ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 373/KH-UBND
|
Bình
Dương, ngày 31 tháng 01 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
ĐÁP ỨNG VỚI BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG VI RÚT CORONA MỚI
(NCOV) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH.
- Công điện số 121/CĐ-TTg
ngày 23/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày
28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra;
- Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày
22/01/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona;
- Công văn số 2815-CV/TV ngày
30/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra.
II. TÌNH HÌNH DỊCH
BỆNH
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), dịch xuất phát từ Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), trường hợp bệnh đầu tiên mắc bệnh viêm phổi cấp do chủng virut mới corona khởi
phát vào ngày 12/12/2019; trường hợp tử vong đầu tiên là người đàn ông 61 tuổi,
thường xuyên đến mua hàng tại chợ Huanan (thành phố Vũ Hán). Đến ngày
29/01/2020 các trường hợp mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán do
virus corona (nCoV) đã ghi nhận tại 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Theo thống kê của Bộ Y tế đến 06g00
ngày 30/01/2020 số người mắc bệnh trên thế giới là 7.806 trường hợp, tử vong
170 trường hợp. Trung Quốc ghi nhận 7.711 trường hợp mắc nCoV và 170 trường hợp tử vong. Bệnh đã và đang lây lan ra gần 20 Quốc gia/vùng lãnh thổ
trên thế giới.
Tại Việt Nam: đến ngày 30/01/2020 ghi
nhận 02 trường hợp dương tính với nCoV. Đây là 02 bệnh
nhân người Trung Quốc đến từ Vũ Hán - Trung Quốc sang Việt Nam thăm con đang
sinh sống và làm việc tại Long An, hai người được xác định là dương tính với
nCoV và đã được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy,
trong đó 01 người đã khỏi bệnh còn 01 người đang diễn biến
tích cực. Ngoài ra, ghi nhận 97 trường hợp nghi nhiễm, trong đó 65 trường hợp
đã xét nghiệm âm tính với nCoV, còn 32 trường hợp tiếp tục
cách ly, theo dõi.
Tính đến thời điểm này, tỉnh Bình
Dương chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh. Tuy nhiên, Bình Dương là tỉnh có
lượng người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp rất lớn.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán những người này sẽ quay trở lại
Bình Dương làm việc và nguy cơ bệnh xâm nhập vào Bình Dương là rất cao.
III. MỤC TIÊU.
1. Mục tiêu chung.
Phát hiện sớm trường hợp viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona, xử lý kịp thời không để dịch lây
lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.
2. Mục
tiêu cụ thể.
- Xây dựng, triển khai các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây
ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Xây dựng các tình huống đáp ứng kịp
thời tùy tình hình thực tế theo diễn tiến của dịch bệnh.
IV. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM.
1. Công tác chỉ đạo.
Công tác phòng, chống dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra là nhiệm vụ hết sức quan
trọng, cần huy động cả hệ thống chính trị của tỉnh tham gia nhằm đạt hiệu quả
cao nhất.
2. Công tác tuyên truyền.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; các biện pháp phòng, chống theo khuyến
cáo của Bộ Y tế đến người dân, cộng đồng, đặc biệt là người lao động làm việc tại
các khu công nghiệp.
3. Công tác chuyên môn.
Tùy vào tình hình thực tế theo diễn
tiến của dịch, giao cho ngành Y tế chủ động xây dựng các phương án đáp ứng cụ
thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 156/QĐ-BYT ngày 20/01/2020 ban
hành Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới vi rút Corona.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Sở Y
tế.
- Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế
hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) gây ra
trên địa bàn tỉnh Bình Dương; tham mưu tăng cường hoạt động chỉ đạo phòng chống
dịch nCoV của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế. Xây dựng Kế hoạch của
ngành y tế đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút
Corona mới (nCoV) gây ra trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành.
