Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 23/KH-UBND 2020 ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp Corona Tân Phú Hồ Chí Minh

Số hiệu: 23/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Quận Tân Phú Người ký: Hứa Thị Hồng Đang
Ngày ban hành: 01/02/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN TÂN PHÚ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Tân Phú, ngày 01 tháng 02 năm 2020

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ VỚI DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA (NCOV) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ

Căn cứ:

- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

- Quyết định số 5894/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh”;

- Quyết định số 156/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona và Quyết định số 181/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2020 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV);

- Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra tại thành phố; Kế hoạch số 362/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về ứng phó của Thành phố Hồ Chí Minh với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV),

Ủy ban nhân dân quận Tân Phú xây dựng Kế hoạch ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên địa bàn quận như sau:

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

- Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tình hình bệnh viêm đường hô hp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trên thế giới tính đến 22 giờ 30 ngày 01 tháng 02 năm 2020 như sau:

+ Tổng số trường hợp mắc bệnh: 12.027 người, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 11.860 người.

+ Tổng số trường hợp tử vong: 259 người, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 259 người.

+ Số quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc bệnh: 26 người.

Đây là dịch bệnh mới, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm rất nhanh, nghiêm trọng, chưa có vắc xin phòng ngừa, thuốc điều trị đặc hiệu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30 tháng 01 năm 2020 đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu do chủng vi rút Corona mới.

- Tại Việt Nam đã có 06 trường hợp mắc bệnh nCoV (trong đó: 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc); ngoài 02 trường hợp dương tính người Trung Quốc điều trị tại Bệnh viện Chợ Ry (01 người đã khỏi bệnh), Thành phố Hồ Chí Minh còn có 05 người cùng gia đình ở Vũ Hán đi du lịch ở Cái Bè, Tiền Giang có dấu hiệu sốt, đang được theo dõi với dấu hiệu sức khỏe ổn định; 01 trường hợp khác có quá cảnh ở Vũ Hán sau đó đến thành phố cũng đang nghi nhiễm và đã lấy mẫu xét nghiệm đang chờ kết quả. Hiện tại đã thực hiện toàn bộ việc giám sát cách ly bệnh nhân và cả những người tiếp xúc. Tuy chưa có kết quả nhng người này được giám sát như ca mắc bệnh.

Mặc dù hiện tại chưa ghi nhận trường hợp người dân của thành phố Hồ Chí Minh nhiễm nCoV, tuy nhiên khả năng dịch bệnh tiếp tục xâm nhập vào thành phố và lây lan trong cộng đồng vẫn rất cao.

Những tình huống cần chuẩn bị để ứng phó hiện nay tại thành phố là tình huống tiếp tục xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào thành phố và tình huống lây lan trong cộng đồng. Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục duy trì các biện pháp nhằm phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona đến thành phố từ vùng có dịch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị vào việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).

- Thông tin kịp thời, chính xác để nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm cho người dân tự dự phòng; dự phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona, xử lý kịp thời không để xảy ra dịch và lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.

2. Mc tiêu cthể

a) Tình huống “2”: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào quận

- Kịp thời nắm bắt thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố; khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nếu xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào quận nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

- Huy động sự tham gia tích cực và chủ động của xã hội, nhất là vai trò cá nhân và gia đình, trên cơ sở biết đủ, hiểu đúng, thực hành tốt các biện pháp dự phòng phổ quát và chủ động, các biện pháp xử trí khi bị nhiễm.

b) Tình huống “3”: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng

Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng, hạn chế tử vong.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG, GIẢI PHÁP

1. Tình huống “2”: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào quận

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch tại địa phương, đơn vị. Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch các cấp, thống nhất biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

- Triển khai và theo dõi hoạt động của các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị trong việc truyền thông đến từng hộ gia đình, từng đơn vị (11 phường, trường học, lực lượng vũ trang, cơ sở tôn giáo, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, ...).

- Theo dõi sát diễn biến tình hình, đánh giá tình hình hàng ngày, tham mưu kịp thời với Ban Chỉ đạo quận về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn quận.

