Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 84/KH-UBND 2021 phòng chống HIV AIDS tỉnh Sơn La

Số hiệu: 84/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Phạm Văn Thủy
Ngày ban hành: 29/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 84/KH-UBND

Sơn La, ngày 29 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

PHẦN I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Tình hình chung

Từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1998 tại Sơn La, trong 5 năm tính từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020, số nhiễm HIV phát hiện mới là 1.223 người, số người nhiễm HIV lũy tích trong toàn tỉnh là 9.209 người (trong đó còn sng 4.872 người; smất dấu, chuyển đi tỉnh khác 241 người; sngười tử vong do AIDS là 4.096 người). Số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV là 4.296 (trong đó có thẻ Bảo hiểm y tế: 4.232 người).

Số người nhiễm HIV phát hiện mới tập trung tại một số huyện: Mường La, Thuận Châu, Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Phù Yên;...

- Tỷ lệ phát hiện mắc mới HIV chủ yếu ở lứa tuổi 20-39: 847 người chiếm 69,3%; Trẻ em: 87 người chiếm 7,1%; Trên 40 tuổi: 289 người chiếm 23,6%.

- Số người phát hiện nhiễm HIV ở nam giới 759 người chiếm 62%; nữ giới 464 người chiếm 38%.

- 100% số huyện/thành phố và 92% số xã/phường/thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS;

- Tỷ lệ người nhiễm HIV luỹ tích/dân số: 0,72% (9.209/1.267.700);

- Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống/dân số: 0,38% (4.872/1.267.700).

Tình hình lây nhiễm HIV theo huyện, thành (sliệu tính đến 30/12/2020).

Đơn vị tính: ca bệnh

TT

Huyện/ Thành ph

Lũy tích HIV

Lũy tích Tử vong

Lũy tích mất dấu, chuyển đi tỉnh khác

HIV còn sống được quản lý trên phần mềm

Số đang được điều trị ARV

1

TP Sơn La

1.108

577

33

498

519

2

Quỳnh Nhai

497

244

03

250

201

3

Mường La

1.252

558

17

677

596

4

Thuận Châu

1.342

572

30

740

612

5

Bắc Yên

217

89

02

126

79

6

Phù Yên

341

174

7

160

300

7

Mai Sơn

1.575

635

21

919

717

8

Sông Mã

1.101

485

16

600

531

9

Yên Châu

536

254

19

263

230

10

Mộc Châu

857

373

83

401

56

11

Sốp Cộp

255

86

4

165

125

12

Vân Hồ

128

49

6

73

330

Tổng cộng

9.209

4.096

241

4.872

4.296

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm HIV

Hiện nay dịch HIV/AIDS không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị, mà đã và đang có xu hướng lan rộng ra các khu vực giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền vi tệ nạn buôn bán, sử dụng ma túy cao, đặc biệt là khu vực biên giới.

Sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vẫn còn thấp trong thanh thiếu niên và dân cư vùng kinh tế kém phát triển, góp phần gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư; làm giảm tỷ lệ người nhiễm HIV đến xét nghiệm phát hiện sớm và làm tăng sự kỳ thị trong cộng đồng.

Về nguy cơ lây truyền HIV: Lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ lệ chính trong lây truyền HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM (Nam quan hệ tình dục đồng giới), đặc biệt nhóm tuổi trẻ là cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong cộng đồng.

Tỷ lệ nhiễm HIV theo số liệu giám sát trọng điểm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy năm 2017 là 21,3%, năm 2019 là 24,3%.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS:

- Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 26/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS năm 2016; Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 29/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS năm 2017; Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 30/01/2018 của UBND tỉnh về triển khai chương trình điều trị Methadone giai đoạn 2018 - 2020; Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 05/2/2018 của UBND tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020; Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 05/2/2018 của UBND tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018; Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 30/10/2018 ca UBND tỉnh về đảm bảo kinh phí mua thẻ Bảo him y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc kháng HIV (ARV) cho bệnh nhân có thẻ BHYT giai đoạn 2018 - 2020; Kế hoạch số 196/KH-UBND tỉnh ngày 20/11/2018 của UBND tỉnh về tiếp nhận, duy trì các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS dự án VAAC-US.CDC chuyển giao giai đoạn 2019 - 2020; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 18/01/2019 của UBND tỉnh về hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2019; Kế hoạch số 66/KH UBND ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh về triển khai chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine năm 2019 - 2020; Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/12/2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 34/QĐ-BCĐ ngày 05/5/2016 của Ban Chỉ đạo 2968 UBND tỉnh về việc công nhận các xã, phường trọng điểm HIV năm 2016; Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 3/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về quy định mức giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 11/QĐ-BCĐ ngày 7/02/2017 của Ban Chỉ đạo 2968 UBND tỉnh về việc công nhận các xã, phường trọng điểm HIV năm 2017; Quyết định số 12/QĐ-BCĐ ngày 07/03/2018 về việc công nhận xã, phường trọng điểm HIV năm 2018; Quyết định số 633/QĐ-UNBD ngày 18/03/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Kế hoạch hoạt động Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La năm 2019; Quyết định số 471/QĐ-UBND tỉnh ngày 12/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt kế hoạch hoạt động dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La năm 2020;

- Công văn số 1025/UBND-KGVX ngày 07/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc tiếp nhận Dự án Quỹ toàn cầu phòng chng HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023 và các văn bản khác của UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường phòng, chống HIV/AIDS thực hiện mục tiêu 90*90*90, triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và Buprenorphine trên địa bàn tỉnh.

2. Kết quả cung ứng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

2.1. Công tác truyền thông giáo dục thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV

- Công tác thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: tổ chức mít tinh, diễu hành; tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo; phân phát tờ rơi, áp phích, pa nô, khẩu hiệu; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về HIV/AIDS;… Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương và các đơn vị triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS từ năm 2016 đến năm 2020 đã in và phân phát trên 300.000 tài liệu truyền thông bao gồm tờ rơi, áp phích, pa nô và sách nhỏ tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS. Đây là nỗ lực rất lớn của hệ thống phòng chống HIV/AIDS nói riêng cũng như các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong toàn tỉnh nói chung.

