Từ khi tỉnh Bạc Liêu được tái lập (1997), thực
hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về Y Dược học cổ truyền (YDHCT)
như Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01 tháng 03 năm 1996 của Bộ Y tế về việc khôi phục
vườn thuốc nam và tăng cường các biện pháp Y học cổ truyền vào công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân (BVCS&NCSKND); Thông tư số
02/TT-BYT ngày 22 tháng 07 năm 1997 về Tổ chức hoạt động khoa YHCT trong Bệnh
viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện đa khoa huyện; Quyết định số 370/QĐ-BYT ngày
07 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia
Y tế xã giai đoạn 2001 - 2010” trong đó có chuẩn IV là chuẩn YDHCT; đồng thời
đã hơn 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03 tháng
11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 765/QĐ-BYT ngày 22 tháng
03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chính
sách quốc gia về YDHCT đến năm 2010. Công tác YDHCT tỉnh Bạc Liêu đến nay đã đạt
được một số thành tựu cơ bản:
- Ngành Y tế Bạc Liêu đã phối hợp với Hội Đông y
- Châm cứu tổ chức các hoạt động tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng
cây - con làm thuốc sẵn có tại địa phương, những bài thuốc cơ bản để phòng và chữa một số bệnh thông thường.
- Bố trí được mạng lưới khám - chữa bệnh bằng Y
học cổ truyền từ tỉnh đến cơ sở: Hiện toàn tỉnh có 75 cán bộ chuyên khoa
Y học cổ truyền đang công tác tại các cơ sở Y tế công lập, phân bố như sau:
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 05 (Bác sỹ: 03, Y sỹ:
02);
+ Tại Bệnh viện huyện, thị: 18 (Bác sỹ: 03, Y sỹ:14,
Lương y: 01);
+ Tuyến xã, phường, thị trấn: 50 (Bác sỹ: 01, Y
sỹ: 48, Lương y: 01);
+ Trường Cao đẳng y tế: 02 (Bác sỹ: 02).
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh có Khoa Y học cổ truyền
và tất cả các bệnh viện tuyến huyện đều có Khoa
Y học cổ truyền lồng ghép trong khoa nội. Có 50/61 Trạm y tế có cán bộ chuyên
trách Y học cổ truyền (là Y sỹ định hướng và Chuyên khoa YHCT), có phòng chẩn
trị hoạt động để khám và chữa bệnh cho nhân dân bằng các phương pháp YHCT (chiếm
81,96%).
- Ngoài ra, các cơ sở hành nghề YDHCT tư nhân đã
góp phần rất tốt trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Sở Y tế
đã cấp giấy phép hoạt động cho 45 phòng chẩn trị Y học cổ truyền tư nhân và 24
cơ sở, đại lý thuốc Y học cổ truyền.
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ YHCT: Đã có 02
Bác sỹ chuyên khoa cấp I YHCT (trong đó có 01 Bác sỹ chuyên ngành phục hồi chức
năng), hiện còn 01 Bác sỹ đang theo học cao học YHCT.
Trường Cao đẳng Y tế hàng năm đào tạo Y sỹ
chuyên khoa (YSCK) và Y sỹ định hướng (YSĐH) chuyên khoa YHCT:
Năm
|
1999
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
Tổng số
|
YSĐH
|
4
|
12
|
-
|
21
|
10
|
14
|
24
|
13
|
98
|
YSCK
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
47
|
-
|
47
|
Tuy hàng năm, tỉ lệ khám, chữa bệnh bằng YDHCT tại
các cơ sở còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu theo quy định của Bộ Y tế nhưng số lượng khám,
chữa bệnh bằng YDHCT ở các tuyến y tế tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn các năm
sau đều cao hơn năm trước.
