Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 195/2019/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2019/NĐ-CP khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

Số hiệu: 195/2019/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Phan Văn Giang
Ngày ban hành: 27/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/2019/TT-BQP

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 18/2019/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 02 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật n sau chiến tranh;

Theo đề nghị của Tư lệnh Binh chủng Công binh;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết một s điều và biện pháp thi hành Nghị định s 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh (sau đây gọi tắt là Nghị định 18/2019/NĐ-CP), bao gồm:

1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch, dự án, hạng mục, nhiệm vụ và phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

2. Công tác điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ và thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

3. Công tác quản lý chất lượng, quản lý an toàn và quản lý thông tin trong khắc phục hậu quả bom mìn vật n sau chiến tranh.

4. Công tác đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

5. Hp tác quốc tế và quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật được phép hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Phân loại dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật n sau chiến tranh được phân loại như sau:

1. Nhóm I

a) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt;

b) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ tại khu vực có tổng diện tích cần phải điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ trên 500ha;

c) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ dưới biển nơi có độ sâu nước lớn hơn 30m.

2. Nhóm II

a) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ tại khu vực có tổng diện tích cần phải điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ từ 30ha đến 500ha;

b) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ dưới biển nơi có độ sâu nước đến 30m.

3. Nhóm III

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ không quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG, DỰ TOÁN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH

Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ

Điều 4. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia

1. Lập chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia

a) Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (sau đây gọi tắt là VNMAC) chịu trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia theo các quy định tại Điều 10, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định 18/2019/NĐ-CP và theo Mẫu số 01, 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trình Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng);

b) Thời hạn của chương trình khắc phục hậu quả bom mìn cấp quốc gia phù hp với thời hạn chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia từng thời kỳ; thời hạn của kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn cấp quốc gia phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

2. Hồ sơ gửi thẩm định chương trình, kế hoạch cấp quốc gia

a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;

b) Dự thảo chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ;

c) Bản tổng hợp, giải trình ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân;

d) Các văn bản hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

3. Trình phê duyệt

a) Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để hoàn chỉnh chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tưng Chính phủ phê duyệt;

b) Hồ sơ trình phê duyệt gồm các văn bản quy định tại Khoản 2 Điều này và báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định;

c) Thời hạn trình phê duyệt: Trước ngày 15 tháng 8 năm cuối đối với chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ; trước ngày 15 tháng 8 hàng năm đối với kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ.

Điều 5. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Lập chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn của địa phương theo quy định tại Điều 10 Nghị định 18/2019/NĐ-CPMẫu số 01, 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thời hạn của chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp tỉnh phù hợp với thời hạn chương trình khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia. Thời hạn của kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp tỉnh phù hợp với thời hạn kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2. Thẩm định chương trình, kế hoạch cấp tỉnh

a) VNMAC có trách nhiệm giúp Bộ Quốc phòng thẩm định chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn cấp tỉnh;

b) Hồ sơ thẩm định gồm:

- T trình ban hành chương trình, kế hoạch;

- Dự thảo chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ;

- Bản tổng hp, giải trình ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân;

- Các văn bản hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

c) Nội dung thẩm định;

- Sự cần thiết của chương trình, kế hoạch để phục vụ thực hiện các mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình, kế hoạch; sự phù hợp với các tiêu chí xác định của chương trình, kế hoạch cấp quốc gia;

- Tổng nhu cầu kinh phí và nguồn lực thực hiện chương trình, kế hoạch bao gồm danh mục dự án theo quy định của pháp luật (bao gồm mở mới, chuyển tiếp và dự kiến) hoặc đối tượng đầu tư khác, khả năng cân đối các nguồn lực để thực hiện;

- Tiến độ thực hiện phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực;

- Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội và tính toán hiệu quả đu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình, kế hoạch;

- Các giải pháp tổ chức thực hiện.

d) Báo cáo thm định phải đánh giá đầy đủ các nội dung quy định tại Điểm c Khoản này và được gửi cho địa phương chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3. Trình phê duyệt

a) Cơ quan được giao nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định để hoàn chỉnh chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp tỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Hồ sơ trình phê duyệt gồm các văn bản quy định tại Khoản 2 Điều này và báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định.

c) Thời hạn trình phê duyệt: Trước ngày 15 tháng 8 năm cuối đối với chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ; trước ngày 15 tháng 8 hàng năm đối với kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ.

Điều 6. Đánh giá, điều chỉnh chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

1. Chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phải được đánh giá định kỳ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Thời hạn đánh giá chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia là 3 năm và đánh giá giữa kỳ đối với chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp tỉnh.

2. Chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ được điều chỉnh trong trường hợp có sự thay đổi về:

a) Các chỉ tiêu chính của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, địa phương;

b) Các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường;

c) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

d) Chiến lược quốc phòng, an ninh;

đ) Nguồn lực.

3. Cơ quan lập chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ có trách nhiệm tổ chức đánh giá, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG, DỰ TOÁN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ

Điều 7. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Lập dự án, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

a) Trình tự, thủ tục lập dự án, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật n sau chiến tranh sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan;

b) Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn, điều tra, khảo sát theo quy định tại Điều 17 Nghị định 18/2019/NĐ-CP. Đơn vị tư vấn, điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ có nhiệm vụ:

- Lập phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát dự án, nhiệm vụ rà phá bom mìn vật nổ theo Tiêu chuẩn TCVN 10299-4:2014 và quy định tại Điều 8 Thông tư này trình Bộ Quốc phòng thẩm định và chủ đầu tư phê duyệt;

- Điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ;

- Lập dự án, nhiệm vụ rà phá bom mìn vật nổ và phương án kỹ thuật thi công, dự toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Xây dựng, đề xuất quy trình quản chất lượng nội bộ của dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

2. Đối với hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ trong dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ suất vốn đầu tư, định mức dự toán do Bộ Quốc phòng ban hành và đơn giá theo quy định lập phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

3. Trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng

a) Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chủ trì thẩm định, trình Bộ Quốc phòng phê duyệt:

- Chủ trương đầu tư các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư.

- Dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ thuộc Nhóm I, II quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư này thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

b) Bộ Quốc phòng ủy quyền cơ quan, đơn vị trực thuộc thẩm định, phê duyệt theo quy định các dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ thuộc Nhóm III quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

4. Trình tự, thủ tục lập dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện theo quy định của pháp luật và đề nghị của chủ đầu tư.

5. Đơn giá điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tính theo một đơn vị diện tích (suất vốn đầu tư)

a) Định kỳ Bộ Quốc phòng công bố suất vốn đầu tư để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng xác định chi phí phục vụ việc lập dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

b) Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng phương án suất vốn đầu tư điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ báo cáo Bộ Quốc phòng công bố;

c) Chủ đầu tư căn cứ vào suất vốn đầu tư do Bộ Quốc phòng công bố hoặc chi phí điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ của các dự án, hạng mục, nhiệm vụ tương tự để xác định tổng mức đầu tư cho phù hợp.

Điều 8. Phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là tài liệu thiết kế bản vẽ thi công thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật của dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ, trang thiết bị thi công, vật liệu sử dụng, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình quản lý chất lượng được áp dụng để tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn, vật nổ.

2. Nội dung phương án kỹ thuật thi công điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ gồm:

a) Thực trạng khu vực, diện tích, mức độ ô nhiễm bom mìn vật nổ và các tài liệu liên quan đến việc xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ;

b) Sơ đồ bố trí khu vực thi công;

c) Bản đồ (tỷ lệ 1/500 đến 1/5.000) xác định khu vực ô nhiễm sau khi khảo sát kỹ thuật;

d) Các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ thể hiện giải pháp kỹ thuật của các công việc đòi hỏi có thiết kế đặc biệt (hố đào sâu, chống tạm, thiết bị cần chế tạo thêm, trạm nổi, nhà tạm);

đ) Thuyết minh phương án kỹ thuật thi công, tiêu chuẩn, quy trình áp dụng, lực lượng, trang bị thi công, phương án thu gom, tiêu hủy, phương án bảo đảm hậu cần, an toàn, đánh giá tác động môi trường theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

e) Đối với phương án kỹ thuật dự án, hạng mục, nhiệm vụ rà phá bom mìn phải có kết quả điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ kèm theo.

3. Dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

a) Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

- Chi phí vật liệu;

- Chi phí nhân công thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 18/2019/NĐ-CP và các quy định hiện hành;

- Chi phí máy, thiết bị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thực hiện theo định mức dự toán do Bộ Quốc phòng ban hành và đơn giá theo quy định hiện hành;

- Chi phí chung và chi phí khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định hiện hành;

- Các khoản thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác thực hiện theo quy định của pháp luật.

b) Sử dụng vốn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước, vốn của nhà đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

- Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy, thiết bị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được tính theo thỏa thuận. Khuyến khích áp dụng định mức do Bộ Quốc phòng ban hành;

- Các khoản thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Thẩm định và phê duyệt phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Hồ sơ thẩm định bao gồm:

a) Tờ trình phê duyệt phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ và công văn đề nghị thẩm định theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thuyết minh dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Các văn bản liên quan khác.

2. Trách nhiệm thẩm định

a) Bộ Tư lệnh Công binh thẩm định phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ đối với các dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 18/2019/NĐ-CP và các dự án, hạng mục, nhiệm vụ thuộc Nhóm I, II, III quy định tại Điều 3 Thông tư này;

b) Bộ Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, Bộ đội Biên phòng, Thủ đô Hà Nội thẩm định phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ các dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ Nhóm III quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này đối với các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thuộc quyền;

c) VNMAC thẩm định phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ các dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 18/2019/NĐ-CP.

3. Nội dung thẩm định

a) Sự phù hợp của phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ so với mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, hạng mục, nhiệm vụ;

b) Sự phù hợp của các giải pháp về kỹ thuật, trang thiết bị, nhân lực so với mức độ ô nhiễm bom mìn vật nổ và điều kiện thi công, khối lượng thi công;

c) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật;

d) Sự tuân thủ các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

đ) Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá; xác định giá trị dự toán.

4. Thời hạn thẩm định

Thời hạn thẩm định phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp như sau:

a) Không quá 30 (ba mươi) ngày đối với dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thuộc Nhóm I quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này;

b) Không quá 20 (hai mươi) ngày đối với dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thuộc Nhóm II quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này;

c) Không quá 10 (mười) ngày đi với dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thuộc Nhóm III quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

5. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư căn cứ kết quả thẩm định phương án kỹ thuật thi công, dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ của cơ quan thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều này, phê duyệt phương án kỹ thuật thi công, dự toán dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

Chương III

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, TIÊU HỦY BOM MÌN VẬT NỔ

Điều 10. Tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, tư vấn, giám sát, rà phá bom mìn vật nổ phải có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam và được cấp chứng chỉ năng lực theo quy định, Các tổ chức hoạt động tư vấn, giám sát không được đồng thời thực hiện rà phá bom mìn trong cùng một dự án, hạng mục, nhiệm vụ.

2. Cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú, làm việc tại Việt Nam đảm nhiệm các công việc trực tiếp tiếp xúc với bom mìn, đạn dược và các loại vật liệu nổ khác phải được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ (quy định này không áp dụng đối với cá nhân trong các đơn vị chuyên trách khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh).

