Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 164/KH-UBND 2022 Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng Lào Cai 2022 2030

Số hiệu: 164/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 21/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 164/KH-UBND

Lào Cai, ngày 21 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030; Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ Tướng Chính phủ Quyết định ban hành chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 5556 /QĐ-BYT ngày 4/12/2021 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, dân tộc, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Lào Cai.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu 1: Thực hiện chế độ ăn đa dạng, hợp lý và an ninh thực phẩm cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng theo vòng đời

- Tỷ lệ trẻ 6-23 tháng có chế độ ăn đúng, đủ đạt 65% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- Tỷ lệ người trưởng thành tiêu thụ đủ số lượng rau quả hàng ngày đạt 55% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030

- Tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa giảm dưới 25% vào năm 2025 và dưới 20% vào năm 2030

- Tỷ lệ các trường học có tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm đạt 60% ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực khác vào năm 2025 và phấn đấu đạt 90% ở khu vực thành thị và 80% ở khu vực khác vào năm 2030.

- Tỷ lệ bệnh viện tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý cho người bệnh đạt 90% đối với tuyến tỉnh; 75% đối với tuyến huyện vào năm 2025 và phấn đấu đạt 100% đối với tuyến tỉnh; 80% đối với tuyến huyện vào năm 2030.

- Tỷ lệ xã có triển khai tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi trong gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện đạt 50% vào năm 2025 và đạt 75% vào năm 2030.

2.2. Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và thanh thiếu niên

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn dưới 26,7% vào năm 2025 và còn dưới 23% vào 2030. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 13% vào năm 2025 và dưới 10% vào năm 2030.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 5% vào năm 2025 và dưới 3% vào năm 2030.

- Đến năm 2030, chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi theo giới tăng từ 2- 2,5 cm đối với nam và 1,5-2 cm đối với nữ so với năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm sau khi sinh đạt mức 75% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đạt trên 50% vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030.

2.3 Mục tiêu 3: Kiểm soát thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây và các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành

- Tỷ lệ thừa cân béo phì được kiểm soát: trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10% (khu vực thành thị ở mức dưới 11% và khu vực khác ở mức dưới 7%); trẻ 5-18 tuổi ở mức dưới 19% (khu vực thành thị ở mức dưới 27% và khu vực khác ở mức dưới 13%); người trưởng thành 19-64 tuổi ở mức dưới 20% (khu vực thành thị ở mức dưới 23% và khu vực khác ở mức dưới 17%) vào năm 2025 và duy trì ở mức đó đến năm 2030.

- Lượng muối tiêu thụ trung bình của dân số (15-49) giảm dưới 8g/ngày vào năm 2025 và dưới 7g/ngày vào năm 2030

2.4 Mục tiêu 4: Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ

- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới dưới 25% vào năm 2030.

- Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em nữ 10-14 tuổi giảm xuống dưới 10% đến năm 2025 và dưới 9% đến năm 2030.

- Tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống dưới dưới 13% vào năm 2025 và dưới 12% vào năm 2030.

- Tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh ở trẻ em 6-59 tháng tuổi xuống giảm xuống dưới 60% vào năm 2025 và dưới 50% vào năm 2030.

- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hoặc gia vị mặn có i-ốt hằng ngày tăng lên trên 80% vào năm 2025 và trên 90% vào năm 2030.

2.5 Mục tiêu 5: Nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong mọi tình huống khẩn cấp và tăng cường nguồn lực thực hiện chiến lược

- Xây dựng và đưa hợp phần đảm bảo dinh dưỡng vào trong Kế hoạch ứng phó với thiên tai thảm họa, dịch bệnh hàng năm của tỉnh.

- Đến năm 2025, 100% các huyện, thành phố, thị xã có phân bổ ngân sách địa phương hàng năm bảo đảm cho các hoạt động dinh dưỡng theo kế hoạch được phê duyệt và duy trì đến năm 2030.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Mọi người dân trên địa bàn tỉnh đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu, kiểm soát các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, có đánh giá kết quả thực hiện và gắn với chỉ tiêu thi đua của đơn vị, ngành, địa phương. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Bảo đảm thực hiện các gói dịch vụ dinh dưỡng cơ bản tại tuyến xã, đặc biệt là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực miền núi và nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao.

- Đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thấp còi, gày còm, thừa cân béo phì của trẻ dưới 5 tuổi là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Tiếp tục tập trung chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, giảm SDD thể thấp còi đặc biệt là tại các xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và hệ thống chỉ tiêu, bố trí kinh phí, thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi; việc thực hiện Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chú trọng phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh trong việc thực hiện Kế hoạch.

