Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 243/KH-UBND 2020 đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS Sơn La

Số hiệu: 243/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Phạm Văn Thủy
Ngày ban hành: 29/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/KH-UBND

Sơn La, ngày 29 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Phần I

SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật số 64/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người;

Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

Căn cứ Hướng dẫn số 3784/HD-BYT ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng Kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tại các tỉnh, thành phố và Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chng HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2014-2020

1. Phân tích, đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS ở địa phương giai đoạn 2014-2020

Từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1998 tại Sơn La, tính đến 30/11/2020 số người nhiễm HIV lũy tích trong toàn tỉnh là 9.199 người (trong đó số còn sống 4.865 người; số mất dấu, chuyển tỉnh khác 241 người), số tử vong do AIDS lũy tích là 4.093 người. Số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống là: 4.865 người, trong đó được điều trị ARV là 4.300 (trong đó có thẻ Bảo hiểm Y tế: 4.194 người).

- Tỷ lệ nhiễm HIV theo lứa tuổi:

+ Từ 0-13 tuổi: 149 người chiếm 3.06%;

+ Từ 14-19 tuổi: 74 người chiếm 1.52%;

+ Từ 20-29 tuổi: 382 người chiếm 7.85%;

+ Từ 30-39 tuổi: 2.158 người chiếm 44.37%;

+ Từ 40-49 tuổi: 1.605 người chiếm 32.99%;

+ Trên 50 tuổi: 497 người chiếm 10,21%.

- Số người phát hiện nhiễm HIV ở Nam giới 3.054 người chiếm 62,77%; Nữ giới 1.811 người chiếm 37.23%.

- 100% số huyện/thành phố và 92% số xã/phường/thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS;

- Tỷ lệ người nhiễm HIV lũy tích/dân số: 0,72% (9.199/1.267.700);

- Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống/dân số: 0,38% (4.865/1.267.700).

Về nguy cơ lây truyền HIV: Lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ lệ chính trong lây truyền HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM, nhất là nhóm tuổi trẻ là cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong cộng đồng.

Tình hình lây nhiễm HIV theo huyện/thành (sliệu tính đến 30/11/2020)

Đơn vị tính: ca bệnh

TT

Huyện/Thành phố

Lũy tích HIV

Lũy tích Tử vong

HIV còn sống được quản lý trên PM

Số đang được điều trị ARV

1

TP Sơn La

1.107

577

33

497

2

Quỳnh Nhai

497

244

03

250

3

Mường La

1.251

558

17

676

4

Thuận Châu

1.341

569

30

742

5

Bắc Yên

217

89

02

126

6

Phù Yên

341

174

7

160

7

Mai Sơn

1.575

635

21

919

8

Sông Mã

1.099

485

16

598

9

Yên Châu

535

254

19

262

10

Mộc Châu

854

373

83

398

11

Sốp Cộp

254

86

4

164

12

Vân Hồ

128

49

6

73

 

Tổng cộng

9.199

4.093

241

4.865

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm HIV:

- Hiện nay dịch HIV/AIDS không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị, mà đã và đang có xu hướng lan rộng ra các khu vực giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền với tệ nạn buôn bán, sử dụng ma túy cao, đặc biệt là khu vực biên giới.

- Sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vẫn còn thấp trong thanh thiếu niên và dân cư vùng kinh tế kém phát triển, góp phần gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư; làm giảm tỷ lệ người nhiễm HIV đến xét nghiệm phát hiện sớm và làm tăng sự kỳ thị trong cộng đồng.

- Về nguy cơ lây truyền HIV: Lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ lệ chính trong lây truyền HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM, nhất là nhóm tuổi trẻ là cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong cộng đồng.

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo số liệu giám sát trọng điểm trong nhóm nghiện chích ma túy năm 2017 là 21,3% và năm 2019 là 24,3%.

2. Phân tích các đáp ứng với dịch HIV/AIDS ở địa phương giai đoạn 2014-2020

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Nghị quyết số 70/2014/NQ-HĐND ngày 03/04/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Nghquyết số 77/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La”;

- Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 13/05/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Phòng, chống HIV/AIDS năm 2014; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 27/2/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Phòng, chống HIV/AIDS năm 2015; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 14/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Kế hoạch triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017; Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 26/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS năm 2016; Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 29/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS năm 2017; Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 5/2/2018 của UBND tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS năm 2018; Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 05/2/2018 của UBND tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020; Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 30/01/2018 về triển khai chương trình điều trị Methadone giai đoạn 2018 - 2020; Kế hoạch s 186/KH-UBND ngày 30/10/2018 của UBND tỉnh về đảm bảo kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc kháng HIV (ARV) cho bệnh nhân có thẻ BHYT giai đoạn 2018 - 2020; Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 20/11/2018 của UBND tỉnh về tiếp nhận, duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dự án VAAC-US.CDC chuyển giao giai đoạn 2019 - 2020; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 18/01/2019 của UBND tỉnh về hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2019; Kế hoạch số 66/KH UBND ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh về triển khai chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine năm 2019 - 2020;

- Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 18/03/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Kế hoạch hoạt động Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La năm 2019; Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 12/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt kế hoạch hoạt động dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La năm 2020; Công văn số 1025/UBND-KGVX ngày 7/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc tiếp nhận Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023; Quyết định số 34/QĐ-BCĐ ngày 05/5/2016 của Ban chỉ đạo 2968 UBND tỉnh về việc công nhận các xã, phường trọng điểm HIV năm 2016; Quyết định số 11/QĐ-BCĐ ngày 07/2/2017 của Ban chỉ đạo 2968 UBND tỉnh về việc công nhận các xã, phường trọng điểm HIV năm 2017; Quyết định số 12/QĐ-BCĐ ngày 07/3/2018 về việc công nhận xã, phường trọng điểm HIV năm 2018;

- Công văn số 33/BCĐ ngày 28/4/2016 của Ban chỉ đạo 2968 UBND tỉnh về việc khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2016, hướng tới đạt mục tiêu 90-90-90 vào năm 2017 tại tỉnh Sơn La;

- Các văn bản khác của UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường phòng, chống HIV/AIDS, triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh.

2.2. Kết quả triển khai thực hiện các hot đng/các dch v.

2.2.1. Dự phòng lây nhiễm HIV

a) Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

Chương trình thông tin giáo dục thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đã có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và đã thu được kết quả nhất định, mỗi năm truyền thông trực tiếp cho khoảng 250.000 lượt người. Tổ chức triển khai có hiệu quả các đợt chiến dịch trong năm, sngười được truyền thông cũng như độ bao phủ thông tin, kiến thức về HIV/AIDS tăng dần hàng năm, qua đó nâng cao sự hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV tại cộng đồng cũng đã dần được cải thiện.

b) Can thiệp giảm tác hại

Chương trình can thiệp giảm hại đã nhận được sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng cùng với các dự án Quốc tế mở rộng địa bàn triển khai tại xã/phường của 12 huyện với 149 tuyên truyền viên đồng đẳng và 70 nhân viên y tế bản khó khăn, độ bao phủ của chương trình tuyến xã đạt 89,2%. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch và bao cao su đúng cách cho các đối tượng nghiện chích ma túy và người bán dâm. Mỗi năm phát bơm kim tiêm cho khoảng 7.000 người nghiện chích ma túy.

2.2.2. Chăm sóc hỗ trợ điều trị HIV/AIDS

Chương trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng, 100% các huyện có phòng khám ngoại trú, với 4.300 người nhiễm HIV được quản lý theo dõi, chăm sóc và điều trị bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú, trong đó trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn được điều trị 100%.

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con được triển khai tại 12 huyện/thành phố, độ bao phủ đạt 100%, sphụ nữ mang thai được tư vấn, làm xét nghiệm HIV hàng năm khoảng 10.000 người, từ năm 2014 đến năm 2020 đã điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho 131 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó có 108/130 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm PCR chẩn đoán sớm nhiễm HIV, có 10 trẻ có kết quả HIV dương tính.

2.2.3. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

Công tác tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế đã được chú trọng và quan tâm, thu hút nhiều dự án đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.

Phối hợp với các dự án tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS kiến thức cơ bản về HIV, kỹ năng truyền thông, chăm sóc điều trị HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, giám sát theo dõi, đánh giá...

2.2.4. Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS

- Chương trình giám sát HIV/AIDS, đánh giá, thống kê, quản lý, tư vấn, xét nghiệm đã được quan tâm 3.000-12.000 mẫu giám sát thực hiện hàng năm tại 12 huyện/thành phố, giám sát trọng điểm HIV được thực hiện với số mẫu 150-300 trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nhằm đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS hàng năm. Hệ thống báo cáo ca bệnh được triển khai tới các huyện, thực hiện quản lý dữ liệu theo phần mềm HIV Info.

- 12/12 huyện có phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện trong đó có 6 phòng được phép khẳng định HIV, độ bao phủ đến tuyến huyện đạt 100%, số khách hàng được tư vấn xét nghiệm HIV hàng năm khoảng 8.000 lượt người, tỷ lệ dương tính trung bình khoảng 3%, giảm 9% so với giai đoạn 2008 - 2013 (12%).

3. Đánh giá tình hình đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020

3.1. Đánh giá tình hình huy động kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020

Giai đoạn 2014-2020 tổng kinh phí huy động cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La là: 179,8 tỷ đồng, kinh phí chủ yếu do các dự án Quốc tế hỗ trợ: 133,132 tỷ đồng, chiếm 74%; Ngân sách địa phương 33,308 tỷ đồng chiếm 24,9%; Chương trình mục tiêu quốc gia do Trung ương cấp là 13,36 tỷ đồng chiếm 7,4%. Ngoài ra, Sơn La chưa huy động được nguồn kinh phí khác cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

3.1.1. Nguồn ngân sách nhà nước được cấp từ Trung ương: 13,36 tỷ đồng

Trong đó: Vốn sự nghiệp: 10,664 tỷ đồng;

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 2,696 tỷ đồng.