- Thường xuyên báo cáo tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo thành phố, quận.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra chỉ đạo, hướng dẫn và đánh giá việc triển khai công tác phòng, chống dịch của các địa phương, cơ sở y tế.

b) Công tác truyền thông

- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh để thông tin truyền thông giúp người dân có đủ thông tin cần thiết, có kiến thức đúng về cách phòng ngừa bị lây nhiễm để bảo vệ cho bản thân, cho gia đình và góp phần chống dịch cho cộng đng, xã hội.

- Cập nhật, bổ sung các thông điệp truyền thông, các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện trang thông tin điện tử quận, phường, trên các bản tin của 11 phường, trên mạng xã hội ...

- Đẩy mạnh truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở điều trị và cộng đồng.

- Thực hiện việc tương tác mạnh mẽ với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng chống dịch bệnh.

- Nội dung truyền thông:

+ Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình dịch bệnh, mức độ nguy hiểm hiện nay và trong tương lai... giúp người dân không hoang mang, không sợ hãi và cũng không mất cảnh giác, bình tĩnh, vững vàng đối phó với đại dịch.

+ Cung cấp kiến thức và kỹ năng để hiểu đúng, thực hành tốt việc tự phòng ngừa và bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng:

+ Rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân nhất là rửa tay thường xuyên, thực hiện tốt việc thông thoáng và vệ sinh khử khuẩn thường xuyên môi trường sinh hoạt nhất là môi trường sinh hoạt tập thể; các knăng tự bảo vệ bản thân trong quá trình giao tiếp xã hội; không hoang mang, lo sợ dẫn đến thực hiện nhng hành động không cần thiết (mang khẩu trang khi không thật sự cần thiết, nhất là mang khẩu trang không đúng cách làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm bệnh...); ý thức trách nhiệm đối với gia đình và xã hội (tạo thành một thói quen văn hóa của toàn xã hội, tự giác thông báo khi biết mình có biểu hiện mắc bệnh, tự giác thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho cng đồng như hạn chế đến chđông người, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, kể cả tiếp xúc người trong gia đình, che kín miệng, mũi khi ho, hắt hơi...)

+ Cung cấp đầy đủ kiến thức và thông tin cần thiết về phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh cúm để người dân an tâm, chủ động đến ngay các cơ sở y tế khi cần thiết, tham gia cùng với ngành y tế thực hiện các chỉ định điều trị, các biện pháp cách ly ngăn chặn sự lây nhiễm cho người khác; không quá hoang mang, lo sợ dẫn đến những hành động không đúng như tự điều trị bng thuốc đặc trị kháng vi rút... gây nên nhiều tác hại cho bản thân và xã hội.

+ Truyền thông vận động xã hội không kỳ thị và phân biệt đối xử với người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh và gia đình, cơ quan, đồng nghiệp của họ.

+ Truyền thông tạo sự đồng thuận của cộng đồng và xã hội đối với các chủ trương, chiến lược và biện pháp phòng chống dịch để người dân vừa tự giác thực hiện vừa tham gia tạo áp lực xã hội đối với những cá nhân, tập thể không chấp hành các quy định trong phòng chống dịch (nhất là đối với các biện pháp cưỡng chế như cách ly kiểm dịch, ...).

- Hình thức truyền thông:

Sử dụng mọi phương thức truyền thông để nhanh chóng đưa được thông tin đến đông đảo người dân như: trên các phương tiện trang thông tin điện tử quận, phường, trên các bản tin của 11 phường, trên mạng xã hội ..., các kênh thông tin theo hệ thống ban ngành, đoàn thể đến tận cơ sở.

- Dự phòng chủ động đối với tập th(gia đình, cơ quan, cơ sở tôn giáo, trường học, ký túc xá, ...): tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện:

+ Vệ sinh, lau chùi khử khuẩn thường xuyên môi trường sống chung của tập thể (ít nhất 1 lần/ tuần).

+ Thực hiện thông thoáng, tận dụng ánh nắng và ánh sáng mặt trời mỗi ngày để thanh khiết môi trường sống chung của tập thể.

