BỘ Y TẾ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
765/2005/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày
22 tháng 3 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 765/2005/QĐ-BYT NGÀY 22 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN ĐẾN
NĂM 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 3 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm
2010;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện
Chính sách quốc gia về y, dược học cổ truyền đến năm 2010”.
Điều 2.
“Kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm
2010” là văn bản hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng
tâm về công tác y, dược học cổ truyền từng năm từ năm 2005 đến năm 2010.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 4.
Các ông, bà: Chánh văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Cục,
Thanh tra Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tếchịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
|
Trần
Thị Trung Chiến
(Đã
ký)
|
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ Y, DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN ĐẾN
NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 765/2005/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ Y tế )
Để thực hiện Quyết định số
222/2003/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chính sách Quốc gia về y, dược học cổ truyền đến năm 2010, Bộ Y tế ban
hành bản "Kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về y, dược học cổ truyền
đến năm 2010" với những nội dung chủ yếu sau:
I . MỤC TIÊU CHUNG
1. Mục tiêu chung:
Triển khai thực hiện thành công
“Quyết định số 222/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chính sách quốc gia về y, dược học cổ truyền đến năm 2010” nhằm kế thừa,
bảo tồn và phát triển y, dược học cổ truyền (YDHCT), kết hợp với y dược học hiện
đại (YDHHĐ) trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; xây
dựng nền Y Dược Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Hoàn thiện hệ thống tổ chức
quản lýYDHCT: Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là
tỉnh) có phòng quản lýYDHCT; Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác
YDHCT nhằm bảo đảm tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, khám, chữa
bệnh, nuôi trồng cây, con làm thuốc, bào chế và sản xuất thuốc.
b) Về cơ sở khám, chữa bệnh: tỉnh
có bệnh việnY học cổ truyền (YHCT); bệnh viện y học hiện đại (YHHĐ) có khoa
YHCT; Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có bộ phận khám,
chữa bệnh bằng YHCT do một thầy thuốc YHCT(y sỹ YHCT hoặc lương y trở lên)
trong biên chế của trạm y tế phụ trách.
Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước đầu tư thành lập các loại hình khám, chữa bệnh bằng
YHCT theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện YHCT, trường đại học
y, dược, trường trung học y, dược và trạm y tế xã có vườn cây thuốc.
c) Chỉ tiêu khám, chữa bệnh bằng
YHCT hàng năm: tuyến trung ương bằng 10%, tuyến tỉnh bằng 20%, tuyến huyện bằng
25% và tuyến xã bằng 40% số người được khám và điều trị.
d) Chỉ tiêu sử dụng thuốc YHCT ở
các tuyến: 30% số thuốc được sản xuất lưu hành trong nước là thuốc YHCT; chỉ
tiêu sử dụng thuốc YHCT ở tuyến trung ương là 10%, tuyến tỉnh là 20%, tuyến huyện
là 25% và tuyến xã là 40%.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Giải pháp về cơ chế, chính
sách:
1.1. Hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý, thuận lợi cho các loại hình hành nghề
YDHCT phát triển.
1.2. Nhà nước bảo hộ quyền
tác giả, quyền sở hữu và có chế độ khuyến khích các thầy thuốc cống hiến, phát
huy những bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có
hiệu quả; có chính sách ưu đãi, khuyến khích việc nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu
ứng dụng và nghiên cứu kết hợp YDHCT với YDHHĐ.
1.3. Ban hành chính sách
ưu đãi, bảo trợ việc nuôi trồng dược liệu, sản xuất thuốc YHCT và có chính sách
khai thác dược liệu tự nhiên hợp lý, bảo đảm lưu giữ, tái sinh và phát triển
nguồn gen dược liệu; thành lập giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông để khuyến khích
các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong lĩnh vực YDHCT.
1.4. Khuyến khích việc tổ
chức khám, chữa bệnh, sản xuất, sử dụng và xuất khẩu thuốc YHCT; nhập khẩu giống
cây thuốc tạo nguồn dược liệu; nghiên cứu hiện đại hoá YDHCT; kết hợp YDHCT với
YDHHĐ.
2. Giải pháp về tổ chức:
2.1. Hoàn thiện hệ thống
quản lý, khám, chữa bệnh, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc
YHCT.
