Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 54/KH-UBND 2021 tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID 19 tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu: 54/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Đặng Xuân Trường
Ngày ban hành: 26/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 GIAI ĐOẠN 2021 - 2022 CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19; Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021 - 2022; Công văn số 1384/BYT-DP ngày 06/3/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai Kế hoạch tiêm chủng vắc xin COVID-19; xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 790/TTr-SYT ngày 17/3/2021 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021 - 2022 của tỉnh Thái Nguyên như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo trên 80% dân số tỉnh Thái Nguyên có miễn dịch cộng đồng phòng bệnh COVID-19.

- Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19 bằng sử dụng vắc xin phòng dịch COVID-19.

2. Mc tiêu cthể

- ≥ 95% đối tượng có nguy cơ được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- ≥ 90% người từ 18 tuổi trở lên của tỉnh Thái Nguyên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi có nguồn vắc xin từ Trung ương.

- Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo tình hình dịch bệnh và hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN

1. Đối tượng

1.1. Ưu tiên tiêm miễn phí từ nguồn cung ứng của Trung ương:

Các nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vắc xin cung cấp hạn chế tại Việt Nam. Tổng số dự kiến: 184.586 đối tượng, bao gồm:

- Người làm việc trong các cơ sở y tế (cán bộ điều tra dịch tễ, cán bộ xét nghiệm, phòng khám truyền nhiễm...).

- Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, tổ công tác tự quản phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...).

- Lực lượng Quân đội, Công an (trực tiếp tham gia tại các khu cách ly, các chốt phòng chống dịch).

- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước; cung cấp dịch vụ cho các khu công nghiệp...

- Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, nuôi dưỡng tập trung; người làm tại các đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

- Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.

- Người sinh sống tại vùng có dịch, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

1.2. Các đối tượng còn lại từ 18 tuổi trở lên (bao gồm cả người lao động trong các doanh nghiệp). Dự kiến 779.257 đối tượng.

Tổng cộng: dự kiến 963.843 đối tượng.

(Slượng chi tiết tại phụ lục kèm theo)

2. Phạm vi triển khai

- Triển khai sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn tỉnh. Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch, đối tượng ở vùng có dịch.

- Mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp hơn dựa trên tiêu chí sau:

+ Các khu vực trên địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng.

+ Huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn có mật độ dân số cao.

+ Các địa phương có đầu mối giao thông quan trọng.

3. Thời gian và phương thức triển khai

Tổ chức tiêm đồng loạt hoặc cuốn chiếu tùy từng đơn vị, địa phương và theo lịch thống nhất với ngành y tế (không tiêm trùng với ngày tiêm chủng mở rộng thường xuyên của địa phương). Thời gian tổ chức tiêm có thể thay đổi tùy theo tình hình cung ứng vắc xin của Trung ương. Dự kiến tổ chức thành 04 đợt như sau:

- Đợt 1: Quý II/2021, triển khai tiêm theo thứ tự các nhóm ưu tiên tùy thuộc vào lượng vắc xin được Trung ương phân bổ.

- Đợt 2: Quý II, III/2021, tiếp tục triển khai tiêm cho các nhóm ưu tiên.

- Đợt 3: Quý III, IV/2021, tiếp tục triển khai tiêm cho các nhóm ưu tiên.

- Đợt 4: Quý I, II, III, IV năm 2022: Tổ chức tiêm mở rộng cho toàn dân của tỉnh từ 18 tuổi trở lên.

* Căn cứ vào khả năng lượng vắc xin được cung ứng sẽ điều chỉnh lịch tiêm phù hợp thực tế.

III. RÀ SOÁT HỆ THỐNG BẢO QUẢN VẮC XIN, NHÂN LỰC TIÊM CHỦNG

1. Việc vận chuyển vắc xin

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận và bảo quản vắc xin COVID-19 tại kho của tỉnh và thực hiện cấp phát vắc xin COVID-19 cho Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã ít nhất 03 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng.

- Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã tiếp nhận vắc xin từ kho của tỉnh vận chuyn về kho của huyện để bảo quản và cấp phát cho các xã 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc cấp ngay trước buổi tiêm chủng.

- Tuyến xã tiếp nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin cho các điểm tiêm chủng, vắc xin còn dư sau khi kết thúc buổi tiêm chủng tại trạm y tế xã sẽ được chuyển về kho huyện hoặc bảo quản ngay tại trạm y tế xã có tủ lạnh bảo quản vắc xin.