+ Phát hiện sớm, cách ly đúng và chữa trị tốt các trường hợp có biểu hiện lâm sàng bệnh cúm.

c) Cách ly kiểm dịch đối với người tiếp xúc với ca bệnh

Đây là biện pháp rất quan trọng để kiểm soát sự lây lan của dịch.

Các cấp độ cách ly kiểm dịch:

- Cấp 1: Cách ly tại nơi cư trú, áp dụng cho người tiếp xúc gián tiếp với ca bệnh, ít nguy cơ nhiễm bệnh. Người tiếp xúc được tự do đi lại nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác như đeo khẩu trang, hạn chế đến các chỗ tập trung đông người và phải báo ngay với cơ sở y tế, nhân viên y tế khi có dấu hiệu mắc bệnh như sốt, ho,...

- Cấp 2: Cách ly tại nơi cư trú, áp dụng cho người có nhiều nguy cơ mắc bệnh, tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh (chăm sóc trực tiếp cho người bệnh, sinh hoạt gần gũi với người bệnh như vợ chồng, ngồi gần nhau trong cùng phòng làm việc, trường học...), người trở về từ vùng dịch. Người bị cách ly phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác trong 14 ngày kể từ ngày phát hiện ca bệnh hoặc từ ngày rời khỏi vùng dịch và phải thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cho người khác, phải đo thân nhiệt mỗi ngày và báo ngay cho cơ sở y tế, nhân viên y tế khi có dấu hiệu mắc bệnh.

- Cấp 3: Cách ly tại cộng đồng, áp dụng cho người cách ly cấp 2 nhưng không tuân thủ các quy định, cho tập thể người trở về từ vùng dịch. Khu vực cách ly phải thoáng, có đủ ánh sáng và ánh nắng, có đủ phòng ở (để không tập trung nhiều người trong cùng một phòng) và điều kiện sinh hoạt. Người bị cách ly phải mang khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác, kể cả người đang cùng bị cách ly; cán bộ y tế khám và giám sát các dấu hiệu bệnh mỗi ngày...

Cách ly điều trị cho người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh: theo quy định và phân tuyến điều trị của ngành y tế.

d) Công tác giám sát phát hiện ca bệnh

- Tiếp tục thực hiện biện pháp đo thân nhiệt để phát hiện người có sốt và tổ chức cách ly điều trị tại cơ sở y tế theo phân tuyến điều trị của ngành y tế.

- Tại trường học, ký túc xá, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở bảo trợ xã hội,...

+ Hướng dẫn và yêu cầu từng người (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên, công nhân...) tự giám sát sức khoẻ và khi có các biểu hiện lâm sàng của bệnh phải báo ngay cho người có trách nhiệm.

+ Người có trách nhiệm (giáo viên, người quản lý...) và những thành viên khác của tập thể (học sinh, đồng nghiệp...) phải lưu ý quan sát để phát hiện người có biểu hiện lâm sàng của bệnh.

+ Thực hiện cách ly ngay người có biểu hiện lâm sàng của bệnh để chẩn đoán, chữa trị thích hợp và điều tra dịch tễ.

- Tại cộng đồng:

+ Giám sát người tiếp xúc với người bệnh (cách ly kim dịch).

+ Phát hiện người bệnh tại cộng đồng.

- Ngành Y tế (Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện quận) phối hợp tốt với mạng lưới khám chữa bệnh của thành phố, nhất là các cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là các phòng mạch tư nhân...: thông tin, hướng dẫn để các cơ sở hiểu rõ và thực hiện tốt việc báo cáo kịp thời các ca bệnh, ca nghi ngờ (nhất là các trường hợp có yếu tố dịch tễ rõ ràng) cho Trạm Y tế phường hoặc Trung tâm Y tế quận.

- Chủ động tổ chức điều tra dịch tễ để xác định ca tiếp xúc và thực hiện giám sát ca tiếp xúc như trên.

- Giám sát phát hiện sớm chùm ca bệnh:

+ Việc giám sát phát hiện kịp thời chùm ca bệnh có ý nghĩa quan trọng, nhất là vào thời điểm dịch đang phát triển, đang lây lan trong cộng đồng nhằm ngăn chặn sự bùng phát dịch, gia tăng nhanh số ca nhiễm bệnh, số ca nặng và tử vong.

