Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 số 15/2023/QH15 áp dụng năm 2024

Số hiệu: 15/2023/QH15 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 09/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024

Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 ngày 09/01/2023 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 khóa XV.

Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đã thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh, chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”.

Phương thức cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cũng sự thay đổi khi chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.

Việc chuyển đổi từ “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” được cấp trước ngày 01/01/2024 sang “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 (trừ các quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023), thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 15/2023/QH15

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2023

LUẬT

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm lâm sàng; sai sót chuyên môn kỹ thuật; điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khám bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh.

2. Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh.

3. Người bệnh người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là người hành nghề).

5. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hành nghề).

6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

7. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hoạt động).

8. Bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.

9. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người giữ quyền sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh quy định tại khoản 8 Điều này.

10. Người bệnh không có thân nhân là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;

b) Người bệnh tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và không có giấy tờ tùy thân, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;

c) Người bệnh đã xác định được danh tính nhưng tại thời điểm vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không có thân nhân đi cùng, không có thông tin để liên lạc với thân nhân;

d) Trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

11. Thân nhân của người bệnh là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;

b) Người đại diện của người bệnh;

c) Người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề.

12. Người đại diện của người bệnh là người thay thế cho người bệnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Luật này trong phạm vi đại diện.

13. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người đại diện theo pháp luật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

14. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

15. Tình trạng cấp cứu là tình trạng sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.

16. Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời.

17. Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

18. Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ.

19. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.

20. Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.

21. Giám định y khoa việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo trưng cầu hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

22. Sự cố y khoa là tình huống không mong muốn hoặc bất thường xảy ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do yếu tố khách quan, chủ quan.

23. Tai biến y khoa là sự cố y khoa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do một trong các nguyên nhân sau đây:

a) Rủi ro xảy ra ngoài ý muốn mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là chuyên môn kỹ thuật);

b) Sai sót chuyên môn kỹ thuật.

Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

2. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:

a) Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

c) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;

d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.

3. Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

6. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.

7. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.

8. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

9. Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

10. Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 5. Quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

1. Nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh;

b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh;

c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

d) Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

e) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

g) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề;

h) Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;

i) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

k) Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và pháp luật về giá;

l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;

m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;

b) Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;

c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm tổ chức hệ thống và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này;

d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 6. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội có trách nhiệm sau đây:

1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật;

2. Tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

3. Tham gia các hội đồng chuyên môn, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn kỹ thuật, tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề và giám sát việc hành nghề, cập nhật kiến thức y khoa liên tục khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

4. Phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho các hội viên theo quy định của pháp luật;

5. Thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, tham gia giám sát, phản biện xã hội về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

6. Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; vận động hội viên, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ quy định của pháp luật;

7. Huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

1. Xâm phạm quyền của người bệnh.

2. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.

3. Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này.

4. Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

5. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.

6. Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

7. Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.

8. Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.

9. Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.

10. Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.

11. Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:

a) Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;

b) Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.

12. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.

13. Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.

14. Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 của Luật này.

15. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có giấy phép hoạt động;

b) Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;

c) Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

16. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

17. Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.

18. Xâm phạm tính mạng, sức khỏa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

19. Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.

20. Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.

21. Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 8. Người đại diện của người bệnh

1. Một người bệnh chỉ có một người đại diện tại một thời điểm.

2. Người đại diện của người bệnh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bao gồm:

a) Người do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn;

b) Người do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

c) Người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;

d) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc người được pháp nhân phân công mà pháp nhân đó chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;

đ) Người không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này nhưng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự.

3. Việc thay thế người đại diện được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh;

b) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh hoặc thành viên gia đình của người bệnh;

c) Trường hợp người đại diện là cha mẹ đối với con chưa thành niên thì khi thay thế người đại diện không phải có xác nhận của người bệnh;

d) Trường hợp người đại diện là người giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

đ) Trường hợp người đại diện là người đại diện theo ủy quyền thì việc thay thế người đại diện phải được thực hiện bằng văn bản ủy quyền theo quy định.

4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện, thời hạn đại diện, phạm vi đại diện thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương II

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH

Mục 1. QUYỀN CỦA NGƯỜI BỆNH

Điều 9. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh

1. Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.

2. Được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 10. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.

2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.

3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.

Điều 11. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật này.

2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 12. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh

1. Được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và cung cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 69 của Luật này.

2. Được cung cấp và giải thích chi tiết về các khoản chi trả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu.

Điều 13. Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.

2. Được rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.

Điều 14. Quyền kiến nghị và bồi thường

1. Được kiến nghị về tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc và vấn đề khác trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

2. Được bồi thường theo quy định tại Điều 102 của Luật này.

Điều 15. Việc thực hiện quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên và người bệnh không có thân nhân

1. Trường hợp người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó đã có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì thực hiện theo nguyện vọng của người bệnh.

2. Trường hợp người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó không có văn bản thể hiện nguyện vọng hợp pháp về khám bệnh, chữa bệnh của mình thì thực hiện như sau:

a) Nếu có người đại diện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người đại diện;

b) Nếu không có người đại diện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Trường hợp người bệnh là người chưa thành niên thì thực hiện như sau:

a) Nếu có người đại diện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người đại diện;

b) Nếu không có người đại diện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này thì thực hiện theo quyết định của người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Mục 2. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH

Điều 16. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tôn trọng người hành nghề; không được đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 17. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề.

3. Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 18. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

1. Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Chương III

NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Mục 1. ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ

Điều 19. Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh

1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;

b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;

c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;

d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

a) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;

b) Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;

d) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

3. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

4. Người tham gia cấp cứu tại cộng đồng mà không phải là cấp cứu viên ngoại viện thì không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 20. Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.

2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.

3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Điều 21. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;

b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.

3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;

b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.

Điều 22. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục

1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.

2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:

a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;

b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;

c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;

d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 23. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh

1. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa;

b) Đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

2. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;

b) Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;

c) Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;

d) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;

đ) Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật;

e) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 24. Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.

2. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này.

3. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì tổ chức thực hiện.

4. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải chi trả chi phí kiểm tra đánh giá.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 25. Hội đồng Y khoa Quốc gia

1. Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; có con dấu và trụ sở riêng.

2. Hội đồng Y khoa Quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:

a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

b) Ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

c) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

d) Tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, khiếu nại hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia.

Mục 3. GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ

Điều 26. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề

1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Bác sỹ;

b) Y sỹ;

c) Điều dưỡng;

d) Hộ sinh;

đ) Kỹ thuật y;

e) Dinh dưỡng lâm sàng;

g) Cấp cứu viên ngoại viện;

h) Tâm lý lâm sàng;

i) Lương y;

k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.

Điều 27. Giấy phép hành nghề

1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.

3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;

b) Chức danh chuyên môn;

c) Phạm vi hành nghề;

d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.

4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.

5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này và quy định mẫu giấy phép hành nghề.

Điều 28. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề

1. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Thẩm quyền đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Bộ Y tế đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Bộ Quốc phòng đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Bộ Công an đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 29. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp

1. Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được xem xét thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết; giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài mà cơ quan, tổ chức đó được Bộ Y tế đánh giá để thừa nhận theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị thừa nhận;

c) Có thông tin về chức danh chuyên môn và chức danh đó phải tương đương với một trong các chức danh chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 26 của Luật này.

2. Thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Người có giấy phép hành nghề gửi hồ sơ đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề đến Bộ Y tế, bao gồm đơn đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề và bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;

c) Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

3. Nội dung đánh giá để thừa nhận cơ quan, tổ chức cấp phép hành nghề của nước ngoài bao gồm:

a) Đánh giá về hệ thống đào tạo;

b) Đánh giá về hệ thống, quy trình, thủ tục cấp giấy phép hành nghề và các quy định về chức danh, phạm vi hành nghề.

4. Người có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận tại Việt Nam không phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này và không phải tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 30. Cấp mới giấy phép hành nghề

1. Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề;

b) Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề;

c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ;

d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:

a) Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này;

b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;

c) Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:

a) Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

b) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;

b) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này đối với từng chức danh chuyên môn tương ứng.

5. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp mới giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp mới là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 31. Cấp lại giấy phép hành nghề

1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;

b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật này hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này;

c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ;

d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

2. Điều kiện cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Đã được cấp giấy phép hành nghề;

b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị cấp lại;

c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề;

b) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp lại là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 32. Gia hạn giấy phép hành nghề

1. Gia hạn giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp giấy phép hành nghề hết hạn.

2. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng và lương y bao gồm:

a) Đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Điều 22 của Luật này;

b) Có đủ sức khỏe để hành nghề;

c) Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

d) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề bao gồm tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

5. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;

b) Trong thời gian kể từ khi nhận đủ hồ sơ đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này;

c) Trường hợp cần xác minh việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề theo chương trình do cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thì thời hạn gia hạn là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 33. Điều chỉnh giấy phép hành nghề

1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng khi bổ sung, thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị điều chỉnh do cơ sở đào tạo, bệnh viện cấp;

b) Đáp ứng yêu cầu về thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với một số lĩnh vực chuyên môn;

c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề;

b) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề thì thời hạn điều chỉnh là 15 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 34. Đình chỉ hành nghề

1. Người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong các trường hợp sau đây:

a) Bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;

b) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;

c) Không đủ sức khỏe để hành nghề.

2. Tùy theo tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.

3. Sau khi bị đình chỉ hành nghề, tùy tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật mà người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa theo kết luận của Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 35. Thu hồi giấy phép hành nghề

1. Giấy phép hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề không đúng quy định;

b) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;

c) Cấp sai chức danh chuyên môn hoặc phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề;

d) Người hành nghề không hành nghề trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp tham gia chương trình đào tạo chuyên khoa;

đ) Người hành nghề thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 20 của Luật này;

e) Người hành nghề bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;

g) Người hành nghề lần thứ hai bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;

h) Người hành nghề lần thứ hai bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến mức phải đình chỉ hành nghề trong thời hạn của giấy phép hành nghề;

i) Người hành nghề tự đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề;

k) Trường hợp khác do Chính phủ quy định sau khi đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Sau khi thu hồi giấy phép hành nghề, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này hoặc đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 4. ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ

Điều 36. Nguyên tắc đăng ký hành nghề

1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:

a) Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;

b) Phụ trách một bộ phận chuyên môn;

c) Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:

a) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;

b) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;

c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;

d) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 37. Nội dung đăng ký hành nghề

1. Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề.

2. Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề.

3. Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề.

4. Thời gian hành nghề.

5. Ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này.

Điều 38. Trách nhiệm trong đăng ký hành nghề

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như sau:

a) Gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng với đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;

b) Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động hoặc trong quá trình hoạt động thì phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:

a) Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp thay đổi người hành nghề trong quá trình hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký hành nghề tại Mục 4 Chương III của Luật này.

Mục 5. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

Điều 39. Quyền hành nghề

1. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.

2. Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.

3. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này.

4. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 40. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh

Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;

4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;

5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Điều 41. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn

1. Được đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn.

2. Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.

3. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.

Điều 42. Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa

1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.

2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.

Điều 43. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1. Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.

3. Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

Mục 6. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ

Điều 44. Nghĩa vụ đối với người bệnh

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.

2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.

4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

5. Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp

1. Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin và trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.

6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh hoặc vi phạm quy định của Luật này.

Điều 46. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp

1. Hợp tác với đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.

2. Tôn trọng danh dự và uy tín của đồng nghiệp.

Điều 47. Nghĩa vụ đối với xã hội

1. Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.

3. Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;

b) Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chương IV

CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Mục 1. GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Bệnh viện;

b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Nhà hộ sinh;

d) Phòng khám;

đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;

g) Trạm y tế;

h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;

i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;

k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

2. Trường hợp cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần, trung tâm y tế, viện có giường bệnh, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cơ sở có tên gọi khác mà thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 49. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.

2. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này trong quá trình hoạt động.

Điều 50. Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một giấy phép hoạt động và không có thời hạn. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thêm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một giấy phép hoạt động riêng.

2. Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

a) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Hình thức tổ chức;

c) Địa chỉ hoạt động;

d) Phạm vi hoạt động chuyên môn;

đ) Thời gian làm việc hằng ngày.

3. Cơ sở đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động mà phải cấp mới, cấp lại, điều chỉnh.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cập nhật thông tin liên quan đến việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 48 của Luật này; quy định mẫu giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các điều kiện đặc thù đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 51. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.

2. Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Bộ Công an cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

4. Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trên địa bàn quản lý.

Điều 52. Cấp mới giấy phép hoạt động

1. Cấp mới giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 56 của Luật này;

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng thay đổi hình thức tổ chức hoặc địa điểm;

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động nhưng chia tách, hợp nhất, sáp nhập;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

2. Điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có cơ cấu tổ chức phù hợp với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Có địa điểm hoạt động;

d) Có cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó hạ tầng công nghệ thông tin phải bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này;

đ) Có đủ thiết bị y tế, phương tiện phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

e) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và quy mô của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn và mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có một người chịu trách nhiệm chuyên môn.

3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động;

b) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động được quy định như sau:

a) Hồ sơ đề nghị cấp mới nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thẩm định. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kết quả thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản thẩm định, trong đó nêu rõ các nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có) và phải có chữ ký của các bên tham gia thẩm định, cơ sở được thẩm định;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động; trường hợp cơ sở phải thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nêu tại biên bản thẩm định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc cấp mới giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 53. Cấp lại giấy phép hoạt động

1. Cấp lại giấy phép hoạt động được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép hoạt động bị mất;

b) Giấy phép hoạt động bị hư hỏng;

c) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động;

b) Bản gốc giấy phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Tài liệu chứng minh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động được quy định như sau:

a) Hồ sơ đề nghị cấp lại nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;

b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm cấp lại giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc cấp lại giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 54. Điều chỉnh giấy phép hoạt động

1. Điều chỉnh giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn;

b) Thay đổi quy mô hoạt động;

c) Thay đổi thời gian làm việc;

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thay đổi địa điểm nhưng thay đổi tên, địa chỉ;

đ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ.

2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Có giấy phép hoạt động đang còn hiệu lực;

b) Đáp ứng các điều kiện phù hợp với nội dung đề nghị điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động;

b) Bản gốc giấy phép hoạt động và tài liệu chứng minh việc thay đổi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động được quy định như sau:

a) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;

b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp phải thẩm định thực tế tại cơ sở thì thực hiện theo thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 52 của Luật này.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 55. Đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phải đình chỉ hoạt động;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này;

c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.

2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng.

3. Việc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời hạn đình chỉ phải căn cứ vào nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả của sự cố y khoa hoặc phần điều kiện hoạt động không còn bảo đảm.

4. Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trở lại.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 56. Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;

b) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

c) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;

d) Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin;

đ) Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn;

e) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;

g) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động từ 24 tháng liên tục trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;

h) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;

i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 hoặc khoản 2 Điều 52 của Luật này;

k) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trường hợp cần thiết phải bổ sung các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.

Mục 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 57. Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:

a) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;

b) Tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;

c) Tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành;

d) Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài ban hành được Bộ Y tế thừa nhận.

2. Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, không thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Bảo đảm tính khoa học và hiệu quả;

b) Bảo đảm đánh giá được tổng thể các đặc tính chất lượng và thành tố chất lượng;

c) Được các tổ chức quốc tế về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thừa nhận, đã được áp dụng trên thế giới.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 58. Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng nhằm mục đích sau đây:

a) Duy trì và cải tiến chất lượng hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Cung cấp thông tin để người bệnh và các bên chi trả có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp;

c) Làm căn cứ để kiến nghị xử lý vi phạm và khen thưởng đối với kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.

2. Nguyên tắc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Độc lập, khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, đúng pháp luật;

b) Phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;

c) Chỉ thực hiện đánh giá chất lượng sau khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động ít nhất đủ 12 tháng;

d) Cơ quan, tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

3. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này.

4. Tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật thực hiện đánh giá chất lượng khi có đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

5. Kết quả đánh giá chất lượng được công khai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

6. Căn cứ kết quả đánh giá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kiểm tra kết quả đánh giá chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 3. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 59. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này.

2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

a) Vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, trừ trường hợp cấp cứu quy định tại Điều 61 của Luật này.

b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.

3. Thu các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

4. Hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

5. Giao kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; giao kết hợp đồng với các tổ chức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để khám bệnh, chữa bệnh.

6. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

7. Được tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh.

8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được tham gia đấu thầu hoặc được Nhà nước đặt hàng cung cấp một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc hỗ trợ một phần kinh phí.

Điều 60. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.

2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.

4. Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật này.

6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.

7. Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 của Luật này.

8. Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

9. Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.

10. Giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp tình trạng bệnh và yêu cầu của người bệnh trong các trường hợp sau đây:

a) Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

b) Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng;

c) Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động;

d) Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.

11. Tham gia các hoạt động y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.

12. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

Chương V

CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

Điều 61. Cấp cứu

1. Hoạt động cấp cứu bao gồm:

a) Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Cấp cứu ngoại viện.

2. Việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh. Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.

3. Khi việc cấp cứu cần sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

a) Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 64 của Luật này;

b) Đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hỗ trợ cấp cứu;

c) Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;

d) Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

5. Hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:

a) Hoạt động sơ cứu do người có kiến thức hoặc đã qua đào tạo về cấp cứu ngoại viện thực hiện;

b) Hoạt động cấp cứu do cấp cứu viên ngoại viện hoặc người hành nghề thực hiện.

6. Hệ thống cấp cứu ngoại viện được tổ chức dựa trên các tiêu chí cơ bản sau đây:

a) Phù hợp với quy mô dân số;

b) Phù hợp với đặc điểm địa lý của từng địa bàn;

c) Bảo đảm khả năng tiếp nhận và vận chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khoảng thời gian ngắn nhất.

7. Kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho đầu tư thiết lập hệ thống cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước; hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu; chi phí vận chuyển và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình vận chuyển cấp cứu đối với trường hợp tai nạn, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; chi phí quản lý, vận hành cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước;

b) Người sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện chi trả chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 18 và Điều 110 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hệ thống cấp cứu ngoại viện của Nhà nước trên địa bàn quản lý.

9. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm kinh phí cho hoạt động cấp cứu quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.

Điều 62. Khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc

1. Việc khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc phải tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

2. Người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

a) Khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

b) Căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh, áp dụng điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày hoặc điều trị nội trú. Trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

Điều 63. Sử dụng thuốc trong điều trị

1. Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;

b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;

c) Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.

2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc; không kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc.

3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;

b) Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;

c) Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;

d) Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.

4. Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.

Điều 64. Hội chẩn

1. Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.

2. Các hình thức hội chẩn bao gồm:

a) Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;

c) Hội chẩn khác.

3. Các phương thức hội chẩn bao gồm:

a) Hội chẩn trực tiếp;

b) Hội chẩn từ xa.

4. Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.

Điều 65. Thực hiện phẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể

1. Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 8 của Luật này.

2. Việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên hoặc người bệnh không có thân nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.

Điều 66. Chăm sóc người bệnh

1. Chăm sóc người bệnh là việc thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.

2. Nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm:

a) Xác định nhu cầu chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, chỉ định can thiệp chăm sóc người bệnh;

b) Phân cấp cấp độ chăm sóc người bệnh;

c) Thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh, hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt động chăm sóc;

d) Theo dõi tình trạng của người bệnh, đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc.

Điều 67. Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và việc tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Khám, đánh giá, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng bệnh lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;

b) Giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng.

