Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/1999/CT-BYT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Nguyên Phương
Ngày ban hành: 10/03/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/1999/CT-BYT

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 1999 

 

 CHỈ THỊ

VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Y TẾ NĂM 1999 NHẰM ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VIII VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và Nghị quyết 37/CP của Chính phủ về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 1996-2000 và chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam, ngành Y tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ số sức khoẻ cơ bản của nhân dân ta cao hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại trong phòng bệnh, chữa bệnh, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học.

Để phát huy những thành tựu đã đạt được, hạn chế thiếu sót và khắc phục những khó khăn về ngân sách, thực hiện tốt kế hoạch năm 1999 và những mục tiêu chủ yếu năm 2000, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị các Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ, y tế các Bộ, Ngành và Chủ nhiệm các mục tiêu chương trình y tế Quốc gia (gọi tắt là các đơn vị), chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh, chủ động phòng chống các bệnh dịch như Sốt xuất huyết, Sốt rét, Thương hàn, Viêm não Nhật bản B, Tả, Dịch hạch... với các biện pháp cơ bản sau:

    a) Chủ động triển khai ngay từ đầu năm các hoạt động về vệ sinh môi trường, giải quyết tốt vệ sinh phân nước rác và các biện pháp khống chế các vector truyền bệnh.

    b) Tăng cường củng cố hệ thống giám sát dịch tễ các cấp nhằm chủ động ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Đối với những địa phương có nguy cơ dịch bệnh cao, cần chú ý công tác giám sát phát hiện và thông tin báo dịch lên tuyến trên để có biện pháp xử lý kịp thời.

    c) Khẩn trương triển khai mục tiêu phòng chống sốt xuất huyết, tiếp tục đẩy mạnh phòng chống nhiễm HIV/AIDS và duy trì kết quả phòng chống các bệnh dịch khác; không để cho dịch lớn xảy ra, khi có dịch xảy ra phải huy động mọi biện pháp dập tắt ngay. Phấn đấu giảm 30% số mắc và 10% số chết đối với các bệnh dịch so với năm 1998.

    d) Đối với các tỉnh đang có dịch tả lưu hành cần tập trung mọi cố gắng để dập tắt dịch, hạn chế tới mức thấp nhất số mắc và chết do dịch tả gây ra. Đối với các tỉnh có nguy cơ lan truyền dịch tả cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, khống chế không để dịch xảy ra trên địa bàn, nếu có dịch xảy ra phải có các biện pháp khống chế và dập dịch kịp thời.

2. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

    a) Đẩy mạnh giáo dục 12 điều qui định về y đức trong đội ngũ cán bộ ngành y tế, thực hiện quy chế bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) và giảm phiền hà cho bệnh nhân. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 661-TTg ngày 17/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh ngay cho những người bệnh cấp cứu và chấn thương; Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế số 11 CT-BYT ngày 11/12/1995 về củng cố công tác phục vụ người bệnh tại bệnh viện và chỉ thị số 08/1998/CT-BYT ngày 6/11/1998 về dự phòng và cấp cứu các tai biến sản khoa nhằm hạn chế thấp nhất những tai biến có thể xảy ra trong điều trị.

    b) Từng bước sắp xếp mạng lưới KCB cho phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương. Tuỳ hoàn cảnh từng cơ sở, địa phương để đầu tư phát triển trên 3 lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng, trình độ cán bộ (chú ý giải quyết cơ cấu cán bộ phục vụ mô hình bệnh tật cộng đồng) và trang thiết bị.

    c) Cần quan tâm thực hiện tốt việc KCB cho người nghèo, người có công với nước, các gia đình chính sách và đồng bào dân tộc ít người. Đối với những người thuộc diện quá nghèo cần thực hiện tốt Thông tư 05/1999/TT-LT của liên bộ Y tế - Tài chính - Lao động và Thương binh - Xã hội.

    d) Chấn chỉnh công tác dược bệnh viện, củng cố Hội đồng thuốc và Điều trị bệnh viện nhằm triển khai thực hiện tốt chỉ thị số 04/1998/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và tiết kiệm.

    e) Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), tránh sự phân biệt đối xử giữa người KCB phải trả viện phí với người KCB có thẻ BHYT. Giải quyết tốt các vướng mắc khi triển khai Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành điều lệ BHYT.

    f) Các bệnh viện phải thực hiện chế độ vệ sinh thường xuyên, định kỳ quét vôi, sơn cửa, bảo đảm bệnh viện luôn khang trang sạch đẹp.

3. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.

Năm 1999 tập trung cho chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em với các nội dung chủ yếu sau:

    a) Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau đẻ, đảm bảo đẻ sạch và làm mẹ an toàn. Mỗi bà mẹ được khám thai 3 lần trong một kỳ mang thai và được khám ít nhất một lần trong vòng 42 ngày sau đẻ, phấn đấu có trên 80% các bà mẹ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc.

    b) Tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về sức khoẻ sinh sản, làm mẹ an toàn, đẻ sạch cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.

    c) Giảm 25% số nạo hút thai so với năm 1998 bằng việc phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình các cấp trong cung ứng các dịch vụ tránh thai truyền thông dân số.

    d) Phối hợp và lồng ghép các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em như tiêm chủng mở rộng, ARI, CDD, Vitamine A ... nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi còn 35%o và 42%o, thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2000.

4. Đẩy mạnh chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (Cân nặng theo tuổi) là 3% mỗi năm với các biện pháp chủ động sau:

    a) Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chú trọng các địa phương nghèo, có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao; thực hiện đúng các mục tiêu đã được qui định trong Quyết định số 244/1998/QĐ-TTg ngày 17/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung mục tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em vào Chương trình mục tiêu quốc gia Thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.

    b) Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng cho các bà mẹ đang mang thai và cho con bú để giúp các bà mẹ có kiến thức chăm sóc sức khỏe cho con cái họ phòng chống suy dinh dưỡng có hiệu quả nhất.

    c) Xây dựng các bệnh viện, phòng khám bạn hữu trẻ em, xây dựng các khoa dinh dưỡng tiết chế tại các bệnh viện nhằm sớm phục hồi dinh dưỡng cho các bệnh nhi khi ốm đau phải nằm điều trị.

5. Củng cố và tăng cường mạng lưới y tế cơ sở.

    a) Tiếp tục triển khai Nghị định 01/1998/NĐ-CP của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương và Thông tư liên tịch số 02/TT-LT của liên bộ Y tê-Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định trên. Năm 1999 ưu tiên giải quyết dứt điểm về đầu tư y tế cho 1000 xã đặc biệt khó khăn trong số 1715 xã nghèo của cả nước với 4 nội dung: Có nhà trạm; có đủ trang thiết bị y tế; có cán bộ y tế công tác tại xã, nhân viên y tế thôn bản và có vốn quay vòng thuốc (trên cơ sở từ các nguồn vốn ODA và ngân sách trong nước).

    b) Để đảm bảo đến năm 2000, 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh (NHS) hoặc y sỹ sản nhi, 40% số xã có bác sĩ phục vụ, 100% thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng, các Sở y tế có kế hoạch và triển khai một số biện pháp sau đây:

Tổ chức bổ túc chuyên khoa sản nhi cho các y sỹ đa khoa và bổ túc kiến thức nữ hộ sinh cho y tá; tổ chức đào tạo NHS sơ cấp tại các trường trung học y tế và thực hành tại trung tâm y tế (TTYT) huyện; giành biên chế để tuyển dụng NHS cho xã; có chính sách khuyến khích NHS từ vùng thấp lên vùng cao công tác.

Thực hiện chế độ cử tuyển đào tạo bác sĩ chuyên tu cho tuyến xã. Khi học song các bác sĩ này phải được bố trí công tác tại xã; sắp xếp lại nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện một cách hợp lý để có thể điều động luân phiên bác sĩ về công tác tại xã. Đồng thời thực hiện định kỳ bố trí cho bác sĩ xã về làm việc tại các khoa điều trị ở trung tâm y tế huyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Có chế độ sử dụng các bác sĩ quân, dân y đã nghỉ chế độ tại địa phương để phục vụ tại xã; phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc đào tạo bác sĩ quân y về công tác tại các đồn biên phòng và các đơn vị đóng quân ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng khó khăn để vừa CSSK bộ đội vừa CSSKND.

Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống y tế thôn bản với 5 yêu cầu trọng tâm:

Thống nhất về tổ chức, chỉ đạo và chức năng nhiệm vụ của y tế thôn bản theo qui định của Bộ Y tế.

Có nội dung hoạt động phù hợp với trình độ cán bộ từng vùng.