2. Công tác phối hợp liên ngành, vận động xã hội

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu quả các hoạt động dinh dưỡng ở từng địa phương. Tập trung đẩy mạnh chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học và dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình nhằm sớm giảm thiểu các thể suy dinh dưỡng, tăng cường phòng, chống các rối loạn chuyển hóa, các yếu tố nguy cơ sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng;

- Huy động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống suy dinh dưỡng; khuyến khích các tổ chức xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia thực hiện Chiến lược thông qua tài trợ cho các hoạt động dinh dưỡng; đảm bảo dinh dưỡng nơi làm việc; thực hiện đúng các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng.

- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa Y tế, giáo dục, Văn hóa thể dục, thể thao, Nông nghiệp, các tổ chức đoàn thể với chính quyền địa phương trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng.

3. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng

- Thường xuyên cung cấp thông tin về các vấn đề dinh dưỡng đến lãnh đạo các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm tạo sự ủng hộ, cam kết mạnh hơn về chính sách, nguồn lực cho công tác dinh dưỡng.

- Vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào công tác truyền thông dinh dưỡng nhằm thay đổi hành vi trong việc sản xuất, kinh doanh, phân phối và cung ứng thực phẩm an toàn, lành mạnh.

- Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm thay đổi nhận thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ và trẻ em thông qua các mô hình truyền thông có hiệu quả như: Mô hình cải thiện thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ (IYCF), mô hình quản lý và điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính, mô hình mẹ và bé, mô hình sản xuất tạo nguồn lương thực thực phẩm…

- Tăng cường truyền thông về dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng; đa dạng các loại hình truyền thông. Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về dinh dưỡng; áp dụng các loại hình truyền thông phù hợp.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ chuyên trách mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng, y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, tuyên truyền viên của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức các hội thi về dinh dưỡng…

- Mở rộng các hình thức tư vấn: Khuyến khích thành lập các phòng khám tư vấn dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh; phòng khám tư vấn về dinh dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác tư vấn thông qua livetream, truyền hình; tư vấn qua các hội nhóm Zalo, Facebook…

- Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục dinh dưỡng trong và ngoài nhà trường; cung cấp kiến thức cần thiết, phù hợp cho các đối tượng để có nhận thức đúng và tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng; đa dạng các hình thức giáo dục: tài liệu, sách vở, sinh hoạt ngoại khóa, thi chế biến thức ăn... với sự tham gia tự nguyện của học sinh. Triển khai chương trình dinh dưỡng học đường.

- Cung cấp trang thiết bị truyền thông, sản phẩm và tài liệu truyền thông phù hợp với từng vùng và từng nhóm đối tượng.

4. Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng, trong đó chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và nhân viên y tế thôn bản; chuẩn hóa cán bộ làm công tác dinh dưỡng lâm sàng.

- Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách dinh dưỡng và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở. Nâng cao năng lực quản lý điều hành các chương trình hoạt động dinh dưỡng cho cán bộ ở các cấp từ tỉnh đến huyện, xã.

- Xây dựng chương trình, chuẩn hóa tài liệu đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực giảng dạy đào tạo về dinh dưỡng cho đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh, huyện. Nâng cao chất lượng, nội dung đào tạo tập huấn bồi dưỡng về công tác dinh dưỡng tại cộng đồng, trường học và bệnh viện.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về triển khai lồng ghép các hoạt động dinh dưỡng vào các chương trình, đề án phát triển.

5. Tăng cường chuyên môn kỹ thuật triển khai can thiệp dinh dưỡng

a) Cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng

- Xây dựng và phổ biến về nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng, tháp dinh dưỡng, lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, thực đơn, khẩu phần, chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp với mọi đối tượng

- Tăng cường tư vấn cho người dân để tạo nhu cầu sử dụng thực phẩm đa dạng, lành mạnh, giầu dinh dưỡng.

- Xây dựng mô hình an ninh lương thực, thực phẩm đảm bảo chất lượng bữa ăn hộ gia đình, đặc biệt đối với các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đa dạng hóa sản xuất chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Phát triển hệ sinh thái vườn ao chuồng, bảo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng thực phẩm an toàn. Tăng cường sử dụng cá, sữa, rau trong bữa ăn hàng ngày.

b) Tăng độ bao phủ của các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu

- Xây dựng triển khai hiệu quả các Chương trình, dự án và mô hình dinh dưỡng thiết yếu như: Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời (chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục bú mẹ cho trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi); theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ em; quản lý và điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính; phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em; quản lý điều trị trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính; phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ em; đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường;

- Triển khai cung ứng các dịch vụ tư vấn, phục hồi dinh dưỡng, mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây và các yếu tố nguy cơ có liên quan tại các tuyến. Tăng cường triển khai dinh dưỡng người cao tuổi, dinh dưỡng theo ngành nghề.