- Công tác truyền thông góp phần không nhỏ vào việc thay đổi hành vi cho nhóm có nguy cơ cao đặc biệt là nhóm nghiện chích ma tuý và các nhóm khác như mại dâm, nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người nhiễm HIV và gia đình họ, phụ nữ mang thai.

- Hàng năm, tổng số lượt người được truyền thông trực tiếp trên 150.000 lượt, trong đó tập trung truyền thông tới những đối tượng nguy cơ cao bao gồm: Người nghiện chích ma tuý; Người bán dâm tiếp viên nhà hàng; Người nhiễm HIV/AIDS; Người có quan hệ tình dục đồng giới nam; Thành viên gia đình người nhiễm HIV; Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Người thuộc nhóm 15-24 tuổi; Nhóm người di biến động.

2.2. Hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV

2.2.1. Chương trình can thiệp giảm hại

- Chương trình can thiệp giảm hại đã triển khai và duy trì tại 12 huyện, thành phố đạt 100% độ bao phủ các huyện, thành phố và 160 xã đạt 78,43% độ bao phủ các xã với 198 tuyên truyền viên đồng đẳng nhóm nghiện chích ma túy, mại dâm, MSM và nhân viên y tế thôn bản.

- Chương trình can thiệp giảm tác hại với hoạt động tiếp cận cộng đồng: Nhiệm vụ này được thực hiện chủ yếu qua mạng lưới đồng đẳng viên (ĐĐV) với sự tham gia 84 đồng đẳng viên năm 2010 đến năm 2020 là 149 đồng đẳng viên và 70 nhân viên y tế thôn/bản đã tiếp cận được mỗi năm trên 10.000 đối tượng có nguy cơ cao và giới thiệu đi xét nghiệm HIV, đồng thời cung cấp các loại tờ rơi và tài liệu hướng dẫn liên quan đến các hoạt động can thiệp giảm tác hại liên quan đến HIV/AIDS.

Ngoài ra, chương trình can thiệp giảm hại tiếp tục triển khai hoạt động phân phát bao cao su miễn phí; phân phát và thu gom bơm kim tiêm.

2.2.2. Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV

Triển khai tại 12/12 huyện thành phố với nhiều mô hình khác nhau (TVXN HIV cố định, TVXN HIV lưu động do tuyến huyện thực hiện, TVXN do tuyến xã thực hiện); hiện 6/12 huyện, thành phố có phòng xét nghiệm HIV khẳng định. Kết quả từ năm 2016 đến 31/12/2020, đã tư vấn xét nghiệm cho 115.558 lượt người, 2.307 lượt người phát hiện dương tính và giới thiệu thành công 2.079 người dương tính HIV đến các cơ sở điều trị HIV/AIDS.

2.3. Chương trình điều trị HIV

Toàn tỉnh có 14 phòng khám ngoại trú (trong đó 12 PKNT người lớn, 02 PKNT trẻ em BVĐK tỉnh và Mai Sơn) tại 12 huyện, thành phố và có 12 cơ sở cấp phát thuốc ARV tuyến xã; số người nhiễm HIV mới bắt đầu được điều trị ARV trong 5 năm từ năm 2016 đến 31/12/2020 là: 2.454 người, số bệnh nhân đang quản lý và điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú: 4.296 người (trong đó người lớn 4.107 người, trẻ em 189 người); 4.232 bệnh nhân đã có thẻ Bảo hiểm Y tế.

2.4. Hoạt động giám sát, theo dõi đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS

- Triển khai các hoạt động thu thập báo cáo từ các huyện, thành phố thực hiện theo dõi đánh giá giám sát tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh;

- Thường xuyên rà soát số lượng người nhiễm HIV/AIDS tại các thôn bản, xã, phường trên địa bàn;

- Thực hiện báo cáo trực tuyến trên phần mềm online, quản lý người nhiễm HIV toàn tỉnh bằng phần mềm Infor HIV;

- Thực hiện giám sát, hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn bằng nhiều hình thức từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã phường.

2.5. Tăng cường năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS

- Công tác tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế đã được chú trọng và quan tâm, thu hút nhiều dự án đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phối hợp với các dự án tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS kiến thức cơ bản về HIV, kỹ năng truyền thông, chăm sóc điều trị HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, giám sát theo dõi, đánh giá...

2.6. Kết quả thực hiện so với mục tiêu 90*90*90 tính đến ngày 31/12/2020

- Mục tiêu 90% thứ nhất (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV): 4.872/5.025 người đạt 97% so với kế hoạch năm 2020.

- Mục tiêu 90% thứ hai (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV): 4.296/4.522 người đạt 95% so với kế hoạch năm 2020; so với số người nhiễm HIV còn sống tại cộng đồng: 4.296/4.872 người đạt 88,2%.

- Mục tiêu 90% thứ ba (90% người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế): 3.360/4.070 người đạt 82,6% so với kế hoạch năm 2020; so với số người đang điều trị ARV được lấy mẫu xét nghiệm tải lượng virus HIV: 3.360/3.530 người đạt 95,2% người có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.

3. Tổ chức hệ thống phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh

3.1. Tuyến tỉnh

- Phụ trách và chỉ đạo về công tác phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Sở Y tế (cơ quan thường trực phòng chống HIV/AIDS tỉnh) tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn; Các đơn vị thực hiện gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Công an tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Các cơ quan thông tấn, Báo chí địa phương và Trung ương trên địa bàn tỉnh...

3.2. Tuyến huyện

- Tại UBND các huyện, thành phố;

- Các Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố.

3.3. Tuyến xã, phường, thị trấn: 100% xã, phường, thị trấn và cán bộ y tế phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS.

3.4. Các chương trình, dự án quốc tế

- Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020;

- Dự án nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng (ADB) giai đoạn 2015-2017;

- Dự án VAAC-US.CDC giai đoạn 2014-2018;

- Tổ chức HAIVN giai đoạn 2015 -2019.

