ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6929/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày 22
tháng 10 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TỈNH BẾN TRE NĂM 2022
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp
càn thiết và quan trọng để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu triển khai chương
trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và Bộ Y tế, trong thời gian qua các tỉnh, thành phố đã tích cực,
chủ động triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả
và theo đúng quy định, hướng dẫn đã ban hành. Đến hết ngày
20/10/2021, Bến Tre đạt tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc
xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên là 61,99%.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp
tục mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác
nhau (vắc xin mRNA, vắc xin bất hoạt...). Một số loại vắc xin phòng COVID-19
theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em. Các kết quả
nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy vắc xin có hiệu quả phòng bệnh tương
tự như ở người lớn và người cao tuổi. Hiện nay có nhiều quốc
gia trên thế giới đã triển khai tiêm vắc xin phòng COVID- 19 cho trẻ em. Để từng
bước tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin phòng COV1D-19 Bộ
Y tế đề nghị triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ
em.
Để kịp thời tiếp nhận và sử dụng vắc
xin từ các nguồn cung ứng, Bến Tre xây dựng kế hoạch sử dụng
vắc xin cho trẻ từ 3 tuổi lên và người lớn, trong đó bao gồm
việc tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 cho người đã tiêm đủ liều vắc xin trong năm
2022 như sau:
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số
03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày
06/4/2016;
Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày
12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định
104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Thông tư số 38/2017/TT-B YT ngày
17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng
phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;
Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai
chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022;
Công văn số 8616/BYT-DP của Bộ Y tế,
ngày 12/10/2021 về việc nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 tháng 10-12/2021 và xây
dựng kế hoạch năm 2022;
Căn cứ công văn số 8688/BYT-DP của Bộ
Y tế, ngày 14/10/2021 về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu chung
Phòng chống dịch chủ động bằng việc sử
dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cộng đồng trên địa bàn
tỉnh Bến Tre.
2. Mục tiêu cụ thể:
- 95% đối tượng nguy cơ và cộng đồng
được tiêm chủng đủ mũi vắc xin theo từng đợt phân bổ vắc xin.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng
vắc xin phòng COVID-19.
3. Yêu cầu
- Tiếp nhận, cung ứng kịp thời, đầy đủ
vắc xin phòng COVID-19 có chất lượng cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng
theo đúng lộ trình.
- Tổ chức tiêm chủng đảm bảo thuận lợi,
chất lượng, an toàn theo quy định.
- Đảm bảo người dân được tiếp cận vắc
xin đầy đủ và công bằng trên cơ sở đồng thuận của từng cá nhân.
- Huy động tối đa các lực lượng đủ điều
kiện, năng lực tổ chức tiêm chủng bao gồm các cơ sở y tế công tư trên địa bàn tỉnh
Bến Tre tham gia thực hiện.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban,
ngành, chính quyền địa phương các cấp, trong công tác tổ chức tiêm chủng cho cả
cộng đồng.
IV. KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI
1. Nguyên tắc
- Triển khai tại tất cả các xã, phường,
thị trấn (gọi chung là xã) trên toàn tỉnh.
- Sử dụng đồng thời tất cả các loại vắc
xin đủ điều kiện từ các nguồn cung ứng khác nhau để tăng độ bao phủ của vắc
xin cho người dân.
- Đảm bảo tiêm hết số lượng vắc xin
trước khi hết hạn sử dụng tránh để lãng phí trong tiêm vắc xin.
- Huy động hệ thống chính trị tham
gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng bao gồm các cơ sở
trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính trị -
xã hội, các ban, ngành, đoàn thể bao gồm Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ... hỗ trợ
triển khai tiêm chủng.
- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ sử dụng
vắc xin cao cho người trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc
xin phòng COVID-19 (đạt trên 95%).
- Đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.
2. Thời gian:
Trong năm 2022 (ngay sau khi tiếp nhận
vắc xin theo từng đợt phân bổ từ trung ương).
3. Đối tượng triển
khai và dự kiến vắc xin:
Trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn;
trong đó bao gồm việc tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 cho người đã tiêm đủ liều vắc
xin.
- Tổng số trẻ từ 3 - 17 tuổi: 263.314
trẻ.
