Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCT Thông tư hướng dẫn Luật Hóa chất 108/2008/NĐ-CP 2017

Số hiệu: 05/VBHN-BCT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 12/01/2017 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/VBHN-BCT

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CỤ THỂ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2008/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 10 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÓA CHẤT

Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư sau:

1. Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011.

2. Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.

3. Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016.

4. Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 1 năm 2017.

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định cụ thể một số Điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP .[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về:

a) Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành công nghiệp;

b) Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp;

c) Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp;

d) Lập, thẩm định hồ sơ cho phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm trong ngành công nghiệp;

đ) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong ngành công nghiệp;

e) Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; xây dựng Phiếu an toàn hóa chất; hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới; bảo mật thông tin hóa chất.

2. Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với tiền chất thuốc nổ, xăng, dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trong ngành công nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ và cụm từ viết tắt

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

3. Danh mục hóa chất cấm là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục III Nghị định số 108/2008/NĐ-CP .

4. Kinh doanh hóa chất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

5. Bản sao hợp lệ là bản sao được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

6. Mã số CAS của một hóa chất là dãy các chữ số duy nhất ấn định cho mỗi hóa chất theo quy tắc của Chemical Abstracts Service (một Ban thuộc Hội hóa học Mỹ, viết tắt là CAS).

7. Số UN (United nations) là số có bốn chữ số, được quy định bởi Tổ chức Liên hợp quốc, dùng để xác định các hóa chất nguy hiểm.

Chương II

ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Điều 4[2]. (được bãi bỏ)

Điều 5[3]. (được bãi bỏ)

Điều 6[4]. (được bãi bỏ)

Điều 7. Điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn

1. Phương tiện vận chuyển hóa chất phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển và đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán hóa chất vào môi trường. Khi vận chuyển, không để lẫn các hóa chất có khả năng phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm;

b) Các hóa chất phải được chứa trong bao bì phù hợp và vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng;

c) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa trên phương tiện vận chuyển. Nếu trên một phương tiện vận chuyển có nhiều loại hóa chất khác nhau thì phía ngoài phương tiện vận chuyển phải dán đầy đủ biểu trưng của từng loại hóa chất ở hai bên và phía sau phương tiện.

2. Vận hành an toàn tại kho hóa chất

a) Cơ sở sản xuất hóa chất, kho chứa hóa chất phải xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

b) Cơ sở sản xuất hóa chất phải xây dựng bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó;

c) Việc vận hành tại kho hóa chất phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt, tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ…;

d) Nhân viên phụ trách kho phải áp dụng các chỉ dẫn về Phiếu an toàn hóa chất của tất cả các hóa chất được lưu trữ và vận chuyển; các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh; các hướng dẫn khi có sự cố;

đ) Bố trí hóa chất trong kho phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên; có khoảng trống giữa tường với các kiện hóa chất lưu trữ gần tường nhất và phải có lối đi lại bên trong thoáng gió, không cản trở thiết bị ứng cứu khi thực hiện việc kiểm tra và chữa cháy.

Chương III

HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

MỤC 1. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT THUỘC DANH MỤC HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Điều 8. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Công Thương) có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện

1. Tài liệu pháp lý

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

b) [5] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) [6] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

d) [7] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

đ) [8] Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật

a) Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

b) Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

c) [9] (Được bãi bỏ)

d) Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.

3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất

a) Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

b) [10] (Được bãi bỏ)

c) [11] (Được bãi bỏ)

Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện

1. Tài liệu pháp lý

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

b) [12] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) [13] Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy;

d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật

a) Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chất nguy hiểm;

b) Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

c) [14] (Được bãi bỏ) ;

d) Bản kê khai địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy chứng nhận;

đ) Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.

3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh

a) Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

b) [15] (Được bãi bỏ)

c) [16] (Được bãi bỏ)

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện

Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.

2. [17] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

4. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

5. [18] (được bãi bỏ)

6. [19] (được bãi bỏ)

7. Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2 Điều 9 và điểm c, d khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

Điều 12. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung

1. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận.

2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận, gồm:

a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp;

c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Điều 13. Trường hợp cấp lại

1. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận (nếu có).

2. Trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại;

b) Giấy chứng nhận hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đã được cấp lần trước;

c) Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy chứng nhận đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).

Điều 14. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Công Thương.

2. [20] Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 và trong thời hạn 7 (bẩy) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.

4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Đối với các cơ sở đang sản xuất, kinh doanh hóa chất do yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải gửi cho Sở Công Thương bản sao hợp lệ quyết định được phép đổi tên doanh nghiệp và văn bản xin đổi lại Giấy chứng nhận.

Điều 15. Thời hạn của Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận có thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày cấp. Đối với tổ chức, cá nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thì tại Giấy chứng nhận phải ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện.

MỤC 2. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT THUỘC DANH MỤC HÓA CHẤT HẠN CHẾ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Điều 16. Tổ chức cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy phép).

Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

1. Tài liệu pháp lý

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;

b) [21] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) [22] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

d) [23] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

đ) [24] Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật

a) Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

b) Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

c) [25] (được bãi bỏ)

d) Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.

3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất.

a) Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

b) Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất;

c) [26] (được bãi bỏ)

Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

1. Tài liệu pháp lý

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;

b) [27] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) [28] Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy;

d) Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật

a) Bản giải trình nhu cầu kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;

b) Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ bản kinh doanh hóa chất nguy hiểm;

c) Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động, an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

d) Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy phép;

e) Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.

3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh

a) Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

b) [29] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở kinh doanh hóa chất;

c) [30] (được bãi bỏ)

Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

2. [31] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

4. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

5. [32] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất.

6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này.

7. Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2 Điều 17điểm a, d, đ khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

Điều 20. Trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung

1. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy phép đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép.

2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép, gồm:

a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;

b) Bản gốc Giấy phép đã được cấp;

c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Điều 21. Trường hợp cấp lại

1. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị cấp lại Giấy phép. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại;

b) [33] Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy phép (nếu có).

2. Trường hợp Giấy phép hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại;

b) [34] Giấy phép hoặc Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy phép đã được cấp lần trước;

c) Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy phép đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).

Điều 22. Thủ tục cấp Giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).

2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có văn bản yêu cầu bổ sung.

4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất đang sản xuất, kinh doanh trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được cấp Giấy phép nếu có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép theo quy định tại Điều này.

6. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh nếu dừng sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển địa điểm sản xuất, kinh doanh phải có văn bản báo cáo Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).

Điều 23. Thời hạn của Giấy phép

Giấy phép có thời hạn 03 (ba) năm, kể từ ngày cấp. Đối với tổ chức, cá nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thì tại Giấy phép phải ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện.