Hệ thống Tổ chức của Hội Đông y - Châm cứu cũng
được củng cố, ổn định từ tỉnh đến cơ sở, hiện có 07 huyện - thị Hội; 59 Chi hội
tuyến xã - phường - thị trấn; có 288 Hội viên Đông y - Châm cứu; Phòng chẩn trị
của các cấp hội đã góp phần đáng kể vào công tác BVCS & NCSK cho người dân
trên địa bàn. Toàn tỉnh có 36 cơ sở khám chữa bệnh phước thiện tại các cơ sở
chùa chiền, cơ sở Hội Chữ thập đỏ, cơ sở Hội Đông y với 58 cán bộ tham gia,
trong 6 tháng đầu năm 2006, các cơ sở phước thiện đã khám cho hơn 254.907 lượt
bệnh nhân; sử dụng 321.545 thang thuốc, điều trị không dùng thuốc cho 89.624 bệnh
nhân.
II. CÁC MẶT HẠN CHẾ TRONG
CÔNG TÁC Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN (YDHCT)
Đến nay, chưa hình thành được kế hoạch dài hạn để
phát triển nền YDHCT trên địa bàn tỉnh nhà theo kế hoạch Chính sách quốc gia về
YDHCT đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hệ thống Tổ chức YDHCT chưa phát triển đồng bộ,
tỉnh chưa có Bệnh viện Chuyên khoa YHCT; Khoa YHCT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
chưa được đầu tư đúng mức, số giường điều trị nội trú bằng YHCT tại các bệnh viện chưa đạt yêu cầu, bộ phận sơ chế, sắc
thuốc chưa được triển khai trong điều trị, chưa chú trọng đến sử dụng thuốc
thành phẩm đông dược tại các cơ sở điều trị.
Phòng Y tế các huyện, thị mới thành lập, biên chế
ít, chưa có cán bộ chuyên trách để chỉ đạo và quản lý công tác YDHCT trên địa
bàn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động YDHCT
còn thiếu thốn, tụt hậu ngày càng xa so với Y học hiện đại. Chất lượng chẩn
đoán và điều trị bằng YHCT còn hạn chế.
Đội ngũ thầy thuốc YHCT chưa ngang tầm với nhiệm
vụ, một số đơn vị phân công cán bộ YHCT chưa hợp lý, không đúng theo huyên khoa
được đào tạo (phân công cán bộ YHCT công tác sang chuyên khoa khác); chưa chú
trọng kết hợp y học hiện đại với YHCT.
Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu chỉ mới đào tạo Y
sỹ chuyên khoa YHCT từ năm 2005 trở lại đây. Các trường đại học đào tạo Bác sỹ
Chuyên khoa YHCT hàng năm không đủ đáp ứng cho nhu cầu của tỉnh.
Công tác quản lý hành nghề YDHCT còn nhiều bất cập,
công tác kiểm nghiệm chất lượng thuốc YHCT; quản lý hành nghề tại các phòng
khám, chữa bệnh YHCT từ thiện, phòng khám nhân đạo chưa chặt chẽ. Một số Hội
viên Đông y - Châm cứu chưa quán triệt đầy đủ về Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư
nhân.
Một số bài thuốc hay, cây thuốc quý tại địa
phương chưa được sưu tầm. Công tác nghiên cứu khoa học về YDHCT chưa được thực
hiện tốt; các đơn vị chưa có kế hoạch sản xuất thuốc YHCT để phục vụ cho công
tác khám, chữa bệnh. Nguồn dược liệu sử dụng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên
và mua từ nơi khác.
III. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ
Nhận thức về công tác YDHCT của một số cán bộ
lãnh đạo, cán bộ Ngành Y tế chưa sâu sắc, chưa quán triệt đầy đủ chủ trương của
Đảng và Nhà nước về công tác YDHCT. Nhiều địa phương, đơn vị chưa quan tâm chỉ
đạo thực hiện Chính sách quốc gia về YDHCT của Chính phủ.
Ngân sách đầu tư cho phát triển YDHCT còn thấp,
đội ngũ cán bộ YDHCT còn thiếu, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ đại học, cán bộ
chuyên sâu về YDHCT; cán bộ YHCT phục vụ tại tuyến y tế cơ sở còn thiếu và yếu.