Điều 68. Phục hồi chức năng

1. Nguyên tắc thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:

a) Phòng ngừa và giảm ảnh hưởng của khuyết tật; khám phát hiện để can thiệp phục hồi chức năng sớm;

b) Đánh giá nhu cầu sử dụng các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng trong quá trình khám, điều trị cho người bệnh;

c) Các biện pháp can thiệp phải được thực hiện liên tục, toàn diện theo các giai đoạn tiến triển của bệnh tật;

d) Phối hợp giữa chuyên khoa phục hồi chức năng với các chuyên khoa khác; giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với cá nhân, gia đình, cộng đồng và cơ quan, tổ chức khác; thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

2. Hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:

a) Khám, chẩn đoán, xác định nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh;

b) Sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác;

c) Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng;

d) Điều chỉnh, cải thiện điều kiện tiếp cận môi trường sống phù hợp với tình trạng sức khỏe;

đ) Tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.

Điều 69. Hồ sơ bệnh án

1. Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.

Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

3. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:

a) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ được thực hiện như sau:

a) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của người bệnh được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;

b) Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;

đ) Người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.

5. Các đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 70. Trực khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú, có giường lưu để theo dõi, điều trị người bệnh và cơ sở cấp cứu ngoại viện phải tổ chức trực khám bệnh, chữa bệnh liên tục theo thời gian hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động, kể cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ, để kịp thời cấp cứu và duy trì các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Trực khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các thành phần sau đây:

a) Trực lãnh đạo;

b) Trực lâm sàng;

c) Trực cận lâm sàng;

d) Trực hậu cần, quản trị.

3. Trực khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viện phải bảo đảm đầy đủ thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều này; trực khám bệnh, chữa bệnh ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này mà không phải là bệnh viện thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:

a) Phân công người trực;

b) Bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị y tế và thuốc thiết yếu sử dụng trong các trường hợp cấp cứu;

c) Bảo đảm chế độ báo cáo đối với mỗi phiên trực.

Điều 71. Phòng ngừa sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Việc phòng ngừa sự cố y khoa được thực hiện trên cơ sở nhận diện, báo cáo, phân tích tìm nguyên nhân, đưa ra các khuyến cáo, giải pháp phòng ngừa, tránh tái diễn sự cố y khoa để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, an toàn cho người bệnh.

Các khuyến cáo, giải pháp phòng ngừa sự cố y khoa được công bố công khai trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

2. Việc phòng ngừa sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 72. Tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân

1. Khi tiếp nhận, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh không có thân nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm kiểm kê, lập biên bản và lưu giữ tài sản của người bệnh.

2. Trong thời gian 48 giờ kể từ khi tiếp nhận người bệnh mà vẫn không thể xác định được thân nhân của người bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở để báo tìm thân nhân của người bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội đối với trẻ em dưới 06 tháng tuổi bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Trường hợp người bệnh đã được điều trị ổn định mà vẫn không thể xác định được thân nhân và thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.

4. Trường hợp người bệnh tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm giải quyết theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trong thời gian từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành thủ tục chuyển người bệnh đến cơ sở trợ giúp xã hội hoặc đến khi người bệnh tử vong.

6. Chính phủ quy định việc chi trả chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng quy định tại Điều này và việc xử lý đối với người bệnh không có thân nhân là người nước ngoài.

Điều 73. Xử lý trường hợp tử vong

1. Việc xử lý trường hợp người được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng đã tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:

a) Trường hợp có giấy tờ tùy thân và liên hệ được với thân nhân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của người đó để tiếp nhận thi thể;

b) Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không thể liên hệ với thân nhân thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận thi thể.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm tiếp nhận thi thể và tổ chức mai táng trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo.

2. Việc xử lý trường hợp tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp giấy báo tử; tiến hành kiểm thảo tử vong; hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ bệnh án của người bệnh tử vong; lấy và lưu trữ mẫu của thi thể để phục vụ việc xác định nhân thân người bệnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; thông báo cho thân nhân của người bệnh để tổ chức mai táng;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở trong vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh tử vong đối với trường hợp người bệnh tử vong mà không có người nhận hoặc từ chối tiếp nhận.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm tiếp nhận thi thể và tổ chức mai táng trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản này.

3. Chính phủ quy định việc xử lý trường hợp người nước ngoài tử vong mà không có thân nhân và việc chi trả chi phí mai táng đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 74. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các biện pháp sau đây:

a) Giám sát nhiễm khuẩn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các bệnh có nguy cơ gây dịch;

b) Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn;

c) Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền;

d) Kiểm soát nhiễm khuẩn đối với dụng cụ, thiết bị y tế;

đ) Vệ sinh tay;

e) Vệ sinh môi trường;

g) Phòng ngừa và xử trí lây nhiễm liên quan đến vi sinh vật;

h) An toàn thực phẩm;

i) Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và thân nhân của người bệnh;

d) Tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 75. Quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 76. Điều trị ngoại trú

Điều trị ngoại trú được áp dụng đối với các trường hợp không phải điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 77. Điều trị nội trú

1. Điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.

2. Tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú. Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước, nhà hộ sinh và trạm y tế xã được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

3. Việc chuyển khoa được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp phát hiện việc khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh tại chuyên khoa khác phù hợp hơn với tình trạng bệnh của người bệnh;

b) Khoa chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, chuyển người bệnh và hồ sơ bệnh án đến khoa mới.

4. Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới.

Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh quy định tại Điều 15 của Luật này, người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

5. Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khi người bệnh đã khỏi bệnh hoặc tình trạng bệnh ổn định;

b) Có yêu cầu được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có cam kết của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh đối với trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bệnh là người chưa thành niên.

6. Khi người bệnh ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án;

b) Hướng dẫn người bệnh về việc tự chăm sóc sức khỏe;

c) Chỉ định điều trị ngoại trú trong trường hợp cần thiết;

d) Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Cung cấp giấy ra viện cho người bệnh.

Điều 78. Điều trị ban ngày

1. Điều trị ban ngày áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà theo chỉ định của người hành nghề thì người bệnh không phải lưu lại qua đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Việc điều trị ban ngày được thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Luật này.

Điều 79. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động

1. Các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động bao gồm:

a) Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp ngoài địa điểm khám bệnh, chữa bệnh ghi trong giấy phép hoạt động;

b) Khám bệnh, chữa bệnh tại nhà, khám sức khỏe tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt.

2. Điều kiện thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động được quy định như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cung cấp bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ người hành nghề, thiết bị y tế, cơ sở vật chất và các điều kiện khác phù hợp với quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh lưu động, trừ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại nhà do nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản thực hiện;

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này;

c) Được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 80. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa

1. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như sau:

a) Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.

2. Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:

a) Người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Chính phủ quy định chi tiết về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

Điều 81. Khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình

1. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học gia đình thực hiện.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn hoạt động;

b) Tư vấn, dự phòng bệnh, tật và nâng cao sức khỏe;

c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

d) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời tại nhà;

đ) Quyết định việc chuyển người bệnh thuộc đối tượng quản lý đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; tiếp nhận, quản lý sức khỏe người bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến;

e) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao.

Điều 82. Bắt buộc chữa bệnh

1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:

a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;

c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 83. Khám sức khỏe

1. Các hình thức khám sức khỏe bao gồm:

a) Khám sức khỏe định kỳ;

b) Khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc;

c) Khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;

d) Khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù;

đ) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

e) Khám sức khỏe theo yêu cầu;

g) Hình thức khám sức khỏe khác.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù và việc khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 84. Giám định y khoa

1. Giám định y khoa bao gồm giám định lần đầu, giám định lại, giám định phúc quyết và giám định lần cuối.

2. Kết luận giám định phải theo đúng nội dung mà cơ quan, tổ chức, cá nhân trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Cơ quan, người kết luận giám định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó.

Chương VI

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI Y HỌC HIỆN ĐẠI

Điều 85. Phát triển khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền

1. Các bệnh viện đa khoa của Nhà nước phải tổ chức việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đa khoa nếu đáp ứng đủ điều kiện.

2. Kế thừa và phát triển bài thuốc, phương pháp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khuyến khích sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu nuôi trồng trong nước có hiệu quả trên lâm sàng trong phòng bệnh, chữa bệnh. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các phương pháp dưỡng sinh y học cổ truyền tại cộng đồng.

3. Khuyến khích thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về y học cổ truyền sau đây:

a) Phát hiện, nghiên cứu về thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;

b) Nghiên cứu về tính vị và tác dụng theo y học cổ truyền của các vị thuốc nam, thuốc dân gian, bài thuốc được xác định theo y học cổ truyền và y học hiện đại có tác dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh;

c) Nghiên cứu về tính an toàn, hiệu quả của các phương thức chẩn trị và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh;

d) Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền an toàn, hiệu quả cao trong điều trị bệnh;

đ) Nghiên cứu về an toàn, hiệu quả sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền kết hợp với thuốc hóa dược theo giai đoạn bệnh;

e) Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chẩn đoán bệnh để xây dựng bộ tiêu chí chẩn đoán bệnh, thể bệnh theo y học cổ truyền;

g) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để bào chế thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền dưới dạng bào chế hiện đại.

4. Khuyến khích đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Điều 86. Phát triển nguồn lực phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền

1. Lồng ghép nội dung đào tạo về y học cổ truyền trong chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe; đa dạng hình thức đào tạo, loại hình đào tạo nhân lực khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền với nhiều trình độ khác nhau.

2. Lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền được tham gia các khóa đào tạo cập nhật, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về y học hiện đại và y học cổ truyền.

3. Khuyến khích người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền thực hiện việc đăng ký với cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó hành nghề khi đào tạo cho người khác để kế thừa bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Điều 87. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và theo quy định sau đây:

a) Sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học cổ truyền kết hợp với phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh và theo dõi, đánh giá kết quả điều trị;

b) Chỉ người hành nghề có đủ điều kiện mới được chỉ định phương pháp chữa bệnh, kê đơn thuốc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.

Chương VII

KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO, KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH LỢI NHUẬN, CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Mục 1. KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO, KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH LỢI NHUẬN

Điều 88. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có quyền đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận tại Việt Nam.

2. Điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt quy định như sau:

a) Được thực hiện bởi người hành nghề hoặc người quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này;

b) Được thực hiện bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tổ chức được phép hoạt động tại Việt Nam;

c) Có nguồn tài chính cho việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và miễn phí toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

d) Được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.

3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận quy định như sau:

a) Đáp ứng các yêu cầu để cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật này;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải có nguồn tài chính cho việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và miễn phí toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận phải cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn; phần thu nhập hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia được sử dụng để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Việc cam kết phải được ghi nhận trong quyết định về thành lập hoặc chuyển đổi loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 89. Ưu đãi đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận khi thành lập được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật, trong đó phần thu nhập không chia của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận không phải nộp thuế.

Mục 2. CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 90. Chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hợp tác chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

2. Việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh phải được thực hiện bởi người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 91. Ưu đãi đối với hoạt động chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh

Hoạt động chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ.

Chương VIII

ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Mục 1. ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 92. Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Kỹ thuật mới, phương pháp mới là kỹ thuật, phương pháp lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

2. Kỹ thuật mới, phương pháp mới bao gồm:

a) Kỹ thuật mới, phương pháp mới được nghiên cứu tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

b) Kỹ thuật mới, phương pháp mới được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép áp dụng.

Điều 93. Điều kiện áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mà phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với kỹ thuật mới, phương pháp mới được đề nghị áp dụng;

b) Có cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân lực và điều kiện khác đáp ứng yêu cầu thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới.

2. Việc áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới được thực hiện như sau:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập đề án đề nghị cho phép áp dụng thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới;

b) Bộ Y tế thẩm định hoặc phân cấp thẩm định cho phép áp dụng thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới;

c) Sau khi hoàn thành giai đoạn thí điểm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp kết quả thí điểm và đề nghị Bộ Y tế tổ chức nghiệm thu;

d) Trường hợp kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 94. Các trường hợp thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh.

2. Thiết bị y tế trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam có mức độ rủi ro trung bình cao hoặc mức độ rủi ro cao theo quy định của Chính phủ.

Điều 95. Điều kiện của người tham gia thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Người đáp ứng yêu cầu chuyên môn của việc thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là thử nghiệm lâm sàng) và tự nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng.

2. Trường hợp người tham gia thử nghiệm lâm sàng là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên thì phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về dân sự.

3. Trường hợp người tham gia thử nghiệm lâm sàng là đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú thì hồ sơ nghiên cứu phải ghi rõ lý do tuyển chọn và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tham gia thử nghiệm lâm sàng, thai nhi hoặc trẻ em đang trong thời gian sử dụng sữa của người mẹ tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Điều 96. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử nghiệm lâm sàng

1. Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về thử nghiệm lâm sàng và những rủi ro có thể xảy ra trước khi thử nghiệm lâm sàng;

b) Được bồi thường thiệt hại (nếu có) do thử nghiệm lâm sàng gây ra;

c) Được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan đến việc thử nghiệm lâm sàng;

d) Không phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt việc tham gia thử nghiệm lâm sàng;

đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng.

2. Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có nghĩa vụ tuân thủ hướng dẫn theo hồ sơ thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

Điều 97. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng

1. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:

a) Lựa chọn cơ sở đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực để thử nghiệm lâm sàng;

b) Sở hữu toàn bộ kết quả thử nghiệm lâm sàng.

2. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm sau đây:

a) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do thử nghiệm lâm sàng;

b) Giao kết hợp đồng bằng văn bản về việc thử nghiệm lâm sàng với cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế do mình cung cấp.

Điều 98. Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng

1. Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:

a) Tiến hành hoạt động nhận thử nghiệm lâm sàng theo quy định;

b) Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc, thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng;

c) Sử dụng kết quả thử nghiệm lâm sàng theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng.

2. Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, tin cậy của kết quả thử nghiệm lâm sàng;

b) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử nghiệm lâm sàng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;

c) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử nghiệm lâm sàng.

Điều 99. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử nghiệm lâm sàng

1. Thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trước khi cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc đăng ký lưu hành thiết bị y tế, trừ trường hợp được miễn thử nghiệm lâm sàng hoặc được miễn một số giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

2. Việc thử nghiệm lâm sàng chỉ được thực hiện sau khi đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quy định tại khoản 3 Điều này đánh giá về khoa học, đạo đức đối với hồ sơ thử nghiệm lâm sàng và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.

3. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là hội đồng độc lập được thành lập để bảo vệ quyền, sự an toàn và sức khỏe của người tham gia thử nghiệm lâm sàng.

4. Việc thử nghiệm lâm sàng, đánh giá về khoa học, đạo đức đối với hồ sơ thử nghiệm lâm sàng và phê duyệt thử nghiệm lâm sàng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

a) Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tự quyết của người tham gia thử nghiệm lâm sàng;

b) Bảo đảm lợi ích của nghiên cứu lớn hơn rủi ro có nguy cơ xảy ra trong quá trình thử nghiệm lâm sàng;

c) Bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm; bảo đảm nguy cơ rủi ro được phân bố đều cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng;

d) Bảo đảm thực hiện các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Chính phủ quy định cụ thể các nội dung sau đây:

a) Các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng;

b) Trường hợp được miễn thử nghiệm lâm sàng hoặc được miễn một số giai đoạn thử nghiệm lâm sàng;

c) Yêu cầu đối với kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng;

d) Yêu cầu đối với cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;

đ) Hồ sơ, quy trình, thủ tục cho phép thử nghiệm lâm sàng;

e) Việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

Chương IX

SAI SÓT CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

Điều 100. Xác định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật

1. Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có ít nhất một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc, điều trị người bệnh;

b) Vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật.

2. Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề đã thực hiện đúng trách nhiệm chăm sóc, điều trị người bệnh và các quy định về chuyên môn kỹ thuật nhưng vẫn xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;

b) Trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị y tế, thuốc, thiếu người hành nghề mà không thể khắc phục được; trường hợp bệnh chưa có hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;

c) Trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khách quan khác dẫn đến xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;

d) Trường hợp tai biến y khoa do người bệnh tự gây ra.

Điều 101. Hội đồng chuyên môn

1. Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện của người bệnh hoặc của người hành nghề thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định người hành nghề có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.

2. Hội đồng chuyên môn bao gồm các thành phần sau đây:

a) Chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;

b) Chuyên gia thuộc các chuyên khoa, chuyên ngành khác có liên quan đến tai biến y khoa.

3. Việc trưng cầu các chuyên gia tham gia Hội đồng chuyên môn phải bảo đảm khách quan, không xung đột lợi ích theo quy định của pháp luật.

4. Hội đồng chuyên môn được thành lập trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng chuyên môn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tự thành lập được Hội đồng chuyên môn thì phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp thành lập;

b) Hội đồng chuyên môn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập trong trường hợp có đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản này hoặc có đề nghị bằng văn bản của bên tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của Hội đồng chuyên môn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự thành lập;

c) Hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập trong trường hợp có đề nghị bằng văn bản của bên tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của Hội đồng chuyên môn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập.

5. Hội đồng chuyên môn hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:

a) Hội đồng chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể, quyết định theo đa số và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình;

b) Kết luận của Hội đồng chuyên môn là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa và là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với người hành nghề;

c) Kết luận của Hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập là kết luận cuối cùng về việc có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.

6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng chuyên môn và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa.

Điều 102. Bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa

Trường hợp xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 100 của Luật này.

Điều 103. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh là loại hình bảo hiểm được sử dụng để chi trả chi phí bồi thường cho những thiệt hại do tai biến y khoa trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh xảy ra trong thời hạn bảo hiểm và chi phí khiếu kiện pháp lý liên quan tới tai biến y khoa đó, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 100 của Luật này.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả chi phí bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết.

3. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương X

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

Điều 104. Cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân được chia thành 03 cấp chuyên môn kỹ thuật như sau:

a) Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, chăm sóc sức khỏe ban đầu; quản lý bệnh tật, phục hồi chức năng tại cộng đồng;

b) Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú tổng quát; đào tạo thực hành tổng quát, tổ chức cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề;

c) Cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú chuyên sâu; đào tạo thực hành chuyên sâu; nghiên cứu, đào tạo liên tục chuyên sâu; chuyển giao kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.

2. Các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức bảo đảm tính liên tục, liên thông trong cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo tình trạng, mức độ bệnh và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được xếp vào một cấp chuyên môn kỹ thuật; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện được nhiệm vụ của cả 03 cấp chuyên môn kỹ thuật thì được xếp vào cấp chuyên sâu; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện được nhiệm vụ của cấp ban đầu và cấp cơ bản thì được xếp vào cấp cơ bản;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp nào phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ của cấp đó và được thực hiện kỹ thuật chuyên môn của cấp khác nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; thực hiện nhiệm vụ của cấp chuyên môn kỹ thuật khác phù hợp với đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xếp vào cấp chuyên môn kỹ thuật theo các tiêu chí sau đây:

a) Năng lực cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn;

b) Năng lực tham gia đào tạo thực hành y khoa;

c) Năng lực tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

d) Năng lực nghiên cứu khoa học về y học.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 105. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp.

2. Nhà nước có chính sách về cấp học bổng như sau:

a) Cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;

b) Cấp học bổng chính sách cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Nhà nước hỗ trợ đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu như sau:

a) Hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;

b) Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học tương ứng với mức quy định tại điểm a khoản này nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỀ TÀI CHÍNH

Điều 106. Nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh

1. Các nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Quỹ bảo hiểm y tế;

c) Kinh phí chi trả của người bệnh;

d) Viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

đ) Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 107. Ngân sách nhà nước chi cho khám bệnh, chữa bệnh

1. Chi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao nhiệm vụ.

2. Chi hỗ trợ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm bảo đảm chi thường xuyên cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trong trường hợp không cân đối được chi thường xuyên.

