BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/VBHN-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 11 năm 2018
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm
2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, có hiệu lực kể từ ngày 15
tháng 6 năm 2015, được sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung bởi:
Nghị định số Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05
tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan
đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu
lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2018.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý chất thải
và phế liệu[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về: Quản lý chất thải bao
gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp
thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất
thải đặc thù khác; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
2. Nghị định này không quy định về quản lý chất thải
phóng xạ, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.
3. Việc thu gom, vận chuyển chất thải từ khu phi
thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện thống
nhất như đối với chất thải ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp
chế xuất theo quy định tại Nghị định này; không áp dụng quy định tại Chương
VIII Nghị định này đối với phế liệu từ khu phi thuế quan, khu chế xuất và doanh
nghiệp chế xuất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ
chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải và phế liệu nhập khẩu trên
lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo,
vùng biển và vùng trời.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt
(còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác.
2. Chất thải thông thường là chất thải không thuộc
danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu
tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.
3. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt)
là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
4. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát
sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính
chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động
khác.
6. Sản phẩm thải lỏng là sản phẩm, dung dịch, vật
liệu ở trạng thái lỏng đã hết hạn sử dụng hoặc được thải ra từ quá trình sử dụng,
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Trường hợp sản phẩm
thải lỏng được thải cùng nước thải thì gọi chung là nước thải.
7. Nguồn tiếp nhận nước thải là nơi nước thải được
xả vào, bao gồm: Hệ thống thoát nước, sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ,
ao, đầm, vùng nước biển ven bờ, vùng biển và nguồn tiếp nhận khác.
8. Khí thải công nghiệp là chất thải tồn tại ở trạng
thái khí hoặc hơi phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp.
9. Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật
chất là chất thải hay không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải
thông thường và xác định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất
định với mục đích để phân loại và quản lý trên thực tế.
10. Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất
thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất
thải để có các quy trình quản lý khác nhau.
11. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất
thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ
(hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập
kết hoặc trạm trung chuyển.
12. Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất
thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của
chất thải.
13. Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp
kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm,
nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các
thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau.
14. Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải
pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
15. Thu hồi năng lượng từ chất thải là quá trình
thu lại năng lượng từ việc chuyển hóa chất thải.
16. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải
pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách
ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
17. Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá
trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong
đó chất thải được sử dụng làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử
lý.
18. Cơ sở phát sinh chất thải là các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải.
19. Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu
hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải.
20. Khu công nghiệp là tên gọi chung cho khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp.
21. Cơ sở xử lý chất thải là cơ sở thực hiện dịch vụ
xử lý chất thải (kể cả hoạt động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất
thải).
22. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
theo quy định.
23. Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu
hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải.
24. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép
cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử
lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển,
trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).
25. Sức chịu tải của môi trường nước là khả năng tiếp
nhận thêm chất gây ô nhiễm mà vẫn bảo đảm nồng độ các chất ô nhiễm không vượt
quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho
mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận.
26. Hạn ngạch xả nước thải là giới hạn tải lượng của
từng chất gây ô nhiễm hoặc thông số trong nước thải do cơ quan quản lý nhà nước
ban hành đối với từng nguồn tiếp nhận nước thải nhằm bảo đảm việc xả nước thải
không vượt quá sức chịu tải của môi trường nước.
27. Kiểm kê khí thải công nghiệp là việc xác định
lưu lượng, tính chất và đặc điểm của các nguồn thải khí thải công nghiệp theo
không gian và thời gian xác định.
28. Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu là việc tổ chức,
cá nhân nhập khẩu phế liệu nộp một khoản tiền vào nơi quy định để đảm bảo cho
việc giảm thiểu, khắc phục các rủi ro môi trường do hoạt động nhập khẩu phế liệu
gây ra.
29. Lô hàng phế liệu nhập khẩu là lượng phế liệu nhập
khẩu có cùng mã HS (mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu) hoặc nhóm mã HS do
tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký kiểm tra một lần để nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc chung về quản
lý chất thải
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng
các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng
lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường;
sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác
để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất
thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý
và thu hồi năng lượng.
3. Việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải phải
tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật bảo vệ môi trường có
liên quan.
4. Nước thải phải được thu gom, xử lý, tái sử dụng
hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng - phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường.
5. Khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật
môi trường tại cơ sở phát sinh trước khi thải ra môi trường.
6. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng
từ chất thải.
7. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách
nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
theo quy định của pháp luật.
8. Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải
thân thiện với môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải
phải tuân theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Điều 5. Phân định, áp mã, phân
loại và lưu giữ chất thải nguy hại
1. Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện
theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
2. Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo
mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy
hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có
khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
3. Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ
thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản
lý theo quy định về quản lý nước thải tại Chương V Nghị định này.
4. Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ
thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử lý.
Điều 6. Đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm
đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường theo một trong các hình thức sau:
a) Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại (sau đây gọi là thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại);
b) Tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại
và không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với
một số trường hợp đặc biệt (trường hợp chủ nguồn thải có giới hạn về số lượng
phát sinh, loại hình và thời gian hoạt động);
c) Đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống thông tin
với đầy đủ thông tin tương tự như việc lập hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản
1 Điều này.
2. Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này chỉ thực hiện một lần (không gia hạn,
điều chỉnh) khi bắt đầu có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Sổ đăng ký
chỉ cấp lại trong trường hợp có thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng
cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng,
tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở.
Sau khi được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải, thông tin về chất thải được cập nhật
bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.
3. Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
được tích hợp với việc đăng ký các phương án: tự tái sử dụng hoặc sơ chế, tái
chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại đạt quy chuẩn
kỹ thuật môi trường trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ nguồn
thải chất thải nguy hại
1. Đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có
cơ sở phát sinh chất thải nguy hại theo quy định tại Khoản 1 Điều
6 Nghị định này.
2. Có biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy
hại; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất
thải nguy hại phải báo cáo và quản lý.
3. Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại;
lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử
lý, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở, chủ nguồn thải
chất thải nguy hại phải ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức,
cá nhân có giấy phép phù hợp.
5. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm
định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở
phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong
báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ khi chưa chuyển giao được trong các
trường hợp sau:
a) Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi;
b) Chưa tìm được chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp.
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất
thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các
hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo
quy định.
7. Khi chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy
hại, phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở
phát sinh chất thải nguy hại trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng.
Điều 8. Thu gom, vận chuyển chất
thải nguy hại
1. Việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại chỉ
được phép thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy
hại.