- Khuyến khích người dân sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, giám sát thực thi các quy định về thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng.

- Đẩy mạnh việc sử dụng các thực phẩm sẵn có giầu dinh dưỡng tại địa phương.

- Triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý cho người bệnh tại các khoa dinh dưỡng của các Bệnh viện công lập và tư nhân. Đưa đánh giá chất lượng can thiệp về dinh dưỡng vào tiêu chí đánh giá bệnh viện hàng năm của Sở Y tế.

- Lồng ghép dịch vụ dinh dưỡng với các chương trình khác như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình thực hiện đề án phát triển tầm vóc người Việt Nam tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế xã hội của tỉnh… để đảm bảo tăng nguồn đầu tư cho mọi đối tượng can thiệp.

c) Triển khai các hoạt động dinh dưỡng học đường tại các cơ sở giáo dục và trường học.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất và hoạt động thể thao, lồng ghép trong các giờ chính khóa, hoạt động ngoại khóa và xây dựng các hoạt động mô hình truyền thông phù hợp.

- Giáo dục, truyền thông, tư vấn thay đổi hành vi cho cha mẹ học sinh, xây dựng chương trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình về dinh dưỡng hợp lý theo từng lứa tuổi, thực phẩm an toàn có lợi cho sức khỏe, hoạt động thể lực phù hợp, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thừa cân béo phì và bệnh mạn tính không lây cho trẻ. Đặc biệt quan tâm dinh dưỡng cho lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì.

- Hướng dẫn, tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, đạt được định lượng rau củ theo khuyến nghị cho học sinh bán trú, nội trú trong trường học.

- Nâng cao năng lực triển khai can thiệp dinh dưỡng cho cán bộ làm công tác y tế học đường, cử nhân dinh dưỡng tiết chế làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non và trường học.

- Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi. Đảm bảo chất lượng dạy và học thể dục chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh; xây dựng chương trình giáo dục thể chất hợp lý có kết hợp với giáo dục quốc phòng, triển khai đồng bộ với công tác y tế học đường và dinh dưỡng học đường.

- Tổ chức khám xác định các bệnh liên quan đến dinh dưỡng, cân - đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng (suy dinh dưỡng và béo phì) cho trẻ em từ 0-72 tháng tuổi và tư vấn cho các bậc cho mẹ, cô giáo tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố, mỗi năm triển khai tại 10 điểm trường.

- Thông tin cho phụ huynh về tình trạng dinh dưỡng của học sinh, duy trì tẩy giun định kỳ cho học sinh

d) Thực hiện hoạt động dinh dưỡng tại Bệnh viện

- Triển khai hướng dẫn chuyên môn dinh dưỡng điều trị, dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tổ chức truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại cơ sở khám chữa bệnh.

- Triển khai các quy định về dinh dưỡng trong bệnh viện như thực hiện tiêu chí dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện

- Tổ chức điều trị các trường hợp suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ nhỏ tại tất cả các Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Sản Nhi trên địa bàn tỉnh.

đ) Tăng cường triển khai hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp

- Đưa nội dung đảm bảo dinh dưỡng vào Kế hoạch ứng phó với thiên tai, thảm họa, dịch bệnh của tỉnh, huyện, xã.

- Nâng cao năng lực ứng phó dinh dưỡng trong tình trạng khẩn cấp cho cán bộ các cấp và các ban, ngành, liên quan

- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp ở cả cộng đồng và trong bệnh viện tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ về dinh dưỡng thực phẩm

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác trồng trọt, chăn nuôi đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trên địa bàn tỉnh.

- Áp dụng kinh nghiệm và thành tựu khoa học dinh dưỡng trong dự phòng béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

- Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát dinh dưỡng, hoàn thiện bộ công cụ, các chỉ số giám sát, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin phục vụ xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược theo hướng đa ngành nhằm giải quyết cả nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp của vấn đề suy dinh dưỡng; tăng cường năng lực giám sát trong tình huống khẩn cấp;

- Theo dõi, giám sát thường quy và tổ chức các điều tra, khảo sát đầu vào giữa kỳ và cuối kỳ nhằm đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện Chiến lược;

- Tổ chức giám sát định kỳ, đột xuất để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai như Dự án phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trọng tâm của tổ chức SCI, Dự án làm em an toàn của tổ chức Sammaritan’s…

- Lồng ghép các dự án hợp tác quốc tế với hoạt động của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược.

III. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021 -2025: 92.479 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí bao gồm:

+ Nguồn ngân sách nhà nước: nguồn ngân sách địa phương kết hợp với nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu qua các chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác.

+ Nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

(Có phụ biểu kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2030 gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng.

- Tổ chức kiểm tra giám sát, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch. Tham mưu tổ chức sơ kết vào cuối năm 2025 và tổng kết việc thực hiện kế hoạch vào cuối năm 2030.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai các hoạt động can thiệp về dinh dưỡng như cải thiện chất lượng bữa ăn, khẩu phần hợp lý, cải thiện dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng người cao tuổi, dinh dưỡng ngành nghề, dinh dưỡng phòng chống yếu tố nguy cơ và bệnh mạn tính không lây, dinh dưỡng tiết chế tại Bệnh viện, điều trị trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính rà soát, nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương cho các huyện có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao và khó khăn về ngân sách; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện một số mô hình triển khai điểm về chăm sóc dinh dưỡng.

- Rà soát, lồng ghép vào các chương trình, Đề án, dự án có liên quan của ngành Y tế, của các địa phương khi triển khai hành động Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025.

- Triển khai các mô hình truyền thông về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, trẻ em thông qua mô hình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ .

- Cung cấp miễn phí một số loại vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho phụ nữ có thai và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổ chức điều tra đánh giá các chỉ số về dinh dưỡng đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan tại huyện tham mưu cho UBND cấp huyện triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trên địa bàn. Củng cố mạng lưới quản lý suy dinh dưỡng

- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương về công tác báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược; thực hiện việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả và định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định hiện hành và trong khả năng cân đối ngân sách địa phương.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Gắn chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mỗi địa phương; sử dụng số liệu dinh dưỡng hàng năm, 5 năm phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, tăng cường hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong trường học

- Tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non và tiểu học; chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, trong đó phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế trong việc xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng cho từng nhóm đối tượng học sinh; Xây dựng mô hình bếp ăn tập thể đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong nhà trường; từng bước đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vào giáo trình giảng dạy ở các cấp học;

- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường trong các hoạt động giáo dục, hướng dẫn thực hành về dinh dưỡng và các hoạt động thể lực phù hợp cho trẻ em, học sinh.

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai, thực hiện giám sát các hoạt động về dinh dưỡng hợp lý trong trường học, bữa ăn học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh, quản lý bếp ăn học đường, tăng cường các hoạt động thể lực cho trẻ em và học sinh; không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, đồ uống có đường và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học và bên cạnh trường học theo quy định.

- Chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các hoạt động liên quan đến dinh dưỡng hợp lý cho học sinh trong Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch 154/KH-UBND ngày 01/4/2021 về thực hiện đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong trường học.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì triển khai đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm hộ gia đình đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; hướng dẫn các địa phương phát triển mô hình sinh thái vườn, ao, chuồng; Chủ trì triển khai chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.

- Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực của địa phương; hướng dẫn nhân dân sản xuất thực phẩm an toàn, dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

- Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm nông sản hàng hóa; xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng an toàn hóa chất, các chất kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho nhân dân.

- Lồng ghép hoạt động ứng phó dinh dưỡng trong kế hoạch phòng chống thiên tai, bão lũ trên địa bàn tỉnh để sẵn sàng cung cấp thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng cho những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chiến lược Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai, chăm sóc sơ sinh, trẻ nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn bổ sung đối với trẻ nhỏ.

- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan trong việc kiểm soát quảng cáo về dinh dưỡng và thực phẩm liên quan.

7. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch 154/KH-UBND ngày 01/4/2021 về thực hiện đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Chỉ đạo lồng ghép hoạt động vận động thể lực và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý với phong trào quần chúng và hoạt động thể thao, văn hóa tại cộng đồng; tăng cường tuyên truyền về lợi ích của hoạt động thể dục, thể thao quần chúng đối với sức khỏe.

- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, tuyên truyền hướng tới mục tiêu gia đình không có con bị suy dinh dưỡng.

