CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 01 : 2011/BYT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA
VỀ NHÀ TIÊU - ĐIỀU KIỆN
BẢO ĐẢM HỢP VỆ SINH
National
technical regulation on
Hygienic
conditions for Latrines
HÀ NỘI -
2011
|
Lời nói đầu:
QCVN 01 : 2011/BYT do
Cục Quản lý môi trường y tế biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông
tư số: 27/2011/TT - BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
National
technical regulation on
Hygienic
conditions for Latrines
1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chuẩn
này quy định những điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh đối với các loại nhà tiêu bao
gồm nhà tiêu khô, nhà tiêu dội nước.
2. Đối
tượng áp dụng
Quy chuẩn
này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình xây dựng, sử
dụng, bảo quản các loại nhà tiêu.
3. Giải
thích từ ngữ
Trong quy
chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại
chỗ phân và nước tiểu của con người.
3.2. Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm cô lập được phân
người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có
khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và
làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
3.3. Nhà
tiêu khô là nhà tiêu không dùng nước để dội sau mỗi lần đi
tiêu. Phân được lưu giữ và xử lý trong điều kiện ủ khô.
3.4. Nhà
tiêu khô chìm là loại nhà tiêu khô, hố chứa phân chìm dưới đất.
3.5. Nhà
tiêu khô nổi là loại nhà tiêu khô, có xây bể chứa phân nổi trên mặt đất.
3.6. Nhà
tiêu khô nổi một ngăn là loại nhà tiêu khô nổi chỉ có 1 ngăn chứa và ủ
phân.
3.7. Nhà
tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở lên là nhà tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở
lên để luân phiên sử dụng và ủ phân, trong đó luôn có một ngăn để sử dụng và
các ngăn khác để ủ.
3.8. Nhà
tiêu dội nước là nhà tiêu dùng nước để dội sau mỗi lần sử dụng.
3.9. Nhà
tiêu tự hoại là nhà tiêu dội nước, bể chứa và xử lý phân kín, nước thải
không thấm ra bên ngoài, phân và nước tiểu được lưu giữ trong bể chứa và được
xử lý trong môi trường nước.
3.10. Nhà
tiêu thấm dội nước là nhà tiêu dội nước, phân và nước trong bể, hố chứa
được thấm dần vào đất.
3.11. Chất
độn là các chất sử dụng để phủ lấp, phối trộn với phân, có tác dụng hút
nước, hút mùi, tăng độ xốp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy
các chất hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh có trong phân. Chất độn bao gồm một hoặc
hỗn hợp các loại sau: tro bếp, rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa, vỏ bào, lá cây, vỏ
trái cây, thức ăn thừa.
3.12. Ống
thông hơi là ống thoát khí từ bể hoặc hố chứa phân ra môi trường bên ngoài.
II. QUY
ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
1. NHÀ TIÊU KHÔ
1.1. Nhà
tiêu khô chìm:
1.1.1. Yêu
cầu về vệ sinh trong xây dựng:
a) Không
xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
b) Cách nguồn
nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
c) Miệng
hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm;
d) Không
để nước mưa tràn vào hố phân;
đ) Mặt sàn
nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn, không bị
nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào hố phân;
e) Có nắp
đậy kín các lỗ tiêu;
g) Có mái
lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo
đảm mỹ quan;
h) Ống
thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn
mái nhà tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
1.1.2. Yêu
cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà
tiêu khô, sạch;
b) Không
có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
c) Không
để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu;
d) Không
có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu;
đ) Bãi
phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu;
e) Giấy vệ
sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy;
g) Đối với
nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ sinh trong quá
trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu.
1.2. Nhà
tiêu khô nổi
1.2.1. Yêu
cầu về vệ sinh trong xây dựng:
a) Không
xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
b) Cách
nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
c) Không
để nước mưa tràn vào bể chứa phân;
d) Tường
và đáy ngăn chứa phân kín, không bị rạn nứt, rò rỉ;
đ) Cửa lấy
mùn phân luôn được trát kín;
e) Mặt sàn
nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn trượt,
không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào
bể chứa phân;
g) Có nắp
đậy kín các lỗ tiêu;
h) Có mái
lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo
đảm mỹ quan;
i) Ống
thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất
400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
1.2.2. Yêu
cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà
tiêu khô, sạch;
b) Không
có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
c) Không
để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu;
d) Không
có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu;
đ) Bãi phân
phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu;
e) Giấy vệ
sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy;
g) Đối với nhà
tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở lên: Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy
kín, các ngăn ủ được trát kín;
h) Đối với
các loại nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ sinh
trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu.
2. NHÀ
TIÊU DỘI NƯỚC
2.1. Nhà
tiêu tự hoại:
2.1.1. Yêu
cầu về vệ sinh trong xây dựng:
a) Bể chứa
và xử lý phân không bị lún, sụt, rạn nứt, rò rỉ;
b) Nắp bể
chứa và bể xử lý phân được trát kín, không bị rạn nứt;
c) Mặt sàn
nhà tiêu nhẵn, phẳng và không đọng nước, trơn trượt;
d) Bệ xí
có nút nước kín;
đ) Có mái
lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo
đảm mỹ quan;
e) Ống
thông hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất
400mm;
g) Nước
thải từ bể xử lý của nhà tiêu tự hoại phải được chảy vào cống hoặc hố thấm,
không chảy tràn ra mặt đất.
2.1.2. Yêu
cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà
tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu;
b) Không
có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
c) Có đủ
nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
d) Giấy vệ
sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa
giấy bẩn có nắp đậy;
đ) Nước
sát trùng không được đổ vào lỗ tiêu;
e) Phân
bùn phải được lấy khi đầy; bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân
bùn.
2.2. Nhà
tiêu thấm dội nước:
2.2.1. Yêu
cầu về vệ sinh trong xây dựng:
a) Không
xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
b) Cách
nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
c) Nắp bể,
hố chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt;
d) Mặt sàn
nhà tiêu nhẵn, phẳng, không đọng nước, trơn trượt;
đ) Bệ xí
có nút nước kín;
e) Có mái
lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo
đảm mỹ quan;
g) Ống
thông hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn
mái nhà tiêu ít nhất 400mm;
h) Nước
thải từ bể, hố chứa phân không chảy tràn ra mặt đất.
2.2.2. Yêu
cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà
tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu;
b) Không
có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
c) Có đủ
nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
d) Giấy vệ
sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy;
đ) Phân
bùn phải được lấy khi đầy nếu tiếp tục sử dụng nhà tiêu, bảo đảm vệ sinh trong
quá trình lấy, vận chuyển phân bùn; nếu không sử dụng phải lấp kín.
III. QUY
ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
1. Các cơ
quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình xây dựng, sử dụng nhà tiêu chịu sự kiểm
tra định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện
hành.
2. Việc tiến
hành kiểm tra tình trạng bảo đảm vệ sinh, chế độ thông tin và báo cáo phải tuân
thủ theo quy định hiện hành.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các cơ
quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình phải thực hiện đúng các yêu cầu về vệ
sinh trong xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu theo các quy định của Quy
chuẩn này.
2. Giao Cục Quản
lý môi trường y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan
hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
3. Sở Y tế
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và
hộ gia đình tham gia xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu trên địa bàn tỉnh,
thành phố.
4. Trong
trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế
thì thực hiện theo quy định văn bản quy phạm pháp luật mới do Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành.