Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 03/2021/QĐ-UBND phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm tỉnh Thái Bình

Số hiệu: 03/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Nguyễn Khắc Thận
Ngày ban hành: 29/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TH
Á
I BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2021/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 29 tháng 3  năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật An toàn vệ sinh thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định s17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 59/TTr-SYT ngày 15 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- B
NN&PTNT;
- Bộ Công thương;
- Cục Kiểm tra VB
QPPL-B Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;

- Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Báo Thái Bình;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Khắc Thận

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(
Kèm theo Quyết định số: 03/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về: Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nguyên tắc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

1. Trên cơ sở các quy định của Luật An toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các cấp.

3. Phân cấp quản lý giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

4. Bảo đảm tính khoa học theo nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý.

5. Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm.

6. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 (hai) cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.

7. Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 (hai) cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

8. Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 (hai) cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

Chương II

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA SỞ Y TẾ, SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, SỞ CÔNG THƯƠNG

Điều 4. Trách nhiệm của Sở Y tế

1. Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh, có trách nhiệm tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh về chủ trương, cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, các giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo lĩnh vực được phân công.

2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm:

a) Các cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Bếp ăn tập thể, căng tin phục vụ ăn uống tại các doanh nghiệp trong, ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và cấp huyện, Trung tâm điều dưỡng;

c) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các Lễ hội do tỉnh tổ chức;

d) Các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung trên địa bàn tỉnh (Không bao gồm các cơ sở kinh doanh: thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn).

3. Sở Y tế chủ trì hoặc phân cấp cho các cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc thực hiện các quy định về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

a) Các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm;

b) Các cơ sở sản xuất: Thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý;

c) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

4. Cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

5. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

6. Tổ chức tuyên truyền thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

7. Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản lý.

9. Giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm khi diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa - xã hội do tỉnh tổ chức.

10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương.

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp được phân công, phân cấp quản lý theo Điều 63 của Luật An toàn thực phẩm, khoản 8, 10 Điều 36 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này:

a) Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, thu hái, đánh bắt nông, lâm, thủy sản, sản xuất muối.

b) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp quản lý và các nông sản thực phẩm khác theo quy định.

2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

3. Tổ chức quản lý, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, xác nhận bản cam kết an toàn thực phẩm, tuyên truyền phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, kiểm nghiệm thực phẩm lưu thông trên thị trường thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp quản lý.

4. Thẩm định xếp loại cơ sở, xử lý vi phạm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xác minh, xử lý thông tin phản ánh về mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp quản lý.

5. Phối hợp với Sở Y tế trong việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương, chương trình thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, điều tra ngộ độc thực phẩm.

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này.

2. Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh: Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương;

3. Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực ngành Công Thương quản lý trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

4. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công:

a) Tổ chức cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm, Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh theo phân công quản lý của Bộ Công Thương; lưu trữ hồ sơ tự công bố sản phẩm và đăng tải tên và sản phẩm của tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương; hướng dẫn cơ sở thực hiện thủ tục tự công bố trong lần tiếp theo.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo kế hoạch của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao.

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thực phẩm ngành Công Thương thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

d) Hướng dẫn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ phụ trách lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, chủ cơ sở, người lao động tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực ngành Công Thương quản lý.

5. Phối hợp với Sở Y tế trong việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương, chương trình thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, điều tra ngộ độc thực phẩm.

6. Tiếp nhận bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) đối với các cơ sở thuộc ngành Công Thương quản lý trên địa bàn tỉnh đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Chương III

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ; ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định tại Điều 65 của Luật An toàn thực phẩm.

2. Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của huyện, thành phố; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo các nội dung được phân công, phân cấp tại quy định này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm; tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của sở, ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

3. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành, giám sát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

4. Tổ chức, chỉ đạo công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyến trên, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

5. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cho phòng, ban chuyên môn bảo đảm đúng nguyên tắc trong quản lý, phân cấp quản lý an toàn thực phẩm theo lĩnh vực phụ trách và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban trực thuộc tổng hợp báo cáo kết quả bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc ngành chuyên môn quản lý theo quy định.

7. Thực hiện công tác giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm theo phân cấp, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

8. Hằng năm bố trí nguồn nhân lực, kinh phí cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc để thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

9. Quản lý đối với các cơ sở thuộc ngành Y tế, bao gồm:

a) Bếp ăn tập thể, căng tin phục vụ ăn uống tại các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn quản lý.

b) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các Lễ hội do huyện, thành phố tổ chức.

c) Các cơ sở kinh doanh: Thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi tại các quầy thuốc, nhà thuốc trên địa bàn quản lý.

d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp và có quy mô dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

10. Quản lý đối với các cơ sở thuộc ngành Nông nghiệp, bao gồm:

Quản lý và xác nhận bản cam kết an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết và xử lý các cơ sở vi phạm cam kết theo quy định đối với các cơ sở gồm:

- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; cơ sở sơ chế nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản không có địa điểm cố định (trừ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên); cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ; cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản bao gói sẵn có Giấy phép đăng ký kinh doanh do cấp huyện cấp.