3. Chi đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

4. Chi đóng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 108. Quy định về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; có trách nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật, phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tự chủ được tự chủ trong quyết định về tổ chức và nhân sự, thực hiện nhiệm vụ, phát triển các hoạt động chuyên môn, các hoạt động khác phục vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật và các nội dung sau:

a) Quyết định nội dung thu, mức thu của các dịch vụ, hàng hóa liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phục vụ người bệnh, thân nhân của người bệnh theo quy định của pháp luật, trừ dịch vụ, hàng hóa do Nhà nước định giá;

b) Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định nội dung chi và mức chi từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng tài chính của cơ sở;

d) Quyết định sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển; tiếp nhận, quản lý, khai thác, sử dụng các tài sản do tổ chức, cá nhân cho, tặng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và không ràng buộc lợi ích giữa các bên để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không vượt quá giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, trừ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hình thành từ hoạt động hợp tác theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại khoản 7 và khoản 9 Điều 110 của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 109. Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

1. Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe, phát hiện bệnh sớm cho thành viên trong tổ chức, gia đình và bản thân; tham gia cấp cứu, hỗ trợ giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có sự huy động của cơ quan, người có thẩm quyền.

2. Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người bệnh và cộng đồng; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; khuyến khích thành lập quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh.

3. Hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;

b) Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế;

d) Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế;

e) Tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

g) Hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Việc thực hiện thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 110. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các yếu tố sau đây:

a) Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có);

c) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các chi phí sau đây:

a) Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, tiền công phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo quy định;

b) Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và các khoản chi phí trực tiếp khác;

c) Chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định;

d) Chi phí quản lý bao gồm chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế, tài sản cố định, chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chi phí quản lý chất lượng, lãi vay (nếu có) và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việc định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguyên tắc sau đây:

a) Bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều này;

b) Hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người bệnh;

c) Rà soát các yếu tố hình thành giá để điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cần thiết. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm phù hợp với các căn cứ định giá quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Việc định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm định giá;

b) Quan hệ cung cầu của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng chi trả của người bệnh;

c) Chủ trương, chính sách, pháp luật về tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong từng thời kỳ, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ theo lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do Chính phủ quy định.

5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;

b) Quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước thanh toán, giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các Bộ khác.

6. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 5 Điều này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn quản lý thuộc phạm vi được phân quyền nhưng không được vượt quá giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước áp dụng giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế sử dụng các dịch vụ thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế chi trả mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu; quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và phải kê khai giá, niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.

8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được quyền quyết định và phải kê khai giá, niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

9. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đầu tư theo phương thức đối tác công tư quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 111. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh

1. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh được thành lập để hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có khả năng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh; chi trả cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh và các hoạt động khác phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh.

2. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh gồm các loại sau đây:

a) Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh do tổ chức, cá nhân thành lập được tổ chức, hoạt động và quản lý theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

b) Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập từ nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân, nguồn kinh phí của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật được tổ chức, hoạt động và quản lý theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy định của pháp luật.

Mục 3. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM KHÁC

Điều 112. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

1. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm thông tin về các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Người bệnh và thông tin sức khỏe của từng cá nhân;

b) Người hành nghề;

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Chuyên môn kỹ thuật;

đ) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu;

e) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả chi phí khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.

2. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế thống nhất, tập trung quản lý, phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và bảo đảm liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

4. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định các nội dung sau đây:

a) Chuẩn định dạng dữ liệu đầu ra đối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 113. Thiết bị y tế

1. Thiết bị y tế sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.

2. Việc sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, thay thế vật tư linh kiện, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế phải tuân thủ quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về kiểm định, hiệu chuẩn.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo dõi thiết bị y tế.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 114. Bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho người hành nghề, người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo nguy cơ gây mất an ninh, trật tự;

b) Giới hạn ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo giờ và khu vực;

c) Ứng dụng các giải pháp công nghệ cao để quản lý người bệnh, thân nhân của người bệnh, người hành nghề để tăng cường an ninh, trật tự đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Có biện pháp phù hợp để bảo quản tài sản cho người bệnh và thân nhân của người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Không cho phép đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các chất, phương tiện, công cụ, vật dụng gây mất an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

e) Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp người bệnh, thân nhân của người bệnh hoặc người khác có hành vi gây mất trật tự công cộng, xâm phạm tính mạng, sức khỏe an toàn của người bệnh, người hành nghề, người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng biện pháp sau đây:

a) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật và thông báo cho cơ quan công an, trừ trường hợp người vi phạm là người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu;

b) Giới hạn việc ra vào khu vực bị mất an ninh, trật tự hoặc có nguy cơ bị mất an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Căn cứ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định và tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho người hành nghề, người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương XI

HUY ĐỘNG, ĐIỀU ĐỘNG NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA THIÊN TAI, THẢM HỌA, DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THUỘC NHÓM A HOẶC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

Điều 115. Huy động, điều động người tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp

1. Cơ quan, người có thẩm quyền được huy động, điều động những người sau đây tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không phải điều chỉnh hoặc cấp mới giấy phép hành nghề:

a) Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả người nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam;

b) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề;

c) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe; người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề.

2. Việc phân công nhiệm vụ cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm phù hợp đến mức tối đa với trình độ chuyên môn của người được huy động, điều động và an toàn cho người bệnh.

3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người được huy động, điều động quy định tại khoản 1 Điều này không phải chịu trách nhiệm đối với tai biến y khoa khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 100 của Luật này.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc huy động, điều động, phân công nhiệm vụ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 116. Huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp

1. Thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước theo một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật này và không phải cấp mới giấy phép hoạt động.

2. Khi được huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải điều chỉnh giấy phép hoạt động, kể cả trường hợp việc khám bệnh, chữa bệnh khác với phạm vi hoạt động chuyên môn.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 117. Cơ chế tài chính đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp đối với:

a) Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật và các chế độ khác (nếu có) đối với người làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 116 của Luật này đang hưởng tiền lương và tiền công theo quy định của pháp luật và được huy động, điều động hỗ trợ thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;

b) Phụ cấp, các chế độ khác (nếu có) đối với người được huy động, điều động hỗ trợ thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp không hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật.

2. Nguồn kinh phí bảo đảm chi thường xuyên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được huy động, điều động quy định tại khoản 1 Điều 116 của Luật này, bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn chi trả của người sử dụng dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, trong đó:

a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trung ương thành lập. Trường hợp ngân sách địa phương đã bảo đảm một phần kinh phí hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trung ương thành lập đóng trên địa bàn địa phương, ngân sách trung ương không phải chi trả các khoản chi đó;

b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do địa phương thành lập. Trường hợp địa phương đã sử dụng hết các nguồn lực theo quy định nhưng không bảo đảm được thì ngân sách trung ương xem xét hỗ trợ.

3. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được huy động, điều động.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 118. Thẩm quyền điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp

1. Bộ trưởng Bộ Y tế điều động nhân lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, địa phương, trừ nhân lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Người đứng đầu các Bộ, ngành khác và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động nhân lực thuộc thẩm quyền quản lý tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

Chương XII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 119. Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 61/2020/QH14 như sau:

“10. Phần thu nhập không chia của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó; phần thu nhập không chia của cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa nhưng không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.”

2. Thay cụm từ “Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12” bằng cụm từ “Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15” tại điểm 26 Phụ lục II về Danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14.

Điều 120. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.

2. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

3. Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với chức danh bác sỹ;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với các chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh;

c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.

4. Điều kiện phải đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19điểm c khoản 2 Điều 30 của Luật này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2032.

5. Quy định về hạ tầng công nghệ thông tin tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật này thực hiện như sau:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2027;

b) Chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2027.

6. Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này thực hiện như sau:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đối với bệnh viện;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với các hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

7. Quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 104 của Luật này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

8. Hoàn thành việc xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01 tháng 01 năm 2027.

9. Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tư nhân từ ngày 01 tháng 01 năm 2027.

Điều 121. Quy định chuyển tiếp

1. Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này.

2. Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với hồ sơ đã nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.

3. Chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề và gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong cấp phép và hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2031.

5. Việc đình chỉ, thu hồi đối với chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được thực hiện theo quy định về đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề tại Luật này.

6. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh bác sỹ từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

7. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

8. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2028 không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo quy định của Luật này.

9. Người được cấp phép hành nghề theo quy định tại các khoản 1, 2, 6, 7 và 8 Điều này phải tuân thủ các quy định có liên quan đến hành nghề theo quy định của Luật này.

10. Người được cấp văn bằng đào tạo y sỹ trình độ trung cấp sau ngày 31 tháng 12 năm 2026 thì không được cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh y sỹ.

11. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được tiếp tục hoạt động mà không phải cấp lại giấy phép hoạt động.

12. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đã nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14.

13. Việc cấp giấy phép hoạt động đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động nộp từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026 được cấp theo quy định về hình thức tổ chức, điều kiện, thủ tục, thẩm quyền của Luật này, trừ quy định về điều kiện tại điểm d khoản 2 Điều 52 và quy định về thẩm quyền tại khoản 9 Điều 120 của Luật này. Việc cấp mới, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tư nhân từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026 do Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện.

14. Việc đình chỉ, thu hồi đối với giấy phép hoạt động được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 được thực hiện theo quy định về đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động tại Luật này.

15. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định điều kiện cấp giấy phép hành nghề quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp bất thường lần thứ 2 thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2023.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Vương Đình Huệ

NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

Law No. 15/2023/QH15

Hanoi, January 9, 2023

 

LAW

ON MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly herein enacts the Law on Medical Examination and Treatment.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Law prescribes the rights and obligations of patients; medical practitioners; medical establishments; professional and technical expertise in healthcare; healthcare provided by application of the traditional medicine and the combination of the traditional medicine and the modern medicine; humanitarian or not-for-profit healthcare; transfer of professional and technical expertise in healthcare; application of new techniques, new methods and clinical trials; errors related to professional and technical expertise; preconditions for health care operations; mobilization and dispatch of resources for use in healthcare in case of occurrence of natural disasters, catastrophes, group-A infectious diseases or state of emergency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purposes of this Law, the terms used herein shall be construed as follows:

1. Medical examination is a medical practitioner’s using professional knowledge, methods and techniques to assess a patient's health status, risks and care needs.

2. Medical treatment is a medical practitioner’s using professional knowledge, methods and techniques to solve a health condition, prevent the occurrence and progression of a disease, or meet a patient's health care needs according to medical examination results.

3. Patient is a user of medical examination and treatment services.

4. Medical practitioner is a person who has been granted a license to practice medicine by a competent authority of Vietnam.

5. License to practice medicine is a written document issued by a competent authority of Vietnam to a person fully qualified to practice medical examination and treatment in accordance with this Law (hereinafter referred to as practising license).

6. Medical establishment is an entity that has been granted a license to provide health services by a competent authority of Vietnam.

7. License to provide medical services is a written document issued by a competent authority of Vietnam to an entity fully satisfying conditions for provision of health care services in accordance with this Law (hereinafter referred to as operating license).

8. Folk remedy or therapy is a medical remedy or therapy which is based on beliefs and practices handed down by a clan or family, and effectively cures one or several diseases after it is accredited by a specialized health authority under a provincial People's Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Patient without family is a person who falls into one of the following cases:

a) The patient in a state of emergency does not have any identification papers, is not accompanied by his/her family, or has no family contact information;

b) At the time of entering a medical establishment, the patient loses or has difficulties in cognition, control of his/her behavior, and has no identification papers, no family, or no family contact information;

c) At the time of entering a medical establishment, the patient whose identity has been discovered loses or has difficulties in cognition, control of his/her behavior, and has no family, or no family contact information;

d) A child under 6 months of age is abandoned at a medical establishment.

11. Patient’s family, including:

a) His/her spouse; natural parent, adoptive parent, parent-in-law; natural child, adopted child, daughter-in-law, son-in-law or other family member who is as defined in the Law on Marriage and Family;

b) His/her representative;

c) Anyone who directly cares for the patient during the period of his/her medical examination or treatment at a medical establishment, other than practitioners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. Person in charge of professional practices of a medical establishment is the legal representative of a medical establishment for all professional activities of that medical establishment.

14. Continuously update medical knowledge is the act of acquiring new medical knowledge and skills suitable for the range of activities involved in the practice of medicine pursuant to regulations promulgated by the Minister of Health.

15. State of emergency is a health condition or behavior unexpectedly happening to a person that, if not monitored and intervened in time, can lead to an impairment of bodily functions, serious and long-lasting damage to any organ or part of body or death of that person, or a serious threat to the health or life of other person(s).

16. Consultation is a discussion between a group of practitioners about a patient's medical condition in order to advise on appropriate and timely medical diagnosis and treatment.

17. Medical record is a collection of data, including personal information, medical check-up results, subclinical test results, functional assessment results, diagnosis, treatment, care procedures and other relevant information existing in the course of treatment of a patient at a medical establishment.

18. Functional rehabilitation is a set of interventions, including medical procedures, functional recovery techniques, assistive technologies, educational, vocational, social and environmental measures, that is designed to help a patient improve, gain and maintain his/her best functions; prevent and reduce disability in his/her corresponding living environment.

19. Telemedicine is a form of clinical service rendered by application of telecommunication equipment and information technology without direct contact between practitioners and patients.

20. Health check-up is a medical examination carried out to serve the purposes of health assessment, classification, disease detection and management.

21. Medical assessment is a medical procedure performed to evaluate health status and rate bodily impairment by injuries, diseases, abnormalities, deformities or malformations at the request or discretion of an entity or person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



23. Medical accident is a medical incident that causes harm to a patient's health or life due to one of the following causes:

a) Any unintentional risk that occurs even though the medical practitioner has followed regulations and instructions on technical expertise in healthcare;

b) Errors in professional and technical expertise in healthcare (hereinafter referred to as medical error).

Article 3. Principles of provision of medical services

1. Respect, protect, and treat patients equally, and stop stigma or discrimination towards patients.

2. Give priority to have access to medical services to patients in a state of emergency; children aged under 6 years; pregnant women; people with extremely severe disabilities; people with severe disabilities; people aged 75 years or older; people rendering meritorious services to the revolution, depending on the particular characteristics of each medical establishment.

3. Respect, cooperate with and protect practitioners and other persons on duty at medical establishments.

4. Promptly implement and comply with regulations on professional and technical expertise in healthcare.

5. Comply with the code of professional ethics in the practice of medicine approved by the Minister of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. State policies on healthcare

1. The State plays a leading role in promotion of healthcare activities; mobilize social resources needed for delivery of medical services.

2. Priority to have access to state budget shall be given to the following activities:

a) Developing medical establishments under the grassroots health care or out-of-hospital emergency care system; concentrate investments in medical establishments in border areas, islands, ethnic minority and mountainous areas, poor areas or extreme poor areas;

b) Delivering healthcare to people rendering meritorious services to the revolution; children, the elderly, people with disabilities, people from poor households, people from near-poor households; people living in border areas, islands, poor areas, extreme poor areas; people with mental illness, leprosy; people suffering Group-A infectious diseases; people suffering group-B infectious diseases specified in the List adopted by the Minister of Health;

c) Further promoting workforce in the health industry, especially personnel working in infectious diseases, psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, resuscitation in emergency medicine, and other subspecialties or branches that need to be preferred to meet socio-economic development needs and conditions over time in accordance with the Government’s regulations;

d) Conducting and applying researches in science, technology and digital transformation in the healthcare industry.

3. Promoting public-private partnership; applying investment incentives in the healthcare industry. Medical establishments shall be entitled to incentive loans to invest in improving the quality of medical services; be exempt from corporate income taxes on the undivided portion of income that is retained as their capital investments.

4. Investing in healthcare facilities in poor areas, extreme poor areas and not-for-profit medical establishments that are defined as those in the industries and sectors entitled to special investment incentives in the List of industries and professions entitled to investment incentives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Granting special remuneration policies to practitioners.

7. Adopting policies for development of human resources in hospital management and administration.

8. Promoting the roles of healthcare socio-professional organizations in medical examination and treatment services.

9. Upholding and promoting traditional medicine; combining traditional medicine with modern medicine.

10. Combining military and civil medicine in healthcare.

Article 5. State management of healthcare

1. Objectives of the State management of healthcare, including:

a) Formulate, promulgate and organize the implementation of legal documents on healthcare; adopt a system of technical standards and regulations on healthcare;

b) Develop, adopt and implement healthcare strategies, policies, programs, projects and plans;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Set forth regulatory provisions regarding professional and technical expertise, criteria, standards and regulations in healthcare;

dd) Organize, design and manage the system of medical establishments; assess the quality of medical establishments;

e) Confer, suspend and revoke practising licenses of practitioners; operating licenses of medical establishments;

g) Provide training courses designed to develop human resources needed for delivery of medical services; provide education about, propagate and disseminate knowledge and laws on medical examination and treatment; offer guidance on application of the policy for rotation of practitioners;

h) Conduct scientific and technological researches; develop science and technology; transfer technologies in healthcare;

i) Design, run and administer the healthcare management information system;

k) Carry out the State management of prices of medical services in accordance with this Law and other legislation on prices;

l) Seek international cooperation in the health industry;

m) Inspect and handle complaints or accusations, and sanction any violation arising in healthcare.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Government shall be responsible for the uniform state management of healthcare;

b) The Ministry of Health shall be held accountable to the Government for its state management of healthcare;

c) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall, within the range of their tasks and powers, perform the state management of healthcare, and take responsibility for organizing the healthcare systems and services under their jurisdiction pursuant to this Law;

d) Ministries and Ministry-level agencies shall, within the ambit of their duties and powers, have the burden of cooperating with the Ministry of Health in performing the task of State management of healthcare;

dd) People’s Committees at all levels shall perform the state management of healthcare in areas falling within their relevant remit.

Article 6. Healthcare socio-professional organizations

Healthcare socio-professional organizations set up and run in accordance with laws on organizations and associations shall assume the following responsibilities:

1. Protect legal rights and interests of their members in accordance with laws;

2. Take part in the process of formulation of policies and laws on medical examination and treatment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Disseminate professional knowledge, regulatory policies and laws on medical examination and treatment to members, and provide them with training courses on these matters in accordance with law;

5. Carry out healthcare research programs and projects; provide counsels on and participate in the social supervision and review process towards healthcare in accordance with law;

6. Take part in formulation and implementation of the code of professional ethics; influence members, entities and persons engaged in medical examination and treatment activities to comply with laws;

7. Mobilize social resources needed for healthcare services to be rendered in accordance with laws;

8. Petition competent State agencies to punish offences against law on medical examination and treatment.

Article 7. Prohibited acts in healthcare services

1. Infringe patients’ rights.

2. Refuse or intentionally delay to refer patients to emergency care services, except as defined in Article 40 herein.

3. Carry out healthcare services that do not satisfy the conditions set out in Article 19 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Practice medicine at the time or place which is not stated in the registration for practice of medicine, except as specified in clause 3 of Article 36 herein.

6. Fail to comply with regulations on professional and technical expertise in healthcare; use any professional method and technique, or medical equipment that has not been approved by competent authorities.

7. Prescribe medications that have not obtained marketing authorization as provided in law on pharmacy in healthcare.

8. Commit the act of harassment in the delivery of medical services.

9. Prescribe patients drugs, technical and medical equipment services; suggest referral to other medical establishments to patients, or commit other acts for personal gain.

10. Erase and tamper with medical records in order to falsify information on medical examination and treatment, or create fraudulent medical records or other documents showing medical examination and treatment results.

11. Any practitioner sells drugs in any form, except in the following cases:

a) Traditional medicine doctors, traditional medicine physicians or traditional medicine herbalists who sell traditional medications;

b) Holders of folk remedies who sell drugs prescribed according to folk remedies under their registered ownership.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. Use any form of superstition in the distribution of medical services.

