Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2669/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Hồ An Phong
Ngày ban hành: 22/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2669/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 22 tháng 12 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 và Quyết định số 1453/QĐ-BYT ngày 20/3/2023 về đính chính Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Tiêu chí quốc gia về y tế xã tại các xã, phường, thị trn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 và Quyết định số 1453/QĐ-BYT ngày 20/3/2023 của Bộ Y tế về việc đính chính Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế, góp phần củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2. Yêu cầu

- 100% các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế. Hằng năm các xã, phường, thị trấn đảm bảo duy trì Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện.

3. Mục tiêu cụ th

- Đến năm 2025: 92,5% số xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

- Đến năm 2030: 100% số xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phân loại vùng của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh (tại Quyết định số 580/QĐ-SYT ngày 30/08/2023 của Sở Y tế).

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của Trạm Y tế xã

Các chức năng, nhiệm vụ chính của trạm y tế xã

Vùng 3

Vùng 2

Vùng 1

1. Thường trực Ban chăm sóc sức khỏe cấp xã, xây dựng kế hoạch, tchức triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đy đủ

Thực hiện đầy đủ

2. Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn:

a) Truyền thông - Giáo dục sức khỏe: Tư vấn, tuyên truyền về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống; vận động quần chúng tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân, dân số và phát triển.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đy đủ

Thực hiện đầy đủ

b) Y tế dự phòng: Tiêm chủng mở rộng; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; báo cáo dịch bệnh; giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường; các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích; y tế học đường; an toàn thực phẩm; dinh dưỡng cộng đồng.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

c) Khám, chữa bệnh: Sơ cấp cứu ban đầu; khám chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; khám sơ tuyn nghĩa vụ quân sự.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

d) Chăm sóc sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em/Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Quản lý thai, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, trước sinh và sau sinh, cấp cứu ban đầu về sản khoa và sơ sinh; Chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tại Trạm Y tế và cộng đồng, Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, sàng lọc ung thư c tử cung bằng kỹ thuật đơn giản.

Thực hiện đầy đủ

Không bắt buộc có đỡ đẻ thường, kỹ thuật phụ sản, kỹ thuật nhi.

Không bắt buộc có đỡ đẻ thường, kỹ thuật phụ sản, kỹ thuật nhi, sàng lọc ung thư cổ tử cung

đ) Quản lý sức khỏe cộng đồng: Quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính; phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

e) Thuốc thiết yếu: Quản lý nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đy đủ

Không bắt buộc có vườn cây thuốc nam

3. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và quản lý; hướng dẫn, kiểm tra y tế thôn bản, cộng tác viên y tế.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

4. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình; cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Không bt buộc cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

5. Tham gia kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe: Phát hiện và báo cáo các vi phạm hoạt động y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

6. Quản lý viên chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm y tế huyện giao và theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện đầy đủ

3. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2030

Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe

- Xã có Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân, hoạt động thường xuyên.

- Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, công tác dân số được đưa vào nghị quyết của Đảng ủy hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã; các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe.

- Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã.

- Trạm y tế xã có đủ sổ, mẫu báo cáo thống kê theo quy định (bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin); báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động.

- Trạm y tế xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý tài chính theo quy định.

- T l người dân có thẻ bảo hiểm y tế.

Tiêu chí 2. Nhân lực y tế

- Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của trạm y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cán bộ được đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành.

- Có bác sỹ làm việc tại trạm y tế xã thường xuyên hoặc tối thiểu 2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước.

- Mỗi tổ, thôn, bản, ấp đều có nhân viên y tế, cộng tác viên dân số được đào tạo hoạt động; đối với thôn, bản, ấp thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo.

- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do nhà nước ban hành đối với cán bộ trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế hưởng phụ cấp khác.

Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã

- Trạm y tế xã ở gần đường trục giao thông của xã, hoặc ở khu vực trung tâm xã để người dân dễ tiếp cận.

- Diện tích mặt bằng và diện tích xây dựng của trạm y tế xã đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

- Trạm y tế xã được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế Trạm Y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành; đảm bảo đủ số lượng và diện tích của các phòng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Công trình chính của trạm y tế xã được xếp hạng từ cp III trở lên.

- Trạm y tế xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định.

- Có đủ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ.

Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác

- Trạm y tế xã đảm bảo có đủ trang thiết bị đ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; cán bộ y tế có khả năng sử dụng các trang thiết bị y tế được cấp.

- Tại trạm y tế xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường; quản lý thuốc theo đúng quy định.

- Trang thiết bị được duy tu, bảo dưỡng định kỳ; trang thiết bị khi bị hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

- Trạm y tế xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn trở lên.

Tiêu chí 5. Y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

- Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng.

- Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

- Tỷ lệ hộ gia đình trong xã có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

- Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm; khống chế kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã phụ trách.

- Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng, chng HIV/AIDS trên địa bàn xã.

Tiêu chí 6. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học c truyền.

- Trạm y tế xã có khả năng để thực hiện 80% các dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- Trạm y tế xã có vườn thuốc nam mẫu hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu; thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại) cho 30% số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã.

- Quản lý và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại cộng đồng.

- Quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn.

- Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh, tai nạn thương tích đến khám tại trạm y tế xã; chuyển lên tuyến trên kịp thời nhng trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của trạm y tế xã.

Tiêu chí 7. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế.

- Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi).

Tiêu chí 8. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

- Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.

- Tỷ lệ sinh phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên đối với các tỉnh, tỉnh thuộc vùng có mức sinh cao.

- Tỷ lệ phụ nữ sinh đủ 02 con đối với các tỉnh, tỉnh thuộc vùng có mức sinh thấp.

- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Xã có triển khai hoặc phối hợp tham gia triển khai các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Tư vấn về tầm soát và quản lý tầm soát sơ sinh, trước sinh.

- Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Tiêu chí 9. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

- Trạm y tế xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định.

- Triển khai tốt các hoạt động thông tin, truyền thông - giáo dục sức khỏe trên địa bàn xã.

Tiêu chí 10. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Số cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tính.

- Mức độ ng dụng các phần mềm hiện có phục vụ công tác khám chữa bệnh, quản lý số liệu và trích xuất thông tin, báo cáo.