- Các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản khác có Giấy phép đăng ký kinh doanh do cấp huyện cấp.

11. Quản lý đối với các cơ sở thuộc ngành Công thương:

a) Phân công Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, phòng Kinh tế thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thực phẩm ngành Công Thương.

b) Tổ chức cấp mới và cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn huyện.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện ký cam kết bảo đảm yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

3. Hằng năm bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

4. Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm xã, phường, thị trấn.

5. Quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ và các cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Thành lập đoàn kiểm tra, phối hợp với các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành cấp trên kiểm tra việc tuân thủ các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm trên địa bàn; giám sát các hoạt động quảng cáo thực phẩm trên địa bàn.

8. Chỉ đạo Trạm Y tế, cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm ngành Công Thương, Nông nghiệp: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cộng đồng; thường xuyên rà soát, cập nhật các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, lập danh sách và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.

Chương IV

PHỐI HỢP THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ SỰ CỐ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO BÁO

Điều 9. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm

1. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân các cấp chủ động chủ trì tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo phạm vi quản lý được phân công.

2. Đối với thanh tra, kiểm tra liên ngành giao ngành Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành hằng năm.

3. Thực hiện theo đúng nguyên tắc trong thực hiện việc thanh tra, kiểm tra bảo đảm không chồng chéo, nếu kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên.

Điều 10. Phối hợp trong xử lý sự cố an toàn thực phẩm

1. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm; phối hợp với các ngành liên quan điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.

2. Khi phát hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản lý của sở, ngành khác vi phạm và có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, Sở Y tế là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành quản lý thực hiện thanh tra, kiểm tra và kết luận.

Điều 11. Chế độ báo cáo

1. Theo chức năng, nhiệm vụ các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chế độ báo cáo kết quả các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp báo cáo trên địa bàn quản lý gửi về Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quản lý. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm của ngành mình về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh và cơ quan Trung ương theo định kỳ (6 tháng và báo cáo năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

3. Đối với các báo cáo theo ngành dọc, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của các ngành.

4. Thời gian báo cáo (báo cáo 6 tháng gửi trước 20/6 và báo cáo năm gửi trước 20/12).

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương

1. Theo lĩnh vực được phân công quản lý, triển khai thực hiện và đôn đốc, giám sát các đơn vị chức năng trực thuộc thực hiện Quy định này. Căn cứ tình hình thực tiễn, hệ thống quản lý chuyên ngành các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý và tham gia quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cho các tuyến từ tỉnh tới xã, phường, thị trấn bảo đảm phát huy tối đa các nguồn lực trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Thường xuyên tổ chức rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo lĩnh vực được phân công quản lý. Định kỳ hằng quý tổng hợp báo cáo gửi về Sở Y tế tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh.

3. Tuyên truyền, phổ biến quy định đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý.

Điều 13. Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức triển khai thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý.

2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

b) Thường xuyên rà soát, cập nhập danh sách các cơ sở thực phẩm trên địa bàn theo lĩnh vực được phân công, phân cấp quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh.

Điều 14. Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý.

2. Thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở thực phẩm trên địa bàn gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo cấp trên.

3. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

4. Kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện bằng văn bản về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ảnh kịp thời về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh.

 

PHỤ LỤC I:

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC HIỆN THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THUỘC NGÀNH Y TẾ QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định s
ố 03/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

1

Nước uống đóng chai. Nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền nước đá dùng để chế biến thực phẩm).

Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2

Thực phẩm bổ sung.

 

3

Các vi chất bổ sung vào thực phẩm.

 

4

Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

Trừ phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

5

Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó.

 

PHỤ LỤC II:

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên sản phẩm/ nhóm sản phẩm

Ghi chú

I

Ngũ cốc

 

1

Ngũ cốc.

 

2

Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (xay xát, cắt, tách vỏ, tách cám, dạng mảnh, nảy mầm, xử lý nhiệt,...).

Trừ các sản phẩm dạng bột, tinh bột và chế biến từ bột, tinh bột.

II

Thịt và các sản phẩm từ thịt

 

1

Thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh (nguyên con, pha lọc, cắt lát, mảnh, xay, viên,...).

