ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1570/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 14 tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MỞ RỘNG NĂNG LỰC THỬ NGHIỆM, CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
CHO TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN THANH
HÓA, GIAI ĐOẠN TỪ 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh
doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến
lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 của liên bộ: Y tế, Công
Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện, trình tự, thủ tục
chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản
lý nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 5135/QĐ-UBND ngày 0/11/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc
phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng
an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa, giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công
văn số 1339/SNN&PTNT-QLCL ngày 07/4/2021; của Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu
tư tại Công văn số 1419/SKHĐT-KTNN ngày 10/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án mở rộng năng lực thử nghiệm, chứng
nhận chất lượng cho Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm,
thủy sản Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: xây dựng hệ thống thử nghiệm, chứng nhận chất lượng của Trung tâm Kiểm
nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản hiện đại, đồng bộ đạt chuẩn
ISO/IEC 17025:2017 và ISO/IEC 17065:2012 và tiêu chí của
phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận khu vực Bắc Trung Bộ. Chủ động trong việc
kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm; hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm
tra an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ kiểm
nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và
các tỉnh lân cận.
2. Mục
tiêu cụ thể
2.1. Xây dựng phòng kiểm nghiệm thuộc
Trung tâm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 có kết quả phép thử được thừa nhận trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên quốc tế, có đủ năng lực thực hiện các
nội dung:
- Phân tích định lượng trên 500 phép
thử về hóa học và sinh học.
- Phân tích sàng lọc, định danh được
khoảng trên 10.000 loại hóa chất và khoảng từ 3.000 - 5.000 loại vi sinh vật
khác nhau.
2.2. Xây
dựng Trung tâm thành tổ chức chứng nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17065:2012; TCVN
ISO/IEC 17021-1:2015 là tổ chức chứng nhận có quy mô lớn,
hoạt động đa ngành và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động
đánh giá sự phù hợp, có thể thực hiện đánh giá chứng nhận được các lĩnh vực
sau:
- Duy trì năng lực chứng nhận cho 11
loại sản phẩm.
- Mở rộng lĩnh vực chứng nhận 11 loại
sản phẩm trở lên.
2.3. Nâng
cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm và chứng nhận chất lượng
vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản và thực
phẩm của Trung tâm; trọng tâm đến năm 2025, tăng 200% số lượng mẫu thử nghiệm,
sản phẩm chứng nhận phục vụ công tác quản lý nhà nước, dịch vụ công cho các cơ
sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Nghiên cứu
xây dựng và phát triển lĩnh vực thử nghiệm định danh, sàng lọc hóa chất độc hại
tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh
Hóa
1.1. Nhiệm vụ
1.1.1. Nội dung: xây dựng phòng Kiểm nghiệm chất lượng thuộc Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng
nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa đủ năng lực định danh, sàng lọc hóa
chất, vi sinh vật độc hại được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng, Văn Phòng Công nhận chất lượng công nhận đạt VILAS.
1.1.2. Phạm vi thực hiện
- Định danh trên 10.000 loại hóa chất
độc hại (trong đó, hóa chất trong thuốc trừ sâu trên 2.000 hoạt chất; kháng
sinh, chất cấm trên 1.600 hoạt chất; thuốc
nhuộm, màu thực phẩm trên 160 hoạt chất, nhóm thảo
dược, đông dược trên 6.000 hoạt chất... ) trên hệ thống
trang thiết bị sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép khối phổ
lai tứ cực và thời gian bay LC/Q-TOP.
- Định danh từ 3.000 - 5.000 vi sinh
vật các loại trên hệ thống định danh vi sinh vật Vitek MS.
1.1.3. Đối tượng sản phẩm: trong vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, nước, môi trường, đất...