Chương IV

LẬP, THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CHO PHÉP SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, SỬ DỤNG HÓA CHẤT CẤM TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Điều 24. Danh mục hóa chất cấm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này cho các mục đích đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng, chống dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm) phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 25. Hồ sơ đề nghị cho phép sản xuất hóa chất cấm

Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại Điều 17 Thông tư này và các tài liệu sau:

1. Đơn đề nghị cho phép sản xuất hóa chất cấm gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này.

2. Bản cam kết thực hiện sản xuất hóa chất cấm.

3. Bản giải trình nhu cầu sản xuất hóa chất cấm.

Điều 26. Hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu hóa chất cấm.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu sau:

1. Đơn đề nghị cho phép nhập khẩu hóa chất cấm, nêu rõ nhu cầu và thời gian nhập khẩu gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao hợp lệ Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

3. Báo cáo số lượng hóa chất đã nhập khẩu trong năm kế hoạch.

4. Bản sao hợp lệ Hợp đồng mua bán hóa chất với doanh nghiệp nước ngoài.

Điều 27. Hồ sơ đề nghị cho phép sử dụng hóa chất cấm

Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cấm gửi 02 (hai) bộ hồ sơ, trong đó 01 (một) bộ gửi Thủ tướng Chính phủ, 01 (một) bộ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). Hồ sơ gồm các tài liệu sau:

1. Đơn đề nghị cho phép sử dụng hóa chất cấm, nêu rõ mục đích, phạm vi, địa điểm sử dụng hóa chất cấm gửi Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và văn bản thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy do cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền cấp.

5. Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng có sử dụng hóa chất cấm.

6. Bản kê khai về trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và lực lượng ứng phó sự cố hóa chất.

7. Bản kê khai trang bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

8. Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sử dụng hóa chất cấm.

9. Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

10. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sử dụng hóa chất.

Điều 28. Thẩm định hồ sơ cho phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm.

1. Thẩm định các điều kiện về sản xuất, kinh doanh hóa chất quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Luật Hóa chất và các tài liệu trong hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.

2. Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Thông tư này, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tiến hành kiểm tra, thẩm định. Văn bản thẩm định của Bộ Công Thương được đính kèm trong hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động tại cơ sở hiện có phải gửi văn bản báo cáo và giải trình chi tiết về việc bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi để Bộ Công Thương xem xét, thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 29. Quản lý sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm

1. Khi được yêu cầu, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm phải thực hiện đúng các quy định về kiểm chứng số liệu sản xuất, nhập khẩu và sử dụng do Bộ Công Thương phối hợp cùng các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thuộc Danh mục hóa chất cấm có trách nhiệm gửi báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

Nội dung báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Hóa chất.

Chương V

BIỆN PHÁP VÀ KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Điều 30. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.

2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với Sở Công Thương nơi đặt cơ sở hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư này.

Điều 31. Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất quy định tại Phụ lục IV Nghị định 108/2008/NĐ-CP với khối lượng vượt ngưỡng tương ứng phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư này.

2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có thể tự xây dựng hoặc thuê các đơn vị tư vấn xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

3. Hướng dẫn trình bày Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này.

Điều 32. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Hóa chất.

2. Các yêu cầu về nội dung cụ thể của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện theo quy định tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư này.

Điều 33. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Đơn đề nghị của chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.

2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 10 (mười) bản. Trường hợp cần nhiều hơn do yêu cầu của công tác thẩm định, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải cung cấp thêm số lượng theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.

3. Các tài liệu kèm theo (nếu có).

Điều 34. Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Cơ quan thẩm định, phê duyệt

a) Cục Hóa chất là cơ quan tiếp nhận, thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm A, B và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt;

b) Sở Công Thương là cơ quan tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C;

c) Phân loại dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm được phân loại theo quy mô và tính chất của dự án quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

a) Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất, thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm về tình trạng hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ cũng như yêu cầu khắc phục, bổ sung và thời hạn để hoàn thành hồ sơ;

c) Trong vòng 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, đánh giá của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất khi nội dung Kế hoạch đã phù hợp;

- Thông báo cho chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm không chấp thuận phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và nêu rõ lý do không chấp thuận phê duyệt;

- Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo những yêu cầu cần hoàn chỉnh, thời hạn hoàn thành để chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thực hiện. Trình tự, thủ tục thẩm định thực hiện như trình tự ban đầu.

Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư này.

3. Sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm gửi Kế hoạch đến cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Điều 35. Hoạt động của Hội đồng thẩm định

1. Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch, thư ký Hội đồng và các thành viên khác là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, chính quyền địa phương và các chuyên gia chuyên ngành. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định ít nhất là 09 (chín) người. Hội đồng thẩm định Kế hoạch có trách nhiệm tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và lập bản kết luận.

Kết luận của Hội đồng thẩm định thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 15 kèm theo Thông tư này.

2. Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được phê duyệt.

Điều 36. Cuộc họp của Hội đồng thẩm định

1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thẩm định. Cuộc họp thẩm định chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên.

2. Trường hợp thành viên Hội đồng thẩm định không thể tham gia cuộc họp thẩm định thì phải gửi Chủ tịch Hội đồng thẩm định ý kiến của mình bằng văn bản.

3. Tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gửi đến các thành viên Hội đồng thẩm định chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.

4. Thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận về nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đạt hoặc chưa đạt yêu cầu trên cơ sở ý kiến của 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng có mặt đồng ý.

5. Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.

Điều 37. Phí thẩm định

1. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải nộp phí thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Phí thẩm định được nộp một lần và nộp đồng thời với thời điểm nộp hồ sơ Kế hoạch.

2. Mức phí thẩm định, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 38. Quản lý Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm, chủ đầu tư dự án phải bảo đảm đúng các yêu cầu trong Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.

2. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng làm thay đổi yêu cầu an toàn đã được phê duyệt, xác nhận, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất xem xét, quyết định.

3. Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm, là căn cứ để xây dựng kế hoạch quản lý an toàn hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất.

4. Hàng năm chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Chương VI

PHIẾU KIỂM SOÁT MUA, BÁN HÓA CHẤT ĐỘC; XÂY DỰNG PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT; HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HÓA CHẤT MỚI; BẢO MẬT THÔNG TIN

Điều 39. Phiếu kiểm soát, mua bán hóa chất độc

1. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Luật Hóa chất việc mua, bán hóa chất độc phải có Phiếu kiểm soát và phải được lưu giữ tại bên bán, bên mua, phải xuất trình khi được yêu cầu.

2. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo mẫu tại Phụ lục 16 kèm theo Thông tư này.