Điều 11. Thẩm quyền giao nhiệm vụ và trình tự điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền sau khi được chủ đầu tư lựa chọn là đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ để được giao nhiệm vụ. Thẩm quyền giao nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được quy định như sau:

a) Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ các dự án, hạng mục, nhiệm vụ thuộc Nhóm I, II quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư này và giao nhiệm vụ cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ các dự án, hạng mục, nhiệm vụ thuộc Nhóm III quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này;

b) Bộ Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Công binh giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền thực hiện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ các dự án, hạng mục, nhiệm vụ thuộc Nhóm III quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Thẩm quyền giao nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ của các tổ chức, đơn vị khác thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.

3. Trình tự điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

a) Lập kế hoạch thi công trình cấp có thm quyền phê duyệt;

b) Thông báo bằng văn bản đến chính quyền và cơ quan quân sự địa phương cấp huyện trở lên về hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

c) Tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá, thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ theo đúng kế hoạch, phương án và các quy đnh của pháp luật;

d) Sau khi hoàn thành điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ, tổ chức, đơn vị phải báo cáo chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-3:2014 và quản lý khu vực đã điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ để đưa vào sử dụng. Hồ sơ về kết quả điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được lưu trữ cùng hồ sơ dự án theo quy định;

đ) Kết thúc dự án và định kỳ các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

Điều 12. Quy trình thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn, vật nổ thu được trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan

1. Bom mìn, vật nổ phát hiện trong quá trình điều tra, khảo sát, rà phá là các loại có mức độ nguy hiểm cao, phải được quản lý chặt chẽ và tiêu hủy trong quá trình thực hiện.

2. Quy trình thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ phải tuân thủ quy định tại Điều 2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2012/BQP ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Trách nhiệm của tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

a) Tổ chức tiêu hủy tại chỗ các loại bom mìn vật nổ có mức độ nguy hiểm cao theo đúng chủng loại và quy trình được phê duyệt; việc tiêu hy phải thông báo, hiệp đồng với cơ quan quân sự địa phương cấp huyện nơi thực hiện dự án;

b) Thu gom các loại bom mìn vật nổ khác về vị trí cất giữ bảo quản tạm thời tại hiện trường;

c) Thống kê số lượng, chủng loại và lập kế hoạch thu gom, vận chuyển, tiêu hủy trình Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phê duyệt;

d) Tổ chức tiêu hủy, lập biên bản tiêu hủy bom mìn, vật nổ theo kế hoạch được phê duyệt;

đ) Lập báo cáo tiêu hủy gửi chủ đầu tư và cơ quan quân sự địa phương.

4. Trách nhiệm của cơ quan quân sự địa phương

a) Ban chỉ huy quân sự huyện và tương đương có trách nhiệm tiếp nhận thông tin của tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại địa phương về việc tiêu hủy ngay bom mìn vật nổ có mức độ nguy hiểm cao tại hiện trường và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện;

b) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ thu được trong quá trình điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ của các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

- Định kỳ kiểm tra số lượng, chủng loại, điều kiện cất giữ bảo quản tại hiện trường của các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

c) Trường hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có đủ năng lực và chủ đầu tư có yêu cầu thì có thể trực tiếp thu gom, vận chuyển và tiêu hủy các loại bom mìn vật nổ do tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bàn giao tại hiện trường.

Điều 13. Kinh phí thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh

Kinh phí thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ thu được trong quá trình điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được sử dụng nguồn kinh phí của dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật n đã được phê duyệt.

Chương IV

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN

Mục 1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Điều 14. Nội dung quản lý chất lượng

1. Quản lý chất lượng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn là hoạt động tuân thủ các quy trình, quy phạm pháp luật đã ban hành và hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Nội dung quản lý chất lượng

a) Lựa chọn nhà thầu, lựa chọn quy trình;

b) Điều tra, khảo sát;

c) Lập và thẩm định phương án kỹ thuật thi công;

d) Kiểm tra điều kiện thi công;

đ) Theo dõi và giám sát;

e) Xử lý khắc phục;

g) Kiểm tra và nghiệm thu;

h) Đánh giá và cải tiến.

Điều 15. Trách nhiệm quản lý chất lượng

1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý chất lượng (sau đây gọi tắt là QLCL) và thực hiện QLCL các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

2. Các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống QLCL nội bộ, đảm bảo chất lượng và bảo hành các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ; chịu trách nhiệm tuân thủ việc kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư thực hiện các quy định về quản lý hành chính, kiểm tra hoạt động đối với các đơn vị, tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại địa phương; tổ chức giám sát quá trình thu gom, vận chuyển, tiêu hủy và xác nhận số lượng, chủng loại bom mìn vật nổ trước khi tiêu hủy.

4. VNMAC thực hiện việc QLCL của các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng nguồn vốn nước ngoài, tài trợ quốc tế và các chương trình, dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

Điều 16. Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình trong quản lý chất lượng

1. Chủ đầu tư và các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tuân thủ các theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2012/BQP ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải áp dụng quy trình QLCL do Bộ Quốc phòng ban hành.

3. Cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng thực hiện công tác QLCL theo các nội dung sau:

a) Công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng;

b) Công tác điều tra, xử lý các sự cố, các vi phạm trong khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ;

c) Công tác kiểm định trang thiết bị điều tra, khảo sát, rà phá, xử lý bom mìn vật nổ;

d) Công tác thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ phát hiện trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

Mục 2. QUẢN LÝ AN TOÀN

Điều 17. Nội dung quản lý an toàn trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Quản lý an toàn là hoạt động của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nhằm phòng, tránh hoặc ngăn ngừa mọi tình huống dẫn đến mất an toàn đối với con người, trang bị và công trình trong quá trình điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

2. Chủ đầu tư và các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tuân thủ các nội dung về an toàn được quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau đây:

a) Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT về vận chuyển, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương;

b) Quy chuẩn QCVN 0T2012/BQP về rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

c) Quy chuẩn QCVN 02:2016/BQP về hủy đốt thuốc phóng đạn dược ban hành kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BQP ngày 05/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 18. Trách nhiệm trong quản lý an toàn điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Chủ đầu tư, tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

a) Thiết lập các biện pháp an toàn và phương án ứng phó sự cố cho nhân viên và người tham gia, thiết bị, phương tiện thi công phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-5:2014 Phần 5: Công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ ban hành kèm theo Quyết định số 441/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thông tin công khai tại khu vực thi công để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn;

b) Tổ chức hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện các quy định về an toàn lao động cho nhân viên và những người liên quan;

c) Bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho nhân viên và những người liên quan khi hoạt động trên hiện trường;

d) Bố trí cán bộ, nhân viên làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, Người làm công tác chuyên trách về an toàn lao động phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức, hướng dẫn và lập danh sách đoàn kiểm tra, khách tham quan và những người ra vào khu vực thi công;

e) Tổ chức kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn, tai nạn bom mìn vật nổ phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới tiếp tục thi công.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ và các cơ quan chức năng có liên quan

a) Có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của chủ đu tư và các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo phân cấp quản lý;

b) Thực hiện việc thanh tra, điều tra, xử lý khi xảy ra sự cố bom mìn vật nổ theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-9:2014 Phần 9: Điều tra sự cố bom mìn, vật nổ ban hành kèm theo Quyết định số 441/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Mục 3. QUẢN LÝ THÔNG TIN

Điều 19. Quản lý và khai thác, sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

1. Quản lý thông tin là việc thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ và sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an toàn của nhân dân.

2. Ngưi sử dụng thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là các cơ quan Nhà nước, các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế có nhu cầu sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động quản lý và thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.

Điều 20. Trách nhiệm quản lý thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

1. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có trách nhiệm thu thập, cung cấp các loại thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 18/2019/NĐ-CP cho chính quyền địa phương nơi hoạt động, VNMAC theo định kỳ và khi được yêu cầu.

2. Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh hoặc cơ quan khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp tỉnh là đu mối thu thập, lưu trữ và cung cấp dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ trên địa bàn có trách nhiệm:

a) Thiết lập và thông báo địa chỉ để tiếp nhận thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ trên địa bàn;

b) Kiểm tra, xác minh thông tin;

c) Thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin trên địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ tại địa phương;

d) Cung cấp các thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ trên địa bàn cho các đối tượng sử dụng theo yêu cầu của chính quyền địa phương và cấp có thẩm quyền theo quy đnh tại Thông tư này và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

3. VNMAC có trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có nhiệm vụ:

a) Xây dựng, lưu trữ, xử lý, tích hợp các nguồn dữ liệu về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ; tổng hợp và cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh; thông tin về các tổ chức, đơn vị được cấp chứng chỉ năng lực cho người sử dụng thông tin theo quy định;

b) Thực hiện quản trị, bảo đảm các điều kiện cho việc thu thập, lưu trữ thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ trên phạm vi toàn quốc được thông suốt, hiệu quả, chất lượng;

c) Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các biện pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp để quản lý, sao lưu, bảo mật thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ;

d) Hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp các phần mềm, công cụ và đào tạo nhân lực cho các cơ quan quân sự địa phương, các đơn vị, các tổ chức hành động bom mìn vật nổ trong việc thu thập, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu bom mìn;

đ) Tổng hợp dữ liệu, lập báo cáo quốc gia về tình hình khắc phục hậu quả bom mìn vật n sau chiến tranh hàng năm.

4. Tổng Giám đốc VNMAC quy định phạm vi, nội dung, tính chất dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được phép cung cấp và truy cập cho người sử dụng thông tin.

Điều 21. Cơ sở dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

1. Cơ sở dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu bom mìn) là hệ thống các thông tin về khắc phục hậu quả bom mìn quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 18/2019/NĐ-CP được số hóa bằng tiếng Việt và tiếng Anh, được xây dựng thống nhất, sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc.

2. Cơ sở dữ liệu bom mìn được tích hợp, cập nhật từ các nguồn dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ của các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn trong nước và quốc tế.

3. Cơ sở dữ liệu bom mìn được quản trị bằng phần mềm chuyên dụng có khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin và phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế về khắc phục hậu quả bom mìn và được phân cấp quyền truy cập, quản lý đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người sử dụng thông tin.

4. Cơ sở dữ liệu bom mìn là nguồn cung cấp chính thức các thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.

5. VNMAC thực hiện quản trị cơ sở dữ liệu bom mìn như sau:

a) Cấp, thu hồi tài khoản quản trị, tài khoản truy cập;

b) Xác định phạm vi, mức độ, thời gian cho phép truy cập.

6. Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu bom mìn được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Chế độ báo cáo thông tin, dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

1. Các tổ chức, đơn vị khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ gửi báo cáo về cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh nơi thực hiện hoạt động, Bộ Tư lệnh Công binh và VNMAC trước ngày 15 tháng cuối quý bằng văn bản và thư điện tử theo mẫu quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-10:2014 Phần 10: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 441/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh gửi báo cáo thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ về VNMAC, Bộ Tư lệnh quân khu và Bộ Tư lệnh Công binh trước ngày 25/6 và 25/12 hằng năm như sau:

a) Kết quả thực hiện các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại địa phương theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông tin về các tai nạn, sự cố do bom mìn vật nổ gây ra theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thông tin về sự cố sót bom mìn, vật nổ sau rà phá bom mìn theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thông tin về khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn, vật nổ theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Thông tin về khu vực khẳng định ô nhiễm theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 23. Phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

1. Phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

a) Thông qua các hội nghị, hội thảo về khắc phục hậu quả bom mìn trong nước và nước ngoài;

b) Báo cáo, thông cáo báo chí của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

c) Thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và trang thông tin điện tử VNMAC;

d) Thông qua các ấn phẩm, xuất bản phẩm;

đ) Các phương thức hoạt động thông tin khác theo quy định của pháp luật,

2. Các tổ chức, đơn vị khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam có quyền được cung cấp thông tin, được kết nối, sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia khi thực hiện đúng chế độ cập nhật, báo cáo, chia sẻ thông tin theo quy định.

