ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2280/KH-UBND
|
Lai Châu, ngày 02
tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TỈNH LAI CHÂU
NĂM 2021-2022
Vắc xin phòng COVID-19 là giải
pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã
hội. Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt
miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19. Tỉnh Lai Châu đã và đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin
phòng COVID-19 theo các quyết định phân bổ vắc xin từ Bộ Y tế. Đã hoàn thành
chiến dịch tiêm chủng đợt 1 và đợt 2 năm 2021 và đang triển khai tiêm chủng đợt
3 năm 2021 trên phạm vi toàn tỉnh. Nhằm đạt chỉ tiêu khoảng 70% dân số trên
toàn tỉnh phải được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; để kịp thời tiếp nhận và
đảm bảo tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, căn cứ
tiến độ cung ứng, phân phối vắc xin từ Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm
2021-2022, cụ thể như sau:
I. CƠ SỞ XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH
- Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm ngày 21/11/2007.
- Luật Dược ngày 06/4/2016.
- Chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban
Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 50-CV/VPTW ngày 19/02/2021 của Văn phòng
Trung ương Đảng.
- Kết luận số 07-KL/TW ngày
11/6/2021 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng,
chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Nghị quyết 21/NQ-CP ngày
26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
- Nghị Quyết 58/NQ-CP ngày
08/6/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021.
- Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày
12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định
104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Quyết định số 3355/QĐ-BYT
ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm
vắc xin phòng COVID-19 năm 2021- 2022.
- Thực hiện Công văn số
300-CV/TU ngày 26/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo phân bổ của Bộ Y tế…
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phòng chống dịch chủ động bằng
việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng
nhằm tạo miễn dịch trong cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh
COVID-19.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đạt tối thiểu 50% người từ 18
tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021.
- Phấn đấu đạt trên 70% dân số
được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết quý I năm 2022.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng
khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
III. NGUYÊN
TẮC, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
- Chiến dịch triển khai chiến dịch
tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
toàn tỉnh.
- 100% điểm tiêm thực hiện đảm
bảo an toàn tiêm chủng trong quá trình triển khai chiến dịch.
- Sử dụng đồng thời tất cả các
loại vắc xin đủ điều kiện từ các nguồn cung ứng khác nhau để tăng độ bao phủ của
vắc xin cho người dân.
- Đảm bảo tiêm hết số lượng vắc
xin được cấp, không để hết hạn sử dụng, không để lãng phí trong tiêm vắc xin.
- Huy động hệ thống chính trị
tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng bao gồm các cơ sở
trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính trị -
xã hội, các ban, ngành, đoàn thể các cấp bao gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...
tham gia, hỗ trợ triển khai tiêm chủng tại địa phương.
2. Thời gian
Dự kiến từ tháng 7/2021 đến hết
quý I năm 2022
3. Đối tượng tiêm
Toàn bộ người dân trong độ tuổi
có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên
thứ tự cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong
thúc đẩy, phát triển kinh tế:
* Tổng đối tượng dự kiến:
308.122 người, trong đó:
- Người làm việc trong các cơ sở
y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân): 2.929 người.
- Người tham gia phòng chống dịch
(Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; người làm việc ở các khu
cách ly; làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ; tổ Covid dựa vào cộng đồng;
tình nguyện viên, phóng viên...): 8.318 người.
- Lực lượng Quân đội: 2.846 người.
- Lực lượng Công an: 2.417 người.
- Nhân viên, cán bộ ngoại giao
của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ
quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam: Không
- Hải quan, cán bộ làm công tác
xuất nhập cảnh là: 48 người
- Người cung cấp dịch vụ thiết
yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước: 6.594 người
- Giáo viên, người làm việc, học
sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ
quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá...
thường xuyên tiếp xúc với nhiều người là: 17.267 người.
- Người mắc các bệnh mạn tính,
người trên 65 tuổi: 23.065 người.
- Người sinh sống tại các vùng
có dịch: Không
- Người nghèo, các đối tượng
chính sách xã hội: 40.698 người.