1.2. Giải pháp thực hiện
1.2.1. Giải pháp về trang thiết
bị, hóa chất, dụng cụ
- Đầu tư mua sắm, lắp đặt Hệ thống sắc
ký lỏng siêu hiệu năng ghép khối phổ lai tứ cực và thời gian bay LC/Q-TOP, Hệ
thống định danh vi sinh vật Vitek MS và các hệ thống trang thiết bị phụ trợ, dụng
cụ, hóa chất, chất chuẩn, vật tư tiêu hao,...
- Tổ chức vận hành và hiệu chuẩn thiết
bị sau khi lắp đặt.
1.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Bổ sung thêm cơ sở hạ tầng phòng thử
nghiệm để lắp đặt hệ thống sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép khối phổ lai tứ cực và thời gian bay LC/Q-TOP; hệ thống định danh vi sinh vật Vitek MS và
các hệ thống trang thiết bị phụ trợ, phòng xử lý, ...
- Cải tạo, sửa chữa phòng thí nghiệm,
cơ sở hạ tầng phù hợp để lắp đặt hệ thống LC/Q-TOP theo đúng tiêu chuẩn.
- Phương thức thực hiện:
+ Chuyển toàn bộ diện tích văn phòng
làm việc 300 m2, tại 17 Dốc Ga, Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa hiện
Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản đang sử dụng sang Trung
tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản
để nâng cấp, cải tạo điện, nước, cháy nổ, môi trường làm việc,... đảm bảo tiêu
chuẩn phòng thử nghiệm.
+ Bố trí trụ sở làm việc cho Chi cục
Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản Thanh Hóa theo chỉ đạo của Chủ tịch
UBND đã được phê duyệt Quyết định số 5135/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2020.
1.2.3. Giải pháp về nhân lực
- Bổ sung thêm 01 kiểm nghiệm viên (hợp
đồng tự trang trải) có trình độ chuyên môn là một trong các ngành sau: kỹ
sư hóa thực phẩm, kỹ sư nông nghiệp, cử nhân hóa phân tích trở lên.
- Tổ chức đào tạo chuyên sâu về thiết
bị và kỹ thuật kiểm nghiệm trên hệ thống LC/Q-TOP.
- Tổ chức đào tạo, tự đào tạo cho cán
bộ quản lý chất lượng phòng thí nghiệm áp dụng cho lĩnh vực này; tích hợp, bổ
sung hệ thống quản lý chất lượng cho phòng kiểm nghiệm.
1.2.4. Giải pháp về môi trường
- Nâng cấp công suất hệ thống xử lý
khí thải, nước thải, hệ thống các đường ống kết nối với các phòng lắp đặt thiết
bị và phòng làm việc mới.
- Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đảm bảo công suất hoạt động khi được trang bị thêm hệ
thống thiết bị.
2. Mở rộng lĩnh
vực thử nghiệm định lượng các chỉ tiêu hóa học và sinh học
2.1. Nhiệm vụ
2.1.1. Nội dung: mở rộng năng lực thực hiện kiểm nghiệm định lượng các chất hóa học và sinh học của phòng Kiểm nghiệm chất lượng thuộc Trung tâm Kiểm
nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa được Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Văn Phòng Công nhận chất lượng chứng nhận, công
nhận đạt VILAS và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị chức
năng có liên quan chỉ định.
2.1.2. Phạm vi thực hiện: định lượng 500 chỉ tiêu hóa học và sinh học trên hệ thống trang thiết
bị hiện có của Trung tâm, trong đó:
- Chỉ tiêu hóa học: 480 chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu sinh học: 20 chỉ tiêu.
2.1.3. Đối tượng sản phẩm: trong vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, nước, môi trường, đất,...
2.2. Giải pháp thực hiện
2.2.1. Giải pháp về thiết bị, hóa
chất, chất chuẩn và dụng cụ
- Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng và hiệu
chuẩn hệ thống trang thiết bị.
- Thực hiện kiểm định các loại thiết
bị đo (khối lượng, nhiệt lượng, độ ẩm...) theo quy định hiện hành.
