BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
239/KH-BYT
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2011
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA
NGÀNH Y TẾ
TRIỂN KHAI NQ 02-NQ/CP NGÀY 09/01/2011 VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN
NGÂN SÁCH NĂM 2011
Năm 2011, năm đầu
tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ; với sự tiếp tục hỗ trợ và phối hợp của các
Bộ, Ngành liên quan, các địa phương; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể
cán bộ y tế; Ngành Y tế sẽ quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát
triển sự nghiệp y tế năm 2011 và kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân giai đoạn 2011-2015 thông qua các hoạt động và các giải pháp cụ thể:
I.
CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN Y TẾ NĂM 2011:
1. Chỉ
tiêu Quốc hội giao:
(i) Giảm tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống 17,3%;
(ii) Số giường bệnh
trên 1 vạn dân: 21 giường (không bao gồm giường bệnh của trạm y tế cấp xã)[1].
(iii) Mức giảm tỷ
lệ sinh 0,2‰.
(iv) Tỷ lệ chất
thải rắn y tế được xử lý: 82%.
2. Các chỉ
số sức khỏe của Ngành:
TT
|
Chỉ
tiêu
|
Ước
TH 2010
|
Mục
tiêu 2011
|
I
|
Dân số
|
|
|
1
|
Dân số trung
bình (nghìn người)
|
86.920
|
87.810
|
2
|
Mức giảm tỷ lệ
sinh (‰)
|
0,2
|
0,2
|
3
|
Tỉ lệ tăng dân
số (%)
|
1,04
|
1,02
|
4
|
Tuổi thọ trung
bình (tuổi)
|
73
|
73,2
|
5
|
Tỷ số giới tính
khi sinh (số trẻ em trai/100 trẻ em gái)
|
111
|
112
|
II
|
Y tế
|
|
|
1
|
Số giường bệnh/10.000
dân (không tính giường của trạm y tế xã)[2]
|
20,5
|
21
|
|
Trong đó: Giường
bệnh viện tư
|
0,9
|
1
|
2
|
Tỷ lệ suy dinh
dưỡng TE (cân nặng theo tuổi) < 5 tuổi (%)
|
18
|
17,3
|
3
|
Số bác sỹ/10.000
dân
|
>7
|
7,2
|
4
|
Số dược sỹ/10.000
dân
|
1,2
|
1,3
|
5
|
Tỷ số tử vong
mẹ (trên 100.000 trẻ đẻ ra sống)
|
68
|
67
|
6
|
Tỷ suất tử
vong trẻ em < 1 tuổi (‰)
|
16
|
15,5
|
7
|
Tỷ suất tử
vong trẻ em < 5 tuổi (‰)
|
25
|
24
|
8
|
Tỷ lệ trẻ em
< 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin (%)
|
90
|
>90
|
9
|
Tỷ lệ xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế (%) (Áp dụng Chuẩn giai đoạn 2011-2020)
|
80
|
40
|
10
|
Tỷ lệ trạm y tế
xã có nữ hộ sinh hoặc YSSN (%)
|
95
|
>95
|
11
|
Tỷ lệ trạm y tế
xã có bác sỹ (%)
|
70
|
72
|
12
|
Tỷ lệ thôn bản
có nhân viên y tế (%)
|
85
|
86
|
13
|
Tỷ lệ dân số
tham gia bảo hiểm y tế
|
62
|
63,2
|
14
|
Tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư (%)
|
~0,3
|
<0,3
|
II.
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 2011
Trong năm 2011, nhiệm
vụ bao trùm của Ngành y tế là thực hiện Kết luận số 42-KL/TW ngày 1/4/2009 về Đổi
mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y
tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; Kết luận số 43-KL/TW ngày
01/4/2009 về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ
Chính trị (Khóa IX) về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới” và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22 tháng 01
năm 2002 của Ban Bí thư về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”; Kết luận
số 44-KL/TW ngày 01-4-2009 về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW
ngày 22-3-2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính
sách dân số - kế hoạch hóa gia đình”; Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 18 và
23/2008/QH12 của Quốc hội (đặc biệt là tập trung triển khai Quyết định
930/QĐ-TTg của TTCP phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các bệnh
viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa Nhi và một số BVĐK tỉnh
thuộc vùng miền núi khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn
hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013), Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ về
những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng
kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
1.