2. Các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất
thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải được ghi trong Giấy phép xử lý
chất thải nguy hại.
3. Việc sử dụng các phương tiện vận chuyển đặc biệt
như công-ten-nơ, phương tiện đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển hoặc các
phương tiện vận chuyển không được ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và được sự chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Vận chuyển chất thải nguy hại phải theo lộ trình
tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng
ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng
giao thông.
Điều 9. Điều kiện để được cấp
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ
Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải
nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:
a) Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa
vào hoạt động trước trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 bao gồm: Giấy xác nhận đăng
ký đạt tiêu chuẩn môi trường; văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản
xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; phiếu thẩm định đánh giá tác động
môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này;
b) Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại
đã đưa vào hoạt động.
2. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ
trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các
quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp
tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái
chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ
tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu
kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử
lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
5. Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:
a)[2] Một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 01 (một)
người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành; có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn về
chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến
môi trường hoặc hóa học;
b) Một trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải có
ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên
môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường
hoặc hóa học;
c)[3] (được bãi bỏ);
d) Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập
huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị.
6. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ
thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng
xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
7. Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo
các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an
toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch
đào tạo, tập huấn định, kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận
hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.
8. Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi
trường khi chấm dứt hoạt động.
9. Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này
không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy
định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải dựa trên
công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh
giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo
đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến
hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu
quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại
báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có phương án trình cơ quan cấp
phép xử lý chất thải nguy hại để xem xét, chấp thuận trước khi triển khai việc
cải tạo, nâng cấp.
10. Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở
xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại:
a) Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế,
đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ
trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
b) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công
nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;
c) Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế
nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất
thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).
11. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các yêu cầu
kỹ thuật và quy trình quản lý đối với các trường hợp nêu tại Khoản 10 Điều này.
Điều 10. Cấp Giấy phép xử lý
chất thải nguy hại
1. Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy
định tại Điều 9 Nghị định này lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử
lý chất thải nguy hại, trình cơ quan có thẩm quyền.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.
3. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định rõ địa
bàn hoạt động, số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý, các phương
tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (kể cả
sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), các yêu cầu khác đối với chủ
xử lý chất thải nguy hại.
4. Thời hạn Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là
03 (ba) năm kể từ ngày cấp.
5. Thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
thay thế các thủ tục: Kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi
trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường (hoặc
các hồ sơ, giấy tờ tương đương); xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối
với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường
(trong trường hợp cơ sở xử lý chất thải nguy hại kết hợp xử lý chất thải rắn
sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường); các thủ tục về môi trường
khác có liên quan đến giai đoạn hoạt động của cơ sở xử lý chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật.
6. Trong quá trình xem xét, cấp Giấy phép xử lý chất
thải nguy hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản chấp thuận vận hành thử
nghiệm xử lý chất thải nguy hại làm căn cứ tạm thời cho tổ chức, cá nhân thực
hiện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phục vụ việc vận
hành thử nghiệm với thời hạn không quá 06 (sáu) tháng.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự,
thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Điều 11. Cấp lại, điều chỉnh
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
1. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp lại
trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hết thời hạn;
b) Đổi từ giấy phép quản lý chất thải nguy hại đã
được cấp theo các quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực;
c) Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng.
2. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được điều chỉnh
khi có thay đổi về: Địa bàn hoạt động; số lượng và loại chất thải nguy hại được
phép xử lý; các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất
thải (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng); số lượng trạm
trung chuyển; số lượng cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
3. Quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị
định này không áp dụng đối với việc cấp lại, điều chỉnh theo quy định tại Khoản
1, 2 Điều này.
4. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp lại,
điều chỉnh với thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày cấp lại, điều chỉnh; trừ trường
hợp chủ xử lý chất thải nguy hại chỉ đề nghị điều chỉnh một phần của Giấy phép
và giữ nguyên thời hạn của Giấy phép đã được cấp.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự,
thủ tục cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ xử
lý chất thải nguy hại
1. Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
nguy hại với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trên địa bàn hoạt động được
ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tiếp nhận, vận chuyển, xử lý số
lượng, loại chất thải nguy hại bằng các phương tiện, hệ thống, thiết bị được
phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ chất thải nguy hại và Giấy phép xử
lý chất thải nguy hại.
2. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải
nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động mà không
có khả năng xử lý. Trường hợp xử lý được hoàn toàn các chất thải nguy hại, chủ
xử lý chất thải nguy hại không phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất
thải nguy hại.
3. Thực hiện đầy đủ các nội dung của hồ sơ đăng ký
cấp phép xử lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận kèm
theo Giấy phép. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, giám sát môi
trường đối với chủ xử lý chất thải nguy hại.
4. Thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất
thải nguy hại và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (bằng văn bản riêng hoặc
tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ) trong trường hợp có
lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06
(sáu) tháng kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại.
5. Đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có
nhu cầu liên kết để vận chuyển các chất thải nguy hại không có trong Giấy phép
của mình cho chủ xử lý chất thải nguy hại khác có chức năng phù hợp để xử lý.
6. Áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý
môi trường (TCVN ISO 14001) trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày
được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; hoặc 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đang hoạt
động.
7. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất
thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các
hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo
quy định. Trường hợp chủ xử lý chất thải nguy hại đồng thời là chủ xử lý chất
thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì được
tích hợp các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký cho cả việc quản lý chất thải
nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường.
8. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi
môi trường khi chấm dứt hoạt động, nộp lại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ
khi chấm dứt hoạt động.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại
1. Thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại
trên phạm vi toàn quốc và ban hành quy định về:
a) Danh mục, mã và ngưỡng chất thải nguy hại; yêu cầu
kỹ thuật, quy trình quản lý về phân định, phân loại, lưu giữ, trung chuyển, vận
chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ
chất thải nguy hại; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các điều
kiện để được cấp phép xử lý chất thải nguy hại và việc thực hiện trách nhiệm
trong giai đoạn hoạt động của chủ nguồn thải, chủ xử lý chất thải nguy hại;
b) Trình tự, thủ tục về: Đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại; cấp và thu hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tích hợp và
thay thế các thủ tục có liên quan đến đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép xử lý chất
thải nguy hại; cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại;
c) Đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải
nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất
thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng; tổ chức thực hiện chức năng cơ quan thẩm
quyền và đầu mối Công ước Basel tại Việt Nam;
d) Các trường hợp đặc thù: Trường hợp không thể thực
hiện được việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện,
thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn
thải có số lượng phát sinh thấp hoặc các chủ nguồn thải ở vùng sâu, vùng xa và
khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý chất thải nguy hại trực tiếp thực hiện
vận chuyển bằng các phương tiện được ghi trên Giấy phép xử lý chất thải nguy hại,
các chất thải nguy hại chưa có khả năng xử lý trong nước hoặc được quy định
trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
tái sử dụng chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải nguy hại từ các công trình
dầu khí ngoài biển và các trường hợp khác phát sinh trên thực tế.