- Người được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất
cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm
việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lai Châu là: 08 người.
- Các đối tượng là người lao động,
thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh
nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải,
tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu
trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ,
bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch là: 9.495 người.
- Các chức sắc, chức việc các
tôn giáo: 37 người.
- Người lao động tự do: 185.125
người.
- Các đối tượng khác theo quyết
định của Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất của các đơn vị
viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế: 2.507 người.
- Những người hiện tại không có
mặt trên địa bàn tại thời điểm rà soát, đi làm ăn xa: 6.768 người.
(Đối tượng tiêm chủng thuộc
các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên bao gồm cả nhà nước và tư nhân).
* Kết quả tiêm vắc xin phòng
COVID-19 đợt 1, 2, 3 năm 2021, cụ thể: 25.522 đối tượng bao gồm cả những người
tiêm mũi 1 và đủ 2 mũi (trong đó Bộ đội Biên phòng 840).
* Số đối tượng công dân 18 tuổi
trở lên chưa tiêm chủng phòng vắc xin COVID-19: 282.600 đối tượng.
4.
Phạm vi triển khai
Trên
quy mô toàn tỉnh, trong đó ưu tiên triển khai tiêm chủng trước cho đối tượng ở
các địa phương có dịch, đối tượng nguy cơ cao, đối tượng ưu tiên theo quy định…
5.
Hình thức triển khai
- Các
đợt tiêm chủng sẽ được triển khai căn cứ theo tiến độ cung ứng vắc xin thực tế
của Bộ Y tế.
- Tổ
chức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các
tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động).
IV. NỘI DUNG
1. Hệ thống dây chuyền lạnh
1.1.
Thực trạng nhân lực trong hệ thống tiêm chủng
Hiện
nay, trên toàn tỉnh có 139 cơ sở tiêm chủng, trong đó có 124 cơ sở tiêm chủng mở
rộng và hơn 10 cơ sở tiêm chủng nhà nước và 5 cơ sở tư nhân thực hiện tiêm chủng
dịch vụ, số nhân lực tại các tuyến tham gia công tác tiêm chủng mở rộng hơn 891
người và 40 người của hệ thống tiêm chủng dịch vụ.
Hiện
nay, nhân lực tham gia chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 tại tỉnh đều được tập
huấn về tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm chủng. Tuy
nhiên, vắc xin phòng COVID-19 là vắc xin mới, do vậy cán bộ tiêm chủng cần được
cập nhập và thường xuyên tập huấn lại về việc sử dụng vắc xin và theo dõi xử lý
sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
1.2.
Thực trạng hệ thống dây chuyền lạnh tại tuyến tỉnh, huyện, thành phố
a) Tủ
bảo quản từ 2-8°C:
- Số
tủ dung tích 240 lít (TCW4000AC): 11 tủ.
- Số
tủ dung tích 150 lít (TCW3000AC): 19 tủ.
- Tổng
dung tích các tủ: 5.490 lít.
- Số
liều vắc xin được bảo quản theo tủ: 1.098.000 liều (ước tính một lít dung tích
tủ bảo quản được 200 liều vắc xin).
Tổng thể
chung của hệ thống dây chuyền lạnh hiện có trên địa bàn tỉnh Lai Châu có đủ
năng lực tiếp nhận, bảo quản và phân phối vắc xin COVID-19 với điều kiện bảo quản
nhiệt độ 2- 8°C tại tỉnh và huyện.
Tuy
nhiên, theo thống kê của Sở Y tế cần trang bị, bổ sung tủ lạnh cho tuyến huyện
02 tủ TCW 4000AC và các xã vùng sâu vùng xa vì tủ đã quá thời hạn sử dụng và hỏng
không sửa chữa được hoặc sử dụng bảo quản vắc xin bằng tủ dân dụng, dự kiến số
lượng cần khoảng 63 tủ để cấp hỗ trợ các xã.
b) Bảo
quản âm từ -80°C đến -15 °C
Hiện
tại, trong hệ thống tiêm chủng mở rộng Lai Châu chưa có hệ thống dây chuyền lạnh
bảo quản vắc xin ở nhiệt độ âm với dải nhiệt (từ -80°C đến -15°C).