3.1.2. Nguồn ngân sách nhà nước được địa phương cấp: 33,308 tỷ đồng

3.13. Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế: 133,132 tỷ đồng

- Dự án VAAC-US/CDC: 87.542 tỷ đồng;

- Dự án Quỹ toàn cầu: 28.825 tỷ đồng;

- Dự án ADB: 16.765 tỷ đồng;

3.1.4. Nguồn bảo hiểm chi trả: 0

3.1.5. Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV: 0

3.1.6. Nguồn khác: 0

Bảng 1: Tổng kinh phí huy động được giai đoạn 2014-2020 (tính theo nguồn)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nội dung

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng

Nguồn ngân sách nhà nước được cấp từ Trung ương

4.424

6.968

380

23

1.040

375

150

13.360

Chi sự nghiệp y tế

3.212

5.484

380

23

1.040

375

150

10.664

Chi đầu tư phát triển

1.212

1.484

 

 

 

 

 

2.696

Nguồn ngân sách nhà nước được địa phương cấp

2.685

4.640

4.318

5.350

4.500

5.200

6.415

33.308

Chi sự nghiệp y tế

2.685

4.640

3.218

5.050

4.500

5200

6.415

31.708

Chi đầu tư phát triển

 

 

1.100

500

 

 

 

1.600

Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế

22.848

11.094

24.398

26.540

30.669

10.349

7.234

133.132

- Dự án VAAC

8.165

7.005

20.835

22.861

26.324

1.157

1.195

87.542

- Dự án Quỹ toàn Cầu

3.794

1.400

1.655

2.400

4.345

9.192

6.039

28.825

- Dự án ADB

10.889

2.689

1.908

1.279

 

 

 

16.765

Nguồn bảo hiểm chi trả

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

29.957

22.702

28.380

32.113

36.209

15.924

13.799

179.800

3.2. Mức độ đáp ứng kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đon 2014-2020

Bảng 2: Kinh phí huy động được giai đoạn 2014 - 2020 (theo 04 đề án)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng

Dự phòng lây nhiễm HIV

6,425

4,724

8,555

8,937

12,046

5,273

3,931

49,891

Chăm sóc và điều trị toàn diện

6,553

6,308

10,222

9,963

12,071

4,292

3,974

53,384

Tăng cường năng lực

13,962

8,880

7,718

9,735

8,316

2,897

3,334

54,841

Theo dõi, giám sát và đánh giá

3,017

2,789

2,601

3,479

3,777

3,462

2,559

21,684

Cộng

29.957

22.702

29.096

32.113

36.209

15.924

13.799

179.800

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020

Trong giai đoạn 2014-2020 với sự hỗ trợ của các dự án Quốc tế, tập trung cho chương trình can thiệp, điều trị công tác phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La đã thu được kết quả đáng ghi nhận, các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được triển khai rộng rãi đến các huyện.

- Người nhiễm HIV được quản lý theo dõi và chăm sóc, điều trị tại các phòng khám ngoại trú tăng lên rõ rệt từ 2.598 bệnh nhân được điều trị ARV năm 2014 tăng lên 4.300 năm 2020;

- Phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm sàng lọc hàng năm trung bình đạt 12.000 người;

- Khách hàng được tư vấn làm xét nghiệm tự nguyện tăng hàng năm, từ 4.152 năm 2014 lên 15.522 người năm 2019, tỷ lệ khách hàng có kết quả dương tính giảm đáng kể từ 5,3% năm 2014 xuống 0,62% năm 2019;

- Chương trình Bơm kim tiêm sạch được triển khai tại 182 xã/phường, số bơm kim tiêm sạch phát hàng năm trung bình khoảng 1 triệu cái, tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy giảm từ 50% năm 2014 xuống còn 2,3% năm 2019.

Sngười nhim HIV phát hiện mới hàng năm giảm từ 554 ca năm 2014 xuống còn 97 ca năm 2019, mặc dù số lượng người được xét nghiệm HIV tăng.

Bảng 3. So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm.

