ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5519/KH-UBND
|
Bình Dương, ngày 28 tháng 10 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ
TỪ 12-17 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2021
I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Nghị định
số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Thông tư số
34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của
Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động
tiêm chủng;
- Công văn số
102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc hướng dẫn quản
lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID- 19;
- Quyết định
số 4355/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn tạm thời
khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;
- Căn cứ
Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
II. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung
Đảm bảo chủ
động tổ chức tiêm miễn phí vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng trẻ em từ
12-17 tuổi chưa tiêm mũi 1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêm chủng an toàn, đạt
chất lượng và đúng tiến độ.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đạt
100% số đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi trong các trường học công lập và ngoài công
lập, các cơ sở bảo trợ xã hội, các địa phương.
- Phấn đấu đạt
100% số đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi chưa tiêm mũi 1 và tiêm mũi 2 từ sau 21
ngày trở lên (nếu cha mẹ trẻ đồng ý và ký cam kết);
- Tiếp nhận,
cung ứng kịp thời và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, tại cơ sở tiêm chủng
trên địa bàn tỉnh;
- Đảm bảo an
toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
III.
ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Đối tượng: vắc xin được cấp và tiêm miễn phí cho các đối
tượng như sau:
Trẻ từ 12-17
tuổi trong các trường học công lập và ngoài công lập, các cơ sở bảo trợ xã hội,
các địa phương.
2. Thời
gian triển khai:
- Lập danh
sách chi tiết: danh sách đã được lập từ các trường học, đơn vị, địa phương đúng
theo đối tượng.
- Nhận vắc
xin và chuyển đến tuyến huyện: Ngay sau khi nhận vắc xin phân bổ tiêm cho trẻ
em từ Bộ Y tế.
-Tổ chức triển
khai chiến dịch đồng loạt vào cuối tháng 10/2021.
3. Loại vắc
xin:
- Vắc xin được
Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi 12-17, theo hướng dẫn của nhà sản xuất
và Bộ Y tế.
- Vắc xin sử
dụng 02 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vắc xin.
IV. PHƯƠNG THỨC, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC TIÊM
1. Phương
thức triển khai:
- Tổ chức
tiêm theo hình thức tiêm chiến dịch ngắn ngày.
- Triển khai
đồng loạt tại các khu vực phù hợp: Trường học, các cơ sở bảo trợ xã hội, riêng
các trẻ không đến trường sẽ tiêm tại Trung tâm Y tế tuyến huyện hoặc Trạm y tế
tuyến xã (khảo sát thiết lập trước nếu đủ điều kiện).
- Thông báo
cho các Trường học, các cơ sở bảo trợ xã hội mời, vận động các đối tượng (theo
danh sách điều tra trước đó) ra tiêm vắc xin COVID-19 theo các khung giờ trong
ngày đảm bảo các tiêu chí phòng chống dịch và hạn chế tối đa sự hao phí vắc
xin.
2. Nhân lực
và địa điểm tiêm:
- Tuyến tỉnh
Lực lượng hỗ
trợ: Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Thông tin truyền
thông, Viettel Bình Dương ...
- Tuyến huyện:
+ 09 TTYT
huyện, thị xã, thành phố và các phòng khám...
+ Bệnh viện
ngoài công lập trên địa bàn. (có bảng phụ lục đơn vị được tham gia tiêm ngừa)
- Tuyến xã:
91 trạm y tế xã/phường/thị trấn và có thể triển khai các điểm tiêm lưu động (nếu
cần).
- Lực lượng
hỗ trợ ngoài tỉnh: Các Đoàn hỗ trợ ngoại tỉnh.
V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Kiện toàn hệ thống tổ chức
- Các địa
phương/đơn vị kiểm tra, rà soát lại các điểm tiêm của địa phương/đơn vị để đảm
bảo tổ chức điểm tiêm an toàn, đúng với các quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Trang thiết
bị vật tư cho các đoàn tiêm chủng lưu động phải được đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu
tối thiểu để triển khai.
2. Lập danh sách đối tượng tiêm
Trường học,
các cơ sở bảo trợ xã hội, đơn vị, địa phương triển khai đăng ký danh sách. Danh
sách phải đủ các thông tin theo mẫu: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, số
CMND/thẻ căn cước công dân (nếu có), mã số bảo hiểm y tế ...
3. Tập huấn
- Sở Y tế cập
nhật, phổ biến các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo mới của Chính phủ, Bộ Y tế, Dự
án tiêm chủng Quốc gia trong tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho các đơn vị trong
thời gian trước khi triển khai Kế hoạch tiêm.