2.2. Khuyến khích các loại
hình hành nghề YDHCT thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
3. Giải pháp về phát triển
nguồn nhân lực:
3.1. Phát triển mạng lưới
đào tạo nguồn nhân lực YDHCT, thành lập Học viện yhọc cổ truyền, củng cố và
phát triển bộ môn YHCT tại các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế. Khuyến
khích phát triển các trường YHCT dân lập.
3.2. Tổ chức đào tạo liên
tục để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ YDHCT.
3.3. Đổi mới chương trình
đào tạo theo hướng hiện đại hoá YHCT.
3.4. Đổi mới phương pháp
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Giải pháp về đảm bảo và
nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thuốc YHCT:
4.1. Tăng cường đầu tư
nâng cấp các cơ sở YDHCT, chuẩn hoá trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở khám,
chữa bệnh bằng YHCT.
4.2. Tăng cường công tác
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ YHCT.
4.3. Từng bước hiện đại
hoá YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHĐ.
4.4. Xây dựng tiêu chuẩn
và quản lý chất lượng dược liệu.
4.5. Xác định nhu cầu dược
liệu, thuốc YHCT cho sử dụng trong nước và xuất khẩu.
4.6. Khuyến khích các cơ
sở YDHCT và nhân dân trồng dược liệu; quy hoạch khu trồng dược liệu tâp trung.
4.7. Củng cố và hiện đại
hoá hệ thống bào chế, sản xuất kinh doanh, phân phối thuốc YHCT.
4.8. Tạo mối liên kết hiệu
quả giữa người trồng dược liệu, nhà khoa học, nhà sản xuất thuốc YHCT.
4.9. Tăng cường hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực YDHCT.
5. Đảm bảo tài chính cho các
hoạt động YDHCT
Huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực YDHCT:
- Vốn từ ngân sách Nhà nước.
- Vốn do đầu tư nước ngoài (vốn
viện trợ, vốn vay, vốn do hợp tác liên doanh liên kết).
- Vốn tự huy động được từ các
thành phần kinh tế khác.
6. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về công tác YDHCT.
III. KẾ HOẠCHTHỰC HIỆN
1. Về xây
dựng màng lưới y, dược học cổ truyền
1.1. Mục tiêu đến năm 2010:
Về quản lý: Bộ Y tế có Vụ YHCT;
Sở Y tế tỉnh có phòng quản lý YDHCT; Phòng Y tế huyện có cán bộ chuyên trách
theo dõi công tác YDHCT.
Về màng lưới khám chữa bệnh: mỗi
tỉnh có ít nhất một bệnh viện YHCT, mỗi bệnh viện YHHĐ đều có khoa YHCT; trạm y
tế xã có bộ phận khám, chữa bệnh bằng YHCT do thầy thuốc YHCT (y sỹ YHCT hoặc
lương y trở lên) trong định biên của trạm y tế phụ trách.
1.2. Kế hoạch:
a) Hoàn thiện hệ thống tổ chức
quản lý:
+ Năm 2005: Tăng cường công tác
chỉ đạo, phấn đấu 100% Sở Y tế tỉnh có cán bộ chuyên trách công tác YHCT thuộc
Phòng nghiệp vụ Y; 30% Phòng y tế huyện có cán bộ chuyên trách, 70% còn lại có
cán bộ bán chuyên trách công tác YDHCT.
+ Năm 2006-2007: Sở Y tế thành
phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng có Phòng nghiệp vụ YHCT; 50% Phòng y tế huyện
có cán bộ chuyên trách, 50% còn lại có cán bộ bán chuyên trách công tác YDHCT.
+ Năm 2008-2010: Sở Y tế các tỉnh
có phòng nghiệp vụ YHCT; Phòng y tế huyện có cán bộ chuyên trách công tác YHCT.
b) Xây dựng, củng cố và hoàn
thiện màng lưới khám, chữa bệnh bằng YHCT:
- Bệnh viện YHCT: Hiện
nay cả nước còn 15 tỉnh chưa có bệnh viện YHCT là: Bắc Cạn, Lai Châu, Quảng Trị,
Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Đắc Nông, Kon Tum, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu
Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Ninh Thuận, Cà Mau.
