Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 48/KH-UBND lập hồ sơ khám quản lý sức khỏe toàn dân Hà Nội 2017

Số hiệu: 48/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Ngô Văn Quý
Ngày ban hành: 28/02/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

LẬP HỒ SƠ, KHÁM, QUẢN LÝ SỨC KHỎE TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới; Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 13/02/2017 của UBND thành phố Hà Nội về xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn thành phHà Nội.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ về quản lý sức khỏe toàn dân, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch lập hsơ, khám, quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn thành phHà Nội như sau:

I. Mục tiêu

1. Thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng người dân; để mọi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu; được tư vấn sức khỏe; được điều trị hoặc được chuyển tuyến phù hợp khi có bệnh.

2. Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống y tế cơ sở hiện có; nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên y tế cơ sở, tăng cường y tế dự phòng góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.

3. Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý sức khỏe, theo dõi tình hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người dân Hà Nội gắn với bảo hiểm y tế toàn dân.

II. Nội dung

1. Lập hồ sơ sức khỏe cho từng người dân

Sử dụng các thông tin sẵn có từ cơ sdữ liệu dân cư của thành phố Hà Nội và thông qua khám sức khỏe cho người dân để xác định những thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe, bệnh tật trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân. Thực hiện cập nhật, bsung thông tin sức khỏe và bệnh tật của những người đã khám chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe cá nhân.

Đối tượng lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân: Toàn bộ người dân của thành phố Hà Nội. Phân loại đối tượng thành các nhóm:

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

- Học sinh: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

- Sinh viên: Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, tchức xã hội, doanh nghiệp.

- Người cao tuổi, hưu trí: Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, người nghỉ hưu, hưởng BHXH hàng tháng.

- Người dân lao động tự do và đối tượng khác: Nội trợ, buôn bán nhỏ, giúp việc... và các đối tượng còn lại ngoài những đối tượng nêu trên.

2. Thực hiện khám sức khỏe cho từng người dân

Tổ chức khám sức khỏe (khám lần đầu và khám định kỳ mỗi năm một lần) cho từng người dân theo 3 phương thức sau:

a) Khám tại Trạm Y tế cho các đi tượng:

- Trẻ em dưới 6 tuổi không đi học ở trường mầm non.

- Người cao tuổi, hưu trí.

- Người dân lao động tự do và các đối tượng khác.

b) Khám tại các trường học gồm các đi tượng:

- Trẻ em dưới 6 tuổi học ở trường mầm non.

- Học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

- Sinh viên.

c) Khám tại các cơ quan, đơn vị gồm các đi tượng: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Những trường hợp đã khám sức khỏe trong vòng một năm thì không cần khám lại, chỉ cập nhật kết quả khám vào hsơ sức khỏe đquản lý tại các Trạm Y tế (nếu kết quả khám sức khỏe định kỳ thiếu dữ liệu quản lý sẽ khám bổ sung). Trường hợp khi khám phát hiện có bệnh thì được tư vấn, điều trị tại Trạm Y tế hoặc chuyn tuyến theo quy định.

3. Thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe

Trên cơ sở xác định rõ tiền sử bệnh tật gia đình, tiền sử bệnh tật cá nhân hoặc yếu t nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, các cơ sở y tế thực hiện:

- Tư vấn phòng bệnh (TCMR, uống Vitamine A,...), khám định kỳ theo dõi, chăm sóc sức khỏe.

- Tư vấn về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, luyện tập thể thao, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Tư vấn điều trị tại Trạm Y tế hoặc chuyển tuyến khám, điều trị đạt hiệu quả cho người dân.

4. Xây dựng, tích hợp, quản lý các nguồn dữ liệu hồ sơ sức khỏe

Xây dựng phần mềm quản lý và hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý, bảo đảm liên thông, đng bộ, gn với hệ thống giám định thanh toán bảo hiểm y tế.

Tích hợp dữ liệu về sức khỏe từ các chương trình mục tiêu, các hệ thống thông tin quản lý bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm, tai nạn thương tích, hệ thống thông tin tiêm chủng, thông tin sức khỏe từ phần mềm khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân.