- Mua sắm bổ sung các loại dụng cụ,
hóa chất, chất chuẩn, vật tư tiêu hao,...
2.2.2. Giải pháp về nhân lực
- Bổ sung thêm 01 kiểm nghiệm viên (ký
hợp đồng tự trang trải) có trình
độ chuyên môn là một trong các ngành sau: kỹ sư hóa thực
phẩm, kỹ sư nông nghiệp, cử nhân hóa phân tích trở lên.
- Tổ chức đào tạo chuyên sâu về thiết
bị và kỹ thuật kiểm nghiệm trên hệ thống sắc ký lỏng, sắc ký khí, máy quan phổ
đối với những chỉ tiêu mở rộng.
- Tổ chức đào tạo, tự đào tạo cho cán
bộ quản lý chất lượng phòng thí nghiệm áp dụng cho lĩnh vực này.
2.2.3. Giải pháp về công tác quản
lý chất lượng
- Tích hợp, bổ sung hệ thống quản lý
chất lượng theo ISO 17025 cho phòng kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu mở rộng.
- Thực hiện thử nghiệm chéo, thành thạo
trong phòng kiểm nghiệm để đảm bảo kỹ năng, chất lượng thực hiện kiểm nghiệm của
các kiểm nghiệm viên.
- Tham gia thử nghiệm liên phòng để đảm
bảo chất lượng thực hiện kiểm nghiệm của các kiểm nghiệm viên và độ chính xác của
kết quả phép thử.
3. Mở rộng lĩnh
vực hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng sản
phẩm
3.1. Nhiệm vụ: duy trì và mở rộng năng lực thực hiện đánh giá chứng nhận của Trung tâm
Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa được Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Văn Phòng Công nhận chất lượng (BoA) - Bộ Khoa
học và Công nghệ chứng nhận, công nhận đạt VICAS.
3.2. Phạm vi thực hiện
3.2.1. Duy trì chứng nhận hệ thống
quản lý và chất lượng sản phẩm
Gồm 11 loại sản phẩm chứng nhận sau:
- ISO 9001:2015. Hệ thống quản lý chất
lượng.
- ISO 22000:2018. Hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm.
- HACCP. Hệ thống phân tích mối nguy
và kiểm soát điểm tới hạn.
- TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực
phẩm.
- GMP Thực hành sản xuất tốt.
- TCVN 11892:2017 Thực hành nông nghiệp
tốt (VietGAP trồng trọt).
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP
chăn nuôi) theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10 tháng 11 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy
sản tốt (VietGAP thủy sản) theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 09 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- QCVN 01-183:2016/BNNPTNT - Thức ăn
chăn nuôi - Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại
nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.
- QCVN 01-190: 2020/BNNPTNT - Quy chuẩn
kỹ thuật về thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn
trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
- QCVN 01-189:2019/BNNPTNT Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón.
3.2.2. Mở rộng lĩnh vực chứng
nhận hệ thống quản lý và chất lượng sản phẩm: 11 tiêu chuẩn, cụ thể:
- TCVN 11041-1,2,3:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế
biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng
trọt hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ (03 tiêu chuẩn).
- TCVN 5107:2018 Nước mắm.
- QCVN 4-1:2010/BYT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất điều vị.
- QCVN 4-6:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất chống oxy hóa.
- QCVN 4-8:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất tạo ngọt tổng hợp.
- QCVN 4-1:2010/BYT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Phẩm màu.
- QCVN 4-1:2010/BYT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất bảo quản.
- ISO 28000:2013 Quy định đối với hệ
thống quản lý an toàn chuỗi cung ứng.
- ISO 14001:2015. Hệ thống quản lý
môi trường.
- ISO 45001:2018. Hệ thống quản lý an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- ISO 13485:2016. Hệ thống quản lý
trang thiết bị y tế.
3.3. Giải pháp thực hiện
- Bổ sung thêm 03 đánh giá viên (hợp
đồng tự trang trải) có trình độ chuyên môn là một trong các ngành sau: kỹ
sư công nghệ sinh học, kỹ sư nông nghiệp, cử nhân công nghệ môi trường trở lên.