8. Sở Công thương

Tăng cường quản lý về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý.

9. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với trẻ em, trong đó chú trọng đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em người dân tộc thiểu số.

10. Sở Khoa học và Công nghệ

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác phòng chống suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt với các giải pháp về đảm bảo nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương.

11. Ban Dân tộc

Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện các mô hình triển khai điểm tại các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chế độ dinh dưỡng giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, giai đoạn ăn dặm, từ bỏ các hủ tục tập quán lạc hậu để thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với ngành y tế trong việc phổ biến các kiến thức về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho cán bộ, hội viên ở cơ sở; chú trọng việc tuyên truyền đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai tới các hộ gia đình hội viên; qua đó góp phần phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ vào Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em hàng năm của địa phương; gắn các chỉ tiêu dinh dưỡng trẻ em với các chỉ tiêu về dinh dưỡng trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong việc xây dựng nông thôn mới,…; thực hiện kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định.

- Chủ động lồng ghép các hoạt động Cải thiện tình trạng dinh dưỡng với các chương trình, đề án, chiến lược khác có liên quan trên địa bàn.

- Huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện kế hoạch; bố trí đủ nhân lực , kinh phí thực hiện công tác phòng chống suy dinh dưỡng trên địa bàn huyện.

- Chịu trách nhiệm về kết quả phòng chống suy dinh dưỡng trên địa bàn quản lý theo chỉ tiêu kế hoạch giao.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện công tác dinh dưỡng của địa phương; huy động toàn thể các ban, ngành, các hội, tổ chức chính trị - xã hội của các xã, phường, thị trấn và mạng lưới nhân viên y tế thôn bản tích cực tham gia thực hiện kế hoạch.

Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBMTTQ VN và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Giàng Thị Dung

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU GIẢM SUY DINH DƯỠNG NHẸ CÂN VÀ THẤP CÒI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 2022 -2030
(Kèm theo Kế hoạch số 164/KH -UBND ngày 21 tháng 4 năm 2022)

STT

ĐƠN VỊ

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NĂM 2021

KẾ HOẠCH

2022

2023

2024

2025

Nhẹ cân (%)

Thấp còi (%)

Nhẹ cân (%)

Thấp còi (%)

Nhẹ cân (%)

Thấp còi (%)

Nhẹ cân (%)

Thấp còi (%)

Nhẹ cân (%)

Thấp còi (%)

1

Bắc Hà

19.0

32.5

18.2

31.0

17.4

29.5

16.6

28.5

15.8

27.5

2

Bảo Thắng

12.2

21.1

11.5

20.1

10.8

19.1

10.1

18.4

9.4

17.7

3

Bát Xát

14.5

32.0

13.8

30.5

13.1

29.0

12.4

28.0

11.7

27.0

4

Bảo Yên

15.8

27.9

15.0

26.9

14.4

25.9

13.8

24.9

13.2

23.9

5

Mường Khương

17.8

33.3

17.0

31.8

16.2

30.3

15.4

28.8

14.8

27.8

6

Sa Pa

18.9

31.3

18.1

29.8

17.3

28.8

16.5

27.8

15.7

26.8

7

Si Ma Cai

16.8

32.3

16.0

30.8

15.2

29.3

14.4

28.3

13.8

27.3

8

Văn Bàn

17.4

27.0

16.6

26.0

15.8

25.0

15.0

24.0

14.2

23.0

9

Thành phố Lào Cai

9.8

17.2

9.6

16.5

9.4

15.8

9.2

15.1

9.0

14.4

 

 

15.8

28.3

15.1

27.0

14.4

25.9

13.7

24.9

13.0

23.9

Ghi chú: Kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng năm 2021 do CDC tỉnh điều tra

Chỉ tiêu suy dinh dưỡng thấp còi:

- Giảm ít nhất 1,5%/năm tại những huyện có tỷ lệ SDD thấp còi trên 30%.

- Giảm ít nhất 1,0%/năm tại những huyện có tỷ lệ SDD thấp còi từ 20 đến 30%.

- Giảm ít nhất 0,7%/năm tại những huyện có tỷ lệ SDD thấp còi dưới 20%.