- Năm 2005 đến 2007 các tỉnh
chưa có bệnh viện YHCT sẽ tiến hành xây dựng đề án thành lập bệnh viện YHCT
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Quy mô bệnh viện tối thiểu 50 giường nội
trú tuỳ theo dân số của tỉnh.
- Năm 2008-2010:
+Tiến hành xây dựng bệnh viện và
đưa vào hoạt động. Các tỉnh đã có bệnh viện YHCT thì tiếp tục củng cố hoàn thiện
bệnh viện theo quyết định số 1529/QĐ-BYT ngày 25/5/1999
của Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của bệnh viện YHCT
thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Tiến hành xây dựng bệnh viện
YHCT trung tâm trên cơ sở Bệnh viện YHCT tỉnh cho từng vùng kinh tế.
- Khoa YHCT trong các bệnh viện
YHHĐ:
Hiện nay, theo báo cáo của 42 Sở
Y tế tỉnh : 95% bệnh viện đa khoa tỉnh có khoa YHCT, 72 % bệnh viện huyện có
khoa YHCT.
Năm 2005: các bệnh viện YHHĐ
chưa có khoa YHCT tiến hành xây dựng đề án thành lập Khoa YHCT (với bệnh viện từ
150 giường nội trú trở lên) hoặc tổ YHCT trong khoa Nội tổng hợp (với bệnh viện
có quy mô dưới 150 giường nội trú) báo cáo Giám đốc Sở Y tế tỉnh xem xét phê
duyệt. Những bệnh viện YHHĐ đã có khoa hoặc tổ YHCT thì tiếp tục đầu tư củng cố,
hoàn thiện khoa YHCT theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh bằng YHCT và bằng phương pháp kết hợp YHCT với YHHĐ.
Từ năm 2006 đến 2010 tất cả các
bệnh viện YHHĐ có quy mô 150 giường nội trú trở lên có khoa YHCT và dưới 150
giường nội trú có tổ YHCT lồng ghép trong khoa Nội tổng hợp.
- Bộ phận YHCT trong
trạm y tế xã:
Hiện nay có khoảng 30% trạm y tế
xã có hoạt động khám, chữa bệnh bằng YHCT.
Mục tiêu đến năm 2010: 100% trạm
y tế xã có bộ phận khám, chữa bệnh bằng YHCT do thầy thuốc YHCT trong định biên
của trạm phụ trách.
Năm 2005, Trưởng trạm y tế xã
(xã chưa có bộ phận khám, chữa bệnh bằng YHCT) hoàn thành đề án tổ chức bộ phận
khám, chữa bệnh bằng YHCT trình Uỷ ban nhân dân xã và báo cáo Phòng y tế huyện.
Những trạm y tế xã đã có bộ phận khám, chữa bệnh bằng YHCT thì tiếp tục củng cố
về cơ sở vật chất, lập kế hoạch đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh bằng YHCT cho nhân dân.
Năm 2006-2010: 100% các trạm y tế
xã có bộ phận khám, chữa bệnh bằng YHCT do cán bộ YHCT trong định biên của trạm
y tế phụ trách.
2. Về đào tạo
nhân lực:
2.1.Mục tiêu: đến năm
2010 đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ chuyên môn YHCT cho các tuyến. Trong đó:
- Giám đốc bệnh viện YHCT Trung
tâm và Giám đốc bệnh viện YHCT loại 1 phải có trình độ chuyên khoa cấp 2 , thạc
sỹ hoặc tiến sỹ YHCT.
- Giám đốc bệnh việnYHCT loại 2
phải có trình độ bác sỹ chuyên khoa cấp 1 về YHCT trở lên.
- Giám đốc bệnh viện YHCT còn lại
phải là bác sỹ chuyên khoa YHCT.
- Chủ nhiệm các khoa lâm sàng của
bệnh viện YHCT và khoa YHCT của bệnh viện YHHĐ phải có trình độ bác sỹ chuyên
khoa cấp 1 về YHCT trở lên.
- Cán bộ YHCT trong trạm y tế xã
là lương y hoặc y sỹ YHCT trở lên.
2.2. Kế hoạch thực hiện:
2.2.1. Năm 2005 - 2006:
- Để đáp ứng nhu cầu bác sỹ YHCT
của các tỉnh, hàng năm Bộ Y tế nghiên cứu có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu tuyển
sinh đào tạo cán bộ YHCT chính quy phù hợp.