+ Các yếu tố nguy cơ xảy ra chùm ca bệnh: nơi tập trung đông người; không gian kín, diện tích hẹp; tiếp xúc gần; thời gian tiếp xúc dài..., nơi có nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc (phòng ngủ tập thể, phòng làm việc tập thể, lớp học...) càng có nguy cơ cao xảy ra chùm ca bệnh và phát triển thành dịch.

+ Khi phát hiện ca bệnh hoặc ca nghi ngờ ở nơi có nguy cơ cao xảy ra chùm ca bệnh phải tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện đúng, kịp thời các biện pháp giám sát dịch, theo dõi phát hiện kịp thời ca bệnh, ca nghi ngờ mới.

+ Khi phát hiện chùm ca bệnh (hoặc chùm ca nghi ngờ), báo cáo khn cho Trung tâm Y tế quận, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và thực hiện ngay các biện pháp bao vây ngăn chặn sự lây lan, không đ bùng phát thành dịch và lây lan cho cộng đồng.

đ) Tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị tốt bệnh nhân nhiễm nCoV

- Bệnh viện, Trung tâm Y tế quận kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị, những bệnh nhân đầu tiên được điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong:

+ Trường hợp bệnh được phát hiện khi đã xâm nhập vào quận: Bệnh viện quận tiếp nhận người bệnh tự đến hoặc do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có chuyên khoa hô hấp và giường lưu chuyển đến.

+ Nếu đã xác định ca nặng hoặc kết quả xét nghiệm dương tính (+), các cơ sở y tế sẽ chuyển về Bệnh viện tuyến cuối của thành phố.

+ Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại bệnh viện theo quy định. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; triển khai các đội cấp cứu lưu động để kịp thời hỗ trợ và điều trị tại chỗ ở nơi xảy ra dịch.

- Tùy tình hình dịch, phải tổ chức huy động tất cả cơ sở y tế (Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm y tế, cơ sở y tế tư nhân, kể cả các phòng khám bệnh của các phòng khám tư) tham gia thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, chn đoán và chữa trị cho bệnh nhân.

e) Công tác hậu cần

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện; kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng. Khoa Kiểm soát bệnh tật của Trung tâm Y tế quận khẩn trương lập kế hoạch dự trù vật tư, hóa chất, phương tiện, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, Sở Y tế để trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt, mua sm đảm bảo công tác kim dịch được hiệu quả.

- Đảm bảo kinh phí cho việc cấp cứu, điều trị người bệnh, thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thù dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.

- Trung tâm Y tế và Bệnh việc quận xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

g) Công tác phối hợp

- Các ban ngành, đoàn thể quận và 11 phường phải phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ động xây dựng các kế hoạch phòng, chống dịch, đặc biệt có kế hoạch duy trì các hoạt động thiết yếu trong trường hợp dịch bùng phát rộng.

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc vận động Nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp tự bảo vệ cho cá nhân và cộng đồng.

- Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

- Ủy ban nhân dân 11 phường chịu trách nhiệm giám sát, quản lý các trường hợp được cơ quan y tế xác định nghi ngờ, cần giám sát, cách ly tại cộng đồng trước khi Quyết định đưa vào cơ sở điều trị.

2. Tình huống “3”: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Phòng Y tế phối hợp Trung tâm Y tế, Bệnh viện quận báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh hằng ngày, tham mưu Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận các biện pháp phòng chống dịch đđược chỉ đạo kịp thời, huy động mọi nguồn lực của quận cùng tổ chức thực hiện.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các địa phương.

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả các biện pháp đáp ứng để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

b) Công tác truyền thông

- Cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên Trang thông tin điện tử quận, phường, các phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng xã hội.

- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống; huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.

- Thông tin hoạt động đường dây nóng của ngành Y tế và các đơn vị y tế dự phòng và các bệnh viện của thành phố tại địa bàn xảy ra dịch.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội.

- Khuyến cáo, hạn chế tập trung đông người, tiếp xúc với người mắc bệnh; hướng dẫn sử dụng phòng hộ cá nhân.