- Giảm ít nhất 0,5% tại những huyện có tỷ lệ dưới 10% và khống chế ở mức 5-6%

Chỉ tiêu suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:

Căn cứ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm, để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên địa bàn tỉnh, giao chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng theo nguyên tắc sau:

- Giảm 0,8%/năm đối với các huyện có tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân từ 15% trở lên

- Giảm 0,7%/năm đối với các huyện có tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân từ 10% đến dưới 15%

- Giảm 0,2%/năm đối với các huyện có tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân dưới 10%

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU TRIỂN KHAI MÔ HÌNH AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ MÔ HÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ NHỎ GIAI ĐOẠN 2022 – 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 164/KH -UBND ngày 21 tháng 4 năm 2022)

TT

ĐƠN VỊ

Số xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao

Số lượng xã theo năm

2022

2023

2024

2025

2026 - 2030

1

Sa Pa

12

3

3

3

3

Duy trì triển khai các mô hình đã triển khai trong giai đoạn 2022-2025 và bổ sung một số mô hình tại các xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao

2

Mường Khương

12

2

4

3

3

3

Bắc Hà

11

4

3

2

2

4

Si Ma Cai

9

3

3

2

1

5

Bát Xát

11

3

3

3

2

6

Lào Cai

1

 

 

1

 

7

Bảo Thắng

1

 

 

1

 

8

Bảo Yên

5

 

2

2

1

9

Văn Bàn

12

 

4

4

4

 

TỔNG

74

15

22

21

16

 

Ghi chú:Hàng năm nhân rộng các mô hình, đồng thời duy trì hoạt động của các mô hình đã triển khai. Định kỳ giám sát, đánh giá hiệu quả mô hình. Các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện mô hình đạt hiệu quả.

 

PHỤC LỤC SỐ 03

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030 VÀ DỰ TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ

(Kèm theo Kế hoạch số 164/KH -UBND ngày 21 tháng 4 năm 2022)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nhiệm vụ

Nội dung giải pháp - hoạt động

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Ngân sách nhà nước

Nguồn khác (Xã hội hóa, huy động)

Tổng

I. Nhóm nhiệm vụ về chỉ đạo, điều hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.000

 

1.000

1

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, có đánh giá kết quả thực hiện và gắn với chỉ tiêu thi đua của đơn vị, ngành, địa phương.

UBND các cấp

Ban ngành liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

-

2

Xây dựng các gói dịch vụ dinh dưỡng cơ bản tại tuyến xã

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

-

-

-

-

-

-

-

 

 

-

3

Đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

UBND các cấp

Ban ngành liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

-

4

Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện gắn với công tác thi đua khen thưởng của đơn vị, ngành, địa phương

UBND các cấp

Ban ngành liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.000

 

1.000

II. Nhóm nhiệm vụ phối hợp liên ngành và vận động xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.400

3810

18.210

1

 

Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân trong thực hiện các giải pháp chăm sóc dinh dưỡng

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

 

 

 

 

 

 

 

-

0

-

2

Huy động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống suy dinh dưỡng

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

0

-

3

Triển khai các hoạt động thực hiện đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030

Sở Văn hóa - TTDL; Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

14.400

3810

18.210

III. Nhóm hoạt động truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.399

 

3.399

1

Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng

Tổ chức chiến dịch truyền thông về ngày vi chất dinh dưỡng, tuần lễ NCBSM, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ…

UBND huyện

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

270

 

270

2

Xây dựng, in ấn, cung cấp các tài liệu truyền thông (tờ rơi, áp phích...)

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

-

-

x

-

-

-

-

-

64

 

64

3

Tổ chức tư vấn truyền thông về phòng chống suy dinh dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

 

-

4

Tổ chức các buổi truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và phụ nữ có con dưới 5 tuổi tại cộng đồng, đặc biệt tập trung tại các xã có mô hình can thiệp

UBND huyện

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.170

 

1.170

5

Thành lập ít nhất 02 phòng khám tư vấn dinh dưỡng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

6

Triển khai chương trình giáo dục dinh dưỡng trong trường học

Sở GD - ĐT

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

 

-

7

Truyền thông về dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng

UBND huyện

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.895

 

1.895

IV. Nhóm hoạt động phát triển nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.957

 

1.957

1

Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tập huấn cho cán bộ y tế làm công tác phòng chống suy dinh dưỡng các cấp

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

 

x

 

x

 

x

 

x

445

 

445

2

Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ liên ngành

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

102

x

 

x

 

x

 

x

 

918

 

918

3

Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về phòng chống suy dinh dưỡng

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

594

 

594

V. Nhóm hoạt động về chuyên môn kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17.799

38.733

56.533

a) Cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo an ninh thực phẩm và an ninh dinh dưỡng

 

7.750

 

7.750

1

Cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo an ninh lương thực phòng chống thiếu dinh dưỡng