Điều 24. Sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

1. Thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng rộng rãi trừ các tài liệu thuộc Điểm c Khoản 2 Điều 31 Nghị định 18/2019/NĐ-CP, tài liệu thuộc danh mục thông tin hạn chế sử dụng và các tài liệu mật theo quy định của pháp luật.

2. Người sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phải có Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu; trường hợp sử dụng để phục vụ công tác thì phải có giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác.

3. Những hành vi nghiêm cấm trong sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

a) Chiếm đoạt, làm hư hỏng, làm mất hoặc phá hủy trái phép;

b) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của thông tin;

c) Mua bán, chuyển giao trái phép thông tin;

d) Sử dụng thông tin vào mục đích xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chương V

ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ

Điều 25. Yêu cầu trình độ chuyên môn trong hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

a) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định về khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự;

b) Có trình độ kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tương đương kỹ thuật viên cấp 2 theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Được đào tạo chương trình đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài và được cấp chứng ch;

d) Có kinh nghiệm hoạt động trực tiếp ít nhất 02 năm trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

2. Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

a) Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được xếp thành 04 cấp, bao gồm: Kỹ thuật viên cấp 1, Kỹ thuật viên cấp 2, Kỹ thuật viên cấp 3, Kỹ thuật viên cấp 4;

b) Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; có trình độ kỹ thuật chuyên môn phù hợp với từng cấp kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và đã được đào tạo, huấn luyện, cp chứng chỉ chuyên ngành điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật n.

3. Giám sát viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

a) Đã được đào tạo chương trình đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài và được cấp chứng chỉ;

b) Có chứng chỉ quản lý chất lượng về điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

c) Có kinh nghiệm hoạt động trực tiếp ít nhất 01 năm trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

Điều 26. Nội dung đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Nội dung đào tạo, huấn luyện đối với đội trưởng và giám sát viên

a) Quy định của pháp luật trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

b) Yêu cầu và kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật n;

c) Nhận diện nguy cơ, yếu t nguy hiểm, đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

d) Ứng phó sự cố bom mìn vật nổ và hỗ trợ y tế;

đ) Trang thiết bị, dụng cụ và trang bị bảo hộ chuyên ngành;

e) Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của các loại bom, mìn, đạn dược và vật liệu nổ;

g) Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, định mức trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

h) Quản lý chất lượng, quản lý an toàn và quản lý thông tin trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

2. Nội dung đào tạo, huấn luyện đối với kỹ thuật viên

a) Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

b) Nhận diện nguy cơ, yếu t nguy hiểm, đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

c) Ứng phó sự cố bom mìn vật nổ và hỗ trợ y tế;

d) Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của trang thiết bị, dụng cụ, yêu cầu an toàn và phương pháp sử dụng trong điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

đ) Sử dụng, bảo quản trang bị bảo hộ chuyên ngành;

e) Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động và yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với bom mìn, đạn dược, vật liệu nổ;

g) Quy trình điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ và thực hành tiêu hủy bom đạn.

3. Nội dung huấn luyện đối với người trực tiếp tiếp xúc, sử dụng, vận chuyển, bảo quản thuốc nổ thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

4. Các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tổ chức huấn luyện bổ sung cho các đối tượng trước khi điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

Điều 27. Hình thức, chương trình đào tạo, huấn luyện

1. Hình thức đào tạo, huấn luyện

a) Đào tạo cơ bản

- Là hình thức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho những người bắt đầu tham gia hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ, những người chưa có chứng chỉ đào tạo phù hợp hoặc chứng chỉ đào tạo đã quá thời hạn;

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức được cấp có thẩm quyền cho phép mới được áp dụng hình thức đào tạo cơ bản và phải tổ chức đào tạo tập trung;

- Thời gian đào tạo tối thiểu 03 tháng.

b) Tập huấn chuyên môn

Là hình thức huấn luyện định kỳ hoặc đột xuất nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng về quản lý, công nghệ, kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

c) Huấn luyện bổ sung

- Là hình thức huấn luyện do các tổ chức, đơn vị thi công điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thực hiện nhằm ôn tập, bổ sung kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ;

- Các tổ chức, đơn vị điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tổ chức huấn luyện bổ sung cho lực lượng trực tiếp tham gia trước khi triển khai dự án.

2. Chương trình đào tạo, huấn luyện

a) Các cơ sở được phép đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo căn cứ đối tượng, nội dung, cấp độ đào tạo huấn luyện để xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện trình Bộ Tư lệnh Công binh phê duyệt để thống nhất quản lý chương trình đào tạo, huấn luyện đội trưởng, tư vấn giám sát, kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

b) Các tổ chức, đơn vị điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ căn cứ năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên, trang thiết bị và tình hình thực tế tại các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ đ xây dựng chương trình huấn luyện bổ sung cho phù hợp;

c) VNMAC, các tổ chức khắc phục bom mìn trong nước và quốc tế tiến hành xây dựng kế hoạch, chương trình tập huấn nâng cao năng lực, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, giới thiệu công nghệ, trang thiết bị mới cho các đối tượng theo định kỳ. Thời gian tối thiểu cho 01 (một) đợt tập huấn là 40 giờ học tập.

3. Kinh phí, học phí đào tạo

a) Nguồn kinh phí đào tạo đội trưởng, kỹ thuật viên, giám sát viên thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan;

b) Học phí đào tạo đội trưởng, kỹ thuật viên, giám sát viên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi học phí từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;

c) Chi phí cho các lớp tập huấn chuyên môn sử dụng từ nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tài trợ viện trợ đã được phê duyệt;

d) Chi phí cho việc huấn luyện bổ sung do các tổ chức, đơn vị điều tra khảo sát, rà phá bom mìn tự đảm bảo.

Điều 28. Cấp chứng chỉ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

1. Phân loại chứng chỉ

a) Chứng chỉ năng lực của tổ chức là chứng chỉ được cấp cho tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật, an toàn theo quy định của pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để thực hiện tư vấn, giám sát và điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

b) Chứng chỉ năng lực của cá nhân là chứng chỉ được cấp cho cá nhân đã hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện về chuyên ngành điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ. Bao gồm chứng chỉ đội trưởng, kỹ thuật viên, chứng chỉ giám sát và các chứng chỉ huấn luyện chuyên môn.

2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ

a) Bộ Quốc phòng cấp chứng chỉ năng lực cho các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bộ Tư lệnh Công binh đào tạo, cấp chứng chỉ đội trưởng, kỹ thuật viên, giám sát viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ cho công dân Việt Nam;

c) VNMAC đào tạo, cấp chứng chỉ đội trưởng, kỹ thuật viên, giám sát viên và chứng chỉ chuyên môn điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; đào tạo, cấp chứng chỉ cấp độ 4 cho kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ đối với công dân Việt Nam; đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý chất lượng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

3. Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ

a) Bộ Tư lệnh Công binh chủ trì, phối hợp với Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm tra, đánh giá năng lực, báo cáo Bộ Quốc phòng cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo trình tự thủ tục quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-10299-2: Thẩm định và công nhận tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;

b) VNMAC chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra, đánh giá năng lực, báo cáo Bộ Tư lệnh Công binh trình Bộ Quốc phòng cấp chứng chỉ năng lực cho các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ở Việt Nam theo tiêu chuẩn hành động mìn quốc tế IMAS.

4. Mẫu chứng chỉ đội trưởng, giám sát viên và kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo Mẫu số 02, 03, 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu chứng chỉ chuyên môn do các cơ sở đào tạo, huấn luyện trong nước cấp theo mẫu quy định của cơ sở đào tạo. Chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ chuyên môn bằng tiếng nước ngoài do các tổ chức quốc tế cấp khi sử dụng phải kèm theo bản dịch có chứng thực.

Điều 29. Thời hạn hiệu lực và cấp lại chứng chỉ

1. Thời hạn hiệu lực

a) Chứng chỉ năng lực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ của các tổ chức có hiệu lực trong thời hạn 03 (ba) năm;

b) Chứng chỉ đội trưởng, giám sát viên và kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ có thời hạn 05 năm.

2. Cấp lại chứng chỉ

a) Chứng chỉ năng lực được cấp lại khi hết thời hạn hiệu lực và thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 28 Thông tư này;

b) Chứng chỉ đào tạo được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót hoặc hư hỏng nhưng còn thời hạn theo quy định.

Điều 30. Đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng chỉ năng lực

1. Tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng chỉ năng lực, vi phạm pháp luật và các quy định tại Thông tư này sẽ bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn 06 tháng.

2. Tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bị thu hồi chứng ch năng lực trong các trường hợp sau:

a) Thực hiện sai mục đích, chức năng, nhiệm vụ;

b) Không tuân thủ các yêu cầu, quy đnh có liên quan đến lĩnh vực điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

c) Vi phạm 03 lần về công tác an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-5:2014, thực hiện chế độ báo cáo quản lý thông tin và các quy định của Thông tư này;

e) Không chấp hành kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng;

d) Đã bị đình chỉ hoạt động 02 lần.

3. Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực quyết định đình chỉ, thu hồi chứng chỉ năng lực của các tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Chương VI

HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI

Điều 31. Đề xuất, xây dựng chương trình, dự án, nhiệm vụ và hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn

1. Đề xuất hợp tác quốc tế, xây dựng chương trình, dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ là nội dung thuộc chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn của cấp tỉnh và cấp quốc gia.

2. Quy trình đề xuất, xây dựng và phê duyệt chương trình, dự án, nhiệm vụ hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ bằng nguồn vốn nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các văn bản pháp luật liên quan.

3. Các chương trình, dự án, nhiệm vụ điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sử dụng vốn nước ngoài phải được VNMAC thẩm định về chủ trương, mục tiêu, quy mô đầu tư, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật áp dụng, các vấn đề về an ninh quốc phòng, an toàn và môi trường trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 32. Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, định mức trong khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

1. Các tổ chức nước ngoài được phép hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ ở Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn khắc phục bom mìn quốc tế (sau đây gọi tắt là tiêu chuẩn IMAS) hoặc các tiêu chuẩn trong khắc phục hậu quả bom mìn của Việt Nam.

2. Các quy trình điều tra, khảo sát, rà phá, tiêu hủy bom mìn vật nổ và áp dụng công nghệ mới phải được VNMAC hoặc cơ quan thẩm định độc lập công nhận phù hợp vi tiêu chuẩn IMAS, quy định của pháp luật và quy chuẩn Việt Nam về an toàn và quản lý chất lượng.

3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, định mức được lựa chọn phải được thể hiện rõ trong các biên bản ghi nhớ và các văn bản thỏa thuận giữa nhà tài trợ, cơ quan tiếp nhận tài trợ và đơn vị thực hiện.

Điều 33. Công nhận, cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ đào tạo

1. Hoạt động của các tổ chc, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2. Quy trình, nội dung thẩm định, công nhận và cấp chứng chỉ năng lực cho các cá nhân, tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam thực hiện theo tiêu chuẩn IMAS.

3. Chứng chỉ đào tạo đội trưởng, giám sát viên, kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ của cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài có chức năng cấp phù hợp tiêu chuẩn IMAS, còn hiệu lực thì được công nhận hoạt động tại Việt Nam.

Điều 34. Quản lý hoạt động, quản lý chất lượng, quản lý thông tin

1. VNMAC là cơ quan điều phối, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ ở Việt Nam.

2. Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo văn kiện chương trình, dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt theo sự điều phối của VNMAC và sự quản lý của các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức nước ngoài thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, quy trình quản lý chất lượng theo văn kiện chương trình, dự án được phê duyệt. Các chỉ tiêu chất lượng phải phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN-01/2012/BQP ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12/11/2012 của Bộ Quốc phòng. VNMAC và các bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và chất lượng các chương trình, dự án, nhiệm vụ do các tổ chức nước ngoài thực hiện.

4. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ trong phạm vi hoạt động theo quy định tại Điều 22 Thông tư này và được quyền kết nối, sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn từ cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia theo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Thanh tra, kiểm tra quản lý, hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

1. Cơ quan thanh tra quốc phòng các cấp thực hiện việc thanh tra chuyên ngành đối với các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Bộ Tư lệnh Công binh thực hiện kiểm tra đối với các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng nguồn vốn trong nước trừ các dự án, hạng mục, nhiệm vụ thuộc Khoản 3 Điều này.

3. VNMAC thực hiện việc kiểm tra đối với các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng nguồn vốn nước ngoài, tài trợ quốc tế và các chương trình, dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 11 tháng 02 năm 2020 và thay thế Thông tư số 146/2007/TT-BQP ngày 11 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Thủ tưng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom mìn, vật nổ.

2. Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án kỹ thuật thi công, dự toán trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện theo phương án kỹ thuật thi công, dự toán đã phê duyệt.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 37. Trách nhiệm thi hành

Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lãnh đạo Bộ Quốc phòng,
- Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tư lệnh Công binh;
- Cục Tác chiến/BTTM;
- VNMAC;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng;

- Lưu: VT, PC, BĐ; TrH206.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Phan Văn Giang

PHỤ LỤC I

MẪU CHƯƠNG TRÌNH , KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ
(Ban hành kèm theo Thông tư s 195/2019/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

STT

KÝ HIỆU

TÊN MẪU

01

Mẫu số 01

Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

02

Mu số 02

Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

03

Mẫu số 03

Công văn thông báo kết quả thẩm định

Mẫu số 01: Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

CHƯƠNG TRÌNH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ
(Giai đoạn ...)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Đặc điểm tình hình

Khái quát, phân tích, đánh giá thực hạng ô nhiễm bom mìn vật nổ hiện tại; ảnh hưởng của bom mìn vật nổ đến việc phát triển kinh tế xã hội; thực trạng, nguồn lực và khả năng khắc phục hậu quả bom mìn vật n.

2. Kết quả khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh giai đoạn trưc.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

III. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian thực hiện

2. Phạm vi hoạt động chương trình

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH

V. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Chỉ tiêu thực hiện chương trình

- Chỉ tiêu giảm thiểu tai nạn và rủi ro;

- Chỉ tiêu giảm thiểu diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều, tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

- Chỉ tiêu diện tích đất đai được sử dụng sau điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

- Chỉ tiêu giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn;

- Chỉ tiêu hỗ trợ nạn nhân bom mìn;

- Chỉ tiêu giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và an sinh xã hội trong khu vực ô nhiễm bom mìn;

- Chỉ tiêu nguồn lực, chỉ tiêu huy động nguồn lực so với nhu cầu;

- Các chỉ tiêu đánh giá khác.

2. Giải pháp thực hiện chương trình

- Giải pháp chính sách và cơ chế;

- Giải pháp nguồn vốn;

- Giải pháp nhân lực.

VI. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

VII. QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Quản lý, điều hành

2. Phân công tổ chức thực hiện

VIII. CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

1. Xác định các ưu tiên

2. Các dự án thuộc chương trình

2.1. Dự án điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ

2.2. Các dự án rà phá bom mìn

2.3. Các dự án giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; tuyên truyền về thực trạng, hiểm họa bom mìn

2.4. Các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn

2.5. Các dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại các vùng ô nhiễm, hỗ trợ nạn nhân tái hoà nhập cộng đồng lồng ghép với các chương trình tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ.

2.6. Các dự án khác phục vụ chương trình


Mẫu số 02: Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ

KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT N
(Năm ...)

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch

2. Chỉ tiêu kế hoạch

STT

Danh mục nhiệm vụ

Cơ quan quản

quan thực hiện

quan phối hợp

Nội dung đầu tư và kế hoạch thực hin

Tiến độ

Nhu cầu vn

Cơ cu ngun vn

Vn trong nước

Vốn ngoài nước

Năm 20...

Năm 20...

Năm 20...

Năm 20...

NSTW

NSĐP

Khác

NSTW

NSĐP

Khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

3. Tiến độ thực hiện

4. Kế hoạch huy động vốn

5. Giải pháp thực hiện

6. Trách nhiệm của các cơ quan


Mẫu số 03: Công văn thông báo kết quả thẩm định

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………….
V/v thông báo kết quả thẩm định chương trình, kế hoạch...

Hà Nội, ngày tháng năm ……

Kính gửi: UBND Tỉnh, thành phố …………………………………

Bộ Quốc phòng đã nhận Công văn số ... ngày ... của ... đề nghị thẩm định Chương trình (Kế hoạch) của (Tên Bộ, ngành, địa phương).

Căn cứ Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 của Chính phủ;

Căn cứ (khác có liên quan) …………………………………………………………………….

Sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến và kết quả thẩm tra của các cơ quan, t chức có liên quan, Bộ Quốc phòng thông báo kết quả thẩm định Chương trình (kế hoạch) của tỉnh, thành phố như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG V CHƯƠNG TRÌNH (K HOẠCH)

II. HỒ SƠ THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH (K HOẠCH)

1. Văn bản pháp lý

(Liệt kê các văn bản pháp lý trong hồ sơ trình)

2. Hồ sơ, tài liệu dự án liên quan

III. NỘI DUNG HỒ SƠ CHƯƠNG TRÌNH (K HOẠCH) TRÌNH THM ĐỊNH

Ghi tóm tắt về nội dung cơ bản của hồ sơ Chương trình (Kế hoạch) đề nghị thẩm định được gửi kèm theo Công văn đề nghị thẩm định Chương trình (Kế hoạch) của UBND tỉnh

IV. TNG HỢP Ý KIẾN CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp theo chức năng nhiệm vụ.

V. KẾT QUẢ THM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH (KẾ HOẠCH)

1. Về nội dung chính của Chương trình (kế hoạch)

a) Mục tiêu, định hướng;

b) Nội dung, giải pháp, biện pháp, lộ trình, nguồn lực thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

c) Xác định nội dung khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và địa phương.

2. Về sự phù hp của chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và của cấp tỉnh; chương trình, kế hoạch có liên quan đã được phê duyệt;

b) Chương trình (kế hoạch) khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia;

c) Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khác có liên quan;

d) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và thực trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

VI. KT LUẬN

1. Chương trình (kế hoạch) đủ điều kiện (chưa đủ điều kiện) để phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo.

2. Kiến nghị

Trên đây là thông báo của Bộ Quốc phòng về kết quả thẩm định Chương trình (kế hoạch) của ……….. Đ nghị cơ quan, đơn vị nghiên cứu thực hiện theo quy định./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- …;
- Lưu..

BỘ TRƯỞNG

PHỤ LỤC II

MẪU PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG, DỰ TOÁN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 195/2019/TT BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

STT

KÝ HIỆU

TÊN MẪU

01

Mẫu số 01

Đ nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán

02

Mẫu số 02

Phương án kỹ thuật thi công

03

Mẫu số 03

Thuyết minh dự toán rà phá bom mìn, vật nổ

Mẫu số 01: Đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán

(TÊN CHỦ ĐẦU TƯ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/……
V/v đề nghị thẩm định ….

………., ngày ... tháng ... năm …...

Kính gửi: …………………………………..

- Căn cứ Thông tư số 195/2019/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Quc phòng quy định chi tiết một s điều và biện pháp thi hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Căn cứ Quyết định số ngày ...tháng ...năm .... của ………. về việc phê duyệt dự án (hạng mục, nhiệm vụ) …………………………..;

- Căn cứ Phương án kỹ thuật thi công và dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ dự án, hạng mục, nhiệm vụ (tên dự án) do (tên đơn vị) lập;

(Tên chủ đầu tư) đề nghị (tên cơ quan thẩm định) thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ dự án, hạng mục, nhiệm vụ (tên dự án) tại (địa điểm xây dựng dự án).

Tổng diện tích điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ……..ha, trong đó:

- Trên cạn: ……………………………….ha;

- Dưới nước: …………….ha.

Giá trị dự toán đề nghị thẩm định: ………………

(Bằng chữ: ……………)

Chủ đầu tư: (Tên chủ đầu tư dự án)

Đại diện Chủ đầu tư (nếu có): (Tên đại diện Chủ đầu tư)

Nguồn vốn:

Nơi nhận:

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 02: Phương án kỹ thuật thi công

(TÊN CHỦ ĐẦU TƯ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/……

Địa danh, ngày ... tháng ... năm …...

PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

Dự án: (Tên dự án)

Địa điểm: (Nơi triển khai dự án)

Hạng mục: Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

- Căn cứ Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh;

- Căn cứ Thông tư số 195/2019/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Căn cứ Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Ban hành QCVN QCVN:2012/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ;

- Căn cứ Quyết định số 441/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2014 của Bộ khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia về khắc phục bom mìn còn sót lại sau chiến tranh;

- Các căn cứ khác;

(Tên đơn vị) đã lập phương án kỹ thuật thi công điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ dự án (tên dự án) tại địa điểm (nơi triển khai dự án), như sau:

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU

1. Nhiệm vụ

………………………………………………………………………………………………………

a. Địa điểm

………………………………………………………………………………………………………

b. Phạm vi, độ sâu RPBM:

………………………………………………………………………………………………………

2. Yêu cầu

………………………………………………………………………………………………………

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm chung

………………………………………………………………………………………………………

2. Tình hình bom mìn, vật nổ

………………………………………………………………………………………………………

3. Tình hình địa hình, địa chất, thủy văn

………………………………………………………………………………………………………

4. Tình hình dân cư trong khu vực rà phá bom mìn vật nổ

………………………………………………………………………………………………………

III. DIỆN TÍCH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RPBM

1. Diện tích, khối lượng

………………………………………………………………………………………………………

2. Bảng thống kê khối lượng

IV. PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG

Phần 1: Thi công RPBM trên cạn

………………………………………………………………………………………………………

Phần 2: Thi công RPBM dưới nước

………………………………………………………………………………………………………

Phần 3: Thi công RPBM dưới biển

………………………………………………………………………………………………………

V. KẾ HOẠCH THI CÔNG

1. Tổ chức biên chế

………………………………………………………………………………………………………

2. Trang thiết bị

………………………………………………………………………………………………………

3. Tiến độ

………………………………………………………………………………………………………

VI. K HOẠCH TIÊU HỦY BMVN THU ĐƯỢC

VII. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm lực lượng, chỉ huy và thông tin liên lạc

………………………………………………………………………………………………………

2. Bảo đảm vật chất, trang thiết bị

………………………………………………………………………………………………………

3. Bảo đảm y tế

………………………………………………………………………………………………………

4. Bảo đảm chất lượng

………………………………………………………………………………………………………

5. Những vấn đề khác

………………………………………………………………………………………………………

VIII. KIẾN NGHỊ

………………………………………………………………………………………………………

ĐƠN VỊ LẬP PHƯƠNG ÁN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 03: Thuyết minh dự toán rà phá bom mìn, vật nổ

(TÊN CHỦ ĐẦU TƯ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/……

………., ngày ... tháng ... năm …...

THUYẾT MINH DỰ TOÁN

Dự án: ………………

Địa điểm: …………..