4. Hướng dẫn chấm điểm: (Phụ lục kèm theo).

5. Một số quy định chung

Bộ tiêu chí này được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân của toàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã, chứ không ch đánh giá hoạt động của trạm y tế xã). Mục đích chính của Bộ tiêu chí là tạo ra các tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Những chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí này là những yêu cầu cơ bản cần đạt trong giai đoạn đến 2030. Có những trường hợp đã đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí này, nhưng chưa đạt được các quy định, tiêu chuẩn trong một số quy định khác do Bộ Y tế ban hành thì vẫn phải tiếp tục phấn đấu để đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn đó.

Các tiêu chí đánh giá dựa theo các quy định hiện hành. Khi các quy định đó thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù hợp.

Việc đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã được thực hiện hằng năm. Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế có thời hạn trong vòng 3 năm. Nếu các năm tiếp theo không đạt Bộ tiêu chí thì phải rút danh hiệu đã công nhận.

Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:

- Đạt từ 80% tổng điểm trở lên;

- Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% s điểm của tiêu chí đó trở lên. Không bị “điểm liệt”.

III. NHIỆM VỤ - GIẢI PHÁP

1. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 sâu rộng trong cán bộ và Nhân dân.

- Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện bộ tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn đến năm 2030 và các nhiệm vụ khác:

+ Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế làm Phó Trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa tỉnh và các đơn vị có liên quan.

+ Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp huyện do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng y tế cấp huyện làm Phó Trưởng ban thường trực, Giám đốc trung tâm y tế cấp huyện làm phó trưởng ban, các thành viên gồm đại diện lãnh đạo: Phòng Tài chính và Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế đối với thị xã, thành phố), Bệnh viện đa khoa, Bảo hiểm xã hội cấp huyện và các phòng, ban có liên quan.

Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện họp định kỳ 6 tháng 1 lần và đột xuất khi cần thiết.

- Củng c Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân cấp xã, duy trì hoạt động thường xuyên 6 tháng họp 1 lần; chỉ đạo xây dựng các chỉ tiêu theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã; đăng ký, kiểm tra, đánh giá và đề nghị cấp trên về kiểm tra công nhận xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

3. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, ngày càng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân:

- Tiếp tục củng c và kiện toàn bộ máy cán bộ các đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ về cả chuyên môn và quản lý, đặc biệt là đào tạo cán bộ có trình độ bác sỹ, dược sỹ, y học cổ truyền và quản lý trạm y tế xã.

- Chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phát hiện dịch sớm, báo cáo và xử lý dịch kịp thời, không để dịch lan rộng, hạn chế tử vong do dịch bệnh. Triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình y tế khác.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở: Bố trí bác sỹ luân phiên hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế, đặc biệt là các trạm y tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu theo quy định, có chất lượng đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, quản lý và sử dụng thuốc đúng quy chế, an toàn, hợp lý và hiệu quả.

4. Huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế cho trạm y tế.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế:

- Phối hợp các hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân với các hoạt động của các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn, huy động các nguồn lực trong Nhân dân và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từng bước xã hội hóa công tác y tế; đặc biệt tăng cường phối hợp với các lực lượng quân y trong công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai thảm họa, tập trung vào các vùng biên giới biển, vùng khó khăn.

- Mở rộng quan hệ quốc tế, tận dụng mọi sự đầu tư, lồng ghép hoạt động các dự án, chương trình có vốn đầu tư nước ngoài trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư cho công tác y tế.

6. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho Nhân dân, đa dạng hóa các loại hình truyền thông và phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt chú ý người dân tộc thiểu số, người dân ở vùng khó khăn để mọi người dân nâng cao nhận thức và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chú trọng công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.

IV. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ VÀ CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ

1. Tuyến xã

- Đăng ký với cơ quan quản lý cấp huyện (Phòng Y tế và Trung tâm Y tế) về việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

- Trạm y tế tự tổ chức đánh giá việc đạt các tiêu chí quốc gia về y tế xã; thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu, lập hồ sơ để chứng minh cho việc đạt các tiêu chí.

- Sau khi Trạm y tế tự đánh giá đã đạt các tiêu chí theo quy định, Trạm y tế báo cáo UBND cấp xã, có Công văn của UBND cấp xã kèm hồ sơ liên quan gửi cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện (Phòng Y tế hoặc Trung tâm Y tế), đề nghị xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.

2. Tuyến huyện

- Phòng Y tế tham mưu UBND cấp huyện thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân cấp huyện, đại diện Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa, Phòng y tế và các đơn vị có liên quan khác ở tuyến huyện. Giúp việc cho Hội đồng có T Thư ký, gồm 3-5 cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp.

- Sau khi nhận được hồ sơ liên quan do UBND cấp xã gửi, Tổ Thư ký có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, về tận xã kiểm tra, đánh giá tất cả các chỉ tiêu theo quy định; trên cơ sở đó làm biên bản thẩm định hồ sơ xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.

- Hội đồng tuyến huyện họp xét xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế: Trên cơ sở hồ sơ đã được Tổ thư ký kiểm tra, thẩm định, đại diện lãnh đạo UBND cấp xã trình bày trước Hội đồng tình hình thực hiện các Tiêu chí quốc gia về y tế xã; Tổ Thư ký trình bày kết quả thẩm định; các thành viên Hội đồng thẩm định, xem xét, nêu các vấn đề cần làm rõ; đại diện UBND cấp xã trả lời Hội đồng; Nếu có thành viên Hội đồng không thống nhất thì có thể tổ chức thẩm tra lại các nội dung chưa thống nhất để đánh giá kết quả.

- Phòng Y tế làm đầu mối, phối hợp với Trung tâm y tế tuyến huyện tng hp hồ sơ, gửi danh sách nhng xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế lên Sở Y tế.

3. Tuyến tỉnh

- Sở Y tế trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (gồm đại diện các Sở, ngành liên quan và đại diện UBND tỉnh) và Tổ thư ký xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.

- Tổ Thư ký có trách nhiệm tng hp, rà soát, đánh giá và thẩm định tất cả các hồ sơ do tuyến huyện chuyển lên.

- Hội đồng tổ chức họp, thẩm định hồ sơ tương tự như tuyến huyện.

- Trên cơ sở đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng, lãnh đạo Sở Y tế lập danh sách kèm hồ sơ gửi UBND tỉnh, đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh ra Quyết định công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính).