- Triển khai
các hoạt động tập huấn khác bằng văn bản, điện thoại trực tiếp, Zalo (nếu có).
4. Truyền thông
4.1. Thời
gian: từ ngày 25/10/2021 đến 31/10/2021
4.2. Nội
dung truyền thông:
- Mục đích,
ý nghĩa, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thực hiện tốt “Thông
điệp 5K” của Bộ Y tế.
- Mục tiêu,
đối tượng, địa bàn, phương thức triển khai tiêm vắc xin đợt này.
- Chỉ định,
chống chỉ định của vắc xin, phản ứng có thể gặp phải và hướng xử lý sau tiêm chủng.
- Những điều
cần lưu ý trước và sau khi đi tiêm vắc xin Covid-19.
4.3 Hình
thức: Khoa truyền thông giáo
dục sức khỏe của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Đài phát thanh
truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương hỗ trợ truyền thông trong đợt tiêm này.
5. Công tác hậu cần
5.1. Tiếp
nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin, vật tư tiêm chủng
5.1.1.
Tuyến tỉnh
Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận vắc xin, bơm kim tiêm 0,5 ml, 1 ml và hộp an toàn
từ Viện Pasteur theo phân bố nếu có và thực hiện bảo quản tại kho tỉnh, trường
hợp không đủ thì phải chủ động đề xuất kịp thời cấp thẩm quyền quyết định.
Thực hiện cấp
phát vắc xin COVID-19, vật tư cho Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố trước
khi tổ chức tiêm.
5.1.2.
Tuyến huyện
Vắc xin được
chuyển về kho Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố đề bảo quản và cấp phát
cho đơn vị, bệnh viện/phòng khám/điểm tiêm trên địa bàn tối thiểu trước 01 ngày
triển khai tiêm (đối với các cơ sở có đủ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin theo
đúng quy định) hoặc ngay trước buổi tiêm (đối với các cơ sở chưa có đủ hệ thống
dây chuyền lạnh) đế thực hiện tiêm chiến dịch.
Vắc xin còn
tồn cuối đợt tiêm, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tổ chức thu hồi, bảo
quản theo đúng quy định và lên kế hoạch tiêm vét hoặc lưu trữ lại để tiêm lần
2 cho các đối tượng.
5.1.3.
Tuyến xã hoặc cơ sở được phép tiêm chủng
Nhận vắc xin
từ tuyến huyện, bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm trường học hoặc
cơ sở được phép tiêm chủng trong buổi tiêm chủng.
Số lượng vắc
xin, BKT và hộp an toàn nhập kho và xuất kho tại tất cả các tuyến sẽ được ghi
vào theo dõi qua sổ quản lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao (theo
quy định ...). Sổ quản lý xuất nhập vắc xin được cập nhật hàng tháng tại tất cả
các tuyến.
5.2. Dự
trù số vắc xin và vật tư tiêm chủng
- Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhận: vắc xin, vật tư tiêm chủng để phân bổ vắc
xin phòng COVID-19 cho các đơn vị/địa phương như sau:
Bảng 1. Dự kiến nhu cầu vắc xin COVID-19 tiêm chủng tại
các trường, đơn vị
TT
|
Địa phương/Cơ sở
|
Số đối tượng dự kiến (người)
|
Số lượng vắc xin dự kiến (liều)
|
Số BKT (cái)
|
Hộp an toàn (cái)
|
1
|
Phòng Giáo
dục Thủ Dầu Một
|
33,151
|
66,302
|
66,302
|
663
|
2
|
Phòng Giáo
dục Thuận An
|
25,248
|
50,496
|
50,496
|
504
|
3
|
Phòng Giáo
dục Dĩ An
|
24,229
|
48,458
|
48,458
|
484
|
4
|
Phòng Giáo
dục Tân Uyên
|
18,789
|
37,578
|
37,578
|
375
|
5
|
Phòng Giáo
dục Bắc Tân Uyên
|
3,730
|
7,460
|
7,460
|
74
|
6
|
Phòng Giáo
dục Bến Cát
|
15,150
|
30,300
|
30,300
|
303
|
7
|
Phòng Giáo
dục Bàu Bàng
|
5,856
|
11,712
|
11,712
|
117
|
8
|
Phòng Giáo
dục Phú Giáo
|
9,920
|
19,840
|
19,840
|
198
|
9
|
Phòng Giáo
dục Dầu Tiếng
|
8,313
|
16,626
|
16,626
|
166
|
10
|
Cơ sở Bảo
trợ XH-Sở Lao động, TB &XH
|
252
|
504
|
504
|
5
|
11
|
Cơ sở Giáo
dục nghề nghiệp - Sở Lao động, TB &XH
|
6,707
|
13,414
|
13,414
|
134
|
12
|
Các trẻ
không đến trường và đối tượng khác
|
28,655
|
57,310
|
57,310
|
577
|
Tổng cộng
|
180,000
|
360,000
|
360,000
|
3,600
|
5.3. In ấn,
cấp phát biểu mẫu điều tra danh sách các đối tượng
Trung tâm y
tế các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai tiêm chủng, tự cân
đối kinh phí phòng chống dịch để thực hiện in ấn các loại biểu mẫu (phiếu tiêm
chủng vắc xin phòng Covid-19 và phiếu xác nhận đã tiêm) chiến dịch tiêm chủng vắc
xin Covid-19 đợt này tại địa phương.