2. Tổ chức quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động
và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các chủ xử lý chất thải
nguy hại.
3. Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin,
cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải nguy hại; tổ chức, hướng dẫn việc triển
khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại và báo cáo quản
lý chất thải nguy hại trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống
thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân
trong quá trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
4. Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất
thải nguy hại phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường
theo quy định tại Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở
Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải nguy hại
1. Quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng,
chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong phạm vi địa phương
mình (kể cả chủ nguồn thải được miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại).
2. Cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hại và
triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo
quản lý chất thải nguy hại trực tuyến tại địa phương; tăng cường sử dụng hệ thống
thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại.
3. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài
nguyên và Môi trường về tình hình quản lý chất thải nguy hại, việc đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại, thời hạn của báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của
năm tiếp theo.
Chương III
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
Điều 15. Phân loại, lưu giữ chất
thải rắn sinh hoạt
1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn
phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:
a) Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá
cây, rau, củ, quả, xác động vật);
b) Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy,
nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);
c) Nhóm còn lại.
2. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được
lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
3. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được
quản lý, giám sát, tuyên truyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp
hành theo quy định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực
hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội cụ thể của mỗi địa phương.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
1. Thực hiện việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn
sinh hoạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Hộ gia đình, cá nhân phải nộp phí vệ sinh cho
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
3. Chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có trách
nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi
phí theo hợp đồng dịch vụ.
Điều 17. Thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt
1. Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom theo
tuyến để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải
rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trên các đường phố chính, các khu thương mại,
các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông
và các khu vực công cộng khác phải bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp và điểm
tập kết chất thải rắn sinh hoạt.
3. Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải
có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thiết bị lưu chứa tại các khu vực
công cộng phải bảo đảm tính mỹ quan.
4. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ.
Điều 18. Trách nhiệm của chủ
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và
thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại
những địa điểm đã quy định.
2. Thông báo rộng rãi về thời gian, địa điểm, tần
suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm dân cư.
3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm
tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ
chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển thì phải chuyển
sang quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định
này.
5. Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải
rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
6. Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho
công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
7. Tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm các chế độ
cho người lao động tham gia thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo
quy định.
8. Định kỳ hàng năm báo cáo về tình hình thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Điều 19. Lựa chọn công nghệ xử
lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
a) Công nghệ chế biến phân hữu cơ;
b) Công nghệ đốt;
c) Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh;
d) Các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản
xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Các công nghệ khác thân thiện với môi trường.
2. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
theo các tiêu chí sau:
a) Về công nghệ:
- Khả năng tiếp nhận các loại chất thải rắn sinh hoạt,
khả năng linh hoạt, phù hợp về quy mô, mở rộng công suất xử lý;
- Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết
bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
- Ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền
đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với
điều kiện Việt Nam;
- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng phù hợp với trình độ,
năng lực của nguồn nhân lực tại địa phương.
b) Về môi trường và xã hội:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật một
trường;
- Tiết kiệm diện tích đất sử dụng;
- Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng
trong quá trình xử lý;
- Đào tạo, sử dụng nhân lực tại địa phương.
c) Về kinh tế:
- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa
phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố;
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ công nghệ xử lý,
tái chế chất thải rắn sinh hoạt.
3. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh hoặc chủ đầu tư lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh
hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương mình.
Điều 20. Lựa chọn chủ đầu tư,
chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Việc lựa chọn chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn
sinh hoạt theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và đấu thầu.
2. Việc lựa chọn chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
để quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước tuân thủ theo quy định của pháp luật về cung ứng sản phẩm dịch
vụ công ích.
3. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
được đầu tư ngoài ngân sách thì chủ đầu tư trực tiếp quản lý, vận hành cơ sở xử
lý chất thải rắn do mình đầu tư hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác làm chủ xử lý
chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định của pháp luật.
Điều 21. Yêu cầu bảo vệ môi
trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.
2. Có hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái
chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), khu vực lưu giữ tạm thời phải đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
3. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử
lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.
5. Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được cơ
quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi chính
thức hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
6. Trước khi thực hiện vận hành thử nghiệm, chủ xử
lý chất thải rắn sinh hoạt phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt về kế hoạch
vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt
không quá 06 (sáu) tháng.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoặc điều
chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với:
a) Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài
nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận xử
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn liên tỉnh;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt kết hợp với
xử lý chất thải nguy hại (thay thế bằng Giấy phép xử lý chất thải nguy hại).
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc điều chỉnh
xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn
sinh hoạt thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cơ
sở chỉ tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nội tỉnh.
9. Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu
cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
a) Trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ
ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm;
b) Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt có nhiều
giai đoạn thì được nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường
đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho từng giai đoạn của dự án.
10. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ thì phải nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh,
xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh xác nhận theo quy định.
11. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
kết hợp với chất thải rắn công nghiệp thông thường thì việc xác nhận bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xác nhận
bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường được tích hợp với nhau.
12. Việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường
theo quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt không
thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; cơ
sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đi vào hoạt động và đã được xác nhận hoàn
thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành;
b) Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hoạt động
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
c) Tự sơ chế, tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử
lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nội bộ trong khuôn
viên cơ sở;
d) Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải
rắn sinh hoạt trong môi trường thí nghiệm.
13. Quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối
với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng
quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn
sinh hoạt dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng phải lập
lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã đưa vào
hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với
công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi
trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc
đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 22. Trách nhiệm và quyền
hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường
theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Thực hiện đầy đủ các nội dung xác nhận bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và hồ sơ
đề nghị xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải
rắn sinh hoạt kèm theo nội dung xác nhận. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động
quản lý, giám sát môi trường đối với chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Đối với trường hợp được quy định tại Khoản 13 Điều 21 thì phải có phương án trình cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại Khoản 7, 8 Điều 21 Nghị định này để
xem xét, chấp thuận trước khi triển khai hoạt động;
d) Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ
quan quản lý nhà nước, các bên có liên quan trong trường hợp ngừng dịch vụ xử
lý để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp dịch vụ xử lý. Nội dung thông báo phải nêu rõ
lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ đồng thời phải có phương án xử lý;
đ) Khi phát hiện sự cố môi trường phải có trách nhiệm
thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức
cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chủ đầu tư, chính quyền địa phương
hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra ô nhiễm hoặc sự cố môi
trường để phối hợp xử lý;
e) Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý báo cáo, hồ sơ,
tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo
quy định;
g) Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ
chất thải rắn sinh hoạt hoặc phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở xử lý chất
thải rắn sinh hoạt thì phải chuyển sang quản lý theo quy định về quản lý chất
thải nguy hại và thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
theo quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có quyền:
a) Được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất
thải rắn theo hợp đồng đã ký kết;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa
đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật
có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Cải tạo, phục hồi môi
trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
1. Việc phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi
đóng bãi chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Trước khi tái sử dụng mặt bằng phải tiến hành khảo
sát, đánh giá các yếu tố môi trường liên quan;
b) Trong thời gian chờ sử dụng lại mặt bằng bãi
chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, việc xử lý nước rỉ rác, khí gas vẫn phải tiếp
tục hoạt động bình thường;
c) Theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm
quan trắc sau khi chấm dứt hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải
rắn sinh hoạt:
a) Xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường
khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trình cơ quan có thẩm quyền quy định
tại Khoản 7, 8 Điều 21 của Nghị định này để phê duyệt trước
khi đóng bãi chôn lấp. Đối với việc cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương phải trình
phương án cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp;
b) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn
sinh hoạt phải tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường và cảnh quan khu vực đồng
thời có các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường theo kế hoạch đã được phê
duyệt;
c) Tổ chức giám sát môi trường định kỳ, theo dõi diễn
biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng ít nhất 05
(năm) năm kể từ ngày đóng bãi chôn lấp. Kết quả giám sát môi trường định kỳ phải
được báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của địa phương;
d) Lập bản đồ địa hình của khu vực sau khi đóng bãi
chôn lấp, chấm dứt hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong những
năm tiếp theo;
e) Lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quản lý.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
Bộ Xây dựng hướng dẫn trình tự, thủ tục, nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải
rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động.
Điều 24. Hợp đồng dịch vụ thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Các loại hợp đồng:
a) Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt;
b) Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt;
c) Hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Bộ Xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Điều 25. Chi phí thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Chi phí thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được bù đắp
thông qua ngân sách địa phương.
2. Chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở để
xác định giá dịch vụ và là căn cứ để ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn
sinh hoạt. Chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt được tính đúng, tính đủ cho một
đơn vị khối lượng chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện xử lý bao gồm:
a) Chi phí vận hành, duy trì;
b) Chi phí khấu hao, máy móc, nhà xưởng, công trình
được đầu tư cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm nước rỉ rác và khí thải
nếu có) đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định;
c) Các chi phí, thuế và phí khác theo quy định của
pháp luật.
3. Nguồn thu để chi trả cho việc thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm phí vệ sinh và các nguồn thu khác theo
quy định của pháp luật.
Điều 26. Giá dịch vụ xử lý chất
thải rắn sinh hoạt
1. Nguyên tắc và phương pháp định giá:
a) Gắn với chất lượng dịch vụ, công nghệ xử lý; bảo
đảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, góp phần nâng cao chất lượng môi
trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
b) Việc định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh
hoạt phải căn cứ theo điều kiện hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng
chi trả của ngân sách địa phương.
2. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ
xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được
đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn một tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
các sở chuyên ngành lập phương án giá gửi Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm định
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được
đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, chủ đầu tư lập và trình phương
án giá, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định,
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt
liên vùng, liên tỉnh, chủ đầu tư lập phương án giá gửi Bộ Tài chính chủ trì phối
hợp với Bộ, ngành liên quan thẩm định. Kết quả thẩm định của Bộ Tài chính là cơ
sở để Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi dự án phê duyệt giá xử lý chất thải
rắn sinh hoạt.
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ
trưởng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm:
a) Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị xác
nhận, điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý
chất thải rắn sinh hoạt;
b) Hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc
phân loại, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái
chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu
kỹ thuật, quy trình quản lý đối với trường hợp không yêu cầu xác nhận bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 12 Điều 21 Nghị
định này và các trường hợp khác phát sinh trên thực tế;
c) Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường
theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường;
d) Tổ chức quản lý, kiểm tra các hoạt động bảo vệ
môi trường về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ
chức xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác,
trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất
thải rắn sinh hoạt theo quy hoạch được phê duyệt; phương pháp lập, quản lý chi phí
và phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
b) Công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; suất vốn đầu tư xây dựng cơ sở xử lý
chất thải rắn sinh hoạt;
c) Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường
xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý, khai thác, trao đổi,
cung cấp thông tin có liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối
hợp với Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định
công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới được nghiên cứu và áp dụng lần đầu ở
Việt Nam.
Điều 28. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh, phân công, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp
quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy
định.
2. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt; các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích việc thu
gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Tổ chức chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt và tổ
chức triển khai thực hiện quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi
trường theo thẩm quyền; lập kế hoạch hàng năm cho công tác thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4. Xây dựng mức thu phí vệ sinh cho các đối tượng hộ
gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, trình Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Xây dựng về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn,
thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
6. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản
lý chất thải rắn sinh hoạt; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
Chương IV
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG
Điều 29. Phân định, phân loại
và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được
phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại
được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
2. Việc phân định, phân loại, lưu giữ chất thải rắn
công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý
theo quy định.
Điều 30. Trách nhiệm của chủ
nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Thực hiện trách nhiệm phân định, phân,loại, lưu
giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Điều
29 Nghị định này.
2. Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử
lý, thu hồi năng lượng hoặc ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận
chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
3. Định kỳ báo cáo tình hình phát sinh, quản lý chất
thải rắn công nghiệp thông thường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Điều 31. Thu gom, vận chuyển
chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Việc thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải
rắn công nghiệp thông thường phải bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán
bụi, mũi hoặc nước rò rỉ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo
quy định.
2. Các chủ xử lý chất thải nguy hại đã được cấp Giấy
phép xử lý chất thải nguy hại được phép thu gom, vận chuyển chất thải rắn công
nghiệp thông thường.
3. Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn
công nghiệp thông thường có trách nhiệm chuyển giao chất thải cho cơ sở xử lý
chất thải rắn công nghiệp thông thường được phép hoạt động theo quy định của
pháp luật.
Điều 32. Yêu cầu bảo vệ môi
trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.
2. Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái
chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ
tạm thời hoặc trạm trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
3. Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử
lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
4. Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.
5. Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trước
khi chính thức hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
6. Trước khi thực hiện vận hành thử nghiệm, chủ xử
lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền
xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường về kế hoạch vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử
nghiệm xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không quá 06 (sáu) tháng.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoặc điều
chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với:
a) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh, giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
tiếp nhận xử lý từ các chủ nguồn thải trên địa bàn liên tỉnh;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
kết hợp với xử lý chất thải nguy hại (thay thế bằng Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại).
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc điều chỉnh
xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường của địa phương và cơ sở chỉ tiếp nhận xử lý từ các chủ nguồn thải
trên địa bàn nội tỉnh.
9. Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xác nhận bảo đảm yêu
cầu bảo vệ môi trường xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
a) Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày bắt đầu vận
hành thử nghiệm đối với dự án được phê duyệt báo cáo tác động môi trường;
b) Dự án có nhiều giai đoạn thì được nộp hồ sơ đăng
ký xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường cho từng giai đoạn của dự án.
10. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ thì phải lập hồ sơ đề
nghị điều chỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý
chất thải rắn công nghiệp thông thường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều
chỉnh xác nhận theo quy định.
11. Việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường
theo quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
đã đưa vào hoạt động và được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường;
c) Tự sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi
năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh nội bộ trong
khuôn viên cơ sở;
d) Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thường trong môi trường thí nghiệm.
12. Quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối
với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng
quy định của pháp luật có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường dựa trên công nghệ sản xuất sẵn có mà không thuộc đối tượng
phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo
đúng quy định của pháp luật có nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến
hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu
quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà không thuộc đối tượng phải lập lại
báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 33. Trách nhiệm của chủ xử
lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Lập hồ sơ đăng ký để được xác nhận bảo đảm yêu cầu
bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
2. Đối với trường hợp được quy định tại Khoản 12 Điều 32 thì phải có phương án trình cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại Khoản 7, 8 Điều 32 Nghị định này để
xem xét, chấp thuận trước khi triển khai hoạt động.
3. Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phù
hợp với địa bàn hoạt động, công suất, loại chất thải, các hệ thống, thiết bị xử
lý chất thải đã được đầu tư xây dựng, lắp đặt và xác nhận.
4. Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ
sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, phải thực hiện trách nhiệm của
chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
5. Thực hiện đầy đủ các nội dung xác nhận bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông
thường và hồ sơ đề nghị xác nhận bảo đảm yêu cầu đối với cơ sở xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thường kèm theo nội dung Giấy xác nhận. Hồ sơ này là căn
cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, giám sát môi trường đối với chủ xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thường.
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý báo cáo, hồ sơ,
tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường theo quy định, Trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải nguy hại hoặc chủ xử lý chất thải
rắn sinh hoạt thi được tích hợp các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký cho cả việc
quản lý chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công
nghiệp thông thường.
7. Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý
môi trường (TCVN ISO 14001) trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ khi được
xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường hoặc 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày Nghị định này
có hiệu lực đối với cơ sở đang hoạt động.
8. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi
môi trường, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận
bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động.
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường
1. Thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về chất thải rắn công nghiệp thông thường và ban hành quy định về:
a) Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc
phân loại, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng
xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường;
yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các yêu cầu bảo vệ môi trường
đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và việc thực hiện
trách nhiệm trong giai đoạn hoạt động của chủ nguồn thải, chủ xử lý chất thải rắn
công nghiệp thông thường;
b) Trình tự, thủ tục xác nhận, điều chỉnh xác nhận
bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường;
c) Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với trường
hợp không yêu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 11 Điều 32 Nghị định này và các trường hợp khác phát
sinh trên thực tế.
2. Tổ chức quản lý, kiểm tra hoạt động và các hồ
sơ, hợp đồng, báo cáo liên quan đến chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông
thường theo thẩm quyền.
3. Tổ chức xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc
gia về chất thải rắn công nghiệp thông thường; tăng cường sử dụng hệ thống
thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá
nhân trong quá trình xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử
lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
4. Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất
thải rắn công nghiệp thông thường phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch
bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 35. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Tổ chức quản lý, kiểm tra hoạt động và các hồ
sơ, hợp đồng, báo cáo liên quan đến các chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi
trường.
2. Tổ chức cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về
chất thải rắn công nghiệp thông thường; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin
hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong
quá trình xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất
thải rắn công nghiệp thông thường.
3. Hàng năm thống kê, cập nhật về tình hình phát
sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại địa phương và báo cáo
Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi; thời hạn của báo cáo trước
ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
Chương V
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
Điều 36. Nguyên tắc chung về
quản lý nước thải
1. Nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động
giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc xả nước thải phải được quản lý kết hợp cả
theo địa giới hành chính và theo lưu vực.
3. Tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải nộp
phí, giá dịch vụ xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái
sử dụng nước thải.
Điều 37. Thu gom, xử lý nước
thải
1. Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom
riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ
thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn
bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được
xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động.
Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước
thải tập trung.
2. Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà
cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước
mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về
xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có
hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau:
a) Tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở
đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;
b) Bảo đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoặc làng nghề theo
quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hoặc làng nghề;
c) Chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên
ngoài cơ sở phát sinh theo quy định: Đối với nước thải nguy hại thì được quản
lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này; đối
với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho đơn vị có chức
năng phù hợp để xử lý.
Điều 38. Xả nước thải vào nguồn
tiếp nhận
1. Việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm thống nhất theo các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hoặc theo
các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương.
2. Các nguồn nước thải xả vào nguồn tiếp nhận phải
được điều tra, đánh giá thường xuyên.
3. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản
lý phù hợp với sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả nước thải theo
quy định.
Điều 39. Quan trắc việc xả nước
thải
1. Hoạt động xả nước thải của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp phải được quan trắc định kỳ theo báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kế hoạch bảo vệ môi trường đã
được xác nhận hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật.
2. Các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống quan
trắc nước thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và
Môi trường địa phương.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm
ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở
lên (không bao gồm nước làm mát), phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự
động liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa
phương.
4. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch
vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả thải dưới 1.000 m3/ngày
đêm (không bao gồm nước làm mát) và có nguy cơ tác hại đến môi trường lắp đặt
thiết bị quan trắc nước thải tự động liên tục.
Điều 40. Quản lý nước và bùn
thải sau xử lý nước thải
1. Nước thải sau xử lý phải được thu gom cho mục
đích tái sử dụng hoặc xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
2. Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý phải tuân
thủ các quy định cụ thể cho từng mục đích sử dụng.