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp triển khai việc thực hiện BTCQG về y tế xã Hàng năm, các địa phương có các hình thức khen thưởng phù hợp đối với các xã có thành tích tốt trong việc phấn đấu đạt Tiêu chí quốc gia về y tế

- Kinh phí hoạt động của Hội đồng và T thư ký xét công nhận xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã do ngân sách tỉnh bo đảm, được bố trí dự toán trong ngân sách hot động thường xuyên hàng năm của S Y tế.

V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo

- Kiện toàn Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe Nhân dân các cấp do lãnh đạo UBND các cấp làm Trưởng ban, ngành Y tế làm Phó Trưởng ban thường trực, thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể. Triển khai kế hoạch xây dựng thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã tới các ban, ngành, đoàn thể; các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn đáp ng điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng và duy trì Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho trạm y tế xã, phường, thị trấn

- Rà soát cơ sở hạ tầng xây dựng kế hoạch đầu tư công theo từng giai đoạn, đảm bảo cơ sở hạ tầng các trạm y tế theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030.

- Đầu tư trang thiết bị y tế cho các trạm y tế theo Thông tư 28/2020/TT-BYT quy định về danh mục trang thiết bị tối thiểu của trạm y tế tuyến xã để đáp ứng thực hiện các danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành cho tuyến xã theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở (được thực tính trên tổng số dịch vụ của các nhóm chức năng nhiệm vụ chủ yếu được giao).

- Đảm bảo sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế được đầu tư cho các trạm y tế tuyến xã.

3. Đảm bảo nhân lực cho trạm y tế xã, phường, thị trấn

- Tuyển dụng đủ nhân lực y tế cho các trạm Y tế theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế về Hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập và các văn bản hiện hành khác. Có chính sách thu hút các bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, đảm bảo cơ cấu cán bộ y tế cho các trạm y tế (bác sỹ/y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, các chức danh nghề nghiệp y tế khác,...).

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có kế hoạch đào tạo bác sỹ cho Trạm y tế xã, tăng cường tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế.

4. Triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn

- Chủ động phòng chống dịch bệnh, khng chế dịch bệnh kịp thời; đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động y tế, dân s; huy động cộng đồng tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe đ nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Cung ứng đủ thuốc, vật tư, hóa chất cho công tác khám chữa bệnh, phòng chống dch bnh ti các trm y tế xã.

- Triển khai khám chữa bệnh, khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, thực hiện đạt mục tiêu trên 95% người dân có Bảo hiểm y tế vào năm 2025.

5. Kiểm tra, giám sát

Thực hiện theo dõi, giám sát định kỳ các hoạt động và các chỉ tiêu thực hiện trong Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai công tác xây dựng, duy trì Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030.

- Tham mưu thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã (gồm đại diện các Sở, ngành liên quan và đại diện UBND tỉnh) và Tổ thư ký xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã. Thường trực Hội đồng, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định hàng năm gửi hồ sơ, đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

- Thường xuyên rà soát phân loại và kịp thời tham mưu điều chỉnh các xã của từng vùng cho phù hợp theo quy định hiện hành.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ tuyến y tế cơ sở, triển khai hỗ trợ chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai các hoạt động y tế, dân số, chú trọng công tác phòng chống dịch, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe ban đu, nâng cao chất lượng dân số,...

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xây dựng Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn và hàng năm. Là cơ quan đầu mối có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch hoạt động hằng năm, tổ chức triển khai thực hiện đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trên địa bàn. Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, tổng hợp báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, đưa các chỉ tiêu về đạt chuẩn quốc gia về y tế vào các chương trình kinh tế-xã hội giai đoạn 5 năm, hàng năm của tỉnh.

Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí lng ghép nguồn vốn đầu tư phát triển cho các chương trình, dự án về thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của từng giai đoạn, hàng năm, đảm bảo theo quy định của Luật Đu tư công và các quy định hiện hành.

3. Sở Tài chính

- Tham mưu cấp thẩm quyền bố trí dự toán ngân sách địa phương thực hiện kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế về dự toán kinh phí lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, Đề án để thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định.

4. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Y tế rà soát, phân bổ số lượng người làm việc tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.

- Phối hợp với Sở Y tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tuyến Y tế cơ sở; trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, đề xuất UBND tỉnh có chính sách thu hút nhân lực về công tác tại trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh duy trì hoạt động của nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản theo chức năng nhiệm vụ và các quy định hiện hành.

- Phối hợp tham mưu công tác thi đua khen thưởng hàng năm nhằm động viên khuyến khích các cá nhân tập thể trong việc thực hiện Bộ Tiêu chí.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở, các phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường học, phòng chng dịch bệnh và quản lý sức khỏe cho học sinh theo quy định.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí tỉnh, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe và các hoạt động triển khai kế hoạch trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

- Phối hợp với Sở Y tế trong quá trình triển khai, sử dụng phần mềm quản lý sức khỏe và các phần mềm quản lý sức khỏe khác theo quy định, quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh bố trí quỹ đất đ xây dựng cơ sở hạ tầng cho trạm y tế xã, phường, thị trấn theo quy định, phối hợp với Sở Y tế trong triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí về môi trường phù hợp với các quy định hiện hành.

8. Sở Xây dựng

Có trách nhiệm hướng dẫn các xã trong việc thiết kế xây dựng trạm y tế xã theo quy định hiện hành khi có yêu cầu.

9. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế lồng ghép các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Sức khỏe sinh sản trong việc công nhận các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa”.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các xã triển khai thực hiện, đảm bảo yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với ngành Y tế và các ngành liên quan triển khai việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tàn tật, chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em và người cao tuổi; triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

12. Ban Dân tộc

Phối hợp với ngành Y tế và các ngành liên quan triển khai Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trong đó có các nội dung chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

13. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, các cơ quan thông tấn báo chí

Tăng thời lượng phát sóng, bài viết, đưa tin các cuộc tọa đàm, phóng sự về công tác thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

14. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các đoàn thể, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức vận động, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế, nhất là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm y tế. Tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nâng cao tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế, hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Phối hợp với Sở Y tế trong việc phân bổ thẻ khám, chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế về các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tổ chức kiểm tra, giám định việc thực hiện bảo hiểm y tế; phối hợp Sở Y tế trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế theo quy định.

Tổ chức thực hiện thanh toán chi phí Bảo hiểm y tế đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo đúng quy định của pháp luật.

15. Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo theo Kế hoạch.

16. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tính, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh,...

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tham gia hỗ trợ ngành y tế tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình hoạt động, tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia xây dựng y tế xã, phường, thị trấn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

17. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo đánh giá thực trạng tình hình y tế xã hiện nay so với Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030. Xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại địa phương và triển khai các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Quyết định 1300/QĐ-BYT ; Chỉ đạo các ban, ngành của huyện, thị xã, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện.

Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trên địa bàn; đưa kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chủ động trong việc đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại địa phương theo phân cấp và quy chế phối hợp.

- Chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện cấp huyện, các ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 của địa phương theo đúng tiến độ; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại địa phương và báo cáo UBND tỉnh (thường trực Sở Y tế) theo quy định nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc địa bàn quản lý phối hợp với cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường học, phòng chống, dịch bệnh và quản lý sức khỏe cho học sinh theo quy định.

VII. SƠ KẾT, TỔNG KẾT VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Chế độ báo cáo:

Trước ngày 10 tháng 01 hằng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất ngày 20 tháng 01 hằng năm.

2. Sơ kết, tổng kết:

- Giai đoạn 2023 - 2025: Tổ chức sơ kết kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và tình hình tổ chức thực hiện của giai đoạn trong quý I năm 2026.

- Giai đoạn 2026 - 2030: Tổ chức sơ kết vào quý II năm 2028; tổng kết vào quý I năm 2031.

3. Công tác khen thưởng:

Hàng năm, các địa phương có các hình thức khen thưởng phù hợp đi với các đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong việc phấn đấu thực hiện đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

VIII. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (Bao gồm: Ngân sách cấp tỉnh; ngân sách huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trn); lng ghép từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; các Chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu thực hiện trên địa bàn tỉnh; kinh phí đầu tư từ nguồn vốn vay, viện trợ; vốn tín dụng; vốn từ các doanh nghiệp; huy động nguồn lực xã hội hóa và các nguồn vốn hp pháp khác.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể; yêu cầu các sở, ngành chuyên môn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh./


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ VN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế;
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới;
- B
o hiểm xã hội tỉnh;
- B
áo Quảng Bình;
- Đài PT- TH
QB;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐ VP UBND
tỉnh;
- L
ưu: VT, TH, KT, NCVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ An Phong

PHỤ LỤC

BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
(Kèm theo Kế hoạch số: 2669/KH-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh)

Nội dung

Điểm chuẩn

Hướng dẫn chấm điểm

Điểm đạt

Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK

14

14

1. Xã có Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân, hoạt động thường xuyên.

I

- Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân được thành lập theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thành phần ban chỉ đạo gồm: lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm y tế làm phó ban, lãnh đạo các ban ngành có liên quan tại địa phương là ủy viên. Khi có thay đổi về nhân sự, Ban Chỉ đạo được bổ sung cán bộ khác kịp thời.

0,5

- Ban chỉ đạo có quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần và họp đột xuất khi cần thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi.

(Nếu không có Ban chỉ đạo hoặc có Ban chỉ đạo nhưng không hoạt động thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)

0,5

2. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, công tác dân số được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã; các đoàn thể chính trị-xã hội và Nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe.

4

- Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã.

1

- Có ít nhất 2/3 số đoàn thể chính trị - xã hội trong xã tham gia vào việc triển khai thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe và các chương trình y tế trên địa bàn.

1

- Đưa chủ trương xây dựng, duy trì xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia y tế xã vào Nghị quyết của cấp ủy, Hội đồng nhân dân.

1

- Đưa kế hoạch xây dựng, duy trì xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia y tế xã vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã và triển khai thực hiện.

1

3. Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thm quyn phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã.

1

- Y tế xã xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của địa phương, nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động được, chỉ tiêu được giao và hướng dẫn của y tế tuyến trên; kế hoạch được trung tâm y tế huyện, UBND xã phê duyệt.

1

4. Trạm y tế xã có đủ s, mẫu báo cáo thống kê theo quy định (bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin); báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động.

2

- Trạm y tế có đủ sổ sách, mẫu báo cáo theo đúng quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế:

+ Đủ sổ sách, báo cáo bản giấy

0,5

+ Đủ sổ sách, báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin

1

- Báo cáo số liệu thng kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên theo quy định.

0,5

- Có các biểu đồ, bảng thống kê cập nhật tình hình hoạt động của trạm y tế xã.

0,5

5. Trạm y tế xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý tài chính theo quy định.

3

- Trạm y tế xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu để triển khai các hoạt động được giao.

+ Đủ và kịp thời

2

+ Đủ nhưng chậm

1

- Quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định hiện hành, không phát hiện có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất k hình thức nào.

1

6. Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT.

3

Là số người có thẻ BHYT tính trên 100 người dân trên địa bàn xã trong năm.

Tỷ lệ này được tính theo quy định tại Thông tư s 20/2019/TT-BYT ngày 31/7/2019 như sau:

+ Dưới tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh, tỉnh

1

+ Bằng với t lệ do Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh, tỉnh

2

+ Lớn hơn tỷ lệ đo Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh, tỉnh

Giai đoạn 2022 - 2025: Tỷ lệ bao phủ BHYT do Thủ tướng Chính phủ giao cho các tỉnh, tỉnh trực thuộc trung ương tỉnh theo Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 20/4/2022.

3

Tiêu chí 2. Nhân lực y tế

10

10

7. Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc m của trạm y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cán bộ được đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành.

4

- Đảm bảo đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm của trạm y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2

- Đảm bảo đủ chức danh nghề nghiệp cần có tại trạm y tế theo quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

1

- Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo liên tục, tập huấn chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 và Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 28/12/2020 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế (được tập huấn tối thiểu 24 giờ học/năm; ít nhất 2 năm/lần).

1

8. Có bác sỹ làm việc tại trạm y tế xã.

2

- Vùng 3 và Vùng 2:

+ Có bác sỹ làm việc thường xuyên tại trạm y tế

2

- Vùng 1:

+ Có bác sỹ làm việc tại trạm y tế thường xuyên hoặc tối thiểu 2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước.

Mi buổi làm việc (1/2 ngày) phải ở các ngày khác nhau trong tuần. Bác sỹ làm việc cả 1 ngày tại trạm y tế xã (cả sáng và chiều) thì chỉ được tính 1 buổi.