4. Kinh phí thực hiện phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020

Tổng kinh phí phòng chống HIV/AIDS huy động được giai đoạn 2016 - 2020 (tính theo nguồn)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng

Nguồn ngân sách nhà nước được cấp từ Trung ương

380

23

1.040

375

150

1.968

Chi sự nghiệp y tế

380

23

1.040

375

150

1.968

Chi đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

0

Nguồn ngân sách nhà nước được địa phương cấp

4318

5.550

4.500

5200

6.415

25.983

Chi sự nghiệp y tế

3218

5.050

4.500

5200

6.415

24383

Chi đầu tư phát triển

1.100

500

 

 

 

1.600

Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế

24.398

26.540

30.669

10.349

7.234

99.190

- Dự án VAAC

20.835

22.861

26.324

1.157

1.195

72.372

- Dự án Quỹ toàn Cầu

1.655

2.400

4.345

9.192

6.039

23.631

- Dự án ADB

1.908

1.279

 

 

 

3.187

Cộng

29.096

32.113

36209

15.924

13.799

127.141

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

- Các hoạt động Thông tin, Giáo dục và Truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện với sự phối hợp đa ngành bằng nhiều hình thức. Hoạt động này được triển khai rộng rãi và đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc truyền thông trực tiếp qua các buổi nói chuyện chuyên đề, qua hội thảo,..., hoặc thông qua nhóm tuyên truyền viên đồng đẳng đi triển khai các hoạt động can thiệp giảm hại; trong đó chú trọng truyền thông nhiều đến công tác điều trị ARV, điều trị Methadone, xét nghiệm HIV, thực hiện các mục tiêu 90*90*90 vào năm 2020 và hướng đến kết thúc AIDS vào năm 2030, lợi ích sử dụng Bảo hiểm Y tế cho người nhiễm HIV. Tuy nhiên chủ yếu tập trung tại các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn chưa triển khai phủ khắp, số lượt người được truyền thông trực tiếp về phòng chống HIV/AIDS hàng năm đạt trên 150.000 lượt người.

- Chương trình can thiệp giảm hại lây nhiễm HIV và tư vấn xét nghiệm HIV đã nhận được sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng, duy trì và mở rộng triển khai chương trình can thiệp giảm hại lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh:

+ Triển khai tại 12/12 huyện, thành phố với 160/204 xã độ bao phủ tuyến xã đạt 78,43%.

+ Số người nguy cơ cao được tiếp cận và vận động, giới thiệu đến sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV hàng năm đạt trên 85% kế hoạch.

+ Số người người nguy cơ cao có kết quả HIV dương tính chiếm khoảng 1,5% và giới thiệu số người dương tính HIV tới các cơ sở điều trị HIV đạt trên 90% số phát hiện HIV mới.

- Số HIV phát hiện mới mỗi năm trung bình phát hiện ra 250 người, những năm tiếp theo số lượng mới phát hiện có xu hướng giảm dần.

- Chương trình điều trị Methadone: Triển khai tại 12 huyện, thành phố; số người nghiện ma túy được điều trị Methadone trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp so với chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

- Chương trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS được duy trì và củng cố tại 12/12 huyện, thành phố có Phòng khám ngoại trú HIV và mở rộng dịch vụ điều trị HIV tới tuyến xã, tạo điu kiện thuận lợi cho người nhim đến điều trị ARV sớm.

- Công tác tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế đã được chú trọng và quan tâm, thu hút nhiều dự án đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh (Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2017 và 2018 - 2020; Dự án nâng cao năng lực phòng chống HIV khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng giai đoạn 2013-2017; Dự án VAAC-US.CDC giai đoạn 2014 - 2018; Tổ chức HAIVN giai đoạn 2015-2019).

2. Thuận lợi

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh; Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế và sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

- Có các chính sách ưu tiên của Nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế đã tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của đội ngũ tham gia công tác phòng chống HIV như cán bộ, viên chức các đơn vị liên quan và cộng tác viên chương trình phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn.

- Nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống HIV/AIDS có những chuyển biến tích cực.

3. Khó khăn, tồn tại

- Kinh phí cấp triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS gồm có nguồn hỗ trợ từ các dự án Quốc tế và nguồn kinh phí địa phương. Nhưng hiện nay nguồn kinh phí từ các dự án Quốc tế cắt giảm mạnh và nguồn ngân sách địa phương cơ bản chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế, dẫn đến khó khăn cho việc triển khai các chương trình.

- Mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS tuyến cơ sở đã được củng cố, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống HIV/AIDS hiện tại. Nhân lực phòng chống HIV/AIDS từ tuyến tỉnh đến cơ sở thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ. Tuy đã được đào tạo và tập huấn, trải nghiệm trong công việc nhưng chưa được đào tạo chuẩn hóa về chuyên khoa HIV/AIDS. Bên cạnh đó việc thường xuyên luân chuyển cán bộ dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 100% cán bộ tuyến huyện, xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm nhiều công việc.

- Công tác tuyên truyền về các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; tuyên truyền về lợi ích điều trị ARV cho người nhiễm HIV, điều trị PrEP của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng chưa thường xuyên, chưa phủ rộng đến người dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, mới chỉ tập trung ở những nơi đông dân cư, đường sá đi lại thuận lợi...

- Việc tiếp cận giới thiệu người nguy cơ cao đi xét nghiệm HIV và người nhiễm HIV đi điều trị ARV còn nhiều rào cản; sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại cộng đồng còn khá phổ biến; Kinh phí thiếu, đường sá đi lại khó khăn; một số đối tượng thường xuyên đi làm ăn xa, do nhận thức kém và chưa quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân.

- Bệnh nhân tham gia Bảo hiểm Y tế chưa đầy đủ, việc điều trị cho bệnh nhân không có Bảo hiểm Y tế gặp khó khăn do không thanh toán được các dịch vụ như: Các xét nghiệm, thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội nên bệnh nhân bỏ điều trị. Bên cạnh đó việc thực hiện quy trình thanh quyết toán đồng chi trả dịch vụ cho người nhiễm HIV còn nhiều hạn chế. Chỉ tiêu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Buprenorphine cao, chưa có báo cáo đánh giá được tỷ lệ sử dụng ma túy nhóm Opiat trong các nhóm nghiện ma túy.