Điều 40. Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất

1. Các hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hóa chất Điều 16, Điều 17 Nghị định 108/2008/NĐ-CP phải lập Phiếu an toàn hóa chất.

2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hóa chất, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải xây dựng Phiếu an toàn hóa chất. Phiếu an toàn hóa chất được chuyển giao miễn phí cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận hóa chất nguy hiểm ngay tại thời điểm giao nhận hóa chất lần đầu và khi có sự sửa đổi, bổ sung nội dung về Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp những bằng chứng khoa học cho thấy có sự thay đổi về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nguy hiểm phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Phiếu an toàn hóa chất trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có thông tin mới. Phiếu an toàn hóa chất sửa đổi, bổ sung phải được tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này cung cấp ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hóa chất đó. Ngày tháng sửa đổi, bổ sung và những nội dung sửa đổi, bổ sung phải thể hiện bằng dấu hiệu rõ ràng lưu ý người sử dụng Phiếu an toàn hóa chất.

4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm phải lưu giữ Phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm hiện có trong cơ sở của mình và xuất trình khi có yêu cầu, đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm có thể nắm được các thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.

5. Hình thức và nội dung Phiếu an toàn hóa chất

a) Phiếu an toàn hóa chất phải thể hiện bằng tiếng Việt và bản nguyên gốc hoặc tiếng Anh của nhà sản xuất ở dạng bản in;

b) Trường hợp Phiếu an toàn hóa chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hóa chất và đóng dấu giáp lai của nhà sản xuất, nhập khẩu;

c) Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất;

d) Xây dựng Phiếu an toàn hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 17 kèm theo Thông tư này.

Điều 41. Hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới

1. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới

a) Hóa chất mới chỉ được đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường sau khi có kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá hóa chất mới;

b) Hồ sơ đăng ký hóa chất mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải lập 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký hóa chất mới gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);

c) Trường hợp hóa chất mới đã được liệt kê ít nhất trong hai danh mục hóa chất nước ngoài, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới gửi hồ sơ đăng ký gồm:

- Đơn đăng ký hóa chất mới;

- Báo cáo tóm tắt đánh giá hóa chất kèm theo mã số CAS hoặc số UN của hóa chất mới ở hai danh mục hóa chất nước ngoài;

d) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải nộp hồ sơ, tài liệu quy định tại điểm b, c khoản này đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trong thời gian ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc.

2. Tổ chức đánh giá hóa chất mới

a) Việc đánh giá hóa chất mới được thực hiện tại tổ chức khoa học về hóa học, y học và độc học môi trường có đủ năng lực chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định;

b) Kết quả của quá trình đánh giá là thông tin đầy đủ về các đặc tính của hóa chất, thông tin để xây dựng Phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất mới có đặc tính nguy hiểm.

Điều 42. Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới theo quy định tại Điều 46 Luật Hóa chất phải báo cáo bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).

Báo cáo hóa chất mới theo mẫu tại Phụ lục 18 kèm theo Thông tư này.

2. Sau 05 (năm) năm, kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, nếu hóa chất mới không phát sinh các ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng có mức nguy hiểm khác với kết luận đánh giá hóa chất mới ban đầu, hóa chất mới sẽ được bổ sung vào Danh mục hóa chất quốc gia.

3. Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện hoạt động hóa chất mới; xử lý theo pháp luật hoặc tổ chức đánh giá bổ sung khi có bằng chứng cho thấy hóa chất mới có ảnh hưởng nghiêm trọng khác với kết luận đánh giá; thông báo cho cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan về kết quả đánh giá sau khi kết thúc đánh giá hóa chất mới.

Điều 43. Bảo mật thông tin

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thực hiện các quy định về bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 19 Nghị định 108/2008/NĐ-CP.

2. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất có trách nhiệm giữ bí mật thông tin bảo mật theo yêu cầu của bên khai báo, đăng ký, báo cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hóa chất.

3. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất không được gửi thông tin bảo mật qua mạng thông tin diện rộng.

4. Cán bộ, công chức được cử làm công tác bảo mật thông tin phải làm bản cam kết bảo vệ thông tin mật để lưu hồ sơ nhân sự. Bản cam kết phải nêu rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức được cử làm công tác bảo mật thông tin khi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

5. Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất khi gửi thông tin bảo mật của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có yêu cầu bảo mật thông tin phải thực hiện các quy định sau:

a) Lập sổ theo dõi thông tin bảo mật đi. Sổ theo dõi thông tin bảo mật đi phải ghi đầy đủ các cột, mục sau: số thứ tự, ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người nhận ký và ghi rõ họ tên. Thông tin bảo mật gửi đi phải cho vào bì dán kín;

b) Thông tin bảo mật gửi đi không được bỏ chung với tài liệu thường, ngoài bì phải đóng dấu ký hiệu các độ mật.

6. Khi nhận được thông tin bảo mật, bên nhận phải thông báo lại cho bên gửi.

7. Thông tin bảo mật gửi đến phải vào sổ thông tin bảo mật đến để theo dõi và chuyển cho người có trách nhiệm giải quyết.

8. Thông tin bảo mật phải được cất giữ, bảo quản nghiêm ngặt tại nơi bảo đảm an toàn tuyệt đối do thủ trưởng đơn vị quy định. Không được tự ý đưa thông tin bảo mật ra ngoài cơ quan. Ngoài giờ làm việc phải để Thông tin bảo mật vào tủ, bàn, két khóa chắc chắn.

9. Mọi trường hợp tiêu hủy thông tin bảo mật phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Trách nhiệm của Cục Hóa chất

Phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Định kỳ kiểm tra các điều kiện về sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đã được quy định tại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp.

Điều 45. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm trong ngành công nghiệp.

Điều 46. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đã được quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý.

Điều 47. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất quy định tại Chương III Thông tư này phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất theo quy định tại Điều 12 Luật Hóa chất và Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm khi có đủ điều kiện và có Giấy chứng nhận, Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư này.

3. Có trách nhiệm đảm bảo duy trì đúng các điều kiện sản xuất, kinh doanh như đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất.

4. Thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.

5. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định.

6. Chấp hành các quy định về kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 48. Báo cáo định kỳ

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm

a) Báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm gửi về Sở Công Thương trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm:

- Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện;

- Tình hình thực hiện an toàn hóa chất nơi đặt cơ sở hoạt động;

- Tình hình và kết quả thực hiện Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhóm C;

b) Báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 01 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 01 tháng 12 đối với báo cáo năm:

- Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;

- Tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhóm A, B.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trước ngày 15 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 15 tháng 12 đối với báo cáo năm.