2. Thực trạng nhân lực trong hệ thống tiêm chủng

Hiện nay, trên toàn tỉnh tại các Trung tâm y tế tuyến huyện có khoa chuyên môn phụ trách tiêm chủng và cán bộ chuyên trách tiêm chủng mở rộng. Nhân lực tham gia công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh đều được tập huấn về tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm chủng. Tuy nhiên, vắc xin phòng COVID-19 là vắc xin mới, do vậy cán bộ tiêm chủng cần được tập huấn lại về việc sử dụng vắc xin và theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

3. Hoạt động cần triển khai

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh rà soát hệ thống dây chuyền lạnh của các tuyến nhằm bảo đảm đủ khả năng bảo quản và vận chuyển vắc xin phòng COVID-19, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế.

4. Tiếp nhận vắc xin phòng COVID-19

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chuẩn bị các điều kiện dây chuyền lạnh đảm bảo, sẵn sàng tiếp nhận, điều phối và cấp phát cho các đơn vị theo kế hoạch.

5. Bảo quản, phân phối vắc xin và vật tư

Tất cả các kho bảo quản vắc xin tại tuyến tỉnh và tuyến huyện thực hiện quy định thực hành tốt bảo quản thuốc GSP theo Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Các kho hiện tại nằm trong khuôn viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã, được bảo quản và theo dõi bởi các cán bộ và nhân viên bảo vệ 24/24 giờ.

Số lượng vắc xin, bơm tiêm và hộp an toàn nhập kho và xuất kho tại các tuyến sẽ được ghi và theo dõi qua số quản lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao theo quy định, số quản lý xuất nhập vắc xin sẽ được cập nhật hàng tháng tại tất cả các tuyến.

Ngoài ra sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các tuyến. Hệ thống này bao gồm chức năng quản lý đối tượng tiêm, tỷ lệ tiêm, quản lý vắc xin, bơm kim tiêm và hộp an toàn và sẽ được sử dụng hoặc điều chỉnh phù hợp để quản lý đối tượng, tỷ lệ tiêm, vắc xin và vật tư tiêu hao khi triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, vắc xin COVAX Facility hỗ trợ cho Việt Nam là vắc xin do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất có điều kiện bảo quản nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Do vậy, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia xây dựng kế hoạch phân phối, vận chuyn, bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng trong hệ thống dây chuyền lạnh của tiêm chủng mở rộng. Việc vận chuyển vắc xin thực hiện tại các tuyến như sau:

- Tuyến tỉnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận và bảo quản vắc xin phòng COVID-19 tại kho của tỉnh và thực hiện cấp phát vắc xin như sau:

+ Cấp phát vắc xin cho Trung tâm y tế cấp huyện ít nhất 03 ngày trước khi tổ chức tiêm.

+ Cấp phát vắc xin cho bệnh viện tỉnh 01 ngày trước khi tiêm hoặc ngay trước buổi tiêm.

- Tuyến huyện, thành phố, thị xã: Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã vận chuyển vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện, thành phố, thị xã để bảo quản và cấp phát cho các bệnh viện huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trong buổi tiêm.

- Tuyến xã, phường, thị trấn: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, thành phố, thị xã, bảo quản vắc xin và vận chuyển về điểm tiêm trong buổi tiêm chủng.

Trong trường hợp hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của Tiêm chủng mở rộng không đáp ứng nhu cầu vận chuyển, bảo quản vắc xin thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề xuất với Sở Y tế phương án huy động hệ thống dây chuyền lạnh của các cơ sở tiêm chủng dịch vụ công lập và tư nhân trên toàn tỉnh.

6. Tập huấn cho cán bộ y tế về triển khai vắc xin phòng COVID-19

Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia tập huấn cho Dự án tiêm chủng mở rộng khu vực, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trước khi triển khai tiêm chủng ít nhất 10 ngày.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Dự án tiêm chủng mở rộng Miền Bắc tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các tuyến trên địa bàn trước khi triển khai tiêm chủng ít nhất 07 ngày.

7. Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về sử dụng vắc xin COVID-19 nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm chủng.

- Cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông cho người dân và cộng đồng về đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng COVID-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm, kế hoạch triển khai tiêm.

- Thời gian thực hiện: Trước, trong và sau khi triển khai tiêm phòng.

8. Tổ chức tiêm chủng

8.1. Xây dựng nhu cầu và kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại địa phương

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch sử dụng vắc xin COVID-19 tại địa phương và chỉ đạo việc lập danh sách đối tượng tiêm theo nhóm nguy cơ, danh sách đối tượng đồng ý tiêm và không đồng ý tiêm theo mẫu thu thập ý kiến các đối tượng của Bộ Y tế.