- Tổng số vắc xin cần tiêm trẻ em:
579.291 liều.
- Tổng số người từ 18 tuổi trở lên
tiêm nhắc mũi 3, mũi 4: 980.652 người.
- Tổng số vắc xin cần tiêm người từ
18 tuổi trở lên tiêm nhắc mũi 3, mũi 4: 2.157.434 liều.
Trẻ
từ 3-11 tuổi
|
Trẻ
từ 12-15 tuổi
|
Trẻ
từ 16-17 tuổi
|
Người
từ 18 tuổi trở lên tiêm nhắc mũi 3, mũi 4
|
Số
lượng (người)
|
Nhu
cầu vắc xin (liều)
|
Số
lượng (người)
|
Nhu
cầu vắc xin (liều)
|
Số
lượng (người)
|
Nhu
cầu vắc xin (liều)
|
Số
lượng (người)
|
Nhu
cầu vắc xin (liều)
|
158,868
|
349,510
|
71,883
|
158,143
|
32,563
|
71,639
|
931,620
|
2,049,564
|
4. Phạm vi triển
khai
Toàn tỉnh Bến Tre
5. Hình thức triển
khai
- Tổ chức tiêm chủng chiến dịch tại
các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại
các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động).
- Ban Chỉ đạo các cấp, Thủ trưởng các
đơn vị chỉ đạo công tác tổ chức lập danh sách đối tượng và phê duyệt danh sách
đối tượng. Các đối tượng tiêm phải đúng theo nguyên tắc ưu tiên.
- Cơ sở tiêm chủng tổng hợp danh sách
đối tượng tiêm chủng và thông báo số lượng cho Trung tâm Y tế huyện/thành phố...
6. Lộ trình triển
khai
Các đợt tiêm chủng sẽ được triển khai
căn cứ theo tiến độ cung ứng vắc xin thực tế. Bộ Y tế hướng
dẫn cụ thể theo từng đợt.
7. Công tác truyền
thông
Thực hiện hoạt động thông tin, truyền
thông nhằm mục đích để người dân hiểu rõ về: lợi ích của vắc xin, mục tiêu, đối
tượng, địa bàn, phương thức triển khai tiêm vắc xin đợt này, những phản ứng có
thể xảy ra sau tiêm, theo dõi phát hiện phản ứng sau tiêm chủng.
8. Tiếp nhận, bảo
quản, cấp phát vắc xin, vật tư tiêm chủng
- Việc tiếp nhận, bảo quản vắc xin, vật
tư tiêm chủng thực hiện theo đúng các quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định về hoạt động
tiêm chủng.
- Số lượng vắc xin, bơm tiêm và hộp an
toàn nhập kho và xuất kho tại tất các tuyến sẽ được ghi và theo dõi qua sổ quản
lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao (theo quy
định ...). Sổ quản lý xuất nhập vắc xin sẽ được cập nhật theo quy định tại tất
cả các tuyến.
- Sử dụng trang thiết bị trong TCMR
thường xuyên để tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin COVID-19 tại tất cả các
tuyến. Việc vận chuyển vắc xin phải được thực hiện bởi cán
bộ được đào tạo hướng dẫn bảo quản vắc xin. Trong quá trình vận chuyển bảo quản vắc xin tại các tuyến phải có thiết bị theo dõi nhiệt độ.
- Tuyến tỉnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh tiếp nhận và bảo quản vắc xin phòng COV1D-19 tại kho tỉnh và thực hiện
cấp phát vắc xin
- Tuyến huyện, thành phố: Tiếp nhận
và bảo quản vắc xin phòng COVID- 19 tại kho huyện, thành phố và thực hiện cấp phát vắc xin cho điểm tiêm chủng ngay trong buổi tiêm.
- Điểm tiêm chủng: Nhận vắc xin từ
kho huyện/thành phố, bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm.
9. Giám sát, xử
trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng
- Thực hiện giám sát, xử trí sự cố bất
lợi sau tiêm chủng theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế.
- Các cơ sở phải tổ chức theo dõi,
giám sát chặt các trường hợp được tiêm vắc xin COVID-19 để phát hiện sớm các trường hợp bất thường, xử
trí kịp thời.