Xây dựng và phổ biến về nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng, tháp dinh dưỡng, lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, thực đơn, khẩu phần, chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp với mọi đối tượng

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

200

 

200

2

Xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh lương thực cho các cấp xã, huyện, tỉnh

Sở Nông nghiệp

SYT, UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

 

-

3

Tăng cường hướng dẫn ăn uống, đảm bảo an toàn lương thực và VSATTP

Sở y tế

Sở NNPTNT, UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

 

-

4

Mô hình sản xuất, chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm sẵn có tại hộ gia đình được khuyến khích xây dựng

Hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Sở NN& PTNT

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.850

 

1.850

Truyền thông về các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng

Sở NN& PTNT

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

2.000

 

2.000

Xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản gắn với đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng quy mô hộ gia đình.

Sở NN& PTNT

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

3.700

 

3.700

b) Tăng độ bao phủ của các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.809

 

8.809

1

Tăng cường hoạt động chăm sóc dinh dưỡng tại các xã nông thôn mới, xã vùng II, III

Tổ chức thực hiện các buổi truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng tại thôn, bản cho các xã nông thôn mới

UBND huyện

UBND xã, các ban ngành liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.029

 

1.029

2

Tăng cường công tác hỗ trợ các hoạt động truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

743

 

743

3

In ấn sổ Chuyên trách dinh dưỡng, sổ cộng tác viên dinh dưỡng

Sở y tế

UBND huyện

x

x

 

 

 

 

 

 

 

89

 

89

4

Cung cấp Thước đo chiều cao đứng/nằm loại gỗ 3 mảnh cho 152 xã

Sở y tế

UBND huyện

x

 

 

x

 

 

 

 

x

380

 

380

5

Cung cấp cân loại 100 kg cho 1.565 thôn, bản và 152 xã

Sở y tế

UBND huyện

x

 

 

x

 

 

 

 

x

773

 

773

1

Nhân rộng mô hình cải thiện thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ lồng ghép hoạt động quản lý và điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính (74 mô hình tại 74 xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao từ 2022- 2025; các năm tiếp theo duy trì các mô hình)

Cung cấp máy xay bột 1 máy/ 1 mô hình mới

Sở y tế

UBND huyện

x

 

x

 

x

x

x

 

 

 

 

-

2

Cung cấp trang thiết bị, dụng cụ 1 bộ/1 mô hình mới

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

248

 

248

3

Cung cấp máy làm sữa đậu nành 1 máy/ 1 mô hình mới

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

644

 

644

4

Tổ chức buổi sinh hoạt tại mô hình (02 buổi/tháng)

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

138

 

138

5

Hỗ trợ chuyên môn trong các hoạt động phòng chống suy dinh tại cộng đồng và triển khai mô hình

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

2.834

 

2.834

1

Tăng cường phòng thiếu vi chất dinh dưỡng

Bổ sung đa vi chất cho PN có thai, PN độ tuổi sinh đẻ

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.332

11.506

12.838

2

Cung cấp phát gói đa vi chất/sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ SDD nặng

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

27.228

27.228

3

Bổ sung vitamin A cho phụ nữ sau đẻ tại các cơ sở sản khoa

Sở y tế

Các cơ sở khám chữa bệnh

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

-

4

Tổ chức sàng lọc và quản lý trẻ SDD nặng trong cộng đồng

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

300

 

300

5

Cân đo, đánh giá quá trình hồi phục dinh dưỡng của trẻ và báo cáo

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

300

 

300

c) Triển khai các hoạt động dinh dưỡng học đường tại các cơ sở giáo dục và trường học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.240

 

1.240

1

Tăng cường công tác chăm sóc dinh dưỡng học đường

Tổ chức khám xác định các bệnh liên quan đến dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, béo phì) và tư vấn cho cha mẹ học sinh

Sở y tế

Sở GD và ĐT

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

-

2

Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác y tế học đường, giáo viên các đề liên quan đến dinh dưỡng học đường

Sở GD và ĐT

Sở Y tế

 

x

 

 

 

 

 

 

 

10

 

10

3

Tổ chức tập huấn xây dựng thực đơn và quản lý bữa ăn học đường cho các trường mầm non trong tỉnh

Sở GD và ĐT

Sở Y tế

 

x

 

 

 

 

 

 

 

10

 

10

4

Xây dựng thực đơn bữa ăn học đường

Sở GD và ĐT

Sở Y tế

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

 

-

5

Xây dựng góc truyền thông tại trường

Sở GD và ĐT

Sở Y tế

x

x

 