 

2

Phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm (nội tạng, xương, chân, cổ, cánh, mỡ, máu,...).

 

3

Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia cầm (khô, hun khói, đồ hộp, xử lý nhiệt, ướp muối, collagen, gelatin...).

Trừ thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

4

Sản phẩm phối chế có chứa thịt (giò, chả, nem, lạp sườn, salami, xúc xích, Jăm bông, Pa tê, thịt bao bột, tẩm bột, ngâm dầu, súp, nước ép, nước chiết,...).

Trừ sản phẩm dạng bánh do Bộ Công Thương quản lý.

III

Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư).

 

1

Thủy sản sống, tươi, ướp đá, bảo quản lạnh (dạng nguyên con, sơ chế, fillet, xay, viên, cắt lát, bóc vỏ, cán mỏng,...).

 

2

Phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (da, vây, bóng, mỡ, gan, trứng,... của các loài thủy sản).

 

3

Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (lên men, dạng mắm, gia nhiệt, xông khói, khô, ướp muối, ngâm nước muối, bao bột, ngâm dầu, dịch chiết, nước ép, gelatin, collagen... kể cả có sử dụng hoá chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến).

Trừ thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

4

Mỡ và dầu có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa tinh chế dùng làm thực phẩm

Trừ thực phẩm chức năng, dược phẩm có nguồn gốc từ thủy sản do Bộ Y tế quản lý.

5

Sản phẩm thủy sản phối trộn với bột, tinh bột, bao bột, sữa chế biến, dầu thực vật (bao gồm cả phồng tôm, cá, mực,...).

Trừ sản phẩm dạng bánh do Bộ Công Thương quản lý.

6

Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng làm thực phẩm.

Trừ thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ rong, tảo do Bộ Y tế quản lý.

IV

Rau, củ , quả và sản phẩm rau, củ, quả

 

1

Rau, củ, quả tươi và sơ chế (cắt mảnh, tách vỏ, tách hạt, tách múi, xay,...).

Trừ các loại rau, củ, quả, hạt làm giống.

2

Rau, củ, quả chế biến (lên men, làm khô, xử lý nhiệt, dạng bột, đóng hộp, tẩm bột, ngâm dấm, ngâm dầu, ngâm đường, bao bột, dịch chiết, nước ép,...).

Trừ các sản phẩm dạng bánh, mứt, kẹo, ô mai và nước giải khát đo Bộ Công Thương quản lý.

V

Trứng và các sản phẩm từ trứng

 

1

Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư.

 

2

Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư đã sơ chế, chế biến (bóc vỏ, đóng bánh, đông lạnh, nghiền bột, xử lý nhiệt, muối, ngâm ướp thảo dược,....)

 

3

Các loại thực phẩm phối chế có chứa trứng, bột trứng.

Trừ bánh kẹo có thành phần là trứng, bột trứng do Bộ Công Thương quản lý.

VI

Sữa tươi nguyên liệu

 

VII

Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

 

1

Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha loãng

 

2

Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có lẫn hoặc không có mật ong.

 

3

Các sản phẩm có chứa mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa.

Trừ bánh, mứt, kẹo, đồ uống mật ong làm nước giải khát do Bộ Công Thương quản lý. Trừ thực phẩm chức năng, dược phẩm do Bộ Y tế quản lý.

VIII

Thực phẩm biến đổi gen

 

IX

Muối

 

1

Muối biển, muối mỏ.

 

2

Muối tinh chế, chế biến, phối trộn với các thành phần khác.

 

X

Gia vị.

 

1

Gia vị đơn chất, hỗn hợp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật (bột hương liệu từ thịt, xương, dạng bột, dịch chiết, mù tạt,…)

Trừ gia vị đi kèm sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột (mì ăn liền, cháo ăn liền,...) do Bộ Công Thương quản lý

2

Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt.

 

3

Tương, nước chấm.

 

4

Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền

 

XI

Đường

 

1

Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thế rắn

 

2

Đường khác (kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza, tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen).

 

3

Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường.

 

XII

Chè

 

1

Chè tươi, chế biến đã hoặc chưa pha hương liệu.

Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát; bánh, mứt, kẹo có chứa chè do Bộ Công Thương quản lý.

2

Các sản phẩm trà từ thực vật khác.

Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát, do Bộ Công Thương quản lý.

XIII

Cà phê

 

1

Cà phê hạt tươi, khô, chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê.

 

2

Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó; dạng bột chiết có hoặc không có đường, sữa, kem để pha uống liền, các sản phẩm chế biến có chứa cà phê.

Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát; bánh kẹo, mứt có chứa cà phê do Bộ Công Thương quản lý.