Do điều kiện khách quan về lịch sử, việc kế thừa,
phát huy, phát triển YDHCT của tỉnh còn hạn chế, công tác xã hội hóa YDHCT chưa
sâu rộng, chưa đồng bộ; phối hợp giữa Ngành Y tế với Hội Đông y và các ngành
các cấp còn chưa chặt chẽ.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ
TIÊU CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN YDHCT TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2010
I. QUAN ĐIỂM: YDHCT
là một di sản văn hóa của dân tộc, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, cần phải tập trung kế thừa, bảo
tồn và phát triển. Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu kết hợp xác định những
bệnh tật ưu tiên chữa bằng YDHCT, những bệnh tật nào cần kết hợp YHCT với YHHĐ;
phát huy thế mạnh của YDHCT, xây dựng nền YDHCT Việt Nam hiện đại, khoa học,
dân tộc và đại chúng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
A. Mục tiêu chung: Kế thừa, bảo tồn, phát huy,
phát triển YDHCT; kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại đáp ứng công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; xây dựng nền Y
Dược học tỉnh nhà hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
B. Mục tiêu cụ thể:
1. Tổ chức bộ máy: Hoàn thiện hệ thống tổ chức
quản lý YDHCT từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước
về YDHCT: Sở Y tế có chuyên viên chuyên trách YHCT tại Phòng Nghiệp vụ Y Dược;
năm 2008 tại các phòng y tế huyện - thị có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm
theo dõi công tác YDHCT; phấn đấu đến năm 2010, mỗi Bệnh viện Đa khoa huyện có
ít nhất 01 Bác sĩ Chuyên khoa YHCT; đến cuối năm 2008, các trạm y tế xã, phường,
thị trấn có 100% cán bộ chuyên trách YHCT đều nằm trong biên chế của trạm.
2. Về cơ sở khám, chữa bệnh:
- Thành lập Bệnh viện YHCT, phấn đấu đến năm
2010 đưa bệnh viện vào hoạt động theo quy hoạch mạng lưới bệnh viện đến năm
2010 đã được phê duyệt; các khoa YHCT tại các bệnh viện tỉnh và huyện đảm bảo
hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của khoa YHCT (theo quy định của Bộ Y tế);
khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa (XHH) khám, chữa bệnh
YHCT theo quy định của pháp luật.
- Tại tuyến xã: Có bộ phận khám, chữa bệnh bằng
YHCT tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn do một thầy thuốc (Y sỹ YHCT hoặc
Lương y trở lên) trong biên chế của trạm phụ trách; đáp ứng đủ thuốc YHCT (thuốc
phiến, thuốc thành phẩm Đông dược) thiết yếu phục vụ cho khám, chữa bệnh tại Trạm
Y tế xã; bổ sung trang thiết bị, dụng cụ chuyên môn cơ bản phục vụ khám, chữa bệnh
bằng YHCT tại trạm; phát triển dịch vụ xoa bóp, châm cứu, day ấn huyệt tại các
cơ sở điều trị; đến cuối năm 2010 phấn đấu có ≥ 90% các xã đạt chuẩn về YHCT
(chuẩn IV/10 chuẩn quốc gia về y tế xã); có vườn thuốc nam tại các trạm y tế, bệnh
viện đa khoa, Bệnh viện YHCT và Trường Cao đẳng Y tế.
3 Chỉ tiêu khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền
hàng năm: Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ khám, chữa bệnh bằng YHCT/tổng số bệnh
nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở hàng năm, theo kế hoạch của Bộ Y tế như
sau:
- Tuyến tỉnh: 20%;
- Tuyến huyện: 25%;
- Tuyến xã: 35%.
4. Chỉ tiêu sử dụng thuốc YHCT tại các tuyến: Phấn
đấu đến năm 2010, chỉ tiêu sử dụng thuốc YHCT/tổng số tiền thuốc sử dụng của
đơn vị hàng năm tại các tuyến đạt tỷ lệ như sau:
- Tuyến tỉnh: 20% (kế hoạch BYT = 20%);
- Tuyến huyện: 15% (kế hoạch BYT = 25%);
- Tuyến xã: 25% (kế hoạch BYT = 40%).