- Khẩn trương tổ chức thực hiện
Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Học viện YDHCT Việt Nam; củng cố tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất,
nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên...
- Thành lập khoa YHCT đối với
các trường đại học y, dược chưa có khoa YHCT và củng cố khoa YHCT đối với các
trường đại học y, dược đã có khoa YHCT, là cơ sở đào tạo bác sỹ YHCT.
- Thành lập Bộ môn YHCT đối với
các trường trung học y tế chưa có và củng cố bộ môn YHCT trong các trường trung
học y tế đã có bộ môn này. Đây là cơ sở đào tạo y sỹ YHCT và đào tạo lương y có
đủ tiêu chuẩn về văn hoá thành y sỹ YHCT cho các trạm y tế xã.
- Kiện toàn và nâng cao trình độ
giảng viên, cơ sở vật chất của Học viện YDHCT Việt Nam; Khoa YHCT, Bộ môn YHCT
trong các trường đại học và Trung học y, dược của trung ương và địa phương; các
bệnh viện YHCT và Khoa YHCT nơi học sinh, sinh viên thực tập.
- Hoàn thiện giáo trình, nội
dung và chương trình đào tạo các loại hình cán bộ YHCT.
- Thành lập Hội đồng thẩm định
sách giáo khoa YHCT, nội dung, chương trình đào tạo đối với từng loại hình cán
bộ YHCT. Thống nhất bộ sách giáo khoa cơ bản về YHCT cho đối tượng bác sỹ đa
khoa.
2.2.2. Từ năm 2006 đến năm
2010:
- Để đáp ứng nhu cầu cán bộ YHCT
tuyến huyện, tăng cường đào tạo y sỹ YHCT đang công tác tại địa phương thành
bác sỹ YHCT. Sau khi tốt nghiệp sẽ về công tác tại tuyến huyện và trạm y tế xã,
đồng thời quan tâm đào tạo chuyên khoa YHCT cho bác sỹ đa khoa.
- Để đáp ứng nhu cầu cán bộ YHCT
cho trạm y tế xã, Bộ Y tế thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư giao chỉ tiêu tuyển sinh y sỹ YHCT cho các trường trung học y tế; đồng
thời xem xét cử tuyển những lương y có trình độ văn hoá 10/10 hoặc 12/12 đào tạo
thành y sỹ YHCT cho những Trạm y tế xã chưa có cán bộ YHCT.
- Từ 2006 đến 2010 phối hợp với
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích 3 miền (Bắc - Trung - Nam) thành lập được 3
trường đại học YHCT dân lập.
3. Về
nghiên cứu khoa học (NCKH):
3.1. Năm 2005: Bộ Y tế sẽ tổ
chức hội nghị, hội thảo về các chuyên đề:
- Kinh nghiệm quốc tế và mô hình
kết hợp YHCT với YHHĐ ở Việt Nam.
- Kinh nghiệm quốc tế và mô hình
về hiện đại hoá YDHCT ở Việt Nam.
- Định hướng cho công tác kế thừa,
nội dung và phương pháp kế thừa YDHCT.
3.2. Năm 2005 đến 2010:
- Vận dụng các thành tựu của
khoa học hiện đại để chứng minh giá trị và hiệu quả của YHCT bao gồm cả lý luận
và thực tiễn lâm sàng.
- Vận dụng quy chế nghiên cứu,
đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc YHCT, đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng
dụng, hàng năm có tổng kết đánh gía và nghiệm thu nhằm xác định một số bệnh,
giai đoạn của bệnh ưu tiên chữa bằng YHCT; một số bệnh, giai đoạn của bệnh cần
kết hợp YHCT với YHHĐ; xây dựng phác đồ hướng dẫn các cơ sở điều trị vận dụng.
- Tập trung nghiên cứu ứng dụng
các bài thuốc và phương pháp không dùng thuốc của YHCT (châm, cứu, giác, xoa ,
bóp, day, ấn huyệt,...) phòng và chữa có hiệu quả đối với các bệnh thông thường
như cảm cúm, mụn nhọt, ho, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, suy nhược thần
kinh,...; các bệnh nan y như hen phế quản, thận hư nhiễm mỡ, viêm loét dạ dày
tá tràng,...; những bệnh mà y học đang gặp khó khăn như cai nghiện ma tuý, cao
huyết áp,...phổ cập cho các cơ sở ứng dụng.