3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản
lý như sau:
a) Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải
nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại
Chương II Nghị định này;
b) Bùn thải không có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất
thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công
nghiệp thông thường tại Chương IV Nghị định này.
Điều 41. Sức chịu tải của môi
trường nước và hạn ngạch xả nước thải
1. Sức chịu tải của môi trường nước phải được đánh
giá theo từng thông số ô nhiễm, làm căn cứ để kiểm soát tải lượng của thông số
ô nhiễm đó trong tất cả các nguồn xả nước thải trên lưu vực, dựa theo các tác động
tiêu cực ở mức cao nhất.
2. Sức chịu tải được xem xét đánh giá dựa trên đặc điểm
mục đích sử dụng và khả năng tự làm sạch của môi trường tiếp nhận; quy mô và
tính chất của các nguồn xả nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội.
3. Hạn ngạch xả nước thải được xác định và phân bổ
dựa trên sức chịu tải của môi trường nước tương ứng với giai đoạn của quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sức chịu tải của môi trường nước và hạn ngạch xả
nước thải là một trong những căn cứ phục vụ lập hoặc điều chỉnh quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; xem xét chấp
thuận chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư cho các dự án.
Điều 42. Nguồn lực cho quản lý
nước thải
1. Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho
lĩnh vực quản lý nước thải theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Nguồn thu từ dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt phải
từng bước bù đắp chi phí dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
3. Các nguồn thu đối với nước thải (sinh hoạt, công
nghiệp) phải được sử dụng vào mục đích phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát và khắc
phục ô nhiễm do nước thải gây ra.
Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ
trưởng trong quản lý nước thải
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm:
a) Quy định yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý về:
Tái sử dụng nước thải; quản lý nước làm mát; thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn
đợt đầu có khả năng bị ô nhiễm trong khuôn viên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ; chuyển giao nước thải để xử lý bên ngoài cơ sở; các đối tượng phải có hệ thống
xử lý nước thải; quan trắc nước thải tự động liên tục đối với các cơ sở có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường lớn; điều kiện vật chất, hạ tầng kỹ thuật của cơ quan
tiếp nhận số liệu quan trắc nước thải tự động liên tục và chế độ thông tin báo
cáo;
b) Xây dựng, ban hành hướng dẫn đánh giá sức chịu tải
của các nguồn tiếp nhận, phân vùng sử dụng và xác định hạn ngạch xả nước thải
vào các nguồn tiếp nhận; xây dựng, ban hành và phân bổ hạn ngạch xả nước thải đối
với các lưu vực sông liên tỉnh; quản lý trao đổi hạn ngạch xả nước thải;
c) Hướng dẫn quản lý, xử lý nước thải và thống nhất
ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận;
d) Quan trắc, kiểm soát chất lượng nước tại các nguồn
tiếp nhận thuộc các lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia;
đ) Xây dựng quy trình điều tra, đánh giá, xây dựng
cơ sở dữ liệu nguồn nước thải trên các lưu vực sông; quản lý cơ sở dữ liệu nguồn
nước thải tại các lưu vực sông liên tỉnh và vận hành cơ chế chia sẻ thông tin
các nguồn nước thải trên lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia.
2. Trách nhiệm của các Bộ trưởng liên quan về quản
lý nước thải của một số nguồn thải đặc thù được thực hiện theo quy định tại
Chương VII của Nghị định này.
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nước thải
1. Chỉ đạo, tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải
sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
2. Quan trắc, kiểm soát chất lượng nước tại các nguồn
tiếp nhận trên địa bàn tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận
và quản lý kết quả quan trắc nước thải tự động liên tục.
3. Tổ chức đánh giá sức chịu tải, ban hành và phân
bổ hạn ngạch xả nước thải đối với lưu vực sông nội tỉnh; công bố thông tin các
nguồn tiếp nhận nước thải không còn khả năng tiếp nhận nước thải trên địa bàn
quản lý.
4. Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu
nguồn nước thải, quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải vào nguồn tiếp
nhận nội tỉnh; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên
quan tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận
có phạm vi liên tỉnh theo quy định.
5. Hàng năm báo cáo tình hình quản lý, xử lý nước
thải cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi.
Chương VI
QUẢN LÝ KHÍ THẢI CÔNG
NGHIỆP
Điều 45. Đăng ký, kiểm kê, xây
dựng cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp
1. Chủ dự án, chủ cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải
khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục của Nghị định này phải thực hiện
đăng ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp, trừ trường hợp chủ nguồn thải có
hoạt động đồng xử lý chất thải thuộc đối tượng được cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại, đối tượng được xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ
sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường.
2. Việc đăng ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp
được thực hiện khi cơ sở sản xuất vận hành chính thức hoặc khi cơ sở có kế hoạch
thay đổi nguồn thải khí thải công nghiệp (tăng thải lượng, số lượng nguồn phát
thải khí thải).
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ đăng
ký chủ nguồn thải; thực hiện kiểm kê khí thải công nghiệp và xây dựng cơ sở dữ
liệu về khí thải công nghiệp.
Điều 46. Cấp phép xả thải khí
thải công nghiệp
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét hồ sơ đăng
ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp và cấp Giấy phép xả khí thải công nghiệp
đối với các cơ sở đang hoạt động thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng
lớn quy định tại Phụ lục của Nghị định này, trừ trường hợp chủ nguồn thải có hoạt
động đồng xử lý chất thải thuộc đối tượng được cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại, đối tượng được xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ
sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường.
2. Thời hạn của Giấy phép xả khí thải công nghiệp
là 05 (năm) năm. Trường hợp có sự thay đổi về nguồn thải khí thải (tăng thải lượng,
số lượng nguồn phát thải khí thải), cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị xem xét, cấp lại
Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
3. Việc cấp Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp
thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Điều 47. Quan trắc khí thải
công nghiệp tự động liên tục
1. Chủ nguồn thải khí thải công nghiệp thuộc danh mục
các nguồn khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục của Nghị định này phải lắp
đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho
Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương có trách
nhiệm truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục về Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý khí thải công nghiệp
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
trình tự, thủ tục đăng ký, kiểm kê khí thải công nghiệp, cấp Giấy phép xả khí
thải công nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về khí thải công nghiệp; yêu cầu kỹ
thuật, chuẩn kết nối dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục.