2

9. Mỗi tổ, thôn, bản, ấp đều có nhân viên y tế, cộng tác viên dân số được đào tạo hoạt động; đối với thôn, bản ấp thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo.

2

- Mỗi tổ, thôn, bản, ấp có tối thiểu 1 nhân viên y tế hoạt động. Nhân viên y tế thôn bản có tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành, thực hiện theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 08/3/2013;1 thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; khi có nhân viên y tế thôn bản nghỉ hoặc bỏ việc, phải có nhân viên y tế thôn bản thay thế muộn nhất trong vòng 6 tháng hoặc bố trí nhân viên y tế thôn bản khác tạm thời phụ trách. Đối với thôn, bản có nhiều người dân tộc sinh sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở y tế hoặc những thôn, bản có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em có cô đỡ thôn bản.

0,5

- Mỗi thôn bản có 01 công tác viên dân số hoạt động, có tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ theo Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế.

0,5

- Nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản được đào tạo theo chương trình do Bộ Y tế quy định.

0,5

- Hàng tháng nhân viên y tế thôn bản có giao ban chuyên môn định kỳ với trạm y tế xã ít nhất 1 lần.

0,5

10. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành đối với cán bộ trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế hưởng phụ cấp khác.

2

- Địa phương thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với cán bộ y tế xã, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác.

1

- Thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản và các loại hình cộng tác viên y tế khác (nếu có) theo quy định hiện hành, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác.

1

Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã

12

12

11. Trạm y tế xã ở gần đường trục giao thông của xã, hoặc ở khu vực trung tâm xã để người dân dễ tiếp cận.

1

- Trạm y tế xã có vị trí mà người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông như tại trung tâm xã, hoặc cạnh đường giao thông chính của xã; xe ô tô cứu thương có thể vào trong trạm y tế; đối với vùng sông nước, có thể tiếp cận được bằng đường thủy.

1

- Có đủ các tiêu chuẩn trên, nhưng xe ô tô cứu thương hoặc phương tiện cứu thương đường thủy không tiếp cận được.

0,5

12. Diện tích mặt bng và diện tích xây dựng của trạm y tế xã đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

2

- Diện tích khu đất xây dựng phải tuân thủ Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở y tế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Phải đảm bảo diện tích để bố trí các hạng mục công trình: Nhà trạm và công trình phụ trợ, sân vườn cây xanh (cây bóng mát, vườn hoa, vườn cây thuốc), sân đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, cổng và tường rào.

1

- Khu đất xây dựng phải thoáng, cao ráo; đảm bảo các điều kiện kết nối hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước).

1

13. Trạm y tế xã được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành; đảm bảo đủ số lưng và diện tích của các phòng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.

3

- Cơ sở hạ tầng của trạm y tế xã là toàn bộ các công trình, nhà cửa gắn liền với đất trong phạm vi trạm y tế xã, được thiết kế theo quy định tại Thông tư 32/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế.

1

- Đảm bảo đủ số phòng và diện tích của mỗi phòng đủ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, theo quy định tại Thông tư 32/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế.

+ Vùng 3: Có từ 9 phòng trở lên.

+ Vùng 2: Có từ 7 phòng trở lên.

+ Vùng 1: Có từ 5 phòng trở lên.

(Nếu ít hơn 1 phòng so với số tối thiểu thì được 0,5 điểm; ít hơn từ 2 phòng trở lên thì không được điểm).

1

- Có hệ thống bảng hiệu, biển hiệu, biển chỉ dẫn và ghế ngồi cho bệnh nhân chờ khám bệnh. Có khu vực chờ tiêm, theo dõi sau tiêm chủng đảm bảo yêu cầu.

1

14. Công trình chính của trạm y tế xã được xếp hạng từ cấp III trở lên.

2

- Đối với trạm y tế có nhiều hạng mục công trình thì các công trình phải được liên hệ với nhau bng nhà cầu nối

(Nếu khối nhà chính dột nát, xung cấp nghiêm trọng thì không đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã)

2

15. Trạm y tế xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định.

2

- Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh được dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế. Có nhà tiêu hợp vệ sinh đáp ứng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh tại Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế. (Nếu trạm y tế xã không có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hp vệ sinh thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)

1

- Chất thải y tế được thu gom xử lý theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế.

1

16. Có đ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ.

2

- Khối phụ trợ và công trình phụ trợ: Kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng.

1

- Có máy tính nối mạng Internet và máy in tại trạm y tế hoặc có điều kiện dễ dàng tiếp cận và sử dụng hai phương tiện này khi cần thiết.

1

Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác

9

9

17. Trạm y tế xã đảm bảo có đủ trang thiết bị để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; cán b y tế có khả năng sử dụng các trang thiết bị y tế được cấp.

3

- Trạm y tế xã có đủ danh mục trang thiết bị tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 28/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế.

+ Có đủ 100% danh mục

2

+ Có từ 80% đến dưới 100% danh mục

1

- Cán bộ trạm y tế xã được tập huấn và có khả năng sử dụng các trang thiết bị được cung cấp

1

18. Tại trạm y tế xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cu thông thường; quản lý thuốc theo đúng quy định.

4

- Căn cứ danh mục thuốc quy định ti Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017, Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế, theo phân vùng và điều kiện cụ thể của từng địa phương, Sở Y tế các tỉnh, tỉnh trực thuộc Trung ương ban hành danh mục thuốc phù hợp với từng trạm y tế xã. Trạm y tế xã có đủ danh mục thuốc theo quy định của Sở Y tế:

+ Có đủ 100% danh mục

2

+ Có từ 80% đến dưới 100% danh mục

1

- Thuốc tại trạm y tế xã được quản lý tuân thủ các quy định; sử dụng thuốc an toàn.

+ Thuốc tại trạm y tế xã được quản lý theo các quy định về dược được Bộ Y tế ban hành; cơ bản dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ Y tế, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuộc được ban hành kèm theo Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế.

1

+ Sử dụng thuốc an toàn, không xảy ra tai biến nghiêm trọng về sử dụng thuốc.

1

19. Trang thiết bị được duy tu, bảo dưỡng định kỳ; trang thiết bị khi bị hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

1

- Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị kịp thời, đảm bảo trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho các hoạt động của trạm y tế.

1

20. Trạm y tế xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn trở lên

1

- Có từ 15 đầu sách chuyên môn trở lên về các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử dụng thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe, quản lý y tế, thông tin y tế...