6. Tổ chức tiêm chủng
6.1. Hướng
dẫn tổ chức buổi tiêm
6.1.1.
Hình thức tiêm
- Tiêm vắc
xin cho các đối tượng đã nêu trên.
- Sử dụng hệ
thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, cơ sở tiêm chủng dịch vụ công lập và ngoài
công lập để tổ chức tiêm chủng.
- Tổ chức
theo hình thức tiêm chiến dịch trong thời gian ngắn nhất tiêm tại các điểm tiêm
cố định và các điểm tiêm lưu động.
6.1.2. Tổ
chức buổi tiêm
Thực hiện tốt
công tác tiêm vắc xin COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng và các biện pháp
phòng chống lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong bối cảnh dịch COVID-19, các địa
điểm tổ chức tiêm chủng tự xây dựng kế hoạch buổi tiêm phù hợp tại đơn vị, tại
các khu công nghiệp và tại các địa điểm phù hợp đặt điểm tiêm với những nội
dung cụ thể như sau:
a. Lập
kế hoạch buổi tiêm chủng
+ Lập danh
sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo không quá 20 người/điểm
tiêm chủng trong cùng thời điểm, số đối tượng tiêm được tùy theo năng lực của từng/bàn
tiêm/buổi tiêm chủng.
b.
Sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng
+ Sử dụng
phiếu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
+ Sau khi tư
vấn, đối tượng đồng ý tiêm cần kí xác nhận đồng ý tiêm vắc xin phòng COVID-19,
đồng thời có giấy đồng ý của cha, mẹ/người giám hộ ký xác nhận “Phiếu đồng ý
tham gia tiêm chủng vắc xin Covid-19” đã gửi trước đó.
Chú ý: Đối tượng đi tiêm
chủng không nằm trong diện nghi ngờ đang nhiễm SARS-COV-2 hay có tiền sử tiếp
xúc gần với ca bệnh COVID-19 trong vòng 21 ngày; những người đang ốm, sot hoặc
có biểu hiện viêm long đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đi tiêm chủng đợt
này.
c. Bố
trí điểm tiêm chủng
+ Trường học
phải tự bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngôi chờ và đảm bảo
khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng.
+ Bố trí điểm
tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách tôi thiêu 2 mét giữa các
bàn/vị trí tiêm chủng.
+ Bố trí
thêm diện tích, phòng theo dõi sau tiêm chủng 15-30 phút để đảm bảo khoảng cách
tối thiểu 2 mét giữa các đối tượng.
+ Cán bộ y tế
và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu
trang, kính chắn giọt bắn, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành
kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.
- Quản lý
thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 bằng Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử
- Trong trường
hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiếp
xúc gần với trường hợp COVD-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi tiêm chủng
và thực hiện quản lý các trường hợp này theo quy định.
d. Sau
tiêm chủng
+ Hướng dẫn
các đối tượng sau tiêm vắc xin cần theo dõi tối thiểu 15-30 phút tại điểm tiêm
và tiếp tục theo dõi 7 ngày sau tiêm. Thông báo rõ số điện thoại cần liên hệ để
báo cáo các phản ứng sau tiêm (nếu có).
+ Rà soát
các đối tượng chưa được tiêm/hoãn tiêm, tổng hợp danh sách và nêu lí do cụ thể
từng trường hợp có tên trong danh sách nhưng chưa được tiêm. Hẹn ngày tiêm vét
cụ thể cho từng đối tượng phù hợp theo chỉ đạo tuyến trên.