PHẦN II

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; Quyết định số 5154/QĐ-BYT ngày 11/12/2020 của Bộ Y tế về ban hành kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1207/QĐ-BYT ngày 09/02/2021 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch triển khai điều trị viêm gan vi rút C trên người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan vi rút C do Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét tài trợ, giai đoạn 2021-2023;

Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, tăng cường các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90*90*90 vào năm 2021, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,4% trong năm 2021 và không tăng vào những năm tiếp theo để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030. Giảm các ảnh hưởng của dịch HIV/AIDS tới sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu 90*90*90 đến năm 2025

- 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV: 5.352 người.

- 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV: 4.816 người.

- 90% người được điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế: 4.334 người.

3. Mục tiêu cụ thể hàng năm

3.1. Can thiệp, dự phòng lây nhiễm HIV

3.1.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

- 100% các xã được thông tin truyền thông về lợi ích của xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV, lợi ích của điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và điều trị HIV bằng thuốc ARV, lợi ích của bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV; đặc biệt truyền thông cho nhóm tuổi 15 đến 24 để có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.

- 100% xã truyền thông không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

3.1.2. Tiếp cận và can thiệp giảm hại

- 90% người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận các dịch vụ can thiệp giảm hại lây nhiễm HIV tại cộng đồng;

- 70% người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV;

- 22,6% người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế (thuốc Methadone, Buprenorphine);

- 30% người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (Điều trị PrEP) và 90% số người điều trị PrEP được duy trì điều trị.

3.1.3. Xét nghiệm HIV

- 90% người nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV;

- 90% người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của bản thân.

3.2. Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

- 90%) người nhiễm HIV biết tình trạng HIV và được điều trị ARV;

- 90% người nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế;

- 90% bệnh nhân tại các PKNT được sàng lọc và điều trị dự phòng lao bằng INH; 90% bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Lao được điều trị đồng thời cả ARV và lao;

- 50% người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc ARV và điều trị viêm gan C;

- 100%) phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được dự phòng bằng thuốc ARV;

- 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được chăm sóc và quản lý cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV;

- 100% bệnh nhân điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm y tế và được cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh HIV/AIDS từ nguồn quỹ Bảo hiểm y tế.

3.3. Giám sát, theo dõi và đánh giá

- 100% số huyện thu thập được số liệu về người nhiễm HIV/AIDS;

- 100% số huyện thực hiện được việc quản lý người nhiễm HIV và kết nối với cơ sở điều trị sau khi có kết quả xét nghiệm HIV dương tính;

- 100% các bệnh viện điều trị HIV thực hiện được việc lồng ghép quản lý ca bệnh điều trị HIV vào hệ thống quản lý thông tin báo cáo chung bệnh viện;

- 100% các đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS báo cáo đúng tiến độ, thời gian và đảm bảo báo cáo chính xác, chất lượng;

- 100% các huyện có, được cài đặt và thực hiện, sử dụng các phần mềm quản lý dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV.

3.4. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

- 100% cán bộ làm việc trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình, tài liệu;

- Ngân sách địa phương chiếm 25% trên tổng kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- 70% phòng xét nghiệm HIV triển khai chương trình quản lý đảm bảo chất lượng xét nghiệm;

- 75% phòng xét nghiệm HIV tuyến huyện đạt tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ phòng xét nghiệm khẳng định HIV dương tính;

- 30% số xã thực hiện được xét nghiệm sàng lọc HIV;

- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

4. Các chỉ tiêu chính năm 2021

- 204 xã/phường/thị trấn thực hiện công tác truyền thông và 150.000 lượt người được thông tin truyền thông về lợi ích xét nghiệm HIV, điêu trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và điu trị HIV bằng thuốc ARV, lợi ích sử dụng Bảo hiểm y tế;

- Mở rộng chương trình tiếp cận, can thiệp giảm hại tại 12 huyện: Tiếp cận 4.725 người nguy cơ cao (trong đó can thiệp nhóm Nghiện chích ma túy: 3.950, MSM: 300). Giới thiệu thành công 4.250 người nguy cơ cao làm xét nghiệm HIV; 250 người nguy cơ cao có xét nghiệm HIV âm tính đến điều trị PrEP; 183 người nhiễm HIV đến điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú (trong đó 148 người nhiễm HIV mới, 35 người nhiễm HIV cũ);

- Duy trì 12 phòng tư vấn xét nghiệm HIV đã được dự án hỗ trợ tại 12 huyện, thành phố; thực hiện tư vấn xét nghiệm cho 8.605 người; số người HIV dương tính mới là 155 người và 90% người nhiễm HIV phát hiện mới được chuyển tiếp tới phòng khám ngoại trú;

- Duy trì 6 phòng xét nghiệm thực hiện được xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV: Thành phố, Sông Mã, Mai Sơn, Sốp Cộp, Mường La, Mộc Châu và mở mới 02 phòng xét nghiệm khẳng đnh nhiễm HIV tại huyện Thuận Châu, Phù Yên;

- Duy trì 14 phòng khám ngoại trú HIV/AIDS tại 12 huyện, thành phố (12 phòng khám ngoại trú người lớn, 02 phòng khám ngoại trú trẻ em); lồng ghép điều trị PrEP, điều trị viêm gan C tại các phòng khám ngoại trú;

- 4.950 người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV và 4.455 người nhiễm HIV được điều trị ARV, 4.010 người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.

- 195 người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (điều trị PrEP) và 175 số người được điều trị PrEP duy trì điều trị;

- 360 người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc ARV và điều trị viêm gan C;

- 4.455 người nhiễm EHV điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm Y tế và được cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh HIV/AIDS từ nguồn quỹ Bảo hiểm Y tế.