3. Báo cáo tình hình an toàn hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 19 kèm theo Thông tư này.

Điều 49. Xử lý vi phạm

1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất không đảm bảo các điều kiện đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép đều bị coi là hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép.

2. Trường hợp vi phạm điều kiện sản xuất, kinh doanh đã được quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định 108/2008/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này mà tổ chức, cá nhân không kịp thời khắc phục, cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép sẽ thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hóa chất. Trường hợp vi phạm các quy định về hoạt động hóa chất, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép nếu có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 50. Hiệu lực thi hành[35]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2010.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất.

3. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức, cá nhân không có hoặc không đáp ứng đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Thông tư này sẽ phải ngừng sản xuất, kinh doanh hóa chất cho đến khi thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.



[1] Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011 có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Hoá chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;

Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất”.

Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”.

Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực.”

Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ công Thương có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 1 năm 2017 có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương”

[2] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ công Thương.

[3] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ công Thương.

[4]Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ công Thương.

[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[6] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[7] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[8] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[9] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[10] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011

[11] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011

[12] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[13] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 27 /2016/TT-BCT ngày tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[14] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 27 /2016/TT-BCT ngày tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[15] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011

[16] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất có hiệu lực thi hành từ ngày 6 tháng 6 năm 2011

[17] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[18] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[19] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[20] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[21] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[22] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[23] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[24] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[25] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Thông tư sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015

[26] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Thông tư sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015

[27] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[28] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[29] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[30] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 06/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Thông tư sửa đổi, bổ sung một số thông tư của Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015

[31] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[32] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[33] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[34] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016

[35] Điều 12 Thông tư số 04 /2016/TT-BCT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016 quy định như sau:

“Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2016.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Công Thương để xem xét, hướng dẫn giải quyết./.

Điều 20 Thông tư số 27 /2016/TT-BCT ngày tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2016 quy định như sau:

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2017.

2. Các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, HC, PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 05/VBHN-BCT

Hanoi, January 12, 2017

 

CIRCULAR

SPECIFYING CERTAIN ARTICLES OF LAW ON CHEMICALS AND GOVERNMENT'S DECREE NO. 108/2008/ND-CP DATED OCTOBER 07, 2008 ON GUIDELINES FOR CERTAIN ARTICLES OF LAW ON CHEMICALS

The Circular No. 28/2010/TT-BCT dated June 28, 2010 by the Minister of Industry and Trade specifying certain articles of Law on Chemicals and the Government's Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 on guidelines for certain articles of Law on Chemicals, which entered into force from August 16, 2010, was amended by the following Circulars:

1. The Circular No. 18/2011/TT-BCT dated April 21, 2011 by the Minister of Industry and Trade on supplementing and annulling administrative procedures in the Circular No. 28/2010/TT-BCT dated June 28, 2010 by the Ministry of Industry and Trade specifying certain articles of the Law on Chemicals and the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 on guidelines for certain articles of the Law on Chemicals, and coming into force from June 06, 2011.

2. The Circular No. 06/2015/TT-BCT dated April 23, 2015 by the Minister of Industry and Trade on amendments to a number of circulars promulgated by Ministry of Industry and Trade on administrative procedures in the fields of chemicals, electricity and trade in commodities via commodity exchanges, and coming into force from June 01, 2015.

3. The Circular No. 04/2016/TT-BCT dated June 06, 2016 by the Minister of Industry and Trade on amendments to a number of circulars promulgated by Ministry of Industry and Trade on administrative procedures in the fields of e-commerce, chemicals, wine production and trade, franchise, trade in commodities via commodity exchanges, energy, food safety and electricity, and coming into force from July 20, 2016.

4. The Circular No. 27/2016/TT-BCT dated December 05, 2016 by the Minister of Industry and Trade on amending and annulling a number of legislative documents on requirements for investment and trade in certain fields under state management of Ministry of Industry and Trade, and coming into force from January 20, 2017.

Pursuant to the Government’s Decree No. 189/2007/ND-CP dated December 27, 2007 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 on guidelines for certain articles of Law on Chemicals;

The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular specifying certain articles of the Law on Chemicals and the Decree No. 108/2008/ND-CP.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular deals with:

a) Required facilities for ensuring safety in industrial chemical production and trade;

b) Procedures and application for a Certificate of eligibility for production and trade in chemicals on the list of conditional industrial chemicals (hereinafter referred to as “Certificate”);

c) Procedures and application for a License for production and trade in chemicals on the list of restricted industrial chemicals (hereinafter referred to as “License”);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Measures and plans for prevention and response to industrial chemical-related incidents;

e) Toxic chemical sale records; safety data sheets; application for registration of new chemicals and assessment thereof; and confidentiality of chemical information.

2. Issuance of a Certificate and a License specified herein shall not be granted for explosive pre-substances, petrol, oil and liquefied petroleum gas.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to producers, traders and users of industrial chemicals and entities having chemical-related activities in territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. List of conditional industrial chemical production and trade is a list of chemicals specified in Appendix No. 1 attached hereto.

2. List of restricted industrial chemicals is a list of chemicals specified in Appendix II of the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 on guidelines for certain articles of the Law on Chemicals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Trade in chemicals means performance of one stage, some or all stages of investment process from producing to consuming or providing chemical services on the market for profitable purposes.

5. Valid copy means a copy that is notarized or authenticated by a competent authority.

6. CAS (Chemical Abstracts Service) number is a unique numerical identifier assigned to every chemical substance by Chemical Abstracts Service (a division of the American Chemical Society).

7. UN (United Nations) number is a four-digit number that identifies hazardous chemicals and is regulated by the United Nations.

Chapter II

FACILITIES FOR ENSURING SAFETY IN INDUSTRIAL CHEMICAL PRODUCTION AND TRADE

Article 4. (Annulled)

Article 5. (Annulled)

Article 6. (Annulled)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Vehicles used to transport chemicals shall meet applicable safety standards on hazardous chemicals and the following requirements:

a) Vehicles shall be designed in a manner that prevents spill or leakage of chemicals into the environment. During the transport, chemicals which are potentially cause reactions shall not be stored together to avoid danger;

b) Chemicals shall be contained in suitable packages and transported by special-purpose vehicles;

c) Warning signs shall be seen on vehicles. In the cases where a vehicle transports different chemicals, the symbols of all chemicals shall be stuck on both sides and the rear of the vehicle.