- Để phòng phản ứng
phản vệ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin phòng Covid19. Để
tránh mất thời gian lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc hộp thuốc vì diễn
biến phản ứng phản vệ rất nhanh, yêu cầu mỗi bàn tiêm chủng trước khi tiêm vắc
xin và tại khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chủng phải chuẩn bị và xử trí như sau:
+ Chuẩn bị sẵn 01 Bơm tiêm có chứa
dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml
vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).
+ Khi thấy một trong các dấu hiệu của
phản vệ (khó thở, vật vã, phù nhanh, mạch nhanh nhỏ, đau quặn bụng, ...) tiêm
ngay 0,5 mg Adrenalin tiêm bắp (ưu tiên mặt trước bắp cơ đùi), sau đó theo dõi
và xử trí theo Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư số
51/2017/TT-BYT .
+ Kết thúc buổi tiêm
chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch
Adrenalin 1mg/1ml.
- Tại các điểm tiêm chủng cần phân
công nhân viên y tế chịu trách nhiệm theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng
sau tiêm chủng (nếu có) sẵn sàng các phương tiện cấp cứu tại chỗ, hộp thuốc cấp
cứu phản vệ. Có sẵn phương án phân công cụ thể người hỗ trợ cấp cứu, đội cấp cứu
lưu động, phương tiện vận chuyển bệnh nhân khi cần thiết.
- Theo dõi người được tiêm chủng ít
nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để
theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong
vòng 28 ngày sau tiêm chủng.
- Bệnh viện và Trung tâm Y tế cấp huyện,
thành phố: Tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ điểm tiêm. Bệnh viện
đa khoa tuyến tỉnh dự phòng 6 một cơ số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định
(tối thiểu 5 giường/BV) để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
- Bệnh viện, Bệnh xá, cơ sở y tế...
thuộc các ngành: Bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ,
phương án hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận
trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo
cáo trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến. Tổng hợp
báo cáo theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 2016 của Chính phủ và Điều 14, 15, 16 Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12
tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế.
- Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng
vắc xin: Quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân theo Thông tư
51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn
đoán và xử trí phản vệ.
- Phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị
với dự phòng và các trạm Y tế để chủ động theo dõi, giám sát
phản ứng sau tiêm chủng. Các phản ứng nặng cần được thông báo và phối hợp chặt
chẽ với các bác sĩ tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện để được xử trí kịp thời.
Ghi chép, báo cáo phản ứng sau tiêm chủng bao gồm các phản ứng thông thường và
tai biến nặng. Các trường hợp tai biến nặng được điều tra và báo cáo theo quy định.
10. Quản lý bơm
kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng
Các cơ sở tiêm chủng, có phương án
thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định: Thực
hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản
lý chất thải y tế, công văn số 102/MT-YT ngày 04 tháng 03 năm 2021 của Cục Quản
lý môi trường y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID19 và các văn bản có liên quan.
11. Hoạt động kiểm
tra, giám sát, tổng hợp báo cáo
- Ban chỉ đạo các cấp phân công thành
viên phụ trách và trực tiếp đi kiểm tra, giám sát các đơn vị, địa phương triển
khai thực hiện trước và trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh,
Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức giám sát thường xuyên các hoạt động chuyên
môn.
- Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin bao gồm điều tra đối
tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng,
phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có),...
- Kiểm tra, giám sát trong triển
khai: Giám sát quy trình tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng
(khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm),...
- Kiểm tra, giám sát sau triển khai:
Giám sát phản ứng sau tiêm vắc xin đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, ghi chép,
thống kê báo cáo,...
- Công tác thông tin, báo cáo:
+ Các cơ sở thực hiện tiêm hoàn thiện
báo cáo gửi về Trung tâm Y tế huyện, thành phố tổng hợp báo cáo về Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổng hợp kết quả về Ban chỉ đạo
tỉnh và Sở Y tế.
+ Cơ sở tiêm chủng của Bệnh viện báo
cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre.
+ Hình thức báo cáo kết quả hàng ngày
bằng Email về cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật)
trước 15h00’ hàng ngày. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổng hợp báo cáo BCĐ
tỉnh và Bộ Y tế vào 16 giờ 00 phút hàng ngày.