Giải pháp về củng cố hệ thống tổ chức và phát triển nguồn nhân lực
Thúc đẩy các hoạt
động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ y tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ
thống các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương. Tăng cường đầu tư nâng cấp
các cơ sở đào tạo nhân lực y tế; tăng chỉ tiêu tuyển sinh, đẩy mạnh đào tạo cử
tuyển, theo địa chỉ, mở rộng các hình thức đào tạo nhằm bảo đảm nhân lực, số lượng,
cơ cấu lao động cho các cơ sở y tế trong thời gian tới.
Tiếp tục thực hiện
đề án 1816 của Bộ Y tế về việc luân phiên cán bộ y tế cho tuyến dưới; Nâng cao
hiệu quả đề án bệnh viện vệ tinh.
Kiện toàn tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quản lý môi trường y tế, phòng chống các bệnh
không lây nhiễm. Ổn định cơ cấu tổ chức của hệ thống y tế dự phòng từ trung
ương tới cơ sở để đầu tư.
2.
Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính
Triển khai thực
hiện Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
y tế công lập của nhà nước sau khi được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết
định ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
Tăng cường quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện.
Tiếp tục phối hợp
với các Bộ liên quan xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định
69/2008/NĐ-CP nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.
Nghiên cứu một
cách căn bản, có hệ thống nhằm xây dựng chính sách kiểm soát gia tăng chi phí y
tế, từng bước chuyển đổi việc thu theo phí dịch vụ sang thu trọn gói theo ca bệnh,
nhóm bệnh.
Tiếp tục phối hợp
với các Bộ, ngành xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn
tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật bảo hiểm y tế.
3.
Giải pháp về đầu tư và kinh tế y tế
Đổi mới về đầu
tư và cơ cấu phân bổ ngân sách theo hướng đầu tư Ngân sách nhà nước cho y tế cơ
sở, y tế dự phòng, chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Tăng cường xã hội hóa
trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
Xác định rõ
trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc
đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế do địa phương quản lý để các địa phương có trách
nhiệm bố trí chi đầu tư cho y tế từ ngân sách địa phương.
Tập trung đầu
tư, nâng cấp các bệnh viện huyện, đa khoa khu vực liên huyện theo Quyết định số
47/2008/QĐ-TTg và BV chuyên khoa Lao, Tâm thần, Nhi, Ung bướu và một số bệnh viện
đa khoa vùng khó khăn tuyến tỉnh (theo đề án 930/2009/QĐ-TTg); bước đầu xây dựng
các trung tâm kiểm nghiệm đủ năng lực và điều kiện hoạt động theo Quyết định số
154/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng; tăng cường đầu tư, nâng cấp, củng cố hoàn thiện
hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, các trung tâm y tế dự phòng huyện theo Quyết
định số 1402/QĐ-TTg ; Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 28/7/2009 về việc phê duyệt
Đề án Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương giai đoạn 2010-2015…
Cụ thể:
• Đối với BV tuyến
Trung ương: Đầu tư theo cơ chế một phần nguồn NSNN (đối với các bệnh viện theo
cơ chế tự chủ), phần chủ yếu vay vốn Ngân hàng phát triển, liên doanh liên kết
với các tổ chức, cá nhân và các nguồn huy động khác.
• Đối với bệnh
viện tuyến tỉnh: Kết hợp đầu tư thông qua nguồn NSNN, trái phiếu Chính phủ (đối
với vùng khó khăn), vay vốn Ngân hàng phát triển và nguồn vốn ODA, liên doanh,
liên kết.
• Đối với bệnh
viện tuyến huyện: Chủ yếu đầu tư bằng Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ
và nguồn vốn ODA.