- Xây dựng và bảo vệ nguồn quỹ
gendược liệu quý hiếm.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
sinh học để bảo vệ nguồn quỹ gen dược liệu quý hiếm, tạo nguồn giống cây thuốc
với năng suất, chất lượng cao, phục vụ công tác sản xuất thuốc.
- Phát triển công tác nghiên cứu
khoa học về công nghệ bào chế, sản xuất thuốc từ dược liệu, từng bước hiện đại
hoá thuốc YHCT, phát hiện được những thuốc mới từ thuốc YHCT.
- Tăng cường trao đổi thông tin
khoa học trong và ngoài nước.
4. Về công
tác kế thừa:
4.1. Năm 2005:
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
các chính sách và quy định về công tác kế thừa.
- Nghiên cứu, ban hành quy chế
xét, công nhận người có bài thuốc gia truyền trên cơ sở đó các địa phương triển
khai thực hiện nhằm bảo tồn được vốn quý của YHCT không để bị mai một.
4.2. Từ năm 2005 - 2010:
- Ưu tiên cho con lương y có đủ
tiêu chuẩn và điều kiện tuyển sinh theo quy định được học chuyên ngành YHCT để
có điều kiện phát huy truyền thống YHCT củagia đình.
- Tập trung sưu tầm thừa kế các
bài thuốc và các phương pháp của YHCT có khả năng điều trị hay hỗ trợ điều trị
có kết quả các bệnh nan y như hen phế quản, thận hư nhiễm mỡ, viêm loét dạ dày
tá tràng,...; những bệnh mà y học đang gặp khó khăn như cai nghiện ma tuý, cao
huyết áp,...phổ cập cho các cơ sở ứng dụng.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo có hình thức cử tuyển đào tạo y sỹ YHCT từ những lương y có trình độ
văn hoá 10/10 hoặc 12/12 cho những trạm y tế xã chưa có cán bộ YHCT.
5. Kế hoạch
phát triển thuốc YHCT:
5.1. Năm 2005: Nghiên cứu,
khảo sát, tổng hợp, phân tích, xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ cho
công tác khám, chữa bệnh và xuất khẩu.
5.2. Năm 2005 đến năm 2006:
- Viện Dược liệu phối hợp với Sở
Y tế tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát, điều tra sưu tầm, thống kê các loại
cây, con làm thuốc; sự phân bố, hệ sinh thái và trữ lượng cây, con làm thuốc hiện
có ở nước ta hiện nay; đến 2010 xây dựng được bản đồ dược liệu trên phạm vi cả
nước.
- Sở Y tế tỉnh xây dựng kế hoạch
tổ chức bảo vệ, tổ chức khai thác và tái sinh một cách hợp lý, tránh khai thác
bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái và nguy cơ tiệt chủng nguồn dược liệu tự
nhiên quý hiếm.
- Bệnh viện YHCT; trường đại học
y, dược, trường trung học y, dược và trạm y tế xã có vườn cây thuốc theo quy định.
- Củng cố các trung tâm dược liệu
ở các vùng miền núi phía Bắc (trạm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Sa Pa,...),
vùng Trung du (vườn thuốc Tam Đảo), miền Trung (trung tâm nghiên cứu dược liệu
Bắc Trung bộ), vùng Đồng bằng Sông Hồng (Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến
cây thuốc Hà Nội), vùng Duyên Hải miền Trung (Quảng Nam), vùng dược liệu Nam Bộ;
vùng dược liệu Tây Nguyên (Trung tâm nghiên cứu dược liệuĐà Lạt), đồng bằng
sông Cửu Long, Trung tâm bảo tồn và nghiên cứu dược liệu Đồng Tháp Mười.
- Viện Dược liệu phối hợp với
các địa phương tổ chức khảo sát, nghiên cứu quy hoạch vùng chuyên canh, xen
canh cây, con làm thuốc, nên trồng các cây có giá trị kinh tế cao, hiệu quả điều
trị tốt, nhu cầu sử dụng lớn. Trồng và xuất khẩu dược liệu phù hợp với khí hậu
Việt Nam để tạo nguồn
kinh phí nhập khẩu những dược liệu mà khí hậu Việt Nam
không trồng được hoặc trồng nhưng chất lượng dược liệu chưa đạt tiêu chuẩn quy
định.