2. Tiếp nhận, phân bổ vắc xin vật tư tiêm chủng
Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện tiếp nhận vắc xin Covid-19 theo phân bổ cụ thể
của Bộ Y tế và thực hiện bảo quản, phân bổ vắc xin cho các đơn vị theo đúng quy
định.
3. Vận chuyển và bảo quản vắc xin vật tư tiêm chủng
3.1.
Vận chuyển vắc xin
- Vận
chuyển vắc xin, vật tư từ Trung ương về tỉnh bằng xe ô tô bảo quản vắc xin
chuyên dụng.
- Vận
chuyển vắc xin, vật tư từ tỉnh về kho các huyện, thành phố bằng ô tô của Trung
tâm y tế huyện, thành phố; vắc xin được bảo quản bằng hòm lạnh ở nhiệt độ (từ
2° đến 8°c) trong suốt quá trình vận chuyển. Bảo quản tại kho theo quy định và
cấp phát cho các điểm tiêm, 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trong buổi
tiêm.
- Vận
chuyển vắc xin, vật tư từ huyện, thành phố về Trạm y tế xã, phường, thị trấn bằng
phương tiện sẵn có tại địa phương. Vắc xin được bảo quản bằng hòm lạnh, phích lạnh
ở nhiệt độ (từ 2° đến 8°c) trong suốt quá trình vận chuyển. Vắc xin còn dư sau
khi kết thúc mỗi buổi tiêm chủng tại Trạm y tế xã sẽ được chuyển về kho của huyện
hoặc bảo quản ngay tại Trạm y tế xã khi có tủ lạnh bảo quản vắc xin theo tiêu
chuẩn quy định.
3.2.
Bảo quản vắc xin
3.2.1.
Đối với vắc xin bảo quản ở nhiệt độ từ 02°C đến 08°C
- Sử
dụng hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng để vận
chuyển, bảo quản vắc xin, vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C
trong toàn bộ quá trình tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển.
- Các
cơ sở tiêm chủng có đủ dây chuyền lạnh thì bảo quản vắc xin tại cơ sở những
ngày tổ chức tiêm chủng. Đối với các cơ sở tiêm chủng chưa có đủ hệ thống dây
chuyền lạnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm y tế (TTYT) các huyện,
thành phố cung cấp vắc xin cho mỗi buổi tiêm hoặc cấp bổ sung tạm thời hòm lạnh,
phích vắc xin cho các cơ sở tiêm chủng để triển khai chiến dịch, vắc xin còn tồn
cuối đợt tiêm tại các đơn vị được trả lại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc
TTYT các huyện, thành phố.
3.2.2.
Đối với vắc xin bảo quản ở nhiệt độ âm/âm sâu và có thể bảo quản ở từ 2°C đến
8°C
- Sử
dụng hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng để vận
chuyển, bảo quản vắc xin.
- Sau
khi có quyết định phân bố vắc xin của Bộ Y tế, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh phối hợp với viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện tiếp
nhận, nhập kho và phân bổ cho TTYT tuyến các huyện, thành phố theo kế hoạch.
-
TTYT các huyện, thành phố cấp phát cho các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn theo kế
hoạch.
- Đối
với các cơ sở tiêm chủng có đủ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin từ 2°C đến 8°C
thì bảo quản vắc xin tại kho trong những ngày tổ chức tiêm chủng. Đối với các
cơ sở chưa có đủ hệ thống dây chuyền lạnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh,
TTYT các huyện, thành phố cấp vắc xin trước mỗi buổi tiêm hoặc cấp bổ sung hoặc
huy động tạm thời hòm lạnh, phích vắc xin cho các cơ sở tiêm chủng để triển
khai chiến dịch.