(Xây dựng nhu cầu và kế hoạch tiêm theo tiến độ cung ứng vắc xin của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương).

8.2. Tổ chức buổi tiêm

Để thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong bối cảnh dịch COVID-19, yêu cầu các đơn vị thực hiện tiêm chủng như sau:

- Lập kế hoạch buổi tiêm chủng:

+ Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ đảm bảo không quá 20 người/điểm tiêm chủng trong cùng thời điểm và không quá 100 đối tượng/điểm tiêm chủng/buổi tiêm chủng.

- Sàng lọc đối tượng trước buổi tiêm chủng:

+ Đối với những người đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm đường hô hấp thì chủ động tư vấn không đi tiêm chủng.

+ Đối tượng là người già, trẻ em thì người đưa đi tiêm chủng phải không có các dấu hiệu ho, sốt, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 hay có tiền sử tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 trong vòng 14 ngày.

- Bố trí điểm tiêm chủng:

+ Bố trí vị trí chờ tiêm chủng thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng.

+ Bố trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiu 2m giữa các bàn/vị trí tiêm chủng.

+ Bố trí thêm diện tích, phòng theo dõi sau tiêm chủng 30 phút để đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng.

+ Lưu ý không sử dụng điều hòa trong buổi tiêm chủng.

* Điểm tiêm cđịnh: Sử dụng điểm tiêm tại các cơ sở y tế đủ điều kiện tiêm chủng đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện của Sở Y tế theo quy định tại Thông tư số 34/TT-BYT ngày 12/11/2018.

* Điểm tiêm lưu động:

Trước khi tổ chức tiêm chủng tại các điểm tiêm lưu động, Trung tâm y tế tuyến huyện cử cán bộ phối hợp với các cơ sở y tế bảo đảm điểm tiêm đạt các yêu cầu sau:

- Yêu cầu về địa điểm và cách bố trí điểm tiêm:

Căn cứ vào số đối tượng và tình hình thực tế của cơ sở y tế, tiến hành sắp xếp phương án bố trí sơ đồ vị trí các bàn tiêm bảo đảm nguyên tắc một chiều: Chỗ ngồi chờ trước tiêm chủng à Bàn đón tiếp, hướng dẫn à Bàn khám sàng lọc và tư vn trước tiêm chủng à Bàn tiêm chủng à Bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng à Chỗ ngồi theo dõi sau tiêm chủng. Thời gian thực hiện xong tối thiểu trước khi tiêm 01 ngày.

- Yêu cầu về nhân lực cho mỗi điểm tiêm chủng:

+ Trung tâm Y tế tuyến huyện chủ động bố trí nhân lực (tiếp đón, khám sàng lọc, tư vấn, tiêm và theo dõi sau tiêm) tổ chức thành các đội tiêm chủng, thành phần mỗi đội tiêm tối thiểu có 02 nhân viên chuyên ngành y (trong đó có ít nhất 01 y sĩ trở lên để khám chỉ định) và bảo đảm các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.

+ Khi tổ chức tiêm tùy tình hình thực tế có thể tổ chức tiêm cuốn chiếu hoặc triển khai tiêm đồng loạt các cơ sở y tế, nhưng phải bảo đảm các điều kiện an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Trung tâm Y tế tuyến huyện xây dựng phương án triển khai chi tiết của địa phương phụ trách.

+ Tại mỗi điểm tiêm lưu động bố trí 01 đội cấp cứu theo dõi và xử trí cấp cứu khi xảy ra trường hợp tai biến nặng.

+ Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên, tiến hành kiểm tra thân nhiệt theo quy định tại điểm tiêm chủng.

+ Trong trường hợp phát hiện người đi tiêm chủng là trường hợp nghi nhiễm COVID-19 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp COVID-19 trong vòng 14 ngày cần dừng ngay buổi tiêm chủng và thực hiện khử khuẩn, quản lý các trường hợp này theo quy định.

8.3. Cơ sở thực hiện tiêm chủng phòng COVID-19

Đối với các đơn vị đủ điều kiện tiêm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn các đơn vị tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo quy định. Đối với các cơ sở y tế chưa công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch trình Sở Y tế phê duyệt, tổ chức các điểm tiêm lưu động theo quy định, báo cáo UBND tỉnh.

a) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

- Phụ trách tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và giám sát, đảm bảo an toàn tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tập huấn các quy định về an toàn tiêm chủng cho các cán bộ tham gia công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế chưa công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.