Hạng mục: Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

Phần 1: Căn cứ pháp lý xây dựng dự toán

………………………………………………………………………………………………………

Phần 2: Cơ sở xác định giá trị dự toán

1. Khối lưng thi công

………………………………………………………………………………………………………

2. Định mức, đơn giá

………………………………………………………………………………………………………

3. Các chi phí theo tỷ lệ

………………………………………………………………………………………………………

Phần 3: Giá tr d toán

Tổng giá trị dự toán: ………………………………………………………………………………

(Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………)

(Có bảng tổng hợp và phân tích dự toán chi tiết kèm theo)

(Tên đơn vị lập) đề nghị (tên cơ quan thẩm định, phê duyệt) thẩm định, phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán làm cơ sở để đơn vị triển khai các bước tiếp theo.

ĐƠN VỊ LP DỰ TOÁN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)

BẢNG TNG HỢP DỰ TOÁN

Dự án: …………………….

Địa điểm: ………………..

Hạng mục: Điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ

(Kèm theo phương án khảo sát rà phá bom mìn vật nổ s ngày thángnăm của ……)

TT

Hạng mục

Ký hiệu

Cách tính

Thành tiền (đồng)

I

Chi phí trực tiếp

1

Chi phí vật liệu

VL

Tổng chi phí VL

2

Chi phí nhân công

NC

Tổng chi phí nhân công

3

Chi phí máy

M

Tổng chi phí máy

4

Cộng chi phí trực tiếp

T

VL+NC+M

II

Chi phí chung

C

Tỷ lệ quy định *T

Cộng giá trị ĐT, KS

z

T+C

III

Chi phí khác

K

K1+K5

1

Chi phí lập phương án, báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.

K1

Tỷ lệ quy định *Z

2

Chi phí lán trại

K2

Tỷ lệ quy định *Z

3

Chi phí thẩm định

K3

Tỷ lệ quy định *Z

4

Chi phí vận chuyển và tiêu hủy bom mìn vật nổ

K4

Tỷ lệ quy định *Z

5

Chi phí dự phòng

K5

Tỷ lệ quy định *Z

……

Chi phí khác (nếu có)

Cộng giá trị dự toán

H

Z+K

Làm tròn

Bng chữ: ……………………………………………………

Ghi chú: Dự toán chi phí điều tra, khảo sát bom mìn vật n, chi phí chung, chi phí lập phương án, báo cáo kết quả khảo sát, chi phí lán trại theo Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.

ĐƠN VỊ LP DỰ TOÁN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN

Dự án: ……………………….

Địa điểm: ………………….

Hạng mục: Rà phá bom mìn vật nổ

(Kèm theo phương án kỹ thuật thi công số.... ngày.... tháng... năm... của …)

I. ĐI VỚI DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VN DO NHÀ NƯỚC ĐẦU

1. Công tác rà phá bom mìn, vật nổ là một dự án độc lập

TT

Hạng mục

Ký hiệu

Cách tính

Thành tiền (đồng)

I

Chi phí trực tiếp

1

Chi phí vật liệu

VL

Tổng chi phí VL

2

Chi phí nhân công

NC

Tổng chi phí nhân công

3

Chi phí máy

M

Tổng chi phí máy

4

Cộng chi phí trực tiếp

T

VL+NC+M

II

Chi phí chung

C

Tỷ lệ quy định * T

Cộng giá trị RPBMVN

Z

T+C

III

Chi phí khác

K

K2+...K11

1

Chi phí lán trại

K2

Tỷ lệ quy định * Z

2

Chi phí thẩm định

K3

Tỷ lệ quy đnh * Z

3

Chi phí kim tra, giám định chất lượng rà phá BMVN

K4

Tỷ lệ quy định * Z

4

Chi phí giám sát thi công

K5

Tỷ lệ quy định * Z

5

Chi phí vận chuyển và tiêu hủy bom mìn vật nổ

K6

Tỷ lệ quy định * Z

6

Chi phí lập dự án đầu tư

K7

Tỷ lệ quy định * Z

7

Chi phí kiểm toán

K8

Tỷ lệ quy định * Z

8

Chi phí thẩm tra, phê duyệt QT

K9

Tỷ lệ quy định * Z

9

Chi phí Ban QL dự án

K10

Tỷ lệ quy định * Z

10

Chi phí dự phòng

K11

Theo qui định

Chi phí khác (nếu có)

Cộng giá trị dự toán

H

Z+K

Làm tròn

Bằng chữ: ……………………………………………

ĐƠN VỊ LP DỰ TOÁN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)

2. Công tác rà phá bom mìn, vật nổ là một hạng mục của dự án

TT

Hạng mục

Ký hiệu

Cách tính

Thành tiền (đồng)

I

Chi phí trực tiếp

1

Chi phí vật liệu

VL

Tổng chi phí VL

2

Chi phí nhân công

NC

Tổng chi phí nhân công

3

Chi phí máy

M

Tổng chi phí máy

4

Cộng chi phí trực tiếp

T

VL+NC+M

II

Chi phí chung

C

Tỷ lệ quy định * T

Cộng giá trị RPBMVN

Z

T+C

III

Chi phí khác

K

K1+...K6

1

Chi phí khảo sát, lập phương án KTTC và dự toán

K1

Tỷ lệ quy định * Z

2

Chi phí lán trại

K2

Tỷ lệ quy định * Z

3

Chi phí thẩm định

K3

Tỷ lệ quy định * Z

4

Chi phí kiểm tra, giám định chất lượng rà phá BMVN

K4

Tỷ lệ quy định * Z

5

Chi phí giám sát thi công (nếu có)

K5

Tỷ lệ quy định * Z

6

Chi phí vận chuyển và tiêu hủy bom mìn vật nổ

K6

Tỷ lệ quy định * Z

…..

Chi phí dự phòng

Tỷ lệ quy định * Z

…..

Chi phí khác (nếu có)

Cộng giá trị dự toán

H

Z+K

Làm tròn

Bng chữ: …………………………………………….

ĐƠN VỊ LP DỰ TOÁN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)

II. ĐI VỚI DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC

TT

Hạng mục

Ký hiệu

Cách tính

Thành tiền (đồng)

I

Chi phí trực tiếp

1

Chi phí vật liệu

VL

Tổng chi phí VL

2

Chi phí nhân công

NC

Tổng chi phí nhân công

3

Chi phí máy

M

Tng chi phí máy

4

Cộng chi phí trực tiếp

T

VL+NC+M

II

Chi phí chung

C

Tỷ lệ quy định * T

III

Thu nhập chịu thuế tính trước

TL

Tỷ lệ quy định *’(T+C)

Cộng giá trị RPBMVN

Z

T+C+TL

IV

Chi phí khác

K

K1+...K6

1

Chi phí khảo sát, lập phương án KTTC và dự toán

K1

Tỷ lệ quy định * Z

2

Chi phí lán trại

K2

Tỷ lệ quy định * Z

3

Chi phí thẩm định

K3

Tỷ lệ quy định * Z

4

Chi phí kiểm tra, giám định chất lượng rà phá BMVN

K4

Tỷ lệ quy định * Z

5

Chi phí giám sát thi công

K5

Tỷ lệ quy định * Z

6

Chi phí vận chuyển và tiêu hủy bom mìn vật nổ

K6

Tỷ lệ quy định * Z

Chi phí dự phòng

Tỷ lệ quy định * Z

Chi phí khác nếu có

Cộng

Q

Z+K

V

Thuế giá trị gia tăng

VAT

Tỷ lệ quy định*(Q-(K3+K4))

Cộng giá trị dự toán sau thuế

H

H+VAT

Làm tròn

Bng chữ: ……………………………………………………..

ĐƠN VỊ LP DỰ TOÁN
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)

CÁCH TÍNH CÁC CHI PHÍ

1. Chi phí vật liệu, nhân công máy: Theo quy định hiện hành

2. Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp theo Thông tư hướng dẫn xác định quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.

3. Các chi phí khác

a) Đối với hạng mục điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ

- K1: Theo thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- K2: Bằng 1% x giá trị xây dựng (theo Thông tư hướng dẫn xác định quản lý chi phí đầu tư xây dựng ca Bộ Xây dựng);

- K3: Khi giá trị xây dựng của dự toán dưới 1 tỷ đồng tính bằng 0,5% giá trị xây dựng, khi giá trị xây dựng của dự toán từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng tính bằng 0,3% giá trị xây dựng, khi giá trị xây dựng của dự toán từ 5 tỷ đồng trở lên tính bằng 0,2% giá trị xây dựng (theo định mức Bộ Quốc phòng ban hành);

- K4: Tạm tính, số lượng dưới 1000 kg tính 5% nhân với giá trị xây dựng; số lượng trên 1000 kg tính 3% nhân với giá xây dựng (theo định mức Bộ Quốc phòng ban hành);

- K5: Theo Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

b) Đối với hạng mục rà phá bom mìn vật nổ

- K1: Theo định mức Bộ Quốc phòng ban hành;

- K2: Bằng 1% x giá trị xây dựng (theo Thông tư hướng dẫn xác định quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng);

- K3: Khi giá trị xây dựng của dự toán dưới 1 tỷ đồng tính bằng 0,5% giá trị xây dựng, khi giá trị xây dựng của dự toán từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng tính bằng 0,3% giá trị xây dựng, khi giá trị xây dựng của dự toán từ 5 tỷ đồng trở lên tính bằng 0,2% giá trị xây dựng (theo định mức Bộ Quốc phòng ban hành);

- K4: Theo định mức Bộ Quốc phòng ban hành;

- K5: Theo Quyết định công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

- K6: Tạm tính, số lượng dưới 1000 kg tính bằng 3% x giá trị xây dựng; số lượng trên 1000 kg tính bằng 3% x giá trị xây dựng (theo định mức Bộ Quốc phòng ban hành);

- K7: Theo Quyết định công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

- K8, K9: Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- K10: Theo Quyết định công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

- K11: Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

* Lưu ý: Khi tính các chi phí khác có quy mô chi phí nằm trong khoảng quy mô chi phí tại các bảng trên thì định mức chi phí được tính theo công thức:

Trong đó:

- Nt: Định mức chi phí theo quy mô chi phí xây dựng cần tính: Tỷ lệ %;

- Gt: Quy mô chi phí xây dựng cần tính định mức chi phí: Giá trị;

- Ga: Quy mô chi phí xây dựng cận dưới quy mô chi phí cần tính: Giá trị;

- Gb: Quy mô chi phí xây dựng cận trên quy mô chi phí cần tính: Giá trị;

- Na: Định mức chi phí tương ứng với Ga: Tỷ lệ %;

- Nb: Định mức chi phí tương ứng với Gb: Tỷ lệ %;

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 195/2019/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

STT

KÝ HIỆU

TÊN MẪU

01

Mẫu số 01

Kết quả thực hiện các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra khảo sát, khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ trên địa bàn hoạt động

02

Mẫu số 02

Thông tin về các tai nạn, sự cố do BMVN sau chiến tranh gây ra

03

Mẫu số 03

Mu báo cáo sự cố sót bom mìn vật nổ sau RPBM

04

Mẫu số 04

Mu báo cáo thông tin về khu vực ô nhiễm bom mìn, vật nổ

05

Mẫu số 05

Báo cáo khu vực khẳng định ô nhiễm

Mẫu số 01: Kết quả thực hiện các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điền tra khảo sát, khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ trên địa bàn hoạt động

(TÊN ĐƠN VỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/……

………., ngày ... tháng ... năm …...

BÁO CÁO

THÔNG TIN VỀ KT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT N

Kính gửi: ……………………………………………..

I. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN ĐT, KS, RPBM

101

Tên cơ quan, đơn vị RPBM

………………………………………

102

Địa chỉ

………………………………………

103

Thông tin về chứng chỉ năng lực

………………………………………

………………………………………

104

Điện thoại, Fax

………………………………………

105

Email

………………………………………

106

Chỉ huy trưng công trường

H và tên: …………………………..