- Tổ chức tuyên truyền trực tiếp hướng dẫn người dân tại vùng ổ dịch về các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khuyến cáo người tiếp xúc cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày và hàng ngày đo nhiệt độ cơ thể. Nếu có biểu hiện mắc bệnh thì đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Tuân thủ đúng các quy định về cách ly kiểm dịch, cách ly điều trị theo nguyên tắc tại chỗ, hạn chế tối đa việc vận chuyển và tập trung người nhiễm, người tiếp xúc để ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình vận chuyển và cách ly.

- Liên tục theo dõi và quản lý các tin đồn về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các thông tin sai lệch, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

c) Công tác giám sát, dự phòng

- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc.

- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm phối có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng.

- Duy trì việc giám sát địa bàn để giảm nguy cơ các trường hợp mắc bệnh; Tiếp tục thực hiện việc khai báo y tế đối với hành khách lưu trú trên địa bàn.

- Đánh giá nguy cơ thường xuyên để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.

- Tiếp tục triển khai giám sát các ca bệnh viêm phối nặng do vi rút; đẩy mạnh việc giám sát dựa vào sự kiện, kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.

- Tăng cường hoạt động của các đội đáp ứng nhanh quận. Thường trực phòng, chống 24/24 giờ tại các đơn vị y tế; huy động tối đa lực lượng nhân viên y tế, đội phản ứng nhanh tham gia phòng, chống dịch.

- Chủ động triển khai các phòng xét nghiệm đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh tại bệnh viện để tham gia vào hoạt động chẩn đoán.

- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của dịch bệnh.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

d) Công tác điều trị

- Thực hiện nghiêm túc việc phân tuyến của thành phố để điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến cuối. Bệnh viện quận điều trị các trường hợp thông thường theo phân công của Sở Y tế, hạn chế chuyển viện tránh lây lan.

- Huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho Bệnh viện quận trong điều trị bệnh nhân.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

- Tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật; trang bị bổ sung phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Tập huấn cho các bộ điều trị và điều dưỡng tại bệnh viện về chẩn đoán và điều trị các trường hợp viêm phổi nặng và sử dụng các trang thiết bị hồi sức cấp cứu, phòng tránh lây nhiễm trong bệnh viện.

đ) Công tác hậu cần

- Phòng Y tế phối hợp Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, Tham mưu Ủy ban nhân dân quận bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo dài tại quận. Căn cứ vào dự báo tình hình dịch bệnh, tham mưu bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch, cán bộ thực hiện thu dung, điều trị chăm sóc bệnh nhân.

- Hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ phục vụ công tác phòng chống dịch.

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện máy móc gửi Sở Y tế cấp bổ sung đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.

- Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho các đơn vị điều trị, huy động các nguồn dự trữ cho công tác phòng chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người bệnh để thu dung, cách ly, điều trị người bệnh.

- Rà soát, đảm bảo danh mục, số lượng thuốc, sinh phẩm, vật tư hóa chất và trang thiết bị y tế thiết yếu theo quy định để duy trì dịch vụ y tế thiết yếu ở các tuyến.

- Phân bổ kinh phí thực hiện công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh: chỉnh sửa bổ sung thông điệp và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hoạt động của đường dây nóng, quản lý tin đồn.

- Áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải điều trị, cách ly khi mắc bệnh.

e) Công tác phối hợp

- Các ban ngành, đoàn thể quận và Ủy ban nhân dân 11 phường phải phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, đặc biệt có kế hoạch duy trì các hoạt động thiết yếu trong trường hợp dịch bùng phát rộng.

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc vận động Nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân 11 phường chịu trách nhiệm giám sát, quản lý các trường hợp được cơ quan y tế xác định nghi ngờ, cần giám sát, cách ly tại cộng đồng trước khi quyết định đưa vào cơ sở điều trị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Y tế

- Phối hợp Phòng Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân quận thành lập Ban Chỉ đạo quận về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV); kịch bản ứng phó với tình huống dịch bnh (nCoV) khi có người nhiễm bệnh.