- Phối hợp với cơ sở đào tạo đáp ứng
quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ Khoa học và
Công nghệ trong quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.
- Phối hợp với các tổ chức chứng nhận
khác đã được các bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Y tế,... công nhận, chỉ định để bổ sung, hoàn thiện kinh nghiệm đánh giá
cho chuyên gia đánh giá theo đúng quy định hiện hành.
- Xây dựng, bổ sung quy trình, quy định,
hướng dẫn theo hệ thống quản lý chất theo ISO/IEC 17065 cho các lĩnh vực chứng
nhận mở rộng.
4. Nâng cao hiệu
quả phục vụ công tác quản lý nhà nước và dịch vụ công về kiểm nghiệm và chứng
nhận chất lượng
4.1. Nhiệm vụ: nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm nghiệm, chứng nhận của
Trung tâm, trong đó:
- Tăng 200% số lượng mẫu kiểm nghiệm
và sản phẩm chứng nhận phục vụ công tác quản lý nhà nước, dịch vụ công cho các
cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
- Rút ngắn thời
gian thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo độ chính xác các kết quả kiểm nghiệm và công
tác chứng nhận.
- Tăng cường tính khoa học, khách
quan trong quá trình thực hiện thử nghiệm và chứng nhận.
4.2. Chỉ tiêu nhiệm vụ
- Công tác kiểm nghiệm mẫu: 10.000 mẫu/năm,
khoảng 35.000 chỉ tiêu; trong đó:
+ Lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm
và phục vụ công tác quản lý nhà nước các cấp là: 7.000 mẫu, tương ứng khoảng
25.000 chỉ tiêu.
+ Dịch vụ công cho các cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản
và thực phẩm: 3.000 mẫu, tương ứng khoảng 10.000 chỉ tiêu.
- Công tác chứng nhận: hàng năm, thực
hiện dịch vụ công về chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận chất lượng
sản phẩm (VietGAP, HACCP, GMP,...): 200 sản phẩm.
4.3. Giải pháp thực hiện
4.3.1. Giải pháp tăng số lượng mẫu
và sản phẩm chứng nhận
- Thực hiện tốt Chương trình lấy mẫu
giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; tham mưu, trình Chủ tịch
UBND tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.
- Tăng cường phối hợp với cơ quan quản
lý các cấp trong phục vụ công tác quản lý nhà nước và dịch vụ công cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông, lâm, thủy sản,
thực phẩm,... trong kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng sản phẩm, chứng nhận phù
hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi tiêu thụ trên thị trường trong và
ngoài tỉnh.
- Tăng cường quảng bá năng lực, hình ảnh
của Trung tâm trên phương tiện thông tin đại chúng, trong đó tập trung quảng bá
trên Website của Trung tâm “thanhhoaquatestcert.gov.vn”.
4.3.2. Giải pháp để rút ngắn thời
gian thực hiện nhiệm vụ kiểm nghiệm và chứng nhận
- Rà soát sửa đổi, bổ sung các quy
trình, hoàn thiện các hệ thống quản lý chất lượng để giảm bớt các khâu trung
gian trong suốt quá trình từ nhận mẫu đến trả kết quả.
- Xây dựng, ứng dụng phần mềm quản
lý, công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện kiểm nghiệm và chứng nhận.
- Xây dựng, ban hành, triển khai quyết
liệt các quy định, tiêu chuẩn về ý thức, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ đối với
cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.
4.3.3. Giải pháp đảm bảo độ chính
xác kết quả kiểm nghiệm
- Tăng cường thực hiện công tác kiểm
soát thử nghiệm (thiết bị, hóa chất, môi trường, dụng cụ
...) đảm bảo theo quy định.