Nội dung

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020 (11 tháng)

Số phát hiện HIV mới (ca bệnh)

554

480

367

422

189

97

138

Tử vong do AIDS (ca bệnh)

28

113

48

81

86

46

96

Đầu tư (tỷ đồng)

29.957

22.702

28.380

32.113

36.209

15.924

13.799

Phần II

ƯỚC TÍNH NHU CẦU THIẾU HỤT KINH PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2021-2030

I. ƯỚC TÍNH NHU CẦU KINH PHÍ CHO GIAI ĐOẠN 2021-2030

1. Cơ sở để xác định nhu cầu

Căn cứ mục tiêu, nội dung và giải pháp các hoạt động chính, các nhiệm vụ cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 về Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Mục tiêu chung: Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.1. Mục tiêu can thiệp trên các nhóm đối tượng nhằm chấm dứt bệnh AIDS ti Sơn La đến năm 2030, cthể:

a) Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030.

b) Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao.

c) Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.

d) Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

1.2. Các chỉ tiêu cụ thể:

Nhóm chỉ tiêu về dự phòng:

a) Số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức dưới 30 trường hợp/năm vào năm 2030.

b) Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 1,0/100.000 dân vào năm 2030.

c) Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2030.

d) Tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 70% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

đ) Tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng thuốc thay thế đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và đạt ít nhất 50% vào năm 2030.

e) Tỷ lệ người MSM được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc (PrEP) đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

g) Tăng cường truyền thông cho nhóm tuổi 15 đến 24 để có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.

h) Tăng cường truyền thông cho nhóm người dân 15 đến 49 tuổi để không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Nhóm chỉ tiêu về xét nghiệm:

i) Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 90% vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.

k) Tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng HIV và được điều trị ARV đạt 90% năm 2025 và đạt 95% năm 2030.

l) Tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế đạt ít nhất 95% qua các năm.

m) Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Lao được điều trị đồng thời cả ARV và lao đạt 92% vào năm 2025 và đạt 95% vào năm 2030.

n) Tỷ lệ người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C được điều trị đồng thời thuốc ARV và điều trị viêm gan C đạt 50% trở lên vào năm 2025 và 75% trở lên vào năm 2030.

Nhóm chỉ tiêu hệ thống:

o) Phấn đấu 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

p) Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2. Tính toán để xác định nhu cầu

Phương pháp ước tính/xác định nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2020-2030 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Hướng dẫn số 3784/-BYT ngày 15/7/2020. Nhu cầu kinh phí được tính toán dựa trên công cụ ước tính nhu cầu kinh phí do Bộ Y tế xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện thống nhất đối với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Các phương pháp và công cụ này cũng đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế xây dựng và tập huấn cho Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La.

Căn cứ vào các phân tích trên đây và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan của Trung ương. Tổng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021-2030 được ước tính và thống kê theo bảng 4 dưới đây:

Bảng 4. Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: tỷ đng

Nguồn kinh phí/năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng cộng

Dự phòng lây nhiễm HIV

6,09

8,84

11,93

15,38

19,23

23,52

28,29

33,58

39,45

48,79

235,1

Điều trị HIV/AIDS

20,50

21,51

22,57

23,68

24,85

26,07

27,36

28,71

30,12

31,61

256,98

Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm

1,90

1,88

1,95

1,94

2,00

1,99

2,06

2,05

2,13

2,11

20,01

Tăng cường năng lực hệ thống

2,41

2,45

2,49

2,52

2,56

2,60

2,64

2,68

2,71

2,75

25,81

Tổng cộng

30,90

34,68

38,93

43,52

48,64

54,18

60,35

67,02

74,41

85,27

537,90

II. ƯỚC TÍNH KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021-2030

1. Dự kiến những nguồn kinh phí có thể huy động

- Ngân sách Nhà nước Trung ương: Hỗ trợ cho thuốc ARV cho các nhóm đối tượng được cấp phát miễn phí, Methadone, Buprenophine và một số vật phẩm can thiệp giảm tác hại.

- Ngân sách địa phương cấp có mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Ngân sách viện trợ từ các dự án Quốc tế.

- Bảo hiểm Y tế chi trả cho các chi phí thuốc ARV và điều trị HIV/AIDS.

- Ngân sách từ các nguồn thu phí dịch vụ.

2. Ước tính số kinh phí có thể huy động được từ tất cả các nguồn

Tổng khả năng huy động được kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh từ tất cả các nguồn kinh phí nêu trên được ước tính và thống kê trong Bảng 5 dưới đây:

Bảng 5. Ước tính số kinh phí có thể huy động giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn kinh phí/năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng cộng

Nguồn NSNN địa phương

3

3,3

3,63

3,99

4,39

4,83

5,32

5,85

6,43

7,08

47,82

Nguồn NSNN Trung ương

4,47

6,7

8,7

11,48

13,71

17,44

20,64

24,81

28,81

38,37

175,13

Nguồn các dự án quốc tế

5

4

3

0

0

0

0

0

0

0

12

Nguồn Quỹ BHYT

16,5

17,38

18,31

19,64

20,67

21,79

22,95

24,16

25,45

26,8

213,65

Thu phí dịch vụ

0,356

0,454

0,552

0,622

0,784

0,919

1,068

1,233

1,415

1,615

9,018

Huy động từ các doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy động từ các Quỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

29,33

31,83

34,19

35,73

39,55

44,98

49,98

56,05

62,11

73,87

457.62

3. Ước tính sự thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2021-2030

Ước tính tổng kinh phí có thể huy động được từ các nguồn khác nhau trong giai đoạn 2021-2030 là 457,62 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- Ngân sách Trung ương cấp từ Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2021-2030 là 175,13 tỷ đồng, chủ yếu là thuốc Methhadone và Buprenophine;

- Ngân sách tỉnh Sơn La cấp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 là 3 tỷ đồng, ước tính mỗi năm tăng 10% thì tổng kinh phí có thể huy động được đến năm 2030 là 47,82 tỷ đồng;

- Hiện tại Sơn La đang có 01 dự án quốc tế hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh là Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS dự kiến sẽ hỗ trợ Sơn La giai đoạn 2021-2023 ước tính kinh phí có thể huy động được khoảng 12 tỷ đồng.