- Vắc
xin chưa mở còn tồn cuối đợt tiêm tại các điểm tiêm được trả lại cho TTYT huyện,
thành phố hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để điều phối cho các đơn vị
trên địa bàn tỉnh sử dụng hoặc thông báo cho Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để
điều phối đi tỉnh khác. Tổng thời gian bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2°C đến
8°C theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm vắc xin COVID-19
- Rà
soát, lập danh sách đối tượng từ 18 tuổi trở lên nhập sẵn trên hệ thống hồ sơ sức
khỏe trên địa bàn theo quy định (bao gồm cả các đối tượng thuộc các ngành, cơ
quan, đơn vị đóng trên địa bàn).
- Lực
lượng Công an, Quân đội tổng hợp danh sách tiêm tại các cơ sở tiêm chủng theo sự
phân bổ của Sở Y tế.
-
Danh sách đối tượng tiêm chủng bắt buộc phải ghi đầy đủ thông tin theo quy định.
5. Lập kế hoạch tiêm chủng
Ngay
sau khi được phân bổ vắc xin, Sở Y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai
thực hiện tiêm vắc xin đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
6. Đào tạo, tập huấn
Tổ chức
các lớp tập huấn cho 100% các cán bộ tham gia chiến dịch tiêm chủng về việc tiếp
nhận, bảo quản, vận chuyển, vắc xin; hướng dẫn tổ chức điểm tiêm chủng; cập nhật
thông tin về vắc xin; tiêm chủng vắc xin an toàn; khám sàng lọc trước tiêm chủng;
theo dõi phản ứng sau tiêm, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng; an toàn tiêm
chủng, thống kê báo cáo.
7. Tổ chức tiêm chủng
7.1.
Tăng cường năng lực hệ thống tiêm chủng
- Rà
soát, đầu tư, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, dây
chuyền lạnh, nhân lực...cho các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động trên địa
bàn tỉnh.
- Rà
soát, lập danh sách các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện thực hiện tiêm chủng, kể
cả cơ sở nhà nước và tư nhân trong và ngoài ngành y tế; có kế hoạch huy động
toàn bộ cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn để phối hợp thực hiện tiêm chủng
trong trường hợp cần thiết.
- Chủ
động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn cho
cán bộ y tế về bảo quản, vận chuyển, sử dụng, theo dõi sự cố bất lợi và sau
tiêm chủng cho từng loại vắc xin.
7.2.
Tổ chức buổi tiêm chủng
- Sử
dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả các cơ sở
tiêm chủng dịch vụ của nhà nước, tư nhân và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng.
-
Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm
chủng lưu động.
- Bố
trí điểm tiêm chủng theo quy tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách giữa các bàn/vị
trí tiêm chủng để phòng chống dịch theo quy định.
- Cơ
sở tiêm chủng bố trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm
chủng bảo đảm giãn cách phòng chống dịch; phải sử dụng tối đa công nghệ thông
tin trong tiêm chủng, bố trí cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc
triển khai tiêm chủng.
- Các
cơ sở điều trị cần theo dõi sát đối tượng ít nhất 30 phút sau khi tiêm chủng và
hướng dẫn đối tượng tiêm chủng tiếp tục tự theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng, đặc
biệt trong vòng 7 ngày đầu về các dấu hiệu: Toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, nhịp
thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ; thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu
bất thường nhằm kịp thời xử lý phản ứng sau tiêm.
- Tất
cả cán bộ y tế tham gia vào tiêm chiến dịch đều phải đều phải được tập huấn
theo Thông tư số 51/2017/TT/-BYT, ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn
phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ trước khi triển khai.
-
Nhân viên y tế trực tiếp tham gia tiêm chủng được đào tạo, tập huấn về an toàn
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
7.3.
Đảm bảo an toàn tiêm chủng
- Xây
dựng các tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn về hướng dẫn khám sàng lọc, xử
trí tai biến nặng sau tiêm chủng; an toàn tiêm chủng.
- Tiến
hành khám sàng lọc chủ động để phân loại các đối tượng cần phải bố trí tiêm tại
các cơ sở điều trị.