- Xây dựng tiêu chuẩn và quản lý
chất lượng dược liệu.
5.3. Năm 2006 - 2010:
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn quy hoạch vùng chuyên trồng dược liệu, từng bước đến 2010
đạt nguyên tắc “thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu” (GACP).
- Trạm dược liệu, trung tâm nuôi
trồng dược liệu có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn nhân dân kỹ thuật nuôi, trồng,
chăm sóc và phải cung cấp đủ giống với chất lượng tốt cho các cơ sở nuôi, trồng
dược liệu; tư vấn về cách phòng và chữa bệnh cho cây thuốc; tư vấn và hướng dẫn
cách thu hoạch, kỹ thuật sơ chế,kỹ thuậtbảo quản.
- Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT
tổ chức ký hợp đồng sản xuất và thu mua kịp thời các dược liệu do các cơ sở và
hộ gia đình trồng. Giá cả thu mua phải hợp lý, có tác dụng khuyến khích việc trồng
dược liệu, tránh để người nông dân bị thiệt thòi do trồng cây thuốc trong vùng
chuyên canh và xen canh.
- Bộ Y tế tăng cường xét duyệt cấp
số đăng ký cho các chế phẩm thuốc YHCT do các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc
có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định được sản xuất, lưu hành trên thị trường.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất thuốc YHCT đầu tư nâng cấp cơ sở và trình độ
chuyên môn, phấn đấu đến năm 2010 các cơ sở sản xuất thuốc phải đạt tiêu chuẩn
“ thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP).
- Khuyến khích xây dựng đề án
thành lập “Trung tâm thương mại kinh doanh dược liệu và thuốc YHCT” tại khu vực
miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
- Nghiên cứu có kế hoạch xây dựng
hệ thống kho bảo quản và mạng lưới phân phối dược liệu đến cơ sở sử dụng kịp thời
và thuận tiện, đảm bảo chất lượng quy định.
- Nghiên cứu xây dựng đề án
thành lập khu công nghệ sơ chế, bào chế thuốc phiến, sản xuất thuốc YHCT với
công nghệ và kỹ thuật hiện đại tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thu mua dược liệu và sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng
trong nước và xuất khẩu.
- Mở rộng mạng lưới cung cấp thuốc
phiến và thuốc thành phẩm YHCT với chất lượng cao cho các cơ sở khám, chữa bệnh
trong cả nước theo 3 tuyến, trên cơ sở kiện toàn, củng cố các đơn vị thuộc Tổng
công ty Dược Việt Nam, đưa chức năng lưu thông, phân phối dược liệu, thuốc
thành phẩm YHCT thành một trong những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị
này.
6. Tăng cường
công tác quản lý hành nghề YDHCT:
6.1. Năm 2005-2006, dưới
sự chủ trì của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh tổ chức nghiên cứu,điều tra, đánh giá
hiệu quả hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh bằng YHCT tư nhân. Lập danh
sách theo dõi các thầy thuốc hành nghề khám, chữa bệnh bằng YHCT tại địa phương
và trên toàn quốc.
6.2. Hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy thuốc YHCT có
đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định được tham gia hành nghề và tạo hành lang
pháp lý thuật lợi cho các cơ sở YDHCT hoạt động.
6.3. Cải tiến thủ tục
hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép hành nghề YDHCT. Tăng cường
phân cấp việc xét, cấp giấy phép và quản lý các cơ sở hành nghề YDHCT cho địa
phương.
6.4. Từ năm 2005 đến năm
2010:
- Định kỳ hàng năm, Sở Y tế các
tỉnh tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và cập nhật nội dung các văn bản quy phạm
pháp luật cho những người hành nghề YDHCT tư nhân để thực hiện được tốt.
- Bộ Y tế phối hợp với Sở Y tế
tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
7. Đẩy mạnh
công tác YDHCT ở tuyến y tế xã, phường:
7.1. Năm 2005:
- Bộ Y tế tổ chức biên
soạn, in phổ cập các tập cây thuốc gia đình, phương pháp cứu, day ấn huyệt,
xoa, bóp đơn giản phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường cho tất cả cán
bộ y tế thôn bản và đến tận hộ gia đình.