+ Kết thúc chiến dịch tổng hợp báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm.
12. Kinh phí: Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
- Kinh phí trung ương chi theo quy định
hiện hành.
- Kinh phí địa phương chi theo quy định
hiện hành.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của
tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Chỉ đạo chiến
dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kế
hoạch phân bổ vắc xin COVID-19 của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo, điều hành phối hợp giữa
các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố trong triển khai
thực hiện Kế hoạch phân bổ vắc xin COVID-19 trên toàn tỉnh nhằm huy động nguồn
lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch này.
- Tổ chức họp, giao ban khi cần thiết
để kiểm điểm, đánh giá tình hình, đề ra các biện pháp xử
lý kịp thời các tình huống phát sinh khi triển khai tiêm chủng. Ban hành các
Quyết định trong trường hợp khẩn cấp.
- Theo dõi sát, đánh giá tình hình an
toàn tiêm chủng và kịp thời đề xuất UBND tỉnh các biện pháp xử lý phù hợp.
- Tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm
tra các Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 các cấp và
địa phương thực hiện kế hoạch này.
2. Sở Y tế
- Chủ trì và phối hợp với các sở,
ban, ngành, đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế xây dựng Kế
hoạch tiêm chủng theo số lượng vắc xin phòng COVID-19 được phân bổ.
- Phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị
liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế thuộc thẩm
quyền quản lý thực hiện các hoạt động chuyên môn trong tổ chức tiêm vắc xin
phòng COVID-19, đảm bảo chất lượng, an toàn, đúng tiến độ.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên
quan theo dõi, giám sát hoạt động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19, kịp thời nắm bắt, giải quyết các khó khăn vướng mắc, sự cố trong
quá trình tổ chức hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh biện
pháp xử lý (nếu có).
- Cung cấp tài liệu chuyên môn cho
các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể phục vụ cho công tác
truyền thông, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, lợi ích của tiêm vắc xin
Covid-19.
- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh thành
lập đoàn kiểm tra, giám sát tại các địa phương có tổ chức triển khai thực hiện
tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19.
- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo tiến độ triển khai hoặc khi có yêu cầu;
báo cáo ngay các vấn đề bất lợi phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Sở Tài chính
- Phối hợp Sở Y tế tham mưu giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn ngân sách đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh phí cho
các hoạt động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh.
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị
liên quan về thủ tục, quy trình để sử dụng kinh phí thực hiện tiêm vắc xin
phòng COVID-19 thuận lợi, nhanh chóng và đúng quy định.
4. Sở Thông tin
và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Khởi
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch
truyền thông và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại
chúng của tỉnh tham gia công tác tuyên truyền trước và trong thời gian tổ chức
tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Hỗ trợ địa phương sử dụng Nền tảng
quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng
Covid-19.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện
theo hướng dẫn.
5. Công an tỉnh
Phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ
trợ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm
tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc
tích cực hỗ trợ thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn quản
lý.
6. Các sở, ban,
ngành tỉnh
- Lập danh sách đối tượng tiêm vắc
xin phòng COVID-19 thuộc quản lý của đơn vị theo đối tượng của kế hoạch; phối hợp
tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch cụ thể của ngành y tế, đảm bảo
các đối tượng được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng tiến độ.
- Phối hợp, hỗ trợ ngành y tế thực hiện
các hoạt động trong kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
- Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ,
nhân viên trong ngành, đoàn thể hiểu biết về lợi ích, hiệu quả của chiến dịch đế
phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cho cộng đồng.
7. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên
truyền vận động người dân biết để thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược tiêm
vắc xin phòng COVID-19 của tỉnh. Đồng thời thực hiện vai
trò giám sát việc triển khai thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn
phụ trách.
8. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này theo tình
hình thực tế của địa phương và số lượng vắc xin được phân bổ.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn
vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Ban điều hành TCMR QG;
- TT. TU (B/cáo);
- TT. HĐND tỉnh (B/cáo);
- CT, các PCT-UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Thành viên BCĐ PC Covid-19 tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó CVP (KGVX);
- Phòng: KGVX, TH, CTTĐT;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Tam
|