- Các
Bệnh viện tuyến tỉnh, TTYT các huyện, thành phố thành lập đội cấp cứu lưu động,
sẵn sàng hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng khi cần thiết, đặc biệt là các xã, ở
các vùng đi lại khó khăn, ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm
tiêm chủng. Trong thời gian triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, các Bệnh
viện đa khoa tỉnh, TTYT các huyện, thành phố phải dự phòng một số giường bệnh hồi
sức tích cực nhất định để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng
(để trống tối thiểu 5 giường/Bệnh viện, TTYT).
-
100% các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh phải bố trí trang thiết bị, phương
tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường
hợp cần thiết.
-
Nhân viên tham gia tiêm chủng và người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện
các biện pháp bảo hộ cá nhân như: đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay hoặc sát
khuẩn tay thường xuyên.
- Giữ
khoảng cách, hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác tại điểm tiêm chủng.
- Phải
thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.
7.4.
Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng
Để
công khai minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển
khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, các cơ sở tiêm chủng sử dụng nền tảng
quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai chiến dịch. Nền tảng bao gồm 4 thành
phần:
(1) Cổng
công khai thông tin tiêm chủng https://tiemchungcovid19.gov.vn;
(2) Hệ
thống hỗ trợ công tác tiêm chủng;
(3) Hệ
thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành;
(4) Ứng
dụng số sức khỏe điện tử, cụ thể như sau:
*
Quản lý đối tượng tiêm chủng
-
Thông tin về đăng ký tiêm chủng, kế hoạch tiêm chủng, lịch tiêm chủng và các nội
dung truyền thông đại chúng liên quan được thông báo, cập nhật liên tục cho người
dân trên Cổng thông tin của chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Việc
đăng ký tiêm chủng và khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm được thực hiện
qua các hình thức: ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” trên di động, cổng thông tin.
-
Trong trường hợp nguồn vắc xin phân bổ hạn chế, việc lập danh sách đối tượng tiêm
chủng, xếp lịch tiêm chủng theo giờ phải được thực hiện trước khi thông báo cho
người dân đăng ký tiêm. Trong trường hợp đảm bảo đủ vắc xin, việc lập danh sách
đối tượng tiêm chủng được thực hiện sau khi thông báo cho người dân đăng ký
tiêm vắc xin để tiêm chủng đại trà.
*
Quản lý cơ sở tiêm chủng
-
Công khai và cập nhật thường xuyên thông tin vị trí, số bàn tiêm, thông tin người
phụ trách trên cổng thông tin của chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại địa
chỉ https: https://hssk.kcb.vn và http://tiemchungcdc.gov.vn
- Cơ
sở tiêm chủng phải cập nhật thông tin số lượng liều vắc xin được nhập, số lượng
tiêm được, số liệu tồn theo ngày và số liệu này phải được cập nhật trên trang
thông tin chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19
trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
- Hệ
thống phục vụ chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cập nhật trực tuyến tra cứu theo cơ sở tiêm về kết quả số lượng người
dân được tiêm, số lượng hoãn tiêm và số lượng được cấp chứng nhận tiêm chủng (lần
1 và lần 2 nếu có).
*
Quản lý tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin
- Báo
cáo và cập nhật báo cáo của Ban Chỉ đạo chiến dịch về số liều vắc xin được phân
bổ và thông tin cơ sở làm căn cứ phân bổ cho các địa phương; Tổng hợp báo cáo của
các địa phương về kế hoạch phân bổ số lượng liều vắc xin đối với từng đợt phân
bổ của Ban Chỉ đạo chiến dịch.
- Hệ
thống phục vụ chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cập nhật trực tuyến thông tin về số lượng và thời điểm nhập, xuất, nhập
lại các liều vắc xin tra cứu theo số lô của nhà sản xuất của các tổng kho và
các kho liên quan trong hệ thống tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển do Ban Chỉ đạo
quy định.