2. Safe operation of chemical warehouses

a) There shall be measures or plans for prevention and response to chemical-related incidents in chemical factories and chemical warehouses;

b) Chemical producers shall make regulations on chemical safety a system of warning signs corresponding to the hazards of chemicals. If a chemical substance poses various types of hazards, its warning symbols shall specify all types of such hazards;

c) The operation of chemical warehouse areas shall satisfy strict requirements for safety and hygiene and avoid threats of fire or leakage, etc.;

d) Warehouse-keepers shall follow instructions on safety data sheets of all chemicals to be stored and transported; instructions on chemical safety and hygiene plans and instructions; instructions on response to accidents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter III

PROCEDURES AND APPLICATION FOR CERTIFICATES OR LICENSES

Section 1. PROCEDURES AND APPLICATION FOR CERTIFICATES

Article 8. Certificate-issuing authorities

Certificates shall be issued by Departments of Industry and Trade of provinces/central-affiliated cities (hereinafter referred to as “Departments of Industry and Trade”).

Article 9. Application for a Certificate submitted by a chemical producer

1. Legal documents

a) A completed application form according to the specimen in Appendix No. 2 of this Circular;

b) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the Business Registration Certificate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the written approval of the environmental impact assessment report or the written confirmation of environmental safety commitment registration with the project enclosed granted by the competent authority;

dd) A copy of the commitment to fulfillment of fire safety requirements submitted to the local fire department.

2. Technical documents

a) A list of factories and warehouses of the hazardous chemical producer;

b) A list of personal protective equipment made according to the specimen in Appendix No. 3 attached hereto;

c) (Annulled);

d) Safety data sheets of every hazardous chemical in the factory.

3. Documents on eligibility of the producer

a) A list of personnel provided in the specimen in Appendix No. 4 attached hereto, including executives, managers, technicians and other staff directly related to production, storage and transport of hazardous chemicals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) (Annulled).

Article 10. Application for a Certificate submitted by a chemical trader

1. Legal documents

a) A completed application form according to the specimen in Appendix No. 2 attached hereto;

b) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the Business Registration Certificate;

c) A copy of the commitment to fulfillment of fire safety requirements submitted to the local fire department;

d) A written confirmation of environmental safety commitment registration granted by the competent authority.

2. Technical documents

a) A list of factories and warehouses of the hazardous chemical trader;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) (Annulled);

d) A list of chemical stores. If the trader has multiple stores that sell the same chemicals, a separate application shall be made for each store under this Article but the Certificate will cover all of them;

dd) Safety data sheets for every hazardous chemical in the store.

3. Documents on eligibility of the trader

a) A list of personnel provided in the specimen in Appendix No. 4 attached hereto, including executives, managers, technicians and other staff directly related to trade, storage and transport of hazardous chemicals;

b) (Annulled);

c) (Annulled).

Article 11. Application for a Certificate submitted by an entity both producing and trading in chemicals

An entity that both produces and trades in chemicals shall submit an application which consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the Business Registration Certificate.

3. Safety data sheets of every hazardous chemical in the factory and the store.

4.  A list of personnel provided in the specimen in Appendix No. 4 attached hereto, including executives, managers, technicians and other staff directly related to production, trade, storage and transport of hazardous chemicals.

5. (Annulled).

6. (Annulled).

7. Documents specified in Points c, d and dd Clause 1; Points a, b and c Clause 2 Article 9; and Points c and d Clause 2 Article 10 herein.

Article 12. Revision

1.  The entity that wishes to have their Certificate revised shall submit an application for revision to the Certificate to the Department of Industry and Trade.

2. An application for revision to the Certificate shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The original Certificate;

c) Documents proving the need of revision.

Article 13. Reissue

1.  The entity whose Certificate is lost or damaged shall submit an application for reissue of the Certificate to the Department of Industry and Trade, which consists of:

a) A written request for reissue;

b) A valid copy of the Certificate (if any).

2. If a Certificate expires, the Certificate holder shall submit an application for reissue of the Certificate to the Department of Industry and Trade at least 30 (thirty) working days before such Certificate expires. An application for reissue of the Certificate shall include:

a) A written request for reissue;

b) The issued Certificate or its valid copy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Procedures for issuance of Certificates

1. The applicant shall submit an application for the Certificate to a Department of Industry and Trade.

2. Within 12 (twelve) days from the day on which the valid application prescribed in Article 9, Article 10 or Article 11 herein is received and within 7 (seven) days from the day on which the valid application specified in Article 12 or Article 13 herein is received, the Department of Industry and Trade shall inspect and consider issuing a Certificate according to the specimen in Appendix No. 5 attached hereto to the applicant.

If the application is rejected, the Department of Industry and Trade shall provide the applicant with explanation in writing.

3. Within 5 (five) days after receiving the application which is incomplete or invalid, the Department of Industry and Trade shall send a written request to the applicant for submitting additional documents.

4. Fees for issuance of a Certificate shall be covered by the applicant as prescribed by the Ministry of Finance.

5. A chemical producing or trading establishment that renames itself but does not change its production and trade requirements shall send to the Department of Industry and Trade a valid copy of the enterprise-renaming decision and a written request for Certificate reissue.

Article 15. Validity period of Certificates

The validity period of a Certificate is 5 (five) years from its date of issue. If the trader has multiple stores, the certificate shall indicate all of these stores which are identified as satisfying prescribed requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Licensing authority

Licenses shall be issued by the Ministry of Industry and Trade.

Article 17. Application for a License submitted by a chemical producer

1. Legal documents

a) A completed application form according to the specimen in Appendix No. 6 attached hereto;

b) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the Business Registration Certificate;

c) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the written approval of factory construction as prescribed in regulations of law on construction management and investment;

d) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the written approval of the environmental impact assessment report or the written confirmation of environmental safety commitment registration with the project enclosed granted by the competent authority;

dd) A copy of the commitment to fulfillment of fire safety requirements submitted to the local fire department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A list of factories and warehouse of the hazardous chemical producer;

b) A list of personal protective equipment made according to the specimen in Appendix No. 3 attached hereto;

c) (Annulled);

d) Safety data sheets of every hazardous chemical in the factory.

3. Documents on eligibility of the producer.

a) A list of personnel provided in the specimen in Appendix No. 4 attached hereto, including executives, managers, technicians and other staff directly related to production, storage and transport of hazardous chemicals;

b) A valid copy of the bachelor's degree in chemicals of the technical director or deputy technical director; certificates of training in chemicals of technicians and employees of the producer;

c) (Annulled).

Article 18. Application for a License submitted by a chemical trader

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A completed application form according to the specimen in Appendix No. 6 attached hereto;

b) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the Business Registration Certificate;

c) A copy of the commitment to fulfillment of fire safety requirements submitted to the local fire department;

d) A written confirmation of environmental safety commitment registration granted by the competent authority.

2. Technical documents

a) A written explanation on demand for restricted chemicals;

b) A list of factories and warehouses of the hazardous chemical trader;

c) A list of personal protective equipment made according to the specimen in Appendix No. 3 attached hereto;

d) A list of special-purpose vehicles and a valid copy of the permit of hazardous goods transport;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Safety data sheets of every hazardous chemical in the store.