- Củng cố bộ phận khám, chữa bệnh
bằng YHCT tại trạm y tế xã do cán bộ YHCT trong định biên của trạm phụ trách. Tất
cả cán bộ y tế khác của trạm y tế phải được bồi dưỡng kiến thứcvề YHCT để kết hợp
trong điều trị.
- Trạm y tế xã có vườn thuốc nam
theo quy định.
7.2. Từ năm 2006 - 2010:
- 40 % số thuốc được sử dụng tại
trạm y tế xã là thuốc YHCT.
- Tại trạm y tế xã và tại y tế
thôn bản, các bệnh thông thường khi mới mắc cần được chữa bằng YHCT, các bệnh
khác phải được điều trị kết hợp giữa YHCT và YHHĐ để thực hiện được chỉ tiêu
40% số bệnh nhân đượckhám và điều trị bằng YHCT theo quy định.
8. Về công
tác xã hội hoá:
8.1. Uỷ ban nhân dân các
tỉnh chỉ đạo ngành y tế địa phương phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội
có liên quan quán triệt và triển khai đầy đủ những nội dung và giải pháp của
Chính sách quốc gia về YDHCT đến năm 2010; tuyên truyền, giáo dục, vận động
nhân dân khôi phục phong trào trồng , sử dụng các “cây thuốc gia đình”, và những
phương pháp phòng, chữa bệnh đơn giản không dùng thuốc để phòng và chữa một số
chứng, bệnh thông thường tại cộng đồng. Ngành y tế chịu trách nhiệm về công tác
chuyên môn.
8.2. Năm 2005-2006, Bộ Y
tế phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo soạn thảo và ban hành nội dung giáo dục
ngoại khoá, xây dựng mô hình điểm về phổ cập kiến thức cơ bản cho giáo viên để
hướng dẫn các em học sinh về cách trồng, sử dụng một số cây thuốc gia đình chữa
một số chứng, bệnh thông thường tại cộng đồng.
8.3. Năm 2005 - 2010:
- Sở Y tế phối hợp với Hội
Đông y tỉnh tổ chức phổ biến những kiến thức thông thường của YHCT (thuốc nam
đơn giản - xoa, bóp - bấm, nắn - luyện tập y võ dưỡng sinh...) cho nhân dân; vận
động hộ gia đình trồng và sử dụng cây thuốc gia đình (cây rau ăn, vừa là cây
thuốc; cây ăn quả, vừa là cây thuốc; cây cảnh, vừa là cây thuốc) thực hiện “Thầy
tại chỗ, thuốc tại chỗ” để nhân dân tự phòng bệnh, chữa các bệnh thông thường tại
gia đình ngay từ khi bệnh mới phát sinh; gắn vườn thuốc gia đình với việc thực
hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của địa phương.
- Đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ khám, chữa bệnh và sản xuất kinh doanh dược liệu, thuốc có nguồn gốc
dược liệu, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Tăng cường sự phối hợp
giữa các đơn vị, các thành phần kinh tế trong lĩnh vực YDHCT trên mọi lĩnh vực
đào tạo, NCKH, sản xuất thuốc, khám, chữa bệnh.
9. Đẩy mạnh
công tác tuyền truyền trong lĩnh vực YDHCT:
9.1. Năm 2005, Bộ Y tế
xây dựng bộ phim video giới thiệu các cây thuốc gia đình. In và phát hành cuốn
phim video về cây thuốc gia đình cho trạm y tế xã.
9.2. Năm 2005 đến 2010:
có nhiều hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo
hình, báo viết, tờ rơi, tập huấn, hội nghị, hội thảo,...), xây dựng trang
Website giới thiệu:
- Các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về công tác YDHCT.
- Hướng dẫn ứng dụng các phương
pháp đơn giản của YHCT tự phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường tại cộng
đồng; chống các hành vi lợi dụng uy tíncủa YHCT để làm ăn phi pháp và hành nghề
mê tín dị đoan.