- Các
đơn vị, cơ sở y tế liên quan đến tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản thực hiện cập
nhật thông tin, số lượng, báo cáo trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
*
Quản lý buổi tiêm chủng
Trong
quá trình thực hiện, thông tin liên quan đến các bước cần được cập nhật trực tiếp
lên phân hệ, hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng của Nền tảng quản lý tiêm chủng
COVID-19 theo bốn bước: Tiếp đón/Khám sàng lọc và xác nhận đủ điều kiện
tiêm/Tiêm và Theo dõi sau tiêm/Cấp giấy xác nhận.
5. Truyền thông
5.1.
Nội dung truyền thông
-
Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Quốc hội,
Chính phủ về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, chú trọng truyền thông
các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trong đó chú trọng Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ
về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
-
Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với
cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đi tiêm chủng
khi đến lượt; vận động người dân ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam.
-
Truyền thông Kế hoạch chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Trung
ương và địa phương; hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng,
chống dịch COVID-19, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an
toàn, theo dõi và xử lý phản ứng sau tiêm chủng.
-
Phát hiện, nêu gương những cá nhân điển hình trong phong trào thi đua hoàn
thành kế hoạch tiêm chủng an toàn.
5.2.
Các hoạt động truyền thông
-
Truyền thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về
chiến dịch tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, các
thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng an toàn, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng,
kêu gọi người dân ủng hộ chiến dịch và Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam;
thông qua các bài viết, phóng sự, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, chương trình
truyền hình, phát thanh...
- Phối
hợp các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức truyền thông mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả về
hoạt động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
-
Cung cấp tài liệu truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19 để các địa phương sử dụng truyền thông đến người dân đi tiêm chủng.
- Thực
hiện Chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19; tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội và các loại hình
truyền thông ứng dụng internet về Chiến dịch.
- Triển
khai Đường dây nóng của Bộ Y tế và các địa phương cung cấp thông tin, tư vấn kịp
thời cho người dân về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
-
Truyền thông về các tấm gương điển hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19.
- Tập
huấn truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông về sự cố bất
lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các cơ quan báo chí, các cán bộ y
tế và các lực lượng tham gia Chiến dịch tiêm chủng.
6. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng
- Xử
lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư
liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và Văn bản số 102/MT-YT ngày
04/3/2021 về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin
phòng COVID-19.
- Các
cơ sở tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại
điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ
và ghi chép, báo cáo.
7. Giám sát chất lượng vắc xin và hoạt động tiêm chủng.
7.1.
Giám sát hoạt động tiêm chủng
- Kiểm
tra, giám sát trước, trong và sau chiến dịch
- Ban
Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh, Ban Chỉ đạo
ngành Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành theo dõi, giám sát các hoạt động
tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Chỉ
đạo đôn đốc, giám sát kiểm tra việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng theo quy định của
Bộ Y tế.
7.2.
Giám sát vắc xin trước khi sử dụng
- Thực
hiện kiểm tra, giám sát tình trạng vắc xin trước khi triển khai tiêm chủng.
-
Giám sát tình trạng sử dụng vắc xin trong quá trình triển khai tại các điểm
tiêm chủng.
7.3.
Báo cáo kết quả tiêm chủng
- Báo
cáo kết quả tiêm chủng báo cáo hàng ngày và báo cáo kết thúc chiến dịch về tình
hình tiếp nhận vắc xin, sử dụng vắc xin cùng với báo cáo kết quả tiêm chủng
theo quy định của Bộ Y tế.
- Sử
dụng ứng dụng hồ sơ sức khỏe của Bộ Y tế để thực hiện công tác báo cáo thống kê
kết quả tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.
8. Kinh phí thực hiện
8.1.
Ngân sách Trung ương
Vắc
xin, một số vật tư tiêm chủng như bơm kim tiêm vắc xin, pha vắc xin, hộp an
toàn.
8.2.
Ngân sách địa phương
- Chi
phí vận chuyển vắc xin từ kho của tỉnh đến các điểm tiêm (trong trường hợp Bộ Y
tế chỉ chuyển đến kho của tỉnh); trang thiết bị bảo quản vắc xin theo quy định.