- Định kỳ thực hiện thử nghiệm tay
nghề, giám sát chất lượng nội bộ để có đánh giá chính xác kỹ năng thực hiện của
các kiểm nghiệm viên và chuyên gia đánh giá.
- Tham gia đầy đủ các chương trình thử
nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng do các cơ quan, tổ chức được các bộ ngành
chỉ định thực hiện.
III. NGUỒN KINH
PHÍ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN
1. Nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là
31.500 triệu đồng (ba mươi mốt tỷ năm trăm triệu đồng); trong đó:
- Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 23.000
triệu đồng.
- Nguồn kinh phí từ nguồn dịch vụ tại
đơn vị và các nguồn xã hội hóa khác: 8.500 triệu đồng.
2. Phân kỳ thực hiện
- Năm 2021 - 2022: 3.350 triệu đồng để
thực hiện nhiệm vụ “mở rộng lĩnh vực thử nghiệm định lượng các chỉ tiêu hóa học
và sinh học” từ nguồn dịch vụ của Trung tâm.
- Năm 2023 - 2025: 28.150 triệu đồng.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất dự
án, nhiệm vụ từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn dịch vụ công của Trung tâm, trình
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương theo quy định.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
và các cơ quan có liên quan tham mưu xây dựng, trình Chủ tịch UBND tỉnh kế hoạch,
dự án để triển khai, thực hiện Đề án.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết báo cáo Chủ
tịch UBND tỉnh kết quả, khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp trong quá trình
thực hiện.
2. Sở Khoa học và Công nghệ: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lựa chọn
các giải pháp về Khoa học và Công nghệ, đề tài ứng dụng các tiến bộ trong lĩnh
vực kiểm nghiệm, thử nghiệm chất lượng.
3. Các Sở Y tế, Sở Công thương: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong việc xây dựng định hướng phát triển lĩnh vực phục vụ quản lý
nhà nước của Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy
sản đối với công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm do
ngành mình quản lý.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh lồng ghép các dự án đầu tư, tạo nguồn
lực tổng hợp thực hiện Đề án.
5. Sở Tài chính: căn cứ vào dự toán kinh phí hàng năm, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh
bố trí vốn từ nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý kinh phí thực hiện Đề án.
6. Sở Nội vụ: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định Đề án vị
trí việc làm của Trung tâm trình Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt, làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm.
7. Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng
nhận chất lượng nông, lâm thủy sản
- Nghiên cứu, phát huy hiệu quả các
trang thiết bị được đầu tư; xây dựng, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để
mở rộng năng lực kiểm nghiệm, chứng nhận, đáp ứng các yêu cầu của công tác quản
lý nhà nước về chất lượng.
- Tự cân đối kinh phí, tham mưu trình
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án có sử dụng
nguồn thu từ dịch vụ công của đơn vị.
(Nội
dung chi tiết của Đề án kèm theo Công văn số
1339/SNN&PTNT-QLCL ngày 07/4/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn)
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế; Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng
nhận chất lượng nông, lâm thủy sản Thanh Hóa; Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, NN. (243.2021)
|
CHỦ TỊCH
Đỗ Minh Tuấn
|
PHỤ LỤC:
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MỞ RỘNG
NĂNG LỰC THỬ NGHIỆM, CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG CHO TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG
NHẬN CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN THANH HÓA, GIAI ĐOẠN TỪ 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày
14 tháng 5 năm 2021 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị
tính: triệu đồng.
Số
TT
|
Nội
dung hoạt động
|
Kinh phí thực hiện
|
Ngân
sách nhà nước
|
Hoạt
động dịch vụ của đơn vị
|
Tổng
số
|
|
TỔNG
SỐ
|
23.000
|
8.500
|
31.500
|
I
|
Nhiệm vụ:
nghiên cứu xây dựng và phát triển lĩnh vực thử nghiệm định danh, sàng lọc hóa
chất độc hại tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy
sản Thanh Hóa
|
23.000
|
2.500
|
25.500
|
1
|
Đầu tư mua sắm:
- Hệ thống sắc ký lỏng siêu hiệu
năng ghép khối phổ lai tứ cực và thời gian bay LC/Q-TOP
- Hệ thống định danh vi sinh vật
Vitek MS
- Các trang thiết bị phụ trợ
|
23.000
|
|
23.000
|
2
|
Sửa chữa cải tạo hạ tầng:
- Cải tạo các phòng làm việc nhận từ
Chi cục QLCL nông lâm thủy sản thành phòng thí nghiệm.