14. Refuse to participate in rendering medical services in case of a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency according to the mobilization or dispatch decision of the competent body or person, except as defined under the regulatory provisions of point a and b of clause 3 of Article 47 herein.

15. Any medical establishment provides healthcare services if it

a) does not hold any operating license;

b) is under suspension of its operations;

c) delivers healthcare services that do not fall within the scope of permitted professional activities, except in case of emergency, or as these healthcare services are delivered under a mobilization or dispatch decision of the competent authority in response to a natural disaster, catastrophe, group-A infectious disease or state of emergency.

16. rents, borrows; leases or lends out practicing or operating licenses.

17. Misuse a practitioner's image and status to speak about, propagate and encourage patients to use unrecognized medical tests or therapies.

18. Infringe upon the life and health, or offend the honor and dignity, of practitioners and other people working at medical establishments, or damage or sabotage medical establishments’ property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



20. Advertise beyond the scope of practice or professional activities approved by a competent authority; abuse medical knowledge to falsely advertise medical services.

21. Publish information not yet validated by competent authorities that medical incidents are ascribed to medical practitioners or medical establishments.

Article 8. Patients’ representatives

1. A patient may choose only one representative at a time.

2. A patient's representative must have full civil capacity, and may be:

a) a person elected by an adult patient;

b) a person chosen by a family member of the patient if the adult patient neither makes his/her own decision nor grants authorization before falling into a state of impaired or difficult cognition and behavior control;

c) either his/her authorized representative or legal representative defined under the regulatory provisions of the Civil Code;

d) a legal representative of a juridical person pursuant to the Civil Code, or the person assigned by a juridical person who is responsible for monitoring, care, custody, nursing or upbringing of that patient as per the Civil Code;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A patient’s representative may be changed in the following cases:

a) In order to change the representative referred to in point a of clause 2 of this Article, confirmation shall be provided by the patient as a principal;

b) In order to change the representative referred to in point b of clause 2 of this Article, confirmation shall be provided by the patient as a principal or the patient’s family member;

c) In order to change a representative who is also a parent of a minor (or juvenile) patient, the patient’s confirmation shall not be required;

d) If the representative is a guardian; is designated by the Court; is a legal representative of a juridical person or a person assigned by a juridical person, the change of that representative shall be effected by enforcing the authorization decision of a competent entity or organization;

dd) If the representative is an authorized representative, the change of that representative shall be effected by enforcing the power of attorney by operation of law.

4. Rights and obligations of representatives, legal consequences arising from the act of representation, term of representation, scope of representation activities shall be subject to the regulatory provisions of the Civil Code and other relevant laws.

Chapter II

PATIENTS’ RIGHTS AND OBLIGATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Right of medical examination and treatment

1. Receive information and explanations about the patient’s health status; healthcare methods and services, prices of healthcare services; have access to the instructions for health self-monitoring, self-care and prevention of medical accidents.

2. Have access to medical services rendered by employing the safe healthcare method appropriate for their clinical condition, health status and actual condition of each medical establishment.

Article 10. Right to respect, health protection and privacy in healthcare

1. Patients shall gain respect in terms of their age, gender, ethnicity, religion, personal belief, health status, economic condition, and social status.

2. Patients’ information contained in medical records, and other information about private life that they have provided to practitioners during the course of medical examination and treatment shall be kept confidential, unless as the patient agrees to share information as permitted by laws, or as specified in clause 3 and 4 of Article 69 herein.

3. Patients shall not suffer from stigma, discrimination, mistreatment, physical or sexual abuse during the course of medical examination and treatment.

4. Patients shall not be forced into clinical services, except if they are classified as those subject to involuntary treatment requirements as defined in clause 1 of Article 82 herein.

Article 11. Right to make choices in healthcare

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Patients shall be given the option to accept or reject participation in biomedical researches for healthcare applications.

Article 12. Right of access to information about medical records and healthcare costs and expenses

1. Patients shall be entitled to read, look at, copy, scan or take notes of medical records, and be provided with medical record summaries pursuant to point d of clause 4 of Article 69 herein.

2. Patients may request itemized hospital bills with a breakdown or explanation of medical service charges to be provided.

Article 13. Right to refuse medical services and leave medical establishments

1. Patients may refuse medical care, but must commit themselves in writing to take responsibility for their refusal after being consulted by practitioners, except for those subject to the involuntary treatment requirement specified in clause 1 of Article 82 herein.

2. Patients may leave medical establishments before the end of the course of their medical treatment to the neglect of practitioners’ medical instructions, but must commit themselves in writing to take responsibility for their leaving, except for those subject to the involuntary treatment requirement specified in clause 1 of Article 82 herein.

Article 14. Right to complain and claim compensation

1. Patients shall be entitled to complain about issues and problems arising from medical services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Exercise of the rights of the patients who lose their capacity to perform civil acts; have difficulties in cognition, behavior control; have the limited capacity to perform civil acts; of the minor patients; of the patients without families

1. If an adult patient has expressed his/her wish relating to medical care before losing his/her capacity to perform his/her civil acts, and/or facing impairment of his/her cognition, difficulties in control of his/her behavior, or limitation to capacity to perform his/her civil acts, his/her wish shall be respected.

2. If an adult patient has not expressed his/her wish relating to medical care before losing his/her capacity to perform his/her civil acts, and/or facing impairment of his/her cognition, difficulties in control of his/her behavior, or limitation to capacity to perform his/her civil acts, exercise of his/her right shall be subject to the following regulations:

a) if he/she has a representative described in point a, b, c and d of clause 2 of Article 8 herein, the patient’s exercise of his/her right shall follow the representative’s decision;

b) if he/she does not have any representative described in point a, b, c and d of clause 2 of Article 8 herein, the patient’s exercise of his/her right shall follow the decision of the person in charge of professional practices or the shift-working chief at a medical establishment.

3. A minor patient shall comply with the following regulations:

a) If he/she has a representative described in point c and d of clause 2 of Article 8 herein, the patient’s exercise of his/her right shall follow the representative’s decision;

b) if he/she does not have any representative described in point c and d of clause 2 of Article 8 herein, the patient’s exercise of his/her right shall follow the decision of the person in charge of professional practices or the shift working chief at a medical establishment.

Section 2. PATIENTS’ OBLIGATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Patients should respect practitioners; shall be prohibited from performing any act of threatening or infringing upon the life and health, or offending the honor and dignity, of practitioners and other staff members at medical establishments.

Article 17. Obligations to observe medical examination and treatment regulations

1. Provide authentic information and bear responsibility for information relating to their identities and health status; fully cooperate with practitioners and other staff at medical establishments.

2. Comply with regulations on medical diagnosis and therapies prescribed or consulted by practitioners.

3. Comply with and request patients’ family members, relatives or visitors to comply with hospital etiquettes and laws on medical examination and treatment.

Article 18. Obligations to pay healthcare bills

1. Patients holding health insurance policies shall be liable for all costs and expenses that are paid for medical services that are not covered, or greater than the maximum coverage percentages as defined in laws on health insurance.

2. Patients not holding any health insurance policies shall be obliged to pay medical services in accordance with laws.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 1. CONDITIONS FOR PRACTICE OF MEDICINE

Article 19. Conditions for an individual’s eligibility to practise medicine

1. Any individual shall be permitted to provide medical services in Vietnam when fully meeting the following requirements:

a) His/her certificate of practice of medicine remains valid;

b) He/she has obtained registration for practice of medicine, except as prescribed in clause 3 of Article 36 herein;

c) He/she satisfies language proficiency requirements in healthcare as set out in Article 21 herein;

d) He/she reaches health standards required by the Minister of Health;

dd) He/she is not any of those covered in Article 20 herein.

2. Any individual may practise as a medical practitioner without being required to satisfy the conditions specified in point a, b and c of clause 1 of this Article when:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) as a village health worker, village midwife or health worker working at a health care agency, unit or organization that is not incorporated as a medical establishment, he/she may only practise medicine within the range of assigned duties and after completing a training course in specialties or professional skills decided by the Minister of Health;

c) he/she is one of the subjects of application of clause 1 of Article 115 herein;

d) he/she is someone else participating in the process of medical care as instructed by the Government.

3. Any foreigner or overseas Vietnamese who has obtained a practicing license issued by a competent foreign agency or organization may organize humanitarian outreach healthcare campaigns at intervals, cooperate in provision of training courses on medicine involving medical internship, or transfer professional techniques in medicine under the provisions of this Law, without the encumbrance of the conditions specified in point a and b of clause 1 of this Article.

4. Any person participating in a community-based medical emergency who is not an out-of-hospital paramedic shall not be required to satisfy the conditions specified in clause 1 of this Article.

Article 20. Medical practitioners subject to prohibition of the practice of medicine

1. Any medical practitioner who is criminally prosecuted for any offence involving their application of professional and technical expertise in healthcare.

2. Any medical practitioner who is serving a suspended sentence or non-custodial correctional sentence for any offence involving their application of professional and technical expertise in healthcare.

3. Any person or individual previously serving imprisoned for an offence involving their application of professional and technical expertise in healthcare, but released on conditional parole, who is being put on probation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Any medical practitioner who is banned from practicing medicine under a criminal judgment of the court of legal effect, or is subject to a restriction on the practice of medicine pursuant to the decision of a competent authority.

6. Any medical practitioner that loses his/her capacity to perform civil acts or has impaired cognition or difficulties in behavior control, or restricted capacity to perform his/her civil acts.

Article 21. Use of languages in the practice of medicine

1. The language used in the delivery of healthcare is Vietnamese, except as defined in clause 2 of this Article.

2. Any medical practitioner who is a foreigner or overseas Vietnamese (hereinafter referred to as foreign practitioner) may use other languages rather than Vietnamese to provide medical care to patients if:

a) these patients and their practitioners use the same language; these patients are proficient in the languages that medical practitioners have registered for use in their practice of medicine;

b) these patients are foreigners and are not covered in point a of this clause;

c) the humanitarian outreach healthcare campaign organized at intervals; the transfer of professional and technical expertise in healthcare takes place under the cooperation agreement between a medical establishment of Vietnam and a foreign medical establishment.

3. The usage of language prescribed in clause 2 of this Article shall conform to the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Information required for the delivery of healthcare shall be given in the language that the foreign medical practitioner has registered for usage, and be translated into Vietnamese.

4. The Government shall elaborate on this Article; shall impose regulations on qualification criteria of the language interpreter referred to in point a of clause 3 of this Article; on the usage of language in the distribution of healthcare services to ethnic minorities who are incapable of using Vietnamese; people with language disorder or impairment; foreign patients.

Article 22. Continuously updating medical knowledge

1. Any medical practitioner holding one of the titles as a doctor, physician, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist shall be responsible for keeping themselves continuously updated with the latest medical knowledge relevant to the scope of their practice of medicine.

2. Ways to continuously update medical knowledge, including:

a) Participating in short-term training courses, conferences and workshops on medicine designed to be relevant to the scope of practice of medicine;

b) Getting involved in designing professional curricula, syllabi and materials relating to healthcare;

c) Conducting scientific and academic researches in medicine relevant to the scope of practice of medicine;

d) Self-education and others.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The Minister of Health shall elaborate on this Article.

Section 2. CONDUCT OF ASSESSMENT OF QUALIFICATION FOR PRACTICE OF MEDICINE

Article 23. Practicing as medical interns

1. Any person applying for a practising license as a doctor, physician, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist shall be required to practise as a medical intern to provide medical care according to the principles specified in clause 2 of this Article, except if:

a) he/she has completed a training course in specialization;

b) he/she has been awarded a practising license issued by a competent foreign body or entity, and recognized pursuant to Article 29 herein.

2. Practising as medical interns providing healthcare shall follow the principles stated hereunder:

a) The awarded academic qualification must be relevant;

b) The objectives of medical internship must fit into the scope of operations of a medical establishment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The medical establishment accepting medical interns must assign its staff as instructors to give medical internship guide, register the list of medical interns on its premises on the healthcare management information system, and give medical interns written confirmation of their medical internship;

dd) All of the assigned instructors must be medical practitioners whose professional duties are suitable for the instruction on the medical interns’ practice of medicine and must be responsible for the medical interns’ professional activities during internship, except where the medical interns intentionally violate laws;

e) Medical interns must submit to the command and guidance of their instructors, and respect patients’ rights and obligations.

3. The Government shall elaborate on this Article.

Article 24. Assessment of qualification for practice of medicine (hereinafter referred to as qualification test)

1. Taking the qualification test shall be prerequisite for application for practising licenses to be awarded to medical practitioners holding the titles of doctor, physician, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist.

2. In order to be eligible to take a qualification test, a candidate must:

a) hold an academic qualification appropriate for each professional title specified in clause 1 of this Article;

b) complete the medical internship as defined in Article 23 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Candidates taking qualification tests shall be liable for fees, costs and expenses incurred from these tests.

5. The Government shall elaborate on this Article.

Article 25. Vietnam’s National Medical Council (VNMC)

1. VNMC is an organization created by the Prime Minister that functions as an independent appraiser of qualification for the practice of medicine; has its own seal and headquarter.

2. It shall have the following tasks and duties:

a) Preside over and cooperate with healthcare socio-professional organizations and other relevant agencies and organizations in developing a benchmarking toolkit for assessment and measurement of qualification for the practice of medicine;

b) Adopt the aforesaid benchmarking toolkit;

c) Conduct qualification tests;

d) Receive, process and handle requests and complaints, or cooperate with state agencies in handling complaints and denunciations relating to qualification test results;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Prime Minister shall impose regulations on VNMC’s organization and operation.

Section 3. PRACTISING LICENSES

Article 26. Professional ranks or titles requiring practising licenses

1. Below are professional ranks or titles requiring practising licenses:

a) Doctors;

b) Physicians;

c) Nurses;

d) Midwives;

dd) Medical technicians;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) (Out-of-hospital) paramedics;

h) Clinical psychologists;

i) Herbalists;

k) Holders of folk remedies or therapies.

2. The Government shall lay down regulations for professional ranks or titles; conditions for issuance, re-issuance, renewal, modification or revision, suspension of medical practice, and revocation or withdrawal of practicing licenses with respect to professional ranks or titles that are added in the list of professional ranks or titles specified in clause 1 of this Article to keep up with the socio-economic developments of our country over periods of time after presenting the updated list to the National Assembly’s Standing Committee to seek its approval.

3. The Minister of Health shall impose regulations on the scope of medical activities involved in the practice of medicine to be applied to specific professional ranks or titles.

Article 27. Practising licenses

1. Each medical practitioner may be awarded only one practising license that is valid for use nationwide.

2. The validity period of each practising license shall be 05 years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Full name; date of birth; personal identification number for Vietnamese practitioners; Passport number and nationality for foreign practitioners;

b) Professional title;

c) Scope of practice;

d) Validity period or expiry date of the practicing license.

4. Applicants for issuance, re-issuance, renewal, revision or modification of practising licenses shall pay fees defined in law on fees and charges, except as it is the fault of an agency having jurisdiction to issue practising licenses that a practising license needs to be issued, re-issued, renewed, revised or modified .

5. The Minister of Health shall elaborate on this Article and decide on the practising license design or format.

Article 28. Authority to issue, reissue, renew, modify or revise practising licenses; suspend practice of medicine, revoke or withdraw practising licenses

1. Authority to issue, reissue, renew, modify or revise practising licenses shall be regulated as follows:

a) The Ministry of Health shall be accorded authority to issue, re-issue, renew, modify or revise practising licenses for the title of doctor, physician, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist if holders thereof are working for medical establishments under its jurisdiction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The Ministry of Public Security shall be accorded authority to issue, re-issue, renew, modify or revise practising licenses for the title of doctor, physician, nurse, midwife, medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist if holders thereof are working for medical establishments under its jurisdiction;

d) Medical agencies under provincial People’s Committees shall be accorded authority to issue, re-issue, renew, modify or revise practising licenses for those titles specified in clause 1 of Article 26 herein, except as prescribed in point a, b and c of this clause.

2. Authority to suspend, withdraw or revoke practising licenses shall be regulated as follows:

a) The Ministry of Health shall be empowered to suspend medical practitioners working for medical establishments nationwide from their practice of medicine; revoke or withdraw practising licenses of medical practitioners working for medical establishments under its jurisdiction;

b) The Ministry of National Defence shall be empowered to enforce suspension of practice of medicine, revocation or withdrawal of practising licenses on medical practitioners working for medical establishments under its jurisdiction;

c) The Ministry of Public Security shall be empowered to enforce suspension of practice of medicine, revocation or withdrawal of practising licenses on medical practitioners working for medical establishments under its jurisdiction;

d) Medical agencies under provincial People’s Committees shall be empowered to suspend medical practitioners working for medical establishments falling within their remit from their practice of medicine; revoke or withdraw practising licenses of medical practitioners working for medical establishments under their jurisdiction.

Article 29. Recognition of practising licenses issued by competent foreign bodies or entities

1. Practising licenses issued by competent foreign bodies or entities shall be considered for recognition when fully meeting the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) These practising licenses remain valid at the time of application for recognition;

c) These practising licenses contain information about professional titles that shall be equivalent to one of the professional titles specified in point a, b, c, d, dd, e, g and h of clause 1 of Article 26 herein.

2. Recognition procedures shall be as follows:

a) The practising license holder sends the application package for recognition to the Ministry of Health, including the application form for recognition and the valid copy of the practising license in question;

b) Within 30 days of receipt of the application package, the Ministry of Health is obliged to send a response stating acceptance or refusal of grant of recognition;

c) Where it is necessary to verify matters relating to the applicant’s training in foreign countries, the duration of decision to grant recognition shall be 30 days from the day on which verification results are available.

3. Assessment for accreditation of a foreign body or entity issuing practising licenses shall deal with:

a) its training system;

b) its system, processes and procedures for award of practising licenses, and regulations on professional titles and scope of practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The Government shall elaborate on this Article.

Article 30. Issuance of practising licenses

1. A practising license may be issued to:

a) a person who first applies for the practising license;

b) a medical practitioner whose professional title specified in his/her practising license is changed;

c) a person whose practising license is revoked as prescribed in regulations on issuance of practising licenses of the Government;

d) Other persons as decided by the Government.

2. Conditions for issuance of practising licenses applied to those holding the professional titles as doctors, physicians, nurses, midwives, medical technicians, clinical nutritionists, out-of-hospital paramedics or clinical psychologists shall be as follows:

a) Applicants are accredited for the practice of medicine by passing qualification tests specified in Article 24 herein, or hold practising licenses recognized pursuant to Article 29 herein;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Foreign applicants satisfy Vietnamese proficiency requirements under the Government's regulations;

d) Applicants do not get into the situations specified in Article 20 herein, or are punished for administrative offences involving the unlicensed practice of medicine within the time limit assigned for deeming that they have not yet been punished for administrative offences.

3. Conditions for issuance of practising licenses applied to those holding the professional titles as herbalists, holders of folk remedies or therapies shall be as follows:

a) Applicants hold herbalist certificates or certificates of holders of folk remedies or therapies;

b) Applicants satisfy the conditions laid down in point b, c and d of clause 2 of this Article.

4. An application package for issuance of a practising license shall be composed of:

a) Application form;

b) Documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 or 3 of this Article with respect to corresponding professional titles.

5. Procedures for issuance of a practising license shall be regulated hereunder:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The competent licensing agency is required to issue the requested practising license within 30 days of receipt of all required documents; in case of rejection, a written response, clearly stating reasons for such rejection, shall be sent to the applicant;

c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to issue a practising license shall be 30 days from the day on which verification results are available.