Chức v: …………………………..

Đin thoại: …………………………..

Email: …………………………..

II. THÔNG TIN V CHỦ ĐẦU TƯ

201

Tên chủ đầu tư

…………………………..

202

Địa chỉ

…………………………..

203

Điện thoại, Fax

…………………………..

204

Email

…………………………..

205

Họ và tên người đại diện

…………………………..

206

Điện thoại, email người đại diện

…………………………..

III. THÔNG TIN VỀ CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐT, KS, RPBM

301

Tên công trình, dự án RPBM

…………………………..

302

Quyết định phê duyệt phương án kỹ thuật thi công - dự toán

S: …………………………..

Ngày ký: …………………………..

Người ký: …………………………..

303

Nguồn vốn

Vốn ngân sách Nhà nước

Nước ngoài

□ Địa phương

Nguồn vốn khác

304

Tổng kinh phí theo dự toán được thẩm đnh và phê duyệt

………………………….. (triệu đồng)

305

Tổng giá trị quyết toán được duyệt

………………………….. (triệu đồng)

306

Phương thức thực hiện RPBM

Do Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ

Ký kết hợp đồng RPBM với chủ đầu tư

Chỉ định thầu hoặc giao thầu

307

Tên cơ quan, đơn vị thực hiện điều tra, khảo sát và lập phương án thi công

…………………………..

…………………………..

IV. KT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VT N

401

Địa điểm triển khai dự án

Tỉnh/Huyện/Xã (phường, thị trấn)/Mã khu vực (nếu nhiều khu vực trong cùng một xã)

…………./…………/……………./……………..

402

Thời gian triển khai RPBM (ngày/tháng/năm)

Bắt đầu: …………../……………./……………….

Kết thúc: ……………/……………/……………….

403

Tng thời gian RPBM
(theo số ngày làm việc)

………………………….(ngày)

404

Số lượng, chủng loại máy dò mìn đã sử dụng

Stt

Tên máy dò

Số lượng (cái)

1

2

3

405

Số lượng, chủng loại máy dò bom đã sử dụng

Stt

Tên máy dò

Số lượng (cái)

1

2

3

....

…..

…..

406

Số đội RPBM

Trên cn: …………………i)

Dưới nước: ……………….i)

407

Tổng diện tích đã RPBM

Trên cn: ………………(ha)

Dưới nước: ……………..(ha)

408

Loại khu vực RPBM

Khu vực là bãi mìn

Khu vực không phải là bãi mìn

Khu vực đặc biệt (kho bom đạn, quanh căn cứ đồn bốt cũ, khu vực có nhiều bãi mìn chồng lấn)

409

Tọa độ GPS của trọng tâm và các điểm góc của khu vực RPBM:

Kinh độ WGS84 (E)

Vĩ độ WGS84 (N)

(Yêu cầu các bn vẽ hoàn công đã thể hiện rõ các tọa độ của khu vực RPBM phải được gửi kèm theo bản báo cáo này)

Stt

Vị trí

E

N

1

Tọa độ trọng tâm

2

Điểm thứ 1

3

Điểm th 2

4

Điểm thứ 3

5

Điểm thứ 4

6

Điểm thứ 5

....

410

Loại đất được RPBM

□ Đất thổ cư

Đất nông nghiệp

Đất vườn

Đất trồng cây lâu năm

□ Đất mặt nước

Đất lâm nghiệp

Đất xây dựng

Đất giao thông

□ Đất thủy li

Đất chưa sử dụng

Đất khác …………………………………

411

Địa hình thực hiện RPBM

Trên cạn Đồng bằng Khu dân cư

□ Dưới nước □ Trung du Làng mạc

□ Ven biển Rừng núi □ Đô thị

412

Biện pháp dọn mặt bằng

Thủ công

Thủ công kết hợp với đốt bằng xăng dầu

Thủ công kết hợp với thuốc n

Khác: ……………………………..

413

Liệt kê diện tích, độ sâu đò tìm và tổng số bom mìn, vật nổ thu hồi được.

Độ sâu dò tìm

Diện tích (ha)

Tổng số tín hiệu đã xử lý

Tng số bom mìn, vật nổ thu được

Từ 0 cm đến 7 cm

Từ 0 cm đến 30 cm

Từ 0,3 m đến 3 m

Từ 0,3 m đến 5 m

Từ 3 m đến 5 m

Lớn hơn 5 m

414

Các loại bom mìn, vật nổ đã tìm thấy? Đề nghị liệt kê các loại bom mìn vật nổ

Các loại mnh kim loại

Bom phá

□ Bom bi

Các loại đạn, pháo, cối

Lựu đạn

Mìn bộ binh

Mìn chống tăng

□ Các loi vt nổ khác, ghi c thể: …………….

Không biết

415

Phương pháp xử lý bom mìn vật nổ thu hồi được

□ Hủy nổ

□ Hủy đốt

Hủy chôn

Thu hồi làm mô hình học cụ, trưng bày

□ Khác: ……………………………….

416

Thời gian, địa điểm hủy bom đạn

Địa điểm hủy: ………………………….

Tên người chỉ huy đơn v hủy: ………………….

Đin thoi: …………………………….

Thời gian hủy: Từ ngày ……… đến ngày ……….

417

Mục đích sử dụng đất sau khi rà phá

Phục vụ xây dựng công trình, dự án đầu tư

Làm sạch môi trường

Không biết

418

Cơ quan kiểm tra, giám sát chất lượng thi công RPBM

Cơ quan Bộ Quốc phòng

Bộ Tư lệnh Công binh

Bộ Tư lệnh Quân khu

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành ph

Chủ đầu tư

Nội bộ đơn vị, tổ chức RPBM

419

Nhận xét chung

………………………………………….

………………………………………….

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 02: Thông tin về các tai nạn, sự cố do BMVN sau chiến tranh gây ra

(TÊN ĐƠN VỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/……

………., ngày ... tháng ... năm …...

BÁO CÁO

TAI NẠN, SỰ C BOM MÌN VẬT N SAU CHIN TRANH

Kính gửi: ………………………………………

I. THÔNG TIN CHUNG

101

Mã tai nạn, sự cố (mã tai nạn có thể là thứ tự các tai nạn trong xã do người điều tra tự đánh)

Mã tai nạn sự cố/Mã xã/Mã huyện/Mã tỉnh

……………/……………/………./…………

102

Điểm xảy ra tai nạn thuộc khu vực nghi ngờ ô nhiễm (BMA)

(mã BMA Trung tâm cơ sở dữ liệu cấp từ cơ sở dữ liệu)

Tỉnh, thành phố: ………………………..

Huyn, th xã: ……………………………

Xã, phường: …………………………….

Thôn, xóm, tổ: …………………………..

Mã BMA: ………………………………….

103

Ngày điều tra tai nạn, sự cố (ngày/tháng/năm)

…………………./……………/………………….

104

Thông tin về cơ quan, đơn vị, tổ chức báo cáo thông tin

Tên cơ quan, đơn v: ……………………………..

Đa chỉ: ……………………………………………..

Đin thoi: …………………………………………

Fax: …………………………………………………

Email: ……………………………………………….

105

Thông tin về người báo cáo thông tin hoặc người đại diện liên lạc của cơ quan, tổ chức trong mục 104

H và tên: ……………………………………………

Chức v: …………………………………………….

Đin thoi: …………………………………………..

Email: ………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………

II. THÔNG TIN VỀ TAI NẠN, SỰ CỐ

201

Thi gian xảy ra tai nạn, sự cố (ngày/tháng/năm)

……………../…………………/………………….

202

Địa đanh xảy tai nạn, sự cố

Tỉnh, thành phố: ………………………………….

Huyn, thxã: …………………………………….

Xã, phường: ………………………………………

Thôn, xóm, tổ: …………………………………….

203

Tọa độ vị trí xảy tai nạn, sự cố (WGS84)

Kinh đ (E): ………………………………………..

Vĩ đ (N): …………………………………………..

204

Mô tả khu vực xảy ra tai nạn, sự cố

……………………………………………………….

………………………………………………………..

205

Kiểu khu vực xảy ra tai nạn, sự cố (có thể chọn một hoặc nhiều lựa chọn)

Khu vực thành thị

Khu vực nông thôn

□ Rừng cây, trồng cây lâm nghiệp

Khu trồng cây nông nghiệp

Nuôi trồng hải sản hoặc đánh bắt thủy sản

Trong khu dân cư

Trong khu cơ quan, nhà máy, xí nghiệp

Khu hành chính Nhà nước

Khu vực đất hoang

□ Khác …………………………………………

206

Kiểu hoạt động xảy ra tai nạn, sự cố

Điều tra bom mìn vật nổ

Khảo sát bom mìn vật nổ

Rà phá bom mìn, vật nổ

Xây dựng công trình (nhà, đường giao thông...)

Tìm kiếm phế liệu

□ Trồng cây lâm nghiệp

Sản xuất nông nghiệp

Sinh hoạt

□ Khác ………………………………………………

207

Loại bom mìn, vật nổ gây tai nạn

Bom phá

Mìn bộ binh

Bom bi

Mìn chống tăng

□ Các loại đạn, pháo, cối

Lựu đạn

□ Đạn M79

Các loi vt nổ khác, ghi c thể: ……………

Không biết ……………………………………..

208

Khu vực có đánh dấu

Đã có biển báo khu vực nguy hiểm chuẩn

Đã có biển báo khu vực nguy hiểm tự chế

Đánh dấu khác

Không đánh dấu

□ Không biết

209

Ảnh hưng của tai nạn, sự cố

Đến công trình công cộng

Con người

Trang thiết bị máy móc, công cụ lao động

Động vật, vật nuôi

Không biết

210

Số lượng nạn nhân

Số lưng: …………………………….

211

Danh sách nạn nhân

(ghi rõ họ tên tất cả nạn nhân và tiến hành điều tra thông tin các nạn nhân )

…………………………………………………..

…………………………………………………..

…………………………………………………..

Chú thích: Mỗi vụ tai nạn, sự c có thể liên quan đến nhiều nạn nhân. Mỗi nạn nhân có một báo cáo thông tin riêng, trong đó bao gồm mã vụ tai nạn, sự cố. Tất c những báo cáo thông tin nạn nhân cùng vụ tai nạn phải đính kèm nhau và kèm với thông tin vụ tai nạn để dễ dàng nhập dữ liệu, u trữ và xử lý thông tin.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 03: Mẫu báo cáo sự cố sót bom mìn vật nổ sau rà phá bom mìn

(TÊN ĐƠN VỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/……

………., ngày ... tháng ... năm …...

BÁO CÁO

THÔNG TIN V SỰ CỐ SÓT BOM MÌN VẬT N SAU RPBM

Kính gửi: ……………………………………………..

I. THÔNG TIN V CƠ QUAN, ĐƠN VỊ BÁO CÁO

101

Tên cơ quan, đơn vị

……………………………………………………

102

Địa chỉ

……………………………………………………

103

Điện thoại, Fax

……………………………………………………

104

Email

……………………………………………………

105

Thông tin về người ch huy của cơ quan đơn vị hoặc cá nhân báo cáo

H và tên: ………………………………………….

Chức v: ……………………………………………

Đin thoi: ………………………………………….

Email: ……………………………………………….

II. THÔNG TIN VỀ SỰ C

201

Mã khu vực ô nhiễm

(mã khu vực ô nhiễm là thứ tự các khu vực ô nhiễm do người báo cáo xác định)

Mã BMA/Mã xã/Mã huyện/Mã tỉnh

………………../……………/………………./…………

202

Địa điểm khu vực ô nhiễm

(mã BMA Trung tâm cơ sở dữ liệu cấp từ cơ sở dữ liệu)

Tỉnh, thành phố: ………………………………………

Huyn, th xã: …………………………………………

Xã, phường: ………………………………………….