- Tổ chức thực hiện công tác truyền
thông nguy cơ phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Cung cấp tài liệu truyền
thông phòng chống dịch bệnh nCoV cho các cơ quan, đơn vị.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tăng cường giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng
thu dung, điều trị bệnh nhân, tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và
các biện pháp phòng, chống cho người dân; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện
Pasteur TP. HCM; báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số
54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về Bộ Y tế, Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh và Ủy ban
nhân dân tỉnh.
- Tiếp tục triển khai đường dây nóng
của Bộ Y tế (19009095); số điện thoại nóng của Sở Y tế (0964691919)
để hướng dẫn và tiếp nhận thông tin về tình hình dịch bệnh nCoV trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các lớp tập huấn về giám
sát, phát hiện, báo cáo các trường hợp bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch,
công tác thu dung, điều trị, cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân và phòng ngừa lây nhiễm
cho các đơn vị y tế.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan,
đơn vị liên quan, trong công tác giám sát trường hợp bệnh tại cộng đồng, đặc biệt
là tại các khu công nghiệp có người Trung Quốc (người đến từ các vùng có dịch)
đang làm việc nhằm phát hiện sớm và cách ly kịp thời.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện
nghiêm việc tổ chức thu dung, cấp cứu, phân luồng, phân tuyến điều trị bệnh
nhân, duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch. Thực hiện
nghiêm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống
lây nhiễm chéo và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị
bệnh nhân.
- Củng cố các đội chống dịch cơ động,
chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử trùng, trang thiết bị phòng,
chống dịch, hỗ trợ các địa phương khi cần thiết.
- Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối
(Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Chợ
Rẫy, ...) thiết lập bệnh viện vệ tinh khi cần thiết.
- Phối hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh bổ sung kịp thời kinh phí phòng, chống dịch bệnh nCoV gồm:
kinh phí mua thuốc, trang thiết bị, phương tiện...phòng chống dịch; thực hiện đầy
đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch (như phụ cấp chống
dịch, trực dịch, ....) theo quy định.
2. Sở Tài chính.
Phối hợp Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh bổ sung kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch bệnh nCoV trên địa bàn
tỉnh.
3. Giao Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ; Sở Kế hoạch - Đầu tư; Liên đoàn
Lao động tỉnh; Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp
Việt Nam - Singapore.
- Quản lý chặt chẽ danh sách các kỹ
sư, chuyên gia, người lao động nước ngoài đặc biệt là người Trung Quốc đang làm
việc tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc có đi, đến các vùng có dịch,
thông báo cho cơ quan y tế để thực hiện theo dõi, cách ly khi có biểu hiện bệnh.
- Tuyên truyền cho người lao động thực
hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh
nCoV, chỉ đạo các công ty du lịch hủy các tua, tuyến du lịch, không tổ chức các
đoàn khách du lịch tới các tỉnh, thành phố đang có dịch, có người mắc bệnh và
không đón khách du lịch từ vùng có dịch đến Việt Nam.
- Quản lý và theo dõi chặt chẽ lịch
trình, tình hình sức khỏe và khuyến nghị các đơn vị du lịch hạn chế di chuyển
du khách Trung Quốc hiện đang ở Việt Nam.
- Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các
cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách khi phát hiện trường hợp
nghi ngờ, mắc bệnh.
5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh.
Đảm bảo an ninh, trật tự, an ninh
thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường công tác quản lý về
xuất nhập cảnh, đăng ký tạm trú, tạm vắng đối với người nước
ngoài, đặc biệt đối với người đến từ vùng có dịch.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài
Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương và các cơ quan truyền thông
đại chúng.