6. The Government shall elaborate on this Article.

Article 31. Re-issuance of practising licenses

1. A practising license may be re-issued if:

a) it is lost or damaged;

b) there is any change in the information specified in point a of clause 3 of Article 27 herein, or any error in the information specified in clause 3 of Article 27 herein;

c) the person whose practising license is revoked meets the Government’s regulations on re-issuance of practising licenses;

d) it is issued ultra vires;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Conditions for re-issuance of a practising license shall be as follows:

a) The practising license already exists;

b) Conditions fitted to the content of the application for re-issuance are satisfied;

c) Any of the cases prescribed in Article 20 herein does not occur.

3. An application package for re-issuance of a practising license shall be composed of:

a) Application form;

b) Documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 of this Article.

4. Procedures for re-issuance of a practising license shall be regulated hereunder:

a) The applicant submits the application package defined in clause 3 of this Article to the competent licensing agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to re-issue a practising license shall be 15 days from the day on which verification results are available.

5. The Government shall elaborate on this Article.

Article 32. Renewal of practising licenses

1. A practising license may be renewed if the practising license expires.

2. Conditions for renewal of practising licenses applied to those holding the professional titles as doctors, physicians, nurses, midwives, medical technicians, clinical nutritionists, out-of-hospital paramedics, clinical psychologists or herbalists shall be as follows:

a) Satisfy the requirements for continuously updating medical knowledge set out in Article 22 herein;

b) Have good health to practice medicine;

c) Be obliged to complete renewal procedures at least 60 days before the practising license expires, unless otherwise required under the Government's regulations;

d) Any of the cases prescribed in Article 20 herein does not occur.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The application package for renewal of a practising license shall be composed of the documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 or 3 of this Article.

5. Procedures for renewal of a practising license shall be regulated hereunder:

a) The applicant submits the application package defined in clause 4 of this Article to the competent licensing agency;

b) During the period from the date of receipt of all required application documents to the expiry date printed on a practising license, the competent licensing agency shall be responsible for renewing it or replying in writing to the license holder with clear reasons for rejection of renewal; where there is no written reply till the expiry date printed on the foregoing practising license, it shall be renewed as per clause 2 of Article 27 herein;

c) Where it is necessary to verify whether the applicant participates in medical knowledge updating programs run by a qualified foreign entity or organization, the duration of decision to renew the practising license shall be 15 days from the day on which verification results are available.

6. The Government shall elaborate on this Article.

Article 33. Modification or revision of practising licenses

1. Practising licenses awarded to medical practitioners holding the titles as doctors, physicians, nurses, midwives, medical technicians, clinical nutritionists, out-of-hospital paramedics or clinical psychologists may be modified or revised when there is any change in the scope of medical practice.

2. Conditions for modification or revision of a practising license shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The applicant meets the medical internship requirements applied to several fields of specialization;

c) Any of the cases prescribed in Article 20 herein does not occur.

3. An application package for modification or revision of a practising license shall be composed of:

a) The application form;

b) The documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 of this Article.

4. Procedures for modification or revision of a practising license shall be regulated hereunder:

a) The applicant submits the application package defined in clause 3 of this Article to the competent licensing agency;

b) The competent licensing agency is required to modify or revise the foregoing practising license within 15 days of receipt of all required documents; in case of rejection, a written response, clearly stating reasons for such rejection, shall be sent to the applicant;

c) Where it is necessary to verify documents of foreign origin enclosed in the application package, the duration of decision to modify or revise a practising license shall be 15 days from the day on which verification results are available.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 34. Suspension of practice of medicine

1. A medical practitioner shall be suspended from his/her practice of medicine if:

a) the Expert Panel defined in Article 101 herein establishes that he/she has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine due to the fact that such error does not cause him/her to deserve the more severe sanction of revocation or withdrawal of his/her practising license;

b) the competent authority establishes that he/she has committed a violation against professional ethics which is not so severe that the sanction of revocation or withdrawal of his/her practising license is imposed;

c) he/she is not healthy enough to practise medicine.

2. Depending on the nature and severity of an error related to professional and technical expertise in healthcare, violation of professional ethics and his/her health status, the medical practitioner may be suspended from practice of medicine for 1 to 24 months.

3. After being suspended from practising medicine, depending on the nature and severity of his/her error in professional and technical expertise in healthcare, the medical practitioner shall be required to keep up with the most updated medical knowledge according to the conclusion of the Expert Panel pursuant to Article 101 herein.

4. The Government shall elaborate on this Article.

Article 35. Revocation or withdrawal of practising licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) the application package for award of that practising license fails to meet regulations;

b) there is any fraudulent document enclosed in the application package for issuance of the practising license;

c) the professional title or the scope of practice printed in that practising license is different from those stated in the application package for issuance of the practising license;

d) the medical practitioner holding the practising license has not practiced medicine for 24 consecutive months, except when he/she takes a medical training course;

d) the medical practitioner is subject to prohibition of practice of medicine as defined in clause 1,2, 3, 4 and 6 of Article 20 herein;

e) the Expert Panel defined in Article 101 herein establishes that the medical practitioner holding that practising license has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare to the extent of incurring the sanction of revocation or withdrawal of his/her practising license;

g) the Expert Panel defined in Article 101 herein establishes that the medical practitioner holding that practising license has committed an error related to his/her professional and technical expertise in healthcare for the second time to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine;

h) the competent state agency establishes that the medical practitioner holding that practising license has violated professional ethics to the extent of incurring the sanction of suspension of his/her practice of medicine within the validity period of that practising license;

i) that practising license is revoked or withdrawn at the request of the medical practitioner holding it;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. After his/her practising license is revoked or withdrawn, the medical practitioner who wishes to carry on his/her practice of medicine shall be required to apply for a new practising license to be issued in accordance with point c of clause 1 of Article 30 herein, or apply for another practising license to be re-issued in accordance with point c of clause 1 of Article 31 herein.

3. The Government shall elaborate on this Article.

Section 4. REGISTRATION FOR PRACTICE OF MEDICINE

Article 36. Registration principles

1. A medical practitioner may register for his/her practice of medicine at different medical establishments provided that his/her working hours at these medical establishments do not overlap.

2. A medical practitioner may hold one or more professional positions listed hereunder on registration with a medical establishment on condition that he/she is required to perform well in his/her assignments:

a) Providing medical services according to his/her practising license;

b) Being in charge of a specialized department;

c) Assuming professional responsibilities at his/her employing medical establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) he/she provides emergency care off the premises, except out-of-hospital emergency care;

b) he/she is mobilized and dispatched by the competent body or person to participate in medical examination and treatment activities in response to a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency;

c) he/she takes part in humanitarian outreach healthcare campaigns organized at intervals;

d) he/she temporarily provides medical care during the period of transfer of professional and technical expertise in healthcare or technical assistance at another medical establishment;

dd) Other circumstances regulated by the Minister of Health arise.

Article 37. Information required for registration

1. Full name, reference number of the practising license.

2. Professional title or rank of the medical practitioner.

3. Information about the practice location, including name and address of the medical establishment granting registration to the medical practitioner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The language used by the foreign medical practitioner in the delivery of healthcare. This information is required for those defined in point a and b of clause 2 of Article 21 herein.

Article 38. Responsibilities arising from registration for practice of medicine

1. A medical establishment shall acts as follow to get registration for their medical practitioners:

a) Sending the list of medical practitioners applying for registration together with the application for issuance of an operating license to the agency having jurisdiction to grant operating licenses;

b) If any change of medical practitioners on the list occurs pending issuance of the operating license or during its operation, the application form for registration shall be sent to the agency having jurisdiction to award operating licenses.

2. The agency having jurisdiction to issue operating licenses shall have the duty to publish the list of registered medical practitioners on the healthcare management information system

a) at the same time as issuance of the operating license with respect to the original list specified in point a, and the updated list specified in point b of clause 1 of this Article;

b) within 05 working days of receipt of the application form for practice of medicine with respect to the updated list specified in point b of clause 1 of this Article.

3. The Government shall imposed detailed regulations on registration for practice of medicine specified in Section 4 of Chapter III herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 39. Right to practise medicine

1. Practise medicine according to the permitted scope of practice.

2. Make decisions pertaining to medical diagnosis and therapy if the scope of practice permits.

3. Practise medicine at different medical establishments in compliance with regulations on registration for practice of medicine enshrined herein.

4. Become members of healthcare socio-professional organizations.

Article 40. Right of refusal to provide medical care

Medical practitioners may refuse to provide medical care in the following cases:

1. If the medical prognosis indicates that a patient’s disease is beyond the competence or scope of practice of the medical practitioner receiving that patient, he/she may refuse to provide medical care, but must refer the patient to another medical practitioner or other suitable medical establishment, and must perform the practice of first aid, emergency care, monitoring, care and treatment of the patient until such referral is completed;

2. Such medical care is in breach of laws or professional ethics;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The patient requires the method of medical examination or treatment that is not permitted by regulations on professional and technical expertise in healthcare;

5. The patient, the patient's representative referred to in point a of clause 2 and point a of clause 3 of Article 15 herein fails to comply with the medical practitioner's prescription for the medical diagnosis or therapy after being consulted or encouraged by the medical practitioner despite the fact that such non-compliance is prone to harm the patient's health and life.

Article 41. Right to improvement of professional qualification

1. Have access to training courses designed to improve professional qualification.

2. Receive continuous updates on medical knowledge that are appropriate to the scope of practice.

3. Participate in training sessions, and exchange healthcare information and knowledge about laws on medicine.

Article 42. Right to be protected in case of occurrence of medical incidents

1. Medical practitioners shall be afforded protection by law, and granted exemption from any blame for medical incidents if they practise medicine in compliance with regulations.

2. Medical practitioners may request healthcare agencies, entities or socio-professional organizations to protect their legitimate rights and interests in case of occurrence of medical incidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Enjoy workplace safety and hygiene standards while on duty as per laws on occupational safety and hygiene.

2. Be offered protection of their honor, dignity, health and life.

3. Gain permission to temporarily leave their workplace to avoid any threat to their health and life posed by other person on condition that they promptly notify the person in charge of professional practices or the shift-working chief at the medical establishment, or the police authority or the nearest local authority.

Section 6. MEDICAL PRACTITIONERS’ OBLIGATIONS

Article 44. Obligations to patients

1. Promptly provide first aid, emergency care or medical care to patients, except as specified in clause 2, 3, 4 and 5 of Article 40 herein.

2. Respect patients’ rights; have a considerate and gentle attitude towards patients.

3. Provide counsels and information pursuant to clause 1 of Article 9 herein.

4. Treat patients equally; avoid allowing personal interests or discrimination to influence their professional decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 45. Obligations relating to the medical profession

1. Comply with regulations pertaining to professional and technical expertise in healthcare.

2. Assume responsibility for their delivery of healthcare.

3. Continuously learn and update their medical knowledge.

4. Offer whole-hearted medical services.

5. Protect the privacy in terms of patients’ medical condition, information provided by patients and their medical records, except as agreed by patients to share such information and defined in clause 3 and 4 of Article 69 herein.

6. Report any act of patient deception or violation against this Law committed by medical practitioners to competent persons.

Article 46. Obligations to colleagues

1. Cooperate with their colleagues in healthcare.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 47. Social obligations

1. Participate in first aid, health protection and health education in the community.

2. Join in supervising the medical skills and competence and professional ethics of other practitioners.

3. Observe temporary job rotation decisions issued by their immediately supervisory agencies; mobilization or dispatch decisions from competent agencies or persons to join in providing medical services in case of a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency with the exceptions mentioned hereunder:

a) Medical practitioners who are pregnant or nursing a child under 24 months of age, unless they volunteer;

b) Medical practitioners who are in a high-risk category for epidemics and otherwise regulated by the Minister of Health.

Chapter IV

MEDICAL ESTABLISHMENTS

Section 1. Operating licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Medical establishments may take the following forms:

a) Hospitals;

b) Sick houses under People’s armed forces;

c) Maternity wards;

d) Clinics;

dd) Traditional medicine clinics;

e) Subclinical service centers;

g) Health stations;

h) Out-of-hospital emergency care facilities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) Other forms of organization of medical establishments regulated by the Government.

2. Where medical assessment centers, forensic examination establishments, forensic mental health facilities, medical centers or institutes with hospital beds, medical agencies, units, organizations or facilities having different names provide healthcare services, they shall be required to apply for operating licenses according to licensing procedures pertinent to respective forms of organization of medical establishments specified in clause 1 of this Article.

3. The Government shall elaborate on this Article.

Article 49. Operating conditions applicable to medical establishments

1. They have obtained operating licenses from competent agencies.

2. They meet basic quality standards defined in point a of clause 1 of Article 57 herein during their operation.

Article 50. Operating licenses of medical establishments

1. Each medical establishment may hold an operating license for indefinite term. If a medical establishment has its branches at other locations, each of these branches must hold an operating license separately.

2. An operating license shall include but not limited to the following information:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Form of organization;

c) Operating address;

d) Scope of professional operations;

dd) Office hours.

3. Applicants for issuance, re-issuance, revision or modification of operating licenses shall be required to pay fees defined in law on fees and charges, except as it is the fault of an agency having jurisdiction to issue operating licenses that an operating license needs to be issued, re-issued, revised or modified.

4. Within 05 working days from the date of issuance, re-issuance, modification or revision of an operating license, the agency having jurisdiction to grant operating licenses must publish updated information related to issuance, re-issuance, modification or revision of operating licenses on the healthcare management information system.

5. The Government shall impose detailed regulations pertaining to cases, conditions, dossiers of and procedures for issuance, re-issuance, modification or revision of operating licenses applicable to specific forms of organization of medical establishments specified in Article 48 of this Law; shall promulgate regulations pertaining to templates and designs of operating licenses of medical establishments, and special conditions applied to medical establishments under the People's armed forces.

Article 51. Authority to issue, re-issue, modify or revise operating licenses; suspend operation; revoke or withdraw operating licenses

1. The Ministry of Health shall be empowered to issue, re-issue, modify or revise operating licenses; suspend operation; revoke or withdraw operating licenses of medical establishments under its control; suspend operation of other medical establishments nationwide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Public Security shall be empowered to issue, re-issue, modify or revise operating licenses; suspend operation; revoke or withdraw operating licenses of medical establishments under its jurisdiction.

4. Health agencies under the People's Committees of provinces shall be empowered to issue, re-issue, modify or revise or revoke operating licenses of medical establishments at local areas falling within their remit, unless otherwise prescribed in clause 1, 2 and 3 of this Article; suspend operation of medical establishments operating in local areas under their management.

Article 52. Issuance of operating licenses

1. An operating license may be issued to:

a) medical establishments that apply for operating licenses for the first time;

b) medical establishments whose operating licenses are revoked or withdrawn, except as defined in point d of clause 1 of Article 56 herein;

c) medical establishments that have been awarded operating licenses if they change their form of organization or operating location;

d) medical establishments that have been awarded operating licenses if they undergo the split-up, split-off, consolidation or merger process;

dd) others specified in the Government’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The medical establishment must be established under law;

b) The medical establishment’s organization structure is consistent with its form of organization;

c) The medical establishment has its own operating location;

d) The medical establishment is furnished with physical facilities or amenities suitable to the scope of professional activities and the scale of its operation, including information technology infrastructure that is required to get connected to the healthcare management information system according to the regulatory provisions of clause 1 of Article 112 herein;

dd) The medical establishment is fully equipped with medical devices and means according to its scope of professional activities and size or scale of operation;

e) The medical establishment is staffed by medical practitioners who are qualified for its scope of professional activities, scale or size of operation; each medical establishment is allowed to designate only one person in charge of professional practices.

3. An application package for issuance of an operating license shall be composed of the following:

a) Application form;

b) Documentary evidence of conformance to the conditions specified in clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The application package is submitted to the agency having jurisdiction to award operating licenses;

b) The agency having jurisdiction to award operating licenses has the duty to review or verify the submitted application package. The review or verification duration must be within 60 days of receipt of all required components of the application package. Review or verification results must be documented in a report, clearly describing matters that need to be modified (if any) and signed by parties involved and the reviewee;

c) Within 10 working days after approving the review report, the agency having jurisdiction to award operating licenses must issue a new operating license; if the applicant has to make modification as required in the review report, within 10 working days after completion of such modification, the agency having jurisdiction to award operating licenses shall be required to issue a new operating license.

5. The Government shall elaborate on this Article; impose regulations pertaining to issuance of operating licenses of medical establishments under the People’s armed forces.

Article 53. Re-issuance of operating licenses

1. An operating license may be re-issued if

a) it is lost;

b) it is damaged;

c) any technical error in its information occurs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Application form;

b) The original operating license, except as defined in point a of clause 1 of this Article;

c) Documentary evidence required pursuant to point c of clause 1 of this Article.

3. Procedures for re-issuance of an operating license shall be regulated hereunder:

a) The application package is submitted to the agency having jurisdiction to award operating licenses;

b) Within 20 working days of receipt of all required components of the application package, the agency having jurisdiction to award operating licenses has the duty to re-issue the requested operating license. Where it is necessary to make an inspection visit to the medical establishment's office, procedures prescribed in point b and c of clause 4 of Article 52 herein shall apply.

4. The Government shall elaborate on this Article; impose regulations pertaining to re-issuance of operating licenses of medical establishments under the People’s armed forces.

Article 54. Modification or revision of operating licenses

1. An operating license may be modified or revised if

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) the holder’s scale or size of operation is changed;

c) the holder's office hours are changed;

d) the medical establishment holding that operating license changes its name and address despite the fact that its location is not changed;

dd) the medical establishment holding that operating license subject to the decision on suspension of part of its operation fails to fulfill remedial obligations as described in such decision by the last date of the suspension duration.

2. Conditions for modification or revision of an operating license shall be as follows:

a) The applicant holds the operating license that remains in use;

b) The applicant satisfies conditions in line with the proposed modifications as per laws.

3. An application package for modification or revision of an operating license shall be composed of the following:

a) Application form;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Procedures for modification or revision of an operating license shall be regulated hereunder:

a) The application package is submitted to the agency having jurisdiction to award operating licenses;

b) Within 20 days of receipt of all required components of the application package, the agency having jurisdiction to award operating licenses has the duty to make changes to the requested operating license. Where it is necessary to make an inspection visit to the medical establishment's office, procedures prescribed in point b and c of clause 4 of Article 52 herein shall apply.

5. The Government shall elaborate on this Article; impose regulations pertaining to modification or revision of operating licenses of medical establishments under the People’s armed forces.

Article 55. Suspension of operation of medical establishments

1. A medical establishment may be suspended from part or all of its operation in the following cases:

a) A medical incident takes place at that medical establishment to the extent that its operation needs to be suspended;

b) It fails to satisfy one of the conditions set down in Article 49 herein;

c) It fails to satisfy one of the conditions set out in clause 2 of Article 52 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Suspension of part or all of operation of a medical establishment (partial or full suspension) and the duration of such suspension shall be based on causes, nature, seriousness, consequences of a medical incident, or the part of conditions that is no longer satisfied.

4. During the suspension period, if the defaulting medical establishment has fulfilled remedial obligations as requested in the suspension decision, the agency having jurisdiction to suspend operation of medical establishments shall issue the approval decision to restore its operation.

5. The Government shall elaborate on this Article.

Article 56. Revocation of operating licenses of medical establishments

1. An operating license may be revoked in the following cases:

a) The application package for award of that operating license is invalid;

b) There is any fraudulent document enclosed in the application package;

c) The operating license is awarded ultra vires;

d) There is any technical error in information printed on that operating license;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Within 24 months after receipt of that operating license, the medical establishment has not been put into operation yet;

g) The medical establishment holding that operating license is temporarily closed for at least 24 consecutive months, or closed down;

h) The medical establishment holding that operating license subject to the decision on suspension of part of its operation fails to fulfill remedial obligations as described in such decision by the last day of the suspension duration;

i) The medical establishment holding that operating license fails to maintain strict compliance with the conditions specified in Article 49 or clause 2 of Article 52 herein;

k) The medical establishment holding that operating license decides to apply for revocation or withdrawal at its discretion.