Thôn, xóm, tổ: ………………………………………..

BMA: ………………………………………………

203

Tọa độ điểm còn sót bom mìn, vật nổ (WGS84)

Kinh đ (E): ………………………………………….

Vĩ độ (N): …………………………………………….

204

Đất đai khu vực đó có đang được sử dụng đúng mục đích sau RPBM

□ Có

□ Không

205

Loại đất

Đất thổ cư

Đất nông nghiệp

Đất vườn

Đất trồng cây lâu năm

Đất mặt nước

Đất lâm nghiệp

Đất xây dựng

□ Đất giao thông

Đất thủy lợi

□ Đất chưa sử dụng

Đất khác

206

Tên bom mìn, vật nổ

Tên bom mìn, vật nổ

Không biết

207

Đã từng xảy ra tai nạn trong khu vực này

□ Có

□ Không

□ Không biết

208

Độ sâu ô nhiễm

Ngay trên bề mặt

Từ 0m đến 1 m

Độ sâu hơn 1 m

Không biết

209

Loại khu vực ô nhiễm trước đây

Khu vực quân sự

Khu vực chiến sự trưc đây

Khu vực bãi mìn

Chưa xác định

210

Mức độ ưu tiên cần RPBM

Cao (bảo đảm an toàn và phát triển kinh tế đất nước)

Trung bình (bảo đảm an toàn và phát triển kinh tế địa phương)

□ Thấp

211

Nhận xét khác

…………………………………………………….

…………………………………………………….

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 04: Mẫu báo cáo thông tin về khu vực ô nhiễm bom mìn, vật nổ

(TÊN ĐƠN VỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/……

………., ngày ... tháng ... năm …...

BÁO CÁO

THÔNG TIN VỀ KHU VỰC NGHI NGỜ Ô NHIỄM BOM MÌN VẬT N

Kính gửi: …………………………………………

I. THÔNG TIN V CƠ QUAN, ĐƠN VỊ BÁO CÁO

101

Tên cơ quan, đơn vị

……………………………………………………

102

Địa chỉ

……………………………………………………

103

Điện thoại, Fax

……………………………………………………

104

Email

……………………………………………………

105

Thông tin về người ch huy của cơ quan đơn vị hoặc cá nhân báo cáo

H và tên: ………………………………………….

Chức v: ……………………………………………

Đin thoi: ………………………………………….

Email: ……………………………………………….

II. THÔNG TIN VỀ KHU VỰC Ô NHIỄM

201

Mã khu vực ô nhiễm

(mã khu vực ô nhiễm là thứ tự các khu vực ô nhiễm do người báo cáo xác định)

Mã BMA/Mã xã/Mã huyện/Mã tỉnh

………………../……………/………………./…………

202

Địa điểm khu vực ô nhiễm

(mã BMA Trung tâm cơ sở dữ liệu cấp từ cơ sở dữ liệu)

Tỉnh, thành phố: ………………………………………

Huyn, th xã: …………………………………………

Xã, phường: ………………………………………….

Thôn, xóm, tổ: ………………………………………..

BMA: ………………………………………………

203

Tọa độ khu vực BMA (WGS84)

Kinh đ (E): ………………………………………….

Vĩ độ (N): …………………………………………….

204

Diện tích ước tính của khu vực ô nhiễm

Diện tích (m2): …………………………………….

Chiều dài (m): ……….; Chiều rộng (m)…………..

205

Đất đai khu vực đó có đang được sử dụng

□ Có

□ Không

206

Loại đất khu vực ô nhiễm

Đất thổ cư

Đất nông nghiệp

Đất n

Đất trồng cây lâu năm

Đất mặt c

Đất lâm nghiệp

Đất xây dựng

Đất giao thông

Đất thủy lợi

Đất chưa sử dụng

Đất khác …………………………………….

207

Chủng loại bom mìn, vật nổ khu vực ô nhiễm

Các loại mảnh kim loại

Bom phá

Bom bi

Các loại đạn, pháo, cối

Lựu đạn

Mìn bộ binh

Mìn chống tăng

Các loại vật nổ khác, ghi cụ thể:

……………………………………………….

Không biết

208

Đã từng xảy ra tai nạn trong khu vực này

□ Có

□ Không

Không biết

209

Độ sâu ô nhiễm

Ngay trên bề mặt

Từ 0 m đến 1 m

Độ sâu hơn 1 m

Không biết

210

Loại khu vực ô nhiễm

Khu vực quân sự

Khu vực chiến sự trưc đây

Khu vực bãi mìn

Chưa xác định

211

Mức độ ưu tiên cần RPBM

□ Cao (bảo đảm an toàn và phát triển kinh tế đất nước)

Trung bình (bảo đảm an toàn và phát triển kinh tế địa phương)

Thấp

212

Nhận xét khác về khu vực ô nhiễm (mô tả chung)

 ……………………………………………………..

 ……………………………………………………..

 ……………………………………………………..

Ghi chú: Nếu cung cp được bản đồ khu vực ô nhiễm thì càng tốt và nếu trong khu vực có xảy ra tai nạn đ nghị gi kèm theo đây báo cáo tai nạn, sự c

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 05: Báo cáo khu vực khẳng định ô nhiễm

(TÊN ĐƠN VỊ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/……

………., ngày ... tháng ... năm …...

BÁO CÁO

KHU VỰC KHNG ĐỊNH Ô NHIỄM BOM MÌN VẬT N

1 .THÔNG TIN NHẬN DẠNG

1.1 Tên tổ chức, đơn vị

 ……………………………………………………..

1.2. Tên đội trưởng

 ……………………………………………………..

1.3. Tên đội

 ……………………………………………………..

1.4. Mã Khu vực khẳng định ô nhiễm (CHA):

 ……………………………………………………..

1.5. Tình trạng Khu vực khẳng định ô nhiễm

□ Chưa rà phá

□ Đang rà phá

□ Hoàn thành rà phá

□ Đã được giải phóng*

1.6. Mã nhiệm vụ

 ……………………………………………………..

1.7. Ngày bắt đầu

 ……………………………………………………..

1.8. Ngày kết thúc

 ……………………………………………………..

1.9. Tỉnh

 ……………………………………………………..

1.10. Huyện

 ……………………………………………………..

1.11.

 ……………………………………………………..

1.12. Thôn

 ……………………………………………………..

1.13. Ưu tiên Rà phá

□ Cao

□ Trung bình

□ Thấp

* Được áp dụng cho các khu vực khẳng định ô nhiễm bom mìn vật nổ xác định trong lần khảo sát đầu tiên, nhưng được giải phóng/hủy bỏ sau khi được khảo sát lại.

2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Mục đích sử dụng đất:

□ Nông nghiệp

□ Lâm nghiệp

□ Xây dựng hạ tầng

□ Khu dân cư

□ Khác

2.2. Nếu khác (ghi rõ):

2.3. Người hưởng lợi:

□ Cá nhân

□ Cộng đồng

3. BOM MÌN VẬT NỔ TÌM THY TRONG KHẢO SÁT KỸ THUẬT

3.1. Chủng loại

3.2. Số lượng

3.3. Tình trạng**

3.4. Mã Khu vực khẳng định ô nhiễm

3.5. Tổng BMVN tìm thấy trong CHA

3.6. Ghi chú

* * Chọn một trong các tình trạng sau: Đã hủy;                       Lưu kho

4. ĐỊA HÌNH

4.1. Loại thực vật

□ Cỏ

□ Bụi rậm

□ Không có thực vật

□ Tre trúc

□ Rừng cây

□ Khác

4.2. Độ phủ thực vật:

□ Dày

□ Mỏng                 □ Trọc

4.3. Phương tiện phát quang thảm thực vật

□ Thủ công

□ Máy cắt cỏ

□ Cơ giới

□ Kết hợp

4.4. Loại hình địa chất

□ A (Mềm)

C (Cứng)

□ B (Trung bình)

□ D (m ướt, Bùn ly)

4.5. Loại đất

□ Cát

□ Gan gà

□ Sét

□ Đá

□ Khác

□ Đỏ

□ Thịt

□ Sỏi

□ Đầm lầy

4.6. Loại hình khu vực

□ Đất hoang

□ Căn cứ QS cũ

□ Bờ sông

□ Đồng ruộng

□ Đô thị

□ Bên đường

□ Rừng

□ Khác

□ Ven biển

□ Đầm lầy

□ Khu dân cư

□ Đường lớn

□ Đồi núi

□ Trụ sở hành chính

□ Đường mòn

4.7. Loại xe tiếp cận được khu vực

□ Một cầu

□ Hai cầu

□ Mười sáu chỗ

4.8. Địa hình

□ Dốc

□ Hơi dốc

□ Bằng phẳng

5. CHU VI KHU VỰC KHNG ĐỊNH Ô NHIỄM

Số thứ tự

Điểm

Kinh độ

Vĩ độ

Mã Khu vực

1

Điểm đu

2

Điểm góc 1

3

Điểm góc 2

…..

Điểm cuối

5.1. Diện tích Khu vực (m2):

5.2. Có thể tiếp cận bao nhiêu % vùng bị ô nhiễm BMVN

□ 25%    □ 50%

□ 75%    □ 100%

5.3. Tháng không thể tiếp cận:

□ Tháng 1 □ Tháng 2 □ Tháng 3 □ Tháng 4

□ Tháng 5 □ Tháng 6 □ Tháng 7 □ Tháng 8

□ Tháng 9 □ Tháng 10 Tháng 11 □ Tháng 12

5.4. Nếu CHA có phần nào không tiếp cận được, ghi rõ lý do:

6. XÁC MINH VÀ KIM TRA CHẤT LƯỢNG

Tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn

Xác nhận của đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn

Tên ______________________

Tên ______________________

Ngày ______________________

Ngày ______________________

______________________

______________________

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng du)

PHỤ LỤC IV

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VIÊN ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 195/2019/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

STT

KỸ NĂNG

KTV CP 1

KTV CP 2

KTV CẤP 3

KTV CP 4

I

KIẾN THỨC CĂN BẢN

1.1

Khả năng nhận biết Bom mìn vật nổ

1.1.1

Chủng loại đạn dược lục qUân

x

x

x

x

1.1.2

Các chi tiết của đạn dược lục quân

x

x

x

1.1.3

Các chủng loại mìn

x

x

x

x

1.1.4

Các chi tiết cấu tạo mìn

x

x

x

1.1.5

Các chủng loại bom đạn chùm thường gặp

x

x

x

x

1.1.6

Chi tiết cấu tạo bom đạn chùm thường gặp

x

x

x

1.1.7

Các chủng loại bom

x

x

x

x

1.1.8

Chi tiết cấu tạo bom

x

x

1.1.9

Bom đạn có điều khiển - chủng loại

x

x

1.1.10

Bom đạn có điều khiển - chi tiết

x

x

1.1.11

Hiểu biết về nguyên lý hệ thống thiết bị nổ tự tạo (bẫy nổ) - chi tiết

x

x

1.1.12

Các chủng loại bom mìn dưới nước

x

x

1.1.13

Chi tiết một số loại mìn nước, ngư lôi

x

1.1.14

Một số chủng loại tên lửa nhiên liệu lỏng - nhận biết

x

x

1.1.15

Nguyên lý, cấu to chi tiết tên lửa nhiên liệu lỏng

x

1.1.16

Các chủng loại bom đạn hóa học - nhận biết

x

x

1.1.17

Nguyên lý, cấu to chi tiết bom đạn hoá học

x

1.1.18

Bom đạn sinh học - chủng loại

x

x

1.1.19

Bom đạn sinh học - chi tiết

x

1.2

Lý thuyết về chất nổ và cách xử lý an toàn cho vật liệu nổ

1.2.1

Tính chất và cách áp dụng thuốc nổ mạnh và thuốc nổ yếu

x

x

x

x

1.2.2

Những nguyên tắc thiết lập mạch nổ

x

x

x

x

1.2.3

Những nguyên tắc tính toán lượng nổ

x

x

x

x

1.2.4

Hiệu ứng nổ và các cách ứng dụng.