- Bổ sung lắp đặt hệ thống xử lý
khí thải, nước thải.
|
|
2.000
|
2.000
|
3
|
Đào tạo cán bộ vận hành chuyên sâu
hệ thống định danh; mua hóa chất chuẩn, chất chuẩn, vật tư tiêu hao...
|
|
500
|
500
|
II
|
Nhiệm vụ:
mở rộng lĩnh vực thử nghiệm định lượng các chỉ tiêu hóa học và sinh học
|
|
3.350
|
3.350
|
1
|
Mua sắm
- Vật tư tiêu hao
- Hóa chất
- Chất chuẩn...
|
|
2.000
|
2.000
|
2
|
Bảo dưỡng, hiệu chuẩn, kiểm định
trang thiết bị
|
|
500
|
500
|
3
|
Đào tạo thử nghiệm, hệ thống chất
lượng, tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo, thử nghiệm liên phòng
đối với các chỉ tiêu mở rộng
|
|
500
|
500
|
4
|
Rà soát bổ sung hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 17025 cho các lĩnh vực thử nghiệm cần mở rộng
|
|
50
|
50
|
5
|
Công nhận đạt chuẩn theo ISO 17025
và được các Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng chỉ định theo
quy định.
|
|
300
|
300
|
III
|
Nhiệm vụ: mở rộng lĩnh
vực hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận sản phẩm
|
|
1.050
|
1.050
|
1
|
Đào tạo chuyên gia đánh giá theo
tiêu chuẩn (về hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận sản phẩm) mở rộng
|
|
500
|
500
|
2
|
Phối hợp với
các tổ chức chứng nhận đã được chỉ định để bổ sung kỹ
năng, kinh nghiệm đánh giá cho chuyên gia theo quy định.
|
|
200
|
200
|
3
|
Rà soát bổ sung hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO 17065 cho các lĩnh vực chứng nhận cần mở rộng
|
|
50
|
50
|
4
|
Công nhận đạt chuẩn theo ISO 17065
và được các Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và các cơ quan chức
năng chỉ định theo quy định.
|
|
300
|
300
|
IV
|
Nhiệm vụ nâng
cao hiệu quả phục vụ công tác quản lý nhà nước và dịch vụ công về kiểm nghiệm
và chứng nhận
|
|
1.600
|
1.600
|
1
|
Xây dựng và áp dụng phần mềm quản
lý các khâu trong hoạt động thử nghiệm (từ tiếp nhận mẫu đến trả kết quả thử
nghiệm)
- Thuê tư vấn xây dựng phần mềm quản
lý dữ liệu
- Tổ chức tập huấn
- Vận hành
- Sửa chữa, nâng cấp phù hợp theo từng
giai đoạn
|
|
700
|
700
|
2
|
Xây dựng và áp dụng phần mềm quản
lý hoạt động chứng nhận (từ tiếp nhận mẫu đến trả kết quả thử nghiệm)
- Thuê tư vấn xây dựng phần mềm quản
lý dữ liệu
- Tổ chức tập huấn
- Vận hành
- Sửa chữa, nâng cấp phù hợp theo từng
giai đoạn
|
|
600
|
600
|
3
|
Tăng cường quảng bá uy tín, hình ảnh
của đơn vị trên các kênh thông tin
- Nâng cấp trang web của Trung tâm
- Thuê quảng cáo Web, fanpage trên
hệ thống các trang mạng
|
|
300
|
300
|