2. The Government shall elaborate on this Article. Where it is necessary to regulate more subjects of suspension of operating licenses, the Government shall report to the National Assembly’s Standing Committee to seek its consent before reach the decision.

Section 2. ASSESSMENT OF QUALITY OF MEDICAL ESTABLISHMENTS

Article 57. Quality standards of medical establishments

1. Quality standards refer to criteria and requirements relating to management and professional and technical expertise in healthcare which are used as benchmarks for assessment of quality of technical services or specific specializations or the entire licensed medical establishment, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Advanced quality standards of medical establishments issued by the Ministry of Health;

c) Quality standards of each medical department or technical services issued by the Ministry of Health;

d) Quality standards of medical establishments, specific specializations or technical services issued by domestic or foreign entities that are endorsed by the Ministry of Health.

2. Medical establishments are encouraged to apply the quality standards defined in point b, c and d of clause 1 of this Article.

3. Quality standards specified in point d of clause 1 of this Article shall be set in the context of Vietnam; shall not be lower than quality standards specified in point a of clause 1 of this Article; shall satisfy the following minimum requirements:

a) They must be science-based and effective;

b) They must give the overall assessment of quality characteristics and components;

c) They are validated by international healthcare quality assessment bodies, and used worldwide.

4. The Minister of Health shall impose regulations on validation of the quality standards specified in point d of clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Purposes of the healthcare quality assessment and certification shall be as follows:

a) Maintain and improve the quality of healthcare services;

b) Provide information so that patients and payers of healthcare costs can choose appropriate medical establishments;

c) Serve as a basis to recommend sanctions against offences and rewards according to results of the quality assessment based on basic quality standards.

2. Principles of assessment of quality of medical establishments shall be formulated as follows:

a) Ensure independence, objectivity, fairness, public access, transparency, and legitimacy;

b) Conform to healthcare quality standards issued or endorsed by the Ministry of Health;

c) Such quality assessment shall be carried out only when the medical establishment has operated for at least 12 months;

d) Quality assessment and certification agencies or organizations shall be legally responsible for their assessment results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Healthcare quality assessment and certification organizations that have been awarded certificates of registration for provision of conformity assessment services in accordance with laws shall carry out the quality assessment at the request of state health authorities or medical establishments.

5. Healthcare quality assessment results shall be available for public access at medical establishments and on the healthcare management information system.

6. Based on the assessment results specified in clause 3 and 4 of this Article, the state health authority shall review the results of assessment of quality of medical establishments under its jurisdiction according to risk management principles.

7. The Government shall elaborate on this Article.

Section 3. RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF MEDICAL ESTABLISHMENTS

Article 59. Rights

1. Render healthcare services pursuant to this Law.

2. Refuse to render healthcare services if:

a) the medical establishment judges that a patient case goes beyond its professional competence or lies outside of its scope of operation, except in case of emergency care defined in Article 61 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Receive payments of healthcare costs or expenses in accordance with law.

4. Enjoy incentive policies when rendering healthcare services in accordance with law.

5. Enter into contracts for provision of medical services covered by health insurance with social insurance agencies in accordance with laws on health insurance; enter into these contracts with other insurers in accordance with laws on insurance business.

6. Cooperate with domestic and foreign entities and persons in healthcare.

7. Gain permission to offer care and support services at the request of patients or patients' representatives.

8. Private medical establishments may participate in the bidding process or have access to the Government’s orders for provision of several healthcare services on the list of public services partially funded by the state budget’s grants or financial support.

Article 60. Responsibilities of medical establishments

1. Provide first aid, emergency, medical examination and treatment services in a timely manner for patients.

2. Implement regulations on professional and technical expertise in healthcare and other relevant laws; take responsibility for results of medical care rendered by medical practitioners under their management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Post up prices of medical services, prices of medical care and support services upon request on their premises and on the healthcare management information system.

5. Ensure that rights and obligations of patients and medical practitioners defined herein are upheld.

6. Provide necessary conditions to enable medical practitioners to render healthcare services.

7. Conduct the self-assessment of healthcare quality and publicly announce results of quality assessment in accordance with clause 3 and 5 of Article 58 herein.

8. Follow staff mobilization and dispatch decisions of competent bodies or persons in response to a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency.

9. Set up security forces; provide physical facilities necessary to ensure security and order at hospital according to the form of organization and scale or size of operation; cooperate with competent police departments in carrying out measures to ensure security and order at hospital; report patient cases that are victims of violence or abuse to competent local police departments in order to work with them to take measures to protect these patients.

10. Refer and transfer patients to other medical establishments capable of dealing with a patient's clinical condition and needs if:

a) the medical establishment concludes that the patient case goes beyond its professional competence or lies outside of its scope of operation.

b) such referral or transfer is demanded by the patient or his/her representative, and approved by the medical practitioner who directly treat the patient, or by the clinical shift worker;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) the medical establishment referring or transferring the patient faces a force majeure situation to the extent of being unable to continue the receipt and treatment of the patient needing medical care.

11. Participate in preventive healthcare activities as prescribed by law.

12. Buy medical professional liability insurance in accordance with the Government's regulations.

Chapter V

PROFESSIONAL AND TECHNICAL EXPERTISE IN HEALTHCARE

Article 61. Emergency care

1. Emergency care activities shall include the following:

a) In-hospital emergency;

b) Out-of-hospital emergency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. When the work of emergency care requires professional and technical assistance, in the specific circumstances, the medical establishment receiving the patient in need of emergency care must perform one or a number of the following activities:

a) Hold a medical consultation pursuant to Article 64 herein;

b) Request other medical establishment to assist in emergency care;

c) Offer support by providing remote healthcare services;

d) Refer the patient in need of emergency care to an appropriate medical establishment.

4. Medical establishments shall be responsible for reserving the optimum conditions in terms of their human resources, medical equipment and medications for the work of emergency care of patients and transferring patients in need of emergency care to appropriate medical establishments.

5. Out-of-hospital emergency care service shall include the following activities:

a) First aid procedures performed by persons who have knowledge about, or are trained in out-of-hospital emergency care;

b) Emergency care procedures performed by paramedics or medical practitioners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) It must be commensurate with the population size;

b) It is fitted to the geographical characteristics of each local area;

c) It is capable of receiving and transporting patients to medical establishments in the shortest time possible.

7. Sources of funding for the out-of-hospital emergency care shall include the following:

a) The state budget’s funding for investment in setting up the state-owned system of out-of-hospital emergency care facilities; the system of receiving information and coordinating emergency services; payment of costs of ambulance rides and charges for medical crew services on emergency ambulances in case of accidents, natural disasters, calamities, particularly dangerous infectious diseases capable of very rapid and/or widespread transmission, those causing high death rate, or those with unknown causative agents; payment of general and administrative expenses for management and operation of state-owned out-of-hospital emergency facilities;

b) Charges for out-of-hospital emergency services paid by users of these services pursuant to Article 18 and 110 herein, except as defined in point a of this clause.

8. Provincial People’s Committees shall have the duty to organize the state-owned out-of-hospital emergency care system in local areas falling within their remit.

9. The Government shall impose detailed regulations on provision of funding for emergency services as referred to in point a of clause 7 of this Article.

Article 62. Medical examination, prescription for treatment methods (or therapies) and medications

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Medical practitioners assigned the duties to provide medical care shall assume the following responsibilities:

a) Carry out the medical examination, prescription for treatment methods (or therapies) and medications in a timely, accurate and accountable manner;

b) Based on a patient's medical condition, the medical practitioner can prescribe him/her outpatient, day or inpatient treatment. If the medical establishment does not have any bed available for that patient needing the inpatient treatment, they must refer him/her to another appropriate medical establishment.

Article 63. Medication administration in treatment

1. Administration of medications in healthcare shall adhere to the following principles:

a) Ensure that medications are prescribed only when really needed; serve the right purposes; are administered in a safe, reasonable and efficacious manner;

b) The prescription of medications must be closely associated with a patient's diagnosis and medical condition;

c) Storage, dispensing and use of medications must be lawful.

2. When prescribing any medication, a medical practitioner must fully and clearly enter in a prescription or medical record such information as name, content, dosage regimen, directions for use and duration of use; shall not be allowed to include functional food products in a prescription.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Check over the prescription, itemized drug receipt, drug name, concentration, content, dosage regimen and directions for use;

b) Check again the prescription against such information as drug name, concentration, content, shelf life and quantity when receiving the medication;

c) Check through the patient’s name, drug name, dosage form, content, concentration, dosage regimen, directions for use and duration of use before dispensing medications to patients;

d) For a patient undergoing inpatient treatment, fully record the time of dispensing of medications; monitor and promptly detect complications, and notify the medical practitioner directly in charge of the patient case.

4. Patients shall be responsible for taking medicines as instructed by medical practitioners. Patients or patients’ representatives must promptly inform medical practitioners or medical establishments of any abnormal sign after the patients take the prescribed drugs.

Article 64. Medical consultations

1. A medical consultation shall be held when a patient case goes beyond the diagnosis and treatment competence of the medical practitioner or medical establishment, or when the patient’s health condition does not improve or worsens after the treatment course. Results of the medical consultation must be recorded and stored in the medical record.

2. Forms of medical consultation shall be as follows:

a) Intradepartmental, interdepartmental and entire-hospital consultation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Others.

3. Types of consultations shall be as follows:

a) In-person consultation;

b) Telehealth (telemedicine) consultation.

4. Based on consultation results, the medical practitioner directly in charge of the patient case shall make the decision on appropriate diagnosis or treatment for the patient.

Article 65. Implementation of surgical and other invasive procedures

1. Surgical operations and other invasive procedures may be performed only after receiving the consent from patients or their representatives referred to in point a, b, c and d of clause 2 of Article 8 herein.

2. Surgical operations or other invasive procedures may be rendered to the patients who lose their capacity to perform civil acts; have difficulties in cognition, behavior control; have the limited capacity to perform civil acts; minor patients; the patients without families as specified in Article 15 herein.

Article 66. Patient care

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Patient care shall encompass the following activities:

a) Determine the needs of clinical care; make the nursing diagnosis; prescribe patient care intervention medicine;

b) Divide levels of care;

c) Perform medical intervention and support procedures to care for patients, and guide patients or patient family caregivers to perform several care activities;

d) Monitor the patient's condition; measure care intervention results.

Article 67. Nutrition in healthcare

1. Nutrition in healthcare is a clinical nutrition activity and involves the counseling and guidance on nutrition regimes in healthcare.

2. Objectives of nutrition in healthcare shall comprise the following:

a) Examination, assessment, classification of malnutrition, counseling, professional guidance on pathological nutrition and monitoring of nutritional status of patients;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 68. Functional rehabilitation

1. Principles of delivery of functional rehabilitation medicine shall include the following:

a) Prevent and reduce the effects of disability; carry out medical examination for implementation of early rehabilitation interventions;

b) Assess the needs for functional rehabilitation interventions in the course of medical examination and treatment of patients;

c) Ensure that intervention measures must be carried out in a continuous and comprehensive manner according to the stages of disease progression;

d) Cooperate between the rehabilitation department and others; between medical establishments on one side, and individuals, families and community and other agencies and organizations on the other side; implement community-based rehabilitation.

2. Functional rehabilitation shall comprise the following activities:

a) Examine, diagnose and determine the patient's rehabilitation needs;

b) Utilize movement therapy, physical therapy, occupational therapy, speech therapy, psychotherapy, chiropractic, medical devices, rehabilitation equipment and other interventions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Adjust and improve access to living environment suitable for health status;

dd) Propagate the practice of prevention of disabilities and diseases.

Article 69. Medical record

1. Patients undergoing inpatient treatment, day treatment or outpatient treatment in medical establishments shall have their medical records created or updated.

Physical and electronic medical records shall be of the same legal value. Forms or templates of medical records and medical record summaries shall be made available for use by the Minister of Health.

2. Medical records shall be safekept and kept confidential in accordance with law; if the medical record is classified as a state secret, the regulatory provisions of law on protection of state secrets shall govern. Depositing or archiving of medical records shall be subject to the regulatory provisions regarding archives.

3. Access to medical records of patients in treatment shall be as follows:

a) Learners, students, trainees, researchers of research institutions, training institutions, medical practitioners, persons directly involved in the treatment of patients at medical establishments may read medical records, and may copy medical records only when obtaining the consent from the safekeeping medical establishments;

b) Practitioners from other medical establishments may read and copy them with the consent of the safekeeping medical establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Representatives of state management agencies in charge of health, investigative agencies, procuracies, courts, health inspectors, forensic organizations, forensic psychiatrists, and patients' lawyers shall be allowed to access and provide medical records to perform their tasks in accordance with relevant laws;

b) Learners, students, trainees, researchers of research institutions, training institutions, medical practitioners at medical establishments may borrow medical records to read on the spot, or may copy medical records for later use in their researches or the work relating to their professional expertise with the consent of the safekeeping medical establishments;

c) Representatives of social insurance agencies or state compensation settlement agencies may borrow medical records to read or take notes on the spot, or request copies of the given medical records to serve the purpose of performing their assigned tasks with the consent of the safekeeping medical establishments;

d) Patients or their representatives specified in point c and d of clause 2 of Article 8 herein shall be entitled to read, view, copy and take notes from their medical records, and be provided with medical record summaries upon written request;

dd) Patients’ representatives specified in point a and d of clause 2 of Article 8 herein shall be entitled to medical record summaries upon written request.

5. When using information included in medical records, those specified in clause 3 and 4 of this Article must treat such information completely confidential and only use them for the given purposes as registered with the medical establishments.

Article 70. Shift work in healthcare

1. Medical establishments with inpatient beds and/or beds for monitoring and treatment of patients and out-of-hospital emergency care centers shall organize the on-call and continuous medical shift system according to the working hours specified in operating licenses, including holidays, New Year's Days or days-off, in order to promptly give emergency care and maintain other medical activities.

2. Shift work practice in healthcare shall cover the following components:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Clinical shift work;

c) Subclinical shift work;

d) Logistics and administrative shift work.

3. Shift work practice in healthcare at medical establishments shall include all of the foregoing components; Shift work in healthcare defined in clause 1 of this Article at a medical establishment which is not a hospital shall be subject to the regulations promulgated by the Minister of Health.

4. Heads of medical establishments defined in clause 1 of this Article shall assume the following responsibilities:

a) Design the shift worker’s schedule;

b) Ensure the sufficient number of emergency ambulances according to the form of organization of healthcare of each medical establishment; fully provide essential medical equipment and medications used in emergencies;

c) Implement the shift-based reporting regime.

Article 71. Prevention of medical incidents at medical establishments

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Heads of medical establishments and staff working for medical establishments shall be charged with the prevention of incidents in hospital.

Article 72. Reception and management of patients without families

1. When receiving patients without families and rendering healthcare services to them, medical establishments shall be responsible for tallying, making a tally report of and keeping the patient's belongings.

2. Within 48 hours after receiving a patient, if it is impossible for a medical establishment to identify a patient’s family, the medical establishment shall have the following responsibilities:

a) Report the patient case to the commune-level People's Committee of the locality where the medical establishment is located in order for it to post the notification of search for the patient’s missing family via mass media;

b) If the child patient under 6 months of age is abandoned at the medical establishment, the receiving medical establishment shall submit an application package for admission of the social protection beneficiary to the social welfare centers in accordance with laws on social protection.

3. With regard to a patient who loses his/her capacity to perform civil acts; faces impaired cognition, difficulties in behavior control; has limited capacity to perform civil acts, if the receiving medical establishment fails to identify his/her family after his/her being restored to a stable condition after end of the treatment, that medical establishment shall submit an application package for admission as an extremely disadvantaged social protection beneficiary to a social welfare center in accordance with laws on social protection.

4. If a patient is dead, the medical establishment receiving that patient shall take action under Article 73 herein.

5. Medical establishments shall be responsible for offering care, nursing, medical examination and treatment services for a patient during the period from reception to completion of referral to social welfare centers, or until that patient is dead.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 73. Management of death cases

1. Management of death cases prior to arrival at a medical establishment shall be subject to the following regulations:

a) If the receiving medical establishment manages to find the dead patient’s identification documents and successfully contacts his/her family, they shall inform his/her family of the death and request them to come to claim the dead body;

b) If the receiving medical establishment finds out the dead patient’s identification documents; or finds out the dead patient’s identification documents, and fails to contact his/her family, in either case, they shall issue a notification of the dead patient to the commune-level People’s Committee of the locality where that medical establishment is located within 24 hours from the time of receipt of the dead body.

The commune-level People's Committee of the locality where the receiving medical establishment is located shall receive and bury the dead body within a maximum of 48 hours after receipt of the aforesaid notification.

2. A medical establishment shall manage a death case according to the following regulations:

a) That medical establishment shall have the duty to issue a death notice; conduct a death review meeting; complete and deposit the patient's medical record; take and store any specimen of the dead body needed for later identification of the patient's identities as specified in point b of clause 1 of this Article; notify the patient's family in order for them to prepare for burial activities;

b) That medical establishment shall have the duty to notify the commune-level People's Committee of the locality where the medical establishment is located within 24 hours from the time of the death of the patient if the patient's dead body is left unclaimed or denied.

The commune-level People's Committee of the locality where the receiving medical establishment is located shall receive and bury the dead body within a maximum of 48 hours after receiving the notification specified in point b of this clause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 74. Hospital-acquired infection control

1. Infection control in the healthcare setting shall include the following measures:

a) Surveillance of healthcare-associated infections and epidemic-prone diseases;

b) Monitoring of compliance with infection control practices;

c) Standard precautions, transmission-based precautions;

d) Infection control for medical instruments and equipment;

dd) Hand hygiene;

e) Environmental hygiene;

g) Prevention and treatment of microorganism-associated infections;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Other infection control measures.

2. Medical establishments shall assume the following responsibilities:

a) Implement infection control measures specified in clause 1 of this Article;

b) Sufficiently provide physical facilities, equipment, protective clothing, and personal hygiene conditions for hospital staff, patients and other healthcare visitors subject to hospital-acquired infection control requirements;

c) Offer patients and their families counsels on infection control measures;

d) Organize infection control systems in place at medical establishments.

Article 75. Medical waste management and environmental protection in the healthcare setting

Medical establishments shall be responsible for medical waste management and environmental protection at medical establishments in accordance with laws on environmental protection.

Article 76. Outpatient treatment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 77. Inpatient treatment

1. Inpatient treatment shall be applied when the patient must remain at a medical establishment to receive medical care as recommended by the medical practitioner.

2. Depending on its corresponding specialization and operational condition, a medical establishment may provide inpatient treatment services. Private polyclinics located in poor, extremely poor areas, border areas or islands; state-owned regional polyclinics; maternity wards; commune health stations are allowed to set medical beds ready for monitoring and treatment of patients within a maximum of 72 hours, except in case of force majeure events, such as natural disasters, catastrophes or epidemics.

3. Interdepartmental referral shall be carried out as follows:

a) Such referred shall be permitted if it is discovered that other specialized department is suitable to treat a patient's condition;

b) The referring department is required to complete the patient’s medical record, transfer the patient and his/her medical record to the receiving department.

4. Where an inter-institutional referral is required, the referring medical establishment shall complete the medical record and refer the patient to the receiving one.

If such inter-institutional referral is carried out at the request of the patient referred to in Article 15 herein, or his/her representative, that patient or his/her representative shall be required to give a written commitment on his/her personal responsibility for such referral.