• Đối với tuyến
xã: đầu tư bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ và nguồn ngân sách nhà nước.
• Đối với các cơ
sở đào tạo: đầu tư bằng Ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA và các nguồn huy động
khác.
Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển, rà soát để điều chỉnh giữa các dự
án theo hướng nâng cao hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát, dàn trải, chỉ bố
trí vốn cho các dự án thực sự cần thiết và có hiệu quả; giải quyết tốt, triệt để
các vướng mắc trong các khâu lập phê duyệt thiết kế - tổng dự toán, đấu thầu, đền
bù giải phóng mặt bằng.
Phối hợp với
UBND các tỉnh xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp về đầu tư nâng cấp hệ
thống y tế, đào tạo cán bộ, xây dựng các chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ y
tế tuyến dưới để sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đầu tư, nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế tuyến dưới, giảm quá tải cho các cơ sở y tế tuyến TW và các
thành phố lớn.
Đẩy nhanh tiến độ
giải ngân các Dự án ODA và dự án vốn vay đã được phê duyệt. Tìm các nguồn ODA
và khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các dự án ODA hỗ trợ phát triển y tế: đào tạo
cán bộ, củng cố và nâng cao năng lực bệnh viện các tuyến, hệ thống y tế dự
phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, lĩnh vực quản lý và phát triển chính sách y tế
để giảm bớt gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tiếp tục tăng cường công
tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi viện trợ nước ngoài thông qua nhiều kênh. Tăng cường
tiến trình hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh công
tác quản lý nhà nước đối với nguồn vốn viện trợ thông qua việc xây dựng hệ thống
văn bản pháp quy, cải thiện thủ tục, phân cấp quản lý, công khai minh bạch,
tăng cường trách nhiệm nhằm tăng cường hiệu quả viện trợ. Từng bước chuyển đổi
mô hình viện trợ từ viện trợ cho dự án đơn lẻ sang hỗ trợ theo ngành, hỗ trợ
chương trình và theo ngân sách.
Tăng cường đầu
tư bằng các nguồn vốn xã hội hóa: khuyến khích thực hiện hình thức vay vốn tín
dụng ưu đãi, huy động vốn trả lãi suất huy động cố định tại các bệnh viện/ cơ sở
y tế công lập (vay ngân hàng phát triển, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước,
huy động của cán bộ…).
Sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là các Trang thiết bị được đầu tư cho tuyến
xã, huyện, tỉnh từ các nguồn vốn khác nhau: Trái phiếu Chính phủ, ngân sách địa
phương, viện trợ… Triển khai đồng bộ các biện pháp đào tạo cán bộ dài hạn, ngắn
hạn, tại chỗ, trong nước, ngoài nước… với việc sử dụng trang thiết bị để phát
triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng chuyên môn.
4.
Về chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành
Hoàn thiện hệ thống
pháp luật về y tế, dân số phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Tiếp tục quá trình xây dựng Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật Dân
số; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số. Xây dựng và
triển khai thực hiện Đề án trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, viên chức y tế.
Phối hợp với Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống
các bệnh viện/cơ sở y tế công, cân đối với nhu cầu khám, chữa bệnh, tình hình bệnh
tật và mức độ phát triển của các cơ sở y tế ngoài công lập để quyết định số lượng
bệnh viện, quy mô tối thiểu, chức năng nhiệm vụ nhằm đảm bảo cung cấp các dịch
vụ y tế một cách đồng bộ giữa các chuyên khoa trên địa bàn.
Nâng cao năng lực
quản lý chuyên môn, tài chính và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động
của ngành Y tế. Cử đi đào tạo và mở các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ
quản lý cho cán bộ công chức và cán bộ quản lý các cấp, đặc biệt chú trọng mở rộng
và cập nhật các kiến thức về kinh tế y tế, quản lý bệnh viện nhằm đáp ứng yêu cầu
hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh
giá kết quả hoạt động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. Phân cấp quản
lý rõ ràng cho các tuyến y tế, các địa phương.