5. Chỉ tiêu đào tạo:
- Từ nay đến năm 2010, đào tạo ≥ 13 - 15 Bác sỹ
Chuyên khoa YHCT.
- Kết hợp với Trường Cao đẳng Y tế đào tạo Y sỹ chuyên
khoa YHCT, cử nhân chuyên ngành YHCT, kỹ thuật YHCT… để đến cuối năm 2010 cơ bản
đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ YHCT cho các tuyến (đặc biệt là cán bộ cho Bệnh viện
YHCT tỉnh).
- Tổ chức đào tạo, đào
tạo lại, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ YHCT tại
các bệnh viện tỉnh, huyện, cán bộ làm công tác YHCT tại các trạm y tế.
- Kết hợp với Hội
Đông y tỉnh, huyện tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn cho những người đang
hành nghề phước thiện tại các chùa, phòng chẩn trị… thuộc hệ thống Hội Đông y.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ
CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Giải pháp về cơ chế chính sách: Sở Y tế đề xuất
ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền, triển khai đầy đủ văn bản của Nhà
nước làm cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho các cơ sở hành nghề YDHCT trên địa
bàn phát triển. Đề xuất biện pháp bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả với những
thầy thuốc có cống hiến bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng
và chữa bệnh có hiệu quả.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi, cung cấp
cây, con giống, bảo trợ cho việc nuôi trồng dược liệu; khuyến khích xây dựng cơ
sở sản xuất thuốc YHCT tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho người trồng dược liệu.
- Khuyến khích, tăng cường đầu tư nghiên cứu
YDHCT, nghiên cứu hiện đại hóa YHCT và kết hợp YHCT với YHHĐ; tăng cường xã hội
hóa trên lĩnh vực YDHCT; khuyến khích sản xuất, sử dụng thuốc YHCT, khuyến
khích trồng và tạo nguồn dược liệu. Mở rộng
hợp tác YDHCT với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
2. Giải pháp về tổ chức quản lý:
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý bộ máy
YDHCT từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh các hoạt động khám, chữa bệnh bằng YHCT,
nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, trồng, sản xuất và sử dụng thuốc nam.
- Khuyến khích các loại hình hành nghề YDHCT thuộc
mọi thành phần kinh tế.
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
- Lập kế hoạch, phân kỳ, tăng cường đào tạo cán
bộ YHCT (chú trọng trình độ đại học, sau đại học).
- Quản lý chặt chẽ cán bộ Chuyên khoa YHCT, phân
công đúng chuyên khoa, chuyên ngành, phát huy, phát triển nguồn nhân lực YHCT của
tỉnh.
- Kết hợp chặt với Trường Cao đẳng Y tế tổ chức
đào tạo cán bộ chuyên ngành YDHCT có chất lượng cho tỉnh.
- Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến
thức chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc YHCT tại các cơ sở điều trị, tại các cơ
sở phước thiện; phân khoa, phân hạng Lương y, Lương dược theo quy định để có
chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp lý.
4. Giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
và thuốc YHCT:
- Thành lập Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh;
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ cho cán bộ làm công tác YDHCT;
- Củng cố, đầu tư nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở
khám, chữa bệnh bằng YDHCT từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đến trạm Y tế xã, phường,
thị trấn; chuẩn hóa trang thiết bị, dụng cụ khám, chữa bệnh cơ bản; ban hành danh mục
kỹ thuật khám chữa bệnh bằng YHCT cho các tuyến;
- Xác định nhu cầu sử dụng nguồn dược liệu, thuốc
YHCT cho các cơ sở khám, chữa bệnh;
- Tổ chức khảo sát và xác định bản đồ dược liệu
trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh; định hướng quy hoạch
phát triển nguồn dược liệu của tỉnh Bạc Liêu;
- Đầu tư xây dựng vườn thuốc nam mẫu theo quy định
tại Bệnh viện YHCT; Khoa YHCT trong các bệnh viện tỉnh, huyện; Trường Cao đẳng
Y tế và các trạm y tế xã, phường, thị trấn;
- Khuyến khích nhân dân trồng dược liêu, từng bước
xây dựng cơ sở bảo quản, bào chế thuốc phiến - thành phẩm Đông dược, tạo mối
liên kết giữa người trồng dược liệu, nhà khoa học, thầy thuốc và nhà sản xuất
thuốc YHCT nhằm tạo đầu ra và tạo thu nhập cho người trồng dược liệu.