5. Các chỉ tiêu chính từ năm 2022 - 2025

- Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông và 150.000 lượt người được thông tin truyền thông về lợi ích xét nghiệm HIV, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và điều trị HIV bằng thuốc ARV, lợi ích sử dụng Bảo hiểm y tế;

- Mở rộng chương trình tiếp cận, can thiệp giảm hại và duy trì 12 phòng tư vấn xét nghiệm E0V tại các huyện, thành phố; hàng năm tư vấn xét nghiệm cho 8.000 người; dự kiến phát hiện số người HIV dương tính mới mỗi năm là 100 người và 90% người nhiễm HIV phát hiện mới được chuyển tiếp tới phòng khám ngoại trú HIV/AIDS;

- Duy trì 8 phòng xét nghiệm thực hiện được xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV: Thành phố, Sông Mã, Mai Sơn, Sốp Cộp, Mường La, Mộc Châu, Phù Yên, Thuận Châu và mở mới 01 phòng xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV tại huyện Quỳnh Nhai;

- Duy trì 14 phòng khám ngoại trú tại 12 huyện, thành phố điều trị HIV/AIDS, PrEP, PEP;

- 5.352 người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV và 4.816 người nhiễm EHV được điều trị ARV, 4.334 người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.

- 393 người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (điều trị PrEP) và 353 số người được điều trị PrEP duy trì điều trị;

- 500 người bệnh đồng nhiễm HIV/Viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc ARV và điều trị viêm gan C;

- 4.816 người nhiễm HIV điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm Y tế và được cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh HIV/AIDS từ nguồn quỹ Bảo hiểm Y tế.

(Chỉ tiêu chi tiết tại Phụ lục I, II, III, IV, V kèm theo).

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống HIV/AIDS, nhằm xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng dân cư đối với người nhim HIV/AIDS; Giảm nguy cơ lây truyn HIV trong nhóm đối tượng nguy cơ cao và từ các nhóm này ra cộng đồng. Hạn chế, ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

2. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường việc thực hiện chức năng giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thông qua hoạt động giám sát trực tiếp và báo cáo định kỳ của các sở, ngành.

3. Đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông bảo đảm tính thân thiện, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, văn hóa, ngôn ngữ ở các vùng miền khác nhau, trong đó chú trọng truyền thông cho người dễ bị lây nhiễm HIV, người trong độ tuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu soạn thảo tài liệu đào tạo, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với đặc thù cơ sở (sử dụng nhiều thứ tiếng dân tộc).

4. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, giáo dục viên đồng đẳng có trình độ, am hiểu về các phong tục tập quán ở địa phương; xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến tác hại của HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS nhằm khống chế lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đng dân cư.

5. Đẩy mnh chương trình bơm kim tiêm sạch, bao cao su, hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, giáo dục viên đồng đẳng. Nâng cao chất lượng và mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn toàn tỉnh.

6. Tăng cường việc tiếp cận người nguy cơ cao giới thiệu đi xét nghiệm HIV, đi điều trị PrEP và giới thiệu người nhiễm HIV đi điều trị ARV. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV thông qua việc đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn, xét nghiệm của người làm công tác xét nghiệm; Đa dạng hóa các mô hình dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, mở rộng mô hình tư vấn xét nghiệm lưu động tới vùng sâu, vùng xa, trong đó chú trọng việc triển khai mô hình xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng thông qua nhóm MSM (cung cấp dịch vụ tư vn xét nghiệm HIV cho khách hàng trong nhóm nam/nữ tình dục đồng giới, chuyển giới).

7. Tăng cường công tác tư vấn, kết nối, chuyển tiếp người nhiễm HIV tới dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các Phòng khám ngoại trú.

8. Duy trì hoạt động của 14 phòng khám điều trị ngoại trú HIV (12 PKNT người lớn, 02 PKNT trẻ em) tại 12 Bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh. Mở rộng việc triển khai các điểm điều trị lưu động, cấp phát thuốc ARV đến các xã vùng sâu vùng xa, mở rộng điều trị PrEP, điều trị viêm gan C/HIV. Nhằm bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị PrEP, lao, Viêm gan C cho người nhim HIV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua tuyến y tế cơ sở.

9. Tổ chức điều trị EQV tại các cơ sở điều trị nghiện ma túy, trại tạm giam; củng cố, phát triển hệ thống chăm sóc tại cộng đồng của người nhiễm HIV, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức khác.

10. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại các Bệnh viện đa khoa và mạng lưới chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, lồng ghép với chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuyến tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

11. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ hệ thống y tế tuyến huyện, xã và y tế thôn bản.

12. Tăng cường phối kết hợp giữa các dự án đang triển khai tránh sự chồng chéo các hoạt động và có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

13. Tăng cường giám sát hỗ trợ kỹ thuật các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp về chính trị xã hội

1.1. Tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng chống HIV/AIDS

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống HIV/AIDS, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác phòng chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý;

- Ưu tiên đầu tư cho triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình dịch và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương;

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng chống HIV/AIDS; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch y tế và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.2. Phối hợp liên ngành

- Các sở, ban, ngành chủ động lập kế hoạch, bố trí kinh phí và phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị; thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành phù hợp để tăng hiệu quả phòng chống HIV/AIDS;

- Lồng ghép, phối hợp các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm, tạo sinh kế và các hỗ trợ khác cho người nhiễm HIV sống và hòa nhập cộng đồng do các bộ, ngành và địa phương thực hiện;

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, các biện pháp can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là trong các cơ sở dịch vụ giải trí, cơ sở lưu trú và có biện pháp chế tài đối với những cơ sở không thực hiện các biện pháp này;

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các buổi sinh hoạt chuyên đề, đưa các chỉ tiêu về hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng vào chương trình công tác của các tổ chức chính trị - xã hội.

1.3. Huy động cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS

Tạo môi trường chính sách và cơ chế tài chính thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, gồm cả ngân sách nhà nước. Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội, vận động để các tổ chức xã hội tham gia có hiệu quả trong cung cấp các dịch vụ trong phòng, chống HIV/AIDS.

1.4. Hỗ trợ xã hội

- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm; phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng; bảo đảm sự công bằng và bình đẳng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Triển khai chính sách trợ cấp xã hội cho trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan;

- Thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV;

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

3. Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV

3.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi nguy cơ

- Truyền thông đại chúng: Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, xây dựng, đăng tải các video clip, banner ảnh tĩnh, biểu ngữ cổ động...; tuyên truyền trên các báo điện tử có lượng người xem lớn; sản xuất tin, bài, phóng sự, phim tài liệu thông điệp đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Truyền thông dựa trên nền tảng công nghệ: Sản xuất các video clip, phim ngắn, thông tin để tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội;

- Truyền thông qua hệ thống thông tin cơ sở: Tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình những thông tin khuyến cáo người dân và cộng đồng để phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với mỗi cơ sở, địa phương, vùng miền;

- Truyền thông qua các hoạt động khác: Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quc dân, trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đng và các thiết chế văn hóa cơ sở. Lồng ghép phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản; giáo dục gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bn vững;

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống thông tin cơ sở, huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, người nổi tiếng, người đứng đầu các cộng đồng dân cư, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, người nhiễm HIV tham gia công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

3.2. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV

- Đổi mới phương pháp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, không truyền thông hù dọa; huy động người nhiễm HIV và người thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao tham gia vào các hoạt động truyền thông;

- Nâng cao kiến thức về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại gia đình, cộng đồng, nơi học tập, nơi làm việc. Triển khai các giải pháp đồng bộ để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các cơ sở y tế;

- Khuyến khích sự tham gia của các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV.

3.3. Mở rộng, đổi mới các biện pháp can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV

- Tập trung triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao, người sử dụng ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm và bạn tình, bạn tiêm chích của người nhiễm HIV;

- Đa dạng hóa các mô hình cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, kết hợp với mở rộng cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm qua kênh thương mại;

- Đổi mới và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Mở rộng các mô hình điều trị, cấp phát thuốc tại: tuyến cơ sở. Thí điểm và nhân rộng mô hình cấp phát thuốc điều trị mang về nhà. Đẩy mạnh các mô hình can thiệp cho người sử dụng ma túy tổng hợp, người sử dụng ma túy dạng kích thích Amphetamine (ATS) và người sử dụng đa ma túy;

- Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao qua hệ thống y tế nhà nước và tư nhân. Triển khai điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PEP);

- Thí điểm và mở rộng triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV phù hợp trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;

- Cung cấp dịch vụ khám và điều trị phối hợp các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV toàn diện, liên tục, kết nối với các dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội khác.

4. Nhóm giải pháp về tư vấn xét nghiệm HIV

4.1. Xét nghiệm sàng lọc HIV

- Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV. Đẩy mạnh xét nghiệm HIV trong cơ sở y tế, mở rộng xét nghiệm HIV tại cộng đồng, xét nghiệm HIV lưu động và tự xét nghiệm HIV;

- Triển khai các mô hình tư vấn xét nghiệm HIV phù hợp với từng nhóm có hành vi nguy cơ cao, gồm người sử dụng ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới, phụ nữ bán dâm, phạm nhân; mở rộng triển khai xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV; xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai;

- Ứng dụng các kỹ thuật, sinh phẩm xét nghiệm mới, phương pháp lấy mẫu mới trong chẩn đoán nhiễm HIV, xác định những người có hành vi nguy cơ cao để triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp phòng lây nhiễm HIV;

4.2. Mở rộng các phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV

Đặc biệt là ở tuyến huyện khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính cho người được xét nghiệm trong thời gian sớm nhất. Thường xuyên cập nhật các phương pháp xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.

4.3. Bảo đảm chất lượng xét nghiệm HIV

Thông qua các hoạt động nội kiểm, ngoại kiểm, giám sát hỗ trợ kỹ thuật, kiểm định chất lượng phòng xét nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tư vấn xét nghiệm HIV. Bảo đảm và duy trì các phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về HIV/AIDS.

4.4. Đẩy mạnh các biện pháp để chuyển gửi thành công người nhiễm HIV

Từ dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đến dịch vụ chăm sóc, điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV và các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS.

5. Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV

5.1. Mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị HIV/AIDS

- Điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV) cho những người nhiễm HIV ngay sau khi được chẩn đoán xác định. Mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, các cơ sở chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức hợp pháp khác. Huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS;

- Lồng ghép dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống khám bệnh, chữa bệnh. Phân cấp điều trị HIV/AIDS về tuyến y tế cơ sở; mở rộng chăm sóc và điều trị HIV/ATDS tại tuyến xã, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS tại nhà, tại cộng đồng;

- Tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; điều trị ngay thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; chẩn đoán sớm, quản lý và điều trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;

- Tăng cường dự phòng, phát hiện và điều trị các bệnh đồng nhiễm với HIV/AIDS, gồm lao, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

5.2. Nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS

- Cập nhật kịp thời hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV/AIDS theo các khuyến cáo mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; thực hiện tối ưu hóa phác đồ điều trị HIV/AIDS, bảo đảm điều trị an toàn, hiệu quả; cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS phù hợp với tình trạng của người bệnh; tăng cường quản lý, theo dõi và hỗ trợ tuân thủ điều trị HIV/AIDS;

- Mở rộng các hoạt động cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, lồng ghép vào hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện; mở rộng độ bao phủ các xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS;

- Tăng cường các hoạt động dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc; theo dõi, đánh giá và ngăn chặn các phản ứng có hại của thuốc ARV trong điều trị HIV/AIDS; lồng ghép theo dõi cảnh báo sớm HIV kháng thuốc vào quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS.

6. Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá và nghiên cứu khoa học

- Triển khai thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS toàn quốc định kỳ; nâng cao chất lượng và sử dụng số liệu cho xây dựng chính sách, lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh từ khi xác định nhiễm HIV cho đến tham gia điều trị, chuyển đổi cơ sở điều trị, chất lượng điều trị, tuân thủ điều trị và tử vong (nếu xảy ra) đối với từng người nhiễm HIV. Lập bản đồ, xác định các khu vực lây nhiễm HIV cao, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo dịch để chỉ đạo, triển khai các biện pháp kiểm soát lây nhiễm HIV kịp thời;

- Tiếp tục duy trì hoạt động giám sát trọng điểm HIV, STI và giám sát hành vi lây nhiễm HIV phù hợp. Áp dụng kỹ thuật chẩn đoán mới nhiễm trong giám sát trọng điểm để đánh giá và ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM;

- Nghiên cứu và áp dụng phương pháp ước tính quần thể có hành vi nguy cơ cao và dự báo dịch HIV/AIDS phù hợp tình hình mới; định kỳ triển khai ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS cho cấp quốc gia và các tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS. Đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường chia sẻ và sử dụng dữ liệu trong phòng, chống HIV/AIDS;

- Triển khai các nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Rà soát để tích hợp, lồng ghép các phần mềm, hệ thống thông tin liên quan đến quản lý HIV/AIDS; đồng bộ dữ liệu về điều trị HIV/AIDS với hệ thống quản lý thông tin bệnh viện;

- Hiện đại hóa hệ thống quản lý thông tin về phòng, chống HIV/AIDS nhằm đổi mới phương thức cung cấp và nâng cao chất lượng số liệu báo cáo bảo đảm việc trao đổi số liệu theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS tập trung, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cảnh báo sớm, kiểm soát và đáp ứng y tế công cộng trong phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người nhiễm HIV, điều trị HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Phát triển công nghệ thông tin trong HIV/AIDS đáp ứng các chuẩn công nghệ thông tin quốc gia, ngành y tế để tăng cường trao đổi dữ liệu giữa phòng, chống HIV/AIDS với hệ thống thông tin y tế, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm y tế.

8. Nhóm giải pháp về nguồn tài chính

- Huy động nguồn lực tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn của Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để bảo đảm nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, trong đó xác định nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, địa phương là chính; tập trung cho các hoạt động can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV, giám sát dịch, truyền thông, can thiệp cho nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS và huy động bù đắp thiếu hụt kinh phí khi các nguồn viện trợ quốc tế giảm dần và chấm dứt;

- Mở rộng điều trị HIV/AIDS do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo quyền lợi của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế; có cơ chế phù hợp để 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế;

- Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS;

- Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, khu vực tư nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để huy động sự tham gia bền vững của các tổ chức xã hội trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Tăng cường điều phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức kiểm tra, giám sát việc phân bổ nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương cho phòng, chống HIV/AIDS theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

9. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

- Kiện toàn và củng cố tổ chức, bảo đảm nhân lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại các tuyến từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn;

- Đẩy mạnh triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để củng cố và tăng cường năng lực mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, đặc biệt là tuyến tỉnh và tuyến huyện;

- Tăng cường năng lực và huy động mạng lưới người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao, y tế tư nhân, các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.

10. Nhóm giải pháp về cung ứng

- Xây dựng chuỗi cung ứng tuyến tỉnh tới tuyến huyện, tuyến xã bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm, vật dụng can thiệp và trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Tăng cường quản lý bảo đảm chất lượng thuốc, sinh phẩm, đẩy mạnh triển khai hoạt động theo dõi cảnh giác dược.

11. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS;

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho phòng, chống HIV/AIDS.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí chi từ nguồn ngân sách tỉnh

- Năm 2021, ngân sách tỉnh cấp thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS với số tiền là 3 tỷ đồng/năm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 10/12/2020.

- Các năm tiếp theo, hàng năm Sở Y tế lập dự toán kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gửi Sở Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.

2. Kinh phí huy động từ các chương trình, dự án

- Thuốc điều trị HIV, điều trị PrEP và đồng nhiễm HIV/viêm gan C: Cục Phòng, chống HIV/AIDS điều phối từ các nguồn cung cấp thuốc hiện nay; Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Đa khoa các huyện: Mai Sơn, Bắc Yên, Sốp Cộp và Thảo Nguyên Mộc Châu thực hiện thanh toán thuốc ARV qua Bảo hiểm y tế. Hàng năm mở rộng các Bệnh viện Đa khoa còn lại trên địa bàn.

- Mua sinh phẩm xét nghiệm HIV, xét nghiệm khẳng định HIV, CD4 và vật tư tiêu hao: Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hp pháp khác của tỉnh.

- Tập huấn, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và đánh giá các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của tỉnh.

- Mua sắm vật tư, tài liệu truyền thông cho các hoạt động xét nghiệm, chăm sóc và điều trị, truyền thông: Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và ngân sách địa phương.

- Nhân sự: Sử dụng nguồn nhân sự có sẵn trong hệ thống y tế đang được các cơ quan nhà nước và các dự án chi trả về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyn quản lý và quy định pháp luật.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch gửi về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai việc chi trả bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh theo Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế liên quan đến HIV/AIDS và các văn bản liên quan.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu 90*90*90 trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở liên quan tham mưu với UBND tỉnh về điều phối các nguồn lực tài trợ để triển khai thực hiện kế hoạch 90*90*90 và triển khai các chính sách khác nhằm thu hút các nguồn tài trợ tiếp theo.

2. Sở Tài chính

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh cân đối và bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực để thực hiện hiệu quả kế hoạch.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng hợp các chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Y tế triển khai việc giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên và có hiệu quả trong các trường học và cơ sở đào tạo phù hợp với từng đối tượng.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức thực hiện tốt các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

7. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế rà soát, đối chiếu, hướng dẫn chi trả các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS qua hệ thống bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

8. Báo Sơn La; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh

Tổ chức tuyên truyền phòng, chống AIDS nói chung, Tháng chiến dịch và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS. Phản ánh kịp thời những nội dung hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng.

9. UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược trên địa bàn; xác định và lồng ghép các chỉ tiêu vphòng, chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Căn cứ kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm của tỉnh để xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm của huyện, thành phố phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ triển khai thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị hỗ trợ người nhiễm HIV.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện; báo cáo kịp thời tiến độ thực hiện, các khó khăn và giải pháp thực hiện tiếp theo.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh

Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tăng cường tổ chức tuyên truyền phòng, chống AIDS và triển khai thực hiện kế hoạch hành động trong phạm vi toàn tỉnh; tích cực tham gia triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện Chiến lược theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS; hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng; tuyên truyền, vận động nhân dân chia sẻ, động viên, giảm thiểu sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng và xã hội./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (B/c);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn TNCSHCM tỉnh; Hội LHPN tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Nông dân tỉnh;
- Cục PC HIV/AIDS - Bộ Y tế;
- Các sở, ban, ngành: LĐ-TB&XH; Y tế; GD&ĐT; TT&TT; Tài chính; KH&ĐT; BCHQS tỉnh; BCH BĐBP t
nh; Công an tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX_S.Hùng, (45b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thủy

 

PHỤ LỤC I

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU VỀ 90% SỐ NGƯỜI NHIỄM HIV BIẾT TÌNH TRẠNG HIV CỦA BẢN THÂN THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Huyện, thành phố

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số nhiễm HIV phát hiện tại cộng đồng đến ngày 31/12/ 2020

Số người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của bản thân

Số nhiễm HIV phát hiện tại cộng đồng đến ngày 31/12/ 2021

Số người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của bản thân

Số nhiễm HIV phát hiện tại cộng đồng đến ngày 31/12/ 2022

Số người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của bản thân

Số nhiễm HIV phát hiện tại cộng đồng đến ngày 31/12/ 2023

Số người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của bản thân

Số nhiễm HIV phát hiện tại cộng đồng đến ngày 31/12/ 2024

Số người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của bản thân

Số nhiễm HIV phát hiện tại cộng đồng đến ngày 31/12/ 2025

Số người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của bản thân

1

Bắc Yên

128

126

133

128

138

131

144

134

149

141

154

148

2

Mai Sơn

940

919

965

932

992

957

1012

977

1027

987

1042

992

3

Mộc Châu

484

401

492

405

498

411

504

417

509

422

515

435

4

Mường La

694

677

710

685

720

695

730

705

740

715

745

730

5

Phù Yên

167

160

173

170

188

177

202

187

217

200

232

195

6

Quỳnh Nhai

253

250

263

255

270

262

276

268

281

273

286

280

7

Sông Mã

616

600

634

608

644

618

654

628

664

638

676

658

8

Thành phố

531

498

541

503

556

510

564

525

574

535

586

533

9

Sốp Cộp

169

165

179

170

186

177

192

183

197

188

202

195

10

Thuận Châu

770

740

793

752

805

764

815

774

825

789

835

804

11

Yên Châu

282

263

287

266

290

269

293

272

298

277

303

286

12

Vân Hồ

79

73

84

76

87

79

90

82

95

87

100

96

 

Cộng

5113

4872

5254

4950

5374

5050

5476

5152

5576

5252

5676

5352

 

PHỤ LỤC II

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU VỀ 90% SỐ NGƯỜI NHIỄM HIV BIẾT TÌNH TRẠNG HIV ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ARV THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

Huyện, thành phố

90% Số người nhiễm HIV biết tình trạng HIV được điều trị ARV

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Bắc Yên

115

118

121

127

133

2

Mai Sơn

839

861

879

888

892

3

Mộc Châu

364

370

375

380

392

4

Mường La

617

626

635

644

657

5

Phù Yên

153

159

168

180

176

6

Quỳnh Nhai

230

236

241

246

252

7

Sông Mã

547

556

565

574

592

8

Thành phố

453

459

473

482

480

9

Sốp Cộp

153

159

165

169

175

10

Thuận Châu

677

688

696

710

724

11

Yên Châu

239

242

245

249

257

12

Vân Hồ

68

71

74

78

86

 

Cộng

4455

4545

4637

4727

4816

 

PHỤ LỤC III

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU VỀ 90% SỐ NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ARV CÓ TẢI LƯỢNG VIRUS HIV DƯỚI NGƯỠNG ỨC CHẾ THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Huyện, thành phố

90% Số người được điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Bắc Yên

104

106

109

114

120

2

Mai Sơn

755

775

791

799

803

3

Mộc Châu

328

333

338

342

353

4

Mường La

555

564

571

580

591

5

Phù Yên

138

143

151

162

158

6

Quỳnh Nhai

207

212

217

221

227

7

Sông Mã

492

500

509

517

532

8

Thành phố

408

413

425

434

432

9

Sốp Cộp

138

143

149

152

158

10

Thuận Châu

609

619

626

639

652

11

Yên Châu

215

218

221

224

231

12

Vân Hồ

61

64

66

70

77

 

Cộng

4010

4090

4173

4254

4334

 

PHỤ LỤC IV

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PREP) THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Huyện, thành phố

Số người nguy cơ cao không nhiễm HIV được điều trị PrEP tại PKNT

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Bắc Yên

 

 

3

7

15

2

Mai Sơn

30

35

40

45

45

3

Mộc Châu

 

 

10

15

25

4

Mường La

20

30

35

40

45

5

Phù Yên

 

 

5

10

15

6

Quỳnh Nhai

 

 

5

10

14

7

Sông Mã

30

35

40

45

45

8

Thành phố

65

75

80

85

95

9

Sốp Cộp

 

 

5

7

9

10

Thuận Châu

30

35

40

45

45

11

Yên Châu

 

 

5

10

15

12

Vân Hồ

20

20

22

25

25

 

Cộng

195

230

290

344

393

 

PHỤ LỤC V

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU ĐIỀU TRỊ ĐỒNG NHIỄM HIV/VIÊM GAN C THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Huyện

Số người đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị ARV và viêm gan C tại Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Bắc Yên

20

20

22

24

25

2

Mai Sơn

70

72

75

80

80

3

Mộc Châu

10

10

10

12

12

4

Mường La

30

32

32

35

40

5

Phù Yên

8

8

8

10

12

6

Quỳnh Nhai

12

12

12

14

15

7

Sông Mã

20

22

22

27

30

8

Thành phố

50

55

60

69

76

9

Sốp Cộp

10

10

12

15

15

10

Thuận Châu

100

120

140

150

150

11

Yên Châu

10

12

12

14

15

12

Vân Hồ

20

22

25

25

30

 

Cộng

360

395

430

475

500

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 84/KH-UBND ngày 29/03/2021 về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.840

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.123.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!