x

x

x

x

1.2.5

Các cách làm giảm thiểu hiệu ứng nổ.

x

x

x

x

1.2.6

Hiện tượng nổ lan của bom đạn

x

x

x

1.2.7

Thiết bị nổ tự tạo và thuốc n tự chế

x

x

1.3

Về các phương thức tiêu hủy

1.3.1

Các cách gây nổ có dùng kíp điện và kíp thường

x

x

x

x

1.3.2

Tiêu hủy bom mìn vật nổ bằng phương pháp đốt

x

x

x

x

1.3.3

Tiêu hủy bom mìn vật nổ bằng phương pháp hủy nổ

x

x

x

x

1.3.4

Tiêu hủy các vật nổ hỗn hợp với tổng trọng lượng nhỏ hơn 50kg

x

x

x

1.3.5

Tiêu hủy các vật nổ hỗn hợp với tổng trọng lượng lớn hơn 50kg

x

x

1.3.6

Tiêu hủy các thiết bị nổ tự tạo và chất nổ tự chế

x

1.3.7

Tiêu hủy BMVN dưới nước

x

1.3.8

Tiêu hủy thuốc phóng dạng lỏng

x

1.3.9

Tiêu hủy BMVN hoá học

x

1.3.10

Tiêu hủy BMVN sinh học

x

1.4

Về đảm bảo an toàn và ứng phó sự cố

1.4.1

Kiến thức về an toàn cá nhân và an toàn cho đồng đội

x

x

x

x

1.4.2

Kiến thức về an toàn thiết bị

x

x

x

x

1.4.3

Khoảng cách nổ an toàn

x

x

x

x

1.4.4

Các biện pháp bảo hộ - tuỳ theo chủng loại bom mìn vật nổ

x

x

x

x

1.4.5

Các biện pháp bảo hộ khi xử lý chất nổ tự điều chế

x

x

1.4.6

Các biện pháp bảo hộ khi xử lý thuốc phóng lỏng

x

1.4.7

Các biện pháp bảo hộ khi xử lý các nguy cơ vật liệu nổ hoá học

x

1.4.8

Các biện pháp bảo hộ khi xử lý các nguy cơ vật liệu n sinh học

x

1.5

Lưu trữ và vận chuyển chất nổ

1.5.1

Hiu biết về các điều khoản pháp lý về y tế, an toàn và chất nổ

x

x

x

x

1.5.2

Hiểu biết về các vấn đề môi trường

x

x

x

x

1.5.3

Hiểu biết về an toàn trong lĩnh vực chất nổ

x

x

x

x

1.5.4

Hiểu biết về khu vực lưu trữ chất nổ

x

x

x

x

1.5.5

Hiểu biết về vận chuyển trong lĩnh vực chất nổ

x

x

x

x

1.5.6

Hiểu biết về an ninh trong lĩnh vực chất nổ

x

x

x

x

1.5.7

Phân loại, lưu trữ và vận chuyển các chất nổ tự chế

x

1.5.8

Hiểu biết về lưu trữ và vận chuyển bom đạn có thuốc phóng lỏng

x

1.5.9

Hiểu biết về lưu trữ và vận chuyển chất nổ hoá học

x

1.5.10

Hiểu biết về lưu trữ và vận chuyển chất nổ sinh học

x

1.6

Kỹ năng thiết lập bãi tiêu hủy

1.6.1

Lựa chọn và phân bố khu vực bãi tiêu hủy

x

x

x

1.6.2

Cảnh giới, điều hành bãi tiêu hủy

x

x

x

1.6.3

Quản lý bãi tiêu hủy nhiều loại bom mìn vật nổ

x

x

1.6.4

Quản lý hoạt động trong khu vực bãi hủy

x

1.6.5

Quản lý tác động môi trường khi tiêu hủy bom đạn hóa/sinh học

x

1.7

Quản lý

1.7.1

Đảm bảo Chất lượng

x

x

x

x

1.7.2

Kiểm soát chất lượng

x

x

x

1.7.3

Quản lý hiện trường hoạt động

x

x

x

x

1.7.4

Điều tra sự cố/tai nạn

x

x

x

1.8

Yêu cu về y tế

1.8.1

Có kiến thức/kỹ năng sơ cứu

x

x

x

x

1.8.2

Tổ chức cấp cứu, chuyển thương

x

x

x

x

1.8.3

Yêu cầu y tế khi xử lý/tiếp xúc với thuốc phóng lỏng

x

x

1.8.4

Tiêu chuẩn y tế khi xử lý/tiếp xúc với vật liệu nổ hoá/sinh học

x

II

TRANG THIẾT BỊ

2.1

Chuẩn bị các thiết bị dò tìm hoặc tiêu hủy vật liệu nổ

2.1.1

Có khả năng phân tích kỹ và rõ ràng môi trường thực hiện nhiệm vụ

x

x

x

x

2.1.2

Có khả năng trình bày rõ ràng các cách kiểm tra, chạy thử cũng như chuẩn bị thiết bị một cách hiệu qu

x

x

x

x

2.1.3

Có khả năng trình bày về độ chính xác (sai số) cho phép của từng thiết bị

x

x

x

x

2.1.4

Có khả năng diễn giải đặc điểm cũng như nguy cơ có thể gặp phải đối với thiết bị đang dùng

x

x

x

x

2.1.5

Có khả năng giải thích những tiêu chuẩn vận hành cũng như các quy trình tổ chức

x

x

x

x

2.1.6

Có khả năng thể tiếp thu được những thông tin cần thiết để có thể vận hành một cách an toàn các thiết bị mới

x

x

x

x

2.1.7

Có khả năng vận hành thử một cách hiệu quả các thiết bị và báo cáo lại bất kỳ lỗi nào phát hiện được

x

x

x

x

2.1.8

Có thể chuẩn bị thiết bị một cách chính xác để sử dụng

x

x

x

x

2.2

Vận hành thiết bị tìm/tiêu hủy vật liệu nổ

2.2.1

Có khả năng giải thích khả năng, hạn chế cũng như khả năng của thiết bị đang sử dụng

x

x

x

x

2.2.2

Có khả năng giải thích cách vận hành chính xác của thiết bị

x

x

x

x

2.2.3

Có khả năng giải thích tầm quan họng của việc vận hành thiết bị đúng theo tiêu chuẩn, cũng như giải thích được những hậu quả của việc vận hành sai

x

x

x

x

2.2.4

Có khả năng giải thích lý do dẫn đến việc có thể đọc sai hướng dẫn sử dụng và kết quả đo đạc, cách để xử lý lỗi sai phạm

x

x

x

x

2.2.5

Có thể vận hành thiết bị một cách chính xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất

x

x

x

x

2.2.6

Có khả năng có thể đọc chính xác kết quả đo đạc

x

x

x

x

2.2.7

Có khả năng đặt nghi vấn khi có những lỗi hiển nhiên về độ chính xác cũng như tính ổn định của kết quả thu được

x

x

x

x

2.2.8

Có khả năng có thể điều chỉnh thiết bị đang dùng khi cần thiết

x

x

x

x

PHỤ LỤC V

MẪU CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư s 195/2019/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

STT

KÝ HIỆU

TÊN MẪU

01

Mẫu số 01

Chứng chỉ năng lực

02

Mẫu số 02

Chứng chỉ Đội trưởng

03

Mẫu số 03

Chứng chỉ giám sát viên

04

Mẫu số 04

Chứng chỉ chuyên môn

Mẫu số 01: Chứng chỉ năng lực

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./CCNL-BQP

Hà Nội, ngày tháng năm ……

CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC

Hoạt động Tư vn, Giám sát và Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về Quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

Căn cứ Thông tư số 195/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Quốc phòng về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

Xét đề nghị của ... tại Tờ trình số.... ngày tháng năm 20.... về việc cấp (đổi) Chứng ch năng lực tư vấn, giám sát và điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn,

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Cấp (đổi) Chứng chỉ năng lực Tư vấn, Giám sát và Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn cho ………. (tên đơn vị):

- Địa chỉ: ………………………………………

- Lực lượng: ………………………………….

- Tài khoản: …………………………………..

- Mã số thuế: …………………………………

- Phạm vi hoạt động: …………………………..

- Lĩnh vực hoạt động: Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn

- Chứng chỉ này có thi hạn 2 năm, kể từ ngày... tháng ... năm 20...

Nơi nhận:

- Đ/c B trưởng BQP;
- Đ/c Tổng Tham mưu trưởng - Thứ trưởng BQP;
- Binh chủng Công binh;
- Cục Tác chiến/BTTM;
-
VNMAC;
- Đ
ơn vị được cấp;
-
Lưu: VT, THBĐ; ...(08b).

BỘ TRƯỞNG


Mẫu số 02: Chứng chỉ Đội trưởng

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

(NAME OF INSTITUTION)


CERTIFICATE

Team leader of Survey and Clearance

This is to certify:

Date of birth:

Unit:

Place of birth:

ID No.:

Course completed:

Team Leader of Survey and Clearance

Grade:

Date of expiry:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
------------

Ảnh

(3cm x 4cm)

(TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO)

CHỨNG CHỈ

Đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

Cấp cho:

Ngày sinh:

Đơn vị:

Quê quán:

Chứng minh thư số:

Đã hoàn thành khoá đào tạo:

Đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

Xếp loại:

Có giá trị đến:

Địa danh, Ngày   tháng   năm 
Thủ trưng
(Ký đóng dấu)

Mẫu số 03: Chứng chỉ Giám sát viên

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

(NAME OF THE INSTITUTION)


CERTIFICATE

Supervisor of Survey and Clearance

This is to certify:

Date of birth:

Unit:

Place of birth:

ID No.:

Course completed:

Supervisor of Survey and Clearance

Grade:

Date of expiry:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
------------

Ảnh

(3cm x 4cm)

(TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO)

CHỨNG CHỈ

Giám sát viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

Cấp cho:

Ngày sinh:

Đơn vị:

Quê quán:

Chứng minh thư số:

Đã hoàn thành khoá đào tạo:

Giám sát viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

Xếp loại:

Có giá trị đến:

Địa danh, Ngày   tháng   năm 
Thủ trưng
(Ký đóng dấu)

Mẫu số 04: Chứng chỉ chuyên môn

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

(NAME OF INSTITUTION)


CERTIFICATE

Survey and Clearance Technical Staff

Level I (II, III, IV)

This is to certify:

Date of birth:

Unit:

Place of birth:

ID No.:

Course completed:

Survey and Clearance Technical Staff

Level I (II, III, IV)

Grade:

Date of expiry:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
-----------

Ảnh

(3cm x 4cm)

(TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO)

CHỨNG CHỈ

Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ

Cấp I (II, III, IV)

Cấp cho:

Ngày sinh:

Đơn vị:

Quê quán:

Chứng minh thư số:

Đã hoàn thành khoá đào tạo:

Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ cấp I (II, III, IV)

Xếp loại:

Có giá trị đến:

Địa danh, Ngày   tháng   năm  
Thủ trưng
(Ký đóng dấu)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 195/2019/TT-BQP ngày 27/12/2019 hướng dẫn Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


32.955

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.201.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!