- Ngân sách nguồn Quỹ bảo hiểm y tế ước tính dự kiến sẽ là nguồn lực chính trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS đùng để mua thuốc ARV, khám và làm các xét nghiệm phục vụ điều trị. Ước tính kinh phí có thể huy động được từ nguồn này từ năm 2021 đến năm 2030 khoảng 213,65 tỷ đồng.

Từ các phân tích trên, cho thấy, để đáp ứng được nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại tỉnh Sơn La vào năm 2030 thì còn thiếu hụt một lượng kinh phí đáng kể. Sự thiếu hụt được mô tả trong bảng 6 dưới đây:

Bảng 6. Ước tính thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2021-2030

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng cộng

Tổng nhu cầu

30,90

34,68

38,93

43,52

48,64

54,18

60,35

67,02

74,41

85,27

537,90

Tổng kinh phí có thể huy động

29,33

31,83

34,19

35,73

39,55

44,98

49,98

56,05

62,11

73,87

457,62

Kinh phí thiếu hụt

1,57

2,85

4,74

7,79

9,09

9,2

10,37

10,97

12,3

11,41

80,28

Khả năng đáp ứng (%)

94,9%

91,8%

87,8%

82%

81,3%

83%

82,8%

83,6%

83,5%

86,6%

85,1%

Như vậy, ước tính kinh phí có thể huy động được từ các nguồn trong giai đoạn 2021-2030 là 457,62 tỷ đồng, đáp ứng được 85,1% tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên các nguồn kinh phí này đều chưa chắc chắn, ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào cân đi thu chi của Chính phủ và chính quyền địa phương, nguồn viện trợ quốc tế cũng có thể bị cắt giảm tùy thuộc vào khả năng huy động của các nhà tài trợ.

4. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030

4.1. Khủng hoảng kinh tế và hệ quả sụt giảm các nguồn viện trợ quốc tế sau khi Việt nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đã ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực.

4.2. Nhu cầu đầu tư chương trình tăng cao do phải mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động để ứng phó với tình hình dịch đang ngày càng lan rộng và có tính chất phức tạp.

Số người phát hiện mới HIV vẫn tiếp tục gia tăng trên địa bàn toàn tỉnh, tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống chiếm 0,38% dân scủa tỉnh (toàn quốc 0,23%);

Tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS giảm do được điều trị tốt.

Số bệnh nhân có nhu cầu được chăm sóc và điều trị thuốc kháng vi rút ngày càng cao, đồng thời điều trị ARV là điều trị suốt đời nên hoạt động phòng, chống HIV/AIDS càng phải mở rộng đến các huyện.

Tốc độ mở rộng nhanh chóng của các chương trình điều trị HIV/AIDS, chương trình Methadone, Buprenophine, chương trình phân phát bơm kim tiêm và bao cao su, chương trình truyền thông... cần phải có một nguồn lực lớn tập trung trong giai đoạn nhất định, trong khi đó các nhà tài trợ có xu hướng cắt giảm kinh phí dẫn đến thiếu hụt kinh phí cho các chương trình.

2.3. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế các nguồn ngân sách

- Ngân sách Nhà nước Trung ương: Ngân sách Trung ương cấp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm thông qua chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hàng năm, tuy nhiên đến năm 2020 dòng kinh phí này cấp cho Sơn La giảm 96,6% so với năm 2014.

- Ngân sách Nhà nước địa phương: Sơn La là một tỉnh miền núi, sự phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, do vậy việc đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa nhiều mặc dù đã được bổ sung tăng thêm kinh phí hàng năm.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 CỦA TỈNH SƠN LA

I. QUAN ĐIỂM CỦA TỈNH SƠN LA ĐỂ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH NHẰM CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030

1. Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho phòng, chng HIV/AIDS phù hợp với din biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả cao bao gồm dự phòng và chăm sóc điều trị HIV/AIDS là chủ đạo.

2. Bố trí nguồn ngân sách tỉnh thích hợp nhằm đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm (dự kiến năm 2021 là 3 tỷ đồng, mỗi năm tăng 10%).