3. Documents on eligibility of the trader

a) A list of personnel provided in the specimen in Appendix No. 4 attached hereto, including executives, managers, technicians and other staff directly related to trade, storage and transport of hazardous chemicals;

b) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of each certificate of training in chemicals of technicians and employees of the trader;

c) (Annulled).

Article 19. Application for a License submitted by an entity both producing and trading in restricted chemicals

An entity that both produces and trades in chemicals shall submit an application which consists of:<

1.  An application for a License.

2. b) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the Business Registration Certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. A list of personnel provided in the specimen in Appendix No. 4 attached hereto, including executives, managers, technicians and other staff directly related to production, trade, storage and transport of hazardous chemicals.

5. A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the bachelor's degree in chemicals, economics or technology of the technical director or deputy technical director; certificates of training in chemicals of technicians and employees.

6. Health certificates granted by health facilities of districts to the personnel stated in Clause 4 this Article.

7. Documents specified in Points c, d and dd Clause 1; Points a, b and c Clause 2 Article 17; and Points a, d and dd Clause 2 Article 18 herein.

Article 20. Revision

1. The entity that wishes to have their License revised shall submit an application for revision to the License to the Ministry of Industry and Trade.

2.  An application for revision to the License shall include:

a) A written request for revision;

b) The original License;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 21. Reissue

1.  The entity whose License is lost or damaged shall submit an application for reissue of the License to the Ministry of Industry and Trade, which consists of:

a) A written request for reissue;

b) A copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of the License (if any).

2. If a Certificate expires, the License holder shall submit an application for reissue of the Certificate to the Ministry of Industry and Trade at least 30 (thirty) working days before such License expires. An application for reissue of the License shall include:

a) A written request for reissue;

b) The issued License or a copy from the issuing authority’s register, a certified true copy or a copy enclosed with the original copy of such License;

c) A report on chemical production and trade during the validity period of the License specifying names of chemicals and purposes of use thereof, volumes of chemicals produced, imported and consumed; volumes of chemical input, output and inventory and locations of chemical storage; implementation of chemical safety measures; and other information (if any).

Article 22. Procedures for issuance of Licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Within 20 (twenty) days from the day on which the valid application prescribed in Article 17, Article 18, Article 19, Article 20 or Article 21 herein is received, the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency) shall consider inspecting and granting the License according to the specimen in Appendix No. 7 attached hereto to the applicant.

If the application is rejected, the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency) shall provide the applicant with explanation in writing.

3. Within 5 (five) days after receiving the application that is incomplete or invalid, the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency) shall send a written request to the applicant for submitting additional documents.

4. Fees for issuance of the License shall be covered by the applicant as prescribed by the Ministry of Finance.

5. Chemical producers and traders operating before the effective date of this Circular without any License may continue their business provided that they follow procedures as stipulated in this Article.

6. Producers and traders of restricted industrial chemicals that cease their business or relocate their factories or stores shall report thereon in writing to the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency).

Article 23. Validity period of Licenses

The validity period of a License is 3 (three) years from the date of issue. For an organization or individual with many business places, License shall indicate all of these business places which are identified as satisfying the prescribed requirements.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. List of banned chemicals

Entities producing, importing or using banned chemicals on the list specified in Clause 3 Article 3 herein for the purposes of national security and defense, epidemic prevention and control and in other special cases in the industry (hereinafter referred to as “producing, importing or  using banned chemicals”) shall obtain the Prime Minister's permission.

Article 25. Application for licensing production of banned chemicals

To produce banned chemicals, a producer shall submit 1 (one) set of application to the Prime Minister and another set to the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency). Each set of application includes documents stated in Article 17 herein and the following:

1. A completed application form according to the specimen in Appendix No. 8 attached hereto.

2. A written commitment on producing banned chemicals.

3. A written explanation on producing banned chemicals.

Article 26. Application for licensing import of banned chemicals

To import banned chemicals, an importer shall submit 1 (one) set of application to the Prime Minister and another set to the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency). Each set of application shall contain:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A valid copy of the License.

3. A report on the quantity of chemicals to be imported in the planned year.

4. A valid copy of an agreement on chemical sale and purchase concluded with a foreign enterprise.

Article 27. Application for licensing use of banned chemicals

To use banned chemicals, a user shall submit 1 (one) set of application to the Prime Minister and another set to the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency). Each set of application shall contain:

1. A completed application form according to the specimen in Appendix No. 10 attached hereto.

2. A valid copy of the Business Registration Certificate.

3.  A valid copy of the written approval of the environmental impact assessment report or the written confirmation of environmental safety commitment registration granted by the competent authority.

4. Valid copies of the written confirmation of eligibility for public order and the commitment to fulfillment of fire safety requirements submitted to the local fire department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. A list of equipment for prevention and response to chemical-related incidents and personnel thereof.

7. A list of personal protective equipment to be made according to the specimen in Appendix No. 3 attached hereto.

8. A list of factories and warehouses of the banned chemical user.

9. A list of special-purpose vehicles and a valid copy of a permit of hazardous goods transport.

10. Safety data sheets of every hazardous chemical consumed by the user.

Article 28. Inspection of application for licensing production, import or use of banned chemicals

1. Inspection of an application for licensing production, import or use of banned chemicals consists of inspection of requirements for chemical production and trade specified in Article 11, Article 12 or Article 13 of the Law on Chemicals and documents included in applications of banned chemical producers, importers or users prescribed in Article 25, Article 26 or Article 27 herein.

2. Within 20 (twenty) working days from the day on which the valid application prescribed in Article 25, Article 26 or Article 27 herein is received, the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency) shall consider inspecting such application. The Ministry of Industry and Trade shall enclose a written inspection with its documents that are submitted to the Government.

3. Any producer, importer or user of banned chemicals that wishes to revise its current activities shall send a report and a written explanation on revision to the Ministry of Industry and Trade for inspecting before getting the Government’s approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Upon request, producers, importers and users of banned chemicals shall comply with regulations on production, import and use data checking conducted by the Ministry of Industry and Trade in coordination with relevant authorities.

2. Producers, importers and users of banned chemicals shall send reports on production, import and use of banned chemicals to the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency) before January 31 every year.

Contents of such report shall comply with Clause 2 Article 52 of the Law on Chemicals.

Chapter V

MEASURES AND PLANS FOR PREVENTION AND RESPONSE TO INCIDENTS RELATED TO INDUSTRIAL CHEMICALS

Article 30. Measures for prevention and response to chemical-related incidents (hereinafter referred to as “measures”)

1. Investors of projects that involve production, trade, use or storage of hazardous chemicals not on the list specified in Clause 1 Article 38 of the Law on Chemicals shall take measures suitable to production scale and conditions and properties of chemicals.