1

Tiêu chí 5. Y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

19

19

21. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

4

- Có thực hiện giám sát, báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn xã theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015, Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế.

1

- Có thực hiện giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục theo Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24/5/2012 của Bộ Y tế.

1

- Có thực hiện giám sát dựa vào sự kiện, xác minh theo quy định khi phát hiện sự kiện y tế công cộng theo quy định tại Quyết định số 2018/2021/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ Y tế.

1

- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng còn hiệu lực hoặc có thực hiện việc tự công bố cơ sở đ điều kiện tiêm chủng và các cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng có được đào tạo, tập huấn đầy đủ.

1

22. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm

8

- Có sàng lọc phát hiện sớm tăng huyết áp (% số người 40 tuổi được đo huyết áp ít nhất 1 lần/năm so với tng dân s 40 tuổi của xã).

+ >80%

1,5

+ 50%-80%

1

+ 20% - <50%

0,5

- Tỷ lệ % người bệnh tăng huyết áp được điều trị và quản lý tại TYT xã:

+ > 30%

1,5

+ 20% - 30%

1

+ < 20%

0,5

Số lượng bệnh nhân tăng huyết áp của xã được ước tính bằng 12% dân số xã (theo Quyết định số 5924/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế).

- Có sàng lọc phát hiện người có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ mắc đái tháo đường cho người từ 40 tuổi trở lên ít nhất 1 lần/năm.

+ > 80%

1,5

+ ≥ 50%-80%

1

+ 20% <50%

0,5

- Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được điều trị và quản lý tại TYT xã:

+ > 40%

1,5

+ 20% - 40%

1

+ < 20%

0,5

S lượng bệnh nhân đái tháo đường của xã được ước tính bằng 2% dân số xã (theo Quyết định số 5924/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế).

- Có quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm khác như: Tim mạch, hen phế quản, COPD... (khám, kê đơn điều trị ngoại trú, cấp phát thuốc BHYT, có hồ sơ theo dõi lâu dài).

2

23. Tỷ lệ hộ gia đình trong xã có nhà tiêu, nhà tm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

2

Theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Đạt tỷ lệ trung bình:

Bắc Trung Bộ: 85%

1

- Đạt tỷ lệ cao:

+ Bắc Trung Bộ: 95%

2

24. Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm; khống chế kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã phụ trách.

3

- Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

0,5

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các sở ngoài thẩm quyền quản lý; báo cáo kịp thời lên tuyến trên các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm vượt thẩm quyền xử lý.

0,5

- Phối hợp triển khai các biện pháp điều tra, xử lý kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã quản lý.

0,5

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, hướng dẫn phòng chống ngộ độc thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn quản lý; cung cấp kiến thức, lập danh sách phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm cho người kinh doanh thức ăn đường phố: công khai các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

0,5

- Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hộ cá thể, nhỏ lẻ, kinh doanh thức ăn đường phố, các hoạt động nấu ăn từ thiện, phục vụ lễ hội. Ít nhất 95% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn được thanh tra, kiểm tra. Ít nhất 90% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuốc thẩm quyền quản lý và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn được kiểm tra đạt điều kiện an toàn thực phẩm.

0,5

- Không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn xã hàng năm (vụ ngộ độc thực phẩm là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian; Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ ngộ độc thực phẩm theo quy định tại Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế).

0,5

25. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn xã.

2

- Có triển khai các hoạt động can thiệp giảm hại, dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm HIV trên địa bàn xã, có ít nhất 1 trong 4 nhóm hoạt động sau: Phân phát hoặc tiếp thị bao cao su; trao đổi bơm kim tiêm sạch; triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (như Methadone), xét nghiệm HIV.

0,5

- TYT xã có các tài liệu truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, có tổ chức các hình thức truyền thông về phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn, như khu hiệu, tờ rơi, loa truyền thanh, các buổi họp truyền thông có nội dung về phòng, chống HIV/AIDS.

0,5

- Chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng: Những người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn được trạm y tế xã quản lý, hỗ trợ, chăm sóc và điều trị ngay tại cộng đồng.

1

Tiêu chí 6. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền

12

12

26. Trạm y tế xã có khả năng để thực hiện 80% các dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế.

4

Trạm y tế xã có đủ điều kiện và khả năng chuyên môn để thực hiện thường xuyên các dịch vụ kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ Quy định phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành cho y tế tuyến xã theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT , Thông tư s 39/2017/TT-BYT , Sở Y tế điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Tỷ lệ các dịch vụ được thực hiện tính trên tổng số dịch vụ của các nhóm chức năng, nhiệm vụ chủ yếu được giao:

- 50 đến <60%

1

- 60 đến <70%

2

- 70 đến <80%

3

- Từ 80% trở lên

(Nếu thực hiện dưới 50% dịch vụ kỹ thuật thì xã không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)

4

27. Trạm y tế xã có vườn thuốc nam mẫu hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu; thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại) cho 30% số bệnh nhân đến khám chữa bệnh ti trm y tế xã.

2

- Trạm y tế xã có vườn thuốc nam hoặc tranh cây thuốc mẫu

+ Vùng 3: Vườn thuốc nam mẫu 40 cây thuốc theo danh mục của Bộ Y tế ban hành

0,5

+ Vùng 2: Vườn thuốc nam mẫu 30 cây thuốc theo danh mục của Bộ Y tế ban hành

0,5

+ Vùng 1: Có vườn thuốc nam hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu

- Khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền là các phương pháp chẩn đoán, điều trị bng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuc của y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 về hưng dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền được tính theo công thức:

0,5

- Vùng 3 và vùng 2:

+ Tỷ lệ đạt từ 10 - 20%

0,5

+ Tỷ lệ đạt từ 21 - 30%

1,0

+ Tỷ lệ đạt >30%

1,5

- Vùng 1: Có khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền

1,5

28. Quản lý và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại cộng đồng.

1

Có danh sách những người tàn tật, được phân loại theo các nhóm tàn tật (vận động, nghe nói, nhìn, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, động kinh, mất cảm giác, tàn tật khác), có các thông tin quản lý cần có, như đã được phục hồi chức năng hay chưa, ở đâu, hình thức, mức độ và kết quả, họ có được sử dụng các dụng cụ trợ giúp không (dụng cụ tập, nạng, nẹp, xe lăn...); nếu có sự thay đổi (chỗ ở, tiến triển bệnh tật, các đợt phục hồi chức năng ...) trạm y tế phải nắm được. Người khuyết tật được thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần.