+ Các điểm
tiêm chủng vắc xin COVID-19 chịu trách nhiệm bố trí cán bộ cấp giấy xác nhận đã
tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng đã tiêm và nhập liệu, quản lý thông tin
đối tượng được tiêm tại cơ sở để cập nhật vào phần mềm theo quy định của Bộ Y tế.
6.2. Giám
sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng
6.2.1.
Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng
Giám sát chủ
động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
Khi xảy ra
trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, báo cáo và thông báo kết quả điều tra,
xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị
định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.
6.2.2. Giám
sát định kỳ
Theo dõi,
giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Nghị
định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư 34/2018/TT-BYT
ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.
6.2.3. Hội
đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng
vắc xin
Hội đồng tư
vấn chuyên môn tuyến tỉnh tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT
ngày 18/09/2018 và Thông tư 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của
Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, đã được đào tạo, tập huấn hàng năm về
các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử
dụng vắc xin.
6.2.4. Xử
trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin
Thực hiện
quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày
29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình
phải được tập huấn lại cho các cán bộ tiêm chủng trước khi triển khai tiêm vắc
xin COVID-19 tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.
6.3. Công
tác đảm bảo an toàn tiêm chủng
- Bố trí các
trang thiết bị cấp cứu tại điểm tiêm chủng để xử lý kịp thời các trường hợp phản
ứng nặng sau tiêm chủng theo Thông tư số 51 của Bộ Y tế.
- Đảm bảo bảo
quản vắc xin an toàn và chất lượng. Không lấy sẵn vắc xin vào bơm kim tiêm khi
chưa có đối tượng đến tiêm chủng. Không lắc lọ vắc xin trước khi tiêm.
- Thực hiện
nghiêm túc hoạt động khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng theo hướng dẫn của
Bộ Y tế.
6.4. Quản
lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm
Các điểm
tiêm thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNM ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và Công văn số 102/MT-YT của Cục
Quản lý môi trường y tế ngày 4/3/2021 về Hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
7. Hoạt động kiểm tra, giám sát:
- Kiểm tra,
giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống
COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng, truyền thông, lập kế hoạch tổ chức điểm
tiêm chủng, dự trù vắc xin, vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực xử trí cấp cứu
phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).
- Kiểm tra,
giám sát trong triển khai: Giám sát công tác tiếp nhận, bảo quản và phân phối vắc
xin, vật tư tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng
(khám sàng lọc, kĩ thuật tiêm, theo dõi sau tiêm,...), tiến độ triển khai chiến
dịch.
- Kiểm tra,
giám sát sau triển khai: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng
tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo theo quy định.
8. Công tác thống kê, báo cáo
- Báo cáo kết
quả thực hiện trong và sau khi kết thúc chiến dịch tiêm chủng theo các mốc thời
gian sau:
+ Các điểm
tiêm: tổng hợp nhanh số liệu vắc xin, bơm kim tiêm, các vật tư khác sau khi kết
thúc buổi tiêm và báo cáo về Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố trước
14 giờ hàng ngày bằng điện thoại/email để cập nhật tiến độ thực hiện chiến dịch
và bằng văn bản trong vòng 2 ngày sau kết thúc chiến dịch.
+ Trung tâm y
tế các huyện, thị xã, thành phố báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kết
quả tiêm chủng trước 15 giờ hàng ngày qua đường link báo cáo sau:
https://forms.gle/9u4KBXvoo2vYSSJt8 và báo cáo bằng văn bản trong vòng 3 ngày
sau kết thúc chiến dịch để tổng hợp kết quả, theo dõi tiến độ và báo cáo Sở Y tế.
+ Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổng hợp và báo cáo tiến độ thực hiện chiến dịch bằng
email cho Sở Y tế, Viện Pasteur và Văn phòng Chương trình tiêm chủng Quốc gia
([email protected]) trước 17 giờ hàng ngày. Tổng hợp báo cáo kết quả chiến dịch
và báo cáo tuyến trên trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc chiến dịch.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Huy động lực
lượng nhân sự từ cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
- Chỉ đạo
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, BVĐK tỉnh, TTYT các huyện/thị xã/thành phố
và các bệnh viện/ các đơn vị y tế ngoài công lập:
- Tổ chức kiểm
tra, giám sát các hoạt động của các đơn vị, địa phương trong quá trình triển
khai chiến dịch.
- Tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chịu trách
nhiệm hỗ trợ vận chuyển vắc xin được phân bổ về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh,
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.
- Chỉ đạo các
lực lượng quân y của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia các hoạt động của chiến dịch
tiêm chủng.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng Kế
hoạch triển khai tiêm chủng cho tất cả các trường từ lớp 6- 12, ưu tiên tiêm
cho các trẻ lớp lớn rồi hạ dần độ tuổi theo từng đợt vắc xin được phân bổ.
- Cung cấp số
liệu học sinh đang học tại các trường công lập, ngoài công lập và các cơ sở
giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho UBND các huyện, thị, thành phố.
- Chỉ đạo
các Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố lập
Kế hoạch tiêm chủng các trường đóng trên địa bàn.
- Tổng hợp
danh sách các trẻ có bệnh nền cần tiêm tại cơ sở y tế, xây dựng Kế hoạch phối hợp
Bệnh viện đa khoa tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng hoãn tiêm tại điểm tiêm
các trường học.
4. Sở Tài chính
- Đề nghị
tham mưu UBND tỉnh cấp đủ kinh phí cho triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 theo quy định.
- Hướng dẫn
sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo các quy định hiện hành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo việc
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin quản lý toàn bộ chiến dịch tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19 từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân bổ đến khi
tiêm chủng.
- Chỉ đạo việc
ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hồ sơ sức khỏe cá nhân cho tiêm chủng;
xây dựng hệ thống chứng nhận tiêm chủng.
- Phối hợp với
Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổng hợp dữ liệu về nhu cầu,
số lượng, tiến độ vắc xin phòng COVID-19 cho các điểm tiêm chủng và công khai
trên bản đồ số hóa chiến dịch tiêm chủng.
- Chỉ đạo
các cơ quan truyền thông trên địa bàn và hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng
cường tuyên truyền trước và trong thời gian tổ chức các đợt của chiến dịch tiêm
chủng.
- Tăng thời
lượng phát sóng, tin bài tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích của việc tiêm vắc
xin phòng COVID-19; chỉ định, chống chỉ định của vắc xin, phản ứng có thể gặp
phải và hướng xử lý ban đầu các phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng, số điện
thoại và địa chỉ các đầu mối tiếp nhận thông tin ...
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng Kế
hoạch chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong độ tuổi 12-17 của địa phương
trẻ đã nghỉ học (không phải là học sinh), chủ động tiếp nhận vắc xin và tổ chức
thực hiện tiêm hết số vắc xin được phân bổ, đảm bảo an toàn, đúng tiến độ.
- Chỉ đạo
UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành điều tra, thống kê, lập danh sách tổng
thể toàn bộ đối tượng trong độ tuổi 12-17 trên bàn theo đơn vị hành chính và
nơi cư trú đế chuẩn bị sẵn sàng cho các đợt tiêm chủng theo sự chỉ đạo của Ban
Chỉ đạo.
- Chỉ đạo lực
lượng giáo viên tham gia nhập thông tin đối tượng tiêm chủng vào phần mềm quản
lý.
- Thường
xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng trên địa bàn.
- Bố trí
kinh phí cho triển khai chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn.
7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
- Xây dựng kế
hoạch chi tiết từng đợt triển khai tiêm vắc xin phòng COVID- 19 được Bộ Y tế
phân bổ vắc xin trình Sở Y tế phê duyệt;
- Thực hiện
tổng hợp danh sách tiêm chủng của các cơ quan/đơn vị tuyến tỉnh dựa trên danh
sách đăng kí từ các đơn vị và gửi cho các điểm tiêm.
- Tham mưu Sở
Y tế ra quyết định thành lập: các đoàn tiêm chủng lưu động và khảo sát tham mưu
các điểm tiêm chủng lưu động cho phù hợp.
- Tổ chức lớp
tập huấn và cấp giấy chứng nhận cho cán bộ trực tiếp tham gia tiêm chủng vắc
xin phòng Covid-19;
- Tiếp nhận,
bảo quản, cấp phát vắc xin COVID-19 theo phân bổ của Bộ Y tế; tổng hợp, dự trù
những trang thiết bị còn thiếu để xây dựng kế hoạch đáp ứng cho kịp thời, hiệu
quả trong quá trình triển khai.