Có lịch sinh hoạt thường xuyên với trạm y tế cơ sở

Có chế độ phụ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước và đóng góp của cộng đồng.

Có túi dụng cụ y tế và thuốc phù hợp với trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế thôn bản (theo danh mục của Bộ Y tế qui định)

Các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện tốt việc giao chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt là các chỉ tiêu hoạt động của Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế xã; phân cấp quản lý các chỉ số y tế nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của tuyến y tế cơ sở; tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát để giúp các cơ sở kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc xảy ra.

6. Quản lý chi tiêu tài chính, điều hành ngân sách.

Trong tình hình ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế không tăng và còn thực hiện tiết kiệm 10% theo chủ trương chung, do đó, thủ trưởng các đơn vị cần thực hiện một số việc sau:

    a) Giám sát và quản lý chặt chẽ kế hoạch chi tiêu ngân sách đã được duyệt năm 1999.

    b) Tìm mọi biện pháp để huy động các nguồn vốn khác hỗ trợ cho y tế.

    c) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chống tham nhũng, tăng cường quản lý, chỉ đạo điều hành ngân sách, giám sát chi tiêu, thực hành tiết kiệm, thực hiện tốt các quy định trong Quyết định số 248 /1998/QĐ-TTg ngày 24/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1999 và Thông tư số 190/1998/TT-BTC ngày 31/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điểm về chủ trương, điều hành dự toán ngân sách Nhà nước năm 1999.

    d) Quán triệt và sáng tạo thực hiện các giải pháp về kinh tế y tế, phối hợp và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hiện có để khắc phục những khó khăn về tài chính 

7. Đảm bảo thuốc thiết yếu cho nhân dân:

    a) Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thuốc trong nước, đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước. Hạn chế tới mức tối đa việc nhập khẩu các loại thuốc mà trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu

    b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc trên thị trường, tại các quầy thuốc và trong các cơ sở khám chữa bệnh.

8. Đẩy mạnh phong trào thi đua:

Từng bước xây dựng các điển hình tiên tiến, chiến sỹ thi đua trong ngành, lựa chọn đơn vị để chỉ đạo điểm về y tế, tìm ra mô hình hoạt động phù hợp với địa phương, thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động toàn ngành. Trước mắt các đơn vị cần tổ chức tốt đợt phát động thi đua học tập gương Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, các gương điển hình tiên tiến của các bác sĩ công tác tại tuyến xã, các gương người tốt việc tốt của đơn vị và trong ngành.

Ngoài một số trọng tâm công tác nêu trên, trong năm 1999, các đơn vị cần chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ công tác được giao như đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ bản, trang thiết bị y tế, y học cổ truyền dân tộc, an toàn truyền máu, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống các thảm hoạ, kết hợp quân dân y, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện cải cách hành chính và thiết chế dân chủ... khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 1999, tạo thuận lợi cho toàn ngành thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu y tế và sức khoẻ đến năm 2000 đã đề ra.

Nhận được chỉ thị này, các đơn vị phải tổ chức triển khai ngay và định kỳ hàng quí, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ y tế. Các Vụ, Cục cần kiểm tra đôn đốc và cùng các đơn vị, địa phương giải quyết kịp thời các khó khăn để triển khai tốt kế hoạch năm 1999 của Ngành./.

 

 

BỘ TRƯỞNG
 



Đỗ Nguyên Phương

 

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 03/1999/CT-BYT

Hanoi, March 10, 1999

 

DIRECTIVE

ON STEPPING UP THE EXECUTION OF THE 1999 HEALTH PLAN SO AS TO ACHIEVE THE OBJECTIVES SET IN THE RESOLUTION OF THE 8th PARTY CONGRESS ON HEALTH CARE FOR PEOPLE

In materialization of the Resolution of the 8th Party Congress and Resolution No.37/CP of the Government on the strategy on health care and protection for the people in the 1996-2000 period and Vietnam’s national policy on medicines, the health service has recorded many important achievements. The basic indices on our people’s health are much higher than those of other countries having the same income level. However, besides the gained achievements, we have still met with numerous difficulties and problems in disease prevention and treatment, personnel training and scientific research.