XIV

Ca cao

 

1

Hạt ca cao tươi, khô, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang; vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác; Bột ca cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo, Bơ ca cao, mỡ và dầu ca cao; Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác.

 

2

Các chế phẩm từ ca cao dạng bột đã rang xay, không rang xay, dạng đặc, lỏng, bột uống liền có hoặc không có đường, sữa, kem, chế phẩm khác có chứa ca cao.

Trừ sản phẩm uống dạng nước giải khát; bánh kẹo, mứt có chứa ca cao do Bộ Công Thương quản lý.

XV

Hạt tiêu

 

1

Hạt tiêu (chi Piper) khô, tươi, hạt tiêu xay, nghiền.

 

2

Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền.

 

XVI

Điều

 

1

Hạt điều.

 

2

Các sản phẩm chế biến từ hạt điều.

Trừ bánh, mứt, kẹo có chứa hạt điều do Bộ Công Thương quản lý.

XVII

Nông sản thực phẩm khác.

 

1

Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,...) đã hoặc chưa chế biến.

 

2

Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến (măng, mộc nhĩ, nấm; sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, , thân, hoa ăn được của một số loại cây,...).

Trừ đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

3

Tổ yến các sản phẩm từ tổ yến.

Trừ đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

4

Sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu, dế, nhộng tằm, ...).

 

XVIII

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý

 

XIX

Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

PHỤ LỤC III:

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số
03/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

I

Bia

 

1

Bia hơi

 

2

Bia chai

 

3

Bia lon

 

II

Rượu, cồn và đồ uống có cồn

Không bao gồm sản phẩm rượu bổ do Bộ Y tế quản

1

Rượu vang

 

1.1

Rượu vang không có gas

 

1.2

Rượu vang có gas (vang nổ)

 

2

Rượu trái cây

 

3

Rượu mùi

 

4

Rượu cao độ

 

5

Rượu trắng, rượu vodka

 

6

Đồ uống có cồn khác

 

III

Nước giải khát

Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý.

1

Đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép rau, quả.

 

2

Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng.

 

3

Nước giải khát dùng ngay.

Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý.

IV

Sữa chế biến

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

1

Sữa dạng lỏng (bao gồm sữa dạng lỏng được bổ sung hương liệu hoặc các phụ gia thực phẩm khác)

 

1.1

Các sản phẩm được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur

 

1.2

Các sản phẩm được tiệt trùng bằng phương pháp UHT hoặc các phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt độ cao khác

 

2

Sữa lên men

 

2.1

Dạng lỏng

 

2.2

Dạng đặc

 

3

Sữa dạng bột

 

4

Sữa đặc

 

4.1

Có bổ sung đường

 

4.2

Không bổ sung đường

 

5

Kem sữa

 

5.1

Được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur

 

5.2

Được tiệt trùng bằng phương pháp UHT

 

6

Sữa đậu nành

 

7

Các sản phẩm khác từ sữa

 

7.1

 

7.2

Pho mát

 

7.3

Các sản phẩm khác từ sữa chế biến

 

V

Dầu thực vật

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

1

Dầu hạt vừng (mè)

 

2

Dầu cám gạo

 

3

Dầu đậu tương

 

4

Dầu lạc

 

5

Dầu ô liu

 

6

Dầu cọ

 

7

Dầu hạt hướng dương

 

8

Dầu cây rum

 

9

Dầu hạt bông

 

10

Dầu dừa

 

11

Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su

 

12

Dầu hạt cải hoặc dầu mù tạt

 

13

Dầu hạt lanh

 

14

Dầu thầu dầu

 

15

Các loại dầu khác

 

VI

Bột, tinh bột

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

1

Bột mì hoặc bột meslin

 

2

Bột ngũ cốc

 

3

Bột khoai tây

 

4

Malt: Rang hoặc chưa rang

 

5

Tinh bột: Mì, ngô, khoai tây, sắn, khác

 

6

Inulin

 

7

Gluten lúa mì

 

8

Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín: spaghety, macaroni, mì sợi, mì ăn liền, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni, cháo ăn liền, bánh đa, phở, bún, miến...

 

9

Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự

 

VII

Bánh, mứt, kẹo

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý.

1

Bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn

 

2

Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự

 

3

Bánh bột nhào

 

4

Bánh mì giòn

 

5

Bánh gato

 

6

Các loại kẹo cứng, mềm có đường không chứa cacao

 

7

Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường

 

8

Kẹo sô cô la các loại

 

9

Mứt, thạch trái cây, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu

 

10

Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu

 

11

Các sản phẩm bánh mứt kẹo khác

 

VIII

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 03/2021/QĐ-UBND ngày 29/03/2021 quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.863

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.188.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!