- Khoa truyền
thông giáo dục sức khỏe - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Đài
phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo chí, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa
bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai truyền thông về lợi ích và tầm quan trọng
của chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 trên các phương tiện thông tin;
- Trung tâm
chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức tiêm chủng, giám sát trong tiêm chủng tại
các điểm tiêm lưu động;
- Phối hợp với
Bệnh viện Y học cổ truyền/ Bệnh viện phục hồi chức năng/ Bệnh viện Đa khoa tỉnh
thành lập đội cấp cứu lưu động tại điểm tiêm của đơn vị nhằm cấp cứu và xử trí
kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng;
- Phối hợp với
các TTYT huyện/thị xã/thành phố theo dõi, giám sát việc triển khai chiến dịch tại
các điểm tiêm chủng;
- Tổng hợp
báo cáo định kì, báo cáo đột xuất theo yêu của tuyến trên.
8. Bệnh viện đa khoa tỉnh
- Phối hợp với
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, rà
soát các đối tượng cần tiêm tại Bệnh viện để xây dựng kế hoạch, nhận vắc xin và
tổ chức triển khai tiêm vét vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng phải tiêm
tại bệnh viện.
- Thông báo
số điện thoại đường dây cấp cứu, thành lập đội cấp cứu lưu động, bố trí diêm tiếp
nhận, xử lý các trường hợp có phản ứng sau khi tiêm vắc xin của đối tượng, đảm
bảo các trường hợp này được xử lý cấp cứu và theo dõi đúng quy định.
- Hỗ trợ các
điểm tiêm chủng lưu động xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm. Tiếp nhận, cấp
cứu và điều trị các trường hợp phản ứng nặng xảy ra sau tiêm chủng.
- Tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
trước 15h00 hàng ngày.
9. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản/ Bệnh viện Phục hồi chức năng/ Bệnh
viện Y học cổ truyền:
- Phân công
nhân lực tham gia các đoàn tiêm chủng cố định và lưu động;
- Hỗ trợ xe
cấp cứu và các trang thiết bị cấp cứu tại điểm tiêm chủng lưu động.
10. Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố
- Xây dựng kế
hoạch tiếp nhận, bảo quản vắc xin và tổ chức tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho
nhóm đối tượng tại địa phương, đúng theo các quy định của Bộ Y tế;
- Bố trí các
điểm tiêm phù hợp với số lượng vắc xin được phân bổ (chủ động tham mưu tuyên
trên huy động các đơn vị tư nhân trên địa bàn có đủ điều kiện tiêm chủng để phối
hợp triển khai tiêm);
- Tham mưu
xin kinh phí địa phương hỗ trợ triển khai đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên
địa bàn huyện/thị xã/thành phố;
- Bố trí
kinh phí đế mua sắm các trang phục phòng chống dịch, kính chắn giọt bắn, găng
tay, khẩu trang, nước sát khuẩn,... tại các điểm tiêm đảm bảo phòng chống
dịch tại các điểm tiêm;
- Xây dựng
các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm nhằm cấp cứu và xử trí kịp thời các
trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.
- Tổng hợp
báo cáo kết quả tiêm vắc xin, vật tư đã sử dụng và số tồn hàng ngày theo quy định
cho tuyến trên.
11. Các cơ Sở y tế được phân công tiêm chủng phòng
COVID-19
- Xây dựng kế
hoạch tiếp nhận, bảo quản vắc xin và tổ chức tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19 tại đơn vị dựa trên cơ sở số lượng vắc xin được phân bổ các đối
tượng ưu tiên của đơn vị và đơn vị khác (nếu có) theo đúng quy định;
- Phối hợp với
Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố thành lập các đội
cấp cứu lưu động, sẵn sàng tiếp nhận và xử trí cấp cứu đối với các trường hợp
phản ứng phản vệ hoặc cấp cứu có liên quan;
- Tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện theo quy định cho tuyến trên.
VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI
1. Kinh phí
Trung ương: Đảm bảo vắc xin phòng COVID-19 cung ứng cho đợt tiêm chủng.
2. Kinh phí
địa phương: kinh phí địa phương chi trả công tiêm, chi cho mua sắm vật tư tiêu
hao, bơm kim tiêm, cồn, gòn gạc, băng keo cá nhân...từ nguồn Kinh phí Phòng chống
dịch năm 2021 theo phân cấp.
Trên đây là
Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi năm 2021
trên địa bàn tỉnh Bình Dương; yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan; UBND các
huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- BYT
(B/C);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, Tùng, TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Lộc Hà
|