- Làm đầu mối tham mưu triển khai kế hoạch, tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động; tổng hợp báo cáo kết quả và tham mưu Ủy ban nhân dân quận giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Phối hợp Trung tâm Y tế, Bệnh viện quận triển khai công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh theo từng tình huống dịch và theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế, Sở Y tế.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm các trường hợp tử vong nếu có.

- Báo cáo Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận và Sở Y tế về tình hình dịch bệnh và kết quả thực hiện.

2. Trung tâm Y tế, Bệnh viện quận

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị người bệnh, duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị khi có dịch; chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

- Tổ chức cách ly, xử trí ban đầu, thu dung, điều trị kịp thời đúng quy định, lấy mẫu bệnh phẩm nhanh để gửi xét nghiệm đối với các trường hợp viêm phổi có yếu tố dịch tễ liên quan. Lưu ý thực hiện tiếp nhận, cách ly điều trị đối với những trường hợp bệnh nghi ngờ theo đúng định nghĩa của Bộ Y tế.

- Thực hiện nghiêm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khun, phòng lây nhiễm chéo và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế.

- Lập kế hoạch tổ chức tiếp nhận và cách ly để chăm sóc người bệnh đến điều trị tại Bệnh viện quận, Trung tâm y tế và có kèm tình trạng nghi ngờ nhiễm nCov; không để lây lan trong cơ sở khám điều trị. Hội chẩn với các bệnh viện tuyến cuối để chẩn đoán và có hướng theo dõi, chăm sóc người bệnh phù hợp.

- Tổ chức truyền thông tại Bệnh viện quận, Trung tâm y tế để người bệnh và người nhà hiểu rõ về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút Corona.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng và điều trị.

3. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận

- Kịp thời thông tin, tuyên truyền, đăng tải các bản tin về tình hình dịch bệnh do vi rút Corona chính xác để người dân không hoang mang, lo lắng quá mức và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

- Hạn chế tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao,... đông người trên địa bàn quận.

4. Phòng Kinh tế

- Chịu trách nhiệm đảm bảo đủ số lượng cung cấp và bình ổn giá mặt hàng có liên quan đến việc tự phòng hộ của cá nhân và gia đình như khẩu trang y tế, nước rửa tay, nước khử khuẩn... theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

- Có kế hoạch phân phối các phương tiện phòng hộ cho các cá nhân và gia đình vừa từ vùng dịch trở về.

- Triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh nCoV cho các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn.

5. Phòng Tài chính - Kế hoạch

Có kế hoạch bố trí kinh phí sẵn sàng cấp bổ sung hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Corona trên địa bàn quận theo đề nghị của ngành Y tế.

6. Đội Quản lý thị trường số 14

Phối hợp Phòng Kinh tế, Phòng Y tế, Công an quận, Ủy ban nhân dân 11 phường tăng cường kiểm tra chặt chẽ các nhà thuốc, các điểm kinh doanh khẩu trang, nước rửa tay, nước khử khun, ... không để lợi dụng tình hình dịch nCoV để tăng giá các mặt hàng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá các mặt hàng trên và tham mưu báo cáo thành phố rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các nhà thuốc, các điểm kinh doanh vi phạm.

7. Công an quận

- Phối hợp với ngành y tế thực hiện nghiêm túc việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch tại các tuyến đường, các khu vực tiếp giáp với địa bàn quận; bảo đảm an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh.

- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng.

- Chuẩn bị các phương án điều phối giao thông phù hợp với các tình huống dịch bệnh.

- Quản lý và theo dõi chặt chẽ lịch trình, tình hình sức khỏe và khuyến nghị hạn chế di chuyển du khách Trung Quốc hiện đang ở Việt Nam.

- Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh.

- Tăng cường kiểm tra các khách sạn, cơ sở lưu trú có du khách đến từ vùng dịch, khi đến cơ sở lưu trú cần ghi nhận đầy đủ thông tin của khách; ghi nhận địa điểm lưu trú tiếp theo của du khách khi rời khỏi cơ sở của mình; chia sẻ các thông tin về hành khách lưu trú trên địa bàn với ngành y tế. Cung cấp thông tin hướng dẫn để du khách tự phòng ngừa lây nhiễm bệnh. Khi có các triệu chứng mắc bệnh phải thông báo cho quản lý khách sạn để có hướng dẫn và phối hợp xử lý đúng quy định.