 

 

 

 

 

 

200

 

200

6

Giáo dục dinh dưỡng trong trường học

Sở GD và ĐT

Sở Y tế

x

x

x

x

x

x

x

x

x

500

 

500

7

Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng trong trường mầm non/mẫu giáo

Sở GD và ĐT

Sở Y tế

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

-

8

Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường mầm non

Sở GD và ĐT

Sở Y tế

x

x

x

x

x

x

x

x

x

100

 

100

1

Xây dựng mô hình hoạt động thể lực nâng cao tầm vóc

Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng thể chất cho học sinh các cấp học

Sở GD - ĐT

Các đơn vị liên quan

x

x

 

 

 

 

 

 

 

200

 

200

2

Xây dựng mô hình hoạt động rèn luyện cải thiện thể chất lồng ghép với các hoạt động tại nhà trường

Sở GD - ĐT

Các đơn vị liên quan

x

x

 

 

 

 

 

 

 

100

 

100

3

Cung cấp trang thiết bị, dụng cụ tập luyện ở các trường có xây dựng mô hình cải thiện thể chất

Sở GD - ĐT

Các đơn vị liên quan

x

x

 

 

 

 

 

 

 

100

 

100

4

Tập huấn kiến thức, kỹ năng trong hoạt động rèn luyện nâng cao tầm vóc thể lực

Sở GD - ĐT

Các đơn vị liên quan

x

x

 

 

 

 

 

 

 

20

 

20

d) Thực hiện hoạt động dinh dưỡng tại Bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng cường hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện

Triển khai hướng dẫn chuyên môn dinh dưỡng điều trị, dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Sở y tế

Bệnh viện, cơ sở điều trị

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

2

Tổ chức truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại cơ sở khám chữa bệnh.

Sở y tế

Bệnh viện, cơ sở điều trị

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

3

Triển khai các quy định về dinh dưỡng trong bệnh viện như thực hiện tiêu chí dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện

Sở y tế

Bệnh viện, cơ sở điều trị

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

4

Tổ chức điều trị các trường hợp suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ nhỏ tại tất cả các Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Sản Nhi trên địa bàn tỉnh.

Sở y tế

Bệnh viện, cơ sở điều trị

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

đ) Triển khai hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng cường công tác chuẩn bị, sẵn sàng triển khai các hoạt động dinh dưỡng khi có tình huống khẩn cấp: thiên tai, bão lũ

Đưa nội dung đảm bảo dinh dưỡng vào Kế hoạch ứng phó với thiên tai, thảm họa, dịch bệnh của tỉnh, huyện, xã.

UBND các cấp

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

2

Nâng cao năng lực ứng phó dinh dưỡng trong tình trạng khẩn cấp cho cán bộ các cấp và các ban, ngành, liên quan

UBND các cấp

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

3

Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho những đối tượng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng tại các vùng xảy ra thiên tai

Sở y tế

Sở NNPTNT, UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

2000

2.000

VI. Ứng dụng khoa học công nghệ về dinh dưỡng thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

0

-

1

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ về dinh dưỡng thực phẩm

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác trồng chọt, chăn nuôi đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

0

 

2

Áp dụng kinh nghiệm và thành tựu khoa học dinh dưỡng trong dự phòng béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

-

0

 

VII. Công tác kiểm tra, giám sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.881

0

2.881

1

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Giám sát, theo dõi, đánh giá tiến độ và kết quả triển khai hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

952

 

952

2

Giám sát phối hợp giữa các đơn vị y tế tại các huyện khó khăn

Sở y tế

UBND huyện

x

x

x

x

x

x

x

x

x

360

 

360

3

Tổ chức hội thảo cấp tỉnh đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ về thực hiện Chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

 

 

 

x

 

 

 

x

30

 

30

4

Tổ chức điều tra dinh dưỡng 30 cụm

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.539

 

1.539

VIII. Hợp tác quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

8500

8.500

1

Tăng cường, duy trì công tác phối hợp lồng ghép hoạt động dự án của các tổ chức quốc tế vào công tác triển khai thực hiện chiến lược

Tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng như Dự án phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trọng tâm của SCI, Dự án làm em an toàn của Sammaritan’s…

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

7500

7.500

2

Lồng ghép các dự án hợp tác quốc tế với hoạt động của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược

Sở y tế

Các đơn vị liên quan

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

1000

1.000

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41.436

51.043

92.479

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 164/KH-UBND ngày 21/04/2022 thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.385

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.90.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!