In order to promote the gained achievements and overcome shortcomings and budget difficulties to well implement the 1999 plan and achieve the major objectives set for the year 2000, the Health Minister instructs the provincial/municipal Health Services, units attached to the Health Ministry, health stations of the ministries and branches as well as managers of national target health programs (called units for short) to direct and well perform a number of the following tasks:

1. Stepping up the work of prophylactic hygiene and taking initiative in combating such epidemics as dengue fever, malaria, typhoid, encephalitis, cholera, plagues... by the following basic measures:

a) To carry out right from the beginning of the year activities for environmental hygiene, well settle the sanitation issues and apply measures to control transmission vectors.

b) To further strengthen the epidemic control system at all levels in order to take initiative in preventing epidemics. For localities highly prone to epidemics, attention should be paid to epidemics detection and notification to higher levels for timely handling measures.

c) To quickly adopt measures to prevent and combat dengue fever, to continue stepping up the HIV/AIDS prevention and combat and promote the results obtained in preventing and combating other epidemics; not to let big epidemics occur and if an epidemic disease takes place, all measures must be applied to stamp it out. To strive to reduce by 30% of the epidemics catchers and 10% of dead patients as compared to 1998.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Raising the quality of medical examination and treatment

a) Stepping up the education of the 12-article regulation on medical ethics among the contingent of medical workers and strictly enforcing the hospital rules so as to raise the quality of medical examination and treatment and reduce troubles for patients. Continuing to well execute the Prime Minister’s Directive No. 661-TTg of October 17, 1995 on immediate examination and treatment for patients in emergency cases and trauma; the Health Minister’s Directive No.11 CT-BYT of December 11, 1995 on improvement of the service of in-patients and Directive No.08/1998/CT-BYT of November 6, 1998 on prevention and urgent treatment of childbirth complications so as to minimize complications that may occur during the treatment.

b) Reorganizing step by step the medical examination and treatment network in line with the planning of the branch and localities. Depending on the practical situation of each establishment and each locality, the development investment shall be made in three fields: infrastructure, personnel’s qualifications (paying attention to personnel structure in service of community disease model) and equipment.

c) Attaching importance to well implementing the policy of medical examination and treatment for the poor, people with meritorious services done to the country, families entitled to social policies and people of ethnic minorities. For extremely poor people, Joint Circular No. 05/1999/TTLB of the ministries of Health, Finance and Labor, War Invalids and Social Affairs should be well implemented.

d) Reorganizing the work of hospital pharmacy and consolidating the Drugs and Hospitalization Council in order to well implement the Health Minister’s Directive No. 04/1998/CT-BYT on the management and safe, rational and thrifty use of drugs.

e) Well organizing the medical examination and treatment under the health insurance regime, avoiding the discrimination between persons who pay for their own costs of medical examination and treatment as well as hospitalization and persons whose medical examination and treatment as well as hospitalization are paid by the insurers. To well settle problems arising in the implementation of Decree No. 58/1998/ND-CP of the Government promulgating the Health Insurance Regulation.

f) Hospitals shall have to strictly observe the constant sanitation regime, periodically whitewashing walls and repainting doors and windows in order to ensure that the hospitals are always well set up, clean and beautiful.

3. Raising the quality of healthcare for the mothers and children

In 1999, efforts should be concentrated on the program for healthcare for the mothers and children with the following major contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To step up the work of information, propagation, medium education and consultation on reproductive health, safe motherhood, clean childbirth among subjects in the fertility age group.

c) To reduce the number of abortions by 25% as compared to 1998 by closely coordinating with the Population and Family Planning Commission at all levels in providing contraceptive services.

d) To coordinate child healthcare programs such as the enlarged vaccination program, ARI, CDD, Vitamin A… in order to reduce the mortality rate among children under one and under five years old to 3.5% and 4.2% respectively. To eliminate polio and infant tetanus by the year 2000.

4. To step up the target programs against child malnutrition in order to cut the malnutrition rate among children under five (weight by ages) by 3% annually with the following active measures:

a) To continue implementing the target programs against malnutrition among children, paying attention to poor localities with high rates of malnourished children; to adhere to the objectives defined in Decision No.244/1998/QD-TTg of November 17, 1998 of the Prime Minister on adding the objectives of preventing and combating child malnutrition to the national target program for elimination of a number of social diseases and dangerous epidemics.

b) To intensify the work of health and nutrition propagation and education among expecting and nursing mothers so as to help them acquire healthcare knowledge for preventing and combating malnutrition for their children most effectively.

c) To build children-friendly hospitals and medical examination rooms, as well as nutrition departments at hospitals in order to quickly restore nutrition for child patients when they have to be hospitalized.