- Mức trung bình

+ Vùng 3: 50 đến <70%

+ Vùng 2: 60 đến <80%

+ Vùng 1: 70 đến <90%

0,5

- Mức cao:

+ Vùng 3: Từ 70% trở lên

+ Vùng 2: Từ 80% trở lên

+ Vùng 1: Từ 90% trở lên

1

29. Quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn.

4

Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử:

- Đạt tỷ lệ trung bình:

Bắc Trung Bộ: 85%

1

Đạt tỷ lệ cao:

Bắc Trung Bộ: 95%

Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe 90% (thông tin về sức khỏe, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của người dân được lưu trữ và cập nhật).

2

30. Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh, tai nạn thương tích đến khám tại TYT xã; chuyển lên tuyến trên kịp thời những trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của trạm y tế xã.

1

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân đến trạm y tế xã.

0,5

- Chuyển lên tuyến trên kịp thời các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của trạm, không đ xảy ra tai biến do chuyển viện chậm.

(Nếu để xảy ra tai biến nghiêm trọng, hoặc tử vong trong điều trị do sai sót về chuyên môn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm thì không đạt tiêu chí quốc gia về y tế)

0,5

Tiêu chí 7. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em

6

6

31. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ.

2

Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thi kỳ thai nghén (tính trên tổng số phụ nữ đẻ của cả xã trong cùng kỳ). 3 thời kỳ thai là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong tử số chỉ tính những lần đến khám vì lý do thai sản, không tính lần đến khám khi đã chuyển dạ đẻ hoặc khám các bệnh khác. Mu số là tổng số phụ nữ đã đẻ trong kỳ báo cáo.

1

- Mức trung bình:

+ Vùng 3: Từ 50% đến <60%

+ Vùng 2: Từ 60% đến <70%

+ Vùng 1: Từ 70% đến <80%

0,5

- Mức cao:

+ Vùng 3: Từ 60 % trở lên

+ Vùng 2: Từ 70 % trở lên

+ Vùng 1: Từ 80% trở lên

Tiêm uốn ván đủ liều và đúng lịch là những phụ nữ có thai lần đầu được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván; những người có thai lần sau mà trước đó đã được tiêm 2 mũi vắc xin thì khi có thai lần này được tiêm bổ sung thêm 1 mũi vắc xin.

1

- Mức trung bình:

+ Vùng 3: Từ 60% đến <70%

+ Vùng 2: Từ 70% đến <80%

+ Vùng 1: Từ 80% đến <90%

0,5

Mức cao:

+ Vùng 3: Từ 70 % trở lên

+ Vùng 2: Từ 80 % trở lên

+ Vùng 1: Từ 90% trở lên

1

32. T l phụ nữ đ được cán bộ y tế đỡ

1

Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ là số bà mẹ sinh con tại trạm y tế xã, sinh con ở nhà, hoặc ở nơi khác nhưng được nhân viên y tế có đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ tính bình quân trên 100 phụ nữ đẻ của xã trong cùng thời kỳ:

- Mức trung bình:

+ Vùng 3: Từ 70% đến <80%

+ Vùng 2: Từ 85% đến <95%

+ Vùng 1: Từ 90% đến <98%

0,5

- Mức cao:

+ Vùng 3: Từ 80% trở lên

+ Vùng 2: Từ 95% trở lên

+ Vùng 1: Từ 98% trở lên

1

33. Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh.

1

Tỷ lệ % bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh là số bà mẹ và/hoặc trẻ sơ sinh được nhân viên y tế khám, chăm sóc từ khi sinh ra đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100 trẻ đẻ sống của xã trong một thời gian xác định. Trong trường hợp chỉ chăm sóc bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh cũng được tính.

Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc sau sinh

=

Tổng số bà mẹ của xã được chăm sóc sau sinh (chăm sóc cả mẹ và con, hoặc mẹ, hoặc con) trong năm

x 100%

Tổng số phụ nữ đẻ của xã đó trong cùng kỳ

- Mức trung bình:

+ Vùng 3: Từ 50% đến <60%

+ Vùng 2: Từ 70% đến <80%

+ Vùng 1: Từ 80% đến <90%

0,5

- Mức cao:

+ Vùng 3: Từ 60% trở lên

+ Vùng 2: Từ 80% trở lên

+ Vùng 1: Từ 90% trở lên

1

34. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 được tiêm chủng các vắc-xin phổ cập theo định của Bộ Y tế.

1

Là số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tính bình quân trên 100 trẻ dưới 1 tuổi trong diện tiêm chủng trong cùng thời kỳ.

Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)

=

Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắc xin thuộc Chương trình TCMR trong năm

x 100

Tổng số trẻ dưới 1 tuổi trong cùng năm

- Mức trung bình

+ Vùng 3: Từ 70% đến <90%

+ Vùng 2: Từ 80% đến <95%

+ Vùng 1: Từ 85% đến <95%

0,5

- Mức cao

+ Vùng 3: Từ 90 % trở lên

+ Vùng 2: Từ 95 % trở lên

+ Vùng 1: Từ 95% trở lên

1

35. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)

1

Là số trẻ em dưới 5 tui có chỉ số chiều cao theo tuổi Z-score thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (- 2SD) của chiều cao trung vị thuộc quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới tính trên 100 trẻ được đo chiều cao của một khu vực tại thời điểm điều tra.

Tỷ lệ % SDD thể thấp còi của trẻ < 5 tuổi

=

Tổng số trẻ < 5 tuổi trong xã bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi của xã tại thời điểm điều tra.

x 100

Tổng số trẻ dưới 5 tuổi của xã được đo chiều cao tại thời điểm điều tra

Bắc Trung Bộ: ≤ 25%

1

Tiêu chí 8. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

10

10

36. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

2

Là tỷ lệ % phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tui) có chng đang sử dụng hoặc chng họ đang sử dụng một trong những biện pháp tránh thai như đặt vòng, đình sản, thuốc tránh thai, bao cao su, màng ngăn cổ tử cung, kem diệt tinh trùng trong tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng tại xã (nhân khẩu thực tế).