- Chi
phí tổ chức chiến dịch tiêm chủng, bao gồm: chi bồi dưỡng cho các kíp tiêm chủng,
các vật tư tiêu hao (ngoài vật tư do Bộ Y tế bảo đảm), chi phí về điện, nước,
nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực
hiện dịch vụ tiêm chủng...
- Các
hoạt động tập huấn cho Trung tâm y tế huyện, các điểm tiêm chủng trên địa bàn.
- Các
hoạt động truyền thông tại địa phương.
-
Kinh phí mua vắc xin (nếu có).
8.3.
Nguồn kinh phí
-
Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 1, Điều
3 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ.
-
Ngân sách địa phương: Sử dụng nguồn ngân sách được cấp cho hoạt động tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022.
- Nguồn
viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các
nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh Lai
Châu
- Chỉ
đạo toàn diện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện chiến dịch
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả theo từng đợt phân
bổ vắc xin COVID-19 từ Bộ Y tế, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Huy
động lực lượng Đoàn Thanh niên và các lực lượng khác tham gia, phối hợp, hỗ trợ
triển khai chiến dịch tiêm chủng.
1.1.
Tiểu ban Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin
- Chỉ
đạo, tổ chức, thực hiện vận chuyển vắc xin phòng COVID-19 từ nơi tiếp nhận đến
các địa điểm bảo quản do Sở Y tế quản lý hoặc các địa điểm huy động khi cần thiết
trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ
đạo tổ chức vận chuyển vắc xin phòng COVID-19 từ các địa điểm bảo quản đến các
địa điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định về quản lý vắc xin.
1.2.
Tiểu ban Tiêm chủng
- Phối
hợp với Tiểu ban Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin để chỉ đạo tổ chức bàn
giao, tiếp nhận vắc xin tại các điểm tiêm chủng của tỉnh.
- Chỉ
đạo tổ chức triển khai, giám sát chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại
các điểm tiêm chủng trên toàn tỉnh.
- Chỉ
đạo việc tổng hợp số liệu tiêm chủng phục vụ việc quản lý và đề xuất số lượng vắc
xin.
- Chỉ
đạo tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm
vụ
1.3.
Tiểu ban An toàn tiêm chủng
- Phối
hợp với Tiểu ban Tiêm chủng để chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện an toàn tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ
đạo, phối hợp với các cơ quan xây dựng các hướng dẫn về tiêm chủng, xử lý tiêm
chủng.
- Chỉ
đạo xử trí cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin Covid-19.
-
Phân tích, đánh giá điều trị các ca bệnh sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin
phòng Covid-19.
- Chỉ
đạo thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch tại các điểm
tiêm chủng.
- Chỉ
đạo tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm
vụ.
1.4.
Tiểu ban Giám sát chất lượng vắc xin
- Phối
hợp với các Tiểu ban để chỉ đạo công tác giám sát chất lượng vắc xin, đảm bảo
chất lượng vắc xin từ khi tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, tiêm chủng.
- Chỉ
đạo tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm
vụ.
1.5.
Tiểu ban Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
và truyền thông
- Phối
hợp với các Tiểu ban để chỉ đạo việc xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin quản
lý toàn bộ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 từ khâu tiếp nhận, vận
chuyển, bảo quản, phân bổ đến khi tiêm chủng.
- Chỉ
đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hồ sơ sức khỏe cá nhân cho tiêm
chủng; xây dựng hệ thống chứng nhận tiêm chủng.
- Phối
hợp với Tiểu ban Tiêm chủng chỉ đạo tổng hợp dữ liệu về nhu cầu, số lượng, tiến
độ vắc xin phòng COVID-19 cho các điểm tiêm chủng và công khai trên bản đồ số
hóa chiến dịch tiêm chủng.
- Chỉ
đạo công tác truyền thông chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa
bàn tỉnh.
- Chỉ
đạo tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm
vụ.
2.
