Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1192/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Lâm Hải Giang
Ngày ban hành: 04/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1192/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 04 tháng 4 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”;

Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Căn cứ Kế hoạch số 364/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/3/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024;

Căn cứ Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 29/3/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Định;

Theo đề nghị của Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh Bình Định về an toàn thực phẩm) tại Tờ trình số 89/TTr-SYT ngày 03/4/2024 và ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, các sở, ngành, hội đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch ban hành tại Điều 1 theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra và đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh Bình Định về an toàn thực phẩm và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1192/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 của UBND tỉnh)

Thực hiện Kế hoạch số 364/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/3/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm - Bộ Y tế về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định (sau đây gọi tắt là Kế hoạch Tháng hành động) như sau:

I. CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG” NĂM 2024

1. Lý do chọn chủ đề

a) Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã; cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã vào cuộc tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác tuyên truyền, thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm được tăng cường, góp phần ngăn chặn kịp thời, giảm nguy cơ mất an toàn thực phẩm, đặc biệt là giảm các vụ ngộ độc tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế.

b) Hệ thống văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế. Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu sạch và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đấu tranh phòng chống gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và trách nhiệm của người tiêu dùng được nâng cao.

c) Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Xuất hiện việc nhập lậu một số thực phẩm nguy hại, nhiều loại thực phẩm với hình thức kinh doanh mới (như kinh doanh, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội đa quốc gia…) khó quản lý. Năng lực hậu kiểm còn hạn chế; thiếu hụt lực lượng triển khai, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Chưa ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý an toàn thực phẩm. Thực trạng trên đã và đang đặt ra yêu cầu mới, đó là: đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, nhất là chính quyền cơ sở trong đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm.

2. Chủ đề

An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, cấp bách, lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ Nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc. Ngày 21/10/2022, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Để tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy và các cấp chính quyền, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng ngày càng cao hơn trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, chủ đề “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 là:

“Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

c) Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

2. Yêu cầu:

a) Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động được tổ chức tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

b) Tháng hành động phải tạo nên đợt cao điểm, phát động chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì an toàn thực phẩm và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian triển khai: Từ ngày 15/4/2024 đến 15/5/2024.

2. Phạm vi triển khai: Trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Thời gian thực hiện cụ thể

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện ở các cấp: Trước ngày 10/4/2024

b) Cấp phát tài liệu: Trước ngày 15/4/2024

c) Triển khai chiến dịch tuyên truyền: Từ 10/4 đến 15/5/2024

d) Tổ chức lễ phát động, hội nghị, hội thảo: Từ 10/4 đến 15/4/2024

đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra: Từ 15/4 đến 15/5/2024

e) Báo cáo, tổng kết: Trước ngày 20/5/2024.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, Tháng hành động là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động chiến dịch truyền thông về tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh, doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.

2. Gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

3. Với chủ đề chính của năm 2024 nêu trên, các hoạt động chính của Tháng hành động như sau:

3.1. Tổ chức triển khai Tháng hành động

- Cấp tỉnh: Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị của Ban Chỉ đạo tỉnh và Ban Chỉ đạo cấp huyện để triển khai “Tháng hành động” năm 2024 trên địa bàn tỉnh (bằng hình thức trực tuyến).

- Cấp huyện, xã: Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) và UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) triển khai Tháng hành động với hình thức phù hợp đảm bảo đạt hiệu quả (hội nghị, lễ phát động hoặc hình thức khác).

3.2. Triển khai chiến dịch truyền thông

a) Các hoạt động và nội dung truyền thông:

- Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm.

- Huy động các cơ quan thông tin đại chúng tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm, biểu dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật trên địa bàn.

- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Huy động hệ thống đài truyền thanh cơ sở tham gia tuyên truyền chính sách, pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm; đồng thời cảnh báo đến người tiêu dùng những tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm vi phạm các quy định của pháp luật.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương.

- Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Hiểu đúng, hiểu kỹ các thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dùng đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

- Gửi tin bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương để đăng tải trên website của UBND các cấp, các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

b) Đối tượng ưu tiên truyền thông: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng; người tiêu dùng.

c) Hướng dẫn triển khai công tác tuyên truyền Tháng hành động theo Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này.

3.3. Hoạt động kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động

- Công tác kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động: Thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này và theo các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương liên quan, đảm bảo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và UBND cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước được giao, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai công tác kiểm tra việc triển khai các nội dung của Tháng hành động nêu tại Kế hoạch này, đảm bảo đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

3.4. Báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động

Kết thúc Tháng hành động, các đơn vị, địa phương và các hội, đoàn thể liên quan tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động theo hướng dẫn của Sở Y tế và gửi về Sở Y tế trước ngày 20/5/2024 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về an toàn thực phẩm, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và các cơ quan liên quan trước ngày 25/5/2024.

V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí triển khai các hoạt động truyền thông: Sở Y tế cân đối, bố trí trong dự toán kinh phí đã được UBND tỉnh giao năm 2024 để thực hiện các hoạt động truyền thông triển khai “Tháng hành động”.

2. Kinh phí tổ chức kiểm tra liên ngành cấp tỉnh: Sử dụng từ nguồn kinh phí đã được UBND tỉnh giao dự toán năm 2024 cho các Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương.

3. UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các sở, ngành, đơn vị liên quan chủ động bố trí kinh phí tổ chức các hoạt động của Tháng hành động tại đơn vị, địa phương.

4. Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

5. Tài liệu: Các đơn vị, địa phương tham khảo tài liệu truyền thông được đăng trên trang điện tử của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế tại địa chỉ http://vfa.gov.vn và của các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai Tháng hành động đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra.

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định tổ chức tuyên truyền trước, trong và sau Tháng hành động bằng nhiều hình thức (như: tổ chức tọa đàm, phóng sự chuyên đề, bài viết trên các phương tiện truyền thông, treo khẩu hiệu, dán áp phích, phát tờ rơi tại các cơ quan, xí nghiệp, các chợ đầu mối, các siêu thị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các đường phố lớn ở thành phố, thị xã và các thị trấn, thị tứ…).

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Tháng hành động.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức 03 đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, đảm bảo tránh chồng chéo và không gây phiền hà cho các cơ quan, doanh nghiệp.

2. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch Tháng hành động của đơn vị, địa phương mình; hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc tổ chức hưởng ứng Tháng hành động tại các doanh nghiệp, cơ sở, địa phương thuộc phạm vi quản lý theo đúng mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch này.

- Giám đốc các Sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước được giao, thực hiện xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai Tháng hành động có hiệu quả, tránh chồng chéo và không gây phiền hà cho các cơ quan, doanh nghiệp.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các hội, đoàn thể:

Phối hợp với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác giám sát việc thực hiện bảo đảm ATTP trong Tháng hành động trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên tích cực phối hợp tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch này.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2024

I. CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2024

Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Theo Kế hoạch được UBND tỉnh ban hành nêu trên.

III. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TRUYỀN THÔNG

1. Chính quyền các cấp; các cơ quan tham gia quản lý an toàn thực phẩm, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Người tiêu dùng thực phẩm.

IV. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

- Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

- Kịp thời thông tin, tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, tôn vinh các sản phẩm bảo đảm tốt chất lượng an toàn thực phẩm, các tổ chức, đơn vị có thành tích tốt trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm;

- Công khai các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, kịp thời thông tin các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm theo quy định;

- Phát động phong trào toàn dân thực hiện tố giác các hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục tuyên truyền Chương trình phối hợp giữa Chính phủ - Hội Nông dân Việt Nam - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025”; Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”; Chương trình về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn quốc.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

Tập trung tuyên truyền giáo dục đến các nhóm đối tượng ưu tiên sau:

1. Chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong công tác an ninh, an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.

- Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ truyền thông kết nối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thực phẩm an toàn tại thị trường trong nước.

- Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước. Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.