- Mức trung bình

+ Vùng 3: Từ 50% đến <60%

+ Vùng 2: Từ 55% đến <65%

+ Vùng 1: Từ 60% đến <70%

1

- Mức cao

+ Vùng 3: Từ 60 % trở lên

+ Vùng 2: Từ 65 % trở lên

+ Vùng 1: Từ 70% trở lên

2

37. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.

2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là tỷ lệ phần nghìn của mức thay đổi dân số tự nhiên biểu hiện bằng chênh lệch giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong năm xác định so với dân số bình quân của cùng năm (nhân khẩu thực tế thường trú bình quân). Tỷ lệ này được tính theo công thức:

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

=

Tổng số trẻ em sinh ra trong năm - Tổng số chết trong năm của xã

x 1000

Dân số bình quân của xã cùng năm

- Mức trung bình

+ Vùng 3: Từ 12‰ đến 14‰

+ Vùng 2: Từ 11‰ đến 13‰

+ Vùng 1: Từ 11‰ đến 13

1

- Mức thấp

+ Vùng 3: Dưới 12‰

+ Vùng 2: Dưới 11‰

+ Vùng 1: Dưới 10‰

2

38. Tỷ lệ sinh phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên đối với các tỉnh, tỉnh thuộc vùng có mức sinh cao

1

Tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên như sau:

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

=

Tng số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại xã

x 100

Tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ

+ Mức trung bình

- Vùng 3: Từ 15% đến 17%

- Vùng 2: Từ 10% đến 12%

- Vùng 1: Từ 5% đến 7%

0,5

+ Mức thấp

- Vùng 3: Dưới 15%

- Vùng 2: Dưới 10%

- Vùng 1: Dưới 5%

Danh sách các tnh/TP thuộc vùng có mức sinh cao (TFR>2,2 con) và mức sinh thay thế (TFR từ 2,0-2,2 con) áp dụng cho giai đoạn 2020-2025 theo Quyết định số 2019/QĐ-BYT ngày 27/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Không tính đối với các dân tộc có dân s < 10.000 người, dân tộc rất ít người đang trong diện được bảo vệ và phát triển.

1

39. Tỷ lệ phụ nữ sinh đủ 02 con đối với các tỉnh, tỉnh thuộc vùng có mức sinh thấp

0

Tỷ lệ % s phụ nữ sinh đủ 02 con như sau:

Tỷ lệ ph nữ sinh đủ 2 con

=

Tổng số phụ nữ sinh đủ 2 con tại xã

x 100

Tng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ

- Mức trung bình: Từ 55% đến 60%

- Mức cao: Trên 60%

Danh sách các tỉnh/TP thuộc vùng có mức sinh thấp (TFR<2,0) áp dụng cho giai đoạn 2020-2025 theo Quyết định số 2019/QĐ-BYT ngày 27/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

(Quảng Bình không thuộc vùng có mức sinh thấp theo Quyết định số 2019/QĐ-BYT ngày 27/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế nên không áp dụng tiêu chí này)

0

2

- Khám sức khỏe định k cho người cao tuổi

1

40. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe cho người cao tuổi

1

41. Xã có triển khai hoặc phối hợp tham gia triển khai các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

1

- Xã có triển khai các biện pháp như tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi của người dân về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, vị trí và vai trò của phụ nữ hiện nay, bình đẳng giới...

0,5

- Trạm y tế xã thực hiện nghiêm túc việc giữ bí mật về giới tính của thai nhi trước khi sinh. Không tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi; không thực hiện việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, trừ các trường hợp bệnh lý

0,5

42. Tư vấn về tầm soát và quản lý tầm soát sơ sinh, trước sinh

1

- Tư vấn và quản lý thai phụ có nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền

0,5

- Tầm soát (sàng lọc) phát hiện thai phụ có nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền

0,5

43. Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân

1

- Tư vấn về tâm sinh lý và sức khỏe trước khi kết hôn.

0,5

- Khám sức khỏe trước khi kết hôn và quản lý các đối tượng có nguy cơ cao, trường hợp có nghi ngờ theo chỉ định của bác sỹ.

0,5

Tiêu chí 9. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

3

3

44. Trạm y tế xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định.

1

- Phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe: Yêu cầu phải có ít nht 10/15 loại phương tiện Truyền thông giáo dục sức khỏe quy định cho trạm y tế tuyến xã/phường/thị trấn theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT ngày 07/7/2010 của Bộ Y tế.

0,5

- Có tủ các ngăn đựng và các tài liệu truyền thông như sổ tay tuyên truyền, bộ tài liệu truyền thông, bộ công cụ làm mẫu, cẩm nang thực hiện các hoạt động Truyền thông giáo dục sức khỏe.

0,5

45. Triển khai tốt các hoạt động thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn xã.

2

- Thực hiện thường xuyên Truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng đồng, khi thăm hộ gia đình và khi người dân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã và trong trường học.

0,5

- Phối hợp với các tổ chức xã hội (Phụ nữ, Thanh niên, Hi nông dân...) thực hiện các hot động Truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đng.

0,5

- Cán bộ TYT xã và nhân viên y tế thôn bản thực hiện Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vn các vấn đề về sức khỏe khi người dân đến khám chữa bệnh hoặc khi đến thăm hộ gia đình; có các hoạt động về Truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học tại địa phương

1

Tiêu chí 10. ứng dụng công nghệ thông tin

4

4

46. Số cán bộ sử dụng thành thạo máy tính

1

Tỷ lệ cán bộ TYT sử dụng thành thạo máy tính so với tổng số cán bộ trạm y tế

+ 100%

1

+ 70% - <100%

0,5

47. Mức độ ứng dụng các phần mềm hiện có phục vụ công tác KCB, quản lý số liệu và trích xuất thông tin, báo cáo

3

Đã ứng dụng phần mềm vào:

+ Quản lý tiêm chủng

0,5

+ Quản lý bệnh không lây nhiễm

0,5

+ Quản lý thanh quyết toán KCB BHYT

0,5

+ Hồ sơ sức khỏe cá nhân

0,5

+ Thống kê y tế điện tử

0,5

+ Tư vấn khám chữa bệnh từ xa

0,5

99

Ghi chú: Trong trường hp các văn bản trích dẫn tại Bộ tiêu chí này có điều chỉnh, bổ sung. Sở Y tế sẽ điều chỉnh hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí cho phù hợp với quy định hiện hành.



1 Hin BYT đang d thảo Thông tư thay thế

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2669/KH-UBND ngày 22/12/2023 thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


77

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.214.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!