- Yêu cầu các khách sạn, cơ sở lưu trú nghiêm túc chấp hành việc quản lý du khách đến từ vùng dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế, phối hợp với y tế địa phương trong công tác truyền thông, giám sát phòng chống dịch.

8. Ban Chỉ huy Quân sự quận

Phối hợp Phòng Y tế và các đơn vị có liên quan chuẩn bị sẵn sàng triển khai bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch lan rộng. Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong đơn vị và Ban Chỉ huy Quân sự 11 phường.

9. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp ngành Y tế, các đơn vị liên quan tổ chức truyền thông phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

- Phối hợp Liên đoàn Lao động quận, Ban Quản lý Khu công nghiệp Tân Bình phổ biến thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch bệnh đến người lao động, chuyên gia, đội ngũ quản lý của tất cả công ty, nhà máy đang hoạt động trong khu công nghiệp; phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động nhằm giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp trong người lao động tại các công ty và thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của những người lao động, làm việc trên địa bàn hoặc xuất phát, trở về từ các khu vực đang có dịch.

10. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phổ biến thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh, sinh viên và phụ huynh trên địa bàn quận;

- Thực hiện nghiêm túc các nội dung của kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học đã được ngành y tế triển khai; có trách nhiệm tham gia các hoạt động phòng, chống dịch khi có yêu cầu của ngành y tế;

- Chỉ đạo Ban Giám hiệu các trường học theo dõi, kịp thời phát hiện trẻ em, học sinh, sinh viên có dấu hiệu lâm sàng của bệnh báo cáo ngay cho các cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân các cấp để có giải pháp xử lý; hướng dẫn học sinh, sinh viên đeo khẩu trang y tế ở những nơi đông người.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, các tổ chức chính trị - xã hội quận và Hội Chữ thập đỏ quận

- Theo chức năng nhiệm vụ, có kế hoạch truyền thông, hướng dẫn các thành viên và gia đình nhận biết và có trách nhiệm tự bảo vệ, tự cách ly theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận:

+ Chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với ngành y tế và chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV.

+ Phối hợp với các cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân 11 phường phát tờ bướm truyền thông, đồng thời cho các hộ gia đình tiến hành cam kết tuân thủ các biện pháp tự phòng hộ cá nhân và gia đình, được trang bị kiến thức để có thể phát hiện bệnh và tự cách ly khi có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh (chậm nhất đến ngày 08 tháng 02 năm 2020 tiến hành cho các hộ gia đình ký cam kết).

- Hội Chữ thập đỏ quận sẵn sàng tham gia, hỗ trợ cán bộ y tế khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

12. Ủy ban nhân dân 11 phường

- Chỉ đạo các ban ngành và đoàn thể phường quyết liệt sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng, chống dịch, hạn chế thấp nhất tử vong; đảm bảo cung cấp đủ phương tiện, vật tư, thuốc, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Giám sát chặt chẽ phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh tại khu phố, tổ dân phố, hộ gia đình để khoanh vùng và xử lý kịp thời. Báo cáo diễn biến tình hình dịch theo thời gian quy định.

- Triển khai hoạt động xử lý triệt để dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch.

Trên đây là Kế hoạch ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên địa bàn quận Tân Phú. Đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể của từng địa phương, đơn vị và nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona theo chức năng, nhiệm vụ được giao./.


Nơi nhận:
- UBND/TP, Văn phòng UBND/TP;
- Sở Y tế, TT.Kiểm soát bệnh tật/TP;
- TTQU, TT.HĐND/Q;
- UBND/Q (CT, các PCT);
- UBMTTQVN/Q;
- Ban ngành, đoàn thể quận;
- Thành viên BCĐ PCDB nCoV/Q;
- UBND 11 phường;
- UBND/Q (CVP, THVX-2b);
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Hứa Thị Hồng Đang

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 23/KH-UBND ngày 01/02/2020 về ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trên địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.953

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.252.23
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!