5. Consolidating the grassroots health networks

a) To continue implementing Decree No. 01/1998/ND-CP of the Government on the system of local health organizations and Joint Circular No. 02/TTLT of the Health Ministry and the Government’s Commission for Organization and Personnel guiding the implementation of the above-mentioned Decree. In 1999, priority shall be given to the definitive settlement of the question of medical investment for 1,000 particularly difficult communes among the total of 1,715 poor communes throughout the country with four contents: Building clinics or health stations; having adequate medical equipment; having medical cadres in communes and medical workers in villages and hamlets; having capital for drug trading (on the basis of ODA capital and domestic budget).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizing refresher courses on obstetrics and pediatrics for general assistant-doctors and on midwifery for nurses; training primary-level midwives at intermediate medical schools who shall be on probation at district health centers and be recruited for communes; working out policies to encourage midwives in low-lying regions to move and work in highland regions.

- Implementing the regime of sending people from communes for being trained into physicians who, after finishing their study, will return to work in communes; rationally rearranging personnel in provincial and district medical establishments so as to be able to post physicians to communes on the rotation basis. At the same time, periodically sending commune doctors to work at clinical departments of the district medical centers so as to raise their professional skills; working out regimes to encourage retired military and civil doctors in localities to work at communes; coordinating with the Ministry of Defense in training doctors for border stations, army units in deep-lying, distant, border or island regions as well as difficult areas, who shall undertake the healthcare for army men and for local people as well.

- Quickly perfecting the hamlet health networks with 5 key requirements:

+ Unifying the hamlet health networks in term of organization, direction, tasks and functions according to the Health Ministry’s regulations.

+ Having their operation contents suitable to the level of cadres in each region.

+ Having timetables for regular meetings with the local medical establishments.

+ Enjoying the regime of monthly allowance from the State budget and contributions by community.

+ Having first-aid kits containing tools and drugs suitable to the professional level of the hamlet health personnel (according to the list prescribed by the Health Ministry).

- The Health Services of the provinces and centrally-run cities should well implement the assignment of plans and norms, particularly to the district health centers and commune health stations; to divide the managerial responsibility through medical norms so as to bring into full play the initiative and creativeness of the grassroots health networks; enhance the direction and supervision so as to help establishments tackle in time difficulties and problems that arise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In a situation that the State budget reserved for the health service has not increased but been cut by 10% under the general policy of thrift practice, the heads of units shall have to do the following:

a) To closely supervise and strictly manage the budget expenditures already approved for 1999.

b) To seek ways and means to mobilize capital from other sources for the health service.

c) To step up the administrative reform, to combat corruption, enhance the management of budget, supervise spending, to practice thrift and implement the regulations in Decision No. 248/1998/QD-TTg of December 24,1998 of the Prime Minister on a number of policies and measures for management of the socio-economic development plan and the State budget estimate for 1999 and Circular No. 190/1998/TT-BTC of December 31, 1998 of the Ministry of Finance, guiding the implementation of a number of policies and the management of the 1999 State budget draft.

d) To thoroughly grasp and creatively apply medico-economic measures, to coordinate and efficiently use all existing resources in order to overcome the financial difficulties.

7. To ensure essential drugs for people:

a) To step up the domestic drug production and business, ensuring adequate supply of essential drugs to grassroots health establishments, particularly in deep-lying and remote areas. To pay attention to raising the quality of drugs manufactured domestically. To minimize the import of drugs which can be produced in the country and meet the domestic demand.

b) To intensify the inspection and control of the quality of drugs on the markets, at drug stores as well as medical examination and treatment establishments.

8. To step up the emulation movement: To gradually build good examples and emulation fighters in the health service, seeking for form of operation suitable to local situation and raising the quality of operation of the entire service. First of all, units should launch an emulation campaign to follow the bright example set by Medical Doctor Pham Ngoc Thach, the late Health Minister, as well as good examples of model physicians working in communes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon receiving this Directive, all units shall have to promptly organize the implementation thereof and quarterly report on the implementation results to the Health Ministry. Departments under the ministry should examine and urge the implementation by units and localities, joining them in settling in time difficulties so as to well implement the 1999 plan of the entire service.

 

 

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
MINISTER




Do Nguyen Phuong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 03/1999/CT-BYT về đẩy mạnh thực hiện kế hoạch y tế ngày 10/03/1999 nhằm đạt được các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.369

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.65.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!