5. A patient may leave a medical establishment when:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) the patient who loses his/her capacity to perform civil acts, has impaired cognition or difficulties in behavior control or limited capacity to perform civil acts; the minor patient; or his/her representative applies for such leaving and submits their commitment.

6. When a patient is leaving, the medical establishment shall assume the following responsibilities:

a) Complete his/her medical record;

b) Provide self-care instructions;

c) Recommend the patient to undergo the outpatient treatment where necessary;

d) Deal with payments on medical bills;

dd) Give out the completed hospital discharge form.

Article 78. Day treatment

1. A patient may undergo the day treatment when they are prescribed the inpatient treatment by the medical practitioner without needing to remain in hospital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 79. Mobile healthcare

1. Mobile healthcare services shall include the following:

a) Mobile or outreach health activities taking place at venues other than the official address specified in the operating license of the medical establishment organizing these activities;

b) Home or workplace healthcare services

c) Humanitarian outreach healthcare campaigns organized at intervals.

2. Conditions for provision of mobile healthcare services shall be as follows:

a) The mobile health care activities and services specified in point a and b of clause 1 of this Article must be provided by a medical establishment with a sufficient number of medical practitioners, equipment, facilities and other suitable conditions corresponding to the scale and scope of mobile health services, except for home healthcare services performed by local village or community health workers and midwives;

b) The mobile health care activities and services specified in point c of clause 1 of this Article must conform to the conditions set out in clause 2 of Article 88 herein;

c) The mobile healthcare services and activities specified in point a and c of clause 1 of this Article can commence with the consent of a health agency under the People's Committee of the province where they are planned to take place, except as medical establishments under the People’s armed forces render these services and activities to patients under these armed forces’ authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 80. Telehealth and telehealth support

1. Telehealth occurring between medical practitioners and patients shall be carried out as follows:

a) It shall depend on the scope of practice of the medical practitioner; the remote treatment shall be delivered according to the nomenclature of diseases or medical conditions sanctioned by the Minister of Health;

b) Medical practitioners shall be liable for their clinical diagnosis results, prescription for therapies or remedies and medications.

2. Telehealth support occurring between medical establishments shall be carried out as follows:

a) Medical practitioners directly in charge of patient cases at the supported medical establishments shall be responsible for their medical examination and treatment results;

b) The supported medical establishments must pay costs of telehealth support to the supporting ones at the prices agreed upon between them.

3. The Government shall impose detailed regulations on telehealth and telehealth support.

Article 81. Family medicine

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The medical establishments defined in clause 1 of this Article shall perform the following tasks:

a) Render primary health monitoring and care services in local areas falling within their remit;

b) Provide counsels and preventive medicine services relating to diseases, bodily impairments, and health improvement;

c) Deliver primary emergency care and medical services;

d) Provide home-based healthcare, functional rehabilitation, palliative care and end-of-life care services;

dd) Make decisions to refer patients under their management to other medical establishments; receive and manage the health of patients received from other medical establishments;

e) Perform other tasks assigned by competent authorities.

Article 82. Involuntary treatment

1. Patient cases subject to the involuntary treatment requirements in accordance with this Law shall be defined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Persons with depression susceptible to suicidal thoughts and behaviors; persons with mental illness in an agitated state that is likely to harm himself or with behaviors harming other persons, or destroying property;

c) Others defined by law.

2. The Government shall regulate involuntary treatment measures applied to those defined in clause 1 of this Article.

Article 83. Medical examination

1. Types of medical examination shall be as follows:

a) Periodic health check-ups;

b) Health checks for health classification for study and employment;

c) Health screenings at school for pupils and students;

d) Health checks designed for particular occupations or job positions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) On-demand health checks;

g) Others.

2. The Minister of Health shall lay down regulations on medical examination standards and medical examination activities prescribed in clause 1 of this Article, except as defined in clause 3 of this Article.

3. The Minister of National Defence and the Minister of Public Security shall promulgate regulations on particular health standards and medical examination activities applied to persons undergoing medical examination under their authority.

Article 84. Medical assessment

1. Medical assessment is classified into initial assessment, reassessment, review assessment and final assessment.

2. Assessment conclusions must be relevant to questions of the assessment sought or requested by entities or persons. Entities or persons publishing assessment findings shall be legally responsible for these findings.

Chapter VI

HEALTHCARE PROVIDED BY APPLICATION OF THE TRADITIONAL MEDICINE AND THE COMBINATION OF THE TRADITIONAL MEDICINE AND THE MODERN MEDICINE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. State-owned general hospitals shall be required to deliver healthcare by application of the traditional medicine; traditional medical facilities shall be encouraged to deliver healthcare if they fully satisfy all given conditions.

2. It shall be necessary to uphold and develop traditional remedies and therapies; patients are incentivized to use herbal medicines and traditional medications made from home-grown materials that have been clinically proven to be efficacious in the prevention and treatment of diseases. The development of community-based traditional biomedical methods should be incentivized and supported.

3. Scientific and technological researches in the traditional medicine described hereunder shall be incentivised:

a) Discoveries of and researches on herbal medicines and traditional drugs;

b) Researches on the tastes and effects in traditional medicine of traditional herbs, folk medicines, and remedies determined according to traditional medicine and modern medicine that have effects in the prevention and treatment of diseases;

c) Researches on the safety and efficaciousness of cure practices and non-drug therapies in traditional medicine for the prevention and treatment of diseases;

a) Researches for selection and development of safe and highly efficacious herbal medicines and traditional drugs in the treatment of diseases;

dd) Researches on the safety and effectiveness in use of herbal medicines, traditional drugs combined with chemical drugs over stages of disease progression;

e) Researches on combination of traditional medicine with modern medicine in medical diagnosis for formulation of a set of criteria for diagnoses of diseases and medical conditions in traditional medicine;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Registration for intellectual property rights to folk remedies or therapies shall be incentivized.

Article 86. Development of resources supporting healthcare provided by application of traditional medicine

1. Lessons on traditional medicine shall be integrated into courses provided by health or medicine training institutions; Forms and types of training of human resources in traditional medicine with different levels of qualification shall be diversified.

2. Herbalists and holders of folk remedies or therapies shall have access to training courses designed for updating, mentoring and improvement of knowledge about both modern medicine and traditional medicine.

3. When training a person as the heir of his/her folk remedy or therapy, the holder of that folk remedy or therapy shall be incentivized to register with a health agency under the People’s Committees of the province where they are practising traditional medicine.

4. The Minister of Health shall promulgate regulations on conferral of the herbalist certificate, the certificate of holder of folk remedy and the certificate of holder of folk therapy.

Article 87. Combination of traditional medicine and modern medicine

1. Combination of traditional medicine and modern medicine shall be carried out at medical establishments and subject to the following regulations:

a) Professional methods and techniques in traditional medicines combined with those in modern medicine shall be used for delivery of healthcare, monitoring and evaluation of treatment outcomes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Minister of Health shall elaborate on this Article.

Chapter VII

HUMANITARIAN HEALTHCARE; NOT-FOR-PROFIT HEALTHCARE; TRANSFER OF PROFESSIONAL AND TECHNICAL EXPERTISE IN HEALTHCARE

Section 1. HUMANITARIAN HEALTHCARE, NOT-FOR-PROFIT HEALTHCARE

Article 88. Activities involved in humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare

1. Domestic or foreign entities or persons shall reserve the right to apply for the delivery of humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare in Vietnam.

2. Conditions for provision of humanitarian healthcare at intervals shall be as follows:

a) Humanitarian healthcare must be rendered by medical practitioners or persons defined in clause 3 of Article 19 herein;

b) Humanitarian healthcare must be delivered by medical establishments or entities licensed to operate in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Humanitarian healthcare shall require the consent from competent authorities pursuant to the Government’s regulations.

3. Conditions for award of operating licenses to humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare facilities shall be as follows:

a) They are required to satisfy licensing requirements specified herein;

b) Humanitarian healthcare facilities must ensure adequate funding for humanitarian healthcare activities and grant their patients exemption from all costs incurred from humanitarian healthcare activities;

c) Not-for-profit healthcare facilities are committed to operate for non-profit purposes, and not to withdraw funds; the part of annual income under consolidated common ownership that is undistributed shall be used for investment in ongoing development of these healthcare facilities. The foregoing commitment shall be documented in decisions on establishment or transformation of medical establishments.

4. The Government shall elaborate on this Article.

Article 89. Incentives for humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare facilities

1. As founded, humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare facilities shall be entitled to incentives specified in laws.

2. Humanitarian healthcare or not-for-profit healthcare facilities shall implement regulations on finance, accounting, audit, taxes, asset due diligence and financial disclosure set out in laws, under which the undistributed part of income of not-for-profit healthcare facilities shall not be taxed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 90. Transfer of professional and technical expertise in healthcare

1. Medical establishments shall be entitled to cooperate in transfer of professional and technical expertise in healthcare in Vietnam with domestic or foreign entities or persons.

2. Training in transfer of professional and technical expertise in healthcare shall be provided by lawful practitioners or medical establishments.

3. The Government shall elaborate on this Article.

Article 91. Incentives for transfer of professional and technical expertise in healthcare

Transfer of professional and technical expertise in healthcare shall be eligible for the incentives defined in laws on technology transfer, intellectual property, science and technology.

Chapter VIII

APPLICATION OF NEW TECHNIQUES OR METHODS AND CLINICAL TRIALS IN HEALTHCARE

Section 1. APPLICATION OF NEW TECHNIQUES OR METHODS IN HEALTHCARE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. New techniques or methods are those techniques and methods that are applied for the first time in Vietnam.

2. New techniques or methods shall comprise the following:

a) New techniques or new methods that are researched in Vietnam or abroad;

b) New techniques or new methods that are available for use with the consent of competent authorities in foreign countries.

Article 93. Conditions for application of new techniques or methods in healthcare

1. In order to apply for permission to use a new healthcare technique or method, a medical establishment shall be required to satisfy the following conditions:

a) Their operating license itemizes professional activities for which that new technique or method is suitable;

b) Their physical infrastructure, medical equipment, staff and other conditions meet the requirements for application of that new technique or method.

2. A new technique or method shall be applied as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Ministry of Health reviews or decentralizes authority to consider granting permission to experiment on that new technique or method;

c) After completing the experimentation stage, the medical establishment integrates experimentation results into the application for the acceptance testing conducted by the Ministry of Health;

d) If the acceptance testing result is satisfactory, the Ministry of Health shall be responsible for issuing written permission to apply that new technique or method.

3. The Government shall elaborate on this Article.

Section 2. CLINICAL TRIALS IN HEALTHCARE

Article 94. Clinically trialed objects

1. New healthcare techniques or methods.

2. Medical equipment that is ranked highly above-average or high in the risk rating adopted by the Government before being registered for free sale in Vietnam.

Article 95. Conditions of participants in clinical trials in healthcare

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In order to participate in a clinical trial, the participant who is a person who loses his/her capacity to perform civil acts, has impaired cognition or difficulties in behavior control or limited capacity to perform civil acts; the minor patient shall be required to seek the consent from his/her representative or guardian under civil law.

3. If the participant in a clinical trial is the one specified in clause 2 of this Article above; a pregnant or lactating woman, the research profile shall need to clarify reasons for recruitment and proper actions for protection of the participant, unborn babies or the infants who are being breast-fed by the mother participating in the clinical trial.

Article 96. Rights and obligations of participants in clinical trials

1. A participant in a clinical trial shall reserve the following rights:

a) Have access to full and accurate information about the clinical trial and potential risks before the clinical trial is initiated;

b) Receive any compensation for any damage caused by the clinical trial;

c) Have the confidentiality of his/her personal information relating to the clinical trial protected;

d) Gain exemption from any liability when unilaterally terminating his/her participation in the clinical trial;

dd) File complaints, denunciations or take legal actions against any violation of laws committed by entities or persons whose new techniques, methods or medical equipment need to be clinically trialed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 97. Rights and responsibilities of entities and persons whose new techniques or methods need to be clinically tested

1. Entities and persons whose new techniques or methods need to be clinically tested shall have the following rights:

a) Designate any body meeting facility and personnel requirements to conduct clinical trials;

b) Retain full ownership of clinical trial results.

2. Entities and persons whose new techniques or methods need to be clinically tested shall have the following rights:

a) Compensate participants in clinical trials for any risk that may arise during the process of conduct of clinical trials in accordance with laws;

b) Enter into written contracts for clinical trials with testing bodies;

c) Have legal liability for quality and safety of new technique, method or medical equipment that they hand over for clinical trials.

Article 98. Rights and responsibilities of testing bodies

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Take steps in accepting conduct of clinical trials in accordance with law;

b) Import and purchase chemicals, reference materials, specimens of medications and medical equipment needed for a clinical trial;

c) Use findings from a clinical trial in accordance with entities and persons whose new techniques, methods or medical equipment need to be clinically tested.

2. Testing bodies shall assume the following responsibilities:

a) Take responsibility for the completeness, accuracy and reliability of clinical trial findings;

b) Bear responsibility for the safety of clinical trial participants and compensate them for any risk that they may incur through the testing body’s fault in accordance with laws;

c) Ensure authenticity and objectivity during a clinical trial.

Article 99. Principles and authority of approval of clinical trials

1. Clinical trials shall be performed before application of a new technique or method, or marketing authorization of a medical device, except in the case of exemption from clinical trials or exemption from certain phases of a clinical trial.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Ethics Committee on Biomedical Researches is an independent committee set up to protect the rights, safety and health of the participants in clinical trials.

4. Conduct of clinical trials, scientific and ethical evaluation of the clinical trial profiles and approval of clinical trials shall adhere to the following basic principles:

a) Respect, protect and uphold the self-determination rights of participants in clinical trials;

b) Ensure that research interests should prevail over risks incurred during clinical trials;

c) Ensure equal benefits and responsibilities; make sure that risks are evenly distributed among clinical trial participants;

d) Assure implementation of clinical trial stages and compliance with good practice in testing new techniques, methods or clinical testing of medical devices as instructed by the Minister of Health.

5. The Government shall elaborate on the followings:

a) Clinical trial stages;

b) Cases of eligibility for exemption from clinical trials or certain of clinical trial stages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Requirements of the testing body;

dd) Application package, procedures and processes for a clinical trial;

e) Establishment of the Ethics Committee on Biomedical Researches.

Chapter IX

ERRORS IN PROFESSIONAL AND TECHNICAL EXPERTISE IN HEALTHCARE (hereinafter referred to as medical errors)

Article 100. Identification of medical practitioners committing medical errors

1. A medical practitioner shall be blamed for medical errors when the Expert Panel defined in Article 101 herein establishes that he/she

a) has breached the duty of patient care and treatment;

b) has violated regulations on professional and technical errors in healthcare.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In the course of healthcare, despite the fact that he/she has fulfilled his/her duty of patient care or treatment and complied with regulations on professional and technical expertise in healthcare, a medical accident is inflicted upon his/her patient;

b) Any medical accident is inflicted upon his/her patient when he/she performs emergency care procedures under the insurmountable circumstances involving shortages in medical equipment, devices, medications or medical practitioners that cannot be remediated; when he/she has to cure any disease without professional and technical instructions in healthcare;

c) Any force majeure event, objective obstacle or other objective condition occurs, leading to a medical accident happening to his/her patient;

d) Any medical accident occurs as a result of the patient’s deliberate act.

Article 101. Expert Councils

1. When a medical accident the occurs entails a dispute to be resolved, at the request of the patient involved, his/her representative or the medical practitioner, the medical establishment where it occurs must establish an Expert Council to determine whether or not its medical practitioner has made a medical mistake.

2. An Expert Council shall be composed of:

a) Experts in relevant professional activities;

b) Experts from other specializations or sub-specializations relevant to the medical accident.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. An Expert Council shall be set up in the following cases:

a) It is founded by a medical establishment on its own account as prescribed in clause 1 of this Article. If the medical establishment fails to autonomously set up the Expert Council, it shall submit an application for setting up an Expert Council to a competent public health authority immediately supervising that medical establishment;

b) An Expert Council may be set up under the decision of a competent public health authority immediately supervising a medical establishment on application from that medical establishment in accordance with point a of this clause, or by written application from a disputing party when that party disagrees with the conclusion of the Expert Council that that medical establishment sets up on its own account;

c) An Expert Council may be set up under the decision of the Ministry of Health by written application from a disputing party when that party disagrees with the conclusion of the Expert Council set up by the competent public health authority immediately supervising the medical establishment.

5. Expert Councils shall run according to the following principles:

a) An Expert Council runs according to the principle of collective discussion, majority decisions, and legal responsibility for its conclusions;

b) The conclusion of an Expert Council provides a basis for settling the dispute arising from a medical accident that occurs and is the prerequisite for issuance of the decision on imposition of sanctions intra vires on a medical practitioner by the competent health state authority or the head of the medical establishment;

c) The conclusion of the Expert Council set up under the decision of the Ministry of Health shall be the final conclusion as to whether a medical error exists.

6. The Minister of Health shall regulate the organization and operation of Expert Councils, and the processes and procedures for resolution of disputes arising in case of occurrence of medical accidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If a medical accident is inflicted upon a patient, the medical establishment shall compensate patients under laws, except as defined in clause 2 of Article 100 herein.

Article 103. Professional liability insurance in healthcare

1. Professional liability insurance in healthcare is a type of insurance used to pay indemnities for damage caused by medical accidents occurring during the course of delivery of healthcare within the insurance policy period, and legal costs related to these medical accidents, except as specified in point d of clause 2 of Article 100 herein.

2. Insurers shall be responsible for paying medical establishments for indemnification costs specified in clause 1 of this Article under insurance contracts in force.

3. Professional liability insurance in healthcare shall be subject to laws on insurance business.

4. The Government shall elaborate on this Article.

Chapter X

PRECONDITIONS FOR HEALTH CARE OPERATIONS

Section 1. PRECONDITIONS REGARDING PROFESSIONAL AND TECHNICAL EXPERTISE IN HEALTHCARE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Public and private medical establishments shall be divided into 03 levels of professional and technical expertise in healthcare as follows:

a) Primary healthcare level is assigned to medical establishments performing outpatient examination, treatment and primary health care procedures; community-based morbidity management and functional rehabilitation procedures;

b) Basic healthcare level is assigned to medical establishments performing general outpatient and inpatient healthcare procedures; providing general practical training and continuous updates on medical knowledge for medical practitioners;

c) Intensive healthcare level is assigned to medical establishments performing intensive outpatient and inpatient healthcare procedures; providing intensive practical training; conducting intensive continuous research and training; transferring technologies in healthcare.

2. Levels of professional and technical expertise in healthcare shall be arranged to ensure continuity and interconnection in the provision of medical examination and treatment services according to the condition and severity of diseases, and adherence to the following principles:

a) A medical establishment can only be classified into a level of professional and technical expertise in healthcare; if a medical establishment can cover the functions assigned to all 3 levels, it shall be classified as the intensive healthcare level; if a medical establishment can cover the functions assigned to the primary healthcare level and the basic healthcare level, it shall be classified into the basic healthcare level;

b) A medical establishment classified into a level must concentrate on performing the functions assigned to that level and may perform the functions assigned to other levels if it fully meets the conditions imposed by the Minister of Health; perform the functions of other levels according to the characteristics of the industry or sector specified in the Government's regulations.

3. A medical establishment shall be classified into a level of professional and technical expertise in healthcare according to the following criteria:

a) Its competence in providing healthcare services and scope of professional activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Its capacity to get involved in providing technical assistance to other medical establishments;

d) Its competence in conducting medical researches.