3. Tiếp tục vận động và kêu gọi nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới. Các dự án đang triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

4. Đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của xã hội và hệ thống y tế. Chuyển dần nhiệm vụ chăm sóc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình dự án sang Quỹ bảo hiểm y tế. Áp dụng triển khai các mô hình, dịch vụ các hoạt động theo hướng chi phí thấp hiệu quả cao.

5. Phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của cấp ủy Đảng, các sở, ban, ngành, chính quyn các cấp và là bổn phận trách nhiệm của mỗi người dân mỗi gia đình và cộng đồng.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch hành động của tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Tăng cường nguồn lực chi cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách địa phương hàng năm, đảm bảo nhu cầu kinh phí ít nhất 25% cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đến năm 2025 và 50% vào năm 2030.

2.2. Vận động thu hút nguồn viện trợ quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo 30% của tổng chi phí phòng chống HIV/AIDS vào năm 2025 và 10% vào năm 2030.

2.3. Đảm bảo 100% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế và được chi trả theo quy định vào năm 2025; UBND tỉnh đảm bảo kinh phí mua thẻ BHYT cho những người nhiễm có hoàn cảnh đặc biệt và kinh phí đồng chi trả cho người nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV theo quy định của Chính phủ.

2.4. Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu chi cho các hoạt động của dịch vụ này.

2.5. Tiếp tục huy động và thực hiện có hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS.

III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí

- Tăng cường bổ sung ngân sách địa phương hằng năm từng bước bù đắp kinh phí thiếu hụt trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh, đảm bảo tăng dần kinh phí đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ nguồn ngân sách địa phương theo các mục tiêu phù hợp với diễn biến tình hình dịch và khả năng của tỉnh từng bước bù đắp nguồn kinh phí thiếu hụt do việc cắt giảm các nguồn tài trợ từ các dự án viện trợ quốc tế.

- Đưa mục tiêu nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tiến tới đưa các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đẩy mạnh sự tham gia của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ được cung cấp.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế tại địa phương, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

- Đẩy mạnh chương trình điều trị Methadone, Buprenophine tiến tới xã hội hóa trong điều trị nghiện chất.

2. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí

- Xây dựng tiêu chí và cơ cấu phân bổ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động khác phù hợp với các đặc điểm và tình hình dịch, địa lý của địa phương. Tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS.

- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả sau khi các dự án ngừng hỗ trợ kinh phí.

- Tăng cường vai trò chỉ đạo của UBND tỉnh đối với UBND các huyện, các sở, ban, ngành đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS, điều phối có hiệu quả các nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Nghiên cứu, xác định các ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS để có sự phân bổ kinh phí hợp lý.

- Thực hành tiết kiệm chi tiêu, thường xuyên kiểm tra việc thực hành tiết kiệm chi tiêu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm, đặc biệt là chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

- Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.

3. Nhóm giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hệ thống thiết chế kinh tế xã hội hiện có, đặc biệt là hệ thống y tế và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng tại địa phương, đơn vị.

- Lồng ghép dịch vụ và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ, phòng, chống HIV/AIDS theo định hướng tăng chi phí - lợi ích: Triển khai và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ sớm với người sử dụng dịch vụ.

Phần IV

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu 1: Tăng cường nguồn lực chi cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách địa phương hàng năm, đảm bảo nhu cầu kinh phí ít nhất 25% cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đến năm 2025 và 50% vào năm 2030.

- Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS hàng năm của tỉnh.

Đầu ra: Kế hoạch được phê duyệt.

Thời gian hoàn thành: Tháng 12 hàng năm.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế.

- Hoạt động 2: Tổ chức Hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm đối phó với tình hình đại dịch HIV/AIDS tỉnh Sơn La.

Đầu ra: Các hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Năm 2021-2030.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hoạt động 3:

Nội dung: Tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện, xác định nhu cầu, nguồn lực, phương hướng, nhiệm vụ năm tiếp theo.

Đầu ra: Các hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Hằng năm từ 2021-2030

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế.

2. Mục tiêu 2: Vận động thu hút nguồn viện trợ quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo 20% của tổng chi phí phòng chống HIV/AIDS vào năm 2025 và 10% vào năm 2030.

- Hoạt động 4:

Nội dung: Tổ chức hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm đối phó với tình hình đại dịch HIV/AIDS tỉnh Sơn La (lồng ghép hoạt động 2).

Đầu ra: Các Hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Năm 2021-2030.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hoạt động 5:

Nội dung: Tổ chức hội nghị, hội thảo đánh giá kết quả hoạt động của các dự án Quốc tế triển khai tại địa bàn tỉnh Sơn La, vận động các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ cho Sơn La.

Đầu ra: Các hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Năm 2021-2030.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hoạt động 6:

Nội dung: Ban hành văn bản chỉ đạo của tỉnh với các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm.

Đầu ra: Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh được ban hành.

Thời gian: Năm 2021.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Mục tiêu 3: Phấn đấu thực hiện 100% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế và được chi trả theo quy định vào năm 2025.