Xây dựng chuyên mục, chương trình,
các tin bài tuyên truyền thường xuyên về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh
và các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế tới
cộng đồng, góp phần ổn định dư luận xã hội, đảm bảo an
ninh trật tự khi dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công điện số 43/CĐ-BGDĐT ngày 28/01/2020;
- Phổ biến thông tin về tình hình dịch,
các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh, sinh viên. Tự áp dụng các biện
pháp phòng, chống dịch và có trách nhiệm tham gia các hoạt động phòng, chống dịch
khi có yêu cầu của ngành y tế.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Tăng cường công tác kiểm dịch động
vật, phòng chống việc mua bán động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công thương và Sở Y
tế đảm bảo ổn định và an toàn thực phẩm khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Công thương.
- Tăng cường quản lý hàng hóa, đặc biệt
là hàng hóa có nguồn gốc từ động vật hoang dã trên thị trường. Thực hiện công
tác bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp
lý các hàng hóa liên quan đến phòng, chống dịch bệnh...
- Phối hợp với các đơn vị có liên
quan tăng cường công tác quản lý các Trung tâm Thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm
quản lý tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn và Sở Y tế đảm bảo ổn định hàng hóa và an toàn thực phẩm
khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Giao thông Vận tải.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải
hành khách trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền cho hành khách biết về tình hình dịch bệnh nCoV và các biện pháp phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ Y
tế.
- Thông báo ngay cho cơ sở y tế khi
có trường hợp hành khách có các biểu hiện sốt, ho và có đi/đến từ vùng có dịch
để thực hiện giám sát, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị kịp thời.
11. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể và các tổ chức thành
viên.
Phối hợp ngành Y tế tăng cường công
tác tuyên truyền về tình hình dịch bệnh nCoV, các biện pháp phòng tránh, góp phần
ổn định dư luận xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế tham mưu Kế
hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV); bổ sung
kinh phí phòng chống dịch bệnh nCoV trên địa bàn cho phù hợp với tình hình của
địa phương.
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng
chống dịch truyền nhiễm tại địa phương; chỉ đạo quyết liệt cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống dịch bệnh nCoV.
13. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: phối hợp ngay với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan khẩn trương đề ra
phương án cụ thể phòng, chống dịch bệnh tại Trung tâm Hành chính tỉnh cho phù hợp,
hiệu quả nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị; tạm
thời không thực hiện các giao dịch không cần thiết liên quan đến tập trung đông
người dễ dẫn đến lây lan dịch bệnh.
14. Đề
nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh căn cứ Kế hoạch này và tình
hình thực tế của cơ quan, đơn vị để chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền và
đề ra giải pháp phòng, chống dịch bệnh nêu trên cho phù hợp, hiệu quả.
V. CÔNG TÁC BÁO
CÁO
- Các đơn vị báo cáo tình hình dịch bệnh
về Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh), địa chỉ: 209, đường Yersin, phường
Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, ĐT: 0909 633388 (BS Mỹ), 0918 645450 (BS
Danh), 0903 732232 (BS Chung).
- Sở Y tế thực hiện báo cáo tình hình
dịch bệnh về Bộ Y tế, Viện Pasteur TP. HCM, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định
tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT .
- Trực Ban Chỉ đạo:
+ 0913660861 (Huỳnh Thanh Hà - Phó
Giám đốc Sở Y tế)
+ 0985395795 (Trần Tấn Tài - Phó trưởng
phòng Nghiệp vụ Y)
+ 0918645450 (Nguyễn Thành Danh -
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh).
+ 0913660707 (Nguyễn Văn Tính - Phó
Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh).
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN.
- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ,
trước mắt sử dụng kinh phí được cấp hàng năm cho công tác phòng, chống dịch.
- Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh, tổng hợp nhu cầu kinh phí bổ sung tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
Trên đây là Kế hoạch Đáp ứng với bệnh
viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) gây ra
trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đề nghị các đơn vị nghiêm túc
triển khai thực hiện để công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu
quả./.
Nơi nhận:
- VPCP, Bộ Y tế;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh, Các Đoàn thể;
- Các Sở, Ban Ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, Tùng, TH;
- Lưu: VT.
|
TM.ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Hưng
|