2. Investors of projects that involve production, trade, use or storage of hazardous chemicals (hereinafter referred to as “investors”) shall submit reports on implementation of the measures to the Departments of Industry and Trade of their provinces where their establishments are located as stipulated in Clause 1 Article 48 herein.

Article 31. Plans for prevention and response to chemical-related incidents (hereinafter referred to as “plans”)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Investors may themselves make or hire consultants to make plans.

3. A plan shall be presented under the guidance in the specimen provided in Appendix No. 11 attached hereto.

Article 32. Contents of plans

1. Contents of a plan shall be implemented according to Article 39 of the Law on Chemicals.

2. Requirements for specific contents of a plan are provided in Appendix No. 12 attached hereto.

Article 33. Application for approval of plans

1. A completed application form according to the specimen in Appendix No. 13 attached hereto.

2. 10 (ten) copies of the plan.  If more copies are required to meet inspection requirements, the investor shall additionally supply them at the request of an inspecting authority.

3. Other attachments (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Inspecting and approving authorities

a) The Vietnam Chemicals Agency shall receive and inspect plans for investment projects on production, trade, use or storage of hazardous chemicals of group A and group B; and submit such plans to the Ministry of Industry and Trade for approval;

b) Departments of Industry and Trade of provinces shall receive, inspect and consider approving plans for investment projects on production, trade, use and storage of hazardous chemicals of group C;

c) Projects on production, trade, use or storage of hazardous chemicals shall be classified by their scales and characteristics under the Government's Decree No. 12/2009/ND-CP dated February 12, 2009 on management of construction projects.

2. Inspection of plans for prevention and response to chemical-related incidents

a) Pursuant to Clause 3 Article 40 of the Law on Chemicals, the time limit for inspecting and approving a plan is 30 (thirty) days from the day on which the valid application is received;

b) Within 7 (seven) days from the day on which the application is received, the receiving authority shall notify the investor in writing of the incompleteness or invalidity of his/her application and request supplementation thereof within a prescribed time limit;

c) Within 15 (fifteen) days from the day on which the inspection result is given by the inspection council, the application-receiving authority shall:

- Submit a plan if it is satisfactory to a competent authority for approval;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Notify the investor of necessary revisions to the plan (if any) and time limit for making such revisions. Procedures for inspection of the plan shall be as same as the previous ones.

A written approval of a plan shall be made according to the specimen in Appendix No. 13 attached hereto.

3. After the plan is approved, the investor shall send it to the fire prevention and fighting authority, local authority and sector managing authority or the management board of the industrial park, export-processing zone or economic zone in which his/her establishment is located.

Article 35. Operation of inspection councils

1. An inspection council of a plan shall be established under a decision of the head of a competent authority. An inspection council is composed of at least 9 (nine) members including: a chairman, a secretary, representative(s) of competent State authority, representative(s) of fire prevention and fighting authority, representative(s) of local authority and relevant experts. The inspection council shall inspect the plan and make written conclusion.

Such conclusion shall be made according to the specimen in Appendix 15 attached hereto;

2. An inspection council's operation shall make decisions through discussions. It shall cease operation and automatically dissolve as soon as the plan is approved.

Article 36. Meetings of inspection councils     

1. The council chairman shall organize an inspection meeting only when it is attended by at least 2/3 (two-thirds) of the council's total members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Within 5 (five) working days before the meeting is organized, documents related to the meeting including a plan approved by a competent authority shall be sent to all members of the council.

4. Members of the inspection council shall discuss contents of the plan and its relevant issues. The council chairman shall then conclude whether contents of the plan is eligible based on the consent of 2/3 (two-thirds) of the members attending the meeting.

5. The council secretary shall make a minutes of the inspection meeting which shall be signed by him/her and the council chairman..

Article 37. Inspection fees

1. Every investor shall pay for fees for inspection of a plan. Inspection fees shall be paid in a lump sum when the plan is submitted.

2. Rates, collection, transfer and management of inspection fees shall comply with the Ministry of Finance’s guidance.

Article 38. Management of measures or plans

1. In the execution of a project on production, trade, use or storage of hazardous chemicals, an investor shall meet all requirements for approved measures or plans.

2. Any change made during the course of construction that results in a change of approved safety requirements shall be reported to a competent authority by the investor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Every year, investors shall make plans and organize drills for prevention and response to chemical-related incidents as stated in their measures or plans.

Chapter VI

TOXIC CHEMICAL SALE RECORDS; SAFETY DATA SHEETS; APPLICATION FOR REGISTRATION OF NEW CHEMICALS AND ASSESSMENT THEREOF; AND CONFIDENTIALITY OF CHEMICAL INFORMATION

Article 39. Toxic chemical sale records

1. Pursuant to Clause 1 and Clause 3 Article 23 of the Law on Chemicals, the sale of toxic chemicals shall be recorded in writing. The records have to be retained by the seller and the buyer and presented on request.

2. A toxic chemical sale records shall be made according to the specimen in Appendix No. 16 attached hereto.

Article 40. Safety data sheets

1. Chemicals that are classified as hazardous chemicals according to Clause 1 Article 29 of the Law on Chemicals and Article 16 and Article 17 of the Decree No. 108/2008/ND-CP shall be specified in safety data sheets.

2. According to Clause 2 Article 29 of the Law on Chemicals, producers or importers shall prepare safety data sheets before putting hazardous chemicals into use or sale in the market. Safety data sheet shall be given free of charge to hazardous chemical recipients right at the first-time delivery of the chemicals and upon changes in their contents as specified in Clause 3 this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Producers and importers of hazardous chemicals shall keep safety data sheets of all hazardous chemicals currently in their establishments and produce these sheets if required, ensuring that information about safety date sheets is in available to all entities related to hazardous chemicals.

5. Form and contents of safety data sheets

a) A safety data sheet shall be made in Vietnamese enclosed with its original or an English version printed by the producer;

b) If a safety data sheet has multiple pages, they shall be numbered consecutively from the first page to the last one. The number on each page consists of the ordinal number of the page and the number showing the total pages of the safety data sheet with seals affixed by a producer or an importer;

c) A safety data sheet includes contents specified in Clause 3 Article 29 of the Law on Chemicals;

d) A safety data sheet shall be made according to the specimen in Appendix No. 17 attached hereto.

