Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 152/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Duy Hưng
Ngày ban hành: 13/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 13 tháng 10 năm 2023

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ các Quyết định của Bộ Y tế: số 2593/QĐ-BYT ngày 23/9/2022 ban hành Kế hoạch hoạt động tổng thể thực hiện “Cải thiện dinh dưỡng” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; số 3452/QĐ-BYT ngày 06/9/2023 ban hành hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (sau đây viết tắt là Kế hoạch), như sau:

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hạ tỷ lệ các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng: Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em từ 0-16 tuổi.

a) Tham gia các sự kiện, các Hội thảo chuyên đề, Hội nghị tập huấn do Trung ương tổ chức

Thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị, tập huấn và khoá đào tạo cho cán bộ y tế, cán bộ thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ y tế tuyến tỉnh về:

- Xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em, phương pháp thu thập chỉ số giám sát, kỹ năng tư vấn, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của học sinh định kỳ; tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng.

- Theo dõi, giám sát chuyên môn, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của trẻ; Báo cáo kết quả.

b) Tổ chức hướng dẫn, nói chuyện chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn, cộng tác viên dinh dưỡng, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học

- Hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ dinh dưỡng tuyến tỉnh, huyện, xã và thôn về công tác triển khai và các kỹ thuật chuyên môn triển khai hoạt động về dinh dưỡng.

- Hướng dẫn, tập huấn cho y tế trường học và giáo viên trường học tuyến tỉnh, huyện, xã để hỗ trợ triển khai hoạt động về dinh dưỡng tại trường học.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, hướng dẫn, nói chuyện chuyên đề cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã, nhân viên y tế thôn, phụ nữ về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em từ 0-16 tuổi.

- Nâng cao kỹ năng truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho cán bộ tuyến huyện, xã, cộng tác viên phụ trách dinh dưỡng.

- Dựa trên nhu cầu thực tế, đề xuất kế hoạch tập huấn, tổ chức tập huấn theo phương thức giảng viên trung ương tập huấn cho tỉnh/huyện, cán bộ tuyến tỉnh tập huấn cho huyện, xã, thôn, cán bộ tuyến huyện tập huấn cho xã, thôn.

c) Hướng dẫn, tổ chức khảo sát, theo dõi, và đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho đối tượng cần hỗ trợ hàng năm và định kỳ theo kế hoạch.

- Tổ chức điều tra, khảo sát dựa trên danh sách các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo để xác định rõ đối tượng cần can thiệp theo phân loại: dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (các thể SDD), từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng, dưới 16 tuổi không suy dinh dưỡng.

- Tổ chức các đợt đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tuổi định kỳ sau khi được can thiệp để có cơ sở đánh giá trước - sau khi can thiệp và theo từng thời kỳ bằng các biện pháp cân đo nhân trắc, tính chỉ số BMI, sơ bộ đánh giá tình trạng dinh dưỡng chiều cao, cân nặng cho trẻ dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, định kỳ 02 lần/năm.

- Tùy theo thực tế, có thể kết hợp phỏng vấn khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm, nhân khẩu học, tiền sử nuôi dưỡng, tiền sử bệnh tật, thực hành dinh dưỡng, các yếu tố nguy cơ...của đối tượng được hỗ trợ và các đối tượng ảnh hưởng tới đối tượng được hỗ trợ.

d) Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-59 tháng tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp.

- Trẻ em từ 6-59 tháng tuổi trong diện được bổ sung vitamin A miễn phí theo chiến dịch 02 đợt/năm (thuộc nhiệm vụ thường xuyên hàng năm). Đối tượng, liều dùng, phạm vi triển khai và cách tổ chức chiến dịch bổ sung Vitamin A được thực hiện theo Hướng dẫn về tổ chức thực hiện Chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi hàng năm do Viện Dinh dưỡng ban hành.

- Đối với trẻ từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi bị suy dinh dưỡng được bổ sung vitamin A với hàm lượng, liều dùng thực hiện theo hướng dẫn kèm theo Quyết định số 3452/QĐ-BYT ngày 06/9/2023 của Bộ Y tế.

e) Bổ sung sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 16 tuổi và Tẩy giun định kỳ cho trẻ em dưới 6 tuổi

Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, trẻ từ 5 tuổi đến 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo được xác định bị suy dinh dưỡng cần được bổ sung miễn phí đa vi chất thông qua các sản phẩm dinh dưỡng.

Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo cần được tẩy giun 2 lần/năm.

f) Hướng dẫn tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng học học sinh bán trú

Ngành Y tế phối hợp với Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách y tế học đường của Trạm y tế xã, lãnh đạo trường học, cán bộ phụ trách bữa ăn tại các trường học trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục dinh dưỡng học đường, đẩy mạnh chất lượng giáo dục dinh dưỡng chính khóa hoặc ngoại khóa.

Hướng dẫn triển khai các bữa ăn bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ theo từng lứa tuổi đối với những trường có tổ chức bữa ăn bán trú. Cán bộ y tế phụ trách trường học có vai trò tham gia hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động cho các trường học tổ chức ăn bán trú.

g) Tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại các trường học

Thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành của ngành y tế và giáo dục (thông tư 23/2017/TT-BYT , ngày 15/05/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, giám sát sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; Tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học ban hành theo Quyết định 3822/QĐ- BGDĐT ngày 23/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các trường học tổ chức lồng ghép tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng vào các buổi sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt ngoại khóa hay các buổi sinh hoạt tập chung. Tạo điều kiện và tăng cường các hoạt động vận động thể lực, thể chất tại trường học.

h) Cung cấp trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em cho cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã và trường học, cung cấp các dụng cụ thực hành dinh dưỡng, vật tư y tế, thực phẩm bổ sung, tài liệu để triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng.

Cung cấp cân, thước đo (chiều cao đứng, chiều dài nằm), thước đo vòng cánh tay, biểu đồ theo dõi tăng trưởng cho trẻ em, dụng cụ thực hành dinh dưỡng...cho tuyến huyện, Trạm y tế xã.

Các địa phương rà soát, tổng hợp hiện trạng các thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, làm cơ sở đề xuất Trung ương cấp hỗ trợ hoặc thực hiện theo các quy định hiện hành về mua sắm, cấp phát và quản lý.

2. Hoạt động truyền thông dinh dưỡng

Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng. Xây dựng, biên tập, nhân bản, phát sóng, phát hành các hội dung truyền thông hoặc sử dụng các tài liệu truyền thông do Trung ương cấp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa đài, báo giấy, in tờ rơi, pano, áp phích, khẩu hiệu, tháp dinh dưỡng, đoạn băng hình... truyền thông về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi học đường, chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, phòng chống một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ để phát tại cộng đồng, trạm y tế xã, trường học, qua internet-mạng xã hội và qua phần mềm công nghệ số.

Kết hợp truyền thông vào các chiến dịch, phát động hưởng ứng ngày lễ như Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng...theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Hoạt động kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá thực hiện

Chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát, khảo sát và đánh giá thực hiện Chương trình theo Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tuyến huyện, xã, phường và thôn.

Theo dõi, báo cáo các chỉ số giám sát quá trình triển khai hoạt động về UBND, Sở Y tế và Viện Dinh dưỡng.

Đột xuất hoặc định kỳ tổng hợp bác cáo từ tuyến huyện báo cáo UBND tỉnh, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Viện Dinh dưỡng theo quy định.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí Trung ương, địa phương bố trí cho nhiệm vụ Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Điều phối, quản lý việc tổ chức thực hiện Kế hoạch cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hưng Yên.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các sở, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch đảm bảo tiến độ và mục tiêu đề ra.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai các hoạt động về dinh dưỡng trong lĩnh vực được phân công.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hàng năm xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức thực hiện các hoạt động dinh dưỡng, tổ chức giám sát tình hình thực hiện, đánh giá kết quả các hoạt động thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, tăng cường hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong trường học.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai, thực hiện, giám sát các hoạt động về dinh dưỡng hợp lý trong trường học, bữa ăn học đường, an toàn thực phẩm, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì chỉ đạo tăng cường thực hiện các chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật, chú trọng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo hộ mới thoát nghèo.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ, lao động tại các khu công nghiệp, lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Phối hợp trong việc rà soát hộ nghèo. Hỗ trợ kịp thời các hoạt động cải thiện dinh dưỡng.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổng hợp, dự kiến kinh phí trình UBND tỉnh bố trí đảm bảo nguồn lực triển khai thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Tài chính

- Chủ trì Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện kinh phí đúng mục tiêu, có hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng, chú trọng các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng và kiểm soát quảng cáo về dinh dưỡng và thực phẩm.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; yêu cầu các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

8. UBND huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cào kiến thức và thực hành của người dân về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, dinh dưỡng hợp lý để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em trên địa bàn.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; kịp thời phản ánh vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện bằng văn bản về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết theo quy định./.


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh;
- Lưu: VT, KGVXT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Hưng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 152/KH-UBND ngày 13/10/2023 về hoạt động cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Hưng Yên ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


886

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.4.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!