- Trực tiếp thực hiện tiêm chủng tại điểm tiêm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho các đối tượng là các cán bộ y tế của Trung tâm, Sở Y tế, Chi cục Dân số, Chi cục An toàn thực phẩm, Trung tâm Kiểm nghiệm dược.

- Phối hợp với các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (BV PHCN, BV Lao và bệnh Phổi, BV Tân Thần, BV Mắt và BV YHCT) thành lập các tổ tiêm chủng lưu động (mỗi t06 cán bộ, đảm bảo 02 bàn tiêm) thực hiện cho các đối tượng là các cán bộ y tế, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện.

b) Bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện

- Thực hiện tiêm cho các đối tượng là các cán bộ y tế của bệnh viện, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch yêu tiêm của Ban Chỉ đạo địa phương (ngoài ra Bệnh viện A thực hiện tiêm cho cán bộ y tế của Trung tâm Pháp Y và Giám định y khoa tỉnh).

- Tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các các điểm tiêm chủng ở các xã, phường, thị trấn khi có sự điều động của Sở Y tế (ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3 - 4 xã)

c) Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã.

- Tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các các điểm tiêm chủng ở các xã, phường, thị trấn (ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 xã).

- Thực hiện tiêm cho các đối tượng là các cán bộ y tế của cơ sở, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch của địa phương.

- Tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các xã ở các vùng đi lại khó khăn (ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 xã)

d) Trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn:

- Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Trạm y tế.

- Thực hiện tiêm cho các đối tượng là nhân viên y tế, nhân viên tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng quốc phòng, công an, giáo viên trên địa bàn, người cung cấp các dịch vụ thiết yếu, người già trên 65 tuổi đang sinh sống trên địa bàn và các trường hợp mắc bệnh mãn tính không điều trị nội trú theo kế hoạch của địa phương, sau khi kết thúc chiến dịch phải tiến hành tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm tại bệnh viện.

- Tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình.

e) Bệnh vin, bệnh xá, cơ sở y tế thuộc các ngành, bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn:

Xây dựng kế hoạch, thực hiện tiêm cho các đối tượng thuộc ngành, đơn vị mình, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện, bệnh xá và hỗ trợ cho ngành y tế đtriển khai cho các đối tượng khác (trong trường hợp cần thiết), chú ý các cán bộ tham gia thực hiện tiêm chủng phải được tập huấn các quy định về an toàn tiêm chủng.

- Tổ chức các đội cấp cứu tại cơ sở tiêm.

g) Phòng tiêm chủng dịch vụ:

- Thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế.

- Bố trí các đội cấp cứu tại cơ sở tiêm.

8.4. Giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19

Chủ động giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Hệ thống giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng bao gồm các đơn vị thực hiện và các đơn vị phối hợp từ trung ương đến địa phương. Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.

* Giám sát định kỳ: Các cơ sở tiêm chủng tiến hành theo dõi, giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

- Đơn vị thực hiện: Các cơ sở tiêm

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã.

- Thời gian thực hiện: Trong quá trình sử dụng vắc xin.

* Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin: các hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018 và Thông tư số 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.

* Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: Quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình được đào tạo định kì cho các cán bộ tham gia vào quá trình tiêm tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.

8.5. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNM ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; Công văn số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và các quy định hiện hành khác.

- Các cơ sở tiêm thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế.

8.6. Giám sát và báo cáo hoạt động tiêm

- Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 bao gồm điều tra đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).

- Kiểm tra, giám sát trong triển khai: Giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm).

- Kiểm tra, giám sát sau triển khai: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.

- Phân công cán bộ tuyến tỉnh và huyện giám sát triển khai.

9. Kinh phí thực hiện

9.1. Kinh phí trung ương:

- Cung cấp, vận chuyển và bảo quản vắc xin cho các nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

- Các hoạt động tập huấn cho tuyến tỉnh.

9.2. Kinh phí địa phương (Bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện):

- Vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến trung ương về địa phương và tại địa phương.

- Các hoạt động tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện, thành phố, thị xã, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.

- Các hoạt động truyền thông.

- In ấn các biểu mẫu, báo cáo.

- Hoạt động kiểm tra giám sát, vật tư tiêu hao cho tiêm chủng....

(Ghi chú: Chưa bao gồm tiền điều tra, giám sát, công tiêm và mua vắc xin theo kế hoạch. Các chi phí trên sẽ được lập kế hoạch bổ sung khi có hướng dẫn từ Trung ương).