Sở Y tế
- Xây
dựng, ban hành kế hoạch tiêm phòng vắc xin từng đợt theo số lượng phân bổ của Bộ
Y tế; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cho các đối tượng theo đúng
Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin
và Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch
triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 hoàn toàn
miễn phí; không thu tiền; không nhận “bồi dưỡng” từ các tổ chức, đơn vị, cá
nhân đến tiêm chủng.
- Tiếp
tục tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả theo lượng
vắc xin phân bổ, tuyệt đối không để lãng phí, thất thoát vắc xin, tăng diện bao
phủ và theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19. Chịu trách nhiệm toàn diện về chiến dịch tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh năm 2021-2022.
- Đảm
bảo về trang thiết bị, vật tư dây chuyền lạnh và các điều kiện cần thiết khác
phục vụ công tác tiêm chủng. Lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định,
tham mưu cấp có thẩm quyền đảm bảo kinh phí triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19 năm 2021-2022.
- Chủ
trì, phối hợp với UBND huyện, thành phố và các đơn vị liên quan rà soát, lập
danh sách các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện và chủ động xây dựng kế hoạch huy động
các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tham gia triển khai chiến dịch khi cần thiết.
-
Tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai
tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh năm 2021-2022.
- Chỉ
đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận, bảo quản vắc xin theo quy định.
Kịp thời phân bổ và xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai tiêm vắc xin
phòng COVID-19 theo số lượng phân bổ của Bộ Y tế.
- Chủ
trì phối hợp với các đơn vị trong việc phân bổ, điều phối vắc xin đến các điểm
tiêm chủng hiệu quả, tránh lãng phí.
- Chỉ
đạo các đơn vị trong ngành Y tế chuẩn bị đầy đủ các phương án đảm bảo sẵn sàng
cấp cứu, xử trí tai biến; tập trung nguồn lực triển khai chiến dịch để đạt được
mục tiêu đề ra và đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Hằng
ngày và sau mỗi đợt tiêm chủng tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế kết quả triển
khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19.
3.
Sở Tài chính
Chủ
trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí triển khai tiêm vắc
xin Covid-19 từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
4.
Sở Thông tin & Truyền thông, Báo Lai Châu, Đài Phát thanh & Truyền hình
tỉnh
-
Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; những nỗ lực trong đàm phán, mua và cung ứng
vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin của Chiến dịch,
hướng tới mục tiêu trên 70% dân số Việt Nam được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến
hết quý I/2022, đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
- Vận
động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần
“Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với
cộng đồng”; vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân sử
dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; vận
động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ Quỹ vắc xin phòng
COVID-19 Việt Nam.
-
Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về triển khai Chiến dịch tiêm chủng trên
toàn quốc, tại địa phương, các kết quả đạt được, các thông điệp, khuyến cáo đến
người dân và cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn; khuyến cáo
thực hiện Thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19 cùng với triển khai tiêm vắc
xin.
5.
Các sở, ban, ngành và tổ chức đoàn thể liên quan
- Huy
động lực lượng tham gia, phối hợp, hỗ trợ triển khai chiến dịch tiêm chủng theo
đề nghị của Sở Y tế trong trường hợp cần thiết.
- Phối
hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền
nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng, vận động các đối tượng đi tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch.
6.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn
cứ kế hoạch của UBND tỉnh và của Sở Y tế, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ
thể, phù hợp với địa phương và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu
quả.
- Chỉ
đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tập
huấn, điều tra đối tượng và tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.
- Chỉ
đạo tổ chức tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng COVID-19, theo dõi các
phản ứng bất lợi sau tiêm chủng.
- Bố
trí nguồn lực hỗ trợ triển khai hoạt động tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại địa
phương.
Căn cứ
nội dung Kế hoạch này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành phố nghiêm túc triển
khai, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế; (để b/c)
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; (để b/c)
- UBND tỉnh: U;
- Cục Y tế dự phòng;
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- CDC tỉnh;
- VPUBND tỉnh: V, C, CB;
- Lưu: VT, VX1.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Thanh Hải
|