Hồ sơ sức khỏe phải đảm bảo tính bảo mật, cá nhân được cấp một mã số cá nhân (ID) đ xem thông tin về sức khỏe của mình, chỉ có cá nhân mới có quyền cho bác sỹ xem thông tin về sức khỏe của mình để phục vụ cho khám và điều trị bệnh. Hồ sơ sức khỏe được chiết xuất các thông tin phục vụ công tác quản lý y tế cộng đồng.

5. Tăng cường năng lực Trạm Y tế thực hiện khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe người dân

a) Bố trí đủ cán bộ theo vị trí việc làm tại Trạm Y tế, tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kết hợp với luân chuyển nhân viên y tế giữa quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đảm bảo các Trạm Y tế đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch này.

b) Đầu tư cơ sở vật chất khám chữa bệnh ban đầu, quản lý hồ sơ sức khỏe người dân.

c) Tăng cường công tác tư vấn dự phòng nâng cao sức khỏe.

d) Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, năng lực cán bộ tại y tế cơ sở.

6. Tổ chức tuyên truyền, vận động

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc quản lý sức khỏe, phòng bệnh, điều trị ngay từ ban đầu và tham gia bảo hiểm y tế.

7. Thời gian thực hiện

- Năm 2017: Lập hồ sơ và khám sức khỏe lần đầu cho từng cá nhân.

Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/3/2017 đến ngày 30/9/2017 cơ bản hoàn thành việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân, tổ chức khám sức khỏe lần đầu cho người dân, cập nhật dữ liệu đối với những người đã được khám sức khỏe, khám bệnh.

- Từ năm 2018: Lập hồ sơ sức khỏe bsung và khám sức khỏe định kỳ cho người dân; cập nhật dữ liệu sức khỏe cá nhân của người dân khi đi khám sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

8. Kinh phí thực hiện

a) Kinh phí lập hồ , khám, quản lý sức khỏe:

Bao gm các chi phí tchức khám quản lý sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội: Kinh phí xây dựng phần mềm quản lý sức khỏe, kinh phí quản trị mạng phần mềm quản lý sức khỏe, kinh phí tuyên truyền, kinh phí bồi dưỡng công khám quản lý sức khỏe, công cộng tác viên mời khám, công nhập số liệu khám quản lý sức khỏe, vật tư tiêu hao cho xét nghiệm, siêu âm, thuê máy tính nhập số liệu, văn phòng phẩm, vật tư tiêu hao (bút, giấy, điện, nước, xăng xe, thuê mướn ô tô vận chuyển đoàn khám...), In ấn...

b) Nguồn kinh phí: Từ Quỹ Bảo hiểm Y tế, Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thống nhất, báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện.

III. Tổ chức thực hiện

1. SY tế

- Đề xuất, báo cáo UBND Thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân và tham mưu Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức tuyên truyền và tham mưu Thành ủy chỉ đạo công tác quản lý sức khỏe gắn với mục tiêu Bảo hiểm Y tế và chăm sóc sức khỏe toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Là cơ quan thường trực, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng nội dung để triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng.

- Tập trung huy động lực lượng ngành y tế công lập và ngoài công lập tổ chức triển khai lập hồ sơ, khám sức khỏe lần đầu và thực hiện qun lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn Thành ph.

- Phối hợp Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội xây dng dự toán và đề xuất kinh phí với UBND Thành phố để triển khai thực hiện.

- Phi hợp các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền về mục đích, lợi ích và trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân trong quản lý sức khe người dân.

- Tchức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn để triển khai hiệu quả kế hoạch khám, quản lý sức khỏe người dân.

- Tchức quản lý Hồ sơ sức khỏe cá nhân và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn về quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả gửi UBND Thành phố và Bộ Y tế theo quy định.

2. S Tài chính

Phối hợp Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đề xuất UBND Thành phố phê duyệt kinh phí để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch này; hướng dẫn các quận, huyện, thị xã sử dụng kinh phí đúng quy định.

3. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Y tế đề xuất UBND Thành phố sử dụng Quỹ bảo him y tế theo quy định để thực hiện Kế hoạch này gắn với mục tiêu đẩy mạnh tin học hóa giám định bảo hiểm y tế đtiết kiệm, tránh thất thoát và tăng diện bao phủ bảo him y tế.

- Cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu sẵn có về người dân, hộ gia đình với Sở Y tế để lập hồ sơ sức khỏe, bảo đảm an toàn, thống nhất và tiết kiệm.

- Chỉ đạo đơn vị thực hiện việc kết nối hệ thống giám định bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở, tích hợp vào hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân và toàn xã hội tích cực tham gia bảo him y tế toàn dân.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hp Sở Y tế và các cơ quan liên quan triển khai xây dựng phần mềm quản lý sức khỏe cá nhân cho nhân dân trình UBND Thành phố phê duyệt; đề xuất các thiết bị tin học cần thiết cho y tế cơ sở để quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng cá nhân.

- Chỉ đạo và hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác quản lý sức khỏe cá nhân, khám, lập hồ sơ sức khỏe, khám sức khỏe định kvà tham gia bảo hiểm y tế toàn dân.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các trường thuộc hệ thống giáo dục của Thành phố phối hợp các cơ sở y tế tổ chức khám và lập hồ sơ sức khỏe cho đối tượng là học sinh theo đúng Kế hoạch đề ra.

6. Công an thành phố Hà Nội

Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn cung cấp các dữ liệu dân cư cho Sở Y tế để đồng nhất các dữ liệu sức khỏe cá nhân trong dữ liệu dân cư chung của Thành phố.

Chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các đim khám sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn Thành phố.

7. S Ni v

- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế đề xuất UBND Thành phbổ sung đủ chỉ tiêu cán bộ hoạt động tại y tế cơ sở theo vị trí việc làm; tham mưu UBND Thành phố có chính sách thu hút cán bộ y tế đặc biệt là bác sỹ về công tác tại y tế cơ sở.

- Phối hợp Sở Y tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho y tế cơ sở.

8. S Kế hoch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đề xuất UBND Thành phố đầu tư bảo đảm các điều kiện thực hiện nhiệm vụ được phân công.

9. Các quan, đơn vị, doanh nghiệp, các trưng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố

- Chủ động xây dựng kế hoạch khám, lập hồ sơ sức khỏe của cơ quan, đơn vị mình; phối hợp các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện khám và lập hồ sơ sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Cung cấp, chia sẻ thông tin sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị mình cho Trung tâm Y tế trên địa bàn để tích hợp vào hồ sơ sức khỏe cá nhân.

9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Căn cứ Kế hoạch của Thành phố, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết của quận, huyện, thị xã để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân, phân công các thành viên trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nội dung kế hoạch, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc.

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra phân loại đối tượng khám sức khỏe để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.

- Bố trí kinh phí phục vụ tuyên truyền, vận động thực hiện Kế hoạch khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho người dân trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư sở hạ tng, trang thiết bị cho y tế cơ sở và chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng độ bao phủ Bảo him y tế theo lộ trình được phê duyệt.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban Chđạo và xây dựng kế hoạch thực hiện; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động đảm bảo 100% người dân trên địa bàn tham gia khám, lập hồ sơ sức khỏe và tham gia BHYT toàn dân.

10. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo An ninh Thủ đô, các cơ quan báo chí của Thành phố

Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền, truyền thông để người dân hiểu rõ lợi ích và tham gia tích cực công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn, tăng độ bao phủ Bảo hiểm y tế theo lộ trình đã được phê duyệt.

Tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc khám, tư vấn và quản lý sức khỏe để vận động 100% người dân tham gia thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thường xuyên báo cáo UBND Thành phố (gửi Sở Y tế tổng hợp) khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PVPN.N.Kỳ, T.V.Dũng, phòng KGVX, KT, TKBT, TH;
- Lưu VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 48/KH-UBND ngày 28/02/2017 lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.400

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.100.252
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!