nhu yếu phẩm, vật tư thiết bị thi công;....

b) Phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc với phương châm “1 cung đường, 2 điểm đến” theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021:

Trường hợp thực hiện phương án này thì phải trình bày cụ thể địa điểm và cung đường đi, đến; phương tiện vận chuyển; thời gian đi lại; biện pháp kiểm soát dịch bệnh, xét nghiệm y tế...

c) Các phương án còn lại (nếu không áp dụng 02 phương án trên):

Trình bày việc đi lại của người lao động; kiểm soát dịch bệnh tại công trường đối với những người lao động khi vào công trường; phương án tổ chức test sàng lọc; tiêm ngừa;...

6. Phương án xử trí và bố trí khu vực để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 hoặc là người tiếp xúc gần (F1, F2) với ca bệnh COVID-19 (F0) được phát hiện tại công trường:

Nghiên cứu, chọn lọc và trình bày theo quy định tại Mục VI, VII Hướng dẫn của Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 và các quy định khác của ngành y tế. Tuy nhiên, có một số tình huống phải trình bày trong Kế hoạch như sau:

a) Khi có trường hợp ho, sốt, khó thở:

- Bước 1. Thông báo cho cán bộ quản lý/cán bộ đầu mối phòng chống dịch/cán bộ y tế tại công trường.

- Bước 2. Cung cấp và hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách.

- Bước 3. Hướng dẫn hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc dưới 02 mét với những người khác, ngoại trừ cấp cứu người bệnh.

- Bước 4. Đưa đến khu cách ly y tế tạm thời đã được bố trí tại công trường.

- Bước 5. Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế, Sở Xây dựng hoặc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, điện thoại ... .hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn và nếu cần thì đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm và điều trị.

- Bước 6. Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển đến cơ sở y tế.

- Bước 7. Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động đó.

- Bước 8. Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.

b) Khi có trường hợp mắc COVID-19 (F0); trường hợp có ca tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 (F1):

- Giữ toàn bộ người lao động đang có mặt tại công trường và báo cáo ngay cho Tổ trưởng tổ công tác và Trưởng ban chỉ đạo để ra phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở khi có trường hợp mắc bệnh (F0), (F1) trên cơ sở tình hình thực tế để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu.

- Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương và chính quyền cơ sở để xử lý theo quy định, trong thời gian chờ cơ quan chuyên môn đến phải hướng dẫn cho ca bệnh (F0), F1 để di chuyển đến phòng cách ly y tế tạm thời.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tốt các công việc theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan y tế và chính quyền cơ sở.

7. Phương án tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định về phòng chống dịch:

- Trước khi thực hiện theo phương án “3 tại chỗ” hoặc phương án “1 cung “đường 2 điểm đến” thì tất cả Người lao động trên công trường phải có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 (test nhanh/RT-PCR) được thực hiện theo quy định của ngành y tế.

- Trong quá trình thi công xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức xét nghiệm sàng lọc được thực hiện theo quy định.

8. Phương án đảm bảo an toàn, sức khỏe và điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người lao động trong trường hợp công trường bị cách ly dài ngày (khi phát hiện có ca nhiễm COVID-19):

Thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế tại thời điểm lập Kế hoạch.

9. Các nội dung khác:

Được xác định phù hợp với điều kiện thực tế của của công trường. Gợi ý một số nội dung sau:

a) Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo phục vụ phòng, chống dịch:

- Phòng cách ly y tế tạm thời (tại vị trí nào, bao gồm những trang thiết bị gì). Rà soát, phân luồng lối đi riêng đến phòng cách ly y tế tạm thời.

- Điểm kiểm soát thân nhiệt tại cổng ra vào, điểm quét mã QR, Bluzone tại cổng ra vào, khu vực nhà ăn. Lắp đặt camera giám sát thực hiện và hỗ trợ truy vết tại các vị trí làm việc, nhà ăn, khu vực công cộng (nếu có).

- Khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay chống dịch và nhiệt kế không tiếp xúc.

- Dung dịch sát khuẩn tay, hóa chất khử khuẩn, dụng cụ vệ sinh, thùng đựng chất thải có nắp đậy.

- Tài liệu/phương tiện truyền thông, camera giám sát (nếu có).

- Bố trí tăng cường quạt thông gió tại nơi làm việc.

- Rà soát và bổ sung điểm rửa tay với xà phòng/sử dụng sát khuẩn tay nhanh tại các vị trí có nguy cơ cao.

b) Quản lý người lao động và khách đến công trường:

- Đối với khách đến làm việc:

+ Thực hiện khai báo y tế theo quy định hiện hành. Bộ phận tiếp nhận phiếu khai báo y tế kiểm tra địa điểm khách đến làm việc đã di chuyển trong vòng 14 ngày qua, nếu người khai đã đi qua vùng dịch (được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị cập nhật hàng ngày từ website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố và của Bộ Y tế) phải báo ngay cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị.

+ Kiểm tra nhiệt độ thân nhiệt, việc đeo khẩu trang và yêu cầu sát khuẩn tay.

+ Lưu hồ sơ (người tiếp xúc, bộ phận, thời gian, vị trí tiếp xúc).

- Đối với người lao động tại công trường:

+ Lập danh sách người lao động, ghi đầy đủ thông tin về nơi lưu trú.

+ Yêu cầu người lao động: Tuân thủ quy định 5K, cài đặt ứng dụng mã QR, Bluzone, khai báo y tế bắt buộc theo quy định; Ký cam kết của người lao động với người sử dụng lao động; báo cáo cho người sử dụng lao động/cán bộ đầu mối công tác phòng, chống dịch của đơn vị khi đi/đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao trong vòng 14 ngày (được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị cập nhật hàng ngày từ website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố và của Bộ Y tế); Nếu người lao động thuộc diện F1, F2 (tại địa phương cư trú) báo cáo với cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại cơ sở lao động, phối hợp khoanh vùng truy vết tại cơ sở lao động.

+ Người lao động nếu có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... không được đến nơi làm việc, phải khai báo với nhà quản lý và đi khám bệnh. Chỉ đi làm khi hết các triệu chứng.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Toàn thể người lao động tham gia lao động tại công trường nghiêm túc thực hiện kế hoạch này. Những cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 có trách nhiệm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị nếu không hoàn thành nhiệm vụ.

- Các nội dung khác (nếu có): ....................

 

LẬP KẾ HOẠCH

 

KIỂM TRA

CHỦ ĐẦU TƯ
(CHỦ CÔNG TRÌNH)

Ghi chú:

- Chủ đầu tư (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt Kế hoạch bằng Quyết định (đối với Chủ đầu tư không phải là tổ chức có pháp nhân riêng thì chỉ cần ký duyệt vào Kế hoạch).

- Ngoài nội dung đã hướng dẫn trình bày trên, thì Kế hoạch phải bổ sung thêm bìa, mục lục, phụ lục đóng kèm các văn bản có liên quan và các bản vẽ, hình ảnh đính kèm.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2157/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.237

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.22.136
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!