- Tuyên truyền, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật như:

+ Luật số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022;

+ Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi;

+ Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

+ Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

+ Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;

+ Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;

+ Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

+ Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

+ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;

+ Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

+ Nghị định số 15/2018/ND-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

+ Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

+ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

+ Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hành hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Thông tư số 29/2023/TT-BYT ngày 30/12/2023 của Bộ Y tế hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm.

+ Thông tư số 31/2023/TT-BYT ngày 30/12/2023 của Bộ Y tế quy định thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế;

+ Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25/9/2023 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

+ Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến triển khai kế hoạch thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, thực phẩm; kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, các vùng chuyên canh sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương... gắn với xây dựng bản đồ sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm.

3. Người tiêu dùng thực phẩm

- Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong đảm bảo an toàn thực phẩm; quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm.

- Kiên quyết tẩy chay các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.

- Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Tuyên truyền đến người tiêu dùng cách chọn mua thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội; tuyệt đối không nên mua sản phẩm thực phẩm ở những nền tảng mạng xã hội không rõ thông tin người bán, không rõ địa chỉ sản xuất, kinh doanh sản phẩm, không rõ các thông tin về sản phẩm…

V. CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG

- Kênh truyền thông đại chúng: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, ứng dụng công nghệ số trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thực phẩm; phát huy hệ thống đài truyền thanh cơ sở để chuyển tải thông điệp Tháng hành động đến các nhóm đối tượng ưu tiên. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên các phương tiện truyền thông, số hóa về an toàn thực phẩm, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để nâng cao hiệu quả thực thi, đưa nội dung của văn bản quy phạm pháp luật vào cuộc sống.

- Kênh truyền thông trực tiếp: Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, biên phòng, nông nghiệp phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể (như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, lực lượng vũ trang, cộng tác viên y tế thôn, bản...) với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, hội thảo,...

- Các kênh truyền thông khác: Tùy từng địa phương, phong tục, tập quán, địa bàn dân cư triển khai các hình thức truyền thông phù hợp như băng-rôn, khẩu hiệu, hướng dẫn cụ thể bằng hình ảnh trực quan; tuyên truyền qua mạng xã hội, internet.

Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về các nội dung bảo đảm an toàn thực phẩm.

VI. KHẨU HIỆU ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2024

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024.

2. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của chính quyền các cấp, của toàn xã hội.

3. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì sự phát triển bền vững.

4. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.

8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

9. Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người.

10. Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn vì sự phát triển nông nghiệp bền vững.

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024

Thực hiện Kế hoạch số 364 /KH-BCĐTƯATTP ngày 27/3/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm; Quyết định số 541/QĐ-UBND ngày 07/02/2024 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định; việc triển khai kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Kiểm tra, đánh giá việc triển khai Tháng hành động của các cấp, các ngành theo chủ đề Tháng hành động.

- Thông qua đợt kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. Yêu cầu

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn tại trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.

- Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Triển khai kiểm tra Tháng hành động bảo đảm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm. Thông qua công tác kiểm tra, hậu kiểm phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo và công tác triển khai Tháng hành động, bao gồm:

+ Trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý;

+ Việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp;

+ Việc lập kế hoạch và triển khai Tháng hành động;

+ Việc triển khai các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về an toàn thực phẩm tại từng địa phương.

- Việc triển khai công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Các đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh tập trung kiểm tra những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn; các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tập trung đông người. Các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ chủ yếu do cấp huyện, cấp xã thực hiện kiểm tra.

Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các văn bản:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các Bộ, ngành Trung ương.

a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm);

- Giấy cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm);

- Giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người;

- Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;

- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định khi cần thiết.

b) Đối với sản phẩm thực phẩm đang lưu thông trên thị trường:

- Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;

- Việc ghi nhãn sản phẩm thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn;

- Về quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;

- Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;

- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định khi cần thiết.

III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Tại huyện, thị xã, thành phố, Đoàn kiểm tra tiến hành làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm theo kế hoạch kiểm tra. Các địa phương báo cáo về tình hình thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; Chỉ thị số 17/CT- TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; việc tổ chức triển khai Tháng hành động năm 2024 và kiểm tra cơ sở thực phẩm tại địa phương.

- Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh làm việc với Ban Chỉ đạo tuyến huyện. Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến huyện làm việc với Ban Chỉ đạo tuyến xã.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra chú trọng:

- Việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.

- Thu thập tài liệu liên quan.

- Kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Lấy mẫu để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

- Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có).

- Phân tích, đánh giá hồ sơ liên quan an toàn thực phẩm.

- Phân tích đánh giá kết quả kiểm nghiệm để hoàn thành báo cáo.

- Kết thúc đợt kiểm tra, các địa phương, các đoàn kiểm tra tiến hành nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

3. Xử lý vi phạm

a) Các căn cứ xử lý vi phạm

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

- Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

- Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử;

- Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;

- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi;

- Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;

- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;

- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

b) Thực hiện xử lý vi phạm

- Các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm được phát hiện trong quá trình kiểm tra lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm. Áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả; tịch thu tang vật, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh

Giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan quyết định thành lập 03 Đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra tại 11 huyện, thị xã, thành phố; cụ thể:

a) Đoàn kiểm tra số 1: Trưởng đoàn là công chức của Sở Công Thương; các thành viên là công chức, viên chức thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tiến hành kiểm tra tại 03 huyện, thành phố: Quy Nhơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

b) Đoàn kiểm tra số 2: Trưởng đoàn là công chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các thành viên là công chức, viên chức thuộc Sở Công Thương, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tiến hành kiểm tra tại 04 huyện, thị xã: An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Tây Sơn.

c) Đoàn kiểm tra số 3: Trưởng đoàn là công chức của Sở Y tế, các thành viên là công chức, viên chức thuộc Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành kiểm tra tại 04 huyện, thị xã: Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão.

2. Tại các huyện, thị xã, thành phố

UBND, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nội dung sau:

- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương, tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý; xử lý nghiêm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật đối với cơ sở có hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ban Chỉ đạo cấp xã.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động và tổ chức các Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý; xử lý nghiêm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật đối với cơ sở có hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với các Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh tiến hành kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm khi các Đoàn đến kiểm tra tại địa phương.

- Kết thúc đợt kiểm tra, các địa phương và các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả kiểm tra theo mẫu được Sở Y tế hướng dẫn, gửi về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, các Bộ, ngành Trung ương liên quan, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh và các cơ quan liên quan (Thời hạn báo cáo trước ngày 20/5/2024).

3. Kinh phí và phương tiện phục vụ kiểm tra

- Công tác phí và các khoản chi theo chế độ quy định cho các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra do cơ quan, đơn vị cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra chi trả theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Kinh phí chi mua mẫu và thuê kiểm nghiệm mẫu, test nhanh phục vụ kiểm tra do các Sở được giao nhiệm vụ cử người làm Trưởng đoàn kiểm tra chi trả.

- Các Sở được giao nhiệm vụ cử người làm Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm bố trí xe ô tô để đưa Đoàn kiểm tra đi các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ.

4. Triển khai thực hiện

- Trước ngày 11/4/2024: Hoàn thành công tác chuẩn bị kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng, thành lập đoàn kiểm tra.

- Ngày 12/4/2024: Đoàn kiểm tra tiến hành công tác chuẩn bị theo các nội dung: Họp đoàn kiểm tra để phổ biến và thống nhất chương trình nội dung kiểm tra. Đoàn kiểm tra do cơ quan cử người làm Trưởng Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động kiểm tra: Biên bản kiểm tra; Biên bản xử phạt vi phạm hành chính; Biên bản lấy mẫu thực phẩm...

- Từ ngày 15/4/2024 đến ngày 29/4/2024: Tiến hành kiểm tra, thời gian cụ thể do các Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thông báo đến các đơn vị, địa phương.

- Từ ngày 02/5/2024 đến ngày 20/5/2024: Tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo cấp có thẩm quyền và các cơ quan liên quan./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1192/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngày 04/04/2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


241

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.200.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!