- Hoạt động 7:

Nội dung: Tổ chức hội nghị đồng thuận về chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Đầu ra: Hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Năm 2021-2030.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế; Bảo hiểm Xã hội tỉnh.

- Hoạt động 8:

Nội dung: Truyền thông về lợi ích của tham gia bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV.

Đầu ra: Các buổi truyền thông được tổ chức, lồng ghép với các buổi truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thời gian: Năm 2021 - 2025.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

4. Mục tiêu 4: Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu chi cho các hoạt động của dịch vụ này.

- Hoạt động 9:

Nội dung: Kiến nghị HĐND, UBND tỉnh cho phép thu phí một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS không có nguồn ngân sách chi trả.

Đầu ra: Các văn bản của HĐND, UBND tỉnh về thu phí một số dịch vụ: Chăm sóc điều trị, xét nghiệm, Methadone, Buprenophine... được ban hành.

Thời gian: Năm 2021-2030.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế tham mưu.

5. Mục tiêu 5: Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

Hoạt động 10:

Nội dung: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Đầu ra: Các cuộc kiểm tra, thanh tra được tổ chức hàng năm.

Thời gian: Năm 2021-2030.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Y tế.

II. Kinh phí thực hiện kế hoạch

1. Tổng kinh phí: 537,901 tỷ đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo).

- Dự phòng lây nhiễm HIV: 235,1 tỷ đồng.

- Chăm sóc và điều trị toàn diện HIV/AIDS: 256,985 tỷ đồng.

- Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm: 20,009 tỷ đồng.

- Tăng cường năng lực hệ thống: 25,808 tỷ đồng.

2. Nguồn ngân sách có thể huy động:

- Nguồn địa phương: 47,81 tỷ đồng (năm 2021 là 3 tỷ, các năm tiếp theo tăng 10%).

- Nguồn trung ương: 175,13 tỷ đồng.

- Nguồn các dự án: 12 tỷ đồng.

- Nguồn BHYT: 213,65 tỷ đồng.

- Nguồn thu phí dịch vụ: 9,02 tỷ đồng.

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CẤP NGÀNH, CÁC CẤP

1. Sở Y tế

Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch; Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản thực hiện Kế hoạch; Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát nội dung hoạt động của các huyện, thành phố, các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch.

Chủ trì xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động, chống HIV/AIDS tại tỉnh Sơn La, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai kế hoạch. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS về tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch.

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

2. Sở Tài chính

Tham mưu về cơ chế, chính sách để tổ chức triển khai Kế hoạch.

Phối hợp với Sở Y tế thẩm định dự toán, cân đối, đề xuất tổng dự toán Ngân sách tỉnh hàng năm cho công tác phòng chống HIV/AIDS để đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2030.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động cho công tác phòng, chống HIV/AIDS theo quy định

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tổng hợp các chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.

Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chng HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu về đề xuất về cơ chế, chính sách tài chính, đảm bảo nguồn kinh phí chi cho các cơ quan báo, đài thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại chúng.

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các ban, ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các cơ sở; chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí xây dựng kế hoạch chi tiết công tác thông tin, truyền thông HIV/AIDS đảm bảo thường xuyên liên tục.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học.

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu về cơ chế, chính sách tài chính, chi cho phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường.

Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các trường học tuyên truyền giáo dục công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế các huyện tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp cho cán bộ, giáo viên, học sinh về phòng, chống HIV/AIDS và lễ ra quân truyền thông ngày thế giới phòng, chống HIV hàng năm.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc; chú trọng dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng là lao động nữ và nhóm lao động di biến động dễ bị tổn thương; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV;

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội xây dựng các chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng HIV/AIDS; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nghề và tuyển dụng người lao động bị nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, vợ hoặc chồng người nhiễm HIV vào làm việc.

7. Bảo hiểm Xã hội tỉnh

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khi có chỉ đạo của cấp trên.

Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV thông qua hệ thống bảo hiểm y tế.

8. Các sở, ngành, cơ quan khác của tỉnh

Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hp pháp khác theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người vào kế hoạch công tác, bao gồm cả kế hoạch kinh phí thường xuyên của các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị.

9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức Chính trị - Xã hội, tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp trong tỉnh

Chủ động triển khai Kế hoạch này theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình.

Phối hợp với các ngành có liên quan khác tăng cường huy động các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.

Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở các cơ sở.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

Rà soát thống kê các điểm triển khai dự án viện trợ quốc tế, đề xuất cắt giảm các hoạt động không hiệu quả, tập trung cho các hoạt động dự phòng và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo duy trì tính bền vững của chương trình.

Chủ động đầu tư, bố trí ngân sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 của huyện.

Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí có hiệu quả, không để thất thoát, thực hành thanh toán, quyết toán theo quy định và tài chính hiện hành.

11. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

Kinh phí thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn:

- Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc chương trình mục tiêu y tế - dân số;

- Ngân sách Quỹ BHYT chi cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS;

- Ngân sách địa phương chi cho phòng, chống HIV/AIDS;

- Nguồn viện trợ quốc tế và các nguồn hp pháp khác.