Kiện toàn hệ thống
thanh tra y tế, tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra y tế, đảm bảo tăng cả số lượng
và chất lượng cán bộ thanh tra y tế nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra, kiểm
tra để thực hiện tốt quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Tăng cường công tác thanh
kiểm tra, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Tổ chức triển khai có hiệu quả
hệ thống thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao thiết chế dân chủ ở cơ sở
tại các cơ quan đơn vị trong ngành.
Tiếp tục duy trì
hoạt động cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, áp dụng
triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại 05 đơn vị đã được cấp
chứng nhận và các đơn vị còn lại; thực hiện tốt cơ chế một cửa trong việc xử lý
các công việc liên quan đến doanh nghiệp, người dân.
Tổ chức theo dõi
chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường thuốc; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các
biện pháp để kiểm soát giá thuốc. Phổ biến rộng rãi các cam kết về hội nhập
kinh tế quốc tế theo thỏa thuận AFTA, WTO đến các doanh nghiệp Dược, trang thiết
bị y tế nhằm thực hiện tốt việc hội nhập.
5.
Về kỹ thuật nghiệp vụ và thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe
Rà soát và ban
hành các quy định, quy trình kỹ thuật, các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành,
quy định cụ thể các định mức kinh tế kỹ thuật giao cho đơn vị quyết định; xây dựng
các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, các tiêu chí kiểm
soát chất lượng dịch vụ y tế; quy trình xét nghiệm, chẩn đoán; Xây dựng và triển
khai thực hiện đề án về hệ thống tiêu chuẩn hóa, bảo đảm và kiểm tra chất lượng
cận lâm sàng. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng khám chữa bệnh từ trung
ương đến địa phương.
Thúc đẩy triển
khai ứng dụng các kỹ thuật y dược mới trình độ cao bằng nhiều hình thức để
tránh tụt hậu về kỹ thuật so với khu vực.
Xây dựng các kế
hoạch hợp tác phát triển kỹ thuật cụ thể giữa các đơn vị tuyến trên và tuyến dưới
trong việc thực hiện đề án 1816 để làm rõ mục tiêu phấn đấu cho đơn vị tuyến dưới
và trách nhiệm của đơn vị tuyến trên đồng thời cũng là căn cứ cho việc theo dõi
giám sát của cơ quan quản lý.
Đẩy mạnh đầu tư
về cơ sở vật chất và trang thiết bị để các cơ sở sản xuất thuốc, vắc xin và
sinh phẩm y tế của Việt Nam trong giai đoạn tới đều phải đạt tiêu chuẩn về thực
hành sản xuất tốt (GMP), thực hành kiểm nghiệm tốt (GLP), và thực hành bảo quản
tốt (GSP) của Tổ chức Y tế thế giới.
Quan tâm đầu tư
và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu
và quản lý.
Tăng cường hỗ trợ
các đơn vị triển khai các hoạt động hội nghị, hội thảo, giao lưu trực tuyến qua
mạng; công tác thông tin giáo dục truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau: trên
các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương như VTV, O2TV,
đài phát thanh, báo viết, Website; tư vấn trực tiếp, gián tiếp (qua điện thoại),
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao…
6.
Giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế
Tiếp tục nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo các cấp chính quyền, các Ban, Ngành
và đoàn thể về xã hội hóa để tăng cường chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện.
Vận động mọi người tham gia chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình
và cộng đồng.
Đẩy nhanh tiến độ
phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế, củng cố và mở rộng bảo hiểm y
tế bắt buộc theo hướng đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế, đáp ứng với nhu
cầu của nhân dân. Phát triển mạnh bảo hiểm y tế cộng đồng dựa vào sự đóng góp của
người tham gia bảo hiểm, có sự trợ giúp của Nhà nước và các nguồn tài trợ khác.