4. The Government shall elaborate on this Article.

Article 105. Medical practitioner training and mentoring

1. Medical establishments shall be responsible for organizing and encouraging medical practitioners to participate in training courses on continuously updated medical knowledge, and mentoring sessions on professional and technical expertise in healthcare and professional ethics.

2. The State funding policies shall be as follows:

a) Incentive scholarships offered students majoring in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine whose academic and training results satisfy eligibility criteria of public health training institutions;

b) Social service grants offered students majoring in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine who are working for medical establishments located in poor or extremely poor local areas.

3. State funding to students majoring in psychiatry, anatomic pathology, forensic medicine, forensic psychiatry, infectious diseases or resuscitation in emergency care medicine shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Funding for the aforesaid tuition and fees and living expenses in the entire course shall be equivalent to the amount specified in point a of this clause if the student receiving such funding choses to study at a public health training institution.

4. The State solicits entities and persons to offer grants or scholarships or financial aid to students.

5. The Government shall elaborate on this Article.

Section 2. FINANCIAL PRECONDITIONS

Article 106. Financial sources for healthcare

1. Financial sources for healthcare shall comprise the following:

a) State budget;

b) Health insurance fund;

c) Payments collected from patients;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Other legitimate financial sources defined in laws.

2. Medical establishments shall comply with regulations of law on finance, accounting, audit, taxes, asset due diligence and financial disclosure.

Article 107. State budget expenditures on healthcare

1. State budget expenditures shall be used for paying medical establishments for their providing healthcare services on the list of healthcare services funded by the state budget in accordance with laws, and for their performing the tasks ordered or assigned by competent state agencies.

2. State budget expenditures shall be used as financial support for public medical establishments in accordance with laws on state budget and laws on financial autonomy applied to public service units, including financial support for those public medical establishments that fail to meet their recurrent expenditures.

3. State budget expenditures shall be used as other investments in development of medical establishments in accordance with laws.

4. State budget expenditures shall be used as payments or financial support for health insurance contributions of beneficiaries of State-funded payments or financial support for their health insurance policies as defined in laws on health insurance.

Article 108. Regulations on autonomy of public medical establishments

1. Public medical establishments shall be entitled to State funding to perform their functions and tasks assigned by competent state agencies; shall be responsible for effectively using financial resources in accordance with law, upholding their potentials and strengths, and improving the quality of healthcare services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Medical establishments shall implement financial autonomy under laws, and the following practices of financial autonomy:

a) Deciding for themselves on details and rates of payments for services and goods related to medical examination and treatment, assistance for patients and their families in accordance with law, except for services and goods of which prices are fixed by the State;

b) Deciding for themselves to use legitimate revenues for investment in projects on implementation of medical examination and treatment activities pursuant to laws;

c) Deciding for themselves on details and amounts of payments funded by revenues generated from medical examination and treatment services and public services, and funding for placement of orders according to the internal spending regulations of medical establishments according to the regulatory provisions of laws and financial viability of each medical establishment;

d) Deciding for themselves to use public property in accordance with laws for the purposes of developing medical examination and treatment activities according to the principles of preservation and development; receiving, managing, exploiting and using property gifted or donated by entities and persons according to the principles of publicity, transparency and non-binding interest relation between the parties to serve the work of medical examination and treatment;

dd) Medical establishments that can cover investment and recurrent expenditures on their own may decide for themselves on prices of healthcare services, but not exceeding the corresponding prices for healthcare services quoted by the Minister of Health, except for the prices of on-demand healthcare services and the prices of healthcare services formed from cooperation activities in the mode of public-private partnership as defined in clause 7 and 9 of Article 110 herein.

4. The Government shall elaborate on this Article.

Article 109. Social involvement in healthcare

1. Organizations, families and individuals shall have the duty to take care of their own health and help members of organizations, families and themselves to detect diseases early; participate in emergency care, assist in dealing with accidents and injuries in community, and participate in medical examination and treatment activities upon receipt of mobilization decisions of competent bodies and persons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Ways to call for social or private-sector investments in healthcare shall be as follows:

a) Investing in setting up private medical establishments;

b) Investing in setting up private medical establishments in the mode of public-private partnership;

c) Borrowing funds for public investment in infrastructure and medical equipment;

d) Renting or leasing out property, clinical services, subclinical services, non-medical services, pharmacy services or hospital management and operation services;

dd) Buying under deferred or instalment payment terms; hiring or borrowing medical equipment;

e) Grants or aid from domestic and foreign entities and persons;

g) Others prescribed in laws on management and utilization of public assets and regulatory provisions of other relevant laws.

4. Calling for social or private-sector investments in healthcare by public medical establishments shall be subject to laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 110. Prices of healthcare services

1. Prices of healthcare services shall be composed of the following factors:

a) Total prices of healthcare services specified in clause 2 of this Article;

b) Accumulated rates or proposed profits (if any);

c) Financial obligations prescribed by laws.

2. Total price of a healthcare service shall be constituted by the following costs and expenses:

a) Personnel costs, including salaries and wages paid according to the corresponding type of service provided, salary-based contributions and allowances as defined in regulations;

b) Direct expenses, including costs of drugs, chemicals, blood, blood products, and costs of raw materials, supplies, tools, instruments, fuels, energy used in medical examination and treatment activities, and other direct expenses;

c) Depreciation costs of medical equipment and fixed assets;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Prices of healthcare services shall be determined according to types of healthcare services provided, and the following principles:

a) Offsetting medical examination and treatment expenses in accordance with the provisions of point b and c of clause 4 of this Article;

b) Harmonizing the interests of the State, the legitimate rights and interests of medical establishments and patients;

c) Reviewing the price-formation factors to adjust the prices of medical examination and treatment services where necessary. Prices of medical examination and treatment services shall be adjusted to the pricing basis specified in clause 4 of this Article.

4. Pricing of healthcare services shall be based on:

a) Healthcare price formation factors specified in clause 1 of this Article at the pricing time;

b) Supply and demand relationship of medical examination and treatment services; patients’ affordability;

c) Guidelines, policies and laws on autonomy applicable to public service units over time; the State’s guidelines and policies for socio-economic development over time according to the roadmap for correct and sufficient calculation of prices of medical examination and treatment services adopted by the Government.

5. The Minister of Health shall have the following duties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Set specific prices of healthcare services on the list of healthcare services covered by the health insurance fund; specific prices of healthcare services funded by the state budget; specific prices of healthcare services not on the list of healthcare services covered by the health insurance fund, but other than on-demand healthcare services for use at medical establishments under the Ministry of Health and other Ministries.

6. Provincial People's Councils shall set specific prices of healthcare services specified at point b of clause 5 of this Article for use at public medical establishments within the areas under their respective delegated authority on condition that these prices do not exceed the corresponding prices of healthcare services regulated by the Minister of Health.

7. Public medical establishments shall apply specific prices of healthcare services to patients without health insurance cards who use healthcare services on the list of healthcare services covered by the health insurance fund if the healthcare services that they use are not on-demand healthcare services; shall decide on the prices of on-demand healthcare services, and shall be required to register and publicly announce the prices of on-demand healthcare services.

8. Private medical establishments shall be entitled to decide for themselves and must register and publicly announces the prices of their healthcare services.

9. Medical establishments established in the public-private partnership mode shall decide prices of their healthcare services in accordance with laws on investment in the public-private partnership mode.

10. The Government shall elaborate on this Article.

Article 111. Medical support funds

1. Medical support funds shall be set up to financially support patients in a difficult situation or unable to pay medical expenses; persons suffering occupational risks arising from performing healthcare procedures and other activities supporting healthcare procedures.

2. Medical support funds are classified into the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Medical support funds established by grants or aid received by medical establishments from organizations and individuals; medical establishments’ funding sources (if any) and other funding sources as prescribed by law, that are organized, operated and managed under internal expenditure rules of medical establishments in line with the regulatory provisions of laws.

Section 3. OTHER PRECONDITIONS

Article 112. Healthcare management information system

1. The healthcare management information system shall contain the following major information:

a) Patients and personal health information;

b) Medical practitioners;

c) Medical establishments;

d) Professional and technical expertise in healthcare;

dd) Prices of healthcare services, prices of on-demand medical care and support services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The healthcare management information system uniformly and centrally managed by the Ministry of Health shall meet conditions for information security and confidentiality as prescribed by law, and ensure interconnection with the national database.

3. Medical establishments shall be responsible for posting adequate, accurate and timely information on the healthcare management information system.

4. Social insurance agencies shall be responsible for posting adequate, accurate and timely information about payment of healthcare costs covered by the health insurance fund on the healthcare management information system.

5. The Minister of Health shall regulate the followings:

a) Output data format standards of the healthcare management information system defined in clause 1 of this Article;

b) Building, management, operation and utilization of the healthcare management information.

Article 113. Medical equipment

1. In order to be put to use at medical establishments, all medical equipment shall be required to obtain legal registration for free sale in Vietnam.

2. Use, inspection, maintenance, servicing, repair or replacement of components; testing and calibration of medical equipment shall comply with the manufacturer's regulations, unless otherwise required by law on testing and calibration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The Government shall elaborate on this Article.

Article 114. Maintenance of public security and order at medical establishments

1. Measures for maintenance of public security and order of medical establishments and safety for medical practitioners and other staff members at medical establishments shall be as follows:

a) Setting up the system of monitoring and warning of risks of causing insecurity and disorder;

b) Regulating time- and zone-limiting entry/exit to/from medical establishments;

c) Applying high-tech solutions to manage patients, patients' family caregivers and practitioners in order to enhance security and order at medical establishments;

d) Taking appropriate measures to give patients and patients’ families custody of their assets during their visits to medical establishments;

dd) Prohibiting substances, means, tools and items that cause insecurity and disorder to medical establishments;

e) Applying other security and order measures permitted by laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Apply preventive measures as prescribed by law, and report such act to the police, except if the violator is a patient in a state of emergency;

b) Limit entry/exit to/from areas where security and order is lost or at risk of insecurity and disorder at the medical establishment.

3. Pursuant to the provisions of this Law and other relevant laws, heads of medical establishments shall regulate and undertake the implementation of measures to ensure security and order for medical establishments, and safety for medical practitioners, other hospital staff members, or persons entering and leaving medical establishments.

4. Any person who commits any act of infringing upon the body, health and life, or offending the honor and dignity of medical practitioners and other hospital staff shall, depending on the nature and seriousness of their violation, be subject to administrative sanctions, or liable to criminal prosecution in accordance with law.

Chapter XI

MOBILIZATION AND DISPATCH OF RESOURCES FOR USE IN HEALTHCARE IN CASE OF OCCURRENCE OF NATURAL DISASTERS, CATASTROPHES, GROUP-A INFECTIOUS DISEASES OR STATE OF EMERGENCY

Article 115. Mobilization and dispatch of persons participating in medical examination and treatment activities in response to natural disasters, calamities, group-A infectious diseases or a state of emergency

1. Competent bodies and persons may mobilize or dispatch the following persons to participate in medical examination and treatment activities in response to a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency without modification or issuance of practising licenses:

a) Medical practitioners, including foreigners who are practising medicine in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Students, learners or pupils studying at health training institutions; persons qualifying for practising licenses who have not yet been granted practising licenses.

2. Assigning tasks to those specified in clause 1 of this Article shall ensure that professional qualification of the mobilized or dispatched persons is fitted for the assigned tasks to the maximum extent, and ensure safety for patients.

3. While on duty, the mobilized or dispatched persons defined in clause 1 of this Article shall be absolved from all responsibility for any medical accident if any of the circumstances specified in clause 2 of Article 100 herein arises.

4. The Minister of Health shall lay down regulations on mobilization, dispatch and assignment of tasks of the persons defined in clause 1 and 2 of this Article.

Article 116. Mobilization and dispatch of medical establishments for participation in medical examination and treatment activities in response to natural disasters, calamities, group-A infectious diseases or a state of emergency

1. New public medical establishments shall be founded as one of those specified in clause 1 of Article 48 herein to deliver healthcare in response to natural disasters, calamities, group-A infectious diseases or a state of emergency without needing to fully satisfy the conditions specified herein and apply for new operating licenses.

2. When being mobilized or dispatched to participate in healthcare activities in case of occurrence of natural disasters, calamities, group-A infectious diseases or a state of emergency, medical establishments shall not be required to apply for modification of their operating licenses, even if such healthcare activities are not part of their scope of professional activities.

3. The Government shall elaborate on this Article.

Article 117. Financial mechanism for healthcare activities in response to natural disasters, calamities, group-A infectious diseases or a state of emergency

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Salaries, wages, allowances and contributions prescribed by law and other benefits (if any) paid to staff working for the medical establishments specified in clause 1 of Article 116 herein who are paid salaries and wages in accordance with law, and are mobilized or dispatched to support healthcare activities in the event of natural disasters, catastrophes or group-A infectious diseases or state of emergency;

b) Allowances and other benefits (if any) paid to the persons mobilized or dispatched to assist in the delivery of healthcare in the event of a natural disaster, calamity, group-A infectious disease or a state of emergency who are not paid salaries or wages defined in laws.

2. Sources of funding for recurrent expenditures of the medical establishments mobilized or dispatched as prescribed in clause 1 of Article 116 herein, including the state budget, health insurance fund, payments of service users and other lawful revenues as prescribed by law, shall be as follows:

a) The central budget provides funds for operation of medical establishments set up by the central government. If the local budget has covered part of operational costs of centrally-founded medical establishments located within local areas, the central budget shall not be required to pay these costs;

b) The local budget provides funds for operation of medical establishments set up by the local government. If the local budget fails to provide sufficient funds for operation of these medical establishments even when using up all available resources, the central budget shall consider giving its support.

3. The state budget shall cover costs of activities performed by mobilized or dispatched medical establishments for prevention, control and mitigation of consequences in case of natural disasters, calamities, group-A infectious diseases or a state of emergency.

4. The Government shall elaborate on this Article.

Article 118. Authority over mobilization of resources used in medical examination and treatment activities in response to natural disasters, calamities, group-A infectious diseases or a state of emergency

1. The Minister of Health shall be empowered to mobilize human resources and medical establishments nationwide to participate in healthcare activities in case of occurrence of natural disasters, catastrophes, group-A infectious diseases or state of emergency at the request of agencies, organizations or local authorities, except for personnel or medical establishments under the control of the people's armed forces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter XII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 119. Amendments and supplements to a number of Articles of several laws regarding medical examination and treatment

1. Amending and supplementing clause 10 of Article 4 in the Law on Corporate Income Tax No. 14/2008/QH12 which has been amended and supplemented by several Articles of the Law No. 32/2013/QH13, the Law No. 71/2014/QH13 and the Law No. 61/2020/QH14 as follows:

“10. The undistributed part of income of medical establishments retained for investment in development of those medical establishments; the undistributed part of income of private health facilities which are not medical establishments providing medical examination and treatment services, and the undistributed part of income of private facilities in the education – training, other sectors needing the private-sector involvement that is retained to invest in those facility’s development in accordance with laws on education – training, health, and other sectors needing the private-sector involvement; the undistributed part of income forming assets of cooperatives that are established and operated in accordance with the Law on Cooperatives.”

2. Replacing the phrase "Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12” by the phrase “the Law on Medical Examination and Treatment No. 15/2023/QH15” at point 26 of Appendix II, regarding the List of technical or specialized planning schemes of the Law on Planning No. 21/2017/QH14.

Article 120. Entry in force

1. This Law is coming into force as from January 01, 2024, except as defined in clause 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Article.

2. The Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 already amended and supplemented by the Law No. 21/2017/QH14 shall be superseded from the effective date of this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The qualification test shall be held for the title of doctor from January 1, 2027;

b) The qualification test shall be held for the title of physician, nurse or midwife from January 1, 2028;

c) The qualification test shall be held for the title of medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist from January 1, 2029.

4. The Vietnamese language proficiency conditions applied to foreigners that are set out in point c of clause 1 of Article 19 and point c of clause 2 of Article 30 herein shall be in force on January 1, 2032.

5. Regulations pertaining to information technology infrastructure that are set forth in point d of clause 2 of Article 52 herein shall be implemented as follows:

a) From January 1, 2027, these regulations shall be applied to application packages for operating licenses that are submitted from January 1, 2027;

b) By January 1, 2029 at the latest, these regulations shall be applied to medical establishments awarded operating licenses prior to January 1, 2027.

6. Quality standards specified in point a of clause 1 of Article 57 herein shall be applied as follows:

a) These quality standards shall be applied to hospitals from January 1, 2025;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Regulations on levels of professional and technical expertise in healthcare set out in Article 104 herein shall be in force as from January 1, 2025.

8. The healthcare management information system shall be completely built and put to use ahead of January 1, 2027.

9. Health bodies of provincial People’s Committees shall issue, re-issue, modify or revise, revoke or withdraw operating licenses of private hospitals from January 1, 2027.

Article 121. Grandfather clauses

1. Practicing certificates issued before January 1, 2024 shall be converted into practicing licenses according to the conversion roadmap approved by the Government, and shall be renewed every 5 years from the date of conversion as prescribed in this Law.

2. Issuing practicing certificates according to application packages submitted before January 1, 2024 shall comply with the regulatory provisions of the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12, which was amended and supplemented by the Law No. 21/2017/QH14.

3. Practising certificates issued under clause 2 of this Article shall be converted into practising licenses, and renewed in accordance with clause 1 of this Article.

4. Regulations on use of language ​​in licensing and practising medicine applied to foreigners and overseas Vietnamese under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 amended and supplemented by the Law No. 21/2017/QH14 shall apply until the end of December 31, 2031.

5. Suspension and revocation of practising certificates granted under the regulatory provisions of the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 which was amended and supplemented by the Law No. 21/2017/QH14 shall be subject to regulations on suspension and revocation of practising licenses laid down in this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Applicants submitting application packages for practising licenses for the title of physician, nurse or midwife from January 1, 2024 to the end of December 31, 2027 shall not be required to take the qualification test prescribed in this Law.

8. Applicants submitting application packages for practising licenses for the title of medical technician, clinical nutritionist, out-of-hospital paramedic or clinical psychologist from January 1, 2024 to the end of December 31, 2028 shall not be required to take the qualification test prescribed in this Law.

9. Holders of practising licenses defined in clause 1, 2, 6, 7 and 8 of this Article shall comply with regulations pertaining to practice of medicine under this Law.

10. Persons awarded intermediate physician diplomas after December 31, 2026 shall not be granted practising licenses for the title of physician.

11. Medical establishments that have been granted operating licenses under the provisions of the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12, which was amended and supplemented by the Law No. 21/2017/QH14, may continue to operate without having to apply for re-issuance of their operating licenses.

12. Application packages for operating licenses submitted before January 1, 2024 shall be processed and handled under the regulatory provisions of the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12, which was amended and supplemented by the Law No. 21/2017/QH14.

13. Operating licenses shall be issued according to application packages for operating licenses submitted from January 1, 2024 to the end of December 31, 2026 according to regulations on forms of organization, conditions, procedures and issuance authority set down in this Law, except for the regulatory provisions on conditions set out in point d of clause 2 of Article 52, and the regulatory provisions on authority laid down in clause 9 of Article 120 herein. Issuance, re-issuance, modification or revision, and revocation or withdrawal of operating licenses of private hospitals from January 1, 2024 to the end of December 31, 2026 shall be undertaken by the Minister of Health.

14. Suspension and revocation of operating licenses granted under the regulatory provisions of the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12 which was amended and supplemented by the Law No. 21/2017/QH14 shall be subject to regulations on suspension and revocation of operating licenses laid down in this Law.

15. The Government shall elaborate on this Article; shall promulgate conditions for award of practising licenses mentioned in clause 6, 7 and 8 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

CHAIRMAN




Vuong Dinh Hue

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


455.942

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.31.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!