5. Giải pháp về xã hội hóa, tăng cường tuyên
truyền trên lĩnh vực Y học cổ truyền:
- Bằng nhiều hình thức, tăng cường vận động,
tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng cây thuốc có sẵn tại địa
phương để phòng và chữa một số bệnh thông thường;
- Xã hội hóa, đa dạng hóa, khuyến khích thành lập
các loại hình hành nghề YDHCT, quản lý tốt các hoạt động hành nghề YDHCT tư
nhân.
6. Giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động
các cấp Hội Đông y -Châm cứu:
- Kết hợp với Hội Đông y tỉnh hoàn thiện hệ thống
tổ chức Hội Đông y từ tỉnh đến cơ sở, vận động, tập hợp những người hành nghề
Đông y vào tổ chức hội; bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao trình độ khám, chữa bệnh,
sử dụng thuốc, nuôi trồng cây - con làm thuốc... cho các hội viên;
- Tạo điều kiện, tăng cường, củng cố cơ sở khám,
chữa bệnh của các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở cho phù hợp hơn
- Kết hợp với Hội Đông y tỉnh khuyến khích, tạo
điều kiện để các Chi hội Đông y xã, phường, thị trấn kết hợp với trạm y tế khám,
chữa bệnh, phát triển YHCT trên từng địa bàn. Hội, Chi hội Đông y các cấp có lịch
định kỳ giao ban, sinh hoạt với ngành, bệnh viện, trạm y tế hàng tháng, quý
theo quy chế phối hợp giữa Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế đã ban hành. Tạo điều kiện
đưa Phòng chẩn trị của Chi hội Đông y xã vào hoạt động lồng ghép trong trạm y tế
theo cơ chế tự hạch toán.
7. Giải pháp về tài chính:
- Tranh thủ ngân sách Trung ương, tỉnh để đầu tư
phát triển hệ thống YDHCT theo kế hoạch được phê duyệt, đặc biệt tranh thủ nguồn
vốn huy động được từ các thành phần kinh tế khác, vốn xã hội hóa, kể cả nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài (viện trợ, vốn vay, vốn hợp tác, liên doanh - liên kết…) để
đảm bảo đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền với tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng
theo quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Y tế Bạc Liêu đến năm 2010 đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 10/2004/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02
năm 2004 và đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện YHCT với tổng mức kinh
phí dự kiến là 14 tỷ đồng căn cứ theo danh mục trang thiết bị chuyên môn cơ bản
của Bệnh viên YHCT do Bộ Y tế quy định;
- Đảm bảo cân đối từ nguồn ngân sách Nhà nước đầu
tư cho y tế hàng năm, để giành một tỷ lệ thích hợp cho các hoạt động YDHCT
(nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, phát triển tiềm năng dược liệu, nâng
cao năng lực quản lý, kiểm nghiệm thuốc Y học cổ truyền…);
- Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng đề án phát triển
cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị YHCT đến 2010 và phân kỳ hàng năm,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.
8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Sở Y
tế chỉ đạo hệ thống thanh tra các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển
khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác
YDHCT.
PHẦN THỨ III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát
triển YHCT(YDHCT) đến năm 2010 tuyến tỉnh và tuyến huyện:
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ căn cứ vào nội dung đề
án đã được phê duyệt, hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện
phát triển YDHCT; chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện tốt những mục
tiêu của kế hoạch đã đề ra; tổ chức kiểm tra, đánh giá sơ kết việc tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch hàng năm; định kỳ báo cáo kết quả theo quy định; tổng kết
kết quả thực hiện đề án vào quý IV năm 2010.