Chương VII
QUẢN LÝ MỘT SỐ CHẤT THẢI
ĐẶC THÙ
Điều 49. Quản lý chất thải từ
hoạt động y tế
1. Chất thải từ hoạt động y tế (trừ nước thải được
đưa vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế) phải được phân loại tại nguồn
như sau:
a) Chất thải y tế nguy hại bao gồm: Chất thải lây
nhiễm; chất thải nguy hại không lây nhiễm (phân loại riêng theo danh mục và quy
định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này); chất thải
phóng xạ (quản lý theo quy định về phóng xạ);
b) Chất thải y tế thông thường bao gồm: Chất thải rắn
thông thường (kể cả chất thải rắn sinh hoạt); sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
2. Chất thải lây nhiễm phải được quản lý chặt chẽ,
nghiêm ngặt với cấp độ cao nhất trong các cơ sở y tế, bảo đảm không phát tán mầm
bệnh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
3. Trường hợp để lẫn chất thải lây nhiễm vào chất
thải rắn sinh hoạt, chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được
quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
4. Các cơ sở y tế căn cứ vào quy hoạch, yếu tố địa
lý, điều kiện kinh tế và môi trường để lựa chọn áp dụng một trong các phương án
xử lý chất thải y tế nguy hại như sau:
a) Cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc
cơ sở xử lý chất thải tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
b) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm
cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại
hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
c) Xử lý chất thải y tế nguy hại tại hệ thống, thiết
bị xử lý trong khuôn viên cơ sở y tế.
5. Xử lý chất thải y tế nguy hại:
a) Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân
thiện với môi trường và bảo đảm việc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Chất thải lây nhiễm sau khi khử khuẩn thì được xử
lý như đối với chất thải thông thường bằng phương pháp phù hợp.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
7. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc phân loại, lưu giữ, quản lý
chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên các cơ sở y tế và chất thải phát sinh từ
hoạt động mai táng, hỏa táng.
Điều 50. Quản lý chất thải rắn
từ hoạt động xây dựng
1. Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng (kể cả cải tạo,
phá dỡ công trình, gọi chung là chất thải rắn xây dựng) phải được phân loại và
quản lý như sau:
a) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp
đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực
đất phù hợp;
b) Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch,
ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) được tái chế làm vật liệu
xây dựng hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng hoặc
chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng;
c) Chất thải rắn có khả năng tái chế như thủy tinh,
sắt thép, gỗ, giấy, chất dẻo được tái chế, tái sử dụng.
2. Hộ gia đình tại đô thị khi tiến hành các hoạt động
cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải có biện pháp thu gom, vận chuyển xử
lý chất thải rắn xây dựng theo quy định.
3. Hộ gia đình tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
chưa có hệ thống thu gom chất thải khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá
dỡ công trình xây dựng phải thực hiện quản lý chất thải xây dựng theo hướng dẫn
của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối,
kênh rạch và các nguồn nước mặt.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về việc phân loại, thu
gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải xây dựng.
Điều 51. Quản lý chất thải từ
hoạt động nông nghiệp
1. Các chất thải nguy hại là bao bì chứa hóa chất độc
hại hoặc sản phẩm hóa chất độc hại sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất
thải nguy hại.
2. Các bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau sử
dụng đã được làm sạch các thành phần nguy hại thì được quản lý như đối với chất
thải thông thường.
3. Nước thải chăn nuôi được tái sử dụng để tưới cây
hoặc dùng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết
về việc thu gom, lưu giữ chất thải phát sinh trong các hoạt động nông nghiệp.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết về xử lý các bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y
thải phát sinh trong hoạt động nông nghiệp.
Điều 52. Quản lý chất thải từ
hoạt động giao thông vận tải
1. Chất thải phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam từ
các phương tiện giao thông vận tải quốc tế được quản lý theo quy định của Nghị
định này, không áp dụng quy định của pháp luật về nhập khẩu, thương mại.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp
với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết yêu cầu kỹ thuật và
quy trình quản lý đối với chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, nước
thải, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ, đường hàng
không, đường hàng hải, đường thủy nội địa, đường sắt, bảo đảm phù hợp với các Điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 53. Quản lý bùn nạo vét
1. Bùn nạo vét (từ biển, sông, hồ, kênh, mương, hệ
thống thoát nước và các vùng nước khác) phải được thu gom, vận chuyển, đổ thải,
tái sử dụng, tái chế và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc quản lý bùn
thải từ bể tự hoại (còn gọi là bể phốt, hầm cầu), bùn thải từ hệ thống thoát nước
đô thị.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định việc quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
việc quản lý bùn nạo vét từ biển, sông, hồ và các vùng nước khác.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định địa điểm đổ thải,
xử lý bùn nạo vét.
Điều 54. Quản lý sản phẩm thải
lỏng không nguy hại
1. Chủ nguồn thải có trách nhiệm tổ chức việc tái sử
dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ sản phẩm thải lỏng
không nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Trường hợp sản phẩm thải lỏng không nguy hại được
xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tại chỗ của cơ sở phát sinh hoặc khu công
nghiệp thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải tại Chương V Nghị định
này.
3. Trường hợp sản phẩm thải lỏng không nguy hại
không xử lý được tại cơ sở phát sinh thì chỉ được chuyển giao cho cơ sở có chức
năng để xử lý khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc
các hồ sơ, giấy tờ tương đương) đối với cơ sở tiếp nhận xử lý.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý về phân định, phân loại, lưu giữ, thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
Chương VIII
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Điều 55. Đối tượng được phép
nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập
khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2. Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ
chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Điều 56. Điều kiện về bảo vệ
môi trường trong nhập khẩu phế liệu
1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu
làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu
- Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và
biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm
bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn
trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên
ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ
bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán.
- Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy.
Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu
không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
-[4]
(được bãi bỏ)
b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu
- Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt
đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong
quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo
đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải
trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán.
- Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu
giữ phế liệu.
-[5]
(được bãi bỏ)
c) Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu
phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định;
d) Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế
liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị
xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử
lý;
đ) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định
tại Nghị định này;
e) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý
phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ
môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp
ứng các điều kiện sau:
a) Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá
nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã đáp ứng đúng các
quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định
tại Nghị định này;
c) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý
phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ
môi trường;
d) Không được phép lưu giữ phế liệu nhập khẩu trong
trường hợp không có kho bãi đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
trình tự, thủ tục xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này; hướng dẫn
yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất
đi kèm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Điều 57. Mục đích và phương thức
ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
1. Việc ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu là để bảo
đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ
ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký
quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi tổ chức,
cá nhân mở tài khoản giao dịch chính.
3. Phương thức ký quỹ:
a) Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt
Nam;
b) Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất không kỳ hạn kể
từ ngày ký quỹ.