Cải cách thủ tục
hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp
đăng ký thành lập cơ sở hành nghề y dược, đặc biệt là các bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa tư nhân tại các thành phố, thị xã và các phòng khám đa khoa ở những
nơi tập trung đông dân cư và các khu vực xa cơ sở y tế công lập.
Tổ chức hội nghị
thu hút đầu tư nhằm phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ
y tế về xã hội hóa y tế; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận với các tỉnh,
thành phố để nắm rõ nhu cầu đầu tư và các chính sách ưu đãi, khuyến khích của địa
phương tạo điều kiện phát triển các bệnh viện tư nhân.
Tiếp tục vận động,
tăng cường viện trợ cho ngành y tế thông qua việc tổ chức Diễn đàn Health
Partnership Group (HPG) nâng cao hiệu quả điều phối viện trợ và đối thoại chính
sách giữ Bộ Y tế, các Bộ ngành liên quan và các đối tác y tế nước ngoài.
Tăng cường hợp
tác quốc tế song phương và đa phương theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa: Mở
rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ, các đối tác nước ngoài và các trung tâm khoa học quốc tế lớn. Tiếp tục xây
dựng danh mục các chương trình, dự án vận động ODA trong lĩnh vực y tế và có sự
kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng kế hoạch và vận động viện trợ. Xúc tiến các
quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài qua các diễn đàn, hội nghị quốc tế
và trong nước. Kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào xây dựng các cơ sở y tế
chất lượng cao viện trợ phi chính phủ trong các lĩnh vực y tế tranh thủ thu hút
các nguồn viện trợ Chính phủ, phi chính phủ, của các tổ chức quốc tế và tổ chức
tài chính quốc tế để đẩy nhanh việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho
các cơ sở y tế dự phòng, khám chữa bệnh, đào tạo cũng như các dự án hỗ trợ kỹ
thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…
7.
Tăng cường củng cố hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP
Tập trung triển
khai Luật an toàn thực phẩm và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật trình các cơ
quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.
Trình Thủ tướng
Chính phủ ban hành quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP (nâng lên
cấp Chính phủ). Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP tại địa phương. Bộ y tế
ban hành quyết định kiện toàn Tổ công tác liên ngành VSATTP.
Tăng cường thanh
kiểm tra, thông tin giáo dục truyền thông về VSATTP.
Triển khai có hiệu
quả Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP. Tăng cường các hoạt động liên ngành
và hợp tác quốc tế về VSATTP. Xây dựng các mô hình điểm về VSATTP. Triển khai
các hoạt động bảo đảm VSATTP cho mùa mưa lũ và các dịp lễ hội.
Đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
phục vụ công tác quản lý VSATTP.
8.
Tăng cường công tác quản lý, sản xuất và lưu thông thuốc, trang thiết bị
Đảm bảo sản xuất
và cung ứng thuốc trong nước có chất lượng nhằm đáp ứng với nhu cầu phòng bệnh
và chữa bệnh cho nhân dân. Trước hết phải đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cơ sở
sản xuất thuốc trong nước, tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận với công nghệ
hiện đại, tiên tiến của thế giới.
Đa dạng hóa các
loại hình sản xuất và kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế, trong đó các doanh nghiệp
Nhà nước là nòng cốt. Khuyến khích tư nhân và nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực
này.
Đẩy mạnh đầu tư
về cơ sở vật chất và trang thiết bị để các cơ sở sản xuất thuốc, vắc xin và
sinh phẩm y tế của Việt Nam trong giai đoạn tới đều phải đạt tiêu chuẩn về thực
hành sản xuất tốt (GMP), thực hành kiểm nghiệm tốt (GLP), và thực hành bảo quản
tốt (GSP) của Tổ chức Y tế thế giới.
Tổ chức theo dõi
chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường thuốc; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các
biện pháp để kiểm soát giá thuốc. Phổ biến rộng rãi các cam kết về hội nhập
kinh tế quốc tế theo thỏa thuận AFTA, WTO đến các doanh nghiệp Dược, trang thiết
bị y tế nhằm thực hiện tốt việc hội nhập.