Trên đây là Kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức, triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (B/c);
- TT: T
nh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tnh;
- Đoàn TNCSHCM tỉnh; Hội LHPN tỉnh; Liên đoàn lao động t
nh; Hội Nông dân tỉnh;
- Cục PC HIV/AIDS - Bộ Y tế;
- Các sở, ban, ngành: LĐ-TB&XH; Y tế; GD&ĐT; TT&TT; Tài chính; KH&ĐT; BCHQS tỉnh; BCH BĐBP tỉnh; Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX
_S.Hùng, (45b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thủy

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP KINH PHÍ KẾ HOẠCH THEO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỪNG NĂM
(Kèm theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Tổng

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2,029

2030

TNG CỘNG

537,901

30,901

34,678

38,927

43,516

48,643

54,185

60,350

67,019

74,414

85,270

I

Dự phòng lây nhiễm HIV

235,100

6,093

8,843

11,926

15,377

19,228

23,519

28,289

33,583

39,449

48,794

1

Điều trị Methadone

66,689

2,706.8

3,364.9

4,097.6

4,911.9

5,815.4

6,816.2

7,923.2

9,146.1

10,495.2

11,411.2

2

Điều trị Buprenorphine.

142,499

1,980.8

3,869.5

5,997.2

8,387.3

11,064.8

14,057.4

17,394.6

21,108.9

25,235.4

33,402.9

3

Phân phát Bơm kim tiêm

20,542

1,115.2

1,276.3

1,453.8

1,649.0

1,863.6

2,099.2

2,357.7

2,641.0

2,951.4

3,134.4

4

Bao cao su cho đối tượng nghiện chích ma túy

1,326

72.0

82.4

93.8

106.4

120.3

135.5

152.2

170.5

190.5

202.3

5

Cung cấp BCS cho PNBD

1,413

76.1

87.1

99.2

112.5

127.2

143.3

160.9

180.3

201.5

224.7

6

Bao cao su + chất bôi trơn cho Nam quan hệ tình dục đồng giới

1,255

67.6

77.4

88.1

100.0

113.0

127.3

143.0

160.1

179.0

199.6

7

BCS và CBT cho đối tượng chuyển giới

41

2.2

2.5

2.9

3.3

3.7

4.2

4.7

5.3

5.9

6.6

8

Cung cấp BCS cho PLWHA (Nhóm NCC)

1,336

72.0

82.4

93.8

106.4

120.3

135.5

152.2

170.5

190.5

212.4

II

Chăm sóc và điều trị toàn diện

256,985

20,495

21,507

22,568

23,682

24,850

26,076

27,362

28,710

30,125

31,609

1

Thuốc ARV

141,501

11,200.8

11,772.3

12,372.6

13,003.1

13,665.4

14,361.0

15,091.5

15,858.8

16,664.6

17,510.8

2

Thuốc nhiễm trùng cơ hội

16,638

1,343.8

1,406.4

1,472.0

1,540.6

1,612.5

1,687.6

1,766.3

1,848.6

1,934.8

2,025.0

3

Khám và các xét nghiệm

96,234

7,785.1

8,145.4

8,522.3

8,916.7

9,329.3

9,761.0

10,212.6

10,685.2

11,179.5

11,696.8

4

PreP

1,474

77.8

90.3

103.8

118.4

134.1

150.9

169.0

188.5

209.3

231.6

5

PEP

1,139

87.3

92.4

97.7

103.4

109.1

115.7

122.4

129.3

136.8

144.6

III

Theo dõi, giám sát và đánh giá

20,009

1,900

1,879

1,946

1,935

2,004

1,992

2,064

2,052

2,125

2,113

1

Xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tại nhà

1,229.2

115.0

116.7

118.4

120.1

121.9

123.7

125.5

127.4

129.3

131.2

2

Xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế

18,564.9

1,736.2

1,761.9

1,787.9

1,814.4

1,841.3

1,868.5

1,896.2

1,924.2

1,952.7

1,981.6

3

Giám sát trọng điểm HIV

214.6

48.6

-

39.7

 

40.9

 

42.1

 

43.3

 

IV

Tăng cường năng lực hệ thng

25,808

2,414

2,450

2,486

2,523

2,560

2,598

2,636

2,675

2,714

2,754

1

Công nghệ thông tin

4,632.0

433.2

439.6

446.1

452.7

459.4

466.2

473.1

480.1

487.2

494.4

2

Tập huấn, vận động chính sách

6,993.6

654.4

664.1

673.8

683.7

693.7

703.9

714.2

724.6

735.3

745.9

3

Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật

14,182.3

1,326.3

1,345.9

1,365.9

1,386.1

1,406.6

1,427.4

1,448.5

1,470.0

1,491.7

1,513.9

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 243/KH-UBND ngày 29/12/2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


795

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.149.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!