2. Sở Y tế:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để triển
khai thực hiện đề án;
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý
YDHCT từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Hoàn thiện các cơ sở khám, chữa bệnh, nâng cao
chất lượng khám và điều trị bệnh theo hướng hiện đại hóa YDHCT. Chỉ đạo Phòng Y
tế huyện, thị xã củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và chuyên môn
nghiệp vụ, lập kế hoạch cụ thể phát triển YDHCT trên địa bàn;
- Phối hợp với trường Cao đẳng Y tế xây dựng kế
hoạch đào tạo cán bộ YHCT đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ YHCT tại các đơn vị;
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên
quan thực hiện đúng kế hoạch, nhằm kiện toàn mạng lưới YDHCT trong toàn tỉnh;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị chỉ đạo
Phòng Y tế thực hiện tốt tiêu chuẩn IV của 10 chuẩn quốc gia về Y tế xã.
3. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế củng
cố đội ngũ cán bộ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, khám, chữa
bệnh bằng YDHCT, đặc biệt là cán bộ chuyên trách theo dõi YDHCT tại các Phòng Y
tế huyện, thị và chức danh YHCT tại các trạm y tế xã.
4. Sở Khoa học - Công nghệ:
- Ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi để triển
khai những Đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực YDHCT;
- Phối hợp và giúp các đơn vị nghiên cứu Đề tài
khoa học về điều trị, sản xuất thuốc, thẩm định công nghệ và thiết bị trong
lĩnh vực YDHCT.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối
hợp với Sở Y tế, Hội Đông y, các địa phương tổ chức việc trồng và khôi phục vườn
thuốc nam. Trên cơ sở bản đồ dược liệu, tổ chức quy hoạch khu vực trồng dược liệu
phù hợp.
6. Sở Văn hóa - Thông tin: Phối hợp với Sở
Y tế, Đài Phát thanh và Truyền hình thông tin rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng để thúc đẩy các hoạt động xã hội hóa phát triển YDHCT.
7. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở
Y tế, Sở Nội vụ phân bổ kinh phí, triển khai thực hiện chế độ chính sách nhằm
khuyến khích phát triển YDHCT trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Kế hoạch và Đầu
tư: Phối hợp với Sở Y tế bố trí nguồn vốn hàng năm để thực hiện đề
án.
9. Tỉnh Hội Đông y - Châm cứu:
- Củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt
động của các cấp Hội, phối hợp với Sở
Y tế triển khai thực hiện đề án;
- Chỉ đạo huyện Hội Đông y, Chi hội Đông y xã,
phường, thị trấn tăng cường hoạt động công tác YDHCT tại địa phương mình.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
- Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết
định số 222/2003/QĐ -TTg ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ để
phát triển YDHCT trên địa bàn;
- Chỉ đạo Phòng Y tế huyện - thị xây dựng kế hoạch
cụ thể hàng năm triển khai thực hiện Đề án phát triển YDHCT đến năm 2010;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
có kế hoạch hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hoạt động YDHCT,
phát triển cơ sở hạ tầng Trạm Y tế xã; khôi phục vườn thuốc nam, đảm bảo đủ diện
tích và đủ loại cây theo quy định của Bộ Y tế (trên 80m2 và 60 loại
cây). Chủ động đẩy mạnh xã hội hóa công tác YDHCT trên các phương tiện truyền
thông của xã, tuyên truyền cho nhân dân biết trồng và sử dụng thuốc nam tại gia
đình;
- Củng cố và phát triển YDHCT không những để
nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn hỗ trợ cho việc
thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội góp phần đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tích cực phối hợp cùng Ngành Y tế và các cấp
chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân
tích cực tham gia vào cuộc vận động xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân nói chung, xã hội hóa phát triển YDHCT tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 nói
riêng./.