Giao Sở Y tế lập dự toán chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt thực hiện theo từng năm và tùy theo tiến độ cung cấp vắc xin của Bộ Y tế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thành lập Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 các tuyến trong ngành y tế.

- Tổ chức Hội nghị triển khai chiến dịch cho tuyến tỉnh, huyện. Chỉ đạo tập huấn về thực hiện an toàn tiêm chủng cho cán bộ thực hiện tiêm chiến dịch.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thực hiện công tác tuyên truyền trên mọi thông tin đại chúng đến được các thành viên trong Ban chỉ đạo và tới mọi người dân để người dân hiểu được tầm quan trọng của chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 về tác dụng, lợi ích của vắc xin, kể cả tác dụng không mong muốn có thxy ra.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dây truyền lạnh sẵn sàng, đảm bảo yêu cầu cho xuất, nhập, bảo quản vật tư và vắc xin theo quy định.

- Điều tra đối tượng theo quy định của Bộ Y tế không bỏ sót đối tượng kể cả đối tượng không có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

- Căn cứ theo tiến độ cung cấp vắc xin của Bộ Y tế, Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch kinh phí cho chiến dịch tiêm chủng, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt thực hiện theo từng năm.

- Chỉ đạo các đơn vị điều trị chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý tai biến đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện tiêm chủng trên địa bàn; báo cáo kết quả triển khai chiến dịch về Bộ Y tế, UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí thực hiện theo quy định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Thông tin tỉnh thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về sử dụng vắc xin phòng COVID-19. Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác truyền thông.

4. Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh

- Triển khai kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 đến các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đủ điều kiện tiêm chủng tự nguyện cho các chuyên gia người lao động có yêu cầu tự chi trả phí tiêm chủng.

- Phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, huy động nguồn nhân lực, vật lực khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị dây truyền lạnh bảo quản vắc xin, sẵn sàng triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại các khu công nghiệp.

5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm cho các đối tượng thuộc đơn vị mình và hỗ trợ công tác tiêm chủng khi cần thiết.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai tiêm vắc xin vắc xin COVID-19 cho các nhóm ưu tiên tại địa phương.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan thực hiện kế hoạch và hướng dẫn chuyên môn trong triển khai các hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất, theo dõi các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng; thực hiện tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19 tới người dân trên địa bàn.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai khai các hoạt động tập huấn, điều tra đối tượng và tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.

- Bố trí kinh phí địa phương hỗ trợ một số hoạt động thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 trên địa bàn.

V. ĐỀ NGHỊ BỘ Y TẾ

Cấp vắc xin, vật tư, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị dây truyền lạnh đầy đủ, kịp thời cho tỉnh Thái Nguyên để triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Y tế dự phòng;
- Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm KSBT tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, KGVX.
Chiptq.KH.06/T3

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Đặng Xuân Trường

 

PHỤ LỤC I:

TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh)

STT

Đối tượng ưu tiên

Số đối tượng dkiến

Tỷ lệ tiêm chủng

Số lượng đối tượng tiêm

I

Dự kiến đối tượng tiêm đợt 1 trong Quý II/2021

1

Nhân viên y tế

7.665

95%

7.280

3

Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên tham gia phòng chống dịch, phóng viên.

7.226

95%

6.960

Cộng

14.891

95%

14.240

II

Dự kiến đối tượng tiêm đợt 2 (Quý II, III/2021)

1

Lực lượng quân đội trên địa bàn tỉnh

6.809

95%

6.469

2

Lực lượng công an

3.180

95%

3.021

3

Giáo viên

26.889

95%

25.544

 

Cộng

36.878

95%

35.034

III

Dự kiến đối tượng tiêm đợt 3 (Quý III, IV/2021)

1

Người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mãn tính...

103.434

95%

98.262

2

Những người cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận tải, du lịch, điện nước...

39.000

95%

37.050

 

Cộng

142.434

95%

135.312

IV

Dự kiến đối tượng tiêm đợt 4 (Quý I, II, III, IV/2022)

1

Đối tượng còn lại > 18 tuổi, công nhân KCN

820.271

90%

779.257

 

Cộng

820.271

90%

779.257

 

TNG CNG

1.014.474

 

963.843

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 54/KH-UBND ngày 26/03/2021 về tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 của tỉnh Thái Nguyên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


906

DMCA.com Protection Status
IP: 44.192.95.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!