9.
Nâng cao chất lượng công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
Tập trung mọi nỗ
lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt chú trọng nhóm 23 tỉnh có mức
sinh cao, vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhằm giữ mức
giảm tỷ lệ sinh là 0,2‰, tỷ lệ và quy mô dân số. Nâng cao chất lượng việc thử
nghiệm, nhân rộng các mô hình, giải pháp can thiệp về kỹ thuật, kinh tế và xã hội
nhằm giảm tỷ số giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số đáp ứng nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự
phát triển bền vững của đất nước.
Trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể Nâng cao chất lượng dân số.
Tuyên truyền,
giáo dục chuyển đổi hành vi: thường xuyên triển khai các hoạt động tuyên
truyền, vận động, giáo dục và tư vấn nhằm tạo môi trường thuận lợi về chính
sách, nguồn lực và dư luận xã hội thúc đẩy mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng
chủ động tự nguyện thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về công tác DS-KHHGĐ.
Nâng cao chất
lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình: Đảm bảo chất lượng, đầy đủ, kịp thời,
an toàn và thuận tiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho mọi đối tượng sử dụng dịch
vụ, nhằm thực hiện chủ yếu các mục tiêu kế hoạch hóa gia đình và góp phần nâng
cao chất lượng dân số. Ưu tiên cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng nông thôn đông dân có mức sinh chưa ổn định,
vùng có mức sinh cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt
khó khăn.
Bảo đảm hậu cần
và tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai: Đáp ứng chất lượng, đầy đủ,
kịp thời phương tiện tránh thai cho mọi đối tượng sử dụng, góp phần thực hiện mục
tiêu giảm sinh và phòng, chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xã hội và
bán rộng rãi theo giá thị trường các phương tiện tránh thai. Tăng tỷ lệ sử dụng
các biện pháp tránh thai hiện đại.
Nâng cao năng
lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình cho đội ngũ cán bộ
làm công tác DS-KHHGĐ ở các cấp, các ngành, đoàn thể, nhằm thực hiện thành công
Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2011. Tập trung vào các hoạt động
đào tạo, tập huấn, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp quản lý, điều
hành và tổ chức thực hiện Chương trình.
Nâng cao chất
lượng thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ Cung cấp đầy đủ, kịp thời,
chính xác thông tin, số liệu chuyên ngành dân số và kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng
yêu cầu quản lý và điều hành Chương trình tại các cấp quản lý, góp phần xây dựng
quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Thử nghiệm, mở
rộng mô hình, giải pháp can thiệp, góp phần nâng cao chất lượng dân số: Tiếp
tục triển khai nhân rộng một số mô hình can thiệp về kỹ thuật sàng lọc trước
sinh, sơ sinh để phát hiện và điều trị sớm một số bệnh bẩm sinh, dị tật sơ sinh
và các khuyết tật về gen. Nghiên cứu, thử nghiệm một số mô hình can thiệp về xã
hội nhằm loại bỏ hoặc thay đổi phong tục, tập quán lạc hậu làm suy thoái chất
lượng giống nòi. Nghiên cứu thí điểm mô hình nâng cao chất lượng dân số của một
số dân tộc có nguy cơ giảm số dân, có chất lượng dân số thấp.
Nơi nhận:
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng,
Thanh tra Bộ Y tế (để thực hiện);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Y tế;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các đ/c PTTg Chính phủ (để b/cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính; Bộ KH-ĐT; BHXH Việt Nam;
- Lưu: VT, Lưu trữ.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Triệu
|
[1]
Nếu tính cả giường trạm y tế xã thì khoảng 28 giường/1 vạn dân;
[2]
Đối với chỉ tiêu số giường bệnh/10.000 dân không tính giường của trạm y tế xã
vì giường tại trạm y tế xã là giường lưu và không được cấp kinh phí từ Ngân
sách nhà nước