Điều 58. Khoản tiền ký quỹ bảo
đảm phế liệu nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải
thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu với số tiền được quy định như sau:
a) Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện
ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
b) Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn
phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
c) Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải
thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa
phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu với số tiền được quy
định như sau:
a) Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện
ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
b) Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn
phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
c) Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực
hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc
quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập
khẩu với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Điều 59. Quy trình ký quỹ bảo
đảm phế liệu nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện
ký quỹ trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu nhập khẩu ít nhất 15
ngày làm việc.
2. Sau khi nhận ký quỹ, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam hoặc ngân hàng thương mại xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu
phế liệu. Bản sao chứng thực của giấy xác nhận ký quỹ phải được nộp kèm theo hồ
sơ thông quan đối với phế liệu nhập khẩu.
Điều 60. Quản lý và sử dụng số
tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng
thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu có trách nhiệm
phong tỏa số tiền ký quỹ.
2. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng
thương mại đã nhận ký quỹ có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ cho tổ chức,
cá nhân nhập khẩu phế liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận được
văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu kèm theo bản sao chứng
thực của tờ khai hải quan có đóng dấu xác nhận thông quan hoặc bản sao chứng thực
của tờ khai hải quan có đóng dấu xác nhận đã tái xuất phế liệu.
3. Trường hợp phế liệu nhập khẩu không được thông
quan hoặc không thể tái xuất, khoản tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán chi
phí xử lý phế liệu vi phạm. Nếu số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu không đủ
thanh toán toàn bộ các khoản chi phí để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm thì tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí này.
4. Trường hợp số tiền ký quỹ nhập khẩu phế liệu còn
thừa sau khi thanh toán để xử lý lô phế liệu nhập khẩu vi phạm, trong thời hạn
05 ngày làm việc, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi xử lý vi phạm về việc hoàn thành quá trình xử lý phế liệu, Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại có trách nhiệm hoàn trả số tiền ký quỹ
còn lại cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định trình tự, thủ tục và sử dụng số tiền
ký quỹ nhập khẩu phế liệu để xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm không thể tái xuất
được.
Điều 61. Trách nhiệm của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng
dẫn, kiểm tra hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phù hợp với
quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc
nhập khẩu thử nghiệm phế liệu và điều chỉnh, bổ sung danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Điều 62. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tổ chức, cá nhân
đặt cơ sở sản xuất hướng dẫn việc kiểm tra định kỳ hoạt động bảo vệ môi trường
của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường
tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế
liệu nhập khẩu trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm có
trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, lập kế hoạch, tổ chức xử lý
lô hàng phế liệu nhập khẩu;
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
nơi có tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất để tiến hành xử lý vi phạm đối với
lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu
1. Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong
nhập khẩu phế liệu.
2. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế
liệu nhập khẩu trong trường hợp số tiền ký quỹ không đủ để xử lý phế liệu nhập
khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
3. Hàng năm, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp
theo, tổ chức cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu phải báo cáo
về tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu trong năm gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[6]
Điều 64. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực được
tiếp tục sử dụng.
2. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép về quản
lý chất thải nguy hại theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực được
tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn hiệu lực ghi trên giấy phép.
3. Hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp
nhận để giải quyết theo thủ tục hành chính về quản lý chất thải và phế liệu trước
ngày Nghị định này có hiệu lực thì được xử lý theo quy định của pháp luật tại
thời điểm tiếp nhận.
4. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
(trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 12 Điều 21 Nghị định
này) đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày Nghị
định này có hiệu lực nhưng chưa được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo
vệ môi trường thì được thay thế bằng việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi
trường. Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ
môi trường và có nhu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ
sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì nộp hồ sơ theo quy định.
5. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày Nghị
định này có hiệu lực nhưng chưa được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo
vệ môi trường thì được thay thế bằng việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi
trường. Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ
môi trường và có nhu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ
sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì nộp hồ sơ theo quy định.
6. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện nhập khẩu phế liệu trước khi Nghị định này có hiệu lực, được phép tiếp tục
nhập khẩu phế liệu đến hết thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện
nhập khẩu phế liệu.
Điều 65. Trách nhiệm hướng dẫn
và thi hành
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành
Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này; báo cáo định kỳ hàng
năm về tình hình phát sinh và quản lý chất thải theo thẩm quyền được phân công
(kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm) về Bộ Tài nguyên
và Môi trường để tổng hợp, theo dõi trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
Điều 66. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 6 năm 2015.
2. Các điều (trừ Điều 7, 8, 9, 10, 11, 13, 15, 16,
17, 18) của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
quy định về quản lý chất thải rắn; Khoản 4 Điều 4, Khoản 6 Điều 4, Khoản 3 Điều
45 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về
thoát nước và xử lý nước thải; Điểm 1.3 Mục X Phần A Danh mục chi tiết phí, lệ
phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày
03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ
phí; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công
báo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Sở TN&MT tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT Chính phủ (để đăng tải);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Trần Hồng Hà
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NGUỒN THẢI KHÍ THẢI LƯU LƯỢNG LỚN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của
Chính phủ)
STT
|
Loại hình
|
Đặc điểm
|
1
|
Sản xuất phôi thép
|
Sản lượng lớn hơn 200.000 tấn/năm
|
2
|
Nhiệt điện
|
Tất cả, trừ nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu
khí tự nhiên
|
3
|
Xi măng
|
Tất cả
|
4
|
Hóa chất và phân bón hóa học
|
Sản lượng lớn hơn 10.000 tấn/năm
|
5
|
Công nghiệp sản xuất dầu mỏ
|
Sản lượng lớn hơn 10.000 tấn/năm
|
6
|
Lò hơi công nghiệp
|
Sản lượng lớn hơn 20 tấn hơi/giờ
|
[1] Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10
năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường có căn cứ ban
hành như sau:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11
năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm
2012;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi một số điều
của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường.
[2] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản
1 Điều 6 của Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường,
có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2018.
[3] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản
2 Điều 6 của Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường,
có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2018.
[4] Gạch đầu dòng này được bãi bỏ theo quy định
tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên
và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2018.
[5] Gạch đầu dòng này được bãi bỏ theo quy định
tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên
và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2018.
[6] Các Điều 12, 13 và 14 của Nghị định số
136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có hiệu lực kể từ ngày
05 tháng 10 năm 2018 quy định như sau:
Điều 12. Xử lý chuyển tiếp
1. Cơ quan quản lý nhà nước không yêu cầu điều kiện,
tiếp nhận, xử lý hồ sơ đối với những điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành
chính đã được cắt giảm tại Nghị định này.
2. Các yêu cầu điều kiện đầu tư kinh doanh, hồ sơ
đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi xử lý theo quy định
của các Nghị định hiện hành tại thời điểm tiếp nhận.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ký.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này./.