10. Hợp tác
quốc tế:
10.1. Năm 2005:
- Củng cố Trung tâm hợp tác về
lĩnh vực YDHCT tại bệnh viện YHCT trung ương do Tổ chức Y tế thế giới khu vực
Tây Thái Bình Dương tài trợ.
- Xây dựng trang Website giới
thiệu YDHCT Việt Nam.
10.2. Năm 2005 - 2010:
- Tiếp tục củng cố và phát huy
vai trò của YDHCT Việt Nam
tại Lào, Mêhycô và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
- Tiếp tục tiếp nhận lưu học
sinh các nước sang đào tạo cán bộ đại học, sau và trên đại học về YDHCT.
10.3. Tăng cường hợp tác với
Trung Quốc:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm cử
lưu học sinh Việt Nam
sang Trung Quốc đào tạo đại học và trên đại học về YDHCT.
- Cử đoàn cán bộ Việt Nam sang học
tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác phát triển YDHCT với Cục quản lý Trung y
Trung dược Trung Quốc.
- Mời đoàn cán bộ của Cục quản
lý Trung y Trung dược Trung Quốc sang trao đổi về hợp tác giữa hai nước trong
lĩnh vực YDHCT.
IV. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban chỉ đạo triển
khai thực hiện Chính sách quốc gia về YDHCT đến năm 2010 ở ba cấp:
- Ban chỉ đạo cấp trung ương:
+ Do đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế
phụ trách công tác YDHCTlàm Trưởng ban.
+ Phó Trưởng ban là Vụ trưởng Vụ
YHCT và Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam.
+ Các uỷ viên là Vụ trưởng các Vụ,
Cục trưởng các Cục, Chánh thanh tra thuộc Bộ Y tế và các đơn vị có liên quan.
+ Nhóm thư ký là các chuyên viên
của các Vụ, Cục của Bộ Y tế.
Giao Vụ YHCT là cơ quan thường
trực của Ban chỉ đạo Trung ương.
- Ban chỉ đạo cấp tỉnh:
+ Do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh phụ trách văn xã làm Trưởng ban.
+ Phó trưởng ban làGiám đốc Sở Y
tế và Chủ tịch Hội Đông y tỉnh.
+ Uỷ viên là Trưởng các phòng,
ban và Chánh thanh tra thuộc Sở Y tế tỉnh, Giám đốc bệnh viện YHCT, Giám đốc bệnh
viện đa khoa tỉnh.
+ Thư ký : Chuyên viên chuyên
trách công tác YDHCT Sở Y tế tỉnh.
- Ban chỉ đạo cấp huyện:
+ Do Phó chủ tịch UBND huyện phụ
trách văn xã làm Trưởng ban; Trưởng phòng y tế là phó ban, uỷ viên là Chủ tịch
hội Đông y huyện, Giám đốc bệnh viện huyện, chủ nhiệm khoa YHCT bệnh viện huyện.
+ Thư ký: Cán bộ theo dõi công
tác YDHCT - Phòng y tế huyện.
2.Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:
- Căn cứ kế hoạch đã được Bộ trưởng
Bộ Y tế phê duyệt để xây dựng kế hoạch của từng địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên
quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về
YDHCT.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết
quả triển khai thực hiện.
-Định kỳ báo cáo kết quả triển
khai thực hiện theo quy định.
V. KINH PHÍ TRIỂN KHAI
1. Kinh phí từ ngân sách Nhà
nước:
- Hàng năm, theo kế hoạch thực
hiện Chính sách quốc gia về YDHCT, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có tránh nhiệm bố trí một khoản kinh phí để Ban chỉ đạo thực hiện Chính
sách quốc gia về YDHCT tổ chức triển khai thực hiện những nội dung hoạt động đã
được phê duyệt đạt hiệu quả.
- Hàng năm Bộ Y tế trích một khoản
kinh phí theo dự trù của Ban chỉ đạo thực hiện Chính sách quốc gia về YDHCT để
đảm bảo cho Ban chỉ đạo hoạt động và hỗ trợ triển khai thực hiện xây dựng mô
hình tỉnh điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
2. Ngoài ngân sách được
phân bổ từ kinh phí thường xuyên hàng năm từ ngân sách nhà nước, các địa phương
cần tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí viện trợ, đầu
tư nước ngoài,... để thực hiện và phát triển các nội dung công tác YDHCT./.