Article 41. Application for registration of new chemicals and assessment thereof

1. Application for registration of new chemicals

a) A new chemical may be put into use or sale in the market only after the result of its assessment by an assessing authority is obtained.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If a new chemical is included in at least two foreign lists of chemicals, a producer or an importer shall submit an application with the following documents:

- A completed application form for registration of new chemicals;

- A summary report on chemical assessment together with a CAS number and a UN number of the new chemical in two aforesaid lists.

d) Within 30 (thirty) working days, a producer or an importer of new chemicals shall file documents as specified in Points b and c this Clause to the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency).

2. Assessment of new chemicals

a) Assessment of new chemicals shall be carried out by a scientific organization specialized in chemistry, medicine and environmental toxicology with professional qualifications appointed by the Minister of Industry and Trade;

b) Assessment results shall include information about properties of chemicals and information serving the making of safety data sheets for new chemicals with hazardous properties.

Article 42. Management of activities related to new chemicals

1. Entities having activities related to new chemicals as specified in Article 46 of the Law on Chemicals shall report theses activities to competent authorities and the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. If a new chemical has no serious effects or effects with the hazard different from the initial conclusions on its assessment within 5 (five) years from the day on which it is registered, it will be added to the national list of chemicals.

3. The Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency) shall inspect and supervise the compliance with requirements for new chemicals; handle violations under law or carry out additional assessment of new chemicals when there is proof that such chemicals have serious effects different from assessment conclusions; and notify customs offices and relevant authorities of assessment results upon their conclusions.

Article 43. Confidentiality of information

1. Entities having chemical-related activities shall abide by regulations on information confidentiality as prescribed in Article 19 of the Decree No. 108/2008/ND-CP.

2. Entities receiving chemical declarations, registration applications or reports shall protect the confidentiality of information at the request of declarants or reporters, except for contents specified in Clause 1 Article 51 of the Law on Chemicals.

3. Entities receiving chemical declarations, registration applications or reports shall not send confidential information via the wide-area information network.

4. Officials responsible for performing information confidentiality duties shall make written commitments to protect information confidentiality, which shall be filed in their personnel dossiers. Such written commitments shall clearly indicate responsibilities of officials concerned, who shall be handled under applicable regulations for any violations.

5. When sending confidential information of entities having chemical-related activities that request information confidentiality, entities receiving chemical declarations, registration applications or reports shall:

a) Keep books for monitoring outgoing confidential information. In such a book, all the following items shall be fully filled in: ordinal numbers, date and place of receipt of information, main contents, level of confidentiality, level of urgency and signature and full name of the recipient. Outgoing confidential information documents shall be put in sealed envelopes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Upon receiving confidential information, recipients shall give feedback to senders.

7. Incoming confidential information documents shall be recorded in a book for monitoring and shall be transferred to responsible persons for handling.

8. Confidential information documents shall be strictly stored in safe places designated by heads of concerned units. Confidential information documents may not be brought out of the unit's premises without permission. They shall be stored in file cabinets, desks or strongboxes with secure locks.

9. Any annulment of confidential information is subject to approval of a competent authority.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 44. Responsibilities of the Vietnam Chemicals Agency

Disseminate, provide guidelines, follow and inspect the implementation of this Circular; Periodically inspect requirements for production and trade of hazardous chemical production and trading establishments as specified in the License.

Article 45. Responsibilities of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 46. Responsibilities of Departments of Industry and Trade

1. Disseminate and instruct chemical producers, traders and users in their provinces to implement this Circular.

2. b) Inspect requirements for hazardous chemical production and trade specified in the Certificate and handle administrative violations against chemical-related activities committed by entities in their provinces.

Article 47. Responsibilities of entities having chemical-related activities

1. Chemical producers and traders stipulated in Chapter III herein shall satisfy requirements for facilities corresponding to operating range and properties of chemicals as prescribed in Article 12 of the Law on Chemicals and this Circular.

2. Entities having chemical-related activities are only entitled to produce and trade in hazardous chemicals when satisfying all requirements and having their Certificates or Licenses issued by competent state authorities as specified herein.

3. Chemical organizations and individuals shall maintain the compliance with requirements for production and trade as specified in granted Certificates or Licenses.

4. Chemical organizations and individuals shall properly and fully comply with approved regulations on prevention and response to chemical-related incidents.

5. Chemical organizations and individuals shall create favorable conditions for competent authorities to inspect requirements for production and trade in chemicals as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 48. Periodic reports

1. Responsibilities of entities having chemical-related activities

a) Submit a biannual report before June 10 and an annual report before December 10 to a Department of Industry and Trade on:

- Production and trade in chemicals on the list of conditional industrial chemicals;

- Implementation of chemical safety in their establishments;

- Results of implementation of measures or plans related to chemicals of group C;

b) Submit a biannual report before June 01 and an annual report before December 01 to the Ministry of Industry and Trade (Vietnam Chemicals Agency) on:

- Production and trade in chemicals on the list of restricted industrial chemicals;

- Results of implementation of plans related to chemicals of group A and group B.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Chemical safety shall be reported according to the specimen in Appendix No. 19 attached hereto.

Article 49. Actions against violations

1. In the process of production and trade in chemicals, chemical-related activities of any entity that fails to satisfy requirements specified in his/her granted Certificate or License shall be deemed to be illegal.

2. In the cases where the aforesaid entity fails to take prompt actions against violations of production and trade requirements specified in the Law on Chemicals and the Decree No. 108/2008/ND-CP and provisions herein, his/her granted Certificate or License shall be revoked according to Clause 2 Article 18 of the Law on Chemicals. Such entity shall be sanctioned depending on nature and seriousness of violations if violating against regulations on chemicals; or compensate if causing any damage as regulated by law.

3. Any competent authority or individual commits any violation against issuance of a Certificate or a License shall be administratively sanctioned under regulations of the Decree No. 90/2009/ND-CP dated October 20, 2009 on sanctions against administrative violations of chemical activities of face criminal prosecution.

Article 50. Effect

This Circular comes into force from August 16, 2010.

2. This Circular replaces the Circular No. 12/2006/TT-BCN dated December 22, 2006 by the Ministry of Industry (now known as the Ministry of Industry and Trade) on guiding the implementation of the Government’s Decree No. 68/2005/ND-CP dated May 20, 2005 on chemical safety.

3. As from January 01, 2011, hazardous chemical producers and traders shall follow procedures to apply for a Certificate or a License as prescribed herein.  Producers and traders that fail to meet requirements for production and trade in chemicals on the list of conditional industrial chemicals or restricted industrial chemicals specified in the Law on Chemicals, the Decree No. 108/2008/ND-CP and this Circular shall cease producing and trading in chemicals until they fully meet all prescribed requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

  

 

CERTIFIED BY MINISTER




Tran Tuan Anh

 

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCT ngày 12/01/2017 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật Hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất do Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.377

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.52.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!